Saturday, October 3, 2015

Fukushima: Điều thế giới chưa bao giờ được thấy

Dường như thông tin cập nhật về sự cố nhà máy hạt nhân Fukushima đã bị truyền thông chính thống trên thế giới quên lãng. Báo chí Việt Nam cũng không thấy nhắc đến chủ đề này, có lẽ là khi Việt Nam định xây dựng lò phản ứng hạt nhân cho nhà máy điện nguyên tử ở Ninh Thuận với vốn ODA và công nghệ Nhật Bản thì việc đưa tin đào sâu về thảm họa nhà máy điện nguyên tử Nhật Bản không phải là sự lựa chọn khôn ngoan. Tuy vậy, phát hiện mới đây về việc lõi năng lượng lò phản ứng số 2 của nhà máy điện nguyên tử Fukushima đã biến mất có thể là một thông tin quan trọng cho những người quan tâm tới điện hạt nhân. Robert Hunziker bình luận chi tiết về phát hiện này trong bài báo "Fukushima: the World’s Never Seen Anything Like This".

Fukushima: Điều thế giới chưa bao giờ được thấy

Hình minh họa: Sự cố ở nhà máy điện nguyên tử Fukushima
Nguồn: The Guardian
Lõi nhiên liệu lò phản ứng số 2 của nhà máy điện nguyên tử Daiichi ở Fukushima đã biến mất khỏi lõi bảo vệ (Nguồn: Lõi nhiên liệu của lò phản ứng số 2 có thể đã tan chảy hoàn toàn, NHK World News, 25 tháng 9 năm 2015.) 

Nó đã biến đi đâu? Không ai biết.

Không phải chỉ có “đồ thị học tập” về sự tan chảy của hạt nhân là mới tinh như sự kiện cho thấy mà là bởi vì “thế giới chưa từng thấy điều gì như vậy”, chưa bao giờ.

Sử dụng phương pháp chụp ảnh bằng hạt muon của tia vũ trụ (cosmic ray muon radiography) với nhũ tương hạt nhân, các nhà nghiên cứu của đại học Nagoya lần vào bên trong lò phản ứng ở Fukushima. Lõi hạt nhân ở lò phản ứng số 5 hiện rõ thông qua quy trình muon. Mặc dù vậy, tại lò phản ứng số 2, phát ra một lượng vật chất phóng xạ rất lớn trùng khớp với vụ nổ năm 2011, rất ít, nếu không nói là không có dấu hiệu nào của lõi hạt nhân trong lõi bảo vệ. Một sự tan chảy nghiêm trọng đã diễn ra.

“Các nhà nghiên cứu nói rằng cần có thêm các phân tích tiếp theo để xác định xem lõi hạt nhân bị tan chảy có xuyên qua lò phản ứng và thẩm thấu xuống hay không.” Ibid. Nói ngắn gọn, các nhà nghiên cứu cũng chưa biết được lõi hạt nhân bị tan chảy đã xuyên qua lớp vỏ bằng thép/xi măng ra ngoài lõi bảo vệ, rồi thẩm thấu vào đất hay chưa.

Nhóm nghiên cứu của đại học Nagoya, hợp tác với tập đoàn Toshiba, báo cáo phát hiện của họ tại cuộc họp của Hiệp Hội Vật Lý Nhật Bản vào ngày 26 tháng 9. Do đó và hơn nữa, có thể đánh giá một cách thích đáng tình hình hiện nay: 

“Phế thải hạt nhân cấp độ cao là loại độc hại ngoài sức tưởng tượng. Ví dụ như cesium-137, với chu kỳ bán rã là 30 năm, chiếm phần lớn nuclide phóng xạ có tuổi thọ lớn tồn tại trong nhiên liệu hạt nhân đã sử dụng. Một gram của chất phóng xạ cesium-137 (bằng khoảng một nửa kích thước đồng 10 cent) chứa 88 Curies phóng xạ. 104 Curies phóng xạ của cesium-137, phát tán trên diện tích 1 dặm vuông, sẽ khiến vùng đất đó không thể sinh sống được trong hơn một thế kỷ,” Các bình luận về Dự Thảo Luật Quản Lý Phế Thải Hạt Nhân năm 2013, Các Nhà Vật Lý Học Có Trách Nhiệm Xã Hội, 23 tháng 5 năm 2013. 

Một ví dụ, 1.090 dặm vuông quanh lò phản ứng hạt nhân bị phá hủy Chernobyl đã được Ukraina xếp vào loại khu vực phóng xạ không thể cư trú được bởi vì mức độ phóng xạ vượt qua mức 104 Curies của cesium-137 trên mỗi dặm vuông trên toàn bộ khu vực. Các nhà khoa học tin rằng cần từ 180 đến 320 năm để cesium-137 quanh khu vực Chernobyl hoàn toàn biến mất khỏi môi trường.

Đây là vấn đề lớn, hay nói đúng hơn là lớn nhất: Cesium có thể tan trong nước và thông qua đó lan vào đất và nước nhanh chóng làm ô nhiễm hệ sinh thái.

Mặt khác, Chernobyl là một loại khác so với Fukushima bởi vì vụ nổ ở đó có quy mô lớn và nặng nề hơn Fukushima, nhưng ở Fukushima thì 80% phát xạ ban đầu đã tan vào Thái Bình Dương. Hmm.

Trong sự cố Three Miles Island, một phần lõi năng lượng tan chảy nhưng lõi bảo vệ lò phản ứng không bị phá vỡ, do đó phóng xạ hầu như không bị thoát ra ngoài.

“Các nuclide phóng xạ có tuổi thọ lâu như cesium-137 là một hiện tượng mới đối với chúng ta. Chúng không tồn tại trên trái đất với một số lượng đáng kể nào trong toàn bộ sự tiến hóa của sự sống phức tạp. Mặc dù chúng vô hình đối với các giác quan của chúng ta nhưng chúng độc hại gấp hàng triệu lần so với các chất độc thông thường mà chúng ta biết đến. Chúng gây ra bệnh ung thư, bệnh bạch cầu, biến đổi gen, dị dạng bẩm sinh, dị dạng và xảy thai khi tích tụ ở mức hầu như con người không nhận thấy được. Chúng nguy hiểm ở cấp hạt nhân hay phân tử,” Steven Starr, nhà khoa học cấp cao, Nhà Vật Lý Học Có Trách Nhiệm Xã Hội, giám đốc, đại học Missouri, Chương Trình Khoa Học Thí Nghiệm Y Khoa, Các tác động của ô nhiễm quy mô lớn phóng xạ cesium của Nhật Bản, Phát biểu tại Viện Hàn Lâm New York, 11 tháng 3 năm 2013.

Mức độ nguy hiểm thực sự của thảm họa Fukushima có thể không được công chúng nói chung nhận thức đầy đủ bởi vì khó có thể tiếp cận được khối lượng lớn thông tin. Chính quyền Nhật Bản đã cản trở việc thu thập thông tin bằng cách gán nhãn “bí mật” vô tội vạ, một nhà báo có thể đối mặt với 10 năm tù tùy thuộc vào việc nhân viên chính phủ thức dậy vào buổi sáng nào đó trên phần giường bên trái hay bên phải; đó là hoàn toàn là sự thật!

Tổ chức độc lập Phóng Viên Không Biên Giới đã hạ bậc của Nhật Bản trong bảng Chỉ Số Tự Do Báo Chí từ 22 vào năm 2012 xuống 53 vào năm 2013 và 59 vào năm 2014, sau khi đạo luật bí mật quốc gia được ban hành. Phóng Viên Không Biên Giới nói rằng “Nhật Bản đã chịu ảnh hưởng của sự thiếu minh bạch và gần như không tôn trọng quyền tiếp cận thông tin trong các chủ đề liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp với Fukushima,” Phóng Viên Không Biên Giới (2013). Chỉ Số Tự Do Báo Chí 2013: Những Hy Vọng Lóe Lên Sau Mùa Xuân, tháng 8 năm 2014.

Trong khi đó, đây là một góc nhìn khác về vấn đề hạt nhân. Đối lập với đám đông phản đối hạt nhân, đáng để ghi nhận là cũng có một bộ phận đáng kể ủng hộ hạt nhân khẳng định năng lượng hạt nhân an toàn cũng như khẳng định ít nếu không nói là không có các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe con người xảy ra, hay sẽ xảy ra, do sự phát tán của phóng xạ. Trên thực tế, một số kẻ nghiện hạt nhân còn khẳng định rằng “một ít phóng xạ phát tán” là tốt.

Mặc dù vậy, điều đó đã bị bác bỏ bằng một nghiên cứu toàn diện mới đây (tháng 7 năm 2015) do một tập đoàn quốc tế dưới sự bảo trợ của Tổ Chức Nghiên Cứu Bệnh Ung Thư Quốc Tế / Lyon, Pháp thực hiện, một nghiên cứu dài hạn về tác động của phóng xạ thấp đối với 300.000 công nhân ngành hạt nhân. Nghiên cứu đã chứng minh rõ ràng rằng “không có ngưỡng phóng xạ tối thiểu nào là vô hại.” Mọi mức phóng xạ đều nguy hiểm, theo thời gian. 

Mặc dù vậy, đây là một ví dụ về phe ủng hộ:

“Sự cố Fukushima sẽ tiếp tục thu hút sự chú ý của truyền thông trong thời gian tới, tôi nghĩ vậy. Nó trở thành một câu chuyện hấp dẫn nên nó sẽ không biến mất. Mặc dù vậy, với sự phản ánh và hồi tưởng tỉnh táo, người ta phải thấy rằng sự cố Fukushima không những không phải là thảm họa hạt nhân mà còn là minh họa tuyệt vời cho sự an toàn của điện hạt nhân,” Tiến sĩ Kelvin Kemm, CEO của Hạt Nhân Châu Phi, nhà vật lý học: Không có thảm họa hạt nhân Fukushima: Thiệt hại nhân mạng khủng khiếp là do sóng thần của Nhật Bản, không phải do phóng xạ. Cfact, ngày 12 tháng 10 năm 2013.

Quay trở lại Fukushima, tùy thuộc vào việc ai là nguồn tin, phóng xạ phát tán là (a) mức độ cực kỳ nguy hiểm và chết chóc khi các cấp độ phóng xạ được phát tán khắp khu vực rộng lớn hơn, bao gồm cả Tokyo, hoặc trái ngược, (b) phóng xạ ở mức trong giới hạn mà người dân không cần phải lo lắng, hoặc (c) sự tồi tệ vẫn chưa tới. Những vật cản đường, có nghĩa là mức độ tin cậy mà người bên ngoài nhìn vào bên trong Fukushima nhận được phụ thuộc vào việc “ai đáng tin”. 

Trong khi đó, “hệ thống thông tin thế giới hay là: Mạng Internet” tràn ngập những câu chuyện về sao biển bị tan chảy, cá voi bất thường và hàng loạt động vật chết ở Thái Bình Dương, đủ để mọi người kết nối các phần dự đoán về việc phóng xạ của Fukushima có mặt ở khắp mọi nơi; mặc dù vậy, cho tới nay hầu hết các bằng chứng được nhiều bộ phận trong truyền thông chính thống cho là phỏng đoán. Một lần nữa vấn đề là ai đáng tin. 

Bất kể là ai đáng tin, giờ đây là sự thật, sự thật sắt đá, lõi hạt nhân lò phản ứng số 2 của nhà máy điện nguyên tử Daiichi ở Fukushima đã biến mất khỏi lõi bảo vệ. Điều này dẫn đến một thế giới những điều chưa biết, câu hỏi lớn nhất là: Cần phải làm gì nếu sự tan chảy hoàn toàn xảy ra (có thể là đã xảy ra)? Sau đó là gì?

Một sự tan chảy hoàn toàn liên quan đến tất cả nhiên liệu trong lõi lò phản ứng đang tan chảy, một khối lượng lớn vật chất nóng tan chảy rơi xuống và tập trung ở đáy lõi bảo vệ lò phản ứng. Nếu lõi bảo vệ bị phá vỡ, vật chất có thể chảy xuống cấu trúc bảo vệ lớn hơn bao quanh nó, vốn được che chắn bằng nhiều lớp thép và bê tông (Ferguson).

“Nếu như vỏ bảo vệ bị phá vỡ, có khả năng nhiều vật chất sẽ phát tán ra môi trường,” theo Charles Ferguson, chủ tịch Liên Đoàn Các Nhà Khoa Học Hoa Kỳ (Nguồn: Giải Thích Cơ Chế Tan Chảy Hạt Nhân, PBS Newshour, Science, 15 tháng 3 năm 2011.)

Nhiều vật chất phát tán vào môi trường thực sự có nghĩa là gì?

Các nguồn tin khẳng định rằng cesium-137 chết chóc, chỉ là một trong số nhiều chất đồng vị chết chóc, có thể tan trong nước và thông qua đó phát tán vào đất và nước, nhanh chóng làm ô nhiễm hệ sinh thái. Câu hỏi là liệu sự tan chảy hoàn toàn có phát tán đồng vị chết chóc này, cũng như những đồng vị khác, vào môi trường xung quanh không? Trung thực mà nói, mọi chuyện có vẻ là đúng như vậy.

Không ai biết lõi năng lượng của Fukushima đã tan chảy hoàn toàn vào đất mẹ hay chưa, mặc dù các chỉ dẫn không tốt và không chỉ có vậy, không ai biết làm gì với nó. Không ai biết phải làm gì. Họ thật sự không biết.

Điều duy nhất chắc chắn là chuyện đó không tốt. Tiếp tục đi, nó sẽ trở thành câu hỏi là vấn đề tồi tệ đến đâu.

Robert Hunziker lives in Los Angeles and can be reached at roberthunziker@icloud.com

No comments:

Post a Comment