Showing posts with label TPP. Show all posts
Showing posts with label TPP. Show all posts

Wednesday, November 19, 2014

Trung Quốc có thể bao vây Mỹ không?

Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch bài viết "Can China Contain America?" của tác giả John V. Walsh với một góc nhìn khác về sự thay đổi của trật tự thế giới.

Trung Quốc có thể bao vây Mỹ không?

“Mỹ có thể bao vây Trung Quốc không?”, đó là điều thường xuyên được hỏi ở phương tây. Nhưng đối với chiến tranh và những cuộc tấn công bất tận của Mỹ vào các quốc gia đang phát triển trên thế giới, câu hỏi nên được đổi lại thành “Trung Quốc có thể bao vây Mỹ không?”. Hay ít nhất thì Trung Quốc có thể kiềm chế Mỹ để không gây tổn hại nhiều hơn cho khu vực Đông Á và dĩ nhiên là cả các nước khác trong thế giới đang phát triển. 

Tuần trước Obama tới Bắc Kinh dự hội nghị thượng đỉnh Hợp Tác Kinh Tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) trong vai trò đại diện của phương tây và đại dự án có tuổi đời hàng thế kỷ ở Đông Á. Đó là dự án gì? Lịch sử cho chúng ta biết rằng phương tây cùng với các sứ giả và binh lính của họ, những người tiền nhiệm của Obama, đã dìm khu vực này trong đau khổ và bể máu. Một danh sách ngắn và chưa đầy đủ gồm có: Chiến Tranh Thuốc Phiện ở Trung Quốc, chiến tranh ở Philippine, ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản, chiến tranh Việt Nam và Triều Tiên, ném bom tàn phá Lào và Campuchia, đảo chính đẫm máu của CIA ở Indonesia, tấn công quân sự vào phong trào lật đổ chế độ độc tài Park của Hàn Quốc. 

Một phác thảo lịch sử ngắn chỉ đơn thuần kể lại chi tiết các đóng góp của Anh-Mỹ vào vụ cưỡng bức Đông Á của Châu Âu. Hàng thế kỷ qua, hai mẩu nhỏ quyền lực Tây Âu với một nhúm kỹ thuật quân sự vượt trội đã cướp bóc Tây Thái Bình Dương.

Obama tới Đông Á để nói: Chúng tôi vẫn chưa xong việc. Quốc Gia Không Thể Thiếu phải thống trị ở mọi nơi. Chúng tôi rời khỏi khi người Việt Nam hạ nhục chúng tôi và đuổi chúng tôi ra khỏi cộng đồng. Nhưng chúng tôi đang quay trở lại. Chúng tôi đang xoay trục.

Thậm chí trước khi Obama rời Hoa Kỳ, “sự xoay trục” của ông ta sang Tây Thái Bình Dương đã thất bại nặng nề, do Hoa Kỳ sa lầy nghiêm trọng ở Trung Đông, nhờ vào sự vận động hành lang của Israel, và bởi vì Hoa Kỳ đã đẩy Nga vào vòng tay của Trung Quốc với việc dàn xếp cuộc đảo chính của phát xít ở Ukraina. Theo đúng bản chất, trước khi trèo lên khoang chiếc máy bay 747 để tới Bắc Kinh, Obama không thể cưỡng lại việc dấn thân sâu hơn một chút nữa vào vũng lầy ở Trung Đông và gửi thêm 1500 lính bộ binh tới chiến trường ở Iraq.

Tại đỉnh điểm của hội nghị APEC, liên kết Nga-Trung trở nên sống động khi tổng thống Putin và Tập thông qua môt thỏa thuận về đường ống dẫn dầu chủ chốt, thứ sẽ đưa nguồn cung khí đốt tự nhiên, mà Hoa Kỳ buộc Châu Âu phải từ chối bằng cuộc đảo chính ở Kiev, đến với Trung Quốc. Đường ống này được gọi là đường ống Phương Tây hay Altai, là đường ống thứ hai từ Nga tới Trung Quốc, thỏa thuận về đường ống đầu tiên đã được thông qua vào tháng năm mới đây, với rất nhiều phô trương. Tuyến đường bộ cung cấp cho Trung Quốc một nguồn dầu dồi dào, tránh bị hải quân Hoa Kỳ ngăn chặn trên biển. Điều đó gia tăng an ninh của Vương Quốc Trung Cổ, giúp họ đối mặt với sự xoay trục. Do đó, thỏa thuận này vượt xa tính biểu tượng. Con quái vật biển của Hoa Kỳ trở thành một công cụ kém phù hợp với mục tiêu thống trị của Hoa Kỳ, mặc dù điều đó không làm giảm gánh nặng phiền toái cho những người đóng thuế Hoa Kỳ.

Hội đàm ở APEC tập trung vào kinh tế, thứ sẽ quyết định hình dáng của thế giới sắp tới. Kinh tế Trung Quốc giờ đã lớn hơn Trung Quốc trên chỉ tiêu so sánh sức mua và đang trên đà tiến tới ngang bằng với Hoa Kỳ trên chỉ tiêu tuyệt đối trong vòng một thập kỷ. Trung Quốc không ngừng theo đuổi tăng trưởng kinh tế và sự ổn định tổng thể mà họ cần. Obama đã đề xuất gì? Ông ta đang bán rong thỏa thuận thương mại Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), một thỏa thuận bao gồm Nhật Bản và 10 nước khác nhưng không có Trung Quốc. Ông ta nói thản nhiên rằng mục đích của hiệp định không phải là bao vây hay cô lập Trung Quốc mặc dù hiệp định thực tế được thiết kế để làm điều đó. Mặc dù vậy, TPP không có nhiều tiến bộ, bởi vì nó được soạn thảo bí mật bởi và phục vụ cho các nhà độc quyền doanh nghiệp và tài chính Hoa Kỳ. Các quốc gia khác sẽ không cắn miếng mồi TPP nếu chỉ có ít hoặc chả có lợi lộc gì cho họ. 

Một số nhà bình luận phương Tây coi Khu Vực Tự Do Thương Mại Châu Á Thái Bình Dương (FAATP) như một cú trả đòn của Trung Quốc đối với TPP. Tuy Trung Quốc đã rất nỗ lực thúc đẩy FAATP tại hội nghị APEC và nhận được sự chấp thuận của tất cả 21 nước tham dự, nhưng đó không phải là ý tưởng mới hay là ý tưởng của Trung Quốc. Đó là ý tưởng được khởi đầu khi APEC thành lập vào năm 1989, theo thủ tướng Singapore Lý Hiển, người đã tán dương nỗ lực thúc đẩy việc hiện thực hóa hiệp định này của Trung Quốc, mà việc nghiên cứu hiệp định đã kéo dài hai năm. Lý nói rằng khi FAATP được thiết lập, nó sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các quốc gia trong khu vực và sẽ là một trong những khu vực tự do thương mại lớn nhất thế giới.

Tương tự, Trung Quốc đã đi đầu trong việc thành lập Ngân Hàng Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Châu Á (AIIB), ngân hàng này sẽ cấp vốn cho các đầu tư cần vốn gấp của khu vực. Nhu cầu đầu tư là vào khoảng 8 nghìn tỷ dollar; Trung Quốc sẽ cung cấp trước hết 100 tỷ dollar và tổ chức trụ sở ở Bắc Kinh. Ngân hàng được khánh thành chính thức vào tháng 10, chỉ vài tuần trước hội nghị APEC và bao gồm 21 quốc gia: Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Philippine, Pakistan, Bangladesh, Brunei, Campuchia, Kazakhstan, Kuwait, Lào, Myanmar, Mông Cổ, Nepal, Oman, Qatar, Sri Lanka, Uzbekistan, và Việt Nam. Australia, Indonesia, Hàn Quốc không tham gia, bất chấp những lợi ích mà họ bày tỏ một năm trước – một sự thay đổi do sức ép của Hoa Kỳ. Khó có thể tin rằng Hoa Kỳ không tìm cách cô lập và làm suy yếu Trung Quốc, đây là “bao vây” Trung Quốc bằng cách kéo các quốc gia khác ra khỏi một sự dàn xếp sẽ mang lại lợi ích cho Trung Quốc. 

Nhưng bất kể là Hoa Kỳ có cố gắng gì vào lúc này, Trung Quốc đã đủ sức mạnh quân sự để đáp trả tấn công của phương Tây – mặc dù vẫn chưa có cuộc tấn công nào được khởi sự. Với sức mạnh quân sự và kinh tế, Trung Quốc có thể đưa ra các lựa chọn thay thế cho mệnh lệnh của phương Tây. BRICS có thể là dấu hiệu đầu tiên của điều đó. Kinh tế Trung Quốc và các dự án cơ sở hạ tầng ở châu Á đang mở rộng tất cả mọi con đường tới châu Âu báo hiệu một thế giới mới đa cực như đã được phác thảo ở đây.

Hoa Kỳ đang bận rộn bị ném bom, trừng phạt và nói chung gieo rắc nghèo khổ cũng như bất hòa ở nhiều nơi trên khắp thế giới – nhất là ở Trung Đông. Ở Đông Á họ đang theo đuổi chính sách cô lập Trung Quốc cũng như xây dựng liên minh quân sự chống lại Trung Quốc. Trái lại, Trung Quốc đang mê mải làm giàu và động viên các nước khác làm điều tương tự. Hoa Kỳ đang phe súng; Trung Quốc đang buôn bơ. Điều gì tốt hơn cho nhân loại?

John V. Walsh can be reached at John.Endwar@gmail.com

Wednesday, October 29, 2014

Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương: Có muốn vội cũng không được

Xin giới thiệu với bạn đọc blog bản dịch bài viết "US-Japan conflicts stall Obama’s Trans-Pacific economic pact" của tác giả Mike Head, bình luận những tin tức mới nhất về Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương. Tiêu đề do người dịch đặt

Xung đột Hoa Kỳ-Nhật Bản trì hoãn hiệp định kinh tế xuyên Thái Bình Dương của Obama

Những cuộc đàm phán kéo dài cả tuần ở Canberra, tiếp sau ba ngày hội nghị cấp bộ trưởng ở Sydney cuối tuần trước, đã thất bại trong việc khơi thông bế tắc giữa chính phủ Hoa Kỳ và Nhật Bản về dự thảo Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

TPP là hiệp định được chính quyền Obama thúc đẩy mạnh mẽ để thiết lập sự thống trị kinh tế không thể thách thức ở Châu Á-Thái Bình Dương. Sự thất bại của hội nghị trong việc tạo ra một bước tiến để hoàn tất hiệp định, bất chấp sức ép gia tăng của Hoa Kỳ, là một biện pháp gây ra căng thẳng kinh tế và địa chiến lược toàn cầu, không chỉ giữa Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nga, mà còn là giữa Hoa Kỳ và các đế quốc kình địch chủ chốt, đáng chú ý là Nhật Bản.

Bốn năm sau khi cựu chính phủ của Đảng Dân Chủ Nhật Bản lần đầu tiên cho thấy sự sẵn sàng tham gia vào TPP, và 18 tháng sau khi chính phủ của Đảng Dân Chủ Tự Do đương nhiệm tuyên bố họ sẽ ký kết hiệp định, vẫn chưa có thỏa thuận nào xuất hiện. Xung đột gay gắt tiếp tục nổ ra giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản về cách tiếp cận đối với thị trường nông nghiệp và ô tô của mỗi nước, đó là một phần trong nghị trình rộng hơn để xóa bỏ các rào cản đối với thương mại và đầu tư của Hoa Kỳ.

“Không có triển vọng nào cho một thỏa thuận về tiếp cận thị trường vào thời điểm này”, bộ trưởng kinh tế Nhật Bản Akira Amari phát biểu trong cuộc họp báo ở Sydney. Sau cuộc gặp với đại diện thương mại Hoa Kỳ Michael Froman vào thứ sáng thứ hai bên lề cuộc họp toàn thể, Amari tuyên bố: “Những vấn đề còn lại cực kỳ phức tạp và chúng tôi không thể giải quyết chúng một cách đơn giản.”

Tổng thống Obama đã tuyên bố rằng ông ta muốn kết thúc đàm phán trong năm nay, ngay trong chuyến công du Châu Á tháng tới. Nhưng khi được hỏi về khả năng hội nghị thượng đỉnh TPP sẽ diễn ra ở Bắc Kinh, bên lề diễn đàn Hợp Tác Châu Á-Thái Bình Dương vào tháng 11, Amari đã trả lời rằng không có bất cứ điều gì như vậy được thảo luận.

Tuyên bố của Amari đã trở thành sự nhạo báng đối với những tuyên bố của chủ nhà vòng đàm phán vừa qua, bộ trưởng bộ thương mại Australia Andrew Robb đã tuyên bố rằng thỏa thuận TPP có thể hoàn tất vào cuối năm 2014. “Có một cảm nhận rằng chúng ta đang ở trong tầm của vạch đích”, Robb tuyên bố. Cùng với Froman, bộ trưởng của Australia thúc đẩy mạnh mẽ các cuộc hội đàm để tránh bị lỡ kỳ hạn mà Obama đã đặt ra, trong ba năm liên tiếp.

Thông báo chính thức được đại diện của 12 quốc gia TPP nhấn mạnh rằng “chúng tôi đã tạo ra sự chuyển biến rõ nét” và một hiệp định đã được “cố kết”. Mặc dù vậy, những tuyên bố đó được đưa ra trong thông cáo lần trước của TPP.

Ngay cả Robb cũng thừa nhận là “những quyết định phức tạp” vẫn chưa đạt được. Ông ta đề cập tới quyền sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp nhà nước và “các lĩnh vực khác”, là những vấn đề hàng đầu trong xung đột về tiếp cận thị trường giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản. 

Không có thỏa thuận giữa Washington và Tokyo thì TPP sẽ là một thất bại thảm hại. Cùng với hai quốc gia tạo thành 90% tổng sản phẩm quốc gia của các nước tham gia đàm phán, hội đàm TPP cũng thu hút Australia, Canada, Brunei, Singapore, Malaysia, Vietnam, New Zealand, Mexico, Chile và Peru.

TPP được Singapore, New Zealand và Chile phác thảo lần đầu tiên vào năm 2003, đã được chuyển giao cho chính quyền Obama vào năm 2009. TPP trở thành cốt lõi quan trọng của “chuyển trục” chiến lược và quân sự sang Châu Á để đối đầu với Trung Quốc, nước đã hoàn toàn bị loại khỏi TPP.

Sâu xa hơn nữa, TPP đang tìm cách vẽ lại toàn bộ “kiến trúc kinh tế” của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương theo lợi ích của tư bản tài chính phố Wall và các tập đoàn lớn nhất của Hoa Kỳ. Theo lời của cựu cố vấn an ninh quốc gia chính quyền Obama Tom Donilon, TPP cùng với các hiệp định tương tự ở Châu Âu là để “viết ra các quy tắc sẽ quản trị kinh tế toàn cầu trong thế kỷ tới”. 

Trong khi được giới thiệu như một hiệp định “tự do thương mại”, 29 chương của TPP đi xa hơn những vấn đề thương mại truyền thống. Tách biệt với thuế quan và rào cản thương mại, TPP được hướng tới dỡ bỏ các luật lệ, quy tắc và trở ngại của chính quyền đối với đầu tư của Hoa Kỳ tại khu vực, qua đó mọi phương diện của kinh tế và xã hội được cấu trúc lại cho phù hợp với đòi hỏi về lợi nhuận của thị trường tài chính Hoa Kỳ cũng như đa quốc gia. 

Trong trường hợp của Nhật Bản, điều đó có nghĩa không chỉ là xóa bỏ thuế quan quốc gia đối với các nông sản quan trọng – gạo, lúa mỳ, thịt bò và thịt lợn, sữa và đường – mà còn là mở cửa các lĩnh vực sinh lợi khác của nền kinh tế Nhật Bản.

Một tài liệu của đại diện thương mại Hoa Kỳ trong năm nay đã kiệt kê “các rào cản” mà Hoa Kỳ muốn dỡ bỏ trong một danh sách dài các lĩnh vực trọng yếu, trong đó có Bưu Chính Nhật Bản, dịch vụ tài chính, bảo hiểm, viễn thông, dịch vụ pháp lý, giáo dục, hợp đồng quân sự, hàng không, cảng biển, hợp đồng xây dựng công trình công cộng, thiết bị y tế, thuốc men và mỹ phẩm.

Trong bốn tháng, Obama và đoàn đàm phán của ông ta đã công khai ve vãn thủ tướng Nhật Shinzo Abe và chính phủ để họ chấp thuận. Tháng trước, đại diện thương mại Hoa Kỳ Froman viết một bài báo cho tờ Financial Time ở London, trong đó cáo buộc Nhật Bản hủy hoại TPP. Điều đó diễn ra sau khi cuộc hội đàm ở Washington kết thúc trong sự gay gắt, với việc Amari, người đồng cấp Nhật Bản rời đi.

Froman tuyên bố rằng phần cược là “cao” đối với Nhật Bản, nói rằng họ không giữ lời hứa theo đuổi một “tầm nhìn táo bạo” coi TPP là yếu tố cốt lõi trong “mũi tên thứ ba” của Abe về cải cách cấu trúc kinh tế. Froman thúc giục Abe đứng lên chống lại “những lợi ích bất di bất dịch” vô danh ở Nhật Bản.

Obam sau đó đã tự mình gọi điện cho Abe, thúc giục ông này phải “táo bạo” trong các đàm phán TPP, lưu ý rằng quan hệ đối tác của họ là hòn đá tảng trong sự can dự của Hoa Kỳ tại khu vực. Sau đó là chuyến viếng thăm của bộ trưởng bộ thương mại Penny Pritzker, gặp Abe để lặp lại thông điệp ấy. 

Những cảnh báo được che phủ sơ sài về sự tổn hại đối với quan hệ Hoa Kỳ-Nhật Bản đã thất bại trong việc tạo ra bất cứ thỏa thuận nào. Điều này cho thấy sự quyết đoán đang lớn dần lên của chính phủ Abe, không chỉ là sự kháng cự nội bộ của “những lợi ích bất di bất dịch” trong nghị trình “mũi tên thứ ba” của ông ta.

Cương lĩnh thứ ba của “kinh tế kiểu Abe”, được công bố vào tháng bảy, dựa trên một chương trình dài hạn có hơn 200 biện pháp tái cấu trúc thân thiện với thị trường, sẽ cắt giảm một số lĩnh vực kinh doanh được bảo hộ và cũng sẽ khoét sâu tình trạng xã hội của giai cấp lao động Nhật Bản

Abe đưa ra quyết định vào tháng 3 năm 2013, sẽ gia nhập TPP, bất chấp thỏa thuận sẽ không dỡ bỏ thuế quan về nông nghiệp để tránh làm tan vỡ cơ sở nông thôn của đảng cầm quyền Dân Chủ Tự Do, nhằm theo đuổi cuộc tấn công mạnh mẽ ủng hộ thị trường để chấm dứt hai thập kỷ kinh tế đình trệ. 

Kể từ khi nhậm chức gần hai năm trước, Abe đã tự ràng buộc chặt chẽ bản thân với “chuyển trục” của Obama, nhưng ông ta cũng khai thác sự căng thẳng đang gia tăng với Trung Quốc để thúc đẩy Nhật Bản tái vũ trang, bao gồm cả việc “diễn dịch lại” cái được gọi là hiến pháp hòa bình mà Hoa Kỳ áp đặt cho Nhật Bản sau thế chiến thứ II. 

Trong khi Abe tiếp tục công khai cam kết với TPP, điểm bế tắc cho thấy xung đột cơ bản khó khắc phục giữa lợi ích của chủ nghĩa đế quốc Hoa Kỳ và các đồng minh hiện tại như Nhật Bản, bị sụp đổ kinh tế toàn cầu làm trầm trọng thêm.

Sunday, October 26, 2014

Liều thuốc độc Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương

Xin giới thiệu với bạn đọc blog bản dịch bài viết "The ‘Medicine’ of the Trans-Pacific Partnership" của tác giả Pete Dolack, bình luận các chi tiết mới được tiết lộ của dự thảo Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương. Tiêu đề do người dịch đặt.

“Liều thuốc” của Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương

Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) nguy hiểm hơn bao giờ hết. Ngăn cản tiếp cận thuộc men, gia tăng giám sát sử dụng Internet và bản quyền bắt buộc theo chỉ thị của các tập đoàn đa quốc gia là những món quà doanh nghiệp được gài vào chương quyền sở hữu trí tuệ của TPP, điều đó được Wikileaks tiết lộ ngay trong tháng này. Báo chí có thể bị hình sự hóa.

Chúng ta càng biết nhiều hơn về TPP, thì nó càng tệ hơn, điều đó cho thấy lý do 12 quốc gia tham gia, dưới sự dẫn dắt của chính quyền Obama, tiếp tục đàm phán bí mật. Bản dự thảo mới nhất về chương quyền sở hữu trí tuệ trong TPP cho thấy có rất ít thay đổi so với bản dự thảo trước đó, cũng được Wikileaks công bố. Trong lời dẫn bạch hóa tài liệu tháng này, WikiLeaks cho biết:

“Có sự bổ sung đặc quyền công nghiệp rõ ràng đối với các lĩnh vực thuốc men và bản quyền. Những bổ sung đó dường như tác động đến sự tiếp cận đối với những thuốc men quan trọng như thuốc chữa ung thư và sẽ làm giảm nhẹ các điều kiện đối với việc cấp bản quyền gen trong cây trồng, điều này sẽ có tác tộng tới nông dân có quy mô sản xuất nhỏ và gia tăng sự thống trị của các tập đoàn nông nghiệp như Monsanto”.

Một phân tích của Public Citizen giải thích:

“Một quy định [sẽ] yêu cầu cấp bản quyền cây trồng liên quan đến sáng chế, như gen được đưa vào cây trồng biến đổi gen, đặt nông dân ở các quốc gia đang phát triển vào tay của công nghiệp nông nghiệp, bao gồm các nhà sản xuất hạt giống như Monsanto, và mối đe dọa đối với an ninh lương thực ở những quốc gia đó sẽ phổ biến hơn”.

Monsanto, đang nỗ lực giành lấy sự kiểm soát đối với nguồn cung cấp lương thực khắp thế giới, khó có thể mong đợi một sự ưu ái nào hơn thế. Hạt giống độc quyền và sinh vật biến đổi gen là lộ trình của Monsanto nhằm kiểm soát những thứ mà bạn ăn và những gì nông dân canh tác. Một khi đã ký hợp đồng, nông dân bị buộc phải mua hạt giống biến đổi gen của công ty hàng năm và thuốc diệt cỏ Monsanto cho các hạt giống biến đổi gen để kháng thuốc diệt cỏ. 

Lén lút dùng quy trình “theo dõi nhanh” để đưa TPP lách qua Quốc Hội

Kèm theo sự bí mật bao phủ TPP là sự lén lút để có thể thông qua hiệp định “tự do thương mại”. Chính quyền Obama đang tìm cách để được Quốc Hội ủy quyền “theo dõi nhanh”. Theo quy trình theo dõi nhanh, Quốc Hội từ bỏ quyền thay đổi các điều khoản, giới hạn thời gian tranh luận, và thực hiện bỏ phiếu chấp nhận hay phủ quyết (không được phép bổ sung) trong một thời gian ngắn. Một số các thỏa thuận “tự do thương mại” tồi tệ nhất đã được chấp thuận theo cách này, và tầm quan trọng của theo dõi nhanh đã thể hiện trong hiệp ước thương mại mới nhất của Hoa Kỳ với Hàn Quốc, được chấp thuận vào năm 2007 – hầu như chỉ 1 phút trước khi ủy quyền theo dõi nhanh hết hạn.

Một đạo luật theo dõi nhanh, được mang tên hai người bảo trợ là Camp-Baucus, đã thất bại khi bỏ phiếu sớm vào năm nay do sự phản đối trong Quốc Hội, đa số là các nghị sĩ Dân Chủ song cũng có một số Cộng Hòa. Điều này xảy ra bởi các nhà hoạt động có tổ chức đã phối hợp trên toàn nước Mỹ. Nhưng thượng nghị sĩ Dân Chủ Ron Wyden, vào tháng tư vừa qua, cho thấy ý định đề xuất một dự luật theo dõi nhanh mới, mà ông ta gọi là “theo dõi thông minh.” Các nhà hoạt động Hoa Kỳ dự đoán rằng cả sự khác biệt nhỏ trong “theo dõi thông minh” của thượng nghị sĩ Wyden lẫn dự luật theo dõi nhanh cởi mở hơn, tất nhiên đều sẽ được dự thảo bởi các hạ nghị sĩ Cộng Hòa, sẽ được đưa ra Quốc Hội sau cuộc bầu cử tháng 11 với ý đồ gây sức ép cho kỳ họp kết thúc nhiệm kỳ. 

Các nhà hoạt động Hoa Kỳ trong năm ngoái và nửa đầu năm nay đã tập trung vào ngăn chặn theo dõi nhanh ở Quốc Hội vì nó sẽ vô hiệu hóa việc thông qua TPP theo cách khác. Các quốc gia khác cho thấy sự đồng ý miễn cưỡng với dự thảo chung cuộc của TPP ngoại trừ Quốc Hội cấp quyền theo dõi nhanh cho chính quyền Obama. Không có ủy quyền đó, Quốc Hội sẽ giữ quyền thay đổi hiệp định đã được thống nhất, dường như phá vỡ bất cứ thỏa thuận nào. Chính quyền Canada, trong tháng 9 vừa qua, đã thể hiện sự miễn cưỡng rõ ràng. 

Tờ Washington Trade Daily mới đưa tin về đại sứ Canada tại Hoa Kỳ Gary Doer, ông này nói Canada và các quốc gia tham gia đàm phán khác sẽ không kết thúc đàm phán cho đến khi chính quyền Obama có “sức mạnh chính trị” của ủy quyền thúc đẩy-thương mại (tên chính thức của theo dõi nhanh). Do vậy, các nhà hoạt động không giảm nhẹ sự đề phòng đối với các mưu đồ triển khai lập pháp theo dõi nhanh. Tuần Hành Động Phản Đối Theo Dõi Nhanh đã được tổ chức từ ngày 8 đến 14 tháng 11 ở Hoa Kỳ. Ở Australia một loạt các cuộc mít-ting phản đối TPP đã diễn ra trong tuần ở Sydney và Canberra. 

Những nỗ lực chống lại việc tái thúc đẩy một thỏa thuận hoàn chỉnh; các bên đàm phán họp tuần này, ngay lập tức theo sau là cuộc họp cấp bộ trưởng vào ngày 25 tháng 10 ở Sydney.

Hình sự hóa quyền được biết của bạn 

Có nhiều mâu thuẫn trong TPP. Một điều khoản bí mật-thương mại trong chương quyền sở hữu trí tuệ đã bị tiết lộ được viết theo cách làm cho việc tường thuật nội dung của thỏa thuận thương mại tương lai có thể bị truy tố. Điều khoản đáng ngờ nêu rõ:

“Nhằm đảm bảo sự bảo vệ cần thiết chống lại sự cạnh tranh không lành mạnh … mỗi bên phải đảm bảo rằng các chủ thể cá nhân cũng như chủ thể pháp lý có các công cụ pháp lý cần thiết ngăn chặn bí mật thương mại hợp pháp trong sự kiểm soát của họ khỏi bị tiết lộ, tước đoạt, hay sử dụng bởi người khác (bao gồm cả các doanh nghiệp thương mại nhà nước) mà không có sự đồng thuận của họ theo cách trái với thực tiễn thương mại trung thực”.

Truy tố hình sự sẽ là bắt buộc đối với: 

“tiếp cận cố ý, không được ủy quyền đối với các bí mật thương mại được lưu giữ trong hệ thống máy tính; cố ý chiếm đoạt bí mật thương mại, bao gồm bằng phương tiện như hệ thống máy tính; hay lừa dối (hay không được ủy quyền) tiết lộ các bí mật thương mại, bao gồm bằng phương tiện như hệ thống máy tính”.

Công bố của WikiLeaks về tài liệu này sẽ là tội hình sự theo điều khoản đó. Điều khoản đó bắt buộc các chính quyền tham gia ký kết phải ban hành các luật lệ nghiêm khắc bảo vệ “bí mật thương mại” không xác định. Văn bản của TPP được xếp loại bí mật! Các nhà lập pháp và công chúng không được phép xem chúng. Ở Hoa Kỳ, những người duy nhất ngoài các thành viên đoàn đàm phán được tiếp cận các tài liệu là 605 “cố vấn”, hầu hết là những người điều hành các tập đoàn đa quốc gia hoặc các nhà vận động hành lang của doanh nghiệp. 

Tạp chí The Age của Melbourne tổng kết mối đe dọa đối với báo chí như sau:

“Văn bản hiệp định bị tiết lộ cho thấy trong nỗ lực xử lý “cạnh tranh không lành mạnh”, phần lớn từ gián điệp công nghiệp Trung Quốc, Hoa Kỳ đã xông lên phía trước với đề xuất hình sự họa việc tiết lộ bí mật thương mại trên khắp bờ Thái Bình Dương. Bản dự thảo cho thấy các quốc gia TPP sẽ áp dụng truy tố hình sự đối với việc tiếp cận, chiếm đoạt hay tiết lộ các bí mật thương mại một cách bất hợp pháp, được định nghĩa là thông tin có giá trị thương mại bởi sự bí mật của nó, bởi bất cứ ai sử dụng một hệ thống máy tính …

Không ngoại lệ về lợi ích của công chúng hay tự do ngôn luận. Hình sự hóa việc tiết lộ sẽ được áp dụng đối với các nhà báo làm việc cho các tổ chức truyền thông thương mại hay bất cứ sự tiết lộ nào được coi là tổn hại đối với “lợi ích kinh tế” của nước tham gia TPP”. 

Rào cản đối với các dược phẩm phổ biến rẻ hơn

Một quy định khác trong văn bản về quyền sở hữu trí tuệ của TPP sẽ dựng lên rào cản đối dược phẩm phổ biến và bắt buộc rằng các điều khoản của bản quyền có thể được gia hạn theo yêu cầu của người giữ bản quyền. Hoa Kỳ và Nhật Bản thậm chí còn yêu cầu bằng lời rằng việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ phải được đặt cao hơn mọi chiếu cố pháp lý khác! Hoa Kỳ cũng đang tìm cách hình sự hóa sự xâm phạm đối với quyền sao chép, ngay cả trong những trường hợp không có ý định thu lợi nhuận, như người hâm mộ đăng tải một tác phẩm, và cũng sẽ bắt buộc nhà cung cấp dịch vụ Internet phải gỡ bỏ các nội dung theo yêu cầu của doanh nghiệp để tránh các trừng phạt pháp lý. 

Chốt sắt để thực thi các quy định hà khắc đó – điều tồi tệ nhất được đưa ra bởi Hoa Kỳ và Nhật Bản thường tiếp nối sau – là “cơ chế tranh chấp nhà đầu tư-nhà nước”. Đó là quy định chính phủ phải đệ trình việc hòa giải liên quan tại tòa hòa giải bí mật khi “nhà đầu tư” muốn thay đổi luật lệ; các quan tòa trong tòa này là các luật sư doanh nghiệp. 

Cơ chế tranh chấp không được trực tiếp đề cập trong chương quyền sở hữu trí tuệ, nhưng một điều khoản có mục đích giữ gìn chủ quyền quốc gia lại mâu thuẫn với các điều khoản khác, trong đó đảm bảo cho các công ty đa quốc gia có quyền tương tự như doanh nghiệp quốc gia. Các điều khoản đó, tiêu chuẩn trong hiệp định “thương mại tự do”, là mũi nhọn được các tòa hòa giải bí mật sử dụng để vô hiệu hóa các luật bảo vệ môi trường, các tiêu chuẩn về an toàn, sức khỏe hay lao động. Những quy định đó sẽ lần lượt trở thành các tiền lệ được sử dụng để truyền lại cho hậu thế các quyết định khắc nghiệt. 

TPP, mặc dù vậy, không chỉ nguy hiểm đối với người lao động. Hiện có các hiệp định khác như Hiệp Định Đối Tác và Đầu Tư Xuyên Đại Tây Dương giữ Hòa Kỳ và EU; Hiệp Ước Dịch Vụ Thương Mại sẽ phá hủy khả năng điều tiết của các chính quyền đối với ngành dịch vụ tài chính (50 quốc gia đã tham gia); và Hiệp Định Toàn Diện về Kinh Tế và Thương Mại giữa Canada và EU. Tất cả các hiệp định đều được thiết kể để nâng doanh nghiệp lên ngang tầm một quốc gia, mặc dù trong thực tiễn, do các án lệ, chúng sẽ đưa các doanh nghiệp lên cao hơn chính quyền quốc gia. 

Các hiệp định “tự do thương mại” liên quan rất ít đến thương mại, và liên quan nhiều đến việc áp đặt sự thống trị của tư bản trong phạm vi cuộc sống đến chừng nào có thể. Chúng là thất bại hàng loạt đối với người lao động ở tất cả các nước. Chúng mang lại và có thể mang lại, không gì ngoài cuộc đua xuống đáy. Cố gắng cải tạo cuộc đua xuống đáy là một việc vặt vãnh ngớ ngẩn. TPP và những anh em họ ghê tởm của nó phải bị đánh bại, và phải được thay thế bằng một định nghĩa mới về thương mại cũng như những người hưởng lợi từ thương mại. Điều đó đòi hỏi phải đấu tranh trực diện với hệ thống kinh tế thịnh hành, không thì chúng ta sẽ chỉ như dã tràng xe cát.