Sunday, August 20, 2017

Phải dùng vũ khí phê phán hay phải phê phán bằng vũ khí?



Vấn đề thứ nhất: Đất nước Việt Nam là một thể thống nhất từ năm 1945, sau khi Việt Nam giành độc lập từ tay đế quốc Nhật Bản, Việt Nam chỉ có một chính quyền duy nhất hợp pháp do nhân dân bầu ra, đó là chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Các đế quốc xâm lược và đám tay sai đều đòi công nhận sự chính danh cho đám bù nhìn của chúng. Cha ông chúng ta đã trả lời chúng bằng súng, đối với kẻ thù thì không có lý lẽ nào thuyết phục hơn đạn chì. Người Việt Nam chân chính sẽ tiếp tục làm điều đó nếu cần thiết.

Việc tranh luận về một vấn đề đã được giải quyết dứt khoát và dứt điểm bằng xương máu của hàng triệu người Việt Nam là vô nghĩa. Kẻ thù luôn đòi hòa giải hòa hợp bằng cách công nhận và bù đắp thiệt hại của chúng nhưng chính chúng không bao giờ chịu công nhận và bù đắp thiệt hại của những người Việt Nam đã ngã xuống vì độc lập tự do của dân tộc. Do đó, hòa giải với chúng có nghĩa là đầu hàng, có nghĩa là cúi đầu làm nô lệ và phủ nhận sạch công lao cũng như xương máu của cha ông. Không một người Việt Nam tự do và có lương tri nào lại có thể chấp nhận điều đó.

Vấn đề thứ hai: Thừa nhận sự hợp pháp của chính quyền bù nhìn để được tiếp quản lãnh thổ của chúng hay lập luận theo kiểu luật pháp quốc tế về việc chiếm hữu lãnh thổ liên tục với tư cách nhà nước cũng là điều vô nghĩa. Chính quyền bù nhìn không sở hữu bất cữ lãnh thổ nào. Hãy nhìn thẳng vào sự thật, đế quốc Mỹ mới là kẻ chiếm hữu miền Nam Việt Nam. Ngụy quyền Sài Gòn chỉ là đám đánh thuê cho Mỹ, không có bất cứ thứ quyền lực tế nào đối với lãnh thổ miền Nam Việt Nam. Thế nên công nhận sự hợp pháp của ngụy quyền Sài Gòn thì điều đó có nghĩa là nước Việt Nam hiện tại phải bồi thường cho các quyền lợi của đế quốc Mỹ đã bị thiệt hại trước năm 1975. Người Việt Nam giờ phải trả tiền cho bom đạn đã ném xuống đầu mình, thật là bỉ ổi hết sức. Tất cả chỉ là lối nói lắt léo của đám cặn bã, cái lý lẽ của mà chúng giấu đằng sau là thừa nhận ngụy quyền hợp pháp hay thừa nhận lợi ích hợp pháp của đế quốc Mỹ vì vậy Mỹ sẽ ra sức bảo vệ lợi ích của họ ở miền Nam. Đây chính là con đường bán nước, chúng nhân danh bảo vệ đất nước để bán nước. Việc tranh cãi điều này cũng vô nghĩa, Mỹ đã từng đến đây nói cái lý lẽ đó cùng với bom đạn, chúng ta đã trả lời bằng súng và chúng ta đã thắng.

Vấn đề thứ ba: Nhiều người sẽ không hiểu tại sao hiện nay có một bộ phận lớn trí thức, dân chúng đòi công nhận ngụy quyền Sài Gòn hợp pháp, mặc dù dân tộc Việt Nam đã trả lời một lần và dứt khoát điều đó vào năm 1975. Đây không chỉ là vấn đề chính trị đơn thuần mà còn là vấn đề giai cấp. Cuộc chiến tranh chống Mỹ thống nhất đất nước Việt Nam cũng là chiến tranh giai cấp, do giai cấp tư sản và đại địa chủ ở miền Nam dựa vào Mỹ để âm mưu thiết lập sự thống trị ở Việt Nam, nhưng chúng đã bị đập tan. Sau khi hòa bình lập lại, Việt Nam tái thiết đất nước từ đống tro tàn chiến tranh, buộc phải sử dụng đến kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường tức là chế độ tư bản, tức là đặt quyền lực kinh tế vào tay giai cấp tư sản. Do đó, giai cấp tư sản phản động bắt đầu ngóc đầu dậy, cái lý lẽ mà chúng viện đến là: Anh đã phá hủy con đường của tôi nhưng giờ anh lại phải đi con đường đó, như vậy anh sai còn tôi mới đúng, thế nên anh phải thừa nhận đã sai và hòa giải với tôi, sau đó làm theo những gì tôi muốn. 

Chúng ta cần phải hiểu rằng đằng sau âm mưu kêu gọi công nhận sự hợp pháp của ngụy quyền Sài Gòn chính là âm mưu khôi phục chế độ tư bản. Khi ngụy quyền Sài Gòn được coi là hợp pháp thì chế độ tư bản mà ngụy quyền Sài Gòn tạo dựng cũng được coi là hợp pháp và có thể danh chính ngôn thuận bàn luận, , khôi phục, khai thác và tìm cách áp dụng cho xã hội hiện tại, từ giáo dục, văn hóa, nghệ thuật cho đến mô hình kinh tế chính trị. Đấy chính là cái mưu toan mà giới trí thức phản động mong muốn, cái âm mưu đó cũng phù hợp với những lợi ích của giai cấp tư sản vốn đã bị kiềm chế. Do vậy, chúng nhận được sự ủng hộ nhất định từ một bộ phận giai cấp tư sản và trí thức phản động. Đây chính là sự khởi đầu cho công cuộc phản cách mạng, đánh đổ các nền tảng của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. 

Ẩn mình sau cuộc tranh luận về tính hợp pháp của ngụy quyền Sài Gòn chính là đấu tranh giai cấp, không phải là sự ảo tưởng của đám tàn dư cờ vàng hay sự ngu dốt của một bộ phận dân chúng. Những người vô sản cần luôn hiểu rõ điều này. Một bộ phận trong bộ máy nhà nước cũng đang từng bước ngả theo giai cấp tư sản, điều này không thể tránh khỏi do giai cấp tư sản đang nắm quyền lực về kinh tế, do vậy họ sẽ ủng hộ giai cấp tư sản dưới những hình thức lắt léo và tinh vi. Những người vô sản trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc và duy trì quyền lực nhà nước của mình không thể tránh khỏi việc phải đối đầu với những thế lực phản động ấy. Nếu người vô sản từ bỏ lập trường giai cấp, nhắm mắt làm ngơ không chịu nhìn nhận sự trỗi dậy của giai cấp tư sản thì tất sẽ không đoàn kết được các lực lượng tiến bộ và để cho giai cấp tư sản dễ dàng đạt được điều mà chúng mong muốn, trong khi đó những người vô sản sẽ phải vật lộn với những rối loạn mà chúng đã tạo ra. 

Cuối cùng, vũ khí phê phán không thể thay thế được sự phê phán bằng vũ khí. Có những vấn đề không thể giải quyết bằng lời nói mà phải dùng đến đạn chì. Đó chính là điều mà cha ông chúng ta đã làm.

15 comments:

  1. Đây chính là bài mà xã hội VN hiện nay đang cần!
    Cảm ơn bác!

    ReplyDelete
  2. Bài anh viết làm em nhớ tới một câu nói trong Ngày 18 tháng Sương Mù, chương 3, là: sức mạnh của đảng công nhân nằm ở ngoài đường phố, còn của đảng tiểu tư sản là trong quốc hội. Em hiểu là sức mạnh của tiểu tư sản là võ mồm.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Những người tiểu tư sản thích dùng võ mồm vì một mặt họ là những người tư hữu, không muốn thoát khỏi chế độ tư hữu, mặt khác họ vừa là thành phần bị chèn ép lại vừa có lợi ích gắn liền với tư bản. Do vậy, họ luôn chỉ cách mạng nửa chừng và tìm cách thỏa hiệp với tư bản.

      Delete
  3. Sau khi đọc rất kỹ các ý kiến của trang. Tôi xin mạn phép có ý kiến như thế này.
    Đã là lịch sử phải tôn trọng lịch sử. Các bài viết, bình luận và thực thế khẳng định rõ ràng. Vnch là chế độ bù nhìn, nhân dân ta đã kết thúc nó bằng chiến thắng 30_4_1975 không còn gì để bàn cãi.
    Điều đáng bàn cãi ở đây là. Các nhà sử học như phan huy lê, hay nguyễn nhã muốn công nhận vnch là một chính thể ? Để đấu tranh đòi chủ quyền với quần đảo hoàng sa, trường sa ? Có cần thiết không?
    Công hàm của cố thủ tướng phạm văn đồng về mặt pháp lý có thừa nhận hs,ts của trung quốc không? Xin thưa với các bạn, vndcch nay là chxhcn việt nam đã có công hàm của cố tt pvđ. Chúng ta người kế thừa đất nước việt nam tôn trọng công hàm này, nó được người đứng đầu chính phủ ký, dù hoàn cảnh nào đi nữa nó đã tồn tại, là lịch sử.
    Chúng ta đấu tranh đòi chủ quyền, sao phải mượn đến bọn ngụy quyền tay sai? Chúng không phải là chính thể, khoog đại diện cho dân tộc. Bọn lưu vong nước ngoài không có tiếng nói ở đây vì khoog mang quốc tịch việt nam. Thực tế ta đang khẳng định chủ quyền 2 quần đảo hs,ts là của ta. Các bên tranh chấp dù có viện công hàm hay không ta vẫn khẳng định nó là của ta. Ra tòa qt sử với nhau cho gọn. Còn bất lợi hay có lợi mà phải thừa nhận vnch là chính thể tồn tại ở miền nam... Là sai lầm, khỏi thể đánh cháo khái niệm. Phủ nhận lịch sử... Dưới mọi góc độ, dù một chúng quyền có bán hay không bán nước được dân ta bầu nên, là chính thể tồn tại được lịch sử dân tộc công nhận phải tôn trọng. Không viện cớ có lợi hay không có lợi để dựng lại xác chết vnch. Như vậy là khoog tôn trọng lịch sử.
    Thank !

    ReplyDelete
    Replies
    1. Ý của bài viết trên là việc tranh luận về mấy vấn đề lịch sử đó là vô nghĩa. Thực tế thì các tài liệu trên mạng hiện nay cũng cho thấy vấn đề lịch sử về chủ quyền biển đảo là rõ ràng, không cần phải tranh cãi thêm làm gì.

      Vấn đề cốt lõi là công nhân cần phải nắm chắc chính quyền và duy trì chính quyền vô sản. Phê phán bằng vũ khí tức là: Nếu phái tư sản muốn lật đổ chính quyền vô sản, thì công nhân chỉ có cách duy nhất là cầm súng đáp trả. Còn cãi nhau võ mồm là hoàn toàn vô ích.

      Những người vô sản vì thế tự xác định cho mình những công việc có ích để làm, hơn là tranh luận.

      Delete
  4. Anh có nghĩ chính quyền ta giờ có đang là chính quyền vô sản nữa không khi nhìn vào thực tế? Chứ cá nhân em thì ko được lạc quan

    ReplyDelete
    Replies
    1. Điều đó còn tùy thuộc vào việc bạn định nghĩa thế nào là vô sản. Nếu bạn cho rằng chuyên chính vô sản là một kiểu kế hoạch hóa tập trung, tất cả cùng đi theo một hướng, ai không tuân thủ thì bắn bỏ luôn, thì chính quyền hiện nay không phải vô sản. Nếu bạn hiểu rằng chính quyền là một tổ chức vô sản trong thời kỳ quá độ, nó vẫn mang trong mình những xung đột giai cấp, những tệ nạn của phương thức sản xuất lạc hậu, nó phải đấu tranh với tất cả những điều đó trong một điều kiện không mấy dễ dàng và phải đi đến một cái đích rất cách mạng, đấy là xóa bỏ giai cấp và chính bản thân nó, khi đó bạn nhìn nhận khác về chính quyền vô sản. Vấn đề không phải là chính quyền có vô sản hay không mà vấn đề là bạn đứng về phía nào.

      Delete
    2. Tôi thấy rằng thực tế tổng liên đoàn lao động vn ,tổ chức đại diện lợi ích của giai cấp công nhân không có chân trong bộ chính trị, điều gây ngạc nhiên với tôi khi nhìn vào cương lĩnh đcs vào hiến pháp. Thứ nữa tôi ko cho rằng một chính quyền tự thân nó vận động,đấu tranh để thành chính quyền vô sản mà nó chỉ có thể là hệ quả đấu tranh liên tục của giai cấp vô sản mà thôi.

      Delete
    3. Và điều đó thì thực tế gần như chưa xảy ra ở vn,bản chất các cuộc đấu tranh trong thế kỉ 20 là cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm chứ ko phải cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản,nồng cốt là công nhân chống lại chính quyền tư bản vì đơn giản quá trình cnh toàn diện chưa diễn ra ở vn

      Delete
    4. Lập luận của @Me Share You mới nhìn vấn đề ở tầng biểu hiện, chưa đi vào bản chất. Các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta trong thế kỷ 20 có hình thức là vấn đề dân tộc, nhưng bản chất là vấn đề giai cấp. Mặc dù lực lượng mạnh nhất của cách mạng Việt Nam thời đó là nông dân nhưng dân tộc ta đấu tranh thành công được là nhờ sự lãnh đạo của giai cấp công nhân và tư tưởng cách mạng của họ. Công nhân Việt Nam lãnh đạo được lực lượng khổng lồ tập hợp nhiều giai cấp tầng lớp, không phải vì họ đông, mà là vì họ mang đặc tính cách mạng, đối kháng trực tiếp, kiên quyết, triệt để và có kỷ luật với giai cấp lãnh đạo của phe đối địch là giai cấp tư sản Pháp - Mỹ, cái này Hồ Chí Minh đã giải thích cụ thể rồi. Trước đó nông dân Việt Nam còn mạnh hơn nhưng dưới sự lãnh đạo của vua quan phong kiến và trí thức tư sản thì đều không làm được cách mạng nhé, vì đặc tính của các giai cấp đó không thể sinh ra đường lối đấu tranh triệt để được, nỗ lực của họ dễ dàng bị bẻ gãy.

      Delete
  5. Các quan chức bây giờ nhiều người đi lên từ quần chúng, có thể nói là vô sản, khi về vườn đã là tư sản... Sự vận động mà mác không đề cập đến chính là sự tư lợi của chính giai cấp vô sản. Gai cấp vô sản luôn phải đấu tranh để chống lại cái tư lợi ấy hơn là chống gc tư sản. Sự vận động xã hội xuất phât từ chính cá nhân , từ vô sản => tư sản. Làm được cái đó rồi mới có thể phát triển đi lên cnxh, cncs được.

    ReplyDelete
  6. Bác hiệp sĩ cưỡi lừa nghĩ sao về sự phát triển của giai cấp tư sản ở việt nam, trung quốc, nga...hiện nay. Chúng ta luôn nhìn nhận sự phát triển của giai cấp vô sản, nào là quy luật nào là xã hội tương lai. Nhưng con đường đi lên cnxh hiện nay không còn đúng nữa. ( ý kiến tranh luận không phải tôi phỉ nhận quan điểm của mác, tôi chỉ muốn đóng góp vào đó, tìm đường đến chân lý đó mà thôi )

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tư sản Việt Nam có lịch sử manh mún, tư tưởng lệ thuộc, và sẽ luôn bị chế ngự về mặt chính trị, nên việc hình thành một giai cấp tư sản Việt Nam độc lập là điều không tưởng. Giả sử chế độ XHCN ở Việt Nam có biến mất ngay bây giờ thì tư sản Việt Nam sẽ lập tức thoái hoá thành đám trung gian cho tư sản nước ngoài vắt kiệt đất nước, chứ nó hoàn toàn không có khả năng thiết lập một chế độ TBCN độc lập và hùng mạnh. Đơn giản là vì điều kiện lịch sử cho việc đó đã qua từ lâu lắm rồi và sẽ không bao giờ quay lại nữa.
      Trong lúc bạn loay hoay tìm kiếm con đường thì hàng triệu người khác vẫn đang đi trên con đường của họ, bất kể bạn có tìm được đường cho bạn hay không. Đấu tranh là việc hàng ngày, họ không chờ bạn tìm đường cho họ nhé. Hoặc là bạn đi theo họ hoặc là bạn bị bỏ lại phía sau, cuộc đời đơn giản là vậy thôi.

      Delete
  7. Bài viết của bác rất hay ! Cháu cảm ơn.

    ReplyDelete