Thursday, January 1, 2015

Tra tấn và chủ nghĩa ngoại lệ Hoa Kỳ

Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch bài viết "American Exceptionalism and American Torture" của tác giả William Blum. Bài viết nhắc nhở rằng vụ scandal tra tấn mới đây của CIA không phải là sự ngẫu nhiên, tra tấn là truyền thống của Hoa Kỳ.  

Tra tấn và chủ nghĩa ngoại lệ Hoa Kỳ

Vào năm 1964 trong cuộc đảo chính do Hoa Kỳ thiết kế, quân đội Brazil đã lật một chính quyền độc lập (không có gì tả hơn họ) và cai trị với bàn tay sắt trong 21 năm tiếp theo. Vào năm 1979, chính quyền quân sự thông qua một đạo luật ân xá ngăn chặn việc xét xử các thành viên của họ về tội tra tấn và các tội ác khác. Đạo luật ân xá đó vẫn còn hiệu lực. 

Đó là cách họ xử lý vấn đề tại nơi được gọi là Thế Giới Thứ Ba. Mặc dù vậy, tại Thế Giới Thứ Nhất thì họ không cần đến sự tinh tế pháp lý kiểu ấy. Tại Hoa Kỳ, quân đội tra tấn và các bố già chính trị của họ tự động đảm bảo sự ân xá, đơn giản chỉ là người Mỹ, hay chỉ cần là thành viên của “Câu Lạc Bộ Những Gã Tốt”. 

Hiện nay, sau khi báo cáo của Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện về việc tra tấn của CIA được công bố, chúng ta bị sốc hơn bởi những tiết lộ về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Mặc dù vậy, người Mỹ và thế giới có cần một người khác nhắc nhở rằng Hoa Kỳ dẫn đầu thế giới về tra tấn? Thông điệp không thể tường thuật quá thường xuyên bởi sự tẩy não đối với người Mỹ và các tín đồ Mỹ trên khắp thế giới đã sâu sắc đến mức họ nhận được những cú sốc lặp đi lặp lại để đánh bật chúng ra khỏi đầu. Không ai làm công việc tẩy não tốt như quan hệ công chúng và quảng cáo của các nhà đầu tư Yankee già cỗi. Luôn luôn có một thế hệ mới tiến vào thời đại với những ngôi sao (và vạch) [chú thích: quốc kỳ Mỹ] trong ánh mắt. 

Mặc dù vậy, công chúng cũng được gợi nhắc lại chuyện cũ một lần nữa – trái với những điều mà hầu hết truyền thông và ngài Obama sẽ làm cho chúng ta tin tưởng – tổng thống thực sự chưa bao giờ cấm tra tấn về bản chất, bất chấp phát ngôn mới đây rằng ông ta đã “dứt khoát cấm tra tấn” sau khi nhậm chức. 

Ngay sau lễ nhậm chức của Obama, cả ông ta và Leon Panetta, giám đốc mới của CIA, tuyên bố rõ ràng rằng “chuyển giao” sẽ không chấm dứt. Như tờ Los Angeles Times tường thuật vào lúc đó: “Theo các mệnh lệnh mới đây của Obama, CIA vẫn có quyền thực hiện những thứ được coi là chuyển giao, lạm dụng bí mật và đưa các tù nhân sang các quốc gia hợp tác với Hoa Kỳ.” 

Từ “hợp tác” dịch sang tiếng Anh là “tra tấn”. Chuyển giao đơn giản là thuê ngoài tra tấn. Không có lý do nào khác để đưa tù nhân tới Lít-va, Ba Lan, Rumania, Ai Cập, Jordan, Kenya, Somalia, Kosovo, hay hòn đảo Diego Garcia trên Ấn Độ Dương, hay các trung tâm tra tấn khác do Hoa Kỳ thuê. Kosovo và Diego Garcia – cả hai đều có căn cứ quân sự lớn và rất bí mật của Hoa Kỳ - nếu không phải là một số nơi khác, vẫn có thể mở cửa cho công việc tra tấn, như căn cứ Guantánamo ở Cuba. 

Hơn nữa, quyết định của tổng thống dựa trên luật số 13491, công bố vào ngày 22 tháng 1 năm 2009, đó là “Thẩm vấn đảm bảo đúng pháp luật”, có một lỗ hổng lớn. Đạo luật khẳng định lặp đi lặp lại rằng đối xử nhân đạo, trong đó có việc không tra tấn, chỉ áp dụng đối với những tù nhân bị giam giữ trong một cuộc “xung đột vũ trang”. Do vậy, tra tấn bởi người Mỹ bên ngoài môi trường “xung đột vũ trang” không bị cấm hoàn toàn. Thế còn tra tấn trong phạm vi môi trường “chống khủng bố”? 

Quyết định của tổng thống yêu cầu CIA chỉ được sử dụng các biện pháp thẩm vấn được phác thảo trong Sổ Tay Quân Đội Chiến Trường đã chỉnh sửa. Mặc dù vậy việc sử dụng Sổ Tay Quân Đội Chiến Trường làm hướng dẫn đối xử với tù binh và thẩm vấn vẫn cho phép biệt giam, tước đoạt giác quan hay nhận thức, làm quá tải giác quan, cấm ngủ, gây sợ hãi và thất vọng, thuốc làm thay đổi thần kinh, can thiệp môi trường như nhiệt độ và tiếng ồn, các tư thế căng thẳng, đó là những ví dụ hấp dẫn của Chủ nghĩa ngoại lệ Hoa Kỳ. 

Sau khi Panetta bị một nhóm Thượng Viện thẩm vấn, tờ New York Times viết rằng ông ta đã “để ngỏ khả năng cục có thể tìm cách để được phép sử dụng các biện pháp thẩm vấn nghiêm khắc hơn là danh sách sách giới hạn mà tổng thống Obama cho phép theo các quy định mới …. Ngài Panette cũng nói rằng cục sẽ tiếp tục thực hiện việc “chuyển giao” của chính quyền Bush …. Nhưng ông ta nói rằng cục sẽ từ chối giao các nghi phạm cho các quốc gia được biết là có tra tấn hay có những hành động ‘xâm phạm các giá trị nhân bản của chúng ta’.” 

Câu cuối cùng dĩ nhiên là lố bịch một cách trẻ con. Những quốc gia được chọn để chuyển giao tù nhân đã được lựa chọn chính xác và duy nhất chỉ bởi vì họ sẵn sàng và có khả năng tra tấn tù nhân. 

Bốn tháng sau khi Obama và Panetta nhậm chức, tờ New York Times có thể đưa tin rằng việc chuyển giao đã đạt một tầm cao mới. 

Các bản tin mới cho biết sự ám ảnh của Washington với tra tấn bắt nguồn từ ngày 11 tháng 9, để ngăn chặn một sự lặp lại. Tổng thống nói về “sự sợ hãi quá mức của kỷ nguyên hậu 11 tháng 9”. Có một số điều đúng trong ý tưởng đó, nhưng đó không phải là một ý tưởng tốt. Tra tấn ở Hoa Kỳ thực sự đã cổ xưa như đất nước này. Liệu có chính quyền nào can dự vào sự kinh khủng đó nhiều hơn Hoa Kỳ? Huấn luyện, cung cấp hướng dẫn, cung cấp trang thiết bị, dựng lên các trung tâm tra tấn quốc tế, bắt cóc người dân tới những nơi đó, biệt giam, cưỡng bức ăn, Guantánamo, Abu Ghraib, Bagram, Chile, Brazil, Argentina, Chicago … Chúa tha tội cho chúng ta! 

Vào năm 2011, Brazil thiết lập Ủy Ban Sự Thật Quốc Gia để chính thức điều tra các tội ác của chính quyền quân sự đã kết thúc vào năm 1985. Obama trên thực tế từ chối lời kêu gọi về một ủy ban sự thật điều tra việc tra tấn của CIA. Mặc dù vậy, vào ngày 17 tháng 6 năm nay khi phó tổng thống Joseph Biden có mặt ở Brazil, ông ta đã trao cho Ủy Ban Sự Thật 43 bức điện tín và báo cáo của Bộ Ngoại Giao liên quan đến chính quyền quân sự Bazil, trong đó có một tài liệu mang tên “Bắt giam phổ biến và Thẩm vấn tâm sinh lý học đối với các nghi phạm lật đổ.” 

Do đó, một lần nữa Hoa Kỳ sẽ không phải chịu trách nhiệm về việc vi phạm pháp luật Hoa Kỳ, luật pháp quốc tế và luật pháp cơ bản về phép tắc nhân bản. Obama có thể kỳ vọng sự tử tế tương tự của người kế nhiệm như ông ta đã kế tục George W. 

“Một trong những thế mạnh tạo ra ngoại lệ Hoa Kỳ là sự sẵn sàng công khai đối đầu với quá khứ của chúng ta, đối mặt với sự không hoàn hảo của chúng ta, thay đổi và làm tốt hơn.” – Barack Obama, viết trong tuyên bố được đưa ra vào thời điểm sau khi bản báo cáo của Thượng Viện được công bố. 

Nếu đống đạo đức giả đó chưa đủ lớn hay chưa đủ bốc mùi, hãy thêm bình luận của Biden trong chuyến viếng thăm Brazil: “Tôi hy vọng rằng trong khi tiến tới thấu hiểu quá khứ thì chúng ta có thể tìm ra cách để tập trung vào những hứa hẹn tốt đẹp của tương lai.” 

Nếu những kẻ tra tấn của chính quyền Bush và Obama không phải chịu trách nhiệm ở Hoa Kỳ thì họ sẽ phải bị truy nã quốc tế theo những nguyên tắc của quyền lực pháp lý phổ quát. 

Vào năm 1984, Liên Hiệp Quốc có một bước tiến lịch sử với việc soạn thảo “Hiệp Ước Chống Tra Tấn và Các Đối Xử hay Trả Thù Tàn Bạo, Phi Nhân Đạo, Thấp Hèn” (có hiệu lực vào năm 1987, Hoa Kỳ phê chuẩn năm 1994). Điều 2 khoản 2 của Hiệp Ước khẳng định: “Không có bất kỳ ngoại lệ nào, bất kể là tình trạng chiến tranh hay đe dọa chiến tranh, bất ổn chính trị nội bộ hay các tình trạng khẩn cấp công cộng khác, có thể biện minh cho việc tra tấn.” 

Rất rõ ràng, rất chắc chắn, và rất chuẩn mực về ngôn ngữ, đặt ra một tiêu chuẩn duy nhất cho thế giới, điều đó gây khó khăn cho những người cảm thấy tự hào về nhân tính. Chúng ta không thể giở lại trang trước. Nếu ngày nay dường như việc tra tấn ai đó có thể chấp nhận được, như người bị tình nghi là có thông tin về “đánh bom tự sát” bảo vệ cuộc sống của nhiều người, thì ngày mai sẽ có thể chấp nhận việc tra tấn anh ta để tìm ra cách nhận dạng những người đồng mưu với anh ta. Liệu chúng ta có cho phép phục hồi tình trạng nô lệ trong một thời gian ngắn để phục vụ cho một vài “khẩn cấp quốc gia” hay một vài “mục đích cao cả hơn” khác? 

Nếu bạn mở cửa sổ cho tra tấn, thậm chí chỉ là một khe nhỏ, khí lạnh của Thời Đại Tăm Tối sẽ tràn đầy căn phòng. 

Wednesday, December 31, 2014

Okinawa ngăn chặn sự xoay trục sang Châu Á của Obama

Mời bạn đọc theo dõi bản dịch bài viết của "A small island trying to block Obama's 'Asian Pivoting'" của tác giả Christine Ahn để thấy những nỗ lực của người dân Nhật Bản trong việc xóa bỏ các căn cứ quân sự Hoa Kỳ tại Nhật Bản. Tiêu đề do người dịch đặt lại.

Một hòn đảo nhỏ cố gắng ngăn chặn sự “xoay trục sang Châu Á” của Obama

Vào ngày 10 tháng 12 – Ngày Nhân Quyền Quốc Tế - Takeshi Onaga bắt đầu nhiệm kỳ của thống đốc mới ở Okinawa.

Tháng trước, các công dân của Okinawa đã mang đến chiến thắng vang dội cho Onaga, người điều hành một diễn đàn phản đối việc xây dựng căn cứ Hải Quân mới của Hoa Kỳ ở phía bắc Okinawa. Sử dụng khẩu hiệu “Tất cả Okinawa”, Onaga hứa hẹn “ngăn chặn việc xây dựng bằng mọi biện pháp có thể” và xóa bỏ sân bay trực thăng Osprey của Hải Quân, thứ mà ông gọi là “cản trở lớn nhất đối với sự phát triển của Okinawa.” 

Chiến thắng của Onaga – trong đó ông nhận được sự ủng hộ của 2/3 số cử tri – tạo thành một cuộc trưng cầu ý kiến của người dân Okinawa chống lại liên minh chặt chẽ với Washington của thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong việc tiếp tục quân sự hóa hòn đảo này.

Dấu vết đậm nét của Hoa Kỳ ở Okinawa

Tôi đến Okinawa vào đầu tháng 12 để tham gia một hội nghị phụ nữ và xây dựng hòa bình, và để nghe người dân Okinawa nói lên ý nghĩ về kế hoạch của Washington chuyển Sân Bay Futenma của Hải Quân đầy tai tiếng từ trung tâm thành phố Ginowan tới Vịnh Henoko có hệ sinh thái nguyên thủy.

Khi tôi chuyển tiếp ở sân bay quốc tế Narita của Tokyo sang cửa lên máy bay tới Naha, ấn tượng rõ ràng là tôi đi đến căn cứ Hoa Kỳ. Viên chức Hoa Kỳ trong đồng phục dân sự và chiến đấu, cùng với gia đình của họ, chiếm đại đa số tại khu vực sân bay.

Trong khi chờ chuyến bay, tôi ngồi chung bàn với một lính thủy người Mỹ gốc Phi cao lớn có tên là Ramone. Khi tôi hỏi anh ta tại sao lại đăng lính, anh ta nói rằng anh cần một sự thay đổi. Mẹ anh ta phản đối việc đăng lính bởi vì ông nội anh ta trở về từ Chiến Tranh Thế Giới thứ II “không ổn tí nào”, và chú anh ta không bao giờ hoàn toàn hồi phục sau chiến dịch Bão Táp Sa Mạc.

Mặc dù vậy, so với những cơ hội ít ỏi ở Nam Carolina, đời sống quân nhân là tốt đối với anh ta, và anh ta có thể nhanh chóng có được danh vọng. Bố của hai cô con gái, Ramone nói anh ta cảm thấy nuôi dưỡng gia đình ở Okinawa an toàn hơn là trở về quê nhà. Sau khi chúng tôi đã trở nên gần gũi hơn, tôi hỏi Ramone xem anh ta nghĩ sao về vị thống đốc mới trúng cử. Anh ta cười tủm tỉm và nói, “Lý tưởng của ông ta khác.”

Ramone là một trong số 26.000 lính Mỹ đóng quân ở Okinawa. Cùng với gia đình, họ tạo thành khoảng 50.000 người Mỹ sống cùng với 1,3 triệu dân Okinawa. Tuy tôi vui mừng rằng Ramone và gia đình của anh ấy ít phải đối mặt với sự phân biệt và bạo lực hơn ở quê nhà, nhưng điều thực sự khiến tôi áy náy là bạo lực và khó khăn đối với con người và vùng đất này trong thời kỳ quân đội Mỹ chiếm đóng Okinawa.

Điều đó cũng gợi cho tôi nhớ đến cuộc đối thoại mới đây với nhà vật lý trị liệu của tôi ở Honolulu, con gái của bà ấy sống cùng với chồng là lính thủy ở Okinawa. Bà ấy cũng nói rằng họ thích sống ở Okinawa, ngay cả khi họ chỉ có liên hệ giới hạn với mọi người. Khi tôi đủ can đảm để kích động bà ấy về bạo lực mà quân đội Mỹ đã dùng để chống lại phụ nữ Okinawa, bà ấy trả lời rằng có những ngăn cấm đáng tiếc đối với lính Mỹ ở Okinawa do hành động của “một vài trái táo thối.” 

Nhưng khi tôi nói chuyện nhiều hơn với người dân Okinawa và viến thăm các địa điểm tiềm năng cho căn cứ mới của Hải Quân Hoa Kỳ ở vịnh Henoko, tôi càng hiểu hơn tại sao chiến thắng của Onaga là một dấu hiệu rất đáng chú ý trong cuộc đấu tranh đòi chủ quyền đã kéo dài nhiều thập kỷ của người dân Okinawa.

Cuộc đấu tranh lâu dài của Okinawa

Quân đội Hoa Kỳ mô tả Okinawa là “Hòn đá tảng của Thái Bình Dương” do sự gần gũi của nó đối với các thành phố chính của Châu Á, bao gồm Seoul, Tokyo, Đài Bắc, Hong Kong, Thượng Hải và Manila. Ngày nay, Henoko là chìa khóa trong chiến lược bao vây Trung Quốc và Bắc Triều Tiên của Washington. Theo học giả về Nhật Bản Gavin McCormack, “Đây là cái được gọi là Cơ Sở Thay Thế Futenma (FRF), một căn cứ lục-hải-không quân với cảng nước sâu, được thiết kế để phục vụ xuyên suốt thế kỷ 21 với vai trò là điểm tập trung sức mạnh lục quân, hải quân và không quân lớn nhất ở Đông Á.”

Vào năm 1945, khi Nhật thua Thế Chiến II, Okinawa rơi vào sự kiểm soát của Hoa Kỳ. Mặc dù Nhật Bản được đảm bảo độc lập theo Hiệp Ước Hòa Bình San Francisco năm 1951, nhưng Hoa Kỳ vẫn tiếp tục kiểm soát Okinawa trong 27 năm. Vào năm 1972, Hoa Kỳ trao trả Okinawa cho Nhật Bản, nhưng một hiệp ước bí mật giữa Washington và Tokyo cho phép Hoa Kỳ tiếp tục duy trì các căn cứ quân sự.

Trong Thế Chiến II, Okinawa là chiến trường duy nhất trong phần nổi tiếng của Nhật Bản. Một phần tư dân Okinawa đã chết. Theo Suzuyo Takazato, người sáng lập tổ chức Phụ Nữ Okinawa Hành Động Chống Lại Bạo Lực Quân Sự, trong thời kỳ hậu chiến, lực lượng chiếm đóng Hoa Kỳ đã giam giữ người dân Okinawa chạy loạn trong các trại tập trung và chiếm các vùng đất màu mỡ để xây dựng các căn cứ quân sự. Okinawa chiếm ít hơn 1% lãnh thổ đất liền Nhật Bản, mặc dù vậy 74% căn cứ quân sự Hoa Kỳ đóng ở đây, họ chiếm 1/5 diện tích đất liền của Okinawa.

Vào năm 1995, sau vụ cưỡng hiếp tập thể dã man một bé gái 12 tuổi của ba viên chức Hoa Kỳ, người dân Okinawa tiến hành các cuộc biểu tình quy mô lớn đòi xóa bỏ các căn cứ quân sự Hoa Kỳ ở Okinawa. Tình thế gây sốc đã buộc Tokyo phải đám phán với Hoa Kỳ vào năm 1996, thiết lập một Ủy Ban Hành Động Đặc Biệt ở Okinawa, được gọi là SACO, để bắt đầu giảm sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ xuống 20% - trong đó có việc đóng cửa căn cứ Futenma ở thành phố Ginowan. Giống như chiếc bánh rán, căn cứ Futenma chiếm 30% diện tích trung tâm thành phố Ginowan, và được bao quanh bởi nhà trẻ, trường học, đại học và bệnh viện, hoạt động dưới tiếng ồn kinh khủng của chiến đấu cơ phản lực, máy bay trực thăng và tàu sân bay.

Mặc dù vậy Hoa Kỳ đã nhanh chóng thay đổi lời hứa của họ, thay vì đóng cửa căn cứ Futenma thì lại đề xuất chuyển nó tới Trại Schwab ở vịnh Henoko. Điều đó đã gây ra giận dữ trong công chúng. Trong 18 năm, người dân Okinawa đã biểu tình liên tục hàng ngày trước cửa Trại Schwab và đường biển để ngăn chặn việc xây dựng căn cứ mới.

An ninh của ai? Không phải của phụ nữ Okinawa 

“Okinawa đã phải chịu đựng gánh nặng từ sự có mặt của quân đội Hoa Kỳ trong suốt 69 năm qua, Suzuyo Takazato nói. Với vai trò một nhân viên xã hội, bà đã làm việc cùng với những nạn nhân của bạo lực tình dục trong suốt hơn hai thập kỷ.

Takazato trao cho tôi một tài liệu liệt kê các tội ác của quân đội Hoa Kỳ đối với phụ nữ Okinawa trong hơn hai thập kỷ hậu chiến. Do không có các tài liệu chính thống về các tội ác đó, Takazako và những người khác đã đào xới các bản báo cáo của cảnh sát và các bài báo được cắt ra của các tạp chí từ năm 1945 đến năm 2012. Họ tập hợp chúng thành một tài liệu 26 trang gây sốc cho thấy bạo lực của quân đội Hoa Kỳ đối với phụ nữ và bé gái không phải là trường hợp của vài trái táo thối, mà mang tính cấu trúc.

Trong chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam, Okinawa đóng vai trò là sân bay xuất phát của quân đội Hoa Kỳ. Đây cũng là nơi mà binh lính Hoa Kỳ, rất nhiều người trong số họ bị PTSD (hội chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương), trở về sau chiến trận và gây ra các tội ác đối với người dân Okinawa, đặc biệt là phụ nữ và bé gái. Theo Takazato, cưỡng hiếp và các tội ác bạo lực đứng hàng đầu trong và sau các cuộc chiến đó. “Họ trở về sau chiến trận trong các điều kiện khủng khiếp và trút bỏ vào phụ nữ,” bà giải thích. Để quản lý binh lính Hoa Kỳ, những người sẽ đột nhập vào các gia đình địa phương và cưỡng bức phụ nữ và bé gái, Takazako giải thích rằng “Giống như một chiếc đai, các nhà thổ quân sự đã được thiết lập bao quanh các căn cứ quân sự.” 

Maki Sunagawa, một sinh viên 24 tuổi tốt nghiệp đại học Christian ở Okinawa, giải thích lý do cô phản đối chiếm đóng quân sự ở Okinawa. Thứ nhất, hồi cô còn học cấp 2, anh trai của cô đang ở trong thư viện của đại học Quốc Tế Okinawa khi mà máy bay trực thăng của Hải quân Hoa Kỳ đâm vào tòa nhà. Mặc dù không có sinh viên nào bị thương, nhưng điều đó đã gợi cho cô câu hỏi tại sao một căn cứ quân sự Hoa Kỳ lại ở gần nơi họ sống. Thứ hai, lúc cô học trung học, một trong những bạn thân của cô tiết lộ với cô là bị năm binh lính mặc thường phục cưỡng hiếp tập thể. Sunagawa nói bạn của cô không bao giờ kể với bố mẹ hay cảnh sát, và trong 8 năm đã phải chịu đựng trầm cảm, không thể hoàn thành trung học.

Một đồ thị Sao và Vạch cho thấy vào năm 2011 có 333 báo cáo về việc lính thủy Hoa Kỳ tấn công tình dục đối với phụ nữ tại các căn cứ hải quân khắp thế giới. Okinawa với 67 vụ tấn công đứng thứ hai sau Trại Lejeune ở Jacksonville, Florida (Hoa Kỳ). Nhiều nỗ lực đã được đưa ra để ngăn chặn hành động của các binh lính Hoa Kỳ, nhưng các cuộc tấn công vẫn tiếp diễn. Ví dụ, vào năm 2012, trong một triển khai ngắn hạn tới Okinawa từ Forth Worth, Texas, hai nhân viên hải quân Hoa Kỳ đã tấn công và cưỡng hiếp một phụ nữ Okinawa. Không giống như hầu hết các vụ án tấn công tình dục khác vốn thất bại trong việc mang lại công lý cho phụ nữ nạn nhân, hai thủy thủ đó đã bị xét xử và buộc tội ở tòa án của Nhật Bản và đang chịu án 10 năm tù giam trong nhà tù Nhật Bản. “Chúng tôi sợ hãi trong suốt những ngày nghỉ lễ như Ngày Quốc Tế Lao Động và ngày 4 tháng 7,” Takazato nói, bởi vì sự gia tăng của bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em.

Đầu độc biển và đất đai 

Khi chúng tôi đi bằng thuyền ở vịnh Henoko và Oura – nơi có kế hoạch thu hồi 160 ha biển để xây dựng các đường băng lớn và các cầu bốc dỡ - tôi nói chuyện với một số nhà hoạt động, già và trẻ, tham gia ngăn chặn việc xây dựng.

Takeshi Miyagi, một nông dân 44 tuổi, nói ông bỏ cánh đồng của mình vào tháng 7 để tham gia phản kháng với việc theo dõi biển bằng ca-nô. Miyagi nói rằng ông và các nhà hoạt động khác đang bảo vệ hệ sinh thái giàu có của vịnh Henoko và Oura và sự sinh tồn của cá nược. Bộ Môi Trường Nhật Bản liệt kê cá nược – một loài động vật biển có vú có họ hàng với lợn biển – vào danh sách “bị đe dọa nghiêm trọng.” Chúng cũng được đưa vào danh sách các chủng loài bị đe dọa của Hoa Kỳ.

Theo McCormack, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng rằng trong 5.334 chủng loài tồn tại ở biển có 262 loài đang bị đe dọa tuyệt chủng. Cũng báo cáo đó của Bộ Quốc Phòng đã khẳng định rằng có một ít cá thể cá nược sống trong vịnh, nhưng các nhà nghiên cứu mới đây đã phát hiện trong một chuỗi hai tháng hơn 100 cá thể cá nược đang kiếm ăn trong khu vực thu hồi. Điều này đã thúc đẩy các nhóm bảo tồn Hoa Kỳ và Nhật Bản đệ đơn kiện chống lại Bộ Quốc Phòng để ngăn chặn việc xây dựng. Người dân Okinawa cũng chỉ ra lịch sử làm đầu độc bằng hóa chất của các căn cứ quân sự Hoa Kỳ. Vào tháng trước, Bộ Quốc Phòng Nhật Bản bắt đầu khai quật sân bóng đá ở Okinawa, nơi chôn các thùng chứa thuốc diệt cỏ độc hại được phát hiện năm ngoái. Vào tháng 7, chính quyền Nhật Bản đào được 88 thùng chứa nguyên liệu để chế tạo chất độc màu da cam ở khu đất được thu hồi gần căn cứ không quân Kadena.

Sự phản đối mạnh mẽ của người dân Okinawa đối với việc xây dựng căn cứ mới ở vịnh Henoko không chỉ thách thức chính sách xoay trục quân sự sang Châu Á của chính quyền Obama mà còn thúc đẩy nhận thức về những tác động tiêu cực đối với con người và sinh thái của hàng trăm căn cứ quân sự Hoa Kỳ trên khắp thế giới. Quan trọng nhất là chiến thắng dân chủ ở Okinawa đem lại hy vọng cho những đấu tranh tương tự ở Guam, Philippine và đảo Jeju của Hàn Quốc, với sự bền bỉ và phản kháng phi bạo lực, họ cũng sẽ ngăn chặn được cỗ máy chiến tranh quyền lực nhất thế giới.

Christine Ahn is the International Coordinator of Women De-Militarize the Zone.

Lý do chủ nghĩa tư bản sẽ là cái chết của chúng ta

Xin giới thiệu với bạn đọc bản dịch bình luận ngắn "Why Capitalism Will be the Death of Us" của tác giả William Blum về vấn đề y tế trong chủ nghĩa tư bản.

Lý do chủ nghĩa tư bản sẽ là cái chết của chúng ta

Vi khuẩn kháng kháng sinh - "những siêu rệp" - nhưng vẫn chưa được nghiên cứu, có thể dẫn đến 10 triệu cái chết mỗi năm cho đến năm 2050. Các loại thuốc mới chống lại những siêu rệp được được chờ mong vô vọng. Nhưng một nhóm cộng tác viên cố vấn cho tổng thống Obama đã cảnh báo vào tháng 9 rằng "không có kênh cung cấp hiệu quả các loại thuốc mới để thay thế các loại thuốc cũ bị kháng kháng sinh vô hiệu hóa."

Vấn đề dường như là "Kháng sinh nhìn chung mang lại lợi nhuận thấp, nên chúng không phải là lĩnh vực hấp dẫn đối với nghiên cứu và phát triển."

A ha! "Lợi nhuận thấp"! Có gì đơn giản hơn nữa? Đó có phải là khái niệm đáng để giết hại và chết chóc? Giống như hàng triệu người Mỹ đã chết trong thế kỷ 20 để các doanh nghiệp có thể tối ưu hóa lợi nhuận bằng cách không bảo vệ công chúng trước thuốc lá, chì và a-mi-ăng.

Các doanh nghiệp được lập trình để tối ưu hóa lợi nhuận bất chấp cái xã hội mà họ hoạt động trong đó, cũng giống như cách mà các tế bào ung thư được lập trình để nhân lên bất chấp sức khỏe của sinh vật chủ.

Tuesday, December 30, 2014

Sự khác nhau giữa một nhà dân chủ chết và một con chó chết

Sự khác nhau giữa một nhà dân chủ chết nằm trên đường và một con chó chết nằm trên đường là gì?

Quanh chỗ con chó chết có vệt phanh gấp.

Saturday, December 27, 2014

Các nhánh trong kinh tế học chính thống

Trước kia các nhà kinh tế học tân cổ điển chỉ có độc một chủ thuyết là thị trường có khả năng tự điều chỉnh. Đến cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 thì phái tân cổ điển hoàn toàn tan vỡ do thực tế đã chứng tỏ thị trường không có khả năng tự điều chỉnh. Keynes xây dựng lý thuyết kinh tế vĩ mô lập luận rằng kinh tế thị trường không thể tự điều chỉnh nên cần sự can thiệp của nhà nước, song Keynes vẫn thừa nhận nền tảng kinh tế vi mô của phái tân cổ điển và cho là không mâu thuẫn với lý thuyết của ông. Sau này, lý thuyết của Keynes cũng phá sản toàn tập do chính sách tài khóa kiểu vay nợ để chi tiêu công trong đó có rất nhiều cho quân sự dẫn đến một nền kinh tế nợ nần khủng khiếp, chiến tranh liên miên và khủng hoảng còn dữ dội hơn trước.

Kể từ Keynes thì kinh tế học tân cổ điển, hay còn gọi là kinh tế học chính thống chia làm hai nhánh. Nhánh thứ nhất tiếp tục bảo vệ quan điểm thị trường có khả năng tự điều chỉnh nên phải để cho thị trường tự do điều chỉnh, nhà nước chỉ can thiệp tối thiểu để sửa chữa những khuyết tật của thị trường. Học thuyết về thị trường tự điều chỉnh hồi thế kỷ 19 vốn được gọi là chủ nghĩa tự do. Phái này được gọi là phái bảo thủ, tên là bảo thủ nhưng ủng hộ quan điểm thị trường tự do. Nhánh thứ hai theo quan điểm của Keynes, cho rằng thị trường không có khả năng tự điều chỉnh nên cần sự can thiệp mạnh mẽ của nhà nước, phái này được gọi là phái tự do. Tên là tự do nhưng lại ủng hộ sự can thiệp của nhà nước, tức là thị trường không tự do. Chính sự tách rời kỳ quặc giữa tên gọi và nội dung của các phái trong kinh tế học chính thống dẫn đến nhiều sự lẫn lộn cho người đọc. Nhưng cho dù có tách rời đến đâu chăng nữa thì cả hai nhánh đó không bao giờ là tả, ngược lại chúng đều là bảo thủ, đều bảo vệ chủ nghĩa tư bản. Kinh tế học tân tự do vốn ban đầu là do một nhóm các nhà kinh tế theo quan điểm bảo thủ trong đó có F. Hayerk và von Mises họp nhau ở Thụy Sĩ, thành lập một hội để chống lại phái Manchester của Keynes lúc đó đang là chính thống. Sau khi phái Keynes tan rã thì nhánh này trở thành dòng chính thống được gọi là chủ nghĩa tân tự do với đại biểu quan trọng là Friedman. Friedman và nhóm Chicago Boys đã tạo nên cơn ác mộng tự do hóa của các nước Mỹ Latin, điển hình là Chi Lê . Đến những năm 70 của thế kỷ trước, thì Samuelson, một nhà kinh tế học đã trình bày kết hợp kinh tế vi mô của tân cổ điển và kinh tế vĩ mô của Keynes. 

Paul Krugman là nhà một trong số những nhà kinh tế học nổi tiếng nhất hiện nay ở Mỹ, ông ta theo phái Keynes mới, tức thuộc về nhánh tự do trong kinh tế học chính thống. Song có nhiều người biết chút ít về kinh tế lại hay nói Paul Krugman thuộc cánh tả. Sự thật không phải vậy, mà những người kia có lẽ cũng không phải nhầm lẫn, họ cố tình gọi vậy vì họ ghét quan điểm của Paul Krugman. Điều đó giống như thời McCarthy ở Mỹ, người ta ghét ai thì gọi người đó là cộng sản. Việc gọi Paul Krugman là cánh tả thì ngược lại cho thấy những người ghét ông ta chắc chắn thuộc về phe bảo thủ.

Hiện thực kinh tế lại càng ngược với tên gọi hơn nữa. Ở Mỹ thì doanh nghiệp lớn ủng hộ phái tự do, tức là ủng hộ sự can thiệp của nhà nước vào thị trường. Còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tầng lớp tiểu tư sản, trí thức và tầng lớp trung lưu thì theo phái bảo thủ, tức là ủng hộ quan điểm thị trường tự do. 

Người ta sẽ hỏi Việt Nam có khác gì không. Câu trả lời là không. Doanh nghiệp lớn luôn ủng hộ sự can thiệp của nhà nước để bảo vệ cho lợi nhuận của họ, nhất là khi đại đa số doanh nghiệp lớn ở Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước. Trên truyền thông thường xuất hiện các chuyên gia kinh tế đề cao quan điểm thị trường tự do, hạn chế sự can thiệp của nhà nước, khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và hạn chế các doanh nghiệp lớn của nhà nước, họ thuộc về phái bảo thủ. Có một điều chưa rõ lắm, nhưng có thể là ở Việt Nam người ta gọi cách khác, ví dụ như phái tự do thì được gọi là phái kỹ trị, còn phái bảo thủ thì được gọi là phái dân túy. Tuy nhiên đấy chỉ là cách gọi trong một nhóm chuyên môn hẹp, chưa được phổ biến rộng rãi trên truyền thông.


Ai nhặt được tờ 500 nghìn đồng?

Ông già Noel, ông Bụt, một nhà dân chủ yêu nước và một gã ăn mày say rượu cùng đi trên phố. Họ nhìn thấy một tờ 500 nghìn đồng trên mặt đất. Ai nhặt được tờ 500 nghìn đó?

Tất nhiên là gã ăn mày say rượu, vì ba người kia là các nhân vật tưởng tượng, vốn chỉ có trong chuyện cổ tích.

(Chuyện bịa, chỉ để giải trí.)

Friday, December 26, 2014

Lại chuyện cười về đám dân chủ và nhân quyền

Muốn bắt muốn đánh thì tùy

Ở Việt Nam dịch vụ nhà nghỉ thường rất tệ, nhất là nhà nghỉ ở tỉnh xa. Nhiều nhà nghỉ thường thuê mấy đứa thiếu niên làm giúp việc, tụi nhỏ hay nhớ trước quên sau nên có nhiều chuyện dở khóc dở cười xảy ra. 

Hôm đó anh dân chủ và chị nhân quyền đi hoạt động ở tỉnh xa, gặp khi trời tối nên cả hai thuê chung một phòng nghỉ cho tiết kiệm. Sau khi cả hai vào phòng được một lúc thì có tiếng gõ cửa, một hồi lục đục rồi thì anh dân chủ ra mở cửa. 

Thằng nhỏ giúp việc gãi đầu gãi tai:
- Anh ơi, em quên đưa anh cái điều khiển ti vi.
Anh dân chủ nói:
- Ờ, được rồi!

Anh dân chủ đóng cửa phòng. Một lúc sau lại có tiếng gõ cửa, anh dân chủ ra mở cửa thì thấy vẫn thằng nhỏ giúp việc đứng đó gãi đầu gãi tai.

Thằng nhỏ nói: 
- Anh ơi, em quên đưa anh cái điều khiển điều hòa nhiệt độ.
Anh dân chủ nói:
- Ờ, được rồi!

Anh dân chủ đóng cửa phòng. Một lúc sau lại có tiếng gõ cửa. Thằng nhỏ giúp việc ngạc nhiên khi thấy anh dân chủ mở cửa rồi chắp tay vái lấy vái để.

Anh dân chủ kêu: Thôi, tôi xin ông, muốn bắt muốn đánh gì tùy ông, chứ bao cao su thì tôi không thể nuốt thêm cái nào nữa.

(Chuyện bịa, chỉ để giải trí, lấy cảm hứng từ vụ án hai bao cao su của anh họ Cù)

Khi đang chỉnh sửa câu chuyện trên thì tình cờ lại nảy ra một chuyện khác.

Sáng kiến bảo vệ người bảo vệ nhân quyền.

Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự tổ chức hội thảo "Bảo Vệ Người Bảo Vệ Nhân Quyền" rất hoàng tráng, có thảo luận xem giải pháp nào khả thi, nhưng chả ai có giải pháp gì, cuối cùng họ quyết định tổ chức một cuộc thi sáng kiến bảo vệ những người bảo vệ nhân quyền.

Giải nhất cuộc thi đã được trao cho sáng kiến về bao cao su tự hủy sau khi sử dụng.

(Chuyện bịa, chỉ để giải trí)