Sunday, August 27, 2017

Chủ nghĩa tư bản và nền sản xuất hàng hóa nhỏ

Trong nhiều cuộc thảo luận về kinh tế chính trị, tôi để ý thấy rằng phần lớn những người tham gia đều cho rằng chủ nghĩa tư bản đối lập với sản xuất nhỏ. Điều này diễn ra ở hai khía cạnh. Thứ nhất, chủ nghĩa tư bản làm phá sản nền sản xuất nhỏ để tạo ra một đội quân làm thuê đồng thời tiêu thụ hàng hóa do nhà tư bản sản xuất ra. Thứ hai, chủ nghĩa tư bản thống trị dựa vào bóc lột giá trị thặng dư từ lao động làm thuê, do vậy nó độc lập với nền sản xuất hàng hóa nhỏ và không có lợi ích gì từ nền sản xuất nhỏ. Tóm lại, chủ nghĩa tư bản xung đột với nền sản xuất nhỏ và cần phải phá hủy nền sản xuất nhỏ.

Điều đó có đúng không? Nếu người ta chỉ đọc quyển 1 của bộ Tư Bản thì điều đó rất đúng. Sở dĩ như vậy là bởi vì toàn bộ phần đầu Marx trình bày quan hệ sản xuất tư bản dưới dạng bản chất nhất của nó, tạm gác lại mối quan hệ của nó với toàn bộ nền sản xuất, trong đó có bộ phận sản xuất hàng hóa nhỏ và tự cấp tự túc.

Vấn đề ở đây là gì? Hãy nhìn vào lịch sử, nếu theo lập luận đã nêu trên thì sau hơn hai trăm năm phát triển, chủ nghĩa tư bản phải phá hủy hoàn toàn nền sản xuất hàng hóa nhỏ và biến tất cả thành lao động làm thuê. Nhưng điều đó không xảy ra, ngược lại, lịch sử cho thấy chủ nghĩa tư bản tạo dựng được sản xuất hàng hóa lớn ở chỗ này thì lại duy trì sản xuất hàng hóa nhỏ, thậm chí là cả phương thức sản xuất lạc hậu hơn ở chỗ khác. Chúng ta có thể giải thích thế nào về chế độ thực dân kiểu cũ và kiểu mới kéo dài cho đến tận nay ở nhiều nước trong khi chủ nghĩa tư bản vẫn phát triển ở một số nước. Chúng ta giải thích ra sao về hàng sa số các hộ sản xuất hàng hóa nhỏ, nông dân tự cấp tự túc vẫn tồn tại bên cạnh các tập đoàn đa quốc gia.

Hơn nữa, lịch sử cũng đặt ra câu hỏi khác, nếu nền sản xuất hàng hóa nhỏ và chủ nghĩa tư bản độc lập nhau, không có mối liên hệ kinh tế nào ngoài mâu thuẫn sống còn vậy thì sự tồn tại của nền sản xuất hàng hóa nhỏ có phải là sự suy thoái của chủ nghĩa tư bản không. Điều này sẽ dẫn đến con đường kỳ quặc mà giai cấp tiểu tư sản vẫn tán dương, đó là chỉ cần tước đoạt sản xuất lớn, chia đều cho người lao động, biến mỗi người lao động thành một tiểu chủ, thế là có chủ nghĩa xã hội.

May mắn thay, Marx cũng đã đưa ra câu trả lời cho vấn đề này ở quyển thứ 3 của bộ Tư Bản, phần đó nằm trong sự phân tích quá trình chuyển hóa giá trị thành giá cả, tức là phân tích toàn bộ nền sản xuất tư bản. Khi xem xét quá trình chuyển hóa giá trị thành giá cả, Marx đã chỉ ra rằng ngay khi hình thành giá cả sản xuất thì một phần giá trị thặng dư do công nhân tạo ra đã chuyển từ bộ phận có cấu tạo hữu cơ thấp sang bộ phận có cấu tạo hữu cơ cao. Điều này có nghĩa là bên cạnh những bộ phận sản xuất lớn, có cấu tạo hữu cơ cao thì chủ nghĩa tư bản không thể tách rời bộ phận sản xuất nhỏ có cấu tạo hữu cơ thấp. Chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì nó lại càng cần một nền tảng lớn những đơn vị sản xuất có cấu tạo hữu cơ thấp để cung cấp giá trị thặng dư cho phần có cấu tạo hữu cơ cao.

Điều này sẽ góp phần làm sáng tỏ sự tồn tại của nền sản xuất hàng hóa nhỏ trong lịch sử của chủ nghĩa tư bản. Thứ nhất, chủ nghĩa tư bản phá hủy nền sản xuất nhỏ để tạo ra đội quân làm thuê và tiêu thụ hàng hóa, nhưng mặt khác lại không ngừng tái tạo lại nền sản xuất hàng hóa nhỏ dưới khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản, tức là sản xuất hàng hóa và chịu sự chi phối của quy luật giá trị. Thông qua quy luật giá trị, chủ nghĩa tư bản với lợi thế của khoa học và công nghệ sẽ tước đoạt một phần giá trị thặng dư của nền sản xuất nhỏ.

Điều này giải thích được sự tồn tại của chủ nghĩa thực dân và cách thức chủ nghĩa tư bản thống trị toàn cầu dựa vào một số nước phát triển và duy trì sự kém phát triển ở các nước khác. Khi mà các nước tư bản phát triển ngày càng phụ thuộc vào việc tước đoạt nền sản xuất nhỏ để duy trì sự phồn thịnh của họ đồng thời nuôi dưỡng một đạo quân thất nghiệp khổng lồ thì cũng có nghĩa là chủ nghĩa tư bản đã qua thời thanh xuân và trở thành một thứ ăn bám đúng nghĩa. Song điều đó không có nghĩa là nền sản xuất hàng hóa nhỏ là cứu cánh cho loài người, ngược lại nền sản xuất nhỏ đã trở thành nô lệ của chủ nghĩa tư bản, nó vĩnh viễn không thể phát triển độc lập, nếu được tự do thì sự tích lũy trong lòng nó sẽ lại sinh ra chủ nghĩa tư bản vì nó hoạt động theo quy luật giá trị, là quy luật của chủ nghĩa tư bản. 

Tóm lại, nền sản xuất hàng hóa nhỏ dưới sự thống trị của chủ nghĩa tư bản đã trở thành một bộ phận của chủ nghĩa tư bản, nó không thể tồn tại độc lập với chủ nghĩa tư bản. Nền sản xuất hàng hóa nhỏ là cần thiết với chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn độc quyền và đế quốc, chính vì vậy nó sinh ra mâu thuân giữa các nước tư bản trên quy mô quốc tế. Giai cấp tư sản ở quốc gia phát triển luôn muốn duy trì sản xuất hàng hóa nhỏ ở các nước chậm đang triển, ngược lại giai cấp tư sản ở các nước đang phát triển lại muốn phá vỡ nền sản xuất hàng hóa nhỏ để mở rộng nền sản xuất tư bản của họ. Chiến tranh thế giới là kết quả tất yếu của mâu thuẫn đó. Song chủ nghĩa tư bản vốn thống trị chủ yếu nhờ vào quy luật giá trị nên chiến tranh phải nhường chỗ cho các hiệp định thương mại tự do, một thứ hợp đồng nô lệ hiện đại.

Sunday, August 20, 2017

Phải dùng vũ khí phê phán hay phải phê phán bằng vũ khí?



Vấn đề thứ nhất: Đất nước Việt Nam là một thể thống nhất từ năm 1945, sau khi Việt Nam giành độc lập từ tay đế quốc Nhật Bản, Việt Nam chỉ có một chính quyền duy nhất hợp pháp do nhân dân bầu ra, đó là chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Các đế quốc xâm lược và đám tay sai đều đòi công nhận sự chính danh cho đám bù nhìn của chúng. Cha ông chúng ta đã trả lời chúng bằng súng, đối với kẻ thù thì không có lý lẽ nào thuyết phục hơn đạn chì. Người Việt Nam chân chính sẽ tiếp tục làm điều đó nếu cần thiết.

Việc tranh luận về một vấn đề đã được giải quyết dứt khoát và dứt điểm bằng xương máu của hàng triệu người Việt Nam là vô nghĩa. Kẻ thù luôn đòi hòa giải hòa hợp bằng cách công nhận và bù đắp thiệt hại của chúng nhưng chính chúng không bao giờ chịu công nhận và bù đắp thiệt hại của những người Việt Nam đã ngã xuống vì độc lập tự do của dân tộc. Do đó, hòa giải với chúng có nghĩa là đầu hàng, có nghĩa là cúi đầu làm nô lệ và phủ nhận sạch công lao cũng như xương máu của cha ông. Không một người Việt Nam tự do và có lương tri nào lại có thể chấp nhận điều đó.

Vấn đề thứ hai: Thừa nhận sự hợp pháp của chính quyền bù nhìn để được tiếp quản lãnh thổ của chúng hay lập luận theo kiểu luật pháp quốc tế về việc chiếm hữu lãnh thổ liên tục với tư cách nhà nước cũng là điều vô nghĩa. Chính quyền bù nhìn không sở hữu bất cữ lãnh thổ nào. Hãy nhìn thẳng vào sự thật, đế quốc Mỹ mới là kẻ chiếm hữu miền Nam Việt Nam. Ngụy quyền Sài Gòn chỉ là đám đánh thuê cho Mỹ, không có bất cứ thứ quyền lực tế nào đối với lãnh thổ miền Nam Việt Nam. Thế nên công nhận sự hợp pháp của ngụy quyền Sài Gòn thì điều đó có nghĩa là nước Việt Nam hiện tại phải bồi thường cho các quyền lợi của đế quốc Mỹ đã bị thiệt hại trước năm 1975. Người Việt Nam giờ phải trả tiền cho bom đạn đã ném xuống đầu mình, thật là bỉ ổi hết sức. Tất cả chỉ là lối nói lắt léo của đám cặn bã, cái lý lẽ của mà chúng giấu đằng sau là thừa nhận ngụy quyền hợp pháp hay thừa nhận lợi ích hợp pháp của đế quốc Mỹ vì vậy Mỹ sẽ ra sức bảo vệ lợi ích của họ ở miền Nam. Đây chính là con đường bán nước, chúng nhân danh bảo vệ đất nước để bán nước. Việc tranh cãi điều này cũng vô nghĩa, Mỹ đã từng đến đây nói cái lý lẽ đó cùng với bom đạn, chúng ta đã trả lời bằng súng và chúng ta đã thắng.

Vấn đề thứ ba: Nhiều người sẽ không hiểu tại sao hiện nay có một bộ phận lớn trí thức, dân chúng đòi công nhận ngụy quyền Sài Gòn hợp pháp, mặc dù dân tộc Việt Nam đã trả lời một lần và dứt khoát điều đó vào năm 1975. Đây không chỉ là vấn đề chính trị đơn thuần mà còn là vấn đề giai cấp. Cuộc chiến tranh chống Mỹ thống nhất đất nước Việt Nam cũng là chiến tranh giai cấp, do giai cấp tư sản và đại địa chủ ở miền Nam dựa vào Mỹ để âm mưu thiết lập sự thống trị ở Việt Nam, nhưng chúng đã bị đập tan. Sau khi hòa bình lập lại, Việt Nam tái thiết đất nước từ đống tro tàn chiến tranh, buộc phải sử dụng đến kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường tức là chế độ tư bản, tức là đặt quyền lực kinh tế vào tay giai cấp tư sản. Do đó, giai cấp tư sản phản động bắt đầu ngóc đầu dậy, cái lý lẽ mà chúng viện đến là: Anh đã phá hủy con đường của tôi nhưng giờ anh lại phải đi con đường đó, như vậy anh sai còn tôi mới đúng, thế nên anh phải thừa nhận đã sai và hòa giải với tôi, sau đó làm theo những gì tôi muốn. 

Chúng ta cần phải hiểu rằng đằng sau âm mưu kêu gọi công nhận sự hợp pháp của ngụy quyền Sài Gòn chính là âm mưu khôi phục chế độ tư bản. Khi ngụy quyền Sài Gòn được coi là hợp pháp thì chế độ tư bản mà ngụy quyền Sài Gòn tạo dựng cũng được coi là hợp pháp và có thể danh chính ngôn thuận bàn luận, , khôi phục, khai thác và tìm cách áp dụng cho xã hội hiện tại, từ giáo dục, văn hóa, nghệ thuật cho đến mô hình kinh tế chính trị. Đấy chính là cái mưu toan mà giới trí thức phản động mong muốn, cái âm mưu đó cũng phù hợp với những lợi ích của giai cấp tư sản vốn đã bị kiềm chế. Do vậy, chúng nhận được sự ủng hộ nhất định từ một bộ phận giai cấp tư sản và trí thức phản động. Đây chính là sự khởi đầu cho công cuộc phản cách mạng, đánh đổ các nền tảng của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. 

Ẩn mình sau cuộc tranh luận về tính hợp pháp của ngụy quyền Sài Gòn chính là đấu tranh giai cấp, không phải là sự ảo tưởng của đám tàn dư cờ vàng hay sự ngu dốt của một bộ phận dân chúng. Những người vô sản cần luôn hiểu rõ điều này. Một bộ phận trong bộ máy nhà nước cũng đang từng bước ngả theo giai cấp tư sản, điều này không thể tránh khỏi do giai cấp tư sản đang nắm quyền lực về kinh tế, do vậy họ sẽ ủng hộ giai cấp tư sản dưới những hình thức lắt léo và tinh vi. Những người vô sản trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc và duy trì quyền lực nhà nước của mình không thể tránh khỏi việc phải đối đầu với những thế lực phản động ấy. Nếu người vô sản từ bỏ lập trường giai cấp, nhắm mắt làm ngơ không chịu nhìn nhận sự trỗi dậy của giai cấp tư sản thì tất sẽ không đoàn kết được các lực lượng tiến bộ và để cho giai cấp tư sản dễ dàng đạt được điều mà chúng mong muốn, trong khi đó những người vô sản sẽ phải vật lộn với những rối loạn mà chúng đã tạo ra. 

Cuối cùng, vũ khí phê phán không thể thay thế được sự phê phán bằng vũ khí. Có những vấn đề không thể giải quyết bằng lời nói mà phải dùng đến đạn chì. Đó chính là điều mà cha ông chúng ta đã làm.

Monday, June 26, 2017

Grab/Uber Bike và xe ôm truyền thống

Mỗi khi ai đó nhắc đến sự bùng nổ của mấy mô hình kinh doanh kiểu Grab Bike hay Uber Bike và sự suy tàn của xe ôm truyền thống, tôi thường được nghe thấy câu kết luận rằng: Xe ôm truyền thống cứ cải thiện chất lượng dịch vụ, hạ giá, làm ăn nghiêm chỉnh minh bạch như Grab/Uber Bike đi, đừng lừa đảo bắt chẹt khách nữa, thì lo gì không có khách.

Câu hỏi ngược lại thường khiến người kết luận im lặng ngay lập tức: Ngay cả khi xe ôm truyền thống làm ăn nghiêm chỉnh minh bạch như Grab Bike hay Uber thì họ có cạnh tranh được về thương hiệu, các chương trình khuyến mại, giảm giá, tặng quà và hệ thống tiếp cận khách hàng với mấy hãng kia không?

Những người làm xe ôm truyền thống hầu hết là người nghèo, không trình độ, vốn liếng chỉ có chiến xe máy rẻ tiền, họ không bao giờ có hàng triệu dollar để ném vào các chương trình quảng cáo, giảm giá, tặng quà và hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin như Grab hay Uber. Trong cuộc chiến này, họ đã thua chắc chắn.

Thông thường người ta thấy giá một cuốc xe hay tính trên km của xe ôm truyền thống đắt hơn của Uber hay Grab, họ sẽ cho rằng xe ôm truyền thống tính đắt hơn. Song người ta sẽ không khó để hiểu được điều này, xác suất kiếm được khách hàng của xe ôm truyền thống thấp hơn Grab/Uber, ngược lại xác xuất kiếm được khách hàng của Grab/Uber cao hơn rất nhiều do họ kết nối với số lượng lớn khách hàng qua một hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin cực kỳ tốn kém. Do vậy, mặc dù xe ôm truyền thống tính phí/km cao hơn nhưng thu nhập một ngày của họ thấp hơn rất nhiều so với người chạy Grab/Uber, ngược chính điều này cho phép  người chạy xe Grab/Uber tính phí/km thấp hơn nhưng vẫn có thu nhập lớn hơn xe ôm truyền thống. 

Hơn nữa, Grab/Uber hiện giờ đang là những doanh nghiệp start-up, tức là họ chưa cần phải tính toán đến lợi nhuận, họ lại nhận được một khoản tiền khổng lồ để mở rộng mạng lưới kinh doanh. Sức cạnh tranh của họ rất khủng khiếp với các chương trình khuyến mại giảm giá, tặng quà và quảng cáo mạnh mẽ. Liệu có xe ôm truyền thống nào có đủ tiền để đối đầu với họ? 

Cơn bão start-up đã cho thấy rõ cách thức mà các start-up phát triển. Nó cần phải thu hút được đủ tiền để làm phá sản các doanh nghiệp hoặc những người kinh doanh nhỏ trên thị trường và sau đó nó sẽ đủ lớn để kiếm lợi. Công nghệ hay tính hữu dụng chỉ là vỏ bọc phù phiếm. Những vụ mua bán start-up trị giá nhiều triệu dollar cũng có nghĩa là nhiều doanh nghiệp sẽ bị phá hủy.

Một điều chắc chắn là phần lớn những người chạy xe ôm truyền thống hiện nay sẽ thất nghiệp, tạo ra một gánh nặng mới cho xã hội. Đó là cái giá phải trả thứ hai của cơn mê start-up. Khác với doanh nghiệp taxi, vốn đóng thuế nhiều cho nhà nước, có thể lên tiếng đòi nhà nước bảo vệ, tiếng nói của những người chạy xe ôm truyền thống lẻ loi sẽ chẳng có ai lắng nghe.

Nhưng phần còn lại của xe ôm truyền thống sẽ ra sao? Họ sẽ vẫn tồn tại, chỉ có điều theo cách khác. Nếu tiếp tục hoạt động đơn lẻ, họ chắc chắn sẽ bị tiêu diệt. Nếu họ đầu quân cho các doanh nghiệp vận tải kiểu mới với ứng dụng tương tự như Grab hay Uber thì họ sẽ bị chúng nuốt chửng và trở thành người làm thuê.

Cách duy nhất giúp xe ôm truyền thống tiếp tục tồn tại là hợp tác hóa. Điều này đã xuất hiện tại nhiều nơi nhưng ít người để ý. Các lái xe sẽ kết hợp với nhau thành một kiểu hợp tác xã, dùng điện thoại để liên hệ, điều phối xe và đón khách. Việc đó giúp họ có thể tăng xác suất kiếm được khách, hạ giá cước, cũng như thực hiện các chương trình nâng cao chất lượng dịch vụ. Điều mấu chốt trong cách làm này là họ cần phải thực hiện việc hợp tác hóa và chiếm lấy những thị trường Grab/Uber chưa vươn tới, để khi Grab/Uber bắt đầu vươn sang những thị trường đó thì xe ôm truyền thống đã đứng vững với cách kinh doanh mới rồi.

Friday, April 28, 2017

Viết chơi đôi dòng nhân dịp giải phóng thống nhất đất nước: Dân chủ là gì?

Năm nào đến dịp 30/4 chó chả sủa váng, không sủa lấy đâu tiền mà bù vào trợ cấp xã hội nhỉ?

Đã là người tự trọng thì tự làm tự ăn, việc gì phải ngửa tay nhận trợ cấp xã hội như đám bình dân lúc tàn canh thời Hy Lạp- La Mã, đỉnh cao văn minh nhân loại, tấm gương sáng láng về dân chủ mà các con giời trí thức đầu to mắt cận bây giờ vẫn ca ngợi hoành tráng đấy. Ấy kéo áo các chú phát, dân chủ không phải do các thành bang Hy Lạp phát minh ra nhé, các học giả Tây nhiều lông và không lông chứng minh được rằng thể chế ấy sinh ra ở Trung Đông, vùng Lưỡng Hà, chính xác là Iran-Irag và Syria ngày nay. Thế mà Syria bây giờ đang bị Mẽo và liên quân ném bom SML vì tội thiếu dân chủ, còn Iraq thì coi như đã xong béng!

Vậy thì cái dân chủ phương Tây chui ở lỗ nẻ nào ra nhỉ? Mặc dù nó vẫn tự xưng là đỉnh cao văn minh nhân loại, thừa hưởng truyền thống dân chủ Hy-La (tộc Franken đã hủy diệt toàn bộ văn minh La Mã). Ở Việt Nam, có mấy ông chui háng Hán để thoát Hán rồi lại bài Hán để thoát Hán (Tai Ương, chữ Đông La!) hay mấy ông cố vấn thủ tướng chính phủ vẫn kêu gào rát họng rằng dân chủ ấy là ngọn cờ văn minh nhân loai, cả thế giới phải đi theo nhé, đừng theo Tàu, mặc dù hàng Tàu giá rẻ bỏ đời, không theo ăn cám cả lũ. Dân chủ phương Tây vốn sinh ra ở đất Anh thuộc địa (của lãnh chúa Pháp), chả liên quan gì đến dân chủ của Hy-La cổ xưa, vì Hy-La cổ xưa đã bị man tộc German đánh cho tàn mạt. Mà cũng lạ, lịch sử thế giới toàn cho thấy man tộc hủy diệt các nền văn minh đỉnh cao chứ không có ngoại lệ. Nhiều con giời đến đoạn này sẽ vênh mặt lên kêu Hoa Kỳ, nhưng dân Hoa Kỳ vào lúc đế quốc Anh đỉnh cao thì cũng là đám mọi rợ, toàn đám cặn bã, đi đày, Tin Lành, đầu trộm đuôi cướp bị Châu Âu văn minh đuổi chạy có cờ thì sang Bắc Mỹ sống. Dân chủ phương Tây hiện nay vốn sinh ra từ cái gọi là sự độc lập của 'lordship', từ này không có trong từ điển tiếng Việt vì Việt theo hệ phong kiến tập quyền. Hình dung một cách đơn giản là hệ thống phong kiến của phương Tây lúc đó là tản quyền, có vua và các quý tộc địa phương, vua nắm chính quyền trung ương còn quý tộc hay lãnh chúa nắm toàn bộ chính quyền địa phương. Vua thì có quyền lực rất to nhưng các lãnh chúa lại có quyền lực nhà nước độc lập trong lãnh địa của mình. Vương quyền phải bảo vệ và độc lập với lãnh chúa quyền, ấy là dân chủ thời trung cổ. Nếu ai đọc lịch sử đế quốc Ba Lan-Lít Va thì sẽ biết đoạn này có nghĩa là gì. Thứ nhất, các lãnh chúa sẽ bầu ra vua, thứ hai các lãnh chúa có quyền đòi công lý mà không sợ bị trừng phạt. Đại loại là một lãnh chúa này nếu thấy bị một lãnh chúa khác xúc phạm thì có quyền đem quân oánh vỡ mặt thằng ấy mà vua không có quyền can thiệp, cho dù thằng ấy có là em ruột của vua.

Tư tưởng của toàn bộ giới trí thức Việt Nam hiện nay đều vay mượn của Phan Châu Trinh, cái chủ nghĩa tự do thời trung cổ ấy, đại diện cho sự độc lập của tầng lớp tư sản quan liêu, như cái anh giáo sư làm toán chuyên chém chính trị. Nhiều người bị ngộ, nghĩ anh ấy chống chính quyền ghê lắm, nhưng thực ra anh ấy bảo thủ và bảo vệ chính quyền (tầng lớp quan liêu) cực kỳ (gia đình anh ấy xuất thân thế nào thì ai cũng rõ). Anh ấy theo đuổi đặc quyền của giới công chức và theo chủ thuyết kỹ trị, tức là kỹ thuật, công nghệ và khoa học quyết định tất (giới trí thức nắm hết kiến thức khoa học và công nghệ thế nên họ ủng hộ thuyết kỹ trị), thế nên chính quyền rất ưu đãi anh ấy, he he he. Mọi người cũng đừng lạ khi thấy có ông chuyên gia cả đời về công nghệ thông tin nhưng lại đòi Việt Nam quay về thời Lê Thánh Tông, mặc dù thời ấy người ta chả cần đến công nghệ thông tin làm gì! Đặc quyền nó làm mờ mắt tất cả!

Thế nên dân chủ vô sản là thủ tiêu mọi đặc quyền, nếu anh còn đặc quyền thì anh còn là giai cấp bóc lột. Dân chủ không bao giờ đi cùng với đặc quyền!

Chiến tranh chống Mỹ ở Việt Nam cũng là đấu tranh giai cấp, cũng là chiến tranh ý thức hệ, việc gì phải phủ nhận như anh nghị vẫn tự hào về nguồn gốc tư sản và muốn cấp license cho chị em bán trôn hợp pháp. Lúc đó, Mỹ dựa vào giai cấp tư sản và địa chủ tư sản hóa để thống trị Việt Nam, thế nên ngụy Sài Gòn là đám lính đánh thuê muốn bám chân Mỹ để gia nhập giai cấp tư sản quốc tế, đừng hỏi tại sao sau này đương kim UVBCT trước lúc bị đưa ra kỷ luật đã nhiệt tình ve vãn Hòn Ngọc Viễn Đông (anh ấy muốn mượn thế lực cũ để củng cố địa vị hiện tại). Giai cấp vô sản và lao động ở Việt Nam đã chiến thắng. Lần đầu tiên Việt Nam thoát khỏi cái bóng ám ảnh suốt cả chiều dài lịch sử, vì con đường duy nhất để tạo ra một quốc gia vĩ đại trong lịch sử hiện đại của loài người, như lời cố chủ tịch vĩ đại đã nói, ấy là chính quyền liên minh công-nông-binh-trí thức. Đó là định mệnh lịch sử của một đế quốc phương Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam lớn lên mà không cần trở thành một đế quốc như những đế quốc khác.

Dân chủ ở Việt Nam là người lao động làm chủ đất nước. Việt Nam đã hấp thụ được toàn bộ văn minh nhân loại từ hình bóng của một con người vĩ đại. Thứ nhất, thủ tiêu mọi đặc quyền, giai cấp tư sản không được tham gia chính quyền, anh đã nắm quyền lực về kinh tế thì anh không được nắm quyền lực chính trị. Thứ hai, nông dân Việt Nam có quyền công dân (theo nghĩa chính trị hiện thực: tức là họ không chỉ có quyền bỏ phiếu mà còn có quyền có đại diện cố định trong chính quyền), đây là di sản Hy Lạp mà toàn bộ văn minh phương Tây đã đánh mất, song cũng vì thế mà đừng lạ là nông dân hay làm loạn, họ có làm loạn thì cũng không bao giờ vứt bỏ địa vị công dân mà họ lần đầu tiên sau hàng ngàn năm phong kiến phương Đông mới có được. Nông dân có làm loạn thì vẫn giương cao cờ búa liềm, đám nào giương cờ vàng là nông dân oánh cho hỏng người ngay, mấy anh cờ vàng muốn kiếm số ăn tiền tài trợ coi chừng cái này. Thứ ba, công nhân có một cơ sở vững chắc là gia đình, gia đình ở Việt Nam là mối liên hệ với gia tộc, tức là mối liên minh về mặt huyết thống và kinh tế với nông dân, đừng hỏi tại sao mấy anh nghị cấp tiến muốn có gái bán dâm hợp pháp để phá hoại gia đình truyền thống của dân Việt Nam.

Cuộc kháng chiến thống nhất đất nước của Việt Nam là cuộc kháng chiến của dân tộc và giai cấp, nhiều người không hiểu chiến thắng ấy có nghĩa là gì, nhưng chính nó đã khai sinh ra một khái niệm dân chủ mới, thừa hưởng toàn bộ những thành quả vĩ đại nhất của lịch sử nhân loại. Chiến thắng của Việt Nam chính là chiến thắng của nền dân chủ.

Sunday, April 16, 2017

Sự trỗi dậy của miền Trung và hệ quả

Bài viết ngắn này được rút ra từ những chuyến đi qua nhiều tỉnh của tôi và nhằm mục đích trình bày mâu thuẫn giai cấp ở Việt Nam liên quan đến vùng miền dưới dạng phổ thông nhất cho đại đa số người đọc. 

Sự bất ngờ từ khu vực miền Trung

Thời gian vừa qua tôi đi đến các tỉnh của Việt Nam khá nhiều để khảo chất lượng dịch vụ tại các chi nhánh của một doanh nghiệp lớn. Doanh nghiệp này cung cấp loại sản phẩm rất đắt tiền, khách hàng của họ là hầu hết là những người giàu và có thu nhập cao ở Việt Nam. Điều này có nghĩa là yêu cầu về chất lượng dịch vụ cũng rất cao

Nhiều người khi đối mặt với câu hỏi “Chất lượng dịch vụ ở đâu tốt nhất?” hầu như đều cho rằng chất lượng dịch vụ ở miền Nam là tốt nhất, sau đó đến miền Bắc và không ai cho rằng chất lượng dịch vụ ở miền Trung là tốt nhất cả, đặc biệt là chất lượng của những dịch vụ cao cấp. Đa số người miền trung mà tôi gặp cũng nghĩ như vậy.

Nhưng kết quả khảo sát đã làm tôi thực sự bất ngờ, chất lượng dịch vụ của khu vực miền Trung là tốt nhất, vượt trội hẳn so với miền Nam và miền Bắc. Người lao động và các chi nhánh miền Trung tuân thủ rất tốt các quy định về chất lượng dịch vụ.

Sự kiện này có ý nghĩa rất lớn đối với môi trường kinh doanh ở miền Trung, điều đó có nghĩa là khách hàng sẽ hài lòng hơn, mua nhiều hàng hóa hơn và doanh nghiệp ở miền Trung sẽ nhận được các khoản đầu tư lớn hơn. Điều này cũng cho thấy sự trỗi dậy mạnh mẽ của người lao động và doanh nghiệp miền Trung, họ đang trên đà cất cánh.

Mâu thuẫn trong kinh tế thị trường

Chủ nghĩa tư bản hay kinh tế thị trường tồn tại dựa trên sự cạnh tranh không ngừng, giữa các doanh nghiệp, giữa các địa phương, cũng như giữa nông thôn và thành thị. Khi khu vực miền Trung vươn lên, trở nên mạnh mẽ và độc lập hơn về kinh tế thì tất yếu vị thế thống trị từ trước tới nay của các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh sẽ bị ảnh hưởng. Thứ nhất, các nguồn đầu tư lớn hơn sẽ đổ vào miền Trung thay vì các trung tâm kinh tế lớn. Thứ hai, các doanh nghiệp miền Trung sẽ giành được thị phần lớn hơn từ các doanh nghiệp ở hai đầu đất nước.

Liệu các doanh nghiệp và các địa phương ở hai đầu đất nước sẽ đứng yên nhìn điều đó? Không, họ sẽ tìm mọi các chống lại điều đó. Ngoài việc gia tăng đầu tư thì họ cũng sẽ tìm cách chống lại sự tăng trưởng của miền Trung bằng những hàng rào kỹ thuật. Ví dụ, vận động chính quyền trung ương áp đặt các quy tắc nghiêm ngặt hơn về bảo vệ môi trường cho khu vực miền Trung, điều này sẽ khiến các việc đầu tư vào công nghiệp ở miền Trung có chi phí cao hơn ở các khu vực khác, tức là giảm bớt sự hấp dẫn của khu vực miền Trung.

Từ kinh tế đến chính trị

Đó là mâu thuẫn tất yếu của kinh tế thị trường và rất nhiều thế lực khác nhau sẽ sống ký sinh vào mâu thuẫn đó. Ví dụ, báo chí quảng cáo cho các doanh nghiệp ở miền Bắc và miền Nam sẽ rất sốt sắng khi đưa tin tức về những rối loạn của môi trường kinh doanh hay sự tham nhũng của quan chức chính quyền các tỉnh miền Trung. Hãy lưu ý, sự định hướng là rõ ràng ngay cả khi báo chí đưa tin trung thực và chính xác, chưa cần đến việc họ xuyên tạc hay bóp méo sự việc. Trên chính trường, người ta thường xuyên bắt gặp hơn những vận động chính trị liên quan đến của miền Trung, sẽ không ai thấy làm lạ khi các đại biểu Quốc Hội ở khu vực phía Bắc hay phía Nam bắt đầu chú ý và đòi làm rõ sai lầm tại các tỉnh miền Trung. Ngay cả khi việc này là minh bạch và đúng đắn thì nó cũng làm phân tán nguồn lực và khiến cho lãnh đạo các tỉnh miền Trung phải bảo thủ hơn trong các quyết định của mình, nhất là các quyết định liên quan đến môi trường kinh doanh.

Việt Nam đang trong tiến trình của một nền kinh tế quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chấp nhận kinh tế thị trường tức là chấp nhận những mâu thuẫn của kinh tế thị trường và cần phải kiểm soát được những mâu thuẫn ấy. Sự vận động và phát triển của quốc gia cũng sẽ gắn liền với việc kiểm soát những mâu thuẫn đó.

Các thế lực phản động tại Việt Nam hiện nay cũng tồn tại bám vào những mâu thuẫn của cơ thế thị trường cũng như khoảng trống do sự vận động mà các mâu thuẫn đó tạo ra. Ví dụ, khi vấn đề môi trường ở miền Trung đang nóng bỏng thì không có lãnh đạo nào dại dột đi xử lý mạnh tay một nhúm biểu tình về môi trường, mặc dù biết rằng đó là những kẻ phá hoại mượn danh bảo vệ môi trường. Lý do rất đơn giản: anh tự đưa mình vào thế bất lợi khi làm việc đó, anh sẽ khiến công chúng tin rằng anh bảo kê cho sự phá hoại môi trường. Chính việc sống ký sinh này khiến cho một số người ngộ nhận và cố tình ngộ nhận rằng các nhóm phản động là do chính quyền nuôi dưỡng. Sự ngộ nhận này khiến cho họ trở thành một phần của thế lực phản động, họ luôn cho rằng muốn chống lại những kẻ phản động thì trước hết phải chống lại chính quyền nói chung. Đó là một lập luận vô cùng kỳ quặc và chống lại giai cấp vô sản vì chính quyền là công cụ duy nhất để giai cấp vô sản thực hiện cuộc cách mạnh của mình. Hãy lưu ý rằng mục đích của các thế lực phản động luôn là lợi dụng các mâu thuẫn sẵn có để lật đổ chế độ hiện tại, vậy thì những người kia khác gì với chúng?


Kết luận

Miền Trung đang vươn lên mạnh mẽ và các lãnh đạo ở đây cũng sẽ phải học cách chung sống với những cạnh tranh gay gắt hơn cả về kinh tế lẫn chính trị. Miền đất sắt đá nhất trong cách mạng giải phóng dân tộc giờ đây sẽ phải học cách đương đầu với những mâu thuẫn đòi hỏi phải xử lý bằng nghệ thuật ứng xử chính trị tinh tế hơn là cách làm dân vận truyền thống. Điều này có lẽ là một cơ hội hơn là thách thức.

Tuesday, April 11, 2017

Làm thế nào để khỏi bị cảnh sát Mỹ bắn chết vô cớ?

Một Việt Kiều ba que xứ Cali hoa lệ về thăm nhà vào đúng dịp 8/3, tình cờ gặp một dư luận viên ba củ. 

Việt Kiều ba que khoa trương: Mày biết không, ở Mỹ con chó đứng thứ nhất, trẻ con đứng thứ hai, phụ nữ đứng thứ ba, còn đàn ông đứng thứ tư. Phụ nữ Mỹ được tôn trọng vậy nên không cần ngày lễ hay hoa hoét rình rang gì hết. Xứ văn minh đâu có chuyện coi thường phụ nữ rồi vẽ vời lễ lạt này nọ như ở đây.

Dư luận viên ba củ liền hỏi lại: Mỗi năm cảnh sát Mỹ lỡ tay bắn chết vài ngàn mạng vô cớ mà chả sao, giữ kỷ lục thế giới về việc bắn chết người vô cớ luôn. Mày biết làm sao để khỏi bị cảnh sát bắn chết khi đi đường ở Mỹ không?

Việt Kiều ba que lúng túng hồi lâu rồi trả lời: Ờ tao không biết, mày nói thử cái coi.

Dư luận viên ba củ nói: Hãy bò ra đường và sủa gâu gâu!

(Chuyện bịa, chỉ để giải trí, nhưng không nhất thiết khác với sự thật.)


Monday, December 26, 2016

Về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam

Các phe phái chống cộng đều có một lập luận chung rằng: Chủ nghĩa xã hội là một ảo tưởng chỉ có chủ nghĩa tư bản là hiện thực vì vậy Việt Nam cần phải từ bỏ ảo tưởng và đi theo hiện thực. Hoặc tinh vi hơn thì sẽ sử dụng hình mẫu các nước Bắc Âu để nói rằng có một con đường thứ ba, kết hợp giữa chủ nghĩa tư bản và dân chủ hay nhân quyền, tạo ra hạnh phúc ấm no. Tóm lại, tất cả những gì cần thiết là đi theo chủ nghĩa tư bản dưới hình thức này hay hình thức khác.

Đối với các vị tư sản thì trước kia có lịch sử nhưng khi chủ nghĩa tư bản xuất hiện thì lịch sử chấm hết. Loài người mãi mãi dừng lại chủ nghĩa tư bản. Hãy thử tưởng tượng, bạn quay về đế quốc La Mã và nói với họ rằng xã hội chiếm hữu nô lệ trên đỉnh cao văn minh nhân loại của họ sẽ bị các bộ tộc German dã man đánh bại và thay thế nó bằng một chế độ khác. Những người La Mã văn minh ấy sẽ trả lời bạn hệt như các vị tư sản ngày nay. Hoặc gần hơn nữa, hãy nhớ lại lập luận của các vị tư sản khi họ treo cổ đám vua chúa phong kiến lên, mặc dù đám vua chúa và quý tộc phong kiến ấy giàu sang và có học hơn họ nhiều. Lúc đó nếu ai dám nói với họ rằng chế độ tư bản chỉ là ảo tưởng, chỉ có các triều đình phong kiến là hiện thực thì chỗ của người đó sẽ là trên giá treo cổ, bên cạnh vua chúa và quý tộc các loại.

Trước hết, chủ nghĩa xã hội không phải là ý tưởng kỳ quái từ đâu đó sinh ra, đó là quy luật của xã hội loài người, đó là quy luật của lịch sử, nó sinh ra khi chủ nghĩa tư bản đạt đến mức độ phát triển nhất định, ngay chính trong lòng xã hội tư bản với tư cách là sự thay thế chế độ tư bản. Quy luật ấy sẽ phải được thể hiện bằng sự lựa chọn của một số quốc gia nhất định bởi vì chủ nghĩa tư bản đã củng cố và tạo ra các biên giới quốc gia thống nhất thay cho các lãnh địa phong kiến tản mạn xưa kia.

Tại sao người Việt Nam lựa chọn chủ nghĩa xã hội mà không chọn chủ nghĩa tư bản?

Chủ nghĩa tư bản phát triển đến mức độ nhất định tại một số quốc gia thì nó sẽ phá hoại những điều kiện phát triển bình thường tại một số quốc gia khác khiến cho những quốc gia bị phá hoại không thể phát triển lên chủ nghĩa tư bản được nữa. Nếu các ngài tư sản có nói với bạn rằng hãy chọn con đường tư bản để được giàu có và hạnh phúc thì bạn hãy chỉ cho các ngài ấy thấy ngoài Bắc Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản, chủ nghĩa tư bản chưa từng thành công ở bất cứ đâu, đa phần các nước khác hoặc là chìm trong đói nghèo lạc hậu của một xã hội đứng ở ngưỡng cửa của chủ nghĩa tư bản hoặc phải sử dụng một phiên bản không hoàn thiện của chủ nghĩa tư bản. Việt Nam là một nạn nhân của chủ nghĩa tư bản thời đại đế quốc, bom đạn, văn minh, dân chủ, nhân quyền phương Tây đã gần như đưa xứ sở của chúng ta về thời đồ đá, rất tiếc là họ không được như ý vì chúng ta đã tiến vào thời đại đồ nhôm. Con đường chủ nghĩa tư bản đã khép lại từ lâu và không hứa hẹn đem lại bất cứ thứ gì tốt đẹp cho Việt Nam. Lịch sử đã không cho chúng ta chọn chủ nghĩa tư bản.

Kể từ khai sinh cho đến nay, chủ nghĩa tư bản đã đạt đến độ chín của nó. Hãy nhớ rằng khi La Mã bị người German dã man đánh bại thì La Mã phát triển hơn German rất nhiều, sở dĩ có điều đó là bởi vì chế độ chiếm hữu nô lệ của La Mã đã mất hết động lực phát triển và trở thành gánh nặng. Chủ nghĩa tư bản ngày nay cũng vậy, các nước tư bản vẫn giàu có hùng mạnh và có thể hùng hổ bắt nạt cả thế giới, nhưng trong căn nguyên của chủ nghĩa tư bản thì cái quan hệ sản xuất của nó đã lạc hậu và mất hết động lực phát triển. Xưa kia khi quan lại phong kiến cố gắng bám lấy chế độ phong kiến trước sự đe dọa của chủ nghĩa tư bản bằng những lý lẽ nào thì giờ các vị tư sản lại bám lấy chế độ tư bản bằng những lý lẽ y hệt. Lý trí sáng suốt nào lại cho phép chúng ta bám lấy những gì đang suy tàn mà từ bỏ cái mới tốt đẹp hơn đang hình thành. Không, chính lý trí đã giúp người Việt có được sự lựa chọn sáng suốt. Cũng cần phải nói thêm rằng nếu không có cái lý trí sáng suốt ấy thì người Việt Nam cũng như nước Việt Nam thậm chí còn không tồn tại. Nỗi nhục nước bị xóa tên trên bản đồ, người Việt phải nói tiếng Pháp thay cho tiếng mẹ đẻ chẳng phải là mới ngày hôm qua thôi sao?

Chủ nghĩa tư bản phát triển dựa trên quan hệ giữa các cá nhân độc lập với tư cách chủ sở hữu hàng hóa, quan hệ giữa họ là mua bán. Những phương thức sản xuất khác thì không dựa trên việc mua bán hàng hóa nên buộc phải dựa vào các mối quan hệ gia tộc, huyết thống và sự mở rộng nhất định của các thiết chế mang tính tập thể. Khi các chủ nghĩa tư bản phát triển thì Việt Nam mới ở vào giai đoạn tan rã của chế độ phong kiến vì vậy các quan hệ xã hội và thiết chế mang tính tập thể của người Việt Nam vẫn còn rất mạnh. Chính yếu tố đó khi được trui rèn trong lò lửa của cách mạng vô sản và các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc suốt nửa sau thế kỷ 20 đã nuôi dưỡng trong lòng xã hội Việt Nam cái hạt nhân mạnh mẽ của chủ nghĩa xã hội. Lý trí của người Việt bắt nguồn từ hiện thực của người Việt chứ không phải là một ảo tưởng sùng bái vĩ nhân hay học thuyết ngoại lai nào đó. 

Nói tóm lại, lịch sử đã chọn con đường xã hội chủ nghĩa cho Việt Nam vì trong lòng xã hội Việt Nam đã mang sẵn những mầm mống của nó, cho dù nước Việt Nam vẫn còn chưa được giàu mạnh. Hãy nhìn lại lịch sử! Chẳng phải các bộ tộc người German dã man đã đánh bại La Mã thần thánh đó sao? Chẳng phải thương nhân Hà Lan đã đánh bại cả triều đình Habsburg lẫn đế quốc Tây Ban Nha hùng mạnh để giành độc lập sau 80 năm kháng chiến gian khổ ngay giữa lúc chế độ phong kiến châu Âu đạt tới đỉnh cao đó sao? Cần phải nói thêm rằng cũng chính người Hà Lan đã đưa William Orange lên ngai vàng nước Anh (để làm đồng minh chống lại Tây Ban Nha), mở đường cho nước Anh rệu rã sau này trở thành đế quốc của thời đại tư bản.

Để hình thành xã hội tư sản thì giai cấp tư sản của nó phải đủ mạnh, nhưng chính bản thân giai cấp tư sản ở Việt Nam lại chưa bao giờ đủ mạnh và độc lập. Giai cấp tư sản Việt Nam hình thành nhờ vào vai trò trung gian giữa đế quốc và người bản địa, thế nên dưới chế độ thuộc địa thì giai cấp tư sản hoàn toàn lệ thuộc vào đế quốc. Khi chế độ thuộc địa bị đập tan thì giai cấp tư sản cũng nhanh chóng tan rã, những mảnh còn lại của nó buộc phải bám lấy giới tiểu thương thành thị, nông dân giàu và trí thức. Sau này, khi kinh tế thị trường được phát triển trở lại ở Việt Nam, giai cấp tư sản bắt đầu hồi phục, nhưng vì không có truyền thống thống trị độc lập nên hệ tư tưởng của giai cấp này cũng không độc lập, nó phân tán và chịu đủ sự chi phối từ các tầng lớp khác, khi phải đối mặt với sự tổ chức và tính kỷ luật đã được rèn rũa bằng cách mạng của giai cấp vô sản thì nó hoàn toàn bất lực. Chính hoàn cảnh lịch sử này đã phản ánh vào tâm thức của một bộ phận tầng lớp trí thức ở Việt Nam. Trên thực tế họ là cái loa của giai cấp tư sản do đã bị tư sản hóa, do những mảnh của giai cấp tư sản ẩn náu trong họ. Sự yếu đuối bế tắc, không có tư tưởng độc lập của giai cấp tư sản được thể hiện thành những luận điệu lải nhải về sự ngu dốt thấp kém của người Việt nói chung, mặc dù đó thực ra là của giai cấp tư sản Việt Nam.

Chính người lao động Việt Nam đã chứng minh được trí tuệ và bản lĩnh của họ trong suốt nửa thế kỷ qua, những người nông dân chân lấm tay bùn, những người thợ nhem nhuốc dầu mỡ, những anh giáo làng nhút nhát đã bằng chính đôi tay của mình quật ngã những đế quốc sừng sỏ nhất của thế kỷ 20, ngay giữa thời đại phát triển thịnh vượng nhất của họ. Đó chẳng phải bản lĩnh và trí tuệ đó sao? Để làm được điều đó thì chẳng phải cần đến sự tổ chức cũng như kỷ luật sắt đá đó sao? Hãy nhớ rằng đó là kỷ luật của máu, còn cao hơn kỷ luật của ngọn roi cá đuối thời đại chiếm hữu nô lệ và kỷ luật của cái đói trong chế độ tư bản! Thật nực cười khi nói rằng người Việt Nam không biết tổ chức cũng như không có kỷ luật. Hãy nhớ rằng khi những kẻ giàu có đu càng máy bay trực thăng chạy trốn thì chính những người lao động lầm than đã xây dựng lại đất nước Việt Nam từ đống tro tàn trong cảnh bị đe dọa, bao vây, cấm vận và vẫn phải cầm khẩu súng chiến đấu. Giai cấp vô sản Việt Nam hình thành chậm hơn và thiếu sự phát triển hơn so với giai cấp vô sản ở các nước tư bản phát triển nhưng họ mang trong mình hạt nhân cách mạng mà ít có giai cấp vô sản ở các quốc gia khác có được, đó là lý do khiến nước Việt Nam vẫn còn đứng vững đến nay, ngay cả khi hệ thống xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã sụp đổ.

Hoàn cảnh lịch sử ấy cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin đã đẩy xã hội Việt Nam vào một giai đoạn đặc biệt đáng chú ý trong lịch sử, có thể gọi nôm là "đánh võ mồm" hay "bàn phím chiến".

Sợ hãi trước trí tuệ và bản lĩnh của người lao động Việt Nam, giai cấp tư sản cũng như những kẻ tay sai của họ không ngừng tìm cách bôi nhọ người Việt Nam (nực cười thay, khi đó họ không xem bản thân là người Việt, hệt như Chí Phèo chửi cả làng Vũ Đại). Họ không ngừng lôi ra những cái gọi là thói hư tật xấu của người Việt Nam và so sánh với những gì gọi là văn minh, tốt đẹp của phương Tây (theo chủ nghĩa tư bản). Chuyện này đã khiến rất nhiều người bị nhầm lẫn. Nhưng hãy hình dung bằng một ví dụ đơn giản, một đứa bé đang tuổi ăn tuổi lớn, bố mẹ nó không khá giả lắm thì sẽ mua cho nó bộ quần áo rộng một chút để nó có thể mặc được lâu. Đứa bé mặc bộ quần áo rộng thùng thình thì trông sẽ rất xấu xí, không thể so sánh với những đứa bé con nhà giàu mặc bộ quần áo vừa vặn được. Nhưng những người hiểu biết liệu có chê bai chế nhạo đứa bé kia về bộ quần áo rộng và bộ dạng chả mấy đẹp đẽ của nó không? Chắc chắn không có người hiểu biết nào lại làm cái điều ngớ ngẩn đó. Xã hội Việt Nam đang phát triển rất nhanh, nó tạo ra hàng sa số những xung đột giữa các giai cấp và tầng lớp xã hội, hàng sa số những vấn đề mà hiện tại không có cách nào giải quyết được, nhất là khi các điều kiện cần thiết để giải quyết chúng chưa xuất hiện. Những hiện tượng đó cho thấy xã hội Việt Nam đang chuyển mình nhanh chóng. Tranh luận và cãi cọ về những thứ đó chỉ tốn thời gian và chẳng đem lại lợi ích gì. Thậm chí chính tư duy của cái bộ phận dân cư không ngừng nguyền rủa và hạ nhục người Việt nói chung kia cũng là sản phẩm của hoàn cảnh ấy, nó thể hiện sự bất lực và thiếu hiểu biết của họ trước những xung đột xã hội và nó cũng sẽ tan biến khi những xung đột ấy chấm dứt. Ở đây lý trí của người vô sản bình thường sẽ mách bảo cho bạn biết rằng những gì bạn cần làm lúc này là chọn xem vấn đề nào giải quyết được và giải quyết vấn đề đó chứ không phải đứng đó gào thét và chửi bới cái mớ hỗn độn quanh bạn. 

Cần phải trả lời cái luận điệu "Phương Tây là văn minh và tốt đẹp, hãy học họ để văn minh và tốt đẹp chứ đừng biện minh cho bản thân bằng những vấn đề của họ" ra sao? Rất đơn giản, luận điểm đó dựa trên hai giả định, thứ nhất là phương Tây văn minh tốt đẹp hơn Việt Nam, thứ hai là những cái văn minh và tốt đẹp ấy không gắn liền với các vấn đề của họ. Điều thứ nhất bạn có thể chứng minh rằng đó là tâm thức của những kẻ nô lệ, không có bất cứ bằng chứng nào cho thấy phương Tây văn minh tốt đẹp hơn và phải "Thoát Á" hay "Thoát Trung", đó là điều nhảm nhí. Cái tâm thức ấy rất điển hình của giai cấp tư sản và một bộ phận trí thức Việt Nam, họ làm trung gian giữa các đế quốc phương Tây và người Việt thế nên sự siêu việt của văn minh phương Tây đảm bảo cho địa vị đặc quyền của họ và do đó họ sẽ phủ nhận mọi sự tốt đẹp của người Việt (vì điều đó đe dọa địa vị của họ). Phần thứ hai cũng có thể chứng minh đơn giản, các vấn đề của phương Tây gắn liền với những cái gọi là văn minh và tốt đẹp của phương Tây, đi theo con đường của phương Tây (hay chủ nghĩa tư bản) là chấp nhận những thứ đó. Hãy vạch mặt giai cấp tư sản và tay sai của giai cấp tư sản bằng cách ấy. Hãy hiểu rằng cái mà giai cấp tư sản Việt Nam muốn là chủ nghĩa tư bản phương Tây, còn tất cả những gì tệ hại như thất nghiệp, bần cùng, tội phạm, tàn phá môi trường, khủng hoảng kinh tế, sự tha hóa của nhân cách thì giai cấp vô sản sẽ phải gánh chịu, thế nên chúng sẽ luôn phớt lờ những mặt trái của xã hội phương Tây để ca ngợi những thứ phù hợp với lợi ích của chúng. Hãy luôn nhớ rằng giai cấp công nhân và nông dân sẽ phải gánh chịu toàn bộ những thảm họa đó, nếu giai cấp tư sản thành công trong việc thay đổi hướng đi của đất nước này.