Thursday, December 26, 2013

Viện trợ cho phong trào dân chủ

Một nhóm dân chủ đến gặp đại sứ Mỹ, kêu gào về tình trạng mất dân chủ mất nhân quyền rất lâm li bi thiết, yêu cầu nước Mỹ khẩn trương kề vai sát cánh hỗ trợ phong trào dân chủ đang bị đàn áp khốc liệt. Đại sứ Mỹ nghe xuôi tai liền nói sẽ trình bày tình hình với tổng thống Mỹ để tìm kiếm biện pháp thích hợp.

Vài ngày sau đại sứ Mỹ viết thư cho cả nhóm, thông báo rằng tổng thống Mỹ bày tỏ sự cảm thông sâu sắc và sẵn sàng viện trợ một khoản cần thiết để hỗ trợ phong trào. Dân chủ liền viết thư trả lời: Vậy thì các ngài hãy gửi ngay cho chúng tôi 1 triệu viên Viagra. 

(Chuyện bịa, chỉ để giải trí)

Friday, December 6, 2013

Lý do Alan Phan ngừng nói về kinh tế Việt Nam

Một lần Alan Phan vô tình gặp bầu Đức, liền vồn vã: Này, tôi có lời khuyên cho mớ bất động sản của ông đấy.

Bầu Đức liền trả lời: Vâng, tôi xin nghe.

Alan Phan nói tiếp: Ông nên hạ giá thật mạnh, giá càng rẻ càng tốt, mọi thứ sẽ ổn ngay.

Bầu Đức nói: Chà chà, lời khuyên nghe cũng có lý đấy, tôi phải trả ông bao nhiêu đây?

Alan Phan cười tươi: Ồ, có đáng gì đâu, ông không phải trả gì cả.

Bầu Đức hỏi lại: Ông có muốn biết kinh nghiệm kinh doanh của tôi không?

Alan Phan trả lời: Có chứ, tôi nghe đây.

Bầu Đức nói: Những thứ rẻ mạt thường có chất lượng kém, đừng bao giờ xài chúng.

(Chuyện bịa, chỉ để giải trí)

Wednesday, December 4, 2013

Tiến sĩ Giáp Văn Dương và câu chuyện thầy bói xem voi

Người Việt Nam vốn rất quen thuộc với câu chuyện về năm ông thầy bói mù xem voi bằng cách mỗi người sờ một bộ phận của con voi. Đỉnh điểm của câu chuyện là năm ông thầy bói mù chả ai chịu ai, ai cũng cho quan niệm của mình về con voi là đúng và lao vào choảng nhau sứt đầu mẻ trán. Kết thúc câu là người quản tượng phải can ngăn nói rõ là con voi có nhiều bộ phận, mỗi ông mới chỉ xem có một bộ phận.

Nếu như giờ có ai đó kể câu chuyện thầy bói xem voi ấy khác đi. Ngay cả khi người quản tượng đã can ngăn và nói rõ về con voi rồi mà mấy ông thầy bói vẫn cho là mình có lý hệt như người quản tượng có lý, vẫn tiếp tục choảng nhau thậm chí còn choảng luôn cả người quản tượng nữa. Hẳn bạn đọc sẽ không coi đó là chuyện ngụ ngôn phê phán cách nhìn sự việc phiến diện nữa mà chuyện thành một câu chuyện cố chấp tào lao dớ dẩn.

Liệu có ai ngạc nhiên không khi tiến sĩ Giáp Văn Dương kể một câu chuyện cố chấp tào lao như vậy và được báo Vietnamnet đăng để giới thiệu cách dạy môn lịch sử trong nhà trường?

Phần 1: Về phương pháp luận

Câu chuyện kiểu thầy bói mù xem voi trong bài báo đó đây:

Cùng là một vật thể: chiếc cốc, nhìn từ bên cạnh là hình nón cụt, nhìn thẳng vào lòng cốc là hình tròn. Từ hai góc nhìn khác nhau đã có hai hình dạng khác hẳn nhau. Ai đúng, ai sai? Câu trả lời tất nhiên là không có ai đúng, mà cũng chẳng ai sai. Cả hai đều đúng, và cả hai đều sai. Đúng, theo góc nhìn của mình, nhưng sai do diễn giải của mình về cái cốc là phiến diện...

Với trường hợp cái cốc, chúng ta chấp nhận việc thấy cái cốc là hình nón hay hình tròn tùy theo góc nhìn là điều hiển nhiên. Nhưng với các sự kiện lịch sử, chúng ta lại thường không chấp nhận điều đó, và có xu hướng cho rằng chỉ có một diễn giải đúng. Diễn giải đó thường được coi là chính thống, được sự hỗ trợ của hệ thống, đặc biệt là truyền thông và giáo dục, nên được cho là chân lý, lấn át mọi diễn giải khác.


Các sự thật này đều bình đẳng với nhau theo cách riêng của chúng. Nhưng sự thật đúng nhất là sự tổ hợp của các sự thật cá nhân này. Không có cách nào tránh khỏi điều này, vì nếu không, sẽ rơi vào phiến diện và tranh cãi triền miên, như câu chuyện về cái cốc hình nón hay hình tròn đã nói.


Thứ nhất, khi người ta đã xác định được cái cốc là gì rồi thì không còn ai gàn dở đến mức độ khăng khăng cái cốc là hình tròn hay hình nón nữa. Các phỏng đoán về hình dạng cái cốc chỉ bình đẳng với nhau khi người ta chưa biết cái cốc là gì. Còn sau đó thì sự bình đẳng chỉ dẫn đến một câu chuyện nực cười.

Thứ hai, nếu coi các sự thật bình đẳng với nhau tức là cái cốc hình nón hay hình tròn có giá trị như nhau và sự thật đúng nhất là tổ hợp các sự thật thành phần thì tiến sĩ Giáp Văn Dương đã phủ nhận khả năng nhận thức được sự thật của con người, bởi vì mỗi sự vật hay hiện tượng đều là có vô hạn các góc nhìn khác nhau, do đó con người sẽ luôn chỉ có thể biết được sự thật một cách gần đúng. Nếu không phủ nhận khả năng nhận thức được sự thật của con người thì tiến sĩ Giáp Văn Dương lại vừa mới tạo ra siêu nhân, vì khi đó con người có khả năng đếm được số vô hạn (tức là tổng hợp được vô hạn các sự thật khác nhau)!

Thứ ba, tiến sĩ Giáp Văn Dương đã không giải thích tại sao các sự thật thành phần lại hợp với nhau thành sự thật đúng nhất được. Liệu đặt con voi và chung với cái chén thì có thành sự thật là cái chén có bốn chân hay không? Câu trả lời là không. Sự thật cuối cùng là cái chung nhất, cái bản chất, nó sẽ biểu hiện ra ngoài thành các hiện tượng cụ thể. Hay nói cách khác là bản chất sẽ quyết định hiện tượng và ngược lại hiện tượng sẽ phản ánh bản chất. Trí tuệ của con người phải phát hiện ra yếu tố thống nhất ấy chứ không phải làm trò quỷ thuật là tập hợp những quan niệm hỗn độn lại rồi gán cho chúng cái tên sự thật. Câu chuyện dân gian về thầy bói xem voi cũng đã phản ánh điều đó một cách tinh tế. Người quản tượng trong câu chuyện giải thích con voi có chân, tai, vòi, ngà chứ không nói là những bộ phận đó hợp lại thành con voi. 

Phần 2:  Về đối lập và bổ trợ:

Sự phát triển của khoa học, đặc biệt là vật lý học, đã cho thấy sự vật có thể mang những đặc tính hoàn toàn trái ngược nhau, như lưỡng tính sóng-hạt của ánh sáng chẳng hạn. Chính vì thế, Niels Bohr, một trong những nhà vật lý học vĩ đại của thế kỷ 20, đã phải thốt lên rằng: Đối lập là bổ trợ. Điều này có nghĩa, những diễn giải đối lập nhau không phải là để triệt tiêu nhau, mà bổ trợ nhau trong việc hình thành một nhận thức đúng của chúng ta về sự vật, tức càng giúp chúng ta tiến gần sự thật. Các góc nhìn càng phong phú thì cơ hội tiếp cận sự thật càng nhiều.

Phát hiện của vật lý học chính là chứng minh quy luật mâu thuẫn trong triết học, tính sóng và tính hạt của ánh sáng là hai mặt của một mâu thuẫn, hai mặt ấy cùng tồn tại và đấu tranh với nhau nhưng chúng lại có sự thống nhất với nhau. Tính sóng không triệt tiêu tính hạt và ngược lại. Vì không nắm được quy luật về mâu thuẫn nên tiến sĩ Giáp Văn Dương đã mắc vào cái bẫy ngụy biện như sau: tính sóng không phải tính hạt, tức là tính sóng đối lập với tính hạt, vì vậy đối lập là bổ trợ. Các diễn giải đối lập không triệt tiêu nhau, bổ sung cho nhau chỉ tồn tại nếu chúng phản ánh sự thống nhất khách quan. Không tuân thủ sự thống nhất ấy thì các diễn giải sẽ triệt tiêu nhau, và làm cản trở quá trình nhận thức.

Về phương pháp nhận thức thì đã đề cập ở trên, gom các góc nhìn khác nhau đó lại không dẫn đến phát hiện ra sự thật được, bởi vì chúng là vô tận, không ai có thể đếm số vô tận cả. Trong khoa học cũng như tư duy khi đối mặt với hàng sa số hiện tượng như vậy thì con người phải tìm kiếm mối liên hệ giữa chúng, chọn lấy những cái cần thiết và gạt bỏ cái không cần thiết, chứ không thể gộp chúng lại với nhau một cách bừa bãi.


...với các hiện tượng lịch sử luôn gắn liền với con người, nặng tính chủ quan và không lặp lại, thì việc chấp nhận các diễn giải khác nhau, hoặc trái ngược nhau, cần phải được coi là bình thường và cần thiết để tiến gần sự thật.

Mặc dù sự kiện lịch sử gắn liền với con người, bao giờ cũng thể hiện ra là hành động của con người, nhưng phía sau hành động ấy bao giờ cũng có những quy luật khách quan chi phối. Đó chính là yếu tố thống nhất phía sau các sự kiện, nghiên cứu lịch sử là để phát hiện ra những quy luật ấy từ đó xây dựng lên những mô hình tổ chức xã hội thích hợp. Nghiên cứu lịch sử không phải là đi cóp nhặt những cách diễn giải khác nhau để rút ra những "bài học làm người văn minh".

Phần 3: Về bao dung

Với Việt Nam, một đất nước trải qua nhiều cuộc chiến liên miên, và nhiều vết thương vẫn còn gỉ máu, thì sự bao dung trong việc diễn giải lịch sử còn trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Vì chỉ có cách đó, chúng ta mới có thể chấp nhận được các diễn giải khác nhau về cùng một sự kiện. Và cũng chỉ có cách đó, sự thật của lịch sử mới được làm sáng tỏ phần nào.

Từ sai lầm trong phương pháp luận, tiến sĩ Giáp Văn Dương đã đi đến sai lầm trong khái niệm bao dung. Việc diễn giải lịch sử vô tội vạ không những không làm sáng tỏ được lịch sử, mà ngược lại còn dẫn đến kích động hằn thù giữa các nhóm khác nhau trong xã hội. Chính tiến sĩ Giáp Văn Dương đã viết ở một đoạn khác là: 

Khi cuộc chiến kết thúc, di sản lớn nhất mà nó để lại không hẳn là những tổn thất vật chất, mà là các diễn giải, hoặc khổ đau hoặc tự mãn, được lồng ghép với nhiều ý đồ khác nhau của người diễn giải, tạo ra những vòng xoáy vô tận.

Kết quả của các diễn giải thiên kiến, dù mang trên mình những chiếc áo mỹ miều của lòng yêu nước hay bản sắc quốc gia, cũng làm những đổ vỡ trong lịch sử, máu và nước mắt, sẽ theo những vòng xoáy này tàn phá lòng người, tàn phá thế hệ hiện tại. Qua cách đó, cuộc chiến sẽ không bao giờ kết thúc. Cuộc chiến chỉ chuyển sang một dạng khác, duy trì dưới một mầm mống khác có thể bùng phát bất cứ lúc nào.

Tức là tiến sĩ Giáp Văn Dương cũng không cho rằng bao dung là chấp nhận những diễn giải mang tính thiên kiến mà chỉ là những diễn giải khách quan thôi. Vậy tiêu chuẩn nào phân biệt thiên kiến và khách quan? Dựa trên bằng chứng lịch sử vì Chính các bằng chứng này là yếu tố quyết định diễn giải nào có nghĩa, và diễn giải nào là ngụy biện. Nhưng bằng chứng lịch sử theo phương pháp của tiến sĩ Giáp Văn Dương lại là tập hợp của vô tận các diễn giải khác nhau, tức là diễn giải lịch sử sẽ làm bằng chứng cho diễn giải lịch sử, một vòng luẩn quẩn không đến đâu cả. Như vậy, việc phân biệt diễn giải thiên kiến và khách quan cũng chỉ là trò đùa. Thậm chí cứ cho là tiến sĩ Giáp Văn Dương có thể trở thành siêu nhân, tức là nắm bắt được sự vô hạn của sự vật, thì làm sao có thể coi bằng chứng cho sự tồn tại của một góc nhìn là bằng chứng cho thấy góc nhìn đó phù hợp với sự thật?

Sự bao dung chỉ có thể xây dựng dựa trên tiêu chí tôn trọng sự thật, chỉ có như vậy mới giúp các cá nhân không xung đột với nhau nữa. Những ông thầy bói mù không đánh nhau nữa thì bởi vì người quản tượng nói cho họ biết sự thật về con voi, chứ không phải vì con voi là cái đuôi cũng được hay là cái vòi cũng được.

Phần 4: Kết luận

Phương pháp luận của tiến sĩ Giáp Văn Dương là tập hợp đơn giản các góc nhìn khác nhau thành sự thật, chính vì vậy đòi hỏi các góc nhìn khác nhau phải được tôn trọng như nhau và coi sự đối lập là bổ sung. Từ đó xây dựng quan niệm bao dung, tức là chấp nhận sự tồn tại của mọi góc nhìn. Phương pháp này chả có gì mới, nó chính là phương pháp thực chứng của nhà xã hội học người Pháp A. Comte, có từ xưa lắc và ngày nay khoa học hiện đại đã quên nó từ lâu. Thế nhưng tiến sĩ Giáp Văn Dương lại trưng bày nó như là phương pháp mới về dạy môn lịch sử trong nhà trường, cái mới của ông chỉ kéo lùi nhận thức của dân Việt Nam có hơn trăm năm chứ mấy.

Cái phương pháp cũ kỹ này có một lợi thế rất tuyệt vời là dựa vào nó người ta có thể xét lại rất nhiều thứ, đặc biệt là đối với lịch sử. Ban đầu người ta sẽ nhân danh tìm kiếm sự thật để lén lút đưa những diễn giải không liên quan thậm chí phủ nhận sự thật vào và rồi cuối cùng từ những diễn giải ấy phủ định luôn sự thật. Cái ảo thuật biến con voi thành cái cốc dưới nhãn mác khoa học là như vậy đấy.

Bài của tiến sĩ Giáp Văn Dương trên Vietnamnet

Tuesday, December 3, 2013

Một bộ phận không nhỏ

Một nông dân được đi họp tiếp xúc đại biểu Quốc Hội, mà đại biểu này lại là tổng bí thư. Buổi họp kéo dài đến tối muộn mới kết thúc, nông dân về đến nhà thì vợ đã lên giường.

Nông dân nhẹ nhàng chui vào nằm cạnh vợ, không ngờ chị vợ vẫn thức. 

- Hôm nay ông đi họp thế nào? Chị vợ hỏi.

- Tổng bí thư nói hay lắm, nghe xong thấy phấn chấn lắm. Vừa trả lời nông dân vừa áp sát người vào lưng vợ.

- Thế tổng bí thư nói những gì? Chị vợ lại hỏi.

- À, tổng bí thư có nói về một bộ phận không nhỏ...Miệng nói nhưng tay nông dân không quên luồn vào trong áo vợ.

- Này thôi đi, bộ phận không nhỏ của ông to lên nhanh quá đấy. Chị vợ gắt.

(Chuyện bịa, chỉ để giải trí)

Monday, December 2, 2013

Màn kịch vụng về của ông Dương Trung Quốc

Nhân sự kiện Quốc Hội bỏ phiếu thông qua Hiến Pháp sửa đổi 2013, ông Dương Trung Quốc đã diễn một màn kịch vụng về để lôi kéo sự chú ý của công luận, nhưng sự màn kịch ấy trái lại đã tố cáo thái độ hai mặt, lập lờ chính trị của ông này.

Trước hết nói về kết quả biểu quyết của Quốc Hội, thấy có một blog cũng khá nổi tiếng, đó là blog Hieu Minh trong bài "Lá phiếu trắng của nhà sử học Dương Trung Quốc" bình luận rằng: 

Bỏ qua chuyện “xào nấu” số liệu của bảng điện tử nói về số 97,59% nhất trí với Hiến pháp 1992 sửa đổi, bởi có 488 người biểu quyết, mà 486 người nhất trí, hai người không biểu quyết, mà hệ thống chuyên thu thập số liệu biểu quyết lại đưa ra con số 97,59% thì nên đuổi việc anh phụ trách IT của Quốc hội.


Hệ thống này chỉ có hai nút “Nhất trí” và “Không nhất trí”, tương đương với hai số 1 và 0. Nếu bấm nút “Nhất trí” thì hệ thống cộng thêm số 1, nếu không, thì chẳng cộng thêm gì nữa. Sau khi các đại biểu hoàn tất việc bấm nút, hệ thống cộng dồn số “Nhất trí” chia cho tổng số người bầu sẽ ra phần trăm “Nhất trí” và “Không nhất trí”, một bài toán đứa trẻ học lớp 7 cũng biết làm, tính nhẩm cũng ra khoảng 99%.

Đây là một bình luận sai lệch tệ hại, thiếu hiểu biết, bình luận mà hoàn toàn không tìm hiểu về sự việc. Thứ nhất là có 488 đại biểu Quốc Hội tham gia biểu quyết, song số lượng đại biểu Quốc Hội hiện nay là 498 người (vì Quốc Hội có 500 đại biểu song 1 người là bà Đặng Hoàng Yến đã bị bãi miễn, còn 1 người đã đột tử năm ngoái), tức là số đại biểu tham gia biểu quyết là 488/498= 97.99%. Thứ hai là người bình luận không hiểu gì về con số 97,57% đại biểu nhất trí với Hiến Pháp vì có tới 486/488 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành. Muốn tìm hiểu điều này thì chỉ cần giở lại Hiến Pháp 1992 xem điều 147 chương XII quy định về việc sửa đổi. Hiến Pháp sửa đổi chỉ có hiệu lực khi được tối thiểu hai phần ba tổng số đại biểu Quốc Hội tán thành, tức là con số hợp lệ phải được tính trên tổng số đại biểu Quốc Hội chứ không phải tổng số đại biểu Quốc Hội tham gia bỏ phiếu, như vậy tỷ lệ đại biểu quốc hội tán thành tính trên tổng số đại biểu Quốc Hội hiện có là 486/498=97,59%, con số này là hoàn toàn chính xác. Thứ ba là từ sự thiếu hiểu biết đó quay sang vu khống nhân viên kỹ thuật của Quốc Hội xào nấu số liệu thì thực là bậy bạ hết chỗ nói.

Blog Hiệu Minh nên hạ bài và xin lỗi người đọc vì sự thiếu hiểu biết của mình!

Còn về ông Dương Trung Quốc thì thái độ của ông này phải nói là vô liêm sỉ. Ông này đã không biểu quyết không tán thành Hiến Pháp 2013 mà bỏ phiếu trắng, tức là từ bỏ quyền quyết định của đại biểu Quốc Hội. Xét theo khía cạnh từ bỏ quyền bỏ phiếu thì không phải có hai người bỏ biếu trắng mà còn có 10 đại biểu nữa không tham gia bỏ phiếu, tức là cũng từ bỏ quyền bỏ phiếu, hiện chưa rõ vì lý do gì. Điều này không có gì đáng nói, nhưng chuyện đáng nói là ngay sau đó ông Dương Trung Quốc đã phát biểu trên báo Tuổi Trẻ (bài "Tại sao đại biểu Dương Trung Quốc không bấm nút?") rằng: 

Trước hết tôi muốn đại diện cho một bộ phận nhân dân mà như trong lời phát biểu khi Quốc hội chuẩn bị bỏ phiếu thông qua Hiến pháp (sửa đổi) thì Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã nói rằng: Trong một bộ phận nhân dân và ngay cả một số đại biểu Quốc hội cũng còn có ý kiến khác. Tôi muốn nói rằng tôi đánh giá cao thái độ tôn trọng ấy.

Ông Dương Trung Quốc đã bỏ phiếu trắng, tức là không đưa ý kiến của mình, nói một cách dân giã là ông nghỉ chơi, thì không đại diện thể đại diện cho ý kiến nào cả, bởi ý kiến nào thì cuối cùng cũng cần phải có một quyết định đại diện cho nó, nhưng ông lại vơ ngay một bộ phận nhân nhân dân vào, tất nhiên chả có nhân dân nào nói lại được với ông cả. Vẫn cái thói quen luồn cúi của mình, đem nhân dân làm bia chưa đủ ông còn núp bóng quyền lực khi viện dẫn lời chủ tịch Quốc Hội, nhưng chủ tịch Quốc Hội trước hết cũng là một đại biểu Quốc Hội, xét về mặt trách nhiệm trước cử tri cả nước cũng ngang hàng với ông, cũng một lá phiếu như ông. Là đại biểu Quốc Hội mà không dám đưa ra chính kiến của mình, lại đi núp bóng một đại biểu Quốc Hội khác chỉ vì người đó có quyền lực, đó là sự hèn nhát.

Việc ông Dương Trung Quốc không đưa ra quyết định về Hiến Pháp 2013 nhưng lại tráo trở tự nhận là đại diện cho những ý kiến khác của nhân dân chỉ thể hiện cái thói quen lập lờ hai mặt của ông mà thôi. Hèn nhát không dám đưa ra ý kiến nhưng lại tự tung hô hành động rùa rút đầu của mình là tốt đẹp, thật sự là vô liêm sỉ hết chỗ nói, cử tri tỉnh Đồng Nai nên yêu cầu ông Dương Trung Quốc giải trình về việc đó. 


Saturday, November 30, 2013

Chuyện phóng viên phỏng vấn con thỏ

Tổ chức phóng viên không biên giới mở cuộc thi phóng viên giỏi nhất thế giới, ba nước có phóng viên lọt vào vòng chung kết là Mỹ, Nga và Việt Nam. Ban tổ chức thả một con thỏ vào rừng và yêu cầu ba phóng viên phải phỏng vấn con thỏ.

Phóng viên người Mỹ lập tức vác camera đi lùng sục khắp khu rừng, cuối cùng cũng phỏng vấn được con thỏ, viết được bài báo "Thỏ một mình trong rừng" nộp cho ban giám khảo.

Phóng viên người Nga sau một chầu Wodka say bí tỉ tỉnh dậy nghĩ bụng: Thỏ quái nào chả là thỏ. Thế là anh chàng người Nga liền ra chợ mua một con thỏ về rồi phỏng vấn xem nó sẽ ra sao khi bị thả vào rừng, viết được bài báo "Thỏ nghĩ gì khi được thả về rừng" rồi nộp cho ban giám khảo.

Phóng viên Việt Nam thì suốt ngày lang thang quán xá, nhậu nhẹt bia ôm, karaoke bàn tay vàng chán rồi mới múa tay gõ laptop ra bài báo "Thỏ non bị áp bức tàn bạo trong rừng" đem nộp ban giám khảo.

Ban giám khảo sau khi đọc ba bài dự thi xong thì liền gọi phóng viên Việt Nam lên và nói rằng:
- Này anh, sao anh có thể bịa chuyện quá đáng như vậy được. Nể tình anh đại diện cho nước đã chịu nhiều thiệt thòi trong chiến tranh nên chúng tôi cho anh một cơ hội nữa, anh về viết bài khác nộp lên đây.

Phóng viên Việt Nam tỉnh bơ:
- Tôi nói cho các vị biết nhé, bài tôi đã nộp, nếu các vị không chấm cho tôi giải nhất thì tôi sẽ cho đăng phóng sự dài kỳ tố cáo các vị ăn hối lộ, gian lận thi cử và mua bán giải thưởng đấy.

(Chuyện bịa, chỉ để giải trí)

Chính sách kinh tế

Có một gã ăn mày cho rằng các quan chức chính quyền thường hào phóng và thương dân nên đến chỗ họ ăn xin thì chắc chắn sẽ được no bụng. Hắn liền đến trước cửa nhà Quốc Hội và gặm cỏ.

Thủ tướng đi qua thấy vậy liền đứng lại hỏi chuyện. Gã ăn mày liền nói: Tôi đói quá, không có gì ăn nên phải gặm cỏ. Thủ tướng liền rút tờ 500 nghìn đưa cho gã ăn mày và nói: Tiền đây, anh đi mua chút gì ăn cho ấm bụng.

Gã ăn mày được tiền bèn rủ bạn vào quán đánh chén no say. Người bạn, cũng là ăn mày, hỏi sao hắn có nhiều tiền vậy. Hắn liền kể lại đầu đuôi câu chuyện cho bạn nghe.

Gã ăn mày kia liền bắt chước theo, cũng đến trước cửa nhà Quốc Hội và gặm cỏ. Chủ tịch Quốc Hội đi qua thấy vậy liền đứng lại hỏi chuyện. Gã liền nói: Tôi đói quá, không có gì ăn nên phải gặm cỏ. Chủ tịch Quốc Hội ngẫm nghĩ một lúc rồi nói: Cỏ ở đây ít, anh nên đến sân nhà tôi, ở đó cỏ mọc cao ngập đầu người.

(Chuyện bịa, chỉ để giải trí)


Tuesday, November 26, 2013

Nhà hoạt động nhân quyền xứ nào can đảm nhất?

Một lần, thế giới tổ chức cuộc thi xem nhà hoạt động nhân quyền nước nào can đảm nhất. Có ba phụ nữ đại diện cho ba nước là Mỹ, Nga và Việt Nam lọt vào vòng chung kết. Ban tổ chức đã bỏ đói một con hổ trong ba ngày, lần lượt đại diện của từng nước sẽ phải vào chuồng hổ đứng, ai ở trong đó được lâu nhất sẽ thắng cuộc.

Người đầu tiên là một phụ nữ da đen to lớn đại diện cho nước Mỹ, bà này cầm quyển Hiến Pháp Mỹ dày cộp lao thẳng vào chuồng hổ. Chưa đầy một phút sau bà ta Mỹ đã phải chạy ra mặt tái mét.

Người thứ hai là một cô gái Nga tóc vàng rất xinh đẹp, cô này lột sạch quần áo, rồi trần như nhộng lao vào chuồng hổ. Chưa đầy hai phút sau cô người Nga cũng phải chạy ra, mắt cắt không còn giọt máu.

Đến lượt đại diện Việt Nam, không cần nhiều lời lao thẳng vào chuồng hổ luôn.Mọi người đợi mãi không thấy người Việt Nam quay ra, ban giám khảo lo có chuyện chẳng lành liền cử người vào xem tình hình. Người ta thấy con hổ đang đứng rúm ró ở một góc chuồng, còn nữ chiến sĩ nhân quyền Việt Nam thì hai tay giữ hai đứa trẻ còn nằm nôi dí vào mặt hổ, miệng hô lớn: Hổ dữ không ăn thịt con! Hổ dữ không ăn thịt con! Hổ dữ không ăn thịt con!

(Chuyện bịa, chỉ để giải trí)


Monday, November 11, 2013

Lại chuyện dân chủ chống Tàu ở xứ thiên đường

Một lần, dân chủ cuồng tín được lên thiên đường. Thấy chúa trời một mình cai quản cõi ấy, dân chủ liền nói với chúa trời rằng: 

- Bây giờ là thời đại đâu đâu cũng dân chủ cả, có dân chủ mới phát triển được. Sao cha vẫn giữ chế độ độc tài ở đây vậy?

Chúa trời mới trả lời rằng:

- Ta đâu có ham hố gì cái công việc nặng nhọc này, chẳng qua là không có ai chịu ghé vai gánh vác, nên ta cứ phải làm một mình mãi.

Dân chủ nghe thấy vậy liền tỏ ra mừng rỡ:

- Cha chớ có lo, giờ đã có con sẵn lòng đảm nhiệm. Con sẽ tập hợp mọi người lại, rồi sắp xếp để mọi người đều được thực hiện quyền làm chủ thiên đường.

Chúa trời nghe vậy mừng không xiết:

- Được thôi, vậy là sau mấy nghìn năm vất vả giờ ta cũng được nghỉ ngơi đôi chút. Công việc ở đây cũng không có gì phức tạp lắm. Hàng ngày sẽ có nhiều linh hồn đến gõ cửa thiên đường, con chỉ cần yêu cầu họ xưng tội, nếu tội nhẹ thì xá tội rồi cho họ vào, còn tội nặng thì bảo họ đi nơi khác.

Nói xong chúa trời biến mất luôn. Mấy ngày sau, chúa trời lặng lẽ quay lại, thì thấy thiên đường vắng tanh vắng ngắt, không hiểu đám con chiên dân chủ làm ăn ra sao liền biến thành một linh hồn đến gõ cửa thiên đường.

Chúa trời gặp dân chủ đứng trước cửa, xung quanh là một đám lố nhố tay lăm lăm máy quay phim chụp ảnh. Thấy lạ chúa trời liền hỏi:

- Thưa ngài, sao lại có người quay phim chụp ảnh ở đây vậy?

Dân chủ liền trả lời:

- À, đây là công khai minh bạch, dân chủ là phải công khai minh bạch. Mà thôi, anh xưng tội đi nào.

Chúa trời liền mỉm cười:

- Thưa ngài, tôi chả có tội lỗi gì cả.

Dân chủ quát lớn:

- Làm gì có ai không có tội gì, ai cũng có tội hết, chỉ là không biết mình tội gì mà thôi. Thôi được, nhân dân sẽ giúp anh sám hối tội lỗi của mình. Nào, anh có đi biểu tình chống Tàu bao giờ không?

Chúa trời trả lời:

- Không, tôi chưa từng tham gia bao giờ.

Dân chủ liền tỏ ra bực bội:

- Đấy, làm người mà không yêu nước, tội tày đình ra đấy còn gì, sám hối 10 lần đi. Thế anh có tham gia phong trào phản đối đường lưỡi bò của Tàu không?

Chúa trời lại trả lời:

- Không, tôi chưa từng tham gia bao giờ.

Dân chủ tỏ ra bực bội hơn:

- Đấy, Tổ quốc lâm nguy mà thờ ơ, tội nặng thế còn chối, sám hối 100 lần đi. Nào, anh có tham gia tẩy chay hàng Tàu độc hại không?

Chúa trời ngạc nhiên hết sức liền hỏi lại:

- Sao tội lỗi gì cũng dính đến Tàu cả thế, liệu ngài có thiên vị gì không vậy?

Dân chủ liền quát to:

- Á, dám chỉ trích người yêu nước, tội này nặng nhất, vĩnh viễn không được vào thiên đường!

(Chuyện bịa, chỉ để giải trí)



Monday, November 4, 2013

Tại sao lao động của nhà tư bản không tạo ra giá trị thặng dư?

1. Quan niệm giá trị thặng dư, thường hay bị nhầm lẫn thành lợi nhuận, của nhà tư bản là tiền công cao trả cho lao động giám sát, lao động trí óc, và những thứ tương tự khác, được J.B. Say đưa ra. Toàn bộ học thuyết của ông này đã phá sản một cách thảm hại khi nền kinh tế tư bản gặp phải những cuộc khủng hoảng chu kỳ.

2. Ở những nơi nào mà nhà tư bản bắt buộc phải đảm nhiệm một phần công việc của quá trình sản xuất, thì anh ta nhận được tiền công. Song tiền công đó là trả cho việc anh ta lao động chứ không phải là trả cho anh ta với tư là nhà tư bản. Với tư cách là nhà tư bản thì anh ta thu được giá trị thặng dư.

3. Giá trị thặng dư khác hoàn toàn với tiền công của nhà tư bản vì tiền công, tức là giá trị sức lao động nói chung phụ thuộc vào quy mô tư bản ứng trước và được xác định trước khi sản xuất bắt đầu. Nhà tư bản thuê một công nhân với giá 1 USD/ngày hay 1 USD/sản phẩm thì cái lượng đó phải được tính toán và cố định trong hợp đồng trước khi bắt đầu sản xuất, ngay cả với lao động của bản thân nhà tư bản cũng vậy. Nếu nhà tư bản có 100 USD thì không có cách nào thuê lao động với giá trị 1000 USD. Giá trị thặng dư lại là chuyện khác, nó không bị hạn chế bởi quy mô tư bản ứng trước và chỉ xác định được sau khi quá trình sản xuất đã kết thúc, tư bản ứng trước là 100 USD nhưng lợi nhuận hoàn toàn có thể là bất cứ con số nào 10, 100 hay 1000 USD thậm chí là âm.

4. Nói rằng nhà tư bản tính lương cho mình 1 USD/ngày nhưng sau khi vật hóa nó lại bán với giá 100 USD thì thật buồn cười vì anh ta tự lừa dối chính bản thân mình thôi. Ngược lại nếu giá trị lao động anh ta tạo ra là 100 USD và bán nó với 100 USD thì không có một mẩu giá trị thặng dư nào trong đó cả.

5. Quan niệm giá trị thặng dư là tiền công cao của nhà tư bản thường xuất hiện không phải ở tầng lớp chủ tư bản lớn, mà thường là từ những chủ cửa hàng nhỏ, nông dân hay thợ thủ công, những người thu được một tỷ suất lợi nhuận cao hơn tỷ suất lợi nhuận trung bình vì khoản lợi nhuận đó thường bao gồm cả tiền công của anh ta nữa.

6. Xã hội đã chứng minh cái quan điểm tầm thường ấy là sai lầm bằng một cách rất đơn giản: Chính các vị giám đốc khả kính, chuyên gia sáng tạo, nhà khoa học đầy trí tuệ cũng đã trở thành người làm thuê, sau khi trả lương cho họ thì nhà tư bản vẫn còn một khoản giá trị thặng dư kếch xù đút túi. Tất nhiên các vị đầy trí tuệ khả kính và sáng láng ấy vẫn hoàn toàn có thể kêu lên rằng: Nhà tư bản vẫn bỏ lao động trí óc ra đấy, còn chúng tôi giờ chỉ là những con lừa kéo cối xay.

Cập nhật ngày 24/04/2017:

Một ví dụ đơn giản về sản xuất của nhà tư bản: (100c+20v)+20m=140

Nếu coi 20m là tiền lương quản lý của nhà tư bản thì sẽ trở thành (100c+20v+20v')=140.

7. Ở đây rút ra vài điều:

7.1. Nhà tư bản bán sức lao động cho chính anh ta, điều này mâu thuẫn với khái niệm về hàng hóa (giá trị sử dụng cho người khác). Hãy thử nghĩ công nhân cũng bán sức lao động của bản thân cho chính họ!

7.2. Tiền lương là giá cả của sức lao động, tức là phải được ứng ra trước khi sản xuất và không phụ thuộc vào sản xuất, có nghĩa là sản xuất kiểu gì thì nhà tư bản cũng phải tự trả cho bản thân 20v'. Điều này mâu thuẫn với khái niệm giá trị thặng dư vì giá trị thặng dư do sản xuất tạo ra và không phụ thuộc vào tư bản ứng trước, không phụ thuộc vào quan hệ mua bán hàng hóa hay sức lao động.

7.3 Giá trị hàng hóa của nhà tư bản khi đó sẽ chỉ bao gồm giá trị tư bản ứng trước. Hãy nhớ lại công thức T-H...H'-T', lúc này H=H' do đó T=T'. Nếu mỗi nhà tư bản đều phải bán hàng hóa đúng với giá trị của nó thì giá trị thặng dư không tồn tại. Lợi nhuận biến mất, không có cạnh tranh, không có tư bản. Lúc này những người coi giá trị thặng dư là tiền công của nhà tư bản sẽ quay lại cái lập luận giá trị thặng dư=lợi nhuận= mua đắt-bán rẻ, tức là giá trị thặng dư là do sự bịp bợm sinh ra. Chúng ta có một mớ hỗn loạn các nhà tư bản ăn lương và bịp bợm để đánh cắp tiền vốn của nhau!

7.4 Việc coi tiền giá trị thặng dư là tiền lương của nhà tư bản đã làm giảm cấu tạo hữu cơ, từ 5:1 xuống còn 5:2. Điều này có nghĩa là thay vì cải tiến công nghệ sản xuất thì người ta hạ cấp công nghệ sản xuất. Nhà tư bản sẽ có xu hướng tự mình làm việc nhiều hơn để nhận được tiền lương cao hơn. Phần C sẽ ngày càng nhỏ đi còn phần V sẽ ngày càng lớn lên. Điều này trái ngược với chính sự vận động của nền sản xuất tư bản. Máy móc công nghệ sẽ dần biến mất và nhường chỗ cho một nhà tư bản cu li!

Wednesday, October 30, 2013

Dân chủ ở xứ thiên đường

Một dân chủ cuồng tín được về với chúa trời. Dân chủ thấy chúa trời liền hỏi ngay:
- Thưa cha, ở đây có tự do ngôn luận không?

Chúa trời trả lời:
- Có chứ, muốn nói gì cũng được. 

Dân chủ lại hỏi tiếp:
- Thưa cha, ở đây có tự do biểu tình chống chính quyền không?

Chúa trời trả lời:
- Có chứ, con có thể biểu tình thoải mái, kể cả biểu tình chống lại ta.

Dân chủ hớn hở làm biểu ngữ, hô hào mọi người đi biểu tình. Một lúc sau, dân chủ mặt mày ỉu xìu quay lại.

Chúa trời liền hỏi:
- Con sao vậy?

Dân chủ nói:
- Thưa cha, tại sao ở đây không có công an vậy?

Chúa trời ngạc nhiên:
- Sao con lại cần có công an vậy?

Dân chủ mới nói tiếp:
- Thưa cha, biểu tình mà không có công an, không có ai bị bắt bớ thì báo đài quốc tế cũng không đến chụp ảnh đưa tin, vậy thì biểu tình làm gì.

(Chuyện bịa, chỉ nhằm mục đích giải trí)

Thursday, October 24, 2013

Bản chất của phong trào dân chủ

Nếu nhìn vào những người tham gia vào phong trào dân chủ thì thấy phần lớn là những ông nguyên, bà cựu, trí thức, tiểu thương, chủ doanh nghiệp nhỏ, thị dân thành thị. Những người đó đại diện một thành phần trung gian trong xã hội, họ đại diện cho tầng lớp tiểu tư sản, cái tầng lớp mà một mặt sở hữu tư bản nhưng mặt kia lại phải tự mình lao động kiếm miếng ăn. Thế nên một mặt họ mang đòi hỏi quyền sở hữu thiêng liêng phải được tôn trọng, nhưng phía bên kia thì họ lại ca ngơi sự thần thánh của lao động. Cửa hàng mặt phố của họ không ai được đụng tới, nhưng họ vẫn xun xoe với bất cứ viên cảnh sát nào để được lấn chiếm vỉa hè phía trước. Lao động của họ là thiêng liêng nhưng của con bé mười hai tuổi giúp việc lại là chuyện ban ơn của cho những kẻ nghèo khó. 

Sống trong cái trạng thái mà các lợi ích giai cấp khác nhau xoắn xít vào nhau, mài mòn nhau đi, điều đó làm cho họ ảo tưởng rằng dung hòa các giai cấp khác nhau, và vì thế họ đứng trên mọi đối kháng giai cấp. Những người dân chủ cho rằng đối lập với họ là một tầng lớp đặc quyền đặc lợi: những quan chức tha hóa, đám cảnh sát ăn hối lộ, doanh nghiệp nhà nước ăn bám. Họ cùng với bộ phận dân cư còn lại hợp thành nhân dân. Mặc dù nếu có cơ hội thì họ vẫn chạy chọt cho con mình một chân cán bộ địa chính xã để phục vụ nhân dân tốt hơn chứ không phải để kiếm tiền làm sổ đỏ. Mặc dù thỉnh thoảng họ có bạt tai con bé giúp việc mười hai tuổi vì tội chậm chân thì đó cũng chẳng phải là bạt tai nhân dân đâu, đó là dạy cho nó khôn ra thôi. Cái mà họ bảo vệ là quyền của nhân dân, chỉ có họ mới là đại diện chính đáng cho lợi ích của nhân dân. Chính vì vậy nên khi đấu tranh với tầng lớp đặc quyền đặc lợi họ không cần phải biết tới tình cảnh và lợi ích, tâm tư, nguyện vọng cũng như sức mạnh khác nhau của các giai cấp khác nhau trong xã hội. Chiến sĩ dân chủ hôm trước có thể tuyên bố không muốn chung vai sát cánh với đám dân kiện cáo đất đai ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng vì đám đó chỉ cần kiện xong là về nhà, không quan tâm gì đến dân chủ nhân quyền, thì hôm sau chính họ sẽ chường mặt ra đó chụp ảnh với dân oan và hùng hồn tuyên bố với chiến hữu rằng ai chưa gặp dân oan thì chưa thấu hiểu hết tình trạng bi thảm của nhân dân. Họ cũng không cần phải xem xét các phương tiện phục vụ cho hoạt động của bản thân bởi vì lời nói của họ là chân lý của nhân dân, mà chân lý của họ chỉ cần có cái laptop made in china là phát tán được ngay, khi chân lý được đưa ra thì tất cả mọi người phải nghe theo. Nhân quyền là thiêng liêng, tổ quốc là thiêng liêng, tự do là thiêng liêng, dân chủ là thiêng liêng, thế nên cấm chỉ trích người yêu nước cho dù người yêu nước có bán hàng "Made in Vietnam" nhưng nhập từ Trung Quốc, cho dù người yêu nước có mặc áo phông in chữ "No_U" nhưng vải may áo được dệt ở Thâm Quyến! Họ cho rằng chỉ cần xông ra đường hô khẩu hiệu "Tự do", Dân chủ", "Nhân quyền", "Tổ quốc" là nhân dân sẽ đi theo họ, trăm người rồi nghìn người, rồi hàng triệu người sẽ cùng nhau nhảy bổ vào đám áp bức trong một cuộc cách mạng sắc màu rực rỡ có đài BBC tường thuật trực tiếp.

Nhưng hóa ra lợi ích của họ chẳng được ai quan tâm đến, họ vẫn phải nhọc công đi block những comment chỉ trích họ mỗi ngày, vẫn miệt mài gửi thư đề nghị này nọ có thu thập chữ ký hay đơn tố cáo khẩn cấp mà chẳng ai thèm quan tâm, vẫn ồn ào về những vụ áp bức nóng hổi trên báo chí mà phần lớn sau đó được phát hiện là bị tường thuật sai lệch. Họ vẫn xông ra đường, nhưng số lượng ngày càng giảm đi. Lực lượng của họ cứ rơi rụng dần vì trốn thuế hay quan hệ tình dục với trẻ vị thành niên mà có lẽ là không xài tới hai bao cao su. Sau mỗi hoạt động vớ vẩn nào đó thì việc đầu tiên mà họ làm là quay ra chửi bới cãi vã lẫn nhau thậm chí còn hăng hái hơn đấu tranh cho dân chủ, kẻ nào cũng coi chân lý thuộc về mình. Những người hùng dân chủ của họ vẫn trả lời khoa trương ầm ĩ trên báo nước ngoài về sự những chiến công mà phần lớn là tự tưởng tượng ra và được tô điểm bằng đủ các trò láu cá câu view kiểu showbiz. Tất cả những thất bại ấy đều là tại bọn dư luận viên đã chia rẽ họ với nhân dân, là do dân trí quá thấp nên không hiểu quyền của mình thậm chí không hiểu được hiểm họa bá quyền Trung Hoa nguy hiểm chừng nào.

Cùng lúc ấy, cách nửa vòng trái đất, trong những tiệm móng tay, tiệm cafe Lú, những công dân Mỹ gốc Việt đang mơ màng chợt nhớ rằng rằng có lúc mình từng là nghị sĩ, tướng tá, bộ trưởng thế mà giờ đây đang làm part-time job và ăn trợ cấp xã hội. Họ lật đật mở mạng Palktalk tìm chiến hữu cũ để trút bầu tâm sự thì bắt gặp ngay một đám kêu gào dân chủ nhân quyền từ quê nhà nghèo đói USD. Thế nên phải cấp tốc hòa giải dân tộc, để lực lượng yếu đuối trong nước được tiếp thêm sức mạnh từ những người con ưu tú đang xa xứ. Chỉ có những đứa con đang lưu vong ở xứ sở văn minh nhất thế giới ấy, nơi mà dân chủ và nhân quyền là giá trị phổ quát của toàn nhân loại được thực hành mỗi tuần bằng cách biểu tình chống cộng trước cửa hàng của những đứa nào mình ghét, mới có đủ USD và sức mạnh chân lý để vực dậy phong trào.

Dù sao thì người dân chủ vẫn cứ đứng về phe nước mắt, hôm nay họ đứng về phía những người dân oan mất đất, nhưng nếu ngày mai họ biết rằng đó là người nhà của những quan chức tha hóa được đưa ra để tạo sức ép buộc doanh nghiệp trả tiền bồi thường cao hơn thì họ vẫn sẽ đứng về phía dân oan đang than khóc. Dù sao thì lợi ích của nhân dân vẫn là tối cao. Dù sao những người dân chủ khi thất bại nhục nhã nhất thì vẫn ngẩng cao đầu bước đi với niềm tin ngây thơ rằng họ nhất định sẽ có ngày chiến thắng, không phải quan điểm của họ đã lạc hậu, không phải lực lượng của họ không đủ khả năng lãnh đạo xã hội, mà chân lý là chân lý và xã hội nhất định sẽ đi đến chỗ ấy. 

Sunday, October 20, 2013

Tại sao Gaddafi phải chết?

A: Này, cậu biết tại sao Gaddafi lãnh tụ của Libya phải chết không?

B: Ờ, tôi đọc báo thấy nói hắn phạm tội diệt chủng hay sử dụng vũ khí hủy diệt gì đó.

A: Toàn chuyện nhỏ như con muỗi, thời nay đâu ai thèm quan tâm. Hắn chết vì đã xúc phạm, đã sỉ nhục rất nhiều quan chức quân sự cấp cao của nhiều nước trên thế giới.

B: Chuyện này lạ nhỉ, tôi chưa nghe thấy bao giờ. Cậu nói rõ hơn chút được không?

A: Thế này nhé, hắn cầm đầu quân đội một nước suốt mấy chục năm, tiếp đón bàn việc đại sự với không biết bao nhiêu là đại nguyên soái, nguyên soái, thượng soái, thiếu soái, đại tướng, thượng tướng, trung tướng, thiếu tướng...các nước từ to đến nhỏ trên thế giới, thế mà hắn chỉ đeo lon đại tá quèn.

B: Ừ nhỉ, nhưng vậy có sao đâu?

A: Sao lại không? Những vị đại nguyên soái, nguyên soái, thượng soái, thiếu soái, đại tướng, trung tướng, thiếu tướng... sao đeo lệch cả vai ấy, đến tay lon ton chạy việc vặt của họ có khi cũng ngấp nghé hàm tướng, phải bàn việc quân sự cấp quốc gia với một tên đại tá quèn, còn gì sỉ nhục, còn gì xúc phạm họ hơn thế nữa. Vậy nên họ mới nuôi mối hận bị hạ nhục ấy trong lòng, gặp cơ hội thuận lợi là họ cho tay Gaddafi ấy đi đứt luôn.

B: Ừ nhỉ, tay Gaddafi ấy ngu thật đấy. Tôi mà có quyền như hắn thì đến thằng lính nấu bếp tôi cũng phong hàm tướng hàm soái luôn, chả dại gì mà đi đắc tội với mấy ông tướng.

(Chuyện bịa, chỉ có tính chất giải trí)

Thursday, October 17, 2013

Vũ khí hủy diệt hàng loạt

Hồi Mỹ lấy cớ Iraq có vũ khí hạt nhân để đưa quân vào đánh chiếm, có một chuyện cười thế này được phổ biến trên thế giới.

Một lần, Saddam mời Bush đến Bagdad để đàm phán về việc xử lý vũ khí hạt nhân. Bush được mời ngồi đối diện với Saddam, trên bàn phía Saddam có một cái nút màu đỏ. Cãi nhau chán chê một hồi, Saddam bèn nhấn nút một cái, tức thì xuất hiện một cánh tay tát vào mặt Bush một phát. Bush vừa đau vừa tức nhưng vẫn ngồi lại cãi nhau tiếp. Một lúc sau, Saddam lại nhấn nút, Bush liền lấy tay che mặt, nhưng dưới gầm bàn xuất hiện một bàn chân đạp vào ống đồng Bush một cái rất mạnh. Bush đau lắm nhưng vẫn tiếp tục ngồi lại. Một lúc sau, Sadam lại nhấn nút. Bush liền lấy tay che mặt còn hai chân thì co lên, nhưng dưới gầm bàn xuất hiện một bàn chân đạp thẳng vào hạ bộ Bush. Bush đau quá liền nói với Saddam tạm dừng đàm phán và mới Saddam đến Washington đàm phán tiếp.

Tại Washington, Saddam được mời vào bàn ngồi đối diện với Bush, trên mặt bàn phía Bush cũng có một cái nút màu đỏ. Tranh cãi một hồi, Bush liền nhấn nút, Saddam nhanh nhẹn né đầu sau, nhưng không có gì xảy ra. Một lúc sau Bush lại nhấn nút, Saddam liền co hai chân lên, vẫn không có chuyện gì xảy ra. Một lúc sau Bush lại nhấn nút, Saddam liền nhảy lên khỏi ghế, nhưng cũng không có chuyện gì xảy ra. Saddam liền chào và  mời Bush đến Bagdad đàm phán tiếp.

Bush bò lăn ra bàn cười sặc sụa, cười mãi không thôi. Saddam ngạc nhiên hỏi Bush cười cái gì vậy. Bush lại cười sặc sụa, cười chảy nước mắt, cười lăn xuống đất, mãi mới gượng dậy được và hỏi Saddam: "Bagdad nào vậy?"

Chính quyền Mỹ dưới thời Obama cũng đang viện cớ về vũ khí hóa học để đem quân đánh Syria. Chuyện cũ đọc lại không hẳn là không có lý do. 

Sunday, October 13, 2013

Tù nhân lương tâm

Một lần, một nhóm các nhà hoạt động nhân quyền gặp nhau trong tù, họ quyết định bầu ra thủ lĩnh. Có ba người tự ứng cử.
Người thứ nhất nói: Tôi, tù nhân lương tâm, án 20 năm.
Cả nhóm cùng vỗ tay hoan hô.
Người thứ hai nói: Tôi, tù nhân lương tâm, án 30 năm.
Cả nhóm cùng vỗ tay hoan hô to hơn.
Chỉ còn lại một ứng viên, tất cả cùng quay sang nhìn hồi hộp. 
Anh này lúng túng: Tôi thì 10 năm.
Tất cả đều tỏ vẻ thất vọng.
Anh kia vội vã nói tiếp: Xin lỗi, tôi nói nhầm sang tuổi của bạn gái tôi.
(Chuyện bịa, chỉ có tính chất giải trí)

Saturday, October 5, 2013

Một chút suy ngẫm về thời cuộc

Cách đây gần một thế kỷ, trong tiểu luận "The Problem of China" triết gia nổi tiếng Bertrand Russel đã viết rằng, Trung Quốc đứng trước ba sự lựa chọn: trở thành nô lệ của một hay nhiều nước phương tây, trở thành nô lệ của Nhật Bản, hay tự giành lấy sự độc lập.

Gần một thế kỷ sau Trung Quốc không những trở thành một quốc gia độc lập mà còn thách thức trật tự kinh tế mà các quốc gia phương Tây đang thiết lập trên toàn cầu. Về cơ bản Trung Quốc là một phần của cái trật tự kinh tế đó, với vai trò là nơi cung cấp hàng hóa giá rẻ với quy mô khổng lồ cho cả thế giới và tiêu thụ các sản phẩm công nghệ của phương Tây, nhưng Trung Quốc không cam chịu cái vị thế đó mãi. Họ tìm cách phát triển các lĩnh vực sản xuất công nghệ cao, để làm được điều đó họ đã ngăn chặn các công ty đa quốc gia tham gia vào thị trường 1,2 tỷ dân và hỗ trợ các doanh nghiệp bản địa. 

Một thị trường tiêu thụ hàng công nghệ khổng lồ bị đặt ra ngoài tầm kiểm soát, đó là điều không thể chấp nhận được đối với các doanh nghiệp đa quốc gia. Chính vì vậy nước Mỹ với tất cả sức mạnh của mình cần phải vãn hồi trật tự, cần phải dạy cho Trung Quốc biết tôn trọng trật tự toàn cầu. 

Với các nước nhỏ thì Mỹ có thể lu loa về nhân quyền, diệt chủng hay vũ khí hủy diệt rồi đưa quân đội của mình hoặc của các quốc gia đánh thuê vào để khai hóa văn minh, nhưng với một nước lớn có vũ khí hạt nhân và quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc như Trung Quốc thì việc can thiệp trực tiếp không đơn giản như vậy, thậm chí hoàn toàn có thể trở thành thảm họa toàn cầu.  

Vậy là muốn dạy cho Trung Quốc một bài học thì Mỹ phải tạo ra một cuộc chiến giữa Trung Quốc với một nước nào đó yếu hơn nhưng không được quá yếu. Nước đó phải yếu hơn để Trung Quốc có thể thắng, vì nếu Trung Quốc thua thì sẽ không còn ai cung cấp hàng hóa giá rẻ, nhưng nước đó cũng phải đủ sức kéo dài cuộc chiến một thời gian nhất định đủ để làm suy yếu Trung Quốc. Sau khi cuộc chiến đó kết thúc, Trung Quốc dù có thắng thì sức mạnh cũng giảm đi, không còn đủ sức đối đầu với các doanh nghiệp phương Tây và buộc phải chấm dứt khát vọng đi theo con đường riêng.

Chính lý do đó khiến Mỹ cần phải thu hút Việt Nam vào quỹ đạo của mình và kích động Việt Nam đối đầu với Trung Quốc. Một cuộc chiến giữa Trung Quốc và Việt Nam với sự hỗ trợ của Mỹ sẽ kéo dài nhiều thập kỷ và hủy hoại sức mạnh của Trung Quốc. Không khó khăn gì để nhận ra chiến lược của Mỹ, Trung Quốc đang nỗ lực để vô hiệu hóa nó, một mặt họ tìm cách trung lập hóa Việt Nam, mặt khác họ tìm mọi cách đe dọa để Việt Nam không đối đầu với họ. 

Giờ đây Việt Nam đang đứng trước ba sự lựa chọn chiến lược: lệ thuộc vào Trung Quốc, lệ thuộc vào Mỹ, hay nắm lấy cơ hội lịch sử này để trở thành một cường quốc độc lập. Nhiều thế kỷ trước đây, các bộ tộc du mục người Arab nhỏ bé nghèo nàn sống lang thang dọc theo con đường thương mại từ Đông sang Tây đã khéo léo lợi dụng cuộc chiến giữa đế quốc La Mã và đế quốc Ba Tư để xây dựng lên đế quốc Arab Hồi giáo hùng mạnh, sau đó quay lại thôn tính phần lớn lãnh thổ của hai đế quốc kia. Nhiều người sẽ tự hỏi tại sao người Arab có thể làm được điều đó khi trong tay họ chỉ là một xã hội lạc hậu nghèo nàn, câu trả lời là họ làm được điều đó vì họ đã dùng sức mạnh của hai đế quốc lớn nhất thế giới làm đòn bẩy cho mình. Họ không chỉ dùng sức mạnh của mình mà còn dùng sức mạnh của lịch sử để tiến lên.

Saturday, September 28, 2013

Ông bộ trưởng ở tù

Mới đây, ông Ksor Phước chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc Hội có phát biểu: "Dân phạm tội 2 triệu thì đi tù, cán bộ mấy tỉ đồng lại án treo". Có lẽ ông quên mất chuyện từng có một ông bộ trưởng bị đi tù vì tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng". Chuyện ấy diễn ra đã lâu, từ thời Internet chưa phổ biến, nên giờ có lẽ ít người nhớ đến. Ông bộ trưởng ấy đi tù vì chót phê vào đơn tham gia đấu thầu của một doanh nghiệp là "Đề nghị thứ trưởng, nếu thấy đủ điều kiện thì cho tham gia đấu thầu".  

Đó là bộ trưởng bộ Năng lượng Vũ Ngọc Hải, người trực tiếp chịu trách nhiệm về công trình đường dây 500 kV Bắc-Nam. Bài viết này sẽ không đề cập về tội trạng của ông bộ trưởng mà chỉ đề cập việc ông ấy phải ngồi tù ra sao.

Theo lời ông bộ trưởng kể lại thì một năm ông ấy phải ngồi tù có thủ tướng, phó thủ tướng và 28 bộ trưởng thứ trưởng vào thăm.

Ông Hải kể lại thời gian ở trong tù: "Khi tôi nhập trại, ông Lê Minh Hương, khi đó là thứ trưởng bộ Nội vụ (nay là bộ Công an), vào kiểm tra trại giam và cho "giải phóng" một cái trạm xá cũ để tôi vừa ở vừa tiếp khách. Cái trạm xá này một nửa nằm trong trại, một nửa nằm nhô vào khu tập thể của cán bộ trại. Vì hàng ngày khách đến thăm tôi nhiều, thấy tôi tiếp khách trong phòng bất tiện nên anh em trong trại bố trí một phòng gần phòng làm việc của cán bộ trại giam. Tôi tiếp khách không có công an ngồi kèm đâu. Nhưng phòng đó chỉ tiếp khách thường, còn từ thứ trưởng, bộ trưởng trở lên lãnh đạo bố trí tiếp ở phòng tiếp khách của trại"

Ông bộ trưởng cải tạo thì như sau: "Tôi vào trại nhưng ngày nào cũng tiếp khách. Thấy thế anh em họ cũng ái ngại, bàn đi bàn lại sau đó quyết định dọn bỏ một cái gara ô-tô để làm chuồng gà cho tôi chăn nuôi. Tôi bàn với vợ mua vài chục gà giống, thức ăn mang vào. Thế là hàng ngày tôi chỉ phải làm mỗi việc là nuôi gà. Cứ vỗ béo xong thì "anh em" trong trại lại mang bán.

Tôi bị án ba năm tù, thụ án được một năm mấy ngày thì được đặc xá. Thông thường, khi đặc xá thì mỗi phạm nhân phải viết bảng tường trình ghi lại nhận thức về quá trình cải tạo của mình nhưng tôi chỉ viết là "tôn trọng quy chế của trại, tích cực lao động...". Ngay như giờ sinh hoạt của phạm nhân họ cũng cho tôi miễn. Hôm ra trại, tôi mới hỏi ông Hân (giám thị): "Vì sao trong các buổi sinh hoạt chung của trại không thấy triệu tập tôi?". Ông Hân bảo: " Thì anh biết rồi còn gì". Tôi cười: "Thế tôi đơán nhé, khi sinh hoạt, các phạm nhân ngồi dưới đất, còn cán bộ trại ngồi trên ghế. Như thế, tôi sinh hoạt mà các anh để tôi ngồi trên ghế cũng khó mà ngồi dưới đất cũng khó". Thế là anh em cười. Nói chung, "anh em" đối xử với tôi rất tốt." 

Không biết là ông bộ trưởng có thấy những ưu đãi mà cán bộ trại dành cho ông tiêu tốn rất nhiều công sức và thời gian của họ. Chưa kể việc khách đến thăm ông toàn là lãnh đạo cao cấp của nhà nước cũng tạo ra rất nhiều áp lực cũng như xáo trộn đối với hoạt động hàng ngày của trại, chỉ đơn cử như việc thủ tướng đến thăm ông thôi thì "Khi thủ tướng đến, trại chưa cho anh em phạm nhân ra, Đến khi thủ tướng về thì anh em phạm nhân mới ra khỏi phòng".

Ông bộ trưởng chỉ ngồi tù có một năm, nếu lâu hơn nữa dưới những áp lực công việc như vậy, giả sử tôi là cán bộ trại giam thì tôi sẽ tìm cách chuyển ông sang trại khác hoặc không thì chính tôi cũng phải xin chuyển đi. 

Hiện nay, Đảng và Nhà nước đang ra sức đấu tranh chống lại nạn tham nhũng cũng như làm trong sạch bộ máy lãnh đạo. Cuộc đấu tranh đó khi đi đến cùng thì ắt hẳn khả năng một số cán bộ lãnh đạo cấp cao bị tha hóa phải ngồi tù là không thể không đặt ra. Nhìn lại chuyện ngồi tù của ông bộ trưởng bộ Năng lượng thì thấy rằng việc các quan chức cấp cao ngồi tù, với văn hóa ứng xử còn nặng tình nặng nghĩa như ở xứ ta cũng không đơn giản chút nào, sẽ gây rất nhiều áp lực lên hệ thống trại giam và những con người đang hàng ngày hàng giờ phải làm việc tại đó. Họ cũng cần phải được chuẩn bị, được đào tạo, được đầu tư thích hợp để sẵn sàng thực hiện công việc của mình.

Tài liệu tham khảo:
20 năm những bài báo đổi mới _ Nhà Xuất Bản Trẻ - Báo Pháp Luật Thành Phố Hồ Chí Minh 2010; trang 359-363.


Friday, September 27, 2013

Kibbutz của Israel có phải là mô hình chủ nghĩa xã hội?

Thấy nhiều người ca ngợi các cộng đồng kibbutz của Israel, thậm chí coi nó là chủ nghĩa xã hội (đao to búa nhớn ra phết). Nhưng đây là mặt trái của tấm huân chương:

1) Các kibbutz cực kỳ phân biệt chủng tộc: Chỉ chấp nhận người Israel, còn người Arab hay Palestine thì quên khẩn trương, thậm chí một người đàn ông Israel mà lấy vợ Arab thì cũng không có cửa sống trong kibbutz toàn người Israel.

2) Các kibbutz nhận được rất nhiều ưu đãi và trợ cấp các loại của nhà nước Israel: Do vậy chúng mới thành công về mặt kinh tế, không thì cũng giải tán sớm. 

3) Các kibbutz có liên hệ chặt chẽ với quân đội: Các sĩ quan quân đội cũng như bính lính của các đơn vị tinh nhuệ Israel phần lớn xuất thân từ các kibbutz.

4) Cấu trúc xã hội của các kibbutz là khép kín và hoàn toàn độc đoán về tư tưởng: Cả cộng đồng sẽ ủng hộ một quan điểm chính trị, thậm chí đọc cùng một tờ báo, bất cứ ai làm khác sẽ bị cô lập.

Chủ nghĩa xã hội là gì thì vẫn còn phải đi tìm câu trả lời và chắc chắn một điều là mô hình kibbutz không phải là câu trả lời cho câu hỏi ấy.


Tuesday, September 24, 2013

Uống trà đá chém gió chuyện thời sự thế giới

Tối mát giời, một đám thanh niên ngồi vỉa hè uống trà đá chém gió. Một đứa kể, chỗ tao có chuyện như thế này: 

Nhà nọ vợ chồng lục đục, ông chồng hay say rượu đánh vợ đánh con. Ông hàng xóm ngứa tai họp cả xóm lại bảo phải can thiệp để bảo vệ phụ nữ và trẻ em, chớ cứ để nhà ấy mãi thế mất cái danh hiệu khu phố văn hóa thì bỏ đời. Sau nhà kia lại có chuyện ầm ĩ, ông hàng xóm liền kéo người vào can thiệp. Đầu tiên, ông ấy tẩn mấy đứa nhóc chết luôn tại chỗ, rồi hỏi vợ chồng nhà kia đã chừa chưa. Bà vợ thấy con tự nhiên bị chết đánh thì gào khóc rống lên, thế là ông hàng xóm liền đập tiếp cho ông chồng chết luôn. Bà vợ tự nhiên mất chồng mất con, khóc không nổi nữa. Ông hàng xóm ra về hoan hỉ thông báo với cả khu phố là bà mẹ và trẻ em đã được bảo vệ khỏi ông bố bạo lực.

Mấy đứa khác liền nhao nhao phản đối: Chuyện bịa là chắc! Đời đâu ra chuyện vô lý như thế được!

Đứa kể chuyện mới nói tiếp: Ấy thế mà có thật đấy nhé! Tụi mày thấy nước Mỹ hay lấy lý do bảo vệ nhân quyền để tấn công quốc gia khác không. Ví dụ như Iraq chẳng hạn, chả biết chế độ của Saddam vi phạm nhân quyền kiểu gì, nhưng kết quả của việc Mỹ và đồng minh trừng phạt chế độ Saddam là nửa triệu trẻ em Irag chết queo.

Mấy đứa khác lại nhao nhao phản đối: Bịa, làm gì có bằng chứng! Mỹ là nước văn minh nhất thế giới, đời nào lại làm thế!

Đứa kể chuyện liền rút phắt cái máy tính bảng ra chọc chọc, đây bằng chứng đây nhé.

Tháng 5 năm 1996, phóng viên đài truyền hình CBS Lesley Stahl hỏi bà Madeleine Albright đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc về hậu quả của việc trừng phạt chế độ Saddam: "We have hear that a half a million children have died. I means, that more children than died in Hiroshima. And, you know, is the price worth it? 

Madaleine Albright liền trả lời: "I think this is a very hard choice, but the price-we think the price is worth it."

(Một đoạn trích từ quyển "The Politics of Genocide" của giáo sư kinh tế người Mỹ Edward S. Herman.)

Mấy đứa kia lại lao nhao: Nói tiếng Việt đi mày, bày đặt nói tiếng Anh ai hiểu được. 

Đứa kể chuyện mới thủng thẳng: Ông phóng viên hỏi bà đại sứ là "Tôi được biết có nửa triệu trẻ em đã chết, nhiều hơn cả số trẻ em chết ở Hiroshima. Theo bà thì cái giá đó có đáng không?". Bà đại sứ trả lời rằng "Tôi nghĩ đây là một sự lựa chọn khó khăn-nhưng chúng tôi nghĩ cái giá đó là đáng".

Một đứa liền nói: Kinh khủng thật đấy, tao chưa bao giờ tưởng tượng được rằng điều đó lại có thật. Nửa triệu trẻ em chết thì dân xứ ấy coi như tàn mạt rồi. Nhân quyền cái gì nữa, gọi là diệt chủng mới đúng.

Đứa kể chuyện nói lớn: Mày lại sai rồi!

Cả bọn liền hỏi: Sai chỗ nào?

Đứa kể chuyện hỏi lại: Thế tụi mày so với ông Nguyễn Trung, cựu đại sứ Việt Nam tại Thái Lan, cựu thành viên ban nghiên cứu của thủ tướng, thì ai am hiểu và có uy tín để nhận xét về chính trị hơn?

Cả bọn trả lời: Tất nhiên là ông ấy hơn rồi!

Đứa kể chuyện nói: Ông Nguyễn Trung trong bài viết "Suy ngẫm về thời cuộc" bảo rằng dù có làm bất cứ điều gì thì "ngọn cờ dân chủ-nhân quyền mà siêu cường Mỹ đang giương cao" vẫn "phù hợp với khát vọng chung của thời đại" và "có tác dụng hậu thuẫn ở mức nào đó khát vọng chung của thời đại". Cái "khát vọng chung của thời đại" ấy chính là "hòa bình, phát triển, tự do dân chủ, quyền con người, bảo vệ môi trường".

Cả bọn im lặng hồi lâu. Trước lúc giải tán, một đứa nói: Từ lần sau tụ tập cấm lôi đề tài chính trị ra nhé, lợm giọng lắm, uống trà đà cũng không trôi.

Monday, September 23, 2013

Mục tiêu khả thi hay kế hoạch khả thi?

Ở một vùng nọ, có một chàng trai trẻ làm công nhân xây dựng. Công việc tuy vất vả nhưng trời phú chàng trai có thân hình rất lực lưỡng. Một hôm xem ti vi thấy có cuộc thi của các lực sĩ thể hình, chàng tự nhủ, thân hình mình cũng chả thua kém mấy, giờ tập luyện rồi đi thi kiếm cái giải biết đâu đổi đời.  

Chàng đem ý tưởng đó nói với đám bạn bè người quen, có người thì giễu chàng viển vông không tưởng, cũng có người khuyến khích chàng thử vận may. Có người mách chàng rằng muốn đi thi được thì mỗi ngày phải tập luyện ít nhất 4 tiếng, lại còn tặng chàng một đĩa video hướng dẫn tập luyện nữa. 

Chàng trai ngẫm nghĩ, nếu giờ tập thể hình 4 tiếng một ngày thì chả còn sức đâu mà đi làm kiếm sống, mà đi làm thì mệt mỏi sức đâu tập được 4 tiếng nữa. 

Sau nhiều đêm suy nghĩ mà không thấy lối thoát, chàng trai đành bằng lòng với việc tạm gác lại cái mục tiêu kia, tiếp tục làm việc kiếm sống và để nuôi dưỡng ước mơ của mình mỗi ngày sau giờ làm chàng đều tập luyện chút ít. Dần dần chàng trai nhận thấy rằng nếu cứ tập luyện đều đặn thì sức khỏe sẽ tốt hơn nên có thể nâng thời gian tập lên mà không làm ảnh hưởng tới công việc. Chàng liền phác thảo kế hoạch thực hiện mục tiêu lớn của mình.

Thời gian trôi qua, chàng trai cứ nâng dần thời gian tập luyện của mình lên, 1 tiếng, 2 tiếng, 3 tiếng, rồi 4 tiếng mỗi ngày, thân hình chàng phát triển giống như các vận động viên thể hình chuyên nghiệp. Chàng đi thi và đạt giải cao, rồi trở thành một lực sĩ thể hình danh tiếng.  

Khi phải đối mặt với một mục tiêu, người đời hay cố gắng xem xét nó khả thi hay không khả thi nhưng lại quên mất rằng mục tiêu dù lớn dù nhỏ thì có đạt được hay không còn phải phụ thuộc vào kế hoạch thực hiện. Mục tiêu dù nhỏ mà không có kế hoạch phù hợp để thực hiện thì nó sẽ không bao giờ là khả thi, ngược lại mục tiêu dù lớn đến đâu nhưng có kế hoạch phù hợp để thực hiện thì nó sẽ luôn khả thi.

Friday, August 23, 2013

Chửi cũng phải có tính xây dựng

Hôm ấy, cụ Bá cho người gọi Chí đến nhà. Mới đến nơi, cụ Bá đã mắng luôn:

- Anh Chí chửi cũng phải có tính xây dựng chứ, chửi bừa chửi bãi thì chính quyền người ta gô cổ lại cho tù mọt gông đấy.

Chí liền nhăn nhở:

- Ôi thế thì tốt quá, cụ nói với chính quyền một tiếng cho con đi tù sớm thì con đội ơn cụ lắm. Vào tù được ăn ngày ba bữa no, có quần áo lành lặn để mặc, có chỗ che mưa che nắng, thực hơn gấp vạn lần cái kiếp lang thang đầu đường xó chợ của con bây giờ đấy ạ.

Cụ Bá hạ giọng:

- Nói thế chứ tù cũng có số có suất, đâu phải ai muốn cũng được vào đâu. Anh Chí có nhớ chuyện đám tuần đinh xóm dưới bắt được đứa trộm chó bèn bảo nhau đánh chết luôn cho đỡ tốn cơm tù nuôi nó không? Thật là thất nhân thất đức quá đi mất.

Chí nói với cụ Bá:

- Bẩm cụ, con tối dạ, chữ nghĩa đong chưa đầy cái lá tre, chả biết cái "tính xây dựng" nó là gì, mong cụ cắt nghĩa cho con hiểu.

Cụ Bá nhẹ giọng:

- Chữ nghĩa phức tạp lắm, nhưng nói cho dễ hiểu thế này thôi. Anh Chí chửi dân cái làng này xấu tính, hay đổ rác bậy, hay nói điêu, lười làm hay ăn, thì là chửi có tính xây dựng. Vì những thói hư tật xấu ấy ai cũng biết cả, anh Chí có chửi thì người ta xấu hổ mà sửa cho tốt lên. Nhưng anh Chí chửi chuyện ông Đội vòi tiền của đám con buôn ở chợ hay chuyện ông Lý ăn bớt tiền sưu thuế là không có tính xây dựng, vì mấy chuyện ấy đâu có gì làm bằng chứng, chửi thế tức là vu vạ người nhà nước, hậu quả khôn lường.

Chí liền nói:

- Bẩm cụ, chuyện người nhà nước thì con biết ất giáp gì đâu. Số là tháng trước ông Lý gọi con đến, cho con uống một bữa say bí tỉ rồi bảo con chửi chuyện ông Đội. Ông Lý nói sao thì con chửi vậy thôi. Rồi mấy hôm trước ông Đội gọi con qua, không thèm để bụng chuyện con chửi ông ấy, mà còn cho con uống say một trận đã đời rồi bảo con chửi ông Lý chuyện kia. Đấy đầu đuôi câu chuyện nó thế. Cụ bảo con phải làm sao, chớ con đâu có dám trái ý mấy ông lớn?

Cụ Bá cười nhạt:

- Thôi bây giờ anh Chí cứ nhớ thế này nhé, chửi ai thì chửi, chửi gì thì chửi, nhưng hễ cứ động đến nhà tôi thì chừa ra nhé. Đây có mấy hào bạc, anh Chí cầm lấy mà uống rượu.

Chí ra về, rẽ vào quán rượu uống tì tì đến lúc say bí tỉ mới móc tiền ra trả. Chủ quán lấy sạch không trả lại đồng nào, Chí hỏi tiền thừa thì chủ quán nói là tiền đó bù vào chỗ nợ tiền rượu những lần trước vẫn còn chưa đủ. Hắn bực mình nghĩ bụng dân làng này thật đê tiện, dám lừa đảo cả ông, thế phải chửi cho một trận. Hắn vừa đi vừa chửi:

- Tiên sư cái làng này, toàn dân lừa đảo!

Chửi được dăm câu, hắn chợt nhớ lời cụ Bá dặn, thế là hắn chửi tiếp:

- Tiên sư cái làng này, toàn dân lừa đảo, trừ nhà cụ Bá!

(Chuyện bịa, chỉ có tính chất giải trí)


Sunday, August 4, 2013

Mặc đồ Tàu có lợi nhất

Hôm ấy, Chí đang ngồi hút thuốc lào vặt ở quán nước đầu làng thì nghe đám ngồi cạnh kháo nhau là ở xóm dưới có phát miễn phí áo phông in khẩu hiệu chống Tàu. Đang cảnh không một xu dính túi, quần áo tứ thời một bộ rách nát, giờ kiếm được dăm cái áo miễn phí mặc thì còn gì bằng, thế là Chí ba chân bốn cẳng chạy ngay đến chỗ phát áo. Đến nơi thì Chí thấy đã có một hàng dài vô tận người xếp hàng.

Sau chừng một giờ đồng hồ trôi qua thì có người ló đầu ra cửa sổ nói:

- Thưa đồng bào, chúng ta có áo nhưng không đủ cho tất cả mọi người, vì vậy ai đang mặc đồ Tàu thì hãy ra khỏi hàng.

Thế là phải đến ba phần tư số người bỏ đi. Chí nghĩ bụng, quần áo mình mặc làm quái gì có cái mác nào bao giờ mà biết đồ Tàu hay không, nên cứ đứng lại.

Một giờ nữa trôi qua, một người lại ló đầu ra cửa sổ nói:

-Thưa đồng bào, chúng ta có áo nhưng không đủ cho tất cả mọi người, vì vậy ai không đi biểu tình chống Tàu thì hãy ra khỏi hàng.

Một phần lớn số người lại bỏ đi. Chí nghĩ bụng, đằng nào cũng đến đây rồi, xếp hàng mấy tiếng đồng hồ rồi, cứ đợi được cái áo mặc đã, rồi thích gì ông làm cho mà xem.

Một giờ nữa lại trôi qua, một người ló đầu ra cửa sổ nói:

- Thưa đồng bào, chúng ta có áo nhưng không đủ cho tất cả mọi người, vì vậy những ai không tham gia kháng chiến chống Tàu thì hãy ra khỏi hàng.

Mọi người bỏ đi cả, chỉ còn lơ thơ lại dăm mống. Chí nghĩ bụng, mặt mình đầy sẹo, bảo do đánh nhau với Tàu mà có thì đứa nào dám không tin.

Một giờ sau, một người ló ra cửa sổ, tay giơ lên dăm cái áo đen đen nhăn nhúm, xấu hơn cả hàng chợ và nói to:

-Thưa đồng bào, không thể coi rẻ lòng yêu nước, mua áo in khẩu hiệu chống Tàu chính là cách thể hiện lòng yêu nước thiết thực nhất. Chúng tôi sẽ bán cho đồng bào với giá một trăm ngàn mỗi chiếc.

Người đứng phía sau Chí thở dài rồi lầm bầm:

- Đấy, mày thấy không, cuối cùng những đứa mặc đồ Tàu vẫn có lợi nhất.

(Truyện bịa, chỉ có tính chất giải trí)





Friday, June 28, 2013

Blogger dân chủ bị bắt

- Này mày nghe tin gì mới chưa?
- Chưa, tin gì vậy?
- Người ta sẽ bắt hai mươi blogger dân chủ và em Bà Tưng đấy.
- Tại sao em Bà Tưng lại bị bắt vậy?
- Đấy, mày thấy không, có ai thèm quan tâm tới mấy blogger dân chủ đâu.

(Chuyện bịa, chỉ có tính chất giải trí)

Tuesday, June 25, 2013

Chuyện ngụ ngôn mới: Cái giá của việc tin kẻ ác

  1. Một lần, chó sói nói với chó nhà: “Tao với mày vốn cùng loài, cớ sao mày chỉ tính chuyện sống mái? Chúng ta đâu có gì khác nhau ngoại trừ lối sống. Tao đây tự do. Còn mày quỵ lụy trước con người như nô lệ; sớm hôm vòng cột quanh cổ; nhọc nhằn canh gác gia súc; khi ăn chỉ được mẩu xương thừa; thế mà vẫn bị quật không thương tiếc mỗi khi có gì sai. Hãy để lời chí tình lọt tai. Mặc cho tao vào bãi; rồi chúng ta sẽ cùng chén thịt gia súc thoải mái!”
  2. Chó nhà cả cười trả lời: "Chuyện xưa tao đã thuộc lòng; mày định lừa ai; vào bãi rồi thì mày thịt tao trước chớ có sai. Thôi cút đi trước khi tao thấy ngứa cái răng nanh dài!". Sói ta sợ hãi chạy vắt cả bốn chân lên tai.
  3. Một hôm, sư tử xuất hiện nói với chó nhà: "Này tao muốn bàn với mày một vụ làm ăn to. Mày thấy đàn linh dương ngoài đó? Con nào cũng béo gấp ba lần dê của mày. Tao đổi linh dương lấy dê ngay."
  4. Chó nhà ngẫm nghĩ thấy điều lợi quả không nhỏ, bèn đồng ý trao đổi. Linh dương bị lùa vào bãi, còn sư tử ăn thịt dê ngoài kia thôi. Chó nhà mừng rỡ đợi người về báo công. Bỗng đâu sư tử gầm rống thế là linh dương lồng lên, nhảy qua rào rồi chạy biến. Người về thấy bãi chăn trống rỗng, liền vớ lấy gậy quật cho chó nhà một trận chẳng biết còn sống nữa hay không.
(Đoạn 1 được mượn từ chuyện ngụ ngôn Aesop, còn từ đoạn 2 trở đi là do tác giả tự sáng tác)

Nước Mỹ chống khủng bố

Một người Hồi giáo định cư ở Mỹ đi dạo bên bờ sông, vô tình trượt chân rơi xuống nước. Anh này không biết bơi nên vùng vẫy kêu la cầu cứu. Gần đó có hai cảnh sát đang đi tuần nên nghe thấy tiếng kêu cứu thì chạy lại ngay, nhưng khi thấy đó là người Hồi giáo thì hai cảnh sát bèn ngơ đi, cứ để mặc cho anh kia uống nước.

Anh chàng Hồi giáo vùng vẫy mãi chưa thấy được cứu bèn gom hết sức lực hô to: "Đả đảo đế quốc Mỹ! Tao sẽ đánh bom Nhà Trắng!". Ngay lập tức hai cảnh sát kia lao xuống nước, vớt anh chàng Hồi giáo lên rồi đưa đi thẩm vấn về tội âm mưu khủng bố.

Thú vui của quan tòa

Một phóng viên hỏi quan tòa: Công việc của ông rất mệt mỏi và căng thẳng, vậy ông làm cách nào để thư giãn đầu óc?

Quan tòa trả lời: Thường thì tôi đọc truyện cười.

Phóng viên nói tiếp: Thật thú vị, ông hay đọc tác giả nào vậy?

Quan tòa lại nói: Thật ra tôi không đọc sách mà đọc biên bản ghi lời bào chữa của các luật sư.

Sunday, June 23, 2013

Chuyện ngụ ngôn mới về chim cánh cụt

Chim cánh cụt sống ở trên bờ nhưng khi chúng muốn bắt cá thì phải xuống nước. Cá voi sát thủ rất thích ăn thịt chim cánh cụt nên hay rình rập ở khu vực chim cánh cụt bắt cá, oái ăm thay chim cánh cụt lại không thể nhìn thấy lũ cá voi sát thủ đang lặn dưới nước từ trên bờ.

Ngày thứ nhất, con đầu đàn kéo một con khác ra gần mép nước và hỏi: Theo mày dưới đó có cá voi sát thủ không?

Con chim cánh cụt kia trả lời: Tao nghĩ là có.

Con đầu đàn liền xô luôn con chim kia xuống nước và nói: Vậy mày chứng minh đi!

Con kia vừa rơi xuống nước thì cá voi sát thủ liền ngoi lên chén luôn.

Con đầu đàn liền nói: Ôi, mày nói đúng rồi đấy.

Cả đàn liền lao nhao nói theo: Đúng rồi! Đúng rồi!

Ngày thứ hai, con đầu đàn lại kéo một con khác ra sát mép nước và hỏi:  Theo mày dưới đó có cá voi sát thủ không?

Con kia trả lời: Tao nghĩ là không có đâu.

Con đầu đàn liền xô con kia rơi xuống nước và nói: Vậy mày chứng minh đi!

Con kia vừa rơi xuống nước thì cá voi sát thủ ngoi lên chén luôn.

Con đầu đàn liền nói: Ô, mày nói sai rồi nhé!

Cả đàn liền lao nhao nói theo: Sai rồi! Sai rồi!

Ngày thứ ba, con chim đầu đàn lại kéo một con khác ra sát mép nước và hỏi: Theo mày dưới đó có cá voi sát thủ không?

Con kia trả lời: Tao không biết.

Con chim đầu đàn liền xô con kia xuống nước và nói: Mày nên tìm hiểu chuyện đó đi!

Con chim kia vừa rơi xuống nước thì cá voi sát thủ ngoi lên chén luôn.

Con chim đầu đàn liền nói: Vậy là bây giờ mày biết rồi nhé!

Cả đàn lại lao nhao nói theo: Biết rồi! Biết rồi!

Kết luận thứ nhất: Mọi lý lẽ của kẻ có quyền lực luôn chỉ phục vụ cho quyền lực.

Ngày thứ tư, con đầu đàn lại kéo một con khác ra sát mép nước và hỏi: Mày có sợ cá voi sát thủ không?

Con chim cánh cụt kia nghĩ bụng đằng nào cũng phải xuống nước nên chẳng thèm trả lời mà nhảy luôn. Nó bơi lội bắt cá được một lúc lâu mà vẫn an toàn. Thấy vậy, con đầu đàn liền gọi cả đàn nhảy xuống nước. Chúng xuống nước được một chốc thì cá voi sát thủ nổi lên và ăn thịt mất vô khối chim cánh cụt, trong đó có con đầu đàn.

Kết luận thứ hai: Quyền lực cũng không thể giúp kẻ sở hữu nó thoát khỏi quy luật của tự nhiên.

Thursday, June 13, 2013

Tình bạn của các nhà dân chủ mạng

Có hai nhà dân chủ mạng rất thân thiết với nhau, đã từng thề non hẹn bể kết nghĩa anh em tại quán bia, lại cùng nhau viết bài bôi nhọ nhà nước, tham gia biểu tình ăn vạ rồi xông pha xúi giục dân tình kiện cáo loạn xà ngầu. Cả hai đều mong mỏi tới ngày được đi phục hồi nhân phẩm để tăng thêm phần số má cho sự nghiệp dân chủ.

Cầu được ước thấy, một người vừa được đưa đi trại thì một tháng sau người kia cũng được vào trại. Làm thủ tục nhận người xong, quản giáo bèn hỏi: 

- Anh có nguyện vọng vào phòng nào không?

Nhà dân chủ mạng kiêu hãnh đáp lại:

- Tùy cán bộ sắp xếp, tôi ở phòng nào cũng được.

Quản giáo liền nói tiếp:

- Vậy hả, thế thì tôi xếp anh vào cùng phòng với chiến hữu thân thiết của anh nhé.

Nghe đến đây mặt nhà dân chủ mạng bỗng dưng xám ngoét:

- Cán bộ nói sao? Hắn cũng ở đây à?

Quản giáo trả lời:

- Đúng vậy, anh ấy cũng đang ở đây.

Nhà dân chủ mạng thều thào:

- Em lạy cán bộ, mong cán bộ thương tình cho em ở phòng khác, đừng bắt em vào cái phòng ấy. 

(Chuyện bịa, chỉ có tính chất giải trí)

Sunday, June 9, 2013

Thấy thiên hạ ăn khoai cũng vác mai đi đào

Năm ấy Chí về làng, ngẫm đời đen bạc sống kiếp giang hồ khổ quá nên quay đầu hoàn lương. Chí đến gặp cụ Bá để bày tỏ ý định làm người lương thiện.

- Lạy cụ Bá, con muốn làm người lương thiện cụ ạ.

- Tưởng gì chứ anh Chí làm người lương thiện thì ai cũng mừng. Cụ Bá trả lời.

- Bẩm cụ, nhưng muốn làm người lương thiện phải có cái nghề nuôi thân. Con quanh năm rạch mặt ăn vạ có biết nghề ngỗng gì đâu. Mong cụ ở trên cao sáng suốt xem có món gì làm ăn được thì chỉ bảo cho con với. Chí tiếp lời.

- Thế anh còn biết làm gì nữa không? Cụ Bá hỏi lại.

- Bẩm cụ, con biết uống rượu nữa ạ. Chí ngẫm nghĩ một lúc rồi trả lời.

- Ấy, thế là được rồi, biết uống rượu tất biết nấu rượu. Mỗi lít rượu lậu bây giờ giá bằng cả yến thóc chứ có ít đâu, mà nghề nấu rượu lại dễ như nấu cơm ăn hàng ngày học tí là xong ngay. Làm cái nghề nấu rượu sang hơn hẳn trồng lúa, không phải ra đồng nắng không tới mặt, mưa không tới đầu. Anh Chí về nấu rượu là chắc ăn nhất. Cụ Bá mừng rỡ thốt lên.

Thế là Chí về lọ mọ nấu rượu, nhưng vốn không biết nấu mà tay chân lại vụng về nên suốt ngày không khê thì sống. Rượu nấu ra dở tệ bán chẳng ai thèm mua. Được dăm bữa nửa tháng chán quá, Chí bèn dẹp quách việc nấu rượu rồi lại đến cụ Bá.

- Lạy cụ Bá, cái việc nấu rượu lậu hỏng mất rồi. Chí nói.

- Việc lớn mà, dục tốc bất đạt, anh Chí phải kiên trì chứ. Cụ Bá nói,

- Bẩm cụ, hay là cụ chỉ cho con việc khác vậy. Chí lại nói

- Thôi được, anh Chí thấy người ta hay mua chim mồi đi gác cu không. Mỗi con chim mồi hay giá bằng cả tấn thóc đấy. Mà nuôi chim thì cũng như nuôi gà thôi, có gì khó đâu cơ chứ. Anh Chí về nuôi chim mồi phen này giàu to chứ chẳng chơi. Cụ Bá ngẫm nghĩ rồi nói.

- Bẩm cụ, con xin nghe lời cụ. Chí tiếp lời cụ Bá.

Rút kinh nghiệm từ việc nấu rượu bị hỏng, Chí bỏ công ra lang thang khắp các nhà gác cu học hỏi cách xem tướng chim rồi cách chăm sóc chim, lại bỏ kha khá tiền ra để tậu về đôi chim bổi có tướng hay. Mỗi ngày đều thức khuya dậy sớm cho chim đi phơi nắng, cho chim ăn rồi cho chim tắm mát. Thời gian qua nhanh, đôi chim lớn bổng, lông mượt, giọng gáy trầm bổng mê ly. Chí hăm hở đem đôi chim ra chợ làng rao bán. Hỡi ôi, ra đến chợ mới thấy người bán chim mồi đứng xếp hàng từ đầu chợ đến cuối chợ. Giá chim mồi rớt thê thảm, cứ có người hỏi mua là cả đám nhao vào tranh nhau bán, giá nào cũng bán. Nghĩ bụng đem chim về cũng chỉ tốn thóc nên Chí đành bán rẻ đôi chim, tiền bán chim cũng chỉ mua cút rượu. Chí tạt vào quán rượu, lúc về say ngất ngư, chân nam đá chân xiêu, vừa đi hắn vừa chửi:

- Tổ sư cha chúng nó chứ! Ai cho tao làm người lương thiện?

( Viết nhân dịp được đọc bài ông Alan Phan xúi dân ta làm nông nghiệp với cày IT) 

Friday, June 7, 2013

Anh nông dân và con lừa

Anh nông dân ở làng nọ có cô vợ xinh đẹp và một con lừa rất khỏe. Cô vợ tuy xinh đẹp nhưng có thói xấu là hay cắm sừng, còn con lừa khỏe nhưng mỗi khi sổng ra là chạy biến. 

Cô vợ ngoại tình với anh nhà giàu hàng xóm. Mỗi lần muốn ở với anh hàng xóm thì cô vợ lại lén thả con lừa ra để anh nông dân phải đi tìm. Một lần anh nông dân dắt lừa đi qua chợ thấy có đứa trẻ con hát rằng: "Được lừa mất vợ mà được vợ mất lừa, ai ơi chơi cửa nào?". Anh nông dân nghĩ bụng một hồi, bèn đem gửi con lừa ở nhà người quen rồi về nhà hô hoán lên là bị mất lừa.

Suốt mấy ngày không có cách nào để anh nông dân ra khỏi nhà, cô vợ và anh hàng xóm thiếu nước phát điên. Anh hàng xóm liền ra chợ mua một con lừa rồi đem thả vào vườn nhà anh nông dân. Anh nông dân ra vườn thấy liền kêu lên lừa nhà ai đây. Anh hàng xóm tình cờ đi qua nói, tôi thấy đúng con lừa nhà anh đấy thôi. Cô vợ chạy lại nói với anh nông dân, đúng là con lừa nhà mình quay về rồi. Anh nông dân liền bảo, mọi người đều nói đó là con lừa của tôi thì đúng nó là con lừa của tôi vậy.

Hôm sau, anh nông dân đi dắt con lừa gửi ở nhà người quen về. Ai cũng lấy làm lạ hỏi tại sao giờ anh có tới hai con lừa, nhưng anh không trả lời mà chỉ tủm tỉm cười.

Phỏng vấn một nhà dân chủ

Nhóm phóng viên đài tiếng nói Dân Có Con Bò Nhoẻn Cười (DCCBNC) mới rồi đã phỏng vấn một nhà dân chủ nổi tiếng qua điện thoại. Sau đây là chi tiết cuộc phỏng vấn.

Phóng viên đài DCCBNC: Xin chào ông, tôi là phóng viên đài DCCBNC muốn phỏng vấn ông về chuyện dân chủ. Mong ông vui lòng hợp tác.

Nhà dân chủ: Đài nào mà nghe tên lạ nhỉ? Có phải đài nhà nước không đấy?

Phóng viên đài DCCBNC: Không, đài chúng tôi là đài tự do hoạt động trên phạm vi quốc tế.

Nhà dân chủ: Ok, vậy được liền!

Phóng viên đài DCCBNC: Vâng, xin cảm ơn ông. Câu hỏi đầu tiên, xin cho ông biết dân chủ là gì?

Nhà dân chủ: Dân chủ hiểu theo nghĩa đơn giản là mọi quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân. 

Phóng viên đài DCCBNC: Không có dân chủ thì điều gì sẽ xảy ra?

Nhà dân chủ: Không có dân chủ thì rất nhiều điều tồi tệ xảy ra. Quan chức nhà nước sẽ cấu kết với nhau chống lại nhân dân, tham nhũng, ăn cắp của công rồi lợi dụng quyền lực để tước đoạt nhân dân nhằm làm giàu cho bản thân. Chỉ có thực hiện dân chủ triệt để, nhân dân phải nắm lấy quyền lực nhà nước thì mới giải quyết được tình trạng đó.

Phóng viên đài DCCBNC: Xin ông cho biết một ví dụ về sự mất dân chủ?

Nhà dân chủ: Ví dụ như chuyện đất đai chẳng hạn. Quan chức nhà nước tùy tiện lập lên các dự án rồi thu hồi đất của người dân mà người dân không được tham gia vào nên sinh ra kiện cáo với oan sai rất là nhiều.

Phóng viên đài DCCBNC: Thưa ông, tại sao lại có tình trạng đó?

Nhà dân chủ: Nguyên nhân là bởi cái chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, ai cũng làm chủ thì có nghĩa là không ai làm chủ cả. Đất đai là vô chủ nên quan chức nhà nước mặc sức cấu kết với doanh nghiệp thu hồi đất của người dân rồi bán lấy tiền bỏ túi riêng. Phải tư nhân hóa đất đai, để người dân thực sự làm chủ đất đai, lúc đó quan chức không thể tự tung tự tác được nữa.

Phóng viên: Thưa ông, vậy quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân thì có bị rơi vào tình trạng vô chủ như chế độ sở hữu đất đai toàn dân không?

Nhà dân chủ nói rất to: A lô! A lô! Tôi không nghe thấy gì cả. Chắc là an ninh mạng lại cắt đường dây điện thoại rồi. 

Sau đó nhà dân chủ cúp máy, cuộc phỏng vấn qua điện thoại đã kết thúc như vậy. Nhóm phóng viên đài DCCBNC trân trọng cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi.

(Chuyện bịa, chỉ có tính chất giải trí)

Saturday, June 1, 2013

Biểu tình viên

Một sáng chủ nhật đẹp giời, biểu tình viên hẹn nhau ra Bờ Hồ thật sớm rung đùi ngồi uống trà đá, khẩu hiệu lận sẵn trong lưng quần. Đúng giờ cả đám liền nhất tề xông ra đường rút khẩu hiệu giương cao, đồng thanh hô đả đảo Tàu khựa xâm lược biển đảo, tràn đầy khí thế. 

Bỗng đâu có tiếng kêu: "Công an bắt người!", thế là cả đám nháo nhác bỏ chạy.

Đang chạy thì một biểu tình viên ngoái sang hỏi người bên cạnh: "Này, không biết tụi mình chạy có nhanh quá không nhỉ?"

(Chuyện bịa, chỉ có tính chất giải trí)

Monday, May 27, 2013

Chế độ sở hữu đất đai tư nhân chưa từng tồn tại ở Việt Nam

Hàng ngàn năm trong các xã hội phong kiến, mọi đất đai đều thuộc về nhà vua.  Nông dân chưa bao giờ sở hữu đất đai và phổ biến là một nền nông nghiệp gia trưởng dựa trên lao động của gia đình. Việc canh tác cũng chỉ để nuôi sống gia đình chứ không phải để sản xuất hàng hóa. Do vậy, những cộng đồng nhỏ như làng trở thành phần vững chãi nhất của xã hội. Các triều đại có thể thay đổi, những kẻ xâm lược đến rồi đi, nhưng cái làng vẫn sẽ luôn tồn tại như nó đã tồn tại.

Khi người Pháp xâm lược Việt Nam thì họ chỉ thiết lập nên chế độ tư hữu ruộng đất hiện đại ở một phần rất nhỏ của thuộc địa, chủ yếu để phục vụ cho các nhà tư bản kinh doanh các loại nguyên vật liệu thô để cung cấp cho thị trường mẫu quốc. Phần lớn đất đai còn lại vẫn tiếp tục thuộc về nhà vua như cũ. Gần nửa thế kỷ sau mặc dù không còn tồn tại trên giấy tờ thì chế độ sở hữu phong kiến vẫn còn in đậm trong tập quán của người dân. Vào năm 1903, khi chính quyền thành phố Hà Nội quyết định thu hồi đất thuộc sở hữu tập thể, các phố trưởng đã xác thực giấy chứng nhận sở hữu các khu đất đó cho các chủ tư nhân khiến chính quyền không thể thu hồi được (1). Theo tập quán thì các phố trưởng xác nhận việc sử dụng chứ không phải việc sở hữu bởi vì không có ai sở hữu đất đai cả, nhưng chính quyền Pháp thường mặc nhiên coi đó là giấy chứng nhận sở hữu để dễ dàng trong giao dịch và các phố trưởng đã lợi dụng chính điều đó để chống lại họ.

Các nhà tư bản Pháp tới thuộc địa dễ dàng chiếm được những mảnh đất lớn nhưng họ không thể nào kiếm được đủ lao động làm thuê vì phần lớn nông dân bám chặt lấy mảnh đất canh tác nhỏ của gia đình. Chính quyền thuộc địa dưới sức ép phải đảm bảo quyền lợi cho các nhà tư bản Pháp đã thi hành hai chính sách nhằm tách người nông dân ra khỏi đất đai. Một mặt chính quyền thuộc địa đánh thuế rất cao đối với nông dân, một thống kê so sánh thuế giữa chế độ phong kiến với chế độ thực dân cuối năm 1874 cho thấy: thuế quan điền đã tăng hơn 2 lần trong khi diện tích đất canh tác không tăng, thuế thân tăng gấp 14 lần (2). Tất cả các khoản thuế này đều thu bằng tiền trong khi nông dân canh tác để nuôi sống gia đình mình chứ không bán nông sản lấy tiền. Thuế khóa nặng nề khiến cho phần lớn nông dân rơi vào tay đám cho vay nặng lãi và cuối cùng bị phá sản hoàn toàn. Mặt khác chính quyền thực dân dung túng cho các địa chủ cướp đất của nông dân một cách có hệ thống thông qua những nhập nhằng trong hệ thống pháp lý. Vụ án đồng Nọc Nạn nổi tiếng chính là kết quả của chính sách ấy, nực cười thay nó lại được dùng để ca ngợi tinh thần công minh của các quan tòa Pháp và cổ vũ cho chủ trương "Pháp-Việt đề huề" của tầng lớp tư sản bản địa. Chính sách của người Pháp đã tạo cơ hội cho những địa chủ rất lớn ở Nam Kỳ xuất hiện, như ông bố của công tử Bạc Liêu có tới 100 ngàn ha ruộng lúa và 50 ngàn ha ruộng muối. Tuy vậy, chưa bao giờ các địa chủ lớn lại phổ biến ở Việt Nam và lối kinh doanh của họ cũng không phải là lối kinh doanh dựa trên lao động làm thuê như ở nước Pháp. Tất cả các địa chủ đều giao đất cho tá điền canh tác và thu tô dưới dạng hiện vật.

Mặc dù người Pháp nỗ lực tìm cách khai thác thuộc địa nhưng trên thực tế không đem lại nhiều kết quả vì hai lý do chủ yếu. Thứ nhất là tập quán sản xuất tự cấp tự túc vẫn còn mạnh mẽ và năng suất lao động thấp nên người dân không mấy gắn bó với chế độ làm thuê, chỉ cần có dịp thuận tiện là họ lại bỏ về làng làm ruộng. Thứ hai là công nghiệp Pháp không cạnh tranh được với công nghiệp Đức nên thị trường xuất khẩu nguyên vật liệu thô của thuộc địa bị thu hẹp lại. Dần dần, người Pháp từ bỏ việc kinh doanh không đem lại nhiều lợi nhuận và trở thành một tầng lớp ăn bám, lợi dụng những quan hệ sản xuất phong kiến để trút cái gánh nặng tài chính cho cuộc sống xa hoa của mình lên người dân thuộc địa. Thay vì trở thành những người khai hóa văn minh cho thuộc địa thì chính họ lại bị phong kiến hóa và tụt xuống trạng thái xã hội trung cổ ngay trên những tiện nghi và quan hệ sản xuất hiện đại mà họ mang theo từ mẫu quốc.

Sau khi người Pháp thua trận tại Điện Biên Phủ năm 1954, miền Bắc được giải phóng và chế độ công hữu về đất đai được thiết lập từng bước để đảm bảo nó phù hợp với tình hình thời chiến. Miền Nam rơi vào tay người Mỹ, chính quyền do người Mỹ dựng lên cố gắng tư hữu hóa đất đai theo hướng có lợi cho địa chủ và bắt nông dân phải gánh toàn bộ phí tổn. Chính quyền ấy xóa bỏ vương triều phong kiến song lại thực thi quy chế tá điền của thời phong kiến. Điều đó đã khiến nông dân chống lại họ, chính sách tư hữu hóa đất đai bị thất bại. Cuối cùng, người Mỹ thua trận và Việt Nam trở thành một quốc gia thống nhất, chế độ sở hữu đất đai ở miền Bắc được đem ra áp dụng cho toàn quốc cho tới nay.

Như vậy, do những quanh co của lịch sử mà chế độ sở hữu đất đai tư nhân hiện đại, tức là dựa trên lao động làm thuê, chưa bao giờ tồn tại ở Việt Nam.

Tài liệu tham khảo:

(1) Philippe Papin-Lịch sử Hà Nội; NXB Mỹ Thuật 2010; trang 255

(2) Trương Bá Cần-Hoạt động ngoại giao của nước Pháp nhằm củng cố cơ sở tại  Nam Kỳ (1862-1874); NXB Thế Giới 2011; trang 447

Saturday, May 25, 2013

Nhân sĩ chống Tàu

Hai nhân sĩ chống Tàu gặp nhau trong nhà giam, tay bắt mặt mừng cùng nhau hô vang dân chủ tự do với yêu nước thương dân rồi quay qua tâm sự về chiến tích. 

Nhân sĩ thứ nhất hỏi:
- Sao mày phải vào đây vậy?

Nhân sĩ thứ hai trả lời:
- Vì tao dán khẩu hiệu "Tàu khựa cút đi" lên tường đại sứ quán Tàu. Còn mày thì sao?

- À, tao thì vì tội dán cái khẩu hiệu "Tàu khựa vào đây".

- Sao kỳ vậy? Nhân sĩ thứ hai tỏ vẻ ngạc nhiên.

- Ừ, nhưng tau dán khẩu hiệu đó lên tường nhà Quốc Hội. Nhân sĩ thứ nhất nói tiếp.

(Chuyện bịa, chỉ có tính chất giải trí!)