Thursday, June 25, 2015

Sách giáo khoa lịch sử ở Hoa Kỳ xuyên tạc về hệ thống giai cấp

Trong các cuộc tranh luận gần đây về sách giáo khoa lịch sử, những kẻ thuộc cánh tự xưng là dân chủ đã tuyên bố rằng chính quyền Việt Nam xuyên tạc lịch sử, bóp méo lịch sử để biện minh cho sự thống trị của bản thân và chỉ có những hình mẫu tự do như nước Mỹ mới có tiếng nói trung thực về lịch sử, chỉ ở đó mới có sự thật và không có nhồi sọ. Tất nhiên họ nói dối và thật không may cho họ là James W. Loewen, trong cuốn sách "Lies My Teacher Told Me" do nhà xuất bản Touchstone phát hành năm 2007, đã tố cáo điều mà họ nói là dối trá. Học sinh Mỹ ghét môn lịch sử, đó là môn học nhàm chán nhất trong số tất cả các môn học, tất cả các sách giáo khoa lịch sử dù là của tư nhân cũng đều bị kiểm duyệt chặt chẽ qua nhiều tầng nhiều lớp để nhồi vào đầu học sinh những tín điều của giai cấp thống trị bất chấp mọi sự thật. 

Giai cấp vô sản không bao giờ ngần ngại khi phải nói sự thật này: Sách giáo khoa lịch sử cũng như giáo dục lịch sử nói chung phải phục vụ giai cấp vô sản và chế độ của do những người vô sản lập lên, và chỉ có như vậy nó mới tiến bộ và phục vụ cho đa số dân chúng. Người vô sản không bao giờ cần đến những trò mị dân bịp bợm của chế độ tư bản. Người vô sản thừa nhận hệ thống giai cấp và đấu tranh để xóa bỏ hệ thống ấy, ngược lại giai cấp tư sản phủ nhận hệ thống giai cấp để duy trì hệ thống ấy, đó là sự khác biệt căn bản giữa quan điểm của hai giai cấp.

Dưới đây là bản dịch Chương 7 "Land of Opportunity" của cuốn sách nêu trên. 

Lao động có trước và độc lập với tư bản. Tư bản là chỉ là thành quả của lao động và không bao giờ có thể tồn tại nếu lao động không tồn tại trước. Lao động tốt hơn tư bản và đáng được quan tâm hơn.
—Abraham Lincoln1

Có lúc tôi đã tin rằng tất cả chúng ta là chủ nhân số phận của mình – rằng chúng ta có thể sống theo cách mà chúng ta thấy hài lòng …. Tôi đã vượt qua sự câm điếc và mù lòa để hạnh phúc và tôi cho rằng bất cứ ai cũng có thể đạt được vinh quang nếu như họ đấu tranh một cách quả quyết. Nhưng khi tôi càng biết nhiều hơn về đất nước này thì tôi hiểu rằng mình đã khẳng định thứ mà mình biết rất ít. … Tôi hiểu rằng quyền lực đang trỗi dậy trên thế giới này nằm ngoài tầm với của mọi người.
—Helen Keller2

Mười người ở nước ta có thể mua cả thế giới trong khi mười triệu người khác không đủ ăn.
—Will Rogers, 1931

Không may là lịch sử của một quốc gia quá dễ để viết như là lịch sử của giai cấp thống trị.
—Kwame Nkrumah3

Miền đất hứa

Học sinh trung học có mắt, tai và ti vi (quá nhiều người có ti vi riêng), thế nên chúng biết rất nhiều về đặc quyền tương đối ở Hoa Kỳ. Chúng so sánh vị thế xã hội của gia đình mình với gia đình khác, so sánh vị thế cộng đồng này với cộng đồng khác. Đặc biệt là học sinh của tầng lớp trung lưu biết chút ít về các thức vận hành của cấu trúc giai cấp ở Hoa Kỳ, nhưng không biết gì về việc chúng thay đổi ra sao theo thời gian. Học sinh không thể thoát khỏi sự lảng tránh của trường trung học về sự vận hành của cấu trúc giai cấp; chúng thể hiện như những nhà khoa học xã hội bàng hoàng “Tại sao người ta nghèo?” Tôi hỏi các sinh viên năm thứ nhất. Hay nếu vị thế giai cấp của họ là tương đối đặc quyền, “Tại sao gia đình em được trả lương cao?” Câu hỏi mà tôi nhận được, cho thấy sự độ lượng, thiếu chín chắn và ngây thơ của các em. Sinh viên cho rằng người nghèo đã không thành công.4 Họ không biết tại sao cơ hội không bình đẳng ở Hoa Kỳ và không có khái niệm về việc cấu trúc xã hội thúc đẩy người dân thường xuyên, tác động tới ý tưởng và cuộc sống của họ.

Sách lịch sử trung học có thể chịu một số trách nhiệm về tình trạng này. Một số sách trình bày những điểm mấu chốt của lịch sử lao động, như vụ đình công Pullman 1894 ở gần Chicago mà thống đốc Cleveland đã đàn áp bằng quân đội liên bang, hay vụ nổ súng Triangle Shirtwaist giết hại 146 phụ nữ ở thành phố New York vào năm 1911, nhưng sự kiện gần đây nhất được đề cập trong hầu hết các cuốn sách là Luật Taft-Hartley cách đây đã 50 năm. Không có cuốn sách nào đề cập tới vụ đình công của công nhân đóng gói thịt Hormel vào giữa những năm 1980 hay cuộc đình công của nhân viên kiểm soát không lưu mà tổng thống Reagan đã đàn áp. Không có sách giáo khoa nào mô tả về những vấn đề mà công nhân phải tiếp tục đối mặt, như sự tăng trưởng của các doanh nghiệp đa quốc gia và họ xuất khẩu công việc ra nước ngoài. Với điều bỏ sót đó, tác giả sách giáo khoa có thể xây dựng lịch sử lao động như những chuyện đã diễn ra từ lâu, như chiếm hữu nô lệ, chế độ chiếm hữu nô lệ đã được sửa chữa từ lâu. Như vậy suy diễn theo logic thì các công đoàn có vẻ như là chủ nghĩa vô chính phủ. Lý do cần thiết để công nhân có tiếng nói ở nơi làm việc bị lờ đi.

Sách giáo khoa mô tả các sự kiện trong lịch sử lao động không bao giờ ăn khớp với các nghiên cứu về giai cấp 5. Những thứ chỉ đáng đưa vào phần chú thích chứ không phải là bài giảng! Sáu trong số 12 cuốn sách giáo khoa lịch sử của Hoa Kỳ mà tôi kiểm tra không có từ khóa như “giai cấp”, “phân chia giai cấp”, “cấu trúc giai cấp”, “phân phối thu nhập”, “bất bình đẳng”, hay những từ dễ hiểu về chủ đề liên quan. Không sách nào liệt kê từ “giai cấp trên”, “giai cấp lao động”, hay “giai cấp dưới”. Hai sách giáo khoa liệt kê từ “giai cấp trung lưu”, nhưng chỉ để thuyết phục học sinh rằng Hoa Kỳ là quốc gia của giai cấp trung lưu, “Ngoại trừ nô lệ, hầu hết các thực dân là thành viên của “tầng lớp bậc trung””, cuốn Miền Đất Hứa viết, và nhấn mạnh vào luận điểm chúng ta là quốc gia của tầng lớp trung lưu bằng cách hỏi sinh viên “Mô tả ba giá trị của “tầng lớp trung lưu” đã thống nhất người Mỹ tự do của mọi giai cấp.” Một số sách giáo khoa đề cập sự bùng nổ của các khu ngoại ô trung lưu sau Thế Chiến thứ II. Mặc dù vậy, mô tả về tầng lớp trung lưu khó có thể tương đồng với việc bàn luận về phân chia giai cấp; trên thực tế, như Gregory Mantsios đã chỉ ra, “những tham chiếu này được chấp nhận hoàn toàn là bởi vì chúng loại bỏ sự khác biệt giai cấp.”6

Trình bày về việc chúng ta là giai cấp trung lưu ra sao hiện nay là vấn đề đặc biệt khó khăn, bởi vì tỷ lệ hộ gia đình có thu nhập từ 75% đến 125%  của thu nhập trung vị đã giảm xuống thường xuyên từ năm 1967. Các chính quyền Reagan-Bush đã gia tốc sự suy giảm của tầng lớp trung lưu và đa số hộ gia đình tụt xuống thay vì đi lên7. Đây là khuynh hướng lịch sử mà người ta cho rằng sách giáo khoa lịch sử sẽ coi là một vấn đề nghiêm trọng, nhưng chỉ có 4 trong số 12 cuốn sách đưa ra phân tích về phân chia giai cấp ở Hoa Kỳ. Mặc dù vậy phân tích về sự phân chia này chỉ tập trung chủ yếu vào thời kỳ thuộc địa. Miền Đất Hứa theo sát tiêu đề chắc chắn bằng cách bàn luận về “tiến bộ xã hội” của giai cấp. “Một trong những sự khác biệt lớn giữa xã hội thuộc địa và Châu Âu là người thuộc địa có “sự tiến bộ xã hội” lớn hơn, cuốn Truyền Thống Hoa Kỳ hưởng ứng. “Khác với Châu Âu cùng thời, Hoa Kỳ ở thế kỷ 18 là sự tỏa sáng về bình đẳng và cơ hội – với ngoại lệ xấu xa là chế độ nô lệ,” cuốn Lễ Hội Hoa Kỳ đồng thanh. Mặc dù cuốn Thách Thức của Tự Do mô tả ba giai cấp, trên, giữa và dưới – trong cộng đồng người da trắng của xã hội thuộc địa, so với Châu Âu “đó là sự tiến bộ xã hội lớn hơn”.

Không bao giờ sách giáo khoa đề cập tới những xung đột giai cấp đẫm máu nhất trong lịch sử Hoa Kỳ - cuộc nổi loạn Bacon và cuộc nổi loạn của Shays – đã diễn ra trong và ngay sau thời thuộc địa. Sách giáo khoa vẫn sẽ nói rằng xã hội thuộc địa tương đối không giai cấp và đặc trưng bằng sự tiến lên. Mọi thứ trở nên lạc quan. Cuốn Thách Thức của Tự Do thuyết phục chúng ta “Vào năm 1815, hai giai cấp đã biến mất và Hoa Kỳ là quốc gia của những người trung lưu với mục tiêu của giai cấp trung lưu.” Cuốn sách này lặp lại, với khoảng thời gian 50 năm trước, về hoàn cảnh của cơ hội mở rộng ở Hoa Kỳ. “Vào những năm sau 1945, sự tiến bộ xã hội – sự biến đổi từ một giai cấp này sang một giai cấp khác – trở nên phổ biến ở Hoa Kỳ,” cuốn Thách Thức của Tự Do kết luận, “Điều này có nghĩa là mọi người có cơ hội tốt hơn để tiến lên trong xã hội. Sự khẳng định về tiến lên là mâu thuẫn. Cuốn sách giáo khoa đó không đề cập bất cứ điều gì về bất bình đẳng giai cấp hay rào cản đối với sự tiến bộ xã hội. “Đâu là điều kiện để những người nhập cư nghèo da trắng trở nên giàu có ở thuộc địa?” cuốn Miền Đất Hứa hỏi. Câu hỏi “Đâu là những điều kiện đã/đang cản trở điều đó?” lại không được đặt ra. Tác giả sách giáo khoa giới thiệu những người Mỹ, như những người thuyết giáo khoa trương của thế kỷ 19, có “nguồn gốc thấp kém” và “đạt được các vị trí cao nhất”.8

Giai cấp dường như là biến số quan trọng duy nhất trong xã hội. Từ trong trứng cho đến khi vào mộ, nó tương quan với hầu hết các đặc trưng xã hội của con người mà chúng ta có thể đo lường. Các bà mẹ sung túc có khả năng được chăm sóc thai sản, nhận được các tư vấn y khoa thường xuyên cũng như có sức khỏe, sự sung sức, dinh dưỡng nói chung. Nhiều bà mẹ thuộc tầng lớp nghèo và giai cấp lao động tiếp xúc với y tế lần đầu tiên vào tháng cuối, đôi khi là giờ cuối cùng của thai kỳ. Trẻ em giàu ra đời khỏe mạnh hơn và cân nặng hơn trẻ em nghèo. Trẻ sơ sinh về nhà với các tình trạng rất khác nhau. Trẻ em nghèo có mức độ bị nhiễm độc cao từ môi trường và trong cơ thể. Trẻ em giàu có nhiều thời gian và tương tác ngôn ngữ hơn với cha mẹ, cũng như chăm sóc chất lượng khi bố mẹ chúng đi vắng. Khi chúng đến nhà trẻ và cũng như 12 năm sau đó, trẻ em nghèo được lợi từ các trường học ngoại ô chi tiêu gấp 3 lần trên mỗi đầu học sinh so với các trường học trong nội đô hay các vùng nông thôn nghèo khổ. Trẻ em nghèo được dạy dỗ trong các lớp học lớn hơn 50% so với các lớp học của trẻ em giàu. Những sự khác biệt này giải thích tỷ lệ bỏ học cao hơn của trẻ em nghèo.

Ngay cả khi trẻ em nghèo đủ may mắn để tham gia cùng trường học với trẻ em giàu, chúng phải đối mặt với những giáo viên kỳ vọng chỉ trẻ em của gia đình giàu có biết câu trả lời đúng. Các nghiên cứu xã hội học cho thấy giáo viên thường xuyên ngạc nhiên và thậm chí là lo âu khi học sinh nghèo vượt trội. Giáo viên và các tư vấn viên tin rằng họ có thể dự đoán ai sẽ “học đại học”. Khi nhiều trẻ em của giai cấp lao động phát ra các dấu hiệu sai lầm, ngay cả ở lớp một, chúng kết thúc giai đoạn “giáo dục phổ thông” ở trường trung học* “Nếu anh là con của bố mẹ nghèo, cơ hội tốt mà anh nhận được là sự chú ý giới hạn và thường là vô tình của những người trưởng thành trong trường trung học,” theo Theodore Sizer trong nghiên cứu bán chạy nhất về trường trung học ở Hoa Kỳ, Thỏa Hiệp của Horace. “Nếu anh là con của bố mẹ có thu nhập cao và trung lưu, cơ hội tốt mà anh nhận được là sự chú ý cẩn trọng và cần thiết,” Researcher Reba Page đã cung cấp mô tả sống động về việc các khóa học lịch sử ở trường trung học Hoa Kỳ sử dụng việc học vẹt để vô hiệu hóa học sinh tầng lớp nghèo. Do vậy, trường học đưa vào thực hành khuyến nghị của Woodrow Wilson: “Chúng ta muốn một giai cấp các cá nhân được giáo dục tự do và chúng ta muốn một giai cấp các cá nhân khác, giai cấp cần thiết lớn trong mọi xã hội, từ bỏ những đặc quyền của giáo dục tự do và khép mình vào việc thực hiện những công việc chân tay đặc biệt khó khăn.”

Nếu như những sự bất bình đẳng trong đời sống gia đình và trường học này là chưa đủ, thiếu niên giàu được thu nhận vào Princeton Review hay các khóa đào tạo khác cho Kiểm Tra Dự Tuyển Học Đường (SAP). Ngay cả khi không có đào tạo, trẻ em giàu có lợi thế hơn bởi nền tảng của chúng tương tự với những người ra đề thi, chúng hợp/dễ chịu với vốn từ và những giả định văn hóa nhóm tinh vi của bài kiểm tra. Không có ai ngạc nhiên khi thấy giai cấp có mối tương quan chặt chẽ với điểm SAT. Đó là lý do khiến giai cấp dự báo tỷ lệ học đại học và loại đại học chính xác hơn so với các yếu tố khác, như năng lực trí tuệ. Sau đại học, phần lớn trẻ em giàu có nhận được công việc cổ cồn trắng, đa số trẻ em của giai cấp lao động nhận các công việc cổ cồn xanh và sự phân chia giai cấp tiếp tục. Những người trưởng thành giàu thường được thuê làm công tố viên hay thành viên của tổ chức chính thống làm gia tăng quyền lực dân sự của họ. Người nghèo phần lớn xem ti vi. Do những gia đình giàu có thể tiết kiệm tiền trong khi các gia đình nghèo phải chi tiêu hết những gì kiếm được nên sự cách biệt về của cải lớn hơn sự cách biệt về thu nhập 10 lần. Do những gia đình nghèo và giai cấp lao động không thể tích lũy đủ tiền mặt để mua nhà, họ bị mất khoản né thuế quan trọng nhất của chúng ta, xóa lãi suất cầm cố nhà. Cha mẹ thuộc giai cấp lao động không thể sống trong các nhóm thượng lưu hay thuê trông trẻ chất lượng cao, do vậy quá trình bất bình đẳng giáo dục lặp lại trong thế hệ kế tiếp. Cuối cùng, người Mỹ giàu cũng có tuổi thọ lâu hơn người thuộc giai cấp dưới và giai cấp lao động, chủ yếu là bởi vì học được chăm sóc y tế tốt hơn.13 Đó là khẳng định trong nghiên cứu của Helen Keller về mù lòa, nghiên cứu cho thấy chăm sóc y tế tồi không được phân phối ngẫu nhiên theo cấu trúc xã hội mà tập trung vào giai cấp dưới.

An sinh xã hội trở thành một hệ thống chuyển hóa khổng lồ, sử dụng tiền mà tất cả người Mỹ đóng góp để chi trả cho lợi ích không tương xứng của những người Mỹ giàu sống lâu hơn. Trên hết là giai cấp quyết định các thức mà người ta nghĩ về giai cấp. Khi được hỏi về việc sự nghèo khổ ở Hoa Kỳ là lỗi của người nghèo hay lỗi của hệ thống, 57% lãnh đạo doanh nghiệp đổ lỗi cho người nghèo; chỉ có 9% đổ lỗi cho hệ thống. Lãnh đạo lao động cho thấy sự tương phản rõ ràng trong lựa chọn ngược lại: chỉ có 15% cho rằng người nghèo có lỗi, trong khi 56% cho rằng hệ thống có lỗi. (Một số trả lời “không biết” hay chọn vị trí trung dung.) Sự khác biệt lớn nhất giữa hai đảng chính trị chủ chốt nằm ở cách thành viên của họ nghĩ về giai cấp: 55% đảng viên Cộng Hòa lên án người nghèo về sự nghèo khổ, trong khi chỉ có 13% lên án hệ thống; trái lại 68% đảng viên Dân Chủ lên án hệ thống, chỉ có 5% lên án người nghèo.14

Chỉ có ít những khẳng định nói trên là mới, tôi biết, đó là lý do tôi không mô tả chi tiết chúng, nhưng đa số học sinh trung học không biết hoặc không hiểu những ý tưởng này. Hơn nữa, quá trình đã thay đổi theo thời gian, cấu trúc giai cấp ngày nay ở Hoa Kỳ không giống với năm 1890, chưa nói tới Hoa Kỳ thuộc địa. Mặc dù vậy, cuốn Miền Đất Hứa không đề cập tới giai cấp sau năm 1670, đó là một ví dụ. Nhiều giáo viên làm vấn đề tồi tệ thêm bằng cách tránh nói về giai cấp. Phỏng vấn các giáo viên mới đây “cho thấy họ có kiến thức rộng hơn về kinh tế, cả về học thuật lẫn kinh nghiệm, so với những gì họ thừa nhận trong lớp học.” Giáo viên “thể hiện sự sợ hãi rằng học sinh có thể tìm ra sự bất công và bất bình đẳng trong các thể chế kinh tế và chính trị.”15 Bằng cách không bao giờ lên án hệ thống, khóa học lịch sử Hoa Kỳ do đó phản ánh “lịch sử của phe Cộng Hòa”. Về mặt lịch sử, giai cấp kết nối mọi dạng sự kiện và quá trình trong quá khứ của chúng ta. Hệ thống cai trị của chúng ta do những người giàu thiết lập, theo các học thuyết khẳng định rằng chính quyền là người bảo vệ giai cấp có của. Mặc dù bản thân giàu có nhưng James Madison lo ngại về sự bất bình đẳng và viết trong tập Người Liên Bang số 10 để trình bày cách thức chính quyền dự kiến không chịu ảnh hưởng của người giàu. Madison đã không hoàn toàn thành công, theo Edward Pessen, người nghiên cứu nền tảng giai cấp của các đời tổng thống Hoa Kỳ cho tới thời Reagan. Pessen đã phát hiện ra rằng hơn 40% xuất thân từ tầng lớp trên, hầu hết từ bộ phận cao nhất của nhóm thượng lưu, 15% xuất thân từ các gia đình nằm giữa tầng lớp trên và trung lưu. Hơn 25% đến từ nhóm trên của tầng lớp trung lưu, chỉ có 6 tổng thống, hay 15% đến từ tầng lớp trung lưu và nhóm dưới của tầng lớp trung lưu, chỉ có duy nhất Andrew Johnson đại diện cho tầng lớp dưới. Rất có lý do khi Pessen đặt tên cuốn sách là Ghi Chép, Huyền Thoại về Nội Các.111 Thật là đau buồn khi con tàu vĩ đại Titanic bị chìm, như một bài hát cổ lặp lại, đó là sự đau buồn lớn nhất cho tầng lớp dưới: về phụ nữ, chỉ có 4 trong số 143 hành khách hạng nhất bị chết, trong khi có 15 trong số 93 hành khách hạng hai bị chìm, cùng với 81 trong số 179 phụ nữ và thiếu nữ hành khách hạng ba chết. Thủy thủ yêu cầu hành khách hạng ba ở lại dưới hầm tàu, canh giữ một số người dưới đó bằng súng.17 Gần đây hơn, giai cấp đóng vai trò chủ chốt trong việc xác định ai sẽ tham chiến ở Việt Nam; con trai của gia đình giàu có nhận được hoãn thi hành nghĩa vụ quân sự vì lý do giáo dục và y tế trong suốt cuộc chiến.13 Sách giáo khoa và giáo viên lảng tránh tất cả những điều đó.  

Giáo viên có thể lảng tránh giai cấp để không gây tổn hại cho trách nhiệm của họ. Nếu như vậy, sự lo ngại của họ là sai lầm. Khi học sinh nghèo học về hệ thống giai cấp, họ tìm thấy kinh nghiệm giải phóng. Một khi họ thấy rõ những quá trình xã hội có thể khiến cho gia đình họ nghèo, họ có thể xóa bỏ hình ảnh tiêu cực về sự nghèo khổ của bản thân. Nếu hiểu biết là sự tha thứ thì đối với trẻ em của giai cấp lao động hiểu cách thức phân chia giai cấp diễn ra là tha thứ cho bản thân và gia đình chúng. Kiến thức về hệ thống giai cấp cũng giảm khuynh hướng lên án nạn nhân của sự nghèo khổ của giai cấp khác. Về mặt sư phạm, sự phân tầng tạo ra kinh nghiệm học tập thú vị. Học sinh ngạc nhiên khi khám phá ra các giai cấp trên giành được quyền lực lớn trong mọi vấn đề từ luật năng lượng của quốc hội cho đến quyết định được phân cấp ở các thị trấn nhỏ.

Xem xét trường hợp một học sinh da trắng lớp 9 học lịch sử Hoa Kỳ tại một thành phố mà giai cấp trung lưu thống trị ở Vermont. Cha cô buộc hàng ở Sheetrock, kiếm tiền vào mùa thấp điểm xây dựng cho gia đình tương đối nghèo. Mẹ cô lái xe bus trường học bán thời gian để phụ thêm thu nhập, thêm vào đó chăm sóc hai em gái của cô. Cô gái sống cùng gia đình trong một căn nhà nhỏ, căn nhà nghỉ mùa hè được gia cố cho mùa đông, trong khi hầu hết bạn cùng lớp của cô sống ở căn nhà ngoại ô lớn. Cô gái này hiểu gì về sự nghèo khổ của mình? Khi sách giáo khoa thể hiện quá khứ Hoa Kỳ là 390 năm tiến bộ và mô tả xã hội của chúng ta là miền đất hứa mà người dân được tưởng thưởng những gì họ xứng đáng nhận, sự thất bại không thể tránh khỏi của giai cấp lao động Hoa Kỳ trong việc thay đổi nguồn gốc giai cấp của họ đã đứng chờ trước cửa nhà.

Trong phạm vi cộng đồng giai cấp lao động da trắng, cô gái có vẻ như tìm được vài nguồn mới – giáo viên, giáo dân, thành viên gia đình – những người có thể nói với cô về anh hùng hay những cuộc đấu tranh của người dân cùng tầng lớp với cô, ngoại trừ những xung đột giai cấp đang tiếp diễn, giai cấp lao động thường xuyên quên lịch sử của bản thân. Hơn bất cứ nhóm nào khác, học sinh của giai cấp lao động da trắng tin rằng họ xứng đáng với tình trạng thấp kém. Văn hóa nhóm về kết quả đáng xấu hổ. Nhận thức tiêu cực này là điều đầu tiên trong số những thứ mà Richard Sennett và Jonathan Cobb đã gọi là “sự xúc phạm giấu mặt của giai cấp” Vài năm trước đây, hai học sinh của tôi đã thực hiện một thí nghiệm: họ lái xe quanh Burlington, Vermont, trong một chiếc xe Hoa Kỳ lớn màu đen sáng loáng, gần như mới (có lẽ là một chiếc kiểu như Lexus ngày nay) và sau đó là một chiếc xe ô tô nhỏ 10 năm tuổi móp méo. Với mỗi chiếc xe, khi họ đến đèn đỏ và nó chuyển sang xanh, họ đợi cho tới khi người khác phải bóp còi trước khi lái đi. Những người lái xe khác đợi trung bình ít hơn 7 giây để bóp còi giục họ khi họ lái chiếc xe nhỏ, nhưng với chiếc xe sang trọng thì họ phải đợi 13,2 giây cho tới khi có ai đó bóp còi. Bên cạnh việc đưa ra một lý do tốt cho việc mua xe hơi sang trọng, thí nghiệm này cũng cho thấy người Mỹ kính trọng một cách vô thức những người có giáo dục và thành công. Do những người lái xe ở mọi tầng lớp xã hội bóp còi giục chiếc xe hơi nhỏ thường xuyên hơn, lái xe thuộc giai cấp lao động đã không tôn trọng bản thân trong khi chiều ý những người giàu hơn. Lời châm biếm cay đắng “Nếu anh thông minh thì tại sao anh không giàu?” chuyển tải sự xúc phạm đối với sự tự nhận thức của người nghèo khi ý tưởng về một Hoa Kỳ có chế độ dựa trên tài năng là bất khả chiến bại ở trường học.

Một phần của vấn đề là sách giáo khoa lịch sử Hoa Kỳ mô tả giáo dục Hoa Kỳ như hệ thống tài năng trị. Một số lượng khổng lồ nghiên cứu xác nhận rằng giáo dục bị thống trị bởi cấu trúc giai cấp và vận hành để lặp lại cấu trúc này trong thế hệ tiếp theo. 20 Trong khi đó, sách giáo khoa lịch sử vô tình nói về sự hào phóng liên bang đối với giáo dục như Luật Giáo Dục Tiểu Học và Phổ Thông Cơ Sở, được thống qua dưới thời tổng thống Lyndon Johnson. Không sách giáo khoa nào cung cấp dữ liệu hay phân tích về bất bình đẳng trong phạm vi các thể chế giáo dục. Không sách giáo khoa nào đề cập về việc các trường cấp quận ở khu vực thu nhập thấp phải hoạt động với các điều kiện khắc nghiệt về tài chính kinh khủng tới mức Jonathan Kozol gọi chúng là “sự bất bình đẳng man rợ”.21 Không sách giáo khoa nào đề xuất rằng học sinh có thể nghiên cứu lịch sử của trường học và dân chúng mà trường học đó phục vụ. Chỉ có hai cuốn sách giáo khoa liên hệ giáo dục với hệ thống giai cấp để giảm nhẹ như đã thấy! Học tập “là chìa khóa của tiến bộ xã hội ở Hoa Kỳ thời kỳ hậu chiến,” theo lời của cuốn Sự Thách Thức của Tự Do 21

Khuynh hướng lảng tránh giai cấp của giáo viên và sách giáo khoa như thể đó là bí mật nhỏ bẩn thỉu chỉ củng cố thêm sự miễn cưỡng của gia đình giai cấp lao động khi nói về về chúng. Paul Cowan kể về việc phỏng vấn trẻ em của gia đình nhập cư Italia tham gia vào cuộc đình công nhà máy Lawrence nổi tiếng năm 1912, Massachusetts. Ông nói chuyện với con gái của một công nhân Lawrence, người làm chứng tại cuộc điều tra của quốc hội về vụ đình công. Người công nhân Camella Teoli, lúc đó 13 tuổi, bị cuốn tóc vào máy quay sợi ngay trước cuộc đình công và phải nằm viện nhiều tháng. Lời khai của bà “lên trang nhất của các tờ báo khắp nước Mỹ”. Nhưng con gái của Teoli, được phỏng vấn năm 1976 sau khi mẹ bà đã chết, không thể giúp gì cho Cowan. Mẹ của bà không nói gì về vụ tai nạn, không nói gì về chuyến đi tới Washington, không nói gì về sự ảnh hưởng của bà đối với lương tâm của người Mỹ - ngay cả khi hầu như hàng ngày, con gái “chải tóc cho mẹ để lộ ra những vết sẹo.” Một người có nguồn gốc giai cấp lao động kể với tôi câu chuyện tương tự về nỗi xấu hổ của ông chú “công nhân ngành thép”. Một sự phòng ngự được tạo ra trong văn hóa của giai cấp lao động; ngay cả những sự phản kháng thành công của giai cấp lao động, như vụ đình công Lawrence, cũng giả định tình trạng thấp kém và thu nhập thấp, do đó hàm chứa một sự thấp kém nhất định. Nếu  các cộng đồng lớn hơn tốt như sách giáo khoa nói với chúng ta, thì hoan nghênh hay chấp nhận hồi ức về xung đột là một kiểu không trung thành.

Sách giáo khoa không phản ánh lịch sử của người nhập cư. Khoảng cuối thế kỷ, người nhập cư thống trị giai cấp lao động đô thị Hoa Kỳ, ngay cả ở những thành phố cách xa bờ biển như Des Moines và Louisville. Khi hơn 70% dân số da trắng là người gốc bản xứ, dưới 10% giai cấp lao động đô thị là người bản xứ. Khi sách giáo khoa nói về lịch sử của người nhập cư, chúng nhấn mạnh vào Joseph Pulitzer, Andrew Carnegie và những người cùng hạng của họ - những người nhập cư đã tạo ra điều siêu tốt. Một số sách giáo khoa áp dụng câu “quấy đảo để giàu có hay miền đất hứa” cho kinh nghiệm của người nhập cư. Những thành công huyền thoại đã đạt được, chắc chắn như vậy, nhưng chúng chỉ là ngoại lệ, không phải là quy luật. 59% giám đốc điều hành và chủ ngân hàng ở Hoa Kỳ vào cuối thế kỷ đến từ thành phần giai cấp trên hay nửa trên của giai cấp trung lưu. Dưới 3% bắt nguồn từ người nhập cư nghèo hay trẻ em nông thôn. Suốt thế kỷ 19, chỉ có 2% số nhà công nghiệp Hoa Kỳ có nguồn gốc từ giai cấp lao động.” Bằng cách tập trung vào những ngoại lệ đầy cảm hứng, sách giáo khoa trình bày lịch sử của người nhập cư như là một sự xác nhận đầy phấn khích về việc Hoa Kỳ là miền đất hứa tuyệt vời.

Sách giáo khoa nhấn mạnh lặp đi lặp lại về sự khác biệt giữa Hoa Kỳ và Châu Âu trong việc có ít sự phân chia giai cấp và có sự linh hoạt kinh tế và xã hội lớn hơn. Đây là một khía cạnh khác về nguyên mẫu của chủ nghĩa ngoại lệ Hoa Kỳ: xã hội của chúng ta công bằng một cách riêng biệt. Điều đó chưa từng có trong lịch sử ở Pháp hay Australia, để khẳng định rằng xã hội của chúng ta bình đẳng một cách ngoại lệ. Sự mô tả này về Hoa Kỳ có chuẩn bị cho học sinh về hiện thực? Chúng mô tả không chính xác đất nước chúng ta hiện nay. Các nhà khoa học xã hội đã nhiều lần so sánh mức độ bình đẳng kinh tế ở Hoa Kỳ với các quốc gia công nghiệp khác. Dựa theo các đo lường đã có, Hoa Kỳ xếp hạng 6/6, 7/7, 9/12 hay 14/14” Ở Hoa Kỳ, 1/5 dân số giàu nhất có thu nhập gấp 12 lần 1/5 dân số nghèo nhất, tỷ lệ cao nhất trong nhóm các nước công nghiệp: ở Anh tỷ lệ là 7:1, ở Nhật Bản chỉ là 4:1. 27 Ở Nhật Bản, một giám đốc điều hành trung bình của hãng chế tạo ô tô có thu nhập cao gấp 20 lần một công nhân trung bình trong nhà máy lắp ráp ô tô; ở Hoa Kỳ ông ta (và không phải là bà ta) có thu nhập gấp 192 lần. 28 Sự kiêu ngạo kiểu Jefferson về một quốc gia của nông dân độc lập và thương nhân đã biến mất từ lâu: chỉ có 1/13 người lao động Hoa Kỳ tự kinh doanh, so với 1/8 ở Tây Âu. 29 Do vậy, chúng ta không chỉ có ít hơn các nhà kinh doanh độc lập so với 200 năm trước đây, chúng ta còn có ít hơn so với Châu Âu hiện nay.

Khi mà sách giáo khoa khẳng định rằng Hoa Kỳ thuộc địa có ít sự phân chia giai cấp hơn Châu Âu thì chúng cũng phải trình bày cho độc giả khi nào sự bất bình đẳng xuất hiện. Chắc chắn đó không phải là sự phát triển mới đây. Vào năm 1910, 1% giàu nhất của dân chúng Hoa Kỳ chiếm hơn 1/3 tổng số thu nhập cá nhân, trong khi 1/5 nghèo nhất chỉ chiếm 1/8 tổng thu nhập cá nhân.50 Mức độ bất bình đẳng ngang với Đức hay Anh.31 Nếu sách giáo khoa thừa nhận sự bất bình đẳng, chúng có thể mô tả sự thay đổi trong cấu trúc giai cấp theo thời gian, sẽ dẫn dắt học sinh vào các tranh luận lịch sử hấp dẫn.32

Ví dụ, một số nhà sử học lập luận rằng sự giàu có ở xã hội thuộc địa được phân phối bình đẳng hơn hiện nay và sự bất bình đẳng kinh tế đã gia tăng dưới thời tổng thống Andrew Jackson – thời kỳ được nhận định một cách nực cười là thời đại của người bình thường. Những người khác tin rằng sự phát triển của doanh nghiệp lớn vào cuối thế kỷ 19 đã làm cho cấu trúc giai cấp cứng nhắc hơn. Walter Dean Burnham lập luận rằng chiến thắng bầu cử tổng thống của phe Cộng Hòa vào năm 1896 (McKinley đánh bại Bryan) mang tới một làn sóng tái liên kết chính trị biến “chế độ dân chủ công bằng thành một chế độ tài phiệt”, do đó vào những năm 1920 doanh nghiệp kiểm soát chính sách công. 35 Khoảng cách rõ ràng giữa giàu và nghèo, như khoảng cách giữa người da màu và da trắng, lớn hơn vào cuối Kỷ Nguyên Tiến Bộ vào năm 1920 so với khi bắt đầu vào năm 1890. Lịch sử không phải chỉ có sự gia tăng phân tầng, giữa suy thoái và cuối chiến tranh thế giới thứ II, thu nhập và của cải ở Hoa Kỳ đã trở lại bình đẳng hơn. Sự phân phối thu nhập được duy trì hợp lý cho tới khi tổng thống Reagan nhậm chức vào năm 1981, khi sự bất bình đẳng bắt đầu tăng lên. Vẫn có những học giả khác cho rằng chỉ có thay đổi nhỏ kể từ Cách Mạng. Ví dụ, Lee Sokow phát hiện ra “sự bất bình đẳng thu nhập và của cải đáng ngạc nhiên” ở Hoa Kỳ vào năm 1798. Ít nhất là đối với Boston, Stephan Thernstrom kết luận rằng sự bất bình đẳng trong cơ hội sống của hai giai cấp cho thấy sự tiếp diễn kỳ lạ. 36 Tất cả đều là một phần của lịch sử Hoa Kỳ, nhưng không phải là lịch sử Hoa Kỳ được dạy ở trường trung học.

Đối với các nhà khoa học xã hội, mức độ bất bình đẳng là điều quan trọng cần biết về xã hội. Khi chúng ta xếp hạng các quốc gia theo biến số này, chúng ta thấy các quốc gia vùng Scandinavia ở trên đỉnh, bình đẳng nhất, và các xã hội nông nghiệp như Colombia và Ấn Độ ở gần dưới cùng. Chính sách của chính quyền Reagan và Bush, công khai phục vụ cho người giàu, tiếp tay cho khuynh hướng sẵn có, gây ra sự gia tăng đáng kể của bất bình đẳng từ năm 1981 đến năm 1992. Đối với Hoa Kỳ thì việc tiến tới vị trí của Colombia về bất bình đẳng xã hội không phải là vấn đề nhỏ. Chắc chắn là học sinh trung học muốn được học về việc vào năm 1950 các nhà vật lý học có thu nhập gấp 2,5 lần công nhân công nghiệp tham gia nghiệp đoàn nhưng giờ thì sự chênh lệch là 6 lần. Chắc chắn chúng cần phải biết rằng quản lý cấp cao của các doanh nghiệp may mặc, thường có thu nhập gấp 50 lần người lao động Mỹ bình thường, hiện giờ có mức lương cao gấp 1.500 lần so với công nhân Malaysia của họ. Việc giáo viên và sách giáo khoa lịch sử của chúng ta che dấu thông tin lịch sử có thể thúc đẩy và nuôi dưỡng các tranh luận về những khuynh hướng đã nêu chắc chắn là sai lầm.

Tại sao họ làm điều ngớ ngẩn này? Trước tiên và trên hết là việc nhà xuất bản kiểm duyệt các tác giả sách giáo khoa. “Nếu anh nói về giai cấp thì sẽ luôn có rủi ro bị chụp mũ là Marxist,” biên tập viên nghiên cứu xã hội và lịch sử của một trong những nhà xuất bản lớn nhất nói với tôi. Biên tập viên này nói về điều cấm kỵ, chính thức hay phi chính thức đối với mọi tác giả hợp tác với cô và cô ngụ ý rằng hầu hết các biên tập viên khác cũng làm như vậy.

Sức ép của các nhà xuất bản cũng bắt nguồn từ các hội đồng và ủy bản chấp nhận sách giáo khoa ở bang và quận. Những đối tượng này lại chịu sức ép từ các nhóm có tổ chức và các cá nhân khác xuất hiện trước họ. Dĩ nhiên, sự vận động mạnh mẽ nhất là tổ chức Nhà Nghiên Cứu Phân Tích Giáo Dục do Mel Gabler lãnh đạo. Quan điểm phê phán cánh hữu kiên quyết của Gabler về việc một cuốn sách có nội dung phân tích giai cấp có sức tàn phá ghê ghớm. Như một tác giả đã viết, “Trình bày vấn đề với các khái niệm giai cấp là không thể chấp nhận được, thậm chí ngay cả với những gì không thuộc về nước Mỹ.” Nỗi lo sợ không được chấp nhận ở Texas là vấn đề lo ngại chủ yếu của nhà xuất bản và có thể giải thích tại sao cuốn sách Cuộc Sống và Tự Do mô tả Hoa Kỳ là “một xã hội bất công”, bất công đối với các nhóm kinh tế thấp hơn, không bao giờ được chấp nhận. Sức ép đó cũng mới xuất hiện. Cuốn sách Dẫn Nhập về Vấn Đề của Văn Hóa Mỹ và sách giáo khoa lịch sử nổi tiếng của Harold Rugg, được viết vào thời suy thoái, vẫn có một số phân tích giai cấp. Vào đầu những năm 1940, theo Frances FritzGerald, Hiệp Hội Các Nhà Chế Tạo Quốc Gia đã tấn công cuốn sách của Rugg, một phần vì vấn đề giai cấp và “đưa đến sự kết thúc” của phân tích xã hội và kinh tế trong sách giáo khoa lịch sử Hoa Kỳ.40

Ảnh hưởng của các giai cấp trên thường là không trực tiếp. Hình mẫu hợp lý cho đặc quyền giai cấp trong lịch sử Hoa Kỳ là chủ nghĩa Darwin về xã hội, một nguyên mẫu vẫn còn sức ảnh hưởng lớn trong văn hóa Hoa Kỳ. Khái niệm con người phát triển và thất bại chỉ là đấu tranh sinh tồn của những cá thể thích nghi nhất có thể không phù hợp với dữ liệu về sự biến đổi đa thế hệ ở Hoa Kỳ, nhưng khó có thể loại bỏ hình mẫu ấy khỏi giáo dục Hoa Kỳ, nhất là khỏi các lớp học lịch sử Hoa Kỳ. Sự thật không phù hợp với hình mẫu này, như toàn bộ bài giảng về phân chia giai cấp, đơn giản là bị bỏ qua.

Tác giả sách giáo khoa có thể không cần phải chịu sức ép từ nhà xuất bản, cánh hữu, giai cấp trên, hay các hình mẫu văn hóa để lảng tránh sự phân chia giai cấp. Trong quá trình anh hùng hóa, tác giả sách giáo khoa mô tả nước Mỹ như là một anh hùng, thực sự là một anh hùng trong sách của họ, nên họ phải loại bỏ các khuyết tật của nước Mỹ, họ khó có thể chấp nhận một lý thuyết công bằng xã hội giải thích lý do cho việc 1% dân số kiểm soát tới 40% của cải. Có khi nào 99% còn lại trong số chúng ta lười biếng hoặc không được tưởng thưởng xứng đáng? Để đề cập một số cơ chế - học tập không bình đẳng và tương tự - nhờ vào nó mà giai cấp trên tiếp tục thống trị rõ ràng là sẽ khơi dậy sự phê phán đối với đất nước đáng yêu của chúng ta. Vì bất kỳ lý do nào thì sách giáo khoa cũng tối thiểu hóa sự phân chia giai cấp.

Sau đó họ làm một điều rất khó hiểu: họ không giải thích lợi ích của doanh nghiệp tự do. Viết về các thế hệ sách giáo khoa trước đây, Frances FritzGerald đã chỉ ra rằng sách giáo khoa bỏ qua “đức hạnh cũng như sự đồi bại của hệ thống kinh tế của chúng ta.”42 Giáo viên có thể đề cập tới doanh nghiệp tự do với sự tôn trọng, nhưng hiếm khi từ ngữ vượt quá một khẩu hiệu.45 Sự chểnh mảng này rất kỳ lạ nhưng mang lại lợi thế cho chủ nghĩa tư bản. Ngôi sao bóng rổ Michael Jordan, giám đốc điều hành Lee Iacocca của Chrysler, nhà làm kem Ben và Jerry đều giàu có nhờ vào việc cung cấp hàng hóa mà con người thèm muốn. Chắc chắn là không thể đánh giá sự phân chia giai cấp ngắn gọn như vậy, bởi vì những người có lợi thế lạm dụng lạm dụng của cải và quyền lực để ngăn tiếng nói của những người không có lợi thế. Trong trật tự xã hội và kinh tế, hệ thống tư bản đưa ra nhiều thứ để chỉ trích cũng như nhiều thứ để tán dương. Nước Mỹ là miền đất hứa cho nhiều người. Trên hết là sự xuyên tạc mà chủ nghĩa tư bản áp đặt cho nó, dân chủ cũng có lợi ích từ việc tách biệt quyền lực giữa phạm vi công cộng và cá nhân. Sách giáo khoa lịch sử của chúng ta không bao giờ đả động đến những lợi ích này.

Các nhà xuất bản hay những người ảnh hưởng tới họ đã kết luận thẳng thắn rằng điều mà xã hội Hoa Kỳ cần phải dứt khoát là công dân tán thành cấu trúc xã hội và hệ thống kinh tế không cần suy nghĩ. Hệ quả là sách giáo khoa ngày nay bảo vệ hệ thống kinh tế của chúng ta vô điều kiện, với lòng trung thành không thể dung thứ về sự không phân chia giai cấp độc đáo; do vậy họ khiến cho học sinh khóa học lịch sử Hoa Kỳ không thể phê phán hay bảo vệ hệ thống phân chia giai cấp một cách thành thạo. Nhưng không phải là tốt khi tin rằng Hoa Kỳ bình đẳng sao? Có thể hình mẫu “miền đất hứa” là một huyền thoại được củng cố - có thể việc tin vào nó sẽ biến nó thành sự thật. Nếu như học sinh nghĩ rằng bầu trời là giới hạn, họ có thể chạm vào bầu trời, nếu họ không tin thì họ sẽ không làm.

Sự tương tự về giới tính cho thấy vấn đề với luồng tư duy này. Làm sao nữ sinh trung học hiểu vị trí của họ trong lịch sử Hoa Kỳ khi mà sách giáo khoa lịch sử nói với họ rằng, từ thời thuộc địa tới nay, phụ nữ có cơ hội bình đẳng để phát triển và tham gia vào chính trị? Nữ sinh có thể suy luận, dĩ nhiên là vô thức, rằng đó là sai lầm của giới tính, một kết luận khó có thể chấp nhận.

Sách giáo khoa phải trình bày về việc phụ nữ bị từ chối quyền bầu cử ở nhiều bang cho tới năm 1920 và đối mặt với nhiều rào cản phát triển. Sách giáo khoa cũng phải trình bày về những rào cản đối với các nhóm dân tộc thiểu số. Câu hỏi cuối cùng mà Miền Đất Hứa hỏi học sinh sau phần “Tiến Bộ Xã Hội” là “Đâu là rào cản ngăn người da đen, bản địa và phụ nữ cạnh tranh một cách bình đẳng với thực dân da trắng?” Sau đoạn tán dương tiến bộ của nó. Cuốn Thách Thức của Tự Do viết, “Mặc dù vậy, không phải tất cả mọi người đều có quyền bình đẳng hay cơ hội bình đẳng để cải thiện cuộc sống của họ,” và tiếp tục mô tả các vấn đề về phân biệt giới tính và chủng tộc. Nhưng không khi nào và ở đâu cuốn Miền Đất Hứa hay Thách Thức của Tự Do (hay đa số các sách giáo khoa khác) gợi ý rằng cơ hội có thể không bình đẳng đối với người da trắng của giai cấp dưới và giai cấp lao động hiện nay.44 Dĩ nhiên, kết quả là ngay cả các lãnh đạo doanh nghiệp và phe Cộng Hòa, những người trả lời phỏng vấn khảo sát làm cái việc mà các nhà khoa học xã hội gọi là “lên án nạn nhân”, lên án hệ thống xã hội hơn là người Mỹ gốc Phi về sự nghèo khổ của người da màu và lên án hệ thống hơn là phụ nữ về những kết quả không bình đẳng ở nơi làm việc. Nói tóm lại, người Mỹ giàu, giống như sách giáo khoa của họ, sẵn sàng coi phân biệt chủng tộc là nguyên nhân của sự nghèo khổ của người da màu, bản địa và phân biệt giới tính là nguyên nhân của sự bất bình đẳng của phụ nữ nhưng không coi sự phân biệt giai cấp là nguyên nhân của sự nghèo khổ nói chung.45

Hơn nhiều so với toán hay khoa học tự nhiên, hơn cả văn học Hoa Kỳ, các khóa học lịch sử Hoa Kỳ hứa hẹn sẽ nói với học sinh trung học về cách thức họ, cha mẹ, cộng đồng và xã hội phát triển. Trừ một điều là sự bất bình đẳng bởi giai cấp. Mặc dù trẻ em giai cấp lao động và nghèo thường không thể xác định nguyên nhân sự tha hóa của chúng, lịch sử thường vô hiệu hóa điều đó bởi vì nó biện minh hơn là giải thích hiện tại. Khi học sinh phản ứng bằng cách bỏ học, về mặt trí tuệ hay thể chất, kết quả học tập nghèo nàn của chúng sẽ thuyết phục chúng cũng như những người cùng tuổi với chúng về một sự đánh giá nhanh chóng hơn rằng hệ thống là dựa trên tài năng và chúng thiếu tài năng. Cuối cùng, sự thiếu vắng phân tích giai cấp trong môn học lịch sử Hoa Kỳ là một cách để sắp đặt giáo dục ở Hoa Kỳ chống lại giai cấp lao động.

Chú thích:

Bản scan của cuốn sách mà tôi có bị lược bỏ phần chú thích nên tạm thời chưa thể dịch, khi tìm được phần chú thích thì tôi sẽ dịch và bổ sung sau.

Monday, June 15, 2015

Quýt làm cam chịu: Mỹ tra tấn, Ba Lan bồi thường

Người Ba Lan có thể tức giận vì họ phải bồi thường cho các nạn nhân bị Mỹ tra tấn tại nhà tù bí mật của CIA ở Ba Lan, nhưng khi họ cho Mỹ đặt nhà tù bí mật ở trên đất nước mình thì họ cũng nên lường trước hậu quả. Một bài học đáng nhớ cho các đồng minh thân cận và những nước muốn làm đồng minh của Hoa Kỳ. Dưới đây là bản dịch bài viết "Poland pays for America's crimes" của Nat Perry đăng trên tạp chí ColdType số 99 tháng 6 năm 2015.

Ba Lan bồi thường cho tội ác của Hoa Kỳ 

Một trong những điều nực cười nhất của cuộc chiến chống khủng bố của Hoa Kỳ và quan hệ xuyên Đại Tây Dương là trách nhiệm dân chủ và bảo vệ nhân quyền của họ ở các nước cựu Liên Bang Soviet có vẻ mạnh mẽ hơn là ở chính quê nhà của họ vào lúc này. Bài học này được đưa về nhà một lần nữa vào tháng trước khi Ba Lan thanh toán ¼ triệu dollar cho hai nghi phạm khủng bố bị CIA tra tấn tại nhà tù bí mật trên lãnh thổ Ba Lan từ năm 2002 đến 2003. 

Với phán quyết của Tòa Án Nhân Quyền Châu Âu (ECHR), bản án đã gây ra sự phẫn nộ của nhiều người Ba Lan, họ cảm thấy không công bằng khi bị trừng phạt bởi những sai trái của Hoa Kỳ. “Chúng tôi phải trả tiền bồi thường mặc dù người của chúng tôi không làm gì sai,” cựu ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski nói. Sikorski cho biết Ba Lan là nước duy nhất đã nhận trách nhiệm về việc các quan chức cấp cao của họ cho phép CIA vi phạm nhân quyền trên lãnh thổ của họ. 

Hoa Kỳ vẫn tiếp tục thiếu trách nhiệm, họ không điều tra hay xét xử các quan chức cấp cao cho phép vi phạm nhân quyền tại các nhà tù bí mật của CIA ở Ba Lan hay bất cứ đâu trên thế giới.

Trong số 119 tù nhân bị giam giữ tại các nhà tù bí mật của CIA từ năm 2001 đến năm 2006, có ít nhất 39 người bị thành viên của CIA tra tấn, theo báo cáo của Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện về tra tấn được công báo vào tháng 12 vừa qua. Hai cá nhân bị tra tấn ở Ba Lan, Abu Zabaydah và Abd al-Rahim al-Nashiri, đã được chuyển tới vịnh Guantanamo, họ ở đó cho tới năm 2006.

Trong khi al-Nashiri mới bị xét xử vì tổ chức đánh bom chiến hạm USS Cole vào năm 2000 thì Abu Zubayah được coi là một trong số những “tù nhân vĩnh viễn” của Guantanamo mà không có bản án hay phiên tòa nào được dự định, cũng chưa có một quy định sơ bộ nào cho trường hợp của anh này trong gần bảy năm. Vào ngày 12 tháng 5 năm 2015, tờ ProPublica cho biết anh này đã bị giam “2.477 ngày và vẫn tiếp tục”. Một trong các luật sư của anh, Hellen Duffy, viết cho tờ Guardian và tháng 12 vừa qua, sau khi bản tóm tắt báo cáo bị trì hoãn dài ngày của thượng viện được công bố, “hiện giờ Abu Zubaydah có thể được coi là tang vật loại A” trong chương trình giam giữ và tra tấn của CIA. 

“Anh ấy có sự khác biệt đáng tiếc là nạn nhân đầu tiên của chương trình tra tấn của CIA, như báo cáo đã làm rõ, nhiều kỹ thuật tra tấn (hay “thẩm vấn nâng cao”) đã được phát triển và chỉ có tù nhân biết rõ rằng họ là đối tượng của chúng,” Duffy viết.

Báo cáo của thượng viện có khoảng 1.000 dẫn chiếu đến trường hợp Abu Zubaydah, xác nhận các phát hiện của ECHR liên quan đến kỹ thuật thẩm vấn mà anh ta phải chịu đựng.

Trong đó có “walling” (liên tục bị đẩy sát vào tường), cấm ngủ tới 180 giờ (thường xuyên khỏa thân trong tư thế căng thẳng) và nhấn nước. Việc nhấn nước Abu Zubaydah, anh ta bị nhấn nước 83 lần trong 1 tháng, được cấp cao nhất của chính quyền Hoa Kỳ cho phép. Anh ta cũng bị giam giữ tàn nhẫn. “Trong 20 ngày liên tục của “giai đoạn thẩm vấn quyết định”, AbuZubayah bị giam tổng cộng 266 giờ (11 ngày, 2 giờ) trong một chiếc hộp giam giữ có kích thước bằng chiếc quan tài và 22 giờ trong hộp giam nhỏ với chiều rộng 53,34 cm, chiều sâu 0,77m và chiều cao 0,77m,” theo báo cáo của thượng viện. “Nhân viên thẩm vấn của CIA nói với Abu Zubaydah rằng cách duy nhất anh ta có thể ra khỏi nhà tù là trong một chiếc hộp giam hình quan tài.”

Duffy cho biết ngoài vụ tra tấn Aby Zubaydah, báo cáo của thượng viện cũng tiết lộ về số lượng thông tin sai lệch đã được tạo ra để biện minh cho việc giam giữ anh ta không giới hạn. Một số khẳng định của CIA, trong một số trường hợp đã lặp lại ngay cả khi họ biết chúng là sai, đã bị bác bỏ hết điểm này đến điểm khác trong báo cáo.

Ví dụ, trái với những khẳng định lặp đi lặp lại rằng Abu Zabaydah là “người thứ ba hay thứ tư của al-Qaida,” báo cáo cho biết “sau đó CIA đã kết luận rằng Abu Zubaydah không phải là thành viên của al-Quaida.” Báo cáo cũng phủ nhận khẳng định của chính quyền về việc anh ta can dự vào vụ 11 tháng 9, rằng đội thẩm vấn “chắc chắn anh ta che giấu thông tin” và khẳng định rằng việc tra tấn anh ta mang lại các thông tin tình báo quý giá.

Vụ việc của Abu Zubaydah cũng dẫn đến vụ xét xử duy nhất được ấn định ở Hoa Kỳ liên quan đến chương trình tra tấn của CIA – mặc dù không phải là đối với những người tra tấn anh ta mà là đối với một người tiết lộ của CIA, người đầu tiên tiết lộ vụ việc.

Phiên tòa bỏ túi

Trong cuộc phỏng vấn với ABC News, cựu sĩ quan CIA John Kiriakou mô tả việc nhấn nước Abu Zubaydah và sau đó bị tình nghi cung cấp cho nhà báo tên của điệp viên bí mật trong Trung Tâm Chống Khủng Bố trực thuộc CIA, là người đã tham gia vào chiến dịch bắt giữ và thẩm vấn Abu Zubaydah. Vì sự vi phạm này, Kiriakou bị kết án theo Luật Do Thám 1917 và chấp nhận thỏa thuận nhận tội để lĩnh án 2 năm tù.

Vụ xét xử Kiriakou hồi đó bị một số bộ phận của cộng đồng quốc tế chỉ trích. Ví dụ, Hội đồng Nghị Viện của Tổ Chức Anh Ninh và Hợp Tác Châu Âu trong một nghị quyết năm 2012 “đã lên án nhà cầm quyền Hoa Kỳ về việc chống lại cựu điệp viên CIA John Kiriakou, người bị cáo buộc cung cấp cho nhà báo các chi tiết liên quan đến việc bắt giữ Abu Zubaydah, một nghi phạm al-Qaeda được cho là bị tra tấn tại nhà tù bí mật của CIA ở Ba Lan và là một trong hai “nạn nhân được bảo vệ” của công tố ở Warsaw.”

Cựu nghị sĩ quốc hội Hoa Kỳ Jim Moran (D-VA) phát biểu tại hạ viện vào ngày 17 tháng 11 năm 2012 rằng việc chính quyền kết án Kiriakou là một “phiên tòa bỏ túi”. Ông yêu cầu tổng thống Obama xin lỗi Kiriakou và gọi cựu sĩ quan có 15 năm hoạt động của CIA là “người hùng Hoa Kỳ”. 

Kiriakou đã ra khỏi tù sau khi mãn hạn nhưng các nạn nhân bị tra tấn của CIA vẫn tiếp tục bị giam giữ không biết đến ngày ra ở Gitmo, Ba Lan không chỉ đối mặt với thiệt hại chính trị vì chính sách này mà còn các những khó khăn thực tế trong việc thực hiện quyết định của ECHR liên quan đến việc vận chuyển các cá nhân được bồi thường, những người đã bị giam giữ - một người Palestine và một người Arabian Saudi. Mặc dù vậy, “Ba Lan thi hành các quyết định của ECHR,” người phát ngôn bộ ngoại giao Marcin Wojciechowski nói, “Trường hợp thứ nhất, tiền được trả vào tài khoản do luật sư của anh ta chỉ định, trong trường hợp còn lại, do bị trừng phạt quốc tế, chúng tôi yêu cầu thiết lập một khoản ký quỹ pháp lý,” ông nói thêm. 

Theo quy định của ECHR, Ba Lan cũng phải yêu cầu Hoa Kỳ bãi bỏ án tử hình đối với hai người đàn ông cho phù hợp với việc bãi bỏ án tử hình trên toàn EU, Wojciechowski nói với AFP.

Sự phủ nhận hợp lý

Nhiều người Ba Lan phiền lòng khi thấy đất nước họ đối mặt với những hậu quả pháp lý của nhà tù bí mật và chương trình giam giữ mà CIA thực hiện dưới thời George W. Bush ở một số quốc gia trên thế giới sau vụ tấn công ngày 11 tháng 9. Ở Ba Lan, câu chuyện một quốc gia cựu cộng sản sẽ dung túng cho nhà tù bí mật của CIA và trong đó tra tấn được thực hiện nhiều năm đã bị nhiều chính khách, nhà báo và công chúng của quốc gia cười nhạo, coi như là một lý thuyết âm mưu tầm thường. Các quan chức Ba Lan đã thường xuyên phủ nhận sự tồn tại của các nhà tù đó.

Nhưng một chuỗi các tiết lộ và tuyên bố chính trị của các lãnh đạo Ba Lan đã thừa nhận lần đầu tiên rằng Hoa Kỳ thực sự điều hành một sơ sở thẩm vấn bí mật đối với các nghi phạm khủng bố vào năm 2002 và 2003 ở khu vực hẻo lánh của đất nước. Vào tháng 9 năm 2014, cựu tổng thống Ba Lan Aleksander Kwasniewski chính thức thừa nhận sự tồn tại của nhà tù bí mật của CIA ở căn cứ không quân, tại đó các nghi phạm khủng bố được thẩm vấn, nhưng ông ta khẳng định rằng Warsaw không biết về sự tra tấn ở nhà tù này.

Giờ đây có vẻ như sự phủ nhận liên quan đến tra tấn có thể là cố ý bỏ qua hay sự phủ nhận hợp lý để đổi lấy hàng triệu dollar tiền mặt. Báo cáo tra tấn của thượng viện cho biết, trái ngược với những đe dọa ban đầu về việc chấm dứt chuyển giao nghi phạm khủng bố cho nhà tù bí mật 11 năm trước đây, chính quyền đã trở nên “linh hoạt” hơn sau khi CIA chi ra một khoản tiền lớn. Theo như báo cáo, CIA đã trả cho quan chức Ba Lan khoảng 50 triệu dollar để họ làm ngơ.

Nhưng theo Radoslaw Sikorski, cựu ngoại trưởng Ba Lan và giờ là chủ tịch hạ viện, nhà tù được thiết lập dựa trên tình hữu nghị với Hoa Kỳ. Giờ đây, ông ta phàn nàn rằng mặc dù vậy quan hệ bí mật đã gây ra thiệt hại cho Ba Lan.

“Chúng tôi bị bối rối bởi chuyện này, nhưng ngay cả như vậy chúng tôi cũng không lấy làm tiếc vì có quan hệ an ninh và tình báo cực kỳ gần gũi với Hoa Kỳ,” ông nói. “Chúng tôi có thể phải trả tiền bồi thường ngay cả khi nhân viên của chúng tôi không làm gì sai. Anh có thể tưởng tượng xem người dân Ba Lan cảm thấy chuyện này thế nào.”

“Chuyện này làm chúng tôi mang tiếng xấu,” người sáng lập ra think tank Hiệp Hội Châu Âu-Đại Tây Dương ở Warsaw, Tadeusz Chabiera nói. “Chúng tôi là một quốc gia nhỏ bị một quyền lực lớn đối xử tồi tệ.”

Sự hối tiếc và cảm giác bị lừa dối được thể hiện ở Ba Lan sau một kịch bản đã có từ lâu, ít nhất là một thập kỷ trước đây. Dấu hiệu về sự cay đắng nổi lên lần đầu tiên vào năm 2014 khi Hoa Kỳ xâm lược Iraq và Ba Lan đóng góp 2.400 quân.

Vào đỉnh điểm của cuộc chiến tranh Iraq, David Ost tường thuật trên tạp chí The Nation vào ngày 16 tháng 12 năm 2004, “George W. Bush đã chuẩn bị để làm cái điều mà 45 năm chế độ cộng sản không thể: hủy hoại hình ảnh về bản chất tốt đẹp của người Mỹ, thứ vốn đã luôn là con bài chủ chốt của Hoa Kỳ.” 

Hình ảnh bị hủy hoại của Hoa Kỳ

Ở Ba Lan, cũng giống như ở nhiều quốc gia khác trên thế giới, hầu hết hình ảnh tích cực đã được khôi phục sau khi Barack Obama thắng cử năm 2008 và lời hứa về sự thay đổi mà ông ta có vẻ như là đại diện. Nhưng theo như Trung Tâm Nghiên Cứ Pew đưa tin vào năm 2013, “tình cảm thân Mỹ đã sụp đổ.” 

“Sự suy giảm không thể so sánh với sự sụp đổ của danh tiếng Hoa Kỳ trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ này,” theo Pew, họ cho biết rằng vào thời điểm của nghiên cứu toàn cầu năm 2013, hơn 6/10 ở Ba Lan, Pháp, Italy và Tây Ban Nha đã có quan điểm tích cực về Hoa Kỳ “nhưng sự nổi bật của Obama” trên phạm vi toàn cầu mà Hoa Kỳ đã trải qua vào năm 2009 rõ ràng là chuyện quá khứ.”

Vẫn cần phải chờ xem những sự tiến triển mới đây về việc tra tấn của CIA có đóng vai trò đáng kể nào trong việc tiếp tục hủy hoại hình ảnh của Hoa Kỳ hay không, nhưng sự phi lý của việc một quốc gia nhỏ như Ba Lan phải gánh chịu trách nhiệm nặng nề về chính sách phi pháp trong khi không ai ở Hoa Kỳ trả lời họ sẽ không dễ quên đối với các đồng minh khác của Hoa Kỳ. 

Tại một số quốc gia hợp tác với chương trình giam giữ của Hoa Kỳ, bánh xe công lý vẫn đang quay, mặc dù chậm dãi. Một cuộc điều tra hình sự đang được tiến hành ở Lithuania, tại đó các công tố viên đang tập trung vào các hoạt động bất hợp pháp xuyên biên giới liên quan đến tù nhân Mustafa al-Hawsawi của CIA, người này có thể đã bị tra tấn nhà tù bí mật có mật danh là Violet của Lithuania.

Cùng lúc đó, những lời kêu gọi nhà cầm quyền áp thực hiện các điều tra toàn diện về sự tồn tại của nhà tù bí mật của CIA ở Romania, cựu tổng thống Romania Ion Iliescu cho biết vào tháng trước rằng ông đã chấp thuận yêu cầu thiết lập ít nhất một nhà tù bí mật của CIA, tại đó các tù nhận bị tra tấn. Iliescu nói rằng ông rất tiếc về quyết định đó.

Những lời kêu gọi tiếp tục đòi hỏi Hoa Kỳ tiến hành những cuộc điều tra đáng tin cậy về vai trò của họ và bồi thường cho nạn nhân của chương trình giam giữ và tra tấn. Trùng hợp là bản án của ECHR đối với Ba Lan được đưa ra cùng tuần với việc Liên Hiệp Quốc thúc giục Hoa Kỳ bồi thường tài chính cho các nạn nhân của chương trình tra tấn và truy tố thủ phạm của các vụ tra tấn này.

Theo một báo cáo của nhóm hành động của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc về Kiểm Định Phổ Quát Định Kỳ, xuất bản ngày 15 tháng 5, Hoa Kỳ phải “đảm bảo rằng tất cả các nạn nhân bị tra tấn và ngược đãi - bất kể là đang bị giam giữ tại Hoa Kỳ hay không – nhận được bồi thường và có quyền khả thi về bồi thường công bằng và hợp lý cũng như phục hồi hoàn toàn, bao gồm trợ giúp về y tế và tâm lý học.”

Hơn nữa, Hoa Kỳ phải “đảm bảo điều tra minh bạch và xác đáng cũng như xét xử các cá nhân chịu trách nhiệm về các cáo buộc tra tấn, ngược đãi, bao gồm những người bị nêu tên trong kết luận công khai của thượng viện về hoạt động của CIA được xuất bản vào năm 2014 và bồi thường cho các nạn nhân.” Với thời hạn vào tháng 12 để phản hồi các khuyến nghị của Liên Hiệp Quốc, chính quyền Obama sẽ phải chứng tỏ cho thế giới thấy bằng cách quyết định xem khuyến nghị nào sẽ được chấp nhận và khuyến nghị nào sẽ bị từ chối.

Khi đề cập tới việc truy tố tra tấn và bồi thường, tốt hơn cả là nói rằng thế giới sẽ theo dõi.

Sunday, June 14, 2015

Một quốc gia bị giám sát

Chính quyền Hoa Kỳ luôn rao giảng cho nước khác về dân chủ và nhân quyền, nhưng chúng ta biết rằng đó chỉ là chiêu bài để họ áp đặt chính sách đế quốc lên các nước khác. Chính sách đế quốc của Hoa Kỳ phục vụ cho lợi ích của doanh nghiệp Hoa Kỳ chứ không phục vụ cho lợi ích của người dân lao động Mỹ, trái lại họ luôn tìm cách kiểm soát người dân Mỹ ở mọi lúc mọi nơi bất chấp mọi nguyên tắc về dân chủ và nhân quyền. John Whitehead cảnh báo người dân Mỹ về sự gia tăng của nhà nước giám sát toàn diện thông qua công nghệ cao trong bài viết "One nation under surveillance" đăng trên tạp chí ColdType số 99, tháng 6 năm 2015.

Một quốc gia dưới sự giám sát

“Mục tiêu tối cao của NSA là kiểm soát toàn bộ dân chúng.” – William Binney, người tiết lộ của NSA

Hoa Kỳ giờ đã có nhánh thứ tư của chính quyền. Như tôi đã viết trong cuốn sách mới “Chiến Trường Hoa Kỳ: Cuộc chiến đối với người dân Mỹ,” nhánh thứ tư xuất hiện mà không có bất cứ nghĩa vụ bầu cử hay trưng cầu dân ý hợp hiến nào, mặc dù vậy nó sở hữu siêu quyền lực, ở trên và ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan chính quyền cũng như cho quân sự. Nó biết hết, thấy hết và cực kỳ quyền lực. Nó vận hành ngoài tầm kiểm soát của tổng thống, quốc hội và tòa án, nó theo sát gót tầng lớp tinh hoa doanh nghiệp, những kẻ thực sự lãnh đạo ở Washington, DC.

Anh có thể gọi nhánh chính quyền này là Giám Sát, nhưng tôi đề nghị gọi là “sự chuyên chế công nghệ”, một khái niệm được nhà báo điều tra James Bamford tạo ra để đề cập tới sự chuyên chế mang tính công nghệ mà những bí mật, dối trá, do thám và sự ràng buộc với doanh nghiệp của chính quyền tạo ra.

Hãy cẩn thận với những gì anh nói, anh đọc, anh viết, nơi mà anh đi, người mà anh nói chuyện, bởi vì tất cả đều được ghi lại, lưu trữ và cuối cùng sử dụng để chống lại anh vào thời điểm và địa điểm mà chính quyền chọn lựa. Sự riêng tư đã chết, như chúng ta đã biết.

Nhà nước cảnh sát đã trao cây dùi cui cho nhà nước giám sát. 

Sau khi biến cảnh sát địa phương thành cánh tay nối dài của quân đội, Bộ An Ninh Nội Địa, Bộ Tư Pháp và FBI chuẩn bị biến cảnh sát vũ trang quốc gia thành chiến binh có tính công nghệ, hoàn chỉnh với máy quét tròng mắt, máy quét toàn thân, thiết bị radar cảm biến nhiệt Doppler, chương trình nhận dạng khuôn mặt, máy đọc bằng lái xe, thiết bị theo dõi điện thoại di động Stingray và nhiều thứ khác. 

Đó là bộ mặt mới của công việc cảnh sát ở Hoa Kỳ

Cục An Ninh Quốc Gia (NSA) đã hoàn toàn đánh lạc hướng, dẫn dụ chúng ta ra khỏi chiến dịch công nghệ quy mô lớn của chính quyền, khiến chúng ta vô vọng khi phải đối mặt với đôi mắt tọc mạch của họ. Trên thực tế, từ rất lâu trước khi NSA trở thành cơ quan bị chúng ta căm ghét, Bộ Tư Pháp, FBI và Cục Bài Trừ Ma Túy đã thực hiện việc giám sát quy mô lớn đối với dân chúng không bị tình nghi.

Mọi nhánh của chính quyền – từ dịch vụ bưu chính cho tới kho bạc nhà nước và tất cả các cơ quan khác trong đó – giờ đây có bộ phận giám sát riêng, được quyền theo dõi người dân Mỹ. Sau đó, trung tâm tổng hợp và chống khủng bố sẽ thu thập tất cả dữ liệu từ các cấp do thám nhỏ hơn của chính quyền – cảnh sát, y tế, vận tải, vân vân. – để tạo cho những người có quyền lực khả năng truy cập dữ liệu ấy. Dĩ nhiên là đều đó không thể bắt đầu mà thiếu sự đồng lõa của khu vực doanh nghiệp, họ mua và bán chúng ta từ trong nôi tới trong mộ, cho đến khi chúng ta không còn dữ liệu để khai thác nữa. 

Hàng sa số các cuộc tranh luận về số phận của chương trình giám sát nội địa bất hợp pháp, hoàn toàn vi hiến của NSA chỉ là sự ồn ào, như Shakespeare gọi là “âm thanh và cuồng nộ, nhưng vô nghĩa.” Điều đó chả có nghĩa gì: lập pháp, tiết lộ, lực lượng thi hành và những kẻ ngáng đường.

Chính quyền không từ bỏ, hay nhượng bộ. Họ không nghe lời chúng ta. Từ lâu, họ đã không còn nhận lệnh từ “nhân dân chúng ta”.

Nếu anh vẫn chưa nhận ra điều này, không có bất cứ thứ gì - thủ tục quân sự, giám sát, cảnh sát vũ trang, khám xét quần áo, lục soát bằng tay bất ngờ, chặn và lục soát, thậm chí là camera gắn theo người cảnh sát – là chống khủng bố. Đó là sự kiểm soát dân chúng. Bất chấp sự thực là việc thu gom dữ liệu đã cho thấy không có hiệu quả trong việc phát hiện, chưa nói đến ngăn chặn, các vụ tấn công khủng bố, NSA vẫn tiếp tục hoạt động hầu như là bí mật, giám sát điện thoại, email, tin nhắn và các thứ tương tự của hàng trăm triệu người Mỹ mà không có lệnh của tòa án, nằm ngoài sự kiểm soát của đa số quốc hội và người đóng thuế, những người bị buộc phải tài trợ hàng tỷ dollar cho ngân sách của các chiến dịch bí mật đen tối. 

Luật pháp như Luật Yêu Nước Hoa Kỳ chỉ nhằm hợp pháp hóa hành động của cơ quan bí mật dưới sự điều hành của chính quyền bóng tối. Ngay cả Luật Yêu Nước Hoa Kỳ được đề xuất và bị đánh bại, hướng tới mục tiêu giới hạn phạm vi chương trình giám sát điện thoại của NSA - ít nhất là trên giấy tờ - bằng cách buộc cơ quan này phải xin lệnh của tòa trước khi thực hiện giám sát công dân Hoa Kỳ và cấm cơ quan này lưu trữ các dữ liệu thu thập được về người Mỹ, cũng không hơn gì một con hổ giấy: đe dọa khi xuất hiện, nhưng không biết cắn.

Câu hỏi về cách xử lý NSA – một cơ quan hoạt động bên ngoài hệ thống kiểm soát và điều chỉnh do hiến pháp tạo ra – là chủ đề bất hòa đã chia rẽ ngay cả những người phản đối việc giám sát không cần lệnh tòa án của NSA, buộc tất cả chúng ta – kẻ hoài nghi, kẻ lý tưởng, chính khách và kẻ thực tế - vật lộn với sự bất mãn sâu sắc và một “giải pháp” chính trị mơ hồ cho vấn đề đang được vận hành bên ngoài tầm kiểm soát của cử tri và chính khác: Làm sao anh có thể tin cậy một chính quyền nói dối, lừa đảo, trộm cắp, lách luật và sau đó coi tất cả mọi sai lầm của bản thân là sự tuân thủ pháp luật?

Từ khi chính thức được bắt đầu vào năm 1952, khi tổng thống Harry S. Truman ban hành một quyết định bí mật, thiết lập NSA làm trung tâm cho các hoạt động tình báo nước ngoài của chính quyền, cơ quan – có biệt danh “Không Cơ Quan Nào Hết” – đã hoạt động bí mật, không báo cáo quốc hội bất cứ điều gì trong khi vẫn sử dụng tiền thuế để tài trợ cho các chiến dịch bí mật. Chỉ cho tới khi mà cơ quan này phình ra quá nhanh với 90.000 nhân viên và trở thành cơ quan tình báo lớn nhất thế giới với dấu vết rõ ràng bên ngoài Washington, DC, thì người ta không còn có thể phủ nhận sự tồn tại của nó nữa. Sau vụ Watergate vào năm 1975, thượng viện tổ chức một hội nghị với ủy ban của Church để xác định chính xác xem cơ quan tình báo dưới sự chỉ đạo của tổng thống Nixon đã tham gia vào các hoạt động trái phép nào và làm sao để chấm dứt các sự vi phạm pháp luật trong tương lai. Đó là lần đầu tiên NSA chịu sự giám sát của công chúng kể từ khi nó được tạo ra.

Cuộc điều tra cho thấy một chiến dịch tinh vi có chương trình giám sát không thèm chú ý chút nào tới những thứ như hiến pháp. Ví dụ, trong dự án SHAMROCK, NSA do thám điện tín đi và đến của Hoa Kỳ, cũng như thư tín của công dân Hoa Kỳ. Hơn nữa, theo bản tin của Bưu Điện Tối Thứ Bảy, “Trong dự án MIRANET, NSA theo dõi liên lạc của các lãnh đạo phong trào dân quyền và những người phản đối chiến tranh Việt Nam, trong đó có những mục tiêu như Martin Luther King, Jr., Mohamed Ali, Jane Fonda và hai thượng nghị sĩ tích cực. NSA tiến hành chương trình này vào năm 1967 để theo dõi các nghi phạm khủng bố và buôn lậu ma túy, nhưng tổng thống kế nhiệm đã sử dụng nó để theo dõi tất cả các đối thủ chính trị.”

Thượng nghị sĩ Frank Church (D-Ida.), là chủ tịch của ủy ban tình báo đã điều tra NSA, hiểu quá rõ về mối nguy hiểm tiềm ẩn khi cho phép chính quyền vượt quá thẩm quyền nhân danh an ninh quốc gia. Church thừa nhận rằng quyền lực giám sát “vào bất cứ khi nào cũng có thể bao vây người Mỹ, mọi người Mỹ đều không còn sự riêng tư nào hết, đó là khả năng theo dõi mọi thứ: điện thoại, điện tín, bất kể thứ gì. Không có nơi nào để lẩn trốn.”

Ghi nhận rằng NSA có thể trở thành nhà độc tài “áp đặt sự chuyên chế hoàn toàn” lên toàn bộ công chúng Hoa Kỳ không có khả năng phòng vệ, Church tuyên bố rằng ông không “muốn thấy đất nước này vượt qua giới hạn” của sự bảo vệ hợp hiến, giám sát của quốc hội và yêu cầu của công chúng về sự riêng tư. Ông thừa nhận “chúng ta,” bao gồm cả hai viện và các cử tri trong nhiệm vụ này, “phải nhìn nhận về việc cơ quan này cũng như mọi cơ quan khác có hoạt động công nghệ trong khuôn khổ pháp luật và dưới sự giám sát thích hợp, để chúng ta không bao giờ vượt qua giới hạn. Đó là giới hạn mà khi đã vượt qua thì không thể quay lại.”

Kết quả là sự thông qua Luật Giám Sát Tình Báo Nước Ngoài (FISA), tòa án FISA được thành lập nhằm mục đích giám sát và điều chỉnh cách thức thu thập và kiểm tra thông tin tình báo. Luật yêu cầu NSA phải xin phép tòa án FISA, một toàn án giám sát bí mật, trước khi thực hiện việc giám sát công dân Hoa Kỳ. Cho đến ngày nay, cái được gọi là giải pháp cho vấn đề cơ quan chính quyền tham gia vào việc giám sát bất công và bất hợp pháp – tòa án FISA – đã trở thành kẻ hợp pháp hóa những hoạt động đó, đóng dấu chấp nhận lên hầu hết các yêu cầu mà họ nhận được.

Vụ tấn công ngày 11 tháng 9 giống như giọt nước tràn ly trong lịch sử quốc gia của chúng ta, mở ra một thời đại mà các hoạt động bất hợp pháp hoặc phi đạo đức của chính quyền như giám sát, tra tấn, khám xét quần áo, đột kích của đội SWAT, được áp dụng để trả lời cho yêu cầu bảo vệ chúng ta “an toàn.”

Sau vụ tấn công ngày 11 tháng 9, George W. Bush đã bí mật cho phép NSA thực hiện giám sát không cần lệnh tòa án đối với điện thoại và e-mail của người Mỹ. Một chương trình nghe lén không dây được đưa tin là kết thúc vào năm 2007 sau khi tờ New York Time đưa tin, gây ra sự phẫn nộ ghê ghớm.

Không có thay đổi nào dưới thời Barack Obama. Trên thực tế, sự vi phạm còn tồi tệ hơn, với việc NSA được phép bí mật thu thập dữ liệu internet và điện thoại của hàng triệu người Mỹ cũng như của các chính quyền nước ngoài.

Chỉ sau những tiết lộ của Edward Snowden vào năm 2013 thì người dân Mỹ mới hoàn toàn hiểu rõ mức độ của việc họ bị lừa dối một lần nữa. Tóm tắt lịch sử của NSA cho thấy rõ ràng rằng anh không thể cải tổ NSA. Chừng nào mà chính quyền còn được phép nhạo báng luật pháp – bất kể là hiến pháp, luật FISA hay bất cứ luật nào khác nhằm hạn chế phạm vi và cắt giảm các hoạt động của họ - và được phép hoạt động sau những cánh cửa đóng kín, dựa vào những tòa án bí mật, ngân sách bí mật và giải thích bí mật các đạo luật của đất nước, thì sẽ không có cải tổ.

Tổng thống, chính khách, tòa án đã chứng kiến sự tiến triển của NSA trong 60 năm lịch sử, nhưng không có bất cứ ai làm gì để chấm dứt “chế độ chuyên chế công nghệ” của NSA.

Con quái vật đã phá vỡ xiềng xích. Nó sẽ không thể bị kiềm chế.

Sự căng thẳng gia tăng đã được nhìn nhận và cảm thấy khắp đất nước là sự căng thẳng giữa những người nắm giữ quyền lực theo lệnh của chính quyền – tổng thống, quốc hội, tòa án, quân đội, cảnh sát vũ trang, giới kỹ trị, các quan chức hành chính không được bầu cử tuân thủ mù quáng và thực hiện mệnh lệnh của chính quyền, bất kể là chúng có phi đạo đức hay bất công đến đâu, và doanh nghiệp – với những người cuối cùng cũng phải vùng dậy chống lại sự bất công, tha hóa và chuyên chế vô tận đã biến quốc gia của chúng ta thành nhà nước cảnh sát công nghệ.

Bất cứ khi nào, chúng ta bị cản trở trong yêu cầu về sự minh bạch, giải trình và dân chủ đại diện thông qua việc thiết lập văn hóa của bí mật: cơ quan bí mật, thí nghiệm bí mật, căn cứ quân sự bí mật, giám sát bí mật, ngân sách bí mật, tòa án bí mật, tất cả những thứ đó nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, vận hành bên ngoài sự hiểu biết của chúng ta và không trả lời “nhân dân chúng ta”.

Điều mà chúng ta thực sự không nhận thấy là NSA chỉ là một phần nhỏ của chính quyền bóng tối thường trực được tạo thành từ các quan chức không được bầu cử, họ đang theo sát các doanh nghiệp vì lợi nhuận, những kẻ thực sự lãnh đạo Washington, DC, và làm mọi cách để giám sát chúng ta, do vậy là giữ chúng ta trong tầm kiểm soát. Ví dụ, Google công khai hợp tác với NSA, Amazon đã xây dựng một cơ sở dữ liệu tình báo trị giá 600 triệu dollar cho CIA, ngành công nghiệp viễn thông kiếm bộn tiền nhờ việc theo dõi chúng ta cho chính quyền.

Hay nói cách khách, nước Mỹ doanh nghiệp kiếm bộn tiền bằng cách trợ cấp và tiếp tay cho chính quyền trong các hoạt động theo dõi nội địa của họ. Như Intercept mới đây cho biết, những kẻ bảo vệ to tiếng nhất của NSA đều có quan hệ tài chính với các nhà thầu của NSA. Do vậy, nếu chính phủ bí mật này không chỉ tồn tại mà còn thịnh vượng thì đó là bởi vì chúng ta cho phép họ bằng sự hờ hững, sự lãnh đạm, sự tin tưởng ngây thơ vào chính khách của chúng ta, chính khách vốn nhận mệnh lệnh từ nước Mỹ doanh nghiệp hơn là từ hiến pháp.

Nếu chính quyền bóng tối này vẫn ngang ngược thì đó là bởi vì chúng ta chưa đủ phẫn nộ để chống lại quyền lực của họ và chấm dứt chiến thuật độc đoán của họ. Nếu giới quan chức không được bầu cử này thành công trong việc chà đạp lên sự riêng tư và tự do của cuối cùng của chúng ta thì đó là bởi vì chúng ta tự lừa đối bản thân bằng niềm tin vào các vấn đề chính trị, như bỏ phiếu tạo ra sự khác biệt, hay chính khách thực sự đại diện cho dân chúng, hay tòa án quan tâm tới công lý và tất cả mọi thứ đều phục vụ cho lợi ích tối cao của chúng ta.

Như nhà khoa học chính trị Michael J. Glennon cảnh báo, anh có thể bỏ phiếu mọi thứ anh muốn nhưng những người mà anh lựa chọn không phải là những người lãnh đạo. “Người dân Mỹ đang bị đánh lừa … rằng các cơ quan nhân danh công chúng để thiết lập chính sách an ninh quốc gia,” Glennon khẳng định. “Họ tin rằng khi họ bỏ phiếu bầu tổng thống hay nghị sĩ quốc hội hoặc đưa một vụ án ra tòa thì chính sách đang thay đổi. Nhưng … hầu hết chính sách trong lĩnh vực an ninh quốc gia được tạo ra bởi các cơ quan bí mật.”

Hay nói cách khác, ai ngồi ở Nhà Trắng không quan trọng: chính quyền bí mật với các cơ quan bí mật, ngân sách bí mật và các chương trình bí mật sẽ không bị thay đổi. Họ tiếp tục hoạt động trong bí mật cho tới khi một vài người tiết lộ xuất hiện trong giây lát để kéo màn che lên và chúng ta nhanh chóng có trách nhiệm đóng vai công chúng phẫn nộ, yêu cầu giải trình và rung lắc cái cũi của mình, tất cả mọi thứ trừ việc thực sự cải cách.

Do vậy, bài học của NSA và mạng lưới đối tác do thám nội địa khổng lồ của họ là: nếu anh cho phép chính quyền phá vỡ luật lệ, bất kể là với lý do hợp lý nào, anh cũng từ bỏ khế ước giữa anh và chính quyền, cái khế ước được thiết lập để đảm bảo chính quyền hoạt động vì anh và tuân lệnh anh, công dân – người chủ lao động – người chủ. 

Một khi chính quyền bắt đầu hoạt động bên ngoài pháp luật, không trả lời ai ngoài chính bản thân, thì sẽ không có cách nào vãn hồi trật tự, chỉ có cách mạng. Với cách mạng, tôi muốn nói tới việc phá bỏ toàn bộ hệ thống, bởi vì sự tha hóa và vô chính phủ đã phổ biến khắp nơi.

Friday, June 12, 2015

Monsanto và sự chinh phục Ấn Độ

Giấc mơ cây trồng biến đổi gien đang trở thành ác mộng ở Ấn Độ, nhưng Colin Todhunter trong bài "Monsanto and the Subjugation of India" cho chúng ta biết rằng chính quyền Ấn Độ vẫn ủng hộ cây trồng biến đổi gien bất chấp mọi sự phản đối và các bằng chứng rõ ràng về tác động tiêu cực của GMO. Tác giả giải thích bằng âm mưu thống trị của Hoa Kỳ, nhưng thực tế đó là cách chủ nghĩa tư bản phát triển, ngoài sự phát triển bằng tàn phá và phá sản, chủ nghĩa tư bản không biết đến cách nào khác.

Monsanto và sự chinh phục Ấn Độ

Sau khi nghiên cứu GMO trong thời gian hơn 4 năm, ủy ban đại diện nông nghiệp đa đảng của quốc hội Ấn Độ đã khuyến nghị cấm cây lương thực biến đổi gien do chúng không có giá trị gì ở đất nước của những nông dân nhỏ. Tòa án tối cao chỉ định một ủy ban chuyên gia kỹ thuật (TEC), ủy ban này đề xuất trì hoãn vô thời hạn việc thử nghiệm thực địa cây trồng biến đổi gien cho đến khi chính quyền đặt ra các quy định phù hợp và cơ chế an toàn. Mặc dù vậy, không có cơ chế nào xuất hiện, việc thử nghiệm thực địa vẫn được tiếp tục. Cây trồng biến đổi gien được chấp nhận thử nghiệm thực địa bao gồm gạo, ngô, đậu Hà Lan, cà tím.

Cây trồng biến đổi gien thương mại duy nhất hiện nay có mặt ở Ấn Độ là bông Bt. Sự thành công trong việc vận động ủng hộ cây trồng biến đổi gien thật khó tin.

Pushpa M Bhargava là giám đốc sáng lập của Trung Tâm Sinh Học Tế Bào và Phân Tử ở Hyderabad, Ấn Độ. Viết trên tờ Hindustan Times, ông khẳng định rằng

*Bông Bt không thành công ở Ấn Độ. Chúng chỉ thích hợp ở khu vực ẩm ướt chứ không phải ở khu vực nhiều mưa chiếm tới 2/3 diện tích đất canh tác bông của quốc gia.

*Trong số 270.000 nông dân đã tự tử, nông dân trồng bông Bt chiếm số lượng đáng kể.

*Ở Andhra Pradesh, hàng ngàn gia súc đã chết khi ăn phần còn lại của cây bông sau khi bông đã được thu hoạch.

*Các loại sâu bọ kháng bông Bt tăng lên sau nhiều năm. Đáng chú ý là sự gia tăng số lượng của sâu bọ thứ cấp như bọ mạt.

*Đất trồng cây bông Bt sau một thời gian dài thì không thể trồng được bất cứ loại cây nào khác.

*Khoảng 90% các nước thành viên của Liên Hiệp Quốc, bao gồm hầu hết các nước Châu Âu, đã không chấp nhận cây trồng biến đổi gien hoặc dán nhãn cho thực phẩm biến đổi gien.

*Có hơn 500 nghiên cứu được các nhà khoa học trung thực, không có xung đột lợi ích, công bố về tác hại của cây trồng biến đổi gien đối với sức khỏe của con người, động vật và thực vật, cũng như đối với môi trường và đa dạng sinh học.

*Mặt khác, dường như mọi bài báo ủng hộ cây trồng biến đổi gien đều do các nhà khoa học có xung đột về lợi ích hoặc sự trung thực hay uy tín đáng ngờ công bố.

*Lập luận rằng chúng ta cần công nghệ biến đổi gien để nuôi sống dân số đang gia tăng của Ấn Độ là ngụy biện. Ngay cả với năng suất thấp, có thể tăng lên, Ấn Độ hiện giờ vẫn sản xuất ra đủ ngũ cốc để đáp ứng các nhu cầu của đất nước.

*Ấn Độ có thể tăng gấp đôi sản lượng lương thực bằng sử dụng các công nghệ không biến đổi gien như nuôi dưỡng phân tử.

*Một số lượng nhỏ kiểm nghiệm độc hại đã được thực hiện ở những nơi canh tác cây lương thực biến đổi gien. Bất cứ khi nào các kiểm nghiệm được thực hiện, thực phẩm biến đổi gien đều cho thấy sẽ dẫn đến ung thư.

Quay lại năm 2003, sau khi nghiên cứu mọi khía cạnh của cây trồng biến đổi gien, các nhà khoa học hàng đầu từ nhiều quốc gia trong Nhóm Khoa Học Độc Lập đã kết luận

“Cây trồng biến đổi gien không đáp ứng được hứa hẹn về lợi ích và tạo ra các vấn đề gia tăng đối với nông nghiệp. Sự lây nhiễm biến đổi gien hiện giờ đã được thừa nhận là không thể tránh khỏi và do đó không thể có sự đồng tồn tại giữa nông nghiệp biến đổi gien và không biến đổi gien. Quan trọng hơn hết, cây trồng biến đổi gien chưa được chứng minh là an toàn. Trái lại, các bằng chứng cho thấy sự lo ngại nghiêm túc về tính an toàn, mà nếu bỏ qua thì có thể gây ra những thiệt hại không thể bù đắp đối với sức khỏe và môi trường. Cây trồng biến đổi gien cần phải được từ chối thẳng thừng ngay.

Trong một ghi nhận tương tự, viết trên tờ The Statesman, Bharat Dogra trích dẫn giáo sư Susan Bardocz:

“Biến đổi gien là công nghệ không thể đảo ngược trong lịch sử nhân loại. Khi cây trồng biến đổi gien được giải phóng khỏi tầm kiểm soát của chúng ta thì không có cách nào thu hồi chúng….”

Dogra cũng cho biết 17 nhà khoa học khác nhau từ Châu Âu, Hoa Kỳ, Canada và New Zealand đã viết thư cho cựu thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh để cảnh báo về “những rủi ro đặc biệt (của cây trồng biến đổi gien) đối với an ninh lương thực, hệ thống nông nghiệp và tác động an toàn sinh học là thứ không thể đảo ngược.” Lá thư này nói thêm:

“Quá trình biến đổi gien là sự đột biến cao độ dẫn đến sự sụp đổ cấu trúc gien và chức năng của cây chủ, gây ra rối loại quá trình sinh hóa của thực vật. Điều này tạo ra chất độc lạ và dị ứng cũng như làm giảm/thay đổi chất lượng dinh dưỡng.”

Viết trên tờ The Hindu, Aruna Rodrigues khẳng định rằng sự đồng thuận về tác động tiêu cực của cây trồng biến đổi gien trong nhiều báo cáo chính thống ở Ấn Độ là đáng chú ý.

Mặc dù vậy, Ấn Độ có vẻ như vẫn tiếp tục ủng hộ cây trồng biến đổi gien. Một sự ngạc nhiên nhỏ sau đó là Bhargava khẳng định rằng các cơ quan chính quyền trung ương của Ấn Độ hành động như những kẻ nghiện công nghệ biến đổi gien, dường như thông đồng với các công ty đa quốc gia bán hạt giống biến đổi gien.

Không có “dường như” về chuyện đó và sự thông đồng còn nhiều hơn cả cây trông biến đổi gien.

Mục tiêu của Ngân Hàng Thế Giới/IMF/WTO theo lệnh của các công ty nông nghiệp lớn và sự mở cửa của Ấn Độ đã được ghi nhận. Với sự trợ giúp của các chính khách ngoan ngoãn, các công ty đa quốc gia muốn đất đai của nông dân và sự tiếp cận không giới hạn thị trường Ấn Độ. Điều này kéo theo việc “tái cấu trúc” của xã hội Ấn Độ với khẩu hiệu hư ảo “tự do thương mại”, dẫn đến (và đang dẫn) sự phá hủy sinh kế của hàng trăm triệu người [xem đây, đâyđây]

Hơn nữa, Monsanto, Walmart và các doanh nghiệp lớn Hoa Kỳ khác ngồi trên bàn lãnh đạo khi Sáng Kiến Kiến Thức Nông Nghiệp được ký kết với Hoa Kỳ. Monsanto cũng thống trị công nghiệp bông ở Ấn Độ và có ảnh hưởng lớn đến chính sách nông nghiệp cũng như hình mẫu kiến thức thông qua việc tài trợ cho nghiên cứu nông nghiệp tại trường đại học và viện nghiên cứu công cộng: Họ chính là “Công ty Đông Ấn đương đại”.

Nếu cần các bằng chứng khác về việc sắp đặt nghị trình, Vandana Shiva sẽ chỉ ra những cánh tay đang vung lên để mở cánh cửa cho GMO vào Ấn Độ, nhiều chính khách đã bị gạt bỏ cho đến khi ô trống trên tờ giấy phép thử nghiệm thực địa của GMO được ký tên.

Những người như Shiva và Rodrigues đấu tranh, phản kháng hợp pháp hay đưa ra các biện pháp xây dựng bị báo cáo của Cục Tình Báo bôi nhọ, tác giả của báo cáo có vẻ như được nhiều công ty đa quốc gia tài trợ, họ đang tìm cách nhào nặn Ấn Độ theo cách của họ.

Bhargava khẳng định rằng 64% dân số Ấn Độ sinh sống bằng các hoạt động liên quan đến nông nghiệp. Do đó, bất cứ ai kiểm soát nông nghiệp Ấn Độ cũng sẽ kiểm soát đất nước. Đây chính là mấu chốt của vấn đề. Để kiểm soát nông nghiệp Ấn Độ, nền tảng của quốc gia, người ta chỉ cần kiểm soát hạt giống và hóa chất nông nghiệp. Monsanto và những người ủng hộ họ trong Bộ Ngoại Giao biết rất rõ điều này. Kiểm soát chính khách Ấn Độ là để kiểm soát Ấn Độ.

Chính sách đối ngoại Hoa Kỳ hầu như đã luôn dựa trên việc kiểm soát nông nghiệp:

“Chính sách đối ngoại Hoa Kỳ hầu như đã luôn dựa trên xuất khẩu nông nghiệp, chứ không phải là xuất khẩu công nghiệp như người ta thường nghĩ. Thông qua việc kiểm soát nông nghiệp và nguồn cung thực phẩm mà ngoại giao Hoa Kỳ có thể kiểm soát hầu hết thế giới thứ ba. Chiến lược cho vay địa chính trị của Ngân Hàng Thế Giới đã khiến nhiều quốc gia thiếu lương thực bằng cách thuyết phục họ trồng cây nguyên liệu – trồng cây xuất khẩu – thay vì nuôi sống bản thân với việc canh tác lương thực.” Giáo sư Michael Hudson

Chính sách đối ngoại Hoa Kỳ là về quyền lực và kiểm soát: quyền lực để kiểm soát lương thực, nhà nước và toàn bộ dân chúng.

Chính khách ở Ấn Độ và bất cứ đâu tiếp tục phớt lờ bằng chứng gắn liền với sự nguy hiểm của GMO. Họ là người hầu gái của lợi ích địa chính trị-doanh nghiệp của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ dựa vào các chính khách ngoan ngoãn ở nước ngoài. Điều này không chỉ quan trọng đối với các mục tiêu tiếp theo của Hoa Kỳ ở Ấn Độ mà còn cả ở những nơi khác nữa.

Colin Todhunter is an extensively published independent writer and former social policy researcher based in the UK and India.

Thursday, June 11, 2015

Chuyện cổ tích về thanh niên phương Tây bị Hồi Giáo tẩy não

Chúng ta thường nghe thấy trên truyền thông quốc tế chuyện về những thanh niên phương Tây từ bỏ thế giới văn minh và hòa bình để tham gia vào phe của những kẻ chặt đầu người công khai ISIS, nhưng William Blum lại hé mở cho chúng ta thấy một khía cạnh khác trong "Their precious young minds and our precious young minds", hóa ra không phải họ nổi loạn, họ chỉ theo đuổi những gì thuộc về bản chất, nhưng đôi khi họ đi theo con đường phi chính thống.

Tâm hồn thanh niên quý giá của họ và tâm hồn thanh niên quý giá của chúng ta

Cô ấy là kẻ nổi loạn cứng đầu cứng cổ, ca sĩ của gia đình, nói tục, một cô nàng xăm mình chìm đắm trong giấc mơ hip-hop là sẽ trở thành ca sĩ Eminem của Hà Lan. Rồi Besty tìm thấy Allah. Sau cuộc đối thoại bất ngờ với người Hồi giáo vào mùa hè năm ngoái, Besty mặc áo choàng của người Hồi giáo. Vào tháng giêng, một phụ nữ Hà Lan từng theo thuyết bất khả tri, lớn lên trong một căn nhà mà dấu hiệu duy nhất về tôn giáo là quyển kinh thánh đầy bụi trên giá sách, đã bảo vệ những kẻ khủng bố trưởng thành ở tổ quốc … Denis Cuspert, một nghệ sĩ hip-hop với biệt danh Deso Dogg, đã cải đạo vào năm 2010 và sau đó tham gia vào Nhà Nước Hồi Giáo [ISIS], phát hành một bản thánh ca theo kiểu nhạc rap mô tả con đường đi tới thánh chiến như là cơ hội để tạo động lực, củng cố tinh thần, trả thù và phiêu lưu … “Cánh cửa dẫn đến thánh chiến đang chờ đợi bạn,” một người Thụy Điển cải sang đạo Hồi nói trong một đoạn phim. “Đó là con đường nhanh nhất để tới thiên đường.”(1)

Những câu chuyện cổ tích được kể đi kể lại suốt những năm gần đây ở khắp Châu Âu và ở Hoa Kỳ. Cha mẹ và nhà cầm quyền đều đau khổ và bối rối. Tại sao những thanh niên trưởng thành ở phương Tây – xứ sở tự do, dân chủ, yêu chuộng hòa bình, nhân đạo, đầy vui tươi – lại tham gia vào Nhà Nước Hồi Giáo và ủng hộ việc công khai chặt đầu người sống? Mỗi người trong chúng ta theo một cách nào đó đều đánh mất linh hồn khi tìm kiếm câu trả lời cho sự bí ẩn nghiệt ngã của cuộc sống. Nhưng chuyện này thì sao? Đâu là câu hỏi cuộc đời mà Nhà Nước Hồi Giáo sẽ đáp ứng nhưng phương Tây đáng yêu của chúng ta không thể đáp ứng? ISIS là thứ độc nhất trên thế giới khiến cho chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trông có vẻ tốt đẹp. Bộ Quốc Phòng và Bộ Ngoại Giao đã đặc biệt nỗ lực nghiên cứu kẻ thù mới; Bộ Ngoại Giao thường xuyên đăng tải các đoạn phim phản đối các đoạn phim của Nhà Nước Hồi Giáo.

Tôi hy vọng rằng việc nghiên cứu câu hỏi sẽ đi sâu hơn nữa cũng như là đối với ISIS. Tại sao những thanh niên lớn lên ở phương Tây – cũng chính là phương Tây mà chúng ta biết và yêu mến – lạnh lùng xả súng máy bắn chết hàng tá người Iraq, đàn ông, phụ nữ, trẻ em, phóng viên, hoàn toàn là máu lạnh, trong các đoạn phim mà Chelsea Manning đã tung ra; nhưng dĩ nhiên chẳng chuyện gì có thể so sánh đươc với Fallujah, ở đó có những đứa trẻ sơ sinh hai đầu, thậm chí là ba đầu, một mắt ở giữa trán. Nhà Nước Hồi Giáo chẳng thể nào so sánh được với những chuyện Hoa Kỳ đã gây ra cho người dân của Fallujah. Có ai biết câu chuyện nào khủng khiếp hơn trong lịch sử không? Có đấy, nhưng không nhiều; và hầu hết người dân Fallujah bị trực tiếp xử tử bởi những thanh niên Hoa Kỳ sáng sủa, tự do, dân chủ, yêu chuộng hòa bình, nhân đạo.

Đây là thiếu tướng Ricardo Sanchez của Hoa Kỳ, trong hồi ký của ông ta, ngày 6 tháng 4 năm 2004, thời gian ở Fallujah, trong đoạn đàm thoại video với tổng thống Bush, ngoại trưởng Colin Powell và bộ trưởng bộ ngoại giao Donald Rumsfeld. “Chúng ta cần nhanh chóng phải đá đít một vài kẻ,” Powell nói. “Chiến thắng toàn diện phải ở đâu đó. Chúng ta cần phải có sự thể hiện quyền lực hung bạo.” Sau đó Bush nói: “Vào lúc kết thúc chiến dịch này thì al-Sadr phải tiêu. Ít nhất thì ông ta cũng phải bị bắt. Việc xóa sổ ông ta thực sự cần thiết. Đá đít hắn! Nếu ai đó cố gắng ngăn chặn hành trình đến dân chủ, chúng ta sẽ tìm ra hắn và giết hắn! Chúng ta phải khủng khiếp hơn cả địa ngục! Chuyện này không giống ở Việt Nam. Đó là tư duy. Chúng ta không thể gửi thông điệp ấy. Đó là một sự biện minh để chuẩn bị cho việc rút lui. … Có một chuỗi các cơ hội và đây là một trong số đó. Ý chí của chúng ta đã bị thách thức, nhưng chúng ta phải giải quyết. Chúng ta có cách tốt hơn. Hãy mạnh mẽ! Hãy thẳng tiến! Giết chúng đi! Hãy tin tưởng! Chiến thắng! Chúng ta sẽ xóa sổ tất cả bọn chúng! Chúng ta không nháy mắt!” (2)

“Nhiều năm tới, người Mỹ tìm kiếm một Trung Đông dân chủ, phát triển trong hòa bình và thịnh vượng, người Mỹ sẽ nói về những trận đánh như ở Fallujah đầy sợ hãi và kính nể cũng giống như những trận đánh khác của chúng ta ở Guadalcanal và Iwo Jima” trong Thế Chiến thứ II. – George W. Bush, 2006 (3)

Tốt thôi, George, chuyện đó cũng như Fallujah chẳng phải là lý do chính cho sự trỗi dậy của ISIS.

Quan điểm của tôi ở đây không phải là chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ cũng dã man và suy đồi như Nhà Nước Hồi Giáo. Không phải vậy. Bất cứ khi nào. Tôi chỉ đơn giản hy vọng làm cho việc thấu hiểu kẻ thù đơn giản hơn bằng cách nhìn bản thân chúng ta mà không có ánh hào quang trong mắt. Tôi cũng chưa nói đến cái chuyện mà Hoa Kỳ đứng đầu thế giới trong hơn một thế kỷ - tra tấn. 

Chủ đề hấp dẫn và mới được tiết lộ về hệ tư tưởng

Jeb Bush đã tự gây rắc rối cho bản thân bởi vì, giống như mọi chính khách tranh cử khác, ông ta không thể đưa ra các câu trả lời trung thực đơn giản cho các câu hỏi thẳng thừng, sợ phải trái ý một số bộ phận này hay một số bộ phận khác của dân chúng. Thật dễ chịu khi có một chính khách chỉ nói những gì ông/bà ta thực sự tin tưởng, ngay cả khi điều đó là ngớ ngẩn.

Em trai của tổng thống trước đây đã thường xuyên bị hỏi: “Nếu ông biết điều mà chúng tôi biết hiện nay thì ông có ra lệnh xâm lược Iraq không?” Đầu tiên câu trả lời của ông ta là “có”, sau đó nhiều lúc là “Tôi không biết” hay thậm chí là “không”, hoặc ông ta từ chối trả lời. Rõ ràng là ông ta tìm kiếm cách trả lời có thể giành được điểm với đại đa số người dân, hoặc chỉ làm ông ta mất điểm một cách tối thiểu.

Điều này tạo ra một sự phản ứng nho nhỏ, ngay cả ở những người bảo thủ. Nhà đài cánh hữu Laura Ingraham đã có một bình luận hợp lý hiếm hoi: “Hiện giờ, một người có đầu óc lành mạnh không thể tiếp tục cho rằng việc đưa quân vào Iraq là đúng đắn. Nếu anh làm ngược lại thì anh sai lầm.”

Những tranh luận này luôn bỏ qua điểm mấu chốt. Tại sao hàng triệu người Mỹ và thậm chí là hàng triệu người nước ngoài, tuần hành phản đối cuộc chiến tranh vào mùa thu năm 2002 và đầu năm 2003, trước khi nó bắt đầu? Tại sao họ biết rằng anh em nhà Bush và hàng sa số các chính khách khác sẽ không biết? Đối với người biểu tình thì rõ ràng George W. Bush và Dick Cheney là những kẻ nói dối quen miệng, những kẻ không bao giờ quan tâm đến người dân Iraq, những người dân vô tội của một nền văn minh cổ xưa đã bị ném bom đưa về thời đồ đá; đại đa số người biểu tình đã biết những chuyện về ném bom ở Việt Nam, Campuchia, Lào, Panama, Nam Tư, hay Afghanistan; họ biết về bom na-pam, bom chùm, bom chứa uranium nghèo, vân vân. Những người tuần hành biết rằng chiến tranh là điều mà một người có đạo đức không thể ủng hộ; cuộc chiến tranh đó hoàn toàn là bất hợp pháp, một trường hợp điển hình của “chiến tranh xâm lược” trong sách giáo khoa; người ta không cần phải là chuyên gia về luật pháp quốc tế để biết điều đó.

Anh em nhà Bush, Hillary Clinton (người bỏ phiếu ủng hộ chiến tranh ở thượng viện), và băng đảng có biết về những điều nay? Dĩ nhiên là họ biết. Họ chỉ không thèm quan tâm; ủng hộ sự thống trị và mở rộng của đế chế là tiền đề, và cần phải tiếp tục; không có chính khách Hoa Kỳ nào đi xa đến mức – chắc chắn không phải là Nhà Trắng – đặt câu hỏi về quyền của chủ nghĩa ngoại lệ Hoa Kỳ trong việc đặt bản thân lên trên nhân loại (dĩ nhiên là để phục vụ lợi ích của nhân loại).

Theo dõi các du jour đáng yêu của cánh tả Hoa Kỳ, thượng nghị sĩ Elizabeth Warren và Bernie Sander, thì thấy họ chỉ miễn cưỡng phê phán chính sách đối ngoại Hoa Kỳ hay ngân sách quân sự. Bộ phận chống chiến tranh/chống đế quốc của cánh tả Hoa Kỳ cần phải gây sức ép lên hai thượng nghị sĩ này. 

Ngài Sanders cần phải được hỏi tại sao ông ta thường xuyên nhận bản thân là “người xã hội chủ nghĩa dân chủ”. Tại sao không là “xã hội chủ nghĩa”? Điều này có vẻ như là di sản của Chiến Tranh Lạnh. Tôi cho rằng ông ta và các chính khách khác sử dụng khái niệm này, vô tình hay hữu ý, để phân biệt họ với chủ nghĩa cộng sản, Liên Bang Soviet, chủ nghĩa Marx, vân vân, tất cả những điều không tốt đối với bạn. (Từ “xã hội chủ nghĩa” từng để chỉ những người đàn ông bí mật nói giọng Châu Âu, râu ria hung ác và mang bom.)

Sẽ rất thú vị khi nghe thấy ông Sanders công khai tuyên bố rằng ông ấy đơn giản là một “người xã hội chủ nghĩa”. Chủ nghĩa xã hội có thể dân dủ; thực sự là dân chủ hơn chủ nghĩa tư bản rất nhiều, nhất là khi liên quan đến phân phối của cải và mọi sự phân chia trong đó. Đây là vài tư tưởng thích hợp về chủ đề này, của tôi và những người khác:

Chỉ duy nhất những người xã hội chủ nghĩa theo đuổi nguyên lý nền tảng: Nhân Dân cao hơn Lợi Nhuận, điều đó có thể coi là định nghĩa chính xác về chủ nghĩa xã hội, sự nguyền rủa lý tưởng đối với Cánh hữu và đám tự do, những kẻ luôn tin tưởng bất chấp mọi bằng chứng ở sự hợp lý của thị trường tự do. Tôi ủng hộ ý tưởng về nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. (Chúa ơi, gã cộng sản đáng nguyền rủa!) Xã hội hiện đại quá phức tạp và kỹ thuật để đặt sự vận hành nó vào tay của những gã tự do, công xã, hay vô chính phủ để quay trở lại cấp độ “cộng đồng” hay “làng”.

“Washington luôn coi chủ nghĩa xã hội dân chủ là mối đe dọa lớn hơn chủ nghĩa cộng sản toàn trị, vốn dễ bị nói xấu và là kẻ thù dễ chơi. Vào những năm 1960 và 1970, chiến thuật ưa thích để xử lý các vấn đề khó chịu của kinh tế và chính trị quốc gia là đánh đồng chúng với chủ nghĩa Stalin, cố ý xóa nhòa sự khác biệt giữa các thế giới quan.” – Naomi Klein

“Nếu đúng như thường nói, hầu hết các chính quyền xã hội chủ nghĩa biến thành chế độc chuyên chế, thì chủ yếu là bởi vì chế độ chuyên chế khó lật đổ hay phá hoại hơn dân chủ.” – Jean Bricmont, nhà văn người Bỉ của cuốn “Humanitarian Imperialism” (2006).

Không có tiền đề về viễn cảnh chủ nghĩa xã hội, sự thay đổi cực đoan trở thành quá nhiều thứ đối với quá nhiều cá nhân và nhóm.

“Cho dù gọi điều đó là dân chủ, hay gọi điều đó là chủ nghĩa xã hội dân chủ, thì cũng cần phải có sự phân phối của cải tốt hơn trong phạm vi đất nước này cho tất cả những đứa con của chúa.” – Martin Luther King

Hoa Kỳ sợ từ “chủ nghĩa xã hội” đến nỗi họ biến “khoa học xã hội” thành “khoa học hành vi”. 

Nếu không có lý do nào khác ngoài lý do bảo vệ môi trường, thế giới cần loại bỏ hệ thống tư bản chủ nghĩa. Mỗi ngày, mỗi nơi trên trái đất, theo hàng sa số cách khách nhau, các doanh nghiệp đối mặt với sự lựa chọn: tối đa hóa lợi nhuận hay làm điều tốt nhất cho hành tinh.

Đại đa số người dân trong các xã hội làm việc để lĩnh lương. Họ không cần phải thúc đẩy bằng động cơ lợi nhuận. Điều đó không nằm trong gien của bất cứ ai. Bất cứ ai nếu được lựa chọn cũng sẽ muốn làm những công việc xuất phát từ động cơ giúp đỡ người khác, cải thiện chất lượng cuộc sống của xã hội, cung cấp cho bản thân một công việc có ý nghĩa và đáng hài lòng. Thật là phi tự nhiên khi được thúc đẩy bằng cách giành lấy hay đánh cắp “khách hàng” của người khác, không khoan nhượng, những kẻ sống sót là những kẻ thích hợp nhất hoặc ít trung thực nhất. 

Cái được gọi là “dân chủ” hay “sự cai trị của đa số” là gì? Hàng triệu người tuần hành chống xâm lược Iraq trước khi cuộc chiến nổ ra. Tôi không biết từng người trong số đó, nhưng tôi chắc chắn có ai đó ở đâu đó. Thật tuyệt nếu họ nghe được điều này.

Cuối cùng, câu hỏi cho Jeb Bush và những người khác không phải là câu hỏi tốt nhất. Họ được hỏi: “Nếu biết điều mà chúng tôi biết hiện giờ thì ông có cho phép xâm lược Iraq không?” Câu hỏi quan trọng hơn là: “Nếu biết điều mà chúng tôi biết sau đó thì ông có cho phép xâm lược Iraq không?” Câu trả lời phải là “không”, bởi vì chúng ta biết rằng Saddam Hussein đã phá hủy vũ khí hủy diệt hàng loạt. Điều này được ghi nhận, từ nhiều nguồn khác nhau, cả quốc tế và Iraq, trong đó có Saddam và các sĩ quan chỉ huy của ông ta. (4)


Truyền thông chính thống Hoa Kỳ - Huyền thoại cổ điển về tuyên truyền

“Khi chiến đấu cơ Hoa Kỳ vô tình ném bom đại sứ quán Trung Quốc ở Belgrade vào năm 1999 trong chiến dịch Kosovo …”

Những từ này xuất hiện trên tờ Washington Post vào ngày 24 tháng 4 năm 2015, một phần của câu chuyện về vũ khí không người lái của Hoa Kỳ và cách máy bay không người lái Hoa Kỳ tấn công ở Afghanistan vào tháng giêng đã vô tình giết hại hai nhân viên cứu trợ phương Tây. Tờ Post cảm thấy cần phải nhắc lại sự kiện Belgrade, hoặc giải thích tiếp chuyện đó. Hầu như bất cứ người nào theo dõi tin tức quốc tế chỉ nghiêm túc một nửa thôi cũng biết về “sự cố” nổi tiếng ngày 7 tháng 5 năm 1999. Vấn đề duy nhất: Câu chuyện đó thuần túy là tuyên truyền.

Ba người ở trong đại sứ quán Trung Quốc đã bị giết hại và Washington xin lỗi Bắc Kinh rối rít, đổ lỗi cho các bản đồ lạc hậu. Mặc dù vậy, hai báo cáo điều tra rất thuyết phục khác trên tờ The Observer của London vào tháng 10 và tháng 11 cùng năm, dựa trên nguồn tin tình báo và quân sự của NATO cũng như Hoa Kỳ, đã cho biết tòa đại sứ Trung Quốc nằm trong mục tiêu tấn công sau khi NATO khám phá ra rằng nó được dùng để phát sóng truyền thông của quân đội Nam Tư. Người Trung Quốc làm điều này sau khi máy bay NATO đã bịt miệng được đài phát thanh của chính quyền Nam Tư (5). Cách truyền thông chính thống Hoa Kỳ che đậy câu chuyện thực tế đằng sau vụ ném bom tòa đại sứ là rất đáng ngạc nhiên (6).

Cao hơn các nhu cầu quân sự là các mục đích chính trị. Trung Quốc, sau đó và hiện giờ, rõ ràng là một rào cản chiến lược đối với sự thống trị của Hoa Kỳ ở Châu Á, nếu không nói là ở mọi nơi. Ném bom tòa đại sứ là cách nói quyến rũ của Washington với Bắc Kinh: Đây mới chỉ là ví dụ nhỏ cho thấy điều gì sẽ xảy ra nếu anh có ý tưởng chống lại hay cạnh tranh với đám âm binh Hoa Kỳ. Kể từ khi chiến dịch ném bom Belgrade của Hoa Kỳ được triển khai, Washington đã có thể có lý do tốt hơn “sự phủ nhận hợp lý” cho vụ ném bom đại sứ quán. Cơ hội có thể là không thể cưỡng lại đối với các lãnh đạo Hoa Kỳ. Một cơ hội không bao giờ đến lần thứ hai.

Tất cả vụ ném bom “nhầm lẫn” khác của Hoa Kỳ/NATO ở Nam Tư đều có chung một đặc trưng, theo sau nó là người phát ngôn nói với thế giới: “Chúng tôi rất lấy làm tiếc về thiệt hại sinh mạng.” Những lời tương tự cũng được IRA ở Bắc Ai Len sử dụng trong nhiều sự kiện trong nhiều năm sau khi các vụ đánh bom của họ có vẻ như là nhầm mục tiêu. Nhưng hành vi của họ bị gọi thẳng là “khủng bố”.

Không có gì hoài nghi, truyền thông Hoa Kỳ sẽ còn viết về “sự cố” Hoa Kỳ ném bom đại sứ quán Trung Quốc đến chừng nào đế chế còn tồn tại và Trung Quốc chưa trở thành thành viên của NATO.

Notes

1. Washington Post, May 7, 2015

2. Ricardo Sanchez, Wiser in Battle: A Soldier’s Story (2008), pages 349-350

3. Associated Press, November 11, 2006

4. William Blum, America’s Deadliest Export: Democracy, pp. 61-2

5. The Observer (London), October 17, 1999 (“Nato bombed Chinese deliberately”), and November 28, 1999 (“Truth behind America’s raid on Belgrade”)

6. Extra! Update (magazine of Fairness and Accuracy in Reporting [FAIR], New York), December 1999; appeared first as solitary article October 22, 1999 (“U.S. Media Overlook Expose on Chinese Embassy Bombing”)

Sunday, June 7, 2015

Lý do kinh tế của sự xung đột giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc

Những ngày này, báo chí dân túy Việt Nam đang ca tụng việc Hoa Kỳ can thiệp vào những tranh chấp trên biển Đông, bằng việc dùng tàu chiến để khiêu khích Trung Quốc ở ngoài phạm vi 12 hải lý (một trò đùa lố lăng), sau khi cố gắng bao vây Trung Quốc bằng một chuỗi căn cứ quân sự trên lãnh thổ các nước chư hầu trong khu vực. Nhưng những người Việt Nam còn tỉnh táo thì sẽ hiểu rằng Hoa Kỳ không can thiệp vào biển Đông vì quyền lợi của Việt Nam hay lợi ích của tự do lưu thông trên biển Đông, lý do thực sự là Hoa Kỳ đang muốn kiềm chế Trung Quốc, không để Trung Quốc trở thành kẻ lật đổ sự thống trị toàn cầu của họ. Người Việt Nam có lương tri hiểu rằng sự nhầm lẫn trong việc nhận định mục đích thực sự của Hoa Kỳ, hay nói cách khác là ảo tưởng ở sự can thiệp của Hoa Kỳ, sẽ khiến đất nước của chúng ta phải trả một cái giá rất đắt. Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch bài viết "An Economic Reason for the US vs. China Conflict" của giáo sư đại học ở Boston Bart Gruzalshi để hiểu thêm chi tiết về mục đích của Hoa Kỳ trong việc khiêu khích Trung Quốc trên biển Đông. Tác giả nói về việc Hoa Kỳ lo sợ đồng dollar của họ đánh mất vị thế thống trị thương mại thế giới, nhưng chúng ta phải hiểu rằng các ngân hàng Hoa Kỳ đang cung cấp đồng dollar cho thanh toán quốc tế, vì vậy việc đồng dollar bị loại bỏ đe dọa trực tiếp đến lợi nhuận của các ngân hàng Hoa Kỳ, giai cấp tư sản Hoa Kỳ sẽ không bao giờ tha thứ cho bất cứ ai dám làm điều đo.

Lý do kinh tế khiến Hoa Kỳ xung đột với Trung Quốc

Có nhiều lý do khiến Hoa Kỳ dồn ép Trung Quốc trên Biển Nam Trung Hoa. Hai bài báo đăng trên Counterpunch trong những tuần qua đã tìm hiểu các lý do ấy. Nhưng không có bài báo nào đề cập tới lý do kinh tế quan trọng, cho dù chỉ là một phần, đã thúc đẩy Hoa Kỳ lao vào cuộc chiến và đóng vai trò quan trọng sự tranh chấp gia tăng với Trung Quốc: giá trị của đồng dollar.

Sự thống trị của đồng dollar trong thương mại thế giới là rất quan trọng đối với giá trị của nó và đối với kinh tế Hoa Kỳ. Sau khi Hoa Kỳ bãi bỏ chế độ bản vị vàng, họ đã ký một thỏa thuận chắc chắn với Saudi Arabia và tất cả các nước OPEC ở Trung Đông để buộc các nước này phải mua bán dầu bằng đồng dollar. Do thỏa thuận này mà đồng dollar còn thường được gọi là “dollar dầu lửa”. Giá trị của dollar/dollar dầu lửa dựa trên năng lực thanh toán thương mại quốc tế của nó, không chỉ là đối với dầu lửa mà còn là vũ khí, thực phẩm cũng như mọi thứ khác. 

Hai cuộc chiến dollar

Như tôi đã thảo luận trong một bài báo trên Counterpunch vào năm 2013, lý do khiến Bush II xâm lược Iraq là bởi vì Iraq đã đe dọa Hoa Kỳ bằng việc mua bán dầu với đồng Euro. Nếu Saddam Hussein được phép tiếp tục, điều này sẽ là sự thách thức chủ yếu đối với sự thống trị của đồng dollar trong vai trò đồng tiền dự trữ của thế giới. Đồng euro dầu lửa có thể thay thế đồng dollar dầu lửa. Điều này có thể làm suy yếu giá trị của đồng dollar và phá hủy nền kinh tế Hoa Kỳ. Đây chính là lý do bị lảng tránh của việc lật đổ Saddam Hussein. Giá trị của đồng dollar đóng vai trò như là sức khỏe của nền kinh tế Hoa Kỳ. Cuộc chiến tranh Iraq thức hai đã loại bỏ nguy cơ này và dầu của Iraq lại được mua bán bằng đồng dollar.

Ron Paul đã công bố lý do này nhưng không được chú ý nhiều: “Saddam Hussein định mua bán dầu lửa bằng đồng euro. Sự ngạo mạn của ông ta là mối đe dọa đối với đồng dollar; quân đội nghèo nàn của ông ta không bao giờ là sự nguy hiểm … Không có sự thừa nhận công khai nào về việc lật đổ Saddam Hussein bởi vì đòn đánh của ông ta vào sự thống nhất của đồng dollar trong vai trò đồng tiền dự trữ bằng cách mua bán dầu lửa với đồng euro. Nhiều người tin rằng đây mới là lý do thực sự khiến Hoa Kỳ xâm lược Iraq. Tôi không cho rằng đó là lý do duy nhất nhưng nó đóng một trò đáng kể trong động cơ xâm lược Iraq của Hoa Kỳ.”

Ron Paul cũng công bố lý do của cuộc nổi loạn do Hoa Kỳ dẫn đầu để lật đổ Gaddafi ở Lybia. Một lần nữa, bảo vệ đồng dollar là lý do chủ chốt. Gaddafi đã lên kế hoạch mua bán dầu lửa bằng đồng dinar, đồng tiền vàng của châu Phi. Theo Ron Paul, Hoa Kỳ sẽ tấn công bất cứ quốc gia nào dám đe dọa đồng dollar bằng cách sử dụng các đồng tiền khác để thực hiện thanh toán quốc tế.

Tổn thất sự hài lòng với đồng dollar

Đồng dollar đã trở thành đồng tiền thống trị trong thanh toán quốc tế kể từ khi Nixon chấm dứt việc đổi đồng dollar lấy vàng. Bất chấp những sự thách thức của Iraq và Lybia, sự sắp xếp đó đã tiếp tục thêm một thập kỷ nữa trong thế kỷ 21.

Hai sự kiện đã diễn ra trong và sau sự sụp đổ niềm tin ở đồng dollar vào năm 2008. Sự kiện thứ nhất không được bất cứ gã tài chính Hoa Kỳ tinh ranh nào thừa nhận: sự phá hoại mà Hoa Kỳ gây ra cho các quốc gia đang phát triển khi Hoa Kỳ bị khủng hoảng. Do thiếu nguồn quỹ ở quốc nội, các khoản cho vay của Hoa Kỳ đã không thể đáp ứng nhu cầu về tiền của các quốc gia đang phát triển để họ có thể tiếp tục các dự án. Những quốc gia này không thể quên được sự tổn thất đột ngột và đau đớn của nguồn cung tiền. Sự kiện đó có thể lặp lại một lần nữa và trở nên tồi tệ hơn. Các quốc gia này hiểu rằng việc dựa vào đồng dollar là dựa vào điều kiện bên ngoài mà họ hoàn toàn không thể kiểm soát nhưng lại có thể hủy hoại nền kinh tế của họ. Điều thứ hai là gói nới lỏng định lượng của Bernanke đã pha loãng đồng dollar thành một cái bóng của chính nó (giống như việc tạo ra đồng dollar từ đồng dollar bản vị vàng vào năm 1971). Đây là cán cân dự trữ với các ngân hàng dự trữ liên bang. Vào ngày 17 tháng 9 năm 2008, các ngân hàng của FED có 47 tỷ dollar. Vào ngày 27 tháng 5 năm 2015, con số đó là 2.510,791 tỷ “Bernanke dollar,” mặc dù vậy là một sự pha loãng vi lượng đồng căn so với đồng dollar thời tiền Bernanke.

Các quốc gia nước ngoài đã nhận thấy điều này. Tiếng nói chủ yếu là Nga và Trung Quốc. Vào năm 2010, tờ Nhật Báo Trung Hoa đưa tin “Trung Quốc và Nga … [dự định] loại bỏ đồng dollar và sử dụng đồng nội tệ cho thương mại song phương.” Trung Quốc và Nga, cùng với ba quốc gia khác, cựu thành viên của BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi). Hãng Reuters đưa tin vào cuối tháng 7 năm ngoái về việc BRICS thành lập một “ngân hàng phát triển trị giá 100 tỷ dollar và một quỹ dự trữ tiền tệ là bước tiến cụ thể đầu tiên của họ trong việc tiến tới vẽ lại hệ thống tài chính quốc tế do phương Tây thống trị.”

Kế hoạch về ngân hàng BRICS

Amy Goodman và Juan Gonzalez đã phỏng vấn nhà kinh tế học được giải Nobel Joseph Stiglitz của Hoa Kỳ về ngân hàng BRICS. Stiglitz nói rằng BRICS rất quan trọng: 

“Đầu tiên, nhu cầu toàn cầu đòi hỏi nhiều đầu tư hơn cho các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là yêu cầu về khối lượng hàng nghìn tỷ dollar, vài nghìn tỷ dollar trong một năm. Các thể chế hiện nay không có đủ nguồn lực … [ngân hàng mới] bổ sung thêm vào dòng tiền tài trợ cho cơ sở hạ tầng, thích nghi với sự biến đổi khi hậu – tất cả những nhu cầu đó hiện rõ ở các quốc gia nghèo nhất.”

“Thứ hai, điều đó phản ánh một sự thay đổi căn bản trong kinh tế thế giới và quyền lực chính trị, ý tưởng đứng sau điều này là các nước BRICS hiện nay giàu hơn các quốc gia phát triển khi mà Ngân Hàng Thế Giới và IMF được thành lập. Chúng ta đang ở một thế giới khác … Các thể chế cũ không còn phù hợp.”

Một kỳ vọng mà người dân của các quốc gia khác đặt ra là, vào thế kỷ 21, những người lãnh đạo hàng đầu của IMF sẽ được “lựa chọn dựa trên phẩm chất, chứ không phải bởi vì họ là người Mỹ. Mặc dù vậy, Hoa Kỳ đã nuốt lời hứa về thỏa thuận đó.”

Gonzalez đã hỏi Stiglitz về cách thức Trung Quốc, đang nắm giữ khoản dự trữ tiền tệ khổng lồ, và Brazil, đã sở hữu ngân hàng phát triển riêng từ nhiều năm, sẽ hợp tác trong vai trò là các thành viên trụ cột của ngân hàng BRICS mới này.

“Trung Quốc dự trữ hơn 3 nghìn tỷ dollar,” Stiglitz trả lời. “Họ cần phải sử dụng khoản dự trữ đó tốt hơn là chỉ đặt chúng vào các trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ. Anh biết đấy, đồng nghiệp của tôi ở Trung Quốc nói rằng việc đó giống như đặt một miếng thịt vào tủ lạnh và sau đó rút phích cắm điện, bởi vì giá trị thực của tiền ở trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ đang giảm xuống. Thế nên họ nói, “Chúng ta cần sử dụng tốt hơn những quỹ này,” cũng như sử dụng nguồn tiền đó tốt hơn thay vì để xây dựng những căn nhà tồi tệ ở giữa sa mạc Nevada. Anh biết đấy, có những nhu cầu xã hội thực mà nguồn tiền đó chưa bao giờ được dùng để đáp ứng.”

Sau đó Stiglitz nói về Brazil. “Brazil đã có BNDES … một ngân hàng phát triển khổng lồ, lớn hơn Ngân Hàng Thế Giới. Người ta không biết điều này, nhưng Brazil đã cho thấy một quốc gia đơn lẻ có thể tạo ra một ngân hàng phát triển hiệu quả ra sao. Sự học hỏi được tiếp tục. Cách thức mà anh tạo ra một ngân hàng phát triển hiệu quả, thực sự thúc đẩy sự phát triển thực tế … trở thành một phần quan trọng của sự đóng góp là điều mà Brazil sẽ làm.”

Thương mại giữa Trung Quốc và Nga mà không có đồng dollar 

Vào tháng 10 năm 2014, trong một cuộc phỏng vấn bất ngờ với CNBC, thủ tướng Nga Dmitry Medevev nói rằng thế giới cần phải chấm dứt sự phụ thuộc vào đồng dollar của Hoa Kỳ, khẳng định rằng kinh tế thế giới sẽ có lợi từ hệ thống tiền tệ đa dạng hơn. “Chúng tôi không phản đối đồng dollar, nhưng chúng tôi tin rằng hệ thống tiền tệ ngày nay cần phải cân bằng hơn,” ông nói, kêu gọi một sự dự trữ nhiều hơn các đồng tiền chủ chốt. Cụ thể hơn, ông nói rằng đồng euro, nhân dân tệ, bảng Anh và dollar sẽ được nhóm lại. Ông đề cập tới việc BRICS là nhóm sẽ thực hiện sự thay đổi này. “Thứ không chỉ là một hệ thống tài chính này” hoàn toàn khả thi, ông nói.

Medevev nhấn mạnh rằng khi các quốc gia “thực sự phụ thuộc” vào đồng dollar, họ chịu sự ảnh hưởng của kinh tế Hoa Kỳ. “Kinh tế Hoa Kỳ đang được cải thiện nhưng chúng ta không có bằng chứng là nó sẽ không sụp đổ một lần nữa, do đó mọi người sẽ phải gánh chịu,” ông nói. “Chúng tôi tin rằng chúng tôi phải từ bỏ sự phụ thuộc này [vào bất cứ một đồng tiền nào] trong hệ thống tài chính thế giới.”

Medvedev chỉ ra rằng kết hợp các đồng tiền khác đã cho phép Nga giao thương trực tiếp với Trung Quốc. “Đây là một sự khẳng định rõ ràng cho thấy nếu ai đó rời khỏi chỗ của họ thì người khác sẽ thế chỗ [in nghiêng của tôi],” ông nói thêm. Thỏa thuận tháng 10 theo sau một hợp đồng cung cấp khí đốt khổng lồ với Gazprom, trị giá 400 tỷ dollar, để cung cấp khí đốt cho Trung Quốc trong hơn 30 năm.

Ngân hàng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng do Trung Quốc sáng lập vào năm 2014 

Cùng với việc là thành viên sáng lập của BRINCS, Trung Quốc đang thiết lập một ngân hàng phát triển, Ngân Hàng Đầu Tư Phát Triển Cơ Sở Hạ Tầng Châu Á (AIID). Hoa Kỳ kiểm soát cả Ngân Hàng Thế Giới và Ngân Hàng Phát Triển Châu Á. Cả hai tổ chức này phải đối mặt với sự cạnh tranh dữ dội khi ngân hàng phát triển của Trung Quốc tiến bước. Cùng với ngân hàng của BRICS, ngân hàng phát triển mới sẽ cung cấp sự thay thế quốc tế cho đồng dollar trong thương mại.

Theo tờ New York Times, “Hoa Kỳ, dĩ nhiên là tiếng nói chỉ trích … chủ yếu … đã không gây áp lực cho đề xuất của Trung Quốc. Trái lại, trong các cuộc đối thoại lặng lẽ với các đối tác tiềm năng của Trung Quốc, quan chức Hoa Kỳ đã vận động chống lại ngân hàng phát triển với sự cương quyết không ngờ và tham gia vào các chiến dịch mãnh liệt để thuyết phục các đồng minh quan trọng tẩy chay dự án, theo các quan chức cấp cao Hoa Kỳ và đại diện của các chính quyền liên quan khác [in nghiêng của tôi].” Tờ New York Times cũng đưa tin về sự phản đối các lập luận phê phán của Hoa Kỳ: “Các lập luận của Washington chống lại những nhu cầu rõ ràng về cơ sở hạ tầng ở Châu Á – những nhu cầu mà các thể chế hiện tại không thể đáp ứng, một số chuyên gia về phát triển nói. Ngân Hàng Phát Triển Châu Á ước tính vào năm 2009 là khu vực cần khoảng 8 nghìn tỷ dollar để đầu tư vào cơ sở hạ tầng vật chất cho tới năm 2020 – một số lượng vượt quá khả năng đáp ứng của họ hay Ngân Hàng Thế Giới, các chuyên gia của hai ngân hàng nói.”

Những tiến triển mới đây

Vào tháng 4 năm nay, thời hạn đã được đặt ra để các quốc gia tham gia vào ngân hàng phát triển Châu Á mới của Trung Quốc. Người Trung Quốc đã ngạc nhiên vì sự xin gia nhập vào phút chót của những quốc gia không mấy thân thiện với Bắc Kinh. Trong số những sự ngạc nhiên đó: Đài Loan và 14 trong số nhóm 20 nước. Nhật Bản là đồng minh Châu Á chủ chốt duy nhất vẫn sát cánh cùng chính quyền Obama. Ngay cả Australia và Hàn Quốc cũng quyết định tham gia. Ở Châu Âu, Anh Quốc là một trong số các quốc gia tham gia, quá đủ để chọc tức Hoa Kỳ.

Cùng lúc đó, Putin thông báo việc triển khai ngân hàng phát triển mới của BRICS trị giá 100 tỷ dollar. Họ cũng có 100 tỷ dollar khác làm dự trữ ngoại tệ để bảo vệ các đồng tiền của BRICS trước những biến động của kinh tế và thị trường thế giới. Việc triển khai diễn ra vào tháng 7 ở Ufa,Nga. “Chúng tôi dự định đạt được thỏa thuận ở Ufa về việc triển khai các hoạt động thực tế của ngân hàng BRICS và một quỹ dự trữ ngoại tệ,” Putin nói. Ngân hàng này sẽ là đối thủ cạnh tranh đối với IMF và Ngân Hàng Thế Giới và sẽ tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển. Họ cũng thách thức vai trò phương tiện thanh toán quốc tế của đồng dollar.

Động cơ hợp lý nhưng bị đánh giá thấp của việc khiêu khích Trung Quốc

Trong bài báo xuất sắc trên CounterPunch, Jack Smith viết rằng việc Hoa Kỳ khiêu khích Trung Quốc “xảy ra bởi một lý do chủ yếu. Hoa Kỳ ngạo mạn thống trị thế giới một mình, không được ủy quyền, không có sự cạnh tranh hay giám sát, kể từ khi Liên Bang Soviet sụp đổ gần 25 năm trước đây. Không có điều gì quan trọng hơn việc đó đối với giai cấp thống trị của Hoa Kỳ. Mọi mối nguy hiểm tiềm tàng đối với sự thống trị của Washington phải bị vô hiệu hóa. Cái bóng mờ ở Đông Á gây ra sự lo ngại bất an của Washington – Trung Quốc.”

Smith hoàn toàn chính xác như ông đã trình bày. Sự thống trị chính thống của Hoa Kỳ bắt đầu từ khi Liên Bang Soviet sụp đổ. Nhưng có một khía cạnh của sự thống trị mà Smith đã không đề cập: bảo vệ sự thống trị của đồng dollar trong thương mại thế giới. Trung Quốc và Nga đang tạo ra sự thay thế, đe dọa sự thống trị độc tôn của đồng dollar trong vai trò tiền tệ thế giới. Thông qua việc trao đổi không dùng đồng dollar, họ chống lại giá trị của đồng dollar và do vậy đe dọa nền kinh tế Hoa Kỳ.

Bart Gruzalski is a professor emeritus of Northeastern University, Boston. He has published three books and a number of articles online as well as in academic journals.