Saturday, December 27, 2014

Các nhánh trong kinh tế học chính thống

Trước kia các nhà kinh tế học tân cổ điển chỉ có độc một chủ thuyết là thị trường có khả năng tự điều chỉnh. Đến cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 thì phái tân cổ điển hoàn toàn tan vỡ do thực tế đã chứng tỏ thị trường không có khả năng tự điều chỉnh. Keynes xây dựng lý thuyết kinh tế vĩ mô lập luận rằng kinh tế thị trường không thể tự điều chỉnh nên cần sự can thiệp của nhà nước, song Keynes vẫn thừa nhận nền tảng kinh tế vi mô của phái tân cổ điển và cho là không mâu thuẫn với lý thuyết của ông. Sau này, lý thuyết của Keynes cũng phá sản toàn tập do chính sách tài khóa kiểu vay nợ để chi tiêu công trong đó có rất nhiều cho quân sự dẫn đến một nền kinh tế nợ nần khủng khiếp, chiến tranh liên miên và khủng hoảng còn dữ dội hơn trước.

Kể từ Keynes thì kinh tế học tân cổ điển, hay còn gọi là kinh tế học chính thống chia làm hai nhánh. Nhánh thứ nhất tiếp tục bảo vệ quan điểm thị trường có khả năng tự điều chỉnh nên phải để cho thị trường tự do điều chỉnh, nhà nước chỉ can thiệp tối thiểu để sửa chữa những khuyết tật của thị trường. Học thuyết về thị trường tự điều chỉnh hồi thế kỷ 19 vốn được gọi là chủ nghĩa tự do. Phái này được gọi là phái bảo thủ, tên là bảo thủ nhưng ủng hộ quan điểm thị trường tự do. Nhánh thứ hai theo quan điểm của Keynes, cho rằng thị trường không có khả năng tự điều chỉnh nên cần sự can thiệp mạnh mẽ của nhà nước, phái này được gọi là phái tự do. Tên là tự do nhưng lại ủng hộ sự can thiệp của nhà nước, tức là thị trường không tự do. Chính sự tách rời kỳ quặc giữa tên gọi và nội dung của các phái trong kinh tế học chính thống dẫn đến nhiều sự lẫn lộn cho người đọc. Nhưng cho dù có tách rời đến đâu chăng nữa thì cả hai nhánh đó không bao giờ là tả, ngược lại chúng đều là bảo thủ, đều bảo vệ chủ nghĩa tư bản. Kinh tế học tân tự do vốn ban đầu là do một nhóm các nhà kinh tế theo quan điểm bảo thủ trong đó có F. Hayerk và von Mises họp nhau ở Thụy Sĩ, thành lập một hội để chống lại phái Manchester của Keynes lúc đó đang là chính thống. Sau khi phái Keynes tan rã thì nhánh này trở thành dòng chính thống được gọi là chủ nghĩa tân tự do với đại biểu quan trọng là Friedman. Friedman và nhóm Chicago Boys đã tạo nên cơn ác mộng tự do hóa của các nước Mỹ Latin, điển hình là Chi Lê . Đến những năm 70 của thế kỷ trước, thì Samuelson, một nhà kinh tế học đã trình bày kết hợp kinh tế vi mô của tân cổ điển và kinh tế vĩ mô của Keynes. 

Paul Krugman là nhà một trong số những nhà kinh tế học nổi tiếng nhất hiện nay ở Mỹ, ông ta theo phái Keynes mới, tức thuộc về nhánh tự do trong kinh tế học chính thống. Song có nhiều người biết chút ít về kinh tế lại hay nói Paul Krugman thuộc cánh tả. Sự thật không phải vậy, mà những người kia có lẽ cũng không phải nhầm lẫn, họ cố tình gọi vậy vì họ ghét quan điểm của Paul Krugman. Điều đó giống như thời McCarthy ở Mỹ, người ta ghét ai thì gọi người đó là cộng sản. Việc gọi Paul Krugman là cánh tả thì ngược lại cho thấy những người ghét ông ta chắc chắn thuộc về phe bảo thủ.

Hiện thực kinh tế lại càng ngược với tên gọi hơn nữa. Ở Mỹ thì doanh nghiệp lớn ủng hộ phái tự do, tức là ủng hộ sự can thiệp của nhà nước vào thị trường. Còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tầng lớp tiểu tư sản, trí thức và tầng lớp trung lưu thì theo phái bảo thủ, tức là ủng hộ quan điểm thị trường tự do. 

Người ta sẽ hỏi Việt Nam có khác gì không. Câu trả lời là không. Doanh nghiệp lớn luôn ủng hộ sự can thiệp của nhà nước để bảo vệ cho lợi nhuận của họ, nhất là khi đại đa số doanh nghiệp lớn ở Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước. Trên truyền thông thường xuất hiện các chuyên gia kinh tế đề cao quan điểm thị trường tự do, hạn chế sự can thiệp của nhà nước, khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và hạn chế các doanh nghiệp lớn của nhà nước, họ thuộc về phái bảo thủ. Có một điều chưa rõ lắm, nhưng có thể là ở Việt Nam người ta gọi cách khác, ví dụ như phái tự do thì được gọi là phái kỹ trị, còn phái bảo thủ thì được gọi là phái dân túy. Tuy nhiên đấy chỉ là cách gọi trong một nhóm chuyên môn hẹp, chưa được phổ biến rộng rãi trên truyền thông.


Thursday, December 11, 2014

Mười một lý do khiến tôi xấu hổ khi là một người Mỹ

Xin giới thiệu với bạn đọc bản dịch bài viết "Eleven reason's I'm ashamed to be an American" của tác giả Dave Lindendorf. Bài viết thể hiện tâm trạng của một người Mỹ khi chứng kiến những thất bại của đất nước mình.

Mười một lý do khiến tôi xấu hổ khi là người Mỹ

Tôi sẽ nói điều này: Tôi xấu hổ khi là công dân Mỹ. Điều này không dễ dàng, bởi vì sống ở nước ngoài và chứng kiến những chỗ bẩn thỉu trong thời đại của tôi. Tôi biết rằng đất nước này có nhiều điều vĩ đại, nhiều con người vĩ đại dã sống ở đó, nhưng cuối cùng tôi đã đi đến kết luận rằng Hoa Kỳ hiện là một quốc gia ốm yếu và méo mó, tại đó cái xấu vượt xa cái tốt.

Tôi có thể nhớ cảm giác chán ghét lần đầu tiên đối với đất nước của tôi vài lần. Vào lúc 17 tuổi, lần đầu tiên khi tôi nhận ra sự tàn bạo mà Hoa Kỳ đã gây ra đối với những người dân Việt Nam nhân danh tôi – cưỡng hiếp và giết hại, phá hủy các ngôi làng của nông dân, ném bom na-pam xuống trẻ em ở miền Nam, và ném bom rải thảm miền Bắc Việt Nam (bao gồm cả đê điều, trường học và bệnh viện). Sau đó tôi kinh hoàng và nổi loạn khi nhận ra một cách muộn màng rằng Hoa Kỳ đã dồn những người bản địa, người Mỹ gốc Nhật, người Nhật định cư hợp pháp vào các trại tập trung trong thế chiến thứ hai, và chính quyền quốc gia đã đồng lõa với đám phát xít da trắng quỷ quyệt ở California trong việc tước đoạt trang trại, nhà cửa và công việc của những người bị giam giữ đó. 

Mặc dù những tội ác đó rất kinh khủng nhưng không thấm tháp gì so với những thứ mà tôi đang được thấy ở đất nước này.

Hãy để tôi liệt kê một số cách mà đất nước này khiến tôi phát ốm: 

1. Điều đó không chỉ là lần công bố mới nhất bản báo cáo được biên tập triệt để về chương trình cố ý tra tấn của chính quyền Bush/Cheney, khởi sự vào năm 2001 sau sự kiện 11 tháng 9 và kéo dài trong nhiều năm đối với không chỉ nghi phạm khủng bố mà còn cả đối với những người được biết hay có thể là hoàn toàn vô tội. Không có gì được làm hay có vẻ như sẽ được làm để trừng phạt những người cho phép và bảo vệ cho các tội ác chiến tranh cũng như tội ác chống nhân loại. Không chỉ có vậy mà còn nhiều người Mỹ đồng tình với điều đó. Ngay cả truyền thông, như trên NPR, tôi nghe thấy các phóng viên nói rằng một trong số “các câu hỏi” về chương trình tra tấn của chính quyền là nó “có hiệu quả” hay không trong việc thu thập thông tin về hoạt động khủng bố. Hoa Kỳ và các quốc gia còn lại của thế giới đã ký một hiệp định hình sự hóa việc tra tấn sau Thế Chiến thứ II (theo luật pháp quốc tế thì hình phạt có cả tử hình). Đó là sự che giấu hay thất bại trong việc trừng phạt tội ác tra tấn.

2. Cảnh sát ở Hoa Kỳ đã bị quân sự hóa trong cả phương diện vật chất lẫn huấn luyện và tự nhận thức, khiến họ giờ đây trở thành một dạng quân đội xâm lược hơn là “viên chức hòa bình” (một khái niệm lỗi thời mà bạn không còn nghe thấy nữa). Hết lần này đến lần khác chúng ta chứng kiến cảnh sát hung hăng sử dụng vũ lực, trong đó có cả vũ lực chết người, trong các tình huống kêu gọi sự bình tĩnh và hiểu biết. Điều khiến tôi phát ốm nhất là chứng kiến một xe cảnh sát ở Cleverland lao thẳng tới ban công trong một sân chơi, nơi có cậu bé 12 tuổi Tamir Rice đang ngồi một mình, chơi với một khẩu súng đồ chơi. Trong vòng chưa tới hai giây, một cảnh sát bước ra khỏi xe và bắn cậu bé tử thương vào bụng. Hoàn toàn không có lời kêu gọi nào trong vụ xử tử này. Không có ai quanh đó bị cậu bé đe dọa. Cảnh sát phải giữ khoảng cách an toàn, đánh giá tình hình, sau đó kêu gọi Rice rời khỏi ban công và buông súng, nếu cậu bé không làm theo, họ phải chờ tăng cường lực lượng, trong đó có một chuyên gia đàm phán. Trái lại, họ chỉ lao thẳng xe tới đó như trong tình huống giải cứu con tin và hạ gục cậu bé. Sau đó họ không làm gì để giúp cậu bé. Ugh! Không có làn sóng phẫn nộ phổ biến nào về vụ sát hại tàn bạo của cảnh sát. 

Cũng không có sự phẫn nộ phổ biến với những cảnh sát can dự vào vụ giết hại Micheal Brown ở Ferguson, MO hay vụ siết cổ chết Eric Garner một cách hoàn toàn vô lý ở Staten Island, New York, cả hai kẻ giết người mặc đồng phục đều được miễn tố bởi các hội thẩm đoàn công tố hoàn toàn bị thao túng và bị lừa dối. Trái lại, chúng ta nghe thấy những người da trắng được phỏng vấn trên chương trình truyền hình nói rằng cảnh sát đã làm đúng.

3. Nhưng đó mới chỉ là một phần thôi. Tôi thấy căm phẫn khi tổng thống của chúng ta là một người không có đủ can đảm để lên án những tội ác đó và tuyên bố rằng ông ta sẽ truy tố những ai ra lệnh cho quân đội và CIA sử dụng tra tấn đối với những người bị bắt trong cái được gọi là Chiến Tranh Chống Khủng Bố. Tổng thống Obama phải yêu cầu Bộ Tư Pháp tích cực truy tố những cảnh sát giết hại thường dân không vũ trang nếu các công tố viên địa phương không làm điều đó, và ông ta phải ra lệnh truy tố bất cứ ai ra lệnh, ủy quyền, tạo điều kiện hay bao che cho việc tra tấn của các nhân viên chính quyền. (Không có gì ngạc nhiên khi tổng thống Obama được chuẩn đoán trào ngược dịch vị dạ dày: ít nhất đường ống dinh dưỡng của con người cũng có lương tâm!)

4. Tôi cảm thấy căm phẫn về tình hình tù tội. Theo như tổ chức Sáng Kiến Chính Sách Nhà Tù, Hoa Kỳ vào lúc này có khoảng 2,4 triệu tù nhân ( chỉ có 2/3 trong số họ bị kết án, với phần lớn trong số còn lại là bị tạm giam chờ xét xử vì họ không thể nộp số tiền bảo lãnh do hệ thống tòa án tha hóa của chúng ta đặt ra). Không có gì ngạc nhiên: Từ cuối những năm 80 đến năm 2008, số lượng các đạo luật liên bang có hình phạt tù đã tăng từ 3000 lên 4450, và chúng tiếp tục gia tăng khi những kẻ bất tài trong Quốc Hội tiếp tục thông qua những đạo luật tạo ra “tội hình sự” nhiều hơn để trừng phạt. Đó là chưa kể tới chính quyền bang và địa phương, điều đó giải thích tại sao Hoa Kỳ chỉ chiếm 5% dân số thế giới nhưng có số tù nhân chiếm tới 25% số tù nhân trên toàn thế giới. Chính bản thân tôi cũng bị đe dọa bỏ tù cách đây chưa lâu bởi một gã cảnh sát côn đồ ở một thị trấn ngoại ô vì xin đi nhờ xe – một hành vi mà hiện nay là hợp pháp ở bang của tôi, và điều đó nếu không phù hợp thì cũng giống hầu hết các vi phạm hành chính như đỗ xe không vé, không đáng bị bắt giữ. Không vấn đề - nếu tôi không khuất phục, gã đầu gấu trong bộ đồng phục với vũ khí cầm tay sẽ còng tay tôi, và vu cáo về những thứ như: bắt giữ vì chống cự, quấy rối trật tự hay những chuyện vớ vẩn tương tự. Chúng ta sống trong một xã hội bị ám ảnh bởi sự trừng phạt, bị giám sát bởi những cảnh sát dường như thích thú với việc cai trị công chúng.

5. Tôi phát ốm khi chứng kiến hết cộng đồng này đến cộng đồng khác thông qua những luật lệ cấm cho người vô gia cư ăn. Tại một quốc gia trong giai đoạn hậu Đại Suy Thoái, chúng ta vẫn đang có tỷ lệ thất nghiệp thực tế và lao động không đầy đủ từ 18 đến 20% tùy thuộc vào cách tính. 

6.Tôi xấu hổ và tức giận khi Wall Street về bản chất là một hiện trường tội ác khổng lồ - nơi mà hàng ngàn tỷ dollar của cải trong suốt thập kỷ qua đã bị rút khỏi túi của những thường dân Mỹ và đặt vào tay của 1% hay 5% giàu nhất, biến đất nước của chúng ta thành xã hội bất công nhất trong số 34 quốc gia phát triển của thế giới. Không có chủ ngân hàng nào trong danh sách hàng đầu của quốc gia về cái được gọi là ngân-hàng-quá-lớn-để-sụp-đổ bị buộc tội, càng ít hơn nữa bị truy tố hay bỏ tù vì trò lừa đảo lớn nhất mà thế giới từng được thấy. Trong một số dịp hiếm hoi khi Bộ Tư Pháp đã theo đuổi những tội phạm ngân hàng đó, họ đạt được “các thỏa thuận” dưới dạng những khoản phạt vô nghĩa, và chưa từng yêu cầu những giám đốc lừa đảo đó rời bỏ vị trí quyền lực béo bở, hay phải thừa nhận là họ làm sai, theo các điều khoản của thỏa thuận. Trên thực tế, những gã lừa đảo trong bộ complete vải sọc nhỏ đó thay vì bị bỏ tù thì lại thường xuyên được mời làm khách ở Nhà Trắng và Quốc Hội, được kêu gọi đóng góp “sự thông thái” của họ cho chính sách của chính quyền, sau đó họ sẽ thưởng công cho các chủ nhà hào hiệp của họ với những bổng lộc và “quyên góp chiến dịch” không khác gì hối lộ. 

7. Tôi phẫn nộ và xấu hổ khi đất nước của tôi tiêu tốn hơn một nghìn tỷ dollar mỗi năm cho quân đội và quân nhân tại 800 căn cứ trên toàn thế giới. Điều này diễn ra trong khi 50 triệu người Mỹ được đưa tin là “mất an ninh lương thực” – hay nói cách khác là 50 triệu người, nhiều trong số đó là trẻ em, đang bị đói tại những thời điểm nhất định trong năm – và khi những chương trình hỗ trợ như Phiếu Lương Thực và Trợ Cấp Thất Nghiệp đang bị cắt giảm để tiết kiệm tiền. Tồi tệ hơn, không có scandal quốc gia nào về việc đó. Trên thực tế, nhiều người Mỹ, dĩ nhiên là đa số, nghĩ rằng tất cả các khoản chi tiêu cho quân đội là tốt, bởi vì nó dường như là “bảo vệ an toàn cho chúng ta” và có thể “tạo công ăn việc làm.” Sự thật cay đắng là ngày nay, Hoa Kỳ, đất nước của tôi là quốc gia khủng bố lớn nhất thế giới – dựa trên thành tích không có đối thủ về việc xâm chiếm bất hợp pháp các đất nước khác, thực hiện giết chóc bằng máy bay không người lái ngoài biên giới, bắt cóc, tra tấn và thủ tiêu người dân, tài trợ và viện trợ cho các cuộc lật đổ chính quyền nước ngoài, thường là các chính quyền được bầu cử dân chủ.

8. Tôi phát ốm trong tâm can bởi vì một nửa thế kỷ sau khi những người Tuần Hành Vì Tự Do và những người dân địa phương can đảm đã chiến thắng và chấm dứt đạo luật Jim Crow ở miền Nam đã cấm người da đen đi bầu cử suốt nhiều thế hệ, ít nhất một nửa đất nước và không chỉ ở miền nam mà là mọi nơi, giờ đây lại đang tìm cách ngăn cản người da đen, người nói tiếng Tây Ban Nha và những người có màu da khác đi bầu cử. Hệ thống tòa án tha hóa của chúng ta ủng hộ họ trong nhiều trường hợp, ngay cả Tòa Án Tối Cao, hiện giờ đang bị thống trị bởi phát xít, phát xít nguyên thủy và phát xít tôn giáo. 

9. Tôi bối rối khi phần lớn những người Mỹ đồng bào của tôi lo lắng về chuyện họ có thể có chiếc iPhone mới nhất, hay họ có quyền do chúa ban tặng để được sở hữu một vũ khí tự động không giấy phép, hơn là về việc chúng ta vẫn có quyền riêng tư hay không, quyền không bị chính phủ theo dõi, hay các doanh nghiệp có được phép mua quan chức chính quyền trực tiếp như mua một miếng thịt bò không, hiện nay theo như Liên Minh Công Dân cho biết.

10. Tôi phẫn nộ khi nam và nữ đồng bào của tôi không còn tin rằng điều quan trọng của một xã hội là cung cấp cho mọi người các dịch vụ cơ bản, tạo ra cho tất cả mọi người một cơ hội công bằng để thoát khỏi nghèo khổ. Không còn nhận thức rằng mọi người phải có thể đi học ở một trường công được tài trợ tử tế, hay tiếp cận miễn phí một trường cao đẳng tài trợ bằng tiền thuế hay với một mức học phí thấp – mức có thể đáp ứng với một công việc bán thời gian 10 giờ. Không còn bất cứ nhận thức nào về việc mọi người Mỹ phải được quyền chăm sóc y tế chất lượng. Ngay cả thứ hỗ trợ cho cái được gọi là Luật Chăm Sóc Sức Khỏe Có Khả Năng Thanh Toán (ACA) hầu hết là từ những cá nhân ích kỷ muốn có khả năng thanh toán bảo hiểm cho bản thân, cũng chưa tạo ra được sự chăm sóc y tế chất lượng cho tất cả mọi người. Cũng giống như vậy, nếu ACA tạo cho bạn khả năng thanh toán bảo hiểm, bản ủng hộ nó, nhưng nếu bạn có bảo hiểm do chủ lao động thanh toán thì bạn chống lại ACA. Đó là sự thật cơ bản trong mọi lĩnh vực. Người Mỹ ngày nay đã đánh mất nhận thức chung về chia sẻ trách nhiệm và đấu tranh. Mọi người thường nói (không chính xác, tôi nghĩ) về thế hệ những năm 60 trở thành thế hệ của “cái tôi”. Hiện nay, có lẽ là toàn bộ Hoa Kỳ đã trở thành quốc gia của “cái tôi”.

11. Cuối cùng, tôi không thể quên vấn đề biến đổi khí hậu. Không có gì hoài nghi, Hoa Kỳ là tác nhân chính trong biến đổi khí hậu suốt thế kỷ qua, khi là một quốc gia công nghiệp hóa nhất thế giới. Ngay cả ngày nay, nếu như Trung Quốc vượt qua Hoa Kỳ về khí thải các-bon, sự thật không thể phủ nhận là tính bình quân trên đầu người, mỗi người Hoa Kỳ chúng ta thải khí các-bon vào khí quyển vượt xa bất cứ người Trung Quốc nào, gấp 5 lần hoặc hơn. Mặc dù vậy, đất nước của chúng ta là cản trở chủ yếu đối với bất cứ nỗ lực chân thật nào nhằm giảm bớt hay đảo ngược biến đổi khí hậu. Dưới chính quyền hiện tại và trước đây, Hoa Kỳ đã phá hoại thành công các nỗ lực đạt đến một hiệp định quốc tế giới hạn khí thải hiệu ứng nhà kính, thậm chí sử dụng cả năng lực do thám của Ủy Ban An Ninh Quốc Gia để theo dõi tình hình đàm phán của các quốc gia khác và để tống tiền các nhà lãnh đạo. Đơn giản là phát ốm về sự ích kỷ của người Mỹ khi họ không quan tâm một chút nào đến sự kinh khủng mà con cái chứ không phải cháu của chúng ta phải đối mặt (Ngân Hàng Thế Giới, không phải là một cái ổ cực đoan về môi trường, cảnh báo rằng thiếu niên hiện nay sẽ đối mặt với một thế giới nóng hơn từ 6 đến 8 độ F khi chúng 80 tuổi!). Đây là sự ích kỷ - hay – điên khùng trên quy mô lớn mà tôi không thể hiểu nổi. 

Tôi có thể tiếp tục nhưng tôi nghĩ rằng mười một lý do để xấu hổ về đất nước của một ai đó là quá đủ.

Đó là tôi.

Dave Lindorff is a founding member of ThisCantBeHappening!, an online newspaper collective, and is a contributor to Hopeless: Barack Obama and the Politics of Illusion (AK Press).


Tuesday, December 9, 2014

Người da màu là nạn nhân của chế độ tư bản

Xin giới thiệu với bạn đọc blog bản dịch bài viết "Black Bodies, Broken Worlds" của tác giả Vijay Prashad. Tác giả đã phác thảo mối liên hệ giữa việc cảnh sát giết hại thường dân và phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa của Mỹ. Điểm hạn chế của tác giả là trông đợi vào những biện pháp cải cách kiểu tư bản như dịch vụ công miễn phí và đánh thuế thu nhập. Hiện nay, sự tích lũy của chủ nghĩa tư bản nằm ở các doanh nghiệp chứ không phải ở các cá nhân nên việc đánh thuế thu nhập các cá nhân không có tác dụng gì. Hệ thống dịch vụ công cuối cùng chỉ là một kiểu người nghèo trợ cấp cho người giàu và khiến cho gánh nặng thuế khóa của người nghèo ngày càng lớn hơn. Tiêu đề do người dịch đặt.

Những người da đen, những thế giới đổ vỡ

Tôi là ai mà dám nói với bạn về luật pháp và công lý? Tôi không có bằng cấp về luật. Tôi ở trong một căn phòng với những người như Fred Dow, người đóng vai trò rất quan trọng trong ban Quyền Công Dân của Bộ Giáo Dục dưới thời chính quyền Clinton (vợ tôi tốt nghiệp tại trường Brown, chỉ nhớ một cách trìu mến về công việc với OCR và Fred trong một dịp đặc biệt của những năm đầy nguy hiểm). Tôi cũng mất mặt khi trở thành người nhập cư – bạn không thích điều đó, hãy về nhà. Sự tin cậy mà tôi có là gì ngoài cái danh hiệu nhỏ bé của một sử gia và nhà báo đối với Hoa Kỳ? Nhưng tôi đứng trên vai những người lớn hơn tôi, vai của những người như Harry Dow, con của một người lao động nhập cư Trung Quốc, người đã giành lấy quyền được lên tiếng, người đã tìm ra cách khiến quốc gia này – được xây dựng dựa trên những nguyên lý của chủ nghĩa tư bản cực đoan – công bằng hơn, đáng kính trọng hơn. Điều gì khiến tôi có quyền được nói. Câu trả lời: Harry Dow.

Nước Mỹ mà chúng ta đang sống là gì? Đất nước mà cảnh sát cảm thấy được khuyến khích với sự miễn tố khi bắn người da đen, những người mà nhân tính của họ bị quăng ra lề bởi một nền văn hóa không khoan dung. Có một chuỗi dài những cái tên từ Eric Garner ở Staten Island (2014) tới Thomas Shipp và Abram Smith ở Marion, Indiana (1930) và trở về thời nô lệ. Khi theo dõi những sự kiện diễn ra ở Ferguson, Missouri và thành phố New York, tôi nhớ lại vụ bạo loạn Harlem năm 1935 – được bắt đầu khi cậu bé người Phi Puerto Rico tên là Lino Rivera bị đánh đập vì ăn trộm ở cửa hàng. Sau cuộc bạo loạn, thị trưởng New York triệu tập một buổi thẩm vấn, báo cáo The Negro in Harlem nhận định rằng các vụ bạo động là “ngẫu nhiên” và nguyên nhân của bạo loạn là “sự bất công trong phân biệt đối xử trong tuyển dụng nhân công, đàn áp của cảnh sát và sự phân chia chủng tộc.” Báo cáo của năm 2014 cũng gợi lên nhận thức tương tự của thời kỳ suy thoái.

Phản kháng sự tàn ác hàng ngày đối với người da đen đưa tôi trở lại năm 1803, khi toàn bộ nô lệ người Igbo, bị trói vào nhau, xuống tàu ở Georgia và đi bộ xuống biển dưới sự che chở của Thần Nước của họ. Trong chuỗi sự kiện những ngày qua, nhân loại bị trói buộc ở Hoa Kỳ đã tập hợp lại tại cánh đồng băng giá của hồ Shore Drive ở Chicago và bên dưới những chỏm cao của cầu Brooklyn của New York – chặn những con đường giao thông huyết mạch để bày tỏ sự bất đồng. Nhân tính đang phẫn nộ chống lại sự áp bức – nhân tính không phải là giá trị riêng của Mỹ, mà là giá trị phổ quát. Nhân tính là giá trị coi khinh việc giết người, và thiếu công lý là không thể khoan dung. Nhân dân phản đối. Họ sẽ không khoan dung nữa. Họ nói, điều đó phải chấm dứt.

Nhưng tại sao những vụ giết người đó xảy ra. Chúng không thể chỉ đổ lỗi cho các cảnh sát. Điều đó quá đơn giản. Đây là vấn đề của hệ thống. Tỷ lệ bất bình đẳng ở Hoa Kỳ đang cao lịch sử. Người giàu không chỉ từ chối đóng thuế, mà họ còn sử dụng sự giàu có cũng như quyền lực để đảm bảo rằng ý niệm về thuế được coi như là bất hợp pháp: chúng ta đang sống trong xã hội hậu thuế khóa. General Electric, Bristol Meyers Squibb và Verizon đều là các hãng không đóng thuế, trong nền kinh tế hậu thuế khóa. Một người đàn ông né thuế tiêu thụ đặc biệt cho thuốc lá bị giết chết; các hãng trong bảng xếp hạng Fortune 500 né thuế tổng thể thì được hoan nghênh. Với mức lãi suất 0%, chính quyền chuyển giao hàng tỷ dollar cho ngân hàng làm dự trữ, như là biện pháp bảo vệ chống lại sự tan rã của hệ thống tín dụng (1,8 nghìn tỷ tiền của chính quyền nằm trong “dự trự vượt hạn mức” tại các ngân hàng tư nhân). Ngân hàng ngồi trên đống tiền đó, như những người giàu có ngồi trên vận may của họ. Chúng ta có ít những khoản đầu tư nội địa để tạo công ăn việc làm cho những người bị vứt bỏ đang ngày càng gia tăng; chúng ta không có tiền cho các dịch vụ phục vụ cho những người bị quẳng ra bên lề. Thất nghiệp toàn cầu được dự đoán ở mức cao, với một tương lai “đáng báo động” cho nạn thất nghiệp, theo Báo Cáo Việc Làm Thế Giới của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế. Thanh niên thất nghiệp gần gấp ba người trưởng thành. Khoảng 6,4 triệu thanh niên đã hết hy vọng kiếm được việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Mỹ gốc Phi giờ là 35%. Không có kể hoạch này thay đổi điều này. 

Tiền biến giao diện giữa nhân dân và nhà nước thành cảnh sát và nhà tù. Ba phần tư những người bị bỏ tù trong hai thập kỷ qua là do các tội liên quan đến ma túy nhưng không bao lực. Scandal của sự mở rộng nhà tù của Hoa Kỳ là điều này: những nhà tù đó trở thành trại giam giữ những người thất nghiệp kinh niên. Ngân sách thành phố nghèo nàn của Ferguson đã dựa ngày càng nhiều hơn vào những thứ như phạt giao thông (mục lớn thứ hai trong nguồn thu nhập của họ). Vào năm 2013, cảnh sát phát ra 32.975 lệnh bắt giữ tại thành phố Ferguson với tổng số dân là 21.135. Cảnh sát viết biên lai phạt người dân đối ngay cả các vi phạm vô hại. Các biên lai phạt có mức phạt cao, vượt quá mức lương nghèo khổ tại thành phố (tỷ lệ nghèo khổ là 20%). Khi những biên lai phạt không được thanh toán, cảnh sát phát lệnh bắt giữ - và đưa người dân vào tù. Dân chúng không phải là một phần của xã hội; họ bị coi như là mối đe dọa với luật pháp và trật tự.

Xã hội Hoa Kỳ đã bị cơ chế đó phá vỡ - tỷ lệ bất bình đẳng kinh tế cao, tỷ lệ nghèo khổ cao, không có khả năng tham gia vào hệ thống giáo dục lành mạnh, cơ hội tiến bộ kinh tế không thể đạt tới, các điều kiện hiếu chiến rõ ràng để quản lý dân chúng được coi như tội phạm chứ không phải là công dân. Nhóm quá trình ăn mòn đó khiến cho chúng ta hoàn toàn thất vọng. Những cái tên như Martin, Brown, Garner là của hiện tại. Ở đâu đó tại Hoa Kỳ tối nay, một người khác sẽ bị sát hại – một người nghèo bị cảnh sát coi là mối đe dọa. Ngày mai là một người khác, và sau đó lại một người khác. Những cái chết đó không phải là sự xúc phạm đối với hệ thống này. Chúng là bình thường đối với hệ thống này.

Nhiều người trong chúng ta là người Mỹ gốc Châu Á, một nhánh chính trị nổi lên từ phong trào người Mỹ gốc Á. Khái niệm được phát triển như là cách để khẳng định đầu tiên là người Mỹ và sau đó lưu giữ vị trí đặc biệt của chúng ta là người Châu Á ở Mỹ. Có một lịch sử lâu dài kể từ khi phong trào Dân Quyền kết thúc khiến người Mỹ gốc Á chống lại người Mỹ gốc Phi, để phỏng đoán rằng chúng ta là mô hình thiểu số chống lại vấn đề thiểu số. Hãy nhìn xem, chúng ta đôi khi nói rằng bạn không cần sự hỗ trợ của nhà nước và bạn thành công! Tại sao người Mỹ gốc Phi không thể giống như người Mỹ gốc Á, có phải là một câu hỏi nực cười? Mười lăm năm trước đây, tôi viết một cuốn sách có tên là The Karma of Brown Folk, lập luận rằng lịch sử nhập cư của chúng ta và hệ thống cấp bậc chủng tộc có liên hệ chặt chẽ với thành quả. Sự lựa chọn cẩn trọng của nhà nước đối với người Châu Á – với thành tích giáo dục và quyết định cá nhân – cho phép các cộng đồng Châu Á ở Hoa Kỳ tạo ra nhiều thành quả vượt trội không chỉ so với các nhóm thiểu số ở Hoa Kỳ mà còn cả so với dân cư ở quê hương họ (ví dụ, tất cả mọi người ở Ấn Độ và Trung Quốc không phải là bác sĩ, kỹ sư, hay luật sư). Sự lựa chọn nhà nước chứ không phải sự lựa chọn tự nhiên đã tạo ra ưu thế. Chuyện ngược lại là về người Mỹ gốc Phi. Nếu chúng ta không nhạy cảm đối với những lịch sử khác và sử dụng đầy mạo hiểm một cộng đồng này chống lại một cộng đồng khác, chúng ta sẽ phản bội không chỉ di sản của phong trào người Mỹ gốc Á tiến bộ, mà còn phản bội cả phẩm giá của chúng ta. Bạo lực chống lại người Mỹ gốc Phi là đặc biệt; chúng không đồng nhất với chủng tộc mà người Mỹ gốc Á đối mặt. Nhưng điều đó không làm giảm nhẹ đóng góp của chúng ta cho công lý rộng mở nhất trong thế giới của chúng ta 

Chúng ta đã thiếu giai cấp chính trị. Từ khi nào chúng ta thấy những người lãnh đạo không biện giải đứng về phía đúng đắn của lịch sử - những người kêu gọi giáo dục công công, chăm sóc y tế công cộng và công khai điều đó, tài trợ bằng thuế lũy tiến cao đánh vào thu nhập và thừa kế? Tại sao chúng ta co rúm mình lại khi phải làm rõ rằng chúng ta không đồng ý với việc một nhóm nhỏ gia đình tận hưởng thật ghê ghớm sự giàu có của xã hội? Coi công lý như thủ tục để đưa vào bản kiến nghị khi ai đó bị giết là không đủ; còn về công lý trong tim của đời sống xã hội. Đâu là công lý trong việc từ chối quyền đến trường học tử tế, công việc tử tế của trẻ em? Michael Brown sẽ làm nghề gì nếu câu ta được phép đến trường cao đẳng nghệ thuật tự do? Eric Garner sẽ đặt tên cửa hàng nhỏ của ông ấy là gì?

Sự thất vọng đã lan tới các đường phố. Nhưng ai đang ở trên đường phố? Những người phồn tạp đủ loại, được nuôi dưỡng bởi hiện tại. Họ phải từ chối Hôm Nay; họ muốn Ngày Mai. Điều gì dẫn dắt họ? Một quan điểm chung: Cuộc Sống Của Người Da Đen Quan Trọng, thứ còn hơn là một từ khóa. Đó là nguyên lý đầu tiên. Điều đó mâu thuẫn với Luật Hình Sự, Cải Cách Phúc Lợi, Cuộc Chiến Chống Ma Túy và Khủng Bố. Điều đó cho rằng Cuộc Sống quan trọng hơn sự tin cậy của thị trường tư bản. Trên đường phố là những người đã từng tham gia phong trào Chiếm Đóng, cũng như những người đã mang mặt nạ nặc danh để chiếm đóng mạng Internet. Có những sinh viên đại học đã thừa nhận rằng hiện tại nuôi dưỡng bằng nợ nần chỉ kết thúc trong một tương lai chất nặng nợ nần. Có những người tiếp tục cắm rễ sâu vào sự sống sót của giai cấp lao động với phong trào chống thu hồi tài sản. Trong đám đông, chúng ta nhìn thấy các nhà hoạt động cho quyền của người nhập cư, những Người Mơ Ước, đứng bên những Người Bảo Vệ Giấc Mơ từ thành phố quê hương của Trayvon Martin. Đây là đa số đang lớn lên. Đâu là nơi đa số này sẽ tới, ai biết được? Song họ đang di chuyển. 

Vào năm 1968, ngay trước khi bị sát hại, Martin Luther King, Jr. đã nói, “Chỉ khi trời đủ tối, bạn mới nhìn thấy những vì sao.”

Giờ thì trời đã đủ tối.

Vijay Prashad is the author of No Free Left: The Futures of Indian Communism (forthcoming from Left Word Books, New Delhi). He is a contributor to Killing Trayvons: an Anthology of American Violence.

Friday, December 5, 2014

Người dân đảo Jeju của Hàn Quốc: Không căn cứ hải quân

Xin giới thiệu với bạn đọc blog bản dịch bài viết "Jeju: “Island of Peace” in the Crosshairs of War" của nhà hoạt động hòa bình Mica Cloughley về phong trào của người dân đảo Jeju, Hàn Quốc phản đối việc xây dựng căn cứ hải quân trên đảo. Tiêu đề do người dịch đặt.

Jeju: “Hòn đảo Hòa Bình” trong tầm ngắm của chiến tranh

Một số người có thể ngạc nhiên, làm sao mà một tỉnh nhỏ của Hàn Quốc được gọi là “Hòn đảo Hòa Bình” lại có tỷ lệ tội phạm cao nhất Hàn Quốc? Dân số đảo Jeju vào khoảng 500.000 người, và cho tới nay thì cộng đồng trên đảo vẫn đặc trưng bởi sự bình yên. Seoul, trái lại, có dân số 10 triệu người, lớn hơn 20 lần. Câu trả lời nằm ở định nghĩa về tội phạm. Cuộc đấu tranh kéo dài 8 năm chống lại việc xây dựng căn cứ hải quân khổng lồ đã bị nhà cầm quyền Hàn Quốc đàn áp với sự xâm phạm nhân quyền trắng trợn, trong đó có việc áp dụng bất thường luật lệ dẫn đến hơn 600 người bị bắt giam và hơn 400 người bị buộc tội liên quan đến các hoạt động phi bạo lực ở cửa ngõ đảo Jeju, địa điểm xây dựng căn cứ hải quân Hàn Quốc. Do đó “tội phạm” lên đến mức ấy. Các vi phạm từ đi bộ ẩu tới “cản trở công việc”, loại thứ hai mới đây được áp dụng cho một nữ tu già, Sơ Stella Soh, về việc ngồi trước cửa của căn cứ hải quân, chặn lối vào của xe tải. Điều này có nghĩa là lần đầu tiên trong 200 năm lịch sử Thiên Chúa Giáo Hàn Quốc, một nữ tu bị truy tố về tội hình sự.

Nhưng những cư dân đảo chống chủ nghĩa đế quốc cản trở công việc của ai khi họ từ chối căn cứ hải quân? Căn cứ hải quân trên đảo Jeju có vẻ là dành cho quân đội Hàn Quốc, nhưng có thể hiểu rằng quân đội Hoa Kỳ sẽ sử dụng căn cứ. Đó là viên ngọc trên vương miện “xoay trục sang Châu Á” của tổng thống Obama, thứ thực sự tạo thành một vòng cung các căn cứ hải quân và quân sự bao quanh Trung Quốc. Căn cứ hải quân trên đảo Jeju cũng là công việc kinh doanh mạo hiểm đầy lợi nhuận đối với Samsung. Quả thực vậy, cũng chính là Samsung sản xuất điện thoại di động, chính họ đang xây dựng căn cứ quân sự lớn nhất khu vực lòng chảo Thái Bình Dương. Trong quá trình xây dựng, Samsung trắng trợn vi phạm luật pháp quốc tế và gây tổn hại cho môi trường dễ tổn thương của hòn đảo, cũng như địa điểm Di Sản Thế Giới của UNESCO. Công ty này đã đánh mìn, đúng theo nghĩa đen, một phần đảo mà người dân bản địa đã tôn kính nhiều thế kỷ. Đó là nơi linh thiêng nhất trên hòn đảo của họ.

Hải quân Hàn Quốc dự tính căn cứ sẽ được hoàn thành vào tháng 12 năm 2015. Bản thiết kế mô tả một căn cứ hải quân rộng 50 ha sẽ chứa 7.000 lính, tối đa 24 tàu chiến, trong đó có hai tàu khu trục hộ vệ, 6 tàu ngầm hạt nhân. Cần biết rằng mỗi tàu khu trục có một động cơ lên đến 100.000 mã lực, khó có thể tưởng tượng rằng căn cứ sẽ an toàn đối với một môi trường nhạy cảm về sinh thái. 7.000 lính thủy sẽ cập bến ở Gangjeong, một ngôi làng với dân số khoảng 2.000 người. Dân làng biết rằng dự án này có nguy cơ xóa sổ toàn bộ cộng đồng của họ.

Nếu họ xây nó, căn cứ hải quân sẽ phá hủy nhiều phần sinh quyển độc đáo của đảo Jeju. Vùng biển quanh đảo được luật pháp quốc tế bảo vệ bởi vì chúng nằm trong phạm vi Bảo Tồn Sinh Quyển của UNESCO. Chỉ còn ít hơn 120 cá heo mũi chai sống trong vùng biển quanh đảo. Rừng san hô mềm lớn nhất thế giới, ngoài khơi của làng Gangejong, đã bắt đầu chết từ khi việc xây dựng được khởi công vào năm 2011. Samsung đã phá vỡ hàng sa số các luật môi trường để cấp tốc xây dựng căn cứ quân sự. 

Do đó, các nhà hoạt động hòa bình của đảo Jeju đã công khai kêu gọi mọi người trên thế giới tự nguyện tới và sống trong làng của họ, trực tiếp chứng kiến cuộc đấu tranh. Tôi đáp ứng lời kêu gọi ấy, đi tới làng Gangjeong, đảo Jeju. Tôi biết rằng mình tới đó để giương cao lá cờ màu vàng trên vỉa hè, kêu lên: “Không căn cứ hải quân!” Do các nhà hoạt động bị chính quyền giám sát thường xuyên và nhiều người ủng hộ quốc tế của cuộc đấu tranh chống căn cứ hải quân đã bị từ chối nhập cảnh vào Hàn Quốc, tôi được dặn là không thông báo với bất cứ ai trong làng khi tôi tới nơi. Lúc tôi ngó vào Trung Tâm Hòa Bình, hy vọng có ai đó sẽ giúp đỡ khi tôi nói mình là tình nguyện viên đến từ tổ chức bất bạo động phi chính phủ Peaceworkers ở San Francisco và dự định sẽ ở lại 6 tuần. 

Một người phụ nữ tên là Silver chỉ cho tôi thấy quanh làng trong buổi tối đầu tiên. Lúc chúng tôi ngồi trong nhà hàng miễn phí cho các nhà hoạt động, một cơn gió mạnh thổi vào phòng, làm cốc chén xoong chảo trên quầy va vào nhau

“Tôi nghe nói đảo Jeju nổi tiếng về gió.” Tôi nói với Silver

“Phải,” Silver cười, “Đảo Jeju nổi tiếng về ba thứ: gió, đá và phụ nữ.”

“Sau khi gió thổi, mọi người nghĩ đó là bão to. Chúng tôi thường có bão hàng năm vào giữa tháng 7 và tháng 10, nhưng năm nay chúng tôi vẫn chưa có bão, nên mọi người đang cầu nguyện nó đến ngay.”

Bối rối, tôi hỏi, “bão không phải nguy hiểm sao? Chị có phải sơ tán không?”

“Có, bão rất tệ đối với nông dân trồng quýt,” Silver trả lời, “Chúng phá hủy hết mùa màng và gây ra rất nhiều thiệt hại. Nhưng cơn bão năm ngoái cũng gây thiệt hại tồi tệ cho căn cứ hải quân, thế nên giờ ngay cả nông dân cũng cầu bão.”

Tôi sẽ sớm được biết những người cầu bão trở thành biểu tượng của phong trào phi quân sự hóa đảo Jeju ra sao. Với cuộc đấu tranh kéo dài hơn 8 năm chống lại việc xây dựng căn cứ hải quân tại vùng biển nguyên thủy của làng Gangjeong, các nhà hoạt động đồng hành cùng với một lực lượng đủ sức mạnh để ngăn chặn sự phá hủy đó. 

Dù cho 94% cử tri làng Gangjeong bỏ phiếu chống lại căn cứ quân sự, chính quyền Hàn Quốc không công nhận cuộc trưng cầu dân ý đó. Khi thảo luận về việc xây dựng một căn cứ hải quân trên đảo Jeju khởi công 12 năm trước đây, hải quân Hàn Quốc đầu tiên đã tiếp cận làng Hwansun, phía đông của Gangjeong. Nhưng khi tuân thủ mọi quy tắc và luật lệ để tổ chức một cuộc bầu chọn hợp pháp, kết quả chống lại dự án. Nhiều sự đóng góp thuộc về Haenyeo, những nữ thợ lặn của đảo Jeju. Những phụ nữ Haenyeo đã lặn nhiều thế kỷ ở vùng biển Đông Trung Hoa quanh đảo, thu gom cá nhỏ và sò. Buôn bán các sản vật của họ tiếp sức cho kinh tế của đảo Jeju. Jeju là đảo mẫu quyền, với Haenyeo là các lãnh đạo cộng đồng nhiệt huyết. Haenyeo là một lực lượng mạnh mẽ được ghi vào luật lệ trong sách của đảo Jeju rằng đàn ông bị cấm nhìn họ khi họ làm việc trên biển.

Thế nên khi Hải Quân Hàn Quốc tiếp cận làng Hwansun vào năm 2002, Haenyeo ngay lập tức thấy thật điên rồ nếu chấp nhận dự án. Điều đó làm ô nhiễm “cánh đồng biển” của họ, nơi họ “thu hoạch mùa màng” là bào ngư và tảo bẹ. Haenyeo thống nhất với những người khác trong làng để phủ quyết dự án của hải quân. Khi tiếp cận làng thứ hai vào năm 2005, Wimi, ở phía tây của Gangjeong, kết quả cũng tương tự: không căn cứ hải quân.

Sau đó hải quân đến Gangjeong, họ tiếp cận theo cách khác, phá vỡ quy định của tất cả các làng để thúc đẩy bằng một cuộc bỏ phiếu phi pháp. Thay vì tổ chức một diễn đàn cho toàn bộ làng, hải quân phỉnh phờ riêng rẽ một nhóm nhỏ các dân làng chủ chốt, trong đó có trưởng làng, chủ tịch Hiệp Hội Ngư Nghiệp Gangjeon, và những nữ thợ lăn Haenyeo có ảnh hưởng nhất. Những người này được cung cấp chuyến đi miễn phí đến Hawaii để thấy căn cứ của Hải Quân Hoa Kỳ đã bất ngờ gia tăng du lịch và tạo ra bùng nổ kinh tế. Thượng lưu Gangjeong được nghe rằng hải quân muốn biến đảo Jeju thành “Hawaii của Hàn Quốc”.

Trong thời gian đó hải quân đã gửi cho Hiệp Hội Ngư Nghiệp Gangjeong 7,8 triệu dollar để “bù đắp thiệt hại”, những Haenyeo được lựa chọn đã chia nhau khoản tiền đó. Tới lúc tổ chức bỏ phiếu, chỉ có 87 người dân tham gia, chiến thuật của chính quyền Hàn Quốc đã có hiệu quả, kết quả bỏ phiếu chấp nhận căn cứ. 1.800 người dân còn lại của làng Gangjeong hoàn toàn không biết gì về điều này cho tới khi bản tin tối thông báo rằng họ nhất trí ủng hộ căn cứ quân sự. Sau khi cú sốc qua đi, một cuộc bỏ phiếu toàn làng hợp pháp được tổ chức, trong đó 94% người dân chống lại căn cứ quân sự, Hải Quân Hàn Quốc đã chuyển giao dự án trị giá 1 tỷ dollar cho Samsung.

Lập luận phổ biến về ưu thế hải quân là căn cứ sẽ cung cấp an ninh sống còn cho Jeju. Nhưng lịch sử lại cho thấy điều khác. Bất cứ khi nào lực lượng quân sự chủ chốt hiện diện trên đảo, chúng dẫn đến chết chóc, di cư, và phá hủy dân cư địa phương. Còn sự thật nào hơn cuộc thảm sát diễn ra sau cuộc nổi dậy nhỏ của nông dân vào ngày 13 tháng 4 năm 1948 chống lại lực lượng chiếm đóng Hoa Kỳ? Ngay sau khi đánh bại lực lượng xâm lược Nhật Bản trên đảo Jeju, Hoa Kỳ khởi động một cuộc bầu cử trên đảo Jeju để chia Triều Tiên thành hai miền Nam và Bắc. Khi các địa phương phản đối một Triều Tiên bị phân chia, họ đã tổ chức một cuộc nổi dậy nhỏ chống lại cuộc bầu cử đó. Hoa Kỳ và chính quyền Hàn Quốc đã nhanh chóng gọi các cư dân đảo Jeju là cộng sản, điều này biện minh cho chiến dịch tàn phá sau đó của họ.

Dưới sự chỉ huy của Hoa Kỳ, chính quyền địa phương trên đảo Jeju tiến hành một cuộc tấn công tàn bạo khiến khoảng từ 30.000 đến 80.000 người chết. (Ước lượng khác nhau do xác chết được chôn trong các ngôi mộ tập thể khắp trên đảo.) Đại đa số người dân bị thảm sát trong thời kỳ 1945-1954 là thường dân trên đảo, không phải cộng sản. Dư chấn của sự kiện đó giải thích tại sao có nhiều hơn những người dân đảo không nổi dậy công khai giờ đây cũng chống lại việc xây dựng căn cứ quân sự. Đại đa số người dân đảo Jeju biết rằng căn cứ này được xây dựng không phải để bảo vệ họ mà là để leo thang căng thẳng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Dĩ nhiên là căn cứ sẽ đảm bảo an ninh đường biển cho các tập đoàn nhiều tài nguyên của Hàn Quốc, trong đó Samsung.

Nhiều tổ chức tôn giáo trên đảo Jeju đã phản đối xây dựng căn cứ hải quân bằng cách tổ chức các buổi lễ trước cửa, chặn đường vào căn cứ của xe tải chở xi măng, thép và các vật liệu khác. Hàng ngày trong hơn 3 năm, các mục sư Thiên Chúa Giáo đã tổ chức đám đông trước cửa căn cứ, theo mệnh lệnh của giám mục đảo Jeju, giám mục Peter Kang U-Il. Tất cả các cuộc biểu tình của Thiên Chúa Giáo diễn ra dưới sự cầu nguyện của ông. Hàng ngày, trừ chủ nhật, các nhà hoạt động khác cúi mình 100 lần đối mặt với cánh cửa, cầu nguyện chấm dứt xây dựng, và thức tỉnh rằng tất cả cuộc sống là phụ thuộc lẫn nhau.

Căn cứ hải quân đã chặn hoàn toàn lối đi chung tới Đá Gureombi, nơi các buổi lễ tôn giáo được tổ chức hàng trăm năm nay. Đá Gureombi là nơi linh thiêng nhất trong làng và người dân Gangjeong tin rằng đá đang sống. Như nhà hoạt động, cựu phê bình điện ảnh, Yang Yoon Mo giải thích điều này: “Đó là nơi duy nhất trên đảo mà đá thân thiện với người dân.”

Yang Yoon Mo đấu tranh cho khu bảo tồn với thân thể của ông, bám vào dưới các xe tải xây dựng và nằm trên đường đi của chúng. Nhà cầm quyền Hàn Quốc đã bỏ tù ông 4 lần, vào năm 2010, 2011, 2012 và mới đây nhất là năm 2013 khi ông phải ngồi tù 18 tháng vì các hành động bất tuân dân sự. Trong ba lần ngồi tù ông đã thực hiện các cuộc tuyệt thực dài. Cuộc tuyệt thực dài nhất vào năm 2011 khi ông gần như đã chết sau cuộc tuyệt thực tổng cộng 74 ngày.

Người dân Gangjeong có nhận thức sâu sắc rằng cuộc sống trên trái đất không được cấu tạo từ các số phận cá biệt, mà tất cả chúng có liên hệ qua lại với nhau. Tình trạng của người này được ràng buộc chặt chẽ với tình trạng của người khác. 

Trong tuần thứ ba ở làng, tôi chứng kiến một mục sư già, Cha Mun, đứng lại sau khi kết thúc buổi lễ hàng ngày và tiếp tục một mình chặn cửa. Viên chức cảnh sát vẫn ra tín hiệu hướng dẫn giao thông cho xe tải đi vào cửa. Một chiếc xe tải kềnh càng với bánh xe cao đến vai tôi tăng tốc đến cửa và Cha Mun, phanh rít lên chỉ một đoạn ngắn trước khi đâm vào ông. Một lúc sau, tôi hỏi Cha Mun rằng ông có cảm thấy sợ khi đứng chặn đường xe tải không. Ông cho tôi thấy một nụ cười vui sướng và nói đơn giản, “không, tôi là Đá Gureombi. Bạn là Đá Gureombi. Nếu tôi để cho hải quân giết Đá Gureombi, họ cũng giết tôi. Họ cũng giết cả bạn.”

Những gì tôi có thể nói là ông ấy không định làm thơ hay diễn ngôn bi kịch. Ông ấy tin một cách chân thành rằng đá linh thiêng là một phần trong thân thể ông ấy, và ông ấy sẽ tiếp tục mạo hiểm cuộc sống để phản đối việc xây dựng trên hòn đảo và văn hóa của ông ấy.

Trong tuần thứ tư ở làng, Jung Sun-Nyeo, người phụ nữ dẫn đầu đoàn cúi mình 100 lần hàng ngày, báo tin cho tôi: “cơn bão đến vào ngày mai.” Bà ngừng lại, tìm kiếm từ tiếng Anh để giải thích thêm. Tôi đoán bà muốn tiếp tục với điều gì đó giống như, “sẽ không có các hoạt động trước cửa ngày mai, hãy ở nhà,” nhưng trái lại bà nói với một nụ cười phấn khởi, “chúng tôi sẽ chào đón cơn bão tối nay với đồ uống. Bạn được chào đón!”

Các nhà hoạt động của đảo Gangjeong hiểu rằng cuộc chiến đấu chống lại dự án căn cứ hải quân lớn nhất ở Đông Á không chỉ là bảo vệ đảo của họ khỏi bị nhấn vào các cuộc xung đột tương lai ở Thái Bình Dương. Như họ hát vào lúc kết thúc buổi lễ hàng ngày: “Gangjeong, bạn là ngôi làng nhỏ nhất/ nhưng hòa bình cho cả thế giới sẽ đến từ bạn.”

Khi chúng ta công nhận mọi nỗ lực chống lại việc xây dựng của họ, chúng ta cũng phải công nhận mọi nỗ lực có tính xây dựng để thúc đẩy hòa bình của họ. Bên cạnh sự nổi tiếng về gió, đá và phụ nữ, đảo Jeju cũng nổi tiếng về ba thứ không: không cánh cửa, không ăn xin, không trộm cắp. Cả ba thứ đó là biểu tượng của truyền thống và di sản cộng đồng của Jeju, nơi mọi người luôn chăm lo cho người khác. Cư dân đảo chia sẻ những gì họ có với người khác nên không có người ăn xin, không cần phải ăn trộm, và không cần cánh cửa. Nhà của họ luôn mở với bất cứ ai cần mái che, và do không có kẻ trộm nên cũng cũng chẳng cần ngăn chặn ai với cánh cửa.

Trong 6 tuần ở Gangjeong, tôi thực sự kinh ngạc về văn hóa hòa bình đang lớn mạnh trong 1.900 người dân làng. Nếu chúng ta cho phép căn cứ hải quân vượt qua làng Gangjeong, nó sẽ không chỉ là 1.900 cuộc sống di cư và một đá núi lửa trên đảo bị nghiền nát để mở đường cho chủ nghĩa quân phiệt Hàn Quốc và Hoa Kỳ. Mọi người trên trái đất sẽ đánh mất hòn đảo nhỏ của hòa bình, chúng ta không thể để những gì Gangjeong đã dạy chúng ta bị phá hủy. Khi chúng ta cầu bão, hãy để chúng ta chìm trong những con sóng từ khắp nơi của thế giới cùng với nhận thức và hành động của chúng ta. Hãy để hòa bình sống ở Gangjeon và thế giới.

Bạn có thể xem thêm các thông tin về cuộc đấu tranh và các thức tham gia tại SaveJejuNow.org.

Mica Cloughley is the co-founder of Emergency Peace Teams (.org) and Empathy App (.org). She lives in Oakland, CA. Those interested in going to Jeju Island can contact her through the website emergencypeaceteams.org.

Cảnh sát giết người ở Mỹ: Vấn đề giai cấp


Xin giới thiệu với bạn đọc blog bản dịch bài viết "Police killings in America: The class issues" của tác giả Joseph Kishore, bài viết cho biết lý do người Mỹ đã biểu tình ở nhiều thành phố để phản đối sự tàn bạo của cảnh sát Mỹ. Mỗi năm cảnh sát Mỹ giết hại hơn 400 thường dân, nhưng hầu hết không bị truy tố hay chịu bất cứ hình thức kỷ luật nào. 

Cảnh sát giết người ở Mỹ: Vấn đề giai cấp

Một lần nữa, viên chức cảnh sát lại thoát khỏi truy tố sau khi giết hại thường dân không vũ trang trên đường phố Hoa Kỳ.

Quyết định của hội thẩm đoàn công tố Staten Island không truy tố viên cảnh sát Pantaleo của thành phố New York về tội siết cổ chết Eric Garner vào tháng 7, là một trò hề tư pháp, diễn ra chỉ hai tuần sau thất bại tương tự trong việc truy tố viên cảnh sát đã bắn Michael Brown ở Ferguson, Missouri.

Theo một nghĩa nào đó, việc miễn tội cho Pantaleo thậm chí còn xuất sắc hơn việc không truy tố Darren Wilson. Garner bị xét hỏi về việc bán thuốc lá không rõ nguồn gốc. Anh ta bị quật ngã ra mặt đất chẳng vì bất cứ lý do gì, bị siết cổ với một đòn khóa đã bị sở cảnh sát cấm từ lâu và bị ghìm xuống mặt đất khi anh ta kêu la không ngừng rằng anh ta không thể thở được. Sau khi anh ta bất tỉnh, cảnh sát đứng xung quanh 7 phút trước khi thực hiện sơ cứu.

Toàn bộ sự cố được ghi hình lại, và được hàng triệu người khắp thế giới xem. Nhân viên khám nghiệm pháp y của thành phố kết luận đó là hành vi giết người. Mặc dù vậy, không có phiên tòa, không có cơ hội nào để quan tòa làm sáng tỏ vụ án này và đưa ra sự trừng phạt theo luật pháp. Thay vào đó, giống như ở Ferguson, một hội thẩm đoàn công tố, trong một quá trình bí mật, do một công tố viên có quan hệ gần gũi với cảnh sát dẫn dắt, đã quyết định không truy tố. 

Quyết định của hội thẩm đoàn công tố trong vụ án Garner đã gây ra một làn sóng phẫn nộ khắp đất nước. Hàng ngàn người đã đổ ra đường phố trong một cuộc biểu tình giận dữ ngẫu hứng, phong tỏa đường cao tốc và tràn ngập các đường phố ở thành phố New York, Chicago và các thành phố khác của Hoa Kỳ.

Hàng triệu người đang tự hỏi: Nếu một sĩ quan cảnh sát có thể siết cổ chết một người không có vũ khí, với toàn bộ sự kiện đã được ghi hình lại, mà vẫn thoát khỏi bị truy tố; còn có điều gì không được phép? Sự giận dữ là hoàn toàn chính đáng. Song sự giận dữ cần được dẫn dắt bởi lý giải chính trị rõ ràng và am hiểu.

Khó có thể nói nghiêm túc về sự tàn bạo của cảnh sát mà không nói về chủ nghĩa tư bản, mà không thừa nhận mối liên hệ giữa bạo lực của nhà nước và sự bất công xã hội khổng lồ đang trở thành đặc trưng của cuộc sống ở Hoa Kỳ. Sự thật căn bản là giai cấp thống trị và những người phát ngôn đủ loại của họ đang tìm cách che đậy tất cả.

Phản ứng của thiết chế chính trị và truyền thông đối với việc miễn truy tố trong vụ Garner đã bộc lộ sự hốt hoảng đối với tác động của nó. Các chính khách đủ loại, Dân Chủ và Cộng Hòa, đã cấp tốc kêu gọi các điều tra tiếp theo, một cuộc điều tra liên bang về “quyền công dân”, các biện pháp khác nhau nhằm khôi phục “niềm tin của công chúng”. Giai cấp thống trị có một nhận thức chung rằng “kết cấu dân sự của Hoa Kỳ” (một khái niệm được tờ New York Time sử dụng sau vụ miễn truy tố Wilson) đang bị đẩy đến gần điểm tan vỡ.

Những động thái đó được tổng thống Obama, người đã gặp thị trưởng thành phố New York Bill de Blasio vào thứ năm, dẫn dắt để tạo ra một chiến lược chính trị chung đối phó với các cuộc biểu tình về vụ giết hại Garner. Theo thư ký báo chí của Nhà Trắng Josh Earnest, “hai người đã cam kết hợp tác để củng cố niềm tin và sự liên kết giữa lực lượng hành pháp và các cộng đồng địa phương mà họ phục vụ”.

Các biện pháp gồm có nhiều hành động xoa dịu, như các tài trợ máy quay phim cho cơ quan cảnh sát (không phù hợp trong vụ Garner, do toàn bộ sự kiện cũng đã được ghi hình) và “huấn luyện” thêm cho cảnh sát.

Sau cuộc họp, Obama tuyên bố rằng “quá nhiều người Mỹ cảm thấy thật bất công khi đề cập tới khoảng cách giữa lý tưởng đã được công khai của chúng ta và cách thức luật lệ được áp dụng hàng ngày.” Phía sau tai tiếng của cảnh sát và hệ thống pháp luật, Obama nói, có “một câu hỏi lớn về việc khôi phục ý thức về mục đích chung”. 

Mặc dù vậy, có một điều mà Obama không thể thừa nhận, sự thiếu vắng của “ý thức về mục đích chung” không phải là câu hỏi về nhận thức hay thất bại trong đối thoại, mà là hiện thực khách quan. Không có “mục đích chung” giữa quý tộc tài chính và doanh nghiệp, quyết định theo đuổi chính sách chiến tranh vĩnh viễn trên phương diện quốc tế và phản cách mạng xã hội trong nước, với hàng triệu người lao động và thanh niên đang phải đối mặt với một cuộc tấn công tàn nhẫn về công ăn việc làm, tiền lương, chương trình xã hội và quyền dân chủ.

Giữa sự chia rẽ xã hội này, nhà nước, trong đó có cảnh sát, không phải là cơ quan trung lập mà là một công cụ của giai cấp thống trị. Bản thân Obama đã luôn khuyến khích và gia tăng thêm quyền lực của nhà nước, từ gia tăng bộ máy do thám vi hiến có quy mô lớn; tới tự cho mình quyền được ám sát bất kỳ ai, bao gồm cả công dân Mỹ, mà không cần xét xử; tới quân sự hóa cảnh sát nội địa thông qua cung cấp hàng tỷ dollar dưới dạng xe bọc thép, vũ khí và các trang thiết bị khác – một chính sách mà tổng thống này đã xác nhận lại trong tuần.

Trong nỗ lực che đậy vấn đề giai cấp căn bản ngay tức thời, Đảng Dân Chủ đã triển khai nhiều nhóm phụ tá và các cơ quan truyền thông, cùng với những người đề xuất các chính sách danh tính như Al Sharpton, để khẳng định rằng vấn đề căn bản liên quan đến bạo lực của cảnh sát là chủng tộc và “quan hệ chủng tộc”. Hệ quả tất yếu của khẳng định đó là Obama, tổng thống da màu đầu tiên của Hoa Kỳ, sẽ “nghiêm túc” nói chuyện về sự tàn bạo của cảnh sát. 

Chủ nghĩa chủng tộc đóng một vai trò không thể phủ nhận trong các chiến dịch tội ác của cảnh sát, song điều đó hoàn toàn nằm dưới sự phân chia giai cấp căn bản. Quả thực vậy, trung tâm của cuộc khủng hoảng chính trị mà giai cấp cai trị phải đối mặt là cơ chế chính trị đã được tạo dựng để phá hủy nhận thức giai cấp – bao gồm các chính sách về chủng tộc và danh tính – bản thân chúng cực kỳ tai tiếng, một phần không nhỏ trong trải nghiệm về chính quyền Obama.

Mục tiêu trong bạo lực của cảnh sát không phải là chủng tộc mà là đàn áp giai cấp. Không chỉ công nhân trong mọi chủng tộc là nạn nhân của sự tàn bạo của cảnh sát, mà các công cụ đàn áp được giai cấp thống trị gia tăng một cách có hệ thống và có chủ ý để sẵn sàng đối phó với đình công, biểu tình, diễu hành hay các dạng phản kháng chính trị và xã hội khác đối với sự chuyên chế của ngân hàng và doanh nghiệp.

Phản kháng sự tàn bạo của cảnh sát và sự trỗi dậy của phương thức cai trị bằng nhà nước cảnh sát ở Hoa Kỳ phải cắm rễ trong một phong trào chính trị của giai cấp lao động, được vận động như một lực lượng độc lập, đối lập với hệ thống tư bản chủ nghĩa và bộ máy nhà nước phục vụ cho nó như là kẻ áp đặt bất công xã hội.

Saturday, November 29, 2014

Bí mật đen tối của Hội Thẩm Công Tố

Nhiều bạn đọc ở Việt Nam hiểu nhầm phán quyết trong vụ bắn chết thanh niên da màu ở thành phố Ferguson là quyết định trắng án của tòa án, hoặc không truy tố của tòa án. Hệ thống tư pháp Mỹ có điểm khác với Việt Nam, một vụ án trước khi được truy tố bởi công tố viên thì phải đưa ra xem xét tại "grand jury", một dạng hội thẩm công tố, để xem xét các bằng chứng xem có đủ điều kiện truy tố không, sau đó mới là truy tố của công tố và cuối cùng tòa án mới xét xử. Tòa án không liên quan gì đến grand jury cả, do vậy phán quyết của grand jury cũng không phải là phán quyết của tòa án. Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch bài viết "The secret darkness of grand jury" của tác giả Lauren C. Regan, một chuyên gia về luật Hoa Kỳ, để hiểu rõ hơn khái niệm hội thẩm công tố và lý do khiến cho hầu hết các vụ cảnh sát bắn chết thường dân không bị đưa ra truy tố. 

Bí mật đen tối của Hội Thẩm Công Tố

Suốt 17 năm qua tôi đã đại diện cho rất nhiều và rất nhiều khách hàng bị gọi đến làm nhân chứng ở Hội Thẩm Công Tố Bang và Liên Bang trong các điều tra của chính quyền. Hội Thẩm Công Tố là một tòa án bí mật mà tại đó một công dân buộc phải trả lời các câu hỏi của công tố viên, thường là trái với ý muốn của họ. Họ không được phép có luật sư tại phòng hội thẩm công tố để tham vấn khi các câu hỏi được đưa ra. Không có quan tòa tại phòng hội thẩm công tố để theo dõi sự công bằng hay hợp hiến của quá trình. Công tố viên tự mình quyết định bằng chứng nào sẽ được cung cấp cho hội thẩm viên, và đó là cách thức duy nhất làm cơ sở cho cuộc tranh luận và quyết định của về việc một cáo trạng nghiêm trọng sẽ được đưa ra. Công tố viên trở thành bạn của hội thẩm viên: Ông ta kiểm soát giờ nghỉ tắm, ăn, và khi nào họ có thể quay lại với công việc, gia đình cũng như cuộc sống. Công tố viên, một vị trí được lựa chọn chính trị, rất gần gũi với cảnh sát hàng ngày và nói chung có thiên vị đối với cảnh sát do mối quan hệ thân thuộc đó. Công tố viên có quyền lực rất lớn đối với kết quả làm việc của hội thẩm công tố. 

Là một luật sư cho những nhân chứng được gọi, mối lo ngại đầu tiên là khách hàng của tôi có tự ràng buộc trách nhiệm phải cung cấp lời khai cho hội thẩm công tố không. Bởi vì hội thẩm công tố là một quá trình bí mật, câu trả lời cho những câu hỏi hầu hết là có, có khả năng là một cá nhân được gọi đến để làm chứng và đưa ra các thông tin khiến cho cá nhân đó bị truy tố hình sự. Trong trường hợp này, nhân chứng được khuyến nghị là họ phải vận dụng quyền trong Tu Chính Án Thứ Năm để giữ im lặng, do vậy sẽ họ sẽ không ràng buộc bản thân vào một tội ác. Cách duy nhất để công tố viên vượt qua quyền cá nhân trong Tu Chính Án Thứ Năm là áp dụng miễn truy tố cho người được gọi. Nếu miễn truy tố được áp đặt thì quyền trong Tu Chính Án Thứ Năm bị xóa bỏ và họ buộc phải khai. Nhưng, khi đưa ra việc miễn truy tố, nhà nước thừa nhận rằng họ không cho phép truy tố nhân chứng về bất cứ tội ác nào liên quan đến lời khai.

Đây là điều căn bản và hiểu biết khiến tôi nghi ngờ về hội thẩm công tố mới đây xử lý vụ Darren Wilson, sĩ quan cảnh sát đã sát hại thanh niên 18 tuổi Michael Brown ở Ferguson, bang Missouri. Nếu một cá nhân bị điều tra vì tội giết người, liệu họ (trong nhận thức về quyền lợi) có tự nguyện khước từ quyền trong Tu Chính Án Thứ Năm và khai với hội thẩm công tố mà không được miễn truy tố hay có một số dạng thỏa thuận khác với nhà nước đảm bảo cho các sĩ quan bị tình nghi rằng lời khai của họ sẽ không được sử dụng để truy tố họ về một trong những tội đặc biệt nghiêm trọng của quốc gia? Nếu thỏa thuận kiểu đó không được bí mật đưa vào quy trình hội thẩm công tố, điều dễ diễn ra là công đoàn cảnh sát đầy thế lực hoặc luật sư của Wilson sẽ vận dụng quyền theo Tu Chính Án Thứ Năm của anh ta. Bởi vì công tố viên hoàn toàn kiểm soát các câu hỏi được đặt ra và bằng chứng được cung cấp cho hội thẩm công tố, không có gì ngạc nhiên khi như thường lệ, nhà nước đảm bảo kết quả mà họ muốn – sĩ quan cảnh sát sẽ lại tiếp tục thoát khỏi tội sát nhân.

Chắc chắn, nhà nước cảm thấy buộc phải triệu tập một hội thẩm công tố cho vụ giết người gây ra giận dữ và sự chú ý khắp thế giới này. Và chắc chắn là mời Darren Wilson tới hội thẩm công tố tuyên bố sự vô tội cũng như khiển trách anh ta là để làm ra vẻ nhà nước “thực sự” điều tra vụ giết người. Tán dương hoạt động của các hội thẩm viên là một cách đánh lạc hướng tốt, nhưng dĩ nhiên là không phải lỗi của của các hội thẩm viên mà hệ thống hội thẩm công tố bị hỏng. Nếu các hội thẩm viên chỉ được phép đụng chạm từng phần giống như thầy bói xem voi, thì khó mà có thể biết con voi ra sao.

Do vậy, một cảnh sát sát nhân không bao giờ được nhìn thấy dưới ánh sáng của phòng hội thẩm, trái lại sẽ ẩn nấp trong bóng tối của phòng hội thẩm công tố đầy thiên vị

Kịch bản này đã diễn ra rất nhiều lần ở Hoa Kỳ. Những người ngoài lề (bất kể là da đen, bệnh tâm thần, nghèo, vân vân) bị sĩ quan lực lượng hành pháp đã tuyên thệ duy trì luật pháp và bảo vệ an toàn của cộng đồng bắn và giết hại. Cộng đồng phản ứng với sự kinh hoàng, sợ hãi và tức giận với việc giết hại một nạn nhân mà họ biết hay có liên quan. Nhà nước tạo ra một số khung điều chỉnh như thể là họ thực sự quan tâm đến việc cá nhân này – một trong số ít có quyền giết người hợp pháp với các điều kiện nghiêm ngặt – hành động thích nghi với luật pháp. Trái ngược với số lượng các vụ sát hại của cảnh sát đang gia tăng ở quốc gia này; có thể nghi ngờ rằng các kết luận của nhà nước chủ yếu là để giải tội cho các hành động của sĩ quan cảnh sát và xác nhận quyền được trừng phạt một cá nhân bằng cái chết của họ. Cộng đồng phản ứng trong sự phẫn nộ. Biểu tình và các hành động trực tiếp đã trở thành cách duy nhất mà người dân giải tỏa thịnh nộ và oán giận đối với hệ thống hư hỏng và bất công. Sự phẫn nộ của công chúng trở thành lý do để gia tăng sự đàn áp của nhà nước đối với cộng đồng – quân sự hóa cảnh sát, Vệ Binh Quốc Gia cũng như bỏ tù các lãnh đạo cộng đồng. Cộng đồng thường xuyên bị chia rẽ và chia cắt giữa những người không thể tiếp tục hối lỗi trên mặt vì sự bất công đó, những người tiếp tục tuân thủ các tá điền trong cuộc bất tuân dân sự của Ghandi, với những người có đặc quyền cho phép họ vùi đầu vào cát.

Một thanh niên da màu khác bị chết. Một cảnh sát sát nhân khác tiếp tục được thuê để bảo vệ và phục vụ cộng đồng mà anh ta đã phá hủy. Một hệ thống hư hỏng được duy trì mà không hề thảo luận về việc thay thế nó. Trái lại, thảm kịch tương tự tiếp tục tái diễn, dĩ nhiên “nhân dân chúng ta” sẽ phải đặt ra một giải pháp xã hội có thể đem lại sự tôn trọng nhân dân.

Lauren Regan is the founder and executive director of the Civil Liberties Defense Center (CLDC). Ms. Regan operates a public interest law firm, The Justice Law Group, specializing in constitutional law, civil rights, and criminal defense. She is a founding board member and past president of the Cascadia Wildlands. She also serves as a Lane County Teen Court judge, Oregon State Bar Leadership Fellow, National Lawyers Guild, Eugene co-chair, and volunteers hundreds of hours a year to various progressive causes.

Friday, November 28, 2014

Lại thêm một vụ bắn người tàn bạo mới của cảnh sát Hoa Kỳ


Vào tuần trước, cảnh sát Cleveland đã bắn gục một cậu bé 12 tuổi có tên là Tamir Rice (sau đó cậu bé chết ở bệnh viện). Có ai đó gọi điện báo cảnh sát là cậu bé cầm một khẩu súng (có lẽ là giả) ở sân chơi. Hãy nhìn cái cách cảnh sát bắn hạ cậu bé, họ lao xe ô tô tới gần và bắn chết cậu bé ngay tức thì, không hề có thương thuyết hay cảnh báo.

Theo báo cáo mới đây của FBI vào năm 2013 đã có 461 người Mỹ bị cảnh sát "giết hại có lý do chính đáng", trung bình mỗi năm có hơn 400 người Mỹ bị cảnh sát "giết hại có lý do chính đáng". Trung bình mỗi ngày có hơn một thường dân bị cảnh sát Mỹ hạ sát. Cảnh sát Đức vào năm 2011 giết chết 6 người, còn cảnh sát Anh chỉ giết chết 2 người. 

Đã đến lúc người Mỹ nên đặt câu hỏi: Ai sẽ bảo vệ thường dân trước họng súng của cảnh sát?