Showing posts with label Kinh doanh. Show all posts
Showing posts with label Kinh doanh. Show all posts

Monday, November 16, 2015

Phản công ở Hàn Quốc

Gregory Elich trong bài "Fightback in Korea" đã chỉ ra mấu chốt của cuộc biểu tình lớn ở Hàn Quốc. Chính quyền và doanh nghiệp Hàn Quốc đang tìm cách tước bỏ quyền lợi của công nhân bằng kế hoạch cải cách lao động. Hàn Quốc đang đi theo con đường của chủ nghĩa tân tự do, tuy có chậm hơn so với Hoa Kỳ và Châu Âu. Tiền lương và phúc lợi của công nhân sẽ bị cắt giảm để doanh nghiệp có thêm lợi nhuận. Đây là nỗ lực kéo doanh nghiệp trở lại Hàn Quốc đầu tư, sau khi các tập đoàn lớn của Hàn Quốc đã chuyển sang đầu tư ở các nước có nhân công giá rẻ hơn. Hiện tượng phổ biến này cho thấy rõ rằng công nhân không thể đấu tranh đơn lẻ ở một quốc gia mà cần đến một phong trào công nhân quốc tế.

Phản công ở Hàn Quốc

Trong bầu không khí gia tăng đàn áp, chính quyền Park Geun-hye ở Hàn Quốc tiến hành loạt tấn công mới nhất vào người dân lao động. Một kế hoạch cải cách lao động tồi tệ đang được triển khai, nhằm mục đích giảm lương và phá vỡ sự ổn định của công ăn việc làm. Công nhân và nông dân đã tham gia đấu tranh trên đường phố, đây là sự phản kháng rộng rãi và quyết định đối với kế hoạch này.

Cải cách lao động được triển khai với một danh sách các biện pháp đáng mơ ước mà chủ doanh nghiệp theo đuổi, họ hy vọng thấy lợi nhuận tăng vọt. “Từ phía cầu, chúng ta phải cắt giảm gánh nặng của doanh nghiệp có thuê nhân công bằng cách làm cho thị trường linh hoạt hơn,” bộ trưởng bộ tài chính Choi Kyung-hwan khẳng định. (1) “Sự linh hoạt” tưởng tượng, không có gì ngạc nhiên, được coi là chỉ phụ thuộc vào công nhân.

Một trong những mục tiêu chủ chốt của kế hoạch là phổ biến việc sử dụng lao động thời vụ. Trong số các quốc gia của Tổ Chức Hợp Tác Kinh Tế và Phát Triển (OECD), Hàn Quốc đã xếp hạng cao nhất về mức độ sử dụng lao động thời vụ, chiếm 1/5 lực lượng lao động. (2) Công nhân thời vụ đặc trưng nhận được ít hoặc không có phúc lợi, lương của họ chỉ bằng 2/3 lương của lao động cố định. Đối với công nhân bán thời gian, tình hình còn tồi tệ hơn, lương chỉ hơn chút xíu so với một nửa lương của lao động cố định. (3) Vì những lý do rõ ràng, doanh nghiệp muốn áp dụng sự sắp xếp này cho một bộ phận lớn hơn của lực lượng lao động.

Cải cách lao động gia tăng gấp đôi thời gian một công nhân được thuê theo thời vụ, kéo dài tới 4 năm. Phạm vi của cách ngành sử dụng công nhân thời vụ cũng được mở rộng. Khi hợp đồng thuê lao động hết hạn, không có gì ngăn cản doanh nghiệp thuê lại chính công nhân đó trong thời gian 4 năm tiếp theo, cũng với mức lương thấp như cũ.

Một biện pháp sẽ phá hủy sự bảo vệ đối với công ăn việc làm ổn định là cho phép các doanh nghiệp đơn phương sa thải công nhân, dựa trên các yếu tố khách quan. Cải cách lao động cũng tạo cho doanh nghiệp quyền được đơn phương thay đổi quy định về nơi làm việc. Nhóm doanh nghiệp dẫn chứng luật hợp đồng lao động năm 2007 làm hình mẫu, luật này cho phép các doanh nghiệp “điều chỉnh quy định về lao động mà không cần sự đồng thuận của người lao động… nhằm giúp doanh nghiệp thích ứng linh hoạt với sự thay đổi của môi trường kinh doanh.” Theo quan điểm của doanh nghiệp, tỷ lệ công đoàn thấp của Hàn Quốc vẫn là quá cao và “việc sử dụng công nhân thay thế phải được phép để đáp lại các yêu cầu vô lý thông qua bãi công của công đoàn.” (4)

Điều gây tranh cãi nhất trong cải cách lao động là việc áp dụng hệ thống lương tối đa, theo đó doanh nghiệp không chỉ được phép mà còn được khuyến khích cắt giảm lương của công nhân khi họ đến tuổi 55. Chính quyền đang bán rao quy định này như là một giải pháp đối với tỷ lệ thất nghiệp cao của thanh niên. Lập luận được đưa ra là tiền mà doanh nghiệp tiết kiệm được bằng cách giảm lương của công nhân có kinh nghiệm sẽ giúp họ thuê nhiều lao động trẻ tuổi hơn. Logic này thật kỳ quặc. Một doanh nghiệp thuê số lao động mà nó cảm thấy cần. Cắt giảm lương của một bộ phận nhân công không tự động tạo ra các vị trí mới. Mặt khác, theo quan điểm của doanh nghiệp, lợi thế chủ yếu của việc thuê lao động trẻ tuổi là họ có thể trả mức lương khởi điểm thấp. Nếu cắt giảm thu nhập của công nhân có kinh nghiệm thì doanh nghiệp lại càng có ít động lực để thuê lao động trẻ tuổi. 

Doanh nghiệp bị tiền mặt hấp dẫn nhưng họ lại ngại ngần về chi tiêu. Chính quyền đã giảm thuế doanh nghiệp ba điểm phần trăm, một nỗ lực thất bại để thúc đẩy đầu tư. Trái lại, khuynh hướng của doanh nghiệp là tích lũy tiền mặt. (5) 1.835 doanh nghiệp đăng ký tại Sở Giao Dịch Hàn Quốc sở hữu dự trữ tiền mặt lên tới 845 nghìn tỷ won – tương đương với 730 tỷ dollar. Hiện tượng này đã gia tăng 159% so với năm 2008. (6) Hơn nữa, trong bốn thập kỷ qua, doanh nghiệp Hàn Quốc đã tăng gấp ba lần lượng tiền mặt họ cất giữ trong các tài khoản quốc tế. (7) Không có lý do gì để tin rằng việc quẳng thêm tiền vào núi tiền mặt của doanh nghiệp sẽ khuyến khích doanh nghiệp thuê thêm lao động trẻ. 

Trong khi đó, chính quyền thông báo ý định gia hạn tuổi nhận khoản lương hưu và phúc lợi nghèo nàn lên 70 tuổi. Gần một nửa công dân già sống dưới mức nghèo khổ, con số này sẽ gia tăng với kế hoạch của chính quyền. Những người đủ may mắn để giữ được việc làm sẽ bị buộc phải làm việc với mức lương thấp trong khi những người còn lại phải dựa vào con cái để sinh sống. Với độ tuổi nghỉ hưu mới, công nhân già hơn sẽ giữ việc làm trong thời gian dài hơn, chính quyền được cho là không muốn giải phóng những chỗ làm đó cho công nhân trẻ.

Sự quan tâm giả tạo đối với thanh niên là bình phong che đậy cho những người thực sự hưởng lợi từ cải cách lao động. Doanh nghiệp thu được lợi nhuận khổng lồ từ việc cắt giảm lương của công nhân lớn tuổi cũng như gia tăng sử dụng lao động thời vụ. Nỗ lực đẩy người trẻ đối đầu với người già là mánh lừa gạt trong cẩm nang tân tự do cũ kỹ, nhằm mục đích đánh lạc hướng công nhân ra khỏi các đầu mối chính trị. Kế hoạch được doanh nghiệp ủng hộ chỉ là tạo thêm công việc thời vụ cho thanh niên và lời hứa hão.

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của thanh niên, bộ trưởng bộ tài chính Choi có một tầm nhìn cho tương lai của giáo dục. Ông ta thông báo rằng một sự tiến bộ đã được tạo ra cho cải cách lao động, chính quyền dự định tái cấu trúc hệ thống giáo dục. “Đại học phải có khả năng cung cấp các tài năng mà công nghiệp muốn,” ông ta khẳng định. Đây lại là một lập luận khác từ cẩm nang lừa gạt tân tự do cũ kỹ, theo đó khái niệm về giáo dục tạo ra các công dân được có hiểu biết và hoàn thiện được ném qua cửa sổ. Thay vào đó, vai trò cao quý của giáo dục chẳng là gì ngoài việc đào tạo nghề. Trên hết, đâu là sự tốt đẹp của kiến thức không trực tiếp phục vụ cho lợi nhuận của doanh nghiệp? 

Nhiều sinh viên hoài nghi về lập trường của chính quyền. Một nhóm sinh viên có tên là Misfits đã gửi thư cho Choi, nói rằng: “Chúng tôi không bất bình vì những công nhân bình thường được bảo vệ quá mức. Chúng tôi bất bình vì các công nhân thời vụ không được đảm bảo các phúc lợi như công nhân bình thường.” (8)

Doanh nghiệp cần phải cắt giảm lương của công nhân lớn tuổi, chính phủ của Park Geun-hye khẳng định, bởi vì công nhân già có năng suất kém hơn khi cao tuổi. Cũng với lý do tương tự, doanh nghiệp phải được tự do sa thải công nhân khi họ thấy giá trị giảm đi. Đâu là cơ sở của khẳng định này? Không có bằng chứng nào ủng hộ định kiến này, thực sự là những công nhân già nói chung tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong vị trí của họ.

Chính quyền và doanh nghiệp khẳng định rằng năng suất trì trệ là do công nhân được bảo vệ quá mức. Mặc dù vậy, vào thời kỳ 2007-2012, tiền lương thực tế giảm 2,3% trong khi năng suất lao động tăng gần 10%. (9) Ai thiệt hại? Năng suất lao động gia tăng không đi cùng với tăng lương để gia tăng bóc lột công nhân. Mối lo ngại thực tế của lãnh đạo doanh nghiệp là tỷ suất bóc lột không tăng đủ nhanh để thỏa mãn họ.

Cải cách lao động của chính quyền sẽ không được áp dụng đơn lẻ. Chính quyền đã cấm công đoàn giáo viên và nhân viên chính quyền, cũng như đảng Tiến Bộ Thống Nhất dựa trên các bản án vu cáo. Cảnh sát đã thường xuyên đột kích các văn phòng công đoàn, thu giữ hồ sơ và bắt giữ các cán bộ công đoàn. Theo khuynh hướng không khoan nhượng, doanh nghiệp kiện công nhân ra tòa vì “tổn thất lợi nhuận” khi công nhân đình công và tòa án thường xuyên phán xét có lợi cho doanh nghiệp. Trong một vụ kiện mới đây, điển hình cho khuynh hướng này, tòa Thượng Thẩm Seoul đã yêu cầu 139 công nhân trả tổng cộng 2,8 triệu dollar cho công ty Ssangyong Motor vì tổ chức bãi công “bất hợp pháp”. (10) Điều đó có nghĩa là mỗi công nhân phải trả hơn 20.000 dollar.

Những người nắm quyền lực “đã khiến công nhân sợ hãi rằng đấu tranh có thể dẫn đến mất tất cả,” Han Sang-kyun, chủ tịch của Tổng Liên Đoàn Công Đoàn Hàn Quốc (KCTU), giải thích. “Khoản tiền phạt khổng lồ và tịch thu tài sản cho những cái được gọi là thiệt hại, lệnh bắt giam, sa thải, giải tán các công đoàn dân chủ - đó là những hình thức trừng phạt đối với những người dám đấu tranh. Một sân chơi không công bằng, trong đó chính quyền nhất quán đứng về phía tư bản, đã phá hủy nghiêm trọng các quyền của công nhân.”

Han kể về kinh nghiệm của ông, đã bị bỏ tù ba năm vì vai trò trong cuộc đình công ngồi ở nhà máy sản xuất của công ty Ssangyong Motor. Hiện nay, ông không thể đi ra khỏi văn phòng, bị hàng trăm cảnh sát bao vây, chờ để bắt giữ ông ngay khi ông ra khỏi tòa nhà.

Trong một nỗ lực đe dọa KCTU, vào ngày 6 tháng 11, khoảng 200 cảnh sát đã đột kích trụ sở của một thành viên Tổng Liên Đoàn, Công Đoàn Công Nhân Vận Tải và Dịch Vụ Công Cộng. Cảnh sát đã tịch thu hồ sơ và ổ cứng máy tính, sau đó thâm nhập và tìm kiếm các văn phòng chi nhánh của công đoàn. Lệnh bắt giữ mười hai thành viên của công đoàn đã được phát ra.

Công nhân bị đàn áp dữ dội, nhưng vẫn chưa đủ để xoa dịu doanh nghiệp. Doanh nghiệp Hàn Quốc coi cải cách lao động chỉ là một bước trong việc tước đoạt lợi ích của công nhân. Một thông cáo được Tổng Liên Đoàn Lao Động Hàn Quốc, phòng Thương Mại và Công Nghiệp Hàn Quốc, cũng như ba nhóm doanh nghiệp khác ký tên nêu rõ rằng kế hoạch cải cách lao động “không đủ để làm cho thị trường lao động linh hoạt hơn,” và “thậm chí là chưa tiến đến gần với cải cách lao động mà xã hội của chúng ta cần.” Công nhân có thể sẽ phải nhận nhiều cuộc tấn công hơn. “Doanh nghiệp sẽ không ngừng thúc đẩy nỗ lực làm cho thị trường lao động linh hoạt hơn,” bản thông cáo cảnh báo. (11)

Phản kháng đang gia tăng, một cuộc tuần hành quy mô lớn ở Seoul được tổ chức vào ngày 14 tháng 11 nhằm lôi kéo khoảng 100.000 người biểu tình. Năm mươi ba tổ chức đã liên kết để tổ chức hành động, trong đó có KCTU, Liên Minh Nông Dân Hàn Quốc và Liên Minh Phụ Nữ Quốc Gia. Các cuộc tuần hành đơn lẻ cũng được tổ chức tại khắp các nơi ở Seoul, sau đó tất cả các nhóm tập hợp lại thành một cuộc biểu tình lớn ở Gwanghwamun Plaza.

Trong khi động cơ tức thời của cuộc biểu tình là kế hoạch cải cách lao động thì những bất bình đối với chính quyền bảo thủ lại có rất nhiều. Liên minh đã cho thấy phạm vi các yêu cầu trải rộng xung quanh mục tiêu được cuộc biểu tình hướng tới, khung cảnh chung là kêu gọi chấm dứt đàn áp cũng như tiến tới một xã hội hướng tới người dân nhiều hơn. (12)

Nông dân được cho là biểu dương sức mạnh, thể hiện sự bất bình đối với việc ký kết hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, mà bộ nông nghiệp Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng sẽ “phá vỡ các rào cản thị trường đối với nhà xuất khẩu Hoa Kỳ.” (13) Điều đó sẽ khiến nhiều nông dân Hàn Quốc bị thiệt hại, nhiều người trong số họ có thể sẽ phá sản. Kim Yeong-ho, chủ tịch của Liên Minh Nông Dân Hàn Quốc, lên án chính phủ Park Geun-hye về việc “tạo ra một cấu trúc bóc lột thường xuyên.” Ông nói thêm: “Họ đang cố gắng tước đoạt dân chủ…. Đó là lý do chúng tôi biểu tình vào ngày 14 tháng 11 – cho công nhân, nông dân, thanh niên và sinh viên để thể hiện những gì đang diễn ra và báo động.”

KCTU đã “ném mọi thứ vào cuộc chiến này,” chủ tịch Han Sang-kyun của KCTU nói. Nếu chính quyền tiếp tục triển khai cải cách lao động, “chúng tôi đã chuẩn bị tiến hành tổng bãi công. Lần này sẽ không phải là bãi công một ngày. Chúng tôi nói về việc ngừng sản xuất, xe tải chở hàng hóa ngừng chạy, công nhân đường sắt và tàu điện ngầm bãi công bất hợp pháp, làm tê liệt đất nước đến mức chính quyền sẽ cảm thấy thiếu công nhân. Đấy là điều mà chúng tôi chuẩn bị.” 

Đấu tranh đang trở nên nóng bỏng ở Hàn Quốc, một nước mà truyền thông doanh nghiệp phương Tây chắc chắn là sẽ bỏ qua. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta phải đi theo con đường lảng tránh của họ. Người dân Hàn Quốc đang mong đợi sự đoàn kết của chúng ta đúng vào lúc mà họ cần tới. 

Notes.

1) “Rethinking Labor Reform,” Korea Times, August 17, 2015

2) Choonsik Yoo, “In South Korea, Park’s Revamp of Rigid Labor Laws Faces Opposition,” Reuters, September 23, 2015.

3) Kim Bok-soon, “Comparison of Wages and Working Conditions by Size of Enterprise,” Issue Paper, Labor News, No. 160, Korea Labor Institute, August 25, 2015.

4) Statement, “Business Stance on the Labor Reform,” The Korea Employers Federation, The Korea Chamber of Commerce and Industry, The Federation of Korean Industries, The Korean Federation of Small and Medium Business, The Korea International Trade Association, August 31, 2015.

5) “S. Korean Firms’ Cash Reserves Hit Record High,” Korea Herald, February 16, 2015.

6) Samsung, Hyundai Motor Groups Pare Cash Reserves in H1,” Yonhap, September 13, 2015.

7) Michael Herh, “Korean Companies’ Offshore Balances Tripled Over Last 4 Years,” Business Korea, October 1, 2015.

8) Kahyun Yang, “With Jobs Scarce, South Korean Students Remain on Campus,” Reuters, January 5, 2015.

9) Wol-san Liem, “Overview of the Korean Labor Movement: the Current Moment,” Korean Public Service and Transport Workers’ Union.

10) “Ssangyong Labor Union Ordered to Pay Compensation for Strikes,” Yonhap, September 16, 2015.

11) Statement, “Business Stance on the Tripartite Agreement,” The Federation of Korean Industries, The Korean Chamber of Commerce and Industry, The Korea Federation of Small and Medium Business, The Korea International Trade Association, the Korea Employers Federation, September 15, 2015.

12) A sampling of demands: Employment and Labor (Stop Retrogressive Labor Market Reform); Agriculture (Stop rice imports, Oppose the TPP); People’s Livelihood/Urban Poor (Abolish the disability ranking system, Stop crackdowns on street vendors); Youth/Students (Open the safes of chaebols to create meaningful jobs for youth); Democracy (Stop state repression, Abolish the National Security Law, Free all prisoners of conscience); Human Rights (Stop government/municipality violation of human rights); Peace and Self-determination (Oppose THAAD deployment om the Korean Peninsula, Improve North-South relations); Sewol (Carry out the salvaging of the Sewol ferry); Environment (Abandon plans for cable car construction in national parks); Public Service (Stop privatization of healthcare, railroad, gas, and water); Chaebol Responsibility (Reclaim chaebol reserve assets to implement a minimum wage of 10,000 won).

13) “Why Trade Promotion Authority is Essential for U.S. Agriculture and the Trans-Pacific Partnership,” U.S. Department of Agriculture, April 2014.

Gregory Elich is on the Board of Directors of the Jasenovac Research Institute and the Advisory Board of the Korea Policy Institute. He is a columnist for Voice of the People, and one of the co-authors of Killing Democracy: CIA and Pentagon Operations in the Post-Soviet Period, published in the Russian language.

Tuesday, November 3, 2015

Thị trường tồn tại mãi mãi?

Một trong những lập luận chủ yếu của phái xét lại và phái chủ nghĩa xã hội thị trường trước đây là thị trường là tốt, có thể xóa bỏ chủ nghĩa tư bản mà không cần xóa bỏ thị trường vì thị trường tự do cạnh tranh phân bổ nguồn lực có hiệu quả nhất, cũng như xét về mặt lịch sử thì thị trường có trước chủ nghĩa tư bản rất lâu nên nó có vẻ như độc lập với chủ nghĩa tư bản.

Trước khi chủ nghĩa tư bản thì thị trường đóng vai trò là nơi trao đổi sản phẩm chỉ xuất hiện bên rìa các nền kinh tế tự nhiên lớn, chúng không đóng vai trò chi phối nền kinh tế như dưới chế độ tư bản mà ngược lại chỉ đóng vai trò phụ trợ cho nền kinh tế tự nhiên ấy. Thị trường do vậy bị giới hạn cả về mặt không gian và thời gian.

Mỗi người bán tham gia vào thị trường ấy đều với tư cách là thành viên của một phường hội nhất định. Họ sản xuất độc lập với nhau nhưng phường hội của họ sẽ ấn định số lượng hàng hóa cho cả phường hội và phân bổ đều cho các thành viên, quy định cả cách thức sản xuất để đảm bảo các thành viên của phường hội không loại bỏ lẫn nhau, quy định giá cả chung cho sản phẩm của phường hội. Có nghĩa là mỗi thành viên của phường hội đều sẽ sản xuất một số lượng hàng hóa như nhau với một cách thức giống nhau và bán với giá như nhau. Thị trường trước khi có chủ nghĩa tư bản hoàn toàn không có nhà kinh doanh độc lập và không có tự do cạnh tranh. Tư liệu sản xuất và tư cách thành viên của mỗi thành viên phường hội đều không chuyển nhượng được, nó gắn chặt với thành viên đó và chỉ được chuyển giao qua thừa kế, song phường hội cũng có thể xét kết nạp thêm thành viên mới khi dân số của cộng đồng tăng lên một mức nào đó. Các thành viên của phường hội không sử dụng lao động làm thuê, họ có sử dụng thợ học việc và thợ bạn, nhưng số lượng thợ học việc và thợ bạn cũng như thời gian sử dụng họ đều bị phường hội giới hạn và kiểm soát chặt chẽ. Mục đích của việc sử dụng thợ bạn và thợ học nghề không phải là để bóc lột lao động của những người đó mà chủ yếu là để đào tạo họ thành những thợ cả tương lai. Như vậy, về mặt cấu trúc thì thị trường vốn và lao động đều không tồn tại, chỉ có thị trường hàng hóa là tồn tại. 

Chế độ phường hội khép kín ấy đã tồn tại hàng nghìn năm. Sở dĩ phường hội tồn tại và làm được mọi việc cần thiết đó là bởi vì mỗi phường hội đều là một thành phần trong cộng đồng địa phương nhỏ hẹp nên họ nắm rõ nhu cầu của cộng đồng đó. Cuối thời trung cổ thì đã có các hội buôn hùng mạnh của Venice và Genoa với chiến hạm và lính đánh thuê, để vươn ra thị trường thế giới và bảo vệ những đặc quyền của hội buôn. Nhưng khi vươn ra thị trường thế giới, người bán bắt đầu tách biệt hoàn toàn khỏi người mua, thì chiến hạm và đội quân đánh thuê cũng không đủ sức bảo vệ cho các hội buôn đó nữa. Từ bên trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xé nát các hội buôn và tạo ra các thương nhân độc lập. 

Sau này dưới chế độ tư bản thì tất cả những thiết chế cũ mất đi, thay vào đó là sự hỗn loạn của tự do kinh doanh, sự cạnh tranh bằng chế độ nô lệ làm thuê. Chế độ tư bản chính là nấc thang phát triển cao nhất của thị trường và nó khiến cho thị trường trước kia không thể tiếp tục tồn tại nữa. Mỗi phường hội giờ đây được thay thế bằng một nhà tư bản kinh doanh độc lập với đội quân lao động làm thuê và sự thèm khát lợi nhuận điên cuồng.

Trước khi chủ nghĩa tư bản ra đời thì không có thị trường tự do cạnh tranh và thị trường cũng không phải là cơ chế phân bổ nguồn lực, ngược lại nguồn lực được các phường hội phân bổ thông qua một cơ chế kế hoạch đơn giản. Thị trường tự do cạnh tranh và phân bổ nguồn lực theo cơ chế trị trường là một sản phẩm của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và nó sẽ mất đi cùng với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. 

Thursday, October 22, 2015

TPP: Ưu tiên số 1 của doanh nghiệp đa quốc gia Hoa Kỳ

Tiến sĩ Jack Rasmus trong bài viết "The TPP: Priority #1 of US Multinational Corporations" đã đề cập một ý quan trọng là TPP hướng tới việc tạo ra các điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư Hoa Kỳ ở nước ngoài, sau đó họ sẽ xuất khẩu hàng hóa trở lại Hoa Kỳ và được miễn thuế nhập khẩu. Chính quyền Obama hy vọng TPP sẽ là hình mẫu cho nhiều hiệp định tự do thương mại khác. Như vậy, TPP có thể trở thành một dấu mốc quan trọng, đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của nước Mỹ trong một tương lai gần.
 
TPP: Ưu tiên số 1 của doanh nghiệp đa quốc gia Hoa Kỳ


Đàm phán về hiệp định thương mại Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) giữa Hoa Kỳ và 11 quốc gia bên bờ Thái Bình Dương đã kết thúc vào ngày 5 tháng 10 năm 2015.

Mặc dù toàn bộ văn kiện TPP vẫn là bí mật – đối với tất cả mọi người ngoại trừ đại diện của các doanh nghiệp đa quốc gia, họ nắm giữ 30 ủy ban và nói cho đại diện thương mại của chính quyền biết phải đàm phán những gì – một số chi tiết của hiệp định cực kỳ bí mật này đã bị tiết lộ ra ngoài.

Nếu như các tiết lộ mới chỉ cảnh báo về những gì sẽ xuất hiện thì khi toàn bộ chi tiết được công bố, người tiêu dùng, công nhân, bất cứ ai quan tâm tới sự gia tăng doanh nghiệp hóa dân chủ toàn cầu đều sẽ cảm thấy rất sốc.

Một số tiết lộ trước đây 

Một trong những điều khoản khó khăn nhất đã bị tiết lộ liên quan tới các doanh nghiệp dược phẩm lớn. Ở Hoa Kỳ, họ nhận được 12 năm độc quyền bán các dược phẩm cấp cứu nhất định. Các sản phẩm phổ thông tương đương có chi phí thấp bị cấm trong thời gian này. Việc cấm cạnh tranh đã khiến giá thuốc tăng mạnh, làm giá với những người bệnh đang tuyệt vọng về thuốc cấp cứu. Sự gia tốc của chi phí thuốc men ở Hoa Kỳ cũng làm cho phí bảo hiểm trở nên quá đắt đỏ. Sự bảo vệ kéo dài nhiều năm dành cho “các hãng dược phẩm lớn” để ngăn chặn các sản phẩm phổ thông giờ đây cũng được áp dụng trong TPP. Những người bệnh và cần thuốc cấp cứu tại 11 quốc gia – hầu hết là nghèo và thuộc giai cấp công nhân – sẽ không nhận được các thuốc cấp cứu phổ thông giá thấp hơn, cũng giống như ở Hoa Kỳ.

Số năm bảo vệ giá tối thiểu trước thuốc phổ thông theo TPP được cho là từ 5 đến 8 năm. Nhưng 5 đến 8 năm có thể gia hạn tới 11 năm. Hàng triệu người ở trên 11 quốc gia, vốn có thể mua thuốc phiên bản phổ thông và giữ mạng sống của mình, sẽ phải đợi hơn một thập kỷ để làm điều đó.

Một lĩnh vực khác là chế tạo phụ tùng ô tô. Hoa Kỳ đã đồng ý cho phép phụ tùng ô tô Nhật Bản được nhập khẩu nhiều hơn vào Hoa Kỳ. Nhưng chúng sẽ là phụ tùng ô tô Nhật Bản được chế tạo tại các nhà máy ở Trung Quốc. Đổi lại, các công ty ô tô Hoa Kỳ sẽ được phép mở nhiều nhà máy hơn ở Đông Nam Á. Cả hai điều khoản này đều dẫn đến tổn thất công ăn việc làm ở Hoa Kỳ.

Một điều khoản chết chóc khác liên quan đến doanh nghiệp thuốc lá. Trước đây doanh nghiệp thuốc lá có những tranh chấp với các chính quyền cố gắng giảm nạn hút thuốc, giờ đây doanh nghiệp thuốc có thể kiện chính quyền về việc đó. Tranh chấp sẽ được phân xử ở tòa hòa giải đặc biệt của TPP. Có nghĩa những giới hạn đối với việc bán thuốc lá sẽ chỉ mang tính hình thức. Ngược lại điều đó cũng có nghĩa là chính quyền không được phép giới hạn các sản phẩm thuốc lá bằng luật và quy định. Họ phải tới tòa hòa giải của TPP để theo đuổi các nỗ lực giới hạn việc bán thuốc lá, tại đó các doanh nghiệp có thể trì hoãn quyết định trong nhiều năm trong khi vẫn tiếp tục kinh doanh.

TPP nói chung sẽ tạo cho doanh nghiệp nhiều quyền hơn. Với TPP, họ có thể kiện chính quyền để ngăn chặn luật hay quy định mâu thuẫn với hiệp định TPP. Muốn làm gì đó với việc “làm giá” của các hãng dược phẩm lớn như ở Hoa Kỳ? Hãy quên đi. Lập pháp quy định về việc làm giá mâu thuẫn với hiệp định. Muốn điều tiết ư? Hãy quên đi, gặp lại anh ở tòa hòa giải của TPP.

Việc cấm mọi luật và quy định mâu thuẫn với TPP có nghĩa là dân chủ và chủ quyền quốc gia không tồn tại, nếu như chúng không tuân thủ hiệp định thương mại mà các doanh nghiệp tự đàm phán. Do vậy, TPP thể hiện một bước nhảy vọt quan trọng đối với hệ thống chính trị doanh nghiệp toàn cầu, ở đó lợi ích kinh tế của doanh nghiệp cao hơn chính quyền quốc gia, các đại biểu dân cử và chủ quyền của nhân dân.

Bán TPP 

Chính quyền Obama đã công khai tuyên bố TPP sẽ giảm thuế quan của Hoa Kỳ đối với 18.000 mặt hàng xuất khẩu. Điều này sẽ làm giảm chi phí của doanh nghiệp Hoa Kỳ khi họ bán hàng sang nước khác và tạo ra nhiều việc làm trong lĩnh vực xuất khẩu. Tuy vậy, không có gì ngăn chặn các quốc gia khác hạ giá đồng tiền của họ để vô hiệu hóa việc cắt giảm thuế quan. Nhật Bản và 11 quốc gia khác đã làm điều đó và sẽ tiếp tục làm chừng nào mà kinh tế toàn cầu còn trì trệ. Nhật Bản là nước thao túng tiền tệ lớn nhất, giảm giá đồng Yen hơn 20% so với đồng dollar, nhưng không người Mỹ nào phàn nàn. Trái lại họ phàn nàn về việc Trung Quốc “thao túng” đồng nội tệ, ngay cả khi đồng tiền của Trung Quốc đã bị neo vào đồng dollar trong nhiều năm.

TPP không thực sự là để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ. TPP là để tạo ra các điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư vào các nước khác, sau đó tái xuất khẩu từ những nước có chi phí thấp trở lại Hoa Kỳ mà không phải đóng thuế, do vậy thu được lợi nhuận cao hơn. TPP cũng hướng tới việc bao vây Trung Quốc. 

Sáng kiến kinh tế toàn cầu mới đây của Trung Quốc đã chống lại Hoa Kỳ, thách thức sự thống trị kinh tế toàn cầu của Hoa Kỳ. Ngân Hàng Cơ Sở Hạ Tầng Châu Á mới được Trung Quốc thiết lập, sáng kiến thương mại “con đường tơ lụa” của họ, khu vực tự do thương mại Châu Á của họ, việc IMF sắp tới chấp thuận đồng tiền của họ, đồng Nhân Dân Tệ, như là đồng tiền dự trữ và thanh toán toàn cầu, quan hệ kinh tế sâu sắc của họ với Anh Quốc, Đức cũng như các quốc gia Châu Âu khác đã chống lại Hoa Kỳ. Do vậy, việc thông qua TPP đóng vai trò đòn trả đũa chiến lược của Hoa Kỳ trước những sáng kiến và xung lực kinh tế của Trung Quốc. Nếu như TPP thất bại, xung lực kinh tế chắc chắn sẽ được gia tốc. Điều này sẽ làm cho chiến lược bao vây Trung Quốc về chính trị và quân sự của Hoa Kỳ trở nên khó khăn hơn. Do vậy, TPP là điểm mấu chốt trong chính sách nói chung của Hoa Kỳ ở Châu Á – kinh tế, chính trị và quân sự.

TPP và di sản tự do thương mại của Obama 

TPP là đứa con tinh thần của doanh nghiệp đa quốc gia Hoa Kỳ, những người đã yêu cầu hiệp định tự do thương mại khu vực Thái Bình Dương ngay khi tổng thống Obama nhậm chức vào năm 2009. Một sự đáp ứng nhanh chóng trước sức ép của doanh nghiệp đa quốc gia Hoa Kỳ, vào đầu năm 2010 Obama đã chỉ định người sau này là giám đốc điều hành của General Electric Corporation, Jeff Immelt, đảm nhiệm sáng kiến của chính quyền để mở rộng tự do thương mại. Cùng với những khuyến nghị để bảo vệ bản quyền của Hoa Kỳ và mở rộng miễn thuế cho các nhà xuất khẩu, Ủy Ban Immelt đã đưa ra đề xuất cho TPP vào năm 2010. 

Mặc dù Obama đã tranh cử vào năm 2008 với lời hứa đàm phán lại các hiệp định tự do thương mại gây tổn thất hàng triệu việc làm của công nhân Mỹ, như NAFTA, cũng như hứa hẹn không ký kết các hiệp ước mới, ông ta đã nhanh chóng tham gia, thúc đẩy và ký kết các hiệp định thương mại mới với Châu Mỹ Latin (Panama, Colombia) và châu Á (Hàn Quốc).

Trên thực tế, Obama hoặc là khởi sự hoặc là tiếp tục các đàm phán tự do thương mại song phương với không dưới 18 quốc gia khác nhau kể từ khi nhậm chức. Bên cạnh đó là đàm phán tự do thương mại đã được tiến hành với 20 nước thuộc Liên Minh Châu Âu, cũng như các hiệp ước tự do thương mại đa phương được bắt đầu với nhiều nước Trung Đông.

Do đó, một trong những di sản tăm tối của Obama sẽ là việc thừa nhận rằng ông ta là người thúc đẩy tự do thương mại vĩ đại nhất trong lịch sử Hoa Kỳ - vĩ đại hơn cả những người tiền nhiệm như George W. Bush và Bill Clinton. Mặc dù vậy, di sản tăm tối đó trước hết phụ thuộc vào việc thông qua TPP. Nếu như hiệp định được thông qua vào năm 2016, có nhiều khả năng, TPP chắc chắn sẽ đóng vai trò như là “khuôn mẫu” cho các hiệp định đang được xem xét liên quan tới hơn 50 quốc gia, những nước sẽ nhanh chóng nhập cuộc khi TPP được phê chuẩn. Cuộc đấu tranh chống lại tự do thương mại mới chỉ bắt đầu. Xếp hàng sau TPP là các hiệp định tự do thương mại với nhiều nước khác.

Jack Rasmus is the author of the forthcoming book, ‘Systemic Fragility in the Global Economy’, by Clarity Press, 2015. He blogs at jackrasmus.com

His website is www.kyklosproductions.com 
and twitter handle, @drjackrasmus.

Monday, October 12, 2015

Tuyên truyền về GMO và xã hội học về khoa học

Thao túng giới khoa học, và đánh lận con đen giữa khoa học và công nghệ để tuyên truyền và đàn áp các ý kiến phản đối là cách thức mà các công ty cung cấp sản phẩm biến đối gen lớn đang làm. Kristine Mattis đã vạch rõ những mánh lới ấy trong bài "GMO Propaganda and the Sociology of Science". Chuyện của Hoa Kỳ nhưng chắc chắn là không xa lạ với Việt Nam, một thị trường đang lên cho GMO của các công ty đa quốc gia.

Tuyên truyền về GMO và xã hội học về khoa học

Vào tháng 4 năm 2014, trang web Gawker tiết lộ các văn bản cho thấy mức độ mà người khổng lồ hóa chất toàn cầu Monsanto can thiệp để kiểm soát các tường thuật về sản phẩm của họ - đặc biệt là các sản phẩm biến đổi gen. Ở mức tối thiểu, Monsanto hợp tác với công ty xuất bản Condé Nast và kêu gọi các tổ chức phi chính phủ (NGO) cần nguồn tài trợ giúp họ tạo ra các video cổ vũ để hỗ trợ các sản phẩm biến đổi gen (GMO). Trong khi tất cả chúng ta đều tin rằng bộ não khoa học/lý trí sẽ nhìn thấu qua sự minh bạch của marketing, hùng biện quan hệ công chúng tồn tại vì nó làm dịu đi các tư tưởng phê phán. 

Mặc dù chiến dịch được Monsanto đề xuất không bao giờ thành hiện thực, nghiên cứu nhanh các bài báo về GMO trong năm quan cho thấy rõ ràng rằng mối quan hệ giữa Monsanto và Condé Nast chưa kết thúc. Bên cạnh đó, Monsanto hầu như chắc chắn đã nắm trong tay một số chiến dịch tuyên truyền khác. Kể từ năm ngoái, hùng biện ủng hộ GMO đã gia tăng đột ngột trên các bài báo tin tức về biến đổi gen. Các văn bản mới được tiết lộ cho thấy nhiều chuyên gia khoa học hợp tác trao đổi thông tin với Monsanto. Nhưng điều nguy hại nhất là toàn bộ các luận điểm hùng biện mới đã lên tuyến đầu, đe dọa bất cứ ai – nhất là các nhà khoa học – là về phát biểu chống lại công nghệ “trụ cột” của họ: Nếu anh chống lại GMO thì anh chống lại khoa học.

Luận điểm mới thể hiện một chiến lược mạnh mẽ thúc đẩy biến đổi gen. Hầu hết người dân không muốn bị coi là chống khoa học, không chỉ nhà báo, công chức hay giới giải trí, và ít nhất là tất cả mọi người không phải là những nhà khoa học giáo dục và đào tạo. Hơn nữa, tuyên truyền đứng về phía cánh tự do ủng hộ khoa học, cáo buộc cánh bảo thủ là phản khoa học do phủ nhận biến đổi khí hậu.

Không giống như biến đổi khí hậu chịu tác động của con người, hiện nay sự an toàn của GMO hoàn toàn không có sự đồng thuận khoa học nào. Trên thực tế, mỗi và mọi GMO mới đều cần được kiểm tra đầy đủ riêng biệt về mức độ an toàn, bởi vì mỗi sự biến đổi gen không chỉ đưa một gen lạ vào bộ gen, mà còn có khả năng tạo ra tác động qua lại giữa các gen trong bộ gen. Quan niệm một gen luôn chỉ kiểm soát một đặc tính đã được coi là quá đơn giản. Luôn luôn là nhiều gen tham gia vào việc tạo ra một đặc tính và các bộ phận của DNA cũng kích hoạt hoặc tắt các đặc tính. Do vậy, đưa gen lạ vào chuỗi DNA có thể vô tình tác động đến các đặc tính khác. 

Bên cạnh đó, hầu hết GMO không được kiểm tra an toàn. Không chỉ chính sách liên bang phán quyết phản khoa học rằng ngũ cốc GMO là “tương đương về mặt vật chất” với ngũ cốc thông thường, các nghiên cứu độc lập về tác động môi trường và sức khỏe (thông qua nghiên cứu về nuôi động vật) đã bị cản trở phần lớn do bản quyền ngăn chặn việc nghiên cứu và sử dụng hạt giống cũng như ngũ cốc biến đổi gen. Nghiên cứu về nuôi động vật đã diễn ra hầu hết là được nghành công nghiệp này tài trợ, đã bị dìm đi với những vấn đề như thức ăn bị nhiễm bẩn và phương pháp nghiên cứu sai lầm tạo ra các kết quả vô giá trị.

Để chắc chắn, chúng ta chỉ cần quay lại năm 2000 để thấy rằng mọi GMO là khác biệt và không phải tất cả đều an toàn để ăn. Năm đó ngô biến đổi gen “StarLink” – không được chấp nhận sử dụng cho người – được thu hồi sau khi chúng được phát hiện trong các sản phẩm từ ngô và có thể tạo ra nhiều tác động tiêu cực tới sức khỏe của con người. 

Tại sao chúng ta lại ủng hộ việc xuyên tạc mối lo ngại về GMO thành dấu hiệu cho thấy sự thiếu kiến thức khoa học của ai đó? Bởi vì một nhóm các nhà khoa học và truyền thông đại chúng được lựa chọn nói với chúng ta như vậy. Ngay cả Jon Stewart cũng ủng hộ tuyên truyền đơn giản này trong một phần của chương trình Daily Show được phát sóng vào ngày 22 tháng 4 năm 2015. Trong đó, ông ấy có một nhà khoa học nông nghiệp ủng hộ biến đổi gen phản đối các nhà hoạt động chống GMO. Ai sẽ được coi là đáng tin cậy hơn? Trái ngược với bản báo cáo dường như cân bằng, chương trình của Stewart ủng hộ quan điểm của những người cung cấp sản phẩm này hơn quan điểm của những người nghiên cứu về tác động của chúng. Điều cần được làm sáng tỏ khi nói về rủi ro công nghệ đầy tranh cãi này là loại nhà khoa học nào có tiếng nói và loại nào không.

Nghiên cứu cho thấy các nhà khoa học phía đầu nguồn – như các lĩnh vực công nghệ sinh học, kỹ thuật viên nông nghiệp, hoặc bất cứ nhà khoa học nào tạo ra công nghệ - ít quan tâm đến những rủi ro tiềm tàng hơn là những nhà khoa học phía cuối nguồn – như các lĩnh vực chăm sóc y tế công cộng, dịch tễ học và giải độc môi trường. Đâu là tiếng nói của các nhà khoa học phía cuối nguồn trong Daily Show? Tôi có mối quan hệ cá nhân với các nhà công nghệ sinh học, những người này nói với tôi rằng họ thậm chí không thừa nhận rủi ro hoặc các hậu quả không mong muốn của công nghệ GMO. Tôi cũng tham gia lớp giải độc học, tại đó các nhà khoa học phía đầu nguồn nói rằng ông ấy và đồng nghiệp không bao giờ tưởng tượng được sự phát triển nhanh chóng và dữ dội của siêu cỏ dại đáp lại ngũ cốc biến đổi gen kháng thuốc diệt cỏ của Monsanto (và sự sử dụng bừa bãi thuốc diệt cỏ). Trong khi đó, các nhà nghiên cứu môi trường đã ngay lập tức dự báo về siêu cỏ dại kháng thuốc diệt cỏ mà các chuyên gia nông nghiệp không biết đến. 

Báo cáo của Jon Stewart về GMO cũng ghi nhận khảo sát mới đây của Pew cho thấy 88% số nhà khoa học được đại diện bằng các thành viên của Hiệp Hội Tiến Bộ Khoa Học Hoa Kỳ (AAAS) – tin rằng GMO là an toàn. Điều mà cả Stewart cũng như Pew không đề cập là bao nhiêu trong số những nhà khoa học đó thành thạo về công nghệ GMO. Mặc dù chúng được đưa vào nguồn cung cấp thực phẩm của Hoa Kỳ vào đầu những năm 1990, giống như hầu hết công chúng và nhà khoa học, đặc biệt là những nhà khoa học có chuyên môn trong những lĩnh vực hoàn toàn khác, biết rất ít về GMO trước năm 2008. Đó là năm mà phim tài liệu “Food Inc.” cho người Mỹ thấy điều mà người Châu Âu và những nước khác trên thế giới đã biết về công nghệ GMO. Liên Minh Châu Âu và các quốc gia khác đã cấm GMO theo nguyên tắc phòng ngừa, hầu hết các quốc gia Châu Âu hiện nay đối mặt với sự phổ biến toàn cầu của Monsanto vẫn tiếp tục cấm công nghệ này. 

Dĩ nhiên 20% số nhà khoa học trong khảo sát của Pew làm việc trực tiếp hoặc gián tiếp về công nghệ biến đổi gen – hoặc phía đầu nguồn hoặc phía cuối nguồn. Nhưng khoa học, cũng giống như các ngành công nghiệp khác, là một cấu trúc xã hội. Vì mục tiêu thăng tiến và duy trì quan hệ với cộng đồng lớn hơn, các nhà khoa học có khuynh hướng ủng hộ các nhà khoa học khác – đặc biệt là những nhà khoa học có tiền và uy tín. Các nhà khoa học phía cuối nguồn phải tạo ra các nghiên cứu không tì vết, chặt chẽ, không thể gây tranh cãi – thậm chí khi họ thực hiện, họ bị cỗ máy quan hệ công chúng có mặt khắp nơi tra hỏi. Các nhà khoa học phía cuối nguồn không phải là một phần lớn của cộng đồng. 

Hãy xem xét khảo sát đã được đề cập của Pew cụ thể hơn: 11% số nhà khoa học không đồng ý về sự an toàn của GMO là các nhà khoa học phía cuối nguồn, đã nghiên cứu hoặc cố gắng nghiên cứu tác động của chúng. Có thể khoảng 10% số nhà khoa học cho rằng GMO an toàn đang phát triển công nghệ này. Có thể 78% cho rằng GMO an toàn có thể hoặc không có kiến thức sâu sắc về GMO, mà chỉ lặp lại lời của đồng nghiệp. Trên thực tế, như Ralph Nader mới đây đã đề cập, ba cựu chủ tịch của AAAS có quan hệ với Monsanto và/hoặc ngành công nghệ sinh học. Các nhà khoa học phía đầu nguồn tạo ra công nghệ sinh học và AAAS không phải là nguồn thông tin khách quan, bất kể chúng ta muốn hay không muốn có họ. 

Cốt lõi trong hùng biện mới của Mosanto là sự ngưỡng mộ công nghệ và vị thế của khoa học trong xã hội của chúng ta. Mặc dù vậy, khoa học và công nghệ không tương đương. Khoa học là nghiên cứu có hệ thống về kiến thức, trong khi công nghệ là ứng dụng các kiến thức đó – cho việc tốt hoặc việc xấu. Khoa học và công nghệ thường xuyên bị công chúng và các nhà khoa học trộn lẫn với nhau. Không quá khi nói rằng các nhà khoa học công nghệ phía đầu nguồn được ưu tiên và ưa thích trong khi các nhà độc học phía cuối nguồn và những người khác luôn bị theo dõi và quấy rầy bởi vì họ đe dọa ngành công nghiệp này. (Xem tiến sĩ Tyrone Hayes, Ignatio Chapela và Gilles-Éric Séralini, là một số ví dụ phổ biến về việc tấn công các nhà khoa học phía cuối nguồn.) Trong khi khoa học phía cuối nguồn, có thể chỉ ra những sự thật kinh hoàng về nguy hiểm, có thể là khó chịu, khoa học phía đầu nguồn thường đầy những điều kỳ diệu và sự náo động của công nghệ. Sự trộn lẫn khoa học và công nghệ thường được ngành công nghiệp GMO khai thác để khuyến khích sự chấp nhận sản phẩm của họ với thẩm quyền về mặt khoa học. 

Chúng ta từng chứng kiến lịch sử vĩ đại của chấp nhận khoa học và đồng thuận về những công nghệ gây tranh cãi, với các tác động rất tai hại. Sự đồng thuận khoa học đó chào hàng về sự an toàn của liệu pháp thay thế hormone, DDT, DES, sử dụng vô tội vạ chiếu xạ tia x, benzene, asbestos, BPA và hút thuốc lá. Công trình sau này của Theo Colborn, một trong những nhà khoa học phía cuối nguồn đầu tiên phát hiện ra nguy cơ của các hóa chất ngăn cản tuyến nội tiết tổng hợp (đã được nhận là vấn đề sức khỏe công cộng nghiêm trọng), cách đây một thập kỷ đã từng bị coi là rác rưởi hay giả mạo khoa học. 

Trong tuần này, thượng viện Hoa Kỳ bỏ phiếu cho dự luật ngăn cản công chúng biết về GMO trong thực phẩm của họ. Dự luật H. R. 1599 đã được thông qua ở Hạ Viện, bị (các nhóm bảo vệ thực phẩm) gọi là “Luật DARK (Phủ Nhận Quyền Được Biết của Người Mỹ)”, sẽ bãi bỏ nhãn GMO trên nguồn cung cấp thực phẩm của chúng ta. Theo thói quen của ngành và chính quyền phục vụ cho thói quen ấy, đạo luật này được gán tên nhại chính thức theo kiểu Orwell là “Luật Dán Nhãn Thực Phẩm An Toàn và Chính Xác”, mặc dù đạo luật không liên quan. 

Từ những phán quyết khoa học sai lầm trong lịch sử, chúng ta không nên chịu sự áp bức, phải chấp nhận mù quáng một công nghệ đáng ngờ. Như hiện nay, GMO không mang lại gì cho xã hội ngoài việc làm đầy túi tiền của những người khổng lồ hóa chất nông nghiệp tỷ dollar đang sản xuất ra chúng. Chúng không phải nạn đói không thể tránh khỏi, chúng không gia tăng sự bền vững của môi trường; lợi ích công cộng bị thổi phồng của chúng chưa được hiện thực hóa. Câu hỏi về giá trị khoa học và xã hội của chúng – và rủi ro – mang tính quyết định khoa học trong cốt lõi của vấn đề. Ít nhất là công chúng có quyền được biết rõ về thực phẩm mà họ ăn. Mọi thứ khác đều là sự xâm phạm quyền của người dân Mỹ và trên hết, tự bản thân chúng là phản khoa học.

Kristine Mattis received her PhD in Environmental Studies. As an interdisciplinary environmental scholar with a background in biology, earth system science, and policy, her research focuses on environmental risk information and science communication. Before returning to graduate school, Kristine worked as a medical researcher, as a science reporter for the U.S. Congressional Record, and as a science and health teacher. She can be reached at: k_mattis@outlook.com.

Wednesday, October 7, 2015

TPP: Món hời của các ông lớn dược phẩm

Joyce Nelson  trong bài "TPP: Big Pharma’s Big Deal" đã đề cập tới việc TPP giúp các hãng dược phẩm lớn gia tăng lợi nhuận nhờ gia tăng bảo hộ bản quyền, chống lại sự cạnh tranh của thuốc phổ thông. Chi phí thuốc gia tăng sẽ đổ lên đầu người bệnh, ví dụ ở Việt Nam sẽ có 40.000 người không được cung cấp thuốc chữa HIV. Bên cạnh đó, Joyce Nelson cũng mô tả cách thức mà các hãng dược phẩm lớn trốn thuế lợi nhuận. Các quốc gia sẽ bị buộc tôn trọng lợi nhuận của doanh nghiệp thông qua ISDS, trong khi lại không thể thu được thuế từ doanh nghiệp. Đây chính là cái kết cục "dân giàu, nhà nước phá sản" mà Marx đã tiên đoán trong cuốn "Hệ Tư Tưởng Đức" khi nghiên cứu về trường hợp Hà Lan vào thế kỷ 19. 

TPP: Món hời của các ông lớn dược phẩm

Chúng vẫn chưa biết mọi chi tiết của hiệp định thương mại Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) mới được đồng ý sơ bộ vào ngày 5 tháng 10 giữa 12 quốc gia bên bờ Thái Bình Dương, nhưng những phê phán cũng lên án hiệp định gay gắt về nhiều lý do, trong đó có nhượng bộ về công nghiệp dược phẩm.

Tổ chức Thầy Thuốc Không Biên Giới cáo buộc TPP sẽ “đi vào lịch sử như là hiệp định thương mại tồi tệ nhất đối với tiếp cận dược phẩm ở các nước đang phát triển.” [1] Đó là bởi vì TPP sẽ mở rộng bảo hộ bản quyền cho các thuốc men có thương hiệu, qua đó ngăn cản các thuốc men không bản quyền tương tự (có chi phí thấp hơn nhiều) tham gia vào thị trường. Điều này sẽ làm tăng giá thuốc.

Judit Rius Sanjuan, cố vấn pháp lý của tổ chức Thầy Thuốc Không Biên Giới, nói với vox.com rằng TPP tạo ra các nghĩa vụ về bản quyền ở các nước chưa bao giờ từng có nghĩa vụ bản quyền. Người dân ở “Peru, Vietnam, Malaysia và Mexico” sẽ đặc biệt bị ảnh hưởng, bà nói. “Họ sẽ đối mặt với giá thuốc cao hơn trong thời gian dài hơn.” [2]

Ruth Lopert, giáo sư đại học George Washington, nói với Bloomberg News rằng các điều khoản trong hiệp định TPP sẽ ảnh hưởng tới ngân sách chăm sóc y tế và tiếp cận thuốc men ở tất cả các nước tham gia ký kết, nhưng đặc biệt là các nước nghèo nhất. “Bà nói có khoảng 40.000 người ở Việt Nam, quốc gia nghèo nhất tham gia hiệp định, có thể phải ngừng nhận thuốc chữa HIV bởi vì các điều khoản của hiệp định sẽ làm tăng giá [thuốc] điều trị.”[3]

Các quốc gia khác như Canada cũng sẽ phải đối mặt với chi phí cao hơn. Hội Đồng Người Canada nói rằng nếu TPP được phê chuẩn, “bản quyền thuốc sẽ được mở rộng, trì hoãn phát hành các thuốc phổ biến có giá cả phải chăng hơn và tăng thêm 2 tỷ dollar trong chi phí chăm sóc y tế thường niên của Canada.” [4] Ở Hoa Kỳ, nhiều người dân vốn đã không thể thanh toán được các thuốc men đắt đỏ để cứu mạng sống của họ và cố gắng tiếp cận các thuốc phổ biến có sẵn ở mọi nơi.

Mở rộng bản quyền đối với các thuốc cứu mạng cứu rõ ràng là quà tặng cho các hãng dược lớn. Conor J. Lynch tại opendemocracy.net đã gọi nó là “của bố thi cho doanh nghiệp có thể ảnh hưởng lớn tới tiếp cận quốc tế và chắc chắn gây ra những cái chết không đáng có. Mục tiêu ở đây là gia tăng lợi nhuận của nhành, chân thật và đơn giản. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên, đó là những gì công nghiệp tư nhân làm, nhưng cũng có một sự bế tắc đạo đức nghiêm trọng trong đó.” [5] Bế tắc đạo đức đã được làm rõ hơn bằng những phát hiện mới đây.

Trốn thuế 

Một sự trùng hợp nực cười, hiệp định TPP đạt được vào cùng ngày báo cáo về trốn thuế của doanh nghiệp – Offshore Shell Games 2015 – được tổ chức Công Dân Vì Công Bằng Thuế (CTJ) và Quỹ Giáo Dục của Nhóm Nghiên Cứu Lợi Ích Công Cộng Hoa Kỳ (PIRGEF) công bố. Báo cáo tiết lộ mức độ mà các công ty Hoa Kỳ hàng đầu sử dụng các thiên đường thuế như Bermuda, Luxembourg, Cayman Islands và Hà Lan để thiết lập “các chi nhánh thiên đường thuế”, thường chỉ là một hòm thư. 

30 trong số 500 công ty thuộc nhóm Fortune với hầu hết tiền được lưu giữ tại các thiên đường thuế nước ngoài, 9 trong số đó là các công ty dược: Pfizer (74 tỷ dollar ở nước ngoài), Merck (60 tỷ dollar), Johnson&Johnson (53,4 tỷ dollar) Proctor & Gamble (45 tỷ dollar), Amgen (29.3 tỷ dollar), Eli Lilly (25 tỷ dollar), Bristol Myers Squibb ($24 tỷ dollar), AbbeVie Inc. ($23 tỷ dollar) và Abbott Laboratories (23 tỷ dollar). [6]

Về Pfizer, nhà sản xuất thuốc lớn nhất thế giới (lợi nhuận công bố là 22 tỷ dollar vào năm 2013), báo cáo nêu rõ: “Công ty này có hơn 41% doanh số ở thị trường Hoa Kỳ từ năm 2008 đến năm 2014, nhưng dàn xếp để báo cáo không có thu nhập chịu thuế liên bang trong bảy năm liên tục. Pfizer đã sử dụng các kỹ thuật kế toán để chuyển lợi nhuận chịu thuế của họ ra nước ngoài. Ví dụ, công ty có thể chuyển giao bản quyền thuốc cho một chi nhánh ở quốc gia có thuế thấp hoặc không có thuế. Sau đó khi chi nhánh Hoa Kỳ của Pfizer bán thuốc ở Hoa Kỳ, họ sẽ “trả” cho chi nhánh nước ngoài phí bản quyền cao để biến lợi nhuận nội địa thành khoản thua lỗ trên sổ sách và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.”

Trên hết, nghiên cứu đã phát hiện ra rằng 500 doanh nghiệp lớn nhất Hoa Kỳ giữ hơn 2.1 nghìn tỷ dollar lợi nhuận đã tích lũy ở nước ngoài. “Đối với nhiều doanh nghiệp, gia tăng lợi nhuận được giữ ở nước ngoài không có nghĩa là xây dựng nhà máy ở nước ngoài, bán nhiều sản phẩm hơn cho khách hàng nước ngoài, hay triển khai thêm hoạt động kinh doanh ở các quốc gia khác,” mà chủ đơn giản là lập hòm thư bưu điện.

Một số doanh nghiệp sử dụng tiền được cho là “mắc kẹt” ở nước ngoài như “khoản ký quỹ ngầm định” cho các khoản vay mượn với lãi suất rất thấp để đầu tư vào tài sản ở Hoa Kỳ, thanh toán cổ tức cho cổ đông, hoặc mua lại cổ phiếu.

Dĩ nhiên, như bản báo cáo đã làm rõ, “Quốc Hội, bằng cách không hành động để chấm dứt hoạt động trốn thuế này, đã buộc thường dân Hoa Kỳ phải bù đắp. Mỗi đồng dollar tiền thuế mà doanh nghiệp trốn được bằng cách sử dụng các thiên đường thuế phải được bù đắp bằng thuế cao hơn đối với cá nhân, cắt giảm đầu tư công và dịch vụ công, hay gia tăng nợ liên bang.” 

Bản báo cáo đã phát hiện ra rằng thông qua nhiều biện pháp trốn thuế khác nhau, 500 doanh nghiệp lớn nhất có trụ sở ở Hoa Kỳ đã trốn đóng khoảng 620 tỷ dollar tiền thuế ở Hoa Kỳ. 

Đảo chính của doanh nghiệp 

Hiện giờ TPP – đang được coi là “NAFTA về steroids” – sẽ đem lại cho nhóm các hãng dược phẩm lớn và các doanh nghiệp dược đa quốc gia khác nhiều “quyền” của doanh nghiệp hơn tại nhiều quốc gia hơn, trong đó có cơ chế giải quyết tranh chấp nhà đầu tư-nhà nước (ISDS) đầy tranh cãi, thông qua đó họ có thể kiện các chính quyền về các thay đổi pháp luật có ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ.

Như trang web rabble.ca của Canada ghi nhận: “Chính quyền Canada mới bị Eli Lilly, một hãng dược phẩm Hoa Kỳ, kiện thông qua NAFTA vì vô hiệu hóa việc gia hạn bản quyền của hãng này đối với hai loại thuốc an thần. Tòa Án Liên Bang Canada đã phán quyết vào năm 2010 rằng gia hạn bản quyền không đem lại lợi nhuận hứa hẹn và thị trường của các loại thuốc này cần phải được mở cửa cho sự cạnh tranh của thuốc phổ thông. Thuốc phổ thông chắc chắn sẽ làm giảm chi phí của người sử dụng cuối cùng, nhưng Eli Lilly phản đối và tiến hành thủ tục ISDS chống lại chính quyền, yêu cầu bồi thường 500 triệu dollar cho lợi nhuận bị tổn thất. Vụ việc vẫn đang được xem xét, nhưng bất kể kết quả ra sao, chúng ta có thể thấy rằng TPP cũng sẽ dẫn đến những tranh chấp ISDS tương tự. Các doanh nghiệp dược phẩm đa quốc gia đầy thế lực sẽ sử dụng mọi biện pháp có thể để đảm bảo sự độc quyền thuốc giá cao. Bảo vệ sở hữu trí tuệ lớn hơn trong TPP sẽ tạo ra cơ sở pháp lý mạnh hơn giúp các doanh nghiệp này kiện chính quyền và loại bỏ sự cạnh tranh của [dược phẩm] phổ thông.” [7]

Văn bản chính thức của hiệp định TPP sẽ không được công bố ít nhất trong một tháng tới, có lẽ là nhiều tuần sau cuộc bầu cử liên bang của Canada vào ngày 19 tháng 10. Chi tiết của hiệp định chắc chắn sẽ tiết lộ nhiều nhượng bộ chung đối với các doanh nghiệp đa quốc gia. Các nghị sĩ dân cử tại 12 quốc gia sẽ chấp thuận hoặc phủ quyết TPP. Ở Canada, lãnh đạo NDP Tom Mulcair đã hứa sẽ hủy bỏ hiệp định nếu thắng cử trở thành thủ tướng, giải thích rằng chính phủ của Stephen Harper không bắt buộc phải ký kết trong chiến dịch tranh cử khi họ thực sự là một chính phủ “cẩn trọng”.

Trang web zerohedge của Hoa Kỳ gọi TPP là “con ngựa thành Trojan” và là “cuộc đảo chính của doanh nghiệp đa quốc gia, những người muốn toàn cầu khuất phục nghị trình của họ.” Với những từ ngữ rất rõ ràng, họ tuyên bố thêm: “Người mua hãy cảnh giác. Công dân hãy cảnh giác.” [8] 

Footnotes/Links:


[2] Julia Belluz, “How the Trans-Pacific Partnership could drive up the cost of medicine worldwide,” Vox, October 5, 2015. http://www.vox.com/2015/10/5/9454511/tpp-cost-medicine

[3] “Pacific Deal Rewrites Rules on Trade in Autos, Patented Drugs,” Bloomberg News, October 5, 2015.

[4] Council of Canadians, “Tell party leaders: Reject the TPP,” October 6, 2015.

[5] Conor J. Lynch, “Trans-Pacific Partnership’s Big Pharma giveaway,” Open Democracy, February 14, 2015.


[7] Hadrian Mertins-Kirkwood, “Trans-Pacific Partnership a big win for corporate interests,” Rabble.ca, October 6, 2015.

[8] Tyler Durden, “Trans-Pacific Partnership Deal Struck As ‘Corporate Secrecy’ Wins Again,” Zero Hedge, October 5, 2015. http://www.zerohedge.com

Joyce Nelson is an award-winning Canadian freelance writer/researcher working on her sixth book.

Saturday, October 3, 2015

Fukushima: Điều thế giới chưa bao giờ được thấy

Dường như thông tin cập nhật về sự cố nhà máy hạt nhân Fukushima đã bị truyền thông chính thống trên thế giới quên lãng. Báo chí Việt Nam cũng không thấy nhắc đến chủ đề này, có lẽ là khi Việt Nam định xây dựng lò phản ứng hạt nhân cho nhà máy điện nguyên tử ở Ninh Thuận với vốn ODA và công nghệ Nhật Bản thì việc đưa tin đào sâu về thảm họa nhà máy điện nguyên tử Nhật Bản không phải là sự lựa chọn khôn ngoan. Tuy vậy, phát hiện mới đây về việc lõi năng lượng lò phản ứng số 2 của nhà máy điện nguyên tử Fukushima đã biến mất có thể là một thông tin quan trọng cho những người quan tâm tới điện hạt nhân. Robert Hunziker bình luận chi tiết về phát hiện này trong bài báo "Fukushima: the World’s Never Seen Anything Like This".

Fukushima: Điều thế giới chưa bao giờ được thấy

Hình minh họa: Sự cố ở nhà máy điện nguyên tử Fukushima
Nguồn: The Guardian
Lõi nhiên liệu lò phản ứng số 2 của nhà máy điện nguyên tử Daiichi ở Fukushima đã biến mất khỏi lõi bảo vệ (Nguồn: Lõi nhiên liệu của lò phản ứng số 2 có thể đã tan chảy hoàn toàn, NHK World News, 25 tháng 9 năm 2015.) 

Nó đã biến đi đâu? Không ai biết.

Không phải chỉ có “đồ thị học tập” về sự tan chảy của hạt nhân là mới tinh như sự kiện cho thấy mà là bởi vì “thế giới chưa từng thấy điều gì như vậy”, chưa bao giờ.

Sử dụng phương pháp chụp ảnh bằng hạt muon của tia vũ trụ (cosmic ray muon radiography) với nhũ tương hạt nhân, các nhà nghiên cứu của đại học Nagoya lần vào bên trong lò phản ứng ở Fukushima. Lõi hạt nhân ở lò phản ứng số 5 hiện rõ thông qua quy trình muon. Mặc dù vậy, tại lò phản ứng số 2, phát ra một lượng vật chất phóng xạ rất lớn trùng khớp với vụ nổ năm 2011, rất ít, nếu không nói là không có dấu hiệu nào của lõi hạt nhân trong lõi bảo vệ. Một sự tan chảy nghiêm trọng đã diễn ra.

“Các nhà nghiên cứu nói rằng cần có thêm các phân tích tiếp theo để xác định xem lõi hạt nhân bị tan chảy có xuyên qua lò phản ứng và thẩm thấu xuống hay không.” Ibid. Nói ngắn gọn, các nhà nghiên cứu cũng chưa biết được lõi hạt nhân bị tan chảy đã xuyên qua lớp vỏ bằng thép/xi măng ra ngoài lõi bảo vệ, rồi thẩm thấu vào đất hay chưa.

Nhóm nghiên cứu của đại học Nagoya, hợp tác với tập đoàn Toshiba, báo cáo phát hiện của họ tại cuộc họp của Hiệp Hội Vật Lý Nhật Bản vào ngày 26 tháng 9. Do đó và hơn nữa, có thể đánh giá một cách thích đáng tình hình hiện nay: 

“Phế thải hạt nhân cấp độ cao là loại độc hại ngoài sức tưởng tượng. Ví dụ như cesium-137, với chu kỳ bán rã là 30 năm, chiếm phần lớn nuclide phóng xạ có tuổi thọ lớn tồn tại trong nhiên liệu hạt nhân đã sử dụng. Một gram của chất phóng xạ cesium-137 (bằng khoảng một nửa kích thước đồng 10 cent) chứa 88 Curies phóng xạ. 104 Curies phóng xạ của cesium-137, phát tán trên diện tích 1 dặm vuông, sẽ khiến vùng đất đó không thể sinh sống được trong hơn một thế kỷ,” Các bình luận về Dự Thảo Luật Quản Lý Phế Thải Hạt Nhân năm 2013, Các Nhà Vật Lý Học Có Trách Nhiệm Xã Hội, 23 tháng 5 năm 2013. 

Một ví dụ, 1.090 dặm vuông quanh lò phản ứng hạt nhân bị phá hủy Chernobyl đã được Ukraina xếp vào loại khu vực phóng xạ không thể cư trú được bởi vì mức độ phóng xạ vượt qua mức 104 Curies của cesium-137 trên mỗi dặm vuông trên toàn bộ khu vực. Các nhà khoa học tin rằng cần từ 180 đến 320 năm để cesium-137 quanh khu vực Chernobyl hoàn toàn biến mất khỏi môi trường.

Đây là vấn đề lớn, hay nói đúng hơn là lớn nhất: Cesium có thể tan trong nước và thông qua đó lan vào đất và nước nhanh chóng làm ô nhiễm hệ sinh thái.

Mặt khác, Chernobyl là một loại khác so với Fukushima bởi vì vụ nổ ở đó có quy mô lớn và nặng nề hơn Fukushima, nhưng ở Fukushima thì 80% phát xạ ban đầu đã tan vào Thái Bình Dương. Hmm.

Trong sự cố Three Miles Island, một phần lõi năng lượng tan chảy nhưng lõi bảo vệ lò phản ứng không bị phá vỡ, do đó phóng xạ hầu như không bị thoát ra ngoài.

“Các nuclide phóng xạ có tuổi thọ lâu như cesium-137 là một hiện tượng mới đối với chúng ta. Chúng không tồn tại trên trái đất với một số lượng đáng kể nào trong toàn bộ sự tiến hóa của sự sống phức tạp. Mặc dù chúng vô hình đối với các giác quan của chúng ta nhưng chúng độc hại gấp hàng triệu lần so với các chất độc thông thường mà chúng ta biết đến. Chúng gây ra bệnh ung thư, bệnh bạch cầu, biến đổi gen, dị dạng bẩm sinh, dị dạng và xảy thai khi tích tụ ở mức hầu như con người không nhận thấy được. Chúng nguy hiểm ở cấp hạt nhân hay phân tử,” Steven Starr, nhà khoa học cấp cao, Nhà Vật Lý Học Có Trách Nhiệm Xã Hội, giám đốc, đại học Missouri, Chương Trình Khoa Học Thí Nghiệm Y Khoa, Các tác động của ô nhiễm quy mô lớn phóng xạ cesium của Nhật Bản, Phát biểu tại Viện Hàn Lâm New York, 11 tháng 3 năm 2013.

Mức độ nguy hiểm thực sự của thảm họa Fukushima có thể không được công chúng nói chung nhận thức đầy đủ bởi vì khó có thể tiếp cận được khối lượng lớn thông tin. Chính quyền Nhật Bản đã cản trở việc thu thập thông tin bằng cách gán nhãn “bí mật” vô tội vạ, một nhà báo có thể đối mặt với 10 năm tù tùy thuộc vào việc nhân viên chính phủ thức dậy vào buổi sáng nào đó trên phần giường bên trái hay bên phải; đó là hoàn toàn là sự thật!

Tổ chức độc lập Phóng Viên Không Biên Giới đã hạ bậc của Nhật Bản trong bảng Chỉ Số Tự Do Báo Chí từ 22 vào năm 2012 xuống 53 vào năm 2013 và 59 vào năm 2014, sau khi đạo luật bí mật quốc gia được ban hành. Phóng Viên Không Biên Giới nói rằng “Nhật Bản đã chịu ảnh hưởng của sự thiếu minh bạch và gần như không tôn trọng quyền tiếp cận thông tin trong các chủ đề liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp với Fukushima,” Phóng Viên Không Biên Giới (2013). Chỉ Số Tự Do Báo Chí 2013: Những Hy Vọng Lóe Lên Sau Mùa Xuân, tháng 8 năm 2014.

Trong khi đó, đây là một góc nhìn khác về vấn đề hạt nhân. Đối lập với đám đông phản đối hạt nhân, đáng để ghi nhận là cũng có một bộ phận đáng kể ủng hộ hạt nhân khẳng định năng lượng hạt nhân an toàn cũng như khẳng định ít nếu không nói là không có các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe con người xảy ra, hay sẽ xảy ra, do sự phát tán của phóng xạ. Trên thực tế, một số kẻ nghiện hạt nhân còn khẳng định rằng “một ít phóng xạ phát tán” là tốt.

Mặc dù vậy, điều đó đã bị bác bỏ bằng một nghiên cứu toàn diện mới đây (tháng 7 năm 2015) do một tập đoàn quốc tế dưới sự bảo trợ của Tổ Chức Nghiên Cứu Bệnh Ung Thư Quốc Tế / Lyon, Pháp thực hiện, một nghiên cứu dài hạn về tác động của phóng xạ thấp đối với 300.000 công nhân ngành hạt nhân. Nghiên cứu đã chứng minh rõ ràng rằng “không có ngưỡng phóng xạ tối thiểu nào là vô hại.” Mọi mức phóng xạ đều nguy hiểm, theo thời gian. 

Mặc dù vậy, đây là một ví dụ về phe ủng hộ:

“Sự cố Fukushima sẽ tiếp tục thu hút sự chú ý của truyền thông trong thời gian tới, tôi nghĩ vậy. Nó trở thành một câu chuyện hấp dẫn nên nó sẽ không biến mất. Mặc dù vậy, với sự phản ánh và hồi tưởng tỉnh táo, người ta phải thấy rằng sự cố Fukushima không những không phải là thảm họa hạt nhân mà còn là minh họa tuyệt vời cho sự an toàn của điện hạt nhân,” Tiến sĩ Kelvin Kemm, CEO của Hạt Nhân Châu Phi, nhà vật lý học: Không có thảm họa hạt nhân Fukushima: Thiệt hại nhân mạng khủng khiếp là do sóng thần của Nhật Bản, không phải do phóng xạ. Cfact, ngày 12 tháng 10 năm 2013.

Quay trở lại Fukushima, tùy thuộc vào việc ai là nguồn tin, phóng xạ phát tán là (a) mức độ cực kỳ nguy hiểm và chết chóc khi các cấp độ phóng xạ được phát tán khắp khu vực rộng lớn hơn, bao gồm cả Tokyo, hoặc trái ngược, (b) phóng xạ ở mức trong giới hạn mà người dân không cần phải lo lắng, hoặc (c) sự tồi tệ vẫn chưa tới. Những vật cản đường, có nghĩa là mức độ tin cậy mà người bên ngoài nhìn vào bên trong Fukushima nhận được phụ thuộc vào việc “ai đáng tin”. 

Trong khi đó, “hệ thống thông tin thế giới hay là: Mạng Internet” tràn ngập những câu chuyện về sao biển bị tan chảy, cá voi bất thường và hàng loạt động vật chết ở Thái Bình Dương, đủ để mọi người kết nối các phần dự đoán về việc phóng xạ của Fukushima có mặt ở khắp mọi nơi; mặc dù vậy, cho tới nay hầu hết các bằng chứng được nhiều bộ phận trong truyền thông chính thống cho là phỏng đoán. Một lần nữa vấn đề là ai đáng tin. 

Bất kể là ai đáng tin, giờ đây là sự thật, sự thật sắt đá, lõi hạt nhân lò phản ứng số 2 của nhà máy điện nguyên tử Daiichi ở Fukushima đã biến mất khỏi lõi bảo vệ. Điều này dẫn đến một thế giới những điều chưa biết, câu hỏi lớn nhất là: Cần phải làm gì nếu sự tan chảy hoàn toàn xảy ra (có thể là đã xảy ra)? Sau đó là gì?

Một sự tan chảy hoàn toàn liên quan đến tất cả nhiên liệu trong lõi lò phản ứng đang tan chảy, một khối lượng lớn vật chất nóng tan chảy rơi xuống và tập trung ở đáy lõi bảo vệ lò phản ứng. Nếu lõi bảo vệ bị phá vỡ, vật chất có thể chảy xuống cấu trúc bảo vệ lớn hơn bao quanh nó, vốn được che chắn bằng nhiều lớp thép và bê tông (Ferguson).

“Nếu như vỏ bảo vệ bị phá vỡ, có khả năng nhiều vật chất sẽ phát tán ra môi trường,” theo Charles Ferguson, chủ tịch Liên Đoàn Các Nhà Khoa Học Hoa Kỳ (Nguồn: Giải Thích Cơ Chế Tan Chảy Hạt Nhân, PBS Newshour, Science, 15 tháng 3 năm 2011.)

Nhiều vật chất phát tán vào môi trường thực sự có nghĩa là gì?

Các nguồn tin khẳng định rằng cesium-137 chết chóc, chỉ là một trong số nhiều chất đồng vị chết chóc, có thể tan trong nước và thông qua đó phát tán vào đất và nước, nhanh chóng làm ô nhiễm hệ sinh thái. Câu hỏi là liệu sự tan chảy hoàn toàn có phát tán đồng vị chết chóc này, cũng như những đồng vị khác, vào môi trường xung quanh không? Trung thực mà nói, mọi chuyện có vẻ là đúng như vậy.

Không ai biết lõi năng lượng của Fukushima đã tan chảy hoàn toàn vào đất mẹ hay chưa, mặc dù các chỉ dẫn không tốt và không chỉ có vậy, không ai biết làm gì với nó. Không ai biết phải làm gì. Họ thật sự không biết.

Điều duy nhất chắc chắn là chuyện đó không tốt. Tiếp tục đi, nó sẽ trở thành câu hỏi là vấn đề tồi tệ đến đâu.

Robert Hunziker lives in Los Angeles and can be reached at roberthunziker@icloud.com

Tuesday, September 29, 2015

Cách thức Starbucks và Subway bóc lột nhân viên cũng như những nhà cung cấp

BENOÎT BRÉVILLE viết về cuộc đấu tranh của người lao động với chủ các doanh nghiệp đồ ăn nhanh đa quốc gia, trong "The Frappuchino Society: How Starbucks and Subway Exploit Their Staff and Suppliers to Feed Coporate Profits", bức tranh được thể hiện rất đa dạng, nếu như Subway móc túi những người mua nhượng quyền thì Starbucks tìm cách khai thác tối đa nhân công giá rẻ. Nhưng con đường nào thì gánh nặng cũng đổ lên đầu những người lao động phải làm việc với đồng lương tối thiểu và bị ngăn cản tổ chức công đoàn nhằm bảo vệ quyền lợi bản thân bằng đủ mọi cách. 

Xã hội Frappuchino: Cách thức Starbucks và Subway bóc lột nhân viên cũng như những nhà cung cấp để nuôi dưỡng lợi nhuận của doanh nghiệp

Quán sandwich của Subway ở Porte d’Orléans của Paris, bị kẹp chặt giữa một ngân hàng và một cửa hiệu thời trang, chật cứng người khi tôi đến đó vào một ngày tháng bảy, có thể là mười người đang xếp hàng, một người đàn ông đang đói, một nhóm thiếu niên, một bà mẹ với trẻ nhỏ. Một phụ nữ trẻ yêu cầu chiếc Sub30 (bánh sandwich dài 30 cm) với thịt gà tây, pho mát, cà chua, dưa chuột bao tử và nước sốt thị nướng; người bạn của cô lựa chọn Subway Melt, một loại đặc biệt của thương hiệu. Mọi người xử lý xong bữa ăn trong vòng 15 phút, không hề có chút níu kéo nào: cửa hàng với ánh sáng đèn neon ngột ngạt trong thời tiết nóng và tiếng ầm ĩ của nhạc techno. 

Nằm dọc theo đại lộ Général-Leclerc là Buffalo Grill, một quán Subway khác, một quán McDonald’s và một Burger King, trước khi bạn nhìn thấy những cánh cửa sổ khổng lồ và biểu tượng nàng tiên cá của Starbucks, hơn hai hành lang có điều hòa nhiệt độ ở góc phố d’Alésia. Tương phản với Subway – những bức tường được sơn màu trầm, nhạc jazz, bàn và ghế sofa chào đón bạn, có các ổ cắm điện cho laptop: mọi thứ đều mời gọi khách hàng ở lại đến chừng nào họ thích. Một phần ba khách hàng gọi đồ bằng tiếng Anh khi tôi ở đó, hầu như mọi người đều mặc quần áo đắt tiền. Trong khi bánh sandwich của Subway có giá thấp hơn 3 Euro (3,30 dollar) thì một lý Frappuchino của Starbucks có giá hơn 5 Euro (5,50 dollar).

Với mạng lưới Hoa Kỳ và các cơ sở đã được thiết lập trong thị trường ăn nhanh toàn cầu, Subway đến Pháp vào năm 2001 và Starbucks vào năm 2004. Không giống như Burger King đa quốc gia, đăng ký trên sàn chứng khoán, với nhượng quyền nằm trong tay các trung gian lớn (1), Subway là một mạng lưới những người kinh doanh nhỏ (“Gia đình Subway”), xuất hiện gần gũi với người lao động và ủng hộ các dự án cộng đồng. Không giống như McDonald và Gà Rán Kentucky (KFC), với thực phẩm giàu chất béo, Subway khẳng định cung cấp sản phẩm “lành mạnh”.

Starbucks muốn được nhìn nhận là upmarket và có trách nhiệm, khẳng định về sự tươi mới của bánh sandwich, bánh ngọt và nước trái cây, kỹ năng của người rang xay café. Họ kiêu hãnh về thương mại cà phê công bằng và quản lý nhân viên tốt. Theo điều lệ công ty, nhân viên là “đối tác”: “Đây không phải chỉ là công việc mà còn là sự đam mê của chúng ta. Chúng ta cùng nhau kết hợp tính đa dạng để tạo ra một nơi mà mỗi người trong chúng ta có thể là chính mình. Chúng ta luôn đối xử với nhau đầy tôn trọng và tự trọng. Mỗi người trong chúng ta đều duy trì tiêu chuẩn đó,” CEO Howard Schultz của Starbucks tuyên bố (2). Ông ta chịu trách nhiệm về 21.000 quán Starbucks ở 60 nước, với lực lượng lao động hơn 200.000 người. 

Sau khi có một sự nghiệp thành công tại Xerox và Hammarplast của Hoa Kỳ, Schultz mua lại Starbucks vào năm 1987 với giá 4 triệu dollar, khi đó mới chỉ là một chuỗi quán địa phương ở Seattle do hai người yêu cà phê tạo ra. Kể từ đó, thông qua sách và truyền thông, ông ấy đã xây dựng lên huyền thoại của Starbucks. Ông không để lỡ cơ hội nào để thể hiện sự ủng hộ với những yếu tố tiến bộ: chính sách chăm sóc y tế của tổng thống Obama, kết hôn đồng giới, cấm mang súng. Vào tháng 6 năm ngoái, Schultz, ăn vận thoải mái, xuất hiện trên chương trình Daily Show của Stewart tại Trung Tâm Hài Kịch. “Hôm nay, chúng ta được biết rằng Starbucks sẽ trở thành công ty Hoa Kỳ đầu tiên cung cấp chương trình đại học miễn phí cho tất cả nhân viên của họ,” ông nói với các khán giả đang hài lòng. Chỉ có những nhân viên làm việc nhiều hơn 20h/tuần mới được cung cấp, và cũng chỉ là các khóa học trực tuyến, nhưng thông báo kiểu này đã giúp Schultz đạt vị trí 17 trong danh sách “50 lãnh đạo vĩ đại nhất thế giới” của tạp chí Fortune. 

Nhiều quán nhất 

Người đồng cấp của ông ta ở Subway, Friedrick DeLuca, cũng là một sự ưa thích của truyền thông Hoa Kỳ, như là một người tự lực. Vào năm 1965, ở tuổi 17, ông mở nhà hàng đầu tiên ở Connecticut với 1.000 dollar vay từ bạn của bố, tiến sĩ Peter Buck, người hiện vẫn đồng sở hữu thương hiệu. Công thức – bán sandwich tươi sẵn sàng chờ gọi món – hầu như có hiệu quả tức thời. Vào năm 1974, DeLuca và Buck có 16 quán tại Hoa Kỳ và lập chuỗi nhượng quyền.

Kể từ đó, Subway, với 44.000 quán ở 105 nước, đã vượt qua McDonald như là chuỗi đồ ăn nhanh với số lượng quán lớn nhất, mặc dù McDonald’s có doanh thu cao hơn. DeLuca, cái đầu của mạng lưới những người kinh doanh nhỏ, bảo vệ om sòm “gia đình” của ông ta và chỉ trích các luật lệ làm tổn hại kinh doanh nhỏ. Môi trường của những người kinh doanh Hoa Kỳ đã “ngày càng trở nên tồi tệ hơn bởi vì ngày càng có nhiều luật lệ hơn,” ông ta nói vào năm 2013. “Thật là khó khăn để kinh doanh, nhất là kinh doanh nhỏ … Nếu tôi bắt đầu Subway vào ngày nay, Subway sẽ không tồn tại.” Ông ta chống lại Obamacare (“mối lo ngại nhất của những người mua nhượng quyền”), thuế thu nhập và mọi sự gia tăng lương tối thiểu (“điều đó sẽ khiến những người mua nhượng quyền phải tăng giá”). DeLuca là một phần của “sự sùng bái người kinh doanh Mỹ”, cá nhân đặc trưng kêu gọi chủ nghĩa không tưởng tư bản chủ nghĩa (3), theo lời Charles Wright Mill. 

Để phát triển ở Hoa Kỳ và sau đó là thế giới, Subway tạo ra một mô hình hấp dẫn. Chi phí nhượng quyền ban đầu rất thấp: 11.000 dollar (10.000 Euro) ở Pháp, 15.000 dollar ở Hoa Kỳ, bằng một phần ba so với phí của các đối thủ cạnh tranh. Mở một quán không cần phải đầu tư nhiều: 220.000 dollar với 88.000 dollar là tài sản cố định. Không cần có chảo rán, bếp lớn, máy làm đá hay máy soft drink; chỉ là lò nướng, một quầy để bày thực phẩm và một tủ mát cho đồ uống. Những người mua nhượng quyền, những người gánh chịu toàn bộ rủi ro của thất bại, trả cho Subway 12,5% tổng doanh thu (so với 11% của KFC và Pizza Hut hay 7% của Pomme de Pain và Planet Sushi). Trụ sở gom doanh thu, đảm bảo marketing và gửi các thanh tra đi kiểm tra xem các quán có chấp hành các quy định của họ không: 13 bước rã đông và nướng bánh mì, trang trí, đồ gỗ, các quy định vệ sinh, chính sách giá cả. “Họ quyết định và chúng tôi thi hành,” một người mua nhượng quyền Đan Mạch nói. “Nếu chúng tôi thay đổi thứ gì đó mà không báo với đại diện của Subway, chúng tôi sẽ gặp rắc rối,” một người khác nói với tôi (4). 

Những người đệ đơn mua nhượng quyền không cần phải có kinh nghiệm hay bằng cấp. Do Subway có ít thấp bại nên có nhiều người kinh doanh mới tích cực đăng ký. Vào năm 1988, nhà kinh tế học Dean Sager mô tả Subway là “vấn đề lớn nhất trong nhượng quyền … một trong những ví dụ chủ chốt về lạm dụng [nhượng quyền] mà bạn biết tới.” Trang blog-franchise.fr của Pháp viết vào năm 2013: “Đa số những người mua nhượng quyền sống sót bằng sự nô lệ hàng ngày.”

Có vẻ như là do một điều khoản về giữ bí mật, hầu hết những người mua nhượng quyền từ chối nói về hợp đồng của họ. Một chủ quán ở khu vực Lille đồng ý phát biểu nặc danh: “Subway mốn mở nhà hàng ở mọi nơi và không thực sự có phân tích thị trường. Đôi khi anh thấy có ba quán Subway cạnh tranh với nhau trong phạm vi 500 m. Để tồn tại, nhiều người đã phải mở vài quán.” (Điều này khớp với dữ liệu của Observatoire de la Franchise, cho thấy 70% quán Subway mới ở Pháp được những người mua nhượng quyền cũ mở). Ông phàn nàn về yêu cầu trung thành của Subway: “Anh phải trả tiền cho họ hàng tuần, ngay cả khi công việc kinh doanh xấu. Rất dễ để nợ nần, nhất là khi anh phải ký hợp đồng với các nhà cung cấp chính thức của thương hiệu và không thể điều chỉnh giá cả.”

Phá sản thường xuyên 

Tôi hỏi một người quản lý phát triển khu vực của Subway về vấn đề của những người mua nhượng quyền, anh ta giới thiệu tôi với đại diện quan hệ công chúng, hãng McKenna Townsend của Anh Quốc, khẳng định rằng ngoại trừ một số trường hợp nhỏ đơn lẻ thì những người mua nhượng quyền rất hạnh phúc. Mặc dù vậy phá sản là thường xuyên. Theo tạp chí Capital, từ năm 2008 đến năm 2010, 45% cửa hàng Subway ở Pháp đã đổi chủ. 

Sức ép lên những người quản lý quán được chuyển sang nhân viên của họ. Theo điều tra của CNN, sử dụng dữ liệu của Bộ Lao Động Hoa Kỳ, các quán ở Hoa Kỳ có 17.000 vi phạm luật lao động trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2013: làm thêm giờ không trả tiền, giữ tiền lương trái luật khi ngân quỹ thâm hụt, sa thải bất công. DeLuca lên án những người mua nhượng quyền, nói rằng đó là những trường hợp “vi phạm ở cấp độ quán … ba hay bốn năm trước đây, chúng tôi đã hợp tác chặt chẽ với Bộ Lao động để hướng dẫn cho các đối tác của chúng tôi về những điều đúng đắn cần phải làm.” Người lao động của Subway có ít sựa lựa chọn để chống lại chủ của họ: “Họ là những người kinh doanh rất nhỏ với vài lao động, hầu như không thể lập công đoàn được,” Olivier Guivarch nói, ông là người chịu trách nhiệm về lĩnh vực khách sạn, du lịch và nhà hàng tại Liên Đoàn Lao Động Dân Chủ Pháp (CFDT). “Ở Pháp, [người lao động của Subway] không có hội đồng người lao động, đại diện công đoàn hay các thể chế đại diện khác. Rất dễ để thành lập ở các công ty thống nhất như Starbucks.”

Starbucks tự điều hành các cửa hàng, để duy trì tiêu chuẩn của thương hiệu và có thể lựa chọn địa điểm một cách cẩn trọng (5). Subway, với chiến lược phát triển đầy may rủi, mở các nhà hàng không phân biệt; Starbucks tiến từ thành phố này qua thành phố khác, tập trung vào các vị trí có dòng người tốt – các phố chính, trung tâm thương mại, quận kinh doanh, trung tâm thành phố lịch sử, nhà ga và sân bay – đủ bão hòa để ngăn cản sự cạnh tranh. Họ đã thành công trong việc đứng vững ở những quốc gia hầu như không có văn hóa cà phê trước đó, như Trung Quốc (có 1.300 quán vào năm 2014).

Địa điểm được lựa chọn phù hợp với thị trường mục tiêu và hình ảnh của doanh nghiệp. Như Paula Mathieu, một chuyên gia hùng biện đã cho biết, đây là một câu chuyện hướng tới kịch bản hóa “trải nghiệm Starbucks” (6). Theo Schultz, điều này “được quy định bởi những gì chúng ta đã đặc trưng hóa trong một thời gian dài khi Starbucks thực sự trở thành “nơi thứ ba” bên cạnh nhà và nơi làm việc – một sự mở rộng cửa trước hay văn phòng của mọi người.” Nhân viên pha chế được khuyến khích làm cho khách hàng cảm thấy đặc biệt bằng cách tán gẫu với họ, sử dụng tên thân mật và nói về sự bất bình đẳng kinh khủng ở Hoa Kỳ (mục tiêu của chiến dịch Cùng Chạy Đua mà Starbucks phát động vào tháng 3 vừa qua) hay các kỹ thuật rang cà phê.

Khách hàng của Starbucks được kỳ vọng sẽ nhận được nhiều hơn là đồ uống đơn giản, đồng nhất từ Dubai tới Rio de Janeiro – điều đó có nghĩa là trải nghiệm ăn uống. Việc sử dụng tên Italia (latte, macchiato, Frappuchino), quy định về việc nhân viên pha chế phải vứt bỏ mọi ly expresso không được pha trộn sau 10 giây bởi vì chúng đã mất hương vị, các tờ rơi quảng cáo (“Mỗi hạt cà phê đòi hỏi một sự cân bằng độc nhất về nhiệt độ và thời gian để đạt được đỉnh cao về hương thơm, độ chua, hàm lượng và mùi vị”), thúc đẩy ý tưởng rằng sản phẩm, cân bằng một cách thông minh giữa các nguyên lý khoa học và đam mê, chỉ có thể được thừa nhận bởi những người sáng suốt. Đây là cách mà Starbucks tác động tới khách hàng tương tự trên khắp thế giới: các sinh viên giàu có, người có chuyên môn, khách du lịch và chuyên gia, những người coi Starbucks là nơi tạm trú quen thuộc và là điểm đến đặc biệt mà họ có thể thực hành khẩu vị tốt của họ. “Chúng ta tạo ra công việc cho những người sành cà phê,” Schultz khoa trương. 

DeLuca khẳng định phải sáng tạo kinh doanh đồ ăn nhanh lành mạnh. Vào năm 1998, Jared Folge, một người Mỹ 21 tuổi nặng 192kg, ăn theo kiểu bất thường: trong một năm, anh ta chỉ ăn bánh sandwich Subway – gà tây vào bữa trưa và rau vào bữa tối, không ăn phó mát và mayonnaise. Anh ta giảm được hơn 110 kg. Tạp chí Men’s Health đăng sự kiện này lên trang nhất như là “Ăn kiêng Subway”. Subway phất lên. Vào năm 2002, họ đưa ra khẩu hiệu “Ăn tươi” và đổi biểu tượng của họ sang màu xanh giống như dấu hiệu của “tính tự nhiên”. Để gia tăng độ tin cậy, họ thành lập quan hệ đối tác với Đại Học về Bệnh Tim Hoa Kỳ và Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ. Folge trở thành xiềng xích của Ronald McDonald, gã Subway. Anh ta xuất hiện tại hơn 300 quảng cáo của Subway, mỗi quảng cáo anh ta nhận được 15 triệu dollar. Michelle Obama cảm ơn Subway vì đã khiến “trẻ em thích ăn rau” (7). 

Bằng cách thể hiện bản thân đó, Subway tập trung vào thị trường nhận thức về sức khỏe và mở ra các thị trường gần với các đối thủ cạnh tranh cung cấp đồ ăn chiên của họ, trong đó có bệnh viện, trường trung học và trường đại học. Việc sơn xanh đó mang lại lợi nhuận: từ năm 1998 đến 2011, theo tờ USA Today, doanh số của Subway Hoa Kỳ tăng từ 3,1 tỷ dollar lên 11,5 tỷ dollar. 

Nhưng đồ ăn không “lành mạnh”, “tự nhiên” hay “tươi” chỉ bởi vì chúng thô. Rau củ của Subway không có vị, được quanh năm trong nhà kính quá nóng, được hái khi còn non (hoặc vẫn xanh) để đủ thời gian vận chuyển. Một dấu bảng ghi chú ở quầy khuyến cáo thịt cắt lát, gà tây và thịt bê không được khuyến khích cho những người dị ứng với sữa và đậu tương – thịt đến từ các xưởng mà động vật chỉ là vật liệu được kết hợp và chuyển hóa với nước, muối, đường, chất ổn định. Ở Hoa Kỳ, Subway được cung cấp bởi người khổng lồ West Liberty Foods, cũng là nhà cung cấp cho các cửa hàng lớn của Walmart và Costco. Vào tháng 6 vừa qua, Subway bị cáo buộc sử dụng thuốc kháng sinh quá mức cho động vật của họ (8). 

Họ có bánh sandwich tương đối lành mạnh nhưng hầu hết khách hàng thêm nước sốt và pho mát, bên cạnh đó gọi thêm đồ chiên và soft drinks. Sự kết hợp được khuyến khích của chuỗi có lượng ca lo rất cao: loại bánh sandwich dẫn đầu như Big Philly Cheesesteak và Meatballs Marinara cỡ 30 cm chứa 1.000 và 750 calo, so với 540 ca lo của Big Mac.

“Kinh doanh có đạo đức”

Sự định vị của Starbucks trên phương diện kinh doanh có đạo đức cũng đột ngột như hiện tượng Folge. Vào năm 1999, hội nghị thượng đỉnh của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới được tổ chức ở Seattle, kéo theo các cuộc biểu tình chống toàn cầu hóa khắp thành phố. Các quán Starbucks trở thành mục tiêu bởi vì họ xuất khẩu phong cách sống Mỹ đồng thời bóc lột các nông dân ở phương Nam. Schultz và các nhà chiến lược khác của ông ta lo lắng vì họ trở thành một biểu tượng của chủ nghĩa đế quốc giống như McDonald’s và Nike, họ phát động một chiến dịch cải thiện hình ảnh doanh nghiệp. Vào năm 2000, Starbucks ký hợp tác với TransFair Hoa Kỳ, một tổ chức thúc đẩy thương mại công bằng. Vào năm 2004, họ thiết lập nhãn hiệu đạo đức riêng, cam kết mua cà phê cao hơn 20-30% so với giá thị trường và đặt mức sàn cho giá mua cà phê nữa khi giá thị trường giảm mạnh. Họ cũng cải thiện phúc lợi của người lao động: ở Hoa Kỳ, người lao động có thể nhận được bảo hiểm y tế (nếu họ làm việc nhiều hơn 20 giờ/tuần), mua cổ phần được giảm giá (sau một năm làm việc) và mang về nhà một túi cà phê miễn phí mỗi tuần. 

Nhưng chính sách toàn cầu của Starbucks lại rất khắc nghiệt với các nhà cung cấp và nhân viên. Từ năm 1991 đến 2013, doanh số cà phê toàn cầu tăng 30 tỷ lên 70 tỷ dollar, nhưng phần thuộc về nhà sản xuất giảm từ 40% xuống 10% (9). Starbucks đóng góp vào sự thay đổi này. Họ có những người vận động chính sách ở Washington từ năm 2004, chống lại hàng rào hải quan thấp đối với các nước cung cấp cho họ (10). Vào năm 2006-7, họ đưa Ethiopia ra tòa án Hoa Kỳ để ngăn cản quốc gia này cấp nhãn hiệu thương mại cho ba khu vực trồng cà phê. Nhằm tránh phải trả thuế lợi nhuận ở những nước mà họ hoạt động, Starbucks chuyển tiền tới các thiên đường thuế thông qua một công ty ở Thụy Sĩ (11). Trong vai trò một thành viên của Hiệp Hội Các Nhà Chế Biến Tạp Hóa đầy thế lực, cùng với Nestlé, Kraft Foods, Proctor & Gamble, họ khuyến khích tự do thương mại. Họ hành động giống như tất cả các doanh nghiệp đa quốc gia khác trong lĩnh vực nông nghiệp.

Nhân viên pha chế, cũng giống như “nghệ sĩ sandwich” của Subway, phải nhận đặt hàng, khuyến khích khách hàng chi tiêu nhiều hơn, chuẩn bị đồ uống, vận hành quầy, lau dọn bàn và nhà vệ sinh, đổ thùng rác, rửa cốc chén và cười, để nhận lương chỉ vừa đủ cao hơn mức tối thiểu, bao gồm cả tiền tip.

Ở Starbucks, nhân viên là có thể trao đổi được. “Nếu một quán khác cần thêm người, hoặc nếu chúng tôi dư người, người quản lý quán có thể nói anh đi đến đó và giúp họ,” một nhân viên pha chế ở Paris nói. “Trong hợp đồng của chúng tôi có điều khoản về sự linh hoạt: họ có thể yêu cầu anh thay đổi thường xuyên giữa các quán và nhân viên toàn thời gian không có quyền từ chối.” Để theo dõi “các đối tác” – mang tính đạo đức – Starbucks sử dụng một hệ thống được gọi là Tiếng Nói của Khách Hàng: “Trong ba hay bốn tháng qua, [sau] một lượng gọi đồ nhất định sẽ có một tờ thứ hai được in kèm theo với hóa đơn của quầy, yêu cầu khách hàng điền vào một khảo sát trực tuyến để cung cấp phản hồi về trải nghiệm của họ. Khách hàng có cơ hội giành được phần thưởng tương đương với một ly latte lớn mỗi ngày trong một tháng.” 

Sức ép ngăn cản người lao động nói về ý kiến của mình là rất mạnh. Vào năm 2005, Daniel Gross, một nhân viên pha chế ở New York muốn thiết lập hiến chương của Công Nhân Công Nghiệp Thế Giới (IWW) tại quán anh làm việc, đã phát biểu với tờ New York Times. Schultz đã ngay lập tức gửi thư điện tử tới tất cả những nhân viên Hoa Kỳ của Starbucks có cùng quan điểm với Gross; Gross bị sa thải vài tháng sau đó (12). Kể từ đó Starbucks phản đối dữ dội việc thành lập công đoàn, hoặc đảm bảo họ sẽ không có rắc rối. Vào năm 2013, những cuộc bầu cử đầu tiên của đại diện nhân viên ở Starbucks Pháp là một thắng lợi của CFDT, nhưng khi tôi cố gắng liên lạc với hai đại diện của họ, một người thì quản lý một quán ở Paris nói không thể liên lạc được trong vài tuần và người kia, một trưởng ca, không muốn nói mà không có sự chấp thuận của quản lý.

Số lượng nhân viên lớn, hoạt động quy mô nhỏ, hệ thống và cấp bậc nhượng quyền khiến cho việc tổ chức người lao động trong lĩnh vực ăn nhanh gặp khó khăn. Vào năm 2014, các đại biểu công đoàn từ hơn 30 nước trên thế giới gặp mặt tại New York để thảo luận về hành động tập thể. Họ liệt kê các kinh nghiệm của công đoàn Unite New Zealand, một trong số ít được thiết lập chắc chắn trong lĩnh vực này. Vào năm 2005, các nhà hoạt động của Unite xông vào Starbucks ở Auckland và kêu gọi các nhân viên pha chế ngừng làm việc (13). Hành động này được lặp lại ở các quán khác, ít nhất là trong sáu tháng, 2.000 người đã đăng ký vào công đoàn, tiếp tục các can thiệp (như làm tắc nghẽn đường dây điện thoại của công ty bằng các cuộc gọi để ngăn cản hệ thống giao hàng). Người khổng lồ đồ ăn nhanh đầu hàng, vào năm 2006 một thỏa thuận tập thể được ký kết. Kể từ đó, hơn 30.000 lao động đã tham gia công đoàn và lương trong lĩnh vực đồ ăn nhanh ở New Zealand đã tăng lên 50%. 

George Miller dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Anh.

Notes.

(1) Người mua nhượng quyền lớn nhất của Burger King, một doanh nghiệp ở bang New York, có hơn 560 nhà hàng. Xem Thomas Frank, “Chi phí thực của bánh burger rẻ tiền”, Le Monde diplomatique, Bản tiếng Anh, tháng 2 năm 2014.

(2) Howard Schultz với Joanne Gordon, Tiến về phía trước: Cách thức Starbucks chiến đấu để sinh tồn mà không đánh mất linh hồn, Rodale Press, New York, 2012.

(3) Charles Wright Mills, Cổ trắng: Tầng lớp trung lưu Hoa Kỳ, Oxford University Press, Oxford và New York, 1951.

(4) Được trích dẫn trong Henrik Antonsson, Lukas Engström và Vytautas Verbus, “Sáng tạo trong nhà hàng bán đồ ăn nhanh: vai trò của các quản lý nhà hàng địa phương”, Jönköping International Business School, 2011.

(5) Để chiếm lĩnh một quốc gia mới, đôi khi Starbucks thiết lập một hợp tác tạm thời với đối tác địa phương: Autogrill ở Bỉ, Sazaby League ở Nhật Bản, Grupo Vips ở Pháp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Sau đó họ sẽ mua lại phần của đối tác. 

(6) Paula Mathieu, “Quyền công dân kinh tế và hùng biện về người sành cà phê” (PDF), Rhetoric Review, vol 18, no 1, mùa thu năm 1999.


(8) Thư ngỏ gửi Frederick DeLuca của 60 hiệp hội về sức khỏe và môi trường, 23 tháng 6 năm 2015.

(9) Kelsey Timmerman, Tôi đang ăn ở đâu? Một chuyến du hành qua kinh tế thực phẩm toàn cầu, Wiley, Hoboken (New Jersey), 2013.

(10) Jeanne Cummings, “Thận trọng, Starbucks đặt vận động chính sách lên thực đơn doanh nghiệp ”, The Wall Street Journal,12 tháng 4 năm 2005.

(11) Tom Bergin, “Báo cáo đặc biệt: Cách thức Starbucks trốn thuế ở Anh Quốc”, Reuters, 15 tháng 10 năm 2012.

(12) “Ủy Ban Quan Hệ Lao Động Quốc Gia v Starbucks Corporation”, United States Court of Appeals, Second Circuit, New York, 27 tháng 4 năm 2011.

(13) Erik Forman, “Trả lương đáng kinh ngạc ở New Zealand”, Labor Notes, no 407, Detroit, tháng 2 năm 2013.

This article appears in the excellent Le Monde Diplomatique, whose English language edition can be found at mondediplo.com. This full text appears by agreement with Le Monde Diplomatique. CounterPunch features two or three articles from LMD every month.

More articles by: BENOÎT BRÉVILLE