Tuesday, December 22, 2015

Ảo tưởng về việc biến tài sản thành tư bản: Alan Gilbert phê phán de Soto

Cuốn sách bán chạy "Sự bí ẩn của tư bản" xuất bản năm 2000 của tác Hernando de Soto từng là chủ đề tranh luận gay gắt một thời trên thế giới. Lập luận của de Soto đã được các thể chế tân tự do quốc tế như Ngân Hàng Thế Giới (WB) và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) rao giảng nồng nhiệt tại các nước đang phát triển. Họ coi chúng là phương thuốc thần kỳ để biến các nước đang phát triển thành phát triển. Nhưng thời gian đã cho thấy phương thuốc kỳ diệu ấy không có tác dụng. Ở Việt Nam cũng có những đại diện của chủ nghĩa lãng mạn cánh hữu, một trong số họ đã dịch cuốn sách của de Soto ra tiếng Việt và nó thường xuyên được báo chí dân túy viện ra để kêu ca về việc "với quyền sở hữu - quyền sử dụng đất được hiến định như hiện nay, không những chúng ta tự nguyện thu nhỏ và làm hẹp nguồn tư bản sẵn có trong nền kinh tế mà quan trọng hơn là tự tách biệt nguồn tư bản này với những nền kinh tế và thị trường vốn quốc tế.

Những điều nhảm nhí tệ hại đó đang được lặp đi lặp lại hàng ngày trên báo chí và truyền thông, bất chấp sự mơ hồ và sự lẫn lộn thảm hại giữa tài sản và tư bản trong những lập luận ấy, bất chấp việc huyền thoại de Soto đã bị quăng vào sọt rác ở cả USAID cũng như WB hay IMF.

Giáo sư Alan Gilbert của Đại học London trong bài "On the Mystery of Capital and the Myths of Hernando de Soto: What Difference Does Legal Title Make?" đăng trên International Development Planning Review (Formerly Third World Planning Review), 24 (1), February 2002, pages 1-19. với nđã phê phán sự tán dương quyền sở hữu của de Soto dựa trên các cơ sở thực tế. Ông bác bỏ mọi tuyên bố của de Soto về việc cấp chứng nhận quyền sở hữu bất động sản sẽ biến những người dân nghèo khu ổ chuột thành nhà tư bản. Thực tế ở các nước Mỹ Latin và các nước nghèo trên thế giới đã cho thấy điều đó. Sau 15 năm kể từ khi cuốn sách của de Soto xuất hiện và sau những nỗ lực thúc đẩy việc cấp chứng nhận quyền sở hữu đất đai của WB trên khắp thế giới, những người dân nghèo vẫn tiếp tục nghèo và đất đai của họ không bao giờ được biến thành tư bản sống hay giúp họ trở thành nhà tư bản, đất nước của họ vẫn tiếp tục là sự thất bại của chủ nghĩa tư bản.

Tài sản hay của cải chỉ có thể được biến trở thành tư bản khi nó được tích lũy đủ lớn để mua sắm nguyên vật liệu và thuê nhân công, như vậy nó giả định phải có nhân công làm thuê, tức là một bộ phận lớn dân chúng phải bị tước đoạt hết tài sản, bị bần cùng hóa. Do vậy, quá trình biến đổi tài sản trở thành tư bản cũng giả định phải có sự tước đoạt quyền sở hữu trên quy mô lớn. Quyền sở hữu khi ấy cũng là quyền mất sở hữu. 

Về Sự Bí Ẩn Của Tư Bản Và Huyền Thoại Của Hernando de Soto: Sự Khác Biệt Do Quyền Sở Hữu Tạo Ra Là Gì?

Cuốn sách bán chạy mới của Hernando de Soto Sự Bí Ẩn của Tư Bản, cho rằng sự thất bại của chủ nghĩa tư bản ở Thế Giới Thứ Ba là do thiếu quyền sở hữu đất đai. Đây không phải là lập luận mới, mà có vẻ như là tìm cách tái khởi động bởi vì ông ta là một tiếng nói rất có ảnh hưởng ở Washington. Các chính quyền Châu Mỹ Latin, vốn đang bận rộn phân phát những giấy chứng nhận quyền sở hữu đất đai, có vẻ sẽ tiếp tục chính sách này trên quy mô lớn hơn.

Câu hỏi của tôi trong bài nghiên cứu này là “món quà” giấy chứng nhận quyền sở hữu đất đai có thực sự đem lại sự thay đổi cho cuộc sống của người nghèo? Liệu nó có cho phép họ vay tiền từ khu vực chính thống như de Soto và WB đã khẳng định? Liệu nó có mở ra một thế giới tích lũy tư bản mới cho người nghèo vì nó cho phép của cải được chuyển giao hợp pháp từ “chủ sở hữu” sang người khác? Hay sự thay đổi nhỏ nhoi trên thực tế cho toàn bộ lập luận về hợp pháp hóa chỉ là giả tạo?

Sử dụng các dữ liệu được thu thập từ các khu ổ chuột hợp pháp của Bogotá, tôi sẽ xem xét từng lợi ích chủ chốt của việc hợp pháp hóa. Tôi sẽ trình bày cách thức việc mua bán đôi khi trở thành thường xuyên khi mà người dân thiếu quyền hợp pháp, cách thức tài chính phi chính thống xuất hiện ngay từ đầu của sự định cư bất hợp pháp và tại sao ít có tài chính chính thống tiếp tục sau sự hợp pháp hóa. Quan trọng nhất là tôi sẽ cho thấy ít có dấu hiệu phát triển của thị trường nhà đất thứ cấp tại các khu ổ chuột được hợp pháp hóa. Người nghèo khó có thể kiếm được tiền từ việc sở hữu nhà khi mà họ không thể bán căn nhà của họ.

Vài lời về Hernando de Soto

Hernando de Soto có vẻ khéo léo lặp lại những gì người khác đã nói trong nhiều năm nhưng thuyết phục được các nhà hoạch định chính sách rằng ông ta sáng tạo ra thứ gì đó mới. Sự mới lạ trong tư tưởng “của ông ta” được thể hiện bằng thói quen thiếu trung thực trong việc trích dẫn bất cứ nguồn tài liệu nào mà ông ta đưa ra. Cuốn sách bán chạy đầu tiên của ông ta, Lối Đi Khác, được xuất bản bằng tiếng Tây Ban Nha vào năm 1986 và bằng tiếng Anh vào năm 1989. Thông điệp chính là những người dân khu ổ chuột bị áp bức ở Lima là nạn nhân của nhà nước. Sự can thiệp thiếu thích hợp và quá mức của chính quyền đã khiến cuộc sống của họ trở nên phức tạp một cách không cần thiết. Họ không nên bị lên án vì việc thường xuyên không tuân thủ pháp luật Peru. Trái lại, họ cần phải được hoan nghênh vì sáng kiến mà họ đã áp dụng trong cuộc đấu tranh chống lại bàn tay nhớp nhúa của giới quan liêu. Khi thứ luật pháp mà họ phá vỡ nói chung là bất công và họ phá vỡ chúng chỉ để sống sót thì họ không đáng bị lên án về mặt đạo đức. Câu trả lời chủ chốt đối với sự bất tuân luật lệ không phải là là chính sách tốt hơn mà là thay đổi và xóa bỏ những sự can thiệp đó. Lập luận này được ưa thích ở Peru khi một số ít người nắm giữ sự áp bức của giới quan liêu cũng giống như ở Washington, nơi mà thông điệp này là điệu nhạc du dương trong tai của chính quyền Reagan. Họ ưa thích lập luận cho rằng khu vực phi chính thống được tạo ra do khu vực chính thống biến chúng thành bất hợp pháp. Đáng chú ý là ý tưởng của de Soto cũng ủng hộ thông điệp của WB và IMF về điều chỉnh cấu trúc (Bromley, 1990:331). Chúng cung cấp một chiếc vỏ bọc khả kính cho sự phụ thuộc khi “mọi người thất bại ở đó giống hệt như những gì chúng ta được nghe thấy ở Washington”! 

De Soto có ảnh hưởng lớn ở Peru. Panizza (2000b:189) cho rằng “sự biện minh của de Soto (1989) cho kinh tế thị trường tự do giống như một cuộc thánh chiến của “những người thấp cổ bé họng ở khu ổ chuột” và chống lại việc giới tài phiệt kinh tế và chính trị quốc gia, tạo dựng nền tảng ý thức hệ cho cho những cải cách mang tính tân tự do của Fujimori” (Panizza, 2000b:189). Nhưng vai trò của ông ta ở Peru còn phức tạp hơn nhiều so với việc đó bởi vì ông ta vừa hợp tác vừa chống lại những người ủng hộ sự điều chỉnh cấu trúc. Trong những năm 1980, ông ta đã được ba chính phủ khác nhau mời chào vị trí thủ tướng hay phó tổng thống và chính phủ thứ tư mời ông ta làm thị trưởng của Lima (Bromley, 1990: 342). Những người ngưỡng mộ ông ta có cả chính trị cánh tả lẫn cánh hữu. Nếu như ông ta có ảnh hưởng ở Peru thì ở Washington danh tiếng của ông ta cũng chỉ kém chút ít. Một nguồn ở DC cho tôi biết rằng ông ta đạt tới đỉnh cao vào những năm 1980 và có lúc cuốn Lối Đi Khác đã được coi như là kinh thánh. “Ông ta có thể thu hút cộng đồng Washington hiệu quả hơn bất cứ ai mà tôi từng biết.” Chính quyền Reagan rất ưa chuộng “chủ nghĩa lãng mạn cánh hữu” của ông ta.

USAID ủng hộ ông ta mạnh mẽ và một người bạn thân ở Washington cho biết ông ta mang lại cho chúng tôi dấu ấn chính trị rõ ràng hơn so với người khác. “Ông ta được ban lãnh đạo của AID cuối những năm 1980 yêu mến” bởi vì vấn đề quyền sở hữu đất đai và tín dụng luôn rất quan trọng trong lĩnh vực nhà đất tại AID. Mặc dù vậy, sau đó những người khác trong tổ chức đã bắt đầu hoài nghi lập luận của ông ta và cắt nguồn tài trợ. Một nguồn tin khác khẳng định rằng de Soto đã thừa nhận là gian lận và khẳng định rằng mình “khá ngạc nhiên khi AID đã ủng hộ ông ta lâu đến vậy”. Rõ ràng là các bộ phận khác nhau trong tổ chức này đã có những quan điểm khác nhau về ông ta.

Cuốn sách mới, Sự Bí Ẩn Của Tư Bản: Tại Sao Chủ Nghĩa Tư Bản Thắng Lợi Ở Phương Tây Và Thất Bại Ở Mọi Nơi Khác, cũng giống hệt như cuốn đầu tiên nhưng mục tiêu của nó không hề kém tham vọng hơn. Cuốn sách nói về cách giải quyết vấn đề của mọi người nghèo tại Thế Giới Thứ Ba. Giọng điệu của nó mang tính dân túy rõ ràng và không ngần ngại tấn công chủ nghĩa tân tự do cũng như sự phụ thuộc: “với nhiều mức độ kiên trì khác nhau, Thế Giới Thứ Ba và các quốc gia cựu cộng sản đã cân bằng ngân sách, cắt giảm trợ cấp, chào đón đầu tư nước ngoài và bãi bỏ các hàng rào thuế quan. Nỗ lực của họ đã được đáp lại bằng sự ngạc nhiên đầy cay đắng. Từ Nga cho tới Venezuela, nửa thập kỷ qua là thời gian đau đớn về kinh tế, thu nhập sụt giảm, lo âu và oán giận…” (de Soto, 2000:1). Giải pháp của ông ta là tạo ra cơ hội ở nơi đau khổ. Ông ta hứa hẹn giúp đỡ người nghèo với hệ thống kinh tế hiện tại. Một cuộc cách mạng là không cần thiết bởi vì chủ nghĩa tư bản rõ ràng là có hiệu quả ở phương tây và sẽ có hiệu quả với một chút chắp nối ở Thế Giới Thứ Ba. Hoa Kỳ là xã hội nhận thức được vấn đề và điều cần làm là biến những cư dân ở khu ổ chuột của Thế Giới Thứ Ba thành người kinh doanh nhỏ kiểu Mỹ đặc trưng.

Chắc chắn cuốn sách này cũng sẽ được hoan nghênh như cuốn sách đầu tiên. Năm ngoái, de Soto đã trình bày tại một số diễn đàn ở Washington và thông điệp của ông ta được tổng thống mới chào đón nồng nhiệt, tổng thống đã ca ngợi giá trị Hoa Kỳ cốt lõi là: sở hữu. [1] Danh sách những cái tên nổi tiếng trên bìa của cuốn sách cho thấy Soto thu hút được nhóm độc giả lớn và rất có ảnh hưởng: cựu thủ tướng Anh, cựu ngoại trưởng Anh, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, cựu chủ tịch của Citygroup, hai người được giải Nobel Kinh Tế và người sáng lập tờ The National Review. Mọi cuốn sách với những cái tên như Margaret Thatcher, Milton Friedman, Jeanne Kirkpatrick và William F. Buckley trên trang bìa đều sẽ ngay lập tức thu hút sự chú ý dưới thời chính phủ mới. 

Sự thông thái cổ điển “mới” về quyền pháp lý 

Theo de Soto thì không cần làm gì nhiều để chủ nghĩa tư bản có hiệu quả ở Châu Phi, Châu Á và Mỹ Latin. Bởi vì người nghèo tiết kiệm tiền và đã phát triển nhiều kỹ năng kinh doanh nên tất cả những gì cần làm là cung cấp cho họ cơ hội để mở rộng việc kinh doanh. Yếu tố chủ chốt để biến họ thành người kinh doanh thành công là tiếp cận tín dụng chính thống và họ sẽ nhận được tín dụng nếu như họ được cấp quyền pháp lý về tài sản. Hãy cung cấp cho nhà kinh doanh hoặc hộ gia đình quyền pháp lý đối với tư bản của họ và mọi việc sẽ ổn cả. 

Như de Soto (2005:5) đã viết: “Ngay cả ở quốc gia nghèo nhất thì người nghèo cũng tiết kiệm. Giá trị khoản tiết kiệm của người nghèo trên thực tế là rất lớn – gấp 40 lần toàn bộ viện trợ nước ngoài trên thế giới tính từ năm 1945.” “Nhưng họ giữ những nguồn lực này dưới những dạng khiếm khuyết: nhà cửa được xây dựng trên đất đai không có quyền sở hữu được ghi nhận thích hợp, các công việc kinh doanh cá thể với trách nhiệm không được xác định, công nghiệp được đặt ở những nơi mà các nhà tài chính và đầu tư không thể nhận thấy chúng một cách thích hợp. Bởi vì những quyền về bất động sản không được ghi nhận phù hợp nên những bất động sản đó không sẵn sàng để biến thành tư bản, không thể trao đổi ra ngoài nhóm địa phương lân cận, nơi mà mọi người biết và tin tưởng lẫn nhau, không thể đem thế chấp để vay vốn, cũng như không thể sử dụng để tham gia vào một sự đầu tư.”

Hãy cung cấp cho họ quyền sở hữu, họ sẽ tiếp cận được tín dụng và điều đó sẽ cải thiện hoạt động của thị trường đất đai và tài sản. Dĩ nhiên là không có gì đặc biệt mới hay mâu thuẫn về chính sách này. Bản thân de Soto đã thẳng thừng đưa ra thông điệp này ngay trong cuốn sách đầu tiên và tích cực tham gia vào các chương trình quản lý và hợp pháp hóa ở Peru trong nhiều năm. Thông điệp này cũng không phải là mới ở Washington và ở WB cũng như Ngân Hàng Phát Triển Liên Mỹ. Cả hai đều đã tích cực trong các trương trình thực địa, dịch vụ và nâng cấp vào đầu những năm 1970 (World Bank, 1984; Grimes, 1976; Laquian, 1977). Khi mà WB hiện nay đã vỡ mộng với các chương trình thực địa và dịch vụ, các hoạt động nâng cấp và hợp pháp hóa đóng vai trò quan trọng trong quá trình. Như bản công bố chính sách nhà ở của WB khẳng định vào năm 1993: “Đăng ký quyền sở hữu ở các khu định cư bất hợp pháp là… quan trọng để làm cho các giao dịch đất đai và nhà cửa khả thi cũng như tạo ra cho người chiếm dụng sự bảo vệ pháp lý. Điều này thúc đẩy việc mua bán nhà cửa và giúp cho các hộ gia đình chuyển tới nơi phù hợp với nhu cầu cũng như túi tiền của họ. Điều này cũng gia tăng sự lựa chọn chiếm hữu nhà cửa cho các hộ gia đình, cho phép họ mua hoặc thuê tùy ý” (World Bank, 1993:117)

Nhiều chính quyền ở Mỹ Latin đã thực hiện cách tiếp cận này. Một số lượng lớn người định cư bất hợp pháp đã được các chính quyền hợp hiến và bất hợp hiến cấp quyền sở hữu trong hai thập kỷ qua. Chính quyền quân sự ở Chile đã cấp hơn 500.000 chứng nhận quyền sở hữu đất đai trong khoảng thời gian từ năm 1979 đến năm 1989 và hai chính quyền dân chủ khác đã tiếp tục việc đó, cấp tiếp 150.000 chứng nhận quyền sở hữu đất đai vào năm 1998 (Chile, MINVU, 1990; Rugiero, 1998: 31 and 51). Ở Peru, Ủy Ban Hợp Pháp Hóa Tài Sản Phi Chính Thống (COFOPRI) mới tiếp nhận khoảng 500.000 đăng ký quyền sở hữu đất từ năm 1996 đến 1999 (Conger, 1999: 8).

Chính sách này nói chung là một chính sách kiếm phiếu bầu cho các ứng cử viên. Ai sẽ phản đối được nhận quyền sở hữu tài sản? Đây có vẻ như là công thức không thể phản đối để tìm kiếm sự tín nhiệm của thường dân và như vậy chính quyền phải miễn cưỡng theo đuổi nó. Đó là một lĩnh vực chính sách mà hiện nay, nếu không nói là quá khứ, cả chính quyền trung ương lẫn địa phương đều vui vẻ với nhóm phát triển ở Washington.[2]

Mối lo ngại về sự bất hợp pháp: với phạm vi nào thì sự bất hợp pháp thực sự là vấn đề ở Mỹ Latin?

Câu chuyện về cách người nghèo nhảy dù vào đất đai ở các thành phố Mỹ Latin và các thức việc đó đã trở thành tập quán ở một số thành phố để chiếm một thửa đất là câu chuyện rất dài. Hầu hết các khu nhà của dân thu nhập thấp ở các thành phố đồng bằng của Ecuador, Peru, Central America, Colombia và Venezuela đều được hình thành bằng sự nhảy dù. Ở những nơi khác, sự nhảy dù chỉ diễn ra trong những thời gian nhất định, thường là khi nhà cầm quyền làm ngơ trước quá trình đó. Như trường hợp của một số thành phố nhất định ở Brazil, ở Santiago (Chile) trước năm 1973 và nhiều nơi ở Mexico.

Một sự thật đã luôn bị giấu đi trong câu chuyện này, các chính quyền đôi khi cũng là những tác nhân chủ chốt thúc đẩy sự xâm chiếm đất đai. Ví dụ ở Lima, việc xâm chiếm đất công trên quy mô lớn là do chính phủ Odría phát động vào những năm 1940 (Collier, 1976). Tương tự, ở các thành phố của Venezuela, các chính đảng lớn đã tạo điều kiện cho việc xâm chiếm đất công trong suốt nhiều năm years (Ray, 1969; Gilbert and Healey, 1985). Ở Chile, việc xâm chiếm đất đai đươc tất cả các chính đảng khuyến khích để kiếm phiếu trong cuộc bầu cử cạnh tranh dữ dội và bị chính trị hóa cao độ năm 1970 (Kusnetzoff, 1987; 1990).

Mặc dù vậy, việc xâm chiếm đất đai không phải là cách thông thường mà người dân nghèo giành lấy đất đai ở mọi thành phố. Tại hầu hết cao nguyên của Colombia, Ecuador, Mexico và Peru, cũng như miền nam Brazil, đa số các khu ổ chuột được dựng trên các khu đất mà các gia đình đã phải mua bằng tiền (Doebele, 1975; Gilbert, 1981; Gilbert and Ward, 1985; Beijaard, 1995). Những khu định cư này phá vỡ quy hoạch của chính quyền nhưng không bất hợp pháp theo nghĩa là chủ sở hữu bị tước đoạt đất đai. Tình trạng bất hợp pháp cũng bao gồm sự thiếu thốn các dịch vụ, điều này có thể được giải quyết đơn giản bằng cách cung cấp cơ sở hạ tầng. Ở những nơi khác, các khu nhà đàng hoàng và được cung cấp dịch vụ tốt chỉ thiếu giấy chứng nhận quyền sở hữu phù hợp; chúng chỉ bất hợp pháp theo khía cạnh kỹ thuật. Ở Mexico, tình hình thông thường là phức tạp hơn do sự phát triển mạnh của đô thị đã diễn ra ở đất ejidal. Do các cộng đồng nông nghiệp kiểm soát đất đai không thể bán chúng một cách hợp pháp nên chính quyền khó có thể cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu cho những người nhảy dù (Azuela, 1989; Jones and Ward, 1998; Fernandes and Varley, 1998). 

Nhiều dạng phát triển đất đai bất hợp pháp tạo ra những người nhảy dù với thửa đất mà họ sẽ không bao giờ rời bỏ. Trái ngược với lời yêu cầu về quyền pháp lý của họ, hầu hết những người mua đất trong sự phân chia bất hợp pháp đều hiểu rất rõ rằng họ là chủ sở hữu kể từ ngày họ thanh toán tiền lần đầu cho người phân chia đất bất hợp pháp. Những chủ sở hữu tiếp tục xây dựng nhà của họ mà không cần quan tâm đến nguy cơ bị trục xuất. Những người xâm chiếm đất đai ít chắc chắn về quyền sở hữu nhưng ở những nơi mà họ nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ về chính trị thì họ biết rằng mình an toàn. Chỉ có những lợi ích nhóm mới đe dọa được các khu ổ chuột, ví dụ, khi chúng cận kề về mặt địa lý với khu vực dân cư thượng lưu thì chúng sẽ bị phá bỏ. Hầu hết các chương trình trục xuất thẳng tay ở Caracas, Rio de Janeiro, Mexico City và Santiago de Chile đều chỉ tác động tới các cộng đồng nằm ở gần trung tâm thành phố hay các khu ngoại ô của giới nhà giàu (Coulomb and Sánchez, 1991; Dwyer, 1975; Hardoy and Satterthwaite, 1981; Scarpaci et al., 1988; Valladares, 1978). Động cơ thông thường khác của các vụ trục xuất là chính phủ quân sự hay độc đoán nắm quyền; sau nhiều năm chính quyền dân chủ lảng tránh việc sử dụng quân đội.

Nhưng trong thực tế việc phá hủy các khu ổ chuột không bao giờ thành luật. Nếu như điều đó diễn ra, đại đa số các khu dân cư bất hợp pháp bao quanh hầu hết các thành phố của Thế Giới Thứ Ba sẽ không tồn tại. Hầu hết chính quyền đều để mặc các khu ổ chuột; họ muốn phục vụ hơn là phá hủy chúng (Gilbert and Gugler, 1992). Lý do là rất rõ ràng. Thứ nhất, các chính trị gia muốn kiếm phiếu bầu của người nghèo, hay ít nhất là từ im lặng của họ. Phá hủy các khu ổ chuột sẽ làm đảo lộn sự ổn định xã hội. Thứ hai, các khu ổ chuột sẽ củng cố thay vì hủy hoại lý tưởng sở hữu tư nhân, nuôi dưỡng các giá trị bảo thủ trong lòng người nghèo. Cũng giống như khi đất đai bị đánh cắp thì chúng thường là đất công chứ không phải đất tư nhân, cũng như các khu vực bị đánh cắp thường xuyên là các khu vực chẳng mấy được đoái hoài.

Nhu cầu về quyền sở hữu đất đai

Hernando de Soto có lý khi tin rằng việc thiếu quyền sở hữu pháp lý có thể gây trở ngại cho người nghèo. Những người nhảy dù tại các khu ổ chuột mới hình thành thường cảm thấy bất ổn và thậm chí ở những khu ổ chuột đã được hình thành từ lâu, một số dạng gia đình nhất định có thể cảm thấy nguy cơ của việc không có quyền sở hữu chính thức: các hộ gia đình do phụ nữ làm chủ, cộng đồng nhập cư, các nhóm thiểu số. Sau cùng, việc thiếu quyền sở hữu pháp lý có thể gây ra sự phức tạp cho quá trình mua bán tài sản cũng như vay nợ. Rõ ràng là điều này giải thích lý do khiến các chính quyền Mỹ Latin tiến hành chương trình chứng nhận quyền sở hữu đất đai trên quy mô lớn (xem bên dưới).

Nhưng vấn đề hiện nay được khoa học thừa nhận rộng rãi là sự ổn định của việc chiếm hữu không đòi hỏi phải có quyền pháp lý đầy đủ (Durand-Lasserve, 1986; McAuslan, 1985; Fernandez and Varley, 1998). Trong thực tế thì sự dễ tổn thương của các khu định cư phi pháp rất khác nhau. Điều đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có đặc điểm của người chủ sở hữu ban đầu, vị trí của đất đai, các cách sử dụng đất đai, bản chất của chính quyền và việc sắp có bầu cử hay không.

Như đã nêu, nhiều người cho rằng chương trình chứng nhận quyền sở hữu đất quy mô lớn được thực hiện vì nhiều lý do khác chứ không phải để giúp đỡ người nghèo. Các chương trình chứng nhận quyền sở hữu đất được ưa thích bởi vì chúng là một chính sách nhà ở rẻ tiền; Chứng nhận quyền sở hữu đất sẽ rẻ hơn rất nhiều so với việc cung cấp các khu định cư có dịch vụ kèm theo. Không chỉ vậy, các nhà cầm quyền và các tổ chức quốc tế còn kiếm được tiền từ các chương trình chứng nhận quyền sở hữu đất đai. WB từ lâu đã thừa nhận rằng lợi nhuận mà một cơ quan chính quyền tạo ra có thể được dùng để tài trợ cho các chương trình nâng cấp ở nơi khác (McAuslan, 1985:62). Nhiều người ở Washington cũng cho rằng việc cấp chứng nhận quyền sở hữu trên quy mô lớn chỉ là thích hợp khi những người được hưởng lợi sẵn sàng trả toàn bộ chi phí.

Vấn đề xuất hiện khi chi phí chứng nhận quyền sở hữu đất đai là rất cao. Ở Guayaquil, Lanjouw and Levy (1998:47) đã phát hiện ra rằng “chi phí dự tính để nhận được giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, tính trung bình, là bằng 102% chi tiêu hàng năm của hộ gia đình (s.d.12.4), tính theo đầu người. Mặc dù chi phí có thể được phân bổ theo thời gian, nhưng nó rõ ràng là một khoản chi phí lớn đối với những hộ gia đình nhảy dù.” Nếu như người nghèo hiểu rõ về chi phí của việc chứng nhận quyền sở hữu đất đai và có thể từ chối nhận quyền sở hữu thì sẽ không có nhiều người phản đối. Song song với điều đó là cuộc tranh luận về việc thu phí để thiết lập dịch vụ cũng rất rõ ràng.

Tuy vậy, ngay cả khi toàn bộ chi phí của việc hợp pháp hóa được làm rõ thì mọi việc cũng chưa đến đâu. Việc cấp chứng nhận quyền sở hữu đất đai có thể mang đến các khoản chi phí ngoài dự tính như thuế đất (Ward, 1989; Durand-Lasserve, 1986). Chúng cũng có thể làm gia tăng chi phí sinh hoạt của những người không được hưởng lợi trực tiếp, ví dụ người thuê nhà có thể bị tổn thương khi giá thuê nhà tăng lên ở những khu định cư được hợp pháp hóa. Việc hợp pháp hóa cũng có thể tạo ra các vấn đề trong phạm vi gia đình, đặc biệt là với luật dân sự hay các bà vợ hai (Varley, 2000). Một số người cực tả còn cho rằng chủ sở hữu sẽ tổn thất do giá trị tài sản gia tăng, mở đường cho sự xâm lấn ngược của những nhóm có thu nhập cao hơn tại các khu định cư nghèo (Burgess, 1982). Nhưng theo ý kiến của tôi thì vấn đề thực sự trong cuộc tranh luận về quyền sở hữu là việc cấp chứng nhận có thực sự làm thay đổi cuộc sống của người nghèo hay không.

Quyền pháp lý và cải tạo nhà ở 

Việc cấp quyền pháp lý có gia tốc quá trình cải tạo nhà ở không? Trên thực tế có rất nhiều bằng chứng cho thấy những người nhảy dù cải tạo nhà ở của họ mà không cần phải có bất cứ thứ gì giống như giấy chứng nhận quyền sở hữu (Payne, 1989; Razzaz, 1993; Varley, 1987). Như Payne (1989:44) đã viết: “sự ổn định của chiếm hữu là quan trọng hơn tình trạng pháp lý trong việc quyết định đầu tư cải tạo nhà ở và rõ ràng là việc cung cấp các dịch vụ công được cư dân coi là bằng chứng mạnh mẽ của việc họ được chấp nhận chính thức cũng như có được sự chiếm hữu ổn định trên thực tế.” Nhận thức về sự ổn định là chìa khóa và Razzaz (1993:349) cho rằng: “bằng chứng kinh nghiệm cho thấy sự ổn định liên tục tại các khu định cư bất hợp pháp ít phụ thuộc vào tình trạng pháp lý mà phụ thuộc nhiều hơn vào nhận thức của người xâm chiếm về sự trục xuất và phá hủy (cưỡng chế); cũng như sự xuất hiện của dịch vụ và một khoảng thời gian”. Guayaquil, Lanjouw and Levy (1998:1) “phát hiện ra rằng các quyền phi pháp về sở hữu tài sản cũng đem lại cho nhiều người những lợi thế giống như quyền hợp pháp. Do vậy, về mặt chính trị thì không thể đánh giá tầm mức độ quan trọng của việc hợp pháp hóa các quyền sở hữu mà không nghiên cứu kỹ lưỡng các nguồn quyền sở hữu khác của người chủ”. Ngay cả ở những barriadas của Peru, sự sở hữu hợp pháp có vẻ cũng không quá quan trọng: “Sở hữu là quan trọng, nhưng đối với những người nhảy dù đã sống tại một khu đất quanh Lima trong khoảng thời gian trung bình 10,4 năm thì xác suất bị trục xuất được coi là nhỏ” (Strassman, 1984: 747).

Ở các khu định cư không có nguy cơ bị xóa sổ, sự bất hợp pháp dường ít có tác động đến việc người nghèo xây dựng nhà (Varley, 1987). Tại các khu đô thị nhảy dù của Bogotá, sự ổn định của sở hữu có vẻ như được giả định ngay từ đầu khi mà những người xâm chiếm sẵn sàng xây dựng mà không cần có quyền sở hữu đất đai. Nếu như họ có hoài nghi thì sẽ lại được trấn an khi nhà cầm quyền cung cấp các dịch vụ cho khu định cư. Một khi nước sạch và điện được cung cấp thì không còn rào cản thực tế nào đối với việc xây dựng tự phát. Tòa nhà hai hoặc ba tầng sẽ xuất hiện ngay cả khi người dân không có quyền pháp lý. (Skinner et al., 1987: 236).

Mặc dù rõ ràng là sự hợp pháp hóa đôi khi cũng cần thiết để đảm bảo cho những người xâm chiếm đặc biệt không ổn định song mối liên hệ nhân quả thường xuyên bị đảo ngược. Việc đầu tư vào nhà cửa thường xuyên dẫn đến việc chứng nhận quyền sở hữu (Hirschman, 1984; Razzaz, 1993: 350).

Ngay cả khi quyền sở hữu được cấp thì cũng cần phải có các biện pháp hỗ trợ để sự đầu tư có thể tiếp tục. Việc cung cấp dịch vụ đã giải phóng sự đầu tư vào nhà ở tại Cartagena và Medellín (Colombia), Lima, Lusaka, Nairobi, Rawapindi và Tunis đã có cơ sở hạ tầng đô thị. Như Strassman (1984:751) đã viết: “đầu tư cơ sở hạ tầng khích thuê mướn nhân công và thúc đẩy sự phát triển của nhà ở”. 

Quyền pháp lý cải thiện chức năng của thị trường nhà ở 

Theo de Soto (2000:47): “mọi tài sản có khía cạnh kinh tế và xã hội không phù hợp với hệ thống sở hữu chính thống đều rất khó có thể đưa ra thị trường”. Theo kinh nghiệm của tôi thì điều này là sai. Ở Mỹ Latin, thị trường hợp pháp và bất hợp pháp đều hoạt động hiệu quả với một phạm vi sản phẩm rộng, trong đó có đất đai bị xâm chiếm, hàng nhập khẩu lậu, hàng ăn cắp và ma túy. Sự bất hợp pháp không mấy khi ngăn được thị trường phát triển; nó chủ yếu tác động đến giá cả trên thị trường đó. Trong trường hợp của ma túy, sự bất hợp pháp làm tăng giá giao dịch; trong trường hợp các khu đất của người có thu nhập thấp thì nó làm giảm giá.

Ở Bogotá, một thị trường tích cực về đất đai tồn tại mà không cần có giấy chứng nhận quyền sở hữu và những dạng thị trường tương tự đã phát triển tại những nước nghèo nhất. Tại Mexico, đất ejido được bán bất chấp nguy cơ bị trừng phạt (Azuela, 1989; Gilbert and Ward, 1985; Varley, 1987). Ngay cả ở những khu định cư do người nhảy dù lập lên thì việc chuyển nhượng đất đai cũng diễn ra. Ví dụ ở Valencia, Venezuela, hầu hết cư dân ở hai khu định cư nhảy dù đều đã mua nhà đất tại khu định cư: 23% tổng số cư dân đã mua một ngôi nhà, 32% đã mua một thửa đất có lều và 11% mua một thửa đất trống hoàn toàn (Gilbert and Healey, 1985: 122).

Theo cách mâu thuẫn thông thường của mình, de Soto thừa nhận thực tế ấy. Tại sao quyền sở hữu chính thống lại quan trọng? Bởi vì với sự “không có đất đai để mất”, cư dân “chỉ có thể giao dịch với thành viên gia đình và hàng xóm hiện tại. Những người không có gì để mất bị mắc kẹt trền nền đất nhếch nhác của thế giới tiền tư bản” (de Soto, 2000: 56). Họ có thể bán và mua nhưng với giá thấp. Bất chấp những giá thấp đó, “tổng giá trị của bất động sản do người nghèo thuộc Thế Giới Thứ Ba và các nước cựu cộng sản nắm giữ nhưng không được sở hữu hợp pháp ít nhất là 8,3 nghìn tỷ dollar” (p. 35).[3] Nếu như thị trường tài sản quan trọng đó đã tồn tại thì tại sao cần phải có chứng nhận quyền sở hữu? 

Việc chứng nhận quyền sở hữu đất đai mang đến đảm bảo bổ sung để làm tăng giá thị trường. Giá đất đai sẽ tăng vì ba lý do: vì quá trình giao dịch được đơn giản hóa, vì người mua có bằng chứng về sự sở hữu; và vì giao dịch có thể thuận tiện hơn nhờ tiếp cận được tín dụng chính thống. Theo De Soto (2000:46): “Sở hữu chính thống tạo ra quy trình, hình thức và các quy định đặt đất đai vào tình trạng cho phép chúng ta biến chúng thành tư bản tích cực”. 

Sự phổ biến của quyền sở hữu đất đai tại nhiều quốc gia phá triển, nơi mà “chủ nghĩa tư bản thắng lợi”, có vẻ như được gán cho sự phát triển của một thị trường đất đai có hiệu quả. Tuy vậy, cần phải ghi nhận rằng tại những nơi chi phí giao dịch cao thì nhà hiếm khi được bán; ví dụ như Bỉ có tỷ lệ thay đổi chỗ ở thấp là vì lý do này. Nhưng tại những nơi mà chi phí giao dịch thấp, thị trường chính thống cung cấp cho chủ sở hữu bất động sản một phương tiện để tích lũy tư bản. Ở Anh, Saunders (1990:117) lập luận rằng “chủ sở hữu nhà có khuynh hướng mua ngay khi không phải cân nhắc về tài chính” và những tính toán của ông cho thấy sự đánh giá của họ là chính xác. Tương tự, ở Hoa Kỳ, Rohe and Steward (1996:44) cho rằng chủ sở hữu nhà “hy vọng tạo dựng sự giàu có khi quyền sở hữu bất động sản được công nhận” và Megbolugbe and Linneman (1993: 660) cho biết rằng “khoảng 80% người Mỹ coi việc sở hữu nhà là một khoản đầu tư tốt”.

Dĩ nhiên, không phải mọi nhà bình luận đều bị thuyết phục rằng chủ sở hữu nhà kiếm được tiền từ “sự đầu tư” của họ. Thời điểm là quan trọng và việc sở hữu nhà có thể làm những người mua kém may mắn mất một đống tiền trong ngắn hạn. Ở Hà Lan, giá nhà giảm từ đầu những năm 1980 và ở Anh là vào cuối những năm 1980, đều là thời điểm tồi tệ để mua nhà với khoản vay cầm cố. Khả năng tích lũy tư bản phụ thuộc nhiều vào vị trí. Trong khi nhà cửa ở một số khu vực tăng giá trị thì những chỗ khác lại không tăng (Edel et al., 1984; Smith, 1987). Các nhân tố tương tự cũng xuất hiện tại các thành phố Mỹ Latin. Ở Bogotá, tính toán của Jaramillo and Parias (1997) cho thấy bong bóng nhà cửa của những năm 1990 đã chủ yếu đem lại lợi ích cho những người sống ở khu vực phía bắc giàu có của thành phố. Mặc dù vậy, ngay cả ở đây giá nhà từ năm 1989 đến 1996 cũng ổn định trên khía cạnh giá thực tế. Kể từ đó giá nhà đã giảm đi khoảng 40%. Giống như thị trường chứng khoán, mua tài sản không luôn có nghĩa là thu được lợi nhuận, ngay cả với tầng lớp giàu có hay trung lưu. Thị trường tài sản có thể không ổn định.

Tình cảnh của người nghèo là giống hệt nhau khi mà kết quả của “sự đầu tư” vào nhà đất của họ không thể như kỳ vọng. Họ chi tiền cho việc xây dựng cũng như cải tạo nhà ở mà không biết họ sẽ nhận lại được bao nhiêu trong tương lai. Tuy vậy, những người sở hữu nhà ở Bogotá tin rằng họ đầu tư một cách khôn ngoan (Gilbert, 1999). Có người tuyên bố rằng “mua bất cứ căn nhà nào ở Bogotá cũng là một sự đầu tư tốt”, có người khác lại ví ngôi nhà của anh ta với cây ăn trái; nó cần được chăm sóc và thu hoạch.

Quan điểm của tôi là những người sở hữu nhà này đã quá lạc quan trong các tính toán của họ. Trong khi tôi không hoài nghi về việc mua một căn nhà có thể mang ý nghĩa nào đó và có thể giúp đỡ các gia đình về mặt tài chính thì lợi tức từ tư bản rõ ràng là không cao. Lý do thật đơn giản. Nghiên cứu ở Santiago, Chile, Bogotá, Colombia cho thấy các gia đình sở hữu nhà hầu như không bao giờ chuyển nhà và thị trường nhà ở đã qua sử dụng rất nhỏ bé. Rất ít hộ gia đình thu nhập thấp chuyển đến Santiago ngay cả khi họ có quyền sở hữu chính thức và đa số các căn nhà đã được khu vực chính thống xây dựng (Gilbert et al., 1993: 92; Richards, 1994: 136; Crespo, 2000; Pérez-Iñigo González, 1999). Một khảo sát được thực hiện ở Santiago vào năm 1995 cho thấy sự di chuyển chỗ ở của tầng lớp trung và thấp là cực kỳ ít cũng như về sự “sự thiếu vắng thực sự của thị trường nhà ở” (Cade Consultores, 1995: 2). Mặc dù một số đáng kể hộ gia đình sẽ muốn di chuyển chỗ ở, đa số người dân có vẻ vẫn sẽ ở lại chỗ cũ “chẳng biết đến khi nào”. Vấn đề trở nên trầm trọng vào giữa những năm 1990, chính quyền của Eduardo Frei đã phải triển khai chương trình đặc biệt để khuyến khích việc di chuyển chỗ ở (Held, 2000; Pérez-Iñigo, 1999; Almarza, 1997; 2000).

Sự di chuyển chỗ ở của chủ sở hữu nhà tại những khu dân cư thu nhập thấp đông đúc của Bogotá cũng rất hạn chế. Thời gian trung bình sống tại khu định cư của chủ nhà có độ tuổi trên hai mươi tại bốn khu định cư là 19 năm (Gilbert, 1999). Dĩ nhiên con số trung bình này đã tính thấp sự cư trú lâu dài khi mà hầu hết các gia đình vẫn tiếp tục sống trong cùng một căn nhà, tất nhiên là nhiều năm. Chỉ có bốn chủ nhà trong số 276 người là chuyển đến khu định cư vào năm trước và chỉ có 14 người chuyển tới trong vòng 5 năm qua. Dấu hiệu tương tự về sự bất động cũng được tìm thấy ở Caracas và thành phố Mexico (Gilbert et al., 1993), Nghiên Cứu Các Chỉ Số Nhà Ở Của WB cho thấy theo các tiêu chuẩn quốc tế về di chuyển nơi ở thì việc chuyển chỗ ở tại các thành phố lớn của Mỹ Latin là rất ít (Persaud, 1992: 46-7).

Ngay cả khi những chủ nhà nghèo có quyền sở hữu đất đai, thị trường cũng hầu như là chết. Đây là sự thật ngay cả tại những thành phố mà thị trường nhà ở và đất đai rất sôi động ở khu vực thu nhập cao và khu vực thương mại. Anh không thể tích lũy tư bản nếu như không có thị trường để mua bán tài sản. Nếu như quyền sở hữu bất động sản không phải là vấn đề thì đâu là vấn đề?

Quyền pháp lý có giúp người nghèo tiếp cận tín dụng chính thống? 

Việc bán tài sản tại các khu ổ chuột có thể khá phổ biến ngay cả khi “chủ nhà” thiếu quyền pháp lý và “đã ăn trộm” đất đai. Vấn đề với các khu ổ chuột không phải là thiếu một thị trường mà là những hạn chế đối với chúng. Nhiều người mua bán các thửa đất, lều và thậm chí là căn nhà hai phòng ngủ. Điều không phổ biến là các trường hợp hộ gia đình mua căn nhà hai hoặc ba tầng ở những khu định cư này. Anh không cần nhiều tiền để mua một căn lều nhưng anh cần rất nhiều tiền để mua một căn nhà hai hay bốn tầng. Ở những khu vực thu nhập thấp của Bogotá, chủ nhà thường đòi giá từ 20.000 đến 40.000 dollar vào mùa hè năm 1997. Lý do khiến chỉ có một ít vụ mua bán là không ai có thể mua được chúng. Chủ nhà ở khu ổ chuột có thể bán một căn nhà tử tế chỉ với một nỗ lực lớn và/hay với giá rất thấp (Gilbert, 1999)

Theo de Soto, có quyền sở hữu hợp pháp có thể giải quyết vấn đề bằng cách giải phóng một làn sóng tài trợ chính thống. Sự ủng hộ cho niềm tin này xuất phát từ kinh nghiệm ở Hoa Kỳ, nơi mà “nguồn cung cấp tài chính quan trọng duy nhất cho công việc kinh doanh mới…là khoản vay cầm cố căn nhà của người kinh doanh” (de Soto, 2000:6). Cách ngân hàng sẽ cho người nghèo vay tiền bởi vì họ giờ đã có quyền sở hữu để đem thế chấp. Ngân hàng có thứ để phát mại trong trường hợp khách hàng của họ vỡ nợ. Lanjouw and Levy (1998: 45) đồng ý rằng: “nếu như sự chuyển giao không chắc chắn hạn chế khả năng bán tài sản của một hộ gia đình, điều đó cũng hạn chế ngân hàng phát mại tài sản và làm giảm giá trị của tài sản bị đem cầm cố”.

a) Ngân hàng và khu ổ chuột: Bằng chứng của tôi trong trường hợp của Bogotá, được ủng hộ hoàn toàn bằng những nghiên cứu tại những nơi khác của thế giới, cho thấy sự nắm giữ quyền pháp lý hầu như không tạo ra sự khác biệt nào đối với tài chính chính thống. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, Ozuekren (1998:11) khẳng định rằng “hộ gia đình có rất ít cơ hội để vay tiền bằng cách cầm cố nhà cho các tổ chức tài chính”. “Hệ thống cho vay nhà ở tinh tế” của Mexico cũng chỉ có thành tích nghèo nàn trên phương diện những lựa chọn tài chính tiến bộ và các hoạt động tài chính phục vụ cộng đồng (Siembada and López, 1998:22) và kinh nghiệm nhiều năm gần đây ở Nam Phi cũng cho thấy điều tương tự (Bond and Tait, 1997; Goodlad, 1996; Tomlinson, 1998). Ngay cả WB và IADB cũng thừa nhận sự phức tạp trong việc tiếp cận các gia đình nghèo (Rojas, 1995; World Bank, 1993:121). Những nỗ lực của chính quyền trong việc cho người nghèo vay tiền cũng đã cho thấy sự thất bại đáng ngạc nhiên, phần lớn ngân sách cuối cùng rơi vào tay các nhóm thu nhập trung bình hay các nhóm lao động được ưu ái (Bhattacharya, 1990; Daniere, 1999; Laun, 1976; Persaud, 1992; Rakodi, 1995; Struyk, 1989; Datta and Jones (eds.), 1998).

Hệ thống tài chính chính thống phải đối mặt với nhiều sự khó khăn khác nhau để tiếp cận người nghèo. “Các quy định về khoản vay cầm cố thường thiên về phía nhà ở hoàn chỉnh thuộc chủ sở hữu, khiến các tổ chức tài chính không thấy hấp dẫn hoặc không thể cho vay để thuê mua hoặc mua nhà ở công cộng, hoặc cho cải tạo nhà ở hay nhà xây thô ở các khu vực có dịch vụ” (World Bank, 1993:118). Bên cạnh đó, “những người cho vay cầm cố khó có thể xác định thu nhập của việc tự kinh doanh và khó có thể tạo ra cách ước lượng chính xác về về thu nhập của việc tự kinh doanh từ việc phân tích sự hoàn thuế” (Ferguson, 1999: 187). Ở Bogotá, rất ít tổ chức cho vay có quy định về thỏa thuận với người lao động tự do. Thủ tục cho vay dựa trên yêu cầu người vay tiềm năng phải thể hiện rằng họ có thu nhập ổn định. Dĩ nhiên, một số ít người lao động tự do có thể làm điều này. Bên cạnh đó những người cho vay cũng không mấy tin rằng người nghèo sẽ trả nợ và mấu chốt cuối cùng là lợi nhuận từ việc cho người nghèo vay thường thấp (UNCHS, 1996: 370).

Ở Bogotá, vấn đề nghiêm trọng nhất mà những người cho vay chính thống phải đối mặt không phải là sự thiếu vắng quyền sở hữu mà là bản chất của đất đai mà người nghèo muốn cầm cố. Các doanh nghiệp tiết kiệm và cho vay của Colommbia quy định chặt chẽ về các dạng nhà cửa và khu vực mà họ sẽ cho vay. Ngay cả tổ chức tiến bộ xã hội như Colmena cũng có “ranh giới” cho những khu vực của Bogotá.[4] Những người sống ở nơi được coi là khu vực rủi ro sẽ không được vay tiền. Nếu như người cho vay hoài nghi về giá trị của tài sản thì bằng chứng về việc gia đình nghèo cực kỳ đáng tin cậy trong việc trả nợ cũng không mấy quan trọng.[5] Các chương trình vi tín dụng cũng thất bại trong việc tạo ra ấn tượng về nhu cầu của người nghèo trong các khoản vay liên quan đến nhà ở (Almeyda, 1996). Vi tài chính là khuynh hướng theo hình mẫu hoạt động của ngân hàng Grameen và tạo ra một danh mục cho vạy dựa trên những khoản vay nhỏ thường xuyên; cách tiếp cận là rất phức tạp do trường hợp nhà ở đòi hỏi một khoản tiền lớn. Ngay cả khi các tổ chức hợp tác này sẵn sàng cung cấp tài chính cho nhà ở thu nhập thấp thì chương trình của họ cũng rất giới hạn do sự hạn hẹp về tài chính và sự ưu tiên tài trợ cho việc xây dựng nhà ở của họ (Avila, 1995: 26). [6] Việc không ai cho vay để nâng cấp hoặc mua căn nhà đã qua sử dụng có vẻ là một vấn đề phổ biến trên thế giới (Ferguson, 1999)

b) Người nghèo có muốn vay tiền? Nếu như ngân hàng không mấy mặn mà với việc cho người nghèo vay tiền thì người nghèo cũng không mấy khi muốn vay tiền. Một số người được nhận trợ cấp nhà ở của Nam Phi, những người “nói rằng họ không muốn vay cầm cố lớn gấp ba lần số người muốn vay” (Tomlinson, 1999: 1357). Dĩ nhiên, như WB thừa nhận (2000: 74-5): “Người nghèo thường không muốn và không tìm kiếm các khoản vay vì họ tin rằng họ sẽ bị từ chối hoặc sẽ không thể đáp ứng được các yêu cầu của ngân hàng.” Nhưng sự lưỡng lự này có thể xuất phát từ nỗi lo sợ về việc sẽ xảy ra khi họ không thể trả nợ. Đối với nhiều hộ gia đình nghèo, trả nợ là một gánh nặng có thể đe dọa sự ổn định tài chính của cả gia đình. Như Rogaly and Johnson (1997: 119) đã viết: vay mượn “có thể gây thiệt hại cũng như tạo thuận lợi cho người nghèo. Các quan hệ tài chính, đặc biệt là nợ nần, là cách mà những nhóm người nghèo bất lực cố thủ”. Kinh nghiệm mới đây ở Lima cho thấy việc chứng nhận quyền sở hữu đất đai có thể dẫn đến sự gia tăng phạm vi ảnh hưởng của khu vực cho vay chính thống. Theo cơ quan chứng nhận quyền sở hữu địa phương, khoảng 45.000 trong số 300.000 gia đình mới được cấp chứng nhận sở hữu ở Lima đã vay nợ với khoản cầm cố là tài sản (Conger, 1999). Nhưng trường hợp của Lima lại có vẻ rất khác với Bogotá, tại đó rất ít gia đình sẵn sàng vay mượn tiền bằng cách cầm cố quyền sở hữu nhà và các tổ chức cho vay có vẻ ít bị thuyết phục bởi quyền sở hữu đất đai thật sự (Gilbert, 2000).

Hầu hết các gia đình nghèo xây dựng và cải tạo nhà ở của họ bằng các khoản vay cá nhân và từ các nguồn phi chính thống (Boleat, 1985; Renaud, 1987; World Bank, 1993; Macaloo, 1994; Napier, 1999; Ozuekren, 1998; UNCHS, 1996). Các nguồn phi chính thống “bao gồm các tiết kiệm cá nhân và theo nhóm, vận may, tự chế tạo vật liệu xây dựng, tiền mồ hôi nước mắt, các khoản vay nhỏ từ người cho vay tiền của khu dân cư, các thỏa thuận trao đổi và các khoản tự túc mang tính cộng đồng, tiền gửi về của gia đình sống ở nước ngoài. Những nguồn tiền này đều có một vấn đề chung. Chúng đến không đều và thường là chậm chạp bởi vì chúng không kết nối với tổ chức và thị trường tài chính chính thống. Kết quả chung là hoạt động xây dựng ở thành phố chỉ tăng lên một các chậm chạp và không liên tục” (Ferguson, 1999: 189).

Nực cười thay, khoản nợ liên quan đến bất động sản lớn nhất ở khu vực thu nhập thấp của Bogotá lại là khoản tiền dành cho việc mua đất. Khoản vay này không được hỗ trợ bởi bất cứ tài sản cầm cố hay quyền sở hữu tài sản nào và do những người phân chia đất bất hợp pháp cung cấp. Những người phân chia đất có khuynh hướng bán các thửa đất với khoản thanh toán ban đầu là 10% và phần còn lại được thanh toán hàng tháng trong ba hay bốn năm tiếp theo (Gilbert and Ward, 1985). Trong một khảo sát mà tôi thực hiện ở bốn khu định cư vào năm 1997, hầu hết các gia đình đã chiếm dụng một mảnh đất trống đều vay tín dụng phi chính thống thông qua những người phân chia đất bất hợp pháp (bảng 1). Rất ít trong số 33 người mua các mảnh đất trống tham gia khảo sát đã thanh toán toàn bộ giá trị bằng tiền mặt. Trong số 29 người cung cấp chi tiết, 75% đã trả một khoản ban đầu và phần còn lại theo thời gian. Trong số còn lại, chỉ có ba người nói rằng họ đã trả toàn bộ tiền một lần.

Bản 1

Nguồn tài chính để mua thửa đất 

Nguồn tài chính                                   Số lượng

Thừa kế                                                   2

Trả bằng tiền mặt hoặc tiền tiết kiệm     6

Cesantía hay vay từ nơi làm việc           11

Bán thửa đất hay nhà                              2

Vay gia đình                                           2

Tín dụng từ người phân chia đất            21

Không rõ                                                4

Tổng số trả lời (hộ gia đình)                 48 (33)

Nguồn: Khảo sát Bogotá

Ở Bogotá, một số ít hộ gia đình mua nhà thay vì mua một thửa đất đã không bao giờ sử dụng các cơ chế tài chính chính thống (bảng 2). Hơn nữa mọi loại tài chính tham gia vào hoạt động này đều có hai dạng phổ biến. Dang thứ nhất là người bán sẽ cung cấp tài chính bằng cách cho phép người mua thanh toán làm nhiều lần. Dang thứ hai của tín dụng phi chính thống là khoản vay từ họ hàng hoặc bạn bè của người mua hoặc cải tạo nhà ở.

Bảng 2 

Nguồn tài chính mua một căn nhà hoàn thiện hay xây thô 

Nguồn          Khu ổ chuột         Khu chính thống          Tổng số

Vay nợ 
chính thống            0                                 7                         7

Cesantía                 0                                 5                         5

Thừa kế                  4                                 0                         4

Đổi bằng 
tài sản, 
kinh doanh khác, 
vv.                          2                                 0                         2

Nợ người bán         3                                 1                         4

Bán ngôi nhà/
mảnh đất khác        3                                 0                         3

Vay mượn 
gia đình                  1                                 1                         2

Vay nợ/Xổ số         2                                 0                         2

Tự tiết kiệm 
hoàn toàn                5                                2                          7

Tổng số trả lời 
(hộ gia đình)          20 (13)                    16 (13)              36 (26)

Nguồn: Khảo sát chuyên sâu Bogotá 

Sự phi chính thống của tài chính trong việc mua bán tại các khu định cư phi pháp chủ yếu là do thiếu các sự lựa chọn thay thế thực tế, mặc dù thật sự là có một số ít giao dịch đòi hỏi tài chính lớn. Hầu hết các ngôi nhà được mua đều trong tình trang chưa hoàn thiện, chỉ có 7% số người được hỏi sống trong một căn nhà giống với tình trạng khi họ mua nó. Ngay cả nhóm này cũng thường xuyên sống trong những căn nhà rất giản dị.

Quyền pháp lý thúc đẩy thị trường cho thuê nhà? 

Theo Lanjouw and Levy (1998: 3-4) thì chủ sở hữu nhà tại các khu ổ chuột của Guayaquil bị ngăn cản trở thành người cho thuê nhà do họ thiếu quyền pháp lý. “Có các quyền không thể sang nhượng sẽ cải thiện khả năng kinh doanh của hộ gia đình bằng cách giảm bớt những thứ gây khó khăn cho việc đòi lại bất động sản từ người thuê sau khi kết thúc hợp đồng.” Ở Valencia, Venezuela, vào những năm 1970, một khuynh hướng tương tự cũng xuất hiện. Chủ nhà sợ bị mất tài sản khi người thuê nhà chiếm luôn căn nhà. Để tránh vấn đề này, các chủ nhà thường chỉ cho những người nhập cư bất hợp pháp thuê, những người này sẽ không dám chiếm nhà vì họ sẽ bị trục xuất (Gilbert and Healey, 1985). Nhưng sự e ngại pháp luật không cản trở hầu hết những người cho thuê nhà thực hiện các hoạt động có thể dẫn đến sự trừng phạt về mặt pháp lý. Ở các thành phố của Mỹ Latin, rất ít người cho thuê nhà cung cấp hợp đồng bằng văn bản (Gilbert et al., 1993; Gilbert and Varley, 1991). Một số ít biết rõ luật cho thuê nhà quy định những gì và chẳng mấy ai buồn tuân thủ luật. Ngay cả de Soto (2000:21) cũng thừa nhận về việc cho thuê bất hợp pháp. Theo ông ta, ở Brazil “không có sự kiểm soát đối với việc cho thuê nhà ở favelas; tiền thuê được trả bằng dollar Mỹ, người không trả tiền sẽ nhanh chóng bị đuổi ra khỏi nhà”. Nếu như bằng chứng cho thấy người cho thuê nhà vô thiên vô pháp như vậy thì tại sao de Soto lại khẳng định rằng họ sẽ không cho thuê nhà trừ khi có quyền pháp lý?

Cho thuê nhà ở hầu hết các khu vực thu nhập thấp đã phát triển tốt trước khi quyền sở hữu đất được cấp. Quan hệ chủ nhà-người thuê thường diễn ra chủ yếu là bên ngoài những quy định chính thống của pháp luật. Điều này ít tạo ra vấn đề bởi vì thị trường cho thuê vẫn hoạt động bình thường. Sự thái quá xuất hiện cả ở hai phía nhưng rõ ràng là một số chủ nhà và một số người thuê nhà sẽ có hành vi sai trái ngay cả khi họ ký tên vào hợp đồng thuê nhà chính thống. Quyền pháp lý hiếm khi xuất hiện ở các thành phố Tây Phi và Ấn Độ nhưng đa số các gia đình thuê nhà vẫn hy vọng rằng việc cấp chứng nhận quyền sở hữu sẽ không làm những chủ nhà trung bình thay đổi nhiều. Những chủ nhà này cũng sẽ không có vẻ là nhận được tín dụng chính thống để mở rộng công việc kinh doanh của họ ngay cả khi họ được chứng nhận quyền sở hữu.

Kết luận 

Hầu hết các gia đình thành thị ở Mỹ Latin đều vui mừng đón nhận quyền sở hữu đất đai. Sự ưa chuộng đó đã giải thích lý do khiến nhiều chính quyền tiếp tục theo đuổi phương án nhà ở này. Rõ ràng là chính quyền cũng bị cách tiếp cận này thu hút bởi vì nó rẻ tiền, đặc biệt là khi người nghèo sẵn sàng trả phí hay sẽ đóng thuế tài sản khi họ có chứng nhận quyền sở hữu đất. 

Tôi cũng không tin rằng nhiều gia đình nghèo sẽ phải đối mặt với nhiều mối nguy hiểm khi có quyền sở hữu đất đai. Sự “tấn công từ trên xuống” sẽ không xảy ra và ngay cả điều đó xảy ra, một số gia đình nghèo sẽ trân trọng việc nhận được cơ hội để tạo ra thu nhập từ tư bản. Ở Châu Phi, nhiều nơi của Châu Á và thậm chí là vùng nông thôn của Mỹ Latin, tình hình có thể khác, đặc biệt là khi các quyền theo tập quán bị logic thương mại mới áp đảo. Nhưng ở thành thị Mỹ Latin, chứng nhận quyền sở hữu đất không thể gây ra nhiều tổn hại.

Nhưng nếu tôi chỉ ít lo ngại về những nguy hiểm của chứng nhận quyền sở hữu đất thì tôi lo ngại nhiều hơn về hùng biện của Hernando de Soto và việc ông ta biện minh cho những lợi thế giả định của sự hợp pháp hóa. Tại các khu ổ chuột của Bogotá, quyền sở hữu đất không mang lại thị trường nhà ở lành mạnh cũng như sự cung cấp tín dụng chính thống ổn định. Sự thật không mấy dễ chịu này là thực tế, việc cấp quyền sở hữu đất đai không tạo ra nhiều sự khác biệt.

Nếu như việc cấp quyền pháp lý không tạo ra nhiều sự khác biệt thì tại sao lại phải lo ngại về de Soto? Câu trả lời là de Soto trở nên nguy hiểm khi mà ông ta gợi lại câu chuyện hoang đường về chủ nghĩa tư bản dân túy. Ông ta đang thổi bùng cái ảo tưởng rằng bất cứ ai, ở bất cứ đâu, đều có thể nhà tư bản toàn diện. Mặc dù ông ta hầu như chẳng cung cấp bằng chứng kinh nghiệm nào cho những khẳng định của mình, nhưng điều đó không ngăn được Washington lại một lần nữa hưởng ứng lời kêu gọi của ông ta. Mối nguy hiểm hàm chứa trong câu chuyện hoang đường của ông ta là nó sẽ thuyết phục các nhà lập chính sách rằng họ không cần làm gì nhiều ngoài việc cấp chứng nhận sở hữu đất và sau đó thị trường sẽ giải quyết mọi thứ còn lại. Thị trường sẽ cung cấp dịch vụ và cơ sở hạ tầng, cung cấp tín dụng chính thống và tạo ra sự bùng nổ của thị trường đất đai. Trong quá trình đó, mọi hộ gia đình sẽ có nhà riêng và kiếm được tiền từ căn nhà đó. Thật là không tưởng!

Tôi tin rằng ngay cả khi thị trường bất động sản phát triển một cách bất ngờ thì cũng không có cơ sở nào để khẳng định rằng người nghèo sẽ là những người được hưởng lợi chủ yếu. Các đại lý bất động sản thành công luôn khẳng định rằng ba bí mật của bất động sản giá cao là “vị trí, vị trí và vị trí”. Những khu ổ chuột đông đúc của người nghèo hiếm khi được coi là nơi đáng sống. Như vậy thì lời hứa hẹn về sự thịnh vượng nhờ bất động sản là một câu chuyện hoang đường đối với những hộ gia đình thu nhập thấp của Boston (Edel et al., 1984). Những người kiếm được tiền từ bất động sản chủ yếu nằm trong nhóm trung lưu; những người thực sự kiếm được tiền sẽ chịu ảnh hưởng thực sự.

Do vậy, không phủ nhận những lợi thế mà người nghèo có thể thu được từ việc sở hữu nhà ở các vùng ngoại ô tự phát, lập luận của de Soto là một sự lừa dối nguy hiểm. Nếu như bất cứ ai khác có lập luận tương tự thì nó có thể bị phớt lờ. Nhưng de Soto là một thương hiệu lớn, thông điệp của ông ta sẽ được nhiều người có quyền lực ủng hộ. Lập luận đó cần phải được bóc trần. Thay vì đưa ra câu trả lời cho sự thần bí của tư bản, ông ta tạo ra một sự thần bí về chủ nghĩa tư bản dựa trên ảo mộng dân túy.

Chú thích 

[1] Như tổng thống George W. Bush đã tuyên bố khi bổ nhiệm bộ trưởng Bộ Nhà Ở và Đô Thị (HUD) mới Melquiades R. Martinez vào ngày 20 tháng 12: “Ông ấy thấu hiểu những giá trị Mỹ. Ông ấy được nuôi dưỡng bằng những giá trị đó. Không có giá trị Mỹ nào lớn hơn việc sở hữu một số thứ, sở hữu căn nhà của bạn và có cơ hội để làm điều đó.”

[2] Khi nhắc tới nhóm phát triển ở Washington, tôi muốn nói đến WB, IMF, IADB, USAID và những cơ quan tư vấn phát triển và vận động chính sách như PADCO và Viện Đô Thị.

[3] Làm sao ông ta biết bất động sản có giá trị lớn như vậy? Bởi vì có thể dễ dàng tính được giá trị của bất động sản phi chính thống: “Anh có thể dễ dàng ước lượng giá trị của chúng bằng cách khảo sát chi phí vật liệu xây dựng và quan sát giá bán của tòa nhà tương tự” (p. 31).

[4] Colmena là CAV đã thực hiện tốt nhất việc mở rộng tín dụng cho người nghèo (Vejarano, 1997). Tuy vậy , Colmena có vấn đề thực sự với việc cho vay ở các khu vực định cư tự phát. Họ có một danh sách các khu định cư ở Bogotá không thể cho vay, chủ yếu là bởi vì những khuynh hướng phức tạp mà chúng tạo ra. Nhiều khu định cư thu nhập thấp nằm ở những khu vực đó.

[5] Dù thế nào đi nữa, vấn đề chủ yếu đối với hầu hết các danh mục cho vay cầm cố của các tổ chức Colombia là khoản nợ của 700.000 gia đình có thu nhập trung bình. 

[6] Ở Bogotá, các tổ chức như Liên Đoàn Quốc Gia về Nhà Ở Phổ Thông (FENAVIP), SERVIVIENDA, Hiệp Hội Nhà Ở Phổ Thông (AVP), Compatir và FEDEVIVIENDA đang hoạt động trong lĩnh vực nhà ở và chịu trách nhiệm cung cấp khoảng 30.000 căn hộ từ năm 1990 đến 1996 (Vejarano, 1997).

Tài liệu tham khảo

Almarza Alamos, S. (1997) Financiamento de la vivienda de estratos de ingresos medios y bajos: la experiencia chilena, CEPAL Serie Financimiento del Desarrollo 46.

Almeyda, G. (1996) Money Matters: reaching women microentrepreneurs with financial services, UN Development Fund for Women and IADB.

Avila, G. (1995) ‘La paradoja del sistema financiero de la vivienda popular’, in Barrio Taller Práctica Barrial: una mirada a la periferia, Documentos Barrio Taller, 24-29.

Azuela, A. (1989) La ciudad, la propiedad privada y el derecho, El Colegio de México.

Beijaard, F. (1995) ‘Rental and rent-free housing as coping mechanisms in La Paz, Bolivia’, Environment and Urbanization 7, 167-82.

Bertaud, A. and Renaud, B. (1994) Cities without land markets: lessons of the failied socialist experiment, World Bank Discussion Paper No. 227, Washington DC.

Bhattacharya, K.P. (1990) ‘Housing in India - observations on the government’s intervention policies’, in Shidlo, G. (ed.) Housing policy in developing countries, Routledge, 67-103.

Boleat, M. (1985) National housing finance systems: a comparative analysis, Croom Helm.

Bond, P. and Tait, A. (1997) ‘The failure of housing policy in post-apartheid South Africa’, Urban Forum 8, 19-41.

Bromley, R. (1990) ‘A new path to development? The significance and impact of Hernando de Soto’s ideas on underdevelopment, production, and reproduction’, Economic Geography 66, 328-48.

Burgess, R. (1982) ‘Self-help housing advocacy: a curious form of radicalism. A critique of the work of John F.C. Turner’, in Ward (1982), 56-98.

CADE Consultores Ltda. (1995) Diagnóstico estudio mercado secundario habitacional: Informe final, Santiago.

Chile, MINVU (1990) Memoria 1973-1989, Santiago.

Collier, D. (1976) Squatters and oligarchs: authoritarian rule and policy change in Peru, Johns Hopkins University Press.

Conger, L. (1999) ‘Entitled to prosperity’, Urban Age, Fall 7-10.

Coulomb, R. and Sánchez, C. (1991) ¿Todos proprietarios? Vivienda de alquiler y sectores populares en la Ciudad de México, CENVI, Mexico City.

Crespo, G., Gross, P., Hernández, M., Trucco, C. and Sugranyes, A. (2000) Consulta sobre la política habitacional en Chile: informe final, Oficina de desarrollo urbano para Sur América, Rudo, USAID. Santiago.

Daniere, A.G. (1999) ‘More and better credit: housing policy reform in Bolivia’, International Planning Studies 4, 29-52.

Datta, K. and Jones, G.A. (eds.) (1998) Housing and finance in developing countries, Routledge. De Soto, H. (1989) The other path, I.B. Taurus.

De Soto, H. (2000) The mystery of capital, Basic Books.

Doebele, W. (1975) The private market and low-income urbanization in developing countries: the ‘pirate’ subdivision of Bogotá, Harvard University, Department of City and Regional Planning Discussion Paper D75-11.

Durand-Lasserve, A. (1986) L’exclusion des pauvres dans les villes du tiers-monde, L’Harmattan.

Dwyer, D.J. (1975) People and housing in Third World cities, Longman.

Edel, M., Sclar, E.D. and Luria, D. (1984) Shaky palaces: home ownership and social mobility in Boston’s suburbanization, Columbia University Press.

Ferguson, B. (1999) ‘Micro-finance of housing: a key to housing the low or moderate-income majority?’ Environment and Urbanization 11, 185-99.

Fernandes, E. and Varley, A. (eds.) (1998) Illegal cities: law and urban change in developing countries, Zed.

Gilbert, A.G. (1981) ‘Pirates and invaders: land acquisition in urban Colombia and Venezuela’, World Development 9, 657-678.

Gilbert, A.G. (1999) ‘A home is for ever? Residential mobility and home ownership in self-help settlements’, Environment and Planning A, 31, 1073-91.

Gilbert, A.G. (2000) ‘Financing self-help housing: evidence from Bogotá, Colombia’, International Planning Studies 5, 165-90.

Gilbert, A.G. and Gugler, J. (1992) Cities, poverty and development: urbanization in the Third World, Oxford University Press (second edition).

Gilbert, A.G. and Healey, P. (1985) The political economy of land: urban development in an oil economy, Gower Press.

Gilbert, A.G. and Ward, P.M. (1985) Housing, the state and the poor: policy and practice in three Latin American Cities, Cambridge University Press.

Gilbert, A.G., Camacho, O.O., Coulomb, R. and Nechochea, A. (1993) In search of a home: rental and shared housing in Latin America, UCL Press.

Goodlad, R. (1996) ‘The housing challenge in South Africa’, Urban Studies 33, 1629-45.

Grimes, O. (1976) Housing for low-income urban families: economics and policy in the developing world, Johns Hopkins University Press.

Hardoy, J.E. and Satterthwaite, D. (1981) Shelter: need and response - Housing, land and settlement policies in seventeen third world nations, Wiley.

Held, G. (2000) Políticas de viviendas de interés social orientadas al mercado: experiencias recientes con subsidios a la demanda en Chile, Costa Rica y Colombia, CEPAL Serie Financiamiento del desarrollo 96.

Hirschman, A.O. (1984) Getting ahead collectively: grassroots experiences in Latin America, Pergamon Press.

Hoffman, M.L., Walker, C., Struyk, R.J. and Nelson, K. (1991) ‘Rental housing in urban Indonesia’, Habitat International 15, 181-206.

Jaramillo, S. and Parias, A. (1995) Exploración sobre el mercado de vivienda en alquiler en Bogotá, Informe Final.

Jones, G.A. and Ward, P.M. (1998) ‘Privatizing the commons: reforming the ejido and urban development in Mexico’, International Journal of Urban and Regional Research 22, 76-93.

Kusnetzoff, F. (1987) ‘Urban and housing policies under Chile’s military dictatorship 1973-1985’, Latin American Perspectives 53, 157-86.

Kusnetzoff, F. (1990) ‘The state and housing in Chile - regime types and policy choices’, in Shidlo, G. (ed.) Housing policy in developing countries, Routledge, 48-66.

Lanjouw, J.O. and Levy, P.I. (1998) Untitled: a study of formal and informal property rights in urban Ecuador, Yale University, Economic Growth Center Discussion Paper No. 788.

Laquian, A. A. (1977) ‘Whither Site and Services?’ in Habitat 2, 291-301.

Laun, J.I. (1976) ‘El estado y la vivienda en Colombia: análisis de urbanizaciones del Instituto de Crédito Territorial en Bogotá’, in Castillo, C. (ed.) Vida urbana y urbanismo, Instituto Colombiano de Cultura, 295-334.

Macaloo, G.C. (1994) The changing nature of financing low-income urban housing development in Kenya, Housing Studies 9, 281-300.

McAuslan, P. (1985) Urban land and shelter for the poor, Earthscan.

Megbolugbe, I.F. and Linneman, P.D. (1993) ‘Home ownership’, Urban Studies 30, 659-82.

Napier, M. (1999) Core housing and residents’ impacts: personal experiences of incremental growth in two South African settlements’, Third World Planning Review 20, 391-418.

Ozuekren, S. (1998) Informal and formal housing construction in Turkey: blurred boundaries and regulations, in Hjerppe, R. (ed.) Current perspectives on urbanization: economics, governance and policies for housing and infrastructure, United Nations University Press, mimeo.18

Panizza, F. (2000) ‘Neopopulism and its limits in Collor’s Brazil’, Bulletin for Latin American Research 19, 177-92.

Payne, G. (1989) Informal housing and land subdivisions in Third World cities: a review of the literature, CENDEP, Oxford.

Pérez-Iñigo González, A. (1999) El factor institucional en los resultados y desafíos de la política de vivienda de interés social en Chile, CEPAL Serie Financiamiento del Desarrollo 78.

Persaud, T. (1992) Housing delivery system and the urban poor: a comparison among six Latin American countries, World Bank, Latin America and the Caribbean Technical Department Regional Studies Program Report no. 23.

Rakodi, C. (1995) ‘Housing finance for lower income urban households in Zimbabwe’, Housing Studies 10, 199-227.

Ray, T. (1969) The politics of the barrios of Caracas, University of California Press.

Razzaz, O.M. (1993) ‘Examining property rights and investment in informal settlements: the case of Jordon’, Land Economics 69, 341-55.

Renaud, B. (1987) ‘Financing shelter’, in Rodwin, L. (ed.) Shelter, settlement, and development, Allen and Unwin, 179-203.

Rogaly, B. and Johnson, S. (1997) Microfinance and poverty reduction, Oxfam/Action Aid.

Rohe, W.M. and Stewart, L.S. (1996) ‘Homeownership and neighbourhood stability’, Housing Policy Debate 7, 37-81.

Rojas, E. (1995) The Inter-American Development Bank in low-cost housing: the first three decades, Inter-American Development Bank, Operation Policy Division.

Rugiero Pérez, A.M. (1998) ‘Experiencia chilena en vivienda social, 1980-1995’, Boletín INVI 13, 3-87.

Saunders, P. (1990) A nation of home owners, Unwin Hyman.

Scarpaci, J.L., Pio-Infante, R. and Gaete, A. (1988) ‘Planning residential segregation: the case of Santiago, Chile’, Urban Geography 9, 19-36.

Siembieda, W.J. and López Moreno, E. (1998) ‘From commercial banking systems to non-commercial banking systems in Mexico’, in Datta, K. and Jones, G. (eds.).

Skinner, R.J., Taylor, J.L. and Wegelin, E.A. (eds.) (1987) Shelter upgrading for the urban poor: evaluation of Third World experience, UNCHS and Institute of Housing Studies.

Smith, N. (1987) ‘Review of Shaky Palaces’, Environment and Planning A 19, 127-8.

Soto, H. de (1989) The other path, London: I.B. Taurus. First published in Spanish in 1986.

Strassmann, W.P. (1984) ‘The timing of urban infrastructure and housing improvements by owner occupants’, World Development 12, 743-53.

Struyk, R.J. (1989) ‘Who gets formal housing finance in Jordan?’, Review of Urban and Regional Development Studies 1, 23-36.

Tomlinson, M.R. (1998) ‘South Africa’s new housing policy: an assessment of the first two years, 1994- 1996’, International Journal of Urban and Regional Research 22, 137-46.

Tomlinson, M.R. (1999) ‘From rejection to resignation: beneficiaries’ views on the South African government’s new housing subsidy system’, Urban Studies 36, 1349-59.

UNCHS (1996) An urbanising world: global report on human settlements 1996, Oxford University Press.

UNCHS (United Nations Centre for Human Settlements (Habitat)) (1989) Strategies for low-income shelter and services development: the rental-housing option, Nairobi.

Valladares, L. (1978) ‘Working the system: squatter response to resettlement in Rio de Janeiro’, International Journal of Urban and Regional Research 2, 12-25.

Varley, A.M. (1987) ‘The relationship between tenure legislation and housing improvement’, Development and Change 18, 463-81.

Varley, A.M. (2000) From private to public: gender, illegality, and legalisation of urban land tenure, mimeo.

Vejarano-Alvarado, M.C. (1997) Política de vivienda de interés social en Bogotá DC 1995-97, mimeo.

Ward, P.M. (1989) ‘Land values and valorisation processes in Latin American cities: a research agenda’, Bulletin of Latin American Research 8, 45-66.

World Bank (1984) Learning by doing: World Bank lending for urban development, 1972-82, Washington DC.

World Bank (1993) Housing: enabling markets to work, A World Bank Policy Paper.

World Bank (2000) World Development Report 2000, Oxford University Press.

Sunday, December 20, 2015

Vi tín dụng: Củng cố sự nghèo khổ

Hai tác giả Alison Higgins và Clare Heath trong bài viết "Microcredit: Making poverty sustainable" đăng trên tạp chí Permanent Revolution số mùa xuân năm 2007, đã bóc trần sự thật về vi tín dụng. Mô hình được các tổ chức quốc tế ca ngợi như phương thuốc thần diệu để xóa đói giảm nghèo trên thực tế chỉ là bánh vẽ. Mục tiêu chủ yếu của nó là giúp các tổ chức tài chính kiếm tiền từ những người nghèo và giúp nhà nước rũ bỏ trách nhiệm xã hội đối với người nghèo khổ.

Vi tín dụng: Củng cố sự nghèo khổ

Vào tháng 10 năm ngoái, Muhammad Yunus đã được trao giải Nobel Hòa Bình cho công việc thiết lập ngân hàng Grameen, đi tiên phong trong lĩnh vực tín dụng vi mô được cho là đã thay đổi cuộc sống của phụ nữ nghèo khắp Bangladesh. Một tháng sau, cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan đã tung ra sự chứng nhận của mình: “Không có công cụ phát triển nào hiệu quả hơn việc trao quyền cho phụ nữ và các cô gái.” 

Tín dụng vi mô, hay vi tín dụng là việc cung cấp một khoản nhỏ tư bản ứng trước, thông thường là cho phụ nữ ở bán cầu nam, để khởi động con đường thoát khỏi nghèo khổ và tiến tới độc lập kinh tế của họ. Khoản tín dụng này được cấp cho những người không đủ điều kiện để vay tiền từ ngân hàng bình thường. Các các nhân đệ trình một kế hoạch kinh doanh và hứa hẹn sẽ trả lại khoản vay. Khoản vay được sử dụng để tài trợ cho việc tự kinh doanh – ví dụ mua một máy khâu để khởi sự công việc sửa chữa quần áo, hoặc mua hàng hóa để khởi sự việc buôn bán nhỏ. 

Mô hình có một sự thuận tiện đặc biệt ở chỗ chúng cho phép những người nghèo được vay tiền mà không cần cầu cạnh tới những kẻ cho vay nặng lại và chỉ riêng ngân hàng Grameen đã cung cấp hơn 3 tỷ bảng cho 6,6 triệu người. Trên thế giới, Báo Cáo Thượng Đỉnh Vi Tín Dụng khẳng định rằng 3.133 tổ chức Vi Tín Dụng (MFI) có 113 triệu khách hàng và thông qua họ tiếp cận được với 410 triệu thành viên khác trong gia đình. 

Ý tưởng này đã được các tổ chức phát triển, các tổ chức quốc tế và những người hoạt động chống đói nghèo đón nhận nồng nhiệt. Theo Dự Án Phát Triển Thiên Niên Kỷ của Liên Hiệp Quốc, “vi tín dụng là một trong những chiến thuật phát triển và cách tiếp cận thực tiễn nên được triển khai và hỗ trợ để theo đuổi khát vọng lớn lao về việc giảm một nửa tỷ lệ nghèo đói của thế giới.” 

Thậm chí còn tốt hơn: “Hòa bình lâu dài không thể đạt được trừ khi một phần lớn các nhóm dân chúng tìm ra cách thoát khỏi nghèo đói. Vi tín dụng là một trong những phương tiện đó. Sự phát triển từ bên dưới cũng phục vụ cho sự tiến bộ của dân chủ và nhân quyền,” nhà tổ chức trao giải Nobel Hòa Bình khẳng định. 

Một ý tưởng cũ 

Ý tưởng về việc cho mọi người vay tiền sẽ giúp họ thoát khỏi nghèo đói không phải là mới. Vào thế kỷ 19, Adam Smith đã viết trong cuốn Sự Giàu Có của Các Quốc Gia: 
“Tiền đẻ ra tiền, một câu ngạn ngữ cổ đã nói vậy. Khi anh đã có một ít thì thường dễ kiếm được thêm. Sự khó khăn lớn nhất là kiếm được một ít đó.” 
Smith tin rằng nếu có cơ hội thì người dân sẽ sử dụng tiền một cách khôn ngoan để hỗ trợ gia đình và cộng đồng của họ. Phong trào vi tín dụng mang thêm một niềm tin nữa: đặc biệt là phụ nữ sẽ sử dụng tiền một cách khôn ngoan. Nhiều mô hình chủ yếu hướng tới phụ nữ vì lý do sau: phụ nữ giống cũng sống trong cảnh cực kỳ nghèo khổ như đàn ông; phụ nữ ít được tiếp cận các dạng khác của tư bản và thu nhập; phụ nữ đầu tư vào gia đình, điều đó trở thành sự cải thiện sức khỏe, giáo dục và cộng đồng; phụ nữ trả nợ đúng hạn. 

Các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân Hàng Thế Giới rất háo hức thúc đẩy quyền của phụ nữ như là một phần thiết yếu của sự phát triển kinh tế. Dĩ nhiên, thúc đẩy sự độc lập kinh tế của phụ nữ là một bước tiến tích cực khi mà nó có nghĩa rằng phụ nữ có thể thoát khỏi một số sự áp bức tàn bạo nhất trong gia đình và cộng đồng. Vi tín dụng được coi là một cách đạt tới điều này và do đó nó đóng vai trò trung tâm trong nhiều chương trình phát triển và sáng kiến nữ quyền. Nó cũng được đón nhận nồng nhiệt ở Venezuela dưới chính quyền cánh tả của Chavez, trong một nỗ lực có tính toán nhằm thúc đẩy sự độc lập kinh tế của phụ nữ. 

Nhưng nó có hiệu quả không? Nói chung là không. Trong khi nó có thể đưa một số phụ nữ và gia đình ra khỏi sự nghèo đói tồi tệ thì nó không giải quyết được các nguyên nhân căn bản của sự nghèo đói, cũng như sự bất bình đẳng mang tính hệ thống mà phụ nữ phải gánh chịu. 

Một đánh giá chi tiết của ngân hàng Grameen ở Bangladesh cho thấy hệ thống tín dụng không làm gì để chống lại cấu trúc gia trưởng đang tồn tại, trong đó có mức độ áp bức rất cao đối với phụ nữ trong gia đình. Trái lại, khả năng vay nợ của phụ nữ trong một số trường hợp lại gia tăng căng thẳng và bạo lực trong gia đình, khi phụ nữ được coi là sẽ có vai trò lớn hơn. 

Trong nhiều trường hợp khác, phụ nữ, mặc dù là người vay tiền trên giấy tờ, vẫn không được kiểm soát chúng hay thu nhập từ chúng (chồng hoặc cha của họ sẽ làm). Bên cạnh đó, phụ nữ vay tới 97% các khoản nợ được coi là phải tuân thủ 16 “quyết định” – các quy định xã hội nhằm thúc đẩy tinh thần công dân tốt. Những điều này cũng tạo ra căng thẳng khi phụ nữ không có khả năng thực hiện chúng; ví dụ “Chúng tôi phải kế hoạch hóa gia đình. Chúng tôi phải chăm lo cho sức khỏe.” Tất cả những điều này đều rất tốt, nhưng khi thiếu vắng sự chăm sóc y tế tốt, tránh thai và sự kiểm soát của phụ nữ đối với sinh đẻ thì tất cả đều là ảo tưởng. Làm sao phụ nữ có thể kiểm soát sinh đẻ khi nam giới tiếp tục thống trị - một nghiên cứu mới đây ở Bangladesh cho thấy 37% đàn ông đã kết hôn lạm dụng tình dục hoặc thân thể vợ trong vòng một năm trước. Phụ nữ vay nợ cũng đồng ý phải “tối thiểu hóa chi tiêu”, một trò đùa kệch cỡm khi họ đã thực sự ở mức tận cùng của nghèo khổ. 

Trên thực tế, cách thức mà ngân hàng Grameen được thiết lập đã gây tranh cãi, như đã được giải thích trên tờ Economist: “Theo đồn thổi, Grameen bắt đầu từ khoản tiền 27 dollar mà Ngài Yunus cho một phụ nữ sản xuất đồ gỗ vay, người này có tín dụng nhưng với lãi suất rất cao. Sau đó, Grameen nhanh chóng phát triển, dựa trên một số kỹ thuật vận hành chủ chốt: các khoản vay là cho cá nhân nhưng thông quan một nhóm nhỏ chịu trách nhiệm chung về khoản nợ; khoản vạy là cho kinh doanh, không cho tiêu dùng; thu nợ thường xuyên, thông thường là hàng tuần. Lãi suất được tính đáng kể - tiền không phải là khoản viện trợ và nguyên lý căn bản của Grameen là người nghèo đáng tin về tín dụng – nhưng lãi suất tương đối thấp (hiện nay chỉ dưới 20%).[1] 

Lãi suất tương đương với thẻ mua hàng chịu ở phương Tây – không mặc cả ở đây! Sau khoản vay ban đầu từ túi của Yunus, vốn của ngân hàng đến từ các nhà tài trợ công và tư trong khi cách hàng được vay tiền với lãi suất tương đối thấp và có mức tiết kiệm thấp. Mô hình trách nhiệm theo nhóm bắt đầu suy sụp khi một số thành viên nhóm làm tương đối tốt còn những người khác thì không, xung đột nổ ra và một số thành viên muốn rời khỏi nhóm. 

Nhiều khoản vay được sử dụng để bổ sung cho thu nhập hàng ngày hoặc cho các sự việc khẩn cấp thay vì đầu tư cho kinh doanh. Bangladesh, bất chấp thành tích bất ngờ suốt ba mươi năm của ngân hàng Grameen (cũng như hàng loạt các MFI tương tự hoạt động ở đó), vẫn là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới – một nửa trong số 130 triệu người dân vẫn sống ở dưới mức nghèo khổ. 

Không chỉ không xóa bỏ nghèo khổ mà vi tín dụng còn tạo ra nhiều tác động đến sự nghèo khổ nói chung. Ngay cả tờ Economist cũng hoài nghi: “Một câu hỏi sâu hơn là các khoản tín dụng nhỏ này thực sự hữu ích ra sao. Các nghiên cứu điển hình thân thiện đã có nhưng các phân tích chặt chẽ thì hiếm thấy. Một ít nghiên cứu đã hoàn thành cho rằng các khoản tín dụng nhỏ là hữu ích nhưng không thực sự quá nhiều.” 

Một đánh giá ở Pakistan đã phát hiện ra rằng vi tín dụng không giúp được cho các gia đình nghèo thoát khỏi bẫy nghèo đói, mà phục vụ cho những người đã có vị thế tốt hơn, trong đó có những người có gia đình nhỏ hơn và thu nhập cao hơn, cũng như hoàn toàn không giúp đỡ những người cực nghèo, thanh niên cùng khổ. Người cho vay vi mô muốn người vay phải tự chủ kinh tế được ngay trong một khoảng thời gian ngắn – do vậy họ dường như không tập trung vào những người nghèo nhất, đặc biệt là những người ở những cộng đồng nông thôn khó tiếp cận. 

MFI không phải là tổ chức từ thiện và có thể tính lãi suất cao để bù đắp chi phí dài hạn hơn hoặc các rủi ro tín dụng – theo cách này mô hình vi tín dụng thậm chí cũng có thể tạo ra gánh nặng nợ nần. Kinh nghiệm về khách hàng của MFI chung sống với HIV/AIDS rất đáng để trình vày để thấy được bản chất của vi tín dụng trong vai trò là công cụ phát triển; ở Châu Phi cận Sahara, 40% khách hàng thể dự đoán một cái chết trong gia đình trong vòng một năm. Do chi phí mai tang có thể tương đương với thu nhập một năm của người cung cấp vi tín dụng nên MFI cũng bán các mô hình tiết kiệm và bảo hiểm (cụ thể là bảo hiểm y tế với giá 60 dollar) bởi vì, sau Chương Trình Điều Chỉnh Cấu Trúc do Ngân Hàng Thế Giới và IMF đưa ra vào những năm 1990, nhà nước không còn cung cấp bảo hiểm xã hội. Ở nhiều nước Châu Phi, sự lây nhiễm bệnh HIV/AIDS là rất khủng khiếp, MFI vượt qua vấn đề do sức khỏe tồi tệ gây ra, sự gia tăng số lượng người phụ thuộc trong gia đình và tuổi thọ thấp, bằng cách bán dịch vụ bảo lãnh nợ cũng như bảo hiểm y tế cho khách hàng của họ. Kế hoạch kinh doanh mang các chiến lược “kiểm soát tác động của HIV/AIDS và tạo ra sự an toàn lớn hơn cho tổ chức trước các khách hàng bị lây nhiễm.”[2] 

Đối những người đang chung sống với HIV/AIDS, trở thành khách hàng của vi tín dụng là rất cần thiết để có thể trang trải được viện phí, thuốc men và tang lễ. Sự thật là phụ nữ ở các nước đang phát triển phải chịu đau khổ nhiều nhất từ các chính sách tân tự do và tư nhân hóa; các cô gái bị đẩy ra khỏi trường học khi giáo dục bị thu phí, gánh nặng chăm sóc người già, người ốm đau và người chết đổ lên vai phụ nữ khi sự hỗ trợ của nhà nước bị xóa bỏ. 

Vi tín dụng xuất hiện cùng với sự phản cách mạng tân tự do chống lại phúc lợi xã hội do nhà nước cung cấp. Logic của vi tín dụng là tự cấp tự túc – không dựa vào sự cung cấp của nhà nước để, thậm chí ngay cả những tình huống tuyệt vọng nhất. Khi một nhà bình luận đã chỉ ra, “Nhà nước thích vi tín dụng bởi vì chúng cho phép họ rũ bỏ những trách nhiệm cơ bản nhất đối với công dân nghèo. Vi tín dụng biến thị trường thành thượng đế.”[3] 

Vượt qua áp bức xã hội? 

Các tổ chức phi chính phủ của phụ nữ đã thành công trong việc thúc đẩy các chương trình vi tín dụng như là phương tiện để cải thiện địa vị của phụ nữ và giờ đây một dòng thác quỹ phát triển của các tổ chức quốc tế như USAID và WB đang đổ vào vi tín dụng. Nhưng khi họ cố tạo ra cho phụ nữ một mức độ độc lập về kinh tế thì hầu như họ đã thất bại. Một số đánh giá chi tiết về mô hình đã cho thấy họ gia tăng mức độ phụ thuộc của phụ nữ vào kinh tế phi chính thống, vốn không ổn định và thường là tạm thời. 

Bản chất của vi tín dụng đối với phụ nữ, bất kể là cá nhân hay theo nhóm, là tạo dựng công việc kinh doanh nhỏ trong lĩnh vực buôn bán hay chế tạo. Khoản vay cung cấp chi phí ban đầu và sau đó phải trả lại nhanh chóng và theo định kỳ. Mọi sinh viên kinh tế đều hiểu rằng để khoản tiền ban đầu đó muốn lớn lên thì số vốn phải lớn lên và để làm điều đó thì việc kinh doanh phải tăng trưởng. Điều này chỉ có thể diễn ra nếu như thuê mướn và bóc lột người khác, sau đó việc mua bán có thể thực hiện giá trị thặng dư để tái đầu tư hoặc lợi nhuận được dùng để gia tăng thu nhập của chủ sở hữu. Trong công việc kinh doanh nhỏ mà MFI thúc đẩy, những người lao động ban đầu là những thành viên khác trong gia đình, thường là con gái, do đó cũng là người bị bóc lột. Ngay cả khi người buôn bán hay sản xuất nhỏ bắt đầu thành công thì họ sẽ phải cạnh tranh với những doanh nghiệp khác và bị buộc phải giảm chi trí để cạnh tranh. Sự không tưởng của toàn bộ ý tưởng này là giả định các gia đình và cộng đồng có thể thoát khỏi nghèo khổ bằng cách tái đầu tư khoản tư bản nhỏ. Nếu có bất cứ ai thành công thì họ sẽ sớm phải đối mặt hoặc bị các doanh nghiệp tư bản lớn loại khỏi công việc kinh doanh. Dĩ nhiên môt số rất nhỏ công việc kinh doanh sẽ thành công, nhưng đa số khoản nợ chỉ giúp cho một số gia đình sống sót dưới sự dã man của chủ nghĩa tư bản mà không khiến nhà nước tốn một xu nào. 

Cần phải lưu ý rằng một trong những lý do khiến nhiều phụ nữ sống trong cảnh cực kỳ nghèo khổ là chủ nghĩa tư bản toàn cầu đã tước đoạt đất đai của họ, phá hủy sự tự chủ của họ. Điều mà phụ nữ cần là một công việc tử tế với tiền lương đủ sống, cùng với các cơ sở hạ tầng phúc lợi và xã hội để giúp họ làm việc. Khuyến khích tinh thần kinh doanh để trả lời sự nghèo khổ toàn cầu là một trò đùa quái đản, khi mà tất cả công việc kinh doanh “sinh lợi nhuận” có thể mang lại mức sống tử tế cho chủ của nó đều phụ thuộc vào một thị trường lớn (của những người có tiền), quy mô kinh tế và sự bóc lột hàng loạt. 

Các chương trình vi tín dụng cũng củng cố quan điểm phản động về việc sự đáng kính vốn có của phụ nữ nghèo trái ngược với sự vô trách nhiệm của đàn ông. MFI và NGO đã ca ngợi phụ nữ là khoản đầu tư tốt đối với những món tiền đó. Một nhà văn nữ quyền đã bình luận về sự tấn công mang tính ý thức hệ, ca ngợi phụ nữ là cứu tinh sẽ giúp nhà nhước thoát khỏi trách nhiệm đối với sự nghèo khổ, như sau: 
“Khi mà đàn ông ít khi trả nợ hơn phụ nữ, lại hay chi tiêu thu nhập cho bản thân hơn là cho gia đình, cũng như tham gia vào các tham nhũng vặt như là một cách gây ảnh hưởng chính trị địa phương, những khẳng định này có giá trị thực sự. Mặt khác, cũng giống như những tất cả lý tưởng mạnh mẽ khác, chúng cũng dựa trên bức tranh mang tính một chiều và có những hậu quả không lường trước được trong việc củng cố chương trình tân tự do. Phụ nữ thuộc Thế Giới Thứ Ba được coi là nỗi xấu hổ, không phải là thành phần của sự thống trị tư bản chủ nghĩa, mà là những người bị coi là thiếu can đảm và quyết đoán để đàm phán với thị trường – có nghĩa là người “phụ thuộc” ở các nước nghèo phải dựa vào sự bảo vệ của nhà nước để chống lại sự cạnh tranh trên thị trường.”[4] 
Mặc dù vậy, điều quan trong là phân biệt giữa lý tưởng và thực tiễn. Một bài báo được trình bày tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Vi Tín Dụng vào năm 2006 đã chỉ ra rằng phụ nữ thường không phải là người kinh doanh tốt. [5] Tác giả, Irene Mutalia, lãnh đạo của một MFI ở Zambia, cho rằng phụ nữ thường xuyên mạo hiểm lao vào các thị trường cạnh tranh mà “ít chuẩn bị”, có nghĩa là không được đào tạo về kinh doanh hay có sự nhạy cảm để hỗ trợ cho khát vọng “sẵn sàng làm bất cứ thứ gì hỗ trợ gia đình” vào lúc cần thiết. Chồng của họ có thể ốm đau hoặc mất việc làm và công việc kinh doanh của phụ nữ thường được coi là một việc tạm thời lấp chỗ trống trong trường hợp này. Mutalima đã chỉ ra sự “thiếu khát vọng”, công việc kinh doanh thường được thực hiện kém chu đáo và do vậy các công việc kinh doanh do phụ nữ điều hành có vòng đời ngắn nhất ở Zambia – bốn năm. 

Kinh doanh nhỏ mà lớn 

Nếu có ai nghĩ phong trào này là cách vượt qua chủ nghĩa tư bản và thúc đẩy những giấc mơ không tưởng dựa trên thương nhân nhỏ thì hay nghĩ lại. Vi tín dụng đã trở thành chính thống mà người phát ngôn của phố Wal nhận định rằng là “một tài sản mới rất hấp dẫn đáng để xem xét trong một chiến lược danh mục đầu tư đa dạng.”[6] 

Bài báo vào năm ngoái tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Vi Tín Dụng đã cho thấy cách thức vi tín dụng đang trở thành một lĩnh vực ngân hàng thương mại thông thường, sự trao quyền cho phụ nữ và thậm chí là sự tham gia, được gạt sang một bên. Mutalima cho thấy MFI bắt đầu không còn coi bản thân là “tổ chức tài chính phục vụ cho giới tính” nữa, họ ngày càng xa rời lợi ích của những khách hàng nữ mà họ tuyên bố rằng sẽ thành công.[7] 

Vào lúc đầu, MFI có khuynh hướng “do người quyên góp định hướng”, nếu người quyên góp đó, một NGO nói, quan tâm đến vấn đề phát triển phụ nữ thì điều đó sẽ là ưu tiên hàng đầu của tổ chức. Mặc dù vậy, khi MFI đã vững chắc, những người quyên góp bắt đầu đòi hỏi “sự bền vững”; nói ngắn gọn là không dựa vào các quỹ quyên góp nữa. Tức là MFI phải có lợi nhuận. Họ sẽ phải cắt giảm chi phí, bắt đầu hướng tới các điều tiết và thương mại hóa, ưu tiên cho “các sản phẩm sinh lợi”, vào lúc đó sự chú trọng về giới tính dựa trên cơ sở là các khoản nợ nhỏ mà phụ nữ có thể trả được đã bị loại bỏ. 

Susy Cheston, giống như Mutalima, là thành viên của nhóm MFI Cơ Hội Quốc Tế, cũng đang vật lộn với vấn đề ưu tiên cho phụ nữ và sự phát triển trong MFI. Bà ghi nhận rằng một nghiên cứu của Bản Tin Ngân Hàng Vi Mô đã cho biết rằng tỷ lệ cao nhất của khách hàng nữ tại các MFI “non trẻ” do các NGO hoặc liên minh tín dụng điều hành – có quy mô nhỏ, không vì lợi nhuận và không tự chủ về tài chính, cũng như “khuynh hướng thương mại hóa và vươn ra quy mô lớn có nghĩa là giảm sự ưu tiên cho phụ nữ.”[8] Về các khách hàng của Cơ Hội Quốc Tế, Cheston phát hiện ră rằng quy mô tín dụng trung bình của nam giới lớn hơn của nữ giới, đây là trường hợp của một MFI đặc biệt chú trọng vào phụ nữ và các dự án của phụ nữ. 

Bản thân Cheston cũng là hình ảnh thu nhỏ của khuynh hướng chủ nghĩa nữ quyền tự do, bám chặt lấy ảo tưởng phát triển kinh doanh nhỏ để giúp phụ nữ của thế giới bán thuộc địa thoát khỏi đói nghèo. Bà thừa nhận rằng nếu như không có sự tập trung vào bình đẳng giới tính thì MFI cũng bỏ qua vấn đề phụ nữ thiếu quyền sở hữu khiến họ không thể thể hiện sự sở hữu tài sản bình đẳng trong nhiều trường hợp và do vậy họ sẽ sẽ càng gặp khó khăn khi tiếp cận vi tín dụng. 

Ở Malawi, bà nhắc tới một dự án với tỷ lệ phụ nữ rời bỏ lên đến 58% khi mà phụ nữ tham gia mô hình vi tín dụng vì họ muốn kiếm thêm thu nhập cho gia đình nhưng không đủ lớn để nam giới lấy đi phần đóng góp của họ. Họ muốn kiếm tiền để mua thực phẩm và chi tiêu cá nhân nhưng không làm đảo lộn trật tự tài chính của gia đình. 

Câu trả lời của Cheston đối với sự bất bình đẳng mang tính cấu trúc này là “sự chính thống về giới tính”, thông qua đó bà muốn nói rằng cần có thêm chủ kinh doanh và những người ra quyết định là nữ - một phản ứng kiểu nữ quyền tự do truyền thống, tìm cách biến một ít phụ nữ dưới đáy xã hội thành các lao động chuyên môn trung lưu. Ngay cả khi đó, bà cũng biết rằng giải pháp là không khả thi khi mà “sự chuyên môn hóa” trong các MFI đang hạn chế nó, phụ nữ sẽ không trở thành nhân viên của MFI; trong số 50 sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán ở đại học Kenya vào năm ngoái chỉ có hai người là nữ. Mô hình cũ của MFI với nhân viên tận tụy làm việc nhiều giờ, đi tới các cộng đồng dân cư để phục vụ khách hàng đang trở thành chuyện quá khứ dưới động lực cắt giảm chi phí. 

Ngay cả ngân hàng Grameen được giải thưởng cũng không chống lại được quy luật của tư bản tài chính: 
“Mô hình Grameen truyền thống bắt đầu suy thoái vào những năm 1990 và khủng hoảng năm 1998, khi mà lũ lụt gây ra thiệt hại lớn và người dân bắt đầu vắng mặt tại các buổi họp thanh toán tiền hàng tuần. Ngài Yunus rõ ràng quen thuộc với những sáng kiến vi tài chính ở các quốc gia khác: BRI ở Indonesia đã đi từ đống đổ nát đến thành công to lớn bằng cách khuyến khích tiết kiệm, không vay nợ và các tổ chức khác đã bắt đầu bãi bỏ việc vay nợ theo nhóm. Grameen tái cấu trúc vào năm 2001, khuyến khích tiết kiệm (tiền gửi hiện giờ nhiều hơn tiền vay nợ) và ít dựa vào trách nhiệm nhóm.”[9] 
Mohammed Yunus đã được vinh danh khi mà vi tín dụng trở tham gia vào vào dòng chính thống của cả các chương trình giảm đói nghèo tân tự do cũng như bản tài chính. MFI ngày càng được tổ chức như là các doanh nghiệp thương mại ngay từ đầu, ví dụ ACCIONin của Brazil đã tách dịch vụ tài chính ra khỏi các dịch vụ xã hội ngay từ đầu. Hiệu quả trong 30 năm của phương thức tiếp cận sáng tạo tại ngân hàng Grameen là vi tín dụng được khu vực ngân hàng bình thường cung cấp, đồng thời các nhà lập chính sách theo phái tự do phải chấp nhận để hệ thống mở rộng, để người nghèo tiếp cận được tín dụng, tổ chức phải sinh lợi nhuận và hiệu quả - điều này có nghĩa là “cộng đồng phát triển” đã đồng ý với các tổ chức đa quốc gia rằng kiếm tiền từ những người nghèo nhất trong số những người nghèo của thế giới là bình thường. 

Như MFI mới, không có quỹ quyên góp, khởi đầu với lãi suất lên đến 65%. Không mấy khó khăn để thấy tiềm năng kiếm lợi – như MFI đang sử dụng công nghệ mới (cụ thể là dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động) để mở ra một thị trường mới khổng lồ, ví dụ Pro Credit ở Cộng Hòa Dân Chủ Congo, nước này có 69 triệu người và chỉ có 50 chi nhánh ngân hàng. Đây có vẻ là một con đường dài để xuất phát từ Ngài Yunus và giải Nobel Hòa Bình, thứ khởi đầu một công cụ phát triển đã trở thành một công việc việc kinh doanh lớn. Như tở Economist viết, “cơ hội sẽ sớm không còn là vi mô nữa”. 

Các chương trình trao quyền vi tín dụng hứa hẹn sẽ giải quyết vấn đề của phụ nữ bằng cách giúp họ đầu tư vào chủ nghĩa tư bản. Nó cho phép một số nhỏ đặc quyền thoát ra khỏi hố sâu của nghèo đói, biến một số ít người này thành các nhà tư bản nhỏ có thể bóc lột người khác. Đại đa số vẫn tiếp tục nghèo khổ, ngày càng phụ thuộc hơn vào bản thân và tư bản tài chính khi nhà nước thoái thác bất kỳ và mọi nghĩa vụ cung cấp dịch vụ cũng như cơ sở hạ tầng giúp cộng đồng tồn tại. 

Sự áp bức phụ nữ không bị phong trào vi tín dụng ngăn chặn một cách đáng kể, theo một nghĩa nào đó còn được củng cố thêm. Vi tín dụng thường được dùng để buộc người nghèo phải thanh toán cho chăm sóc y tế và xã hội, cũng như hoàn toàn được các tổ chức bám víu lấy để thâm nhập vào thị trường mới và buộc ngay cả những những nghèo nhất trong số những người nghèo trở thành khách hàng của họ. 

Ảo tưởng vi tín dụng cho thấy cách thức lý tưởng tự do đã thay đổi trên bề mặt của chủ nghĩa tân tự do: Người nghèo không còn những quyền xã hội (phúc lợi hay trợ cấp) nữa mà có trách nhiệm xã hội về việc tự lo cho bản thân và gia đình bất chấp mọi trở ngại khách quan – đặc biệt là phụ nữ nghèo. Mặc dù vậy, sự cản trở thật sự đối với việc chống lại đói nghèo, như sự thiếu đất mà Kofi Annan đã khẳng định là “nguyên nhân nghiêm trọng duy nhất gây ra sự nghèo khổ ở nông thôn”, hoàn toàn không được phép màu – hay ảo vọng vi tín dụng nhắc đến. 

Endnotes

1. “Macro credit”, The Economist, 19 October 2006 

2. Quoted in a paper by Pauline Achola to the 2006 Microcredit Summit 

3. Alexander Cockburn, “A Nobel Peace Prize for Neoliberalism – the myth of microloans”, Counterpunch, www.counterpunch.org 

4. Johanna Brenner, “Transnational feminism and the Struggle for global justice”, New Politics, vol. 9 no. 2 (new series), Winter 2003 

5. See www.microcreditsummit.org/summit/previous.htm 

6. “From charity to business”, The Economist, 5 March 2005 

7. Irene KBMutalima, “Microfinance and gender equality: are we getting there?”, www.microcreditsummit.org/papers/ Workshops/28_Mutalima.pdf 

8. Suzy Cheston, “Just the facts ma’am: gender stories” from “Unex­pected sources with morals for microfinance”, www.microcredit­summit.org/summit/previous.htm 

9. “Macro credit”, The Economist, 19 October 2006

Thursday, December 17, 2015

Chuyện viên gạch sưởi của Bác Hồ

Hình minh họa: Tiết kiệm chi phí sưởi ấm với gạch chịu nhiệt
Nguồn: Ở đây
Câu chuyện về viên gạch sưởi của Bác Hồ thì hầu hết người Việt Nam ai cũng từng được nghe. Nó cũng gắn liền với câu thơ "Một viên gạch hồng, bác chống lại cả mùa băng giá" của nhà thơ Chế Lan Viên. Theo cách câu chuyện được viết ra thì có vẻ tác giả là một người không mấy hiểu biết về viên gạch sưởi cũng như cuộc sống ở nước Pháp, Châu Âu, thời xưa, điều này có thể cho thấy người viết ra câu chuyện đó không phải là Bác Hồ (người trực tiếp sống trong hoàn cảnh đó). Có thể là tác giả được nghe ai đó kể rồi viết lại.

Ban đầu mới nghe chuyện viên gạch sưởi thì tôi cũng chỉ nghĩ đó là mẹo chống rét của một số dân nghèo, sau này tìm hiểu thì mới biết đó là một cách sưởi ấm rất phổ biến và có từ lâu ở Châu Âu và Mỹ. Lý do là vì trước kia lò sưởi chưa được tốt nên chi phí sưởi ấm rất đắt, ít người có thể ở nhà có lò sưởi, đa phần người ta phải dùng những cách đơn giản như vậy để sưởi ấm khi đi ngủ hoặc thậm chí là cả khi làm việc. 

Trong cuốn sách The House Book: Or, A Manual of Domestic Economy for Town and Country, một cuốn sách hướng dẫn nội trợ ở Mỹ do tác giả Eliza Leslie viết năm 1844 có đoạn mô tả về việc nung nóng gạch, cuộn nó vào quần áo cũ dầy, rồi mang lên giường đặt ở phía chân để ngủ cho ấm như sau:
A bed may be kept warm much longer by heating a brick in the oven of stove, wrapping it up closely in a large, thick, old cloth, folded several times round the brick to prevent its burning the sheets, and putting it into bed near the foot, seeing that it is too hot.
Cách sưởi ấm này rất từng phổ biến ở Châu Âu và Mỹ. Nhiều vùng ở Châu Âu người ta vẫn bán những viên gạch nung nóng cho những người buôn bán ở chợ, hoặc những người nghèo không có lò sưởi, để sưởi ấm. Sau này, khi lò sưởi tốt hơn và chi phí sưởi ấm rẻ đi cũng như các công cụ giữ nhiệt khác được phát minh ra thì nó ít được dùng hơn, nhưng nó vẫn tồn tại. Tờ tạp chí New York số 26 tháng 11 năm 1973 vẫn khuyên độc giả của họ nung nóng gạch rồi đặt lên giường ngủ cho ấm
8. Bricks: Heated in the oven and placed at the bottom of your bed, real bricks are good socks supplement (or substitute), according to Pennsylvania Dutch tradition. Buy them at a refractory, or get them free in the rubble of the red brick building that was just demolished on 23rd Street, between Fifth and Sixth Avenues.
Đoạn văn trên rất đặc trưng kiểu Mỹ, không chỉ mách độc giả về việc dùng gạch nung nóng để sưởi ấm mà còn chỉ cho độc giả chỗ mua (nhà máy gạch) hoặc nhặt ở chỗ tòa nhà mới bị đập bỏ trên phố số 23. Tác giả nói rằng đây là theo truyền thống của người Hà Lan ở vùng Pennsylvania, tức là truyền thống của người Châu Âu mang sang từ thời di cư. 

Khi mà chi phí sưởi ấm trở nên đắt đỏ, những người Mỹ muốn sống tiết kiệm vẫn mách nhau cách đặt những viên gạch vào bếp khi đun nấu thức ăn và dùng những viên gạch đó để sưởi ấm, nhằm giảm bớt chi phí sưởi ấm. Thậm chí những bà hay làm từ thiện còn nung nóng gạch để đem phân phát cho những người vô gia cư, giúp họ sống sót qua đêm mùa đông phương bắc lạnh giá.

Hầu hết những người sau này không trải qua cuộc sống ấy thì không biết viên gạch sưởi đó là gì. Ở Châu Âu lúc đó lò sưởi đã được phát minh, để lò sưởi không bị thoát nhiệt nhanh thì người ta phải xây bằng loại gạch chịu nhiệt (firebrick). Gạch dùng để sưởi ấm chính là loại gạch dùng để xây lò sưởi. Loại gạch này chịu được nhiệt độ cao và có khả năng giữ nhiệt lâu, một số vùng người ta còn dùng soapstone nung nóng để sưởi ấm trên giường ngủ, song soapstone thì không phổ biến bằng gạch chịu nhiệt. Gạch có lẽ là được nung khoảng 400 độ và khi được bọc gói kỹ lưỡng sẽ giữ nhiệt được khoảng 5-7 tiếng đồng hồ, tức là đủ cho một giấc ngủ đêm.
Hình minh họa: Đá soapstone dùng để sưởi ấm
Nguồn: Esty
Vào thời Bác Hồ sống ở Châu Âu thì người ta đã sản xuất ra những viên gạch chuyên dùng để sưởi ấm, hình dạng cũng giống viên gạch nhưng làm bằng sứ, hiện giờ vẫn còn được rao bán trên mục đồ cổ của trang Ebay. Loại phổ biến nhất ở Châu Âu là Chauffeuse của Pháp. Viên gạch sưởi mà Bác Hồ dùng, hiện đang được trưng bày ở bảo tàng có lẽ là loại Victorian của Anh.
Hình minh họa: Gạch sưởi Chauffeuse của Pháp
Nguồn: Esty

Hình minh họa: Gạch sưởi Victorian của Anh
Nguồn: Ebay
Hình minh họa: Gạch sưởi Alsace kích thước 23x12cm của Đức
Nguồn: Rubylane

Như đã nói ở trên, câu chuyện viên gạch sưởi của Bác Hồ là do người không hiểu gì về cuộc sống ở Châu Âu thời đó viết lại nên có nhiều chi tiết rất xa lạ, ví dụ như chiếc nệm, bọc viên gạch bằng giấy báo cũ, đặt viên gạch dưới gầm giường hay dưới lưng, đặt nhờ viên gạch ở lò sưởi của bà chủ nhà hay bếp của khách sạn. Toàn bộ câu chuyện thực ra rất đơn giản. Thời đó nhà không có lò sưởi rất phổ biến, nệm cũng chưa có, những người nghèo chủ yếu sống trong những phòng không có lò sưởi. Mỗi sáng khi đi làm, họ sẽ đưa cho chủ nhà một viên gạch sưởi, vào buổi chiều khi chủ nhà nấu nướng hoặc đốt lò sưởi buổi tối thì sẽ đặt viên gạch của họ vào lò cho nóng. Khi những người thuê nhà trở về vào buổi tối thì họ sẽ lấy viên gạch bọc kỹ nó bằng quần áo cũ hoặc giấy báo rồi để lên giường, ở phía bàn chân, để ngủ cho ấm. Việc nung nóng gạch giống như một dịch vụ thường ngày mà chủ nhà cung cấp thêm cho những người thuê nhà vậy, nếu chủ nhà không làm thì những người thuê nhà sẽ phải mua những viên gạch nung nóng từ người chuyên bán gạch sưởi ở gần đó, hoặc cũng có thể là chính chủ nhà bán dịch vụ nung nóng những viên gạch ấy. Việc này hoàn toàn là một sinh hoạt thường ngày phổ biến ở Châu Âu, không có gì lạ lùng với người dân thời đó.

Nhưng có một chuyện thú vị hơn nữa, hiện giờ vẫn còn có những người Mỹ hỏi nhau rằng "Did your brick stay warm?". Với thế hệ hiện tại có lẽ câu đó hoàn toàn là vô nghĩa. "Gạch của anh có ấm không?" là một câu vô nghĩa. Nhưng đó là một câu thành ngữ liên quan đến gạch sưởi. Trước đây, nhiều gia đình người Mỹ sống theo triết lý khắc khổ và thanh đạm vẫn cho rằng đốt lò sưởi vào đêm mùa đông là lãng phí và tội lỗi, thế nên buổi tối khi đốt lò sưởi thì họ đặt những viên gạch sưởi vào đó, khi đi ngủ thì họ đặt viên gạch nung nóng được quấn kỹ vào giường và tắt hết lò sưởi đi. Sáng hôm sau, bên bàn ăn sáng họ sẽ hỏi nhau "Did your brick stay warm?", câu đó có nghĩa là "Anh ngủ có ngon không?", bởi vì viên gạch tỏa hơi ấm suốt đêm sẽ giúp anh ngủ ngon. 

Wednesday, December 16, 2015

Chủ nghĩa Marx đối đầu với chủ nghĩa đạo đức về nạn mại dâm

Khi cuộc tranh luận về việc hợp pháp hóa mại dâm diễn ra ở Việt Nam mới đây, thật kỳ lạ là hoàn toàn không có ai sử dụng chủ nghĩa Marx để phân tích vấn đề đó. Dường như chủ nghĩa Marx đang bị hắt hủi trong thực tiễn ở Việt Nam (một nước công khai theo chủ nghĩa Marx-Lenin), có lẽ điều đó khiến cánh cực hữu và những kẻ thờ phụng chủ nghĩa đế quốc phương Tây vui mừng hơn nhiều so với sự bôi nhọ chủ nghĩa Marx một cách bỉ ổi hàng này của họ.

Việc sử dụng chủ nghĩa Marx để phân tích các vấn đề thực tế không phải là hiếm hoi trên thế giới ngược lại nó đang ngày càng trở thành vũ khí đấu tranh sắc bén hơn của người lao động trên khắp thế giới.

Cũng về vấn đề mại dâm, Helen Ward trong bài "Marxism versus Moralism on Prostitution", đăng trên Permanent Revolution Winter 2007, đã dựa trên luận điểm Marxist cho rằng mại dâm là mặt trái của chế độ hôn nhân một vợ một chồng (chỉ đối với phụ nữ), phân tích việc biến mại dâm thành hàng hóa trong xã hội tư bản và cấu trúc giai cấp của mại dâm. Mỗi bộ phận trong lĩnh vực mại dâm thuộc về một giai cấp khác nhau, tương ứng với cấu trúc giai cấp của xã hội tư sản, do vậy khi đấu tranh chống lại nạn mại dâm thì cũng cần có phương thức liên kết và đấu tranh thích hợp với cấu trúc giai cấp đó. 

Nếu như ở nước Anh mại dâm là hợp pháp thì công việc của người vô sản anh là đoàn kết với công nhân tình dục để chống lại sự áp bức của giai cấp tư sản thì ở Việt Nam, nơi mà mại dâm là bất hợp pháp, thì công việc của người vô sản không phải là đấu tranh để hợp pháp hóa nó mà ngược lại phải tìm cách xóa bỏ nó. Do ở những nước như Anh, khi mà mại dâm được hợp pháp hóa thì trong những điều kiện của chủ nghĩa tư bản điều đó có nghĩa là nạn mại dâm đã trở lên phổ biến và biến thành chế độ làm thuê phổ biến, cách thức đấu tranh hợp lý là đoàn kết với những người bị áp bức. Còn ở Việt Nam, nạn mại dâm vẫn chưa đạt đến quy mô công nghiệp, vẫn chỉ hạn chế chủ yếu ở giai cấp tiểu tư sản và tầng lớp vô sản lưu manh, thì điều tiên quyết là chống lại mọi mưu toan công nghiệp hóa nó, phát triển nó thành một dịch vụ phổ biến, bởi vì sự hủy hoại ấy trước hết sẽ nhằm vào những người lao động.

Chủ nghĩa Marx đối đầu với chủ nghĩa đạo đức về mại dâm

“Mại dâm chỉ là một biểu hiện cụ thể của nạn mại dâm phổ biến của người lao động.”[1] Câu trích dẫn này của Marx có thể cho thấy rằng đối với những người xã hội chủ nghĩa thì mại dâm là một vấn đề rất rõ ràng, nhưng thay vì được chứng minh trong các cuộc đấu tranh thực tế, cánh tả thường dao động giữa việc biện minh cho sự áp bức và xóa bỏ, hay hình sự hóa và công đoàn hóa.

Phần lớn các tranh luận mới đây tập trung xem xét về việc mại dâm có thể được coi là công việc hay là một dạng áp bức đối với phụ nữ.[2] Hai phe đối lập đã dẫn đến hai chiến lược đối lập hoàn toàn. Nếu như mại dâm là công việc thì đấu tranh cho việc tự tổ chức và các quyền là vấn đề chủ chốt của những người xã hội chủ nghĩa. Nhưng nếu như mại dâm là sự áp bức và nô lệ hóa thì những người tham gia là nạn nhân cần phải được giải thoát. Kathleen Barry, nhà tổ chức của hội nghị nữ quyền quốc tế về buôn bán phụ nữ vào năm 1983, đã theo đuổi quan điểm thứ hai khi bà từ chối tranh luận với nhà hoạt động của lao động tình dục Margo St. James, lập luận rằng “hội nghị là về nữ quyền và không ủng hộ thiết chế mại dâm…(sẽ là)…không thích hợp để thảo luận về nô lệ tình dục với phụ nữ bán dâm.”[3] Gần đây hơn, nhà văn Julie Bindell đã ủng hộ quan điểm này, viết về quyết định mở một chi nhánh cho lao động tình dục của GMB, bà lập luận, “làm sao một công đoàn có thể vừa chống lại việc áp bức phụ nữ lại vừa dung nạp điều đó? Thay vì để xã hội coi đó là một sự lựa chọn nghề nghiệp, mại dâm cần phải được thể hiện đúng bản chất – sự áp bức đối với phụ nữ. Công đoàn hóa không thể bảo vệ phụ nữ trong ngành công nghiệp đồi bại này.”[4] Mới đây nhất Đảng Xã Hội Chủ Nghĩa Scottland (SSP) đã gia nhập chiến tuyến và tuyên bố rằng mại dâm là sự áp bức đối với phụ nữ [xem trang 17].

Một quan điểm Marxist về mại dâm 

Mại dâm là trao đổi tình dục lấy tiền. Mặc dù vậy, khi mà có sự trao đổi này diễn ra trong những bối cảnh khác nhau – ví dụ như trong một số dạng hôn nhân – hầu hết các định nghĩa của từ điển đều rộng hơn một chút. Trong Từ Điển Tiếng Anh Oxford, một gái bán dâm là “một phụ nữ cho thuê cơ thể để phục vụ cho bất kỳ quan hệ tình dục nào.” 

Từ điển Encyclopaedia Britannica có định nghĩa rộng hơn, mại dâm là “sự tham gia vào hoạt động tình dục, thường xuyên là với các cá nhân khác không phải là vợ chồng hay bạn tình, để đổi lấy khoản thanh toán tức thời dưới dạng tiền hay các vật đáng giá khác.” Những định nghĩa này bổ sung thêm từ “bất kỳ” hay “không phải vợ chồng” để cố gắng tóm lược điều mà chúng ta đều ngầm hiểu – mại dâm là tình dục nằm bên ngoài những mối quan hệ mà trong đó tình dục thường được chấp nhận. 

Khái niệm mại dâm có lẽ hàm chứa nhiều người khác nhau cũng nhiều mối quan hệ khác nhau theo thời gian. Những nữ tu của Hy Lạp cổ đại, geisha của Nhật Bản, kỹ nữ của Châu Âu, gái đứng đường khu Soho và công nhân nhà thổ ở Mumbai, tất cả đều mang tên gái mại dâm. Vẻ bề ngoài tồn tại phi thời gian, nằm trong câu sáo ngữ về “nghề cổ xưa nhất”, che giấu nhiều quan hệ xã hội khác nhau. Những phụ nữ đó đều có một thứ chung đó là họ thực hành quan hệ tình dục bên ngoài khuôn khổ gia đình, tức là tình dục không gắn kết với sự tái sản xuất và duy trì một hộ gia đình.

Đây chính là thứ quan trọng để tiến đến cốt lõi của vấn đề - mại dâm chỉ có thể được khám phá trong mối quan hệ với chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Như Engels đã viết, “Chế độ một vợ một chồng và mại dâm thực sự mâu thuẫn nhau nhưng là sự mâu thuẫn không thể tách rời, là hai cực của cùng một trạng thái xã hội.”[5] Bebel, viết về phụ nữ và chủ nghĩa xã hội vào những năm 1880, đã giải thích, “Mại dâm trở thành một thiết chế xã hội cần thiết của xã hội tư sản, cũng giống như cảnh sát, quân đội thường trực, nhà thờ và giai cấp tư sản.”[6] Để hiểu được sự biện chứng này, tức là “sự tác động qua lại giữa các mặt đối lập”, trước hết chúng ta cần phải xem xét bản chất của mại dâm trong chủ nghĩa tư bản, xem xét sự biến đổi của nó theo phương thức sản xuất và sau đó quay trở lại khám phá quan hệ giữa tình dục riêng tư và công cộng cũng như sự áp bức phụ nữ.

Mại dâm: hàng hóa 

Giống như hầu hết các giao dịch thương mại của chủ nghĩa tư bản, mại dâm dựa trên việc bán và mua một hàng hóa. Theo nhận thức thông thường, gái bán dâm bán “cơ thể của cô ta”. Nhưng đây là một sự hiểu lầm, do khi kết thúc giao dịch thì khách hàng không “sở hữu” cơ thể của gái mại dâm. Thứ mà khách hàng mua là là dịch vụ tình dục. Một số nhà nữ quyền và người xã hội chủ nghĩa phản đối ý tưởng cho rằng phụ nữ bán dịch vụ chứ không phải bán cơ thể, nhưng cũng thừa nhận rằng việc bán đó chỉ là tạm thời, mô tả việc bán là để sử dụng cơ thể gái bán dâm để đem lại sự thỏa mãn tình dục cho khách hàng.

Nhưng ngay cả trong trường hợp đó thì vẫn là sự nhầm lẫn. Nếu anh đến bất cứ nơi nào có mại dâm, bất kể là trên đường phố, trong một nhà thổ hay thông qua một kẻ môi giới, anh sẽ thấy có bảng giá cụ thể. Thông thường chúng không được liệt kê vì lý do pháp luật nhưng rõ ràng là có giá cả cho việc phục vụ bằng tay, giá sẽ cao hơn khi phục vụ bằng miệng, giao hợp bình thường và giao hợp đường hậu môn. Một dịch vụ hộ tống sẽ tính tiền theo giờ, nhưng cũng nói rõ rằng dịch vụ tình dục bao gồm những gì và không bao gồm những gì, tất nhiên là kèm theo mức phí đã được tính. Hàng hóa là tình dục – hay chính xác hơn là một dịch vụ tình dục cụ thể.

Việc tình dục bị biến thành hàng hóa được nhiều người coi là “tội” tổ tông của mại dâm. Mhairi McAlpine của SSP viết, “mại dâm là việc thương phẩm hóa quan hệ tình dục, tách ra khỏi phạm vi thỏa mãn lẫn nhau và đưa vào phạm vi của thị trường.”[7] Tôi cũng có những cuộc thảo luận tương tự về chủ đề này với nhiều đồng chí trong nhiều năm – liệu có chắc chắn là hành vi thân mật đó không bao giờ nên bị biến thành thứ xa lạ có thể bị đem mua bán? Quan điểm lãng mạn cho rằng tình dục là sự thỏa mãn lẫn nhau đã cho thấy sự trừu tượng hóa từ các mối quan hệ xã hội. Dưới chủ nghĩa tư bản và các xã hội phân chia giai cấp trước đó, tình dục được điều tiết chặt chẽ và có khuynh hướng kinh tế. Sự điều tiết dựa trên nhu cầu bảo vệ sở hữu tư nhân thông qua thừa kế.

Trong cuốn sách “Nguồn Gốc Gia Đình, Chế Độ Tư Hữu Và Nhà Nước”, Engel đã phác họa cách thức chế độ một vợ một chồng (đối với phụ nữ) phát triển cùng với sở hữu tư nhân. Gia đình một vợ một chồng “thoát ra từ gia đình đối ngẫu…Nó dựa trên sự thống trị của đàn ông, thể hiện mục đích tạo ra con cái mà không có sự tranh chấp về quan hệ cha con; quan hệ cha con này là cần thiết bởi vì con cái sau này sẽ trở thành người thừa kế tài sản tự nhiên của người cha.”[8]

Hình thức gia đình đã thay đổi qua các dạng xã hội phân chia giai cấp khác nhau nhưng không phải là tôn giáo và phong tục đã đảm bảo cho sự tập trung của chế độ một vợ một chồng đối với phụ nữ, khi chế độ đó giải thích về phạm vi và các luật lệ ổn định. Không phải mại dâm thực hành tình dục “bên ngoài phạm vi của sự thỏa mãn lẫn nhau” mà chính gia đình một vợ một chồng được dùng để bảo vệ sở hữu tư nhân. Những cô con gái trở thành tài sản để được mua cũng như đem bán cái khả năng tạo ra người thừa kế của họ nhằm đổi lấy đất đai, gia súc hay tiền bạc.[9]

Mại dâm cũng phát sinh từ quá trình đó, do không có bất cứ xã hội nào có thể áp đặt chế độ một vợ một chồng cho nam giới cũng như nữ giới. Demosthenes, một nhà hùng biện Hy Lạp, đã tóm tắt vị thế của phụ nữ trong xã hội chiếm hữu nô lệ của Athen, “Chúng ta thỏa mãn bằng kỹ nữ, có những nàng hầu đáp ứng nhu cầu hàng ngày và cưới nhiều vợ để sinh cho chúng ta những đứa con hợp pháp cũng như làm người bảo vệ đáng tin cậy cho sức khỏe của chúng ta.”[10] 

Liệu quan điểm này đã lỗi thời chưa? Liệu có chắc chắn là vào thế kỷ 21 thì tình dục chủ yếu là để thỏa mãn lẫn nhau thay vì tạo ra người thừa kế hay đổi lấy tiền mặt? Trước đây hơn bốn mươi năm đã có một sự giải phóng tình dục, do sự thay đổi trong địa vị xã hội của phụ nữ và sự phát triển của các biện pháp tránh thai hiệu quả, mại dâm không phải là dạng tình dục ngoài hôn nhân duy nhất. Mặc dù vậy, các cấu trúc xã hội vẫn tiếp tục ủng hộ quan hệ tình dục một vợ một chồng liên quan tới sở hữu, phụ nữ khắp thế giới vẫn bị coi là đĩ điếm khi họ công khai tìm kiếm quan hệ tình dục không mang tính chất một vợ một chồng.

Cấu trúc giai cấp của mại dâm 

Bề ngoài của mại dâm không phù hợp với các phân loại kinh tế tiêu chuẩn. Một nhà sử học đã viết: 

“…gái mại dâm không hành xử giống như bất kỳ hàng hóa nào khác; cô ta chiếm một vị trí độc nhất, tại trung tâm của một hệ thống kinh tế phi thường và đồi bại. Cô ta có thể đại diện cho mọi khái niệm trong phạm vi sản xuất tư bản chủ nghĩa; cô ta đồng thời là người lao động, đối tượng trao đổi và người bán. Cô ta đóng vai trò như công nhân, hàng hóa và nhà tư bản, cô ta xóa mờ các phân loại kinh tế tư sản theo cùng cách thức mà cô ta thách thức những ràng buộc của đạo đức tư sản…Do vậy, khi là hàng hóa, gái mại dâm vừa củng cố vừa xuyên tác mọi đặc trưng truyền thống của kinh tế học tư sản.”[11]

Không chỉ sai lầm về việc một gái mại dâm có thể đại diện cho mọi yếu tố của sản xuất tư bản chủ nghĩa mà nhà sử học cũng không chỉ ra được những vai trò khác nhau của gái mại dâm. Họ thực sự có thể xuất hiện như là công nhân, hàng hóa, người bán và thậm chí là nhà tư bản, nhưng những gái mại dâm khác nhau có thể có những quan hệ khác nhau với hàng hóa mà họ bán.

Hàng hóa có giá trị và giá trị sử dụng. Giá trị sử dụng trong mại dâm là thỏa mãn sự ham muốn của khách hàng, cung cấp sự thỏa mãn tình dục. Giá trị trao đổi là lao động xã hội kết tinh trong hàng hóa, có nghĩa là lao động thể chất và tinh thần liên quan đến việc cung cấp dịch vụ tình dục. Giá trị này tương đương với thứ mà công nhân tình dục cần để tái sản xuất bản thân dưới các điều kiện xã hội trung bình đối của ngành này.

Giống như nhiều dịch vụ và một số lĩnh vực sản xuất khác của chủ nghĩa tư bản, mại dâm diễn ra theo nhiều cách khác nhau, gái mại dâm cũng có mối quan hệ khác đối với tư liệu sản xuất và mua bán mỗi loại tư liệu sản xuất. Nhiều gái mại dâm là lao động làm thuê: họ được một cá nhân, doanh nghiệp thuê và buộc phải làm việc trong một số giờ nhất định. Đây là tình cảnh của hàng triệu phụ nữ đang làm việc trong các nhà thổ, quán xông hơi và quán bar khắp thế giới. Họ được trả lương theo số giờ làm việc hoặc số khách hàng phải tiếp.

Trong trường hợp này họ không trực tiếp bán dịch vụ tình dục cho khách hàng – họ bán sức lao động cho chủ. Chủ của họ (tú ông, tú bà, chủ nhà thổ hoặc quán bar) nhận tiền từ khách hàng và chia một phần cho công nhân tình dục (hoặc đòi một phần phí mà công nhân tình dục nhận được). Theo nghĩa này thì công nhân tình dục cũng giống như các lao động làm thuê khác, có thể nói rằng họ “bán thân thể”, tức là họ bán khả năng lao động. Tuy vậy, như Marx đã giải thích trong Quyển I của bộ Tư Bản, đây không phải là bán thân: 

“…chủ sở hữu của sức lao động [công nhân – HW] chỉ bán nó trong một khoảng thời gian xác định, nếu như anh ta bán nó vĩnh viễn thì anh ta cũng bán luôn bản thân mình, biến anh ta từ một người tự do thành một nô lệ, từ chủ sở hữu một hàng hóa thành một hàng hóa.”[12]

Thực sự là hiện nay có những lao động tình dục sống trong các điều kiện nô lệ - khi mà bản thân họ bị bán và mua như hàng hóa và sau đó làm việc cho các chủ sở hữu nô lệ. Sự hồi sinh của chế độ nô lệ hiện đại, hầu hết được tường thuật trong hoạt động mua bán người, không phải là chỉ riêng đối với mại dâm mà còn diễn ra trong công việc nội trợ và hầu hạ. Thực tế về chế độ nô lệ tồn tại trong một số bộ phận của công nghiệp tình dục không bác bỏ thực tế là đa số hoạt động mại dâm diễn ra trong điều kiện thông thường của chế độ nô lệ làm thuê.

Hầu hết công nhân tình dục không phải là nô lệ hay công nhân làm thuê – phần lớn bởi vì sự cấm đoán của luật pháp nhằm hạn chế sự bành trướng của ngành công nghiệp “chính đáng” và đặt nó dưới bóng tối của thị trường bất hợp pháp và kinh tế tội phạm. Nhiều công nhân tình dục là người bán hàng trực tiếp; họ không làm việc cho ai mà trực tiếp giao dịch với khách hàng. Trong trường hợp này thì họ vẫn bán hàng hóa nhưng không phải là sức lao động mà là hàng hóa chứa đựng lao động kết tinh của họ, tức là dịch vụ tình dục, họ cũng bán dịch vụ này trực tiếp cho khách hàng. Trên thực tế, họ là người tự kinh doanh, mặc dù tại hầu hết các quốc gia họ không thể đăng ký một cách hợp pháp. Một số người có của cải và sở hữu hoặc thuê các tư liệu sản xuất – như nhà ở, điện thoại và các công cụ thương mại khác. Họ thuộc giai cấp tiểu tư sản.

Nhưng đa số các phụ nữ trong trường hợp đã nêu khó có thể mang hình ảnh của tầng lớp trung lưu, người tự kinh doanh. Hầu hết họ đều nghèo với một ít của cải và đối với một số người thì sự trao đổi có dạng rất sơ khai. Ví dụ khi dịch vụ tình dục được trực tiếp trao đổi lấy hiện vật, như thực phẩm và nơi ở, hay ma túy. Những người này chỉ tham gia một cách hời hợt vào nền kinh tế tư bản – họ là một phần của thứ mà Marx gọi là tầng lớp vô sản lưu manh.

Cũng có những gái mại dâm thuê người khác làm việc cho họ. Một số công nhân tình dục tự tổ chức công việc kinh doanh của họ, đóng vai trò như là tú bà và chủ nhà thổ. Khi làm chủ thì họ sở hữu các tư liệu sản xuất và bóc lột lao động của người khác, trong khi vẫn thường xuyên tiếp tục, mặc dù không liên tục, bán dâm. Như vậy, một số gái mại dâm là công nhân, một số là nô lệ, đa số là tiểu tư sản và một số ít là tư sản.[13]

Bóc lột hay áp bức?

Ở mức độ trừu tượng hóa rất cao – của hàng hóa, giá trị sử dụng và giá trị trao đổi – mà Marx coi là bản chất của sự bóc lột. Công nhân bị nhà tư bản bóc lột không phải bằng lừa dối hay gian lận mà dựa vào bản chất của chế độ làm thuê: công nhân đổi một hàng hóa lấy tiền lương. Hàng hóa không phải là sản phẩm của lao động của họ mà là năng lực lao động, tức là sức lao động của họ.

Sự bóc lột tồn tại trong sự khác biệt giữa giá trị của sức lao động và giá trị của hàng hóa mà họ sản xuất ra trong thời gian sức lao động của họ được nhà tư bản sử dụng. Sự bóc lột là kết quả của thực tế là công nhân không sở hữu sản phẩm của lao động của họ mà chỉ sở hữu năng lực lao động của họ. Ngay cả khi tiền lương được trả đúng bằng giá trị của sức lao động, một sự trao đổi công bằng theo khái niệm tư bản chủ nghĩa, người công nhân vẫn bị bóc lột.

Roberta Perkins, viết về công nghiệp tình dục ở Australia, cung cấp một định nghĩa hữu ích về cách thức điều này vận hành trong lĩnh vực kinh doanh tình dục:

“Nhà thổ, hay nhà chứa (bordellos, bagnios, stews, seraglios) cũng tương tự như các nhà xưởng cỡ nhỏ và vừa, một khách sạn hoặc một tòa nhà khác được sử dụng làm nơi làm việc, đòi hỏi một khoản tư bản ứng trước lớn, chi phí cao và một khoản lợi nhuận định kỳ lớn. “Chủ sở hữu tư liệu sản xuất” có thể là cá nhân, liên doanh hoặc một doanh nghiệp cổ phần, thuê mướn nhân công hỗ trợ như quản lý, lễ tân, người đứng quầy bar, hoặc người dọn vệ sinh và nhân viên bán hàng hoặc gái mại dâm. Gái mại dâm làm việc theo kiểu vô sản truyền thống, tức là lao động của họ được thuê và được trả tiền. Giá trị trao đổi của gái mại dâm thường là bằng nửa giá trị trao đổi của hàng hóa (tình dục) được khách mua (khách hàng hay người tiêu dùng). Tiền hoa hồng [hay tiền lương – HW] của cô ta theo thỏa thuận phân chia với chủ, người có sở hữu phần giá trị thặng dư, từ phần giá trị thặng dư đó chủ sẽ trả lương cho người lao động hỗ trợ, thanh toán tiền thuê nhà, tiền điện, tiền điện thoại, quảng cáo và các chi phí khác, cũng như tích lũy tư bản để tái đầu tư cho công việc kinh doanh (ví dụ, cải tiến hoặc mở rộng). Phần còn lại của giá trị thặng dư là lợi nhuận của chủ.”1[14]

Cũng như đối với các lao động làm thuê khác, sự bóc lột và lợi nhuận nằm trong sự chênh lệch giữa chi phí thuê công nhân tình dục và thu nhập mà cô ta có thể tạo ra bằng cách cung cấp hàng hóa. Đối với những người tiểu tư sản thì không có sự bóc lột theo nghĩa này và lợi nhuận được tạo ra bằng cách nâng giá bán cao hơn chi phí kinh doanh. 

Phân tích này bị các nhà nữ quyền phản đối, họ cho rằng khách hàng trực tiếp bóc lột công nhân tình dục. Dĩ nhiên trong mối quan hệ gái mại dâm-khách hàng thì khách hàng luôn có vị thế đặc quyền về kinh tế nhưng anh ta không bóc lột gái mại dâm. Vai trò của anh ta trong mối quan hệ này là người tiêu dùng. Có nhiều người khác bóc lột cô ta – chủ của cô ta có thể là tú ông, doanh nghiệp hay tú bà – nhưng theo nghĩa kinh tế thì chắc chắn không phải là khách hàng.[15] 

Sự liên hệ của Engel giữa mại dâm với chế độ một vợ một chồng là chính xác. Trong gia đình thì người chồng có nhiều lợi thế về quyền lực trong phạm vi gia đình đối với người vợ, thu nhập sẵn có và thoát khỏi nhiều công việc tầm thường. Nhưng nhìn chung anh ta không đạt được điều này bằng cách bóc lột kinh tế vợ của mình – anh ta “được thừa hưởng” điều đó từ địa vị chung của nam và nữ giới trong phạm vi chủ nghĩa tư bản.

Khi cho rằng gái mại dâm không bị khách hàng bóc lột thì không có nghĩa là họ không bị khách hàng áp bức. Nhiều công nhân tình dục bị khách hàng áp bức tàn bạo, họ thường làm nhục hoặc dùng bạo lực với gái mại dâm. Nhà nước cũng đối xử với công nhân tình dục theo cách đó, thường xuyên phủ nhận các quyền con người và pháp lý cơ bản của họ. Ví dụ, cho đến gần đây ở Anh, một phụ nữ có tiền án mời chào mua dâm vẫn được coi là “gái mại dâm công khai”. Một khi điều đó đã được ghi vào hồ sơ thì cô ta có ít quyền hơn bất cứ người nào khác. Các truy tố khác sẽ không cần đến hai nhân chứng mà chỉ cần sự khẳng định của một viên cảnh sát và tiền án của cô ta sẽ được trưng tại tòa án.

Ở nhiều nước, phụ nữ với tiền án mại dâm bị cấm đi lại, họ không được quyền nuôi con và hiện nay thì gái mại dâm đứng đường ở Anh sẽ bị kết án có hành vi phản xã hội, tức là có thể bị quản thúc về một tội thực sự không mang tính chất hình sự. Ví dụ khắc nghiệt nhất về sự áp bức đối với gái mại dâm là tỷ lệ sát nhân và tấn công bạo lực cao, cũng như cách thức hằn học mà truyền thông đưa tin về gái mại dâm. Phụ nữ “bị coi” là gái mại dâm có thể bị gia đình và bạn bè xa lánh, mất quyền nuôi con và không bao giờ kiếm được công việc “bình thường”. Họ bị đặt ra ngoài vòng pháp luật. Những sự trừng phạt về pháp lý và xã hội không chỉ tác động đến phụ nữ đứng đường; chúng vươn sang cả những phụ nữ bị coi là “đĩ”. Nhưng rõ ràng những phụ nữ dễ tổn thương nhất – những người không có tiền bạc, ít học và ít được hỗ trợ về mặt xã hội – là những người phải gánh chịu đau khổ nhiều nhất. Họ bị xô đẩy từ mọi phía. Không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều người trong số họ nghiện ma túy hoặc rượu và có các vấn đề về tâm thần khác. Nhưng kiểu phụ nữ rập khuôn phổ biến như bị lạm dụng khi còn bé rồi trở thành gái mại dâm để “thỏa mãn” sự nghiện ngập không phải là tình huống phổ biến nhất.

Thông thường là sự kết hợp giữa các tình thế đưa đẩy phụ nữ đến với mại dâm và nguyên nhân phổ biến không phải là nghiện ma túy hay sự lạm dụng, mặc chúng là động cơ, mà là thiếu tiền. Sự thiếu tiền có thể là tuyệt đối hoặc tương đối – nhiều phụ nữ tìm thấy ở ngành công nghiệp tình dục một sự lựa chọn tốt hơn so với những công việc lương thấp và bị bóc lột dữ dội ở các lĩnh vực thông thường.

Tình hình này cũng phổ biến ở các quốc gia khác. Công nhân tình dục ở Ấn Độ đưa ra tuyên ngôn vào năm 1997, trong đó có giải thích về lý do phụ nữ bán dâm:

“Phụ nữ bán dâm vì lý do tương tự như khi họ lựa chọn bất cứ sinh kế có sẵn nào. Trường hợp của chúng tôi không khác biệt gì so với công nhân từ Bihar đến kéo xe tay ở Calcutta, hay công nhân từ Calcutta làm việc bán thời gian tại một nhà máy ở Bombay. Một số người trong chúng tôi bị bán vào ngành này. Sau khi bị ràng buộc với tú bà đã mua chúng tôi trong một số năm thì chúng tôi có được mức độ độc lập nhất định trong ngành công nghiệp tình dục. [Chúng tôi] đi đến bán dâm sau khi trải qua nhiều kinh nghiệm trong đời, thường là miễn cưỡng, không hoàn toàn hiểu biết về mọi tác động của việc trở thành gái mại dâm. Nhưng từ khi nào đa số phụ nữ chúng tôi có sự lựa chọn trong và ngoài phạm vi gia đình? Liệu chúng tôi có tình cờ tự nguyện trở thành lao động nội trợ? Liệu chúng tôi có thể lựa chọn người mình muốn kết hôn và khi nào kết hôn? “Sự lựa chọn” hiếm khi là hiện thực đối với hầu hết phụ nữ, nhất là phụ nữ nghèo.”[17]

Công và tư 

Phân tích mang tính Marxist này thể hiện rằng mại dâm xuất hiện như là mặt trái của chế độ một vợ một chồng, một chế độ sinh ra để bảo vệ sở hữu tư nhân và quan hệ tình dục không thể hoàn toàn tách khỏi quan hệ kinh tế trong xã hội phân chia giai cấp. Sự áp bức đối với phụ nữ bắt nguồn từ sự tác biệt công việc nội trợ và tái sản xuất tư nhân khỏi sản xuất xã hội và đời sống xã hội.

Mại dâm tạo thành sự đe dọa đối với xã hội bởi vì nó đe dọa xóa mờ sự phân chia rõ ràng – tách tình dục ra khỏi gia đình và ném vào thị trường. Sau đó nó cho thấy rằng dưới chủ nghĩa tư bản thì gái mại dâm không phải là một tầng lớp đơn lẻ. Chương trình của chúng ta về mại dâm phải phản ánh sự hiểu biết này và không nên dựa trên ý tưởng lãng mạn về tình dục cũng như sự kinh hoàng của chúng ta về sự bóc lột thậm tệ nhất đối với công nhân tình dục.

Công nhân tình dục tự tổ chức 

Trong những năm gần đây có một sự phát triển lớn lao trong các tổ chức của công nhân tình dục. Ở Bắc Mỹ và Châu Âu có nhiều tổ chức đã phát triển từ các nhóm phụ nữ và các phong trào xã hội khác, nhưng phải đoạn tuyệt với lập trường nữ quyền về công việc tình dục để bảo vệ quyền của họ. Nhiều nhà nữ quyền muốn xóa bỏ mại dâm, coi đó chỉ đơn giản là sự áp bức đối với phụ nữ. Họ cho rằng điều đó phải được xóa bỏ bằng cách trừng phạt những người quản lý và khách hàng cũng như tiến hành cách cuộc giải cứu gái mại dâm. Nhiều tổ chức sẽ không nói về gái mại dâm, hay nói về công nhân tình dục, mà sử dụng khái niệm “phụ nữ bán thân”. Thứ ngôn ngữ kẻ cả của họ đã cho thấy thái độ của họ - họ coi công nhân tình dục là người bị lừa bịp và theo họ thì không có vai trò gì trong việc giải phóng bản thân khỏi sự áp bức hay sự bóc lột đang phải chịu đựng.

Sự xung đột giữa những cứu tinh nữ quyền và các nhóm đấu tranh cho quyền của lao động tình dục rất sâu sắc nên hiếm khi họ có chung một cương lĩnh. Thư Viện Phụ Nữ ở London gần đây đã tổ chức trưng bày về mại dâm và không cho phép bất cứ sự xuất hiện nào của các tổ chức công nhân tình dục, dẫn tới biểu tình của Công Đoàn Công Nhân Tình Dục Quốc Tế (IUSW) ở bên ngoài.18 Lập trường cực đoan nhất là của nhà văn Julie Burchill, người đã viết, “Mại dâm là chiến thắng tối thượng của chủ nghĩa tư bản. Khi cuộc chiến tranh tình dục kết thúc, gái mại dâm sẽ bị xử tử vì sự phản bội khủng khiếp của họ đối với tất cả phụ nữ, vì đám hắc ín và lông gà đạo đức mà họ đã mang đến cho phụ nữ bản địa, những người kém may mắn phải sống trong cái mớ hỗn độn mà họ đã tạo ra.”[19] 

Các tổ chức của công nhân tình dục bị phê phán về việc lãng mạn hóa mại dâm và chỉ đại diện “nghề nghiệp” của tầng lớp trung lưu. Nhưng ở Ấn Độ có một tổ chức quần chúng của công nhân tình dục tồn tại và mang quan điểm tương tự. Ủy Ban Durbar Mahila Samanwaya (hay “Durbar”, theo tiếng Bengali có nghĩa là không lùi bước hoặc không thể khuất phục) được thiết lập ở Tây Begal, Ấn Độ và phát triển từ sáng kiến Sonagachi nhằm ngăn chặn bệnh AIDS. Durbar có 65.000 thành viên, làm việc tại những khu vực nghèo khổ nhất của quốc gia: 

“Durbar bày tỏ rõ ràng mục tiêu chính trị, đấu tranh đòi công nhận lao động tình dục là một công việc và công nhân tình dục được coi là công nhân, cũng như đảm bảo an sinh xã hội cho công nhân tình dục và con cái của họ. Durbar yêu cầu phi hình sự hóa dịch vụ tình dục và vận động thay đổi các luật hạn chế nhân quyền của công nhân tình dục, vốn có khuynh hướng hình sự hóa và hạn chế các quyền công dân của họ.”[20] 

Tuyên ngôn năm 1997 của họ, đã được trích dẫn trước đây, thể hiện một sự hiểu biết về áp bức tình dục có thể khiến nhiều người xã hội chủ nghĩa phải xấu hổ: 

“Sở hữu tài sản tư nhân và duy trì chế độ gia trưởng đòi hỏi phải có sự kiểm soát đối với sự tái sản xuất của phụ nữ. Từ khi tài sản được duy trì bằng những người thừa kế hợp pháp và chỉ có quan hệ tình dục giữa đàn ông và đàn bà là tạo ra sự sinh sôi, những sự trừng phạt của chế độ gia trưởng tư sản chỉ áp dụng cho sự kết nối này. Tình dục được coi là phương tiện căn bản và hầu như là duy nhất để tái sản xuất, phủ nhận mọi phương diện khoái lạc và khát khao bản năng đối với nó…Những thanh niên tìm kiếm sự gần gũi thể xác, những người đàn ông đã kết hôn tìm kiếm sự tương tác với phụ nữ “khác”, những công nhân nhập cư bị tách ra khỏi vợ, đang cố tìm kiếm sự ấm áp và sự chiều chuộng ở khu phố đèn đỏ, đều không thể bị coi là đáng nguyền rủa hay hư hỏng, để làm điều đó thì sẽ phải xóa bỏ toàn bộ lịch sử tìm kiếm khoái lạc, sự âu yếm và nhu cầu của loài người.” 

Các tổ chức của công nhân tình dục là chìa khóa để chống lại sự bóc lột cũng như áp bức. Khi có sự phân chia giai cấp trong mại dâm, những tổ chức này cần được công nhân tình dục vận hành để phục vụ cho công nhân tình dục, những người được thuê mướn hoặc tự kinh doanh, cũng như tạo ra khuôn khổ tuyển dụng cho những người muốn thuê mướn và bóc lột người khác. Công đoàn và các tổ chức cộng đồng của công nhân tình dục cần phải có mối liên hệ mạnh mẽ với các tổ chức công nhân khác – khi là một phần của phong trào công nhân thống nhất và hùng mạnh, họ sẽ có thể chiến đấu tốt hơn chống lại các định kiến phổ biến.

Trong suốt thập kỷ qua, một số công đoàn đã đồng ý tổ chức và đại diện cho công nhân tình dục. Ở Anh, IUSW đã thuyết phục tổng liên đoàn GMB thành lập chi nhánh công nghiệp tình dục ở Soho và họ đã công đoàn hóa thành công một nhà thổ cũng như đàm phán được thỏa thuận công nhận ở các câu lạc bộ thoát y vũ. Công nhân tình dục cũng được gộp chung vào tổng liên đoàn ở Đức (Verdi) và Hà Lan (FNV).[21]

Mại dâm và chủ nghĩa xã hội 

Cuộc sống của công nhân tình dục thường khó khăn và nguy hiểm, ít nhất là bởi vì những công nhân tình dục tố cáo sự lạm dụng của tú bà và khách hàng bị truy tố và đàn áp. Nhiều công nhân tình dục không hạnh phúc với công việc của họ và sẽ rời bỏ nếu như có một cơ hội thực tế nào khác. Nhưng đó cũng sẽ là một dạng lao động bị tha hóa như mọi loại lao động khác trong chủ nghĩa tư bản.

Mại dâm dưới dạng này sẽ không tồn tại trong một xã hội xã hội chủ nghĩa, cũng như cả gia đình và công việc dưới dạng hiện thời của chúng. Những chuyên gia hoặc diễn viên tình dục chuyên biệt có thể tồn tại, nhưng được giải phóng khỏi mối quan hệ với sở hữu tư nhân và tình trạng một vợ một chồng được thần thánh hóa hay áp đặt, quan hệ tình dục sẽ tiến hóa theo những cách thức mà chúng ta chỉ có thể dự báo. Vấn đề chủ chốt là sự tách biệt giữa công và tư, theo nghĩa là công việc xã hội công cộng và tái sản xuất tư nhân, sẽ bị xóa bỏ và trong quá trình đó phụ nữ sẽ thực sự được giải phóng.

Về tác giả 

Helen Ward, là một người ủng hộ PRN, một bác sĩ sức khỏe cộng đồng và nhà nghiên cứu đã làm việc với nhiều công nhân tình dục ở London và Châu Âu trong hơn 20 năm. Cùng với nhà nhân học Sophie Day, bà đã nghiên cứu HIV và các bệnh khác, sự biến đổi mang tính nghề nghiệp và vòng đời trong công việc tình dục, thiết lập một trong những dự án lớn nhất cho công nhân tình dục ở Anh. Bà là người ủng hộ Công Đoàn Công Nhân Tình Dục Quốc Tế.

Chú thích của tác giả

1. Marx K. Bản thảo kinh tế triết học, 1844. Đoạn trích này và các đoạn trích kinh điển khác có đăng tại : www.marxists.org

2. Trong bài báo này, tôi sử dụng khái niệm mại dâm và công việc tình dục. Một cuộc tranh luận nghiêm túc về vấn đề này rất được hoan nghênh, công việc tình dục nói chung được các nhà hoạt động sử dụng và đề cập tới một nhóm lớn người rộng hơn tham gia vào công nghiệp tình dục. Mặc dù vậy, các cuộc tranh luận trong lịch sử và gần đây về vai trò của tình dục thương mại trong xã hội có khuynh hướng đề cập tới mại dâm (ví dụ trao đổi tình dục hơn là khiêu dâm) và do vậy tôi cho rằng cần phải tiếp tục sử dụng nó. Tôi cũng chỉ đề cập tới công nhân tình dục nữ và khách hàng nam khi trình bày về những đặc tính chung của mại dâm, bởi vì đây là dạng thống trị và có liên hệ gần gũi nhất với sự áp bức tình dục nói chung. Mặc dù vậy, điều này không có nghĩa là phủ nhận một số lượng lớn nam giới cũng bán dâm. Chính phủ Anh ước tính hiện nay có khoảng 70.000 công nhân tình dục ở Anh. 

3. R. S. Rajan, “Những câu hỏi về mại dâm. Nhân viên (nữ), tình dục và công việc" trong Buôn bán, công việc tình dục, mại dâm , Tái bản 2, 1999

4. J. Bindell, The Guardian, 7 July 2003

5. F. Engels, Nguồn gốc gia đình chế độ tư hữu và nhà nước Chương II phần 4, Lawrence and Wishart, 1972

6. A. Bebel, Phụ nữ dưới chủ nghĩa xã hội, Schocken Books, 1971

7. Mạng Lưới Phụ Nữ Đảng Xã Hội Chủ Nghĩa Scottland (SSPWN) “Mại dâm: một đóng góp tranh luận”, 2006, tại www.scottishsocialistparty.org/pages/prostitution.html

8. F. Engels, op cit

9. Phong Trào Cộng Sản Cách Mạng Quốc Tế 1986, “Nguồn gốc và bản chất sự thay đổi sự áp bức đối với phụ nữ”, Trong Luận Đề về Sự Áp Bức đối với Phụ Nữ, tại www.permanentrevolution.net/?view=entry&entry=375

10. J. A. Symonds, “Một vấn đề trong đạo đức Hy Lạp”, 1901, tại: www.sacredtexts.com/lgbt/pge/pge00.htm

11. S. Bell S., Đọc, viết và viết lại về phụ nữ mại dâm, Indiana University Press, 1994

12. K Marx, Capital, Volume 1, Penguin, 1976 (emphasis added).

13. Tính không đồng nhất giai cấp này không phải độc nhất đối với mại dâm. Điều này có thể liên hệ với nông dân, bao gồm từ nông nô bị gắn chặt vào đất đai, tiểu nông chỉ dựa vào sức lao động của bản thân (cộng với gia đình) để bán các sản phẩm, hay các nông dân giàu có thuê người khác làm việc. 

14. R. Perkins, Lao động nữ: gái mại dâm, cuộc sống và sự kiểm soát xã hội, Australian Institute of Criminology, 1991

15. Dĩ nhiên khách hàng có thể và thường áp bức gái mại dâm bằng cách không trả tiền cho dịch vụ tình dục mà họ nhận được nhưng đây là trộm cắp chứ không phải là bóc lột.

16. Trường hợp ngoại lệ là khi gia đình đóng vai trò của một đơn vị sản xuất, rất phổ biến trong các xã hội nông nghiệp và tiền công nghiệp, người chồng vừa là chủ của gia đình vừa là chủ của công việc kinh doanh, làm việc cùng với vợ và con cái. 

17. Dự án Sonagachi, Tuyên ngôn của công nhân tình dục, Calcutta, 1997, at www.bayswan.org/manifest.html

18. Chi tiết hơn về cuộc triển lãm này, được kéo dài tới cuối tháng 3 năm 2006, xem tại: 

19. http://en.wikiquote.org/wiki/Julie_Burchill

20. Durbar Mahila Samanwaya Committee www.durbar.org

21. G Gall, Tổ chức công đoàn của công nhân tình dục, Palgrave Macmillan, 2006

Friday, December 11, 2015

Du học sinh nên về hay ở lại?

Học xong về hay ở?

Câu hỏi này hầu như du học sinh nào cũng phải đối mặt. Có nhiều người bi quan lấy cớ rằng xã hội Việt Nam kém phát triển, hay chính quyền thối nát không trọng dụng nhân tài nên dù có làm cu li ở nước ngoài cũng không về, tất nhiên là họ làm cu li ở mấy nước giàu có chứ không làm cu li ở mấy nước nghèo hơn Việt Nam. 

Tôi cũng từng học nước ngoài nhiều năm. Thời còn nông nổi cũng có cái suy nghĩ là nước Việt Nam nghèo rồi chính quyền kém cỏi, không trọng dụng người tài, về rồi cũng chả có chỗ đứng. 

Vào mùa hè, tôi thường đi làm ở các nhà máy để kiếm tiền học. Ở những nhà máy ấy tôi quen nhiều người vùng Đông Âu, mỗi năm họ chỉ được phép đến đó làm việc vài ba tháng. Họ thường là nông dân ở các vùng hẻo lánh và rất nghèo, cố gắng làm vài ba tháng để kiếm thêm một khoản tiền chăm lo cho gia đình. Tôi hỏi nhiều người rằng họ có muốn ở lại đây để sống cuộc đời sung sướng hơn không. Nhưng hầu như không có ai muốn ở lại, họ đều muốn trở về căn nhà trong rừng mà họ đã tự tay xây lên, họ muốn được cùng với trẻ con vào rừng hái dâu làm mứt, họ muốn chăm sóc cho người thân hay được vui vẻ bên những bạn bè từ thời thơ ấu, họ muốn uống thứ rượu vang chua loét tự nấu và khi say thì cùng nhau hát những bài dân ca bằng thứ thổ ngữ lạ lẫm nhưng êm dịu của họ. Dường như thiếu những thứ ấy thì họ không còn là con người nữa mà chỉ là những cỗ máy làm việc vô hồn.

Thế rồi cùng với thời gian câu hỏi về hay ở tự nhiên biến mất lúc nào không hay, trong lòng tôi chỉ còn khao khát sự trở về. 

Viết đến đây tôi bỗng nhớ đến cuốn sách Sinuhe-Anh chàng Ai Cập của Mika Waltari, một nhà văn nổi tiếng Phần Lan, tôi thường đọc cuốn sách này bằng tiếng Đức vì không có bản tiếng Anh, trong cuốn sách ấy có đoạn Sinuhe tâm sự từ chốn lưu đày như thế này:
Wer einmal das Wasser des Nils getrunken, der sehnt sich zurück zum Nil. Kein anderes Wasser auf Erden kann seinen Durst mehr löschen.
Wer einst in Theben geboren wurde, der sehnt sich nach Theben zurück, denn auf Erden gibt es keine zweite Stadt gleich Theben. Wer an der Gasse geboren wurde, der sehnt sich zurück zur Gasse. Aus dem Zedernholzpalast sehnt er sich zurück in die Lehmhütte. Von den Düften der Myrrhe und der edlen Salben sehnt er sich zurück zu dem Rauchgeruch der Mistfeuer und der in Öl gebratenen Fische.
Meinen goldenen Becher würde ich gegen den Lehmkrug eines Armen tauschen, wenn mein Fuß noch einmal die weiche Erde des Landes Kêmet betreten dürfte. Meine Leinengewänder würde ich gegen die sonnverbrannte Haut eines Sklaven vertauschen, wenn ich nochmals das Rauschen des Schilfrohrs im Frühlingswind hören dürfte.
(Ai đã từng một lần uống nước sông Nil thì người đó sẽ khát khao được về với sông Nil. Không có con sông nào trên trái đất còn có thể làm anh ta hết khát.

Ai sinh ra ở Theben thì người đó sẽ khát khao được trở về Theben, bởi vì trên trái đất này không có bất cứ thành phố nào giống Theben. Ai sinh ra trong hẻm thì sẽ khát khao được trở về hẻm. Có sống trong lâu đài bằng gỗ quý thì anh ta cũng khát khao được quay lại túp lều đắp bằng đất. Mùi thơm của nước hoa và sáp thơm chỉ khiến anh ta khát khao được ngửi thấy mùi khói của ngọn lửa đốt bằng phân gia súc khô và mùi cá rán bằng dầu ăn.

Tôi sẽ đổi chiếc cốc bằng vàng của mình lấy chiếc cốc sành của người nghèo khổ nếu như tôi được một lần nữa đặt chân lên đất Kêmet. Tôi sẽ đổi tấm áo choàng lụa của mình lấy làn da cháy nắng của người nô lệ, nếu như tôi một lần nữa được nghe tiếng lau sậy rì rào trong gió xuân.

Quãng đời xa xứ cuối cùng cũng dạy cho tôi hiểu rằng tiếng gọi của trái tim sẽ giúp ta vượt qua mọi định kiến và suy nghĩ nông nổi.

Sunday, December 6, 2015

Hoa Kỳ biện minh cho chủ nghĩa quân phiệt bằng cách kỷ niệm chiến tranh xâm lược Việt Nam

Hoa Kỳ đang tiếp tục triển khai chương trình kỷ niệm 50 năm chiến tranh xâm lược Việt Nam, chính quyền Hoa Kỳ đang tìm cách sửa chữa các thông tin về chiến tranh xâm lược Việt Nam để biện minh cho chủ nghĩa quân phiệt, nhưng không phải người Mỹ nào cũng khờ khạo đến mức tin vào họ. Robert Fantina trong bài "Whitewashing Militarism, Vietnam-War Edition" đã phân tích từng mục tiêu của chương trình kỷ niệm và chỉ ra những khía cạnh bị che dấu.

Biện minh cho chủ nghĩa quân phiệt, xã luận về chiến tranh Việt Nam
Hình minh họa: Bôi xóa sự thật về chiến tranh xâm lược Việt Nam
Nguồn: Internet
Năm nay đánh dấu 40 năm sự kiện người Việt Nam chiến thắng Hoa Kỳ, trong cuộc chiến tranh đã tàn phá Việt Nam và gây ra những tổn thương và chia rẽ không thể kể hết ở Hoa Kỳ. Có thể thấy rằng sau khi người dân Việt Nam có thể chống lại cỗ máy quân sự hùng mạnh nhất thế giới, Hoa Kỳ cần phải suy nghĩ lại về việc gây chiến tranh và xâm lược quân sự, cũng như chuyển sang ngoại giao trước khi dùng đến bom đạn. Bài học về Việt Nam cần phải được ghi nhớ. 

Không có nhà sử học nào nhận ra rằng những bài học của cuộc chiến tranh thảm họa ấy đều đã nhanh chóng bị quên lãng. Điều đó không chỉ được khẳng định bằng hầu hết sự gây chiến thường xuyên của Hoa Kỳ kể từ khi họ bại trận ở Việt Nam, mà hiện giờ chính quyền cũng “kỷ niệm” thảm họa đế quốc chết chóc ấy. Để kết thúc, họ đã tổ chức một chương trình kỷ niệm trong 13 năm cho mốc 50 năm chiến tranh ở Việt Nam. Chương trình được bắt đầu vào năm 2012 và cả đất nước sẽ phải theo dõi nó, dưới hình thức này hay hình hay hình thức khác, cho đến năm 2025.

Trên trang web của chương trình kỷ niệm có đăng 5 mục tiêu được đặt ra. Mỗi mục tiêu là đều rối rắm hơn mục tiêu trước đó. Chúng ta sẽ xem xét chi tiết từng mục tiêu. 

“Để cảm ơn và vinh danh cựu chiến binh Chiến Tranh Việt Nam, bao gồm cả những người bị bắt làm tù binh chiến tranh (POW), hoặc bị coi là mất tích trong khi hành động (MIA), vì sự phục vụ và hi sinh của họ theo mệnh lệnh của Hoa Kỳ cũng như cảm ơn và vinh danh gia đình của những cựu chiến binh đó.”

Hoa Kỳ có một cách cảm ơn các cựu chiến binh thật kỳ quặc, nếu như họ tin rằng sự phô trương mang tính chất tình thế ấy sẽ lừa gạt được người khác. Cựu chiến binh, trong đó có một số lượng lớn những người đã “phục vụ” (sẽ nói chi tiết hơn về khái niệm nực cười này sau) ở Việt Nam, có tỷ lệ trầm cảm, tự tử, vô gia cư, nghiện ma túy và bạo lực gia đình cao hơn mức trung bình. Nạn nhân của chất độc màu da cam, chất diệt cỏ được sử dụng phổ biến ở Việt Nam, gây ra những vấn đề không thể kể hết về thể chất cho cựu chiến binh và con cái của họ, đã đấu tranh trong nhiều năm để buộc chính quyền thừa nhận bệnh tật của họ là do những hóa chất đó gây ra. Các bệnh viện của cựu chiến binh đã đưa ra những danh sách chờ đợi dài dặc và những tình trạng tệ hại. 

“Để nhấn mạnh sự cống hiến của lực lượng vũ trang trong chiến tranh Việt Nam và sự đóng góp của các cơ quan liên bang và các tổ chức chính phủ cũng như phi chính phủ đã phục vụ cùng với, hoặc hỗ trợ, lực lượng vũ trang.”

Người ta sẽ thấy ngạc nhiên khi có ai đó muốn nhấn mạnh hoạt động của những tổ chức đã giúp cho việc giết hại những người đàn ông, đàn bà và trẻ em vô tội dễ dàng cũng như hiệu quả hơn.

“Để bày tỏ sự tôn kính đối với những đóng góp tại mặt trận quê nhà của những người dân Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam.”

Có lẽ bất cứ ai có kiến thức sơ đẳng về cuộc sống ở Hoa Kỳ trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam đều biết rằng quốc gia phải bày tỏ sự tôn kính đối với đóng góp của những người đã phản đối chiến tranh. Hàng chục ngàn thanh niên đã bỏ trốn để không trở thành nạn nhân của việc buôn nô lệ của Hoa Kỳ với cái được gọi là nhập ngũ bắt buộc. Hàng sa số những người khác đến Việt Nam rồi trở về quê nhà và tích cực chống chiến tranh. Hàng sa số những người khác đã bị bỏ tù khi những hoạt động phản đối có lương tâm của họ bị từ chối, hay khi họ công khai đốt bỏ thẻ quân dịch. Thậm chí ngay cả truyền thông thuộc sở hữu của doanh nghiệp cũng như nhiều chính khách cũng coi những hành động đó là chính đáng và vinh danh chúng. Nhưng trong chương trình kỷ niệm bất tận này, tất cả những điều đó bị lảng tránh.

“Để nhấn mạnh sự tiến bộ trong công nghệ, khoa học và y tế của các nghiên cứu quân sự được thực hiện trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam”.

Dĩ nhiên là giờ thì chúng ta thấy cốt lõi của vấn đề. “Sự tiến bộ” đó chủ yếu phục vụ cho một nhóm nhỏ tài phiệt làm giàu từ chiến tranh. Mọi con bê vàng đều luôn được tôn sùng ở Hoa Kỳ. Nếu như có nhiều tiến bộ về công nghệ, khoa học và y tế bắt nguồn từ chiến tranh Việt Nam thì tại sao các cuộc chiến khác lại không tạo ra chúng và tại sao lại không nhìn nhận những tiến bộ bổ sung đã được tạo ra?

“Để ghi nhận những đóng góp và hy sinh của các đồng minh của Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam.”

Thật phi lý khi cho rằng những đồng minh này sẽ sớm quên tất cả mọi chuyện. Tất cả các lưu ý về sự can dự rồ dại của Hoa Kỳ ở Việt Nam đều được so sánh với những sai lầm của Hoa Kỳ khi xâm lược Iraq với biện minh tương tự (hãy hiểu là: không tương tự). Thế nên vụ tưởng niệm vui vẻ này có thể không phải là thứ mà các đồng minh sẽ chào đón.

Giờ thì chúng ta sẽ xem xét khái niệm “phục vụ quân sự”, một phép nghịch hợp ngay cả khi chỉ có một. Chủ nghĩa quân phiệt, như đã được Hoa Kỳ phô bày thừa thãi trong hơn hai thế kỷ qua, đem đến chết chóc, nghèo đói, áp bức, phủ nhận nhân quyền, cũng như hàng sa số tổn thương khác cho những người đàn ông, đàn bà và trẻ em vô tội. Đây là sự thật kể từ chiến tranh 1812 cho đến tận ngày nay, khi Hoa Kỳ và đồng minh của họ ném bom Syria, cũng như phát tán sự thương vong ở đó, đồng thời gia tăng sự thù ghét đối với Hoa Kỳ. Việc giết hại người vô tội có thể được gọi là “thiệt hại liên đới”, nhưng người vô tội đã bị thương và chết nhiều hơn “những kẻ thù” mà Hoa Kỳ đã tự đặt ra.

Liệu những điều này có liên quan gì đến sự phục vụ? Từ đó, trừ khi bị xuyên tạc bằng cách gắn vào với từ “quân đội”, hàm ý về một sự hỗ trợ mang tính vị tha, hoạt động giúp đỡ những người bị thương, hoặc bất hạnh hơn những người đang phục vụ. Những tình nguyện viên tại nhà tạm cho người vô gia cư, tại ngân hàng thực phẩm, chương trình trường học cũng như tại những cơ sở khác mà người dân nhận được sự trợ giúp, có thể được gọi là phục vụ. Những giáo viên cống hiến cả cuộc đời để dạy học, bất chấp đồng lương thấp, cũng là phục vụ. Nhưng binh lính xâm lược một quốc gia độc lập và giết hại thường dân của quốc gia đó thì không phải là phục vụ; đó là từ ngữ để chỉ việc giết người và không phải là “phục vụ”. 

Nhưng ngày nay và cũng như trong nhiều năm tới, dường như tổng thống và nhiều chính khách khác sẽ ca tụng sự vĩ đại của nguyên nhân dẫn đến chiến tranh Việt Nam, với cặp kính mắt màu hồng 40 năm tuổi và ca ngợi điều đó như là một ví dụ về sự vĩ đại của Hoa Kỳ. Không ai đề cập đến sự nổi giận của các trường đại học, thường xuyên dẫn đến việc cảnh sát đàn áp sinh viên cực kỳ dã man. Thanh niên bỏ trốn khỏi đất nước để tránh bị cưỡng bách tham gia một cuộc chiến tranh vô đạo đức cũng bị lảng tránh. Những công dân khờ khạo cũng sẽ quên cảnh người Mỹ bỏ chạy một cách tuyệt vọng khỏi Sài Gòn khi Việt Cộng tiến quân vào, sẽ đặt tay lên ngực, thề trung thành với lá cờ và ngồi xuống khi Hoa Kỳ tiếp tục vận hành cỗ máy giết chóc ghớm ghiếc nhất hành tinh.

Robert Fantina’s latest book is Empire, Racism and Genocide: a History of US Foreign Policy (Red Pill Press).