Friday, October 16, 2015

Sự can thiệp của Nga có phá hỏng kế hoạch xâm lược Syria của Thổ Nhĩ Kỳ?

Mike Whitney trong bài "Did Russia’s Intervention Derail Turkey’s Plan to Invade Syria?" bình luận về triển vọng Nga và liên quân Syria có thể đánh bại phiến quân và khôi phục trật tự ở Syria trong khi Hoa Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đang mắc kẹt với kế hoạch đưa quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vào Iran, khi mà Nga thực tế đã lập vùng cấm bay và vô hiệu hóa khả năng yểm hộ bằng không quân của Hoa Kỳ. Nếu như Nga có thể giúp chính quyền Assad quét sạch phiến quân và lập lại hòa bình ở Syria, không cần có bất cứ đàm phán nào với Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ, thì đây sẽ là một dấu mốc mới của lịch sử thế giới hiện đại. Nó sẽ chính thức đánh dấu sự chấm hết của trật tự thế giới đơn cực sau khi Liên Xô cũ sụp đổ.

Liệu sự can thiệp của Nga có phá hỏng kế hoạch xâm lược Syria của Thổ Nhĩ Kỳ?

Hàng ngàn binh lính Iran sẽ tới Syria để tham gia trận tấn công chủ chốt vào lính Sunni ở khu vực tây bắc của đất nước. Lực lượng bộ binh Iran sẽ là một phần của chiến dịch kết hợp giữa Quân Đội Arab của Syria (SAA), Nga và các chiến binh từ quân Lebanon, Hezbollah. Trận tấn công nối tiếp sau hai tuần không quân Nga ném bom các vị trí của kẻ địch, đánh phá quân jihadi do Hoa Kỳ hậu thuẫn ở dọc theo hành lang phía tây. Sự vận động của lính Iran cho thấy cuộc xung đột kéo dài bốn năm đang đi vào giai đoạn kết thúc, liên minh do Nga cầm đầu sẽ đánh bại quân Sunni thống trị và khôi phục an ninh trên toàn quốc. 

Mới đây, trận chiến ác liệt nhất đã nổ ra ở ba khu vực trọng điểm đối với sự tồn vong của tổng thống Syria Bashar al Assad’s: vùng đất kẹt giữa lãnh thổ đối phương Rastan, mỏm đất Bắc Hama, đồng bằng Ghab. Trong khi quân của Assad được coi là vượt trội quân jihadi tại cả ba nơi, quân jihadi đã thọc sâu và phá hủy nhiều xe bọc thép cũng như xe tăng. Chính quyền phải chiếm lại các khu vực này để kiểm soát con đường cao tốc M5 chạy từ bắc sang nam và kết nối các thành phố này thành một quốc gia thống nhất. Khi những cứ điểm của kẻ thù đã bị phá vỡ thành một số điểm đề kháng nhỏ, lực lượng liên minh sẽ phải tiến tiếp về phía bắc tới gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ để tái chiếm thành phố chiến lược Allepo. (Xem: Sic Semper Tyrannis để thấy chi tiết của cuộc tấn công trên bộ với bản đồ.)

Theo nhà phân tích quân sự Patrick Bahzad: “Nhìn chung thì kết quả của những chiến dịch hiện tại ở ba khu vực đã đề cập phía trên là rõ ràng. Khó có thể biết được rằng các nhóm nổi loạn có tung mọi thứ họ có vào các trận chiến hay không, do vậy không thể đánh giá được mức độ tổn thất năng lực chiến đấu của họ trong thất bại sắp tới.

Cũng cần phải đề cập rằng khi các đơn vị SAA được sử dụng để đột phá phòng ngự của quân nối loạn…. điều này có thể khiến các đơn vị nổi loạn tháo chạy vô tổ chức và bị bao vây. Thời điểm của trận chiến có thể rất quan trọng, nó có thể bắt đầu với nã pháo yểm hộ quy mô lớn (MRLs) và không kích của không quân Nga, tạo ra các thương vong đáng kể trong hàng ngũ của quân nổi loạn.” (Sic Semper Tyrannis)

Hay nói cách khác, đây là một cơ hội tốt để quân jihadi nhận thấy rằng họ không có cơ hội thắng và sẽ tháo chạy, nhưng vẫn còn quá sớm để nói rằng khi nào mọi chuyện sẽ diễn ra.

Theo một bản tin của Reuters, “…một sự vận động lớn của quân đội Syria … các chiến binh Hezbollah tinh nhuệ và hàng ngàn lính Iran” đang đi theo theo hướng bắc để tái chiếm Alleppo. Tuy vậy, quân ISIS cũng tiến thẳng về thành phố từ hướng đông, điều này có nghĩa là một trận đánh lớn có thể diễn ra bất cứ lúc nào. Đáp lại, không quân Nga đã gia tăng ném bom lên hơn 100 lượt mỗi ngày. Con số này được dự báo là sẽ gia tăng gấp đôi trong những ngày sắp tới khi chiến trận khốc liệt hơn.

Theo các bản tin sớm của Syria Direct, quân đội Syria đã bao vây Alleppo trong nỗ lực đầu tiên nhằm cắt đứt đường tiếp vận chủ chốt cho miền bắc từ Thổ Nhĩ Kỳ. Trong lần bao vây thành phố đầu tiên, các đơn vị nổi loạn do Hoa Kỳ hậu thuẫn đã rút chạy về phía tây, là lối thoát duy nhất vào lúc này. Sự rút chạy hỗn loạn làm nảy sinh sự bất mãn với các lãnh đạo của phe nổi loạn, họ bị lên án vì những tổn thất và để cho “chính quyền bao vây hoàn toàn Aleppo.” Một chỉ huy quân jihadi tóm lược sự thất vọng khi nói:
“Các lữ đoàn mười nghìn quân dưới sự chỉ huy của al-Jabha a-Shamiya ở đông bắc Aleppo là những người bị thương và mệt mỏi đã trải qua nhiều mặt trận… Họ bị lọt vào giữa quân đội chính quyền ở phía bắc và IS ở phía Nam…. (Do) hoàn toàn thiếu sự phối hợp giữa các lữ đoàn, gần như không có đủ súng và tiền từ người Mỹ để chống lại IS được vũ trang tốt hơn, họ không có lựa chọn nào khác ngoài rút lui.” (“Jabha Shamiya commander blames ‘complete lack of coordination’ for Aleppo losses“, Syria Direct)
Aleppo là mắt xích chủ chốt trong chiến lược đánh bại khủng bố và khôi phục trật tự ở Syria của Moscow. Trận chiến có thể rất ác liệt, có thể là cận chiến, chiến tranh đô thị từ nhà này sang nhà khác. Đây là lý do khiến quân đội liên minh phải phong tỏa biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ cũng như ngăn chặn luồn vũ khí và quân nhu càng nhanh càng tốt. Có tin đồn là Putin sẽ sử dụng lính dù tinh nhuệ của Nga ở phía Bắc Aleppo cho các nhiệm vụ đặc biệt, nhưng hiện giờ điều đó vẫn chỉ là tin đồn. Putin đã thường xuyên nói rằng ông ấy sẽ không cho phép bộ binh tham chiến ở Syria.

Không thể đánh giá quá cao vai trò phá hoại và gây rối của chính quyền Obama ở Syria, cùng với các đồng minh vùng Vịnh, Hoa Kỳ đã tài trợ, vũ trang và huấn luyện hàng mớ những tên lưu manh jihadi, những kẻ đã xé nát quốc gia và giết hại gần một phần tư triệu người. Giờ đây Putin đã quyết định chấm dứt chiến tranh ngoại vi man rợ của Washington, chính quyền Hoa Kỳ đang tính cách đổ thêm dầu vào lửa bằng cách thả vũ khí và đạn dược xuống cho các quân jihadi ở miền trung và miền đông Syria. Biên tập viên của tờ New York Time đã chế nhạo chương trình này là “ảo tưởng”. Đây là một trích đoạn từ bài báo: 
“…vào thứ sáu, Nhà Trắng đã tiết lộ một kế hoạch còn chắp vá và đầy rủi ro hơn nữa.
Lầu Năm Góc sẽ ngừng cung cấp các chiến binh nổi dậy thông qua huấn luyện ở các nước láng giềng, một chương trình được tạo ra để đảm báo các chiến binh này sẽ hoàn toàn thuần thục trước khi họ có thể chạm tay vào vũ khí và đạn dược Hoa Kỳ. Kế hoạch mới sẽ chỉ đơn giản là cung cấp vũ khi thông qua các thủ lĩnh nổi dậy, những người đang tham gia chiến trận và có vẻ như là tạo ra một số tiến triển….
Kinh nghiệm của Washington ở Syria và các cuộc chiến khác gần đây cho thấy các chiến binh ngoại vi thường không kiên định và vũ khí được đưa vào một cuộc chiến tranh mà không có sự giám sát thực sự thường xuyên dẫn đến các tác động thảm họa….Kế hoạch ban đầu đã mơ hồ. Kế hoạch sau lại là ảo tưởng. (“An Incoherent Syria War Strategy“, Ban biên tập New York Times)
Chính quyền cũng đã cung cấp “27 container vũ khí cho Đảng Liên Minh Dân Chủ người Kurd (Syria) và cánh quân của họ, Các Đơn Vị Bảo Vệ Nhân Dân (YPG). Vũ khí được dự tính là sử dụng để chống lại ISIS, nhưng hoạt động này đã chọc giận thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ, ông ta coi nhóm này là khủng bố. Trong khi có vẻ như là chính quyền Obama đang tìm cách để thể hiện sự tích cực của họ trong cuộc chiến chống khủng bố, họ có thể tạo ra cái cớ hoàn hảo cho việc Thổ Nhĩ Kỳ xâm lược Syria, vốn rất phức tạp trong tình hình mặt đất hiện nay. Đây là một đoạn phim từ Turkish Daily Hurriyet:
“Điều tra sau những vụ nổ sát thương ở Ankara vào ngày 10 tháng 10 nhằm vào các nhà hoạt động ủng hộ người Kurd và cánh tả cho thấy Đảng Công Nhân Người Kurd (PKK), cũng như ISIL, đều có thể can dự, thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoğlu tuyên bố vào thứ tư.
“Khi chúng tôi điều tra sâu hơn, dựa trên [thông tin thu thập được về] các tài khoản Twitter và địa chỉ IP, có nhiều khả năng là Daesh [tên Arab của ISIL] và PKK đóng vai trò tích cực trong việc đánh bom,” ông ta phát biểu trong hội nghị báo chí với thủ tướng Bulgaria Boyko Borisov ở Istanbul.” “Turkish PM says both ISIL and PKK may have role in Ankara bombing“, Hurriyet)
Trên thực tế hoàn toàn không có bằng chứng về sự can dự của PKK (quân đội Kurd), các mẫu DNA từ hai kẻ đánh bom tự sát cho thấy cả hai đều là thành viên của ISIS. Lý do duy nhất mà Erdogan muốn lôi PKK vào chỉ có thể là hạ uy tín của đối thủ chính trị [người Kurd] hoặc để tạo ra một cái cớ để xâm lược Syria. (Ghi chú: Tòa án Thổ Nhĩ Kỳ đã yêu cầu giữ bí mật về việc điều tra vụ đánh bom, cho thấy sự che giấu của chính quyền. Theo Altan Tan, phó chủ tịch của Đảng Dân Chủ Nhân Dân (HDP) ủng hộ người Kurd, “Bom nổ khắp Thổ Nhĩ Kỳ. Hai kết luận có thể đưa ra là – hoặc chính quyền đứng phía sau những vụ tấn công này hoặc họ đã không ngăn chặn những vụ tấn công này.” Theo cách nào thì chính quyền cũng phải chịu trách nhiệm.” 

Trong khi vai trò tương lai của Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc xung đột ở Syria vẫn chưa rõ ràng, việc Hoa Kỳ ủng hộ người Kurd sẽ gia tăng cơ hội cho cuộc xâm lược của Thổ Nhĩ Kỳ và rộng hơn nữa là một cuộc chiến tranh khu vực. Đây liệu có phải là mục tiêu thật sự của chính quyền này, lôi kéo quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vượt biên giới vào Syria để Nga sa lầy trong một cuộc chiến kéo dài và tốn kém?

Nghe có vẻ âm mưu quá, nhưng đây là những điểm rất đáng để cân nhắc. Ví dụ, trên chương trình tin tức 60 Phút của CBS, Obama nói rằng: 
“Tôi hoài nghi về khả năng chúng ta sẽ thực sự tạo ra một đội quân ngoại vi ở Syria. Mục tiêu của tôi là cố gắng kiểm tra đề xuất, liệu chúng ta có thể huấn luyện và trang bị cho phe đối lập ôn hòa sẵn sàng chống lại ISIL không? Điều mà chúng ta học được là chừng nào mà Assad còn nắm quyền thì khó có thể khiến những người đó tập trung vào ISIL.” (60 Phút) 
Đương nhiên, Obama muốn mọi người tin rằng “tất cả đều là lỗi của Assad”, trên hết ông ta không tự lên án bản thân. Nhưng ông ta trung thực về một điều: Ông ta thực sự không bao giờ cho rằng vũ trang cho những kẻ cực đoan Sunni là ý tưởng hay. Hay nói cách khác, ông tả ủng hộ mục tiêu (thay đổi chế độ) không bằng phương pháp đó. (vũ trang cho quân jihadi) Dường như ông ta cảm thấy được an ủi khi mà – sau 4 năm tham chiến – cuộc xung đột đã rơi vào thế bế tắc. 

Nếu ông ta thừa nhận rằng vũ trang cho quân jihadi không có tác dụng, vậy kế hoạch dự phòng của ông ta, kế hoạch B là gì?

Chúng ta đã dự đoán ở những bài báo trước rằng Obama có thể đưa ra một thỏa thuận với Erdogan để phát động cuộc xâm lược của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria chừng nào mà Hoa Kỳ có thể hỗ trợ không quân cho bộ binh Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng ta cho rằng đó là một phần của điều kiện trao đổi mà Obama đã đồng ý để được sử dụng căn cứ không quân chiến lược Incirlik. Hãy nhớ rằng Erdogan từ chối cho Hoa Kỳ tiếp cận căn cứ Incirlik trong hơn một năm cho đến khi Hoa Kỳ đáp ứng yêu cầu giúp ông ta lật đổ Assad. Đương nhiên, đây không phải là điều mà Obama có thể công khai thừa nhận, nhưng nó có thể coi là phần trọng yếu trong mọi thỏa thuận. Một cuộc phỏng vấn trên Giờ Tin Tức của PBS vào tuần trước với David Kramer, cựu trợ lý ngoại trưởng dưới thời George W. Bush, đã ủng hộ lập luận này. Đây mà một trích đoạn từ nội dung được rã băng: 
Judy Woodruff: Vâng, David Kramer, điều đó thì sao? Có mối lo ngại thực sự về việc Hoa Kỳ can dự, bị lôi kéo vào và không thể thoát ra.
David Kramer: Người Thổ từ lâu đã cho thấy rằng họ sẵn sàng đưa quân đội vào nếu được Hoa Kỳ yểm hộ và hỗ trợ. Chúng ta phải tạo ra các khu vực an toàn. Chúng ta phải tạo ra các vùng cấm bay. Chúng ta phải cưỡng chế mọi máy bay có thể đe dọa người dân tại những khu vực đó, bất kể là máy bay Syria hay Nga. Chúng ta phải cho người Nga thấy rằng mọi sự xâm phạm hoặc tấn công những khu vực này sẽ được chúng ta đáp trả.
Không ai muốn điều này. Đó là quyết định tồi, nhưng đó là điều mà chúng ta phải làm. Tôi cho rằng nếu chúng ta không làm điều đó, chúng ta sẽ tiếp tục thấy người dân bị giết hại. Chúng ta sẽ tiếp tục thấy người dân bỏ chạy khỏi Syria, không có giải pháp tốt nào cả. Chúng ta đưa ra những lựa chọn ít tồi tệ nhất.
Judy Wooddruff: Nhưng câu hỏi của tôi, đó liệu có phải là một mức độ nguy hiểm hoàn toàn mới nhưng không được chú ý, như máy bay Hoa Kỳ bị bắn hạ, binh lính Hoa Kỳ có thể bị bắt giữ, chưa nói đến xung đột, xung đột tiềm tàng với Nga? 
David Kramer: Chúng ta có người Thổ cho thấy sự sẵn sàng dấn thân. Chúng ta cũng có thể có các quốc gia khác, trong đó có các quốc gia vùng Vịnh, mặc dù họ không phải là những người đóng góp lớn trong những chiến dịch kiểu này. Hoa Kỳ có thể hỗ trợ bằng không quân, để tạo ra sự yểm hộ theo cách đó. Tôi cho rằng đây là cách thực hiện mà không cần đưa bộ binh Hoa Kỳ vào, nhưng không có lựa chọn nào tốt cả. (“Pulling the plug on rebel training, what’s next for U.S. in Syria?“, PBS News Hour)
Kramer không chỉ thể hiện rất hài lòng về việc “Người Thổ… sẵn sàng đưa quân vào nếu được Hoa Kỳ yểm hộ và hỗ trợ.” Ông ta có vẻ cũng ngầm ám chỉ rằng đại đa số thượng lưu ở Washington cũng nhận thấy thỏa thuận nhưng làm bộ không thấy.

May mắn thay, can thiệp quân sự của Putin đã phá hỏng mọi triển vọng triển khai kế hoạch B, chúng ta sẽ không bao giờ biết được Thổ Nhĩ Kỳ có xâm lược hay không.

Vấn đề hiện giờ là liên minh do Nga cầm đầu có triển khai đủ nhanh để củng cố thành quả của họ, cắt các đường tiếp vận của kẻ địch, chặn đường thoát, phong tỏa biên giới và khiến cho Thổ Nhĩ Kỳ không dám có các hành động mở rộng chiến tranh. Erdogan chắc chắn sẽ bị khuất phục trước lý lẽ của sức mạnh.

Lính đánh thuê jihadi hoặc là đầu hàng hoặc sẽ bị xóa sổ nhanh chóng để 11 triệu người Syria có thể an toàn trở về nhà và bắt đầu công việc tái thiết nhọc nhằn. 

Mike Whitney lives in Washington state. He is a contributor to Hopeless: Barack Obama and the Politics of Illusion (AK Press). Hopeless is also available in a Kindle edition. He can be reached at fergiewhitney@msn.com.

1 comment:

  1. Nga can thiệp đúng thời điểm, Nga không muốn một cuộc chiến tranh lại xảy ra. Và còn điều cần lưu ý là Syria là một quốc gia chiến lược đối với Nga vì thế với Nga đó là điều không được xảy ra

    ReplyDelete