Thursday, February 26, 2015

Giết hại nhà báo - họ và chúng ta

Xin giới thiệu với bạn đọc bản dịch bài viết "Murdering Journalists - Them and Us" của tác giả William Blum đăng trên tạp chí Coldtype số 93 tháng 2 năm 2015, trang 76. Không chỉ đề cập đến việc Hoa Kỳ đã sát hại nhiều nhà báo trong các cuộc chiến của họ, tác giả còn bình luận về sự thay đổi hệ tư tưởng của một lớp người Mỹ dưới tác động của cuộc chiến tranh Việt Nam, chính sách phá hoại Cuba của Hoa Kỳ.

Giết hại nhà báo – họ và chúng ta

Sau sự kiện ở Paris, sự lên án đối với cuồng tín tôn giáo đạt tới đỉnh điểm. Tôi cho rằng thậm chí là ảo tưởng tiến bộ nhỏ nhoi đối với những kẻ thánh chiến, nhét vào đầu họ vài ý nghĩ về trí thức, châm biếm, hài hước, tự do ngôn luận. Trên hết, chúng ta đang nói về những thanh niên nổi dậy ở Pháp, không phải ở Arab Saudi.

Đâu là điểm xuất phát của chủ nghĩa Hồi Giáo chính thống trong thời hiện đại? Đa số chúng – được huấn luyện, vũ trang, tài trợ, tẩy não – đến từ Afghanistan, Iraq, Lybia và Syria. Trong những thời kỳ khác nhau từ những năm 1970 cho tới nay, bốn quốc gia đó đã từng là các quốc gia phúc lợi, thế tục, hiện đại, có giáo dục nhất ở khu vực Trung Đông. Điều gì đã xảy ra với những quốc gia phúc lợi, thế tục, hiện đại và có giáo dục đó?

Vào những năm 1980, Hoa Kỳ lật đổ chính quyền Afghanistan tiến bộ và có đầy đủ quyền cho phụ nữ, tin vào điều đó hay không, thì hệ quả là Taliban xuất hiện và giành được quyền lực.

Vào những năm 2000, Hoa Kỳ lật đổ chính quyền Iraq, phá hủy không chỉ nhà nước thế tục mà còn là nhà nước văn minh, để lại một nhà nước thất bại.

Vào năm 2011, Hoa Kỳ và cỗ máy quân sự NATO của họ lật đổ chính quyền Muammar Gaddafi của Lybia, để lại phía sau một nhà nước phi luật pháp, với hàng trăm phần tử thánh chiến và hàng tấn vũ khí khắp Trung Đông.

Trong vài năm qua, Hoa Kỳ đã tham gia vào việc lật đổ chính quyền thế tục Bashar al-Assad của Syria. Điều đó cùng với việc chiếm đóng Iraq của Hoa Kỳ đã châm ngòi cho sự bùng phát của chiến tranh Sunni-Shia, dẫn đến sự hình thành của Nhà Nước Hồi Giáo với trò chặt đầu và những trò hấp dẫn khác của họ.

Mặc dù vậy, bất chấp tất cả, thế giới được tạo ra an toàn đối với chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa bài cộng sản, dầu mỏ, Israel và những kẻ thánh chiến. Chúa thật vĩ đại!

Khởi đầu với Chiến Tranh Lạnh, những cuộc can thiệp đã nêu diễn ra trong suốt 70 năm chính sách đối ngoại Hoa Kỳ, nếu không có chúng – như nhà văn người Nga/Mỹ Andre Vltchek đã quan sát – “hầu hết các quốc gia Hồi Giáo, trong đó có Iran, Ai Cập và Indonesia, hiện giờ sẽ hoàn toàn giống như các nước xã hội chủ nghĩa, dưới quyền một nhóm lãnh đạo rất ôn hòa và thế tục.” Thậm chí ngay cả Arab Saudi cực đoan – nếu không có sự bảo hộ của Washington – thì có lẽ mọi thứ sẽ rất khác biệt.

Vào ngày 11 tháng 1, Paris là địa điểm diễn ra Tuần Hành Đoàn Kết Quốc Tế để vinh danh tạp chí Charlie Heddo, nơi có những nhà báo đã bị kẻ khủng bố ám sát. Cuộc tuần hành có chút ấn tượng nhưng cũng phơi bày sự đạo đức giả của Phương Tây, với kênh truyền hình Pháp và đám đông đại diện tán tụng bất tận sự trả thù của thế giới NATO cho nhà báo và tự do ngôn luận; một biển biểu ngữ tuyên bố Je suis Charlie … Nous Sommes Tous Charlie; và một cây bút chì khổng lồ đầy huênh hoang, nếu như nó là bút chì – chứ không phải là bom, xâm lược, lật đổ, tra tấn và tấn công bằng máy bay không người lái – được Phương Tây lựa chọn làm vũ khí ở Trung Đông suốt thế kỷ qua. 

Không có mảy may đề cập nào đến sự thật là quân đội Hoa Kỳ, trong chuỗi chiến tranh của họ suốt những thập kỷ qua ở Trung Đông và những nơi khác, phải chịu trách nhiệm về cái chết của hàng tá nhà báo. Một trong số các sự kiện xảy ra ở Iraq, hãy xem đoạn video năm 2007 của Wikileak về vụ sát hại máu lạnh hai nhà báo của hàng Reuters; vào năm 2003, tên lửa không đối đất của Hoa Kỳ bắn vào văn phòng của Al Jazeera ở Baghdad khiến cho ba nhà báo bị chết và bốn người khác bị thương; Hoa Kỳ bắn vào khách sạn Palestine ở Baghdad trong cùng năm đó khiến hai nhà quay phim ngoại quốc thiệt mạng.

Hơn thế nữa, vào ngày 8 tháng 10 năm 2001, ngày thứ hai trong cuộc ném bom Afghanistan, trạm chuyển tiếp sóng phát thanh Shari của chính quyền Taliban bị ném bom và ngay sau đó Hoa Kỳ ném bom khoảng 20 trạm phát thanh địa phương. Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Rumsfeld biện minh cho việc tấn công những cơ sở đó: “Dĩ nhiên, chúng không thể được coi là các cơ sở truyền thông tự do. Chúng là cơ quan phát ngôn của Taliban và những kẻ chứa chấp khủng bố.” 

Ở Nam Tư vào năm 1999, trong chiến dịch ném bom kéo dài 78 ngày tai tiếng tại một quốc gia không tạo thành bất cứ mối đe dọa nào đối với Hoa Kỳ hay bất cứ quốc gia nào khác, đài truyền hình phát thanh nhà nước Serbia (RTS) là mục tiêu tấn công vì họ đưa những tin tức mà Hoa Kỳ và NATO không thích (như sự kinh khủng mà những trận ném bom tạo ra). Bom đã tước đoạt sinh mạng của nhiều nhân viên nhà đài, hai chân của một người sống sót đã bị cắt bỏ để có thể đưa anh ta ra khỏi đống đổ nát.

Tôi trình bày ở đây một số quan điểm về Charlie Heddo mà một người bạn ở Paris gửi cho tôi, người này có mối quan hệ gần gũi lâu dài với xuất bản và nhân viên trong ngành: 

“Về chính sách đối ngoại thì Charlie Heddo theo hướng tân bảo thủ. Họ ủng hộ mọi sự can thiệp của NATO từ thời Nam Tư tới nay. Họ bài Hồi Giáo, bài Hamas (hay bất cứ tổ chức Palestine nào), bài Nga, bài Cuba (với một họa sĩ truyện tranh là ngoại lệ), bài Hugo Chavez, bài Iran, bài Syria, ủng hộ Pussy Riot, ủng hộ Kiev … Tôi có cần tiếp tục không?” 
“Thật lạ lùng, tạp chí này lại được coi là ‘cánh tả’. Sự phức tạp đối với tôi là phê phán họ vào lúc này bởi vì họ không phải là ‘người xấu’, họ chỉ là một nhóm các họa sĩ truyện tranh, đúng vậy, những trí thức tự do không hề có bất cứ kế hoạch đặc biệt nào và là những người không liên quan tới các dạng ‘cải huấn’ – chính trị, tôn giáo hay bất cứ thứ gì; chỉ là vui vẻ và cố gắng bán một tạp chí ‘lật đổ’ (với sự ngoại lệ đáng chú ý là cựu biên tập viên Philippe Val, người mà tôi cho là tân bảo thủ từ trong trứng).”

Ngu xuẩn và ngu xuẩn hơn

Có ai còn nhớ Arseniy Yatsenuk? Cái người Ukraina được quan chức Hoa Kỳ sử dụng vào đầu năm 2014 và sắp đặt làm thủ tướng, để ông ta có thể dẫn dắt Lực Lượng của Cái Tốt của Ukraina chống lại Nga trong Cuộc Chiến Tranh Lạnh mới?

Trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Đức vào ngày 7 tháng 1 năm 2015, Yatsenuk đã nói như sau: “Tất cả chúng ta đều nhớ rõ cuộc xâm lược của Soviet đối với Ukraina và Đức. Chúng ta sẽ không cho phép điều đó, không ai có quyền viết lại kết quả của Chiến Tranh Thế Giới thứ II.” Lực Lượng của Cái Tốt của Ukraina, các bạn hãy nhớ kỹ rằng, cũng bao gồm một số những kẻ tân Phát xít tại các vị trí cao cấp của chính quyền và nhiều trong số đó đang tham gia vào cuộc chiến chống lại người Ukraina thân Nga ở miền đông-nam của đất nước. Vào tháng 6 năm ngoái, Yatsenuk gọi những người thân Nga là “hạ cấp”, tương đương với khái niệm “người hạ đẳng” của phát xít. 

Thế nên lần tới mà bạn lắc đầu trước những bình luận ngớ ngẩn của quan chức chính quyền Hoa Kỳ, hãy nhớ rằng các quan chức cấp cao Hoa Kỳ không nhất thiết phải là những kẻ ngu ngốc nhất, ngoại trừ việc họ lựa chọn đối tác xứng đáng cho đế chế.

Kiểu mít tinh ở Paris vào tháng này để lên án hành động khủng bố của những kẻ thánh chiến cũng được dùng để lên án nạn nhân của vụ Odessa ở Ukraina vào tháng 5 năm ngoái. Cùng một kiểu tân phát xít đã nêu trên, diễu hành loanh quanh với biểu tượng giống như chữ thập ngoặc, kêu gào giết người Nga, giết cộng sản và giết Do Thái, đốt tòa nhà công đoàn ở Odessa, giết hại nhiều người và khiến hàng trăm người phải vào viện; nhiều nạn nhân bị đánh đập hay bắn khi họ cố gắng thoát khỏi lửa và khói; xe cứu thương bị ngăn cản tiếp cận những người bị thương. Nếu bạn cố gắng tìm kiếm một đơn vị truyền thông chính thống Hoa Kỳ đưa tin có một chút nghiêm túc về sự kiện kinh hoàng đó thì bạn phải tới trạm truyền thông Nga ở Washington, DC, RT.com, tìm kiếm từ khóa “vụ hỏa hoạn Odessa” để có bài tường thuật, hình ảnh và phim, cũng như xem bài đăng trên Wikipedia về vụ đụng độ ở Odessa vào ngày 2 tháng 5. 

Nếu người Mỹ bị buộc phải xem, nghe và đọc mọi câu chuyện về hành vi của tân phát xít ở Ukraina những năm gần đây, tôi nghĩ rằng họ sẽ ngạc nhiên tại sao chính quyền của họ lại liên minh thân thiết với những người đó. Hoa Kỳ có thể ở cùng phe với những người đó để tiến hành chiến tranh chống Nga. 

Một vài suy nghĩ về hệ tư tưởng 

Norman Finkelstein, một nhà phê bình Israel dữ dội người Mỹ, mới được Paul Jay phỏng vấn trên Mạng Lưới Tin Tức Trung Thực. Finkelstein kể về việc ông trở thành người theo chủ nghĩa Mao thời trẻ và bị phá hủy vì sự phơi bày và sự sụp đổ của Bè Lũ Bốn Tên vào năm 1976 ở Trung Quốc. “Điều đó xuất hiện chỉ dường như là quá nhiều tham nhũng. Những người mà chúng tôi nghĩ rằng họ tuyệt đối không vị kỷ thực ra lại rất vị kỷ. Điều đó đã rõ ràng. Vụ lật đổ Bè Lũ Bốn Tên đã nhận được sự ủng hộ lớn của dân chúng.”

Nhiều người theo chủ nghĩa Mao khác đã bị chia rẽ bởi sự kiện đó. “Mọi thứ bị lật đổ trong một đêm, toàn bộ hệ thống kiểu Mao, những người mà chúng ta cho [là] người xã hội chủ nghĩa mới, họ đều được tin rằng đã tự phấn đấu, tự đấu tranh. Sau một đêm tất cả bị đảo lộn.”

“Anh biết không, nhiều người nghĩ rằng McCarthy đã phá hủy Đảng Cộng Sản,” Finkelstein tiếp tục. “Đó hoàn toàn không phải là sự thật. Anh biết không, khi anh là một người cộng sản thời đó, anh có sức mạnh nội tại chống lại chủ nghĩa McCarthy, bởi vì đó là chính nghĩa. Thứ đã phá hủy Đảng Cộng Sản là bài phát biểu của Khrushchev,” đề cập tới việc thủ tướng Nikita Khrushchev của Soviet vào năm 1956 đã phơi bày các tội ác của Joseph Stalin.

Mặc dù khi đó tôi đã đủ trưởng thành và đủ quan tâm để bị ảnh hưởng bởi cuộc cách mạng Trung Quốc và Nga, tôi đã không bị ảnh hưởng. Tôi vẫn là người ca tụng chủ nghĩa tư bản và là một người chống cộng rất trung thành. Cuộc chiến tranh Việt Nam mới là Bè Lũ Bốn Tên và Nikita Khrushchev của tôi. Vào một ngày sau những ngày của năm 1964 và đầu năm 1965, tôi theo dõi tin tức cẩn thận, thu thập các thống kê hàng ngày về hỏa lực của Hoa Kỳ, các loại bom và số lượng xác chết. Tôi tràn đầy tự hào yêu nước về sức mạnh khổng lồ đang vẽ lại lịch sử của chúng tôi. Những từ ngữ như của Winston Churchill, về việc Hoa Kỳ tham gia vào Chiến Tranh Thế Giới thứ II, lại dễ dàng đi vào đầu óc – “Nước Anh sẽ sống, Vương Quốc Anh sẽ sống; khối thịnh vượng chung của các quốc gia sẽ sống.” Sau đó một ngày, tôi bị đánh bại đột ngột và không thể cắt nghĩa được. Ở những ngôi làng với cái tên xa lạ có người dân bị ném bom, mọi người bỏ chạy hoàn toàn vô vọng trước sự trừng phạt của khẩu súng máy mà chúa cũng phải khiếp sợ.

Kịch bản đó được tiếp diễn. Các bản tin vẫn hướng tôi vào sự tự hài lòng đúng đắn rằng chúng ta đang dạy cho những gã cộng sản khốn kiếp thấy là họ không thể thoát khỏi những thứ mà chúng ta muốn có. Khoảnh khắc tiếp theo, làn sóng ghê tởm đã nhấn chìm lòng tự hào về mọi thứ trong tôi. Thực ra, sự kinh tởm đã dìm chết qua lòng tự hào yêu nước, không bao giờ quay trở lại nơi mà tôi từng ở đó; nhưng khiến tôi cảm thấy sự vô vọng của chính sách đối ngoại Hoa Kỳ hết lần này đến lần khác, hết thập kỷ này qua thập kỷ khác.

Bộ não của con người là một cơ quan kỳ diệu. Nó hoạt động 24h một ngày, 7 ngày một tuần, và 52 tuần một năm, từ trước khi bạn rời khỏi bụng mẹ, cho đến ngày bạn bị nhiễm chủ nghĩa quốc gia. Ngày đó có thể đến rất sớm. Dòng tiêu đề mới đây trên tờ Washington Post: “Ở Hoa Kỳ, việc tẩy não bắt đầu ở nhà trẻ.”

Ôi, sự nhầm lẫn của tôi! Tiêu đề thực tế là: “Ở Bắc Triều Tiên, việc tẩy não bắt đầu ở nhà trẻ.”

Hãy để Cuba sống! Danh sách ma quỷ về những điều Hoa Kỳ đã làm với Cuba

Vào ngày 31 tháng 5 năm 1999, một vụ kiện trị giá 181 tỷ dollar về thiệt mạng oan ức, thương tích cá nhân và thiệt hại kinh tế chống lại Hoa Kỳ được khởi sự ở tòa án Havana. Sau đó vụ kiện cũng được tiến hành với Liên Hiệp Quốc. Kể từ khi đó, định mệnh của nó là một điều bí ẩn. 

Vụ kiện bao gồm 40 năm kể từ cuộc cách mạng năm 1959 của quốc gia và mô tả, với các chi tiết chắc chắn, các hành động xâm lược Cuba của Hoa Kỳ; cụ thể, thường xuyên có tên, ngày tháng và các tình huống đặc biệt, mỗi người được nhắc đến đều bị giết hại hoặc bị thương nặng. Trên hết, 3.478 người bị giết hại và 2.099 người khác bị thương nặng. (Con số này không bao gồm nhiều nạn nhân gián tiếp của việc Washington phong tỏa và gây áp lực kinh tế)

Vụ kiện, theo khái niệm pháp lý, rất dễ bị chìm xuồng. Vụ kiện về thiệt mạng vô cớ của các cá nhân, theo mệnh lệnh của những người sống sót và thương tích cá nhân của những người sống sót sau các thương tích nghiêm trọng. Không có vụ tấn công thất bại nào của Hoa Kỳ là phù hợp, do đó không có lời khai liên quan đến hàng trăm âm mưu ám sát thất bại đối với Chủ tịch Cuba Fidel Castro và các quan chức cao cấp khác, hay thậm chí là các vụ đánh bom mà không có ai bị chết hay bị thương. Thiệt hại về mùa màng, gia súc, hay kinh tế Cuba nói chung đã bị loại trừ, không có lời khai về việc đưa cúm lợn hay mốc thuốc lá vào hòn đảo này.

Mặc dù vậy, những bề ngoài của những cuộc chiến tranh sinh học và hóa học của Hoa Kỳ chống lại Cuba liên quan đến nạn nhân được mô tả chi tiết, rất đáng chú ý là vệc phát tán bệnh sốt xuất huyết vào năm 1981, trong thời kỳ đó có khoảng 340.000 người đã bị nhiễm bệnh và 116.000 phải nhập viện; đó là chuyện xảy ra ở quốc gia chưa từng trải qua một trường hợp dịch bệnh nào trước đó. Cuối cùng, 158 người, trong đó có 101 trẻ em, đã chết. Chỉ có 158 trong số 116.000 người nhập viện đã chết là lời khai về khu vực y tế công cộng đáng chú ý của Cuba.

Đơn kiện mô tả chiến dịch tấn công hàng không và hàng hải chống lại Cuba diễn ra vào tháng 10 năm 1959, khi tổng thống Hoa Kỳ Dwight Eisenhower chấp thuận một chương trình bao gồm ném bom các nhà máy đường, đốt cháy các cánh đồng mía, tấn công bằng súng vào Havana, thậm chí là cả các tàu hỏa chở hành khách.

Một phần khác của đơn kiện mô tả các nhóm khủng bố có vũ trang los banditos, những kẻ đã tàn phá hòn đảo trong 5 năm, từ năm 1960 đến năm 1965, khi nhóm cuối cùng bị bao vây và đánh bại. Những băng nhóm đó khủng bố những nông dân nhỏ, tra tấn và giết hại những người bị coi là (thường không đúng) người ủng hộ tích cực của cuộc cách mạng; đàn ông, đàn bà và trẻ em. Nhiều giáo viên tình nguyện viên trẻ của chiến dịch xóa mù chữ cũng là nạn nhân của những kẻ thủ ác đó.

Dĩ nhiên là cả vụ xâm lược tai tiếng Vịnh Con Lợn vào tháng 4 năm 1961. Mặc dù toàn bộ sự kiện chỉ diễn ra trong vòng chưa đầy 72 giờ, 176 người Cuba bị giết và 300 người nữa bị thương, 50 người trong số họ bị tàn tật vĩnh viễn.

Đơn kiện cũng mô tả cuộc chiến trừng phạt và khủng bố bất tận bao gồm đánh bom tàu bè và máy bay cũng như cửa hàng và văn phòng. Ví dụ kinh khủng nhất về sự trừng phạt dĩ nhiên là vụ đánh bom máy bay của Cuba trên bầu trời Barbados vào năm 1976 khiến cho 73 hành khách thiệt mạng. Những vụ giết hại các nhà ngoại giao và quan chức Cuba diễn ra khắp thế giới, trong đó có một vụ xảy ra trên đường phố New York vào năm 1980. Chiến dịch này tiếp diễn vào những năm 1990, với những vụ sát hại cảnh sát, binh lính và thủy thủ vào năm 1992 và 1994, chiến dịch đánh bom khách sạn vào năm 1997 khiến một người nước ngoài thiệt mạng, một chiến dịch nhằm mục đích đe dọa khách du lịch và dẫn đến việc sĩ quan tình báo Cuba được gửi tới Hoa Kỳ để ngăn chặn các vụ đánh bom; từ hàng ngũ của họ xuất hiện Nhóm Năm Cuba.

Ngoài những chuyện kể trên còn có thể nhắc tới nhiều hoạt động tống tiền, bạo lực và trừng phạt do Hoa Kỳ và các nhân viên của chính quyền thực hiện trong 16 năm kể từ khi vụ kiện bắt đầu. Sự tổn thương sâu sắc và thiệt hại mà người dân Cuba phải gánh chịu có thể coi như một vụ 11 tháng 9 của hòn đảo.

Monday, January 26, 2015

Ngành dệt may Việt Nam và ảo vọng TPP

Hiện nay, ngành dệt may Việt Nam xuất khẩu mỗi năm khoảng 20 tỷ USD, chủ yếu là sang thị trường Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc. Trong đó tại thị trường Mỹ và Châu Âu hàng dệt may Việt Nam phải chịu thuế suất rất cao.

Việc gia nhập TPP đang được ngành dệt may kỳ vọng là một cơ hội lớn giúp ngành này tiết kiệm được khoảng 1,8 tỷ USD mỗi năm. 

nếu thuế nhập khẩu được giảm về 0% thì các doanh nghiệp dệt may cũng sẽ được “chia” một phần trong giá trị tiền thuế được giảm. Giá trị tăng thêm đó, không những góp phần cải thiện hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DN, nâng cao đời sống của người lao động mà còn là cơ hội để thị phần hàng dệt may Việt Nam tại các nước này tăng thêm, tạo thêm hàng triệu việc làm cho người lao động trong tương lai. Cũng bởi vậy mà chúng ta đều mong TPP sớm được ký kết.
Đó là luận điểm được nêu ra trong bài báo "TPP và bài toán năng suất lao động của doanh nghiệp dệt may". Thứ nhất, đây là một cái bánh vẽ đối với doanh nghiệp dệt may. Thị trường dệt may là thị trường cạnh tranh nên nếu tất cả doanh nghiệp dệt may đều đạt được yêu cầu để giảm thuế thì tất cả các doanh nghiệp này đều sẽ giảm giá hàng của mình đúng bằng chừng đó. Lý do là để giành thêm thị phần, còn trên thực tế là để tăng thêm sức cạnh tranh bằng giá thấp hơn. Tức là doanh nghiệp dệt may Việt Nam chẳng được hưởng lợi đồng nào từ việc hạ giá nhập khẩu vào các nước TPP một cách đồng loạt như vậy. Thứ hai, khi doanh nghiệp không được hưởng đồng nào từ việc giảm thuế thì cũng chẳng có phần nào dôi ra để đầu tư cho công nghệ hay nâng cao đời sống công nhân hết. Mà ngay cả khi doanh nghiệp có lãi hơn thì điều đó cũng không có nghĩa là họ sẽ tăng lương và cải thiện cho đời sống công nhân, vì điều đó có nghĩa là hy sinh một phần lợi nhuận của họ. Mấu chốt trong chuyện này là các doanh nghiệp dệt may hy vọng TPP sẽ giúp họ giảm giá sản phẩm tại các thị trường lớn và gia tăng thị phần của họ. Nhưng để giành được thị phần đó thì chỉ giá thấp hơn là chưa đủ, mà cần phải có sản lượng lớn hơn.

Sản lượng lớn hơn là câu chuyện của sản xuất. Thông thường để có sản lượng lớn hơn thì có hai cách, thứ nhất là áp dụng công nghệ mới gia tăng năng suất lao động, thứ hai là tăng cường độ lao động và kéo dài thời gian lao động. 
Chẳng hạn, hiện nay vấn đề năng suất lao động của Việt Nam đang bị xem là thấp, trong khi tiền lương tối thiểu liên tục tăng, thời gian cho phép làm thêm giờ quá ít đã đẩy nhiều doanh nghiệp vào nguy cơ đóng cửa nhà máy.
Theo thống kê của tổ chức lao động quốc tế ILO thì năng suất lao động bình quân chung tại Việt Nam rất thấp nếu so với các nước trong khu vực, chỉ bằng 30% của Malaisia, 40% của Thái Lan. Thực tế ở ngành dệt may Việt Nam, năng suất lao động bình quân (tính trên giá gia công) tuy có cao hơn so với bình quân chung của cả nước nhưng cũng mới chỉ đạt 1,5 USD/ giờ (bằng 50% năng suất bình quân ngành may Thái Lan và Indonesia). Người lao động làm ra 312 USD/ tháng, nếu trừ các chi phí trong sản xuất, quản lý, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, phí lưu thông… thì chỉ còn khoảng 52% để trả lương cho người lao động, tương đương khoảng 3,4 triệu đồng/tháng
Vẫn bài báo đã nêu, ở đây năng suất lao động thực tế của ngành dệt may đã bị nhập nhèm với thang đo năng suất bằng giá trị sản phẩm/trên đầu nhân công mà ngay cả Tổ Chức Lao Động Quốc Tế cũng khuyến cáo là chỉ để tham khảo, không thể dùng để so sánh năng suất lao động giữa các ngành hay giữa các nước với nhau.

Nhiều người sẽ cho rằng đây chỉ là sai lầm không đáng kể. Song đó không phải là sai lầm, mà là chủ ý của người viết. Họ dùng lập luận năng suất thấp để bảo vệ cho điều này:
Trong nhiều hội nghị hội nghị bàn về năng suất lao động, về mức tăng lương tối thiểu hàng năm do VCCI tổ chức, nhiều hiệp hội ngành hàng như dệt may, da giầy…đều kiến nghị cần sửa đổi Bộ luật lao động về thời gian làm thêm giờ được phép tăng lên là 60 giờ/tháng như Nhật Bản để thời gian làm thêm giờ có thể bù cho năng suất lao động đang còn quá thấp, bù cho những chi phí liên tục tăng và cải thiện thu nhập cho người lao động.
Như vậy là ở trên thì hứa hẹn người lao động sẽ được tăng thu nhập, nhưng ở dưới thì buộc họ làm thêm giờ theo kiểu Nhật Bản (cho hội nhập TPP!). Đến đây thì câu chuyện đã rõ, ngành dệt may ủng hộ việc gia nhập TPP với kỳ vọng sẽ hạ giá sản phẩm thông qua việc dỡ bỏ thuế quan, nhờ đó gia tăng thị phần. Gánh nặng còn lại thì đổ lên lưng của công nhân với việc gia tăng sản lượng thông qua tăng ca làm thêm giờ kiểu Nhật Bản. Nói ngắn gọn, ngành dệt may Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục gia công và bán sản phẩm giá bèo dựa trên nhân công giá rẻ.

Quay trở lại câu chuyện năng suất lao động. Việt Nam đang ở một tình huống phân tích kinh điển của Marx trong bộ "Tư Bản". Chủ doanh nghiệp luôn chỉ đánh giá năng suất lao động dựa trên giá trị hàng hóa mà họ bán được, nhưng Marx đã chỉ ra rằng giá trị hàng hóa mà họ bán được không phải là cái giá trị mà họ sản xuất ra. Bí mật nằm ở chỗ giá trị hàng hóa mà họ bán được thì bằng chi phí đầu tư cộng với lợi nhuận sinh ra từ tỷ suất lợi nhuận bình quân. 

Ngành dệt may ở Việt Nam vốn là ngành có cấu tạo hữu cơ thấp, thế nên ngay cả khi năng suất lao động của công nhân ngành này rất cao thì một phần lớn giá trị thặng dư sẽ chảy sang túi của chủ doanh nghiệp ở những khu vực có cấu tạo hữu cơ cao hơn (chủ yếu là nước ngoài). Chính vì vậy chủ doanh nghiệp dệt may khi thấy giá trị sản phẩm trên đầu công nhân của mình thấp thì cho là năng suất thấp, chứ thực sự không biết nó cao đến mức nào.

Chủ doanh nghiệp dệt may bị giới hạn trong cái tầm nhìn hạn hẹp ấy thì cách duy nhất mà họ chống chọi lại với thị trường là gia tăng bóc lột công nhân, tăng ca, tăng giờ làm là khẩu hiệu sau một thế kỷ mà người công nhân đã đòi được quyền ngày làm 8 tiếng (nhiều nước Châu Âu hiện giờ chỉ làm 35 tiếng/tuần trong khi Việt Nam đòi tăng thêm 15h/tuần).

Người công nhân khi phải tăng giờ làm thì không chỉ bản thân họ bị hủy hoại nhanh chóng mà họ sẽ phải hy sinh đời sống cá nhân, hy sinh gia đình, hy sinh thời gian chăm sóc con cái, hy sinh thời gian để sống một cuộc sống tử tế, hy sinh các cơ hội để phát triển bản thân. Ngày lao động kéo dài là ngày lao động nô lệ! Lợi nhuận của chủ doanh nghiệp dệt may sẽ được đảm bảo bằng sự khốn cùng của người công nhân dệt may.

Nhiều người đọc bài này sẽ hoài nghi, thậm chí cho rằng có gì đó quá khích trong phân tích này, hoặc hỏi tại sao tôi không ủng hộ doanh nghiệp dệt may Việt Nam lớn mạnh. Câu trả lời như sau: Nếu doanh nghiệp dệt may tiếp tục làm ăn theo cái lối bóc lột lao động giá rẻ đó thì họ sẽ không bao giờ lớn mạnh, ngược lại họ sẽ chỉ làm giàu thêm cho tư bản ngoại quốc. Hiện giờ lợi nhuận của họ thấp là bởi vì một phần lớn chảy vào túi tư bản nước ngoại quốc, thay vì tìm cách đoạt lại cái phần đó từ tay tư bản ngoại quốc thì họ tìm cách chất thêm gánh nặng lên vai người lao động trong nước để bảo vệ chỗ đứng của họ. Sau nữa, khi họ gia tăng sự áp bức quá mức với giai cấp lao động thì người lao động sẽ phản kháng trên quy mô lớn, lúc đó họ dựa vào đâu để duy trì trật tự. Câu trả lời trước hết sẽ là các thế lực đế quốc nước ngoài. Tư bản không có tổ quốc! Đó là khẩu hiệu mà bất cứ nhà tư bản nào cũng thuộc lòng.

Người Mỹ đã lãng quên bài học Việt Nam

Sau ngày 11/9, người Mỹ đã quên bài học mà họ học được ở Việt Nam ra sao? Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch bài viết "American Sniper vs. The Deer Hunter" của tác giả John F. Miglio. Thông qua bình luận về bộ phim mới "Xạ Thủ Mỹ" và so sánh với bộ phim "Người Săn Nai", tác giả đã đưa ra sự liên tưởng giữa nhận thức của người Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam và nhận thức của người Mỹ trong cuộc chiến Iraq. Tiêu đề do người dịch đặt.

"Xạ Thủ Mỹ và Thợ Săn Nai"
“Có hai loại người trên thế giới này, bạn của tôi: những kẻ nạp đạn vào súng và những kẻ đào mộ.”
— nhân vật do Clint Eastwood thủ vai trong bộ phim The Good, the Bad, and the Ugly 

Xạ Thủ Mỹ là một bộ phim hay về một thanh niên yêu nước lao vào cuộc chiến tranh để thực hiện lý tưởng cứu nước Mỹ khỏi những kẻ xấu.

Mặc dù Clint Eastwood đã thực hiện tốt công việc đạo diễn và Bradley Cooper đã diễn xuất thành công vai chính Chris Kyle, song nhiều cá nhân phê phán bộ phim không phân tích sâu hơn cuộc chiến tranh Iraq hay thậm chí là một chiều và đề cao nhân vật chính.

Chủ đề chính của phim là là câu chuyện về nhân vật và không phải về bản chất cuộc chiến tranh Iraq. Hơn nữa, họ không đặt ra việc đánh giá bản chất cuộc chiến hay nhân vật chính. Thế nên họ để cho khán giả tự đưa ra kết luận.

Đủ cân bằng. Nhưng đây là lúc nó gặp một nguy hiểm nhỏ. Nhà huyền thoại học nổi tiếng Joseph Campell đã có lần ghi nhận rằng chiến đấu với một lý do bất công (gợi nhắc tới những người lính Đức trong thế chiến thứ hai) không làm giảm bớt sự anh hùng của những người lính tin và chiến đấu cho lý do đó.

Theo nghĩa này, phê phán Chris Kyle không thể phủ nhận rằng anh ta là một anh hùng. Thực sự không có khi nào Kyle hoài nghi rằng anh ta đang làm điều không đúng đắn và cuộc chiến tranh Iraq là phi lý.

Trong thực tế, tại buổi lễ chôn cất một trong những đồng đội của anh ta, khi đứng gần vợ, anh ta đã chỉ trích mẹ của người lính chết bởi vì bà thể hiện sự hoài nghi đối với sự đúng đắn của cuộc chiến Iraq và sự phản ứng của nước Mỹ đối với cuộc chiến đó.

Cũng như sau khi anh ta trở về nhà và mắc chứng căng thẳng sau chấn thương, anh ta nói với nhà tâm lý học của VA rằng anh ta vẫn cảm thấy thoải mái về những gì anh ta đã làm trong cuộc chiến và không có gì phải hối tiếc.

Bị đẩy lùi lại phía sau do thiếu nội tâm và không sẵn sàng phá vỡ suy nghĩ tràn đầy tin tưởng của anh ta, bác sĩ tâm thần giới thiệu anh ta với một phòng toàn thương binh. Kyle thấy động lòng trắc ẩn với những bạn đồng ngũ và quyết định tự mình giúp những cựu binh đó trị liệu. Kiểu trị liệu mà Kyle chọn là gì? Đưa mình vào tầm bắn khi một cựu chiến binh khác bình luận anh ta cảm thấy tốt ra sao do anh ta “có can đảm trở lại” sau khi bắn trúng mục tiêu với khẩu súng trường.

Không may mắn và dĩ nhiên là hơn cả nghiệp chướng, cuộc đời thực của một xạ thủ Mỹ, người đoạt mạng hơn 160 người, bị một thương binh mắc chứng căng thẳng sau chấn thương bắn chết trong tầm bắn.

Sự cố này được đề cập trong lời giới thiệu bộ phim và nhấn mạnh lý tưởng của nhân vật chính đã được học từ cha mình khi còn bé: Có ba loại người trên thế giới: cừu, thú săn mồi và chó chăn cừu bảo vệ cừu khỏi thú săn mồi.

Nếu chúng ta theo dõi hết lời tường thuật của bộ phim, Chris Kyle tin rằng anh ta là chó chăn cừu khi còn bé, khi làm bố và khi là người lính và không có bất cứ sự thay đổi hay lung lay nào trong lý tưởng đó, ngay cả khi anh ta cố giúp cựu chiến binh đồng ngũ khôi phục tâm lý sau chiến tranh.

Điều này khiến nhiều khán giả hoài nghi. Một người có thể thiếu nội tâm hay chậm hiểu ra sao? Sao một người có thể giết nhiều người, trong đó có phụ nữ và trẻ em, mà không hoài nghi về sự chính đáng của hành động của anh ta trong sự chính đáng của cuộc chiến tranh Iraq?

Trái ngược với những trải nghiệm đó là Mike Vronsky, nhân vật chính do Robert De Niro thủ vai trong bộ phim năm 1978, Thợ Săn Nai. Vronsky cũng là một thanh niên yêu nước, đến Việt Nam để giết những gã xấu và cứu nước Mỹ.

Nhưng sau khi đi qua cuộc chiến Việt Nam và chứng kiến cũng như tham gia quá mức vào bạo lực, tàn sát và chết chóc, anh ta thấy chúa hiển linh khi quay trở về nhà sau cuộc chiến và đi săn.

Anh ta theo dấu một con nai, đưa nó vào tầm ngắm của khẩu súng trường đầy uy lực, nhưng quyết định để nó sống thay vì bắn bởi vì vào khoảnh khắc đó anh ta nhận ra rằng giết chóc không phải là thể thao và mọi sinh vật sống đều có giá trị.

Không giống Chris Kyle, người dạy con trai mình đi săn sau khi trở về từ Iraq, Vronsky đã thay đổi lý tưởng về giá trị của sự sống và cái chết. Anh ta đã trưởng thành và có lòng trắc ẩn hơn và trở nên nội tâm hơn.

Đây là thông điệp chính của bộ phim và là bình luận trực tiếp về cuộc chiến Việt Nam. Sau cuộc chiến tai họa đó, nhiều người Mỹ tin rằng họ đã học được bài học và sẽ không lặp lại sai lầm tương tự.

Mặc dù vậy, sau ngày 11 tháng 9, nhiều thanh niên (cả nam và nữ) đã quên hết về Việt Nam (hoặc chưa bao giờ học được điều đó, như Gore Vidal thường nói) có khuynh hướng nhập ngũ để giết những gã xấu ở Iraq.

Dĩ nhiên là vào lúc đó, có nhiều người hoài nghi về cuộc chiến Iraq, nhưng chính quyền Bush và truyền thông chính thống chế tạo và bán một lý tưởng phù hợp cho tinh thần của người Mỹ, như tốt đối đầu xấu, Do Thái/Thiên Chúa Giáo đối đầu Hồi Giáo. Để chốt hợp đồng và củng cố lý tưởng, họ đưa ra những cảnh báo giả mạo về vũ khí hủy diệt hàng loạt và đám mây nguyên tử hình nấm.

Nhà triết học đương đại và nhà phê bình văn hóa đại chúng vô song người Slovenia Slavoj Zizek thường bình luận về sức mạnh của lý tưởng, nó thường lấn át lý do, logic, sự thật và hiện thực khi nó khiến một cá nhân đưa ra quyết định thay đổi cuộc sống.

Ít nhất Chis Kyle đã can đảm với sự kết án của anh ta, điều đó đưa anh ta tiến một bước khổng lồ vượt qua những con gà của phái diều hâu như George W. Bush, Dick Cheney và tất cả những gã tân bảo thủ khác, những kẻ đã trốn quân dịch trong cuộc chiến Việt Nam nhưng lại đẩy quốc gia vào một cuộc chiến vô nghĩa ở Iraq, giết hại hàng ngàn người Mỹ và hàng trăm ngàn người Iraq.

Câu hỏi là tại sao một số người thực sự có thể nhận ra một lý tưởng sai lầm cũng như thay đổi và tại sao một số khác không thể. Dĩ nhiên chúng ta nên hỏi George W. Bush và Dick Cheney.

Đã quá muộn để đặt ra câu hỏi đó cho Chris Kyle.

John F. Miglio is the author of the dystopian novel “Sunshine Assassins” and the editor of “The Online Review of Books & Current Affairs.” He can be reached at onreview@comcast.net.

Friday, January 16, 2015

Những người lượm ve chai ở thiên đường

Bạn nghĩ nước Mỹ là thiên đường, nơi những người lượm ve chai cũng có nhà riêng và xe hơi? Xin mời theo dõi bản dịch bài viết "Working Hard in America’s Twilight Economy" của tác giả Don Santina để hiểu hơn về cuộc sống của những người ở tận cùng của xã hội. Tiêu đề do người dịch đặt.

Làm việc vất vả trong nền kinh tế suy thoái của Hoa Kỳ

Trời mới sập tối sau 5h chiều ngày mùa đông và nhiệt độ hạ xuống nhanh chóng. Ở trung tâm thành phố của Oakland, tôi nhìn thấy những tòa nhà văn phòng đang nhả ra những cư dân hàng ngày của chúng, với áo choàng quấn chặt quanh người, họ hối hả chạy đến các chỗ đỗ xe, điểm dừng xe bus, trạm BART trên đường về nhà ở các khu dân cư trong thành phố hoặc ngoại ô Orinda và Danville.

Xa hơn về phía tây của thành phố, những người lượm ve chai đổ xô đến trung tâm tái chế ở Peralta, nơi sẽ trả họ tiền mặt cho những hàng hóa mà họ đã thu lượm được. Họ đẩy và kéo những xe đẩy hàng siêu thị rỉ sét chứa đầy chai lọ, vỏ hộp và các đồ phế thải tới tòa nhà, trước khi cánh cửa cuốn bằng thép sập xuống và chấm dứt việc thanh toán tiền mặt hàng ngày.
Một người lượm ve chai ở thiên đường
Nguồn: Internet

“Jeez, lúc đó tôi nghĩ là thứ bảy,” Harry nói với tôi vào sáng thứ sáu. “Tôi phải đẩy xe nhanh hơn vì họ đóng cửa sớm hơn vào thứ bảy.”

Harry là một người đàn ông gày gò ở độ tuổi 50 và có vấn đề về phổi. Bảo hiểm xã hội của ông không đủ để chi trả cho nhu cầu của ông, thế nên ông ấy có mặt hàng ngày trên đường phố để thu gom bất cứ thứ gì mà trung tâm tái chế mua. Ông ấy đeo một chiếc găng tay len và một chiếc găng tay da bởi vì đó là tất cả những gì mà họ có được từ thùng quần áo miễn phí ở cạnh nhà thờ. Vào lúc chiều muộn, ông ấy sẽ đi bộ vài dặm đường và sau đó đẩy xe mua hàng siêu thị của ông tới Peralta để bán: 1,59 dollar cho 0,45kg vỏ hộp, 10,5 xu cho 0,45 kg thủy tinh. 

“Rất nhiều người trong khu dân cư biết tôi và để đồ của họ lại cho tôi, nhưng vẫn rất khó khăn. Hiện giờ trời tối vào buổi sáng và buổi chiều,” ông cười. Một trong những “khách hàng” tốt nhất của ông là quán bar, họ để các vỏ chai bia rỗng ở lối đi phía sau nhà.

Gia đình Minh thường làm việc trên các ngọn đồi của Oakland nhưng họ đã biến mất. Trong đêm trước ngày gom rác, nhóm của người chồng trung tuổi và vợ nặng nề đi qua lại các đường phố dốc đứng, nhặt nhạnh trong các thùng rác trên vỉa hè, chủ yếu là các vỏ hộp nhôm. Vào lúc hoàng hôn, họ gánh những túi đầy vỏ hộp với một chiếc đòn gánh tre tới Broadway. Sau khi tìm được một khu vực thích hợp, họ dẫm bẹp những chiếc vỏ hộp và đi bộ với gánh nặng dễ mang hơn tới người mua hàng cách đó 5 dặm đường.

Dường như tầng lớp sang trọng trên đồi trở nên quá nóng nảy vì những kẻ trộm danh tính, tuần tra tư nhân và các cảnh sát lười biếng đã đuổi gia đình Minh và những người khác giống như họ ra khỏi khu vực đó.

Trong lịch sử nông nghiệp, những người thu gom phế thải được phép nhặt nhạnh những gì sót lại trên cánh đồng đã gặt hái. Trong nhiều trường hợp, những người thu gom là phụ nữ, tranh giành nhau để nuôi sống gia đình trong những xã hội mà cán cân quyền lực và sở hữu đất đai được bảo vệ bằng vũ lực bởi một nhóm nhỏ những người đặc quyền. Một trong những cuốn sách ngắn nhất mà trong đó những người Thiên Chúa Giáo liên hệ tới Kinh Cựu Ước là câu chuyện về Ruth, người nhặt rác. Ruth là một bà góa nghèo khổ, phải đi nhặt rác để kiếm sống, “bà nhặt nhạnh trên cánh đồng cho đến khi sạch nhẵn và nhận ra rằng bà đã nhặt nhạnh xong … và bà cầm chúng lên và đi tới thành phố.”

Trong Kinh Tân Ước, Jesus xứ Nazareth và các học trò cũng thực hành việc nhặt nhạnh trên đường đi. Thánh Tông Đồ Mark viết rằng Jesus “đi qua cánh đồng lúa mì vào ngày Sabbath; các môn đệ của ông bứt những bông lúa như họ vẫn thường làm.” Khi bị người Pharisee kết tội vi phạm luật lệ, Jesus trả lời, “các anh có đọc về điều mà David làm khi ông ấy đói, ông ấy và những người đi cùng với ông ấy?”

Li-Hua là một bà già nhỏ bé làm việc tại chỗ đỗ xe của quầy bán đồ ăn nhanh, các nhà hàng và tiệm tạp hóa quanh Hồ Merritt. Đôi găng tay quá khổ của bà gần như trùm đến khuỷu tay, bà ấy kéo theo sau một chiếc xe đẩy hàng loại gấp lại được mà người ta thường mang theo đến siêu thị. Bà ấy đeo một chiếc đèn thợ mỏ bên ngoài mũ trùm đầu, thứ giúp bà phát hiện ra các đồ nhôm trước khi ánh sáng mặt trời và những người nhặt rác khác tới. 

Robert là một cựu chiến binh Chiến Tranh Vùng Vịnh, ông thường đi quanh với chiếc xe đạp không chỉnh số cũ kỹ. Robert có khiếu về phong cách và thiết kế. Ông dựng gắn một thùng xe vào chiếc xe đạp để chở những thứ mà ông ấy nhặt nhạnh được tại khu dân cư quanh bệnh viện Kaiser và các trạm xăng trong bán kính 1 dặm. Robert kiếm được vài hộp sơn xịt nên ông ấy có thể sơn các vật dụng thành màu đen và vàng. Mọi thứ trông ổn.

“Tôi lo ngại về quan tòa, anh ạ,” Gregory nói với tôi. “Anh nói với ông ấy là tôi vẫn sạch.”

Tôi đọc ở đâu đó rằng Jamie Dimond, lãnh đạo của JP Morgan Chase, kiếm được 9.000 dollar mỗi giờ trong thời gian công ty của ông ta phạm hàng sa số các tội tài chính, trong đó có việc đánh cắp nhà cửa của người dân và phá hoại nền kinh tế. Mặc dù vậy, ngày nay, phát thanh viên trên các mạng lưới và truyền hình cáp tuyên bố rằng “kinh tế đang hồi phục,” và mạnh hơn bao giờ hết. Thị trường chứng khoán tiếp tục tăng trưởng; kinh doanh bùng nổ.

Vào một ngày tốt lành, Robert người nhặt rác kiếm được 8 dollar. 

Don Santina can be reached at lindey89@aol.com. His enovel, “A Prize for All Saints,” features a one-armed veteran suffering from PTSD.

Tuesday, January 13, 2015

Bạn biết gì về bất bình đẳng ở nơi giàu nhất thế giới?

Bạn muốn biết bất bình đẳng ở nước giàu nhất thế giới ra sao? Xin mời theo dõi bản dịch bài viết "How Much Do You Know About Inequality?" của tác giả Bill Quigley.

Bạn biết gì về bất bình đẳng?

Vô gia cư ở Thiên Đường
Nguồn: Internet.


Câu hỏi 1. Vào năm 1990, 20% số trẻ em Hoa Kỳ sống trong sự nghèo khổ. Hiện nay có bao nhiêu % trẻ em ở Hoa Kỳ sống trong nghèo khổ?

A: 10%

B: 15%

C: 20%

Câu hỏi 2. Trung vị thu nhập của hộ gia đình da màu ở Hoa Kỳ là 11.000 dollar. Trung vị thu nhập của hộ gia đình da trắng là bao nhiêu? 

A: 22.000 dollar

B: 62,000 dollar

C: 141,000 dollar

Câu hỏi 3. Vào năm 1960, trung vị thu nhập của phụ nữ làm việc toàn thời gian trọn 1 năm bằng khoảng 60% của nam giới. Vào năm 2010, trung vị thu nhập của phụ nữ bằng khoảng 77% của nam giới. Với tỷ lệ đó thì đến năm nào trung vị thu nhập của phụ nữ sẽ ngang bằng với nam giới? 

A: Năm 2028

B: Năm 2038

C: Năm 2058

Câu hỏi 4. Một giám đốc điều hành trung bình nhận được mức lương cao gấp 20 lần một công nhân trung bình vào năm 1965, 30 lần vào năm 1978 và 122 lần vào năm 1995. Một giám đốc điều hành sẽ nhận được lương gấp bao nhiêu lần công nhân vào năm 2013? 

A: 195 lần.

B: 245 lần.

C: 295 lần.

Câu hỏi 5. Sáu người thừa kế nhà Walton chia nhau tài sản trị giá 140 tỷ dollar của hãng Walmart. Giá trị tài sản ròng của sáu người này tương đương với bao nhiêu hộ gia đình Hoa Kỳ? 

A: 5 triệu.

B. 25 triệu.

C. 52 triệu.

Câu hỏi 6. Hoa Kỳ đứng nhất thế giới về chi tiêu quân sự. Hoa Kỳ chi tiêu nhiều hơn các quốc gia khác như thế nào? 

A: Hơn Trung Quốc và Nga cộng lại.

B. Hơn Trung Quốc, Nga, Saudi Arabia, và Pháp cộng lại.

C. Hơn Trung Quốc, Nga, Saudi Arabia, Pháp, Anh Quốc, Đức, Nhật Bản và Ấn Độ cộng lại. 

Câu hỏi 7. Bao nhiêu người trên thế giới phải chịu đói kinh niên? 

A: 40 triệu.

B. 400 triệu.

C. 840 triệu.

Câu hỏi 8. Bao nhiêu người trên thế giới không tiếp cận được nguồn điện? 

A: 840 triệu.

B: 1 tỷ.

C. 1 tỷ 500 triệu.

Câu hỏi 9. Hoa Kỳ chi bao nhiêu cho viện trợ nước ngoài hàng năm? 

A: 1 tỷ dollar.

B: 10 tỷ dollar.

C. 46 tỷ dollar.

Câu hỏi 10. Hàng năm, Người Mỹ chi bao nhiêu tiền cho thú nuôi? 

A. 1 tỷ dollar.

B. 40 tỷ dollar.

C. 60 tỷ dollar.

Câu hỏi 11. Chính quyền liên bang thống kê về thanh thiếu niên nam giới, từ 15 đến 19 tuổi, bị cảnh sát giết hại. Thanh thiếu niên da màu bị cảnh sát giết hại gấp bao nhiêu lần thanh thiếu niên da trắng? 

A: 3 lần.

B: 10 lần.

C: 21 lần.

Câu hỏi 12. Có 60.000 vụ án nhập cư về trẻ em vô thừa nhận vượt qua biên giới Hoa Kỳ. Tỷ lệ số vụ trẻ em có luật sư là bao nhiêu? 

A: 95%.

B: 50%.

C. 32%.

Câu hỏi 13. Có 34 nước trong Tổ Chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế. Hoa Kỳ xếp hạng bao nhiêu về tỷ lệ trẻ em nghèo khổ trong số các nước đó? 

A: Hoa Kỳ đứng thứ 1 và có tỷ lệ trẻ em nghèo khổ thấp nhất. 

B: Hoa Kỳ đứng thứ 6 và có tỷ lệ trẻ em nghèo khổ ít thứ sáu .

C. Hoa Kỳ đứng thứ 28 và đứng thứ 6 từ dưới lên về tỷ lệ trẻ em nghèo khổ. 

Câu hỏi 14. Có bao nhiêu người ở trong nhà tạm cho người vô gia cư hàng đêm? 

A: 250.000

B: 400.000

C: 570.000

Câu hỏi 15. Bộ Nhà ở và Phát Triển Đô Thị (HUD) thực hiện một điều tra quốc gia hàng năm về mức giá thuê nhà thị trường công bằng cho tất cả các hạt ở Hoa Kỳ. HUD ước lượng người thuê nhà phải trả không hơn 30% thu nhập của họ cho chi phí nhà ở. Tại bao nhiêu bang trong số 50 bang của Hoa Kỳ thì một người làm việc toàn thời gian và nhận mức lương tối thiểu liên bang có thể trả 30% thu nhập và kiếm được một căn hộ hai phòng ngủ với mức giá thuê nhà thị trường công bằng? 

A: 5

B. 2

C. 0

Câu trả lời:

Câu 1. 20% trẻ em ở Hoa Kỳ sống dưới mức nghèo khổ chính thức theo Báo Cáo Thống Kê mới nhất. Vào năm 1990, cũng có 20% trẻ em sống dưới mức nghèo khổ. 

Câu 2. Trung vị thu nhập của hộ gia đình gia trắng ở Hoa Kỳ là 141.000 dollar. Pew Research.

Câu 3. Phụ nữ có trung vị thu nhập bằng nam giới vào năm 2058. 

Câu 4. Giám đốc điều hành của công ty thuộc nhóm S&P 500 nhận được lương gấp 295 lần một công nhân trung bình. Báo cáo của Viện Chính Sách Kinh Tế năm 2014.

Câu 5. Sáu người thừa kế nhà Walton sở hữu số của cải ngang với 52,5 triệu hộ gia đình Hoa Kỳ. EPI.

Câu 6. Hoa Kỳ chi tiêu cho quân sự nhiều hơn Trung Quốc, Nga, Saudi Arabia, Pháp, Anh Quốc, Đức, Nhật Bản và Ấn Độ cộng lại. Peter G. Peterson Foundation.

Câu 7. Liên Hiệp Quốc đưa tin có 842 triệu người phải chịu đói kinh niên. Báo cáo Phát Triển Liên Hiệp Quốc 2014.

Câu 8. Có 1,5 tỷ người trên thế giới không tiếp cận được nguồn điện và một tỷ người khác phải tiếp cận các mạng lưới điện không đáng tin cậy. United Nations Foundation.

Câu 9. Ngân sách của Hoa Kỳ cho viện trợ nước ngoài vào năm 2015 là 46,2 tỷ dollar, chiếm 1% ngân sách Hoa Kỳ, phần nhiều là viện trợ quân sự. Bộ Ngoại Giao.

Câu 10. Bộ Lao Động Hoa Kỳ cho biết hàng năm người Mỹ chi khoảng 61,4 tỷ dollar cho thú nuôi. 

Câu 11. 21 lần. Pro Publica.

Câu 12. 32%. Trẻ em trong các vụ án nhập cư, cũng giống như người trưởng thành trong các vụ án nhập cư, không được quyền có luật sư. Báo cáo của đại học Syracuse.

Câu 13. Hoa Kỳ xếp hạng 28, thứ 6 từ dưới lên trong số 34 nước OECD về tỷ lệ trẻ em nghèo khổ.

Câu 14. Hơn 570.000 ở trong các nhà tạm cho người vô gia cư mỗi đêm, theo điều tra mới nhất của chính quyền liên bang.

Câu 15. Không ở bất cứ bang nào mà một công nhân làm việc toàn thời gian với lương tối thiểu có thể chi trả được cho một căn hộ hai phòng ngủ với 30% thu nhập. Trên thực tế thì một công nhân làm việc toàn thời gian với mức lương tối thiểu thậm chí không thể chi trả nổi cho căn hộ một phòng ngủ, ngoại trừ ở một số hạt của Washington và Oregon, nơi có mức lương tối thiểu cao hơn. USA Today.

Bill Quigley teaches law at Loyola University New Orleans and can be reached at quigley77@gmail.com

Sunday, January 11, 2015

Tôi mệt mỏi với hội chứng sợ Hồi Giáo

Sau vụ thảm sát ở tòa soạn báo Charlie Hebdo, truyền thông chính thống đã nhanh chóng cuốn người theo dõi vào hai thái cực đối lập nhau dựa trên định kiến về tự do ngôn luận. Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch bài viết "4 Reasons Why ‘Je Suis Fatigue’ From Islamophobia" của tác giả Khalishah K. Stevens để thấy vấn đề ở một góc nhìn rộng hơn những định kiến.Tiêu đề do người dịch đặt.

Bốn lý do khiến “Je Suis Fatigue” [Tôi Mệt Mỏi] với hội chứng sợ Hồi Giáo

Sau vụ những vụ tấn công ở Paris, khó có thể là một người Hồi Giáo cũng như có thể đau buồn về những nạn nhân của vụ tấn công tờ Charlie Hebdo khi sự chú ý toàn cầu lại một lần nữa hướng vào việc bạn lên án ra sao, do những kẻ thủ ác làm việc đó với danh nghĩa tôn giáo của bạn.

Đây là một số lý do khiến người Hồi Giáo ôn hòa kiệt sức và mệt mỏi bởi những sự kiện vừa qua.

1. Người Hồi Giáo cần phải lên án/chịu trách nhiệm về các vụ giết người ngay!

Người Hồi Giáo phải lên án hành động của tất cả những kẻ cực đoan do những kẻ cực đoan gây tổn thương cho người Hồi Giáo nhiều hơn bất cứ nhóm nào khác. Bạn nghĩ ai bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự tồn tại của Al Qaeda, Boko Haram, hải tặc Somali và ISIS? Hầu hết người Hồi Giáo, sau đó là các sắc tộc thiểu số khắp vùng Trung Đông và Châu Á như người Thiên Chúa Giáo từ Mosul và người Yazidis, cuối cùng là những người dân vô tội ở phương Tây. Nếu bất cứ ai muốn ngăn chặn những kẻ cực đoan, người Hồi Giáo sẽ là NGƯỜI ĐẦU TIÊN hưởng lợi từ việc xóa sổ những nhóm đó. 

Việc chủ nghĩa cực đoan thường nhật xảy ra trong thế giới thứ ba của chúng ta chỉ có giá trị tin tức khi xuất hiện ở thế giới thứ nhất. Khi điều đó xảy ra, truyền thông nhanh chóng quay lại và yêu cầu người Hồi Giáo xin lỗi, như là một nhóm tập thể đồng nhất, để bảo vệ bản thân và giữ khoảng cách với những kẻ điên khùng đang làm tổn thương chúng ta.

Hãy quên đi chủ đề sâu sắc về việc chủ nghĩa cực đoan phát triển từ những quyết định chính sách đối ngoại nghèo nàn của những kẻ hiếu chiến ở Hoa Kỳ và Anh Quốc, hay những tàn dư của chủ nghĩa thuộc địa. Chúng ta là người Hồi Giáo bị quở trách và chịu trách nhiệm hoàn toàn về hành động của những kẻ cực đoan bởi vì họ tự nhận một cách không chính xác là Hồi Giáo.

Tội liên đới, tất cả 1,6 tỷ người chúng ta.

Trong trường hợp bạn quên mất điều đó, thì có tin tức mới nhất – ISIS đã giết tất cả mọi người, trong đó có cả những người Hồi Giáo vô tội. Những kẻ cực đoan nhằm vào tờ Charlie Hebdo bởi vì tờ báo đặc biệt ồn ào và rất khó chịu về Hồi Giáo, điều đó dẫn tôi tới điểm tiếp theo: 

2. Những tay súng cực đoan nhằm vào Charlie Hebdo bởi vì họ chống lại tự do ngôn luận.

Truyền thông tường thuật rằng động cơ của các tay súng khi tấn công tờ Charlie Hebdo là bởi vì họ chống lại tự do ngôn luận. Tấn công tự do ngôn luận là vấn đề quá rộng và mập mờ để kẻ cực đoan phản đối. Nhưng tường thuật đã đi theo cách đó, bởi vì đó không phải là sự đơn giản tuyệt đẹp sao? 

Người Hồi Giáo cũng hưởng lợi từ tự do ngôn luận. Có nhiều ví dụ về việc người Hồi Giáo có thể hưởng lợi từ tự do ngôn luận hay các quyền dân sự khi họ bị giam giữ ở sân bay hay bị đưa tới Vịnh Guantanamo hay bị từ chối tiếp cận luật sư.

Những người bị bắn ở Charlie Hebdo là vô tội và không đáng phải chết, họ cũng thúc đẩy hiện trạng đối mặt với hội chứng sợ Hồi Giáo, chủ nghĩa bài Do Thái và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Không có nhưng mà, không lên án nạn nhân, họ không tôn trọng và có quyền như vậy, cũng như không đáng phải chết vì khiếm nhã. Rất nhiều người nỗ lực để hiểu sự việc theo cách này ngay sau vụ nổ súng, song đó là sự thật 

Những người ở Charlie Hebdo không nên được coi như những thánh tử vì đạo của tự do ngôn luận, bởi vì điều đó gây tổn thương cho quyền tự do ngôn luận cũng như các nhà báo và các tù nhân chính trị thực sự can đảm theo cách riêng đối với những chính quyền đã trừng phạt bạn nhiều lần về việc phát ngôn chống lại chính quyền. Charlie Hebdo viết và vẽ một cách thoải mái trong văn phòng của họ ở Paris, không tường thuật về những tội ác chiến tranh ở thế giới thứ ba. Ngay cả ở Pháp thì những châm biếm của họ cũng không động tới những vấn đề xã hội quan trọng như Jonathan Swift đề cập trong “Một đề xuất hiện đại nhất”, hay đưa ra các câu hỏi chính trị giống như nghệ sĩ châm biếm Stephen Colbert đưa ra trong “Tường Thuật của Colbert”. Trái lại, Charlie Hebdo vẽ các biểu tượng tôn giáo trong các tư thế khiêu dâm trắng trợn và vẽ biếm họa một chính khách da màu giống như một con khỉ. Làm sao có thể coi những điều đó bắt nguồn từ nguyên nhân cao quý về tự do ngôn luận? 

Charlie Hebdo có quyền tự do ngôn luận tuyệt vời, nhưng tôi sẽ không nói rằng họ đứng về phía quyền tự do ngôn luận. Nếu có bất cứ điều gì cần nói, thì nội dung của họ gần gũi hơn với ghét ngôn luận. Châu Âu đang trải qua một pha chuyển đổi sang chính trị cánh hữu khi gặp làn sóng nhập cư từ các quốc gia bị chiến tranh xé nát, và thay vì tạo ra đối thoại về cách xây dựng một nền tảng đa văn hóa hài hòa ở Paris hay vấn đề nhập cư có thể được giải quyết theo cách nào khác, các họa sĩ truyện tranh của Charlie Hebdo chú tâm vào việc tạo ra hội chứng sợ Hồi Giáo và các nội dung phân biệt chủng tộc. Ở nhiều nước thuộc thế giới thứ nhất thì Charlie Hebdo sẽ không được xuất bản bởi vì nội dung của nó rất hung hãn, trắng trợn, kinh tởm như chủ định của nó. 

3.Bạn là #JeSuisCharlie [Tôi Là Charlie] hay bạn là #JeNeSuisPasCharlie [Tôi Không Là Charlie]

Cuộc tranh luận về vụ nổ súng ở Charlie Hebdo đã chia thành hai thái cực, hoặc bạn là #JeSuisCharlie hoặc là #JeNeSuisPasCharlie. Bạn ủng hộ chúng tôi hoặc chống lại chúng tôi. Bạn ủng hộ ISIS và chống lại tự do ngôn luận hoặc bạn ủng hộ tự do ngôn luận và sợ Hồi Giáo/phân biệt chủng tộc/bài ngoại.

Vào lúc khủng hoảng, khi sự đoàn kết và hiểu biết quan trọng hơn khi nào hết, thì người ta lại bị buộc phải lựa chọn giữa việc đề cao các họa sĩ truyện tranh kinh tởm, những người không đáng phải chết và việc chống lại các họa sĩ truyện tranh kinh tởm và với nguy cơ bị coi là không đồng cảm với cái chết của họ.

4. Bạn có thể là #JeSuisAhmed [Tôi Là Ahmed]

#JeSuisAhmed bắt đầu trở thành mốt khi bản tin mới nhất cho biết một trong số các viên chức bị giết hại là người Hồi Giáo, sau khi một dòng tweet súc tích xuất hiện, một dòng tweet viết, “Tôi không phải là Charlie, tôi là cảnh sát Ahmed đã chết. Charlie nhạo báng niềm tin và văn hóa của tôi và tôi chết để bảo vệ quyền được làm điều đó của họ.” Đối với những người vẫn còn hoài nghi về việc người Hồi Giáo lên án bạo lực, họ nên nhớ rằng viên chức đầu tiên phản ứng và chết để bảo vệ Charlie là người Hồi Giáo. Đối với những người tiếp tục hoài nghi về việc người Hồi Giáo đứng đâu khi chủ nghĩa khủng bố xuất hiện, họ hãy nhớ việc Malala Yousefzai sống sót trước Taliban để thúc đẩy giáo dục cho các bé gái. Người Hồi Giáo lên án chủ nghĩa khủng bố bởi vì chúng chống lại việc giảng dạy Đạo Hồi và họ thường xuyên là nạn nhân của chúng, không chỉ ở phương Đông mà còn cả ở phương Tây. Các nhà thời Hồi Giáo vừa mới bị tấn công ở Pháp sau sự cố Charlie Hebdo và một luật sư nhân quyền quốc tế hàng đầu đã bị hỏi là có ủng hộ ISIS không, chỉ bởi vì ông ta là người Hồi Giáo.

Chủ nghĩa cực đoan tiếp tục được những người đang hoang mang trong những cộng đồng bên lề xã hội dựa vào do định kiến và sự thiếu khoan dung mà họ phải đối mặt để vượt qua cuộc sống hàng ngày ở Châu Âu và Hoa Kỳ, và những người hoang mang bị biến thành cực đoan khi sự tồn tại khốn khổ dưới máy bay không người lái, quân sự hóa và chiếm đóng, đẩy họ đến với các biện pháp vô vọng. Sự tiến bộ trong việc chống lại chủ nghĩa khủng bố chỉ diễn ra khi chúng ta nhận diện được nguyên nhân gốc rễ, và không tấn công con người thông qua những liên hệ tôn giáo mỏng manh.

Thế nên nếu bạn gặp một người Hồi Giáo trong những tuần tiếp theo và bạn muốn nói với họ về vụ nổ súng ở Charlie Hebdo, hãy bắt đầu với giả định là họ cũng cùng phía với bạn. Nếu không, hãy nghiêm túc để người Hồi Giáo được yên, chúng ta có một cuộc chiến khó khăn để bảo vệ danh tiếng của 1,6 tỷ người khỏi một nhúm kẻ mất trí.

Khalisah K. Stevens is an American-Malaysian living in the Middle East. A graduate with a degree in International Relations and a minor in History, she follows current events and gender issues and champions multiculturalism to create a space for third culture kids (TCKs) like her.

Thursday, January 8, 2015

Charlie Hebdo không phải là hình mẫu về tự do ngôn luận

Những tay súng Hồi Giáo đã sát hại mười hai người trong tòa soạn báo Charlie Hebdo vì đăng những truyện tranh châm biếm Đấng Tiên Tri. Liệu việc đó có đe dọa quyền tự do ngôn luận hay tự do báo chí? Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch "What to Say When You Have Nothing to Say?" của tác giả Diana Johnstone để biết thêm chi tiết. Tiêu đề do người dịch đặt.

Biết nói gì khi bạn chẳng có gì để nói?

Paris.

Bạn sẽ nói gì khi chẳng có gì để nói?

Đó là tình thế lưỡng nan đột nhiên xảy ra với các lãnh đạo chính trị và các biên tập viên ở Pháp sau khi ba tay súng đeo mặt nạ xông vào văn phòng của tờ tuần báo châm biếm Charlie Hebdo và thảm sát một tá người. 
Một trang bìa châm biếm Mohamed của tờ Charlie Hebdo
Nguồn: Internet
Các sát thủ trốn thoát. Nhưng không lâu. Những sát thủ đó được vũ trang tốt. Charlie Hebdo thường xuyên nhận được các đe dọa giết kể từ khi họ xuất bản truyện tranh chế nhạo Đấng Tiên Tri Mohamed nhiều năm trước đây. Nhưng cuộc tranh luận dường như đã bị quên lãng, số lượng phát hành hàng tuần đã suy giảm (giống như báo chí nói chung) và sự bảo vệ của cảnh sát đã được nới lỏng. Hai cảnh sát canh gác bị các tay súng bắn hạ đơn giản trước khi họ xông vào văn phòng, giữa cuộc họp của ban biên tập. Hiếm khi có nhiều họa sĩ truyện tranh và nhà văn có mặt vào lúc đó. Mười hai người bị hạ sát bằng vũ khí tự động, và mười một người khác bị thương, một số bị thương nặng.

Thêm vào đó có họa sĩ truyện tranh Charb (Stéphane Charbonnier, 47 tuổi), hiện đang là tổng biên tập của tạp chí, trong số các nạn nhân có hai họa sĩ truyện tranh nổi tiếng ở Pháp: Jean Cabut (76 tuổi), Georges Wolinski (80 tuổi). Một vài thế hệ đã trưởng thành cùng với Cabu và Wolinski, những người thiểu số hòa nhã theo quan điểm cánh tả của Pháp.

Khi những tay súng bỏ đi, một sát thủ quay lại để kết liễu viên cảnh sát bị thương nằm trên đường phố. Họ dừng lại và hét to: “Đấng Tiên Tri đã được báo thù!” Sau đó họ bỏ trốn về hướng khu vực ngoại ô phía đông nam.

Đám đông tụ tập tự phát ở quảng trường Cộng Hòa Paris, không xa con phố nhỏ nơi Charlie Hebdo đặt văn phòng. Dũng cảm, những khẩu hiệu sai lầm giương cao: “Chúng ta là Charlie!” Nhưng họ không phải. “Charlie đang sống!” Không, không phải. Họ vừa mới bị xóa sổ. 

Mọi người đều bị sốc. Điều đó xảy ra không hề có lời nói nào. Đó là những kẻ giết người máu lạnh, một tội ác không thể tha thứ. Điều đó cũng diễn ra không hề có lời nói nào, nhưng mọi người sẽ nói về nó. Mọi người sẽ nói nhiều thứ hơn, như “chúng ta sẽ không cho phép những kẻ Hồi Giáo cực đoan đe dọa chúng ta và tước đoạt quyền tự do ngôn luận”, và những điều tương tự. Tổng thống François Hollande khẳng định một cách tự nhiên rằng nước Pháp thống nhất chống lại các sát thủ. Các phản ứng ban đầu đối với vụ thảm sát là có thể dự đoán được. “Chúng ta sẽ không bị đe dọa! Chúng ta sẽ không từ bỏ tự do của mình!”

Có và không. Chắc chắn là ngay cả những kẻ cuồng tín tôn giáo nhất cũng không thể tưởng tượng rằng vụ thảm sát những nhà châm biến có thể cải đạo nước Pháp sang Hồi Giáo. Kết quả này dẫn đến điều ngược lại: một sự thúc đẩy đối với quan điểm chống Hồi Giáo đang gia tăng. Nếu đây là một sự khiêu khích, thì sự khiêu khích là gì? Nó sẽ khiêu khích cái gì? Nguy cơ rõ ràng là giống như sự kiện ngày 11 tháng 9, nó có thể dẫn tới sự gia tăng giám sát của cảnh sát, và do đó làm suy yếu sự tự do của người Pháp, không phải theo cách mà các sát thủ tìm kiếm (hạn chế tự do chỉ trích Hồi Giáo) mà theo cách các quyền tự do bị hạn chế trong thời kỳ hậu 11 tháng 9 ở Mỹ, bằng cách bắt chước Luật Yêu Nước.

Về mặt cá nhân, tôi không bao giờ thích những trang bìa khiêu khích của Charlie Hebdo, nơi các bức tranh xúc phạm Đấng Tiên Tri – hay là về Jesus – được đăng tải. Đó là vấn đề về khẩu vị. Tôi không cho rằng những bức vẽ tục tĩu, bẩn thỉu là những lý lẽ có hiệu quả, bất kể là chống lại tôn giáo, hay nhà cầm quyền nói chung. Đó không phải là thứ tôi quan tâm.

Những người bị sát hại đáng giá hơn Charlie Hebdo. Các tác phẩm của Cabu và Wolinski xuất hiện trong nhiều ấn bản và được biết đến bởi những công chúng chưa bao giờ mua Charlie Hebdo. Các nghệ sĩ và nhà văn trong buổi họp biên tập đều có tài năng và chất lượng, họ không liên quan gì đến các truyện tranh “báng bổ”. Tự do báo chí cũng là tự do trở thành tầm thường và ngớ ngẩn hết lần này đến lần khác.

Charlie Hebdo không phải là một hình mẫu về tự do ngôn luận trong thực tế. Họ đã kết thúc, giống như “cánh tả nhân quyền”, thứ bảo vệ các cuộc chiến do Hoa Kỳ chỉ huy chống lại “các nhà độc tài”.

Vào năm 2002, Philippe Val, tổng biên tập hồi đó, đã lên án Noam Chomsky về chủ nghĩa bài Hoa Kỳ và sự phê phán quá mức đối với Israel cũng như đối với truyền thông chính thống. Vào năm 2008, một họa sĩ truyện tranh nổi tiếng khác của Hebdo, Siné, viết trong một đoạn ghi chép ngắn trình bày một tác phẩm mới về việc con trai Jean của tổng thống Sarkozy sẽ cải sang đạo Juda để cưới nữ thừa kế của chuỗi cửa hàng thiết bị nhà bếp giàu có. Siné đã bị Philippe Val sa thải với lý do “bài Do Thái”. Sau đó Siné đã nhanh chóng sáng lập ra một tờ tạp chí cạnh tranh và lấy đi của tờ Charlie Hebdo nhiều độc giả, nổi loạn về tiêu chuẩn kép của tờ Charlie Hebbdo.

Nói ngắn gọn, Charlie Hebdo là một ví dụ cực đoan về thứ đang diễn ra trong ranh giới “đúng đắn chính trị” của cánh tả Pháp hiện thời. Nực cười là vụ sát hại của các sát thủ Hồi Giáo vừa qua đã đột nhiên thánh hóa biểu hiện tăng cường của sự nổi loạn tuổi dậy thì kéo dài, thứ đã đánh mất bề ngoài hấp dẫn, trên khẩu hiệu vĩnh cửu về Tự Do Báo Chí và Tự Do Biểu Đạt. Bất kể là những kẻ sát nhân có ý định gì, đó là điều họ đã làm được. Cùng với việc giết hại những người vô tội, họ chắc chắn khoét sâu cảm giác về sự hỗn loạn đẫm máu trong thế giới này, làm trầm trọng thêm sự bất đồng giữa những nhóm sắc tộc ở Pháp và Châu Âu, và không hoài nghi gì nữa, đạt tới một kết quả độc ác khác. Trong thời đại của sự hoài nghi, các thuyết âm mưu chắc chắn được làm giàu thêm.

Diana Johnstone is the author of Fools’ Crusade: Yugoslavia, NATO, and Western Delusions. Her new book, Queen of Chaos: the Misadventures of Hillary Clinton, will be published by CounterPunch in 2015. She can be reached at diana.johnstone@wanadoo.fr