Wednesday, July 29, 2015

Trung Quốc chống lại quyền lực mềm và lật đổ của phương tây

Tiếp theo Nga, Trung Quốc đã ban hành luật để kiểm soát hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên lãnh thổ của họ để chống lại các âm mưu gây rối và kích động lật đổ. Truyền thông phương tây như thường lệ coi việc này là vi phạm nhân quyền và ngăn cản tự do lập hội cũng như thể hiện quan điểm của dân chúng. Từ nhiều năm nay, tất cả mọi người đều thấy rõ bộ mặt thật của các NGO phương tây, nhưng khi các nước lớn như Nga và Trung Quốc công khai ban hành luật nhằm hạn chế ảnh hưởng độc hại của những tổ chức này thì vấn đề rõ ràng là khác biệt. 

Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch bài viết "China’s NGO Law: Countering Western Soft Power and Subversion

Luật về NGO của Trung Quốc: Chống lại quyền lực mềm và lật đổ của phương tây

Trung Quốc mới đây đã tiến một bước quan trọng trong việc kiểm soát chặt chẽ hơn các tổ chức phi chính phủ ngoại quốc (NGO) trong phạm vi quốc gia. Bất chấp sự lên án của các nhóm được gọi là nhân quyền ở phương tây, động thái của Trung Quốc có thể được hiểu là quyết định trọng yếu để bảo vệ chủ quyền chính trị. Dĩ nhiên, những lời kêu gào đinh tai nhức óc về “áp bức” và “thù địch với xã hội dân sự” của các NGO phương tây không mấy lay chuyển được biện pháp của Bắc Kinh khi chính quyền đã nhận ra sự cấp thiết của việc ngăn chặn những con đường dẫn đến bất ổn chính trị và xã hội.

Lập luận thông thường, một lần nữa được dùng để phản đối Luật về Tổ Chức Phi Chính Phủ Ngoại Quốc của Trung Quốc, là nó ngăn cản tự do lập hội và thể hiện quan điểm, cũng như là công cụ để bóp nghẹt khu vực xã hội dân sự ở Trung Quốc. Những người bảo vệ NGO mô tả đạo luật này như là một ví dụ về vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc và hơn nữa là bằng chứng cho thấy Bắc Kinh thiếu sự đóng góp vào nhân quyền. Họ cho rằng Trung Quốc đang hướng tới củng cố chính quyền độc đoán bằng cách phong tỏa các không gian dân chủ đã xuất hiện trong những năm gần đây.

Mặc dù vậy, giữa những cánh tay vung vẩy về nhân quyền và dân chủ, điều không mấy dễ chịu toát lên từ các phát biểu là sự thật rất đơn giản, các NGO nước ngoài, cũng như NGO nội địa được tài trợ bằng tiền của nước ngoài, hầu hết đại diện cho lợi ích của nước ngoài và được sử dụng như là vũ khí quyền lực mềm để gây bất ổn. Giờ đây không còn là thuyết âm mưu nữa khi hồ sơ về vai trò của các NGO trong các rối loạn chính trị gần đây của Trung Quốc đã trở thành rất đồ sộ. Không phải là nói quá, cuối cùng Bắc Kinh cũng nhận ra, giống như Nga trước đó, rằng để duy trì sự ổn định chính trị và chủ quyền thực sự thì cần phải có khả năng kiểm soát không gian dân sự nếu không sẽ bị Hoa Kỳ và đồng minh của họ điều khiển. 

“Quyền Lực Mềm” và Làm Mất Ổn Định Trung Quốc

Joseph Nye đã định nghĩa “quyền lực mềm” là khả năng một quốc gia thuyết phục một quốc gia khác và/hoặc điều khiển các sự kiện mà không cần đến sức mạnh hay sự cưỡng ép để đạy được kết quả chính trị mong muốn. Một trong những công cụ chủ yếu của quyền lực mềm hiện đại là xã hội dân sự và NGO thống trị nó. Với sự hậu thuẫn tài chính của các cá nhân và tổ chức quyền lực trên thế giới, những NGO này sử dụng vỏ bọc “thúc đẩy dân chủ” và nhân quyền để thực thi chương trình của những người bảo trợ cho họ. Trung Quốc là nạn nhân của chiến lược này. 

Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền và hầu hết tổ hợp NGO đã lên án Luật Quản Lý NGO Ngoại Quốc của Trung Quốc bởi vì họ tin rằng đạo luật sẽ ảnh hưởng nhiều đến những nỗ lực hành động độc lập với Bắc Kinh của họ. Mặc dù vậy, trái với sự thể hiện ngây thơ hoàn hảo mà những tổ chức dùng làm mặt nạ, sự thật là họ hành động như là tay sai không chính thức của cơ quan tình báo và chính quyền phương tây, họ đã đóng vai trò chủ chốt trong việc làm cho Trung Quốc bất ổn trong những năm gần đây.

Ví dụ điển hình đã được công khai là sự an thiệp chính trị năm 2014 với phong trào “Chiếm Đóng Trung Tâm” ở Hồng Kông, còn được gọi là Phong Trào Chiếc Ô. Truyền thông phương tây cung cấp cho độc giả thiếu thông tin hết câu chuyện này đến câu chuyện khác về phong trào “ủng hộ dân chủ” tìm cách lên tiếng, như người phát ngôn Nhà Trắng John Earnest đã viết một cách nực cười, “… nguyện vọng của người dân Hồng Kông.” Nhưng những lời trống rỗng đó chỉ là một phần của câu chuyện.

Điều mà truyền thông doanh nghiệp của phương tây đã không đề cập là mối liên hệ chặt chẽ giữa phong trào Chiếm Đóng Trung Tâm và các cơ quan chủ chốt của quyền lực mềm Hoa Kỳ. Lãnh đạo thường được chào hàng của Chiếm Đóng Trung Tâm là một học giả thân phương tây có tên là Benny Tai, một giáo sư luật của trường đại học Hồng Kông. Mặc dù ông ta tự nhận là lãnh đạo của phong trào dân chúng, ông Tai đã nhiều năm là đối tác của Viện Dân Chủ Quốc Gia (NDI), một NGO danh nghĩa được nhận tài trợ trực tiếp của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ thông qua tổ chức Hỗ Trợ Dân Chủ Quốc Gia (NED). Trên thực tế NDI là một trong những người bảo trợ hàng đầu (và ủng hộ tài chính chủ chốt) của Trung Tâm So Sánh và Công Luật của đại học Hồng Kông, chương trình mà Benny Tai có quan hệ thân thiết, cũng như là thành viên lãnh đạo từ năm 2006. Không phải là lãnh đạo mới nổi, Tai được lựa chọn cẩn thận làm người dẫn dắt phong trào cách mạng màu do Mỹ tài trợ.

Hai cá nhân nổi tiếng khác tham gia Chiếm Đóng Trung Tâm là Audrey Eu, người sáng lập Đảng Dân Sự ở Hồng Kông và Martin Lee, chủ tịch sáng lập của Đảng Dân Chủ Hồng Kông. Cả Eu và Lee đều có mối quan hệ lâu dài với chính quyền Hoa Kỳ thông qua NED và NDI. Eu là người thường xuyên tham gia các chương trình do NDI tài trợ và Lee thực sự nổi bật với việc nhận được phần thưởng của cả NED và NDI, cũng như được gặp phó tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden vào năm 2014 cùng với luật sư chống Bắc Kinh Ason Chan. 

Không cần phải tốn nhiều sức lực để thấy rằng, với nhiều mức độ khác nhau, Tai, Eu, Lee và Chan đã hành động như là hình tượng công chúng của sáng kiến được chính quyền Hoa Kỳ tài trợ để gây bất ổn chính trị ở Hồng Kông, một trong những khu vực quan trọng về kinh tế và chính trị của Trung Quốc. Thông qua sự trung gian của NGO, Washington có thể thúc đẩy phong trào chống Bắc Kinh với sự bảo trợ của “thúc đẩy dân chủ”, cũng như họ đã làm ở khắp nơi từ Ukraina cho đến Venezuela. May mắn cho Trung Quốc, phong trào đó không được sự hỗ trợ của khối đông giai cấp lao động ở Hồng Kông và Trung Quốc, hay thậm chí là nhiều người trong giai cấp trung lưu, những người chỉ coi việc đó là một chút phiền nhiễu nhỏ. Mặc dù vậy, điều này đòi hỏi chính quyền phải nhanh chóng kiềm chế quan hệ công chúng và sự thất bại truyền thông mà phong trào gây ra, một sự kiện mà Bắc Kinh chắc chắn phải ghi nhận. 

Như người phát ngôn của Quốc Hội đã giải thích vào tháng 4, luật NGO là cần thiết để “bảo vệ an ninh quốc gia và duy trì ổn định xã hội.” Vào cuối năm 2014, đỉnh điểm của cuộc biểu tình Chiếm Đóng Trung Tâm, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới Ma Cao và phát biểu sự cần thiết của việc phải đảm bảo Ma Cao đi “đúng đường”. Trong một ám chỉ đến Hồng Kông, Tập khen ngợi Ma Cao về việc tiếp tục theo đuổi chính sách “một quốc gia, hai chế độ” với sự điều hành chuyên biệt cho phép các lãnh thổ Ma Cao và Hồng Kông có chủ quyền lớn hơn nhưng vẫn phụ thuộc vào luật pháp Trung Quốc. Đặc biệt, Tập thể hiện rõ rằng, bất chấp phong trào do NGO nước ngoài tạo ra ở Hồng Kông, Bắc Kinh nằm trong tầm kiểm soát. Đây chính là vấn đề chủ chốt: kiểm soát. 

NGO, Quyền Lực Mềm và Khủng Bố ở Tân Cương

Mặc dù vậy, vũ khí “quyền lực mềm” của NGO không chỉ được sử dụng ở riêng Hồng Kông. Trên thực tế, tỉnh phía Tây Trung Quốc là Tân Cương, một trong những khu vực bất ổn nhất của đất nước, đã được chứng kiến sự kích động nổi loạn và lật đổ bằng các phần tử quyền lực mềm trong những năm gần đây. Tân Cương là nhà của đa số người dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi đã thường xuyên bị tấn công với chủ nghĩa khủng bố và tuyên truyền đê hèn nhằm bôi nhọ Trung Quốc như là kẻ áp bức và kẻ thù của người Duy Ngô Nhĩ cũng như Hồi giáo nói chung.

Tân Cương trở thành nạn nhân của nhiều tấn công khủng bố trong những năm gần đây, trong đó có vụ đánh bom tàn bạo giết chết nhiều người và làm bị thương hơn 100 người vào tháng 5 năm 2014, vụ đâm chém hàng loạt và đánh bom vào tháng 11 năm 2014, vụ tấn công của khủng bố người Duy Ngô Nhĩ vào trạm kiểm soát giao thông tháng trước khiến 18 người chết. Những vụ tấn công tước đi mạng sống của nhiều công dân Trung Quốc vô tội, nếu những vụ tấn công đó nhằm vào người Mỹ thì truyền thông phương tây sẽ lên án đó là thánh chiến chống lại toàn thế giới. Mặc dù vậy, do chúng chỉ diễn ra ở Trung Quốc, nên chúng là những sự kiện cô lập xuất phát từ “sự ruồng bỏ” và “áp bức” người Duy Ngô Nhĩ của những nhà cầm quyền Trung Quốc xấu xa.

Những tường thuật đầy thiên kiến kiểu này không phải là ít do sự xâm nhập của NGO vào cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ và mạng lưới quan hệ khổng lồ được chính quyền Hoa Kỳ trực tiếp tài trợ. Cũng chính NED, đã cung cấp tài chính cho NDI và các tổ chức khác có tham gia vào việc gây bất ổn của “Chiếm Đóng Trung Tâm” ở Hồng Kông, là nhà tài trợ chính cho tổ hợp NGO của người Duy Ngô Nhĩ. 

Các tổ chức sau đã nhận được sự hỗ trợ tài chính đáng kể từ NED trong nhiều năm: Đại Hội Duy Ngô Nhĩ Thế Giới, Hiệp Hội Duy Ngô Nhĩ Hoa Kỳ, Quỹ Nhân Quyền và Dân Chủ Duy Ngô Nhĩ Quốc Tế, Câu Lạc Bộ PEN Duy Ngô Nhĩ Quốc Tế, cùng nhiều tổ chức khác. Những NGO này đã nhanh chóng trích dẫn truyền thông phương tây để bình luận mọi việc liên quan đến Tân Cương và hầu hết lên án Bắc Kinh về tất cả mọi vấn đề trong khu vực, bao gồm cả khủng bố. 

Dĩ nhiên ví dụ tốt nhất của tuyên truyền và dối trá đã diễn ra vài tuần trước đây khi truyền thông phương tây tràn ngập những câu chuyện ngụy tạo về việc Trung Quốc cấm thực hiện lễ nhịn ăn Ramadan ở Tân Cương. Hàng trăm bài báo lên án Trung Quốc về “sự ngăn cản tự do tôn giáo,” mô tả chính quyền Trung Quốc như là kẻ đàn áp và vi phạm nhân quyền. Đáng chú ý là nguồn của cáo buộc đó lại chính là Đại Hội Duy Ngô Nhĩ Thế Giới do NED tài trợ.

Hơn nữa, vào giữa tháng 6, vào ngày Eid al-Fitr (ngày cuối cùng của kỳ Ramadan), tờ Wall Street Journal đăng một câu chuyện về phản hồi truyền thông từ Trung Quốc, trong nhiều tuần họ đã tìm cách công bố sự thật là ở Tân Cương và khắp nơi ở Trung Quốc, lễ Ramadan được công khai chào đón. Người ta có thể đoán rằng nguồn chống Trung Quốc được trích dẫn như thường lệ lại là một đại diện của tổ chức Đại Hội Duy Ngô Nhĩ Thế Giới. Có vẻ như tổ chức này, thay vì bảo vệ nhân quyền, đã trở thành cái loa cho tuyền truyền chống Trung Quốc của Hoa Kỳ. Khi tuyên truyền bị Trung Quốc bóc mẽ và phơi bày thì các tuyên truyền mới và bậy bạ hơn sẽ tiếp tục.

Dấu Vết Địa Chính Trị 

Tất cả sự bôi nhọ cho thất sự đáng chú ý về mặt địa chính trị và chiến lược khi Thổ Nhĩ Kỳ tham gia vào việc lên án Trung Quốc về “sự ngược đãi” người Duy Ngô Nhĩ Hồi Giáo, những người mà Ankara cho là người Thổ theo quan điểm phục hận tân Ottoman của họ. Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố rằng “Người dân chúng ta đau buồn với tin tức mới cho biết người Thổ Duy Ngô Nhĩ đã bị cấm nhịn ăn hoặc thực hiện các nghĩa vụ tôn giáo ở khu vực Tân Cương … Mối quan ngại sâu sắc của chúng ta đối với những bản tin này phải được chuyển tới đại sứ Trung Quốc ở Ankara.”

Trung Quốc đã trả lời bình luận không thích hợp của ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt là sự nhận vơ ngớ ngẩn về người Duy Ngô Nhĩ của Thổ Nhĩ Kỳ. Người phát ngôn bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố, “Trung Quốc đã yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ làm rõ những bản tin này và chúng tôi bày tỏ sự quan ngại về tuyên bố của bộ ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ … Quý vị biết rằng tất cả những người ở Tân Cương được tự do tín ngưỡng theo hiến pháp Trung Quốc” 

Trong khi chính quyền Trung Quốc, như đã luôn làm, sử dụng sự im lặng để thể hiện sự không hài lòng, tác động của tuyên bố này không mất đi đối với những người quan sát chính trị sâu sắc có hiểu biết về quan hệ Trung Quốc-Thổ Nhĩ Kỳ. Mặc dù hai nước này có nhiều lợi ích chung, như Thổ Nhĩ Kỳ đã thường xuyên thể hiện sự mong muốn tham gia Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải (SCO), một sự thật ít được biết đến, Thổ Nhĩ Kỳ là nguồn hỗ trợ chủ chốt cho khủng bố ở Trung Quốc. 

Điều này không được truyền thông quốc tế phô trương ầm ĩ, vào tháng giêng năm 2015, nhà cầm quyền Trung Quốc đã bắt giữ ít nhất 10 nghi phạm Thổ Nhĩ Kỳ, những người này bị cáo buộc tổ chức và hỗ trợ vượt biên bất hợp pháp cho một số phần tử cực đoan Duy Ngô Nghĩ. Sau đó, những phần tử này sẽ đến Syria, Afghanistan và Pakistan để được huấn luyện và chiến đấu cùng với các đồng ngũ thánh chiến. 

Câu chuyện tiếp tục cho thấy bằng chứng của mạng lưới khủng bố quốc tế được tài trợ và tổ chức tốt được điều hành và/hay hỗ trợ của tình báo Thổ Nhĩ Kỳ. Theo bộ ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ, mười công dân Thổ bị bắt ở Thượng Hải vào ngày 17 tháng 11 năm 2014 về việc hỗ trợ nhập cư trái phép. Khi các cáo buộc chính thức đối với họ là từ giả mạo tài liệu cho tới hỗ trợ cư trú trái phép, câu hỏi lớn được đặt ra về việc khủng bố quốc tế ẩn nấp phía sau. Dĩ nhiên, như những bằng chứng cho thấy những người nhập cư Duy Ngô Nhĩ này không chỉ đi để thăm người thân ở nước khác. Trái lại, họ là một phần của khuynh hướng đã được ghi nhận của các phần tử cực đoan Duy Ngô Nhĩ, họ đến Trung Đông để được huấn luyện và chiến đầu cùng với Nhà Nước Hồi Giáo hay các nhóm khủng bố khác. 

Cũng chính mạng lưới những kẻ cực đoan này đã thực hiện vụ đánh bom được đề cập ở phía trên ở Urumqui, thủ phủ của Tân Cương. Khuynh hướng này đã được phát hiện hai tháng trước vào tháng 12 năm 2014 khi Reuters đưa tin rằng Bắc Kinh chính thức cáo buộc du kích quân Duy Ngô Nhĩ từ Tân Cương đã tới lãnh thổ do Nhà Nước Hồi Giáo kiểm soát để được huấn luyện. Sự chứng thực tiếp theo về những cáo buộc này, tờ Jakarta Post của Indonesia đưa tin về việc bốn phần tử thánh chiến Duy Ngô Nhĩ Trung Quốc đã bị bắt ở Indonesia khi đi từ Tân Cương tới Malaysia. Một bản tin tương tự khác cũng xuất hiện trong những tháng mới đây, cho thấy hình ảnh về một chiến dịch có tổ chức để giúp các phần tử cực đoan Duy Ngô Nhĩ đi khắp Châu Á, liên lạc và hợp tác với các nhóm khủng bố quốc tế như Nhà Nước Hồi Giáo.

Khủng bố Duy Ngô Nhĩ với giấy tờ giả mạo do các nguồn nội địa của Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp liên quan đến mạng lưới khủng bố đã thực hiện hàng loạt các vụ tấn công vào công dân và cảnh sát Trung Quốc. Không có gì ngạc nhiên khi Trung Quốc không cúi mình trước nước mắt cá sấu của Erdogan và chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ. Mặc dù vậy, bất chấp chiến tranh khủng bố, các NGO Duy Ngô Nhĩ do Hoa Kỳ tài trợ vẫn tiếp tục trình bày rằng Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về khủng bố. 

Việc gây rối loạn Trung Quốc diễn ra dưới nhiều hình thức. Từ phong trào biểu tình ở Hồng Kông do các NGO có quan hệ với chính quyền Hoa Kỳ tài trợ, cho đến cuộc chiến tuyên truyền xuyên tạc của các NGO khác được chính quyền Hoa Kỳ tài trợ, hay cuộc chiến tranh khủng bố do thành viên NATO tạo ra, Trung Quốc là quốc gia đang bị tấn công cả bằng quyền lực cứng và mềm. Việc Bắc Kinh cuối cùng cũng phải kiềm chế ảnh hưởng độc hại của các NGO, cũng như các thế lực mà họ đại diện, không chỉ là bước tiến tích cực, đó là sự cần thiết tuyệt đối. An ninh và chủ quyền quốc gia của Trung Quốc đòi hỏi điều đó. 

This piece first appeared in New Eastern Outlook.

Eric Draitser is the founder of StopImperialism.org and host of CounterPunch Radio. He is an independent geopolitical analyst based in New York City. You can reach him at ericdraitser@gmail.com.

Thursday, July 23, 2015

Chuyện Singapore từ chối cho nữ du khách nhập cảnh và phong trào nhục của Việt Nam

Mới đây, chính quyền Việt Nam đã có động thái chuẩn bị cần thiết để yêu cầu Singapore giải thích về việc từ chối cho khách du lịch nữ Việt Nam nhập cảnh vô lý, gây ra nhiều thiệt hại cho việc kinh doanh và du lịch của Việt Nam và Singapore. 

Nhiều tờ báo lá cải và những kẻ ngồi lê đôi mách trên mạng đã bắt đầu rêu rao là phụ nữ Việt Nam sang Singapore làm gái điếm nhiều nên phụ nữ Việt Nam mới bị từ chối cho nhập cảnh và kêu gào về nỗi nhục của Việt Nam.

Hình minh họa: Gái đứng đường ở Singapore
Nguồn: Internet

Thứ nhất, bán dâm ở Singapore là hợp pháp. Singapore đã cấp phép cho hàng trăm nhà thổ ở khu đèn đỏ và hợp pháp hóa việc bán dâm nên làm gái điếm ở Singapore là một nghề không đến nỗi quá xấu hổ. Nhu cầu về dịch vụ tình dục ở Singapore rất lớn do lượng khách du lịch và công nhân nhập cư khổng lồ đến từ các nước khác trong khi phụ nữ Singapore không muốn làm nghề này. Những nước có số lượng phụ nữ hành nghề bán hoa đông nhất theo thứ tự hiện nay tại Singapore là Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam và Philippine.

Thứ hai, phụ nữ từ những nước nhập cảnh vào Singapore mà không cần xin thị thực thường đến Singapore để bán dâm bất hợp pháp do có cơ hội kiếm được thu nhập cao hơn. Vào khoảng năm 2004-2005, sau khi nhận thấy phần lớn phụ nữ hành nghề mãi dâm bất hợp pháp bị bắt đều có nguồn gốc từ các nước được Singapore miễn thị thực nhập cảnh thì chính quyền Singapore đã xiết chặt thủ tục xét nhập cảnh với khách nữ từ các quốc gia này. Tức là, việc xét thủ tục này của Singapore đã có từ lâu và họ chấp nhận rằng điều đó có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của du khách và thủ tục này không áp dụng riêng cho nữ du khách Việt Nam. Hoàn toàn không có bằng chứng nào cho thấy phụ nữ Việt Nam nhập cảnh để hành nghề mãi dâm bất hợp pháp chiếm đa số hay phổ biến nhất.

Trên góc độ kinh tế thì những phụ nữ nhập cảnh theo diện du lịch để hành nghề, một mặt sẽ tạo ra sự đa dạng của thị trường giúp cho khu đèn đỏ thu hút khách làng chơi hơn, mặt khác họ là đối thủ cạnh tranh của những nhà thổ có môn bài, đe dọa đến nguồn thu nhập quan trọng của chính quyền. Vài năm trở lại đây, khi thị trường trở nên cạnh tranh hơn và giá dịch vụ giảm xuống, chính quyền Singapore đã tìm mọi cách hạn chế những người hành nghề bất hợp pháp để bảo vệ cho những nhà thổ hợp pháp. Một trong những biện pháp đó là xiết chặt thủ tục nhập cảnh theo kiểu "giết nhầm còn hơn bỏ sót". Song biện pháp này rõ ràng là ảnh hưởng rất lớn đến du khách và những người kinh doanh của nước khác, trong đó có Việt Nam, vì một người bị từ chối nhập cảnh có nghĩa là tổn thất lớn về thời gian, chi phí đi lại, ăn ở và các cơ hội kinh doanh. 

Trên phương diện quốc tế có thể thấy rằng chính quyền Singapore đang bảo vệ cho các nhà thổ hợp pháp của họ bằng cách đẩy gánh nặng lên vai người dân của các quốc gia khác. Đây là vấn đề mà các quốc gia khác cần yêu cầu Singapore phải giải thích để đảm bảo quyền lợi cho mình, thậm chí nếu Singapore không giải thích thỏa đáng thì cần phải có biện pháp trừng phạt phù hợp.

Từ nhiều năm nay, cứ hễ có người Việt Nam phạm tội ở đâu đó hay làm gì sai trái là nổi lên một phong trào than vãn nhục quốc thể. Nhiều người không hiểu tại sao lại có phong trào ấy, nhưng sự thật thì rất đơn giản, đó là một phần của sự đánh lạc hướng, quy sự việc thành lỗi cá nhân, lảng tránh sự thấu hiểu để thay đổi hệ thống và dùng đám đông để đàn áp cá nhân. Nó phản ánh một thứ văn hóa thị dân tư sản hèn nhát, nó làm ra vẻ đối đầu dữ dội với những tội lỗi trong xã hội nhưng thực ra là nó dung túng cho những tội lỗi ấy bằng cách lảng tránh bản chất của vấn đề và chỉ tấn công những kẻ yếu thế. Thậm chí đôi khi còn có cả tinh thần sùng bái phương tây được lồng ghép trong đó nữa, tức là coi đó là bằng chứng về sự thấp kém của người Việt và phải học theo phương tây mới có thể tiến bộ, một thứ chủ nghĩa phát xít trá hình đáng buồn nôn.

Maidan 2.0 ở Kiev?

Sau cuộc đảo chính do phương Tây giật dây vào đầu năm 2014, Ukraina đã rơi vào chia cắt và hỗn loạn. Các giá trị dân chủ và tự do phương tây đã tự lột bỏ mặt nạ, trở thành cơn ác mộng kinh khủng của người dân Ukraina với chiến tranh, thất nghiệp, đói nghèo và kiệt quệ. Những lực lượng đã từng bắt tay nhau lật đổ tổng thống hợp pháp trước kia giờ lại quay sang tìm cách thanh toán lẫn nhau để tranh giành quyền lực. Máu có thể sẽ lại một lần nữa đổ ở quảng trường Maidan, biểu tượng của tự do giờ đã trở thành biểu tượng của thất bại bi thảm. 

Dưới đây là bản dịch bài viết "Maidan 2.0 in Kiev?" của tác giả Stephen Lendman tóm lược về nguy cơ đảo chính lần hai ở trong vòng 18 tháng ở Ukraina. 

Maidan 2.0 ở Kiev? 

Thường dân Ukraina có đủ lý do để phản đối sự cai trị phát xít còn tồi tệ hơn thứ họ đã lật đổ trước đó – một con quái vật phát xít phá hoại chịu trách nhiệm về thất nghiệp hàng loạt, gia tăng nghèo khổ, lạm phát phi mã, sự đàn áp của nhà nước cảnh sát và cuộc chiến không hồi kết với những người dân Donbass muốn những quyền dân chủ căn bản.

Bài Nga, ghét Do Thái, công khai phát xít, tên tội phạm bị Interpol truy nã (vì “công khai kích động các hoạt động khủng bố và cực đoan) – thủ lĩnh của Cánh Hữu – Dmytro Yarosh đã kêu gọi Vệ Binh Quốc Gia Ukraina, quân đội và lực lượng an ninh bất tuân lệnh Kiev để mở đường cho Maidan 2.0. 

Sau khi gọi các quan chức chính quyền là “những kẻ phản bội”, ông ta nói “Hãy ngăn chặn những kẻ phản bội đang nắm giữ chức vụ cao cấp và muốn gây rối loạn tình hình ở hậu phương cũng như … giải tán phong trào tình nguyện.”

Chúng là “những tên kẻ cướp” chỉ muốn làm giàu cho bản thân. “Trong khi chúng ta đổ máu để bảo vệ đất mẹ thì chúng đầu cơ tài sản và làm mọi cách để chiến tranh tiếp diễn càng lâu càng tốt.”

Poroshenko đã ra lệnh cho lực lượng an ninh tước vũ khí của những nhóm vũ trang bất hợp pháp. Người phát ngôn của Cánh Hữu là Artem Skoropadsky trả lời:

“Quyết định của Petro Poroshenko nhằm vào những nhóm vũ trang bất hợp pháp. Chúng tôi không phải là nhóm vũ trang bất hợp pháp.”

“Các nhóm vũ trang bất hợp pháp là những kẻ cướp và chúng tôi là quân đội tình nguyện Ukraina, bảo vệ sự độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina. Do đó, quyết định này không áp dụng với chúng tôi.”

Nhóm này yêu cầu bộ trưởng Bộ Nội Vụ Arsen Avakov từ chức, một trong những tối hậu thư được đưa ra. Họ kêu gọi biểu tình quy mô lớn ở Maidan để phản đối chính quyền.

Họ lên án “những kẻ lừa đảo và những gã tài phiệt” đang nắm quyền. Vào ngày 21 tháng 7, hàng ngàn người trực thuộc và ủng hộ họ đã tuần hành ở miền trung Ukraina để yêu cầu các quan chức chính quyền từ chức. “Kẻ thù phải chết”, họ hô to.

Yarosh thông báo về một “giai đoạn mới của cách mạng Ukraina. Chúng ta là lực lượng cách mạng có kỷ luật.” Ông ta cũng thông báo về kế hoạch một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm.

Các quan chức địa phương của Cánh Hữu và “các ủy ban cách mạng” khắp đất nước sẽ bắt đầu sắp xếp mọi thứ cho việc thay đổi nội các. 

Yarosh ủng hộ cai trị bằng thiết quân luật. Có thể ông ta nghĩ về thứ gì đó giống như Luật Ủy Quyền của Hitler – đưa ông ta lên làm nhà độc tài, cho phép ông ta ban hành luật không cần sự tham gia của Nghị Viện Đế Chế. 

“Người dân phải thể hiện quan điểm về những gì đang diễn ra trên đất nước”, Yarosh nói. “Chính quyền phải biết rằng nếu người dân không hài lòng với chính quyền thì chính quyền phải cuốn xéo.”

Nếu Kiev từ chối trưng cầu dân ý, các quan chức Cánh Hữu sẽ tự tổ chức. Phóng viên Murad Gazdiev bộ phận quốc tế của kênh Nước Nga Ngày Nay tường thuật từ Ukraina rằng dân thường đã tham gia vào đoàn tuần hành của Yarosh – họ giận dữ về điều kiện sống thê thảm. 

Vào chủ nhật tuần trước, đoàn biểu tình diễu hành chống lại giá cả đắt đỏ, lương thấp, người thất nghiệp, mất trợ cấp và quan chức chính quyền chỉ lo giành quyền lực và làm giàu. Các khẩu hiệu ghi “Cải cách ở đâu?” “Chúng tôi đang chết đói”.

Cách thành viên Cánh Hữu, những người ủng hộ họ và những người Ukraina giận dữ cũng tổ chức biểu tình ở nhiều thành phố khác. Các khảo sát cho thấy quan điểm phản đối chính quyền chiếm đa số.

Chủ tịch ủy ban quan hệ quốc tế của Duma quốc gia (hạ viện Nga) Alexei Pushkov nói người biểu tình “đang thúc đẩy một “cuộc cách mạng” mới ở Kiev và Dmytro Yarosh đã sẵn sàng đề xuất với đồng bào của ông ta một đề cương cho những sự thay đổi mang tính cách mạng ở Ukraina.”

Vài ngày trước đây, người phát ngôn Cánh Hữu Artem Skoropadsky đã tuyên bố rằng Poroshenko sẽ không thể trốn khỏi Ukraina giống như Yanukovych nếu bị mất chức. 

Ông ấy “không thể mong đợi bất cứ thứ gì ngoài việc bị các binh lính Ukraina trẻ của Vệ Binh Quốc Gia xử tử trong một căn hầm tối.”

Hàng ngàn thành viên được vũ trang tốt của Cánh Hữu là một lực lượng đáng kể. Đó là những kẻ quốc gia cực đoan, băng đảng tội phạm phát xít công khai được hình thành trong cuộc biểu tình Maidan mùa thu năm 2013 ở Kiev.

Họ bị cấm ở Nga. Yarosh là kẻ bị truy nã. Việc ông ta và những người ủng hộ có thể lật đổ chính quyền Ukraina lần thứ hai trong vòng chưa đầy 18 tháng hay không vẫn là câu hỏi.

Poroshenko đang phải chiến đấu trên hai mặt trận. Ông ta đã thất bại trước đây ở Donbass – có vẻ như lại một lần nữa chống lại lực lượng ghê ghớm hơn trước kia nếu ông ta kêu gọi một tấn công tổng lực.

Khi bị kích động, các tiểu đoàn được trang bị tốt của Cánh Hữu có thể là dấu chấm hết của ông ta. Cuộc đảo chính tháng giêng năm 2014 của Obama đã khiến mọi chuyện trở nên rắc rối. 

Ông ta đã cưỡi lên lưng hổ. Nhà nước tay sai phát xít công khai mới dường như quá sức đối với ông ta. Tới đây, có thể máu sẽ lại một lần nữa đổ trên những đường phố Kiev. 

Stephen Lendman lives in Chicago. He can be reached at lendmanstephen@sbcglobal.net.

Tuesday, July 21, 2015

Merkel và cô bé tị nạn Palestine

Vài năm trước báo chí Việt Nam đã từng đăng bài kể về chuyện một cộng đồng người Đức ở địa phương đấu tranh để bảo vệ một gia đình tị nạn người Việt Nam khỏi bị trục xuất. Câu chuyện đó đã được coi là bằng chứng rực rỡ về giá trị nhân đạo và dân chủ của phương tây. Cách đây vài ngày, thủ tướng Đức đã xổ toẹt câu chuyện cổ tích ấy bằng cách thẳng thừng từ chối lời khẩn cầu của một bé gái tị nạn Palestine trên truyền hình. Tất nhiên báo chí Việt Nam cũng tường thuật câu chuyện đã nhanh chóng trở nên nổi tiếng khắp thế giới này, song điều khôi hài là họ không đặt dấu hỏi về giá trị nhân đạo hay dân chủ của phương tây mà lảng tránh bằng cách coi câu chuyện là sự vụng về của một chính khách.

Sau một tuần, đã có nhiều báo chí trên thế giới khai thác câu chuyện trên nhiều góc độ, nhưng chưa có ai đề cập đến vai trò của phương tây, mà đứng đầu là nước Đức, trong việc tạo ra một Trung Đông hỗn loạn, khiến những người dân ở đó phải rời khỏi tổ quốc của họ để tị nạn ở châu Âu. Dưới đây là bản dịch bài viết "Merkel and the Palestinian Refugee Girl: Why Everyone missed the point" của tác giả Susan Abulhawa.

Merkel và cô bé tị nạn Palestine: Tại sao tất cả mọi người đều quên điểm quan trọng nhất

Vào ngày thứ ba, 14 tháng 7, thủ tướng Đức Angela Merkel xuất hiện trên chương trình truyền hình có tên là “Cuộc sống tốt đẹp ở Đức”, trong chương trình đó bà nói chuyện với các thiếu niên địa phương. Trong số các khán giả có Reem, một bé gái tị nạn người Palestine 14 tuổi, chạy trốn khỏi trại tị nạn ở Lebanon 4 năm trước đây.

Với giọng nói run rẩy nhưng tiếng Đức trôi chảy, Reem nói, “Tôi cũng có mục đích như những người khác … Tôi muốn đến trường đại học.” Nhưng, cô giải thích, cô và gia đình đang phải đối mặt với sự trục xuất. “Thật là không dễ chịu khi thấy những người khác có thể tận hưởng cuộc sống còn mình thì không,” cô nói, “Tôi cũng muốn đi học như họ.”

Thủ tướng Đức trả lời với nỗi sợ hãi điển hình phương tây về người nhập cư. Bà nói rằng nếu nước Đức cho phép cô ở lại thì sẽ có hàng ngàn người Palestine, sau đó là hàng ngàn người từ “Châu Phi” [một quốc gia lớn ở số ít] tràn vào nước Đức. “Chúng tôi không thể đối phó với tình hình đó,” bà nói. Reem thất vọng và bật khó. Đoạn phim đối thoại giữa cô và thủ tướng Merkel đã được phát tán.

Các tít báo và phân tích chính trị khắp châu Âu và Hoa Kỳ nói về câu trả lời lạnh lùng của Merkel với cô bé dũng cảm, đang vô vọng về học tập, về cuộc sống ổn định, về thứ gì đó khác với nỗi sợ hãi dai dẳng và bất trắc đang bao phủ cuộc đời cô. Tôi đọc ít nhất là 15 ý kiến về chủ đề này và hầu hết chúng diễn tả sự kiện này trong phạm vi “cuộc khủng hoảng nhập cư” đang được tranh cãi khắp Tây Âu. Các nhà phê bình cánh tả lên án thủ tướng là vô tâm, yêu cầu châu Âu có trách nhiệm nhân đạo đối với những người bất hạnh trên trái đất. Các học giả cánh hữu ủng hộ quan điểm của Merkel rằng Châu Âu đã có quá đủ thứ để lo lắng và không nên gánh vác những vấn đề của thế giới. Những người khác chỉ đơn giản là thực dụng, hưởng ứng phát ngôn của Eva Lohse, chủ tịch hiệp hội các thành phố Đức, cảnh báo rằng, “năng lực của chúng ta đã chạm đến mức giới hạn.” 

Tất cả những phân tích này đều thiếu điểm quan trọng nhất.

Không có bất cứ phân tích nào đề cập đến sự thật rằng nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp của người tị nạn như Reem là hành động của nước Đức. Reem và “hàng ngàn trong số hàng ngàn người tị nạn Palestine, như Merkel đã nói, không có tổ quốc bởi vì Đức, cùng với các quốc gia phương tây khác, đang tiếp tục ủng hộ chủ nghĩa thuộc địa phục quốc Do Thái, họ đã trục xuất và sẽ tiếp tục trục xuất người Palestine bản địa ra khỏi quê hương do ông bà tổ tiên để lại.

Reem sẽ không cần đến “sự thương hại” của nước Đức khi nước Đức yêu cầu các khoản viện trợ quân sự và tài chính khổng lồ mà họ cấp cho Israel được ràng buộc bằng những nguyên lý đạo đức và luật pháp quốc tế để đảm bảo quyền được sống ở quê hương của Reem. Reem có thể không thất bại trên thế giới nếu nước Đức sử dụng lợi ích kinh tế và thương mại của Châu Âu đối với Israel để vô hiệu hóa chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Do Thái vốn coi Reem không phải là người cũng như di sản, quê hương và lịch sử của cô là vô giá trị.

Rất nhiều tài liệu cho thấy Đức ủng hộ Israel tiếp tục củng cố sự phân biệt chủng tộc mang tính hệ thống và thể chế để cấp đặc quyền nhà nước và quyền công dân theo khu vực của họ. Đó là bởi vì sự che chở chính trị mà Đức tạo ra cho Israel để phá hủy đời sống, xã hội và văn hóa của người Palestine mà không bị trừng phạt đã khiến Reem trở thành người tị nạn. Ví dụ, vào mùa hè năm ngoái, sau khi Israel tấn công người Palestine ở dải Gaza trên bộ, trên không và trên biển, Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đã yêu cầu Liên Hiệp Quốc “khẩn cấp thành lập một ủy ban quốc tế độc lập để điều tra về những vi phạm [luật pháp quốc tế] trong lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, bao gồm Đông Jerusalem, đặc biệt là phần bị chiếm đóng của dải Gaza, trong phạm vi các chiến dịch quân sự được triển khai từ ngày 13 tháng 6 năm 2014.” Bất chấp sự kinh hoàng mà người Palestine phải chịu đựng trong suốt 51 ngày đêm, nước Đức đã không thể cho thấy sự ủng hộ tối thiểu với người Palestine bằng cách bỏ phiếu ủng hộ cuộc điều tra.

Khi xem đoạn phim, nhiều người hiểu biết về lịch sử đã giận dữ về chủ nghĩa gia trưởng phương tây. Merkel trả lời Reem đã thể hiện hoàn hảo sự từ chối đầy ý chí của chính quyền phương tây, mà họ chính là những kẻ đã tạo ra người tị nạn. Sự thật là một phần thế giới của chúng ta nằm trong đổ nát, sợ hãi và tàn phá hầu hết là do các “hoạt động” của đế quốc phương tây, những hoạt động này tìm kiếm sự thống trị hoàn toàn bất chấp và không tôn trọng cuộc sống của chúng ta. Từ Iraq cho đến Palestine hay Lybia, Đức đã đóng vai trò quan trọng trong việc tước đoạt mọi thứ của chúng ta. Cùng với các đồng minh phương tây, Đức đã tạo ra những kẻ ăn xin từ những bà mẹ, bác sĩ, giáo viên và tạo ra nhiều thế hệ bị tổn thương, thất học từ những dân tộc có trình độ phát triển cao. Họ phá hủy xã hội của chúng ta tới tận gốc rễ, phá vỡ những cơ chế xã hội kiểm soát những thành phần cực đoan nhất, khiến mọi thứ hỗn loạn, gia tăng nghèo khổ, những điều này tới lượt chúng lại khiến cho các tổ chức cực đoan của những kẻ cuồng tín trở nên hùng mạnh. 

Thế nên những học giả cánh tả, cánh hữu và thực dụng, làm ơn hay để chúng tôi yên, những ba hoa rỗng tuếch của các vị về việc các vị nên hay không nên “giúp đỡ” người khác chả có nghĩa gì. Việc cần thiết là chấm dứt những tổn hại do phương tây gây ra và duy trì. Ít nhất thì các vị cũng nên tỏ ra trung thực một chút trong việc thảo luận về nhập cư. Hãy đánh giá vai trò của các vị trong việc tạo ra khủng hoảng khắp trái đất, chính điều này đưa những người vô vọng đến biên giới của các vị. Hãy hỏi tại sao Reem là người tị nạn, dĩ nhiên là thế hệ thứ ba hoặc thứ tư, và đâu là vai trò của nước Đức trong thảm kịch vô tận vẫn đang tiếp tục bao phủ Palestine. 

Susan Abulhawa is a bestselling novelist and essayist. Her new novel, The Blue Between Sky and Water, was released this year and simultaneously published in multiple languages, including German.

Wednesday, July 8, 2015

TPP tụt hậu so với triển vọng phát triển của Trung Quốc

Trong bài viết Obama’s Pacific Trade Deal Trails Behind China’s Development Vision, tác giả Nile Bowie khẳng định rằng TPP không đem lại nhiều lợi ích về thương mại cho các quốc gia tham gia mà nhằm mục đích bao vây, làm giảm tầm ảnh hưởng của Trung Quốc và giúp các công ty đa quốc gia của Hoa Kỳ kiếm lợi. Song điều đó sẽ khó có thể thành công bởi vì Trung Quốc đang xây dựng những thể chế tích cực hơn để góp phần phát triển khu vực.


Hiệp định thương mại Thái Bình Dương của Obama tụt hậu so với triển vọng phát triển của Trung Quốc

Thường xuyên được chào hàng như là vấn đề chủ chốt trong việc tái can dự vào Châu Á của chính quyền Obama, một cuộc bỏ phiếu mới đây ở thượng viện Hoa Kỳ đã tạo ra bước tiến quan trọng để đưa Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) trở thành luật. Để đối mặt với sự phản đối đáng kể từ nội bộ đảng của mình, tổng thống Hoa Kỳ đã giành lấy ủy quyền đàm phán nhanh để giới hạn quyền hợp hiến của quốc hội trong việc điều chỉnh các nội dung của hiệp định thương mại.

Mặc dù quốc hội và công chúng Hoa Kỳ vẫn có cơ hội xem xét hiệp định trước khi nó được thông qua nhưng thủ tục theo dõi nhanh sẽ cắt giảm thời gian tranh luận và cấm bổ sung thêm vào dự luật, quốc hội chỉ có thể biểu quyết bằng việc bỏ phiếu chống hoặc thuận. Đàm phán sau những cánh cửa đóng kín và công việc dự thảo trong bí mật tuyệt đối suốt gần một thập kỷ, do vậy các đại biểu được lựa chọn cũng chỉ được tiếp cận giới hạn với bản dự thảo.

Các cuộc đàm phán nhằm mục đích thiết lập thỏa thuận thương mại đa phương và đầu tư nước ngoài có sự tham gia của Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam. Hiệp định thương mại chiếm tới 40% kinh tế thế giới cho thấy sự đáp lại của Hoa Kỳ đối với sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, nước này không tham gia hiệp định mặc dù là nền kinh tế lớn nhất khu vực và đối tác thương mại lớn nhất của các nước Châu Á – Thái Bình Dương.

Kết hợp một nhóm nhiều nước có sự khác biệt đa dạng về văn hóa và kinh tế, hiệp định hướng tới việc tạo dựng một khuôn khổ pháp lý chung để điều chỉnh các hàng rào thuế quan và tranh chấp thương mại, bản quyền và sở hữu trí tuệ, ngân hàng, đầu tư nước ngoài và nhiều thứ khác. Hiệp định được nhìn nhận một cách rộng rãi là sự đóng góp lâu dài của Washington vào khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

Tái tạo thương hiệu xoay trục Châu Á 

Được một nhà bỉnh bút nổi tiếng Hoa Kỳ mô tả là “hiệp định thương mại toàn diện có thể giúp chúng ta củng cố sự thống trị đối với Trung Quốc ở Châu Á”, trong khi đó thượng nghị sĩ Charles E. Schumer tuyên bố rằng mục tiêu rõ ràng của hiệp định là “lùa” các nước khác ra khỏi “phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc”. Nếu mục tiêu địa chính trị nấp sau hiệp định chưa đủ rõ ràng, tổng thống Obama đã tuyên bố, “Nếu chúng ta không viết ra luật lệ thì Trung Quốc sẽ viết ra luật lệ,” trong một cuộc phỏng vấn với tờ Wall Street Journal. Rõ ràng cần phải nói rằng TPP không phải là hiệp định thương mại thuần túy.

Sự bất đồng rõ ràng xuất hiện giữa đảng Dân Chủ và đảng Cộng Hòa về chính sách thương mại, mặc dù rất nhiều các nhà lập chính sách Hoa Kỳ đánh giá hiệp định theo các lợi ích chiến lược, củng cố một cấu trúc kinh tế khu vực mới ở Châu Á – Thái Bình Dương theo kiểu Mỹ. Các nhà kinh tế học chính thống như Paul Krugman và Joseph Stiglitz đã lập luận rằng hiệp định thực tế sẽ chỉ đem lại các lợi ích kinh tế nhỏ cho Hoa Kỳ, ngay cả khi các lợi ích doanh nghiệp và tài chính được hưởng lợi lớn nhất từ việc tự do hóa. 

Có vẻ như kết luận này giải thích lý do thị trường chứng khoán Hoa Kỳ hầu như không phản ứng với sự phủ quyết ban đầu về thủ tục theo dõi nhanh mặc dù điều này có thể làm tê liệt hiệp định. Đối với Hoa Kỳ, hiệp định này sẽ đảo ngược tiến trình suy thoái của sự thống trị của Hoa Kỳ và tái tạo danh hiệu Hoa Kỳ - quyền lực thị trường hàng đầu, trong mắt của các quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương, những nước đang bắt đầu hoài nghi về sức mạnh của Washington. 

Các điều lý do mà những người ủng hộ bảo vệ hiệp định đưa ra chủ yếu xoay quanh việc chống lại Trung Quốc và thiệt hại uy tín của Hoa Kỳ khi hiệp định không được thiết lập. Phải nói một cách trung thực rằng khái niệm một chính quyền nước ngoài có thể vẽ lại kinh tế thế giới thông qua các thể chế đa phương khác và thay thế vị trị thống trị kinh tế thế giới của Hoa Kỳ in dấu rất đậm trong tâm lý người Mỹ, những người hoàn toàn bị thuyết phục về sự không thể thay thế và chủ nghĩa ngoại lệ của Hoa Kỳ.

Không phải là một hiệp định thương mại thuần túy, TPP là thành phẩm của chính trị theo khối ở thế kỷ 21. Trong số những quốc gia tham gia đàm phán, các quốc gia Đông Nam Á – Brunei, Malaysia, Singapore và Việt Nam – là đáng chú ý nhất về mặt chiến lược. Các quốc gia nhỏ này tìm kiếm sự cân bằng trong mối quan hệ với Washington và Bắc Kinh thông qua hội nhập kinh tế mà không xung đột với bất cứ quyền lực nào.

Quan điểm từ ASEAN 

Bốn nước Đông Nam Á tham gia phản đối việc lựa chọn phe và họ có thể sẽ phải kiềm chế ảnh hưởng đối với các hoạt động khiêu khích quân sự trong khu vực. Nếu như TPP được coi là mang lại lợi ích cho những quốc gia này thì Hoa Kỳ sẽ có một đòn bẩy lớn hơn để thu hút làn sóng những nước tham gia đợt hai, mở rộng hợp tác thương mại với các nước khác trong khu vực, những nước sẽ phải tách ra khỏi nền kinh tế Trung Quốc. 

Hiệp định sẽ tạo ra tiếp cận ưu tiên đối với thị trường Hoa Kỳ cho các nước Đông Nam Á, điều này sẽ là giảm sức cạnh tranh xuất khẩu của Trung Quốc. Ví dụ Việt Nam tìm cách tham gia TPP để cân bằng lại thâm hụt thương mại lớn với Trung Quốc. Ngành công nghiệp dệt may của họ dựa trên các đầu vào từ Trung Quốc, nhưng để có thể tự do tiếp cận thị trường Hoa Kỳ, nguyên vật liệu phải có nguồn gốc trong phạm vi các nước TPP, điều này sẽ buộc các nhà xuất khẩu Việt Nam phải thay đổi chuỗi cung cấp để thay thế các sản phẩm của Trung Quốc. Cần phải thừa nhận rằng những biện pháp này tạo ra chi phí đối với nền kinh tế đang phát triển và có thể hủy hoại năng lực cạnh tranh của họ.

Đối với các doanh nghiệp đa quốc gia Hoa Kỳ, hiệp định mở ra cánh cửa cho sự thay thế giá rẻ ở nước ngoài để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Các nhà chế tạo Malaysia sẽ ở vị thế phải thế đối mặt với các quy định về nguồn gốc xuất xứ của hiệp định, mặc dù vậy các doanh nghiệp đa quốc gia của họ sẽ được tự do tiếp cận thị trường xuất khẩu mới cho các tài nguyên tự nhiên. Các nền kinh tế đang phát triển tham gia hiệp định kỳ vọng chủ yếu ở sự gia tăng của đầu tư nước ngoài, mặc dù sự cạnh tranh lớn hơn giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa với các doanh nghiệp đa quốc gia sẽ gia tăng sức ép lên tiền lương.

Các nước nhỏ với thâm dụng vốn đầu tư và thị trường nội địa nhỏ như Brunei và Singapore sẽ nhận được lợi ích lớn từ TPP, như những vận động hành lang dữ dội ủng hộ hiệp định sau này đã cho thấy. Cấu trúc thuế thân thiện với doanh nghiệp đa quốc gia của Singapore trung thành với việc bảo vệ sở hữu trí tuệ là sức hút đối với đầu tư, thúc đẩy sự gia tăng việc làm trong nước cũng như giúp các công ty Singapore có vị trí tốt hơn trong việc kinh doanh với các đối tác TPP để mang lại lợi ích cho các khu vực được nhà nước tài trợ, đóng tàu và hóa dầu.

Quan điểm của Bắc Kinh 

Đối mặt với sự suy giảm của giá hàng hóa và giá dầu, nhu cầu quốc tế và nội địa thấp hơn, suy thoái sản xuất công nghiệp và tỷ lệ tăng trưởng thấp nhất trong hơn hai thập kỷ, lãnh đạo của Trung Quốc đã lo ngại rằng TPP sẽ hủy hoại sức cạnh tranh xuất khẩu của họ. Mặc dù đất nước này đang tiến tới mô hình tăng trưởng nhờ tiêu dùng, nhưng chế tạo và thương mại vẫn đang là động lực của nền kinh tế Trung Quốc.

Kế hoạch chế tạo mới nhất của Bắc Kinh có đề cập tới hiệp định thương mại của Hoa Kỳ, khẳng định rằng hiệp định này “làm suy yếu lợi thế về giá cả của Trung Quốc trong xuất khẩu sản phẩm công nghiệp và tác động tới sự tăng trưởng của doanh nghiệp Trung Quốc”. Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của hơn 120 nước. Nếu TPP làm trầm trọng thêm sự suy yếu của kinh tế Trung Quốc, thị trường xuất khẩu thế giới sẽ bị tác động tiêu cực.

Sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc đã được ký hợp đồng 3 năm liên tiếp, trong khi sự suy giảm hiệu suất của lĩnh vực sản xuất và gia tăng nợ nần đã bắt đầu kích hoạt các hiện tượng bong bóng đầu cơ. Kết quả đáng chú ý nhất của những sự phát triển này đối với Hoa Kỳ sẽ là sự suy giảm phạm vi quốc tế hóa của đồng nhân dân tệ và các thể chế do Trung Quốc tài trợ, như Ngân Hàng Cơ Sở Hạ Tầng Châu Á (AIIB), vốn bị Hoa Kỳ và Nhật Bản xa lánh.

Câu hỏi là Trung Quốc sẽ tham gia TPP vào đợt thứ hai hay không hàm ý rằng họ sẽ chấp nhận phải điều chỉnh nền kinh tế theo các kết quả của việc đàm phán TPP mà họ đã không tham gia. Hiệp định thương mại sẽ buộc Trung Quốc phải từ bỏ phương pháp tiếp cận gia tăng truyền thống trong tiến hành cải cách tự do hóa và tổ chức nền kinh tế theo sự chỉ đạo của nhà nước.

Theo quan điểm thịnh hành của Trung Quốc về hiệp định, thứ vốn được coi là thể hiện chính sách bao vây và những xung đột tiếp diễn giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ về việc chiếm đóng đất đai ở Biển Nam Trung Hoa, thì sẽ rất ngạc nhiên nếu lãnh đạo Trung Quốc gia nhập TPP. Mối quan tâm hàng đầu của Bắc Kinh vẫn là phát triển một cấu trúc kinh tế khu vực song song và thay thế cho các thể chế tài chính quốc tế hiện tại như IMF, Ngân Hàng Thế Giới của Phương Tây và Ngân Hàng Phát Triển Châu Á của Nhật Bản.

Trung Quốc và Ngân Hàng Cơ Sở Hạ Tầng Châu Á 

Ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, sự tắc nghẽn đáng kể nhất trong thương mại khu vực bắt nguồn từ mạng lưới cơ sở hạ tầng không phù hợp chứ không phải là từ thuế quan cao hay các rào cản bảo hộ khác. Một nghiên cứu của Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới vào năm 2013 đã cho biết GDP của thế giới sẽ tăng lên 6 lần so với hiện tại nếu giảm bớt các rào cản của chuỗi cung cấp so với bãi bỏ hoàn toàn thuế quan nhập khẩu. Trong bối cảnh này thì sáng kiến AIIB của Trung Quốc mang lại một cách thức tiếp cận mà TPP không thể theo kịp cho hội nhập kinh tế khu vực.

AIIB của Trung Quốc được dự định sẽ vận hành vào năm 2016 với 100 tỷ dollar vốn điều lệ, thu hút đầu tư của một danh sách dài các quốc gia đã tham gia sáng lập AIIB. Bất chấp sức ép của Hoa Kỳ, một số đồng minh thân cận nhất của họ - Australia, France, Germany, Saudi Arabia, Hàn Quốc và Anh Quốc – đều tham gia vào ngân hàng phát triển đa phương mới của Bắc Kinh, hướng tới việc thu hẹp khoảng cách khổng lồ trong cơ sở hạ tầng kinh tế thế giới.

Bắc Kinh đã thu được một chuỗi kỷ lục ấn tượng nhất thế giới về phát triển cơ sở hạ tầng trong hơn hai thập kỷ qua. Dựa trên kinh nghiệm đó, AIIB sẽ đóng vai trò chủ chốt trong sáng kiến “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc, sáng kiến này hướng tới việc hiện đại hóa hai tuyến thương mại cổ xưa – Vành đai Con Đường Tơ Lụa kết nối Trung Quốc với Châu Âu thông qua Trung Á và Con Đường Tơ Lụa trên biển của thế kỷ 21 kết nối Trung Quốc với Đông Nam Á – đóng vai trò như là hai gọng kìm trong việc thúc đẩy thương mại toàn cầu dưới sự bảo trợ của Trung Quốc.

Sự thành công của những sáng kiến này sẽ biến Trung Quốc, với dự trữ ngoại tệ khoảng 4 nghìn tỷ dollar của họ, thành người chơi chủ chốt trong môi trường phát triển toàn cầu. Trong tình hình hiện tại, khi mà các quyền lực khu vực đang cạnh tranh để đạt được những kết quả chiến lược, thì câu hỏi phải đặt ra là con đường hội nhập khu vực thông qua TPP của Hoa Kỳ có tương đương với triển vọng đang được lãnh đạo Trung Quốc thúc đẩy không.

Đánh giá TPP

Một bài báo được Trung Tâm Đông Tây công bố đã ước tính rằng TPP sẽ chỉ mang lại cho các quốc gia tham gia thêm 0,5% thu nhập. Hiệp định tập trung vào việc xóa bỏ “các hàng rào phi thuế quan” đối với kinh doanh, như các biện pháp bảo vệ lao động, người tiêu dùng và môi trường. Các quốc gia tham gia sẽ buộc phải áp dụng các quy định mới được xây dựng để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp đa quốc gia, của các doanh nghiệp Hoa Kỳ - họ sẽ nhận được đa số lợi ích từ việc gia tăng bảo hộ bản quyền và quyền sao chép – có rất lợi thế tuyệt đối.

Các nhà chế tạo Hoa Kỳ, đa số là các doanh nghiệp ở thung lũng Silicon, công ty điện ảnh của Hollywood và ngành dược phẩm là tiếng nói ủng hộ lớn nhất đối với ra soát điều khoản sở hữu trí tuệ trong TPP, điều này sẽ có tác động tiêu cực đối với các quốc gia đang phát triển. Một nghiên cứu của Đại Học Quốc Gia Australia cho thấy sự gia tăng bảo hộ đối với các doanh nghiệp dược phẩm sẽ hạn chế tiếp cận các thuốc chống tái tạo tế bào virus của khoảng 45.000 bệnh nhân HIV ở Việt Nam, những người này từ lâu đã không còn khả năng thanh toán chi phí thuốc men.

Một nhóm các chuyên gia của Liên Hiệp Quốc mới đây đã phản đối các tác động tiêu cực của TPP, khẳng định rằng các điều khoản của hiệp định ưu tiên cho lợi ích của các doanh nghiệp dược phẩm độc quyền. Phần tuyệt vời nhất của hiệp định thương mại là cơ chế Giải Quyết Tranh Chấp Nhà Đầu Tư (ISDS) – Nhà Nước, điều khoản này cho phép doanh nghiệp kiện chính quyền ở tòa án hòa giải quốc tế về việc các quy định của chính quyền làm suy giảm lợi nhuận tiềm năng của họ. 

Điều khoản này đã được công ty thuốc lá khổng lồ Phillip Moris sử dụng để đòi quốc gia Nam Mỹ Uruguay 25 triệu USD khi quốc gia này ban hành luật cảnh báo sức khỏe trên thuốc lá và luật ngăn chặn trẻ em và phụ nữ hút thuốc. Mục tiêu của ISDS là sự tham gia của các quốc gia phát triển vào các vụ kiện đắt đỏ sẽ ngăn cản các quốc gia này ban hành các luật lệ bảo vệ lao động, môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Không ai có nghĩa vụ phân tích xem chính sách này cản trở lợi ích công cộng ra sao. Bằng việc đảm bảo cho các doanh nghiệp đa quốc gia quyền lực mới, quyền lực cho phép luật pháp quốc gia bị phản đối ở các tòa án hòa giải quốc tế, sự diễn giải mới về chủ quyền đã tiến thêm một bước: người ta có thể quay lưng lại với chính quyền quốc gia để hướng tới chủ quyền doanh nghiệp – quốc tế. Những người ủng hộ và hưởng lợi từ TPP phải tự hỏi xem hiệp định này có thực sự phục vụ cho người dân của khu vực không.

Nile Bowie is a columnist with Russia Today (RT) and a research assistant with the International Movement for a Just World (JUST), an NGO based in Kuala Lumpur, Malaysia. 


Sunday, June 28, 2015

Gia đình thời thông đít

Khuyến cáo là chuyện cười này cực kỳ bậy và bẩn thỉu, ai đang ăn uống hoặc nhạy cảm thì không nên đọc. Tuy vậy không có thích hợp hơn để mô tả cái văn hóa thông đít mà đám LGBT và vô số kẻ ăn theo đang hò reo ầm ĩ sau khi nước Mỹ thông qua luật cho phép kết hôn đồng tính (mặc dù là nước thứ 21trên thế giới).

Gia đình thời thông đít

Mẹ đi vắng, bố ở nhà trông con. Đứa con gái lớn muốn đi xem phim với bạn gái liền xin phép ông bố.

Ông bố nói : Mày bú chim tao đi rồi tao cho đi. 

Đứa con gái không đồng ý, bỏ vào phòng riêng ngồi. Một lúc sau, bạn gái nó gọi điện bảo hôm nay rạp chiếu phim về đám lưỡng tính hay lắm, không xem thì quá uổng.

Đứa con gái lại ra chỗ ông bố nói đồng ý làm để được đi xem phim. Ông bố móc chim ra cho nó bú. 

Đứa con gái ngửi thấy chim có mùi cứt liền hỏi: Sao chim bố có mùi cứt vậy?

Ông bố trả lời: À, đó là bởi vì em trai mày cũng muốn đi coi phim.

(Truyện bịa, chỉ để giải trí, nhưng không nhất thiết phải khác với sự thật khi thiên hạ cứ tung hô thứ văn hóa thông đít nhau bệnh hoạn như hiện nay.)


Friday, June 26, 2015

Sách giáo khoa lịch sử của Hoa Kỳ lảng tránh chủ đề chiến tranh xâm lược Việt Nam

Mỗi khi bàn đến chuyện học và dạy môn lịch sử là báo chí lại đua nhau đăng bài ca ngợi cách dạy và học môn lịch sử của Mỹ để làm gương cho Việt Nam. Họ đăng hình ảnh của một buổi học và thực hành có phụ huynh tham dự để thấy sự sinh động, hay phê phán:...ở Việt Nam vẫn chưa vượt qua những bài giảng mang nặng tính ý thức hệ và duy ý chí. Nhưng James W. Loewen, trong cuốn sách "Lies My Teacher Told Me" do nhà xuất bản Touchstone phát hành năm 2007, lại tiết lộ những bí mật kinh khủng khác trong việc dạy và học lịch sử ở Mỹ như lảng tránh sự thật, cắt xén lịch sử, áp đặt quan điểm chính thống... đặc biệt là người Mỹ lẩn tránh chủ đề chiến tranh Việt Nam, không có báo chí hay sách vở nào ở Việt Nam nói về điều này. 

Dưới đây là bản dịch chương 9 "Down the Memory Hole: The Disappearance of Recent Past" của cuốn sách.

Nếu chúng ta không nói về chúng, những người khác chắn sẽ viết lại đề cương. Mỗi túi xác, mỗi ngôi mộ tập thể sẽ được mở ra và nội dung của chúng sẽ được phù phép thành nguyên nhân cao quý.
George Swiers, Cựu chiến binh Việt Nam1

Khi thông tin có vẻ như thuộc về công chúng bị những người có quyền lực kiểm soát một cách có hệ thống, người dân sớm trở thành ngu ngốc về công việc của họ, thiếu tin tưởng những người cai quản họ và – thậm chí – không có khả năng quyết định vận mệnh của họ.
Richard M. Nixon2

Mục tiêu của nhà sử học là biết những thành phần của hiện tại thông qua việc hiểu biết những gì đi từ quá khứ đến hiện tại, do hiện tại chỉ là quá khứ phát triển lên…. Mục tiêu của nhà sử học là hiện tại sống động.
Frederick Jackson Turner3

Chúng ta nhìn mọi thứ không phải như chúng tồn tại mà như chúng ta tồn tại.
—Anai's Nin

Chìm trong quên lãng: Sự biến mất của quá khứ gần

Nhiều xã hội Châu Phi phân chia con người thành ba loại: những người còn sống trên trái đất, sasha và zamani. Những người mới chết có thời gian trên trái đất chồng lên thời gian của những người còn sống là sasha, xác sống. Họ chưa chết hoàn toàn, họ vẫn còn tồn tại trong ký ức của người sống, những người có thể nhắc tới họ trong ý nghĩ, tạo ra hình ảnh của họ trong nghệ thuật và mang họ trở lại đời sống bằng giai thoại. Loại còn lại là tổ tiên đã chết, đã rời bỏ sasha để trở thành zamani, người chết. Khi tổ tiên được khái quát hóa, zamani không bị quên lãng mà được tôn kính. Nhiều người như George Washington hay Clara Barton có thể được nhắc tên. Nhưng họ không phải là xác sống. Đây là sự khác biệt. 4

Do chúng ta thiếu những khái niệm Kiswahili nên chúng ta hiếm khi nghĩ về sự khác biệt này một cách có hệ thống, nhưng chúng ta cũng vẫn làm điều đó. Xét xét cách thức chúng ta đọc mô tả về một sự kiện đã trải qua, đặc biệt là khi chúng ta tham gia vào đó, bất kể là sự kiện thể thao hay Chiến Tranh Vùng Vịnh, chúng ta đọc với tinh thần phê phán, đánh giá sai lầm hay đồng ý hoặc học những điều đúng đắn của tác giả. Khi chúng ta nghiên cứu quá khứ xa hơn, chúng ta có thể cũng đọc một cách phê phán, nhưng chúng ta chỉ có ít cơ sở về nó và để phê phán những gì chúng ta đọc.

Các tác giả của sách giáo khoa lịch sử Hoa Kỳ dường như quá rõ về sasha – sự thật là giáo viên, cha mẹ và các thành viên của ủy ban chấp nhận sách giáo khoa đều đã từng trải qua quá khứ gần đây. Họ dường như không cảm thấy dễ chịu với điều đó. Tôn kính zamani  - tổ tiên chung – hợp với phong cách của họ hơn. Theo định nghĩa, thế giới của sasha là mâu thuẫn, bởi vì độc giả đưa vào đó kiến thức và hiểu biết của bản thân, có thể không đồng thuận với những gì được viết, do đó, càng nói ít về quá khứ gần thì càng tốt. Tôi đã nghiên cứu cách thức mà mười bài tường thuật lịch sử Hoa Kỳ trong mẫu trình bày về lịch sử trong năm thập kỷ cho tới những năm 1980. (Tôi loại trừ những năm 1980 bởi vì một số sách giáo khoa xuất hiện vào thập kỷ này, nên chúng không thể tường thuật đầy đủ được.) Tính trung bình sách giáo khoa dùng 47 trang cho những năm 1930, 43,6 trang cho những năm 1940 và dưới 35 trang cho mỗi thập kỷ tiếp theo. Ngay cả thập kỷ 1960 đầy xáo trộn – trong đó có phong trào dân quyền, phần lớn cuộc chiến tranh Việt Nam và vụ sát hại Martin Luther King, Jr., Medgar Evers, Malcom X, John và Robert Kennedy – cũng có ít hơn 35 trang.   
Tôi sử dụng khái niệm tường thuật giới hạn trong những đoạn trước bởi vì nghiên cứu cho thấy một sự khác biệt rõ ràng giữa sách giáo khoa tìm hiểu và sách giáo khoa tường thuật. Hai cuốn sách Khám Phá Lịch Sử Hoa Kỳ và Cuộc Phiêu Lưu Hoa Kỳ, có rất nhiều bản đồ, hình ảnh minh họa và trích dẫn từ các nguồn sơ cấp, không thể hiện sasha. Sự chú ý của họ đối với quá khứ gần chỉ cho thấy ý đồ làm cho lịch sử phù hợp với các sự kiện và chủ đề hiện tại của tác giả. Thậm chí những chương đầu của hai cuốn sách giáo khoa này còn kêu gọi học sinh áp dụng những điều học được cho hiện tại. Do đó, bất chấp việc cả hai cuốn sách đã được xuất bản trước khi những năm 1970 kết thúc, chúng giành nhiều không gian hơn cho những năm 1960 và 1970 so với mười cuốn sách giáo khoa tường thuật còn lại, không có cuốn sách giáo khoa tìm hiểu nào trên thị trường. Việc chúng thiếu sức sống trên thị trường có thể đoán rằng trong quá khứ gần đây các nhà xuất bản sách giáo khoa tường thuật đã đáp ứng được nhu cầu. Có vẻ như là nhu cầu tránh sự xung đột.

Lảng tránh sasha chắc chắn không đáp ứng được nhu cầu của sinh viên. Tác giả sách giáo khoa có thể làm việc dựa theo giả định rằng tường thuật về các sự kiện mới qua là không cần thiết vì sinh viên đã biết về chúng. Mặc dù vậy, khi tác giả sách giáo khoa có khuynh hướng lớn tuổi, sasha của họ là zamani của học sinh.
  
Khi giáo sư đại học chúng ta trở nên già hơn, chúng ta sẽ ngạc nhiên hơn về những điều mà sinh viên không biết trong quá khứ gần. Tôi nhận ra hiện tượng này lần đầu tiên khi những năm 1970 biến thành những năm 1980. Khi giảng dạy về chiến tranh Việt Nam, tôi nhận được nhiều hơn những cái nhìn ngơ ngác. Một phần tư, sau đó là một nửa và vào những năm 1990, 4/5 số sinh viên năm thứ nhất không biết gì về ý nghĩa của từ có bốn chữ cái hawk (diều hâu) và dove (bồ câu). Vào ngày đầu tiên của khóa học năm 1989, tôi đưa ra cho sinh viên một câu đố từ có câu hỏi mở, “Ai đã chiến đấu trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam?” Gần một phần tư sinh viên của tôi trả lời là binh lính Bắc và Nam Triều Tiên! Tôi đã sững sờ - đối với tôi điều này tương tự như câu trả lời  “1957” cho câu hỏi “Cuộc chiến tranh 1812 diễn ra vào năm nào?” Trên thực tế, nhiều học sinh mới tốt nghiệp trung học biết về chiến tranh 1812 hơn chiến tranh Việt Nam.5 Điều đó chẳng có nghĩa gì nhiều và không đáng để lên án học sinh. Đó khó có thể là lỗi của chúng. Nếu hồi ức công dân của chúng ta bắt đầu khi chúng ta mười tuổi thì sinh viên cuối cùng có chút hồi ức về chiến tranh Việt Nam đã tốt nghiệp trung học vào năm 1983. Chiến tranh là lĩnh vực bỏ trống đối với sinh viên hiện nay, họ chưa ra đời khi nó kết thúc. Phong trào phụ nữ, vụ Watergate, và nhiệm kỳ của tổng thống Carter cũng tương tự như vậy. Phim ảnh, tiểu thuyết, ca khúc và các phương tiện văn hóa đại chúng khác cũng đề cập quá khứ gần, nhưng trộn lẫn giữa sự thật và hư cấu, nhưng mọi người hâm mộ phim Rambo có thể làm chứng.6 Sinh viên cần thông tin về quá khứ gần từ các khóa học lịch sử ở trường trung học. Trên hết, quá khứ gần là lịch sử có tác động hầu như tức thì đối với đời sống hàng ngày của chúng ta.

Quan niệm rằng khóa học lịch sử nên hạ thấp sasha so với zamani ở xa thật là ngoan cố. So sánh tường thuật của sách giáo khoa về chiến tranh Việt Nam và chiến tranh 1812 sẽ minh họa cho sự ngoan cố này. Cuộc chiến tranh 1812 diễn ra gần hai thế kỷ trước đã giết chết khoảng 2 ngàn người Mỹ. Tuy nhiên, sách giáo khoa lịch sử trung học Hoa Kỳ giành cho nó số trang tương tự với cuộc chiến tranh Việt Nam – 9 trang. Người ta có thể lập luận, tôi nghĩ vậy, rằng chiến tranh 1812 quan trọng hơn chiến tranh Việt Nam và cần phải có nhiều không gian. Sách giáo khoa lịch sử của chúng ta không khẳng định như vậy: hầu hết tác giả sách giáo khoa lịch sử không biết gì về chiến tranh 1812 và không khẳng định gì về sự quan trọng của nó.

Mặc dù cuộc chiến tranh 1812 chỉ dài bằng nửa chiến tranh Việt Nam, nhưng các tác giả xem xét nó chi tiết hơn. Họ kể một cách xa hoa về các trận đánh đơn lẻ và anh hùng trong 1812. Ví dụ cuốn Miền Đất Hứa giành ba đoạn cho trận hải chiến ven đảo Put-in-Bay trên hồ Erie, tức là mỗi đoạn cho một giờ của trận đánh! Việt Nam không được chi tiết như vậy! Không gian hà tiện chỉ là một phần của vấn đề. Chín trang phân tích thú vị về chiến tranh Việt Nam có thể chứng minh hơn cả đầy đủ. 7 Chúng ta phải hỏi về loại tường thuật của sách giáo khoa, với hình ảnh mà chúng đưa ra. Các bức ảnh là một phẩn của tư liệu chiến tranh ở Hoa Kỳ kể từ khi có những bức ảnh nổi tiếng của Matthew Brady về Nội Chiến. Ở Việt Nam, hình ảnh truyền hình đã xuất hiện nhưng những bức ảnh vẫn ấn tượng đối với nhận thức và cảm xúc của người dân Mỹ. Hơn bất cứ cuộc chiến nào trong lịch sử của chúng ta, chiến tranh Việt Nam được đặc trưng bằng hàng loạt hình ảnh đóng dấu vào ý thức của công chúng. Tôi hỏi hàng tá người trưởng thành đủ lớn tuổi để sống qua thời chiến tranh về hình ảnh sống động mà họ còn nhớ; danh sách mà họ đưa ra cho thấy sự trùng khớp đáng chú ý. Một danh sách ngắn bao gồm 5 bức ảnh:

Một nhà sư ngồi ở khu vực công cộng của Sài Gòn, tự thiêu để phản đối chính quyền Nam Việt Nam;

Một bé gái trần truồng chạy trên đường quốc lộ, trốn khỏi trận bom na-pam;

Giám đốc cảnh sát quốc gia xử tử một người đàn ông đang sợ hãi, bị tình nghi là Việt Cộng, với một phát súng lục vào thái dương;

Những xác chết nằm trong mương sau vụ thảm sát Mỹ Lai;

Những người Mỹ di tản từ mái nhà ở Sài Gòn bằng trực thăng, trong khi những người Việt Nam hốt hoảng tìm cách trèo lên khoang.

Danh sách này cũng có thể bao gồm hai hình ảnh chung khác: Máy bay B-52 đang thả bom trên phần lãnh thổ thủng lỗ chỗ như bệnh đậu mùa của Việt Nam, một thành phố hoang tàn như Huế, chẳng còn gì ngoài gạch vụn, khi quân đội Hoa Kỳ và Nam Việt Nam tiến vào giành lại quyền kiểm soát sau đợt tấn công Tết.

Chỉ cần đọc phần mô tả ngắn là những người Mỹ già nhất nhớ lại chi tiết của hình ảnh. Cảm xúc đã đưa họ quay trở lại quá khứ một cách sống động. Dĩ nhiên, kể từ khi Hoa Kỳ can dự sâu vào cuộc chiến từ năm 1965 đến 1973, người Mỹ phải ít nhất là 30 tuổi vào năm 1993 để có hình ảnh này trong sasha của họ. Ngày nay, thanh niên hiếm có cơ hội nhìn thấy hay gợi nhắc đến những hình ảnh này trừ khi sách giáo khoa lịch sử cho họ biết. Chúng không làm vậy. Những bức ảnh này đã bì vùi sâu vào lãng quên, rơi tuột vào lò nung, nơi các sự thật khó chịu bị thiêu thành tro bụi trong tác phẩm 1984 của George Orwell. Cuốn sách duy nhất, Đám Rước Hoa Kỳ, có một trong những bức ảnh đã nêu; giám đốc cảnh sát bắn người đàn ông đang sợ hãi.10 Không có cuốn sách nào khác đăng bất cứ bức ảnh nào trong số những bức ảnh nêu trên. Cuộc Phiêu Lưu Mỹ có một bức ảnh chúng ta ném bom Việt Nam nhưng bức ảnh cho thấy máy bay B-52 và bom ở dưới không đem lai cảm giác về sự tàn phá đối với mặt đất.

Bảy bức ảnh được trích dẫn là các ví dụ quan trọng của tài liệu sơ cấp về chiến tranh Việt Nam. Phe diều hâu có thể tuyên bố rằng những bức ảnh này đã thổi phồng các khía cạnh chiến tranh mà chúng phản ánh. Mặc dù vậy, những bức ảnh này cũng có những khẳng định bổ sung đối với ý nghĩa lịch sử: chúng tạo ra lịch sử, do chúng tác động tới cách người Mỹ nghĩ về cuộc chiến. Một số trong những bức ảnh này tiếp tục “là những bức ảnh nổi tiếng nhất thế giới từng được biết cho đến nay [1991],” theo Patrick Hagopian. Việc loại chúng khỏi sách giáo khoa lịch sử đã làm thay đổi độc giả hiện nay. Khi sinh viên của tôi viết, “Việc đưa ra bức ảnh một bé gái trần truồng kêu khóc sau khi bị bỏng na-pam đã thay đổi toàn bộ ý nghĩa của cuộc chiến tranh này đối với học sinh trung học.” Ở Việt Nam, Hoa Kỳ đã ném số lượng bom gấp 3 lần số lượng bom được ném xuống tất cả các mặt trận trong chiến tranh Thế Giới thứ II, ngay cả khi cộng thêm bom nguyên tử mà chúng ta đã ném xuống Hiroshima và Nagasaki, thế nên tác giả sách giáo khoa có nhiều bức ảnh về sự tàn phá của bom để lựa chọn. Trên mặt đất, sau đợt tấn công Tết, Việt Cộng và quân đội Bắc Việt đã chiếm giữ nhiều thành phố và thị trấn ở miền Nam Việt Nam, quân đội Hoa Kỳ và miền Nam Việt Nam đã nã pháo Huế, Bến Tre, Quảng Trị và các thành phố khác trước khi chiếm lại chúng. Tuy vậy, không có sách giáo khoa nào tường thuật về những thiệt hại mà phe chúng ta gây ra.

Dĩ nhiên, tác giả và biên tập viên sách giáo khoa phải lựa chọn từ hàng ngàn bức ảnh về chiến tranh Việt Nam. Họ có thể lựa chọn khác đi và vẫn biện minh cho chiến tranh. Nhưng ít nhất họ cũng phải tường thuật sự tàn bạo đối với thường dân Việt Nam, những người này thường xuyên và bắt buộc phải đối mặt với chiến tranh mà không có giới tuyến, mà ở đó quân đội của chúng ta chỉ có khái niệm cực kỳ mơ hồ như đồng minh và đối thủ. Tấn công thường dân là chính sách của Hoa Kỳ, như tướng William C. Westmoreland đã mô tả về thiệt hại dân sự: “Đó có phải là tiêu diệt kẻ thù của dân chúng không?” Chúng ta đánh giá sự tiến bộ bằng cách đếm xác và vạch ra các khu vực bắn tự do, ở đó toàn bộ thường dân bị coi là kẻ thù. Chiến lược này không thể không dẫn đến các tội phạm chiến tranh. Do đó, Mỹ Lai không phải là sự kiện cá biệt, không đáng để đề cập trong lịch sử quốc gia mà thực sự quan trọng bởi vì sự đại diện cho những gì diễn ra trong toàn bộ chiến tranh ở Việt Nam. Mỹ Lai là ví dụ nổi tiếng nhất mà John Kerry, một Cựu Chiến Binh Việt Nam Chống Chiến Tranh, hiện giờ là thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, cho rằng “không phải là sự kiện đơn lẻ mà là tội ác thường ngày với sự nhận biết của sĩ quan và tất cả các cấp chỉ huy.” Xuất hiện trước Ủy Ban Quan Hệ Quốc Tế Thượng Viện vào tháng 4 năm 1971, Kerry nói, “Hơn 150 người xuất ngũ trong danh dự và nhiều cựu chiến binh được gắn huân chương cấp cao nhất đã làm chứng về tội ác chiến tranh ở Đông Nam Á.” Ông tiếp tục kể về cách quân đội Hoa Kỳ “đích thân cưỡng hiếp, cắt tai, cắt đầu, buộc dây điện từ máy điện đài vào bộ phận sinh dục và bật điện, cắt chân tay, nổ tung xác, bắn ngẫu nhiên vào thường dân, san bằng các ngôi làng theo kiểu Thành Cát Tư Hãn, bắn chết gia súc và chó cho vui, đầu độc thực phẩm dự trữ và tàn phá hoàn toàn miền nam Việt Nam. Tất cả những điều này là “thêm vào sự tàn phá thông thường của chiến tranh.”15 Những bức ảnh về việc lính Mỹ châm lửa đốt nhà của người Việt Nam, một hình ảnh thường thấy trong chiến tranh, sẽ nhấn mạnh điều này, nhưng không có bất cứ sách giáo khoa nào sử dụng bất cứ hình ảnh tội lỗi nào của người Mỹ. Không có sách giáo khoa nào có bất cứ bức ảnh nào về sự phá hủy, thậm chí các mục tiêu hợp lệ, mà phía chúng ta gây ra. Chỉ có cuốn sách Khám Phá Lịch Sử Hoa Kỳ, một cuốn sách giáo khoa tìm hiểu, mô tả vụ thảm sát Mỹ Lai là sự kiện đơn lẻ. Thêm vào đó, để cho học sinh dốt nát về lịch sử chiến tranh, sự im lặng của các cuốn sách giáo khoa khác về chủ đề này cũng làm cho phong trào phản chiến khó hiểu.

Hai tác giả sách giáo khoa, James West Daividson và Mark H. Lytle, thể hiện ở đâu đó là biết về tầm quan trọng của vụ thảm sát Mỹ Lai. “Chiến lược của Hoa Kỳ hàm chứa sự tàn bạo,” Lytle nói với tôi. Davidson và Lytle dùng gần hết một chương trong cuốn sách After the Fart để mô tả vụ thảm sát Mỹ Lai. Ở đó họ cho biết tin tức về vụ thảm sát đã làm Hoa Kỳ sửng sốt ra sao. “Một điều chắc chắn là sự đụng độ trở thành thời điểm xác định trong nhận thức của công chúng về chiến tranh,”16 họ viết. Mặc dù vậy, họ không cho rằng học sinh trung học cần biết về điều đó trong sách giáo khoa lịch sử của họ, Hoa Kỳ - Lịch Sử Nước Cộng Hòa, giống như bảy cuốn sách khác trong mẫu của tôi, không bao giờ đề cập tới Mỹ Lai.

Nếu sách giáo khoa che giấu tất cả những bức ảnh quan trọng về chiến tranh Việt Nam thì những bức ảnh nào họ sẽ đăng? Hầu như là những bức ảnh không gây tranh cãi – lính đi tuần, đi qua đầm lầy, hay nhảy xuống từ trực thăng. Bảy cuốn sách giáo khoa có ảnh người tị nạn hay thiệt hại do phe bên kia gây ra, nhưng những thiệt hại đó thường có quy mô rất nhỏ so với những gì bom đạn của chúng ta gây ra, những bức ảnh không thật sự ấn tượng.

Văn của họ thì sao? Đáng buồn, tác giả sách giáo khoa cũng loại bỏ tất cả những trích dẫn đáng nhớ của thời kỳ đó. Martin Luther King, Jr., lãnh đạo chủ chốt đầu tiên chống chiến tranh, phản đối nó bằng ngữ điệu riêng của ông: “Chúng ta phá hủy hai thể chế quan trọng nhất của họ: gia đình và làng. Chúng ta phá hủy đất đai và mùa màng của họ …. Chúng ta làm hư hỏng phụ nữ và trẻ em của họ, giết đàn ông của họ.”17 Không có sách giáo khoa nào trích dẫn King. Thậm chí về người bất đồng chính kiến nổi tiếng Muhammad Ali, sau này là nhà vô địch quyền anh hạng nặng thế giới cũng vậy. Ali từ chối tham gia quân ngũ, vì thế mà ông đã bị tước danh hiệu, và nói, “Không có Việt Cộng nào từng gọi tôi là “mọi đen”.” Tất cả mười hai cuốn sách giáo khoa đều không trích dẫn. Sau đợt tấn công Tết, một sĩ quan quân đội Hoa Kỳ tham gia vào việc tái chiếm Bến Tre nói, “Cần thiết phải phá hủy thành phố để bảo vệ nó.” Đối với bốn triệu người Mỹ, tuyên bố này đã tóm tắt tác động của Hoa Kỳ đối với Việt Nam. Không sách giáo khoa nào trích dẫn điều này.18 Cũng không có sách giáo khoa nào trích dẫn lời khẩn cầu rút quân ngay lập tức của John Kerry: “Làm sao anh có thể yêu cầu ai đó sẽ là người cuối cùng chết cho sai lầm?” 19 Toàn bộ phong trào phản chiến trở thành không thể hiểu được bởi vì sách giáo khoa không cho phép nó thể hiện bản thân. Chúng loại bỏ các bài ca phản chiến, các biểu ngữ - “Khủng khiếp, Không; Chúng tôi không đi!” và “Này, LBJ, hôm nay ông sẽ giết bao nhiêu trẻ con?” – và trên hết là cảm xúc.20 Dường như chỉ có tổng thống Johnson và Nixon là được trích dẫn. Trong một đoạn đặc trưng của Đám Rước Hoa Kỳ, Nixon nói, “Nước Mỹ không thể - và sẽ không – phác thảo mọi kế hoạch, thiết kế mọi chương trình, thực hiện mọi quyết định và bảo vệ cho các quốc gia tự do trên thế giới.” Đoạn này không làm rõ chiến tranh hay phản đối nó. Thậm chí phần trích dẫn độc giả bổ sung của Đám Rước Hoa Kỳ chỉ trích dẫn Johnson và Nixon như là nguồn sơ cấp về chiến tranh Việt Nam – không một từ nào của những người tham chiến hay phản đối nó.    

Khi loại bỏ quan điểm, tiếng nói và cảm giác về thời kỳ Việt Nam, tác giả sách giáo khoa đã loại bỏ cả chủ đề. Frances FitzGerald trong phần bổ sung cho cuốn Sử Chữa Hoa Kỳ, viết cuốn Lửa Trong Hồ, một cuốn sách hay về Việt Nam, gọi các sách giáo khoa mà bà đánh giá vào năm 1979 là “chẳng phải diều hâu hay hay bồ câu về chiến tranh – họ chỉ lẩn tránh.” Bà tiếp tục nói, “Khi chúng thảo luận về chiến tranh một cách thực sự khó khăn và lảng tránh những vấn đề chủ chốt thì phần Việt Nam rất đáng đọc.”21 Ở một cấp độ nào đó, xác định chủ đề là vấn đề diễn giải và tôi sẽ không muốn chê trách sách giáo khoa về việc có sự diễn giải khác với tôi. Dĩ nhiên chúng ta có thể đồng ý rằng sự đối xử hợp lý về chiến tranh Việt Nam sẽ được thảo luận ít nhất là với sáu câu hỏi như sau:

Tại sao Hoa Kỳ tham chiến ở Việt Nam?

Cuộc chiến tranh trước khi Hoa Kỳ tham chiến là gì? Chúng ta thay đổi điều đó ra sao?

Tại sao phong trào phản chiến lại mạnh như vậy ở Hoa Kỳ?

Những phê phán về chiến tranh ở Việt Nam là gì? Chúng có đúng không?

Tại sao Hoa Kỳ thua trận?

Bài học mà chúng ta rút ra từ kinh nghiệm này là gì?

Cách đơn giản để đặt ra những câu hỏi này là thừa nhận rằng mỗi câu đều vẫn đang mâu thuẫn. Lấy câu thứ nhất. Một số người vẫn lập luận rằng Hoa Kỳ tham chiến ở Việt Nam để đảm bảo sự tiếp cận các nguồn tài nguyên quý giá của đất nước này. Một số khác tuyên bố rằng chúng ta tham chiến để mang đến dân chủ cho người Việt Nam. Dĩ nhiên, phổ biến hơn là các phân tích về chính sách đối nội của chúng ta: tổng thống Dân Chủ Kennedy và Johnson, đã chứng kiến phe Cộng Hòa khiển trách Truman về việc “mất” Trung Quốc, không muốn bị coi là “mất” Việt Nam. Một sự diễn giải khác đưa ra học thuyết domino: giờ đây chúng ta biết rằng cộng sản Việt Nam thù địch với Trung Quốc, trước đây chúng ta chưa biết, một số lãnh đạo tin rằng nếu Việt Nam “rơi” vào tay cộng sản thì Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Philippine sẽ cũng như vậy. Mặc dù vậy, quan điểm khác cho rằng Hoa Kỳ cảm thấy có thanh danh và không muốn bị đánh bại ở Việt Nam, vì sợ rằng hòa bình kiểu Mỹ sẽ bị đe dọa ở Châu Phi, Nam Mỹ và bất cứ đâu trên thế giới. Một số người theo thuyết âm mưu đi xa hơn, khẳng định rằng các doanh nghiệp lớn kích động cuộc chiến để hỗ trợ nền kinh tế. Một số nhà sử học có quan điểm rộng hơn, cho rằng sự can thiệp của chúng ta ở Việt Nam xuất phát từ hình mẫu văn hóa phát xít và đế quốc được bắt đầu từ cuộc chiến tranh da đỏ đầu tiên ở Virginia vào năm 1622, tiếp diễn trong thế kỷ 19 với “Tuyên Ngôn Định Mệnh”, và giờ là theo ngọn gió “Thế Kỷ Hoa Kỳ”. Họ chỉ ra rằng lính Mỹ ở Việt Nam thu thập và trưng bày tai của người Việt Nam giống như thực dân Anh ở Bắc Mỹ thu thập và trưng bày chỏm da đầu của người da đỏ.23 Quan điểm chung cuộc có thể là không có lý do rõ ràng và mục đích rõ ràng, rằng chúng ta bị lôi cuốn vào cuộc chiến bởi vì không có chính quyền kế tiếp nào đủ can đảm để vô hiệu hóa sai lầm chống lại các phong trào độc lập dân tộc của chúng ta vào năm 1946. Ngoại trưởng John Foster Dulles viết,  “Sai lầm căn bản liên quan đến Đông Dương được tạo ra sau năm 1945, khi chính quyền của chúng ta đồng ý cho Pháp và Anh khôi phục lại vị thế thực dân của Pháp ở Đông Dương.”24

Dĩ nhiên, mầm mống sự can thiệp bi kịch của Hoa Kỳ vào Việt Nam đã được ấp ủ ở Versailles vào năm 1918, khi đó Woodrow Wilson đã không nghe lời yêu cầu độc lập cho đất nước này của Hồ Chí Minh. Chúng nảy mầm khi chính sách của FDR không giúp Pháp tái thuộc đại hóa Đông Nam Á sau khi thế chiến thứ II kết thúc cùng với cái chết của ông ta. Kể từ đó sách giáo khoa hiếm khi đề xuất rằng những sự kiện của một thời kỳ này sẽ dẫn đến những sự kiện của thời kỳ tiếp theo, không mấy ngạc nhiên, không có cuốn sách giáo khoa nào mà tôi nghiên cứu quay trở lại trước những năm 1950 để giải thích chiến tranh Việt Nam.

Trong khoảng những năm 1950 và 1960, các bằng chứng lịch sử về những diễn giải mâu thuẫn yếu hơn thời kỳ khác, mặc dù vậy tôi không chọn phe ở đây.23 Tác giả sách giáo khoa cũng không cần phải chọn phe phái. Họ có thể trình bày một số diễn giải, cùng với một quan điểm ủng hộ về mặt lịch sử cho từng diễn giải và yêu cầu học sinh đưa kết luận của bản thân. Tuy vậy, những yêu cầu này không phải là phong cách của tác giả sách giáo khoa. Họ dường như bị bắt buộc trình bày câu trả lời “đúng” cho mọi câu hỏi, thậm chí cho cả các cuộc tranh luận không thể kết thúc.

Họ chọn cách diễn giải nào? Chẳng cách nào hết! Hầu hết sách giáo khoa lảng tránh chủ đề. Đây là phân tích đặc trưng, trong cuốn Cuộc Phiêu Lưu Hoa Kỳ: “Vào cuối những năm 1950, chiến tranh nổ ra ở miền Nam Việt Nam. Vào lúc này, Hoa Kỳ viện trợ cho người miền Nam Việt Nam.” “Chiến tranh nổ ra” – thật đơn giản làm sao! Cuốn Cuộc Phiêu Lưu Hoa Kỳ dùng 4 trang để trình bày lý do chúng ta tham gia vào cuộc chiến 1812, nhưng chỉ cần hai câu để trình bày lý do chúng ta tham chiến ở Việt Nam. Một trong những lý do khiến tác giả sách giáo khoa rón rén đi qua quá khứ gần đây, lảng tránh mọi chủ đề chính, có thể là họ cảm thấy không đủ chuyên môn để xử lý chúng. Không có ai trong số 45 tác giả của 12 cuốn sách giáo khoa trong mẫu của tôi là chuyên gia về quá khứ gần, như tôi có thể nói. Dĩ nhiên, sách giáo khoa được nhiều tác giả viết nên sẽ có nhiều chủ đề do các tác giả không phải là chuyên gia viết. Mặc dù vậy về các chủ đề trong zamani, tác giả sách giáo khoa có thể sử dụng quan điểm lịch sử làm lá chắn. Bằng cách viết theo giọng trí thức tẻ nhạt về những sự kiện trong zamani, các tác giả giả định rằng một sự thật lịch sử đơn lẻ tồn tại, các nhà sử học đã đồng ý về chúng và đó là thứ họ đang dạy cũng như học sinh cần phải ghi nhớ. Lối viết đó giả định rằng quan điểm lịch sử phát triển sẽ ngày càng đúng đắn hơn với một giai đoạn thời gian, che chở cho các tác giả sách giáo khoa ngày nay với sự tích lũy hiểu biết về lịch sử. Mặc dù vậy, họ không thể sử dụng quan điểm lịch sử để bảo vệ cho cách họ xử lý các sự kiện trong sasha. Khi không có quan điểm lịch sử, tác giả sách giáo khoa dường như trần trụi; không có phẩm chất đặc biệt nào cho phép họ có quyền tường thuật về các sự kiện mới qua với sự vô tư Olympia mà họ diễn thuyết hùng hồn về những sự kiện trong zamani.

Quan điểm lịch sử hoàn toàn biện minh cho sự thờ ơ đối với sasha. Các nhà sử học nói với chúng ta về việc họ gần gũi với bất kỳ sự kiện nào mới đây mà chúng ta cho rằng có thể quay trở lại và nhìn nó trong bối cảnh. Khi tài liệu mới xuất hiện trong tàng thư, họ tuyên bố, hoặc khi kết quả của hành động trở nên rõ ràng theo thời gian, chúng ta có thể đạt tới sự đánh giá “khách quan” hơn. Tuy vậy, khoảng thời gian không tự mình tạo ra quan điểm. Thông tin mất đi cũng như thu được cùng với thời gian.

Tại điểm này, chúng ta có thể nhắc lại một số thay đổi trong quan điểm được ghi nhận ở những chương trước. Hiện nay, Woodrow Wilson được xếp hạng tích cực hơn rất nhiều so với năm 1920. Sự cải thiện không xuất phát từ khám phá thông tin mới về chính quyền của ông ta mà là từ nhu cầu hệ tư tưởng của những năm 1940 và đầu những năm 1950. Trong những năm đó, các nhà sử học da trắng thường buộc tội Wilson về việc phân biệt chủng tộc ở chính quyền liên bang, bởi vì không có sự đồng thuận về việc coi sự phân biệt chủng tộc là sai. Vấn đề công cộng hàng đầu của thời hậu chiến không phải là quan hệ chủng tộc mà là bao vây chủ nghĩa cộng sản. Trong Chiến Tranh Lạnh, chính quyền của chúng ta hoạt động giống như dưới thời Wilson, với các cuộc chiến tranh bán công khai, lừa dối quốc hội và đàn áp phong trào tự do dân sự dưới danh nghĩa chống chủ nghĩa cộng sản. Chính sách của Wilson, mâu thuẫn và không được ủng hộ vào những năm 1920, trở thành bình thường vào những năm 1950. Quan chức và các nhà sử học vào những năm 1950 phủ nhận và tầm thường hóa chủ nghĩa biệt lập. Vụ lợi trong việc thúc ép Liên Hiệp Quốc, sau đó thông qua sự ảnh hưởng của Hoa Kỳ, họ thừa nhận nỗ lực của Wilson theo mệnh lệnh của Liên Hiệp Quốc. N. Gordon Levin, Jr., thể hiện gọn gàng: “Cuối cùng, trong thời kỳ hậu chiến tranh Thế Giới thứ II, các giá trị của Wilson đã chiến thắng hoàn toàn trong sự đồng thuận lưỡng đảng của thời Chiến Tranh Lạnh.” Do vậy, sự đánh giá Wilson thay đổi trong sách giáo khoa hiện nay có thể cho thấy sự thật là nhu cầu hệ tư tưởng của những năm 1950, khi Wilson đã là zamani, khác với những năm 1920, khi ông ta mới là sasha.

Việc Tây Ban Nha ngược đãi và bắt cư dân da đỏ vùng Caribbe làm nô lệ được Bartolome de las Casas và nhiều người khác ghi nhận trong khi Columbus vẫn còn là sasha. Mặc dù vậy, sau đó Columbus được đề cao thành người can đảm của khoa học, bác bỏ khái niệm trái đất phẳng và mở ra chân trời mới cho sự tiến bộ. Columbus của thế kỷ 19 hấp dẫn một dân tộc đã tóm lược kết quả của 300 năm chiến tranh đánh bại các dân tộc da đỏ. Nhưng vào năm 1992, kẻ cướp bóc Columbus đã được chấp nhận ngang bằng với nhà thám hiểm Columbus, và nhiều cuộc kỷ niệm Columbus đã kéo theo phản đối, thường xuyên được người Mỹ bản địa tổ chức. Columbus “mới”, gần với Columbus của sasha, hấp dẫn một dân tộc khởi đầu với vài tá cựu thực dân, giờ là những dân tộc mới. Sự tương phản giữa kỷ niệm hành trình đầu tiên của Columbus vào năm 1892 và năm 1992 một lần nữa cho thấy tác động của những vị trí thuận lợi.

Huyền thoại của phe ly khai về Cải Cách lần đầu tiên xuất hiện tràn lan trong sách lịch sử vào lúc quan hệ chủng tộc tồi tệ nhất, từ năm 1890 đến năm 1920, và bám vào sách giáo khoa cho đến những năm 1960. Chính quyền Cải Cách được trình bày như là ví dụ về sự bất hợp pháp và tha hóa của “sự thống trị của người da đen”. Hiện nay, các nhà sử học quay lại quan điểm Cải Cách xuất hiện trong lịch sử cận đại, được viết khi các chính quyền cộng hòa vẫn cai trị các bang miền Nam. Eric Foner ca ngợi sự thay đổi là nhờ vào “học thuật khách quan và kinh nghiệm hiện đại,” một sự đổi pha gắn liền với hai nguyên nhân chủ chốt. Học thuật khách quan không tồn tại trong lịch sử, đó là lý do tại sao tôi mạo hiểm những từ ngữ như đúng và sai. Khoảng cách lịch sử không thúc đẩy sự mô tả chính xác hơn về Cải Cách. Bởi vì sự thật về Cải Cách không phù hợp với “kinh nghiệm hiện đại” về thời kỳ tăm tối, chúng nằm yên trong những thập kỷ đầu của thế kỷ 20, bị hầu hết các nhà sử học nhìn lướt qua. Cho tới khi phong trào dân quyền thay đổi “kinh nghiệm hiện đại” thì sự thật mới nói với chúng ta.

Quan điểm lịch sử không phải là thành phẩm của một giai đoạn thời gian. Quan điểm chính xác hơn được rút ra từ lý thuyết mâu thuẫn về nhận thức của Leon Festinger, giả định rằng thực tiễn xã hội của một giai đoạn mà lịch sử được viết sẽ quết định quan điểm lịch sử về quá khứ.29 Học thuật khách quan phải kết nối với kinh nghiệm hiện đại cho phép chúng thắng thế. Tuyên bố quan điểm lịch sử không thích hợp với xã hội không phải là sự biện minh cho việc lảng tránh sasha. Các nhà sử học không có lý do nào ngoài sự hèn nhát để lảng tránh việc phơi bày hoàn toàn quá khứ gần đây của chúng ta.

Tác giả sách giáo khoa không phải là người duy nhất chịu trách nhiệm cho việc bỏ qua quá khứ gần trong các khóa học lịch sử trung học. Ngay cả khi sách giáo khoa giành không gian xứng đáng cho sasha, hầu hết học sinh sẽ phải tự đọc chúng, bởi vì hầu hết giáo viên không bao giờ đọc hết sách giáo khoa. Trong khóa học lịch sử Hoa Kỳ dài 1 năm, giáo viên lớp 5 Chris Zajac, đối tượng của Tracy Kidder trong cuốn sách Về Học Sinh, không bao giờ vượt qua Cải Cách! Thời gian không phải là vấn đề duy nhất. Giống như các nhà xuất bản, giáo viên không muốn có nguy cơ xúc phạm cha mẹ học sinh. Hơn nữa, theo Linda McNeil, hầu hết giáo viên đặc biệt không muốn dạy về Việt Nam. “Hồi ức của họ về thời kỳ chiến tranh Việt Nam khiến họ mong muốn lảng tránh chủ đề mà học sinh sẽ bất đồng với quan điểm của họ hoặc điều đó khiến học sinh “hoài nghi” các thể chế của Hoa Kỳ.” Do đó, trung bình giáo viên giành cho Chiến Tranh Việt Nam từ 0 đến 4,5 phút trong toàn bộ một năm học!29

Chiến Tranh Việt Nam gần như không gây bất đồng như một số chủ đề khác trong quá khứ gần; hiện nay hơn 2/3 người Mỹ trưởng thành coi chiến tranh là sai lầm về đạo đức cũng như vớ vẩn về mặt chiến thuật.30 Mâu thuẫn hơn là phong trào phụ nữ. Mọi trường học quận đều có các bậc cha mẹ ủng hộ mạnh mẽ vai trò giới tính truyền thống và các bậc cha mẹ khác không ủng hộ. Đồng tính là vấn đề cấm kỵ hơn trong thảo luận hay học tập. Đưa ra chủ đề về hành động khẳng định dẫn đến các tranh luận giận dữ. Một sự đánh giá tiêu cực về chính quyền Carter hay Reagan chắc chắn sẽ xúc phạm một số cha mẹ thuộc phe Dân Chủ hay Cộng Hòa, đáng chú ý là Mel và Norma Gabler, người tổ chức các thành viên cánh hữu để gây sức ép với nhà xuất bản, tìm cách thành lập công đoàn và Hội Đồng Nhà Thờ Quốc Gia cũng là những vấn đề quá xung đột để các tác giả và nhà xuất bản đề cập. Do các bậc cha mẹ có quan điểm về những sự kiện mà họ đã trải qua, giáo viên và tác giả có thể cảm thấy cần phải tiếp cận hầu hết các chủ đề trong sasha dưới điều kiện khắc nghiệt. Kết quả là lịch sử của quá khứ gần cũng giống như mẹ của Thumper khuyên bảo: “Nếu như mày không thể nói điều gì hay ho thì đừng nói gì hết.” Không có gì đáng ngạc nhiên, chỉ có 2 đến 4% sinh viên đại học nói rằng chúng có được những thứ cần thiết về Chiến Tranh Việt Nam ở trường trung học.31

Mặc dù vậy, khi sách giáo khoa trình bày về sasha, chúng gây khó khăn để học sinh không thể tạo dựng mối liên hệ giữa việc nghiên cứu quá khứ, cuộc sống của chúng hiện nay và những vấn đề mà chúng phải đối mặt trong tương lai. Các chính khách của các phe phái chính trị cầu khẩn “bài học Việt Nam” khi họ tranh luận về can thiệp ở Angolo, Lebanon, Kuwait, Somalia và Bosnia. Biểu ngữ của Bumper là “El Salvador là tên Tây Ban Nha của Việt Nam” để ngăn cản Hoa Kỳ đưa quân tới quốc gia này.32 “Bài học Việt Nam” cũng thường được sử dụng để thông tin hay tranh luận sai lầm về tình báo, báo chí, cách chính quyền liên bang điều hành và thậm chí là việc quân đội có tiếp nhận đồng tính nam hay không. Các vấn đề mà phong trào phụ nữ dấy lên vào những năm 1970 tiếp tục tác động đến xã hội Hoa Kỳ, ảnh hưởng đến các thể chế từ gia đình đơn lẻ đến truyền thông. Học sinh tốt nghiệp trung học có quyền có đủ kiến thức về quá khứ gần để tham gia một cách thông minh vào những tranh luận này.

Quá khứ không bao giờ chết,” William Faulkner viết. “Nó thậm chí chưa qua đi.” Sasha là quá khứ quan trọng nhất của chúng ta, bởi vì nó đã chết nhưng là xác sống. Việc sách giáo khoa và giáo viên đánh cắp nó là tội ác học đường đáng nguyền rủa đối với học sinh trung học, lấy đi của chúng quan điểm về những vấn đề có tác động quan trọng đến chúng. Học sinh nửa nhớ nửa quên về trận chiến Put-in-Bay hay Silent Cal Coolidge chẳng mấy có ích cho việc hiểu thế giới mà chúng sẽ tham gia sau khi tốt nghiệp. Thế giới vẫn đặt ra vai trò của giới tính. Thế giới vẫn đầy những nước thuộc Thế Giới Thứ Ba có khả năng trở thành “Việt Nam mới”. Thế giới được đánh dấu bằng sự bất bình đẳng xã hội. Việc bỏ qua quá khứ gần đảm bảo rằng học sinh sẽ không học hỏi được nhiều để áp dụng vào thế giới từ các khóa học lịch sử

Công viên Thế Giới Disney ở Florida tổ chức buổi triển lãm có tên “Cuộc Phiêu Lưu Hoa Kỳ”, 29 phút về lịch sử Hoa Kỳ. Buổi triển lãm hoàn toàn bỏ qua Chiến Tranh Việt Nam, các vụ nổi loạn ghetto của những năm 1960 và 1990, mọi thứ gây rắc rối khác về quá khứ gần. Một mô tả cô đọng và nhạt nhẽo về quá khứ gần trong sách giáo khoa lịch sử Hoa Kỳ cho thấy sự suy sụp thần kinh tương tự của tác giả, nhà xuất bản và nhiều giáo viên. Học sinh trung học đáng được nhận những thứ tốt hơn lịch sử của Thế Giới Disney, nhất là khi sách giáo khoa của chúng không phải là phương tiện mua vui như công viên giải trí.

Chú thích:

Bản scan của cuốn sách mà tôi có bị lược bỏ phần chú thích nên tạm thời chưa thể dịch, khi tìm được phần chú thích thì tôi sẽ dịch và bổ sung sau.