Friday, March 20, 2015

Dư Luận Viên, hãy đoàn kết!

Sau khi theo dõi thông tin về vụ can thiệp của nhóm Dư Luận Viên đối với hành động khiêu khích của nhóm biểu tình Bờ Hồ cũng như thông tin của báo chí thì bất cứ ai cũng có thể thấy một cái bẫy khiêu khích đang được giương lên.

Nhóm biểu tình Bờ Hồ từ lâu đã quá quen thuộc với các hành động khiêu khích, ăn vạ, kích động chống đối chính quyền. Họ thường đặc biệt nhằm vào các sự kiện xung đột với Trung Quốc trong lịch sử và hiện tại để khiêu khích. Sự kiện ngày 14.3.2015 vừa rồi cũng là hành động khiêu khích. Tại sao lại gọi là khiêu khích? Bởi vì họ thực tâm không muốn tưởng niệm ai cả, chỉ mượn cớ để tụ tập ở Bờ Hồ, vốn không phải là nơi tưởng niệm liệt sĩ, để tạo sự rối loạn đồng thời mang xen kẽ các khẩu hiệu vu cáo chế độ hy vọng chính quyền sẽ cưỡng chế giải tán, khi đó họ sẽ có dịp lên báo chí và truyền thông quốc tế để vu cáo là chính quyền thân Trung Quốc và đàn áp người yêu nước. Chiêu bài này đã cũ mèm.

Ảnh: Các khẩu hiệu mà đám khiêu khích dùng để vu cáo chính quyền
Nguồn: Internet
Việc các bạn nhóm trẻ nhóm Dư Luận Viên cùng với một số các cựu chiến binh đấu tranh vạch mặt đám khiêu khích hoàn toàn là đáng hoan nghênh. Các bạn nhóm Dư Luận Viên không có bất cứ điều gì sai trái trong chuyện này.

Việc một số tờ báo đưa tin không đúng về nhóm Dư Luận Viên và biến đám khiêu khích Bờ Hồ thành người yêu nước chính là tiếp tay cho đám khiêu khích và phản bội lại nhân dân Việt Nam. Họ chắc chắn sẽ bị trừng phạt. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền không lạ gì đám khiêu khích Bờ Hồ, họ đã có hồ sơ của từng nhân vật trong đó, nhưng chưa xử lý là vì còn đợi thời cơ thích hợp. Cơ quan nhà nước cũng không lạ gì hành vi khiêu khích của đám biểu tình Bờ Hồ vì từ nhiều năm nay đã thường xuyên phải đối phó với các hành động này. 

Tuy vậy, điều cần thiết hiện nay là nhóm Dư Luận Viên cần phải đoàn kết và nhân dịp này biến sự chú ý của truyền thông đối với nhóm thành cơ hội vạch mặt sự khiêu khích của nhóm biểu tình Bờ Hồ, để cho nhân dân cả nước được rõ.

Đám biểu tình Bờ Hồ cũng như một số báo chí tha hóa tiếp tay cho họ sẽ áp dụng chiến thuật truyền thông như sau:

1. Vu cáo nhóm Dư Luận Viên bằng mọi cách, gán bất cứ tội lỗi nào cho nhóm.

2. Khai thác triệt để các dư luận tiêu cực về nhóm Dư Luận Viên để làm xấu hình ảnh của Dư Luận Viên.

3. Khi nhóm Dư Luận Viên lúng túng nhận một lỗi nào đó, dù là nhỏ nhặt, họ sẽ thổi phồng điều đó lên, biến điều đó thành một tội lỗi nghiêm trọng.

4. Cuối cùng dựa trên hình ảnh tiêu cực và lỗi lầm bị thổi phồng, họ sẽ phủ nhận mọi yếu tố tích cực của Dư Luận Viên và biến nhóm Dư Luận Viên thành những kẻ xấu xa cần phải lên án.

Đầu tiên là các bạn nhóm Dư Luận Viên cần vững tâm, tự tin và đoàn kết. Luận điệu chủ yếu mà đám báo chí sử dụng để vu cáo các bạn sẽ là: Các bạn đấu tranh với đám khiêu khích khiến cho truyền thông quốc tế có cơ hội vu vạ chính quyền đàn áp người yêu nước. Xin hãy nhớ cho là chính đám khiêu khích thường xuyên tạo cớ để truyền thông quốc tế vu cáo chính quyền Việt Nam đàn áp người yêu nước, bán nước cho Trung Quốc, độc tài khát máu... từ nhiều năm nay. Những tờ báo lên án các bạn đã bao giờ lên án đám khiêu khích chưa? Sao tự nhiên họ lại sốt sắng với việc chính quyền bị vu cáo thế? Cơ quan chính quyền hiểu rất rõ mọi việc và không bao giờ lại đánh đổi những người yêu nước chân chính như các bạn lấy vài câu bùi tai của đám truyền thông quốc tế luôn tìm mọi cách bôi nhọ chính quyền. Báo chí tha hóa chỉ cần các bạn nhận lỗi này là họ sẽ biến các bạn thành những kẻ phản quốc ngay. Luận điệu tiếp theo mà họ sử dụng là: Dư Luận Viên ngăn cản hoạt động tưởng niệm liệt sĩ Gạc Ma của người dân. Câu trả lời cần nhất quán là Dư Luận Viên không ngăn cản việc tưởng niệm liệt sĩ Gạc Ma của người dân, chỉ đấu tranh chống lại việc xuyên tạc và khiêu khích của đám biểu tình Bờ Hồ, thực tế là đám này công khai vu cáo các liệt sĩ Gạc Ma, các liệt sĩ đã chiến đấu bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản nhưng họ vu cáo Đảng bán nước cho Trung Quốc tức là họ cũng vu cáo các liệt sĩ đã bán nước cho Trung Quốc.

Thế nên vấn đề thứ nhất trong truyền thông mà nhóm Dư Luận Viên cần chú ý là không tập trung vào việc thanh minh hay phản bác những lỗi lầm mà báo chí và đám khiêu khích chụp mũ. Hãy phớt lờ, bỏ qua chúng, không đôi co để cho báo chí có cơ hội khai thác điểm yếu của các bạn.

Thứ hai, tẩy chay mọi dư luận không tích cực về nhóm kiểu như: "Hành động của nhóm là phản cảm" hay "Ý định của nhóm là tốt nhưng cách làm là sai". Đó là điều hậu xét, không phải ưu tiên lúc này. Chú ý là không nên phát tán, bình luận hay chia sẽ những ý kiến đó, vì điều đó khiến công chúng có ấn tượng xấu về các bạn. Ấn tượng xấu dù là nhỏ thì cũng sẽ bị phát tán và thổi phồng lên rất nhanh. Những người ủng hộ nhóm Dư Luận Viên cũng nên chú ý là không mắc cái bẫy trung lập của báo chí để phát biểu những ý kiến kiểu như vậy. Bàn luận về kinh nghiệm tổ chức đấu tranh thì chỉ nên bàn trong nội bộ, không nên biến thành chủ đề công khai cho báo chí khai thác.

Thứ ba, hiện giờ báo chí truyền thông đang dõi vào các bạn. Mục tiêu của các bạn là đấu tranh vạch mặt đám khiêu khích, đây chính là cơ hội tốt nhất, hãy tập trung mọi nguồn lực đưa các tin tức và hình ảnh về sự xuyên tạc, vu khống, khiêu khích và hành động phản quốc của nhóm biểu tình Bờ Hồ. Việc này sẽ giúp nhân dân cả nước hiểu rõ bộ mặt của họ và cơ quan chính quyền có cơ hội thích hợp để xử lý. Khi người dân cả nước hiểu rõ bộ mặt thật của đám biểu tình Bờ Hồ thì cũng sẽ hiểu rõ giá trị của những việc của các bạn đã làm.

Trên đây là một số đề xuất về cách xử lý truyền thông vào thời điểm quan trọng này, mong các bạn Dư Luận Viên và những người ủng hộ nhóm Dư Luận Viên chú ý. Hy vọng rằng các bạn có thể biến cơ hội này thành một cuộc đấu tranh thắng lợi trong việc vạch mặt nhóm khiêu khích Bờ Hồ.

P/s: Tôi cũng đã nhiều lần bị chụp mũ là "Dư Luận Viên", nếu như trước kia thì tôi sẽ nói "Không phải" nhưng giờ thì tôi sẽ nói "Vâng, nếu người đấu tranh chống lại những kẻ khiêu khích và phản bội tổ quốc là Dư Luận Viên thì tôi cũng là một Dư Luận Viên".

Thursday, March 19, 2015

Mười lý do hàng đầu cho việc tăng mức lương tối thiểu

Công nhân Mỹ đang đòi tăng mức lương tối thiểu. Bạn muốn biết lý lẽ của họ? Xin mời theo dõi bản dịch bài viết "Top Ten Arguments for Raising the Minimum Wage" của tác giả Bill Quigley để biết chi tiết. Lý lẽ của công nhân đòi tăng lương cũng phản ánh đời sống thực tại của họ.

Mười lý do hàng đầu cho việc tăng lương tối thiểu

Thứ nhất. Bảy người được giải Nobel về kinh tế tán thành mức lương tối thiểu cao hơn, 10,10 dollar vào năm 2016, cho rằng điều đó không dẫn đến suy giảm công ăn việc làm. 

Thứ hai. Thất nghiệp do tăng mức lương tối thiểu là không đáng kể. Lương tối thiểu đã tăng 23 lần. Mỗi lần tăng đều bị một số ít người phản đối rằng “điều đó sẽ làm mất công ăn việc làm và làm suy yếu kinh tế”, đó không phải là sự thật như các nghiên cứu sau này đã chứng minh.

Thứ ba. Chuyện chủ doanh nghiệp nhỏ không có khả năng trả thêm cho công nhân và do đó không ủng hộ việc tăng mức lương tối thiểu chỉ là hoang đường. Trên thực tế, một khảo sát vào tháng 6 năm 2014 cho thấy hơn 3/5 chủ doanh nghiệp nhỏ ủng hộ việc tăng lương tối thiểu lên 10,10 dollar.

Thứ tư. Giá trị của mức lương tối thiểu đã giảm mạnh. Từ khi mức lương tối thiểu tăng lần gần đây nhất vào năm 2009, giá táo đã tăng 16%, thịt lợn xông khói tăng 67%, phó mát cheddar tăng 21%, cà phê tăng 27%, thịt bò tăng 39%, và sữa tăng 21%. 

Thứ năm. Luận điểm chúng ta có một “thị trường tự do” sẽ chăm lo cho công nhân là chuyện hoang đường. Không có doanh nghiệp nào dựa vào huyền thoại “thị trường tự do”, tại sao công nhân phải dựa vào? Các doanh nghiệp không ngừng vận động chính sách như điên ở Washington DC, ở mọi bang và chính quyền địa phương để nhận được viện trợ công gián tiếp cũng như trực tiếp. Mọi cấp chính quyền đều cung cấp rộng rãi khoản phúc lợi doanh nghiệp thì tại sao lại không cung cấp một chút gì đó giúp cho những công nhân lương thấp? Cứu trợ phố Wall tốn hơn 200 tỷ dollar. Mười lăm nhà tỷ phú nhận được trợ cấp nông nghiệp từ tiền của người đóng thuế trong suốt hai thập kỷ qua. Khoản trợ cấp cho doanh nghiệp máy bay là 3 tỷ dollar/1 năm. Khoản tạm ngừng thuế đặc biệt cho các nhà quản lý quỹ đầu tư mạo hiểm khiến họ chỉ phải đóng thuế 15%, trong khi những người nhận đầu tư của họ phải đóng gấp đôi mức đó và các thư ký của họ phải đóng một mức cao hơn. Khấu trừ thế chấp nhà là 70 tỷ dollar/năm, với 77% rơi vào túi những người có thu nhập hơn 100.000 dollar/năm. Trả cho công nhân nhiều tiền hơn chỉ là một củ khoai tây nhỏ so với những gì doanh nghiệp và những người giàu có luôn nhận được.

Thứ sáu. Trên thực tế, một cách để nhìn nhận điều này là luật về lương tối thiểu là khoản trợ cấp của chính quyền cho các lĩnh vực kinh doanh lương thấp. Công nhân sẽ làm gì khi không đủ cái ăn, bị ốm hay cần nơi ở? Họ quay sang các phúc lợi công của chính quyền. Ví dụ, một nghiên cứu về lĩnh vực công nghiệp đồ ăn nhanh của Đại học Illinois và UC Berkeley cho thấy người đóng thuế chi khoảng 243 triệu dollar mỗi năm trợ cấp gián tiếp cho công nghiệp đồ ăn nhanh bởi vì họ trả lương thấp nên người đóng thuế phải chi 243 tỷ dollar vào các khoảng phúc lợi công cộng cho công nhân của họ.

Thứ bảy. Có một sự ủng hộ phổ biến về mặt tôn giáo đối với mức lương đủ sống. Việc đạo Catholic ủng hộ đã được truyền giảng từ năm 1891. Vào năm 1940, giám mục Catholic Hoa Kỳ tuyên bố: “Đòi hỏi đầu tiên cho người lao động, được ưu tiên hơn mọi đòi hỏi về lợi nhuận của chủ doanh nghiệp, là tôn trọng quyền có lương đủ sống.” Nhà thờ Tin Lành đầu tiên trong lịch sử đề cập đến lương đủ sống từ năm 1908. Sự ủng hộ về mặt tôn giáo với mức lương đủ sống đã có một lịch sử lâu dài và được sự ủng hộ của nhà thờ Episcopal, Hội Đồng Do Thái về Quan Hệ Quốc Tế, nhà thờ Presbyterian, Hiệp Hội Phổ Quát Unitarian, nhà thờ Methodist Thống Nhất.

Thứ tám. Năng suất lao động của công nhân tăng nhanh hơn lương. Công nhân thật sự có năng suất cao hơn. Khi sử dụng mức lương tối thiểu năm 1968 làm chuẩn, nếu mức lương tối thiểu tăng cùng tốc độ với năng suất của công nhân thì mức lương tối thiểu hiện nay sẽ là 21,72 dollar/giờ. 

Thứ chín. Chuyện mức lương tối thiểu chỉ áp dụng cho thiếu niên và công nhân mới vào nghề là hoang đường. Tăng lương tối thiểu lên 10 dollar sẽ ảnh hưởng tới 15 triệu công nhân. 4,7 triệu bà mẹ đang làm việc sẽ được tăng lương nếu chúng ta tăng lương tối thiểu lên 10,10 dollar. 2,6 triệu ông bố đang làm việc trong số 7 triệu bố mẹ cũng nhận được điều tương tự.

Thứ mười. Có sự ủng hộ lưỡng đảng phổ biến đối với việc tăng lương tối thiểu. Theo một cuộc trưng cầu ý kiến năm 2015, 75% người Mỹ, trong đó có 53% người theo đảng Cộng Hòa, ủng hộ việc tăng lương tối thiểu lên 12,50 dollar vào năm 2020.

Điểm bổ sung. Bạn biết là mức lương tối thiểu quá thấp khi … WALMART thông báo họ sẽ tăng mức lương tối thiểu lên 10 dollar/giờ vào tháng hai năm tới. 

Như tổng thống Franklin Roosevelt đã nói vào năm 1933: “Không có bất cứ thứ kinh doanh nào dựa trên việc trả lương cho công nhân thấp hơn mức đủ sống có quyền tiếp diễn ở đất nước này.”

Bill Quigley teaches law at Loyola University New Orleans. A version of this with sources is available. He can be reached at: Quigley77@gmail.com

Friday, March 13, 2015

Địa chính trị của các sản phẩm biến đổi gen

Sản phẩm biến đổi gen không chỉ là vấn đề khoa học mà còn là vấn đề địa chính trị. Đó là một luận điểm chủ chốt trong bài viết "The Geopolitics of GMOs" của tác giả Colin Todhunter. Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch để biết thêm chi tiết.

Địa chính trị của các sản phẩm biến đổi gen

Sản phẩm biến đổi gen (GMOs) không cần thiết cho việc nuôi sống thế giới (xem ở đâyđây), nhưng hình ảnh được phổ biến rộng rãi là chúng dẫn đến gia tăng năng suất, không ảnh hưởng đến môi trường và không có tác động tiêu cực đối với sức khỏe của con người, liệu chúng ta có thông minh khi nắm chặt lấy chúng?
Ảnh minh họa: Sự độc hại của Monsanto
Nguồn: Internet
Sự thật là công nghệ GMO vẫn thuộc sở hữu và kiểm soát của một số nhất định các lợi ích đầy quyền lực. Trong tay họ, công nghệ này trước hết và cuối cùng phải là một công cụ cho quyền lực của doanh nghiệp, một công cụ để đảm bảo lợi nhuận. Sau nữa, chúng sẽ phục vụ cho các lợi ích địa chính trị toàn cầu của Hoa Kỳ. Từ lâu, nông nghiệp đã thực sự là trung tâm trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. 
“Chính sách đối ngoại Hoa Kỳ hầu như dựa trên xuất khẩu nông nghiệp, không phải là xuất khẩu công nghiệp như mọi người vẫn nghĩ. Thông qua nông nghiệp và kiểm soát nguồn cung thực phẩm mà ngoại giao Hoa Kỳ có khả năng kiểm soát đa số các nước thuộc Thế Giới Thứ 3. Chiến lược cho vay địa chính trị của Ngân Hàng Thế Giới có khả năng biến một quốc gia thành khu vực thiếu lương thực thông qua việc thuyết phục quốc gia đó tăng nông sản hàng hóa – canh tác để xuất khẩu – thay vì nuôi sống bản thân với mùa màng thu hoạch được.” Giáo sư Michael Hudson.
Dự án cho Thế Kỷ Hoa Kỳ MớiHọc thuyết Wolfowitz cho thấy chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ là về quyền lực, kiểm soát và đảm bảo uy quyền tối cao toàn cầu bằng cứ giá nào. Một phần của kế hoạch là giành lấy sự thống trị toàn cầu dựa trên việc Hoa Kỳ kiểm soát nông nghiệp và chiếm đoạt chủ quyền lương thực cũng như an ninh lương thực của các quốc gia khác. 

Trong cuốn sách ‘Những hạt giống của sự phá hủy’, William Engdahl đã lần theo cách mà gia đình tỷ phú dầu lửa Rockefeller biến sự giàu có khổng lồ của họ thành sức mạnh chính trị, tìm cách bắt giữ nông nghiệp ở Hoa Kỳ và sau đó là toàn cầu thông qua “cách mạng xanh”. Cùng với các đập nước lớn, các yêu cầu về cơ sở hạ tầng tốn nước, kiểu hình nông nghiệp đó khiến nông dân phụ thuộc vào các sản phẩm dầu lửa do doanh nghiệp kiểm soát và khiến nông dân cũng như quốc gia mắc bẫy, phải phụ thuộc vào đồng dollar và nợ nần. GMOs phản ánh điều tương tự thông qua kịch bản và sự độc quyền gia tăng về hạt giống trong tay một nhóm nhỏ các doanh nghiệp chủ chốt Hoa Kỳ, như Monsanto, DuPont và Bayer.

Ở Ấn Độ, Monsanto đã kiếm được hàng triệu dollar từ nông nghiệp trong những năm gần đây thông qua các thành viên hoàng gia, nông dân bị ép buộc phải chi tiêu vượt quá khả năng của họ để mua hạt giống và các đầu vào hóa học. Một sự kết hợp nợ nần, tự do hóa kinh tế và dịch chuyển sang các nông sản hàng hóa GMO (bông) đã khiến cho hàng trăm nghìn nông dân bị túng quẫn, trong khi các doanh nghiệp thu được lợi nhuận khổng lồ. 

Hơn 270,000 nông dân ở Ấn Độ đã tự sát trong khoảng thời gian từ giữa đến cuối những năm 1990.

Ở Bắc Mỹ, câu chuyện cũng tương tự, nhiều nông dân và người dân bản địa bị buộc phải rời khỏi đất đai và bị đàn áp bằng bạo lực khi GMOs và canh tác trên quy mô công nghiệp chiếm chỗ. Chuyện đó cũng tương tự ở Châu Phi, nơi Monsanto và Quỹ Gates đang tìm cách chuyển đổi canh tác quy mô nhỏ sang mô hình do doanh nghiệp kiểm soát. Họ gọi đó là “đầu tư” vào nông nghiệp như thể đó là một hoạt động mang tính đạo đức.

Nông nghiệp là nền tảng của nhiều xã hội, mặc dù nó đang được cấu trúc lại theo lợi ích của các tập đoàn công nghệ nông nghiệp, bán lẻ và chế biến thực phẩm giàu có. Các nông trại nhỏ phải chịu sức ép khổng lồ và an ninh lương thực bị phá vỡ, chưa phải là hết bởi vì các nông trại nhỏ sản xuất hầu hết thực phẩm của thế giới. Bất kể là thông qua việc tước đoạt đất đai hay chuyển giao, sản xuất cho xuất khẩu (phi thực phẩm), đầu vào hóa học lớn hơn hay bản quyền hạt giống và việc chia sẻ hạt giống giữa những nông dân bị xóa bỏ, lợi nhuận được đảm bảo cho các doanh nghiệp công nghệ nông nghiệp và các nhà đầu tư có tổ chức vào đất đai. 

Sự tái cấu trúc nông nghiệp theo hình ảnh của kinh doanh nông nghiệp lớn tiếp diễn khắp toàn cầu bất chấp việc các nhà nghiên cứu cho rằng thâm dụng hóa chất, các mô hình tiêu tốn năng lượng khiến cho Anh Quốc chỉ còn lại 100 lần thu hoạch do sự suy thoái đất canh tác. Ở Punjab, mô hình ‘cách mạng xanh’ theo quy mô công nghiệp, nông nghiệp dưới sự kiểm soát của doanh nghiệp đã dẫn đến khủng hoảng dưới hình thức thiếu nước trầm trọng, gia tăng bệnh ung thư ở người và suy giảm năng suất. Đây là một cuộc khủng hoảng nông nghiệp toàn cầu. Sự thống trị gia tăng của mô hình do doanh nghiệp kiểm soát là không thể chịu đựng được.

Nhiều dạng nông nghiệp sinh thái hơn đã được nhắc đến, thông qua quản lý mùa màng thông minh và giảm sử dụng đầu vào hóa học, sẽ có khả năng không chỉ nuôi sống thế giới mà còn giảm tải cho môi trường tự nhiên. Rất nhiều báo cáo chính thống và các nghiên cứu khoa học đã cho rằng những chính sách đó sẽ thích hợp hơn, đặc biệt là đối với các quốc gia nghèo (xem ở đây, đâyđây).

Đôi khi mô hình hóa học công nghiệp cho thấy chúng đem lại vụ thu hoạch tốt hơn nhiều phương pháp truyền thống (một sự khái quát hóa và thường bị thổi phồng), song điều đó chỉ là lừa bịp. Vụ thu hoạch tốt hơn nhưng chỉ khi có đầu vào hóa học quy mô lớn từ các doanh nghiệp, thiệt hại khổng lồ đối với sức khỏe và môi trường, cũng như nhiều hơn các xung đột phát sinh từ vấn đề tài nguyên để chiếm đoạt dầu mỏ nhằm cung cấp cho mô hình đó. Giống như niềm tin sai lầm rằng ‘tăng trưởng’ kinh tế (GDP) được kích thích chỉ bởi vì có một mức dòng tiền mặt lớn hơn chảy vào nền kinh tế (và lợi nhuận doanh nghiệp được thúc đẩy), ý niệm về ‘năng suất’ nông nghiệp được cải thiện cũng bắt nguồn từ một nhóm các tiêu chí gần như vậy. 

Những khái niệm thống trị chống đỡ cho ‘tăng trưởng’ kinh tế, nông nghiệp hiện đại và ‘phát triển’ được dựa trên hàng loạt các giả định đánh lừa tư duy với sự ngạo mạn và khinh thường: hành tinh phải được cấu trúc theo cách tập trung vào đô thị, theo mô hình vị chủng tộc mà ở đó nông thôn bị nhìn từ trên xuống, tự nhiên phải bị thống trị, nông dân là vấn đề cần phải xóa bỏ khỏi đất đai, các phương thức truyền thống đang lùi bước và cần phải loại bỏ.
“Người dân bị coi là ‘nghèo’ khi họ ăn thực phẩm tự trồng thay vì thứ thực phẩm rác rưởi được các hãng nông nghiệp toàn cầu phân phối thương mại. Họ bị coi là nghèo khi họ sống trong các căn nhà tự xây dựng bằng các vật liệu thân thiện môi trường như tre và bùn hơn thay vì sống trong các căn nhà xây bằng than xỉ hoặc xi măng. Họ bị coi là nghèo khi họ mặc quần áo tự may từ sợi tự nhiên thay vì sợi nhân tạo.” Vandana Shiva
Các doanh nghiệp phương Tây đang triển khai việc loại bỏ thông qua các chính sách quyết định tại Tổ Chức Thương Mại Thế Giới, IMF và Ngân Hàng Thế Giới (với sự trợ giúp của các quan chức và chính khách phục tùng) nhằm giảm dân số khu vực nông thôn và đưa dân cư tới sống ở thành phố, sau đó đấu tranh cho một phiên bản tiêu dùng kiểu ‘Giấc Mơ Mỹ’ hoàn toàn không thể chịu đựng được, không thể đáp ứng được, phá hủy môi trường, phát sinh xung đột. 

Cũng đáng chú ý (và đáng phiền) phải ghi nhận rằng các quốc gia ‘đang phát triển’ chiếm hơn 80% dân số thế giới nhưng chỉ tiêu thụ khoảng 1/3 năng lượng thế giới. Công dân Hoa Kỳ chiếm 5% dân số thế giới nhưng tiêu thụ 24% năng lượng của thế giới. Tính trung bình mỗi người Mỹ tiêu thụ năng lượng bằng hai người Nhật, 6 người Mexico, 13 người Trung Quốc, 31 người Ấn Độ, 128 người Bangladesh, 307 người Tanzania và 370 người Ethiopia.

Bất chấp sự phá hủy môi trường và xã hội gây ra, kết quả được coi là thành công chỉ bởi vì các lợi ích kinh doanh hưởng lợi cho thấy một sự tăng trưởng trong GDP. Chặt bỏ toàn bộ một khu rừng mà người dân sống hài hòa trong đó nhiều thế kỷ, bán gỗ xây dựng, bán thêm nhiều thuốc độc để phun cho đất canh tác hay bán dược phẩm để chữa lành những bệnh phát sinh từ mô hình sản xuất thực phẩm dựa vào hóa phẩm dầu mỏ sẽ thực sự gia tăng GDP, có phải không? Tất cả đều tốt cho kinh doanh. Điều gì tốt cho kinh doanh cũng tốt cho mọi người khác, đó là cách lời nói dối tiếp tục.

“Doanh nghiệp là thể chế thống trị được chế độ gia trưởng tư bản chủ nghĩa tạo ra dựa trên chủ nghĩa apartheid sinh thái. Họ phát triển dựa trên di sản thuyết nhị nguyên của Carte, đặt tự nhiên chống lại con người. Thuyết đó định nghĩa tự nhiên như một phụ nữ và thụ động chấp nhận sự chinh phục. Chủ nghĩa vị doanh nghiệp do vậy cũng là chủ nghĩa vị nam giới – một cấu trúc gia trưởng. Thuyết phổ biến sai lầm về việc con người chinh phục và sở hữu trái đất đã dẫn đến sự ngạo mạn kỹ thuật của địa lý ứng dụng, gen ứng dụng và năng lượng hạt nhân. Điều đó dẫn đến sự phẫn nộ mang tính đạo đức đối với việc sở hữu các dạng sống thông qua bản quyền, sở hữu nước thông quan tư hữu hóa, sở hữu không khí thông qua trao đổi khí các-bon. Điều đó dẫn đến việc tước đoạt đa dạng sinh thái phục vụ cho người nghèo.” Vandana Shiva
‘Cách mạng xanh’ và GMOs hiện giờ hoàn toàn không quan tâm đến việc nuôi sống thế giới, đảm bảo dinh dưỡng cần thiết trong bữa ăn thường ngày hay bảo vệ sức khỏe và an toàn môi trường. (Trên thực tế, Ấn Độ hiện giờ đang nhập khẩu thực phẩm mà họ đã từng sản xuất nhưng đã từ lâu không còn sản xuất; ở Châu Phi cũng vậy, các bữa ăn hàng ngày của địa phương đang trở nên kém đa dạng và kém lành mạnh hơn). Những khái niệm dựa trên tuyên truyền hay xuất phát từ tình cảm tốt đẹp đã được đưa ra để phục vụ cho lợi ích của doanh nghiệp.

Những đột phá về công nghệ sinh học đã luôn đóng vai trò hàng đầu trong việc cải tiến nông nghiệp, nhưng từ sau năm 1945 thì mô hình nông nghiệp do các doanh nghiệp quyền lực như Monsanto dẫn dắt, liên hệ chặt chẽ với lợi ích của Lầu Năm Góc và Phố Wall. Được thúc đẩy bởi lợi ích của bản thân đóng gói trong các PR mốt nhất về ‘nuôi dưỡng thế giới’ hay áp đặt thắt lưng buộc bụng để bảo vệ thịnh vượng, bản chất các ý đồ của phe đảng nhà nước-doanh nghiệp Hoa Kỳ không bao giờ là những điều mà họ tuyên bố trên truyền thông.

Ở Ấn Độ, Monsanto và Walmart đóng vai trò chủ chốt trong việc dựng lên Sáng Kiến Kiến Thức Nông Nghiệp. Monsanto hiện nay đang tài trợ cho nghiên cứu tại các thiết chế công, sự hiện diện và ảnh hưởng thỏa hiệp của họ trở nên rõ ràng trong các cơ quan quyết định độc lập và xây dựng chính sách. Monsanto là lực lượng dẫn dắt phía sau những gì có thể dẫn đến việc Hoa Kỳ tái cấu trúc và chinh phục Ấn Độ. IMF và Monsanto cũng hợp tác trong việc đảm bảo Ukraina phụ thuộc vào các mục tiêu địa chính trị của Hoa Kỳ thông qua việc chiếm đoạt đất đai và nông nghiệp. Các lợi ích giàu có chiếm giữ nông ngiệp (và các xã hội) là một hiện tượng toàn cầu.

Chỉ có những người hoàn toàn khờ khạo mới tin rằng trong tim các nhà đầu tư có tổ chức vào đất đai, các doanh nghiệp nông nghiệp lớn và những người hậu thuẫn cho họ ở Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ có lợi ích nhân bản. Ít nhất thì mục tiêu chung của họ là lợi nhuận. Sau nữa và tạo thuận lợi cho điều đó, nhu cầu đảm bảo sự thống trị toàn cầu của Hoa Kỳ là tối cao.

Khoa học về GMOs đang ngày càng trở nên bị chính trị hóa, sa lầy vào những lập luận chi tiết về phương pháp của họ, kết quả, kết luận, khoa học cho thấy cái gì và như tại sao. Mặc dù vậy, bức tranh lớn hơn thường xuyên có nguy cơ bị lướt qua. GMO không chỉ là về ‘khoa học’. Như trong chủ đề này, GMO và mô hình công nghiệp-hóa học được kết nối với chúng hoàn toàn là một thế lực địa chính trị được dẫn dắt bởi sức mạnh và lợi nhuận. 

Colin Todhunter is an extensively published independent writer and former social policy researcher based in the UK and India.

Sunday, March 8, 2015

Thiên đường ở kiếp sau

Một phụ nữ giàu có đi khám bệnh thì được biết rằng mình chỉ còn sống được một tháng nữa. Bà ta đi xưng tội để được lên thiên đường sau khi chết.

Cha cố nói: "Chúa đã phán rằng người giàu lên thiên đường còn khó hơn con lạc đà chui qua lỗ kim khâu".

Bà nhà giàu nói: "Thưa cha, không có cách nào chuộc hết tội lỗi để được lên thiên đường nữa sao?"

Cha cố ngẫm nghĩ một lúc rồi nói: "Con hãy cưới một nhà dân chủ ngay lập tức."

Bà nhà giàu hỏi lại: "Thưa cha, đó là cách chuộc hết mọi tội lỗi của con sao?"

Cha cố trả lời: "Không, nhưng khi đã sống với nhà dân chủ chừng ấy thời gian thì bất kì thứ gì đến với con sau khi chết cũng là thiên đường."

(Chuyện bịa, chỉ để giải trí!)

Tuesday, March 3, 2015

Những lời rao hàng được lặp lại về TPP

TPP sẽ mang tới thiên đường cho kinh tế Hoa Kỳ và các quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương? Chúng ta đã được nghe nhiều điều ngược lại ở các nước đối tác của Hoa Kỳ. Còn đối với kinh tế Hoa Kỳ thì sao? Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch bài viết "Forthcoming TPP Sales Pitch So Predictable, We Decided to Predict It" của tác giả Ben Beachy để biết thêm chi tiết. Tiêu đề do người dịch đặt.

Lời rao hàng tiếp theo của TPP có thể dự đoán được, chúng tôi quyết định dự đoán chúng

Trong những ngày sắp tới, Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ (USTR) sẽ công bố báo cáo thường niên về nghị trình chính sách thương mại của chính quyền Obama. Chúng tôi biết rằng bạn không thể chờ để xem báo cáo đó nói gì. 

Tin mới là bạn không phải chờ. Dưới đây chúng tôi giới thiệu cái nhìn đầu tiên trên thế giới về nội dung bản báo cáo.

Làm sao chúng ta có thể biết trước những điều mà báo cáo thương mại thường niên sẽ trình bày? Không, chúng tôi không phải là một điệp viên hai mang tại USTR (mặc dù các độc giả USTR của chúng tôi sẽ sãn lòng …).

Chúng tôi có một ý khá hay về nội dung của bản báo cáo, chúng tôi cho rằng báo cáo đó có khuynh hướng lặp lại lời rao hàng cũ, chính quyền đã gieo rắc ad nauseam (về con số và đôi khi về ngôn từ). 

Khi mà hiện trạng tầm thường của thương mại trở nên có thể dự đoán được, chúng tôi nghĩ rằng tốt hơn là dự đoán chúng.

Thế nên bạn được nghe ở đây đầu tiên – dưới đây là một luận điểm liên quan tới tiêu chuẩn TPP của chính quyền có vẻ như sẽ tiếp tục xuất hiện trong báo cáo tới đây của USTR, tiếp theo là các giải thích cho lý do tại sao họ không ngần ngại lặp lại:

95% người tiêu dùng trên thế giới sống bên ngoài lãnh thổ của chúng ta.
[Nhưng các hiệp định thương mại không giúp chúng ta tiếp cận được họ.]

Đúng vậy, thống kê này cho thấy hiểu biết căn bản về địa lý và dân số. Nhưng chúng cũng cho thấy một điều nhỏ khác. Dữ liệu thương mại chính thống của chính quyền cho thấy các hiệp định thương mại trước đây không thành công trong việc giúp các công ty Hoa Kỳ tiếp cận với người tiêu dùng nước ngoài. Trên thực tế, hàng hóa của Hoa Kỳ xuất khẩu sang các đối tác hiệp định “tự do thương mại” (FTA) đã tăng trưởng chậm hơn 20% so với hàng hóa Hoa Kỳ xuất khẩu sang phần còn lại của thế giới trong thập kỷ qua. 

TPP sẽ đảm bảo cho các công ty Hoa Kỳ sự tiếp cận lớn hơn với khu vực tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
[Nhưng các nước liên quan đến TPP chỉ tăng trưởng bằng ¼ mức tăng trưởng của khu vực.] 

Hoa Kỳ đã ký FTA với 6 trong số 11 đối tác đàm phán của TPP. Tổng GDP của 5 nước (những nước có thể đưa ra “sự tiếp cận lớn hơn”) chỉ tăng trưởng có 1% hàng năm trong thập kỷ qua – bằng ¼ tỷ lệ tăng trưởng của toàn bộ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Đúng vậy, khu vực đã tăng trưởng nhanh chóng, song điều đó không tương thích với TPP.

Các nhà xuất khẩu có khuynh hướng trả lương cao hơn cho công nhân.
[Nhưng việc làm mất đi do nhập khẩu thậm chí còn được trả lương cao hơn.]

Luận điểm này không đề cập tới việc làm bị mất do nhập khẩu theo các hiệp định thương mại bất công có khuynh hướng được trả lương cao hơn việc làm trong các công nghiệp xuất khẩu, theo dữ liệu mới chưa được công bố của Viện Chính Sách Kinh Tế (EPI). Nếu công nhân chế tạo kiếm được 1.020 dollar/tuần mất việc làm bởi các hợp định thương mại thô và được thuê làm việc cho hãng xuất khẩu thì tại đó cô ấy chỉ nhận được 870 dollar/tuần (con số hiện tại trong phân tích của EPI), dường như có một sự củng cố nhỏ khi cô ấy có thể kiếm được ít hơn nữa trong các khu vực phi thương mại như nhà hàng. Nhưng đó là một lập luận rất thực tế – các ngành xuất khẩu trả lương cao hơn các ngành phi thương mại – chính quyền đã sử dụng điều này để thúc đẩy việc mở rộng hiện trạng thương mại của TPP. 

Lời rao của họ bỏ quên sự thật là có nhiều việc làm mất đi trong các ngành trả lương cao cạnh tranh với nhập khẩu hơn là thu được từ khu vực xuất khẩu với các hiệp ước thương mại hiện nay, đánh giá thông qua sự gia tăng thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với các đối tác FTA, thâm hụt đã tăng 427% kể từ khi các hiệp định có hiệu lực. Lời rao hàng cũng không đề cập tới việc hầu hết các công nhân mất việc không được thực sự thuê lại trong các ngành xuất khẩu, mà được thuê trong các khu vực phi thương mại, tức là một mức cắt giảm lương còn lớn hơn ví dụ đã nêu ở trên.

98% nhà xuất khẩu Hoa Kỳ là doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs). 
[Ít doanh nghiệp xuất khẩu nhỏ có thể chịu đựng việc xuất khẩu chậm và suy giảm dưới FTA.] 

Chỉ có 3% số doanh nghiệp SMEs Hoa Kỳ xuất khẩu một mặt hàng sang một quốc gia nào đó. Trái lại, 38% số doanh nghiệp lớn Hoa Kỳ là các nhà xuất khẩu. Ngay cả khi FTA thực sự thành công trong việc thúc đẩy xuất khẩu, mặc dù dữ liệu của chính quyền cho thấy là không, xuất khẩu là lãnh địa của doanh nghiệp lớn, chứ không phải doanh nghiệp nhỏ. 

Các doanh nghiệp tương đối nhỏ thực sự đang xuất khẩu phải chịu đựng tình trạng sản lượng xuất khẩu đáng thất vọng hơn với FTA hơn là các doanh nghiệp lớn phải trải nghiệm. Doanh nghiệp nhỏ Hoa Kỳ đã chứng kiến xuất khẩu sang Hàn Quốc của họ suy giảm mạnh hơn so với các doanh nghiệp lớn dưới FTA với Hàn Quốc (14% so với 3%). Xuất khẩu sang Mexico và Canada theo Hiệp Định Thương Mại Tự Do Bắc Mỹ (NAFTA) của các doanh nghiệp nhỏ đã tăng trưởng chỉ bằng nửa các doanh nghiệp lớn. Thực sự là xuất khẩu của các doanh nghiệp nhỏ cho tất cả các nước không thuộc NAFTA đã vượt 50% so với tăng trưởng xuất khẩu của họ cho các đối tác NAFTA.

Trung Quốc muốn viết các quy định thương mại ở Châu Á. Trái lại, chúng ta phải viết ra các quy định. 
[Chúng ta không viết ra các quy định của TPP – các doanh nghiệp đa quốc gia làm điều đó. TPP sẽ làm tổn thương lợi ích quốc gia của chúng ta trong khi chẳng tác động đến ảnh hưởng của Trung Quốc, giống như FTA trong quá khứ.]

À đúng, chiến thuật của boogeyman. Khi lời rao hàng kinh tế cho FTA mới mâu thuẫn với kết quả mất việc làm, lương thấp và gia tăng thâm hụt thương mại của FTA hiện tại, các đề xuất FTA thường xuyên được chọn lựa để làm gia tăng nỗi sợ hãi rằng khi không có hiệp định mâu thuẫn đó, sự ảnh hưởng của đối thủ quốc tế sẽ tiếp tục tăng lên. Nhưng cần chú ý rằng thiết chế - hay phi thiết chế – của mọi hiệp định thương mại Hoa Kỳ được cho là sẽ tác động đến sự ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc mâu thuẫn với kết quả. Các đề xuất của NAFTA và hiệp định mở rộng NAFTA chỉ đơn giản cảnh báo rằng các hiệp định đó là cần thiết để ngăn chặn sự ảnh hưởng quốc tế gia tăng ở Châu Mỹ Latin. Nhưng trong 20 năm đầu của NAFTA, phần hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc của Mexico đã gia tăng từ 1 lên 6%, trong khi phần hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ giảm từ 69% xuống 49%. Từ năm 2000 đến 2011, thời kỳ mà các FTA của Hoa Kỳ với 8 nước Châu Mỹ Latin có hiệu lực, phần hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc của Châu Mỹ Latin đã tăng từ 1 lên 7%, trong khi phần của Hoa Kỳ giảm từ 25% xuống 16%. Tại sao chúng ta phải tin rằng các lời rao hàng lặp lại về một FTA khác sẽ kiểm soát được sự ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc? 

Nỗ lực tô vẽ TPP như một trận chiến giữa “quy định của chúng ta” và quy định của Trung Quốc thật ngớ ngẩn. “Chúng ta” không viết ra các quy định đó. Dự thảo nội dung của TPP được tiến hành sau những cánh cửa đóng kín, đảm bảo đặc quyền tiếp cận cho hơn 500 cố vấn thương mại chính thống Hoa Kỳ, 9 phần 10 trong số họ đại diện cho các doanh nghiệp. Chỉ có một ngạc nhiên nhỏ là các điều khoản bị tiết lộ của TPP bao gồm bảo hộ bản quyền mới cho các doanh nghiệp dược phẩm sẽ làm gia tăng chi phí chăm sóc sức khỏe, giới hạn các biện pháp tái điều tiết Phố Wall, việc phi điều tiết xuất khẩu khí đốt của Hoa Kỳ có thể dẫn đến sự gia tăng của giá năng lượng nội địa, tối đa hóa các điều khoản quyền sao chép có thể ngăn cản sáng tạo và giới hạn tự do Internet, các biện pháp bảo vệ nhà đầu tư mới khuyến khích ở nước ngoài. Chúc may mắn trong việc bán rao các lợi ích hàng đầu của Hoa Kỳ.

TPP là một hiệp định của thế kỷ 21 với các tiêu chuẩn mạnh mẽ về lao động và môi trường.
[Các báo cáo của chính quyền cho thấy những tiêu chuẩn này không hiệu quả] 

Sự liệt kê tán dương trong TPP các điều khoản về lao động và môi trường được lộ ra vào ngày 10 tháng 5 năm 2007 không có gì mới. Các điều khoản đó đã có trong các FTA hiện tại, nhưng không hiệu quả, theo các báo cáo mới đây của chính quyền. Một báo cáo của Cục Giải Trình chính quyền Hoa Kỳ công bố vào tháng 11 năm 2014 cho thấy quyền của người lao động bị vi phạm phổ biến tại 5 nước FTA được khảo sát, bất kể là họ có tham gia điều khoản lao động “ngày 10 tháng 5” trong FTA hay không. Về tiêu chuẩn môi trường, TPP sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp nước ngoài (như các công ty dầu mỏ/khí đốt) yêu cầu người đóng thuế bù đắp tổn thất trước các tòa hòa giải cho các biện pháp bảo vệ môi trường mới ở các quốc gia TPP (cụ thể là từ chối đề xuất về các đường ống xung đột).

Trái với các khẳng định mới đây về sự trái ngược, bằng chứng cho thấy không có tương quan giữa sự liệt kê các tiêu chuẩn “ngày 10 tháng 5” của FTA và tác động tới cán cân thương mại của chúng. Mặc dù FTA với Hàn Quốc, hình mẫu của Hoa Kỳ cho TPP, có các tiêu chuẩn “ngày 10 tháng 5”, thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với Hàn Quốc đã tăng hơn 70% trong 3 năm kể từ khi hiệp định được thông qua. Tỷ lệ thương mại-việc làm của chính quyền cho thấy Hoa Kỳ đã mất hơn 70.000 việc làm – đúng bằng con số mà chính quyền hứa hẹn sẽ thu được với hiệp định thương mại mới. 

Ben Beachy is Research Director of Public Citizen’s Global Trade Watch. (www.TradeWatch.org)

Monday, March 2, 2015

Đốt tiền

Bạn muốn biết giới siêu giàu đang đốt tiền vào những trò gì? Xin mời theo dõi bản dịch bài viết "Money to burn" của tác giả Sam Pizzigati. Bài viết được đăng trên tạp chí Coldtype số 94 phát hành tháng 3 năm 2015.

Đốt tiền

Một ngày gần đây, tất cả công việc của chúng ta sẽ liên quan đến việc giải trí cho giới siêu giàu? Hiện nay, viễn cảnh ấy có vẻ như không phải là điều ngớ ngẩn.

Như nhà báo Chanelle Tourish cho biết, “Người giàu dường như sẵn sàng trả bất cứ cái giá nào cho các dịch vụ và trải nghiệm nổi bật.”

Rất nhiều người đang đổ xô vào cung cấp các dịch vụ và trải nghiệm đó, Tourish, một phóng viên theo dõi sự giàu có ở chốn Dubai phồn hoa của Trung Đông, mới đây đã cho chúng ta thấy mức độ sáng tạo trong việc phục vụ người giàu hiện nay. 

Ví dụ vào tháng này ở Dubai, một khách sạn mạ vàng đưa đón khách – bằng máy bay trực thăng – từ một nhà hàng địa phương này tới một nhà hàng khác để tạo ra một buổi tối tinh tế và bữa tối trên không trung. Chỉ 5.000 dollar cho một đôi.

Một số người siêu giàu đặc biệt không thích ra khỏi thành phố. Những kẻ ở lỳ trong nhà này giờ có thể mang các ngôi sao giải trí của thành phố - hay ít nhất là các ngôi sao giải trí hàng đầu thế giới – đến nhà của họ. Với một cái giá phù hợp, các đại diện của Anh và Hoa Kỳ sẽ sắp xếp siêu sao đầu bếp hàng đầu thế giới tới phục vụ tiệc tối tại nhà bạn.

Giá phù hợp? Chúng có thể lên đến 65.000 dollar cho một bữa ăn.

Nhưng đồ ăn mới chỉ là một phần thôi. Bạn cũng cần âm nhạc để tổ chức một dạ hội đáng nhớ. Cũng chẳng phải là vấn đề khi bạn có tiền, rất nhiều tiền. Đại diện của các tài năng từ lâu đã không chỉ đặt xếp chỗ cho khách hàng của họ ở sân vận động hay các hộp đêm. Họ cũng đưa các tài năng đến biệt thự. Muốn một con ngựa giống như Ed Sheeran hát tại buổi liên hoan của bạn? Hãy tính số tiền khoảng từ 300.000 đến 500.000 dollar cho đặc quyền của bạn.

Hoặc bạn có thể làm theo cách tham vọng hơn. Bạn có thể đặt một siêu sao cho bữa tiệc cá nhân và thuê toàn bộ câu lạc bộ đêm cho bữa tiệc của bạn. Một câu lạc bộ ở Dubai thậm chí còn cung cấp dịch vụ người hầu cho máy bay trực thăng. Hãy cạnh tranh đi, Manhattan!

Một cuộc đời thật sự giàu có dĩ nhiên có nhiều thứ hơn những buổi tiệc. Ngày nay, người siêu giàu cũng có một khía cạnh nghiêm túc. Họ muốn mô tả cuộc đời mà họ đang dẫn dắt – và đảm bảo là phần còn lại trong số chúng ta hiểu rằng họ đã được mô tả mẫn cán ra sao. Một công ty có tên là My Special Book có thể có ích. Các chuyên gia trong dịch vụ toàn cầu này sẽ viết tiểu sử cho bạn. Quá trình sản sinh ra cuốn sách sẽ kéo dài từ 6 đến 10 tháng – chỉ tốn khoảng 150.000 dollar.

Nếu bạn thích sinh ra một đứa trẻ hơn là một quyển sách, đám đông phục vụ người giàu có một dịch vụ nhỏ đầy sáng tạo khác cho bạn. Một công ty Thụy Sĩ tên là Erfolgswelle, sẽ vui lòng nghiên cứu ra một cái tên độc đáo cho sản phẩm bổ sung vào nhân loại của bạn. Cái tên này được đảm bảo sẽ không thuộc về bất cứ ai trên trái đất, cần phải trả hơn 30.000 dollar cho một cái biệt danh của con bạn.

Bao nhiêu người có thể chi trả được cho những dịch vụ đó? Các nhà nghiên cứu tại Wealth-X và Sotheby’s International Realty đã ước tính có khoảng 211.275 người trên thế giới với tài sản cá nhân hơn 30 triệu dollar.

Những “những cá nhân có tài sản ròng cực lớn” – nhãn hiệu lịch sự của công nghiệp tài chính dành cho các trọc phú – có đặc trưng là giữ 30% tài sản dòng của họ trong nhà cửa, du thuyền và các tài sản cố định khác. Điều đó khiến cho nhiều tài sản lỏng chảy róc rách quanh tổng tài sản của họ, để thuê các diva và tính xem đặt tên con cái của họ là gì.

Chúng ta tự hỏi rằng những người siêu giàu đó có nghĩ tới hàng triệu người trên hành tinh đang không thể nuôi dưỡng được con cái một cách tử tế? 

Có lẽ là không thường xuyên. May mắn là chúng ta có những người khác trên hành tinh còn suy nghĩ về sự tương phản sắc nét giữa giới siêu giàu và những người khác – như những người của tổ chức từ thiện toàn cầu Oxfarm.

Những người tốt này đã triển khai một chiến dịch quốc tế có tên là Even It Up, tìm cách – thông qua các phương tiện như thuế đánh vào đầu cơ tài chính và tài sản – để chuyển một số đồng dollar hiện đang thuộc về thú vui đi máy bay trực thăng sang chi tiêu hữu ích hơn. Chi tiêu hữu ích hơn, tôi cho là, không có gì đặc biệt khó thấy.

Sam Pizzigati, an Institute for Policy Studies associate fellow, edits the inequality weekly Too Much at http://toomuch.org His latest book is “The Rich Don’t Always Win: The Forgotten Triumph over Plutocracy that Created the American Middle Class”.

Thursday, February 26, 2015

Giết hại nhà báo - họ và chúng ta

Xin giới thiệu với bạn đọc bản dịch bài viết "Murdering Journalists - Them and Us" của tác giả William Blum đăng trên tạp chí Coldtype số 93 tháng 2 năm 2015, trang 76. Không chỉ đề cập đến việc Hoa Kỳ đã sát hại nhiều nhà báo trong các cuộc chiến của họ, tác giả còn bình luận về sự thay đổi hệ tư tưởng của một lớp người Mỹ dưới tác động của cuộc chiến tranh Việt Nam, chính sách phá hoại Cuba của Hoa Kỳ.

Giết hại nhà báo – họ và chúng ta

Sau sự kiện ở Paris, sự lên án đối với cuồng tín tôn giáo đạt tới đỉnh điểm. Tôi cho rằng thậm chí là ảo tưởng tiến bộ nhỏ nhoi đối với những kẻ thánh chiến, nhét vào đầu họ vài ý nghĩ về trí thức, châm biếm, hài hước, tự do ngôn luận. Trên hết, chúng ta đang nói về những thanh niên nổi dậy ở Pháp, không phải ở Arab Saudi.

Đâu là điểm xuất phát của chủ nghĩa Hồi Giáo chính thống trong thời hiện đại? Đa số chúng – được huấn luyện, vũ trang, tài trợ, tẩy não – đến từ Afghanistan, Iraq, Lybia và Syria. Trong những thời kỳ khác nhau từ những năm 1970 cho tới nay, bốn quốc gia đó đã từng là các quốc gia phúc lợi, thế tục, hiện đại, có giáo dục nhất ở khu vực Trung Đông. Điều gì đã xảy ra với những quốc gia phúc lợi, thế tục, hiện đại và có giáo dục đó?

Vào những năm 1980, Hoa Kỳ lật đổ chính quyền Afghanistan tiến bộ và có đầy đủ quyền cho phụ nữ, tin vào điều đó hay không, thì hệ quả là Taliban xuất hiện và giành được quyền lực.

Vào những năm 2000, Hoa Kỳ lật đổ chính quyền Iraq, phá hủy không chỉ nhà nước thế tục mà còn là nhà nước văn minh, để lại một nhà nước thất bại.

Vào năm 2011, Hoa Kỳ và cỗ máy quân sự NATO của họ lật đổ chính quyền Muammar Gaddafi của Lybia, để lại phía sau một nhà nước phi luật pháp, với hàng trăm phần tử thánh chiến và hàng tấn vũ khí khắp Trung Đông.

Trong vài năm qua, Hoa Kỳ đã tham gia vào việc lật đổ chính quyền thế tục Bashar al-Assad của Syria. Điều đó cùng với việc chiếm đóng Iraq của Hoa Kỳ đã châm ngòi cho sự bùng phát của chiến tranh Sunni-Shia, dẫn đến sự hình thành của Nhà Nước Hồi Giáo với trò chặt đầu và những trò hấp dẫn khác của họ.

Mặc dù vậy, bất chấp tất cả, thế giới được tạo ra an toàn đối với chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa bài cộng sản, dầu mỏ, Israel và những kẻ thánh chiến. Chúa thật vĩ đại!

Khởi đầu với Chiến Tranh Lạnh, những cuộc can thiệp đã nêu diễn ra trong suốt 70 năm chính sách đối ngoại Hoa Kỳ, nếu không có chúng – như nhà văn người Nga/Mỹ Andre Vltchek đã quan sát – “hầu hết các quốc gia Hồi Giáo, trong đó có Iran, Ai Cập và Indonesia, hiện giờ sẽ hoàn toàn giống như các nước xã hội chủ nghĩa, dưới quyền một nhóm lãnh đạo rất ôn hòa và thế tục.” Thậm chí ngay cả Arab Saudi cực đoan – nếu không có sự bảo hộ của Washington – thì có lẽ mọi thứ sẽ rất khác biệt.

Vào ngày 11 tháng 1, Paris là địa điểm diễn ra Tuần Hành Đoàn Kết Quốc Tế để vinh danh tạp chí Charlie Heddo, nơi có những nhà báo đã bị kẻ khủng bố ám sát. Cuộc tuần hành có chút ấn tượng nhưng cũng phơi bày sự đạo đức giả của Phương Tây, với kênh truyền hình Pháp và đám đông đại diện tán tụng bất tận sự trả thù của thế giới NATO cho nhà báo và tự do ngôn luận; một biển biểu ngữ tuyên bố Je suis Charlie … Nous Sommes Tous Charlie; và một cây bút chì khổng lồ đầy huênh hoang, nếu như nó là bút chì – chứ không phải là bom, xâm lược, lật đổ, tra tấn và tấn công bằng máy bay không người lái – được Phương Tây lựa chọn làm vũ khí ở Trung Đông suốt thế kỷ qua. 

Không có mảy may đề cập nào đến sự thật là quân đội Hoa Kỳ, trong chuỗi chiến tranh của họ suốt những thập kỷ qua ở Trung Đông và những nơi khác, phải chịu trách nhiệm về cái chết của hàng tá nhà báo. Một trong số các sự kiện xảy ra ở Iraq, hãy xem đoạn video năm 2007 của Wikileak về vụ sát hại máu lạnh hai nhà báo của hàng Reuters; vào năm 2003, tên lửa không đối đất của Hoa Kỳ bắn vào văn phòng của Al Jazeera ở Baghdad khiến cho ba nhà báo bị chết và bốn người khác bị thương; Hoa Kỳ bắn vào khách sạn Palestine ở Baghdad trong cùng năm đó khiến hai nhà quay phim ngoại quốc thiệt mạng.

Hơn thế nữa, vào ngày 8 tháng 10 năm 2001, ngày thứ hai trong cuộc ném bom Afghanistan, trạm chuyển tiếp sóng phát thanh Shari của chính quyền Taliban bị ném bom và ngay sau đó Hoa Kỳ ném bom khoảng 20 trạm phát thanh địa phương. Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Rumsfeld biện minh cho việc tấn công những cơ sở đó: “Dĩ nhiên, chúng không thể được coi là các cơ sở truyền thông tự do. Chúng là cơ quan phát ngôn của Taliban và những kẻ chứa chấp khủng bố.” 

Ở Nam Tư vào năm 1999, trong chiến dịch ném bom kéo dài 78 ngày tai tiếng tại một quốc gia không tạo thành bất cứ mối đe dọa nào đối với Hoa Kỳ hay bất cứ quốc gia nào khác, đài truyền hình phát thanh nhà nước Serbia (RTS) là mục tiêu tấn công vì họ đưa những tin tức mà Hoa Kỳ và NATO không thích (như sự kinh khủng mà những trận ném bom tạo ra). Bom đã tước đoạt sinh mạng của nhiều nhân viên nhà đài, hai chân của một người sống sót đã bị cắt bỏ để có thể đưa anh ta ra khỏi đống đổ nát.

Tôi trình bày ở đây một số quan điểm về Charlie Heddo mà một người bạn ở Paris gửi cho tôi, người này có mối quan hệ gần gũi lâu dài với xuất bản và nhân viên trong ngành: 

“Về chính sách đối ngoại thì Charlie Heddo theo hướng tân bảo thủ. Họ ủng hộ mọi sự can thiệp của NATO từ thời Nam Tư tới nay. Họ bài Hồi Giáo, bài Hamas (hay bất cứ tổ chức Palestine nào), bài Nga, bài Cuba (với một họa sĩ truyện tranh là ngoại lệ), bài Hugo Chavez, bài Iran, bài Syria, ủng hộ Pussy Riot, ủng hộ Kiev … Tôi có cần tiếp tục không?” 
“Thật lạ lùng, tạp chí này lại được coi là ‘cánh tả’. Sự phức tạp đối với tôi là phê phán họ vào lúc này bởi vì họ không phải là ‘người xấu’, họ chỉ là một nhóm các họa sĩ truyện tranh, đúng vậy, những trí thức tự do không hề có bất cứ kế hoạch đặc biệt nào và là những người không liên quan tới các dạng ‘cải huấn’ – chính trị, tôn giáo hay bất cứ thứ gì; chỉ là vui vẻ và cố gắng bán một tạp chí ‘lật đổ’ (với sự ngoại lệ đáng chú ý là cựu biên tập viên Philippe Val, người mà tôi cho là tân bảo thủ từ trong trứng).”

Ngu xuẩn và ngu xuẩn hơn

Có ai còn nhớ Arseniy Yatsenuk? Cái người Ukraina được quan chức Hoa Kỳ sử dụng vào đầu năm 2014 và sắp đặt làm thủ tướng, để ông ta có thể dẫn dắt Lực Lượng của Cái Tốt của Ukraina chống lại Nga trong Cuộc Chiến Tranh Lạnh mới?

Trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Đức vào ngày 7 tháng 1 năm 2015, Yatsenuk đã nói như sau: “Tất cả chúng ta đều nhớ rõ cuộc xâm lược của Soviet đối với Ukraina và Đức. Chúng ta sẽ không cho phép điều đó, không ai có quyền viết lại kết quả của Chiến Tranh Thế Giới thứ II.” Lực Lượng của Cái Tốt của Ukraina, các bạn hãy nhớ kỹ rằng, cũng bao gồm một số những kẻ tân Phát xít tại các vị trí cao cấp của chính quyền và nhiều trong số đó đang tham gia vào cuộc chiến chống lại người Ukraina thân Nga ở miền đông-nam của đất nước. Vào tháng 6 năm ngoái, Yatsenuk gọi những người thân Nga là “hạ cấp”, tương đương với khái niệm “người hạ đẳng” của phát xít. 

Thế nên lần tới mà bạn lắc đầu trước những bình luận ngớ ngẩn của quan chức chính quyền Hoa Kỳ, hãy nhớ rằng các quan chức cấp cao Hoa Kỳ không nhất thiết phải là những kẻ ngu ngốc nhất, ngoại trừ việc họ lựa chọn đối tác xứng đáng cho đế chế.

Kiểu mít tinh ở Paris vào tháng này để lên án hành động khủng bố của những kẻ thánh chiến cũng được dùng để lên án nạn nhân của vụ Odessa ở Ukraina vào tháng 5 năm ngoái. Cùng một kiểu tân phát xít đã nêu trên, diễu hành loanh quanh với biểu tượng giống như chữ thập ngoặc, kêu gào giết người Nga, giết cộng sản và giết Do Thái, đốt tòa nhà công đoàn ở Odessa, giết hại nhiều người và khiến hàng trăm người phải vào viện; nhiều nạn nhân bị đánh đập hay bắn khi họ cố gắng thoát khỏi lửa và khói; xe cứu thương bị ngăn cản tiếp cận những người bị thương. Nếu bạn cố gắng tìm kiếm một đơn vị truyền thông chính thống Hoa Kỳ đưa tin có một chút nghiêm túc về sự kiện kinh hoàng đó thì bạn phải tới trạm truyền thông Nga ở Washington, DC, RT.com, tìm kiếm từ khóa “vụ hỏa hoạn Odessa” để có bài tường thuật, hình ảnh và phim, cũng như xem bài đăng trên Wikipedia về vụ đụng độ ở Odessa vào ngày 2 tháng 5. 

Nếu người Mỹ bị buộc phải xem, nghe và đọc mọi câu chuyện về hành vi của tân phát xít ở Ukraina những năm gần đây, tôi nghĩ rằng họ sẽ ngạc nhiên tại sao chính quyền của họ lại liên minh thân thiết với những người đó. Hoa Kỳ có thể ở cùng phe với những người đó để tiến hành chiến tranh chống Nga. 

Một vài suy nghĩ về hệ tư tưởng 

Norman Finkelstein, một nhà phê bình Israel dữ dội người Mỹ, mới được Paul Jay phỏng vấn trên Mạng Lưới Tin Tức Trung Thực. Finkelstein kể về việc ông trở thành người theo chủ nghĩa Mao thời trẻ và bị phá hủy vì sự phơi bày và sự sụp đổ của Bè Lũ Bốn Tên vào năm 1976 ở Trung Quốc. “Điều đó xuất hiện chỉ dường như là quá nhiều tham nhũng. Những người mà chúng tôi nghĩ rằng họ tuyệt đối không vị kỷ thực ra lại rất vị kỷ. Điều đó đã rõ ràng. Vụ lật đổ Bè Lũ Bốn Tên đã nhận được sự ủng hộ lớn của dân chúng.”

Nhiều người theo chủ nghĩa Mao khác đã bị chia rẽ bởi sự kiện đó. “Mọi thứ bị lật đổ trong một đêm, toàn bộ hệ thống kiểu Mao, những người mà chúng ta cho [là] người xã hội chủ nghĩa mới, họ đều được tin rằng đã tự phấn đấu, tự đấu tranh. Sau một đêm tất cả bị đảo lộn.”

“Anh biết không, nhiều người nghĩ rằng McCarthy đã phá hủy Đảng Cộng Sản,” Finkelstein tiếp tục. “Đó hoàn toàn không phải là sự thật. Anh biết không, khi anh là một người cộng sản thời đó, anh có sức mạnh nội tại chống lại chủ nghĩa McCarthy, bởi vì đó là chính nghĩa. Thứ đã phá hủy Đảng Cộng Sản là bài phát biểu của Khrushchev,” đề cập tới việc thủ tướng Nikita Khrushchev của Soviet vào năm 1956 đã phơi bày các tội ác của Joseph Stalin.

Mặc dù khi đó tôi đã đủ trưởng thành và đủ quan tâm để bị ảnh hưởng bởi cuộc cách mạng Trung Quốc và Nga, tôi đã không bị ảnh hưởng. Tôi vẫn là người ca tụng chủ nghĩa tư bản và là một người chống cộng rất trung thành. Cuộc chiến tranh Việt Nam mới là Bè Lũ Bốn Tên và Nikita Khrushchev của tôi. Vào một ngày sau những ngày của năm 1964 và đầu năm 1965, tôi theo dõi tin tức cẩn thận, thu thập các thống kê hàng ngày về hỏa lực của Hoa Kỳ, các loại bom và số lượng xác chết. Tôi tràn đầy tự hào yêu nước về sức mạnh khổng lồ đang vẽ lại lịch sử của chúng tôi. Những từ ngữ như của Winston Churchill, về việc Hoa Kỳ tham gia vào Chiến Tranh Thế Giới thứ II, lại dễ dàng đi vào đầu óc – “Nước Anh sẽ sống, Vương Quốc Anh sẽ sống; khối thịnh vượng chung của các quốc gia sẽ sống.” Sau đó một ngày, tôi bị đánh bại đột ngột và không thể cắt nghĩa được. Ở những ngôi làng với cái tên xa lạ có người dân bị ném bom, mọi người bỏ chạy hoàn toàn vô vọng trước sự trừng phạt của khẩu súng máy mà chúa cũng phải khiếp sợ.

Kịch bản đó được tiếp diễn. Các bản tin vẫn hướng tôi vào sự tự hài lòng đúng đắn rằng chúng ta đang dạy cho những gã cộng sản khốn kiếp thấy là họ không thể thoát khỏi những thứ mà chúng ta muốn có. Khoảnh khắc tiếp theo, làn sóng ghê tởm đã nhấn chìm lòng tự hào về mọi thứ trong tôi. Thực ra, sự kinh tởm đã dìm chết qua lòng tự hào yêu nước, không bao giờ quay trở lại nơi mà tôi từng ở đó; nhưng khiến tôi cảm thấy sự vô vọng của chính sách đối ngoại Hoa Kỳ hết lần này đến lần khác, hết thập kỷ này qua thập kỷ khác.

Bộ não của con người là một cơ quan kỳ diệu. Nó hoạt động 24h một ngày, 7 ngày một tuần, và 52 tuần một năm, từ trước khi bạn rời khỏi bụng mẹ, cho đến ngày bạn bị nhiễm chủ nghĩa quốc gia. Ngày đó có thể đến rất sớm. Dòng tiêu đề mới đây trên tờ Washington Post: “Ở Hoa Kỳ, việc tẩy não bắt đầu ở nhà trẻ.”

Ôi, sự nhầm lẫn của tôi! Tiêu đề thực tế là: “Ở Bắc Triều Tiên, việc tẩy não bắt đầu ở nhà trẻ.”

Hãy để Cuba sống! Danh sách ma quỷ về những điều Hoa Kỳ đã làm với Cuba

Vào ngày 31 tháng 5 năm 1999, một vụ kiện trị giá 181 tỷ dollar về thiệt mạng oan ức, thương tích cá nhân và thiệt hại kinh tế chống lại Hoa Kỳ được khởi sự ở tòa án Havana. Sau đó vụ kiện cũng được tiến hành với Liên Hiệp Quốc. Kể từ khi đó, định mệnh của nó là một điều bí ẩn. 

Vụ kiện bao gồm 40 năm kể từ cuộc cách mạng năm 1959 của quốc gia và mô tả, với các chi tiết chắc chắn, các hành động xâm lược Cuba của Hoa Kỳ; cụ thể, thường xuyên có tên, ngày tháng và các tình huống đặc biệt, mỗi người được nhắc đến đều bị giết hại hoặc bị thương nặng. Trên hết, 3.478 người bị giết hại và 2.099 người khác bị thương nặng. (Con số này không bao gồm nhiều nạn nhân gián tiếp của việc Washington phong tỏa và gây áp lực kinh tế)

Vụ kiện, theo khái niệm pháp lý, rất dễ bị chìm xuồng. Vụ kiện về thiệt mạng vô cớ của các cá nhân, theo mệnh lệnh của những người sống sót và thương tích cá nhân của những người sống sót sau các thương tích nghiêm trọng. Không có vụ tấn công thất bại nào của Hoa Kỳ là phù hợp, do đó không có lời khai liên quan đến hàng trăm âm mưu ám sát thất bại đối với Chủ tịch Cuba Fidel Castro và các quan chức cao cấp khác, hay thậm chí là các vụ đánh bom mà không có ai bị chết hay bị thương. Thiệt hại về mùa màng, gia súc, hay kinh tế Cuba nói chung đã bị loại trừ, không có lời khai về việc đưa cúm lợn hay mốc thuốc lá vào hòn đảo này.

Mặc dù vậy, những bề ngoài của những cuộc chiến tranh sinh học và hóa học của Hoa Kỳ chống lại Cuba liên quan đến nạn nhân được mô tả chi tiết, rất đáng chú ý là vệc phát tán bệnh sốt xuất huyết vào năm 1981, trong thời kỳ đó có khoảng 340.000 người đã bị nhiễm bệnh và 116.000 phải nhập viện; đó là chuyện xảy ra ở quốc gia chưa từng trải qua một trường hợp dịch bệnh nào trước đó. Cuối cùng, 158 người, trong đó có 101 trẻ em, đã chết. Chỉ có 158 trong số 116.000 người nhập viện đã chết là lời khai về khu vực y tế công cộng đáng chú ý của Cuba.

Đơn kiện mô tả chiến dịch tấn công hàng không và hàng hải chống lại Cuba diễn ra vào tháng 10 năm 1959, khi tổng thống Hoa Kỳ Dwight Eisenhower chấp thuận một chương trình bao gồm ném bom các nhà máy đường, đốt cháy các cánh đồng mía, tấn công bằng súng vào Havana, thậm chí là cả các tàu hỏa chở hành khách.

Một phần khác của đơn kiện mô tả các nhóm khủng bố có vũ trang los banditos, những kẻ đã tàn phá hòn đảo trong 5 năm, từ năm 1960 đến năm 1965, khi nhóm cuối cùng bị bao vây và đánh bại. Những băng nhóm đó khủng bố những nông dân nhỏ, tra tấn và giết hại những người bị coi là (thường không đúng) người ủng hộ tích cực của cuộc cách mạng; đàn ông, đàn bà và trẻ em. Nhiều giáo viên tình nguyện viên trẻ của chiến dịch xóa mù chữ cũng là nạn nhân của những kẻ thủ ác đó.

Dĩ nhiên là cả vụ xâm lược tai tiếng Vịnh Con Lợn vào tháng 4 năm 1961. Mặc dù toàn bộ sự kiện chỉ diễn ra trong vòng chưa đầy 72 giờ, 176 người Cuba bị giết và 300 người nữa bị thương, 50 người trong số họ bị tàn tật vĩnh viễn.

Đơn kiện cũng mô tả cuộc chiến trừng phạt và khủng bố bất tận bao gồm đánh bom tàu bè và máy bay cũng như cửa hàng và văn phòng. Ví dụ kinh khủng nhất về sự trừng phạt dĩ nhiên là vụ đánh bom máy bay của Cuba trên bầu trời Barbados vào năm 1976 khiến cho 73 hành khách thiệt mạng. Những vụ giết hại các nhà ngoại giao và quan chức Cuba diễn ra khắp thế giới, trong đó có một vụ xảy ra trên đường phố New York vào năm 1980. Chiến dịch này tiếp diễn vào những năm 1990, với những vụ sát hại cảnh sát, binh lính và thủy thủ vào năm 1992 và 1994, chiến dịch đánh bom khách sạn vào năm 1997 khiến một người nước ngoài thiệt mạng, một chiến dịch nhằm mục đích đe dọa khách du lịch và dẫn đến việc sĩ quan tình báo Cuba được gửi tới Hoa Kỳ để ngăn chặn các vụ đánh bom; từ hàng ngũ của họ xuất hiện Nhóm Năm Cuba.

Ngoài những chuyện kể trên còn có thể nhắc tới nhiều hoạt động tống tiền, bạo lực và trừng phạt do Hoa Kỳ và các nhân viên của chính quyền thực hiện trong 16 năm kể từ khi vụ kiện bắt đầu. Sự tổn thương sâu sắc và thiệt hại mà người dân Cuba phải gánh chịu có thể coi như một vụ 11 tháng 9 của hòn đảo.