Showing posts with label Đế quốc. Show all posts
Showing posts with label Đế quốc. Show all posts

Thursday, March 17, 2016

Những huyền thoại an ủi: Canada và chiến tranh Việt Nam

Trong bài viết "Những huyền thoại an ủi: Canada và Chiến Tranh Việt Nam", tác giả Yves Engler đã phơi bày sự thật về huyền thoại một cựu thủ tướng Canada chống chiến tranh Việt Nam, mà thực ra ông ta ủng hộ nó. Điều này làm chúng ta liên tưởng đến huyền thoại Ngô Đình Diệm là người theo chủ nghĩa dân tộc và chống lại Hoa Kỳ. Tất nhiên đó là sự dối trá.

Những huyền thoại an ủi: Canada và chiến tranh Việt Nam

Trong khi việc đưa tin về chuyến viếng thăm Washington mới đây của Justin Trudeau vô vị một cách đáng ngạc nhiên trong sự nhấn mạnh vào “sự thân thiết” giữa Obama và thủ tướng Canada, ít nhất nó cũng chính xác (theo nghĩa giới hạn mà truyền thông chính thống đặt ra), ngoại trừ việc chương trình 60 Phút đã nhầm lẫn một cách nực cười bức ảnh ngôi sao Kim Cattral của phim Sex and the City với Margaret Trudeau. Tuy vậy, một nội dung khác đã không bị truyền thông chống lại như là lời nói dối và huyền thoại quốc gia nguy hiểm.

Một số hãng truyền thông đã thảo luận về việc Lester Pearson viếng thăm Lyndon Johnson sau khi ông ta được cho là “có một bài phát biểu lên án sự can dự của Hoa Kỳ ở Việt Nam.” Báo chí Canada đã tường thuật bài phát biểu của cự thủ tướng và cuộc gặp mặt với tổng thống Hoa Kỳ như sau: “’Pearson không bao giờ viếng thăm nữa, sau xung đột nổi tiếng năm 1965. Ông ấy phản đối chiến tranh Việt Nam và Johnson đã tóm lấy ve áo của ông ta rồi nói gằn giọng: “Đừng đến phòng ngủ của tao và đái ra chăn của tao.’”

Phát biểu của Pearson tại đại học Temple ở Philadelphia vào đêm trước khi ông ta gặp Johnson dường như là ví dụ được trích dẫn nhiều nhất về việc lãnh đạo Canada (được cho là) phản đối chủ nghĩa quân phiệt Hoa Kỳ. Ngay cả các tác giả nói chung là quan trọng như Linda McQuaig cũng nhắc đến nó như là “sự đóng góp vào nỗ lực chấm dứt của chiến tranh Hoa Kỳ ở Việt Nam.”

Nhưng đây là điều mà Pearson đã thực sự nói ở Philadelphia: “Chính quyền và đại đa số người dân ở đất nước tôi hoàn toàn ủng hộ chính sách giữ gìn hòa bình và tạo dựng hòa bình của Hoa Kỳ ở Việt Nam.” 

Trong Sự đồng phạm lặng lẽ: Sự can dự của Canada trong Chiến Tranh Việt Nam, Victor Levant đặt phát biểu của Pearson vào bối cảnh chính xác: 

“Trong bài diễn văn ở Temple, thủ tướng không chấp nhận tất cả những điều kiện và hầu hết các kết luận của chính sách Hoa Kỳ. Theo quan điểm của Pearson, nguyên nhân chính gây ra sự gia tăng chiến tranh ở Việt Nam là sự xâm lược của Bắc Việt. Ông ta nói, ‘tình hình này không thể cải thiện được cho đến khi Bắc Việt hiểu rằng sự xâm lược, dưới bất cứ vỏ bọc nào, vì bất kỳ lý do gì, đều không được chấp nhận và sẽ không thể thành công.’ Điều này có tác động rộng lớn, do ‘không có quốc gia nào… có thể cảm thấy an toàn nếu như sự đầu hàng ở Việt Nam dẫn đến sự biện hộ cho xâm lược thông qua lật đổ và chiến tranh giải phóng quốc gia giả tạo.’ Nếu như hòa bình có thể đạt được, điều kiện đầu tiên là ngừng bắn và điều này chỉ diễn ra nếu như Hà Nội thừa nhận những sai lầm trong đường lối của họ: ‘hành động xâm lược của Bắc Việt để mang sự giải phóng cộng sản (có nghĩa là sự cai trị của cộng sản) đến Nam Việt Nam phải chấm dứt, chỉ khi đó thì đàm phán mới có thể diễn ra.’ Hành động quân sự của Hoa Kỳ nhằm mục đích chống lại sự xâm lược của Hà Nội, các biện pháp có đi quá xa, trong đó có việc ném bom miền Bắc, song hoàn toàn chính đáng: ‘các cuộc tấn công trả đũa đối với các mục tiêu quân sự của Bắc Việt, vốn là một sự khiêu khích lớn, nhằm mục đích cho thấy rõ rằng việc duy trì chính sách xâm lược đối với miền nam sẽ trở thành một gánh nặng lớn đối với chế độ miền Bắc. Sau khoảng hai tháng không kích, thông điệp đã được đưa ra rõ ràng và sáng tỏ.’”

Levant viết tiếp:

“Mặt khác, Pearson khẳng định rằng việc tiếp tục ném bom, thay vì làm suy yếu ý chí kháng cự của Hà Nội, có thể dẫn đến tình thế không khoan nhượng. Do đó, ông ta đề xuất một động thái chiến thuật là Hoa Kỳ nên cân nhắc “tạm ngừng” ném bom: ‘có nhiều yếu tố mà tôi không ở vị thế để cân nhắc. Nhưng ở đây ít nhất là việc tạm ngừng không kích Bắc Việt, vào đúng thời điểm, có thể cho nhà cầm quyền Hà Nội một cơ hội. Nếu họ muốn đón nhận cơ hội đó, để tạo ra một số sự linh hoạt cho chính sách của họ mà không có vẻ như là phải làm điều đó dưới sức ép quân sự. Nếu như sự tạm ngừng diễn ra trong một thời gian giới hạn, tỷ lệ đụng độ ở Nam Việt Nam có thể cho thấy cách đo lường chính xác sự hữu dụng và mong muốn tiếp tục. Dĩ nhiên, tôi không đề xuất bất cứ sự nhượng bộ nào về nguyên tắc, hay bất cứ cắt giảm sức kháng cự xâm lược nào ở Nam Việt Nam. Sự kháng cự có thể đòi hỏi gia tăng sức mạnh quân sự được dùng để chống lại và tấn công cộng sản có vũ trang. Tôi chỉ muốn đề xuất rằng một sự tạm ngừng có tính toán và được thông báo trên chiến trường vào đúng lúc có thể tạo điều kiện thuật lợi cho sự phát triển các giải pháp ngoại giao vốn không dễ dàng áp dụng cho vấn đề trong tình thế hiện tại. Ít nhất, điều đó cũng có thể cho thấy sự không khoan nhượng của chính quyền Bắc Việt.’” 

Hãy tiếp tục phân tích lập trường “chống chiến tranh” của Pearson. Khoảng 3 triệu người Việt Nam đã chết trong chiến tranh của Hoa Kỳ ở Đông Dương, với khoảng 100.000 người chết khi Hoa Kỳ ném bom miền Bắc. Đánh giá phát biểu của Pearson ở Temple theo các khái niệm hời hợt nhất, sự phản đối ném bom miền Bắc là lời kêu gọi chấm dứt 3,3% số người chết.

Khi Pearson gặp Johnson vào ngày kế tiếp, tổng thống đang phát khùng vì các quan chức lập chính sách đối ngoại cao cấp đã tranh luận về việc tạm ngừng ném bom Bắc Việt (điều sẽ diễn ra một tháng sau đó và khi Washington tái khởi động chiến dịch ném bom thì Pearson lại công khai bảo vệ nó). Bằng phát biểu của mình, Pearson đã đứng về phía các đối thủ của Johnson trong chính quyền Hoa Kỳ sau khi Johnson ra lệnh ném bom. Theo các tài liệu nội bộ của chính quyền được tiết lộ trong Hồ Sơ Lầu Năm Góc, vào tháng 5 năm 1964, Pearson đã đồng ý với yêu cầu của Johnson về việc có các thanh sát viên Canada trong Ủy Ban Kiểm Soát Quốc Tế, vốn được coi là để giám sát việc triển khai Hiệp Định Geneva và thống nhất hòa bình Việt Nam, để chuyển thông điệp đe dọa ném bom của Hoa Kỳ cho các lãnh đạo Bắc Việt. Khi làm điều đó, chủ nhân giải Nobel Hòa Bình của Canada đã tiếp tay cho tội ác chiến tranh nghiêm trọng. 

Câu chuyện về việc Johnson phản đối Pearson vào ngày kế tiếp chỉ được phơi bày một thập kỷ sau đó, khi hành động của Hoa Kỳ ở Việt Nam đã hoàn toàn tai tiếng. Vào năm 1974, cựu đại sứ Canada ở Washington Charles Ritchie viết, “tổng thống bước về phía ông ta và nắm lấy ve áo khoác của ông ta, đồng thời đưa tay kia lên trời.” Ritchie tường thuật Johnson đã nói: “Mày đừng có đến đây và đái ra chăn của tao.”

Trong khi mô tả của vị đại sứ hầu như là một sự cường điệu, các nhà bình luận sau đó đã tô vẽ cho lời kể của Ritchie. Một người nói Johnson “tóm lấy ve áo khoác của Pearson và lắc ông ta rất mạnh.”

Dĩ nhiên là một câu chuyện giải trí nhưng không phải là sự thật, cũng như việc nói rằng Lester Pearson phản đối chiến tranh là sự dối trá.

Trong khi đối với những người tạo ra huyền thoại quốc gia logic và sự kiện không cần phù hợp thì điều quan trọng là chúng ta hiểu thực tế của quá khứ nếu như chúng ta muốn xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn.

Yves Engler là tác giả của cuốn sách The Ugly Canadian: Stephen Harper’s Foreign Policy

Thursday, March 3, 2016

Bảo vệ Philippine: Hãy học Việt Nam!

Trước khi sự kiện Trung Quốc xâm lấn đảo mà Philippine đang chiếm giữ trên quần đảo Trường Sa diễn ra khoảng hơn 1 tháng, tờ Thời Báo Manila đã có đăng bài viết của nhà báo Ricardo Saludo cảnh báo sự phụ thuộc của Philippine vào Mỹ trong vấn đề quốc phòng. Ông cho rằng chiến lược quốc phòng của Philippine cần phải làm ngược lại chiến lược hiện nay, tức là giảm sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ ở Philippine để không khiêu khích Trung Quốc, nhất là sự có mặt của vũ khí hạt nhân, đồng thời gia tăng chi tiêu cho các loại vũ khí phòng thủ mang tính răn đe cao để làm nản lòng Trung Quốc, giống như Việt Nam đã làm. Sự xâm lấn không ngừng của Trung Quốc tại các đảo mà Philippine chiếm giữ, trong đó có nhiều đảo Philippine đã chiếm của Việt Nam từ trước năm 1975, mà Hoa Kỳ hoàn toàn không có động thái can thiệp đã cho thấy sự phá sản của chiến lược trông cậy vào đồng minh lớn. Một lần nữa người Philippine lại nhìn sang bài học độc lập, tự chủ, tự cường của Việt Nam. 

Phần bình luận của độc giả cũng được dịch để bạn đọc có thể biết thêm về dư luận công chúng ở Philippine, điều thú vị là dư luận công chúng ở nước họ cũng có nhiều điểm tương đồng một cách kỳ lạ với dư luận ở Việt Nam.


Ngày 21/1/2016 12:03 chiều 


Philippines có thể có sự bảo vệ bên ngoài mạnh mà không cần có Hiệp Định Hợp Tác Quốc Phòng Nâng Cao (EDCA) gia tăng sự triển khai của quân đội Hoa Kỳ cũng như sự tiếp cận của họ đối với các căn cứ của Philippine? 

Có vài sai lầm trong câu hỏi đó. Ngay cả khi có nhiều thêm quân đội Hoa Kỳ ở Philippine theo hiệp định, họ cũng sẽ không chiến đấu để bảo vệ sự đòi hỏi lãnh thổ của chúng ta, vậy thì tại sao phải viện dẫn đến EDCA? 

Hoa Kỳ đã không bao giờ can thiệp khi Trung Quốc chiếm đá Vành Khăn vào năm 1995 và bãi cạn Cỏ Mây vào năm 2012, tổng tư lệnh Obama đã không có bất cứ phản ứng nào khi sự tranh chấp hàng hải giữa Trung Quốc và Philippine trở nên bạo lực, như các phóng viên của Palace đã hai lần đưa ra câu hỏi vào năm 2014. Ngay cả sự đòi hỏi quy mô lớn của Trung Quốc cũng như việc xây dựng các cơ sở của họ ở Trường Sa, Hoa Kỳ cũng chỉ phản đối bằng miệng và hành động duy nhất đáng để bàn luận là việc tuần tra chung với hải quân Philippine. 

Do đó, EDCA không phải là yếu tố giải quyết vấn đề an ninh bên ngoài tối thượng của quốc gia hiện nay: tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. 

Đối với bản thân quần đảo, không có nguy hiểm tức thời hay trong tương lai gần, ít nhất là trước khi EDCA cho phép thêm các vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ tiến vào quần đảo. Ngay cả khi không có hiệp định mới, theo Hiệp Ước Phòng Thủ Tương Hỗ (MDT) Hoa Kỳ cũng đã cam kết sẽ hành động nếu như lãnh thổ chính hay quân đội của chúng ta bị tấn công.

Nhắc lại: MDT bao quát sự phòng thủ của Hoa Kỳ đối với lãnh thổ chính của Philippine, vốn không đối mặt với nguy cơ xâm lược. Nhưng cả MDT và EDCA đều không cam kết là quân đội Hoa Kỳ sẽ chống lại sự xâm lấn của Trung Quốc tại các đảo đá và bãi cạn mà Philippine đang chiếm giữ.

Làm dịu các nguy cơ

Tốt thôi, chúng ta làm cách nào để gia tăng an ninh quốc gia, có hoặc không có EDCA?

Thứ nhất, giảm nhẹ các nguy cơ. Điều này sẽ gia tăng an ninh quốc gia trước khi gia tăng quốc phòng.

Mối đe dọa an ninh hàng đầu hiện nay và sắp tới, đặc biệt là khi có thêm các lực lượng hạt nhân của Hoa Kỳ được triển khai ở quần đảo, là nguy cơ Trung Quốc sẽ tấn công vào lực lượng Hoa Kỳ có khả năng dùng vũ khí hạt nhân chống lại họ, cùng với các căn cứ và cơ sở hỗ trợ Hoa Kỳ.

Đừng tin bất cứ ai nói rằng Trung Quốc, đối mặt với sự tấn công hạt nhân từ các căn cứ của Hoa Kỳ ở Philippine, sẽ không vô hiệu hóa các lực lượng này, ngay cả khi phải gây thiệt hại liên đới lớn đối với nước ta, ngay cả khi điều đó châm ngòi cho cuộc chiến tranh nhiệt hạch. 

Hồi năm 1962, khi Nga cố đưa các tên lửa vào Cuba sau khi các đầu đạn của Hoa Kỳ được đặt ở Thổ Nhĩ Kỳ, Hoa Kỳ đã sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh tổng lực, tên lửa đạn đạo và máy bay ném bom đều sẵn sàng chiến đấu. May mắn là cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba đã kết thúc sau khi cả Moscow và Washington đều rút tên lửa về. 

Đừng hoài nghi về điều này: Trung Quốc cũng sẽ tham chiến nếu bị đe dọa bằng vũ khí hạt nhân.

Do vậy, bước quan trọng nhất để nâng cao an ninh của Philippine là đảm bảo rằng không có vũ khí hạt nhân được đưa vào lãnh thổ của chúng ta, như hiến pháp đã cấm và phán quyết của tòa án tối cao về EDCA đã lặp lại.

Điều này có nghĩa là thúc ép chính quyền yêu cầu Hoa Kỳ đảm bảo rằng không có tàu chiến hay máy bay nào mang vũ khí hạt nhân tiến vào quần đảo, như bài báo hôm thứ ba đã thúc giục (xem http://www.manilatimes.net/how-to-stop-the-edca/240157/ ).

Nguy cơ đe dọa an ninh số 2, một phần là bị kích động bởi EDCA, là Bắc Kinh gia tăng xây dựng các cơ sơ năng lực quân sự không quân và hải quân trên các đảo tranh chấp ở Trường Sa. Để chống lại nguy cơ này, chúng ta cần thuyết phục Trung Quốc dùng các cơ sở này chủ yếu cho mục đích dân sự và ngừng xây thêm.

Đúng vậy, nhiều người sẽ cười khúc khích. Trên thực tế, đây là điều mà Bắc Kinh muốn và họ có thể sẵn sàng phi quân sự hóa đá Chữ Thập. Để đổi lấy sự cắt giảm triển khai quân đội Hoa Kỳ ở Philippine, người Trung Quốc có thể đồng ý kiềm chế sự gia tăng quân sự của họ trên biển Nam Trung Hoa.

Quân sự hóa phần lớn là để bảo vệ tuyến đường hàng hải sống còn, nơi có 4/5 lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc đi qua. Nếu như sự gia tăng quân sự của Hoa Kỳ ở Philppine được kiềm chế, Trung Quốc sẽ ít có lý do gia tăng triển khai lực lượng của họ ở gần quần đảo.

Bắc Kinh có sẵn sàng cắt giảm hoạt động quân sự ở đá Chữ Thập để đổi lấy sự cắt giảm quân đội Hoa Kỳ ở nước ta?

Tại sao không? Sự lựa chọn của Trung Quốc là việc gia tăng quân sự biển sâu đầy đắt đỏ và bị quốc tế phản đối, có thể kéo dài nhiều năm và tiêu tốn hàng chục tỷ nhân dân tệ để bắt kịp hạm đội 7, với sự hậu thuẫn của 8 căn cứ ở Philippine.

Không có gì là phức tạp đối với Bắc Kinh: biến đá Chữ Thập thành cơ sơ du lịch và hàng hải quốc tế, cắt giảm mạnh quân đội của Hoa Kỳ ở Philippine là tạo điều kiện cho điều đó. 

Thực hiện quyền phòng vệ

Dĩ nhiên, vấn đề của những nỗ lực làm dịu nguy cơ là Trung Quốc có thể tiếp tục xâm lấn và thậm chí coi những sáng kiến hòa giải là dấu hiệu của sự yếu đuối cần khai thác.

Do vậy, bên cạng việc làm dịu nguy cơ, Philippine cần phải tiếp tục gia tăng quốc phòng – nhưng không phải theo cách Hoa Kỳ và các đồng minh khác đang giúp chúng ta thực hiện.

Đất nước này đã chi hơn 30 tỷ pesos vào máy bay huấn luyện của Hàn Quốc, máy bay trực thăng tân trang của Hoa Kỳ và các trang bị khác. Chúng ta cũng nhận được hai tàu cảnh sát biển Hoa Kỳ, tàu tuần tra Nhật Bản và trang bị của Australia.

Tuy vậy, tất cả các trang thiết bị đó sẽ không làm nản lòng Trung Quốc. Trái lại, như các chuyên gia quân sự Hoa Kỳ đã nói, chúng ta cần các vũ khí chống xâm nhập, phong tỏa khu vực (A2AD), làm nản lòng mọi đối thủ tại nơi hệ thống vũ khí A2AD được triển khai. 

Hãy học hỏi Việt Nam: họ mua tàu ngầm và tên lửa diệt hạm. Tàu ngầm đe dọa một khu vực rộng lớn vượt xa vị trí thực tế của chúng, do chúng khó bị phát hiện và có thể ở bất cứ đâu trong phạm vi hoạt động.

Trong khi đó, tên lửa diệt hạm siêu thanh có thể đánh chìm mọi thứ trong tầm bắn. Tầm bắn 300 km của đầu đạn Ấn-Nga BrahMos – đủ để bao quát hầu hết khu vực đặc quyền kinh tế của đất nước. Việt Nam đã có lợi thế khi mua chúng.

Cựu cố vấn an ninh quốc gia và tốt nghiệp học viện hải quân Hoa Kỳ Rolio Golez đã thúc giục triển khai 200 BrahMos, có thể lắp 3 đầu đạn trên một xe tải và di chuyển tới bất cứ đâu, khiến chúng khó bị phát hiện.

Chỉ riêng 200 tên lửa cũng tạo ra một sự răn đe đáng kể, chỉ với khoảng 35 tỷ pesos, bao gồm cả cơ sở hạ tầng hỗ trợ và huấn luyện vận hành. Quốc hội có thể phân bổ một phần tiền thuê mỏ khí đốt Malampaya, hiện giờ khoảng 150 tỷ pesos, cho các tên lửa – một dự án liên quan có đến năng lượng để bảo vệ các nguồn khí đốt và dầu ngoài khơi.

Thay vì EDCA, công thức cho sự phòng thủ bên ngoài của Philippine nên là RT-A2AD. Giảm thiểu các nguy cơ (RT) và triển khai hệ thống vũ khí chống xâm nhập, phong tỏa khu vực (A2AD). Cộng thêm NN: Không vũ khí hạt nhân.

11 Hồi đáp cho bài báo Bảo Vệ Philppine

1. fgood nói: 

Tôi cho rằng tổng thống tiền nhiệm của Philippine đều biển thủ tiền. Các binh lính khốn khổ của Philippine đều bị lừa bịp và khó mà nhận ra rằng không quân chỉ là máy bay huấn luyện, luôn luôn huấn luyện. Hải quân chỉ có một chiếc tàu cũ nát và quân đội của chúng ta chỉ có trang thiết bị lỗi thời. AFP tốt trong cuộc chiến tranh 1945 nhưng hiện nay họ chỉ là những con vịt què, mọi thứ đều là công nghệ cao. Tôi cảm thấy thật tồi tệ khi họ có trái tim của chiến binh nhưng ông chủ của họ lại lừa dối họ.

2. Mariano Patalinjug nói: 

Yonkers, New York
22 January 2016
Nhà báo Ricardo Saludo đã bỏ thời gian và nỗ lực để cân đo tác động chiến lược của EDCA – và quan điểm của ông đáng được các thiết chế quốc phòng và chính trị của quốc gia nghiên cứu một cách nghiêm túc.

Tuy vậy, chiến lược bao trùm và sự thật địa chính trị là Trung Quốc và Hoa Kỳ đang bắt tay nhau trong một nỗ lực thống trị vùng biển quốc tế ở biển Nam Trung Hoa (SCS), tại đó có khoảng 5 nghìn tỷ thương mại hàng hải đi qua hàng năm, trong đó phần nhiều là dầu từ Trung Đông – cũng là khu vực mà Trung Quốc đã 1] tự ý áp đặt một đường được gọi là “Chín Đoạn, bao phủ hầu như toàn bộ SCS và tiến xa về phía Nam sát với Indonesia và 2] đào xới bất hợp pháp các cấu trúc hàng hải ở biển Tây Philippine mà Philippine khẳng định một cách đúng đắn là một phần lãnh thổ của mình theo Luật Quốc Tế [UNCLOS].

Điều đã xảy ra là Hoa Kỳ, hết lần này tới lần khác trong thời gian gần đây, đã tuyên bố cho toàn thế giới là HỌ CÓ LỢI ÍCH QUỐC GIA TRONG VIỆC GIỮ TUYẾN ĐƯỜNG BIỂN ĐANG BỊ TRANH CHẤP, VỐN LÀ VÙNG BIỂN QUỐC TẾ, Ở BIỂN NAM TRUNG HOA, HOÀN TOÀN MỞ CỬA.

Do vậy, vấn đề địa chính trị giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ hiện nay là vấn đề chung. Đó là bối cảnh địa chính trị của EDCA: EDCA, trong chừng mực mà Philippine và Hoa Kỳ quan tâm, chỉ là sự triển khai logic của MDT và VFA.

Hoa Kỳ, rõ ràng là đang thực hiện mọi chuẩn bị cần thiết cho việc ngả bài với Trung Quốc về biển Nam Trung Hoa, đã sẵn sàng đóng quân và mọi loại trang thiết bị quân sự và hải quân ở các căn cứ của Philippine, cận kề tối đa với mặt trận tiềm tàng – một lợi thế rất lớn nếu không nói là quyết định đối với Hoa Kỳ. 

Điều đó giải thích lý khiến ngay sau ngày tòa án tối cao phán quyết EDCA HỢP HIẾN, Trung Quốc đã lên án chính quyền bằng những khái niệm không chắc chắn. 

MARIANO PATALINJUG

3. Val Ofreneo nói: 

Hãy thông minh. Về vấn đề kiểm soát tài nguyên như dầu mỏ và vùng đáng bắt cá ư? Trung Quốc đã khởi động căn cứ của họ tại khu vực tranh chấp và họ tuần tra vùng biển cũng như bầu trời và cảnh báo những ai tới gần. Không có lực lượng nào ngăn cản được họ ngoại trừ, có thể là, Nhật Bản. Philippine chúng ta đứng ở đâu? Chúng ta không có năng lực. 

4. Bob Uga says: 

Chúng ta có ít trang thiết bị quốc phòng, bao gồm của RTA2AD và BrahMos. EDCA bao quanh và giúp đơ bởi vì Hoa Kỳ có lợi ích chung với chúng ta – đảm bảo tự do hàng hải trên biển Trung Hoa. Hoa Kỳ sẽ không bao giờ can thiệp vào vấn đề Trường Sa của chúng ta và đó VẤN ĐỀ RIÊNG của Philippine chúng ta.

Sự phòng thủ tốt nhất của chúng ta là THỐNG NHẤT TẤT CẢ NGƯỜI PHILIPPINE để bảo vệ chủ quyền và di sản quốc gia. Chúng ta nên học từ người Việt Nam. RẮC RỐI là người Philippine chúng ta CHIA Rẽ, do vậy, Trung Quốc lợi dụng, trong khi NGƯỜI PHILIPPINE CHÚNG TA đang bận rộn CÃI LỘN LẪN NHAU. Kawawang Pilipinas Kong Mahal và chúng ta phải THỐNG NHẤT ngay hoặc không bao giờ.

5. Andres Soriano says: 

Tôi không đồng ý với tác giả. Trong hiện thực ngày nay, sự sống còn của một quốc gia là nhờ vào các liên minh kinh tế và quân sự. Hãy nhìn Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, NZ, Việt Nam và hầu hết các nước ASEAN, họ xây dựng hoặc củng cố liên minh với Hoa Kỳ. Trung Quốc bị cô lập giữa những nước láng giềng.


Tôi hoàn toàn đồng ý với bình luận của bạn.

6. JRT nói: 

Đề xuất về tên lửa dường như hợp lý nhưng hoàn toàn không đáng tin cậy. Nó rất dễ bị tấn công bởi bất cứ quân đội nào đã có mặt trên đất của chúng ta. Nó cũng có thể bị phát hiện bằng vệ tinh và máy bay do thám. Lựa chọn duy nhất mà tôi thấy có thể răn đe Trung Quốc là việc Bắc Triều Tiên đang làm với kho vũ khí của họ…vũ khí hạt nhân. Phải vũ khí hạt nhân sẽ làm nản lòng mọi quốc gia muốn tấn công một quốc gia có vũ khí hạt nhân. Để làm điều này…chúng ta phải khôi phục chương trình vũ khí hạt nhân, phát triển và đào tạo các nhà khoa học hạt nhân, có chương trình trao đổi với những quốc gia có năng lực về vũ khí hạt nhân. 

7. Thai Anton nói: 

Hai chiến đấu cơ F50 của không quân Indonesia đã rơi, chính là những máy bay mà Philippine mua của Hàn Quốc!!

8. Ed DeCastro nói: 

Đó là vấn đề đối với người Philippine chúng ta. Chúng ta luôn làm ra vẻ rất thông minh với các vấn đề quốc tế và chính trị. Nhưng thực tế, mahilig lang tayong pumuna ng mga ibang tao. Anong kakayahan ng Pilipinas na ilaban sa China. Wala!!! Kinuha na nga ng mga Inksekto ang ibang isla ay ngawa pa rin tayo ngawa na wala naman tayong ginagawa. Chúng ta kiếm đâu ra tiền để mua tàu ngầm, tên lửa diệt hạm và các loại tên lửa khác? Nếu các viên chức chính quyền từ cấp barangays tới quốc gia không trộm cắp tiền ngân sách hay tham nhũng để làm giàu cho bản thân thì chúng ta có đủ khả năng mua chúng. Việt Nam có kỷ luật hơn Philippine. Philippine là đất nước tham nhũng và lên án điều này đối với các chính khách hiện tại cũng như quá khứ như Binay, Enrile, Estrada, Revilla.

Trả lời

OO nga pop. Ano ngayon ang gagawin. Tumahimik na tanggapin ang ating pagkabusabos sa kamay ngt mga Tsino? (Ayaw p nami8n ang bastos na salitang “Intsik”).
O magpakamatayt na lang ba tayong lahat?

9. Virgilio garcias nói:

Tôi cho rằng bài xã luận này là thiên kiến. Nó chỉ đề cập đến năng lực của Trung Quốc trong việc tấn công quân đội Hoa Kỳ trên lãnh thổ của chúng ta.

Thế còn việc tấn công ngăn chặn mà Hoa Kỳ có thể thực hiện đối với quân đội Trung Quốc? Xin ngài tác giả hãy nhớ rằng quân đội và vũ khí Hoa Kỳ hiện đại và tinh vi nhất thế giới.

Trả lời

Đây không phải là xã luận của Manila Times. Đây là bài báo, thưa ngài, của một cây bút cá nhân – không phải đại diện của ban biên tập và điều hành tờ Manila Times. Nhưng ông ấy là người được cả tờ Times cũng như công chúng đánh giá cao.

o Lemuel Dimagiba nói:

Điều gì khiến anh nghĩ rằng Hoa Kỳ sẽ đánh phủ đầu Trung Quốc cho Philippine? Lol. Đừng ngây thơ thế.

Monday, January 25, 2016

Cách thức phương Tây tạo ra chủ nghĩa khủng bố

Bài viết "How the West Creates Terrorism" của Andre Vltchek nhắc nhở người đọc về chủ nghĩa khủng bố của phương Tây dưới dạng chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc, hai bóng ma trong những vụ diệt chủng hàng trăm triệu người trên khắp thế giới, so với chúng đám khủng bố hiện nay chỉ là những kẻ học việc.

Cách thức phương Tây tạo ra chủ nghĩa khủng bố

Chủ nghĩa khủng bố có nhiều dạng và nhiều bộ mặt, nhưng khủng khiếp nhất là sự tàn bạo máu lạnh

Chúng ta được yêu cầu tin rằng những kẻ khủng bố là những tên điên bệnh hoạn, chạy quanh với bom, súng máy và thắt lưng chất nổ. Đó là cách chúng ta được yêu cầu hình dung về chúng

Nhiều kẻ để râu; hầu hết “trông giống người nước ngoài”, không phải da trắng, không phải phương Tây. Nói chung, chúng là kẻ đánh vợ, cưỡng hiếp trẻ em, kẻ phá hủy các bức tượng Hy Lạp và La Mã.

Thực tế là trong chiến tranh lạnh có một số “kẻ khủng bố” trông giống người da trắng – những kẻ cánh tả thuộc về một vài nhóm cách mạng, ở Italy và đâu đó của Đông Âu. Nhưng chỉ đến bây giờ chúng ta mới được biết rằng những hành động khủng bố được gán cho họ thực sự do Đế Quốc gây ra, bởi vài chính quyền cánh hữu Châu Âu và mật vụ. Bạn hãy nhớ, các quốc gia NATO đã làm nổ tung những con tàu trong đường hầm, hoặc đánh bom toàn bộ các nhà ga… 

Điều đó “cần phải thực hiện” để làm mất uy tín của cánh tả, chỉ để đảm bảo rằng người dân sẽ không trở nên thiếu trách nhiệm mà bỏ phiếu cho những người cộng sản hoặc xã hội chủ nghĩa chân chính.

Cũng có vài phần tử “khủng bố” Mỹ Latin – phong trào cách mạng chiến đấu vì tự do và chống lại áp bức, chủ yếu là chống lại chủ nghĩa thực dân phương Tây. Họ phải bị bao vây, tiêu diệt và nếu họ nắm quyền thì phải bị lật đổ.

Nhưng khủng bố thực sự trở nên phổ biến ở phương Tây chỉ sau khi Liên Bang Soviet và khối Cộng Sản bị phá hủy với hàng ngàn biện pháp kinh tế, quân sự và tuyên truyền, cũng như phương Tây đột nhiên phát hiện ra rằng chả có ai để đối đầu. Có lẽ là nó cảm thấy cần phải biện minh có những hành động áp bức tàn bạo của mình ở Châu Phi, Trung Đông, Mỹ Latin và Châu Á.

Nó cần một kẻ thù “tối thượng” mới, thực sự “tối thượng”, để biện minh cho ngân sách quân sự và tình báo khổng lồ. Việc đối mặt với vài trăm “quái vật” ở đâu đó trong rừng rậm xứ Colombia hay Bắc Ireland hoặc Corsia có lẽ là không đủ nữa, cần phải có thứ gì đó thật sự lớn, thứ gì đó so sánh được với “sự độc ác” của “mối đe dọa” từ Soviet.

Ôi mối đe dọa thân thuộc! Dĩ nhiên chỉ là mối đe dọa, không phải là nguy cơ của những lý tưởng bình đẳng và chủ nghĩa quốc tế…

Thế là phương Tây gắn chủ nghĩa khủng bố với Hồi giáo, một trong những nền văn hóa vĩ đại nhất trên trái đất, với 1,6 tỷ tín đồ. Hồi giáo đủ lớn và tối thượng để khiến các bà nội trợ trung lưu ở vùng ngoại ô phương Tây sợ vỡ mật! Trên tất cả những điều đó, nó cần phải bị kiềm chế, như thể là nó quá xã hội chủ nghĩa và quá ôn hòa.

Vào lúc đó trong lịch sử, tất cả các lãnh đạo thế tục và xã hội chủ nghĩa của các nước Hồi giáo, (như Iran, Indonesia và Ai Cập), đều đã bị phương Tây lật đổ, di sản của họ bị đập nát hoặc đơn giản là bị cấm đoán. 

Nhưng điều đó vẫn chưa đủ với phương Tây!

Để biến Hồi giáo thành một kẻ thù đáng giá, Đế Quốc trước hết đã cực đoan hóa và làm hư hỏng hàng sa số các phong trào và tổ chức Hồi giáo, sau đó tạo ra một loại mới, thường xuyên huấn luyện, vũ trang và tài trợ cho chúng, để chúng trông thực sự đủ đáng sợ. 

Dĩ nhiên đó là lý do quan trọng khiến “chủ nghĩa khủng bố”, đặc biệt là “chủ nghĩa khủng bố” Hồi giáo, là cần thiết cho sự sống sót của các học thuyết phương Tây, chủ nghĩa ngoại lệ và sự chuyên chế toàn cầu; nó biện minh cho sự siêu việt tuyệt đối về văn hóa và đạo đức của phương Tây

Đây là cách nó hoạt động

Trong nhiều thế kỷ, phương Tây đã hành động như một con quái vật khát máu. Bất chấp sự tuyên truyền tự họa được truyền thông phương Tây phổ biến khắp thế giới, người ta đều đã nhận thấy rằng Đế Quốc đang cưỡng hiếp, giết hại và cướp bóc ở mọi nơi trên thế giới. Chỉ sau vài thập kỷ sau, thế giới sẽ coi phương Tây là một thảm họa chết chóc và độc hại. Kịch bản đó cần phải được ngăn chặn bằng mọi giá!

Các nhà tư tưởng và tuyên truyền của Đế Quốc đã tạo ra một công thức sáng lạng mới: Hãy tạo ra điều gì đó có bề ngoài và hành xử tồi tệ hơn chúng ta và sau đó chúng ta có thể tự hào rằng chúng ta vẫn là nền văn hóa hợp lý và khoan dung nhất trên trái đất!

Hãy làm một cú xoay ngoạn mục: Hãy chống lại tạo vật của chúng ta – hãy chống lại với danh nghĩa của tự do và dân chủ!”

Đây là cách mà thế hệ “khủng bố” mới được sinh ra. Chúng đang sống! Chúng đang đống và sinh sôi! Chúng nhân lên như những con kỳ giông của Capek. 

***

Chủ nghĩa khủng bố phương Tây không thực sự được mổ xẻ, mặc dù những dạng cực đoan và bạo lực nhất của nó tàn phá thế giới không thương tiếc và đã có từ lâu, với hàng trăm triệu nạn nhân ở khắp nơi.

Ngay cả những binh đoàn lê dương và đấu sĩ của Đế Quốc, giống như Mujaheddin, Al-Qaida, hay ISIS đều không bao giờ có thể tàn bạo được như những gì mà người Anh, người Pháp, người Bỉ, người Đức hay ông chủ Hoa Kỳ của chúng đã luôn thể hiện trong lịch sử. Dĩ nhiên chúng rất cố gắng để theo kịp các bậc tôn sư và thân sinh nhưng chúng không đủ bạo lực và tàn nhẫn.

Cần phải có “văn hóa phương Tây” để hành quyết 10 triệu người chỉ ở một nơi duy nhất, hầu như chỉ một lần!

***

Đâu là khủng bố thật sự và làm sao ISIS và những kẻ khác có thể theo đuổi sự định hướng của chúng? Họ nói rằng ISIS chặt đầu các nạn nhân của chúng. Đủ tồi tệ. Nhưng ai là thầy của chúng? 

Trong nhiều thế kỷ, các đế quốc Châu Âu đã giết chóc, tra tấn, cưỡng hiếp và băm xác người dân khắp các lục địa của thế giới. Những nước không trực tiếp làm điều đó đã “đầu tư” cho những cuộc viễn chinh thuộc địa, hoặc cử người tới tham gia các binh đoàn diệt chủng. 

Vua Leopold II và đội quân của ông ta đã hành quyết khoảng 10 triệu người ở Tây và Trung Phi, ở nơi mà ngày nay được gọi là Congo. Ông ta đã săn đuổi người dân ở đó như săn thú hoang, cưỡng ép họ phải làm việc trong các đồn điền cao su. Nếu ông ta cho rằng họ đổ đầy két tiền của ông ta không đủ nhanh, ông ta không ngần ngại chặt tay họ, hoặc thiêu sống toàn bộ dân làng trong ngôi nhà của chính họ.

10 triệu nạn nhân đã chết. 10 triệu! Điều đó diễn ra chưa phải là quá lâu, không phải trong “thời đại tăm tối” mà là trong thế kỷ 20, dưới sự cai trị của chế độ quân chủ lập hiến và tự xưng là dân chủ. Làm sao có thể so sánh nó với chủ nghĩa khủng bố đang thống trị ở những khu vực mà ISIS chiếm đóng? 

Cộng Hòa Dân Chủ Congo kể từ năm 1995 đã một lần nữa mất đi 10 triệu mạng người trong một cơn điên loạn khủng bố, do những tay sai của phương Tây, Rwanda và Uganda gây ra (xem giới thiệu bộ phim “Rwanda Gambit” của tôi).

Người Đức đã thực hành diệt chủng ở Nam-Tây Phi, hiện nay là Namibia. Bộ tộc Herero đã bị hủy diệt, hay ít nhất là gần 90% bộ tộc. Đầu tiên, người dân bị đuổi khỏi đất đai và nhà của họ, được đưa đến sa mạc. Nếu họ sống sót, các cuộc viễn chinh thời tiền phát xít của người Đức sẽ tiếp tục, sử dụng đạn và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác. Các thí nghiệm y khoa trên con người đã được thực hiện, để chứng minh sự siêu việt của dân tộc Đức và chủng tộc da trắng.

Đó chỉ là những thường dân vô tội; người dân chỉ có tội duy nhất đó là họ không có da trắng và ở trên vùng đất mà người Châu Âu xâm lược và đánh phá.

Taliban hay thậm chí ISIS chưa bao giờ tiến đến gần mức đó!

Hiện nay, chính quyền Namibia đang yêu cầu trả lại hàng sa số những cái đầu được chặt từ người dân của họ; những cái đầu bị chặt và gửi đến đại học Freiburg cũng như một số bệnh viện ở Berlin cho các thí nghiệm y khoa.

Hãy tưởng tưởng, ISIS chặt hàng ngàn cái đầu người Châu Âu để thực hiện các thí nghiệm y khoa nhằm mục đích chứng minh sự siêu việt của chủng tộc Arab. Thật hoàn toàn không thể tưởng tưởng được!

Người dân địa phương bị khủng bố ở hầu khắp các thuộc địa mà Châu Âu chiếm được, một số đã được tôi mô tả chi tiết trong cuốn sách dày 840 trang mới nhất của mình “Exposing Lies of the Empire”.

Người Anh và nạn đói mà họ đã dùng để kiểm soát dân số và hăm dọa ở Ấn Độ mới khủng khiếp làm sao! Chỉ riêng năm 1943 có ít nhất 5 triệu người ở Bengal, 5,5 triệu người vào năm 1876-78, 5 triệu người vào năm 1896-97, đó chỉ là một số ít hành động khủng bố của đế quốc Anh đối với dân chúng không có gì tự vệ và bị buộc phải sống dưới một chế độ khủng bố áp bức tàn bạo!

Những gì mà tôi viết phía trên chỉ là ba chương ngắn trong lịch sử lâu dài của chủ nghĩa khủng bố phương Tây. Một từ điển bách khoa toàn thư mới có thể truyền tải hết chủ đề này.

Nhưng tất cả những điều này nằm ngoài nhận thức của người dân phương Tây. Dân chúng châu Âu và Bắc Mỹ không muốn biết bất cứ thứ gì về quá khứ và hiện tại. Chừng nào mà họ còn cho rằng họ cai trị thế giới vì họ tự do, thông minh và chăm chỉ, không phải bởi vì trong nhiều thế kỷ đất nước của họ đã cướp bóc và giết chóc, cũng như trên hết là khủng bố để buộc thế giới phải quy phục.

Dĩ nhiên, tầng lớp thượng lưu biết mọi thứ. Họ càng biết nhiều thì họ càng sử dụng những kiến thức đó cho công việc.

Kinh nghiệm và sự trao đổi khủng bố được chuyển từ các ông chủ phương Tây sang cho lính mới Hồi giáo của họ.

The Mujahideen, Al-Qaida, ISIS – trong kỳ thi cận kề, chiến thuật đe dọa và khủng bố không phải đều là nguyên gốc. Chúng đều được xây dựng dựa trên kinh nghiệm đế quốc và thực dân của phương Tây. 

Tin tức về điều đó, hay thậm chí là về khủng bố trên hành tinh do phương Tây gây ra, hoàn toàn bị kiểm duyệt. Anh sẽ không bao giờ thấy chúng trên chương trình truyền hình của BBC hay đọc được chúng trên các tờ báo và tạp chí chính thống.

Mặt khác, bạo lực và sự tàn nhận của các tổ chức khủng bố tay sai thường xuyên được nhấn mạnh. Chúng được đưa tin đến từng chi tiết nhỏ nhất, lặp đi lặp lại và được “phân tích”.

Mọi người đều giận dữ, khủng khiếp! Liên Hiện Quốc “quan ngại sâu sắc”, các chính quyền phương Tây “phẫn nộ” và công chúng phương Tây “cảm thấy quá đủ - họ không muốn có những người tị nạn từ những đất nước khủng khiếp đã sinh ra chủ nghĩa khủng bố và bạo lực.”

Phương Tây “chỉ đơn giản là phải can thiệp”. Đây là lúc Chiến Tranh chống Khủng Bố.

Đó là cuộc chiến chống lại gã Frankenstein của chính phương Tây. Đó là cuộc chiến không bao giờ thắng. Bởi vì nếu như họ thắng, chúa cấm, sẽ có hòa bình và hòa bình có nghĩa là cắt giảm ngân sách quốc phòng và xử lý những vấn đề thực sự của hành tinh.

Hòa bình có nghĩa là phương Tây nhìn vào quá khứ của họ. Điều đó có nghĩa là suy nghĩ về công lý và sắp xếp lại toàn bộ cấu trúc quyền lực của hành tinh. Điều đó không bao giờ được phép.

Do vậy, phương Tây “đang chơi” trò chiến tranh; họ “chống lại” những lính đánh thuê của họ (hay ngăn cản việc chống lại chúng), trong khi đó thì những người vô tội phải chết.

Không đâu trên thế giới, ngoại trừ phương Tây, có thể tạo ra và phóng thích những thứ tàn bạo và dã man như ISIS hay Al-Nusra!

Xem xét kỹ hơn chiến lược của những nhóm cấy ghép này: chúng không bắt nguồn từ bất cứ văn hóa Hồi giáo nào. Chúng hoàn toàn lấy cảm hứng từ triết lý khủng bố thuộc địa của phương Tây: “Nếu anh không phục tùng hoàn toàn lý thuyết và tôn giáo của chúng tôi thì chúng tôi sẽ chặt đầu anh, cắt cổ họng anh, cưỡng hiếp cả gia đình anh hay đốt trụi làng mạc hoặc thành phố của anh. Chúng tôi sẽ phá hủy các di sản văn hóa vĩ đại của anh như chúng tôi đã làm ở Nam Mĩ 500 năm trước đây, cũng như ở nhiều nơi khác nữa.”

Mọi thứ tiếp tục như vậy! Cần phải thực sự tự lừa dối bản thân để không nhìn vào những mối liên hệ đó!

***

Vào năm 2006, tôi đến thăm một người bạn, cựu tổng thống Indonesia và là một lãnh đạo Hồi giáo tiến bộ vĩ đại, Abdurrahman Wahid (ở Indonesia được gọi là “Gus Dur”). Chúng tôi gặp nhau ở trụ sở của tổ chức quần chúng Hồi giáo Nahdlatul Ulama (NU) của ông. Vào lúc đó NU là tổ chức Hồi giáo lớn nhất thế giới.

Chúng tôi thảo luận về chủ nghĩa tư bản và cách nó phá hủy cũng như làm tha hóa Indonesia. Gus Dur là một “người xã hội chủ nghĩa bí mật” và đó là một trong những lý do chính khiến “giới thượng lưu” nô lệ phương Tây của Indonesia và quân đội lật đổ ông vào năm 2001.

Khi chúng tôi nói tới chủ đề “chủ nghĩa khủng bố”, ông đột nhiên tuyên bố bằng giọng nói nhẹ nhàng mà thâm trầm đặc trưng: “Tôi biết người đã đánh bom khách sạn Marriott ở Jakarta. Đó là do cơ quan tình báo của chúng tôi làm, để biện minh cho sự gia tăng ngân sách của họ, cũng như viện trợ mà họ nhận được từ nước ngoài.”

Dĩ nhiên, quân đội Indonesia, tình bào và cảnh sát đều thuộc về về một nhóm người đặc biệt. Trong vài thập kỷ, kể từ năm 1965, họ đã khủng bố tàn bạo người dân của họ, khi cuộc đảo chính thân phương Tây lật đổ tổng thống tiến bộ Sukarno và đưa phe quân phiệt phát xít lên nắm quyền, do nhóm kinh doanh Thiên Chúa giáo thống trị hậu thuẫn. Sự khủng bố này cướp đi 2-3 triệu sinh mạng ở Indonesia, cũng như ở Đông Timor và (cho đến nay) ở Papua bị chiếm đóng và cướp bóc.

3 cuộc diệt chủng chỉ trong 5 thập kỷ!

Cuộc đảo chính ở Indonesia là một trong những hành động khủng bố khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại. Các dòng sông tắc ngẽn vì xác chết và nước đổi màu sang đỏ.

Tại sao? Đó là cách chủ nghĩa tư bản sẽ sống sót và các công ty khai mỏ phương Tây có thể thu được chiến lợi phẩm, với gánh nặng chi phí là một đất nước Indonesia hoàn toàn bị phá hủy. Thế nên đảng Cộng Sản Indonesia (PKI) không thể thắng cử dân chủ.

Nhưng ở phương Tây, những cuộc thảm sát quy mô lớn do Đế Quốc sắp đặt vào năm 1965 không bao giờ được gọi là “chủ nghĩa khủng bố”. Cho nổ tung một khách sạn hay một quán rượu, nhất là khi chúng thường xuyên có khách hàng phương Tây, thì lại là khủng bố.

Hiện giờ Indonesia đã có những nhóm “khủng bố”. Chúng trở về từ Afghanistan, nơi mà chúng chiến đấu theo lệnh của phương Tây để chống lại Liên Bang Soviet. Chúng cũng vừa trở về từ Trung Đông. Những cuộc tấn công vừa qua ở Jakarta chỉ là màn dạo đầu, một sự khởi đầu được lập kế hoạch chu đáo cho thứ gì đó lớn hơn, có thể mở ra một “mặt trận” mới cho lính đánh thuê của Đế Quốc ở Đông Nam Á.

Về phía phương Tây và những nhà hoạch định của họ - Hỗn loạn hơn là tốt hơn.

Nếu như Abdurrahman Wahid vẫn còn được làm tổng thống Indonesia, có vẻ như sẽ không có chủ nghĩa khủng bố. Đất nước của ông sẽ trải qua một cuộc cải cách xã hội chủ nghĩa, thiết lập công bằng xã hội, phục hồi những người cộng sản và đi theo chủ nghĩa thế tục.

Trong những xã hội cân bằng về mặt xã hội, chủ nghĩa khủng bố không phát triển được.

Đó là điều không thể chấp được đối với Đế Quốc. Điều đó sẽ có nghĩa là – quay trở lại thời Sukarno! Quốc gia Hồi giáo đông dân nhất thế giới được phép đi theo con đường của họ, hướng tới chủ nghĩa xã hội và tiêu diệt các phần tử khủng bố.

Nó phải bị đe dọa. Nó phải bị sai khiến. Nó phải sợ hãi và đáng sợ! Nó phải như vậy

***

Những trò chơi của phương Tây là phức tạp và tinh vi. Chúng tối tăm và vô chính phủ. Chúng phá hoại và tàn bạo tới mức mà những nhà phân tích lạnh lùng nhất thường không tin vào mắt mình cũng phải tự hỏi: “Có thật sự là tất cả những điều đó xảy ra?” 

Câu trả lời ngắn gọn là: “Phải, nó có thể. Phải, nó có thể, trong nhiều thập kỷ và thế kỷ.”

Về mặt lịch sử, chủ nghĩa khủng bố là vũ khí bản địa của phương Tây. Nó được những người như Lloyd George, một thủ tướng của nước Anh, sử dụng tùy ý, ông ta đã từ chối ký vào hiệp ước cấm ném bom thường dân, với logic không thể lay chuyển của người Anh: “Chúng ta có quyền ném bom những tên mọi đó.” Hay Winston Churchill muốn đưa những “chủng tộc thấp kém”, như người Kurd và Arab, vào lò hơi ngạt.

Đó là lý do khiến toàn bộ phương Tây hoảng loạn khi một kẻ bên ngoài như nước Nga tham gia vào cuộc chiến chống lại các nhóm khủng bố. Nga đang làm hỏng toàn bộ trò chơi của họ! Nga đang phá hỏng sự cân bằng tân thực dân đẹp đẽ.

Hãy nhìn xem mọi thứ đáng yêu làm sao: sau khi giết chết hàng trăm triệu người khắp địa cầu, phương Tây giờ đang tự nhận là nhà vô địch về nhân quyền và tự do. Họ vẫn tiếp tục khủng bố và cướp bóc thế giới, kiểm soát nó hoàn toàn – nhưng họ phải được chấp nhận là lãnh đạo tối cao, cố vấn đạo đức và phần đáng tin cậy duy nhất của thế giới.

Hầu như không có ai cười

Bởi vì tất cả đều đang sợ hãi!

Những binh đoàn lê dương khát máu của họ ở Trung Đông và Châu Phi đang tàn phá nhiều quốc gia, nguồn gốc của chúng có thể dễ tìm thấy, nhưng hầu như không có ai liều lĩnh làm điều đó. Một số đã cố thử làm – và đã chết.

Những con quái vật khủng bố được sáng chế, chế tạo và cấy ghép càng đáng sợ thì phương Tây trông càng đẹp đẽ. Tất cả chỉ là mánh lới quảng cáo. Nó bắt nguồn từ quảng cáo và trong hàng trăm ngàn năm của cơ quan tuyên truyền.

Phương Tây giả vờ chống lại những lực lượng của bóng tối đó. Nó sử dụng thứ ngôn ngữ hùng mạnh và “đúng đắn” dựa trên học thuyết Thiên Chúa giáo chính thống.

Toàn bộ huyền thoại được giải phóng; giống như vở “Ring” của Wagner.

Kẻ khủng bố đại diện cho sự độc ác chứ không phải là khoản chi tiêu khổng lồ từ ngân sách của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Liên Minh Châu Âu và NATO. Chúng đều độc ác hơn cả Quỷ Sứ!

Phương Tây, cưỡi trên con ngựa trắng, say khướt nhưng luôn luôn hài hước, đóng vai cả nạn nhân lẫn kẻ thù chính của những nhóm khủng bố độc ác đó.

Đó là một màn diễn khó tin. Một trò hề khủng khiếp. Hãy nhìn vào phía sau mặt nạ của kị sĩ: hãy nhìn vào những cái răng đang nhe ra; nụ cười chết chóc! Hãy nhìn vào đôi mắt đỏ của hắn, đầy tham lam, thú tính và hung ác.

Hãy đừng bao giờ quên: chủ nghĩa thực dân và đế quốc là hai dạng chết chóc nhất của chủ nghĩa khủng bố. Chúng vẫn là hai vũ khí chính của tên kị sĩ đang bóp nghẹt thế giới!


Andre Vltchek is a philosopher, novelist, filmmaker and investigative journalist. He covered wars and conflicts in dozens of countries. His latest books are: “Exposing Lies Of The Empire” and “Fighting Against Western Imperialism”.Discussion with Noam Chomsky: On Western Terrorism. Point of No Return is his critically acclaimed political novel. Oceania – a book on Western imperialism in the South Pacific. His provocative book about Indonesia: “Indonesia – The Archipelago of Fear”. Andre is making films for teleSUR and Press TV. After living for many years in Latin America and Oceania, Vltchek presently resides and works in East Asia and the Middle East. He can be reached through his website or his Twitter.

Thursday, December 31, 2015

Phim Chiến Tranh Giữa Các Vì Sao và cái chết của điện ảnh Hoa Kỳ

Điện ảnh là chính trị, tất nhiên có nhiều người sẽ phản đối điều này. John Wight trong bài "Star Wars and the Death of American Cinema" đã mô tả quá trình thành công của những bộ phim bom tấn ăn khớp với sự tiến triển của bối cảnh chính trị Hoa Kỳ. Những người hoài nghi về thứ điện ảnh phi chính trị có thể hiểu rõ hơn cơ chế phức tạp mà chính trị tác động tới điện ảnh, phức tạp hơn nhiều so với câu chuyện tào lao kiểu như Kim Jong-un của Triều Tiên ra lệnh cho nhà làm phim nào đó sản xuất bộ phim ca ngợi chủ tịch quá cố Kim Jong-il mà những người ủng hộ điện ảnh phi chính trị vẫn bám lấy. 

Chiến Tranh Giữa Các Vì Sao và cái chết của điện ảnh Hoa Kỳ

“Chiến Tranh Giữa Các Vì Sao” là câu chuyện đơn giản, kể một các đơn giản, về cái tốt đối đầu với cái xấu, ánh sáng đối đầu với bóng tối, tự do đối đầu với sự bạo ngược. Hay nói một cách khác là câu chuyện về một nước Mỹ cố gắng đấu tranh để bảo vệ dân chủ và văn minh trong một thế giới bị cái xấu và “những kẻ làm điều xấu” bao vây.

Điện ảnh và tuyên truyền chính trị từ lâu đã đồng hành với nhau. Nếu như có bất cứ phương tiện nào phù hợp với tuyên truyền thì đó phải là điện ảnh. Nếu như có ngành công nghiệp nào được coi là đã tạo ra một sự thay thế hiện thực hiệu quả đến mức đã thuyết phục được nhiều thế hệ người Mỹ và các dân tộc khác về một thế giới bị đảo ngược, đen thành trắng, trái thành phải, thì đó phải là Hollywood. 

George Lucas, tác giả kịch bản phim Chiến Tranh Giữa Các Vì Sao, bao gồm cả phần mới nhất, đã tạo ra bảy bộ phim kể từ phần đầu tiên xuất hiện năm 1977, cùng với Steven Spielberg là con đẻ của sự phản ứng trước phong trào phản văn hóa Mỹ những năm 1960 và đầu những năm 1970. 

Bằng những sản phẩm của cả hai trong những năm 60 – một thập kỷ mà văn hóa và nghệ thuật, nhất là là điện ảnh, là mặt trận kháng chiến chống lại tổ hợp công nghiệp quân sự Hoa Kỳ - Lucas và Spielberg trở nên sáng chói vào giữa những năm 1970 với những bộ phim gán cho chính quyền vai trò kẻ bảo vệ và áp đặt luân lý quốc gia thay vì đả phá hay hoài nghi về nó. Đây là thời kỳ điện ảnh Hoa Kỳ có văn hóa sống động, chói lọi và được chào đón nhất - thời kỳ đã sản sinh ra những bộ phim kinh điển như ‘Bonnie and Clyde’, ‘MASH’, ‘The Last Detail’, ‘The French Connection’, ‘The Wild Bunch’, ‘Taxi Driver’, ‘Apocalypse Now’ – cùng với phim “Jaws” của Spielberg năm 1975, sau đó là phim “Chiến Tranh Giữa Các Vì Sao” của Lucas vào năm 1977. Những bộ phim trước khiến người Mỹ sợ hãi, còn những bộ phim sau lại khiến người Mỹ cảm thấy yên ổn.

Cả hai bộ phim cùng tạo ra khái niệm về phim bom tấn, trong đó khán giả được khuyến khích cảm giác thay vì suy lý, cho phép họ đẩy lùi sự hoài nghi và thoát khỏi thực tại, thay vì chia sẻ kinh nghiệm của sự đối đầu, thông qua những câu chuyện về các nhân vật xa lạ thể hiện sự tức giận, thất vọng, bực bội và sự chống đối mà bản thân họ đã trải qua trong cuộc sống, do vậy tạo ra cảm giác đoàn kết.

Đó là kỷ nguyên của phản anh hùng, những nhân vật chính mà đối với họ là hệ thống và sự tuân phục là kẻ thù, cũng như những ai hành động đơn độc bất chấp hậu quả. Sự hoài nghi về thẩm quyền cũng như sự thật đập vào mắt đã phản ánh về một đất nước có người còn trẻ và không còn trẻ đang khát khao sự thay đổi lớn lao. Chiến tranh ở Việt Nam, Watergate, phong trào đòi quyền công dân của người da màu cũng như phong trào quốc gia đã lay chuyển xã hội Hoa Kỳ và cùng với nó là văn hóa và thẩm quyền văn hóa.

Nhưng vào giữa những năm 1970, cùng với sự kết thúc Chiến Tranh Việt Nam và phản văn hóa đã thoái trào, sự xa lạ, giận dữ cũng như nổi loạn cần phải được đóng lại và huyền thoại về giấc mơ Mỹ cũng như dân chủ cần phải được phép tiếp tục thống trị.

Trong cuốn sách lịch sử vô song về thời kỳ sống động của điện ảnh Hoa Kỳ - “Easy Riders, Raging Bulls” – tác giả và nhà phê bình văn hóa Peter Biskind viết:
“Sau tác động của đối với marketing và thương mại hóa điện ảnh, bộ phim Chiến Tranh Giữa Các Vì Sao còn có tác động mạnh mẽ đối với văn hóa. Nó được hưởng lợi từ sự kiểm duyệt của chính quyền Carter [tổng thống Jimmy Carter], sự dịch chuyển về trung tâm sau khi kết thúc Chiến Tranh Việt Nam.”
Sự dịch chuyển về trung tâm này trở thành sự dịch chuyển sang cánh hữu dưới thời Reagan, thể hiện ở Hollywood sự trì trệ về văn hóa cũng như nghệ thuật, mà các nhà đạo diễn như Spielberg và Lucas trở nên ít quan tâm tới câu chuyện và tính cách, tập trung hơn vào hình ảnh. Lớn hơn, ồn ào hơn và giàu có hơn là câu thần chú khi mà tính cách hai mặt và cốt truyện cho khả năng hình dung và sức tưởng tượng của đứa nhóc mười tuổi chiếm địa vị thống trị. 

Biskind viết:
“Lucas hiểu rằng thể loại và quy ước điện ảnh phụ thuộc vào sự đồng thuận, tập hợp các giả định được chia sẻ đã kết thúc vào những năm 1960. Ông ta tái tạo và tái khẳng định những giá trị đó, Chiến Tranh Giữa Các Vì Sao cùng với chủ nghĩa luân lý bảo thủ Manichean của nó, trắng là trắng mà đen là đen, đã khôi phục các giá trị bị bóp nghẹt như chủ nghĩa anh hùng và chủ nghĩa cá nhân.” 
Phần mới nhất của Chiến Tranh Giữa Các Vì Sao, do J. J. Abrams đạo diễn, Lucas chỉ còn được nhắc đến trong lời cảm ơn sau khi đã bán thương quyền cho hãng Disney vào năm 2012 với giá 4,05 tỷ dollar. Bạn đừng ngạc nhiên; ông ta bán nó với giá 4,05 tỷ dollar. Chừng đó tiền đủ để mua cho bạn cả núi kiếm ánh sáng.

Hãng Disney và Abrams đã kịp thời khi thương quyền đến hạn tái đăng ký, đưa bộ phim quay lại nguyên bản của nó với sự trở lại của Han Solo (Harrison Ford), công chúa Leia (Carrie Fisher), Luke Skywalker (Mark Hamill), cũng như những nhân vật được yêu thích là Chewbacca và R2D2. Trong phần giới thiệu về Chiến Tranh Giữa Các Vì Sao còn có sự xuất hiện của phi thuyền không gian Millennium Falcon của Han Solo. Nhân vật phản diện trong phim, Darth Vader, được gọi là Kylo Ren, do Vladimir Putin…xin lỗi Adam Driver đóng. Một điểm thú vị nằm trong sự thay đổi của cốt truyện với những nhân vật này. Hãy lưu ý rằng, chúng ta đang nói về sự “đáng chú ý” liên quan đến phần còn lại của cốt truyện. Chúng ta không nói về Roman Polanski và “Chinatown” ở đây.

Bộ phim cũng có những vai chính cho hai người tương đối vô danh, cả hai đều là người Anh: Rey, có đôi mắt biết kể chuyện, do Daisy Ridley đóng, còn Finn do John Boyega đóng.

Sau tất cả những sự cường điệu quanh sự phát hành bộ phim cũng như các đánh giá say sưa mà nó thu nhận được, phần mới nhất của thương quyền Chiến Tranh Giữa Các Vì Sao kéo dài và không nguyên bản – “Chiến Tranh Giữa Các Vì Sao: The Force Awakens” – rối rắm và rập khuôn khó chịu cho thấy nó không thể phát triển mà không có vấp váp.

Dĩ nhiên, khía cạnh tranh cãi nhất của bộ phim không phải là cuộc chiến giữa cái tốt và cái xấu như nó thể hiện mà là tin tức Harrison Ford được trả cao gấp 76 lần diễn viên mới Daisy Ridley để tham gia vào bộ phim. Gói thù lao của diễn viên 73 tuổi này bao gồm tiền thù lao cho vai chính là 20 triệu dollar cộng với 0,5% của doanh thu trước thuế của phim, vốn được dự báo là khoảng 1,9 tỷ dollar.

Đó là bằng chứng cho thấy câu chuyện về nước Mỹ không phải là cái tốt đối đầu với cái xấu hay ánh sáng đối đầu với bóng tối. Trái lại, đó là câu chuyện về kẻ siêu giàu đối đầu với mọi người còn lại.

John Wight is the author of a politically incorrect and irreverent Hollywood memoir – Dreams That Die – published by Zero Books. He’s also written five novels, which are available as Kindle eBooks. You can follow him on Twitter at @JohnWight1

Sunday, December 20, 2015

Vi tín dụng: Củng cố sự nghèo khổ

Hai tác giả Alison Higgins và Clare Heath trong bài viết "Microcredit: Making poverty sustainable" đăng trên tạp chí Permanent Revolution số mùa xuân năm 2007, đã bóc trần sự thật về vi tín dụng. Mô hình được các tổ chức quốc tế ca ngợi như phương thuốc thần diệu để xóa đói giảm nghèo trên thực tế chỉ là bánh vẽ. Mục tiêu chủ yếu của nó là giúp các tổ chức tài chính kiếm tiền từ những người nghèo và giúp nhà nước rũ bỏ trách nhiệm xã hội đối với người nghèo khổ.

Vi tín dụng: Củng cố sự nghèo khổ

Vào tháng 10 năm ngoái, Muhammad Yunus đã được trao giải Nobel Hòa Bình cho công việc thiết lập ngân hàng Grameen, đi tiên phong trong lĩnh vực tín dụng vi mô được cho là đã thay đổi cuộc sống của phụ nữ nghèo khắp Bangladesh. Một tháng sau, cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan đã tung ra sự chứng nhận của mình: “Không có công cụ phát triển nào hiệu quả hơn việc trao quyền cho phụ nữ và các cô gái.” 

Tín dụng vi mô, hay vi tín dụng là việc cung cấp một khoản nhỏ tư bản ứng trước, thông thường là cho phụ nữ ở bán cầu nam, để khởi động con đường thoát khỏi nghèo khổ và tiến tới độc lập kinh tế của họ. Khoản tín dụng này được cấp cho những người không đủ điều kiện để vay tiền từ ngân hàng bình thường. Các các nhân đệ trình một kế hoạch kinh doanh và hứa hẹn sẽ trả lại khoản vay. Khoản vay được sử dụng để tài trợ cho việc tự kinh doanh – ví dụ mua một máy khâu để khởi sự công việc sửa chữa quần áo, hoặc mua hàng hóa để khởi sự việc buôn bán nhỏ. 

Mô hình có một sự thuận tiện đặc biệt ở chỗ chúng cho phép những người nghèo được vay tiền mà không cần cầu cạnh tới những kẻ cho vay nặng lại và chỉ riêng ngân hàng Grameen đã cung cấp hơn 3 tỷ bảng cho 6,6 triệu người. Trên thế giới, Báo Cáo Thượng Đỉnh Vi Tín Dụng khẳng định rằng 3.133 tổ chức Vi Tín Dụng (MFI) có 113 triệu khách hàng và thông qua họ tiếp cận được với 410 triệu thành viên khác trong gia đình. 

Ý tưởng này đã được các tổ chức phát triển, các tổ chức quốc tế và những người hoạt động chống đói nghèo đón nhận nồng nhiệt. Theo Dự Án Phát Triển Thiên Niên Kỷ của Liên Hiệp Quốc, “vi tín dụng là một trong những chiến thuật phát triển và cách tiếp cận thực tiễn nên được triển khai và hỗ trợ để theo đuổi khát vọng lớn lao về việc giảm một nửa tỷ lệ nghèo đói của thế giới.” 

Thậm chí còn tốt hơn: “Hòa bình lâu dài không thể đạt được trừ khi một phần lớn các nhóm dân chúng tìm ra cách thoát khỏi nghèo đói. Vi tín dụng là một trong những phương tiện đó. Sự phát triển từ bên dưới cũng phục vụ cho sự tiến bộ của dân chủ và nhân quyền,” nhà tổ chức trao giải Nobel Hòa Bình khẳng định. 

Một ý tưởng cũ 

Ý tưởng về việc cho mọi người vay tiền sẽ giúp họ thoát khỏi nghèo đói không phải là mới. Vào thế kỷ 19, Adam Smith đã viết trong cuốn Sự Giàu Có của Các Quốc Gia: 
“Tiền đẻ ra tiền, một câu ngạn ngữ cổ đã nói vậy. Khi anh đã có một ít thì thường dễ kiếm được thêm. Sự khó khăn lớn nhất là kiếm được một ít đó.” 
Smith tin rằng nếu có cơ hội thì người dân sẽ sử dụng tiền một cách khôn ngoan để hỗ trợ gia đình và cộng đồng của họ. Phong trào vi tín dụng mang thêm một niềm tin nữa: đặc biệt là phụ nữ sẽ sử dụng tiền một cách khôn ngoan. Nhiều mô hình chủ yếu hướng tới phụ nữ vì lý do sau: phụ nữ giống cũng sống trong cảnh cực kỳ nghèo khổ như đàn ông; phụ nữ ít được tiếp cận các dạng khác của tư bản và thu nhập; phụ nữ đầu tư vào gia đình, điều đó trở thành sự cải thiện sức khỏe, giáo dục và cộng đồng; phụ nữ trả nợ đúng hạn. 

Các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân Hàng Thế Giới rất háo hức thúc đẩy quyền của phụ nữ như là một phần thiết yếu của sự phát triển kinh tế. Dĩ nhiên, thúc đẩy sự độc lập kinh tế của phụ nữ là một bước tiến tích cực khi mà nó có nghĩa rằng phụ nữ có thể thoát khỏi một số sự áp bức tàn bạo nhất trong gia đình và cộng đồng. Vi tín dụng được coi là một cách đạt tới điều này và do đó nó đóng vai trò trung tâm trong nhiều chương trình phát triển và sáng kiến nữ quyền. Nó cũng được đón nhận nồng nhiệt ở Venezuela dưới chính quyền cánh tả của Chavez, trong một nỗ lực có tính toán nhằm thúc đẩy sự độc lập kinh tế của phụ nữ. 

Nhưng nó có hiệu quả không? Nói chung là không. Trong khi nó có thể đưa một số phụ nữ và gia đình ra khỏi sự nghèo đói tồi tệ thì nó không giải quyết được các nguyên nhân căn bản của sự nghèo đói, cũng như sự bất bình đẳng mang tính hệ thống mà phụ nữ phải gánh chịu. 

Một đánh giá chi tiết của ngân hàng Grameen ở Bangladesh cho thấy hệ thống tín dụng không làm gì để chống lại cấu trúc gia trưởng đang tồn tại, trong đó có mức độ áp bức rất cao đối với phụ nữ trong gia đình. Trái lại, khả năng vay nợ của phụ nữ trong một số trường hợp lại gia tăng căng thẳng và bạo lực trong gia đình, khi phụ nữ được coi là sẽ có vai trò lớn hơn. 

Trong nhiều trường hợp khác, phụ nữ, mặc dù là người vay tiền trên giấy tờ, vẫn không được kiểm soát chúng hay thu nhập từ chúng (chồng hoặc cha của họ sẽ làm). Bên cạnh đó, phụ nữ vay tới 97% các khoản nợ được coi là phải tuân thủ 16 “quyết định” – các quy định xã hội nhằm thúc đẩy tinh thần công dân tốt. Những điều này cũng tạo ra căng thẳng khi phụ nữ không có khả năng thực hiện chúng; ví dụ “Chúng tôi phải kế hoạch hóa gia đình. Chúng tôi phải chăm lo cho sức khỏe.” Tất cả những điều này đều rất tốt, nhưng khi thiếu vắng sự chăm sóc y tế tốt, tránh thai và sự kiểm soát của phụ nữ đối với sinh đẻ thì tất cả đều là ảo tưởng. Làm sao phụ nữ có thể kiểm soát sinh đẻ khi nam giới tiếp tục thống trị - một nghiên cứu mới đây ở Bangladesh cho thấy 37% đàn ông đã kết hôn lạm dụng tình dục hoặc thân thể vợ trong vòng một năm trước. Phụ nữ vay nợ cũng đồng ý phải “tối thiểu hóa chi tiêu”, một trò đùa kệch cỡm khi họ đã thực sự ở mức tận cùng của nghèo khổ. 

Trên thực tế, cách thức mà ngân hàng Grameen được thiết lập đã gây tranh cãi, như đã được giải thích trên tờ Economist: “Theo đồn thổi, Grameen bắt đầu từ khoản tiền 27 dollar mà Ngài Yunus cho một phụ nữ sản xuất đồ gỗ vay, người này có tín dụng nhưng với lãi suất rất cao. Sau đó, Grameen nhanh chóng phát triển, dựa trên một số kỹ thuật vận hành chủ chốt: các khoản vay là cho cá nhân nhưng thông quan một nhóm nhỏ chịu trách nhiệm chung về khoản nợ; khoản vạy là cho kinh doanh, không cho tiêu dùng; thu nợ thường xuyên, thông thường là hàng tuần. Lãi suất được tính đáng kể - tiền không phải là khoản viện trợ và nguyên lý căn bản của Grameen là người nghèo đáng tin về tín dụng – nhưng lãi suất tương đối thấp (hiện nay chỉ dưới 20%).[1] 

Lãi suất tương đương với thẻ mua hàng chịu ở phương Tây – không mặc cả ở đây! Sau khoản vay ban đầu từ túi của Yunus, vốn của ngân hàng đến từ các nhà tài trợ công và tư trong khi cách hàng được vay tiền với lãi suất tương đối thấp và có mức tiết kiệm thấp. Mô hình trách nhiệm theo nhóm bắt đầu suy sụp khi một số thành viên nhóm làm tương đối tốt còn những người khác thì không, xung đột nổ ra và một số thành viên muốn rời khỏi nhóm. 

Nhiều khoản vay được sử dụng để bổ sung cho thu nhập hàng ngày hoặc cho các sự việc khẩn cấp thay vì đầu tư cho kinh doanh. Bangladesh, bất chấp thành tích bất ngờ suốt ba mươi năm của ngân hàng Grameen (cũng như hàng loạt các MFI tương tự hoạt động ở đó), vẫn là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới – một nửa trong số 130 triệu người dân vẫn sống ở dưới mức nghèo khổ. 

Không chỉ không xóa bỏ nghèo khổ mà vi tín dụng còn tạo ra nhiều tác động đến sự nghèo khổ nói chung. Ngay cả tờ Economist cũng hoài nghi: “Một câu hỏi sâu hơn là các khoản tín dụng nhỏ này thực sự hữu ích ra sao. Các nghiên cứu điển hình thân thiện đã có nhưng các phân tích chặt chẽ thì hiếm thấy. Một ít nghiên cứu đã hoàn thành cho rằng các khoản tín dụng nhỏ là hữu ích nhưng không thực sự quá nhiều.” 

Một đánh giá ở Pakistan đã phát hiện ra rằng vi tín dụng không giúp được cho các gia đình nghèo thoát khỏi bẫy nghèo đói, mà phục vụ cho những người đã có vị thế tốt hơn, trong đó có những người có gia đình nhỏ hơn và thu nhập cao hơn, cũng như hoàn toàn không giúp đỡ những người cực nghèo, thanh niên cùng khổ. Người cho vay vi mô muốn người vay phải tự chủ kinh tế được ngay trong một khoảng thời gian ngắn – do vậy họ dường như không tập trung vào những người nghèo nhất, đặc biệt là những người ở những cộng đồng nông thôn khó tiếp cận. 

MFI không phải là tổ chức từ thiện và có thể tính lãi suất cao để bù đắp chi phí dài hạn hơn hoặc các rủi ro tín dụng – theo cách này mô hình vi tín dụng thậm chí cũng có thể tạo ra gánh nặng nợ nần. Kinh nghiệm về khách hàng của MFI chung sống với HIV/AIDS rất đáng để trình vày để thấy được bản chất của vi tín dụng trong vai trò là công cụ phát triển; ở Châu Phi cận Sahara, 40% khách hàng thể dự đoán một cái chết trong gia đình trong vòng một năm. Do chi phí mai tang có thể tương đương với thu nhập một năm của người cung cấp vi tín dụng nên MFI cũng bán các mô hình tiết kiệm và bảo hiểm (cụ thể là bảo hiểm y tế với giá 60 dollar) bởi vì, sau Chương Trình Điều Chỉnh Cấu Trúc do Ngân Hàng Thế Giới và IMF đưa ra vào những năm 1990, nhà nước không còn cung cấp bảo hiểm xã hội. Ở nhiều nước Châu Phi, sự lây nhiễm bệnh HIV/AIDS là rất khủng khiếp, MFI vượt qua vấn đề do sức khỏe tồi tệ gây ra, sự gia tăng số lượng người phụ thuộc trong gia đình và tuổi thọ thấp, bằng cách bán dịch vụ bảo lãnh nợ cũng như bảo hiểm y tế cho khách hàng của họ. Kế hoạch kinh doanh mang các chiến lược “kiểm soát tác động của HIV/AIDS và tạo ra sự an toàn lớn hơn cho tổ chức trước các khách hàng bị lây nhiễm.”[2] 

Đối những người đang chung sống với HIV/AIDS, trở thành khách hàng của vi tín dụng là rất cần thiết để có thể trang trải được viện phí, thuốc men và tang lễ. Sự thật là phụ nữ ở các nước đang phát triển phải chịu đau khổ nhiều nhất từ các chính sách tân tự do và tư nhân hóa; các cô gái bị đẩy ra khỏi trường học khi giáo dục bị thu phí, gánh nặng chăm sóc người già, người ốm đau và người chết đổ lên vai phụ nữ khi sự hỗ trợ của nhà nước bị xóa bỏ. 

Vi tín dụng xuất hiện cùng với sự phản cách mạng tân tự do chống lại phúc lợi xã hội do nhà nước cung cấp. Logic của vi tín dụng là tự cấp tự túc – không dựa vào sự cung cấp của nhà nước để, thậm chí ngay cả những tình huống tuyệt vọng nhất. Khi một nhà bình luận đã chỉ ra, “Nhà nước thích vi tín dụng bởi vì chúng cho phép họ rũ bỏ những trách nhiệm cơ bản nhất đối với công dân nghèo. Vi tín dụng biến thị trường thành thượng đế.”[3] 

Vượt qua áp bức xã hội? 

Các tổ chức phi chính phủ của phụ nữ đã thành công trong việc thúc đẩy các chương trình vi tín dụng như là phương tiện để cải thiện địa vị của phụ nữ và giờ đây một dòng thác quỹ phát triển của các tổ chức quốc tế như USAID và WB đang đổ vào vi tín dụng. Nhưng khi họ cố tạo ra cho phụ nữ một mức độ độc lập về kinh tế thì hầu như họ đã thất bại. Một số đánh giá chi tiết về mô hình đã cho thấy họ gia tăng mức độ phụ thuộc của phụ nữ vào kinh tế phi chính thống, vốn không ổn định và thường là tạm thời. 

Bản chất của vi tín dụng đối với phụ nữ, bất kể là cá nhân hay theo nhóm, là tạo dựng công việc kinh doanh nhỏ trong lĩnh vực buôn bán hay chế tạo. Khoản vay cung cấp chi phí ban đầu và sau đó phải trả lại nhanh chóng và theo định kỳ. Mọi sinh viên kinh tế đều hiểu rằng để khoản tiền ban đầu đó muốn lớn lên thì số vốn phải lớn lên và để làm điều đó thì việc kinh doanh phải tăng trưởng. Điều này chỉ có thể diễn ra nếu như thuê mướn và bóc lột người khác, sau đó việc mua bán có thể thực hiện giá trị thặng dư để tái đầu tư hoặc lợi nhuận được dùng để gia tăng thu nhập của chủ sở hữu. Trong công việc kinh doanh nhỏ mà MFI thúc đẩy, những người lao động ban đầu là những thành viên khác trong gia đình, thường là con gái, do đó cũng là người bị bóc lột. Ngay cả khi người buôn bán hay sản xuất nhỏ bắt đầu thành công thì họ sẽ phải cạnh tranh với những doanh nghiệp khác và bị buộc phải giảm chi trí để cạnh tranh. Sự không tưởng của toàn bộ ý tưởng này là giả định các gia đình và cộng đồng có thể thoát khỏi nghèo khổ bằng cách tái đầu tư khoản tư bản nhỏ. Nếu có bất cứ ai thành công thì họ sẽ sớm phải đối mặt hoặc bị các doanh nghiệp tư bản lớn loại khỏi công việc kinh doanh. Dĩ nhiên môt số rất nhỏ công việc kinh doanh sẽ thành công, nhưng đa số khoản nợ chỉ giúp cho một số gia đình sống sót dưới sự dã man của chủ nghĩa tư bản mà không khiến nhà nước tốn một xu nào. 

Cần phải lưu ý rằng một trong những lý do khiến nhiều phụ nữ sống trong cảnh cực kỳ nghèo khổ là chủ nghĩa tư bản toàn cầu đã tước đoạt đất đai của họ, phá hủy sự tự chủ của họ. Điều mà phụ nữ cần là một công việc tử tế với tiền lương đủ sống, cùng với các cơ sở hạ tầng phúc lợi và xã hội để giúp họ làm việc. Khuyến khích tinh thần kinh doanh để trả lời sự nghèo khổ toàn cầu là một trò đùa quái đản, khi mà tất cả công việc kinh doanh “sinh lợi nhuận” có thể mang lại mức sống tử tế cho chủ của nó đều phụ thuộc vào một thị trường lớn (của những người có tiền), quy mô kinh tế và sự bóc lột hàng loạt. 

Các chương trình vi tín dụng cũng củng cố quan điểm phản động về việc sự đáng kính vốn có của phụ nữ nghèo trái ngược với sự vô trách nhiệm của đàn ông. MFI và NGO đã ca ngợi phụ nữ là khoản đầu tư tốt đối với những món tiền đó. Một nhà văn nữ quyền đã bình luận về sự tấn công mang tính ý thức hệ, ca ngợi phụ nữ là cứu tinh sẽ giúp nhà nhước thoát khỏi trách nhiệm đối với sự nghèo khổ, như sau: 
“Khi mà đàn ông ít khi trả nợ hơn phụ nữ, lại hay chi tiêu thu nhập cho bản thân hơn là cho gia đình, cũng như tham gia vào các tham nhũng vặt như là một cách gây ảnh hưởng chính trị địa phương, những khẳng định này có giá trị thực sự. Mặt khác, cũng giống như những tất cả lý tưởng mạnh mẽ khác, chúng cũng dựa trên bức tranh mang tính một chiều và có những hậu quả không lường trước được trong việc củng cố chương trình tân tự do. Phụ nữ thuộc Thế Giới Thứ Ba được coi là nỗi xấu hổ, không phải là thành phần của sự thống trị tư bản chủ nghĩa, mà là những người bị coi là thiếu can đảm và quyết đoán để đàm phán với thị trường – có nghĩa là người “phụ thuộc” ở các nước nghèo phải dựa vào sự bảo vệ của nhà nước để chống lại sự cạnh tranh trên thị trường.”[4] 
Mặc dù vậy, điều quan trong là phân biệt giữa lý tưởng và thực tiễn. Một bài báo được trình bày tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Vi Tín Dụng vào năm 2006 đã chỉ ra rằng phụ nữ thường không phải là người kinh doanh tốt. [5] Tác giả, Irene Mutalia, lãnh đạo của một MFI ở Zambia, cho rằng phụ nữ thường xuyên mạo hiểm lao vào các thị trường cạnh tranh mà “ít chuẩn bị”, có nghĩa là không được đào tạo về kinh doanh hay có sự nhạy cảm để hỗ trợ cho khát vọng “sẵn sàng làm bất cứ thứ gì hỗ trợ gia đình” vào lúc cần thiết. Chồng của họ có thể ốm đau hoặc mất việc làm và công việc kinh doanh của phụ nữ thường được coi là một việc tạm thời lấp chỗ trống trong trường hợp này. Mutalima đã chỉ ra sự “thiếu khát vọng”, công việc kinh doanh thường được thực hiện kém chu đáo và do vậy các công việc kinh doanh do phụ nữ điều hành có vòng đời ngắn nhất ở Zambia – bốn năm. 

Kinh doanh nhỏ mà lớn 

Nếu có ai nghĩ phong trào này là cách vượt qua chủ nghĩa tư bản và thúc đẩy những giấc mơ không tưởng dựa trên thương nhân nhỏ thì hay nghĩ lại. Vi tín dụng đã trở thành chính thống mà người phát ngôn của phố Wal nhận định rằng là “một tài sản mới rất hấp dẫn đáng để xem xét trong một chiến lược danh mục đầu tư đa dạng.”[6] 

Bài báo vào năm ngoái tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Vi Tín Dụng đã cho thấy cách thức vi tín dụng đang trở thành một lĩnh vực ngân hàng thương mại thông thường, sự trao quyền cho phụ nữ và thậm chí là sự tham gia, được gạt sang một bên. Mutalima cho thấy MFI bắt đầu không còn coi bản thân là “tổ chức tài chính phục vụ cho giới tính” nữa, họ ngày càng xa rời lợi ích của những khách hàng nữ mà họ tuyên bố rằng sẽ thành công.[7] 

Vào lúc đầu, MFI có khuynh hướng “do người quyên góp định hướng”, nếu người quyên góp đó, một NGO nói, quan tâm đến vấn đề phát triển phụ nữ thì điều đó sẽ là ưu tiên hàng đầu của tổ chức. Mặc dù vậy, khi MFI đã vững chắc, những người quyên góp bắt đầu đòi hỏi “sự bền vững”; nói ngắn gọn là không dựa vào các quỹ quyên góp nữa. Tức là MFI phải có lợi nhuận. Họ sẽ phải cắt giảm chi phí, bắt đầu hướng tới các điều tiết và thương mại hóa, ưu tiên cho “các sản phẩm sinh lợi”, vào lúc đó sự chú trọng về giới tính dựa trên cơ sở là các khoản nợ nhỏ mà phụ nữ có thể trả được đã bị loại bỏ. 

Susy Cheston, giống như Mutalima, là thành viên của nhóm MFI Cơ Hội Quốc Tế, cũng đang vật lộn với vấn đề ưu tiên cho phụ nữ và sự phát triển trong MFI. Bà ghi nhận rằng một nghiên cứu của Bản Tin Ngân Hàng Vi Mô đã cho biết rằng tỷ lệ cao nhất của khách hàng nữ tại các MFI “non trẻ” do các NGO hoặc liên minh tín dụng điều hành – có quy mô nhỏ, không vì lợi nhuận và không tự chủ về tài chính, cũng như “khuynh hướng thương mại hóa và vươn ra quy mô lớn có nghĩa là giảm sự ưu tiên cho phụ nữ.”[8] Về các khách hàng của Cơ Hội Quốc Tế, Cheston phát hiện ră rằng quy mô tín dụng trung bình của nam giới lớn hơn của nữ giới, đây là trường hợp của một MFI đặc biệt chú trọng vào phụ nữ và các dự án của phụ nữ. 

Bản thân Cheston cũng là hình ảnh thu nhỏ của khuynh hướng chủ nghĩa nữ quyền tự do, bám chặt lấy ảo tưởng phát triển kinh doanh nhỏ để giúp phụ nữ của thế giới bán thuộc địa thoát khỏi đói nghèo. Bà thừa nhận rằng nếu như không có sự tập trung vào bình đẳng giới tính thì MFI cũng bỏ qua vấn đề phụ nữ thiếu quyền sở hữu khiến họ không thể thể hiện sự sở hữu tài sản bình đẳng trong nhiều trường hợp và do vậy họ sẽ sẽ càng gặp khó khăn khi tiếp cận vi tín dụng. 

Ở Malawi, bà nhắc tới một dự án với tỷ lệ phụ nữ rời bỏ lên đến 58% khi mà phụ nữ tham gia mô hình vi tín dụng vì họ muốn kiếm thêm thu nhập cho gia đình nhưng không đủ lớn để nam giới lấy đi phần đóng góp của họ. Họ muốn kiếm tiền để mua thực phẩm và chi tiêu cá nhân nhưng không làm đảo lộn trật tự tài chính của gia đình. 

Câu trả lời của Cheston đối với sự bất bình đẳng mang tính cấu trúc này là “sự chính thống về giới tính”, thông qua đó bà muốn nói rằng cần có thêm chủ kinh doanh và những người ra quyết định là nữ - một phản ứng kiểu nữ quyền tự do truyền thống, tìm cách biến một ít phụ nữ dưới đáy xã hội thành các lao động chuyên môn trung lưu. Ngay cả khi đó, bà cũng biết rằng giải pháp là không khả thi khi mà “sự chuyên môn hóa” trong các MFI đang hạn chế nó, phụ nữ sẽ không trở thành nhân viên của MFI; trong số 50 sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán ở đại học Kenya vào năm ngoái chỉ có hai người là nữ. Mô hình cũ của MFI với nhân viên tận tụy làm việc nhiều giờ, đi tới các cộng đồng dân cư để phục vụ khách hàng đang trở thành chuyện quá khứ dưới động lực cắt giảm chi phí. 

Ngay cả ngân hàng Grameen được giải thưởng cũng không chống lại được quy luật của tư bản tài chính: 
“Mô hình Grameen truyền thống bắt đầu suy thoái vào những năm 1990 và khủng hoảng năm 1998, khi mà lũ lụt gây ra thiệt hại lớn và người dân bắt đầu vắng mặt tại các buổi họp thanh toán tiền hàng tuần. Ngài Yunus rõ ràng quen thuộc với những sáng kiến vi tài chính ở các quốc gia khác: BRI ở Indonesia đã đi từ đống đổ nát đến thành công to lớn bằng cách khuyến khích tiết kiệm, không vay nợ và các tổ chức khác đã bắt đầu bãi bỏ việc vay nợ theo nhóm. Grameen tái cấu trúc vào năm 2001, khuyến khích tiết kiệm (tiền gửi hiện giờ nhiều hơn tiền vay nợ) và ít dựa vào trách nhiệm nhóm.”[9] 
Mohammed Yunus đã được vinh danh khi mà vi tín dụng trở tham gia vào vào dòng chính thống của cả các chương trình giảm đói nghèo tân tự do cũng như bản tài chính. MFI ngày càng được tổ chức như là các doanh nghiệp thương mại ngay từ đầu, ví dụ ACCIONin của Brazil đã tách dịch vụ tài chính ra khỏi các dịch vụ xã hội ngay từ đầu. Hiệu quả trong 30 năm của phương thức tiếp cận sáng tạo tại ngân hàng Grameen là vi tín dụng được khu vực ngân hàng bình thường cung cấp, đồng thời các nhà lập chính sách theo phái tự do phải chấp nhận để hệ thống mở rộng, để người nghèo tiếp cận được tín dụng, tổ chức phải sinh lợi nhuận và hiệu quả - điều này có nghĩa là “cộng đồng phát triển” đã đồng ý với các tổ chức đa quốc gia rằng kiếm tiền từ những người nghèo nhất trong số những người nghèo của thế giới là bình thường. 

Như MFI mới, không có quỹ quyên góp, khởi đầu với lãi suất lên đến 65%. Không mấy khó khăn để thấy tiềm năng kiếm lợi – như MFI đang sử dụng công nghệ mới (cụ thể là dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động) để mở ra một thị trường mới khổng lồ, ví dụ Pro Credit ở Cộng Hòa Dân Chủ Congo, nước này có 69 triệu người và chỉ có 50 chi nhánh ngân hàng. Đây có vẻ là một con đường dài để xuất phát từ Ngài Yunus và giải Nobel Hòa Bình, thứ khởi đầu một công cụ phát triển đã trở thành một công việc việc kinh doanh lớn. Như tở Economist viết, “cơ hội sẽ sớm không còn là vi mô nữa”. 

Các chương trình trao quyền vi tín dụng hứa hẹn sẽ giải quyết vấn đề của phụ nữ bằng cách giúp họ đầu tư vào chủ nghĩa tư bản. Nó cho phép một số nhỏ đặc quyền thoát ra khỏi hố sâu của nghèo đói, biến một số ít người này thành các nhà tư bản nhỏ có thể bóc lột người khác. Đại đa số vẫn tiếp tục nghèo khổ, ngày càng phụ thuộc hơn vào bản thân và tư bản tài chính khi nhà nước thoái thác bất kỳ và mọi nghĩa vụ cung cấp dịch vụ cũng như cơ sở hạ tầng giúp cộng đồng tồn tại. 

Sự áp bức phụ nữ không bị phong trào vi tín dụng ngăn chặn một cách đáng kể, theo một nghĩa nào đó còn được củng cố thêm. Vi tín dụng thường được dùng để buộc người nghèo phải thanh toán cho chăm sóc y tế và xã hội, cũng như hoàn toàn được các tổ chức bám víu lấy để thâm nhập vào thị trường mới và buộc ngay cả những những nghèo nhất trong số những người nghèo trở thành khách hàng của họ. 

Ảo tưởng vi tín dụng cho thấy cách thức lý tưởng tự do đã thay đổi trên bề mặt của chủ nghĩa tân tự do: Người nghèo không còn những quyền xã hội (phúc lợi hay trợ cấp) nữa mà có trách nhiệm xã hội về việc tự lo cho bản thân và gia đình bất chấp mọi trở ngại khách quan – đặc biệt là phụ nữ nghèo. Mặc dù vậy, sự cản trở thật sự đối với việc chống lại đói nghèo, như sự thiếu đất mà Kofi Annan đã khẳng định là “nguyên nhân nghiêm trọng duy nhất gây ra sự nghèo khổ ở nông thôn”, hoàn toàn không được phép màu – hay ảo vọng vi tín dụng nhắc đến. 

Endnotes

1. “Macro credit”, The Economist, 19 October 2006 

2. Quoted in a paper by Pauline Achola to the 2006 Microcredit Summit 

3. Alexander Cockburn, “A Nobel Peace Prize for Neoliberalism – the myth of microloans”, Counterpunch, www.counterpunch.org 

4. Johanna Brenner, “Transnational feminism and the Struggle for global justice”, New Politics, vol. 9 no. 2 (new series), Winter 2003 

5. See www.microcreditsummit.org/summit/previous.htm 

6. “From charity to business”, The Economist, 5 March 2005 

7. Irene KBMutalima, “Microfinance and gender equality: are we getting there?”, www.microcreditsummit.org/papers/ Workshops/28_Mutalima.pdf 

8. Suzy Cheston, “Just the facts ma’am: gender stories” from “Unex­pected sources with morals for microfinance”, www.microcredit­summit.org/summit/previous.htm 

9. “Macro credit”, The Economist, 19 October 2006

Sunday, December 6, 2015

Hoa Kỳ biện minh cho chủ nghĩa quân phiệt bằng cách kỷ niệm chiến tranh xâm lược Việt Nam

Hoa Kỳ đang tiếp tục triển khai chương trình kỷ niệm 50 năm chiến tranh xâm lược Việt Nam, chính quyền Hoa Kỳ đang tìm cách sửa chữa các thông tin về chiến tranh xâm lược Việt Nam để biện minh cho chủ nghĩa quân phiệt, nhưng không phải người Mỹ nào cũng khờ khạo đến mức tin vào họ. Robert Fantina trong bài "Whitewashing Militarism, Vietnam-War Edition" đã phân tích từng mục tiêu của chương trình kỷ niệm và chỉ ra những khía cạnh bị che dấu.

Biện minh cho chủ nghĩa quân phiệt, xã luận về chiến tranh Việt Nam
Hình minh họa: Bôi xóa sự thật về chiến tranh xâm lược Việt Nam
Nguồn: Internet
Năm nay đánh dấu 40 năm sự kiện người Việt Nam chiến thắng Hoa Kỳ, trong cuộc chiến tranh đã tàn phá Việt Nam và gây ra những tổn thương và chia rẽ không thể kể hết ở Hoa Kỳ. Có thể thấy rằng sau khi người dân Việt Nam có thể chống lại cỗ máy quân sự hùng mạnh nhất thế giới, Hoa Kỳ cần phải suy nghĩ lại về việc gây chiến tranh và xâm lược quân sự, cũng như chuyển sang ngoại giao trước khi dùng đến bom đạn. Bài học về Việt Nam cần phải được ghi nhớ. 

Không có nhà sử học nào nhận ra rằng những bài học của cuộc chiến tranh thảm họa ấy đều đã nhanh chóng bị quên lãng. Điều đó không chỉ được khẳng định bằng hầu hết sự gây chiến thường xuyên của Hoa Kỳ kể từ khi họ bại trận ở Việt Nam, mà hiện giờ chính quyền cũng “kỷ niệm” thảm họa đế quốc chết chóc ấy. Để kết thúc, họ đã tổ chức một chương trình kỷ niệm trong 13 năm cho mốc 50 năm chiến tranh ở Việt Nam. Chương trình được bắt đầu vào năm 2012 và cả đất nước sẽ phải theo dõi nó, dưới hình thức này hay hình hay hình thức khác, cho đến năm 2025.

Trên trang web của chương trình kỷ niệm có đăng 5 mục tiêu được đặt ra. Mỗi mục tiêu là đều rối rắm hơn mục tiêu trước đó. Chúng ta sẽ xem xét chi tiết từng mục tiêu. 

“Để cảm ơn và vinh danh cựu chiến binh Chiến Tranh Việt Nam, bao gồm cả những người bị bắt làm tù binh chiến tranh (POW), hoặc bị coi là mất tích trong khi hành động (MIA), vì sự phục vụ và hi sinh của họ theo mệnh lệnh của Hoa Kỳ cũng như cảm ơn và vinh danh gia đình của những cựu chiến binh đó.”

Hoa Kỳ có một cách cảm ơn các cựu chiến binh thật kỳ quặc, nếu như họ tin rằng sự phô trương mang tính chất tình thế ấy sẽ lừa gạt được người khác. Cựu chiến binh, trong đó có một số lượng lớn những người đã “phục vụ” (sẽ nói chi tiết hơn về khái niệm nực cười này sau) ở Việt Nam, có tỷ lệ trầm cảm, tự tử, vô gia cư, nghiện ma túy và bạo lực gia đình cao hơn mức trung bình. Nạn nhân của chất độc màu da cam, chất diệt cỏ được sử dụng phổ biến ở Việt Nam, gây ra những vấn đề không thể kể hết về thể chất cho cựu chiến binh và con cái của họ, đã đấu tranh trong nhiều năm để buộc chính quyền thừa nhận bệnh tật của họ là do những hóa chất đó gây ra. Các bệnh viện của cựu chiến binh đã đưa ra những danh sách chờ đợi dài dặc và những tình trạng tệ hại. 

“Để nhấn mạnh sự cống hiến của lực lượng vũ trang trong chiến tranh Việt Nam và sự đóng góp của các cơ quan liên bang và các tổ chức chính phủ cũng như phi chính phủ đã phục vụ cùng với, hoặc hỗ trợ, lực lượng vũ trang.”

Người ta sẽ thấy ngạc nhiên khi có ai đó muốn nhấn mạnh hoạt động của những tổ chức đã giúp cho việc giết hại những người đàn ông, đàn bà và trẻ em vô tội dễ dàng cũng như hiệu quả hơn.

“Để bày tỏ sự tôn kính đối với những đóng góp tại mặt trận quê nhà của những người dân Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam.”

Có lẽ bất cứ ai có kiến thức sơ đẳng về cuộc sống ở Hoa Kỳ trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam đều biết rằng quốc gia phải bày tỏ sự tôn kính đối với đóng góp của những người đã phản đối chiến tranh. Hàng chục ngàn thanh niên đã bỏ trốn để không trở thành nạn nhân của việc buôn nô lệ của Hoa Kỳ với cái được gọi là nhập ngũ bắt buộc. Hàng sa số những người khác đến Việt Nam rồi trở về quê nhà và tích cực chống chiến tranh. Hàng sa số những người khác đã bị bỏ tù khi những hoạt động phản đối có lương tâm của họ bị từ chối, hay khi họ công khai đốt bỏ thẻ quân dịch. Thậm chí ngay cả truyền thông thuộc sở hữu của doanh nghiệp cũng như nhiều chính khách cũng coi những hành động đó là chính đáng và vinh danh chúng. Nhưng trong chương trình kỷ niệm bất tận này, tất cả những điều đó bị lảng tránh.

“Để nhấn mạnh sự tiến bộ trong công nghệ, khoa học và y tế của các nghiên cứu quân sự được thực hiện trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam”.

Dĩ nhiên là giờ thì chúng ta thấy cốt lõi của vấn đề. “Sự tiến bộ” đó chủ yếu phục vụ cho một nhóm nhỏ tài phiệt làm giàu từ chiến tranh. Mọi con bê vàng đều luôn được tôn sùng ở Hoa Kỳ. Nếu như có nhiều tiến bộ về công nghệ, khoa học và y tế bắt nguồn từ chiến tranh Việt Nam thì tại sao các cuộc chiến khác lại không tạo ra chúng và tại sao lại không nhìn nhận những tiến bộ bổ sung đã được tạo ra?

“Để ghi nhận những đóng góp và hy sinh của các đồng minh của Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam.”

Thật phi lý khi cho rằng những đồng minh này sẽ sớm quên tất cả mọi chuyện. Tất cả các lưu ý về sự can dự rồ dại của Hoa Kỳ ở Việt Nam đều được so sánh với những sai lầm của Hoa Kỳ khi xâm lược Iraq với biện minh tương tự (hãy hiểu là: không tương tự). Thế nên vụ tưởng niệm vui vẻ này có thể không phải là thứ mà các đồng minh sẽ chào đón.

Giờ thì chúng ta sẽ xem xét khái niệm “phục vụ quân sự”, một phép nghịch hợp ngay cả khi chỉ có một. Chủ nghĩa quân phiệt, như đã được Hoa Kỳ phô bày thừa thãi trong hơn hai thế kỷ qua, đem đến chết chóc, nghèo đói, áp bức, phủ nhận nhân quyền, cũng như hàng sa số tổn thương khác cho những người đàn ông, đàn bà và trẻ em vô tội. Đây là sự thật kể từ chiến tranh 1812 cho đến tận ngày nay, khi Hoa Kỳ và đồng minh của họ ném bom Syria, cũng như phát tán sự thương vong ở đó, đồng thời gia tăng sự thù ghét đối với Hoa Kỳ. Việc giết hại người vô tội có thể được gọi là “thiệt hại liên đới”, nhưng người vô tội đã bị thương và chết nhiều hơn “những kẻ thù” mà Hoa Kỳ đã tự đặt ra.

Liệu những điều này có liên quan gì đến sự phục vụ? Từ đó, trừ khi bị xuyên tạc bằng cách gắn vào với từ “quân đội”, hàm ý về một sự hỗ trợ mang tính vị tha, hoạt động giúp đỡ những người bị thương, hoặc bất hạnh hơn những người đang phục vụ. Những tình nguyện viên tại nhà tạm cho người vô gia cư, tại ngân hàng thực phẩm, chương trình trường học cũng như tại những cơ sở khác mà người dân nhận được sự trợ giúp, có thể được gọi là phục vụ. Những giáo viên cống hiến cả cuộc đời để dạy học, bất chấp đồng lương thấp, cũng là phục vụ. Nhưng binh lính xâm lược một quốc gia độc lập và giết hại thường dân của quốc gia đó thì không phải là phục vụ; đó là từ ngữ để chỉ việc giết người và không phải là “phục vụ”. 

Nhưng ngày nay và cũng như trong nhiều năm tới, dường như tổng thống và nhiều chính khách khác sẽ ca tụng sự vĩ đại của nguyên nhân dẫn đến chiến tranh Việt Nam, với cặp kính mắt màu hồng 40 năm tuổi và ca ngợi điều đó như là một ví dụ về sự vĩ đại của Hoa Kỳ. Không ai đề cập đến sự nổi giận của các trường đại học, thường xuyên dẫn đến việc cảnh sát đàn áp sinh viên cực kỳ dã man. Thanh niên bỏ trốn khỏi đất nước để tránh bị cưỡng bách tham gia một cuộc chiến tranh vô đạo đức cũng bị lảng tránh. Những công dân khờ khạo cũng sẽ quên cảnh người Mỹ bỏ chạy một cách tuyệt vọng khỏi Sài Gòn khi Việt Cộng tiến quân vào, sẽ đặt tay lên ngực, thề trung thành với lá cờ và ngồi xuống khi Hoa Kỳ tiếp tục vận hành cỗ máy giết chóc ghớm ghiếc nhất hành tinh.

Robert Fantina’s latest book is Empire, Racism and Genocide: a History of US Foreign Policy (Red Pill Press).