Showing posts with label Nhân quyền. Show all posts
Showing posts with label Nhân quyền. Show all posts

Thursday, October 15, 2015

Thao túng thực tại: Facebook đang nghe lén bạn

Trong bài "Manipulating Reality: Facebook is Listening to You" giáo sư Mel Gurtov cảnh báo về việc các doanh nghiệp cung cấp mạng xã hội thu thập thông tin cá nhân người dùng để bán quảng cáo và tệ hơn nữa là cung cấp cho chương trình giám sát của chính quyền Hoa Kỳ, vi phạm quyền riêng tư căn bản của cá nhân. Nhưng xã hội tư bản là như vậy, khao khát biến con người thành cỗ máy tiêu thụ vô tận những gì doanh nghiệp sản xuất ra sẽ không bao giờ chấm dứt.

Thao túng thực tại: Facebook đang nghe lén bạn

Điều mà chúng ta đều quá quen thuộc là thực tại của chúng ta có thể bị thao túng để tạo thành vẻ ngoài của một thứ gì đó hoàn toàn khác biệt. Xâm lược quốc gia khác là tự vệ, bầu cử gian lận được coi là dân chủ trong hành động, thêm súng đạn (hoặc vũ khí hạt nhân) để đảm bảo hòa bình, thương mại và đầu tư nước ngoài tạo ra nhiều công ăn việc làm ở quê nhà. Logic kiểu Orwell đã trở nên phổ biến.

Điều mà tôi muốn bàn luận ở đây là một dạng thao túng khác: Cách thức Facebook và các loại truyền thông xã hội khác sử dụng thông tin mà chúng ta hầu như không biết rằng đang cung cấp chúng cho họ – bao gồm cả những từ ngữ chúng ta nói riêng tư ở nhà – để quảng cáo các sản phẩm mà chúng ta không yêu cầu hay hầu như không muốn, cũng như chuyển dữ liệu cho chính quyền.

Tôi không phải là người đầu tiên khám phá ra năng lực đáng kinh ngạc này. Một số người khác đã bày tỏ sự ngạc nhiên và tức giận khi họ nhận thấy những từ khóa mà họ sử dụng khi trao đổi thông tin trên Facebook và Twitter, như thông điệp, vị trí, tâm trạng, cũng như các đàm thoại riêng tư ở bất cứ đâu tại nhà của họ, đã bị thu gom và hầu như ngay lập tức chuyển hóa thành quảng cáo. Anh đề cập tới một môn thể thao nào đó và quảng cáo của đại lý bán vé xuất hiện. Anh nói thích lái xe Lexus và quảng cáo xe Lexus bật ra. Anh nói về kỳ nghỉ và quảng cáo Facebook giới thiệu với anh bãi biển Hawaii hoặc một khách sạn nhỏ ở Paris – nhìn kìa và thấy đấy – anh mới chỉ nhắc đến chuyện đó ngày hôm qua!

Đây là ảo giác? Liệu Facebook (hay Instagram, Google hoặc Yahoo) có khả năng nghe được trong đàm thoại của chúng ta không? Facebook đã thừa nhận rằng mô hình kinh doanh của họ dựa trên dữ liệu mà chúng ta nhập hoặc trao đổi trực tuyến, dữ liệu mà chúng ta tạo ra trở thành tài sản của Facebook, (như Mark Zuckerberg, CEO của Facebook đã lập luận) đằng nào thì hầu hết mọi người cũng không quan tâm nhiều đến sự riêng tư. Dĩ nhiên Facebook và truyền thông xã hội đều bảo vệ mô hình của họ bằng cách nói với bạn rằng họ đáp ứng sự mong muốn của bạn và nếu bạn muốn thì họ có thể giảm bớt (nhưng không chấm dứt hoàn toàn) quảng cáo khi mà bạn chỉ cần kiểm tra danh mục được cung cấp trong phần thiết lập chương trình. Nhưng như mới đây, Facebook cam đoan rằng chỉ có bạn kiểm soát microphone và (theo lãnh đạo an ninh của Facebook) bạn phải cho phép Facebook kích hoạt nó. Có ai được nhớ là đã được xin phép không?

Có vẻ như là bạn có thể tắt chức năng của microphone ở Windows hoặc ứng dụng di động Facebook trên điện thoại di động hoặc máy tính bảng của mình. Nhưng liệu “tắt” có thực sự là tắt hoàn toàn? Có vẻ như là không. Thí nghiệm của Jodi , vợ tôi, và tôi sau khi tắt microphone trên máy tính của cô ấy và nói về một số thứ khác, quảng cáo xuất hiện trong vòng vài giây sau khi chúng tôi nói.

*Jodi bình luận về diễn viên Robin Wright Penn. Quảng cáo về phim của Sean Penn đã xuất hiện ngay lập tức.

*Chúng tôi thảo luận áo phông cho cháu nội. Quảng cáo áo phông xuất hiện. 

*Jodi nói về trò chơi Scrabble dang dở. Ngay lập tức quảng cáo về trò chơi Yahtzee xuất hiện.

*Jodi mô tả bề ngoài phù hợp với tuổi của cô ấy, như nếp nhăn và tóc xám, quảng cáo về “Chiến thắng tuổi tác” của Maybeline hiện ra.

Giờ thì bạn nói ổn thôi, nhưng sự rình mò đó có phải là bất hợp pháp, một sự xâm phạm tính riêng tư không? Người ta đã phản đối trên quy mô lớn việc rình mò trên điện thoại di động của Facebook, nhưng dường như chính sách của Facebook không thay đổi, như tôi đã nhận thấy. Ở mức độ hợp pháp, một nghiên cứu của Bỉ đã chỉ ra – bằng cách này, người Châu Âu lo ngại và quan tâm tới trò lừa dối của Facebook hơn là người Mỹ —“tùy chọn tắt” quảng cáo không phải là thứ đã được thông tin và trực tiếp đồng thuận. Hơn nữa, Facebook không cần đến sự đồng thuận của chúng ta để thu thập dữ liệu từ các nguồn khác, để thu thập dữ liệu vị trí mà điện thoại di động cung cấp, để sử dụng các bức ảnh hay dữ liệu khác (như “like”) mà người dùng nhập vào.

Tôi cho rằng báo cáo của Bỉ phù hợp với tuyên bố chính sách mới đây của Facebook (2015), Facebook có thể thu thập mọi và toàn bộ dữ liệu phát sinh từ việc sử dụng facebook của bạn cũng như thiết bị mà bạn dùng để truy cập Facebook. “Mọi thông tin” có nghĩa là toàn bộ các dữ liệu bạn nhập vào, bất kể là về bản thân bạn hay một bên nào khác, bất kể là dưới dạng chữ viết, tiếng nói hay hình ảnh. Ngay cả khi bạn xóa bỏ tài khoản Facebook của mình, tất cả thông tin mà bạn cung cấp vẫn tồn tại.

Bên cạnh đó cũng có một vấn đề nghiêm trọng hơn: Các cơ quan chính quyền Hoa Kỳ thu thập và sử dụng dữ liệu truyền thông xã hội, đáng chú ý là Ủy Ban An Ninh Quốc Gia (NSA). Thực tiễn đã bị Edward Snowden tiết lộ này có cả sự tham gia của Facebook, Apple và một số công ty công nghệ khác trong chương trình PRISM của NSA, nhằm thu thập trực tiếp dữ liệu từ các doanh nghiệp hơn là qua mạng Internet.

Sự xâm phạm tính riêng tư đã bị Liên Minh Châu Âu phản đối. Vào năm 2000, EU chấp nhận đề xuất của Hoa Kỳ về việc thiết lập một chương trình “Bến An Toàn” để chuyển giao dữ liệu cá nhân ở Châu Âu, mà Facebook, Google và Amazon thu thập được, cho Hoa Kỳ. Thỏa thuận này đã được Tổng Chưởng Lý của Tòa Án Hình Sự Châu Âu (ECJ) xem xét lại, họ cho rằng thỏa thuận này vi phạm quyền cơ bản của người dân Châu Âu. Tổng Chưởng Lý phát hiện ra rằng dữ liệu có thể được “NSA và các cơ quan an ninh khác của Hoa Kỳ truy cập trong khuôn khổ một chương trình giám sát quy mô lớn và không phân biệt.”

Tòa Án Hình Sự Châu Âu đã đồng ý với ý kiến này, tuyên bố “Bến An Toàn” vô hiệu. Tòa án phán quyết rằng Bến An Toàn “phải phù hợp với quyền căn bản để tôn trọng đời sống riêng tư.” Đó là cú đòn nặng, mặc dù chưa phải là đòn kết kiễu, đối với Facebook và các công ty khác tham gia vào việc chuyển giao dữ liệu ở Châu Âu. Châu Âu đã thúc ép các công ty này, đặc biệt là Google và Amazon, về những vấn đề khác, như luật anti-trust. Một cách lý tưởng, phán quyết của ECJ cũng như các hành động khác của Châu Âu sẽ tạo động lực cho người Mỹ đấu tranh đòi quyền riêng tư và sự minh bạch hơn trong cách thức các doanh nghiệp khổng lồ về công nghệ thực hiện kinh doanh.

Việc truyền thông xã hội xâm phạm sự riêng tư có khiến bạn phiền lòng, hay bạn sẽ cân nhắc sự đánh đổi giữa sự riêng tư và kết giao xã hội? Bạn có thể kiểm soát sự riêng tư của mình với máy tính, điện thoại và máy tính bảng ra sao? Bạn có kinh nghiệm về các kiểu nghe lén mà tôi đã đề cập không?

Mel Gurtov is Professor Emeritus of Political Science at Portland State University, Editor-in-Chief of Asian Perspective, an international affairs quarterly and blogs at In the Human Interest.

Sunday, October 11, 2015

Trung Quốc cho Việt Nam thuốc chữa sốt rét còn Mỹ cho Việt Nam chất độc màu da cam

Trong bài viết "For Vietnam: Artemisinin From China, Agent Orange From America", giáo sư John Walsh so sánh về nỗ lực của Hoa Kỳ và Trung Quốc trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, chỉ ra rằng Hoa Kỳ đã thất bại trong việc phát triển thuốc chữa bệnh sốt rét trong khi Trung Quốc nghèo nàn hơn lại thành công. Thuốc chữa bệnh sốt rét đóng vai trò rất quan trọng trong việc cứu sống nhiều triệu mạng người, nỗ lực của Trung Quốc đã được công nhận rất muộn bằng giải Nobel sinh học/y học. Ngay cả khi phải thừa nhận thành công của Trung Quốc, truyền thông phương Tây cũng không quên xuyên tạc, bóp méo sự thật để hạ thấp Trung Quốc. 


Chiến dịch Ranch Hand, rải chất độc màu da cam ở Việt Nam
Một nửa giải Nobel về y học hoặc sinh lý học sẽ được trao cho Tu Youyou vì khám phá ra thuốc artemisinin chống lại bệnh sốt rét. Nhiều người nghiên cứu khoa học công nghệ sinh học cảm thấy điều này đã bị trì hoàn quá lâu.

Phát hiện ra artemisinin đã cứu sống hàng triệu người. Giải Nobel là một thừa nhận xứng đáng đối với tiến sĩ Tu, đối với Trung Quốc và vai trò tiến bộ của phụ nữ trong khoa học ở Trung Quốc cũng như khắp thế giới.

Đây là câu chuyện kể thú vị về phát kiến của bác sĩ Tu. Tờ The Hindu của Ấn Độ đã công bố câu chuyện ở đây:
(Vào những năm 1960, Bắc Việt và Việt Cộng đang có chiến tranh chống lại sự xâm lược quy mô lớn của Hoa Kỳ, bệnh sốt rét lan tràn trong khu vực. jw) Đấu tranh với căn bệnh sốt rét đang tàn phá quân đội, thủ tướng Hồ Chí Minh [1] của Việt Nam yêu cầu chủ tịch Mao thiết lập một chương trình nghiên cứu quân sự bí mật để điều trị bệnh sốt rét với thuốc truyền thống của Trung Quốc. Dự án 523 (có thể được khởi sự vào ngày 23 tháng 5) bắt đầu nghiên cứu cách điều trị vào năm 1967. Chương trình được chính thức kết thúc vào năm 1981.
Sự thúc giục của Mao dẫn đến khám phá của Tu 

Trong gần hai thiên niên kỷ, các thầy thuốc Trung Quốc đã sử dụng lá cây thanh hao hoa vàng để chữa sốt. Nhóm của Tu đã thu thập 2.000 công thức với 640 loại thảo mộc, từ đó Tu thu gọn lại thành một số ứng cử viên tiềm năng. Dự án dẫn đến việc khám phá ra thuốc chữa sốt rét artemisinin, là một trong những sự chuyển hóa thành công nhất liệu pháp truyền thống thành phương thuốc hiện đại.

“Trong vài năm, hàng trăm nhà khoa học đã thử nghiệm hàng ngàn chất tổng hợp nhân tạo mà không thành công, cũng cần phải biết rằng chương trình tương tự ở Hoa Kỳ cũng không đem lại kết quả gì,” một bài báo trên tờ New Scientist được xuất bản vào thứ hai sau thông báo về giải thưởng ghi nhận. “Thuốc tổng hợp không được tiếp tục, sự chú ý quay trở lại với các phương thuốc truyền thống của Trung Quốc. Chính quyền yêu cầu Học Viện Y Học Cổ Truyền Trung Quốc ở Bắc Kinh bổ nhiệm một nhà nghiên cứu để tìm kiếm các thảo mộc trong vườn của Trung Quốc cho việc chữa trị. Học viện chọn Tu, một nhà khoa học ở giữa sự nghiệp đã nghiên cứu cả thuốc Trung Quốc và phương tây, đủ hiểu biết về cả hai để thực hiện điều đó không phải là công việc đơn giản.” Tu làm theo các hướng dẫn trong văn bản cổ 1.600 tuổi đời có tên là “Đơn thuốc cấp cứu giữ mạng người”. Văn bản viết rằng cây thanh hao hoa vàng phải sắc bằng nước và uống lỏng. 

“Các nhà nghiên cứu thủ nghiệm liều thuốc trên khỉ và chuột và thấy hiệu quả 100%,” tờ New Scientist trích dẫn lời của Tu. “Chúng tôi đã tạo ra thuốc chữa sốt rét,” Tu nói. “Chúng tôi rất phấn khởi.”

Giờ là điều mà Hoa Kỳ làm cùng lúc đó, Hoa Kỳ tham gia vào cuộc chiến bất hợp pháp và tội ác ở Việt Nam dựa trên lời nói dối về sự kiện Vịnh Bắc Bộ, cáo buộc tàu chiến Việt Nam đã bắn vào tàu chiến Hoa Kỳ trên Vịnh Bắc Bộ [2]. Kết thúc cuộc xâm lược của Hoa Kỳ, có ít nhất hai triệu người Đông Nam Á đã bị giết hại, theo Robert McNamara, kiến trúc sư trưởng của cuộc chiến do JFK bổ nhiệm. Còn có nhiều người Châu Á hơn nữa bị thương và phải di cư – 50.000 người Mỹ thiệt mạng, cũng không kém phần bi thảm hơn con số nhỏ của họ.

Để chống lại cuộc chiến tranh du kích của người Việt Nam, Hoa Kỳ đã rải nhiều tấn chất độc màu da cam xuống rừng rậm và dân cư, chắc chắn là một tội ác chiến tranh khủng khiếp. Điều này gây ra các bệnh tật nghiêm trọng và dị tật bẩm sinh của hàng trăm ngàn người, một di sản vẫn đang ám ảnh người Việt Nam. Hàng chục ngàn, có thể là hàng trăm ngàn, lĩnh Mỹ cũng bị nhiễm độc.*

Nhưng sự tương phản không thể rõ ràng hơn. Trung Quốc phát triển thuốc artemisinin trong khi đế quốc Hoa Kỳ rải chất độc màu da cam tại Việt Nam. Mỗi quốc gia có sự ưu tiên của mình và một hóa chất để phục vụ.

Rõ ràng là ngày nay vẫn không hề có sự thay đổi căn bản – khung cảnh những cánh đồng chết của đế quốc chỉ chuyển sang Trung Đông trong chốc lát và đang được lên kế hoạch để quay trở lại Đông Á với móng vuốt Nhật Bản của Hoa Kỳ vào lúc này. Nếu như kẻ khát máu Hillary trở thành tổng thống, Việt Nam và Iraq sẽ chỉ như là trò trẻ con so với những tàn phá và thiệt hại nhân mạng mà bà ta sẽ mang đến Đông Á. 

Dĩ nhiên, chúng ta biết rằng đây là lúc để chống lại chiến tranh và thừa nhận sự độc ác của đế quốc. Mark Twain và Andrew Carnegie đã đúng khi họ tham gia thành lập Liên Đoàn Phản Đế để phản đối cuộc chiến của Hoa Kỳ ở Philippine. Từ lâu, chống chiến tranh đã không còn đủ nữa. Liên Đoàn Phản Đế thế kỷ 21 của chúng ta đâu? 

Bình luận bài đưa tin về bác sĩ Tu của tờ New York Time 

Nhìn chung, mục khoa học của tờ New York Times tương đối khách quan, tạo ra độ tin cậy cho một tờ tạp chí mà sự thật bị bác bỏ và nhào nặn điên cuồng trong phần tin tức quốc tế và chính trị. Nhưng ngay cả mục khoa học của tờ NYT cũng không thể tránh được việc tấn công kẻ thù chính thống như Trung Quốc.

Ví dụ, khi tờ Times đưa tin về thành tích của bác sĩ Tu, họ viết:
Nhưng người ta đã từ chối công nhận vị trí học giả cho bác sĩ Tu trong tổ chức khoa học danh giá nhất của Trung Quốc, dường như là bởi vì bà không được đào tạo ở nước ngoài và thiếu bằng tiến sĩ, một nhà bình luận khác cho biết. 
Đó có thể là sự thật và cũng có thể là không, nhưng tình hình đó không phải là duy nhất ở Trung Quốc. Viện Hàn Lâm Khoa Học Hoa Kỳ cũng không kết nạp các nhà khoa học xuất chúng – sau đó họ lại vội vã công nhận khi các nhà khoa học gây bất ngờ và nhận giải Nobel. Tôi quen biết hai người được giải Nobel được Viện Hàn Lâm Quốc Gia công nhận “muộn” và rất nhanh chóng.

Sau đó là điều tương tự trong bài báo của tờ NYT:
Bà nói rằng bà “rất may mắn” là phụ nữ được tới trường đại học, theo một bài đăng trên blog của Songshuhui, một tổ chức phi chính phủ chuyên viết về khoa học.
Nhưng ở đây chúng ta đã không xem xét tới bối cảnh lịch sử. Bác sĩ Tu sinh năm 1930 và bà đủ lớn để tới trường đại học trước Giải Phóng vào năm 1949. Ít nhất cùng cần phải nói rằng, vào thời gian trước Giải Phóng, phụ nữ có ít quyền và là công dân hạng hai. Sau đó cùng với Giải Phóng và tuyên ngôn của Mao về việc phụ nữ “giữ một nửa bầu trời”, vị thế của phụ nữ đã tiến một bước khổng lồ chỉ trong vài năm ngắn ngủi. Dĩ nhiên là hồ sơ lưu trữ của Hoa Kỳ không công nhận bất cứ thành tích nào của Đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Cuối cùng, có hai lý do lớn khiến Hoa Kỳ chiếm phần lớn số người được giải Nobel. Thứ nhất, Hoa Kỳ rất giàu có – mặc dù nguồn gốc của sự giàu có đó không liên quan đến chủ đề của chúng ta ở đây. Làm khoa học cần phải có rất nhiều tiền, Hoa Kỳ có sự giàu có đó. Thứ hai, nhà khoa học chúng ta đi đến nơi có tiền để có thể làm công việc của mình, đó là vấn đề ưu tiên số một đối với chúng ta. Do vậy, các nhà khoa học ngoại quốc tới Hoa Kỳ khi họ có thể. Hầu hết các những người giành giải Nobel của Hoa Kỳ được giáo dục ở quốc gia khác và là sản phẩm của hệ thống giáo dục và nền văn hóa khác. Hoa Kỳ thực chất là chỉ mua lại những khoản đầu tư. 

Dĩ nhiên sự xuyên tạc của tờ New York Times không chỉ là những điều trơ trẽn được Michael R. Gordon và các cộng sự đăng hầu như mỗi ngày trên mục tội phạm của trang nhất.

*Một ghi nhận về phát triển thuốc chữa sốt rét. Hoa Kỳ được cho là cũng có chương trình phát triển thuốc chữa sốt rét vào thời chiến tranh ở Việt Nam. Nhưng bất chấp nguồn lực khổng lồ của Hoa Kỳ, họ đã thất bại trong khi Trung Hoa nghèo nàn hơn lại thành công. Khi chú ý tới việc Hoa Kỳ sẵn sàng khiến cho binh lính của họ nhiễm chất độc màu da cam, người ta không ngạc nhiên về sự nghiêm túc của Hoa Kỳ trong việc bảo vệ binh lính. Nếu như vậy thì dĩ nhiên là Hoa Kỳ không thực sự nỗ lực phát triển thuốc chữa sốt rét. Đây là câu hỏi đáng để đặt ra.


Prof. John V. Walsh, MD, can be reached at john.endwar@gmail.com. He usually does not include his title in a little bio like this, but in this case the political essay above involved a bit about science. Can be reached at John.Endwar@gmail.com

Chú thích của người dịch:

[1] Giáo sư John V. Walsh đã nhầm lẫn, thủ tướng chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ những năm 1955 trở đi là Phạm Văn Đồng chứ không phải Hồ Chí Minh. 

[2] Hoa Kỳ đã can dự vào Việt Nam từ những năm 1954 khi viện trợ cho Pháp để chống lại Việt Minh. Sự kiện Vịnh Bắc Bộ chỉ là cái cớ để Hoa Kỳ chính thức đưa quân đội vào chiếm đóng miền Nam Việt Nam và ném bom miền Bắc Việt Nam.

Wednesday, October 7, 2015

TPP: Món hời của các ông lớn dược phẩm

Joyce Nelson  trong bài "TPP: Big Pharma’s Big Deal" đã đề cập tới việc TPP giúp các hãng dược phẩm lớn gia tăng lợi nhuận nhờ gia tăng bảo hộ bản quyền, chống lại sự cạnh tranh của thuốc phổ thông. Chi phí thuốc gia tăng sẽ đổ lên đầu người bệnh, ví dụ ở Việt Nam sẽ có 40.000 người không được cung cấp thuốc chữa HIV. Bên cạnh đó, Joyce Nelson cũng mô tả cách thức mà các hãng dược phẩm lớn trốn thuế lợi nhuận. Các quốc gia sẽ bị buộc tôn trọng lợi nhuận của doanh nghiệp thông qua ISDS, trong khi lại không thể thu được thuế từ doanh nghiệp. Đây chính là cái kết cục "dân giàu, nhà nước phá sản" mà Marx đã tiên đoán trong cuốn "Hệ Tư Tưởng Đức" khi nghiên cứu về trường hợp Hà Lan vào thế kỷ 19. 

TPP: Món hời của các ông lớn dược phẩm

Chúng vẫn chưa biết mọi chi tiết của hiệp định thương mại Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) mới được đồng ý sơ bộ vào ngày 5 tháng 10 giữa 12 quốc gia bên bờ Thái Bình Dương, nhưng những phê phán cũng lên án hiệp định gay gắt về nhiều lý do, trong đó có nhượng bộ về công nghiệp dược phẩm.

Tổ chức Thầy Thuốc Không Biên Giới cáo buộc TPP sẽ “đi vào lịch sử như là hiệp định thương mại tồi tệ nhất đối với tiếp cận dược phẩm ở các nước đang phát triển.” [1] Đó là bởi vì TPP sẽ mở rộng bảo hộ bản quyền cho các thuốc men có thương hiệu, qua đó ngăn cản các thuốc men không bản quyền tương tự (có chi phí thấp hơn nhiều) tham gia vào thị trường. Điều này sẽ làm tăng giá thuốc.

Judit Rius Sanjuan, cố vấn pháp lý của tổ chức Thầy Thuốc Không Biên Giới, nói với vox.com rằng TPP tạo ra các nghĩa vụ về bản quyền ở các nước chưa bao giờ từng có nghĩa vụ bản quyền. Người dân ở “Peru, Vietnam, Malaysia và Mexico” sẽ đặc biệt bị ảnh hưởng, bà nói. “Họ sẽ đối mặt với giá thuốc cao hơn trong thời gian dài hơn.” [2]

Ruth Lopert, giáo sư đại học George Washington, nói với Bloomberg News rằng các điều khoản trong hiệp định TPP sẽ ảnh hưởng tới ngân sách chăm sóc y tế và tiếp cận thuốc men ở tất cả các nước tham gia ký kết, nhưng đặc biệt là các nước nghèo nhất. “Bà nói có khoảng 40.000 người ở Việt Nam, quốc gia nghèo nhất tham gia hiệp định, có thể phải ngừng nhận thuốc chữa HIV bởi vì các điều khoản của hiệp định sẽ làm tăng giá [thuốc] điều trị.”[3]

Các quốc gia khác như Canada cũng sẽ phải đối mặt với chi phí cao hơn. Hội Đồng Người Canada nói rằng nếu TPP được phê chuẩn, “bản quyền thuốc sẽ được mở rộng, trì hoãn phát hành các thuốc phổ biến có giá cả phải chăng hơn và tăng thêm 2 tỷ dollar trong chi phí chăm sóc y tế thường niên của Canada.” [4] Ở Hoa Kỳ, nhiều người dân vốn đã không thể thanh toán được các thuốc men đắt đỏ để cứu mạng sống của họ và cố gắng tiếp cận các thuốc phổ biến có sẵn ở mọi nơi.

Mở rộng bản quyền đối với các thuốc cứu mạng cứu rõ ràng là quà tặng cho các hãng dược lớn. Conor J. Lynch tại opendemocracy.net đã gọi nó là “của bố thi cho doanh nghiệp có thể ảnh hưởng lớn tới tiếp cận quốc tế và chắc chắn gây ra những cái chết không đáng có. Mục tiêu ở đây là gia tăng lợi nhuận của nhành, chân thật và đơn giản. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên, đó là những gì công nghiệp tư nhân làm, nhưng cũng có một sự bế tắc đạo đức nghiêm trọng trong đó.” [5] Bế tắc đạo đức đã được làm rõ hơn bằng những phát hiện mới đây.

Trốn thuế 

Một sự trùng hợp nực cười, hiệp định TPP đạt được vào cùng ngày báo cáo về trốn thuế của doanh nghiệp – Offshore Shell Games 2015 – được tổ chức Công Dân Vì Công Bằng Thuế (CTJ) và Quỹ Giáo Dục của Nhóm Nghiên Cứu Lợi Ích Công Cộng Hoa Kỳ (PIRGEF) công bố. Báo cáo tiết lộ mức độ mà các công ty Hoa Kỳ hàng đầu sử dụng các thiên đường thuế như Bermuda, Luxembourg, Cayman Islands và Hà Lan để thiết lập “các chi nhánh thiên đường thuế”, thường chỉ là một hòm thư. 

30 trong số 500 công ty thuộc nhóm Fortune với hầu hết tiền được lưu giữ tại các thiên đường thuế nước ngoài, 9 trong số đó là các công ty dược: Pfizer (74 tỷ dollar ở nước ngoài), Merck (60 tỷ dollar), Johnson&Johnson (53,4 tỷ dollar) Proctor & Gamble (45 tỷ dollar), Amgen (29.3 tỷ dollar), Eli Lilly (25 tỷ dollar), Bristol Myers Squibb ($24 tỷ dollar), AbbeVie Inc. ($23 tỷ dollar) và Abbott Laboratories (23 tỷ dollar). [6]

Về Pfizer, nhà sản xuất thuốc lớn nhất thế giới (lợi nhuận công bố là 22 tỷ dollar vào năm 2013), báo cáo nêu rõ: “Công ty này có hơn 41% doanh số ở thị trường Hoa Kỳ từ năm 2008 đến năm 2014, nhưng dàn xếp để báo cáo không có thu nhập chịu thuế liên bang trong bảy năm liên tục. Pfizer đã sử dụng các kỹ thuật kế toán để chuyển lợi nhuận chịu thuế của họ ra nước ngoài. Ví dụ, công ty có thể chuyển giao bản quyền thuốc cho một chi nhánh ở quốc gia có thuế thấp hoặc không có thuế. Sau đó khi chi nhánh Hoa Kỳ của Pfizer bán thuốc ở Hoa Kỳ, họ sẽ “trả” cho chi nhánh nước ngoài phí bản quyền cao để biến lợi nhuận nội địa thành khoản thua lỗ trên sổ sách và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.”

Trên hết, nghiên cứu đã phát hiện ra rằng 500 doanh nghiệp lớn nhất Hoa Kỳ giữ hơn 2.1 nghìn tỷ dollar lợi nhuận đã tích lũy ở nước ngoài. “Đối với nhiều doanh nghiệp, gia tăng lợi nhuận được giữ ở nước ngoài không có nghĩa là xây dựng nhà máy ở nước ngoài, bán nhiều sản phẩm hơn cho khách hàng nước ngoài, hay triển khai thêm hoạt động kinh doanh ở các quốc gia khác,” mà chủ đơn giản là lập hòm thư bưu điện.

Một số doanh nghiệp sử dụng tiền được cho là “mắc kẹt” ở nước ngoài như “khoản ký quỹ ngầm định” cho các khoản vay mượn với lãi suất rất thấp để đầu tư vào tài sản ở Hoa Kỳ, thanh toán cổ tức cho cổ đông, hoặc mua lại cổ phiếu.

Dĩ nhiên, như bản báo cáo đã làm rõ, “Quốc Hội, bằng cách không hành động để chấm dứt hoạt động trốn thuế này, đã buộc thường dân Hoa Kỳ phải bù đắp. Mỗi đồng dollar tiền thuế mà doanh nghiệp trốn được bằng cách sử dụng các thiên đường thuế phải được bù đắp bằng thuế cao hơn đối với cá nhân, cắt giảm đầu tư công và dịch vụ công, hay gia tăng nợ liên bang.” 

Bản báo cáo đã phát hiện ra rằng thông qua nhiều biện pháp trốn thuế khác nhau, 500 doanh nghiệp lớn nhất có trụ sở ở Hoa Kỳ đã trốn đóng khoảng 620 tỷ dollar tiền thuế ở Hoa Kỳ. 

Đảo chính của doanh nghiệp 

Hiện giờ TPP – đang được coi là “NAFTA về steroids” – sẽ đem lại cho nhóm các hãng dược phẩm lớn và các doanh nghiệp dược đa quốc gia khác nhiều “quyền” của doanh nghiệp hơn tại nhiều quốc gia hơn, trong đó có cơ chế giải quyết tranh chấp nhà đầu tư-nhà nước (ISDS) đầy tranh cãi, thông qua đó họ có thể kiện các chính quyền về các thay đổi pháp luật có ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ.

Như trang web rabble.ca của Canada ghi nhận: “Chính quyền Canada mới bị Eli Lilly, một hãng dược phẩm Hoa Kỳ, kiện thông qua NAFTA vì vô hiệu hóa việc gia hạn bản quyền của hãng này đối với hai loại thuốc an thần. Tòa Án Liên Bang Canada đã phán quyết vào năm 2010 rằng gia hạn bản quyền không đem lại lợi nhuận hứa hẹn và thị trường của các loại thuốc này cần phải được mở cửa cho sự cạnh tranh của thuốc phổ thông. Thuốc phổ thông chắc chắn sẽ làm giảm chi phí của người sử dụng cuối cùng, nhưng Eli Lilly phản đối và tiến hành thủ tục ISDS chống lại chính quyền, yêu cầu bồi thường 500 triệu dollar cho lợi nhuận bị tổn thất. Vụ việc vẫn đang được xem xét, nhưng bất kể kết quả ra sao, chúng ta có thể thấy rằng TPP cũng sẽ dẫn đến những tranh chấp ISDS tương tự. Các doanh nghiệp dược phẩm đa quốc gia đầy thế lực sẽ sử dụng mọi biện pháp có thể để đảm bảo sự độc quyền thuốc giá cao. Bảo vệ sở hữu trí tuệ lớn hơn trong TPP sẽ tạo ra cơ sở pháp lý mạnh hơn giúp các doanh nghiệp này kiện chính quyền và loại bỏ sự cạnh tranh của [dược phẩm] phổ thông.” [7]

Văn bản chính thức của hiệp định TPP sẽ không được công bố ít nhất trong một tháng tới, có lẽ là nhiều tuần sau cuộc bầu cử liên bang của Canada vào ngày 19 tháng 10. Chi tiết của hiệp định chắc chắn sẽ tiết lộ nhiều nhượng bộ chung đối với các doanh nghiệp đa quốc gia. Các nghị sĩ dân cử tại 12 quốc gia sẽ chấp thuận hoặc phủ quyết TPP. Ở Canada, lãnh đạo NDP Tom Mulcair đã hứa sẽ hủy bỏ hiệp định nếu thắng cử trở thành thủ tướng, giải thích rằng chính phủ của Stephen Harper không bắt buộc phải ký kết trong chiến dịch tranh cử khi họ thực sự là một chính phủ “cẩn trọng”.

Trang web zerohedge của Hoa Kỳ gọi TPP là “con ngựa thành Trojan” và là “cuộc đảo chính của doanh nghiệp đa quốc gia, những người muốn toàn cầu khuất phục nghị trình của họ.” Với những từ ngữ rất rõ ràng, họ tuyên bố thêm: “Người mua hãy cảnh giác. Công dân hãy cảnh giác.” [8] 

Footnotes/Links:


[2] Julia Belluz, “How the Trans-Pacific Partnership could drive up the cost of medicine worldwide,” Vox, October 5, 2015. http://www.vox.com/2015/10/5/9454511/tpp-cost-medicine

[3] “Pacific Deal Rewrites Rules on Trade in Autos, Patented Drugs,” Bloomberg News, October 5, 2015.

[4] Council of Canadians, “Tell party leaders: Reject the TPP,” October 6, 2015.

[5] Conor J. Lynch, “Trans-Pacific Partnership’s Big Pharma giveaway,” Open Democracy, February 14, 2015.


[7] Hadrian Mertins-Kirkwood, “Trans-Pacific Partnership a big win for corporate interests,” Rabble.ca, October 6, 2015.

[8] Tyler Durden, “Trans-Pacific Partnership Deal Struck As ‘Corporate Secrecy’ Wins Again,” Zero Hedge, October 5, 2015. http://www.zerohedge.com

Joyce Nelson is an award-winning Canadian freelance writer/researcher working on her sixth book.

Tuesday, October 6, 2015

Đông Nam Á "lãng quên" sự khủng bố của phương Tây

Andre Vltchek trong bài viết "Southeast Asia “forgets” about Western Terror" tường thuật về chứng lãng quên những tội ác của đế quốc phương Tây, diễn ra trước đây chưa lâu, ở Đông Nam Á, sự lãng quên có thể khiến các quốc gia Đông Nam Á phải trả giá đắt khi đế quốc đang "xoay trục" trở lại Đông Nam Á, thúc đẩy các quốc gia ở khu vực này đối đầu với các cường quốc khu vực và thế giới. Tác giả chỉ rõ sự lãng quên mang tính thực dụng của tầng lớp thượng lưu đối lập với những ám ảnh đau thương vĩnh viễn của người dân bình thường tại các quốc gia Đông Nam Á. Tầng lớp thượng lưu nhận được tiền bạc và ân sủng của đế quốc cho sự quên lãng còn người dân thường được nhắc nhở hàng ngày bằng bom mìn nổ chậm, bằng những vết thương trên người ...

Đông Nam Á "lãng quên" sự khủng bố của phương Tây



Tầng lớp thượng lưu Đông Nam Á “đã quên” mất 10 triệu người Châu Á bị đế quốc phương Tây sát hại vào cuối và sau Thế Chiến thứ II. Họ “đã quên” mất những gì diễn ra ở phương Bắc – về vụ ném bom Tokyo và Osaka, về vụ ném bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki, về việc quân đội Hoa Kỳ thủ tiêu man rợ thường dân Triều Tiên. Nhưng họ cũng quên mất những nạn nhân của họ - hàng trăm ngàn người, trên thực tế là hàng triệu, người bị bom xé thành từng mảnh nhỏ, bị hóa chất thiêu cháy hoặc bị thủ tiêu trực tiếp – đàn ông, đàn bà và trẻ em ở Việt Nam, Campuchia, Lào, Indonesia, Philippines và Đông Timor.

Tất cả đã được tha thứ và bị quên lãng.

Một lần nữa Đế Quốc lại tự hào “chuyển trục” sang Châu Á; họ thậm chí còn khoác lác về điều đó.

Điều đó diễn ra mà không ai nhắc rằng Đế Quốc không biết xấu hổ và không còn phép tắc nữa. Nó rao giảng về dân chủ và tự do, trong khi không buồn rửa sạch máu của mười triệu người trên bàn tay của nó.

Ở khắp Châu Á, “công chúng có đặc quyền” đã lựa chọn không biết, không nhớ, hay thậm chí là xóa sạch những chương khủng khiếp của lịch sử. Những người bám chặt lấy ký ức bị bịt miệng, bị cười nhạo, hoặc bị biến thành phi lý.

Chứng lãng quên có lựa chọn, “sự độ lượng” đó sẽ sớm phải trả giá. Một cách ngắn gọn, nó sẽ quay trở lại giống như cái boomerang. Lịch sử tự lặp lại. Nó luôn như vậy, nhất là lịch sử của chủ nghĩa thực dân và khủng bố phương Tây. Như thường lệ, người nghèo châu Á sẽ bị buộc phải thanh toán. 

***

Sau khi tôi ra khỏi hang động lớn nhất ở vùng phụ cận Tham Pha Thok của Lào, tôi gửi tin nhắn cho người bạn Việt Nam tốt của tôi ở Hà Nội. Tôi muốn so sánh sự đau khổ của người dân Lào và Việt Nam. 

Hang động từng được sử dụng làm “nơi trú ẩn” của quân Pathet Lào. Trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ II, hang động này được sử dụng làm sở chỉ huy. Giờ đây trông nó rất ám ảnh, giống như một cái xương sọ bị thực vật nhiệt đới bao phủ. 

Không lực Hoa Kỳ đã thường xuyên ném bom dữ dội toàn bộ khu vực và vẫn còn nhiều hố bom xung quanh, bị cây cối và bụi rậm che phủ.

Hoa Kỳ đã ném bom toàn bộ Lào, vốn được tặng một biệt danh đầy cay đắng: “Quốc gia bị ném bom nhiều nhất trên trái đất”.

Thật khó có thể hình dung, dù là trong tình trạng tỉnh táo, điều mà Hoa Kỳ, Australia và đồng minh Thái Lan của họ đã làm với đất nước Lào hiền hòa, thưa dân cư và thuần nông.

John Bacher, nhà sử học và nhà lưu trữ ở Metro Toronto, đã có lần viết về “Chiến tranh bí mật”: “Từ năm 1965 đến 1973, Hoa Kỳ đã ném bom xuống Lào nhiều hơn bom ném xuống Nhật Bản và Đức trong Thế Chiến thứ II. Hơn 350.000 người đã bị giết. Cuộc chiến ở Lào chỉ là bí mật đối với người dân Mỹ và Quốc Hội. Nó tiên đoán mối liên hệ bẩn thỉu giữa buôn bán ma túy và chính quyền áp bức mà chúng ta thấy sau này trong vụ Noriega.”

Trong chiến dịch bí mật lớn nhất lịch sử Hoa Kỳ này, mục tiêu chính là “ngăn chặn lực lượng thân Việt Nam giành quyền kiểm soát” khu vực. Toàn bộ chiến dịch giống như trò chơi mà những cậu bé lớn xác, bị chứng bạo dâm được phép chơi: Ném bom đưa toàn bộ quốc gia về Thời Đồ Đá trong hơn một thập kỷ. Nhưng không thể gọi “trò chơi” này là gì khác ngoài vụ diệt chủng tàn bạo nhất trong lịch sử của thế kỷ 20. 

Dĩ nhiên, hầu như không có một ai ở phương Tây hay ở Đông Nam Á biết gì về điều này.

Tôi nhắn tin cho người bạn: “Điều mà tôi được thấy vài năm trước khi làm việc trên Cánh Đồng Chum dĩ nhiên là kinh khủng hơn những gì tôi đã thấy xung quanh Tham Pha Thok, nhưng ngay cả ở đây, những hành động kinh hoàng của Hoa Kỳ cũng bị lãng quên.” Tôi cũng gửi cho cô ấy đường link tới những báo cáo trước đó của tôi về Cánh Đồng Chum.

Vài phút sau, cô ấy trả lời: “Nếu anh không nói … thì tôi sẽ không bao giờ biết về cuộc chiến bí mật này. Như chúng tôi được biết thì chưa bao giờ có chiến tranh ở Lào. Thật tội nghiệp cho người Lào!”

Tôi hỏi những người bạn khác ở Việt Nam, sau đó là ở Indonesia. Không ai biết gì về việc ném bom Lào.

“Chiến tranh bí mật” vẫn thuộc loại tuyệt mật, ngay cả bây giờ, ngay cả ở đây, tại trái tim của khu vực châu Á Thái Bình Dương, hay chính xác hơn là ở ngay đây.

Khi Noam Chomsky và tôi thảo luận về tình hình thế giới cho cuốn sách của chúng tôi “Về Khủng Bố Phương Tây – Từ Hiroshima tới Chiến Tranh của Máy Bay Không Người Lái”, Noam nhắc tới chuyến thăm đất nước Lào bị chiến tranh tàn phá. Ông ấy nhớ rõ về những phi công Hoa Kỳ, cũng như hàng đoàn nhà báo phương Tây, những người sống ở Vientiane nhưng quá bận rộn để nhìn và không hỏi bất cứ câu hỏi phù hợp nào.

***

“Ở Philippine, hiện giờ đại đa số người dân bị thuyết phục rằng Hoa Kỳ đã “giải phóng” đất nước họ khỏi người Nhật”, nhà báo cánh tả và là bạn của tôi đã có lần nói như vậy.

Tiến sĩ Teresa S. Encarnación Tadem, giáo sư khoa học chính trị đại học Diliman của Philippine, giải thích với tôi vào năm ngoái, mặt đối mặt, ở Manila: “Ở đây có câu nói như thế này: “Người Philippine yêu người Mỹ hơn là người Mỹ yêu bản thân.”” 

Tôi hỏi: “Tại sao có thể thế được? Philippine bị Hoa Kỳ chiếm làm thuộc địa. Một số vụ thảm sát kinh hoàng đã diễn ra … Đất nước này chưa bao giờ thực sự được tự do. Tại sao “tình yêu” đối với Hoa Kỳ lại thịnh hành?

“Đó là bởi vì cỗ máy tuyên truyền cực kỳ rộng lớn của Bắc Mỹ,” chồng của Teresa giải thích, tiến sĩ Eduardo Climaco Tadem, giáo sư khoa nghiên cứu châu Á đại học Diliman của Philippine. “Nó đã tô vẽ thời kỳ lệ thuộc Hoa Kỳ như là một kiểu chủ nghĩa thực dân tốt lành, đối lập với thời kỳ lệ thuộc Tây Ban Nha trước đó, được mô tả là “tàn bạo hơn”. Các xung đột trong chiến tranh Hoa Kỳ-Philippine (1898-1902) không được thảo luận. Các xung đột liên quan đến việc 1 triệu người Philippine bị giết hại. Vào thời kỳ ấy là khoảng 10% dân số của chúng tôi … diệt chủng, tra tấn … Người Philippine được gọi là “Việt Nam thứ nhất” … tất cả những chuyện đó đều bị truyền thông đại chúng lãng quên, vắng mặt trong sách giáo khoa lịch sử. Dĩ nhiên, sau đó là những hình ảnh được Hollywood và văn hóa đại chúng Hoa Kỳ phổ biến: quân đội Hoa Kỳ anh hùng và tốt bụng cứu vớt đất nước bị tàn phá và giúp đỡ người nghèo …”

Về căn bản, tất cả đều trái ngược với hiện thực. 

“Hệ thống giáo dục rất quan trọng”, Teresa Tadem nói thêm. “Hệ thống giáo dục tạo ra sự đồng thuận và điều đó tạo ra sự ủng hộ đối với Hoa Kỳ … ngay cả ở trường đại học của chúng tôi – Đại học của Philippine – được người Mỹ thiết lập. Anh có thể thấy điều đó được phản ánh trong chương trình đào tạo – ví dụ như các khóa học về khoa học chính trị … tất cả chúng đều bám rễ vào Chiến Tranh Lạnh và tình thần của nó.”

Hầu hết trẻ em thuộc “tầng lớp thượng lưu” châu Á được “giáo dục” ở phương Tây, hoặc ít nhất là trong “các trường quốc tế” ở quê hương của chúng, tại đó các chương trình giáo dục đế quốc được áp dụng. Hay tại các trường học tư nhân hoặc tôn giáo / Thiên Chúa Giáo … “Giáo dục” kiểu đó luôn sử dụng các khái niệm nhồi sọ thân phương Tây và ủng hộ kinh doanh.

Một điều nữa, trẻ em thuộc giới “thượng lưu” sau khi được nhồi sọ sẽ đi tẩy não phần dân chúng còn lại. Kết quả có thể dự đoán được: chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc phương Tây và thậm chí là chủ nghĩa thực dân đều không thể đụng tới, đáng tôn trọng và được ngưỡng mộ. Các quốc gia và các cá nhân đã giết hại hàng triệu người lại được coi là những người thực thi tiến bộ, dân chủ và tự do. Thật là “cao quý” khi được hòa trộn với những người đó, cũng như là khát vọng được “làm theo hình mẫu của họ”. Lịch sử đã chết. Nó bị thay thế bởi những câu chuyện cổ tích nguyên thủy theo kiểu Hollywood và Disney.

***

Ở Hà Nội, một bức tranh hình tượng thể hiện một phụ nữ đang kéo chiếc cánh của máy bay Hoa Kỳ bị bắn rơi làm nổi bật lên một chứng tích mạnh mẽ. Đó là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời, có sức hút. 

Người bạn của tôi, George Burchett, một nghệ sĩ Autralia nổi tiếng sinh ra ở Hà Nội và hiện giờ lại sống ở thành phố này, hộ tống tôi.

Bố của George, Wilfred Burchett, được coi là nhà báo nói tiếng Anh vĩ đại nhất thế kỷ 20. Châu Á là nhà của Wilfred. Châu Á là nơi ông ấy tạo ra những công trình bất hủ, mô tả những hành động vô nhân đạo nhất của phương Tây tàn bạo: lời chứng của ông từ mô tả nguồn về vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima tới thảm sát hàng loạt thường dân trong “Chiến tranh Triều Tiên”. Wilfred Burchett cũng đưa tin về Việt Nam, Lào, Campuchia, đó chỉ là một số nơi bất hạnh bị Hoa Kỳ và đồng minh của họ phá hủy hoàn toàn. 

Hiện giờ sách của ông được các nhà xuất bản hàng đầu trên khắp thế giới xuất bản và tái bản, nhưng nghịch lý là chúng không tồn tại trong ý thức lệ thuộc của thanh niên châu Á.

Người dân Việt Nam, đặc biệt là thanh niên, biết rất ít về các hành động tàn bạo của phương Tây đối với các nước láng giềng của họ. Nhiều nhất thì họ biết về tội ác của Pháp và Hoa Kỳ tại đất nước họ - ở Việt Nam, họ không hoặc hầu như không biết gì về nạn nhân của những con quái vật được phương Tây tài trợ như Marcos và Suharto. Họ không biết gì về Campuchia – không biết gì về những kẻ thực sự phải chịu trách nhiệm về 2 triệu mạng người. 

“Những cuộc chiến bí mật” vẫn bí mật

Cùng với George Burchett, tôi thán phục nghệ thuật cách mạng và xã hội chủ nghĩa tuyệt vời ở Bảo Tàng Nghệ Thuật Quốc Gia. Hàng sa số các hành động tàn bạo của phương Tây được mô tả cực kỳ chi tiết ở đây, cũng như sự nỗ lực phản kháng quyết định chống lại thực dân Hoa Kỳ của nhân dân Việt Nam vĩ đại và anh hùng. 

Nhưng có một cảm giác kỳ quái trong viện bảo tàng – nó hầu như trống không! Bên cạnh chúng tôi chỉ có vài người khách, tất cả đều là khách du lịch nước ngoài: những gian đại sảnh chứa của cơ sở nghệ thuật kinh ngạc này hầu như trống không.

***

Người Indonesia cũng không biết, bởi vì họ đã bị làm cho ngớ ngẩn!” Người bạn già Djokopekik của tôi quát lên, ở phòng tranh của ông tại Yogyokarte. Ông ấy được coi là nghệ sĩ hiện thực xã hội chủ nghĩa vĩ đại nhất của Đông Nam Á. Trong những bức tranh sơn dầu của ông, các binh lính tàn bạo đá vào lưng người dân khốn khổ, trong khi một con cá sấu khổng lồ (biểu tượng của sự tha hóa) tấn công, ngoạm và ăn thịt tất cả những người trước mặt. Djokopekik cởi mở và cực kỳ trung thực: “Đó là kế hoạch của họ; mục tiêu lớn nhất của chính quyền là tẩy não dân chúng. Người Indonesia không biết gì về lịch sử nước họ hay phần còn lại của Đông Nam Á!”

Trước khi chết, Pramoedya Ananta Toer, nhà văn có ảnh hưởng nhất Đông Nam Á đã nói với tôi: “Họ không thể suy nghĩ, không thể nữa … và họ không thể viết. Tôi không thể đọc hơn 5 trang của bất cứ nhà văn Indonesia đương đại nào … chất lượng thật đáng xấu hổ …” Trong cuốn sách mà chúng tôi (Pramoedya Ananta Toer, Rossie Indira và tôi) viết cùng nhau – “Exile” - , ông than khóc rằng người dân Indonesia không biết gì về lịch sử hay thế giới.

Nếu như họ biết, họ sẽ chắc chắn sẽ nổi dậy và lật đổ chính quyền ô nhục đang cai trị quần đảo của họ hiện nay.

Hai đến ba triệu người Indonesia đã chết sau cuộc đảo chính quân sự năm 1965, do phương Tây và các giáo sĩ, chủ yếu là dòng Kháng Cách bắt nguồn từ châu Âu, châm ngòi và hỗ trợ. Đại đa số người dân ở quần đảo vô vọng này giờ đây bị nhồi đầy sọ tuyên truyền của phương Tây, thậm chí không có khả năng nhận ra sự khốn khổ của bản thân. Họ vẫn tiếp tục lên án các nạn nhân (chủ yếu là người cộng sản, trí thức và “vô thần”) vì những sự kiện đã diễn ra cách đây đúng 50 năm, những sự kiện đã bẻ gẫy xương sống của quốc gia kiêu hãnh và tiến bộ này.

Người Indonesia hầu như hoàn toàn tin vào những câu chuyện cổ tích cánh hữu, phát xít do phương Tây chế tạo và phổ biến thông qua các kênh truyền thông đại chúng địa phương nằm trong tay tầng lớp “thượng lưu” đánh đĩ … Không có gì đáng ngạc nhiên: trong suốt 50 năm dơ dáy, họ đã được thứ tinh thần hạ cấp nhất của Hollywood, nhạc pop phương Tây và Disney nhồi nhét về “trí tuệ” và “văn hóa”.

Họ không biết gì về đất nước mình

Họ không biết gì về tội ác của bản thân. Họ không biết gì về những vụ diệt chúng mà họ đã tạo ra. Hơn một nửa số chính khách của họ là tội phạm chiến tranh, chịu trách nhiệm về hơn 30% số đàn ông, đàn bà, trẻ em bị giết hại trong cuộc đảo chính do Hoa Kỳ/Anh/Australia hậu thuẫn ở Đông Timor (hiện giờ là quốc gia độc lập), về vụ tắm máu năm 1965 và diệt chủng mới đây mà Indonesia gây ra ở Papua.

Thông tin về tất cả những sự kiện kinh hoàng này đều có sẵn trên mạng. Có hàng ngàn trang mạng đăng tải bằng chứng chi tiết và nặng ký. Mặc dù vậy, hèn nhát và cơ hội, công chúng “có giáo dục” của Indonesia đã lựa chọn “không biết”.

Dĩ nhiên, phương Tây và băng đảng của họ có lợi lớn từ việc cướp bóc Papua.

Do vậy, tội ác diệt chủng của họ đều bị che phủ bởi bí mật.

Nếu như hỏi ở Việt Nam, Myanmar và thậm chí là ở Malaysia, người dân biết gì về Đông Timor và Papua? 

Câu trả lời là chả có gì cả, hoặc hầu như không có gì cả.

Myanmar, Lào, Campuchia, Indonesia và Philippine – các quốc gia này nằm trên cùng một phần của thế giới, nhưng dường như chúng nằm trên các hành tinh khác nhau. Đó là kế hoạch: công thức chia để trị cổ xưa của Anh Quốc.

Ở Manila, thủ đô của Philippine, một gia đình khẳng định rằng Indonesia nằm ở châu Âu khi nói với tôi. Gia đình này cũng không biết về tội ác do chính quyền thân phương Tây của Marcos gây ra.

***

Truyền thông đại chúng phương Tây khuếch trương Thái Lan như là “đất nước của nụ cười”, mặc dù vậy đó là một nơi cực kỳ cay đắng và tàn bạo, có tỷ lệ sát nhân (tính trên đầu người) thậm chí còn cao hơn cả ở Hoa Kỳ.

Thái Lan hoàn toàn bị phương Tây kiểm soát từ cuối Thế Chiến thứ II. Hệ quả là giới lãnh đạo của nó (ngai vàng, giới thượng lưu và quân đội) đã cho phép những tội ác tàn bạo nhất chống lại nhân loại diễn ra trên lãnh thổ nước này. Chỉ đề cập một số nhỏ: vụ thảm sát những người Thái Lan nổi dậy cánh tả và ôn hòa (một số người bị thiêu sống trong các thùng dầu), vụ sát hại hàng ngàn người tị nạn Campuchia, giết hại và cưỡng hiếp sinh viên biểu tình ở Bangkok và những nơi khác … Và điều khủng khiếp nhất của họ: Ít biết về sự can dự Thái Lan trong việc xâm lược Việt Nam dưới thời “Chiến tranh chống Mỹ” … việc sử dụng rộng rãi phi công Thái Lan trong các hoạt động ném bom ở Lào, Việt Nam và Campuchia, cũng như việc chuyển giao một số sân bay quân sự (trong đó có Pattaya) cho không lực phương Tây. Đấy là chưa nói đến việc cung cấp các bé trai và bé gái Thái Lan (phần nhiều là dân tộc thiểu số) cho binh lính phương Tây.

***

Khủng bố mà phương Tây vung vãi khắp Đông Nam Á dường như đã bị lãng quên, hay ít nhất là trong hiện tại.

“Hãy tiến lên!” Tôi được nghe ở Hà Nội và Luang Prabang.

Nhưng trong khi người dân Việt Nam, Lào và Campuchia đang bận rộn “tha thứ” cho những đao phủ của họ, Đế Quốc giết hại người dân của Iraq, Syria, Lybia, Pakistan, Afghanistan, Yemen, Ukraina và mọi ngóc ngách của Châu Phi.

Nhiều nơi đã khẳng định và một số đã chứng minh, nhất là ở Nam Mỹ, nơi mà tất cả quái vật đã thành công, rằng không có một tương lai tử tế cho hành tinh này nếu không thừa nhận và thấu hiểu quá khứ. 

Sau khi “tha thứ cho phương Tây”, một số quốc gia Đông Nam Á đã ngay lập tức bị buộc phải đối đầu với Trung Quốc và Nga. 

Khi “được tha thứ”, phương Tây không thèm nhún nhường đón nhận sự độ lượng vĩ đại của nạn nhân. Hành vi đó không thuộc về văn hóa của họ. Trái lại, họ coi sự tốt bụng là yếu đuối và ngay lập tức lợi dụng điều đó. 

Bằng cách tha thứ cho phương Tây, bằng cách “lãng quên” tội ác của phương Tây, Đông Nam Á thực sự không làm điều gì tích cực. Họ chỉ lừa dối các nạn nhân có cùng cảnh ngộ với họ, trên khắp thế giới.

Họ cũng thực dụng và ích kỷ khi mong đợi một số phần thưởng. Nhưng phần thưởng không bao giờ đến! Lịch sử đã chứng minh điều đó nhiều lần. Phương Tây muốn mọi thứ. Họ tin rằng họ xứng đáng nhận mọi thứ. Nếu không bị chống lại, họ sẽ cướp bóc đến cùng, đến khi không còn gì nữa – như họ đã làm ở nước Cộng Hòa Dân Chủ Congo, ở Iraq hay Indonesia.

***

Nhà sử học nổi tiếng người Australia và là giáo sư danh dự tại đại học Nagasaki của Nhật Bản, Geoffrey Gunn, đã viết cho tiểu luận này: 

“Hoa Kỳ nắm giữ quyền lực cứng và mềm ngang nhau hay có vẻ như vậy. Qua lại Đông Nam Á trong bốn thập kỷ qua, tôi thừa nhận là đã bị bối rối trước những hồi ức có lựa chọn về dấu ấn của Hoa Kỳ. Như Lào và Campuchia, tại mỗi nước Hoa Kỳ đã ném số lượng bom lớn hơn ném xuống các thành phố của Nhật Bản trong Thế Chiến thứ II, tại đó bom mìn chưa nổ vẫn gây ra thiệt hại nhân mạng mỗi ngày. Trước đây không lâu, tôi hỏi một quan chức cấp cao của chính quyền ở Phnom Penh xem chính quyền Obama có xin lỗi về các tội ác đó không. “Không đời nào,” ông ấy nói, nhưng sau đó ông ấy cũng không siết chặt nắm đấm, dân chúng dường như chỉ là số liệu cơ bản trong lịch sử phía sau những cảm giác chung chung về sự kinh hoàng của quá khứ. Ở Lào vào tháng 12 năm 1975, tôi đã tình cờ ở đó khi những người cách mạng giành lấy đất nước trước cơn thịnh nộ của Hoa Kỳ; việc trưng bày tội ác của Hoa Kỳ – mặc dù chủ yếu là tuyên truyền – đã bị bỏ xó trong các góc của bảo tàng. Cũng như ở Việt Nam, chậm rãi trở thành đối tác chiến lược của Hoa Kỳ, Hoa Kỳ không ăn năn hối lỗi với các nạn nhân của bom đạn, vũ khí hóa học và các tội ác khác. Ở Đông Timor, bị tổng thống Ford và ngoại trưởng Henry Kissinger hiến tế cho các tướng quân Indonesia để đổi lấy các lợi ích của phủ nhận chiến lược, khoảng 30% dân số đã bị xóa sổ, Hoa Kỳ được tha thứ hay ít nhất là xóa bỏ khỏi các tường thuật chính thống. Trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ cấp nhà nước đầu tiên, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã quảng cáo rùm beng về các hợp tác kinh doanh lớn với Hoa Kỳ, một nền kinh tế lớn thứ hai thế giới “bình thường mới” và giờ là đối tác của Hoa Kỳ trong “cuộc chiến chống khủng bố”, như ở Afghanistan. Tốt thôi, vừa mới dạy lịch sử ở trường đại học của Trung Quốc, tôi có thể nói thêm rằng lịch sử không quan trọng ở Trung Quốc nhưng Nhật Bản là dẫn chứng quá đủ rõ ràng.” 

***

“Trung Quốc thường coi việc chống lại chủ nghĩa đế quốc, thực dân và tân thực dân phương Tây là lời hiệu triệu chủ chốt trong chính sách đối ngoại, Geoff thở dài, khi chúng tôi ngắm nhìn cái vịnh của thành phố quê hương ông – Nagasaki. “Giờ chỉ có tội ác của Nhật Bản là được nhớ tới ở Bắc Kinh.”

Nhưng quay trở lại Đông Nam Á …

Tất cả đều bị lãng quên và được tha thứ, lý do “tại sao” là rất rõ ràng, đơn giản. Họ được trả tiền để lãng quên! “Sự tha thứ” được tài trợ; nó đảm bảo “các học bổng”, một trong những cách các nước phương Tây phổ biến sự tha hóa của họ tại các nước chư hầu và tại các nước họ muốn lôi kéo vào quỹ đạo của họ. 

Tầng lớp thượng lưu với những căn nhà xa hoa, du lịch nước ngoài, trẻ em tại trường học ngoại quốc, tất cả gắn liền với sự tha thứ.

Nhưng khi anh đến vùng nông thôn, nơi mà đa số người dân Đông Nam Á vẫn sống. Mọi chuyện rất khác. Mọi chuyện ở đó khiến anh rùng mình.

Trước khi rời khỏi Lào, tôi ngồi bên chiếc bàn ngoài trời ở làng Nam Bak, cách Luang Prabang khoảng 100 km. Bà Nang Oen kể cho tôi nghe câu chuyện về vụ ném bom trải thảm của Hoa Kỳ và ông Un Kham chỉ cho tôi những vết thương trên người: 

“Ngay cả ở đây, ở Nam Bak, chúng tôi có nhiều hố bom ở khắp nơi, nhưng giờ chúng đã bị các cánh đồng lúa và nhà cửa che phủ. Vào năm 1968, nhà của bố mẹ tôi bị trúng bom… Tôi nghĩ rằng họ đã ném bom 500 bảng vào đó. Cuộc sống thật là khổng thể chịu nổi trong chiến tranh. Chúng tôi phải ngủ trên cánh đồng hoặc trong hang. Chúng tôi luôn phải di chuyển. Nhiều người đã bị đói khi chúng tôi không thể thu hoạch mùa màng.”

Tôi hỏi bà Nang Oen về người Mỹ. Bà có quên, tha thứ không?

“Tôi cảm thấy thế nào về họ? Thực sự tôi không biết nói gì. Sau tất cả những năm tháng đó, tôi vẫn không thể nói lên lời. Họ giết sạch mọi thứ, kể cả gà. Tôi biết rằng họ vẫn đang làm chuyện tương tự khắp thế giới…”

Bà tạm ngừng, nhìn về phía chân trời. 

“Đôi khi tôi nhớ những gì đã xảy ra với chúng tôi… Đôi khi tôi quên”. Bà nhún vai. “Nhưng khi tôi quên thì đó chỉ là trong chốc lát. Chúng tôi không nhận được bất cứ sự bồi thường nào, thậm chí lời xin lỗi cũng không. Tôi không thể làm được gì. Đôi khi tôi thức giấc vào nửa đêm và khóc.”

Tôi lắng nghe bà và hiểu, sau nhiều thập kỷ làm việc ở phần này của thế giới: đối với nhân dân Lào, Việt Nam, Campuchia và Đông Timor, không có gì bị lãng quên và không có gì được tha thứ. Sẽ không bao giờ!

Andre Vltchek is a philosopher, novelist, filmmaker and investigative journalist. He covered wars and conflicts in dozens of countries. His latest books are: “Exposing Lies Of The Empire” and “Fighting Against Western Imperialism”.Discussion with Noam Chomsky: On Western Terrorism. Point of No Return is his critically acclaimed political novel. Oceania – a book on Western imperialism in the South Pacific. His provocative book about Indonesia: “Indonesia – The Archipelago of Fear”. Andre is making films for teleSUR and Press TV. After living for many years in Latin America and Oceania, Vltchek presently resides and works in East Asia and the Middle East. He can be reached through his website or his Twitter.

Tuesday, September 29, 2015

Cách thức Starbucks và Subway bóc lột nhân viên cũng như những nhà cung cấp

BENOÎT BRÉVILLE viết về cuộc đấu tranh của người lao động với chủ các doanh nghiệp đồ ăn nhanh đa quốc gia, trong "The Frappuchino Society: How Starbucks and Subway Exploit Their Staff and Suppliers to Feed Coporate Profits", bức tranh được thể hiện rất đa dạng, nếu như Subway móc túi những người mua nhượng quyền thì Starbucks tìm cách khai thác tối đa nhân công giá rẻ. Nhưng con đường nào thì gánh nặng cũng đổ lên đầu những người lao động phải làm việc với đồng lương tối thiểu và bị ngăn cản tổ chức công đoàn nhằm bảo vệ quyền lợi bản thân bằng đủ mọi cách. 

Xã hội Frappuchino: Cách thức Starbucks và Subway bóc lột nhân viên cũng như những nhà cung cấp để nuôi dưỡng lợi nhuận của doanh nghiệp

Quán sandwich của Subway ở Porte d’Orléans của Paris, bị kẹp chặt giữa một ngân hàng và một cửa hiệu thời trang, chật cứng người khi tôi đến đó vào một ngày tháng bảy, có thể là mười người đang xếp hàng, một người đàn ông đang đói, một nhóm thiếu niên, một bà mẹ với trẻ nhỏ. Một phụ nữ trẻ yêu cầu chiếc Sub30 (bánh sandwich dài 30 cm) với thịt gà tây, pho mát, cà chua, dưa chuột bao tử và nước sốt thị nướng; người bạn của cô lựa chọn Subway Melt, một loại đặc biệt của thương hiệu. Mọi người xử lý xong bữa ăn trong vòng 15 phút, không hề có chút níu kéo nào: cửa hàng với ánh sáng đèn neon ngột ngạt trong thời tiết nóng và tiếng ầm ĩ của nhạc techno. 

Nằm dọc theo đại lộ Général-Leclerc là Buffalo Grill, một quán Subway khác, một quán McDonald’s và một Burger King, trước khi bạn nhìn thấy những cánh cửa sổ khổng lồ và biểu tượng nàng tiên cá của Starbucks, hơn hai hành lang có điều hòa nhiệt độ ở góc phố d’Alésia. Tương phản với Subway – những bức tường được sơn màu trầm, nhạc jazz, bàn và ghế sofa chào đón bạn, có các ổ cắm điện cho laptop: mọi thứ đều mời gọi khách hàng ở lại đến chừng nào họ thích. Một phần ba khách hàng gọi đồ bằng tiếng Anh khi tôi ở đó, hầu như mọi người đều mặc quần áo đắt tiền. Trong khi bánh sandwich của Subway có giá thấp hơn 3 Euro (3,30 dollar) thì một lý Frappuchino của Starbucks có giá hơn 5 Euro (5,50 dollar).

Với mạng lưới Hoa Kỳ và các cơ sở đã được thiết lập trong thị trường ăn nhanh toàn cầu, Subway đến Pháp vào năm 2001 và Starbucks vào năm 2004. Không giống như Burger King đa quốc gia, đăng ký trên sàn chứng khoán, với nhượng quyền nằm trong tay các trung gian lớn (1), Subway là một mạng lưới những người kinh doanh nhỏ (“Gia đình Subway”), xuất hiện gần gũi với người lao động và ủng hộ các dự án cộng đồng. Không giống như McDonald và Gà Rán Kentucky (KFC), với thực phẩm giàu chất béo, Subway khẳng định cung cấp sản phẩm “lành mạnh”.

Starbucks muốn được nhìn nhận là upmarket và có trách nhiệm, khẳng định về sự tươi mới của bánh sandwich, bánh ngọt và nước trái cây, kỹ năng của người rang xay café. Họ kiêu hãnh về thương mại cà phê công bằng và quản lý nhân viên tốt. Theo điều lệ công ty, nhân viên là “đối tác”: “Đây không phải chỉ là công việc mà còn là sự đam mê của chúng ta. Chúng ta cùng nhau kết hợp tính đa dạng để tạo ra một nơi mà mỗi người trong chúng ta có thể là chính mình. Chúng ta luôn đối xử với nhau đầy tôn trọng và tự trọng. Mỗi người trong chúng ta đều duy trì tiêu chuẩn đó,” CEO Howard Schultz của Starbucks tuyên bố (2). Ông ta chịu trách nhiệm về 21.000 quán Starbucks ở 60 nước, với lực lượng lao động hơn 200.000 người. 

Sau khi có một sự nghiệp thành công tại Xerox và Hammarplast của Hoa Kỳ, Schultz mua lại Starbucks vào năm 1987 với giá 4 triệu dollar, khi đó mới chỉ là một chuỗi quán địa phương ở Seattle do hai người yêu cà phê tạo ra. Kể từ đó, thông qua sách và truyền thông, ông ấy đã xây dựng lên huyền thoại của Starbucks. Ông không để lỡ cơ hội nào để thể hiện sự ủng hộ với những yếu tố tiến bộ: chính sách chăm sóc y tế của tổng thống Obama, kết hôn đồng giới, cấm mang súng. Vào tháng 6 năm ngoái, Schultz, ăn vận thoải mái, xuất hiện trên chương trình Daily Show của Stewart tại Trung Tâm Hài Kịch. “Hôm nay, chúng ta được biết rằng Starbucks sẽ trở thành công ty Hoa Kỳ đầu tiên cung cấp chương trình đại học miễn phí cho tất cả nhân viên của họ,” ông nói với các khán giả đang hài lòng. Chỉ có những nhân viên làm việc nhiều hơn 20h/tuần mới được cung cấp, và cũng chỉ là các khóa học trực tuyến, nhưng thông báo kiểu này đã giúp Schultz đạt vị trí 17 trong danh sách “50 lãnh đạo vĩ đại nhất thế giới” của tạp chí Fortune. 

Nhiều quán nhất 

Người đồng cấp của ông ta ở Subway, Friedrick DeLuca, cũng là một sự ưa thích của truyền thông Hoa Kỳ, như là một người tự lực. Vào năm 1965, ở tuổi 17, ông mở nhà hàng đầu tiên ở Connecticut với 1.000 dollar vay từ bạn của bố, tiến sĩ Peter Buck, người hiện vẫn đồng sở hữu thương hiệu. Công thức – bán sandwich tươi sẵn sàng chờ gọi món – hầu như có hiệu quả tức thời. Vào năm 1974, DeLuca và Buck có 16 quán tại Hoa Kỳ và lập chuỗi nhượng quyền.

Kể từ đó, Subway, với 44.000 quán ở 105 nước, đã vượt qua McDonald như là chuỗi đồ ăn nhanh với số lượng quán lớn nhất, mặc dù McDonald’s có doanh thu cao hơn. DeLuca, cái đầu của mạng lưới những người kinh doanh nhỏ, bảo vệ om sòm “gia đình” của ông ta và chỉ trích các luật lệ làm tổn hại kinh doanh nhỏ. Môi trường của những người kinh doanh Hoa Kỳ đã “ngày càng trở nên tồi tệ hơn bởi vì ngày càng có nhiều luật lệ hơn,” ông ta nói vào năm 2013. “Thật là khó khăn để kinh doanh, nhất là kinh doanh nhỏ … Nếu tôi bắt đầu Subway vào ngày nay, Subway sẽ không tồn tại.” Ông ta chống lại Obamacare (“mối lo ngại nhất của những người mua nhượng quyền”), thuế thu nhập và mọi sự gia tăng lương tối thiểu (“điều đó sẽ khiến những người mua nhượng quyền phải tăng giá”). DeLuca là một phần của “sự sùng bái người kinh doanh Mỹ”, cá nhân đặc trưng kêu gọi chủ nghĩa không tưởng tư bản chủ nghĩa (3), theo lời Charles Wright Mill. 

Để phát triển ở Hoa Kỳ và sau đó là thế giới, Subway tạo ra một mô hình hấp dẫn. Chi phí nhượng quyền ban đầu rất thấp: 11.000 dollar (10.000 Euro) ở Pháp, 15.000 dollar ở Hoa Kỳ, bằng một phần ba so với phí của các đối thủ cạnh tranh. Mở một quán không cần phải đầu tư nhiều: 220.000 dollar với 88.000 dollar là tài sản cố định. Không cần có chảo rán, bếp lớn, máy làm đá hay máy soft drink; chỉ là lò nướng, một quầy để bày thực phẩm và một tủ mát cho đồ uống. Những người mua nhượng quyền, những người gánh chịu toàn bộ rủi ro của thất bại, trả cho Subway 12,5% tổng doanh thu (so với 11% của KFC và Pizza Hut hay 7% của Pomme de Pain và Planet Sushi). Trụ sở gom doanh thu, đảm bảo marketing và gửi các thanh tra đi kiểm tra xem các quán có chấp hành các quy định của họ không: 13 bước rã đông và nướng bánh mì, trang trí, đồ gỗ, các quy định vệ sinh, chính sách giá cả. “Họ quyết định và chúng tôi thi hành,” một người mua nhượng quyền Đan Mạch nói. “Nếu chúng tôi thay đổi thứ gì đó mà không báo với đại diện của Subway, chúng tôi sẽ gặp rắc rối,” một người khác nói với tôi (4). 

Những người đệ đơn mua nhượng quyền không cần phải có kinh nghiệm hay bằng cấp. Do Subway có ít thấp bại nên có nhiều người kinh doanh mới tích cực đăng ký. Vào năm 1988, nhà kinh tế học Dean Sager mô tả Subway là “vấn đề lớn nhất trong nhượng quyền … một trong những ví dụ chủ chốt về lạm dụng [nhượng quyền] mà bạn biết tới.” Trang blog-franchise.fr của Pháp viết vào năm 2013: “Đa số những người mua nhượng quyền sống sót bằng sự nô lệ hàng ngày.”

Có vẻ như là do một điều khoản về giữ bí mật, hầu hết những người mua nhượng quyền từ chối nói về hợp đồng của họ. Một chủ quán ở khu vực Lille đồng ý phát biểu nặc danh: “Subway mốn mở nhà hàng ở mọi nơi và không thực sự có phân tích thị trường. Đôi khi anh thấy có ba quán Subway cạnh tranh với nhau trong phạm vi 500 m. Để tồn tại, nhiều người đã phải mở vài quán.” (Điều này khớp với dữ liệu của Observatoire de la Franchise, cho thấy 70% quán Subway mới ở Pháp được những người mua nhượng quyền cũ mở). Ông phàn nàn về yêu cầu trung thành của Subway: “Anh phải trả tiền cho họ hàng tuần, ngay cả khi công việc kinh doanh xấu. Rất dễ để nợ nần, nhất là khi anh phải ký hợp đồng với các nhà cung cấp chính thức của thương hiệu và không thể điều chỉnh giá cả.”

Phá sản thường xuyên 

Tôi hỏi một người quản lý phát triển khu vực của Subway về vấn đề của những người mua nhượng quyền, anh ta giới thiệu tôi với đại diện quan hệ công chúng, hãng McKenna Townsend của Anh Quốc, khẳng định rằng ngoại trừ một số trường hợp nhỏ đơn lẻ thì những người mua nhượng quyền rất hạnh phúc. Mặc dù vậy phá sản là thường xuyên. Theo tạp chí Capital, từ năm 2008 đến năm 2010, 45% cửa hàng Subway ở Pháp đã đổi chủ. 

Sức ép lên những người quản lý quán được chuyển sang nhân viên của họ. Theo điều tra của CNN, sử dụng dữ liệu của Bộ Lao Động Hoa Kỳ, các quán ở Hoa Kỳ có 17.000 vi phạm luật lao động trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2013: làm thêm giờ không trả tiền, giữ tiền lương trái luật khi ngân quỹ thâm hụt, sa thải bất công. DeLuca lên án những người mua nhượng quyền, nói rằng đó là những trường hợp “vi phạm ở cấp độ quán … ba hay bốn năm trước đây, chúng tôi đã hợp tác chặt chẽ với Bộ Lao động để hướng dẫn cho các đối tác của chúng tôi về những điều đúng đắn cần phải làm.” Người lao động của Subway có ít sựa lựa chọn để chống lại chủ của họ: “Họ là những người kinh doanh rất nhỏ với vài lao động, hầu như không thể lập công đoàn được,” Olivier Guivarch nói, ông là người chịu trách nhiệm về lĩnh vực khách sạn, du lịch và nhà hàng tại Liên Đoàn Lao Động Dân Chủ Pháp (CFDT). “Ở Pháp, [người lao động của Subway] không có hội đồng người lao động, đại diện công đoàn hay các thể chế đại diện khác. Rất dễ để thành lập ở các công ty thống nhất như Starbucks.”

Starbucks tự điều hành các cửa hàng, để duy trì tiêu chuẩn của thương hiệu và có thể lựa chọn địa điểm một cách cẩn trọng (5). Subway, với chiến lược phát triển đầy may rủi, mở các nhà hàng không phân biệt; Starbucks tiến từ thành phố này qua thành phố khác, tập trung vào các vị trí có dòng người tốt – các phố chính, trung tâm thương mại, quận kinh doanh, trung tâm thành phố lịch sử, nhà ga và sân bay – đủ bão hòa để ngăn cản sự cạnh tranh. Họ đã thành công trong việc đứng vững ở những quốc gia hầu như không có văn hóa cà phê trước đó, như Trung Quốc (có 1.300 quán vào năm 2014).

Địa điểm được lựa chọn phù hợp với thị trường mục tiêu và hình ảnh của doanh nghiệp. Như Paula Mathieu, một chuyên gia hùng biện đã cho biết, đây là một câu chuyện hướng tới kịch bản hóa “trải nghiệm Starbucks” (6). Theo Schultz, điều này “được quy định bởi những gì chúng ta đã đặc trưng hóa trong một thời gian dài khi Starbucks thực sự trở thành “nơi thứ ba” bên cạnh nhà và nơi làm việc – một sự mở rộng cửa trước hay văn phòng của mọi người.” Nhân viên pha chế được khuyến khích làm cho khách hàng cảm thấy đặc biệt bằng cách tán gẫu với họ, sử dụng tên thân mật và nói về sự bất bình đẳng kinh khủng ở Hoa Kỳ (mục tiêu của chiến dịch Cùng Chạy Đua mà Starbucks phát động vào tháng 3 vừa qua) hay các kỹ thuật rang cà phê.

Khách hàng của Starbucks được kỳ vọng sẽ nhận được nhiều hơn là đồ uống đơn giản, đồng nhất từ Dubai tới Rio de Janeiro – điều đó có nghĩa là trải nghiệm ăn uống. Việc sử dụng tên Italia (latte, macchiato, Frappuchino), quy định về việc nhân viên pha chế phải vứt bỏ mọi ly expresso không được pha trộn sau 10 giây bởi vì chúng đã mất hương vị, các tờ rơi quảng cáo (“Mỗi hạt cà phê đòi hỏi một sự cân bằng độc nhất về nhiệt độ và thời gian để đạt được đỉnh cao về hương thơm, độ chua, hàm lượng và mùi vị”), thúc đẩy ý tưởng rằng sản phẩm, cân bằng một cách thông minh giữa các nguyên lý khoa học và đam mê, chỉ có thể được thừa nhận bởi những người sáng suốt. Đây là cách mà Starbucks tác động tới khách hàng tương tự trên khắp thế giới: các sinh viên giàu có, người có chuyên môn, khách du lịch và chuyên gia, những người coi Starbucks là nơi tạm trú quen thuộc và là điểm đến đặc biệt mà họ có thể thực hành khẩu vị tốt của họ. “Chúng ta tạo ra công việc cho những người sành cà phê,” Schultz khoa trương. 

DeLuca khẳng định phải sáng tạo kinh doanh đồ ăn nhanh lành mạnh. Vào năm 1998, Jared Folge, một người Mỹ 21 tuổi nặng 192kg, ăn theo kiểu bất thường: trong một năm, anh ta chỉ ăn bánh sandwich Subway – gà tây vào bữa trưa và rau vào bữa tối, không ăn phó mát và mayonnaise. Anh ta giảm được hơn 110 kg. Tạp chí Men’s Health đăng sự kiện này lên trang nhất như là “Ăn kiêng Subway”. Subway phất lên. Vào năm 2002, họ đưa ra khẩu hiệu “Ăn tươi” và đổi biểu tượng của họ sang màu xanh giống như dấu hiệu của “tính tự nhiên”. Để gia tăng độ tin cậy, họ thành lập quan hệ đối tác với Đại Học về Bệnh Tim Hoa Kỳ và Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ. Folge trở thành xiềng xích của Ronald McDonald, gã Subway. Anh ta xuất hiện tại hơn 300 quảng cáo của Subway, mỗi quảng cáo anh ta nhận được 15 triệu dollar. Michelle Obama cảm ơn Subway vì đã khiến “trẻ em thích ăn rau” (7). 

Bằng cách thể hiện bản thân đó, Subway tập trung vào thị trường nhận thức về sức khỏe và mở ra các thị trường gần với các đối thủ cạnh tranh cung cấp đồ ăn chiên của họ, trong đó có bệnh viện, trường trung học và trường đại học. Việc sơn xanh đó mang lại lợi nhuận: từ năm 1998 đến 2011, theo tờ USA Today, doanh số của Subway Hoa Kỳ tăng từ 3,1 tỷ dollar lên 11,5 tỷ dollar. 

Nhưng đồ ăn không “lành mạnh”, “tự nhiên” hay “tươi” chỉ bởi vì chúng thô. Rau củ của Subway không có vị, được quanh năm trong nhà kính quá nóng, được hái khi còn non (hoặc vẫn xanh) để đủ thời gian vận chuyển. Một dấu bảng ghi chú ở quầy khuyến cáo thịt cắt lát, gà tây và thịt bê không được khuyến khích cho những người dị ứng với sữa và đậu tương – thịt đến từ các xưởng mà động vật chỉ là vật liệu được kết hợp và chuyển hóa với nước, muối, đường, chất ổn định. Ở Hoa Kỳ, Subway được cung cấp bởi người khổng lồ West Liberty Foods, cũng là nhà cung cấp cho các cửa hàng lớn của Walmart và Costco. Vào tháng 6 vừa qua, Subway bị cáo buộc sử dụng thuốc kháng sinh quá mức cho động vật của họ (8). 

Họ có bánh sandwich tương đối lành mạnh nhưng hầu hết khách hàng thêm nước sốt và pho mát, bên cạnh đó gọi thêm đồ chiên và soft drinks. Sự kết hợp được khuyến khích của chuỗi có lượng ca lo rất cao: loại bánh sandwich dẫn đầu như Big Philly Cheesesteak và Meatballs Marinara cỡ 30 cm chứa 1.000 và 750 calo, so với 540 ca lo của Big Mac.

“Kinh doanh có đạo đức”

Sự định vị của Starbucks trên phương diện kinh doanh có đạo đức cũng đột ngột như hiện tượng Folge. Vào năm 1999, hội nghị thượng đỉnh của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới được tổ chức ở Seattle, kéo theo các cuộc biểu tình chống toàn cầu hóa khắp thành phố. Các quán Starbucks trở thành mục tiêu bởi vì họ xuất khẩu phong cách sống Mỹ đồng thời bóc lột các nông dân ở phương Nam. Schultz và các nhà chiến lược khác của ông ta lo lắng vì họ trở thành một biểu tượng của chủ nghĩa đế quốc giống như McDonald’s và Nike, họ phát động một chiến dịch cải thiện hình ảnh doanh nghiệp. Vào năm 2000, Starbucks ký hợp tác với TransFair Hoa Kỳ, một tổ chức thúc đẩy thương mại công bằng. Vào năm 2004, họ thiết lập nhãn hiệu đạo đức riêng, cam kết mua cà phê cao hơn 20-30% so với giá thị trường và đặt mức sàn cho giá mua cà phê nữa khi giá thị trường giảm mạnh. Họ cũng cải thiện phúc lợi của người lao động: ở Hoa Kỳ, người lao động có thể nhận được bảo hiểm y tế (nếu họ làm việc nhiều hơn 20 giờ/tuần), mua cổ phần được giảm giá (sau một năm làm việc) và mang về nhà một túi cà phê miễn phí mỗi tuần. 

Nhưng chính sách toàn cầu của Starbucks lại rất khắc nghiệt với các nhà cung cấp và nhân viên. Từ năm 1991 đến 2013, doanh số cà phê toàn cầu tăng 30 tỷ lên 70 tỷ dollar, nhưng phần thuộc về nhà sản xuất giảm từ 40% xuống 10% (9). Starbucks đóng góp vào sự thay đổi này. Họ có những người vận động chính sách ở Washington từ năm 2004, chống lại hàng rào hải quan thấp đối với các nước cung cấp cho họ (10). Vào năm 2006-7, họ đưa Ethiopia ra tòa án Hoa Kỳ để ngăn cản quốc gia này cấp nhãn hiệu thương mại cho ba khu vực trồng cà phê. Nhằm tránh phải trả thuế lợi nhuận ở những nước mà họ hoạt động, Starbucks chuyển tiền tới các thiên đường thuế thông qua một công ty ở Thụy Sĩ (11). Trong vai trò một thành viên của Hiệp Hội Các Nhà Chế Biến Tạp Hóa đầy thế lực, cùng với Nestlé, Kraft Foods, Proctor & Gamble, họ khuyến khích tự do thương mại. Họ hành động giống như tất cả các doanh nghiệp đa quốc gia khác trong lĩnh vực nông nghiệp.

Nhân viên pha chế, cũng giống như “nghệ sĩ sandwich” của Subway, phải nhận đặt hàng, khuyến khích khách hàng chi tiêu nhiều hơn, chuẩn bị đồ uống, vận hành quầy, lau dọn bàn và nhà vệ sinh, đổ thùng rác, rửa cốc chén và cười, để nhận lương chỉ vừa đủ cao hơn mức tối thiểu, bao gồm cả tiền tip.

Ở Starbucks, nhân viên là có thể trao đổi được. “Nếu một quán khác cần thêm người, hoặc nếu chúng tôi dư người, người quản lý quán có thể nói anh đi đến đó và giúp họ,” một nhân viên pha chế ở Paris nói. “Trong hợp đồng của chúng tôi có điều khoản về sự linh hoạt: họ có thể yêu cầu anh thay đổi thường xuyên giữa các quán và nhân viên toàn thời gian không có quyền từ chối.” Để theo dõi “các đối tác” – mang tính đạo đức – Starbucks sử dụng một hệ thống được gọi là Tiếng Nói của Khách Hàng: “Trong ba hay bốn tháng qua, [sau] một lượng gọi đồ nhất định sẽ có một tờ thứ hai được in kèm theo với hóa đơn của quầy, yêu cầu khách hàng điền vào một khảo sát trực tuyến để cung cấp phản hồi về trải nghiệm của họ. Khách hàng có cơ hội giành được phần thưởng tương đương với một ly latte lớn mỗi ngày trong một tháng.” 

Sức ép ngăn cản người lao động nói về ý kiến của mình là rất mạnh. Vào năm 2005, Daniel Gross, một nhân viên pha chế ở New York muốn thiết lập hiến chương của Công Nhân Công Nghiệp Thế Giới (IWW) tại quán anh làm việc, đã phát biểu với tờ New York Times. Schultz đã ngay lập tức gửi thư điện tử tới tất cả những nhân viên Hoa Kỳ của Starbucks có cùng quan điểm với Gross; Gross bị sa thải vài tháng sau đó (12). Kể từ đó Starbucks phản đối dữ dội việc thành lập công đoàn, hoặc đảm bảo họ sẽ không có rắc rối. Vào năm 2013, những cuộc bầu cử đầu tiên của đại diện nhân viên ở Starbucks Pháp là một thắng lợi của CFDT, nhưng khi tôi cố gắng liên lạc với hai đại diện của họ, một người thì quản lý một quán ở Paris nói không thể liên lạc được trong vài tuần và người kia, một trưởng ca, không muốn nói mà không có sự chấp thuận của quản lý.

Số lượng nhân viên lớn, hoạt động quy mô nhỏ, hệ thống và cấp bậc nhượng quyền khiến cho việc tổ chức người lao động trong lĩnh vực ăn nhanh gặp khó khăn. Vào năm 2014, các đại biểu công đoàn từ hơn 30 nước trên thế giới gặp mặt tại New York để thảo luận về hành động tập thể. Họ liệt kê các kinh nghiệm của công đoàn Unite New Zealand, một trong số ít được thiết lập chắc chắn trong lĩnh vực này. Vào năm 2005, các nhà hoạt động của Unite xông vào Starbucks ở Auckland và kêu gọi các nhân viên pha chế ngừng làm việc (13). Hành động này được lặp lại ở các quán khác, ít nhất là trong sáu tháng, 2.000 người đã đăng ký vào công đoàn, tiếp tục các can thiệp (như làm tắc nghẽn đường dây điện thoại của công ty bằng các cuộc gọi để ngăn cản hệ thống giao hàng). Người khổng lồ đồ ăn nhanh đầu hàng, vào năm 2006 một thỏa thuận tập thể được ký kết. Kể từ đó, hơn 30.000 lao động đã tham gia công đoàn và lương trong lĩnh vực đồ ăn nhanh ở New Zealand đã tăng lên 50%. 

George Miller dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Anh.

Notes.

(1) Người mua nhượng quyền lớn nhất của Burger King, một doanh nghiệp ở bang New York, có hơn 560 nhà hàng. Xem Thomas Frank, “Chi phí thực của bánh burger rẻ tiền”, Le Monde diplomatique, Bản tiếng Anh, tháng 2 năm 2014.

(2) Howard Schultz với Joanne Gordon, Tiến về phía trước: Cách thức Starbucks chiến đấu để sinh tồn mà không đánh mất linh hồn, Rodale Press, New York, 2012.

(3) Charles Wright Mills, Cổ trắng: Tầng lớp trung lưu Hoa Kỳ, Oxford University Press, Oxford và New York, 1951.

(4) Được trích dẫn trong Henrik Antonsson, Lukas Engström và Vytautas Verbus, “Sáng tạo trong nhà hàng bán đồ ăn nhanh: vai trò của các quản lý nhà hàng địa phương”, Jönköping International Business School, 2011.

(5) Để chiếm lĩnh một quốc gia mới, đôi khi Starbucks thiết lập một hợp tác tạm thời với đối tác địa phương: Autogrill ở Bỉ, Sazaby League ở Nhật Bản, Grupo Vips ở Pháp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Sau đó họ sẽ mua lại phần của đối tác. 

(6) Paula Mathieu, “Quyền công dân kinh tế và hùng biện về người sành cà phê” (PDF), Rhetoric Review, vol 18, no 1, mùa thu năm 1999.


(8) Thư ngỏ gửi Frederick DeLuca của 60 hiệp hội về sức khỏe và môi trường, 23 tháng 6 năm 2015.

(9) Kelsey Timmerman, Tôi đang ăn ở đâu? Một chuyến du hành qua kinh tế thực phẩm toàn cầu, Wiley, Hoboken (New Jersey), 2013.

(10) Jeanne Cummings, “Thận trọng, Starbucks đặt vận động chính sách lên thực đơn doanh nghiệp ”, The Wall Street Journal,12 tháng 4 năm 2005.

(11) Tom Bergin, “Báo cáo đặc biệt: Cách thức Starbucks trốn thuế ở Anh Quốc”, Reuters, 15 tháng 10 năm 2012.

(12) “Ủy Ban Quan Hệ Lao Động Quốc Gia v Starbucks Corporation”, United States Court of Appeals, Second Circuit, New York, 27 tháng 4 năm 2011.

(13) Erik Forman, “Trả lương đáng kinh ngạc ở New Zealand”, Labor Notes, no 407, Detroit, tháng 2 năm 2013.

This article appears in the excellent Le Monde Diplomatique, whose English language edition can be found at mondediplo.com. This full text appears by agreement with Le Monde Diplomatique. CounterPunch features two or three articles from LMD every month.

More articles by: BENOÎT BRÉVILLE

Sunday, September 27, 2015

Mười lý do để chống lại triều đình Saudi

Noam Chomsky đã từng nói rằng nếu chính quyền của một nước tích cực bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản và nhà đầu tư Hoa Kỳ thì bất kể họ làm gì, chặt đầu bao nhiêu người, bỏ tù bao nhiêu dân chúng, thủ tiêu mọi quyền căn bản, họ vẫn sẽ là tấm gương sáng láng về tự do, dân chủ và nhân quyền, là đồng minh thân cận của chính quyền Hoa Kỳ. Trường hợp điển hình chính là Saudia Arabia, một hóa thạch sống của triều đình phong kiến còn tồn tại trong thế giới hiện đại. Nó sẽ vẫn còn tồn tại chừng nào nó còn có ích cho Hoa Kỳ, nhưng cũng sẽ thật ảo tưởng khi cho rằng Hoa Kỳ sẽ thay đổi nó theo hướng tiến bộ hơn. Không, chỉ có người lao động Saudi mới có thể làm được điều đó. Dưới đây là bản dịch bài viết "Ten Reasons to Oppose the Saudi Monarchy" của nữ tác giả Medea Benjamin.

Hình minh họa: Hoa Kỳ và Saudi vui vẻ với thanh kiếm
Nguồn: Internet
Mười lý do để chống lại triều đình Saudi

Trong cuộc thảo luận về thỏa thuận hạt nhân của Iran, thật lạ lùng khi các chính khách Hoa Kỳ lên án dữ dội việc vi phạm nhân quyền của Iran nhưng lại im lặng về những vi phạm tồi tệ của đồng minh thân cận Saudi Arabia. Không chỉ sự áp bức của chính quyền Saudi ở trong và ngoài nước, mà vũ khí và sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với chính quyền này cũng khiến người dân Mỹ trở thành đồng lõa. Hãy cùng xem xét chế độ được chính quyền Hoa Kỳ coi là người bạn thân.

1. Saudia Arabia được cai trị bằng chế độ quân chủ chuyên chế với một bộ lạc lớn, gia đình Saudi, ngai vàng được chuyển giao từ vua này sang vua khác. Nội các là do nhà vua chỉ định, các chính sách của họ phải được phê chuẩn bằng quyết định của hoàng gia. Các đảng chính trị bị cấm và không có các cuộc bầu cử quốc gia.

2. Phê phán triều đình, hay bảo vệ nhân quyền, đều có thể phải nhận nhiều hình phạt tàn bạo cùng với án tù. Ali al-Nimr bị theo dõi và bắt giữ ở tuổi 17 vì phản đối sự tham nhũng của chính quyền, cậu bị tuyên án chặt đầu và phơi thây. Raif Badawi bị kết án 10 năm tù và 1.000 roi vì viết blog mà chính quyền cho rằng phê phán sự cai trị của họ. Waleed Abulkhair bị kết án 15 năm tù vì những công việc của ông làm trong vai trò luật sư nhân quyền. Luật mới đánh đồng việc phê phán chính quyền cũng như các hoạt động ôn hòa khác với khủng bố. Chính quyền kiểm soát chặt chẽ báo chí quốc nội, các nhà báo và biên tập viên đã đăng các bài báo có vẻ chống lại thiết chế tôn giáo hoặc nhà cầm quyền đều bị cấm hành nghề. Hơn 400.000 website được coi là phi đạo đức hoặc nhạy cảm chính trị đã bị chặn. Một đạo luật vào tháng 1 năm 2011 yêu cầu mọi blog và website, hoặc bất cứ ai đăng tin tức hay bình luận trực tuyến, đều phải có giấy phép của Bộ Thông Tin nếu không sẽ bị phạt hoặc đóng cửa website.

3. Saudia Arabia có tỷ lệ xử tử cao nhất thế giới, giết hại nhiều người mỗi năm về những tội như ngoại tình, bỏ đạo, sử dụng ma túy và yêu thuật. Chỉ riêng năm nay, chính quyền đã thực hiện hơn 100 vụ chặt đầu, thường xuyên ở các quảng trường công cộng.

4. Phụ nữ Saudi là công dân hạng hai. Cảnh sát tôn giáo thi hành chính sách phân chia giới tính và thường xuyên quấy rầy phụ nữ, sử dụng hình phạt thân thể để thực thi quy định ngặt nghèo về trang phục. Phụ nữ cần được sự chấp thuận của người bảo hộ nam giới để lấy chồng, đi du lịch, học đại học, hoặc xin hộ chiếu, họ bị cấm lái xe. Theo các diễn giải của luật Sharia, con gái nói chung nhận được một nửa thừa kế so với anh em trai, lời khai của một người đàn ông có giá trị bằng hai phụ nữ. 

5. Không có tự do tôn giáo. Đạo Hồi là tôn giáo chính thức, mọi người Saudi đều phải theo Hồi Giáo theo luật định. Chính quyền cấm thực hành công khai bất cứ tôn giáo nào khác Hồi Giáo và cấm các hoạt động tôn giáo của những nhóm Hồi Giáo thiểu số dòng Shiite và Sufi. Mặc dù chính quyền công nhận quyền tín ngưỡng cá nhân của những người không phải Hồi Giáo nhưng họ không tôn trọng những quyền này trong thực tế. Việc xây dựng giáo đường Shiite bị cấm.

6. Saudi xuất khẩu một cách diễn giải cực đoan về Hồi Giáo, chủ nghĩa Wahhabi, khắp toàn cầu. Trong hơn ba thập kỷ qua, Saudi Arabia đã chi 4 tỷ dollar mỗi năm cho các giáo đường, trang phục, giáo sĩ, sinh viên và sách giáo khoa để phổ biến chủ nghĩa Wahhabi cũng như tình cảm bài phương Tây. Hãy đừng quên rằng 15 trong số 19 kẻ điên cuồng tham gia vụ tấn công ngày 11 tháng 9 là người Saudi, cũng giống như Osama bin Laden.

7. Quốc gia này được lao động nước ngoài xây dựng và vận hành, nhưng hơn 6 triệu công nhân nước ngoài hầu như không có sự bảo hộ pháp lý. Đến từ những nước nghèo, nhiều người bị lùa vào vương quốc này với những lời hứa hẹn giả dối và bị buộc phải chịu đựng những điều kiện làm việc và sống nguy hiểm. Lao động nhập cư nữ làm việc nhà ở Saudi thường tố cáo các lạm dụng thân thể, tình dục và tình cảm.

8. Saudi tài trợ cho khủng bố khắp thế giới. Điện tín bị Wikileaks tiết lộ năm 2009 trích dẫn người sau này là Ngoại Trưởng Hillary Clinton nói rằng “Các nhà tài trợ ở Saudi Arabia là nguồn tài trợ đáng kể cho các nhóm khủng bố Sunni trên toàn thế giới …. Có nhiều thứ phải làm hơn kể từ khi Saudi Arabia trở thành nguồn tài trợ tài chính trọng yếu của al-Quaeda, Taliban, Lashkar e-Tayyiba và các nhóm khủ bố khác.” Ở Syria, Saudi ủng hộ các lực lượng phe phái cực đoan nhất và hàng ngàn tình nguyện viên tập hợp theo sự kêu gọi của họ. Trong khi chính quyền Saudi lên án ISIS, nhiều chuyên gia, trong đó có tác giả hàng đầu của Báo Cáo Ủy Ban 9/11 là Bob Graham, tin rằng ISIL là sản phẩm của lý tưởng Saudi, tiền của Saudi và sự hỗ trợ tổ chức của Saudi.

9. Saudi đã sử dụng các cơ quan quân đội quy mô lớn của họ để xâm lược các quốc gia láng giềng và đàn áp phong trào nổi dậy dân chủ. Vào năm 2011, quân đội Saudi (sử dụng xe tăng của Hoa Kỳ) tiến vào quốc gia láng giềng Bahrain và đàn áp dã mang phong trào dân chủ non trẻ của quốc gia này. Vào năm 2015, Saudi can thiệp vào xung đột quốc tế ở Yemen, với chiến dịch ném bom khốc liệt (sử dụng bom chùm và chiến đấu cơ phản lực F-15 do Hoa Kỳ chế tạo) đã giết hại và làm bị thương hàng ngàn thường dân. Cuộc xung đột đã trở thành khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tác động tới 80% dân số Yemen.

10. Saudi hậu thuẫn cho cuộc đảo chính ở Ai Cập đã giết hại hơn 1.000 người và ném hơn 40.00 người bất đồng chính kiến vào những nhà tù dơ dáy. Trong khi các nhà hoạt động nhân quyền trên khắp thế giới lên án chế độ tàn bạo của Al Sisi, chính quyền Saudi đã cung cấp 5 tỷ dollar để ủng hộ thủ lĩnh đảo chính của Ai Cập.

Mối quan hệ thân thiện giữa Hoa Kỳ và Saudi có liên quan đến dầu mỏ, buôn bán vũ khí và sự đối đầu chung với Iran. Nhưng với chủ nghĩa cực đoan đang lan rộng toàn cầu, sự suy giảm nhu cầu về dầu mỏ của Hoa Kỳ, sự tan băng trong mối quan hệ của Hoa Kỳ với Iran, giờ là lúc bắt đầu kêu gọi chính quyền Hoa Kỳ siết chặt những ràng buộc với hoàng gia Saudi.

Medea Benjamin is the co-founder of the peace group CODEPINK and the human right organization Global Exchange. Follow her on twitter at @MedeaBenjamin.