Tuesday, March 11, 2014

Mỹ đã hỗ trợ phát xít, khủng bố và các trùm ma túy tại 35 quốc gia trên thế giới

Xin giới thiệu với bạn đọc blog bản dịch bài viết "35 Countries Where The U.S. Has Supported Facists, Drug Lords and Terrorists"  của nhà báo nổi tiếng Nicolas J. S. Davies chuyên viết về chiến tranh, quân sự và luật quốc tế. Bài viết cung cấp cái nhìn ngắn gọn và khái quát về sự hỗ trợ của Mỹ cho các chế độ phát xít, khủng bố và các trùm buôn lậu ma túy trên khắp thế giới. Tuy vậy, cũng còn rất nhiều quốc gia khác chưa được đưa vào danh sách này, như: Angola, Australia, Bolivia, Brunei, Canada, Congo, Diego Garcia, Dominican Republic, Fiji, Grenada, Hawaii, Jamaica, Venezuela, Việt Nam. Việc Mỹ tuyển dụng các thành phần phát xít tại các quốc gia bại trận như Italia, Đức, Nhật Bản sau thế chiến thứ II để đàn áp phong trào cộng sản cũng không được tác giả trình bày. 

Đảng cực hữu Svoboda và đám phát xít mới đầy bạo lực có vũ trang được Mỹ hậu thuẫn đã mở đường cho cuộc đảo chính do phương Tây giật dây. Các sự kiện ở Ukraina đang cho chúng ta thấy sự thật ẩn phía sau những luận điệu tuyên truyền của Mỹ về cuộc chiến chống khủng bố, phát xít và ma túy. Sự thật xấu xí phía sau tấm gương là chính phủ Mỹ đã có truyền thống kéo dài và liên tục hợp tác với phát xít, các chế độ độc tài, các trùm ma túy và tài trợ cho khủng bố ở khắp các khu vực trên thế giới mặc dù họ luôn lảng tránh trả lời câu hỏi tàn nhẫn ấy. Các chư hầu và tay sai của Mỹ đã can dự vào những tội ác khủng khiếp nhất mà loài người từng biết đến, từ giết chóc và tra tấn cho đến đảo chính và diệt chủng. Dòng sông máu từ các vụ tàn sát và phá hoại chảy theo dấu chân của Lầu Năm Góc và Nhà Trắng. Nhà sử học Gabriel Kolko vào năm 1988 đã chỉ ra, "Quan niệm về tay sai lương thiện là mâu thuẫn. Washington đã thất bại trong việc tạo ra điều đó ở bất cứ nơi nào trên thế giới kể từ năm 1945". Dưới đây là trình bày ngắn theo thứ tự từ A tới Z về lịch sử của sai lầm đó.

1. Afghanistan

Trong những năm 1980, Mỹ đã hợp tác với Pakistan và Arab để lật đổ nhà nước xã hội chủ nghĩa Afghanistan. Họ đã cung cấp tài chính, huấn luyện và vũ trang cho lực lượng quân sự của các thủ lĩnh bộ tộc bảo thủ. Những tiến bộ của quốc gia này trong giáo dục, bảo vệ quyền của phụ nữ và cải cách đất đai đe dọa quyền lực của các thủ lĩnh bộ tộc. Sau khi Mikhail Gorbachev rút quân đội Liên Xô vào năm 1989, những thủ lĩnh quân sự được Mỹ chống lưng đã chia quốc gia thành nhiều mảnh và gia tăng sản lượng thuốc phiện từ 2000 tấn lên 3400 tấn mỗi năm. Chính quyền Taliban giảm được sản lượng thuốc phiện xuống 95% trong khoảng thời gian 1999-2001, nhưng vào năm 2001 Mỹ đã xâm lược quốc gia này để khôi phục quyền lực của các thủ lĩnh quân sự và trùm ma túy. Afghanistan đang đứng thứ 175/177 trên thế giới về nạn tham nhũng, 175/186 về phát triển con người, và từ năm 2004 sản xuất 5300 tấn thuốc phiện mỗi năm. Người anh em của tổng thống Karzai, Ahmed Wali Karzai, là trùm ma túy được CIA hậu thuẫn. Sau suộc tấn công lớn của Mỹ vào tỉnh Kandahar năm 2011, đại tá Abdul Razziq được phong chức cảnh sát trưởng tỉnh này, việc gia tăng các hoạt động buôn lậu heroin đã đem lại cho ông ta 60 triệu USD mỗi năm tại cái nơi nghèo nhất thế giới.


2. Albania


Giữa năm 1949 và 1953, Mỹ và Anh âm mưu lật đổ chính quyền Albania, quốc gia cộng sản nhỏ nhất và dễ bị tổn thương nhất ở Đông Âu. Những kẻ lưu vong được tuyển dụng và huấn luyện để gửi về Albania đóng vai phe đối lập và chuẩn bị cho nổi dậy vũ trang. Rất nhiều trong số những kẻ lưu vong tham gia vào kế hoạch đó là tay sai của phát xít Đức và Italy trong thế chiến thứ II. Trong đó có cựu bộ trưởng nội vụ Xhafer Deva, kẻ đã giám sát quá trình đưa "Người Do thái, Cộng sản, yêu nước và các cá nhân đáng lưu ý khác" đến trại tập trung Auschwitz. Các tài liệu được giải mật của Mỹ cho biết Deva chỉ là một trong số 743 tội phạm chiến được Mỹ tuyển dụng sau chiến tranh.

3. Argentina

Tài liệu được Mỹ giải mật năm 2003 về cuộc trao đổi chi tiết giữa bộ trưởng ngoại giao Mỹ Henry Kissinger và ngoại trưởng Argentina đô đốc hải quân Guzzetti vào tháng 10 năm 1976, ngay sau khi chính quyền quân sự nắm quyền ở Argentina, cho biết Kissinger chấp nhận "cuộc chiến bẩn thỉu" của chính quyền quân sự, cuộc chiến đã giết hại 30'000 người mà phần lớn là trẻ tuổi, đánh cắp 400 trẻ em khỏi các gia đình mà bố mẹ của chúng đã bị giết hại. Kissinger nói với Guzzetti, "Hãy nhìn xem, về cơ bản là chúng tôi muốn anh thành công...càng nhanh thì càng tốt". Đại sứ Mỹ tại Buenos Aires báo cáo rằng Guzzetti "quay về với trạng thái hân hoan, hài lòng rằng không có vấn đề nào với chính phủ Mỹ về chuyện đó" ("Daniel Gandolfo", "Presente!" 

4. Brazil

Năm 1964, tướng Castelo Branco đảo chính lập lên chính quyền độc tài quân sự tàn bạo kéo dài suốt 20 năm. Tùy viên quân sự Mỹ Walter Vernon, sau này là phó giám đốc CIA và đại sứ tại Liên Hiệp Quốc, vốn đã quen biết Castelo Branco ở Italia từ thế chiến thứ II. Do là nhân viên bí mật của CIA nên các tin tức Walter thu thập được từ Brazil không bao giờ được giải mật, nhưng CIA đã cung cấp mọi sự hỗ trợ cần thiết để đảm bảo vụ đảo chính thành công, bao gồm tài trợ cho các nhóm sinh viên và lao động đối lập trong biểu tình đường phố, giống như ở Ukraina và Venezuela hiện nay. Lực lượng lính thủy đánh bộ đã chờ sẵn để đổ bộ vào Sao Paolo trong trường hợp cần thiết. Giống như các nạn nhân khác trong những cuộc đảo chính được Mỹ hậu thuẫn ở châu Mỹ Latin, tổng thống dân cử Joao Goulart là một chủ đất giàu có, không phải là cộng sản, nhưng nỗ lực của ông ta nhằm duy trì vị thế trung lập trong chiến tranh lạnh là không thể chấp nhận được đối với Washington, cũng giống như trường hợp tổng tống thống Yanukovich từ chối chuyển giao Ukraina cho phương Tây 50 năm sau đó.
  
5. Cambodia

Khi tổng thống Nixon ra lệnh ném bom bí mật và bất hợp pháp Cambodia vào năm 1969, các phi công Mỹ đã được yêu cầu làm sai lệch các báo cáo để che dấu tội ác. Họ đã giết hại ít nhất là nửa triệu người Cambodia, ném một khối lượng bom lớn hơn cả khối lượng bom ném xuống Nhật Bản và Đức cộng lại trong thế chiến thứ II. Khi Khmer đỏ giành được chính quyền năm 1973, CIA báo cáo rằng "tuyên truyền có hiệu quả nhất đối với người tị nạn là các vụ ném bom của máy bay B-52". Sau khi Khmer đỏ giết hại ít nhất 2 triệu người và bị quân đội Việt Nam đánh bại năm 1979, tổ chức Cứu Trợ Khẩn Cấp Cambodia của Mỹ, dựa vào đại sứ quán Mỹ tại Bangkok, đã nuôi dưỡng và hỗ trợ Khmer đỏ để tiếp tục chống lại chính phủ mới của Cambodia do Việt Nam hậu thuẫn. Dưới sức ép của Mỹ, Chương Trình Lương Thực Thế Giới đã cung cấp lương thực cho 20.000 đến 40.000 lính Khmer đỏ. Suốt một thập kỷ sau đó, cơ quan tình báo quân đội Mỹ đã giúp Khmer đỏ do thám qua vệ tinh, đồng thời các lực lượng đặc nhiệm của Mỹ và Anh hướng dẫn Khmer đỏ đặt hàng triệu quả mìn bộ binh khắp miền Tây Cambodia, thứ đó đã giết hại và làm bị thương hàng trăm người mỗi năm.

6. Chile

Khi Salvador Allende trở thành tổng thống vào năm 1970, tổng thống Nixon thề sẽ "bắt nền kinh tế Chile phải than khóc". Mỹ, vốn là đối tác thương mại lớn nhất của Chile, đã cắt giảm buôn bán tạo ra tình trạng khan hiếm và hỗn loạn kinh tế. CIA và bộ ngoại giao đã thực hiện chiến dịch tuyên truyền phá hoại ở Chile trong suốt một thập kỷ, tài trợ cho các chính khách bảo thủ, các đảng phái, các công đoàn, các nhóm sinh viên và tất cả các dạng truyền thông, trong khi mở rộng mối quan hệ với quân đội. Sau khi tướng Pinoche lên nắm quyền, CIA tiếp tục trả lương cho các sĩ quan người Chile và hợp tác chặt chẽ với cơ quan tình báo Chile DINA trong việc chính phủ quân sự giết hại giết hại hàng ngàn người và bỏ tù cũng như tra tấn hàng chục ngàn người khác. Chưa hết, nhóm "Các chàng trai Chicago", bao gồm hơn 100 sinh viên Chile được gửi tới đại học Chicago theo một chương trình của bộ ngoại giao để nghiên cứu kinh tế dưới sự hướng dẫn của học giả nổi tiếng Milton Friedman, tiến hành một chương trình tư nhân hóa cực đoan với các chính sách tự do mới và phi kiểm soát, khiến cho nền kinh tế của Chile phải tiếp tục than khóc trong suốt 16 năm của chế độ độc tài quân sự Pinochet.

7. China

Cuối năm 1945, 100.000 lính Mỹ sát cánh cùng với quân đội Quốc Dân đảng của Trung Quốc (và Nhật Bản) trong khu vực do những người cộng sản kiểm soát ở miền Bắc Trung Quốc. Tưởng Giới Thạch và Quốc Dân Đảng là thành phần tha hóa nhất trong số những đồng minh của Mỹ. Các cố vấn Mỹ đã thường xuyên cảnh báo rằng hàng cứu trợ của Mỹ bị Tưởng và các sĩ quan thân tín lấy trộm, một số hàng ăn cắp thậm chí còn bị bán cho Nhật Bản, nhưng Mỹ vẫn tiếp tục hỗ trợ Tưởng suốt cuộc chiến cho tới khi Tưởng bị người cộng sản đánh bại và khi ông ta cai trị Đài Loan. Chính sách bên miệng hố chiến tranh của bộ trưởng ngoại giao Dulles để bảo vệ Tưởng lần thứ hai đã khiến cho Mỹ bị đẩy đến miệng hố chiến tranh hạt nhân với Trung Quốc để giữ hai hòn đảo nhỏ Matsu và Qemoy ngoài khơi Trung Quốc vào năm 1955 và 1958.

8. Colombia

Khi đặc nhiệm Mỹ và Cơ quan Bài trừ Ma túy giúp Colombia theo dõi và hạ sát trùm ma túy Pablo Escobar, họ đã hợp tác với một nhóm trật tự được gọi là Los Pepes. Vào năm 1997, Diego Murillo-Bejarano và các lãnh đạo khác của Los Pepes đã lập ra tổ chức lực lượng phòng vệ thống nhất Colombia (AUC), tổ chức này chịu trách nhiệm về 75% số thường dân chết tại Colombia trong 10 năm tiếp đó.

9. Cuba

Mỹ đã hỗ trợ cho chế độ độc tài Batista, chế độ tạo ra tình trạng khủng khiếp khiến Cách mạng Cuba nổ ra, giết hại khoảng 20'000 người. Cựu đại sứ Mỹ Erl Smith khai tại Quốc hội rằng, "nước Mỹ có ảnh hưởng rất lớn tại Cuba, đại sứ Mỹ là người quan trọng thứ hai ở Cuba, đôi khi quan trọng hơn cả tổng thống Cuba". Sau cách mạng, CIA tiến hành chiến dịch khủng bố quy mô chống lại Cuba, đào tạo các phẩn tử lưu vong người Cuba tại Florida, Trung Mỹ và nước Cộng hòa Dominica để ám sát và phá hoại ở Cuba. Các chiến dịch chống Cuba được CIA hậu thuẫn bao gồm cả âm mưu chiếm đóng Vịnh Con Lợn, khiến 100 người Cuba lưu vong và 4 người Mỹ bị giết; nhiều âm mưu ám sát Fidel Castro và ám sát thành công các quan chức khác; vụ đặt bom năm 1960 (3 người Mỹ bị giết và 2 bị bắt) và các vụ đánh bom khủng bố nhằm vào khách du lịch năm 1997; vụ đánh bom tàu của Pháp tại cảng Havana (ít nhất 75 người chết); vụ tấn công sinh học bằng virus bệnh cúm khiến nửa triệu con lợn chết; và vụ đánh bom máy bay Cuba (78 người chết) của Luis Posada Carriles và Orlando Bosch, hai kẻ này vẫn tự do tại Mỹ bất chấp việc Mỹ tiến hành cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố. Bosch đã được tổng thống Bush ân xá.

10. El Salvador

Cuộc nội chiến nổ ra ở El Salvador năm 1980 là cuộc nổi dậy chống lại chính phủ cai trị bằng bạo lực. Ít nhất 70'000 người đã bị giết và hàng ngàn người bị mất tích. Ủy ban Sự thật của Liên Hiệp Quốc điều tra sau cuộc chiến cho biết 95% người chết là do bị quân đội của chính quyền và các biệt đội tử thần giết hại, chỉ có 5% là do du kích FLMN. Quân đội của chính quyền chịu trách nhiệm về các vụ thảm sát được CIA, đặc nhiệm Mỹ cũng như các trường quân sự Mỹ thiết lập, đào tạo, trang bị và giám sát. Ủy ban Sự thật của Liên Hiệp Quốc đã phát hiện ra các đơn vị có những tội ác tồi tệ nhất, như Atlacatl Battalion, thủ phạm của vụ thảm sát tai tiếng El Mozote, được giám sát chặt chẽ chẽ bởi cố vấn Mỹ. Vai trò của Mỹ trong chiến dịch khủng bố quy mô quốc gia được các quan chức quân sự cấp cao Mỹ tổng kết thành mô hình "chống phản loạn" cho Colombia và những nơi khác khi mà cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ đem đến bạo lực và hỗn loạn khắp thế giới.

11. France

Tại Pháp, Italia, Hy Lạp, Đông Dương, Indonesia, Triều Tiên và Philippine vào cuối thế chiến thứ II, quân đồng minh nhận thấy lực lượng kháng chiến cộng sản đã giành được quyền kiểm soát các khu vực lớn, thậm chí là toàn bộ quốc gia khi quân đội Đức và Nhật Bản đầu hàng. Tại Marseille, công đoàn cộng sản CGT kiểm soát các bến tàu gây ra trở ngại đối với thương mại với Mỹ và kế hoạch Marshall. OSS đã hợp tác với mafia Mỹ-Sicilly và gangster đảo Cors trong thời kỳ chiến tranh. Sau khi OSS sáp nhập vào CIA, họ giúp băng đảng gangster đảo Cors nắm lấy quyền lực ở Marseille, nhằm bẻ gẫy các cuộc đình công tại bến cảng cũng như sự kiểm soát của CGT. CIA đã bảo vệ gangster đảo Cors khi chúng thiết lập các phòng điều chế heroin và chuyển heroin đến New York, nơi mà mafia Mỹ-Sicily cũng hoạt động dưới sự che chở của CIA. Nguồn cung bị gián đoạn do chiến tranh và Cách mạng Trung Quốc đã giảm số lượng người nghiện heroin ở Mỹ xuống 20.000 năm 1945 và nghiện ma túy gần như đã biến mất, nhưng mối quan hệ tai tiếng của CIA với Pháp đã tạo ra một làn sóng nghiện ngập mới, tội phạm có tổ chức và bạo lực liên quan đến buôn bán ma túy ở New York và các thành phố khác ở Mỹ.

12. Ghana

Hiện nay dường như không có lãnh đạo quốc gia giàu cảm hứng nào ở Châu Phi, đó có thể là sai lầm của Mỹ. Vào năm 1950 và 1960, đã từng có một ngôi sao sáng ở Ghana: Kwame Nkrumah. Ông là thủ tướng dưới thời người Anh cai trị từ năm 1952 đến 1960, khi Ghana độc lập thì ông trở thành tổng thống. Đó là một người xã hội chủ nghĩa, quốc gia liên Phi, chống đế quốc, vào năm 1965 ông viết một cuốn sách lấy tên là "Chủ nghĩa thực dân mới: Giai đoạn cuối cùng của chủ nghĩa đế quốc". Nkrumah bị CIA lật đổ trong cuộc đảo chính năm 1966. CIA đã phủ nhận mọi liên quan nhưng báo chí Anh đưa tin có 40 sĩ quan CIA hoạt động tại đại sứ quán Mỹ "cung cấp hào phóng cho các kẻ thù bí mật của tổng thống Nkrumah" và công việc của họ "đã được thưởng công đầy đủ". Cựu sĩ quan CIA John Stockwell tiết lộ thêm về vai trò quyết định của CIA trong vụ đảo chính với cuốn sách "In Search of Enemies".

13. Greece

Khi quân đội Anh đặt chân lên Hy Lạp vào tháng 10 năm 1944 thì ELAS-EAM, tổ chức yêu nước cánh tả được Đảng Cộng sản lập trong thời kỳ chiếm đóng của Italia và Đức, đã kiểm soát quốc gia. ELAS-EAM chào đón quân đội Anh, nhưng người Anh từ chối hợp tác với họ và thiết lập chính phủ bao gồm những phần tử bảo hoàng và tay sai của phát xít. Khi ELAS-EAM tổ chức một cuộc biểu tình lớn ở Athen, cảnh sát đã bắn vào đoàn biểu tình và giết chết 28 người. Người Anh tuyển dụng các thành viên của các đơn vị an ninh được phát xít huấn luyện để hạ sát và bắt giữ các thành viên của ELAS, những người một lần nữa phải cầm vũ khí để kháng chiến. Năm 1947, cuộc nội chiến leo thang, người Anh phá sản đã yêu cầu người Mỹ thay thế họ ở Hy Lạp. Vai trò của Mỹ trong việc hỗ trợ chính quyền phát xít ở Hy Lạp được mô tả trong "Học thuyết Truman", được nhiều sử gia coi là khởi đầu của chiến tranh lạnh. Các chiến binh ELAS-EAM buông vũ khí năm 1949 sau khi Nam Tư ngừng hỗ trợ, 100'000 người đã bị xử tử, lưu đày hay bỏ tù. Thủ tướng độc lập Georgios Panpadreou bị lật đổ trong cuộc đảo chính được CIA hậu thuẫn năm 1967, dẫn đến chế độ cai trị quân sự kéo dài hơn 7 năm. Con trai ông ta Andreas là người "xã hội chủ nghĩa" đầu tiên được bầu làm tổng thống năm 1981, nhưng rất nhiều thành viên của ELAS-EAM bị bỏ tù những năm 1940 không bao giờ được trả tự do và đã chết trong tù.

14. Guatemala

Sau chiến dịch lật đổ một chính quyền nước ngoài đầu tiên ở Iran 1953, CIA tiến hành chiến dịch khác để lật đổ chính quyền dân cử độc lập của Jacobo Arbenz ở Guatemala năm 1954. CIA đã tuyển dụng và đào tạo một đơn vị lính đánh thuê nhỏ dưới sự chỉ huy của một người Guatemala lưu vong tên là Castillo Armas để chiếm đóng Guatemala, với 30 máy bay Mỹ không mang phù hiệu để hỗ trợ đường không. Đại sứ Mỹ Peurifoy chuẩn bị danh sách những người Guatemala cần xử tử, Armas được chỉ định làm tổng thống. Triều đại khủng bố sau đó đã dẫn đến cuộc nội chiến kéo dài 40 năm, có ít nhất 200'000 người đã bị giết, phần lớn là thường dân. Đỉnh điểm của cuộc chiến là chiến dịch diệt chủng ở Ixil của tổng thống Rios Montt, ông ta bị tuyên án tù chung thân vào năm 2013 vì vụ diệt chủng đó nhưng sau đó Tòa án Tối Cao Guatemala đã vô hiệu hóa bản án về mặt kỹ thuật. Phiên tòa mới sẽ được mở lại vào năm 2015. Tài liệu giải mật của CIA cho thấy chính quyền Reagan đã được cảnh báo về các hoạt động diệt chủng của lực lượng quân sự Guatemala khi chấp thuận viện trợ quân sự năm 1981, bao gồm các xe quân sự, linh kiện máy bay trực thăng và cố vấn quân sự. Các tài liệu chi tiết của CIA về vụ thảm sát cũng như phá hủy các làng mạc, đã kết luận: "Báo cáo cho thấy quân đội tin rằng toàn thể người dân da đỏ ở Ixil ủng hộ quân du kích của người nghèo (EGP) đã tạo ra tình huống khiến quân đội không thể phân biệt được chiến binh và dân thường".

15. Haiti

Trong suốt hai trăm năm sau cuộc nổi loạn của nô lệ khai sinh ra quốc gia Haiti và đánh bại quân đội của Napoleon, những người dân phải chịu đựng cay đắng của Haiti cuối cùng cũng được lựa chọn chính quyền thật sự dân chủ được lãnh đạo bởi cha cố Jean Bertrand Aristide vào năm 1991. Nhưng chỉ sau tám tháng tại nhiệm, tổng thống Aristide đã bị lật đổ trong cuộc đảo chính quân sự được Mỹ hậu thuẫn, và tình báo bộ quốc phòng Mỹ (DIA) tuyển dụng lực lượng bán quân sự mang tên FRAPH để phá hoại phong trào Lavalas của Aristide ở Haiti. CIA trả lương cho thủ lĩnh FRAPH Emmanuel "Toto" Constant và vận chuyển vũ khí cho họ từ Florida. Khi tổng thống Clinton gửi lực lượng chiếm đóng tới để khôi phục lại quyền lực cho Aristide năm 1994, các thành viên FRAPH được quân đội Mỹ trả lương đã từ chối thi hành mệnh lệnh của Washington, CIA đã tiếp tục duy trì FRAPH như là lực lượng tội phạm để phá hoại Aristide và Lavalas. Sau khi Aristide được bầu làm tổng thống lần thứ hai năm 2000, một lực lượng gồm 200 đặc nhiệm Mỹ, 600 cựu thành viên FRAPH và những thành phần khác đã có mặt ở nước Cộng Hòa Dominica để chuẩn bị cho cuộc đảo chính lần thứ hai. Năm 2004, họ tiến hành chiến dịch tấn công gây bất ổn tại Haiti, tạo ra cớ để quân đội Mỹ tiến vào Haiti và hạ bệ Aristide.

16. Honduras

Vào năm 2009, đảo chính ở Honduras dẫn đến hàng loạt các vụ đàn áp và các biệt đội tử thần sát hại các chính khách đối lập, các nhà tổ chức công đoàn và nhà báo. Trong thời kì đảo chính, quan chức Mỹ phủ nhận mọi liên quan và sử dụng các xảo thuật từ ngữ để tránh cắt giảm viện trợ quân sự theo như yêu cầu của luật. Nhưng hai đường dây Wikileaks cho thấy đại sứ quán Mỹ là kẻ môi giới quyền lực chính trong việc dàn xếp kết quả vụ đảo chính và thiết lập chính quyền mới, cái chính quyền mà hiện giờ đang đàn áp và giết hại dân chúng.

17. Indonesia

Năm 1965 tướng Suharto giành lấy quyền lực từ tổng thống Sukarno dựa vào một cuộc đảo chính thất bại và một vụ thảm sát bừa bãi khiến ít nhất nửa triệu người đã bị giết. Các nhà ngoại giao Mỹ sau đó cung cấp một danh sách 5'000 đảng viên Đảng Cộng sản cần thủ tiêu. Quan chức chính trị Robert Marten đã nói: "Đó thực sự là sự hỗ trợ quan trọng đối với quân đội. Họ có thể đã giết rất nhiều người, tay tôi có thể đã dính nhiều máu, nhưng không phải mọi thứ đều tệ. Đây là lúc người ta phải nỗ lực trong thời điểm quyết định".

18. Iran

Iran có thể là trường hợp đáng lưu ý nhất trong các vụ đảo chính của CIA vì đã tạo ra các vấn để bất tận trong dài hạn đối với Mỹ. Năm 1953, CIA và cơ quan tình báo Anh MI6 lật đổ chính quyền dân cử của Mohammed Mossadegh. Iran quốc hữu hóa công nghiệp dầu mỏ bằng bỏ phiếu công khai tại Quốc hội, chấm dứt sự độc quyền khai thác dầu của Anh tại Iran. Người Anh chỉ trả cho Iran 16% lượng dầu như là tiền thuê mỏ. Suốt hai năm Iran phải chống lại việc người Anh phong tỏa đường biển và cấm vận kinh tế quốc tế. Sau khi tổng thống Eisenhower lên nắm quyền năm 1953, CIA đồng ý với yêu cầu can thiệp của Anh. Một số hoạt động đảo chính ban đầu thất bại khiến Shah và gia đình phải trốn sang Italy, CIA chi hàng triệu USD để mua chuộc các quan chức và trả cho gangster để gây bạo loạn trên đường phố Tehran. Mossadegh cuối cùng cũng bị lật đổ và Shah trở về nắm quyền, đó là chính quyền tay sai khát máu nhất cho phương Tây cho tới cuộc cách mạng Iran năm 1979.

19. Israel

Trước đây Mỹ sử dụng sức mạnh quân sự và quân sự, hệ thống tuyên truyền và vị trí thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc để vi phạm các luật lệ quốc tế mà không bị trừng phạt, thì nay họ sử dụng những công cụ đó để bảo vệ Israel khỏi bị truy tố vì các tội ác quốc tế. Từ năm 1966, Mỹ đã sử dụng quyền phủ quyết 83 lần, nhiều hơn bốn thành viên thường trực khác cộng lại, 42 trong số đó là cho các nghị quyết liên quan đến Israel và/hay Palestine. Ngay tuần trước, tổ chức Ân xá Quốc tế công bố một báo cáo cho thấy: "Quân đội Israel đã tỏ ra tàn nhẫn đối với đời sống con người qua việc giết hại nhiều thường dân Palestine, bao gồm cả trẻ em, trong khu vực Bờ Tây bị chiếm đóng suốt ba năm qua mà hoàn toàn không bị trừng phạt". Richard Falk, báo cáo viên chuyên trách của Liên Hiệp Quốc về Quyền Con Người trong các lãnh thổ bị chiếm đóng đã chỉ trích năm 2008 cuộc tấn công vào Gaza là "vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế", thêm vào đó các quốc gia như Mỹ đã "cung cấp vũ khí và hỗ trợ tình trạng thiết quân luật đồng lõa với tội ác". Luật Leahy buộc Mỹ phải cắt giảm viện trợ quân sự cho các lực lượng vi phạm nhân quyền, nhưng luật không bao giờ được thi hành để chống lại Israel. Chính quyền Israel tiếp tục xây dựng các khu tái định cư trên lãnh thổ bị chiếm đóng, điều đó vi phạm Hiệp Định Geneva thứ 4, trái với nghị quyết của Hội Đồng Bảo An vốn yêu cầu từ bỏ các lãnh thổ bị chiếm đóng. Nhưng Israel vẫn nằm ngoài vòng luật pháp, được bảo vệ bởi đồng minh Mỹ đầy quyền lực.

20. Iraq

Vào năm 1958, sau khi vương triều phong kiến do Anh hậu thuẫn bị tướng Abdul Qasim lật đổ, CIA đã thuê người thanh niên Iraq 22 tuổi có tên Saddam Hussein để ám sát vị tổng thống mới. Hussein và băng nhóm thất bại và phải trốn sang Lebanon, bị thương ở chân do một người cùng nhóm. CIA thuê cho ông ta một căn hộ ở Beirut và sau đó chuyển ông ta tới Cairo làm việc cho cơ quan tình báo Ai Cập. Ông ta thường xuyên đến đại sứ quán Mỹ. Qasim bị giết trong cuộc đảo chính của những người theo đảng Baath do CIA hậu thuẫn, giống như ở Guatemala và Indonesia, CIA đưa cho chính phủ mới danh sách gồm ít nhất 4'000 đảng viên Cộng sản cần thủ tiêu. Nhưng khi đã nắm được quyền lực thì chính phủ cách mạng của đảng Baath không làm tay sai cho phương Tây, họ quốc hữu hóa ngành công nghiệp dầu mỏ của Iraq, áp dụng chính sách ngoại giao Arab, xây dựng hệ thống giáo dục và y tế tốt nhất trong thế giới Arab. Năm 1979, Hussein trở thành tổng thống, đàn áp các đối thủ chính trị và tiến hành chiến tranh chống Iran. Tình báo quốc phòng Mỹ DIA cung cấp do thám vệ tinh để dẫn đường cho vũ khí hóa học mà phương Tây giúp Hussein chế tạo, Donald Rumsfeld và các quan chức Mỹ khác đã chào đón Hussein như là đồng minh chống lại Iran. Chỉ sau khi Iraq xâm lược Kuwait và Hussein trở thành kẻ thù thì hệ thống tuyên truyền của Mỹ mới gọi ông ta là "Hittler mới". Sau màn kịch Mỹ xâm lược Iraq vào năm 2003, CIA đã tuyển mộ 27 lữ đoàn "Cảnh sát đặc nhiệm", kết hợp lực lượng an ninh tàn bạo nhất của Hussein với nhóm vũ trang Badr do người Iran huấn luyện thành các biệt đội tử thần, giết hại hàng chục ngàn người mà phần lớn là đàn ông và con trai người Arab Hồi giáo dòng Sunni tại Baghdad và những nơi khác trong triều đại khủng bố vẫn còn tồn tại tới ngày nay.

21. Korea

Khi quân đội Mỹ tiến vào Triều Tiên năm 1945, họ được các quan chức của nước Cộng Hòa Nhân Dân Triều Tiên (KPR) chào đón, chính quyền được xây dựng bởi lực lượng kháng chiến đã tước vũ khí của quân Nhật đầu hàng, họ đã thiết lập luật lệ cũng như trật tự trên toàn lãnh thổ Triều Tiên. Tướng Hodge đã lật đổ họ và đặt nửa phần phía Nam của Triều Tiên dưới sự chiếm đóng của quân đội Mỹ. Ngược lại với Mỹ, quân đội Nga công nhận KPR, dẫn đến sự chia cắt lâu dài của Triều Tiên. Mỹ đưa phần tử lưu vong Triều Tiên Syngman Rhee lên làm tổng thống của Nam Triều Tiên vào năm 1948. Rhee trở thành nhà độc tài trong cuộc thánh chiến chống cộng sản, bắt giữ và tra tấn những người bị tình nghi là cộng sản, đàn áp đẫm máu các vụ nổi loạn, giết hại 100'000 người và định chiếm Bắc Triều Tiên. Ông ta là người phải chịu trách nhiệm về cuộc chiến tranh Triều Tiên và quyết định xâm lược Bắc Triều Tiên khi đã chiếm giữ Nam Triều Tiên. Cuối cùng ông ta đã bị buộc phải từ chức sau những cuộc biểu tình lớn của sinh viên năm 1960.

22. Laos

CIA bắt đầu cung cấp không vận cho quân đội Pháp ở Lào năm 1950, và tiếp tục can dự suốt 25 năm. CIA tổ chức ít nhất 3 cuộc đảo chính trong khoảng thời gian 1958-1960 để loại những người cánh tả Pathet ra khỏi chính quyền Lào. CIA đã hợp tác với các trùm ma túy cánh hữu người Lào như tướng Phoumi Nosavan, vận chuyển ma túy giữa Myamar, Lào và Việt Nam, và bảo vệ thế độc quyền buôn bán ma túy của ông ta tại Lào. Vào năm 1962, CIA tuyển dụng đội quân lính đánh thuê bí mật gồm 30'000 cựu binh của chiến tranh du kích từ Thái Lan, Triều Tiên, Việt Nam và Philippine để chống lại quân Pathet Lào. Rất nhiều lính Mỹ tại Việt Nam dính vào heroin, CIA dùng các chuyến bay của hãng hàng không Air America để vận chuyển ma túy từ lãnh thổ Hmong tại Cánh đồng Chum tới các phòng chế xuất heroin của tướng Vàng Pao tại Long Tieng và Vientian, rồi từ đó chuyển tiếp tới Việt Nam. Khi CIA thua quân Pathet Lào, Mỹ đã ném 2 triệu tấn bom xuống Lào, tương đương với mức độ ném bom Cambodia.

23. Libya

Cuộc chiến của NATO với Lybia được tổng thống Obama tóm tắt là phương pháp tiến hành chiến tranh "che dấu, yên lặng, không truyền thông". Chiến dịch ném bom của NATO được Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đánh giá một cách sai lệch là hữu hiệu để bảo vệ thường dân, và vai trò giấu mặt của đặc nhiệm phương Tây cũng như nước ngoài khác trên chiến trường đã hoàn toàn được che đậy, ngay cả khi đặc nhiệm Qatar (bao gồm các cựu binh đánh thuê ISI của Pakistan) tổ chức cuộc tấn công quyết định vào trụ sở Bab Al-Aziziya ở Tripoli. NATO đã thực hiện 7'700 cuộc không kích, 30'000 đến 100'000 người đã bị giết hại, các thành phố trung thành bị ném bom san phẳng và các bộ tộc bị thanh trừng, đất nước chìm trong hỗn loạn khi các đội quân Hồi giáo được phương Tây huấn luyện và trang bị vũ khí chiếm lấy lãnh thổ và các cơ sở dầu mỏ. Lực lượng vũ trang Misrata, do đặc nhiệm phương Tây huấn luyện và trang bị, là đội quân mạnh nhất và tàn bạo nhất. Khi tôi viết những dòng này, người biểu tình đã chiếm đóng tòa nhà Quốc hội ở Tripoli 4 hay 5 lần trong tháng, hai đại biểu dân cử đã bị bắn và bị thương khi chạy trốn.

24. Mexico

Con số người chết trong cuộc chiến ma túy ở Mexico đã vượt qua 100'000. Băng đảng ma túy tàn bạo nhất là Los Zetas. Quan chức Mỹ gọi tổ chức Zetas là "băng đảng nguy hiểm nhất, có ưu thế công nghệ nhất tại Mexico". Băng đảng Zetas được hình thành từ lực lượng an ninh do đặc nhiệm Mỹ huấn luyện tại các trường quân sự Mỹ ở Fort Benning, Georgia, và Fort Bragg, Bắc Carolina. 

25. Myanmar

Sau cuộc cách mạng Trung Quốc, các tướng Quốc Dân đảng chạy sang Myanmar và trở thành các trùm ma túy, dưới sự bảo trợ của quân đội Thái Lan, được Đài Loan cung cấp tài chính và được CIA hỗ trợ vận chuyển đường không. Sản lượng ma túy của Myanmar đã tăng từ 18 tấn năm 1958 lên 600 tấn năm 1970. CIA duy trì các lực lượng này để chống lại cộng sản Trung Quốc nhưng họ cũng đã biến vùng "tam giác vàng" thành nơi sản xuất ma túy lớn nhất thế giới. Phần lớn ma túy được vận chuyển bằng thú thồ hàng tới Thái Lan, từ đó CIA chuyển ma túy đến các xưởng chế xuất heroin ở Hong Kong và Malaysia. Việc buôn bán thay đổi vào khoảng năm 1970 khi đối tác của CIA là tướng Vàng Pao thiết lập các xưởng chế xuất mới ở Lào để cung cấp heroin cho lính Mỹ tại Việt Nam.

26. Nicaragua

Anastasio Somosa cai trị Nicargua như là tài sản riêng của ông ta trong suốt 43 năm với sự hỗ trợ vô điều kiện của Mỹ, ngay cả khi lực lượng Vệ Binh Quốc gia thực hiện các tội ác ngoài sức tưởng tượng từ thảm sát và tra tấn tới cướp bóc và cưỡng hiếp mà hoàn toàn không bị trừng phạt. Sau khi nhà độc tài bị cuộc cách mạng Sandinista lật đổ năm 1979, CIA đã tuyển dụng, huấn luyện và hỗ trợ cho lính đánh thuê "Contra" xâm lược Nicaragua đồng thời thực hiện các vụ khủng bố gây bất ổn. Năm 1986 Tòa án Quốc tế đã tuyên bố Mỹ có tội trong việc tấn công Nicaragua vì đã triển khai lực lượng Contra và phá hoại các cảng biển của Nicaragua. Tòa án yêu cầu Mỹ chấm dứt tấn công và bồi thường chiến tranh cho Nicaragua, nhưng người Mỹ không bao giờ thực hiện. Mỹ tuyên bố rằng không bị ràng buộc bởi các phán quyết của Tòa án Quốc tế, họ ngồi xổm lên luật pháp quốc tế.

27.Pakistan; 28.Saudi Arabia; 29. Turkey

Sau khi đọc những bài trước đây của tôi tại AlterNet về thất bại của cuộc chiến chống khủng bổ, cựu chuyên gia CIA và chống khủng bố của bộ ngoại giao Larry Johnson đã nói với tôi: "Vấn đề chính trong đánh giá nguy cơ khủng bố là xác định được nguồn tài trợ chính phủ". Khác với cách đây 20 năm, các trùm khủng bố lớn nhất hiện nay là Pakistan, Arab Saudi và Thổ Nhĩ Kỳ. Mặc dù là lực lượng cánh hữu/tân bảo thủ nhưng Iran không hoạt động, can dự hay tạo điều kiện cho khủng bố. Trong 12 năm qua, tổng cộng viện trợ quân sự của Mỹ cho Pakistan là 18,6 tỷ USD.  Mỹ đã đàm phán hợp đồng cung cấp vũ khí lớn nhất trong lịch sử với Arab Saudi. Còn Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên dài hạn của NATO. Ba quốc gia đồng minh của Mỹ này là nhà tài trợ chính cho khủng bố trên khắp thế giới. 

30. Panama

Các quan chức cơ quan bài trừ ma túy Mỹ muốn bắt giữ Manuel Noriega năm 1971, khi ông ta đang là giám đốc cơ quan tình báo quân đội Panama. Họ đã đưa ra đủ bằng chứng về tội buôn bán ma túy của ông ta, nhưng đó là đặc vụ dài hạn và người cấp tin của CIA, cũng giống như các đặc vụ buôn ma túy khác của CIA từ Marseille tới Macao, không ai có thể động tới ông ta. Mặc dù bị sa thải tạm thời trong nhiệm kỳ của tổng thống Carter song ông ta vẫn nhận được ít nhất 100'000 USD mỗi năm từ ngân khố của Mỹ. Khi Noriega trở thành người cai trị Panama, giá trị của ông ta đối với CIA được nâng lên, qua báo cáo các cuộc họp với Fidel Castro và Daniel Ortega của Nicaragua, giúp Mỹ che giấu các cuộc chiến ở Trung Mỹ. Noriega dường như đã chấm dứt buôn bán ma túy vào khoảng năm 1985, trước khi Mỹ buộc tội ông ta năm 1988. Cáo buộc ấy là cái cớ để Mỹ xâm lược Panama năm 1989, mà mục đích chính của Mỹ là kiểm soát hoàn toàn Panama, cái giá phải trả là ít nhất 2000 người chết.

31. The Philippines

Kể từ khi Mỹ tiến hành cái được gọi là cuộc chiến chống khủng bố năm 2001, một lực lượng bao gồm 500 đơn vị đặc nhiệm hỗn hợp đã triển khai hoạt động ở miền Nam Philippine. Hiện nay với sự "dịch chuyển sang châu Á" dưới thời Obama, Mỹ đã tăng viện trợ quân sự cho Philippine, từ 12 triệu USD năm 2011 lên 50 triệu USD mỗi năm. Nhưng các nhà hoạt động nhân quyền Philippine cáo buộc rằng sự gia tăng viện trợ ấy đi cùng với sự gia tăng hoạt động của các biệt đội tử thần chống lại thường dân. Trong 3 năm qua đã có ít nhất 158 người bị các biệt đội tử thần sát hại.

32. Syria

Khi tổng thống Obama chấp thuận gửi vũ khí và thiết bị quân sự từ Libya cho "Quân đội Syria tự do" đóng ở Thổ Nhĩ Kỳ bằng các máy bay NATO không mang phù hiệu cuối năm 2011, ông ta đã tính toán rằng Mỹ và đồng minh có thể lặp lại thành công như việc lật đổ chính phủ Lybia. Tất cả các bên liên quan đều hiểu rằng Syria sẽ chìm trong một cuộc chiến đẫm máu kéo dài, cho dù họ có chơi kiểu gì thì kết quả vẫn sẽ như vậy, ngay cả khi 55% người Syria khi được hỏi đã trả lời là sẽ tiếp tục ủng hộ tổng thống Assad. Vài tháng sau, các nhà lãnh đạo phương Tây thay thế kế hoạch hòa bình của Kofi Annan bằng kế hoạch mà họ gọi là B "Những người bạn của Syria". Đó không phải là kế hoạch hòa bình mà là một sự mở rộng quy mô, cam kết hỗ trợ, tiền và vũ khí cho lực lượng jihad ở Syria để chắc chắn là họ từ bỏ kế hoạch hòa bình của Annan và tiếp tục chiến đấu. Sự thay đổi ấy đã đè nặng lên số phận của hàng triệu người Syria. Suốt hai năm qua, Qatar đã chi 3 tỷ USD vào mua sắm vũ khí, Arabia Saudi nhập vũ khí từ Croatia và phương Tây, đặc nhiệm hoàng gia Arab đã huấn luyện hàng ngàn phần tử cực đoan jihad, hiện giờ liên minh với al-Qaeda. Năm 2012 Hiệp định Geneva II đã cố gắng khôi phục kế hoạch hòa bình của Annan, song phương Tây yêu cầu sự thay đổi chính trị, có nghĩa là tổng thống Assad phải ngay lập tức từ chức, điều đó cho thấy các lãnh đạo phương Tây vẫn đánh giá chính phủ cao hơn hòa bình. Nói theo cách của Phyllis Bennis là Mỹ và đồng minh sẽ tiếp tục chiến đấu tới người Syria cuối cùng.

33. Uruguay

Các quan chức ngoại giao của Mỹ cộng tác với những người sẵn sàng kiếm tiền từ việc đồng lõa với tội ác của Mỹ trên khắp thế giới. Ở Uruguay năm 1970, khi lãnh đạo ngành cảnh sát Alejandro Otero từ chối cho Mỹ huấn luyện các sĩ quan cảnh sát cách tra tấn thì đã bị mất chức. Quan chức Mỹ bị cáo buộc trong vụ đó là Dan Mitrione, người này hợp tác với Văn Phòng An Toàn Công Cộng, một ban của Tổ chức Phát triển Quốc tế của Mỹ. Các bài huấn luyện của Mitrione được báo cáo là bao gồm tra tấn những người vô gia cư đến chết bằng dùi cui điện để dạy cho học viên biết cách làm việc.

34. Yugoslavia

NATO ném bom Nam Tư năm 1999 là tội ác chiến tranh tồi tệ vi phạm điều 2.4 Hiến Chương Liệp Hiệp Quốc. Khi ngoại trưởng Anh Robin Cook nói với ngoại trưởng Mỹ Albright rằng Anh gặp "vấn đề với luật sư" về vụ tấn công, bà ấy đã trả lời là Anh nên "kiếm luật sư mới", James Rubin phó ngoại trưởng của Albright đã tường thuật lại câu chuyện. Lực lượng địa phương tham gia vào cuộc chiến của NATO chống lại Nam Tư là Quân đội Giải phóng Kosovo (KLA), do Hashim Thaci lãnh đạo. Báo cáo năm 201 của Hội đồng Châu Âu và cuốn sách của Carla Del Ponte, cựu công tố của Tòa án Quốc tế tối cao về vụ Nam Tư, đã đưa ra cáo buộc cho thấy Thaci điều hành tổ chức tội phạm có tên là Drenica trong thời kỳ NATO chiếm đóng, tổ chức Drenica đã đưa 400 người Serb bị bắt giữ tới Albania để giết và lấy nội tạng đem bán. Hashim Thaci hiện giờ là thủ tướng trong Hội đồng Bảo trợ Kosovo của NATO.

35. Zaire

Patrice Lumumba, chủ tịch đương nhiệm của phong trào Liên Phi Quốc gia Congo, đã tham gia vào quá trình giành độc lập của Congo và trở thành thủ tướng dân cử đầu tiên của Congo năm 1960. Ông ấy bị lật đổ trong cuộc đảo chính được CIA hậu thuẫn của Joseph-Desire Mobutu, vốn là chỉ huy quân đội. Mobutu giao Lumumba cho phe ly khai và lính đánh thuê được Bỉ hậu thuẫn. Lumumba đã chiến đấu ở tỉnh Katanga và bị bắn trong một vụ đọ súng với lính đánh thuê Bỉ. Mobutu xóa bỏ bầu cử và tự phong mình làm tổng thống năm 1965, cai trị với chế độ độc tài trong suốt 30 năm. Mobutu giết hại các đối thủ chính trị bằng cách treo cổ công khai, tra tấn tới chết và biển thủ khoảng 5 tỷ USD mặc dù Zaire, cái tên được Mobutu thay cho Congo, là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới. Nhưng Mỹ tiếp tục ủng hộ Mobutu, ngay cả khi tổng thống Carter công khai giữ khoảng cách, Zaire vẫn nhận được 50% tổng số viện trợ quân sự của Mỹ cho khu vực châu Phi cận Sahara. Khi Quốc hội bỏ phiếu cắt giảm viện trợ quân sự thì Carter và giới doanh nghiệp lại tìm cách khôi phục lại. Chỉ cho tới những năm 1990 thì viện trợ của Mỹ mới bắt đầu giảm đi, cho tới khi Mobutu bị Laurent Kabila lật đổ năm 1997 và chết sau đó.

***
Đại tá Blair là giám đốc khu vực của trường quân sự Mỹ (SOA) từ năm 1986 đến năm 1989. Ông mô tả các chương trình huấn luyện đã được thấy ở SOA như sau: "Lý thuyết được giảng dạy là nếu học viên muốn có thông tin thì phải lạm dụng vũ lực, bắt giữ trái phép, đe dọa các thành viên trong gia đình và giết hại. Nếu học học viên không thể thu được thông tin cần thiết, hay không thể buộc ai đó ngậm miệng hoặc chấm dứt việc họ đang làm, thì phải ám sát họ-học viên phải ám sát họ với một trong số các biệt đội tử thần".


Câu trả lời tiêu chuẩn của các quan chức Mỹ đối với những tội ác có hệ thống mà tôi đã mô tả là những điều đó có thể xảy ra tại những thời điểm cụ thể trong quá khứ song không phản ánh trong dài hạn hay tiếp diễn trong chính sách của Mỹ. Trường quân sự Mỹ bị chuyển ra khỏi khu vực kênh đào Panama tới Fort Benning, Georgia, và được thay thế bằng Viện Hợp tác An ninh Western Hemisphere (WHINSEC) năm 2001. Nhưng Joe Blair có thể nói thêm điều gì đó về tổ chức ấy. Ông khai tại phiên điều trần của những người phản đối SOA năm 2002: "Hầu như không có sự thay đổi đáng kể ngoài tên gọi. Họ vẫn dạy các khóa học như tôi đã từng dạy và chỉ thay đổi tên khóa học, còn giáo trình vẫn như cũ".


Một khối lượng lớn đau khổ của loài người có thể tránh được cũng như nhiều vấn đề toàn cầu có thể giải quyết được nếu như Mỹ có thể đóng góp thiết thực vào nhân quyền và thi hành luật lệ, thay vì áp đặt một cách ích kỷ và đầy toan tính cho đối thủ nhưng không bao giờ đặt ra cho bản thân và đồng minh.


Wednesday, February 26, 2014

Sự phi lý của kinh tế học hiện đại

Khoa kinh tế học hiện đại tuyên bố đưa ra một sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố sản xuất và mỗi bên tham gia nhận được phần tương xứng với đóng góp của mình để thay thế khoa kinh tế chính trị cổ điển vốn đi sâu vào phân tích quá trình sản xuất nên đã gây ra những xung đột về lợi ích giữa lao động và tư bản.

Mô hình sản xuất của khoa kinh tế học hiện đại bao gồm hai yếu tố là lao động và vốn. Lý thuyết về năng suất biên của vốn đã bị chỉ ra là chứa đựng đầy những điều phi lý và bế tắc ở bài này. Phần lý thuyết về năng suất biên của lao động cũng phi lý không kém, nhưng khoa kinh tế học hiện đại đã lén lút thủ tiêu chủ đề này đi. Trong hầu hết các sách giáo khoa về kinh tế học ngày nay phần phân tích về năng suất biên của lao động đã bị cắt bỏ, chỉ còn có thể tìm thấy chúng trong sách giáo khoa về kinh tế học của Paul Samuelson. Lý do chủ yếu bởi vì Paul Samuelson là đại biểu chính của phái Keynes, để trình bày lý thuyết về thất nghiệp bắt buộc, vốn là hòn đá tảng trong lý thuyết tổng quát của Keynes, thì không thể nào không trình bày khái niệm năng suất biên của lao động.

Khoa kinh tế học mô tả khái niệm năng suất biên của lao động là số lượng sản phẩm tăng thêm khi tăng thêm một đơn vị lao động trong khi các yếu tố đầu vào khác không đổi. Ví dụ minh họa bằng bảng sau:

Tổng số lao động        Tổng sản phẩm   Sản phẩm biên  Giá trị sản phẩm biên 
          1                                  5                         0                              0
          2                                  9                         4                              16
          3                                 12                        3                              12       
          4                                 14                        2                              8

Giả định là giá của sản phẩm đầu ra là 4, để tối đa hóa lợi nhuận thì nhà tư bản sẽ thuê 4 nhân công với mức lương là 8, tức là tiền lương của người công nhân sẽ bằng với giá trị sản phẩm biên của người lao động cuối cùng được thuê. Có ba điểm phi lý xảy ra trong phân tích này.

Thứ nhất, khoa kinh tế học hiện đại không giải thích được tại sao năng suất biên của lao động lại giảm. Tổng số lượng sản phẩm do 2 người kết hợp làm ra lại ít hơn tổng số lượng sản phẩm do 2 người làm việc riêng lẻ, điều này chống lại mọi kinh nghiệm thực tế cũng như khoa học về lao động. 

Thứ hai, mỗi người công nhân được thuê đều chỉ nhận được tiền lương là 8, bất kể năng suất lao động, đóng góp của họ ra sao. Tức là tiền lương không bằng với giá trị sản phẩm mà họ tạo ra. Điều này phản lại nguyên tắc công bằng mà khoa kinh tế học theo đuổi.

Thứ ba, phần chênh lệch giữa tổng giá trị sản phẩm biên và tổng tiền lương của công nhân (16+12+8)-(8x4) = 4 thuộc về nhà tư bản. Tức là nhà tư bản đã bóc lột những công nhân không ở vị trí marginal. Khoa kinh tế học hiện đại đã chứng minh sự hài hòa lợi ích giữa lao động và tư bản bằng sự bóc lột lao động.

John B. Clark, người tạo ra phân tích về năng suất biên của các yếu tố đầu vào đã cố gắng giải quyết vấn đề thứ ba bằng cách đưa ra giả định là năng suất biên của mọi người lao động là như nhau. Song điều đó lại mâu thuẫn với giả định năng suất biên giảm dần khiến cho động cơ tối ưu hóa lợi nhuận của nhà tư bản trở thành vô nghĩa.

Nhận rõ sự mâu thuẫn trong lý thuyết của John B. Clark nên sau khi trình bày phân tích về năng suất biên của lao động thì Paul Samuelson đã  tránh phải đi sâu hơn nữa vào vấn đề bằng cách lập luận rằng lý thuyết năng suất biên của lao động chỉ nhằm giải thích nhà tư bản sẽ quyết định thuê lao động ra sao khi mức lương đã được biết trước chứ không nhằm giải thích lương, tô hay lợi nhuận.

Giáo sư kinh tế học người Anh Roy H. Grieve sau khi thừa nhận những phi lý của khoa kinh tế học hiện đại đã tuyên bố rằng: "Ideological comfort was bought at the price of intellectual integrity", đó chính là lời thú tội của khoa kinh tế học hiện đại, nó đã vứt bỏ cái áo khoác của nhà khoa học và choàng lên mình chiếc áo chùng của thầy tu.

Tài liệu tham khảo:

1. E. K. Kunt and Mark Lautzenheiser: "Hisory of Economic Thought: A Critical Perspective"; Third Edition; M. E. Shape Publisher; New York 2011

2. Roy H. Grieve: "The marginal productivity theory of the price of capital: An historical perspective on the origins of the codswallop"; Link 2012

3. Marc Linder: "The Anti-Samuelson", Volume II: Microeconomic; Urizen Book; New York 1977

4. Michael Perelman: "The End of Economics"; Routledge Publisher; New York 1996

Thursday, January 9, 2014

Lý thuyết về năng suất biên của tư bản: Một thất bại của kinh tế học.

1. Samuelson viết trong cuốn sách giáo khoa được phổ biến khắp thế giới về kinh tế học: the extra product or output added by one extra unit of that factor, while other factors are being held constant. Mọi sinh viên khoa kinh tế đều được dạy rằng số lượng đầu ra tăng thêm nếu một đầu vào được tăng thêm một đơn vị trong khi các đầu vào khác không đổi được gọi là năng suất biên của đầu vào đó. Giả sử hàm sản xuất có dạng Q=F(K,L) với K là tư bản và L là lao động thì năng suất biên của tư bản MPK=dQ/dK. Samuelson khẳng định lý thuyết năng suất biên không nhằm giải thích lương, địa tô hay hay lãi suất mà chỉ giải thích doanh nghiệp thuê các yếu tố sản xuất ra sao, dựa trên những giá cả đã được biết (M. Linder and J. Sensat, 1977).  

2.Một nhà kinh tế học nổi tiếng khác Joan Robinson vào năm 1950 đã chỉ ra lý thuyết về năng suất biên của tư bản gặp vấn đề về tổng hợp. Khái niệm tư bản được khoa kinh tế học dùng để đề cập tới những giá trị sử dụng cụ thể như máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, bất động sản..). Nhưng bản thân những hàng hóa vốn này xét trên phương diện giá trị sử dụng là hoàn toàn khác nhau, không thể có bất cứ điểm chung nào để tổng hợp lại thành một dạng hàng hóa vốn chung, tức là không có cách nào để tổng hợp được năng suất biên của tư bản nói chung. (F. Moseley, 2012)

3.Quá trình sản xuất bao giờ cũng là quá trình tạo ra giá trị sử dụng, khoa kinh tế học cũng thừa nhận điều này, song để tạo ra giá trị sử dụng thì ngoài vốn và lao động còn có tác động của những lực lượng tự nhiên nữa (K. Marx). Ví dụ canh tác lúa thì ngoài hạt giống, đất đai, phân bón, nước và công nhân thì số lượng hạt lúa tăng thêm còn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố tự nhiên nữa, hoặc công nghiệp hóa chất phụ thuộc rất nhiều vào các quá trình tác động của tự nhiên. Nếu không thừa nhận năng suất biên của các lực lượng tự nhiên thì năng suất biên của tư bản là một điều hoàn toàn phi lý. Ngược lại nếu thừa nhận năng suất biên của các lực lượng tự nhiên thì khoa kinh tế học chưa bao giờ giải thích được phần năng suất biên ấy đã biến đi đâu. 

4.Lý thuyết năng suất biên của tư bản không thể giải quyết vấn đề nguyên liệu trong hàm sản xuất. Sản lượng đầu ra không thể nào tăng thêm nếu không tăng nguyên liệu cho dù các yếu tố đầu vào khác có tăng thêm bao nhiêu đi nữa. Xét từ phía cầu về tư bản, giá của nguyên vật liệu sẽ được tính bằng giá trị sản phẩm biên của nguyên liệu, tức là không thể xác định được giá của nguyên liệu. Phái kinh tế học tân cổ điển giải quyết vấn đề này bằng cách loại bỏ yếu tố vật chất và giả định rằng quá trình sản xuất là chỉ là quá trình làm tăng thêm giá trị. Song điều đó cũng không đi đến đâu cả, nếu bỏ qua giá trị sử dụng thì cũng không thể xét tới giá trị vì hàng hóa mang cả giá trị và giá trị sử dụng nên quá trình sản xuất là quá trình tạo giá trị sử dụng đồng thời tạo giá trị. Nếu không biết số lượng giá trị sử dụng ở đầu vào và số đầu ra thì tính toán giá trị hoàn toàn không có cơ sở nào hết (F. Moseley). Một điểm nữa cần được xem xét là các lĩnh vực sản xuất thường liên quan tới nhau, sản phẩm đầu ra của ngành này lại là nguyên liệu của ngành khác, vì vậy khi khoa kinh tế học thất bại trong việc giải thích vấn đề nguyên liệu thì đồng thời cũng thất bại trong việc giải thích quá trình sản xuất. Ví dụ lúa là sản phẩm của nông nghiệp và là nguyên liệu cho công nghiệp xay xát, khi không xác định được giá lúa thì cũng không thể giải thích được quá trình sản xuất nông nghiệp

5.Nếu tư bản là hàng hóa vốn mà doanh nghiệp sản xuất đã có sẵn thì sẽ không đi đến đâu cả. Khoa kinh tế học giả định rằng có những doanh nghiệp chuyên cung cấp hàng hóa vốn và doanh nghiệp sản xuất phải thuê hoặc mua lại hàng hóa vốn. Do đó, hàng hóa vốn phải được sản xuất ra ở một chu kỳ kinh tế khác, khoa kinh tế học không có cách nào xác định được hàm sản xuất của hàng hóa vốn. Giá của hàng hóa vốn được cung cấp xác định bằng chi phí của doanh nghiệp cho thuê vốn cộng với lãi suất (hay còn được gọi là chi phí cơ hội-không có cách nào xác định được nguồn gốc của nó)). Điều này chỉ lặp lại sai lầm của các nhà kinh tế chính trị học cổ điển: Lợi nhuận là khoản cộng thêm vào giá thành. Hàm cung cấp yếu tố sản xuất hoàn toàn không thể xác định được (F. Moseley, 2012). Lãi suất không thể xác định được dựa vào năng suất biên của tư bản (như khẳng định của Samuelson) và cũng cần nói thêm là không thể được xác định bằng bất cứ cách nào khác.

6.Mọi doanh nghiệp đều phải tính tới chi phí cơ hội. Nhưng nếu các hãng cho thuê vốn trừ đi chi phí cơ hội thì lợi nhuận kinh tế của họ là số không. Trong dài hạn theo nguyên tắc tự do cạnh tranh các hãng cho thuê vốn sẽ cạnh tranh nhau và hạ giá cho thuê vốn xuống bằng chi phí, dẫn đến một điều phi lý khác là cầu về vốn không có ảnh hưởng gì giá cho thuê vốn. Điều nực cười là nếu lợi nhuận kinh tế của các hãng cho thuê vốn là không thậm chí còn âm trong dài hạn thì tại sao các hãng đó vẫn tiếp tục tồn tại. (F. Moseley, 2012).

7.Lý thuyết năng suất biên của vốn hoàn toàn mâu thuẫn với lý thuyết về tối đa hóa độ thỏa dụng. Theo lý thuyết về tối đa hóa độ thỏa dụng thì người mua hàng hóa sẽ đặt giá của hàng hóa bằng với độ thỏa dụng biên mà hàng hóa đó đem lại. Nhà tư bản khi mua hàng hóa thì anh ta không phải là người tiêu dùng vì không tuân theo quy luật tối đa hóa độ thỏa dụng mà tuân theo tối đa hóa lợi nhuận, tức là giá của hàng hóa vốn bằng năng suất biên của nó (M. Linder and J. Sensat, 1977). Khoa kinh tế học không thể giải thích được tại sao cùng một hành vi mua hàng hóa nhưng có hai quy luật khác nhau để xác định giá cả.

8.Lý thuyết năng suất biên của vốn thất bại hoàn toàn trong việc giải thích lợi nhuận thương nghiệp. Hàng hóa được thương nhân mua sau đó bán lại với giá cao hơn mà không cần bất cứ hoạt động sản xuất nào, tức là không làm thay đổi giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa. Áp dụng lý thuyết năng suất biên sẽ không thể thấy được nguồn gốc phần giá trị chênh lệch giữa giá cả đầu vào và đầu ra.

9.Hàng hóa vốn khi tham gia vào quá trình sản xuất thì giá trị sử dụng của nó bị mất đi, và một giá trị sử dụng khác được tạo ra. Cùng với sự mất đi của giá trị sử dụng thì giá trị của nó cũng mất theo, vì giá trị không thể tồn tại độc lập với giá trị sử dụng. Khi rèn một thỏi sắt thành cái búa thì giá trị của sắt không thể nào tiếp tục tồn tại trong cái búa, khi đó giá trị của sắt tồn tại bên ngoài giá trị sử dụng của sắt và giá trị của cái búa lại bao gồm cả giá trị của sắt. Khoa kinh tế học loay hoay với cái điều nực cười là giá trị có thể tồn tại độc lập với giá trị sử dụng và ngược lại giá trị sử dụng lại có thể bao gồm nhiều giá trị khác nhau. Sự phi lý đó là nguồn gốc của những thất bại mà khoa kinh tế học gặp phải trong trường hợp lý thuyết năng suất biên của tư bản.

10. Để kết luận về chủ đề này có thể mượn lời của giáo sư F. Moseley: If the choice between Marx’s theory and marginal productivity theory were made strictly on the basis of the standard scientific criteria of logical consistency and empirical explanatory power, Marx’s theory would win hands down.

Tài liệu tham khảo:

1-K. Marx, "The Capital", Chater 7 "The labour process and the process of producing surplus-value". epub prepared by Eduardo Brissos (2011) at marxist.org

2-Fred Moseley (2012) "A Critique of the Marginal Productivity Theory of the Price of Capital". Real-world economics review, issue no. 59

3-Marc Linder and Julius Sensat (1977) "The Anti-Samuelson", Volume 2, Chapter 18 "Marginal Productivity Theory". New York : Urizen Books.




Monday, November 4, 2013

Tại sao lao động của nhà tư bản không tạo ra giá trị thặng dư?

1. Quan niệm giá trị thặng dư, thường hay bị nhầm lẫn thành lợi nhuận, của nhà tư bản là tiền công cao trả cho lao động giám sát, lao động trí óc, và những thứ tương tự khác, được J.B. Say đưa ra. Toàn bộ học thuyết của ông này đã phá sản một cách thảm hại khi nền kinh tế tư bản gặp phải những cuộc khủng hoảng chu kỳ.

2. Ở những nơi nào mà nhà tư bản bắt buộc phải đảm nhiệm một phần công việc của quá trình sản xuất, thì anh ta nhận được tiền công. Song tiền công đó là trả cho việc anh ta lao động chứ không phải là trả cho anh ta với tư là nhà tư bản. Với tư cách là nhà tư bản thì anh ta thu được giá trị thặng dư.

3. Giá trị thặng dư khác hoàn toàn với tiền công của nhà tư bản vì tiền công, tức là giá trị sức lao động nói chung phụ thuộc vào quy mô tư bản ứng trước và được xác định trước khi sản xuất bắt đầu. Nhà tư bản thuê một công nhân với giá 1 USD/ngày hay 1 USD/sản phẩm thì cái lượng đó phải được tính toán và cố định trong hợp đồng trước khi bắt đầu sản xuất, ngay cả với lao động của bản thân nhà tư bản cũng vậy. Nếu nhà tư bản có 100 USD thì không có cách nào thuê lao động với giá trị 1000 USD. Giá trị thặng dư lại là chuyện khác, nó không bị hạn chế bởi quy mô tư bản ứng trước và chỉ xác định được sau khi quá trình sản xuất đã kết thúc, tư bản ứng trước là 100 USD nhưng lợi nhuận hoàn toàn có thể là bất cứ con số nào 10, 100 hay 1000 USD thậm chí là âm.

4. Nói rằng nhà tư bản tính lương cho mình 1 USD/ngày nhưng sau khi vật hóa nó lại bán với giá 100 USD thì thật buồn cười vì anh ta tự lừa dối chính bản thân mình thôi. Ngược lại nếu giá trị lao động anh ta tạo ra là 100 USD và bán nó với 100 USD thì không có một mẩu giá trị thặng dư nào trong đó cả.

5. Quan niệm giá trị thặng dư là tiền công cao của nhà tư bản thường xuất hiện không phải ở tầng lớp chủ tư bản lớn, mà thường là từ những chủ cửa hàng nhỏ, nông dân hay thợ thủ công, những người thu được một tỷ suất lợi nhuận cao hơn tỷ suất lợi nhuận trung bình vì khoản lợi nhuận đó thường bao gồm cả tiền công của anh ta nữa.

6. Xã hội đã chứng minh cái quan điểm tầm thường ấy là sai lầm bằng một cách rất đơn giản: Chính các vị giám đốc khả kính, chuyên gia sáng tạo, nhà khoa học đầy trí tuệ cũng đã trở thành người làm thuê, sau khi trả lương cho họ thì nhà tư bản vẫn còn một khoản giá trị thặng dư kếch xù đút túi. Tất nhiên các vị đầy trí tuệ khả kính và sáng láng ấy vẫn hoàn toàn có thể kêu lên rằng: Nhà tư bản vẫn bỏ lao động trí óc ra đấy, còn chúng tôi giờ chỉ là những con lừa kéo cối xay.

Cập nhật ngày 24/04/2017:

Một ví dụ đơn giản về sản xuất của nhà tư bản: (100c+20v)+20m=140

Nếu coi 20m là tiền lương quản lý của nhà tư bản thì sẽ trở thành (100c+20v+20v')=140.

7. Ở đây rút ra vài điều:

7.1. Nhà tư bản bán sức lao động cho chính anh ta, điều này mâu thuẫn với khái niệm về hàng hóa (giá trị sử dụng cho người khác). Hãy thử nghĩ công nhân cũng bán sức lao động của bản thân cho chính họ!

7.2. Tiền lương là giá cả của sức lao động, tức là phải được ứng ra trước khi sản xuất và không phụ thuộc vào sản xuất, có nghĩa là sản xuất kiểu gì thì nhà tư bản cũng phải tự trả cho bản thân 20v'. Điều này mâu thuẫn với khái niệm giá trị thặng dư vì giá trị thặng dư do sản xuất tạo ra và không phụ thuộc vào tư bản ứng trước, không phụ thuộc vào quan hệ mua bán hàng hóa hay sức lao động.

7.3 Giá trị hàng hóa của nhà tư bản khi đó sẽ chỉ bao gồm giá trị tư bản ứng trước. Hãy nhớ lại công thức T-H...H'-T', lúc này H=H' do đó T=T'. Nếu mỗi nhà tư bản đều phải bán hàng hóa đúng với giá trị của nó thì giá trị thặng dư không tồn tại. Lợi nhuận biến mất, không có cạnh tranh, không có tư bản. Lúc này những người coi giá trị thặng dư là tiền công của nhà tư bản sẽ quay lại cái lập luận giá trị thặng dư=lợi nhuận= mua đắt-bán rẻ, tức là giá trị thặng dư là do sự bịp bợm sinh ra. Chúng ta có một mớ hỗn loạn các nhà tư bản ăn lương và bịp bợm để đánh cắp tiền vốn của nhau!

7.4 Việc coi tiền giá trị thặng dư là tiền lương của nhà tư bản đã làm giảm cấu tạo hữu cơ, từ 5:1 xuống còn 5:2. Điều này có nghĩa là thay vì cải tiến công nghệ sản xuất thì người ta hạ cấp công nghệ sản xuất. Nhà tư bản sẽ có xu hướng tự mình làm việc nhiều hơn để nhận được tiền lương cao hơn. Phần C sẽ ngày càng nhỏ đi còn phần V sẽ ngày càng lớn lên. Điều này trái ngược với chính sự vận động của nền sản xuất tư bản. Máy móc công nghệ sẽ dần biến mất và nhường chỗ cho một nhà tư bản cu li!

Friday, September 27, 2013

Kibbutz của Israel có phải là mô hình chủ nghĩa xã hội?

Thấy nhiều người ca ngợi các cộng đồng kibbutz của Israel, thậm chí coi nó là chủ nghĩa xã hội (đao to búa nhớn ra phết). Nhưng đây là mặt trái của tấm huân chương:

1) Các kibbutz cực kỳ phân biệt chủng tộc: Chỉ chấp nhận người Israel, còn người Arab hay Palestine thì quên khẩn trương, thậm chí một người đàn ông Israel mà lấy vợ Arab thì cũng không có cửa sống trong kibbutz toàn người Israel.

2) Các kibbutz nhận được rất nhiều ưu đãi và trợ cấp các loại của nhà nước Israel: Do vậy chúng mới thành công về mặt kinh tế, không thì cũng giải tán sớm. 

3) Các kibbutz có liên hệ chặt chẽ với quân đội: Các sĩ quan quân đội cũng như bính lính của các đơn vị tinh nhuệ Israel phần lớn xuất thân từ các kibbutz.

4) Cấu trúc xã hội của các kibbutz là khép kín và hoàn toàn độc đoán về tư tưởng: Cả cộng đồng sẽ ủng hộ một quan điểm chính trị, thậm chí đọc cùng một tờ báo, bất cứ ai làm khác sẽ bị cô lập.

Chủ nghĩa xã hội là gì thì vẫn còn phải đi tìm câu trả lời và chắc chắn một điều là mô hình kibbutz không phải là câu trả lời cho câu hỏi ấy.


Thursday, May 16, 2013

Hạ lãi suất cho vay không có tác dụng kích thích tăng trưởng kinh tế

Thông thường lập luận được đưa ra như sau: Ngân hàng hạ lãi suất cho vay sẽ giúp doanh nghiệp vay thêm vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thêm GDP cho nền kinh tế. 

Lập luận này dựa trên giả định cho rằng doanh nghiệp họat động vì lợi nhuận nên khi có cơ vội vay vốn với chi phí thấp hơn thì doanh nghiệp sẽ vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh nhằm tăng thêm lợi nhuận. Nhưng vấn đề là doanh nghiệp quyết định về đầu tư dựa trên tỷ suất lợi nhuận chứ không phải dựa trên lợi nhuận. 

1. Phân tích: 

Cần phải xem xét lập luận đó trong hai trường hợp cụ thể hơn.

1. Toàn bộ các doanh nghiệp trong nền kinh tế vay vốn để đầu tư:

Khi lãi suất cho vay giảm xuống thì doanh nghiệp phải trả lãi ít hơn, phần dôi ra trở thành lợi nhuận mà không cần thay đổi chi phí cũng như doanh thu, tỷ suất lợi nhuận của tất cả các doanh nghiệp đều tăng lên, có nghĩa là tỷ suất lợi nhuận bình quân của nền kinh tế cũng tăng lên đúng như vậy. Không doanh nghiệp nào có tỷ suất lợi nhuận cao hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân để có thể quyết định mở rộng sản xuất kinh doanh. Hạ lãi suất cho vay làm tăng lợi nhuận  của doanh nghiệp nhưng sẽ không có tác dụng kích thích tăng trưởng kinh tế.

2. Một phần doanh nghiệp vay vốn, phần còn lại sử dụng vốn tự có: 

Tỷ suất lợi nhuận của những doanh nghiệp vay vốn sẽ tăng lên trong khi tỷ suất lợi nhuận của những doanh nghiệp sử dụng vốn tự có giữ nguyên. Mặc dù tỷ suất lợi nhuận bình quân tăng lên song các doanh nghiệp vay vốn sẽ có tỷ suất lợi nhuận cao hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân trong khi các doanh nghiệp sử dụng vốn tự có thì lại có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân. Các doanh nghiệp vay vốn sẽ vay thêm vốn để mở rông sản xuất kinh doanh trong khi các doanh nghiệp sử dụng vốn tự có sẽ thu hẹp sản xuất kinh doanh để chuyển sang các lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn đi cùng với sự thu hẹp sản xuất kinh doanh của những doanh nghiệp sử dụng vốn tự có. Như vậy, hạ lãi suất cho vay không mang lại kích thích tăng trưởng kinh tế.

2. Vai trò của ngân hàng: 

Hai trường hợp được phân tích ở trên đều không nhắc tới vai trò của ngân hàng. Nếu có đưa ngân hàng vào phân tích cũng không có gì thay đổi nhiều. Ở trường hợp thứ nhất hạ lãi suất cho vay trong khi lãi suất huy động của ngân hàng không thay đổi thì tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng sẽ thấp đi trong khi tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên. Điều này sẽ dẫn đến vốn bị rút ra khỏi các ngân hàng và đầu tư vào các doanh nghiệp, tức là lãi suất cho vay sẽ lại bị kéo lên. Ở trường hợp thứ hai thì các ngân hàng sẽ trở thành kênh dẫn vốn từ các doanh nghiệp sử dụng vốn tự có sang các doanh nghiệp vay vốn.

3. Tác động thực của việc hạ lãi suất cho vay:

Tất cả những phân tích ở trên đều dựa trên giả định rằng tất cả các doanh nghiệp đều có cùng một cấu tạo hữu cơ của tư bản (Giá trị vốn cố định và nguyên vật liệu/ tiền lương), song trên thực tế các nhóm doanh nghiệp thường có cấu tạo hữu cơ của tư bản khác nhau. 

Trong trường hợp thứ nhất thì không có gì thay đổi. Trong trường hợp thứ hai thì vốn được phân bổ từ các doanh nghiệp sử dụng vốn tự có về các doanh nghiệp vốn vay. Tùy thuộc sự khác biệt về cấu tạo hữu cơ của hai loại doanh nghiệp này mà phân bổ nguồn lực qua vốn vay sẽ dẫn đến sự phân bổ lại nhu cầu về máy móc và nguyên vật liệu hay lao động. Ví dụ: Giả sử doanh nghiệp vay vốn có cấu tạo hữu cơ là 6/4 trong khi doanh nghiệp kinh doanh bằng vốn tự có có cấu tạo hữu có là 4/6. Nếu rút ra 10 đồng vốn từ doanh nghiệp thứ hai để chuyển sang doanh nghiệp thứ nhất thì nhu cầu về lao động sẽ giảm đi trong khi nhu cầu về máy móc và nguyên vật liệu tăng lên. Ngược lại nếu doanh nghiệp vay vốn có cấu tạo hữu cơ là 4/6 và doanh nghiệp sử dụng vốn tự có có cấu tạo hữu cơ là 6/4 thì sự phân bổ lại nguồn vốn sẽ làm tăng nhu cầu về lao động trong khi nhu cầu về máy móc và nguyên liệu giảm đi.

 4. Ý nghĩa của phân tích:

Xét trên phương diện kinh tế vĩ mô, tác động đến lãi suất cho vay của ngân hàng không đem lại tăng trưởng kinh tế song có thể thay đổi nhu cầu của nền kinh tế về vốn vật chất và nhân lực. Tức là hoàn toàn có thể dựa vào đó để thúc đẩy tạo công ăn việc mới làm hoặc gia tăng tiêu thụ máy móc và nguyên vật liệu, song hai yếu tố này mang tính đánh đổi có nghĩa là giải quyết công ăn việc làm sẽ dẫn tới giảm nhu cầu về máy móc và nguyên vật liệu hay ngược lại.

Tại Việt Nam, phần lớn các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ sử dụng vốn tự có với cấu tạo hữu cơ rất thấp (có nghĩa là sử dụng nhiều lao động hơn vốn) trong khi chỉ có một số ít doanh nghiệp lớn sử dụng vốn vay với cấu tạo hữu cơ cao hơn. Việc hạ lãi suất cho vay sẽ chỉ có tác dụng đối với các doanh nghiệp lớn và dẫn đến gia tăng nhu cầu về máy móc và nguyên liệu, phần lớn những thứ này Việt Nam phải nhập khẩu, tức là sẽ thúc đẩy nhập khẩu máy móc và nguyên liệu. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ tìm cách thu hồi vốn và đầu tư vào những lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận cao hơn, do đó tỷ lệ doanh nghiệp đóng cửa và tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng. Song phần lớn các lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận cao hơn lại có nhiều rào cản, không dễ dàng gì có thể ngay lập tức đầu tư vào đó vì vậy các chủ doanh nghiệp nhỏ sẽ phải chờ đợi thời cơ bằng cách tạm gửi tiền của mình vào ngân hàng hoặc mua các tài sản có giá như vàng hoặc ngoại tệ, hạ lãi suất cho vay chắc chắn sẽ làm tăng giá ngoại tệ và vàng. 

Saturday, April 13, 2013

Tại sao phải tăng lương cho công nhân?

1) Tăng lương cho công nhân để đảm bảo đời sống cho công nhân, tạo điều kiện cho họ chăm sóc bản thân và gia đình, để họ có thể tham gia vào đời sống văn hóa-xã hội. Như vậy, tăng lương sẽ có tác dụng cải tạo con người mạnh mẽ giúp tạo ra những con người không chỉ khỏe mạnh về thể chất mà còn khỏe mạnh về tinh thần, sẽ giúp cho xã hội phát triển mạnh mẽ hơn.

2) Tăng lương cho công nhân không làm tăng giá cả hàng hóa mà chỉ làm giảm lợi nhuận của chủ doanh nghiệp, góp phần tạo dựng sự bền vững trong phân phối thu nhập.

3) Tăng lương cho công nhân làm không làm tăng lạm phát vì nhu cầu về lương thực thực phẩm của công nhân tăng song nhu cầu về hàng xa xỉ của chủ doanh nghiệp lại giảm, phần giảm đi và tăng lên bù trừ nhau nên tổng cầu về hàng hóa của xã hội không tăng.

4) Tăng lương cho công nhân làm gia tăng nhu cầu về lương thực thực phẩm tức là tăng thu nhập cho nông dân và làm giảm nhu cầu về hàng hóa xa xỉ tức là có tác dụng tiết kiệm tài nguyên của đất nước, giảm bớt tiêu xài lãng phí.

5) Tăng lương cho công nhân sẽ hạn chế việc chủ doanh nghiệp tiêu dùng lãng phí sức lao động, nguồn tài nguyên quan trọng bậc nhất của quốc gia.

6) Tăng lương cho công nhân sẽ thúc đẩy chủ doanh nghiệp phải sử dụng nhiều máy móc hơn trong sản xuất, tức là thúc đẩy quá trình hiện đại hóa nền sản xuất.