Monday, October 12, 2015

Thế cờ tàn của Putin ở Syria

Mikey Whitney, một nhà báo Mỹ quen thuộc, trong bài "Putin’s “Endgame” in Syria" cho rằng sự cố máy bay Nga đi vào không phận Thổ Nhĩ Kỳ và khóa radar chiến đấu cơ của Thổ Nhĩ Kỳ không phải là vô tình mà là hành động có chủ ý để ngăn chặn Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục leo thang tại khu vực. Tác giả cho rằng Hoa Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ không có cách nào khác ngoài việc ngồi vào bàn đám phán với Nga và Syria ở Geneva. Tuy vậy, đây có lẽ là sự lạc quan hơi sớm. Cho dù Nga đã chứng tỏ được sức mạnh và sự tinh quái trước Hoa Kỳ ở Syria thì Hoa Kỳ sẽ không bao giờ thực sự ngồi vào bàn đàm phán cho đến khi quân đội của họ hoặc tay sai bị đánh bại hoàn toàn trên chiến trường. Tất cả những cuộc chiến mà Hoa Kỳ can dự đã cho thấy điều đó. Nếu như Hoa Kỳ bị cầm chân ở Syria thì đó là một dấu hiệu tốt, họ sẽ không thể dồn sức để xoay trục sang Châu Á, do vậy Châu Á có thể yên ổn trong một thời gian ngắn, trước khi Nhật Bản được tái vũ trang hoàn toàn.

Thế cờ tàn của Putin ở Syria



Nga không muốn có chiến tranh với Thổ Nhĩ Kỳ, thế nên tướng lĩnh của Nga lập ra một kế hoạch đơn giản nhưng hiệu quả để ngăn chặn các hành động có thể dẫn tới đụng độ giữa hai quốc gia của Thổ Nhĩ Kỳ. 

Tuần trước, chiến đấu cơ Nga đã bay vào không phận của Thổ Nhĩ Kỳ hai lần. Cả hai sự cố đều gây ra sự khiếp đảm ở Ankara và khiến cho lãnh đạo của Thổ Nhĩ Kỳ phát sốt. Trong cả hai sự kiện, quan chức Moscow đều lịch sự xin lỗi về các xâm nhập, khẳng định rằng họ không chủ ý (“đi lạc đường”) và họ sẽ tránh các xâm phạm tương tự trong tương lai.

Sau đó là sự cố thứ ba, một sự cố nghiêm trọng hơn, đó không phải là sự nhầm lẫn. Đó là chủ ý rõ ràng để gửi tới tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan một thông điệp. Đây là tóm tắt ngắn về những gì xảy ra, từ một bài báo trên trang web World Socialist:
“Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ lên án sự cố thứ ba vào ngày thứ hai, khi một chiến đấu cơ phản lực MiG-29 vô danh đã khóa radar [chốt mục tiêu để bắn] trong bốn phút rưỡi vào 8 chiến đấu cơ phản lực F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ, khi những máy bay này đang đi tuần tra trên không phận biên giới, dường như là sẵn sàng khai hỏa.” (“Hoa Kỳ, NATO gia tăng đe dọa Nga về Syria“, World Socialist Web Site)
Đó không phải là sự nhầm lẫn. Phi công chiến đấu chỉ áp dụng thao tác này khi anh ta định bắn hạ máy bay kẻ thù. Đó là một thông điệp và trong khi nó còn được chính khách và truyền thông tranh cãi thì tôi có thể đảm bảo với anh rằng tất cả tướng lĩnh của bộ tư lệnh tối cao Thổ Nhĩ Kỳ đều hiều điều đó có nghĩa là gì. Đây là một cuộc gọi đánh thức. Moscow cho thấy rằng thành phố đã có cảnh sát trưởng mới và tốt hơn cả là Thổ Nhĩ Kỳ nên tự kiềm chế nếu không muốn gặp rắc rối. Khu vực cấm bay của Hoa Kỳ-Thổ Nhĩ Kỳ ở miền Bắc Syria không còn tồn tại nữa, mọi cuộc không kích Syria từ phía bên kia biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ đều phải chấm dứt và chắc chắn là việc bộ binh Thổ Nhĩ Kỳ xâm lược Syria không được chấp nhận. Lực lượng không quân Nga hiện nay đã kiểm soát bầu trời Syria và họ quyết định bảo vệ biên giới chủ quyền của Syria. Đấy là thông điệp. Hết.

Đây là ví dụ tốt cho thấy việc “chiếm thượng phong” có thể ngăn chặn xung đột hơn là bắt đầu xung đột. Bằng cách đi trước Thổ Nhĩ Kỳ một bước, Moscow đã phá hủy kế hoạch sát nhập phần phía Bắc Syria và tuyên bố đó là “khu vực an toàn” của Erdogan. Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải hủy bỏ kế hoạch đó khi nhận ra rằng mọi nỗ lực chiếm đóng lãnh thổ Syria sẽ châm ngòi cho sự trả thù nhanh chóng và khủng khiếp của Nga. Nhìn theo cách này, vụ xâm phạm của Nga có vẻ giống như cách thức rất có hiệu quả để ngăn chặn một cuộc chiến tranh lan rộng hơn, chỉ đơn giản bằng cách gửi điện tín cho những đối thủ tiềm tàng thông báo việc họ có thể làm và không thể làm. Đơn giản là: Putin đã viết lại các quy tắc của trò chơi ở Syria và Erdogan tốt hơn cả là chấp thuận hoặc không. Đây là bổ sung về Thổ Nhĩ Kỳ của Patrick Cockburn trên tờ The Independent:
“Một cuộc xâm lược của bộ binh Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria, mặc dù đây vẫn là một khả năng, hiện giờ sẽ mạo hiểm hơn với các chiến đấu cơ Nga đang quần thảo tại những khu vực mà Thổ Nhĩ Kỳ rất muốn đưa quân vào.
Nguy cơ của người Thổ là hiện giờ họ sẽ có hai nhà nước của người Kurd, một ở Syria và một ở Iraq, ngay ở phía nam. Tồi tệ hơn, nhà nước của người Kurd ở Syria… là do đảng Liên Minh Dân Chủ (PYD) lãnh đạo, đây là nhánh Syria của đảng Công Nhân Người Kurd (PKK) vốn chống lại nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1984. Mọi cuộc nổi dậy của PKK ở các vực của người Kurd tại đông nam Thổ Nhĩ Kỳ trong tương lai sẽ được khích lệ bởi sự thật là PKK có một nhà nước.
Dường như nỗ lực kéo dài bốn năm nhằm lật đổ tổng thống Bashar al-Assad đã thất bại. Vẫn chưa rõ tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan có thể làm được gì khi mà sự ủng hộ của NATO cho tới lúc này vẫn chỉ là lời nói suông. Nhắc tới quan hệ của Thổ Nhĩ Kỳ với Nga, ông Erdogan nói rằng mọi tấn công vào Thổ Nhĩ Kỳ là tấn công NATO và “nếu như Nga đánh mất người bạn có thể hợp tác trên nhiều lĩnh vực như Thổ Nhĩ Kỳ thì họ sẽ mất rất nhiều.” Nhưng ở Syria, ít nhất thì có vẻ như Thổ Nhĩ Kỳ là kẻ thua cuộc.” (“Nga ở Syria: Radar Nga khóa mục tiêu các chiến đấu cơ Thổ Nhĩ Kỳ”, The Unz Review)
Erdogan khốn khổ. Ông ta gieo xúc xắc và nhận được hai điểm. Ông ấy tưởng rằng có thể mở rộng đế quốc Ottoman sang miền Bắc Syria và giờ đây giấc mơ của ông ấy đang bị vùi dập. Ông ấy có nên triển khai chiến đấu cơ tới Bắc Syria và công khai tấn công không lực Nga không? Không, ông ấy không phải là kẻ ngu ngốc. Ông ấy sẽ đứng ở phía bên này biên giới, dậm chân và chửi rủa “Putin độc ác”, nhưng cuối cùng sẽ chẳng làm gì hết. 

Washington cũng sẽ không làm gì hết. Đúng vậy, Hillary và McCain đang kêu gọi lập vùng cấm bay ở Syria, nhưng điều đó không xảy ra. Putin sẽ không cho phép điều đó và Hội Đồng Bảo An cũng không. Theo lý do nào? Liệu Obama có thực sự yêu cầu một khu vực cấm bay dựa trên lý do Putin đang giết những kẻ khủng bố “ôn hòa” cùng với những kẻ khủng bố “cực đoan”? Đó không phải là một lập luận thuyết phục, trên thực tế, ngay cả người Mỹ cũng khó có thể nuốt trôi được lập luận này. Nếu Obama muốn điều gì từ Putin, ông ta sẽ phải ngồi xuống bàn đàm phán và đưa ra một thỏa thuận. Mặc dù vậy, ông ta không chịu làm điều đó bởi vì ông ta vẫn tin rằng thay đổi chế độ ở Syria nằm trong tầm tay mình. Dấu hiệu về chuyện này xuất hiện khắp nơi, giống như bài báo có tiêu đề “Căn cứ Incirlik tăng sức chứa thêm 2.250 để tiếp nhận người mới” trên tờ Today’s Zaman của Thổ Nhĩ Kỳ:
“Một thành phố lều bạt trong lòng Incirlik đang thay thế bằng các căn nhà đúc sẵn, sẽ chứa được 2.250 lính Mỹ, hãng thông tấn Doğan đưa tin vào thứ sáu. Trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, một thành phố lều bạt đã được thiết lập để phục vụ các binh lính với Chiến Dịch Cung Cấp Tiện Nghi (OPC) và đã đóng cửa khi OPC kết thúc.
Vào ngày 20 tháng 8, vị trí của thành phố lều bạt bắt đầu được chuyển sang khu vực mới có tên là “Patriot Town”. Sau khi việc xây dựng hoàn tất, căn cứ Incirlik sẽ có sức chứa lớn nhất trong số các căn cứ của Hoa Kỳ ở Châu Âu… 
Sự mở rộng sức chứa của căn cứ Incirlik diễn ra vào lúc Nga tiến hành sự cạn thiệp lớn nhất suốt nhiều thập kỷ ở Trung Đông…. Sự can thiệp của Moscow có nghĩa là xung đột ở Syria đã được chuyển từ một cuộc chiến ngoại vi… thành một cuộc xung đột quốc tế có sự tham chiến trực tiếp của các sức mạnh quân sự chủ chốt.” (“Căn cứ Incirlik tăng sức chứa thêm 2.250 để tiếp nhận người mới”, Today’s Zaman)
Bài báo này bốc mùi tham vọng của Hoa Kỳ ở Trung Đông. Như độc giả có thể thấy rõ, Washington đang chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh khác giống như họ đã làm vào năm 1991. Không kích của Hoa Kỳ sẽ được xuất phát từ “Patriot Town” tại Incirlik theo như chúng ta đã dự đoán từ tháng 7 khi mà thỏa thuận được chốt. Đây là những thông tin căn bản từ bài báo của Hurriyet: 
“Tư lệnh trung tâm không lực Hoa Kỳ đã bắt đầu triển khai các trực thăng tìm kiếm và cứu nạn cũng như phi công tại căn cứ không quân Diyarbakır ở đông nam Thổ Nhĩ Kỳ nhằm hỗ trợ với các chiến dịch cứu trợ ở nước láng giềng Iraq và Syria, họ đã thông báo…. 
Tư lệnh đồng minh tối cao của NATO ở châu Âu và chỉ huy tại tư lệnh Châu ÂU của Hoa Kỳ, tướng Phillip Breedlove, đã nói nhiệm vụ này là tạm thời.
“Chúng tôi sẽ là khách của chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ tại căn cứ không quân Diyarbakir. Không có kế hoạch đóng quân Hoa Kỳ thường trực tại địa điểm này … mặc dù vậy, điều này cho thấy một nỗ lực hợp tác thành công khác giữa quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và quân đội Hoa Kỳ,” Breedlove nói.” (“US triển khai cứu trợ hàng không ở đông nam Thổ Nhĩ Kỳ”, Hurriyet)
“Các trực thăng tìm kiếm và cứu nạn của Hoa Kỳ” chỉ cách đường biên giới biên giới phía đông nam của Thổ Nhĩ Kỳ vài dặm?

Đúng vậy. Hay nói cách khác, nếu một máy bay F-16 bị bắn hạ ở đâu đó tại Syria trong khi cố gắng áp đặt vùng cấm bay bất hợp pháp thì – Hấp – các trực thăng cứu nạn chỉ cách đó có 20 phút thôi.

Thật tiện lợi làm sao.

Bạn có thể thấy rằng – ngay cả khi Putin đã tung ra một cú đấm móc – đội của Obama vẫn tiếp tục lao thẳng vào kế hoạch “Lật đổ Assad”. Không gì thay đổi, sự can thiệp của Nga chỉ khiến tương lai bất ổn hơn, khiến cho các nhà địa chiến lược đã nản lòng, như Zbigniew Brzezinski, bắt đầu tung ra các bài phản xã luận trên các tạp chí hàng đầu để nguyền rủa Putin về việc phá hoại kế hoạch thống trị khu vực của họ. Cần phải ghi nhận rằng Brzezinski là bố già tinh thần của chủ nghĩa cực đoan Hồi Giáo, người đàn ông này đã tạo ra cách sử dụng vỏ bọc tôn giáo để xúi giục sự cuồng loạn và giành lấy các mục tiêu địa chiến lược của Hoa Kỳ khắp thế giới. Do vậy, việc Brzezinski muốn cung cấp các chỉ dẫn trong nỗ lực tuyệt vọng để tránh khỏi một di sản thất bại và mất mặt là điều hoàn toàn tự nhiên. Hãy xem đoạn phim này từ Politico:
“Hoa Kỳ cần phải đe dọa trả đũa nếu Nga không ngừng tấn công các tài sản của Hoa Kỳ ở Syria, cựu cố vấn an ninh quốc gia Zbigniew Brzezinski viết trong bài phản xã luận trên tờ Financial Times phát hành vào chủ nhật, hối thúc “sự nhấn mạnh chiến lược” với sự tin cậy của Hoa Kỳ ở Trung Đông và khu vực đang bị lâm nguy…. Nếu Nga tiếp tục theo đuổi các mục tiêu ngoài ISIL, Hoa Kỳ phải trả đũa, ông ta viết thêm.
“Trong hoàn cảnh biến đổi nhanh chóng, Hoa Kỳ chỉ có một lựa chọn thực tế duy nhất nếu như họ bảo vệ sự dễ tổn thương của họ tại khu vực: gửi cho Moscow yêu cầu phải ngừng và chấm dứt các hành động quân sự đang trực tiếp ảnh hưởng tới tài sản của Hoa Kỳ,” ông ta nói” (“Brzezinski: Obama nên trả đũa nếu như Nga không ngừng tấn công tài sản của Hoa Kỳ”, Politico)
Những người mà Brzezinski hăm hở gọi là “tài sản của Hoa Kỳ” ở Syria là đám khủng bố. Đơn giản vậy thôi. Putin không phân biệt giữa khủng bố “ôn hòa” và khủng bố “cực đoan”, khủng bố tốt và khủng bố xấu. Đó là chuyện đùa. Chúng cùng một loại và chúng phải chịu chung một số phận. Tất cả chúng đều sẽ bị truy đuổi, bắt giữ hoặc giết chết. Hết chuyện. 

Bằng cách bóp méo câu chuyện về khủng bố theo cách ủng hộ một số này nhưng lên án một số khác, chính quyền Obama đã tự đưa mình vào ngõ cụt tư tưởng, ở đó không có lối thoát nào hết. Điều mà họ đang làm là sai và họ biết là sai. Đó là lý do khiến điều đó khó có thể trở thành lý do cho chiến tranh. Trong một cuộc phỏng vấn “cần phải xem” mới đây, Putin đã kêu gọi Obama chính điểm này. Đây là những gì ông ấy nói: 
“Tổng thống Obama thường xuyên đề cập tới sự đe dọa của ISIS. Tốt thôi, ai trên trái đất này đã vũ trang cho chúng? Ai đã tạo ra môi trường chính trị thuận lợi cho tình hình hiện tại? Ai đã chuyển vũ khí tới khu vực? Bạn có thật sự không biết ai đang tham chiến ở Syria? Chúng hầu hết là lính đánh thuê. Chúng được trả tiền. Lính đánh thuê làm việc cho bất cứ phe nào trả tiền. Chúng tôi thậm chí còn biết chúng được trả bao nhiêu tiền. Chúng tôi biết rằng chúng tham chiến trong chốc lát và sau đó chờ xem ai khác trả nhiều tiền hơn, rồi chúng tới đó….
Hoa Kỳ nói “Chúng ta phải ủng hộ phe đối lập văn minh, dân chủ ở Syria”. Thế nên họ ủng hộ chúng, vũ trang cho chúng, rồi chúng gia nhập ISIS. Hoa Kỳ không thể nào nghĩ sâu xa thêm một chút nữa ư? Chúng tôi không bao giờ ủng hộ chính sách kiểu này. Chúng tôi cho rằng nó sai.” (Putin giải thích ai đã phát động ISIS, you tube, 1:38 to 4:03)
Nhìn xem? Mọi người đều biết điều gì đang diễn ra. Barack Obama sẽ không khơi mào sự đối đầu với Nga để bảo vệ chương trình cực kỳ phi đạo đức của CIA đã lan xuống phía nam. Mặc dù vậy, ông ấy sẽ làm những gì mà Hoa Kỳ vẫn luôn làm với một đối thủ có thể tự bảo vệ bản thân. Ông ta sẽ bắt nạt, quấy rối, đe dọa, hạ nhục, bôi nhọ, chế nhạo và áp bức. Ông ta có thể tiến hành một cuộc tấn công khác vào đồng ruble, hoặc dìm giá dầu hay áp đặt thêm trừng phạt kinh tế. Nhưng ông ta sẽ không khởi sự một cuộc chiến với Nga, điều đó sẽ không xảy ra.

Nhưng đừng vội ngừng hy vọng, trên hết, có một ánh sáng lóe lên từ thất bại này, tất cả các tay chơi chính đều biết chính xác đó là gì.

Đó là Geneva. Geneva là tàn cuộc.

Geneva là lộ trình được Liên Hiệp Quốc hỗ trợ để chấm dứt chiến tranh ở Syria. Các điều khoản của nó cho phép “thiết lập một chính quyền chuyển tiếp”, “sự tham gia của tất cả các bên… vào một cuộc đối thoại quốc gia đầy ý nghĩa,” và “bầu cử tự do và công bằng đa đảng.”

Hiệp ước này là rõ ràng và không tranh cãi. Điểu mấu chốt là Assad có được phép tham gia vào chính quyền chuyển tiếp hay không.

Putin nói “Có”. Obama nói “Không”.

Putin sẽ thắng cuộc chiến này. Chính quyền sẽ tham gia và rút lại yêu cầu đòi Assad từ chức. Kế hoạch thay đổi chính quyền thông qua các tay sai jihadi sẽ thất bại và Putin sẽ đưa Trung Đông tiến thêm một bước đến hòa bình lâu dài và an ninh thực sự. 

Đấy là ánh sáng lóe lên và là cách chấm dứt chiến tranh ở Syria.

Hoan hô Putin.

MIKE WHITNEY lives in Washington state. He is a contributor to Hopeless: Barack Obama and the Politics of Illusion (AK Press). Hopeless is also available in a Kindle edition. He can be reached at fergiewhitney@msn.com.

Sunday, October 11, 2015

Trung Quốc cho Việt Nam thuốc chữa sốt rét còn Mỹ cho Việt Nam chất độc màu da cam

Trong bài viết "For Vietnam: Artemisinin From China, Agent Orange From America", giáo sư John Walsh so sánh về nỗ lực của Hoa Kỳ và Trung Quốc trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, chỉ ra rằng Hoa Kỳ đã thất bại trong việc phát triển thuốc chữa bệnh sốt rét trong khi Trung Quốc nghèo nàn hơn lại thành công. Thuốc chữa bệnh sốt rét đóng vai trò rất quan trọng trong việc cứu sống nhiều triệu mạng người, nỗ lực của Trung Quốc đã được công nhận rất muộn bằng giải Nobel sinh học/y học. Ngay cả khi phải thừa nhận thành công của Trung Quốc, truyền thông phương Tây cũng không quên xuyên tạc, bóp méo sự thật để hạ thấp Trung Quốc. 


Chiến dịch Ranch Hand, rải chất độc màu da cam ở Việt Nam
Một nửa giải Nobel về y học hoặc sinh lý học sẽ được trao cho Tu Youyou vì khám phá ra thuốc artemisinin chống lại bệnh sốt rét. Nhiều người nghiên cứu khoa học công nghệ sinh học cảm thấy điều này đã bị trì hoàn quá lâu.

Phát hiện ra artemisinin đã cứu sống hàng triệu người. Giải Nobel là một thừa nhận xứng đáng đối với tiến sĩ Tu, đối với Trung Quốc và vai trò tiến bộ của phụ nữ trong khoa học ở Trung Quốc cũng như khắp thế giới.

Đây là câu chuyện kể thú vị về phát kiến của bác sĩ Tu. Tờ The Hindu của Ấn Độ đã công bố câu chuyện ở đây:
(Vào những năm 1960, Bắc Việt và Việt Cộng đang có chiến tranh chống lại sự xâm lược quy mô lớn của Hoa Kỳ, bệnh sốt rét lan tràn trong khu vực. jw) Đấu tranh với căn bệnh sốt rét đang tàn phá quân đội, thủ tướng Hồ Chí Minh [1] của Việt Nam yêu cầu chủ tịch Mao thiết lập một chương trình nghiên cứu quân sự bí mật để điều trị bệnh sốt rét với thuốc truyền thống của Trung Quốc. Dự án 523 (có thể được khởi sự vào ngày 23 tháng 5) bắt đầu nghiên cứu cách điều trị vào năm 1967. Chương trình được chính thức kết thúc vào năm 1981.
Sự thúc giục của Mao dẫn đến khám phá của Tu 

Trong gần hai thiên niên kỷ, các thầy thuốc Trung Quốc đã sử dụng lá cây thanh hao hoa vàng để chữa sốt. Nhóm của Tu đã thu thập 2.000 công thức với 640 loại thảo mộc, từ đó Tu thu gọn lại thành một số ứng cử viên tiềm năng. Dự án dẫn đến việc khám phá ra thuốc chữa sốt rét artemisinin, là một trong những sự chuyển hóa thành công nhất liệu pháp truyền thống thành phương thuốc hiện đại.

“Trong vài năm, hàng trăm nhà khoa học đã thử nghiệm hàng ngàn chất tổng hợp nhân tạo mà không thành công, cũng cần phải biết rằng chương trình tương tự ở Hoa Kỳ cũng không đem lại kết quả gì,” một bài báo trên tờ New Scientist được xuất bản vào thứ hai sau thông báo về giải thưởng ghi nhận. “Thuốc tổng hợp không được tiếp tục, sự chú ý quay trở lại với các phương thuốc truyền thống của Trung Quốc. Chính quyền yêu cầu Học Viện Y Học Cổ Truyền Trung Quốc ở Bắc Kinh bổ nhiệm một nhà nghiên cứu để tìm kiếm các thảo mộc trong vườn của Trung Quốc cho việc chữa trị. Học viện chọn Tu, một nhà khoa học ở giữa sự nghiệp đã nghiên cứu cả thuốc Trung Quốc và phương tây, đủ hiểu biết về cả hai để thực hiện điều đó không phải là công việc đơn giản.” Tu làm theo các hướng dẫn trong văn bản cổ 1.600 tuổi đời có tên là “Đơn thuốc cấp cứu giữ mạng người”. Văn bản viết rằng cây thanh hao hoa vàng phải sắc bằng nước và uống lỏng. 

“Các nhà nghiên cứu thủ nghiệm liều thuốc trên khỉ và chuột và thấy hiệu quả 100%,” tờ New Scientist trích dẫn lời của Tu. “Chúng tôi đã tạo ra thuốc chữa sốt rét,” Tu nói. “Chúng tôi rất phấn khởi.”

Giờ là điều mà Hoa Kỳ làm cùng lúc đó, Hoa Kỳ tham gia vào cuộc chiến bất hợp pháp và tội ác ở Việt Nam dựa trên lời nói dối về sự kiện Vịnh Bắc Bộ, cáo buộc tàu chiến Việt Nam đã bắn vào tàu chiến Hoa Kỳ trên Vịnh Bắc Bộ [2]. Kết thúc cuộc xâm lược của Hoa Kỳ, có ít nhất hai triệu người Đông Nam Á đã bị giết hại, theo Robert McNamara, kiến trúc sư trưởng của cuộc chiến do JFK bổ nhiệm. Còn có nhiều người Châu Á hơn nữa bị thương và phải di cư – 50.000 người Mỹ thiệt mạng, cũng không kém phần bi thảm hơn con số nhỏ của họ.

Để chống lại cuộc chiến tranh du kích của người Việt Nam, Hoa Kỳ đã rải nhiều tấn chất độc màu da cam xuống rừng rậm và dân cư, chắc chắn là một tội ác chiến tranh khủng khiếp. Điều này gây ra các bệnh tật nghiêm trọng và dị tật bẩm sinh của hàng trăm ngàn người, một di sản vẫn đang ám ảnh người Việt Nam. Hàng chục ngàn, có thể là hàng trăm ngàn, lĩnh Mỹ cũng bị nhiễm độc.*

Nhưng sự tương phản không thể rõ ràng hơn. Trung Quốc phát triển thuốc artemisinin trong khi đế quốc Hoa Kỳ rải chất độc màu da cam tại Việt Nam. Mỗi quốc gia có sự ưu tiên của mình và một hóa chất để phục vụ.

Rõ ràng là ngày nay vẫn không hề có sự thay đổi căn bản – khung cảnh những cánh đồng chết của đế quốc chỉ chuyển sang Trung Đông trong chốc lát và đang được lên kế hoạch để quay trở lại Đông Á với móng vuốt Nhật Bản của Hoa Kỳ vào lúc này. Nếu như kẻ khát máu Hillary trở thành tổng thống, Việt Nam và Iraq sẽ chỉ như là trò trẻ con so với những tàn phá và thiệt hại nhân mạng mà bà ta sẽ mang đến Đông Á. 

Dĩ nhiên, chúng ta biết rằng đây là lúc để chống lại chiến tranh và thừa nhận sự độc ác của đế quốc. Mark Twain và Andrew Carnegie đã đúng khi họ tham gia thành lập Liên Đoàn Phản Đế để phản đối cuộc chiến của Hoa Kỳ ở Philippine. Từ lâu, chống chiến tranh đã không còn đủ nữa. Liên Đoàn Phản Đế thế kỷ 21 của chúng ta đâu? 

Bình luận bài đưa tin về bác sĩ Tu của tờ New York Time 

Nhìn chung, mục khoa học của tờ New York Times tương đối khách quan, tạo ra độ tin cậy cho một tờ tạp chí mà sự thật bị bác bỏ và nhào nặn điên cuồng trong phần tin tức quốc tế và chính trị. Nhưng ngay cả mục khoa học của tờ NYT cũng không thể tránh được việc tấn công kẻ thù chính thống như Trung Quốc.

Ví dụ, khi tờ Times đưa tin về thành tích của bác sĩ Tu, họ viết:
Nhưng người ta đã từ chối công nhận vị trí học giả cho bác sĩ Tu trong tổ chức khoa học danh giá nhất của Trung Quốc, dường như là bởi vì bà không được đào tạo ở nước ngoài và thiếu bằng tiến sĩ, một nhà bình luận khác cho biết. 
Đó có thể là sự thật và cũng có thể là không, nhưng tình hình đó không phải là duy nhất ở Trung Quốc. Viện Hàn Lâm Khoa Học Hoa Kỳ cũng không kết nạp các nhà khoa học xuất chúng – sau đó họ lại vội vã công nhận khi các nhà khoa học gây bất ngờ và nhận giải Nobel. Tôi quen biết hai người được giải Nobel được Viện Hàn Lâm Quốc Gia công nhận “muộn” và rất nhanh chóng.

Sau đó là điều tương tự trong bài báo của tờ NYT:
Bà nói rằng bà “rất may mắn” là phụ nữ được tới trường đại học, theo một bài đăng trên blog của Songshuhui, một tổ chức phi chính phủ chuyên viết về khoa học.
Nhưng ở đây chúng ta đã không xem xét tới bối cảnh lịch sử. Bác sĩ Tu sinh năm 1930 và bà đủ lớn để tới trường đại học trước Giải Phóng vào năm 1949. Ít nhất cùng cần phải nói rằng, vào thời gian trước Giải Phóng, phụ nữ có ít quyền và là công dân hạng hai. Sau đó cùng với Giải Phóng và tuyên ngôn của Mao về việc phụ nữ “giữ một nửa bầu trời”, vị thế của phụ nữ đã tiến một bước khổng lồ chỉ trong vài năm ngắn ngủi. Dĩ nhiên là hồ sơ lưu trữ của Hoa Kỳ không công nhận bất cứ thành tích nào của Đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Cuối cùng, có hai lý do lớn khiến Hoa Kỳ chiếm phần lớn số người được giải Nobel. Thứ nhất, Hoa Kỳ rất giàu có – mặc dù nguồn gốc của sự giàu có đó không liên quan đến chủ đề của chúng ta ở đây. Làm khoa học cần phải có rất nhiều tiền, Hoa Kỳ có sự giàu có đó. Thứ hai, nhà khoa học chúng ta đi đến nơi có tiền để có thể làm công việc của mình, đó là vấn đề ưu tiên số một đối với chúng ta. Do vậy, các nhà khoa học ngoại quốc tới Hoa Kỳ khi họ có thể. Hầu hết các những người giành giải Nobel của Hoa Kỳ được giáo dục ở quốc gia khác và là sản phẩm của hệ thống giáo dục và nền văn hóa khác. Hoa Kỳ thực chất là chỉ mua lại những khoản đầu tư. 

Dĩ nhiên sự xuyên tạc của tờ New York Times không chỉ là những điều trơ trẽn được Michael R. Gordon và các cộng sự đăng hầu như mỗi ngày trên mục tội phạm của trang nhất.

*Một ghi nhận về phát triển thuốc chữa sốt rét. Hoa Kỳ được cho là cũng có chương trình phát triển thuốc chữa sốt rét vào thời chiến tranh ở Việt Nam. Nhưng bất chấp nguồn lực khổng lồ của Hoa Kỳ, họ đã thất bại trong khi Trung Hoa nghèo nàn hơn lại thành công. Khi chú ý tới việc Hoa Kỳ sẵn sàng khiến cho binh lính của họ nhiễm chất độc màu da cam, người ta không ngạc nhiên về sự nghiêm túc của Hoa Kỳ trong việc bảo vệ binh lính. Nếu như vậy thì dĩ nhiên là Hoa Kỳ không thực sự nỗ lực phát triển thuốc chữa sốt rét. Đây là câu hỏi đáng để đặt ra.


Prof. John V. Walsh, MD, can be reached at john.endwar@gmail.com. He usually does not include his title in a little bio like this, but in this case the political essay above involved a bit about science. Can be reached at John.Endwar@gmail.com

Chú thích của người dịch:

[1] Giáo sư John V. Walsh đã nhầm lẫn, thủ tướng chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ những năm 1955 trở đi là Phạm Văn Đồng chứ không phải Hồ Chí Minh. 

[2] Hoa Kỳ đã can dự vào Việt Nam từ những năm 1954 khi viện trợ cho Pháp để chống lại Việt Minh. Sự kiện Vịnh Bắc Bộ chỉ là cái cớ để Hoa Kỳ chính thức đưa quân đội vào chiếm đóng miền Nam Việt Nam và ném bom miền Bắc Việt Nam.

Wednesday, October 7, 2015

TPP: Món hời của các ông lớn dược phẩm

Joyce Nelson  trong bài "TPP: Big Pharma’s Big Deal" đã đề cập tới việc TPP giúp các hãng dược phẩm lớn gia tăng lợi nhuận nhờ gia tăng bảo hộ bản quyền, chống lại sự cạnh tranh của thuốc phổ thông. Chi phí thuốc gia tăng sẽ đổ lên đầu người bệnh, ví dụ ở Việt Nam sẽ có 40.000 người không được cung cấp thuốc chữa HIV. Bên cạnh đó, Joyce Nelson cũng mô tả cách thức mà các hãng dược phẩm lớn trốn thuế lợi nhuận. Các quốc gia sẽ bị buộc tôn trọng lợi nhuận của doanh nghiệp thông qua ISDS, trong khi lại không thể thu được thuế từ doanh nghiệp. Đây chính là cái kết cục "dân giàu, nhà nước phá sản" mà Marx đã tiên đoán trong cuốn "Hệ Tư Tưởng Đức" khi nghiên cứu về trường hợp Hà Lan vào thế kỷ 19. 

TPP: Món hời của các ông lớn dược phẩm

Chúng vẫn chưa biết mọi chi tiết của hiệp định thương mại Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) mới được đồng ý sơ bộ vào ngày 5 tháng 10 giữa 12 quốc gia bên bờ Thái Bình Dương, nhưng những phê phán cũng lên án hiệp định gay gắt về nhiều lý do, trong đó có nhượng bộ về công nghiệp dược phẩm.

Tổ chức Thầy Thuốc Không Biên Giới cáo buộc TPP sẽ “đi vào lịch sử như là hiệp định thương mại tồi tệ nhất đối với tiếp cận dược phẩm ở các nước đang phát triển.” [1] Đó là bởi vì TPP sẽ mở rộng bảo hộ bản quyền cho các thuốc men có thương hiệu, qua đó ngăn cản các thuốc men không bản quyền tương tự (có chi phí thấp hơn nhiều) tham gia vào thị trường. Điều này sẽ làm tăng giá thuốc.

Judit Rius Sanjuan, cố vấn pháp lý của tổ chức Thầy Thuốc Không Biên Giới, nói với vox.com rằng TPP tạo ra các nghĩa vụ về bản quyền ở các nước chưa bao giờ từng có nghĩa vụ bản quyền. Người dân ở “Peru, Vietnam, Malaysia và Mexico” sẽ đặc biệt bị ảnh hưởng, bà nói. “Họ sẽ đối mặt với giá thuốc cao hơn trong thời gian dài hơn.” [2]

Ruth Lopert, giáo sư đại học George Washington, nói với Bloomberg News rằng các điều khoản trong hiệp định TPP sẽ ảnh hưởng tới ngân sách chăm sóc y tế và tiếp cận thuốc men ở tất cả các nước tham gia ký kết, nhưng đặc biệt là các nước nghèo nhất. “Bà nói có khoảng 40.000 người ở Việt Nam, quốc gia nghèo nhất tham gia hiệp định, có thể phải ngừng nhận thuốc chữa HIV bởi vì các điều khoản của hiệp định sẽ làm tăng giá [thuốc] điều trị.”[3]

Các quốc gia khác như Canada cũng sẽ phải đối mặt với chi phí cao hơn. Hội Đồng Người Canada nói rằng nếu TPP được phê chuẩn, “bản quyền thuốc sẽ được mở rộng, trì hoãn phát hành các thuốc phổ biến có giá cả phải chăng hơn và tăng thêm 2 tỷ dollar trong chi phí chăm sóc y tế thường niên của Canada.” [4] Ở Hoa Kỳ, nhiều người dân vốn đã không thể thanh toán được các thuốc men đắt đỏ để cứu mạng sống của họ và cố gắng tiếp cận các thuốc phổ biến có sẵn ở mọi nơi.

Mở rộng bản quyền đối với các thuốc cứu mạng cứu rõ ràng là quà tặng cho các hãng dược lớn. Conor J. Lynch tại opendemocracy.net đã gọi nó là “của bố thi cho doanh nghiệp có thể ảnh hưởng lớn tới tiếp cận quốc tế và chắc chắn gây ra những cái chết không đáng có. Mục tiêu ở đây là gia tăng lợi nhuận của nhành, chân thật và đơn giản. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên, đó là những gì công nghiệp tư nhân làm, nhưng cũng có một sự bế tắc đạo đức nghiêm trọng trong đó.” [5] Bế tắc đạo đức đã được làm rõ hơn bằng những phát hiện mới đây.

Trốn thuế 

Một sự trùng hợp nực cười, hiệp định TPP đạt được vào cùng ngày báo cáo về trốn thuế của doanh nghiệp – Offshore Shell Games 2015 – được tổ chức Công Dân Vì Công Bằng Thuế (CTJ) và Quỹ Giáo Dục của Nhóm Nghiên Cứu Lợi Ích Công Cộng Hoa Kỳ (PIRGEF) công bố. Báo cáo tiết lộ mức độ mà các công ty Hoa Kỳ hàng đầu sử dụng các thiên đường thuế như Bermuda, Luxembourg, Cayman Islands và Hà Lan để thiết lập “các chi nhánh thiên đường thuế”, thường chỉ là một hòm thư. 

30 trong số 500 công ty thuộc nhóm Fortune với hầu hết tiền được lưu giữ tại các thiên đường thuế nước ngoài, 9 trong số đó là các công ty dược: Pfizer (74 tỷ dollar ở nước ngoài), Merck (60 tỷ dollar), Johnson&Johnson (53,4 tỷ dollar) Proctor & Gamble (45 tỷ dollar), Amgen (29.3 tỷ dollar), Eli Lilly (25 tỷ dollar), Bristol Myers Squibb ($24 tỷ dollar), AbbeVie Inc. ($23 tỷ dollar) và Abbott Laboratories (23 tỷ dollar). [6]

Về Pfizer, nhà sản xuất thuốc lớn nhất thế giới (lợi nhuận công bố là 22 tỷ dollar vào năm 2013), báo cáo nêu rõ: “Công ty này có hơn 41% doanh số ở thị trường Hoa Kỳ từ năm 2008 đến năm 2014, nhưng dàn xếp để báo cáo không có thu nhập chịu thuế liên bang trong bảy năm liên tục. Pfizer đã sử dụng các kỹ thuật kế toán để chuyển lợi nhuận chịu thuế của họ ra nước ngoài. Ví dụ, công ty có thể chuyển giao bản quyền thuốc cho một chi nhánh ở quốc gia có thuế thấp hoặc không có thuế. Sau đó khi chi nhánh Hoa Kỳ của Pfizer bán thuốc ở Hoa Kỳ, họ sẽ “trả” cho chi nhánh nước ngoài phí bản quyền cao để biến lợi nhuận nội địa thành khoản thua lỗ trên sổ sách và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.”

Trên hết, nghiên cứu đã phát hiện ra rằng 500 doanh nghiệp lớn nhất Hoa Kỳ giữ hơn 2.1 nghìn tỷ dollar lợi nhuận đã tích lũy ở nước ngoài. “Đối với nhiều doanh nghiệp, gia tăng lợi nhuận được giữ ở nước ngoài không có nghĩa là xây dựng nhà máy ở nước ngoài, bán nhiều sản phẩm hơn cho khách hàng nước ngoài, hay triển khai thêm hoạt động kinh doanh ở các quốc gia khác,” mà chủ đơn giản là lập hòm thư bưu điện.

Một số doanh nghiệp sử dụng tiền được cho là “mắc kẹt” ở nước ngoài như “khoản ký quỹ ngầm định” cho các khoản vay mượn với lãi suất rất thấp để đầu tư vào tài sản ở Hoa Kỳ, thanh toán cổ tức cho cổ đông, hoặc mua lại cổ phiếu.

Dĩ nhiên, như bản báo cáo đã làm rõ, “Quốc Hội, bằng cách không hành động để chấm dứt hoạt động trốn thuế này, đã buộc thường dân Hoa Kỳ phải bù đắp. Mỗi đồng dollar tiền thuế mà doanh nghiệp trốn được bằng cách sử dụng các thiên đường thuế phải được bù đắp bằng thuế cao hơn đối với cá nhân, cắt giảm đầu tư công và dịch vụ công, hay gia tăng nợ liên bang.” 

Bản báo cáo đã phát hiện ra rằng thông qua nhiều biện pháp trốn thuế khác nhau, 500 doanh nghiệp lớn nhất có trụ sở ở Hoa Kỳ đã trốn đóng khoảng 620 tỷ dollar tiền thuế ở Hoa Kỳ. 

Đảo chính của doanh nghiệp 

Hiện giờ TPP – đang được coi là “NAFTA về steroids” – sẽ đem lại cho nhóm các hãng dược phẩm lớn và các doanh nghiệp dược đa quốc gia khác nhiều “quyền” của doanh nghiệp hơn tại nhiều quốc gia hơn, trong đó có cơ chế giải quyết tranh chấp nhà đầu tư-nhà nước (ISDS) đầy tranh cãi, thông qua đó họ có thể kiện các chính quyền về các thay đổi pháp luật có ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ.

Như trang web rabble.ca của Canada ghi nhận: “Chính quyền Canada mới bị Eli Lilly, một hãng dược phẩm Hoa Kỳ, kiện thông qua NAFTA vì vô hiệu hóa việc gia hạn bản quyền của hãng này đối với hai loại thuốc an thần. Tòa Án Liên Bang Canada đã phán quyết vào năm 2010 rằng gia hạn bản quyền không đem lại lợi nhuận hứa hẹn và thị trường của các loại thuốc này cần phải được mở cửa cho sự cạnh tranh của thuốc phổ thông. Thuốc phổ thông chắc chắn sẽ làm giảm chi phí của người sử dụng cuối cùng, nhưng Eli Lilly phản đối và tiến hành thủ tục ISDS chống lại chính quyền, yêu cầu bồi thường 500 triệu dollar cho lợi nhuận bị tổn thất. Vụ việc vẫn đang được xem xét, nhưng bất kể kết quả ra sao, chúng ta có thể thấy rằng TPP cũng sẽ dẫn đến những tranh chấp ISDS tương tự. Các doanh nghiệp dược phẩm đa quốc gia đầy thế lực sẽ sử dụng mọi biện pháp có thể để đảm bảo sự độc quyền thuốc giá cao. Bảo vệ sở hữu trí tuệ lớn hơn trong TPP sẽ tạo ra cơ sở pháp lý mạnh hơn giúp các doanh nghiệp này kiện chính quyền và loại bỏ sự cạnh tranh của [dược phẩm] phổ thông.” [7]

Văn bản chính thức của hiệp định TPP sẽ không được công bố ít nhất trong một tháng tới, có lẽ là nhiều tuần sau cuộc bầu cử liên bang của Canada vào ngày 19 tháng 10. Chi tiết của hiệp định chắc chắn sẽ tiết lộ nhiều nhượng bộ chung đối với các doanh nghiệp đa quốc gia. Các nghị sĩ dân cử tại 12 quốc gia sẽ chấp thuận hoặc phủ quyết TPP. Ở Canada, lãnh đạo NDP Tom Mulcair đã hứa sẽ hủy bỏ hiệp định nếu thắng cử trở thành thủ tướng, giải thích rằng chính phủ của Stephen Harper không bắt buộc phải ký kết trong chiến dịch tranh cử khi họ thực sự là một chính phủ “cẩn trọng”.

Trang web zerohedge của Hoa Kỳ gọi TPP là “con ngựa thành Trojan” và là “cuộc đảo chính của doanh nghiệp đa quốc gia, những người muốn toàn cầu khuất phục nghị trình của họ.” Với những từ ngữ rất rõ ràng, họ tuyên bố thêm: “Người mua hãy cảnh giác. Công dân hãy cảnh giác.” [8] 

Footnotes/Links:


[2] Julia Belluz, “How the Trans-Pacific Partnership could drive up the cost of medicine worldwide,” Vox, October 5, 2015. http://www.vox.com/2015/10/5/9454511/tpp-cost-medicine

[3] “Pacific Deal Rewrites Rules on Trade in Autos, Patented Drugs,” Bloomberg News, October 5, 2015.

[4] Council of Canadians, “Tell party leaders: Reject the TPP,” October 6, 2015.

[5] Conor J. Lynch, “Trans-Pacific Partnership’s Big Pharma giveaway,” Open Democracy, February 14, 2015.


[7] Hadrian Mertins-Kirkwood, “Trans-Pacific Partnership a big win for corporate interests,” Rabble.ca, October 6, 2015.

[8] Tyler Durden, “Trans-Pacific Partnership Deal Struck As ‘Corporate Secrecy’ Wins Again,” Zero Hedge, October 5, 2015. http://www.zerohedge.com

Joyce Nelson is an award-winning Canadian freelance writer/researcher working on her sixth book.

Tuesday, October 6, 2015

Đông Nam Á "lãng quên" sự khủng bố của phương Tây

Andre Vltchek trong bài viết "Southeast Asia “forgets” about Western Terror" tường thuật về chứng lãng quên những tội ác của đế quốc phương Tây, diễn ra trước đây chưa lâu, ở Đông Nam Á, sự lãng quên có thể khiến các quốc gia Đông Nam Á phải trả giá đắt khi đế quốc đang "xoay trục" trở lại Đông Nam Á, thúc đẩy các quốc gia ở khu vực này đối đầu với các cường quốc khu vực và thế giới. Tác giả chỉ rõ sự lãng quên mang tính thực dụng của tầng lớp thượng lưu đối lập với những ám ảnh đau thương vĩnh viễn của người dân bình thường tại các quốc gia Đông Nam Á. Tầng lớp thượng lưu nhận được tiền bạc và ân sủng của đế quốc cho sự quên lãng còn người dân thường được nhắc nhở hàng ngày bằng bom mìn nổ chậm, bằng những vết thương trên người ...

Đông Nam Á "lãng quên" sự khủng bố của phương Tây



Tầng lớp thượng lưu Đông Nam Á “đã quên” mất 10 triệu người Châu Á bị đế quốc phương Tây sát hại vào cuối và sau Thế Chiến thứ II. Họ “đã quên” mất những gì diễn ra ở phương Bắc – về vụ ném bom Tokyo và Osaka, về vụ ném bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki, về việc quân đội Hoa Kỳ thủ tiêu man rợ thường dân Triều Tiên. Nhưng họ cũng quên mất những nạn nhân của họ - hàng trăm ngàn người, trên thực tế là hàng triệu, người bị bom xé thành từng mảnh nhỏ, bị hóa chất thiêu cháy hoặc bị thủ tiêu trực tiếp – đàn ông, đàn bà và trẻ em ở Việt Nam, Campuchia, Lào, Indonesia, Philippines và Đông Timor.

Tất cả đã được tha thứ và bị quên lãng.

Một lần nữa Đế Quốc lại tự hào “chuyển trục” sang Châu Á; họ thậm chí còn khoác lác về điều đó.

Điều đó diễn ra mà không ai nhắc rằng Đế Quốc không biết xấu hổ và không còn phép tắc nữa. Nó rao giảng về dân chủ và tự do, trong khi không buồn rửa sạch máu của mười triệu người trên bàn tay của nó.

Ở khắp Châu Á, “công chúng có đặc quyền” đã lựa chọn không biết, không nhớ, hay thậm chí là xóa sạch những chương khủng khiếp của lịch sử. Những người bám chặt lấy ký ức bị bịt miệng, bị cười nhạo, hoặc bị biến thành phi lý.

Chứng lãng quên có lựa chọn, “sự độ lượng” đó sẽ sớm phải trả giá. Một cách ngắn gọn, nó sẽ quay trở lại giống như cái boomerang. Lịch sử tự lặp lại. Nó luôn như vậy, nhất là lịch sử của chủ nghĩa thực dân và khủng bố phương Tây. Như thường lệ, người nghèo châu Á sẽ bị buộc phải thanh toán. 

***

Sau khi tôi ra khỏi hang động lớn nhất ở vùng phụ cận Tham Pha Thok của Lào, tôi gửi tin nhắn cho người bạn Việt Nam tốt của tôi ở Hà Nội. Tôi muốn so sánh sự đau khổ của người dân Lào và Việt Nam. 

Hang động từng được sử dụng làm “nơi trú ẩn” của quân Pathet Lào. Trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ II, hang động này được sử dụng làm sở chỉ huy. Giờ đây trông nó rất ám ảnh, giống như một cái xương sọ bị thực vật nhiệt đới bao phủ. 

Không lực Hoa Kỳ đã thường xuyên ném bom dữ dội toàn bộ khu vực và vẫn còn nhiều hố bom xung quanh, bị cây cối và bụi rậm che phủ.

Hoa Kỳ đã ném bom toàn bộ Lào, vốn được tặng một biệt danh đầy cay đắng: “Quốc gia bị ném bom nhiều nhất trên trái đất”.

Thật khó có thể hình dung, dù là trong tình trạng tỉnh táo, điều mà Hoa Kỳ, Australia và đồng minh Thái Lan của họ đã làm với đất nước Lào hiền hòa, thưa dân cư và thuần nông.

John Bacher, nhà sử học và nhà lưu trữ ở Metro Toronto, đã có lần viết về “Chiến tranh bí mật”: “Từ năm 1965 đến 1973, Hoa Kỳ đã ném bom xuống Lào nhiều hơn bom ném xuống Nhật Bản và Đức trong Thế Chiến thứ II. Hơn 350.000 người đã bị giết. Cuộc chiến ở Lào chỉ là bí mật đối với người dân Mỹ và Quốc Hội. Nó tiên đoán mối liên hệ bẩn thỉu giữa buôn bán ma túy và chính quyền áp bức mà chúng ta thấy sau này trong vụ Noriega.”

Trong chiến dịch bí mật lớn nhất lịch sử Hoa Kỳ này, mục tiêu chính là “ngăn chặn lực lượng thân Việt Nam giành quyền kiểm soát” khu vực. Toàn bộ chiến dịch giống như trò chơi mà những cậu bé lớn xác, bị chứng bạo dâm được phép chơi: Ném bom đưa toàn bộ quốc gia về Thời Đồ Đá trong hơn một thập kỷ. Nhưng không thể gọi “trò chơi” này là gì khác ngoài vụ diệt chủng tàn bạo nhất trong lịch sử của thế kỷ 20. 

Dĩ nhiên, hầu như không có một ai ở phương Tây hay ở Đông Nam Á biết gì về điều này.

Tôi nhắn tin cho người bạn: “Điều mà tôi được thấy vài năm trước khi làm việc trên Cánh Đồng Chum dĩ nhiên là kinh khủng hơn những gì tôi đã thấy xung quanh Tham Pha Thok, nhưng ngay cả ở đây, những hành động kinh hoàng của Hoa Kỳ cũng bị lãng quên.” Tôi cũng gửi cho cô ấy đường link tới những báo cáo trước đó của tôi về Cánh Đồng Chum.

Vài phút sau, cô ấy trả lời: “Nếu anh không nói … thì tôi sẽ không bao giờ biết về cuộc chiến bí mật này. Như chúng tôi được biết thì chưa bao giờ có chiến tranh ở Lào. Thật tội nghiệp cho người Lào!”

Tôi hỏi những người bạn khác ở Việt Nam, sau đó là ở Indonesia. Không ai biết gì về việc ném bom Lào.

“Chiến tranh bí mật” vẫn thuộc loại tuyệt mật, ngay cả bây giờ, ngay cả ở đây, tại trái tim của khu vực châu Á Thái Bình Dương, hay chính xác hơn là ở ngay đây.

Khi Noam Chomsky và tôi thảo luận về tình hình thế giới cho cuốn sách của chúng tôi “Về Khủng Bố Phương Tây – Từ Hiroshima tới Chiến Tranh của Máy Bay Không Người Lái”, Noam nhắc tới chuyến thăm đất nước Lào bị chiến tranh tàn phá. Ông ấy nhớ rõ về những phi công Hoa Kỳ, cũng như hàng đoàn nhà báo phương Tây, những người sống ở Vientiane nhưng quá bận rộn để nhìn và không hỏi bất cứ câu hỏi phù hợp nào.

***

“Ở Philippine, hiện giờ đại đa số người dân bị thuyết phục rằng Hoa Kỳ đã “giải phóng” đất nước họ khỏi người Nhật”, nhà báo cánh tả và là bạn của tôi đã có lần nói như vậy.

Tiến sĩ Teresa S. Encarnación Tadem, giáo sư khoa học chính trị đại học Diliman của Philippine, giải thích với tôi vào năm ngoái, mặt đối mặt, ở Manila: “Ở đây có câu nói như thế này: “Người Philippine yêu người Mỹ hơn là người Mỹ yêu bản thân.”” 

Tôi hỏi: “Tại sao có thể thế được? Philippine bị Hoa Kỳ chiếm làm thuộc địa. Một số vụ thảm sát kinh hoàng đã diễn ra … Đất nước này chưa bao giờ thực sự được tự do. Tại sao “tình yêu” đối với Hoa Kỳ lại thịnh hành?

“Đó là bởi vì cỗ máy tuyên truyền cực kỳ rộng lớn của Bắc Mỹ,” chồng của Teresa giải thích, tiến sĩ Eduardo Climaco Tadem, giáo sư khoa nghiên cứu châu Á đại học Diliman của Philippine. “Nó đã tô vẽ thời kỳ lệ thuộc Hoa Kỳ như là một kiểu chủ nghĩa thực dân tốt lành, đối lập với thời kỳ lệ thuộc Tây Ban Nha trước đó, được mô tả là “tàn bạo hơn”. Các xung đột trong chiến tranh Hoa Kỳ-Philippine (1898-1902) không được thảo luận. Các xung đột liên quan đến việc 1 triệu người Philippine bị giết hại. Vào thời kỳ ấy là khoảng 10% dân số của chúng tôi … diệt chủng, tra tấn … Người Philippine được gọi là “Việt Nam thứ nhất” … tất cả những chuyện đó đều bị truyền thông đại chúng lãng quên, vắng mặt trong sách giáo khoa lịch sử. Dĩ nhiên, sau đó là những hình ảnh được Hollywood và văn hóa đại chúng Hoa Kỳ phổ biến: quân đội Hoa Kỳ anh hùng và tốt bụng cứu vớt đất nước bị tàn phá và giúp đỡ người nghèo …”

Về căn bản, tất cả đều trái ngược với hiện thực. 

“Hệ thống giáo dục rất quan trọng”, Teresa Tadem nói thêm. “Hệ thống giáo dục tạo ra sự đồng thuận và điều đó tạo ra sự ủng hộ đối với Hoa Kỳ … ngay cả ở trường đại học của chúng tôi – Đại học của Philippine – được người Mỹ thiết lập. Anh có thể thấy điều đó được phản ánh trong chương trình đào tạo – ví dụ như các khóa học về khoa học chính trị … tất cả chúng đều bám rễ vào Chiến Tranh Lạnh và tình thần của nó.”

Hầu hết trẻ em thuộc “tầng lớp thượng lưu” châu Á được “giáo dục” ở phương Tây, hoặc ít nhất là trong “các trường quốc tế” ở quê hương của chúng, tại đó các chương trình giáo dục đế quốc được áp dụng. Hay tại các trường học tư nhân hoặc tôn giáo / Thiên Chúa Giáo … “Giáo dục” kiểu đó luôn sử dụng các khái niệm nhồi sọ thân phương Tây và ủng hộ kinh doanh.

Một điều nữa, trẻ em thuộc giới “thượng lưu” sau khi được nhồi sọ sẽ đi tẩy não phần dân chúng còn lại. Kết quả có thể dự đoán được: chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc phương Tây và thậm chí là chủ nghĩa thực dân đều không thể đụng tới, đáng tôn trọng và được ngưỡng mộ. Các quốc gia và các cá nhân đã giết hại hàng triệu người lại được coi là những người thực thi tiến bộ, dân chủ và tự do. Thật là “cao quý” khi được hòa trộn với những người đó, cũng như là khát vọng được “làm theo hình mẫu của họ”. Lịch sử đã chết. Nó bị thay thế bởi những câu chuyện cổ tích nguyên thủy theo kiểu Hollywood và Disney.

***

Ở Hà Nội, một bức tranh hình tượng thể hiện một phụ nữ đang kéo chiếc cánh của máy bay Hoa Kỳ bị bắn rơi làm nổi bật lên một chứng tích mạnh mẽ. Đó là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời, có sức hút. 

Người bạn của tôi, George Burchett, một nghệ sĩ Autralia nổi tiếng sinh ra ở Hà Nội và hiện giờ lại sống ở thành phố này, hộ tống tôi.

Bố của George, Wilfred Burchett, được coi là nhà báo nói tiếng Anh vĩ đại nhất thế kỷ 20. Châu Á là nhà của Wilfred. Châu Á là nơi ông ấy tạo ra những công trình bất hủ, mô tả những hành động vô nhân đạo nhất của phương Tây tàn bạo: lời chứng của ông từ mô tả nguồn về vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima tới thảm sát hàng loạt thường dân trong “Chiến tranh Triều Tiên”. Wilfred Burchett cũng đưa tin về Việt Nam, Lào, Campuchia, đó chỉ là một số nơi bất hạnh bị Hoa Kỳ và đồng minh của họ phá hủy hoàn toàn. 

Hiện giờ sách của ông được các nhà xuất bản hàng đầu trên khắp thế giới xuất bản và tái bản, nhưng nghịch lý là chúng không tồn tại trong ý thức lệ thuộc của thanh niên châu Á.

Người dân Việt Nam, đặc biệt là thanh niên, biết rất ít về các hành động tàn bạo của phương Tây đối với các nước láng giềng của họ. Nhiều nhất thì họ biết về tội ác của Pháp và Hoa Kỳ tại đất nước họ - ở Việt Nam, họ không hoặc hầu như không biết gì về nạn nhân của những con quái vật được phương Tây tài trợ như Marcos và Suharto. Họ không biết gì về Campuchia – không biết gì về những kẻ thực sự phải chịu trách nhiệm về 2 triệu mạng người. 

“Những cuộc chiến bí mật” vẫn bí mật

Cùng với George Burchett, tôi thán phục nghệ thuật cách mạng và xã hội chủ nghĩa tuyệt vời ở Bảo Tàng Nghệ Thuật Quốc Gia. Hàng sa số các hành động tàn bạo của phương Tây được mô tả cực kỳ chi tiết ở đây, cũng như sự nỗ lực phản kháng quyết định chống lại thực dân Hoa Kỳ của nhân dân Việt Nam vĩ đại và anh hùng. 

Nhưng có một cảm giác kỳ quái trong viện bảo tàng – nó hầu như trống không! Bên cạnh chúng tôi chỉ có vài người khách, tất cả đều là khách du lịch nước ngoài: những gian đại sảnh chứa của cơ sở nghệ thuật kinh ngạc này hầu như trống không.

***

Người Indonesia cũng không biết, bởi vì họ đã bị làm cho ngớ ngẩn!” Người bạn già Djokopekik của tôi quát lên, ở phòng tranh của ông tại Yogyokarte. Ông ấy được coi là nghệ sĩ hiện thực xã hội chủ nghĩa vĩ đại nhất của Đông Nam Á. Trong những bức tranh sơn dầu của ông, các binh lính tàn bạo đá vào lưng người dân khốn khổ, trong khi một con cá sấu khổng lồ (biểu tượng của sự tha hóa) tấn công, ngoạm và ăn thịt tất cả những người trước mặt. Djokopekik cởi mở và cực kỳ trung thực: “Đó là kế hoạch của họ; mục tiêu lớn nhất của chính quyền là tẩy não dân chúng. Người Indonesia không biết gì về lịch sử nước họ hay phần còn lại của Đông Nam Á!”

Trước khi chết, Pramoedya Ananta Toer, nhà văn có ảnh hưởng nhất Đông Nam Á đã nói với tôi: “Họ không thể suy nghĩ, không thể nữa … và họ không thể viết. Tôi không thể đọc hơn 5 trang của bất cứ nhà văn Indonesia đương đại nào … chất lượng thật đáng xấu hổ …” Trong cuốn sách mà chúng tôi (Pramoedya Ananta Toer, Rossie Indira và tôi) viết cùng nhau – “Exile” - , ông than khóc rằng người dân Indonesia không biết gì về lịch sử hay thế giới.

Nếu như họ biết, họ sẽ chắc chắn sẽ nổi dậy và lật đổ chính quyền ô nhục đang cai trị quần đảo của họ hiện nay.

Hai đến ba triệu người Indonesia đã chết sau cuộc đảo chính quân sự năm 1965, do phương Tây và các giáo sĩ, chủ yếu là dòng Kháng Cách bắt nguồn từ châu Âu, châm ngòi và hỗ trợ. Đại đa số người dân ở quần đảo vô vọng này giờ đây bị nhồi đầy sọ tuyên truyền của phương Tây, thậm chí không có khả năng nhận ra sự khốn khổ của bản thân. Họ vẫn tiếp tục lên án các nạn nhân (chủ yếu là người cộng sản, trí thức và “vô thần”) vì những sự kiện đã diễn ra cách đây đúng 50 năm, những sự kiện đã bẻ gẫy xương sống của quốc gia kiêu hãnh và tiến bộ này.

Người Indonesia hầu như hoàn toàn tin vào những câu chuyện cổ tích cánh hữu, phát xít do phương Tây chế tạo và phổ biến thông qua các kênh truyền thông đại chúng địa phương nằm trong tay tầng lớp “thượng lưu” đánh đĩ … Không có gì đáng ngạc nhiên: trong suốt 50 năm dơ dáy, họ đã được thứ tinh thần hạ cấp nhất của Hollywood, nhạc pop phương Tây và Disney nhồi nhét về “trí tuệ” và “văn hóa”.

Họ không biết gì về đất nước mình

Họ không biết gì về tội ác của bản thân. Họ không biết gì về những vụ diệt chúng mà họ đã tạo ra. Hơn một nửa số chính khách của họ là tội phạm chiến tranh, chịu trách nhiệm về hơn 30% số đàn ông, đàn bà, trẻ em bị giết hại trong cuộc đảo chính do Hoa Kỳ/Anh/Australia hậu thuẫn ở Đông Timor (hiện giờ là quốc gia độc lập), về vụ tắm máu năm 1965 và diệt chủng mới đây mà Indonesia gây ra ở Papua.

Thông tin về tất cả những sự kiện kinh hoàng này đều có sẵn trên mạng. Có hàng ngàn trang mạng đăng tải bằng chứng chi tiết và nặng ký. Mặc dù vậy, hèn nhát và cơ hội, công chúng “có giáo dục” của Indonesia đã lựa chọn “không biết”.

Dĩ nhiên, phương Tây và băng đảng của họ có lợi lớn từ việc cướp bóc Papua.

Do vậy, tội ác diệt chủng của họ đều bị che phủ bởi bí mật.

Nếu như hỏi ở Việt Nam, Myanmar và thậm chí là ở Malaysia, người dân biết gì về Đông Timor và Papua? 

Câu trả lời là chả có gì cả, hoặc hầu như không có gì cả.

Myanmar, Lào, Campuchia, Indonesia và Philippine – các quốc gia này nằm trên cùng một phần của thế giới, nhưng dường như chúng nằm trên các hành tinh khác nhau. Đó là kế hoạch: công thức chia để trị cổ xưa của Anh Quốc.

Ở Manila, thủ đô của Philippine, một gia đình khẳng định rằng Indonesia nằm ở châu Âu khi nói với tôi. Gia đình này cũng không biết về tội ác do chính quyền thân phương Tây của Marcos gây ra.

***

Truyền thông đại chúng phương Tây khuếch trương Thái Lan như là “đất nước của nụ cười”, mặc dù vậy đó là một nơi cực kỳ cay đắng và tàn bạo, có tỷ lệ sát nhân (tính trên đầu người) thậm chí còn cao hơn cả ở Hoa Kỳ.

Thái Lan hoàn toàn bị phương Tây kiểm soát từ cuối Thế Chiến thứ II. Hệ quả là giới lãnh đạo của nó (ngai vàng, giới thượng lưu và quân đội) đã cho phép những tội ác tàn bạo nhất chống lại nhân loại diễn ra trên lãnh thổ nước này. Chỉ đề cập một số nhỏ: vụ thảm sát những người Thái Lan nổi dậy cánh tả và ôn hòa (một số người bị thiêu sống trong các thùng dầu), vụ sát hại hàng ngàn người tị nạn Campuchia, giết hại và cưỡng hiếp sinh viên biểu tình ở Bangkok và những nơi khác … Và điều khủng khiếp nhất của họ: Ít biết về sự can dự Thái Lan trong việc xâm lược Việt Nam dưới thời “Chiến tranh chống Mỹ” … việc sử dụng rộng rãi phi công Thái Lan trong các hoạt động ném bom ở Lào, Việt Nam và Campuchia, cũng như việc chuyển giao một số sân bay quân sự (trong đó có Pattaya) cho không lực phương Tây. Đấy là chưa nói đến việc cung cấp các bé trai và bé gái Thái Lan (phần nhiều là dân tộc thiểu số) cho binh lính phương Tây.

***

Khủng bố mà phương Tây vung vãi khắp Đông Nam Á dường như đã bị lãng quên, hay ít nhất là trong hiện tại.

“Hãy tiến lên!” Tôi được nghe ở Hà Nội và Luang Prabang.

Nhưng trong khi người dân Việt Nam, Lào và Campuchia đang bận rộn “tha thứ” cho những đao phủ của họ, Đế Quốc giết hại người dân của Iraq, Syria, Lybia, Pakistan, Afghanistan, Yemen, Ukraina và mọi ngóc ngách của Châu Phi.

Nhiều nơi đã khẳng định và một số đã chứng minh, nhất là ở Nam Mỹ, nơi mà tất cả quái vật đã thành công, rằng không có một tương lai tử tế cho hành tinh này nếu không thừa nhận và thấu hiểu quá khứ. 

Sau khi “tha thứ cho phương Tây”, một số quốc gia Đông Nam Á đã ngay lập tức bị buộc phải đối đầu với Trung Quốc và Nga. 

Khi “được tha thứ”, phương Tây không thèm nhún nhường đón nhận sự độ lượng vĩ đại của nạn nhân. Hành vi đó không thuộc về văn hóa của họ. Trái lại, họ coi sự tốt bụng là yếu đuối và ngay lập tức lợi dụng điều đó. 

Bằng cách tha thứ cho phương Tây, bằng cách “lãng quên” tội ác của phương Tây, Đông Nam Á thực sự không làm điều gì tích cực. Họ chỉ lừa dối các nạn nhân có cùng cảnh ngộ với họ, trên khắp thế giới.

Họ cũng thực dụng và ích kỷ khi mong đợi một số phần thưởng. Nhưng phần thưởng không bao giờ đến! Lịch sử đã chứng minh điều đó nhiều lần. Phương Tây muốn mọi thứ. Họ tin rằng họ xứng đáng nhận mọi thứ. Nếu không bị chống lại, họ sẽ cướp bóc đến cùng, đến khi không còn gì nữa – như họ đã làm ở nước Cộng Hòa Dân Chủ Congo, ở Iraq hay Indonesia.

***

Nhà sử học nổi tiếng người Australia và là giáo sư danh dự tại đại học Nagasaki của Nhật Bản, Geoffrey Gunn, đã viết cho tiểu luận này: 

“Hoa Kỳ nắm giữ quyền lực cứng và mềm ngang nhau hay có vẻ như vậy. Qua lại Đông Nam Á trong bốn thập kỷ qua, tôi thừa nhận là đã bị bối rối trước những hồi ức có lựa chọn về dấu ấn của Hoa Kỳ. Như Lào và Campuchia, tại mỗi nước Hoa Kỳ đã ném số lượng bom lớn hơn ném xuống các thành phố của Nhật Bản trong Thế Chiến thứ II, tại đó bom mìn chưa nổ vẫn gây ra thiệt hại nhân mạng mỗi ngày. Trước đây không lâu, tôi hỏi một quan chức cấp cao của chính quyền ở Phnom Penh xem chính quyền Obama có xin lỗi về các tội ác đó không. “Không đời nào,” ông ấy nói, nhưng sau đó ông ấy cũng không siết chặt nắm đấm, dân chúng dường như chỉ là số liệu cơ bản trong lịch sử phía sau những cảm giác chung chung về sự kinh hoàng của quá khứ. Ở Lào vào tháng 12 năm 1975, tôi đã tình cờ ở đó khi những người cách mạng giành lấy đất nước trước cơn thịnh nộ của Hoa Kỳ; việc trưng bày tội ác của Hoa Kỳ – mặc dù chủ yếu là tuyên truyền – đã bị bỏ xó trong các góc của bảo tàng. Cũng như ở Việt Nam, chậm rãi trở thành đối tác chiến lược của Hoa Kỳ, Hoa Kỳ không ăn năn hối lỗi với các nạn nhân của bom đạn, vũ khí hóa học và các tội ác khác. Ở Đông Timor, bị tổng thống Ford và ngoại trưởng Henry Kissinger hiến tế cho các tướng quân Indonesia để đổi lấy các lợi ích của phủ nhận chiến lược, khoảng 30% dân số đã bị xóa sổ, Hoa Kỳ được tha thứ hay ít nhất là xóa bỏ khỏi các tường thuật chính thống. Trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ cấp nhà nước đầu tiên, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã quảng cáo rùm beng về các hợp tác kinh doanh lớn với Hoa Kỳ, một nền kinh tế lớn thứ hai thế giới “bình thường mới” và giờ là đối tác của Hoa Kỳ trong “cuộc chiến chống khủng bố”, như ở Afghanistan. Tốt thôi, vừa mới dạy lịch sử ở trường đại học của Trung Quốc, tôi có thể nói thêm rằng lịch sử không quan trọng ở Trung Quốc nhưng Nhật Bản là dẫn chứng quá đủ rõ ràng.” 

***

“Trung Quốc thường coi việc chống lại chủ nghĩa đế quốc, thực dân và tân thực dân phương Tây là lời hiệu triệu chủ chốt trong chính sách đối ngoại, Geoff thở dài, khi chúng tôi ngắm nhìn cái vịnh của thành phố quê hương ông – Nagasaki. “Giờ chỉ có tội ác của Nhật Bản là được nhớ tới ở Bắc Kinh.”

Nhưng quay trở lại Đông Nam Á …

Tất cả đều bị lãng quên và được tha thứ, lý do “tại sao” là rất rõ ràng, đơn giản. Họ được trả tiền để lãng quên! “Sự tha thứ” được tài trợ; nó đảm bảo “các học bổng”, một trong những cách các nước phương Tây phổ biến sự tha hóa của họ tại các nước chư hầu và tại các nước họ muốn lôi kéo vào quỹ đạo của họ. 

Tầng lớp thượng lưu với những căn nhà xa hoa, du lịch nước ngoài, trẻ em tại trường học ngoại quốc, tất cả gắn liền với sự tha thứ.

Nhưng khi anh đến vùng nông thôn, nơi mà đa số người dân Đông Nam Á vẫn sống. Mọi chuyện rất khác. Mọi chuyện ở đó khiến anh rùng mình.

Trước khi rời khỏi Lào, tôi ngồi bên chiếc bàn ngoài trời ở làng Nam Bak, cách Luang Prabang khoảng 100 km. Bà Nang Oen kể cho tôi nghe câu chuyện về vụ ném bom trải thảm của Hoa Kỳ và ông Un Kham chỉ cho tôi những vết thương trên người: 

“Ngay cả ở đây, ở Nam Bak, chúng tôi có nhiều hố bom ở khắp nơi, nhưng giờ chúng đã bị các cánh đồng lúa và nhà cửa che phủ. Vào năm 1968, nhà của bố mẹ tôi bị trúng bom… Tôi nghĩ rằng họ đã ném bom 500 bảng vào đó. Cuộc sống thật là khổng thể chịu nổi trong chiến tranh. Chúng tôi phải ngủ trên cánh đồng hoặc trong hang. Chúng tôi luôn phải di chuyển. Nhiều người đã bị đói khi chúng tôi không thể thu hoạch mùa màng.”

Tôi hỏi bà Nang Oen về người Mỹ. Bà có quên, tha thứ không?

“Tôi cảm thấy thế nào về họ? Thực sự tôi không biết nói gì. Sau tất cả những năm tháng đó, tôi vẫn không thể nói lên lời. Họ giết sạch mọi thứ, kể cả gà. Tôi biết rằng họ vẫn đang làm chuyện tương tự khắp thế giới…”

Bà tạm ngừng, nhìn về phía chân trời. 

“Đôi khi tôi nhớ những gì đã xảy ra với chúng tôi… Đôi khi tôi quên”. Bà nhún vai. “Nhưng khi tôi quên thì đó chỉ là trong chốc lát. Chúng tôi không nhận được bất cứ sự bồi thường nào, thậm chí lời xin lỗi cũng không. Tôi không thể làm được gì. Đôi khi tôi thức giấc vào nửa đêm và khóc.”

Tôi lắng nghe bà và hiểu, sau nhiều thập kỷ làm việc ở phần này của thế giới: đối với nhân dân Lào, Việt Nam, Campuchia và Đông Timor, không có gì bị lãng quên và không có gì được tha thứ. Sẽ không bao giờ!

Andre Vltchek is a philosopher, novelist, filmmaker and investigative journalist. He covered wars and conflicts in dozens of countries. His latest books are: “Exposing Lies Of The Empire” and “Fighting Against Western Imperialism”.Discussion with Noam Chomsky: On Western Terrorism. Point of No Return is his critically acclaimed political novel. Oceania – a book on Western imperialism in the South Pacific. His provocative book about Indonesia: “Indonesia – The Archipelago of Fear”. Andre is making films for teleSUR and Press TV. After living for many years in Latin America and Oceania, Vltchek presently resides and works in East Asia and the Middle East. He can be reached through his website or his Twitter.

Saturday, October 3, 2015

Fukushima: Điều thế giới chưa bao giờ được thấy

Dường như thông tin cập nhật về sự cố nhà máy hạt nhân Fukushima đã bị truyền thông chính thống trên thế giới quên lãng. Báo chí Việt Nam cũng không thấy nhắc đến chủ đề này, có lẽ là khi Việt Nam định xây dựng lò phản ứng hạt nhân cho nhà máy điện nguyên tử ở Ninh Thuận với vốn ODA và công nghệ Nhật Bản thì việc đưa tin đào sâu về thảm họa nhà máy điện nguyên tử Nhật Bản không phải là sự lựa chọn khôn ngoan. Tuy vậy, phát hiện mới đây về việc lõi năng lượng lò phản ứng số 2 của nhà máy điện nguyên tử Fukushima đã biến mất có thể là một thông tin quan trọng cho những người quan tâm tới điện hạt nhân. Robert Hunziker bình luận chi tiết về phát hiện này trong bài báo "Fukushima: the World’s Never Seen Anything Like This".

Fukushima: Điều thế giới chưa bao giờ được thấy

Hình minh họa: Sự cố ở nhà máy điện nguyên tử Fukushima
Nguồn: The Guardian
Lõi nhiên liệu lò phản ứng số 2 của nhà máy điện nguyên tử Daiichi ở Fukushima đã biến mất khỏi lõi bảo vệ (Nguồn: Lõi nhiên liệu của lò phản ứng số 2 có thể đã tan chảy hoàn toàn, NHK World News, 25 tháng 9 năm 2015.) 

Nó đã biến đi đâu? Không ai biết.

Không phải chỉ có “đồ thị học tập” về sự tan chảy của hạt nhân là mới tinh như sự kiện cho thấy mà là bởi vì “thế giới chưa từng thấy điều gì như vậy”, chưa bao giờ.

Sử dụng phương pháp chụp ảnh bằng hạt muon của tia vũ trụ (cosmic ray muon radiography) với nhũ tương hạt nhân, các nhà nghiên cứu của đại học Nagoya lần vào bên trong lò phản ứng ở Fukushima. Lõi hạt nhân ở lò phản ứng số 5 hiện rõ thông qua quy trình muon. Mặc dù vậy, tại lò phản ứng số 2, phát ra một lượng vật chất phóng xạ rất lớn trùng khớp với vụ nổ năm 2011, rất ít, nếu không nói là không có dấu hiệu nào của lõi hạt nhân trong lõi bảo vệ. Một sự tan chảy nghiêm trọng đã diễn ra.

“Các nhà nghiên cứu nói rằng cần có thêm các phân tích tiếp theo để xác định xem lõi hạt nhân bị tan chảy có xuyên qua lò phản ứng và thẩm thấu xuống hay không.” Ibid. Nói ngắn gọn, các nhà nghiên cứu cũng chưa biết được lõi hạt nhân bị tan chảy đã xuyên qua lớp vỏ bằng thép/xi măng ra ngoài lõi bảo vệ, rồi thẩm thấu vào đất hay chưa.

Nhóm nghiên cứu của đại học Nagoya, hợp tác với tập đoàn Toshiba, báo cáo phát hiện của họ tại cuộc họp của Hiệp Hội Vật Lý Nhật Bản vào ngày 26 tháng 9. Do đó và hơn nữa, có thể đánh giá một cách thích đáng tình hình hiện nay: 

“Phế thải hạt nhân cấp độ cao là loại độc hại ngoài sức tưởng tượng. Ví dụ như cesium-137, với chu kỳ bán rã là 30 năm, chiếm phần lớn nuclide phóng xạ có tuổi thọ lớn tồn tại trong nhiên liệu hạt nhân đã sử dụng. Một gram của chất phóng xạ cesium-137 (bằng khoảng một nửa kích thước đồng 10 cent) chứa 88 Curies phóng xạ. 104 Curies phóng xạ của cesium-137, phát tán trên diện tích 1 dặm vuông, sẽ khiến vùng đất đó không thể sinh sống được trong hơn một thế kỷ,” Các bình luận về Dự Thảo Luật Quản Lý Phế Thải Hạt Nhân năm 2013, Các Nhà Vật Lý Học Có Trách Nhiệm Xã Hội, 23 tháng 5 năm 2013. 

Một ví dụ, 1.090 dặm vuông quanh lò phản ứng hạt nhân bị phá hủy Chernobyl đã được Ukraina xếp vào loại khu vực phóng xạ không thể cư trú được bởi vì mức độ phóng xạ vượt qua mức 104 Curies của cesium-137 trên mỗi dặm vuông trên toàn bộ khu vực. Các nhà khoa học tin rằng cần từ 180 đến 320 năm để cesium-137 quanh khu vực Chernobyl hoàn toàn biến mất khỏi môi trường.

Đây là vấn đề lớn, hay nói đúng hơn là lớn nhất: Cesium có thể tan trong nước và thông qua đó lan vào đất và nước nhanh chóng làm ô nhiễm hệ sinh thái.

Mặt khác, Chernobyl là một loại khác so với Fukushima bởi vì vụ nổ ở đó có quy mô lớn và nặng nề hơn Fukushima, nhưng ở Fukushima thì 80% phát xạ ban đầu đã tan vào Thái Bình Dương. Hmm.

Trong sự cố Three Miles Island, một phần lõi năng lượng tan chảy nhưng lõi bảo vệ lò phản ứng không bị phá vỡ, do đó phóng xạ hầu như không bị thoát ra ngoài.

“Các nuclide phóng xạ có tuổi thọ lâu như cesium-137 là một hiện tượng mới đối với chúng ta. Chúng không tồn tại trên trái đất với một số lượng đáng kể nào trong toàn bộ sự tiến hóa của sự sống phức tạp. Mặc dù chúng vô hình đối với các giác quan của chúng ta nhưng chúng độc hại gấp hàng triệu lần so với các chất độc thông thường mà chúng ta biết đến. Chúng gây ra bệnh ung thư, bệnh bạch cầu, biến đổi gen, dị dạng bẩm sinh, dị dạng và xảy thai khi tích tụ ở mức hầu như con người không nhận thấy được. Chúng nguy hiểm ở cấp hạt nhân hay phân tử,” Steven Starr, nhà khoa học cấp cao, Nhà Vật Lý Học Có Trách Nhiệm Xã Hội, giám đốc, đại học Missouri, Chương Trình Khoa Học Thí Nghiệm Y Khoa, Các tác động của ô nhiễm quy mô lớn phóng xạ cesium của Nhật Bản, Phát biểu tại Viện Hàn Lâm New York, 11 tháng 3 năm 2013.

Mức độ nguy hiểm thực sự của thảm họa Fukushima có thể không được công chúng nói chung nhận thức đầy đủ bởi vì khó có thể tiếp cận được khối lượng lớn thông tin. Chính quyền Nhật Bản đã cản trở việc thu thập thông tin bằng cách gán nhãn “bí mật” vô tội vạ, một nhà báo có thể đối mặt với 10 năm tù tùy thuộc vào việc nhân viên chính phủ thức dậy vào buổi sáng nào đó trên phần giường bên trái hay bên phải; đó là hoàn toàn là sự thật!

Tổ chức độc lập Phóng Viên Không Biên Giới đã hạ bậc của Nhật Bản trong bảng Chỉ Số Tự Do Báo Chí từ 22 vào năm 2012 xuống 53 vào năm 2013 và 59 vào năm 2014, sau khi đạo luật bí mật quốc gia được ban hành. Phóng Viên Không Biên Giới nói rằng “Nhật Bản đã chịu ảnh hưởng của sự thiếu minh bạch và gần như không tôn trọng quyền tiếp cận thông tin trong các chủ đề liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp với Fukushima,” Phóng Viên Không Biên Giới (2013). Chỉ Số Tự Do Báo Chí 2013: Những Hy Vọng Lóe Lên Sau Mùa Xuân, tháng 8 năm 2014.

Trong khi đó, đây là một góc nhìn khác về vấn đề hạt nhân. Đối lập với đám đông phản đối hạt nhân, đáng để ghi nhận là cũng có một bộ phận đáng kể ủng hộ hạt nhân khẳng định năng lượng hạt nhân an toàn cũng như khẳng định ít nếu không nói là không có các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe con người xảy ra, hay sẽ xảy ra, do sự phát tán của phóng xạ. Trên thực tế, một số kẻ nghiện hạt nhân còn khẳng định rằng “một ít phóng xạ phát tán” là tốt.

Mặc dù vậy, điều đó đã bị bác bỏ bằng một nghiên cứu toàn diện mới đây (tháng 7 năm 2015) do một tập đoàn quốc tế dưới sự bảo trợ của Tổ Chức Nghiên Cứu Bệnh Ung Thư Quốc Tế / Lyon, Pháp thực hiện, một nghiên cứu dài hạn về tác động của phóng xạ thấp đối với 300.000 công nhân ngành hạt nhân. Nghiên cứu đã chứng minh rõ ràng rằng “không có ngưỡng phóng xạ tối thiểu nào là vô hại.” Mọi mức phóng xạ đều nguy hiểm, theo thời gian. 

Mặc dù vậy, đây là một ví dụ về phe ủng hộ:

“Sự cố Fukushima sẽ tiếp tục thu hút sự chú ý của truyền thông trong thời gian tới, tôi nghĩ vậy. Nó trở thành một câu chuyện hấp dẫn nên nó sẽ không biến mất. Mặc dù vậy, với sự phản ánh và hồi tưởng tỉnh táo, người ta phải thấy rằng sự cố Fukushima không những không phải là thảm họa hạt nhân mà còn là minh họa tuyệt vời cho sự an toàn của điện hạt nhân,” Tiến sĩ Kelvin Kemm, CEO của Hạt Nhân Châu Phi, nhà vật lý học: Không có thảm họa hạt nhân Fukushima: Thiệt hại nhân mạng khủng khiếp là do sóng thần của Nhật Bản, không phải do phóng xạ. Cfact, ngày 12 tháng 10 năm 2013.

Quay trở lại Fukushima, tùy thuộc vào việc ai là nguồn tin, phóng xạ phát tán là (a) mức độ cực kỳ nguy hiểm và chết chóc khi các cấp độ phóng xạ được phát tán khắp khu vực rộng lớn hơn, bao gồm cả Tokyo, hoặc trái ngược, (b) phóng xạ ở mức trong giới hạn mà người dân không cần phải lo lắng, hoặc (c) sự tồi tệ vẫn chưa tới. Những vật cản đường, có nghĩa là mức độ tin cậy mà người bên ngoài nhìn vào bên trong Fukushima nhận được phụ thuộc vào việc “ai đáng tin”. 

Trong khi đó, “hệ thống thông tin thế giới hay là: Mạng Internet” tràn ngập những câu chuyện về sao biển bị tan chảy, cá voi bất thường và hàng loạt động vật chết ở Thái Bình Dương, đủ để mọi người kết nối các phần dự đoán về việc phóng xạ của Fukushima có mặt ở khắp mọi nơi; mặc dù vậy, cho tới nay hầu hết các bằng chứng được nhiều bộ phận trong truyền thông chính thống cho là phỏng đoán. Một lần nữa vấn đề là ai đáng tin. 

Bất kể là ai đáng tin, giờ đây là sự thật, sự thật sắt đá, lõi hạt nhân lò phản ứng số 2 của nhà máy điện nguyên tử Daiichi ở Fukushima đã biến mất khỏi lõi bảo vệ. Điều này dẫn đến một thế giới những điều chưa biết, câu hỏi lớn nhất là: Cần phải làm gì nếu sự tan chảy hoàn toàn xảy ra (có thể là đã xảy ra)? Sau đó là gì?

Một sự tan chảy hoàn toàn liên quan đến tất cả nhiên liệu trong lõi lò phản ứng đang tan chảy, một khối lượng lớn vật chất nóng tan chảy rơi xuống và tập trung ở đáy lõi bảo vệ lò phản ứng. Nếu lõi bảo vệ bị phá vỡ, vật chất có thể chảy xuống cấu trúc bảo vệ lớn hơn bao quanh nó, vốn được che chắn bằng nhiều lớp thép và bê tông (Ferguson).

“Nếu như vỏ bảo vệ bị phá vỡ, có khả năng nhiều vật chất sẽ phát tán ra môi trường,” theo Charles Ferguson, chủ tịch Liên Đoàn Các Nhà Khoa Học Hoa Kỳ (Nguồn: Giải Thích Cơ Chế Tan Chảy Hạt Nhân, PBS Newshour, Science, 15 tháng 3 năm 2011.)

Nhiều vật chất phát tán vào môi trường thực sự có nghĩa là gì?

Các nguồn tin khẳng định rằng cesium-137 chết chóc, chỉ là một trong số nhiều chất đồng vị chết chóc, có thể tan trong nước và thông qua đó phát tán vào đất và nước, nhanh chóng làm ô nhiễm hệ sinh thái. Câu hỏi là liệu sự tan chảy hoàn toàn có phát tán đồng vị chết chóc này, cũng như những đồng vị khác, vào môi trường xung quanh không? Trung thực mà nói, mọi chuyện có vẻ là đúng như vậy.

Không ai biết lõi năng lượng của Fukushima đã tan chảy hoàn toàn vào đất mẹ hay chưa, mặc dù các chỉ dẫn không tốt và không chỉ có vậy, không ai biết làm gì với nó. Không ai biết phải làm gì. Họ thật sự không biết.

Điều duy nhất chắc chắn là chuyện đó không tốt. Tiếp tục đi, nó sẽ trở thành câu hỏi là vấn đề tồi tệ đến đâu.

Robert Hunziker lives in Los Angeles and can be reached at roberthunziker@icloud.com

Friday, October 2, 2015

Đòn chớp nhoáng của Putin khiến Washington khổ sở và bối rối

Mike Whitney trong bài báo "Putin’s Blitz leaves Washington rankled and confused" nhận định rằng Putin đưa quân tham chiến ở Syria ngay sau khi Hoa Kỳ ký thỏa thuận về sân bay Incirlik với Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến Hoa Kỳ bàng hoàng. Sân bay Incirlik là chìa khóa để giúp Hoa Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ lật đổ chính quyền Assad. Do vậy, Nga phải hành động trước khi mọi chuyện trở nên quá muộn. Đây là thông tin ít được báo chí và truyền thông Việt Nam nhắc đến. Tiếp theo Nga có  thể nhanh chóng phá hủy phần lớn sức mạnh của lực lượng khủng bố trước khi Hoa Kỳ hồi tỉnh không? Thời gian sẽ trả lời.

Đòn chớp nhoáng của Putin khiến Washington khổ sở và bối rối



Vào thứ hai, tổng thống Nga Vladimir Putin đã phê phán nghiêm khắc chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc.

Vào thứ ba, Barack Obama dí dao vào lưng Putin. Đây là tin tức từ hãng Reuters: 

“Trong những ngày tới đây, Pháp sẽ thảo luận với các đối tác về đề xuất của Thổ Nhĩ Kỳ và các thành viên phe đối lập của Syria liên quan đến khu vực cấm bay ở miền bắc Syria, tổng thống Pháp Francois Hollande tuyên bố vào thứ hai … 

Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius “trong những ngày sắp tới sẽ xem xét ranh giới, cách thức đảm bảo khu vực và ý kiến của các đối tác,” Holande nói với các phóng viên bên lề cuộc họp thường niên của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc … 

Hollande nói rằng một đề xuất có thể được phê chuẩn bằng nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc sẽ “mang lại tính hợp pháp quốc tế cho những hoạt động diễn ra tại khu vực này.” … (Pháp, các đối tác thảo luận về “khu vực an toàn” ở miền bắc Syria: Hollande, Reuters)

Hollande là kẻ dối trá và là một con rối. Ông ta biết rằng Hội Đồng Bảo An sẽ không bao giờ phê chuẩn khu vực cấm bay. Nga và Trung Quốc đã nói không. Họ cũng giải thích tại sao lại phản đối điều đó. Đó là bởi vì họ không muốn có một đất nước sụp đổ khác trong tay họ, giống như Libya khi Hoa Kỳ và NATO áp đặt vùng cấm bay lần gần đây nhất. 

Nhưng bên cạnh đó, lý do thực sự khiến chủ đề vùng cấm bay nổi lên là nhượng bộ của Obama với tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan để đổi lấy việc sử dụng sân bay Incirlik. Washington đã giữ bí mật các điều khoản của thỏa thuận đó, nhưng Hollande đã tiết lộ. 

Vậy ai đã giật dây cho con rối bóng Hollande lảm nhảm về khu vực cấm bay?

Dĩ nhiên, đó là chính quyền Obama. Liệu có ai tin tưởng một cách nghiêm túc rằng Hollande thực hiện chính sách độc lập của ông ta ở Syria? Dĩ nhiên là không. Hollande chỉ làm điều mà ông ta được sai bảo, giống như ông ta đã làm khi được bảo phải hủy bỏ hợp đồng về Mistral, khiến Pháp tổn thất 1,2 tỷ dollar. Washington và NATO không thích ý tưởng Pháp bán các tàu chở máy bay trực thăng hiện đại cho đối thủ tinh quái Putin, thế nên họ yêu cầu Hollande hủy hợp đồng. Đó là việc mà ông ta đã làm, bởi vì đó là việc mà kẻ tay sai phải làm; chúng tuân lệnh chủ nhân. Giờ đây ông ta lại che chắn cho Obama để giữ cho các chi tiết thực tế của thỏa thuận Incirlik nằm ngoài sự theo dõi của công chúng. Đó là lý do tại sao chúng ta nói rằng Obama dí dao vào lưng Putin, bởi vì khu vực cấm bay sẽ phá hủy hoàn toàn các lợi ích của Nga ở Syria. 

Không thể không đánh giá cao sự đáng chú ý của bài báo trên Reuter. Bài báo ám chỉ có một sự trao đổi trong việc sử dụng Incirlik và yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ đã được chấp nhận. Tại sao điều đó quan trọng?

Bởi vì Thổ Nhĩ Kỳ có ba yêu cầu: 

1. Các khu vực an toàn ở miền bắc Syria (có nghĩa là Thổ Nhĩ Kỳ sáp nhập về căn bản một phần lớn lãnh thổ của Syria.)

2. Một khu vực cấm bay (cho phép quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, đặc nhiệm Hoa Kỳ hoặc du kích jihadi do Hoa Kỳ hậu thuẫn triển khai các chiến dịch quân sự với sự hỗ trợ của không quân Hoa Kỳ.)

3. Hoa Kỳ cam kết sẽ giúp Thổ Nhĩ Kỳ lật đổ Assad.

Obama có đồng ý với cả ba yêu cầu này để đổi lại Erdogan đồng ý cho USAF sử dụng Incirlik?

Có, ít nhất thì tôi cũng nghĩ là ông ta đồng ý. Incirlik thay đổi tất cả. Máy bay ném bom, máy bay không người lái và chiến đấu cơ Hoa Kỳ có thể tiến vào không phận Syria chỉ trong 15 phút, thay vì 3 đến 4 giờ từ Bahrain. Điều đó có nghĩa là nhiều lần xuất kích hơn, nhiều máy bay không người lái do thám hơn, nhiều hỗ trợ của không quân hơn cho quân du kích được Hoa Kỳ hậu thuẫn cũng như đặc nhiệm Hoa Kỳ trên mặt đất. Điều đó có nghĩa là Hoa Kỳ có thể áp đặt trên thực tế khu vực cấm bay trên phần lớn lãnh thổ Syria, phơi bày và làm suy yếu quân đội Syria để chỉ dẫn một cách đặc biệt thuận lợi cho quân đội jihadi của Obama. Incirlik là thứ thay đổi thế cờ, hòn đá tảng trong chính sách của Hoa Kỳ ở Syria. Khi được sử dụng Incirlik, chiến thắng nằm trong tầm tay của Washington. Đó là tầm quan trọng của Incirlik.

Đó là lý do khiến Putin đầy thận trọng đã quyết định triển khai máy bay, quân đội và vũ khí ngay sau khi thỏa thuận Incirlik được ký kết. Ông ấy có thể nhìn thấy những dòng chữ viết tay trên tường. Ông ấy biết rằng hoặc là hành động nhanh chóng và thay đổi cục diện hoặc sẽ phải chấp nhận sự thật rằng Hoa Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ lật đổ Assad vào lúc nào đó sau cuộc bầu cử bất thường của Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 1 tháng 11. Đó là thời hạn để ông ấy hành động. Ông ấy đã làm đúng và tham gia cuộc chiến.

Nhưng giờ Putin làm gì?

Vào thứ tư, chỉ hai ngày sau khi Putin tuyên bố với Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc: “Chúng ta không thể tiếp tục dung túng tình trạng quan hệ hiện nay của thế giới,” Putin ra lệnh ném bom các mục tiêu ở Homs, một cứ điểm của ISIS ở Tây Syria. Các vụ tấn công, được quốc hội Nga nhất chí phê chuẩn trước đó, hoàn toàn là hợp pháp theo luật lệ quốc tế (Tổng thống đương nhiệm Assad của Syria yêu cầu Putin thực hiện không kích), đã khiến chính sách của Hoa Kỳ có nguy cơ đổ vỡ. Trong khi quân đội Nga thiết lập kênh thông tin công khai với Lầu Năm Góc và báo cáo về thời gian cũng như địa điểm không kích, người phát ngôn bộ ngoại giao Hoa Kỳ John Kirby nói rằng Hoa Kỳ dự tính “tiếp tục các nhiệm vụ không quân tại Irag và Syria”, sự gia tăng nguy cơ của các đụng độ ngoài dự tính có thể dẫn tới sự đối đầu giữa Hoa Kỳ và Nga. 

Liệu đó có phải là điều mà Washington muốn, một sự cố bạo lực đẩy những kẻ đối đầu có vũ khí hạt nhân lao vào nhau?

Hãy xem xét kịch bản có khả năng này: Một máy bay F-16 bị bắn hạ trên bầu trời Syria trong khi hỗ trợ quân du kích của Obama trên mặt đất. Hiện giờ Nga đang không kích ở Syria, thật là một cơ hội tốt để buộc tội Putin về sự cố giống như trong vụ máy bay của Malaysia bị bắn hạ ở Đông Ukraina.

Điều gì diễn ra tiếp theo?

Cũng như những sự cố tương tự trong quá khứ, truyền thông sẽ phát động một chiến dịch tuyên truyền toàn diện để ủng hộ chính quyền tấn công trả đũa quân đội Nga, đồng thời kêu gọi triển khai quân đội Hoa Kỳ-NATO lớn hơn. Điều đó sẽ buộc Putin phải đánh lại và bị cuốn vào mạo hiểm hoặc lùi bước và mất mặt. Theo cách nào thì Putin cũng sẽ thua và Hoa Kỳ tiến thêm một bước đến gần mục tiêu lật đổ Bashar al Assad.

Putin hiểu tất cả những điều này. Ông ấy hiểu rủi ro của can thiệp quân sự, đó là lý do tại sao ông ấy chỉ miễn cưỡng cam kết chiến dịch hiện tại. Điều đó cho thấy: Chúng ta có thể hy vọng ông ấy hành động tương tự như khi quân đội Georgia xâm lược Nam Ossetia vào năm 2007. Putin đã ngay lập tức đưa xe tăng vào đẩy lùi quân đội xâm lược trở lại biên giới Georgia và nhanh chóng chấm dứt giao tranh. Ông ấy đã phải vật lộn với sự chỉ trích của cánh hữu về việc không xâm lược Georgia và lật đổ tổng thống Mikheil Saakashvili ở thủ đô của Georgia. Nhưng như đã xảy ra, sự kiềm chế của Putin đã giúp cho Nga tránh được những khó khăn của việc chiếm đóng, thứ tiêu tốn tài nguyên và đánh mất sự ủng hộ của công chúng. Putin đã đúng và phe chỉ trích ông ấy đã sai. 

Liệu hành động của ông ấy có giống như ở Nam Ossetia?

Khó có thể nói trước, nhưng rõ ràng là tay chân của Obama đã sững sờ bởi tốc độ can thiệp. Hãy xem tờ Guardian của Anh: “Theo Nhà Trắng, người phát ngôn Josh Earnest cho rằng Vladimir Putin không cảnh báo trước Barack Obama về ý định không kích ở Syria.

“Chúng ta đã từng nói rằng chúng ta sẽ hoan nghênh sự hợp tác có tính xây dựng của Nga,” Earnest nói, trước khi xác nhận rằng các cuộc trao đổi giữa quân đội Hoa Kỳ và Nga là thuần túy chiến thuật: “ để đảm bảo rằng các hoạt động quân sự của chúng ta và hoạt động quân sự của các đối tác sẽ được triển khai an toàn.” (The Guardian)

Tuyên bố của Earnest có nghĩa là gì? Nó có nghĩa là toàn bộ chính giới Hoa Kỳ đã bị bất ngờ trước đòn chớp nhoáng của Putin và vẫn chưa thống nhất được về một phản ứng thích hợp. Họ biết rằng Putin đã phá hỏng nhiều năm công sức dựng lên các đơn vị tay sai để phục vụ cho mục tiêu của Hoa Kỳ, nhưng tầng lớp thống trị vẫn chưa thống nhất được về việc cần phải làm. Đưa ra quyết định về vấn đề này cần thời gian, điều đó có nghĩa là Putin có thể phá hủy hoàn toàn một số lượng đáng kể các nơi ẩn náu của khủng bố và khôi phục sự kiểm soát một phần lớn của đất nước cho Assad trước khi Hoa Kỳ thống nhất được một chiến lược. Trên thực tế, nếu như hành động nhanh, ông ấy thậm chí có thể buộc Hoa Kỳ và các đồng minh vùng vịnh phải ngồi vào bàn đám phán để đạt được một giải pháp chính trị. 

Đó bức tranh toàn cảnh, tuy vậy sự lựa chọn này tốt hơn là chờ đợi Hoa Kỳ thiết lập vùng cấm bay để lật đổ chính quyền trung ương và biến Syria thành nước vô chính phủ kiểu như Lybia, sẽ không có hy vọng gì ở kịch bản đó.

MIKE WHITNEY lives in Washington state. He is a contributor to Hopeless: Barack Obama and the Politics of Illusion (AK Press). Hopeless is also available in a Kindle edition. He can be reached at fergiewhitney@msn.com.