Tuesday, January 6, 2015

Nhà tù địa ngục và công viên giải trí

Nhà tù kinh khủng nhất nước Mỹ đã bị đóng cửa từ lâu và bị biến thành một công viên giải trí, nhưng những gì nó đã tạo ra và những di sản của nó trong hệ thống nhà tù hiện tại của nước Mỹ khó có thể bị lãng quên. Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch bài viết "Alcatraz: Prison as Disneyland" của tác giả Chris Hedges để biết thêm chi tiết. Bài viết được đăng trên trang 3 của tạp chí Coldtype số 92 ra tháng 1 năm 2015. Tiêu đề do người dịch đặt lại.

Alcatraz: Nhà tù thành Disneyland

Tôi đi phà từ cầu tàu số 33 ở bến tàu San Francisco tới Alcatraz. Tôi bước lên hòn đảo từ cầu tàu, đi lên đồi tới lối vào nhà tù cũ và nhận được một đài hướng dẫn bỏ túi. Tôi đi suốt hai giờ qua những hành lang và phòng giam, nơi mà sự đau khổ kinh hoàng và những chấn thương nghiền nát con người. Alcatraz có tỷ lệ mất trí cao nhất trong số các trại cải tạo vào cùng thời.
Nhà tù Alcatraz nhìn từ trên cao
Nguồn: Internet
Tôi được tiêu khiển qua tai nghe với những câu chuyện về các tù nhân nổi tiếng của Alcatraz, trong đó có Al Capone, Robert Stroud “Người Chim” và George Kelly “Súng Máy”, các âm mưu vượt ngục, cuộc nổi dậy có vũ trang vào năm 1946 bị Hải Quân đập tan một cách tàn nhẫn, các đặc vụ gan dạ của FBI đã hạ gục những tên tội phạm xấu xa nhất của quốc gia và đưa chúng ra công lý. Trong hệ nhị phân này, bài tường thuật biếm họa về người tốt và kẻ xấu, về cảnh sát và gangster, ngay cả J. Edgar Hoover đáng ghê tởm cũng được hồi sinh thành một biểu tượng đoan chính của luật pháp và trật tự.

Kết thúc chuyến đi – 5.000 người mỗi ngày, khoảng 1,4 triệu người mỗi năm, đến thăm nhà tù – chúng tôi bị dồn vào cửa hàng bán đồ lưu niệm. Ở đó có thể mua áo phông, bản sao của áo tù màu xanh da trời, bản sao cốc sắt tây của nhà tù và các đồ lưu niệm Alcatraz khác. Chúng tôi được gợi ý mua những tấm thiệp trên một giá gỗ và gửi chúng tới cho các chính quyền nước ngoài theo yêu cầu của một số tù nhân lương tâm được lựa chọn. Thông điệp là rõ ràng: Ở Hoa Kỳ những ai ở tù thì đáng nhận được điều đó; ở nước ngoài thì họ bị bỏ tù một cách bất công. Biến Alcatraz thành công viên Disneyland tương tự như việc biến một trong những trại tù khổ sai của Stalin thành một công viên giải trí có khung cảnh nhà tù. Các nhà tù là cái ác được thể chế hóa. Thanh minh cho cái ác là một sự dị dạng về đạo đức.

Bài tường thuật về Alcatraz của Dịch Vụ Công Viên Quốc Gia đã lờ đi sự dã man và bất công của hệ thống nhà tù có quy mô khổng lồ của Hoa Kỳ, trong đó hiện có 25% số tù nhân trên toàn thế giới bị giam giữ cho dù dân số Hoa Kỳ chỉ chiếm 5% dân số toàn thế giới. Họ lờ đi việc tra tấn, cách ly và chấn thương biến tù nhân thành những người tâm thần đã kéo dài suốt nhiều thập kỷ. Họ lờ đi việc hầu hết tù nhân là nghèo khổ và không bao giờ có sự biện hộ luật pháp đầy đủ. Họ lờ đi rằng những người da màu ở khu vực đô thị “thuộc địa nội địa” chẳng đáng giá gì trên đường phố nhưng trong nhà giam thì mỗi người tạo ra từ 40.000 đến 50.000 dollar mỗi năm cho các doanh nghiệp. Họ lờ đi rằng tù nhân thường xuyên bị trừng phạt và chịu án tù lâu hơn không phải vì những tội mà họ gây ra khi tự do, mà là những sự vi phạm mơ hồ như “không tôn trọng” và “công khai chống đối” diễn ra trong nhà tù. Họ lờ đi rằng “tư pháp” một chiều của hệ thống nhà tù tước bỏ thẩm vấn công bằng đối với tù nhân. Họ lờ đi rằng lính gác là Chúa, chỉ có anh ta hay cô ta có thể tấn công bằng lời nói hay bằng vũ lực một tù nhân mà không có hậu quả. Họ lờ đi rằng nhà tù là một thái ấp chuyên chế. Họ lờ đi sự nhục mạ hàng ngày, thất vọng và đau đớn của những người bị cầm tù. Họ lờ đi rằng tù nhân mới bắt đầu tin vào hệ thống, những người cho rằng công lý tồn tại, thường là những người đầu tiên bị suy sụp tinh thần hoặc tự sát. Họ lờ đi – đây là tội ác lớn nhất – nhân tính sâu sắc của nhiều tù nhân, những người cũng chu đáo, thông minh và đáng yêu như những người bên ngoài nhà tù. Cuối cùng, họ lờ đi việc chúng ta là một dân tộc nhẫn tâm và tàn bạo đến mức nào và chúng ta đam mê những câu chuyện bạo lực cũng như hạ thấp con người ra sao. Sự nhộn nhịp và bài tường thuật hư cấu về thiện và ác, khiến chúng ta nhìn nhận tù nhân thấp kém hơn con người. Đó là một nghệ thuật mà Dịch Vụ Công Viên Quốc Gia và văn hóa đại chúng đã trình diễn hoàn hảo ở Alcatraz. Bất cứ ai thực sự hiểu những điều diễn ra ở Alcatraz cũng như tại các nhà tù trên khắp đất nước đều sẽ than khóc.

Khi tôi tránh khỏi đám du khách ồn ào và đứng một mình trong một phòng giam mở cửa, tôi nghĩ về những sinh viên mà tôi đã dạy trong tù. Họ đã phản ứng ra rao? Họ cảm thấy thế nào về những du khách đang hớp lấy những câu chuyện về tội ác và trừng phạt? Họ phải nếm trải những chấn thương và đau đớn nào khi một lần nữa bước vào phòng biệt giam? Sinh viên của tôi nghĩ họ giống như nô lệ - theo Tu Chính Án thứ 13, tù nhân bị buộc phải lao động không có thù lao hoặc rất ít, như một dollar mỗi ngày. Họ coi nhà tù như bản sao cấu trúc quyền lực của các đồn điền. Nghe các hướng dẫn tự động, đối với họ, giống như cựu nô lệ đi thăm quan đồn điền cũ của anh ta hay cô ta trong khi được cung cấp những chuyện cổ tích về “những gã Châu Phi” lười biếng và vụng về trên các cánh đồng bông và những chuyện dâm ô của người da trắng miền nam.

Đối với bất cứ ai làm việc hay đang ở trong tù, cấu trúc vật chất và tinh thần của Alcatraz – nơi không có bất cứ nỗ lực cải tạo nào và thường xuyên có một phần năm trong số 250 tù nhân được luân chuyển vào và ra khỏi các phòng biệt giam – đều lạnh lùng tương tự. Ngay khi tù nhân đến Alcatraz, họ bị buộc đi diễu và đứng trần truồng trước lính gác. Nghi lễ này, vốn được lặp lại thường xuyên hàng ngày trong các nhà tù trên khắp đất nước, về căn bản là một nghi lễ hạ nhục, là một cách để phủ nhận phẩm giá của tù nhân. Tù nhân phải bị bẻ gẫy. Cưỡng bức tù nhân đứng trần truồng trước lính gác khởi đầu quá trình. Những ai chống lại quyền lực ở Alcatraz – chống đối quyền lực thường có nghĩa chỉ là cãi lại một lính gác – bị ném vào phòng biệt giam, được biết đến với cái tên “Cái Hố”. Ngày nay chuyện đó vẫn diễn ra ở các nhà tù.

Tầng dưới cùng trong ba tầng của Khu D ở Alcatraz có bốn phòng biệt giam. Tôi bước vào một phòng. Đó là nơi người ta bị giam 19 ngày trong bóng tối hoàn toàn, không được tắm rửa cũng như thay quần áo. Chỗ vệ sinh trong một thời gian dài là một cái hố 20,32cm trên sàn. Nhà tù thường xuyên phản xạ lại tiếng la hét của những tù nhân bị lính gác đánh trong các phòng biệt giam tối tăm ở Khu D. Khi những người trong phòng biệt giam được thả ra, họ thường bị mất phương hướng và suy yếu tâm lý. Nhiều người, yếu và hầu như không thể bước đi, được đưa thẳng đến bệnh xá của nhà tù, đau đớn gấp nhiều lần bởi chứng viêm phổi khi phải ngủ hơn hai tuần trên sàn bê tông ẩm ướt. Có một số người không còn sống để ra khỏi Cái Hố.

Ở Alcatraz có một nơi còn tồi tệ hơn Cái Hố - ngục tối. Chỗ đó không nằm trong chương trình du lịch. Nếu tù nhân không bị bẻ gẫy trong biệt giam, họ sẽ bị lôi đi theo cầu thang ở phía trước Khu A dẫn xuống một cánh cửa thép nặng nề. Sau cánh cửa là những lỗ châu mai từ thời mà nhà tù còn là một pháo đài, và sau đó là nhà tù Quân Đội, nơi nhốt thành bầy những người Mỹ bản địa chống đối, và trong Thế Chiến Thứ Nhất là các tù nhân lương tâm. Tù nhân bị lột truồng vào trói vào tường của một trong hai căn phòng gần những lỗ châu mai cũ. Họ nhận được một cái xô dùng cho vệ sinh trong một tuần. Họ được cho ăn chủ yếu là bánh mì. Sự tàn phá về mặt tâm lý của tù nhân là phổ biến, cũng như trong các nhà tù ngày nay. Capone, người phải chịu đựng chứng mất trí do bệnh giang mai và sự ngược đãi, đã trở thành kẻ ngốc. Lính gác báo cáo tìm thấy ông ta sợ hãi núp trong một góc của phòng giam hoặc nằm trên giường khóc lóc. Vào thời gian cuối ở trong tù, ông ta thỉnh thoảng bập bẹ những âm thanh vô nghĩa và không thể kìm chế được. Ông ta sẽ ngồi trên giường nhiều giờ trong trạng thái gần như cứng đờ hay thức dậy vào ban đêm rồi mở ra và xếp lại điên cuồng những tờ tạp chí, thường xuyên mặc rồi cởi quần áo hoặc dọn đi dọn lại cái giường.

Một tù nhân khác, Rufe Persful, chịu đựng chứng ảo giác thường xuyên – ông ta tuyên bố rằng có một con cá sấu trong phòng giam của mình. Vài lần ông ta cố làm một chiếc thòng lọng bằng khăn trải giường. Ông ta đã bất ngờ lấy chiếc rìu khỏi thành xe cứu hỏa của nhà tù và thờ ơ chặt phăng bốn ngón tay của mình trước mặt lính gác. Ông ta cũng định chặt chân và bàn tay khác của mình, ông ta nói điều ấy với phó quản ngục sau đó, khi ở bệnh xá. Những người có thẩm quyền của nhà tù đã không tuyên bố ông ta mất trí.

Joe Bower, người cướp 16,33 dollar của một bưu cục và bị tuyên án 25 năm tù, tự cắt cổ họng mình với một mảnh kính từ kính mắt của ông ta nhưng đã sống sót. Ông ta thường đập đầu vào cửa phòng giam. Ông ta bị bắn chết khi leo lên một hàng rào trước mặt lính gác và phớt lờ các yêu cầu leo xuống.

Ed Wutke đã tự tử bằng cách dùng một lưỡi dao gọt bút chì để cắt đứt động mạch cổ của mình.

Dịch vụ công viên bỏ sót những câu chuyện đó, cũng như nhiều câu chuyện tương tự trong chuyến thăm quan.

Nếu tù nhân không có công việc trong tù ở Alcatraz, anh ta sẽ ở trong phòng giam 23 đến 24 giờ một ngày, chuyện thường trong hệ thống nhà tù Hoa Kỳ.

Ngay cả lính gác cũng biết về những tù nhân mà không bao giờ nên giam giữ. George H. Gregory, trong cuốn sách của ông “Nhân viên Alcatraz: Những năm tháng làm lính gác ở nhà tù xấu xa nhất nước Mỹ”, kể về một tù nhân mà ông ta gọi là Kevin.

“Kevin, một cậu bé da đen, đã tham gia vào một số vụ ẩu đả trong phòng thay đồ. Cậu ta vào tù vì cậu ta đáp ứng yêu cầu của một người mà cậu ta không biết. Kevin đã làm việc trong rạp hát ở một bang miền nam. Một người đàn ông tới, đưa cho cậu một gói nhỏ, yêu cầu cậu đưa cho một người sẽ đến và hỏi về nó. Kevin không biết có gì trong gói. Cậu bị bắt giữ và buộc tội buôn bán ma túy.

Những người đến thăm tù nhân phải chịu đựng chiếc găng tay khám người và sự quát mắng của lính gác. Nghi lễ này cũng tương tự đối với những người tới thăm tù nhân hàng ngày. Việc thăm tù nhân bị gây khó chịu đến mức nhiều thành viên gia đình không bao giờ quay trở lại, tình trạng đó không hề thay đối.

Tôi đứng ở phòng thăm viếng ở Alcatraz và nhìn vào những vòng tròn trên tường. Đó là những vòng tròn có đường kính 7,62 cm và được đục nhiều lỗ nhỏ. Cách duy nhất để được nghe thấy qua những cái lỗ đó là hét lên, có nghĩa là tất cả mọi người quanh bạn, trong đó có cả lính gác, có thể nghe thấy cuộc đàm thoại. Nếu tù nhân và khách viếng thăm muốn nhìn thấy nhau thì họ phải đứng và nhìn qua một ô kính hẹp và dầy, nhưng khi ở trong tình trạng đó thì họ không thể nói chuyện với nhau. Hệ thống được thiết kế có chủ định tạo ra sự thất vọng và bối rối tối đa. “Thực tế là có rất ít thăm nuôi trong tất cả những năm tôi ở Alcatraz,” Ernie Lopez thuật lại trong hồi ký, “Tới Alcatraz, Death Row và Back.” “Tôi không nhận được chuyến thăm nuôi nào cho tới khi tôi ở đó được 9 năm. Điều đó không phải là bất thường.” 

Thư từ bên ngoài được lính gác chép lại thành 3 hay 4 dòng khó hiểu, sau đó họ chuyển đoạn chép lại cho tù nhân và tiêu hủy lá thư. Một số tù nhân không bao giờ nhận được thư gửi cho họ. Bệnh xá thì nguyên sơ và được trang bị tồi tàn. Các tù nhân bị bệnh nặng nhưng được cho là có khả năng bỏ trốn được đưa đến để chết ở bệnh xá hơn là chuyển giao cho một bệnh viện nhà tù liên bang. Một nha sĩ đến đây ba tháng một lần. Các cựu tù nhân nói, thực phẩm đã bị ôi, mặc dù hướng dẫn của chuyến đi nói với người nghe rằng thực phẩm dồi dào và có chất lượng cao.

Nhiều thập kỷ trong tù biến các tù nhân thành những người tàn phế có đôi mắt vô hồn, họ nói chuyện với nhau và lê bước một cách mụ mẫm dọc theo các hành lang nhà tù. Những tù nhân trẻ hơn nhìn những bóng ma đó dạo quanh nhà tù và run sợ. Họ sợ rằng dó sẽ là số phận của họ. Robert Stroud, được biết đến với biệt danh “Người Chim”, ông ta tiếp nhận, chăm sóc chim và xuất bản những cuốn sách về chim chóc khi là tù nhân ở Leavenworth, đã kết thúc ở Alcatraz. Stroud, nổi tiếng quốc gia với những nghiên cứu về chim bị ốm, đã bị cấm tái tạo khu bảo tồn chim ở Viện California. Ông ta phải chịu án chung thân vì đâm chết một lính gác vào năm 1916 sau khi lính gác đó chế giễu ông và tước quyền được thăm nuôi của ông, điều đó có nghĩa là ông ta sẽ không thể thấy em trai. Ông ta bị chuyển đến Alcatraz vào năm 1942. Trong số 54 năm ông ta ngồi tù thì có 42 năm là biệt giam. 

“Tôi nhớ tới việc quan sát ông ấy qua cửa sổ khi ông ấy được đưa ra sân, tất cả do ông ấy, ông ấy được phép ra ngoài một giờ mỗi tuần,” Lopez viết. “Tôi sẽ nhìn ông ấy tự bước đi, một ông già đi tới đi lui trong khoảng sân nhỏ. Lúc đó ông ấy bị gù lưng, ông ấy sẽ đội một chiếc mũ lưỡi trai màu xanh lá cây mà những người đánh bạc thường đội. Ông ấy là một người rất thông minh, thông thạo 5 hay 6 ngôn ngữ. Ông ta đã hoàn thành tất cả với các khóa học qua thư của Đại Học Stanford.

Các nhà tù phơi bày trái tim đen tối của nước Mỹ. Chúng phơi bày sự dối trá của hệ thống tư pháp thiên vị. Chúng phơi bày sự cưỡng bức dưới dạng thô thiển, sự tra tấn cả về thể xác lẫn tinh thần mà chúng ta thiết chế hóa và điều khiển hầu như là để chống lại người nghèo. Những nhà tù là tính tàn bạo và sự phi nhân tính hóa được nhà nước phê chuẩn.

Đó là câu chuyện về Alcatraz. Đó là câu chuyện về tất cả những nhà tù ở Mỹ. Nhưng đó là câu chuyện mà nhà nước không muốn bạn nghe. Những thiết chế này đã và đang được thiết kế một cách có chủ định để làm méo mó và phá hủy các linh hồn. Sách Talmud nhắc nhở chúng ta, “bất cứ kẻ nào phá hủy một linh hồn thì coi như hắn phá hủy toàn bộ một thế giới.”

Chris Hedges, a Pulitzer Prize-winning reporter, writes a regular column for Truthdig every Monday. Hedges’ most recent book, written with Joe Sacco, is “Days of Destruction, Days of Revolt”

Monday, January 5, 2015

Tại sao đề xuất thanh toán trực tiếp bằng nhân dân tệ bị phản đối?

Báo chí dân tộc cực đoan đang ồn ào phản đối đề nghị của Trung Quốc về việc thanh toán trực tiếp bằng đồng nhân dân tệ (NDT) ở Việt Nam. Muốn làm rõ vấn đề này, trước hết cần phải hiểu đề nghị thanh toán trực tiếp bằng nhân dân tệ của Trung Quốc nghĩa là gì. Thứ mà phía Trung Quốc đề nghị là settlement (kết toán) trong thương mại quốc tế chứ không phải payment (thanh toán) trong mua bán hàng ngày như ông Lê Đăng Doanh hùng hồn phát biểu trên tờ Một Thế Giới. Đó là một việc rất phổ biến trong thương mại quốc tế, ví dụ như giữa Nga và Trung Quốc có thỏa thuận thanh toán trực tiếp bằng đồng tệ và đồng rúp, giữa các nước BRICS với nhau họ cũng thanh toán bằng đồng rúp của Nga. Điều này không ảnh hưởng gì đến chủ quyền của Việt Nam hết.

Thanh toán quốc tế rất phức tạp nhưng có thể hình dung qua một ví dụ đơn giản như sau. Một doanh nghiệp A ở Việt Nam bán hàng cho một doanh nghiệp B ở Trung Quốc. Vậy đồng tiền nào sẽ được đùng để thanh toán? Thông thường người ta dùng đồng USD (được gọi là ngoại tệ mạnh), tức là giá cả sẽ được quy đổi ra USD. Sau đó doanh nghiệp B ở Trung Quốc sẽ mua USD chuyển cho doanh nghiệp A ở Việt Nam, doanh nghiệp A sẽ bán USD để lấy VNĐ. Ngược lại nếu doanh nghiệp A (VN) mua hàng của doanh nghiệp B (TQ) thì cũng phải mua đồng USD rồi chuyển cho doanh nghiệp B. Tất nhiên là các doanh nghiệp không thể tự mình làm tất cả những việc phức tạp đó mà họ ủy quyền cho các ngân hàng làm. Tức là A sẽ ủy quyền cho một ngân hàng VN làm trung gian thanh toán, B cũng ủy quyền cho một ngân hàng TQ làm trung gian thanh toán. Hai ngân hàng VN và TQ sẽ thanh toán với nhau bằng đồng USD.

Khi doanh nghiệp VN buôn bán với doanh nghiệp Mỹ thì họ không cần phải chuyển đổi qua một ngoại tệ khác, vì chính đồng USD của Mỹ đã là ngoại tệ mạnh. Điều này có nghĩa là ngân hàng Việt Nam và ngân hàng Mỹ thanh toán trực tiếp bằng đồng USD của Mỹ. Điều ngạc nhiên là không có chuyên gia kinh tế dân tộc chủ nghĩa nào kêu la về việc mất chủ quyền hay nguy cơ đối với độc lập dân tộc trong trường hợp này.

Việc đồng tiền của một quốc gia được sử dụng phổ biến trong thương mại quốc tế là do sức mạnh kinh tế của quốc gia đó tạo ra. Trước kia có đồng USD, rồi đồng Euro, bây giờ tới đồng NDT của TQ. Nền kinh tế của TQ càng phát triển thì thương mại của họ càng trở nên phổ biến khắp nơi và đồng tiền của họ càng được chấp nhận một cách rộng rãi. Mới năm ngoái, nước Đức đã chấp nhận kết toán trực tiếp bằng đồng NDT. Nếu nền kinh tế TQ đạt tới những điều kiện nhất định như Mỹ, đồng tiền của họ sẽ trở thành ngoại tệ chuyển đổi, được các nước trên thế giới sử dụng phổ biến trong thương mại quốc tế như USD.

Khi đồng NDT được chấp nhận thanh toán trực tiếp, có nghĩa là ngân hàng VN sẽ giao dịch với ngân hàng TQ bằng đồng NDT. Thay vì ngân hàng TQ phải mua đồng USD để chuyển cho ngân hàng VN thì giờ họ có thể chuyển thẳng NDT cho ngân hàng VN. Phía ngân hàng VN cũng có thể thanh toán bằng NDT cho ngân hàng TQ khi đại diện cho doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ TQ. Tất nhiên để làm được tất cả những việc đó thì TQ phải thiết lập một dịch vụ trung gian thanh toán cho các ngân hàng TQ và VN, đảm bảo việc mua bán NDT và VNĐ cho các ngân hàng tham gia hệ thống (hình dung đơn giản: họ làm việc giống như quầy đổi tiền). Đây chính là lý do ngân hàng công thương TQ đề nghị hợp tác với ngân hàng thương mại VN (như BIDV) để phát triển dịch vụ này.

Sự phát triển trong việc thanh toán bằng đồng NDT là một tất yếu của sự phát triển kinh tế. Thương mại giữa VN và TQ phát triển nhanh hơn khả năng cung cấp đồng USD của nền kinh tế VN. Do vậy, nếu tiếp tục chỉ thanh toán thông qua đồng USD thì tình trạng tắc nghẽn trong thanh toán do thiếu USD sẽ cản trở sự phát triển thương mại giữa hai nước. Chính vì lý do đó ở khu vực biên giới đã phát sinh ra các cơ sở phi chính thức làm công việc trung gian thanh toán trực tiếp bằng đồng NDT giữa doanh nghiệp VN và doanh nghiệp TQ. Một mặt điều này tạo ra sự thanh toán nhanh chóng với chi phí thấp trong thương mại giữa hai nước, mặt khác điều đó cũng tạo ra các gánh nặng quản lý cho cả phía TQ và VN do nằm ngoài hệ thống chính thức và nằm ngoài pháp luật. Phía TQ cho là tổng trị giá của các giao dịch đó đã lên đến 15 tỷ USD, tức là có tác động đáng kể đến hệ thống tiền tệ của cả hai nước và cần phải hợp pháp hóa việc kết toán trực tiếp bằng NDT để xóa bỏ tình trạng đó. 
Tức là phải có những điều kiện kiểm soát rất rõ ràng chứ không thể nào dùng đồng Nhân dân tệ lưu hành ở Việt Nam như một đồng tiền thứ hai, không một nước nào có thể cho phép như vậy. Đây chính vấn đề vi phạm chủ quyền lãnh thổ và chẳng khác gì việc cho phép đồng Nhân dân tệ thao túng đồng tiền của Việt Nam.
Trái ngược với những gì chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh phát biểu trên tờ Một Thế Giới và phát biểu tương tự trên tờ Thanh Niên của chuyên gia kinh tế Nguyễn Đức Thành, việc kết toán bằng đồng NDT trong thương mại giữa VN và TQ chỉ là một việc bình thường như giữa VN với các nước có nền kinh tế phát triển khác. Sự lo ngại về việc đồng NDT sẽ được sử dụng như một đồng tiền chính thức thứ hai ở VN hay VN mất chủ quyền quốc gia hoàn toàn là vô lý và thiếu hiểu biết về kinh tế. Việc kết toán trực tiếp bằng đồng NDT không có nghĩa là người VN ra phố ăn phở hay uống cafe bằng đồng NDT hay người TQ đến VN tiêu NDT như ở TQ. Ngược lại, sử dụng trực tiếp đồng NDT trong kết toán thương mại giữa hai nước sẽ giúp cả VN và TQ giảm sự phụ thuộc vào đồng USD, giảm được chi phí mua bán đồng USD hàng ngày, đa dạng hóa phương tiện thanh toán quốc tế, do đó giảm được khoản dự trữ bằng đồng USD ngày càng lớn trong điều kiện mà đồng USD không ngừng mất giá do khủng hoảng kinh tế  và chính sách tiền tệ hút máu kinh tế thế giới của chính quyền Mỹ. Hơn nữa việc đó sẽ thúc đẩy một cách tích cực thương mại giữa VN và TQ do xóa bỏ được những rào cản không còn cần thiết trong thanh toán quốc tế. Một trong những điều kiện tiên quyết để cơ chế này hoạt động là TQ phải có cơ chế dự trữ ổn định một số lượng VNĐ nhất định để đảm bảo khả năng thanh toán cho hệ thống, tức là Trung Quốc sẽ phải chú trọng hơn tới lợi ích kinh tế của VN, lợi ích của họ sẽ gắn chặt hơn với lợi ích kinh tế của VN. 

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh còn có những phát biểu rất thiếu hiểu biết khác như:
"Một vấn đề khác mà chuyên gia cũng chỉ ra là hiện nay Việt Nam đang nhập siêu rất nặng từ Trung Quốc. Nếu thanh toán bằng những đồng tiền khác thì Việt Nam còn có hy vọng để trả cho Trung Quốc, ví dụ như Việt Nam có thể kiếm được đồng USD từ việc xuất khẩu sang Mỹ, sang Nhật... Nhưng nếu chỉ thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ thì Việt Nam chỉ có một cách là vay của Ngân hàng Trung Quốc."
Đến một người bình thường cũng biết rằng kết toán trực tiếp bằng đồng NDT không loại trừ việc kết toán bằng USD. Có nghĩa là doanh nghiệp hai nước vẫn có thể tự do giao dịch bằng đồng USD bên cạnh đồng NDT nếu họ muốn. Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn có thể dùng USD để mua đồng NDT khi cần thiết. Thỏa thuận với TQ cũng không có nghĩa là VN phải sử dụng đồng NDT trong thương mại với các nước khác ngoài Trung Quốc, tức là tạo ra sự gia tăng đột biến trong nhu cầu về NDT. Nguy cơ thiếu đồng NDT dẫn đến việc phải vay TQ đồng NDT để thanh toán là chuyện rất tào lao. Các chuyên gia kinh tế mà lại cho rằng kết toán trực tiếp bằng đồng NDT sẽ loại trừ kết toán bằng USD thì thật không thể hiểu nổi. Việc kết toán trực tiếp bằng đồng NDT cũng không dẫn đến vay nợ TQ, giống như VN kết toán chủ yếu bằng đồng USD nhưng đâu có phải vay nợ Mỹ hay phụ thuộc tài chính vào Mỹ. Hoàn toàn không có nguy cơ phụ thuộc tài chính vào TQ trong chuyện này.

Ngoài chuyên gia Lê Đăng Doanh thì còn có giáo sư viện hàn lâm KHXH Việt Nam Lưu Ngọc Trịnh trong bài "Cần một cái lắc đầu dứt khoát" của tờ Lao Động với một ví dụ:
“Giả sử Trung Quốc cho Việt Nam vay 700 nhân dân tệ (NDT), tương đương 100USD với tỷ giá 1USD/7NDT. 5 năm sau, dù chỉ vay bao nhiêu trả đủ bấy nhiêu nhưng nếu đồng NDT lại lên giá với 1USD/6NDT thì để trả được 700NDT đó, Việt Nam phải trả 117USD, tức mất thêm 17USD. Dự trữ ngoại tệ của Việt Nam bị hao hụt thêm 17USD. Và việc mua thêm 17USD đó sẽ khiến VND mất giá và lạm phát có nguy cơ tăng cao”.
Điều bất bình thường trong ví dụ này là ông giáo sư cố tình giả định trường hợp NDT lên giá so với USD để minh họa sự thiệt hại của VN, nhưng trong thực tế thì NDT có thể lên giá mà cũng có thể xuống giá so với USD (khi xuống giá thì vay lại có lợi chứ không thiệt), không ai biết trước điều gì cả. Mặt khác, đó là tỷ giá NDT/USD chứ không phải là NDT/VNĐ nên không minh họa được tác động của nó đến nợ nần của VN, chính việc kết toán trực tiếp bằng NDT (theo tỷ giá NDT/VNĐ) lại loại trừ sự phụ thuộc vào tình hình lên xuống của tỷ giá NDT/USD. Lại càng buồn cười hơn nữa khi ông giáo sư lập luận rằng việc VN phải mua thêm USD sẽ làm lạm phát của VN gia tăng, VNĐ mất giá so với USD và bản thân VNĐ mất giá là hai chuyện rất khác nhau và chả mấy liên quan đến nhau. Xu hướng dài hạn trong chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc là duy trì đồng NDT yếu để tài trợ xuất khẩu. Bao nhiêu năm nay hết Mỹ rồi đến IMF đều kêu la rằng TQ định giá NDT quá thấp so với giá trị thực, đòi TQ phải tăng giá đồng NDT. TQ thì vẫn kiên trì với chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt, chỉ cho phép tỷ giá NDT/USD lên xuống trong phạm vi nhất định, do vậy về dài hạn sẽ khó biến động lớn trong tỷ giá NDT/USD, trừ khi kinh tế Mỹ sụp đổ hoặc có chiến tranh giữa Mỹ và TQ.

Những người có chút kiến thức về kinh tế khi đọc được phát biểu ngớ ngẩn của những người được gọi là chuyên gia kinh tế sẽ nghĩ các chuyên gia đó dỏm toàn phần, nói láo không biết ngượng. Song tôi thì nghĩ khác, họ vốn rất lý trí, nhưng tư duy của họ phản ánh một quan hệ sản xuất lạc hậu, một nền kinh tế thị trường manh mún, phân tán, có hàng ngàn rào cản vô hình để giúp cho các doanh nghiệp nhỏ (như các đơn vị trung gian thanh toán trực tiếp bằng NDT ở vùng biên giới) tồn tại. Họ sợ hãi và bất lực trước những sự phát triển mới trong quan hệ sản xuất, chính vì vậy họ phải bảo thủ, núp sau những khái niệm mang tính chính trị như chủ quyền quốc gia, tinh thần độc lập dân tộc, và lợi dụng sự thiếu hiểu biết hay hời hợt của một bộ phận công chúng để bảo vệ cho những quan hệ sản xuất đã lạc hậu, bảo vệ cho nền tảng tư duy của chính họ, bất chấp hậu quả kinh tế của những việc đó.

Bạn đọc lưu ý: Bài này viết hết sức đơn giản để ai cũng có thể đọc và hiểu bản chất của vấn đề. Nếu đi sâu hơn nữa sẽ còn có các khái niệm về hoán đổi ngoại tệ song phương (tức là VNĐ được sử dụng ngang với NDT trong thanh toán giữa hai nước), hay khái niệm về bảng kết toán quốc gia. Giao dịch giữa hai quốc gia không chỉ có thương mại (tài khoản vãng lai), mà còn có đầu tư (tài khoản vốn) và giao dịch tài chính (tài khoản tài chính). Việc sử dụng phương tiện thanh toán sẽ phải được tính toán cho tất cả các loại giao dịch nói trên. Tuy nhiên, bản chất vấn đề là không thay đổi. Việc thanh toán trực tiếp bằng đồng NDT cũng không phải là không có khó khăn, nó cần một số điều kiện nhất định để đảm bảo. Những điều kiện đó chủ yếu liên quan đến sự phát triển của nền kinh tế và năng lực của hệ thống thanh toán của hai nước. 

Sunday, January 4, 2015

Vũ khí nguy hiểm của Mỹ

Bill và Joe cùng đi xem buổi diễu binh chào mừng quốc khánh Mỹ. Bill tràn ngập lòng yêu nước khi chứng kiến một đàn máy bay không người lái lượn êm ru qua quảng trường, đầy tự hào khi thấy một binh đoàn chiến đấu cầm súng trường tấn công loại hiện đại nhất đi đều bước, đầy hãnh diễn khi thấy các xe chở tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân diễu qua. Sau đó là một nhóm người ăn mặc lộn xộn, giương cao các khẩu hiệu và băng rôn đủ loại đi qua.

Cuối cùng, Bill không kiềm chế được, giật tay Joe và nói: "Tao hiểu về máy bay không người lái, binh lính, súng trường và tên lửa, nhưng tao không hiểu về đám người cầm khẩu hiệu kia."

Joe trả lời: "Những gã đó là đám dân chủ và nhân quyền. Mày có biết những gã đó nguy hiểm thế nào không?" 

(Chuyện bịa, chỉ để giải trí)

Bóng ma Việt Nam

Xin giới thiệu với bạn đọc blog bản dịch bài viết "The Ghost of Vietnam" của tác giả Danny Schechter về sự ám ảnh của người Mỹ với cuộc chiến Việt Nam. Bài viết được đăng trên tạp chí Coldtype số 92 tháng 1 năm 2015. 

Bóng ma Việt Nam

Đã gần 40 năm kể từ sự kiện mà truyền thông Hoa Kỳ gọi là “Sự sụp đổ của Sài Gòn” và người Việt Nam coi là “Giải Phóng”. Tôi thấy điều đó giống như là “Sự sụp đổ của Washington”.

Những bóng ma Việt Nam đang quay trở lại, nhờ vào hai nhà làm phim với những chuỗi cảnh phim rất khác nhau. Đầu tiên là của Tiana về nguồn gốc của miền Nam Việt Nam, và thứ hai là Rory Kennedy, con gái út của Bobby Kennedy.

Tiana đang hoàn thành một bộ phim có tên là “Vị tướng và tôi”, về những cuộc đối thoại không được chờ đợi (của một người thuộc về một gia đình chống cộng cuồng tín) với vị tướng huyền thoại Bắc Việt Nam, tướng Giáp, hay còn gọi là “Napoleon Đỏ”, người sở hữu học thuyết quân sự đánh bại cả quân đội Pháp lẫn người Mỹ.

Giáp tạo dựng quân đội Việt Nam theo yêu cầu của Hồ Chí Minh, và không được đào tạo để trở thành một thiên tài quân sự. Tiana cũng có hai “thiên tài” tự phong khác của Hoa Kỳ trong bộ phim của bà: vai phụ lâm ly của tướng William Westmoreland và Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Robert MacNamara, người mà bà không thể che giấu sự khinh thường. 

Sự thổi phồng quá mức của Kennedy về “Những ngày cuối cùng của Việt Nam” mô tả cuộc sơ tán khẩn cấp binh lính Hoa Kỳ cũng như nhiều người Việt Nam phục vụ trong quân ngũ của họ và cuộc chiến đẫm máu hầu như đã thất bại ngay từ những ngày đầu. Thay vì tìm ra lý do cho thất bại, với sự hỗ trợ của HBO và chương trình Trải Nghiệm Hoa Kỳ dài tập của PBS, bà ta đã tìm cách giới thiệu một bức tranh anh hùng về những người Mỹ trong những ngày cuối cùng của họ ở Sài Gòn, đối phó với một đại sứ điên khùng và trong một số trường hợp nổi loạn chống lại chính sách của Hoa Kỳ.

Hai bộ phim này, cũng giống như tất cả các bộ phim trong những năm sau này, phản ánh sự chia rẽ về văn hóa và chính trị của thời đại. Một bộ phim, tác động của nó là hợp lý hóa cuộc chiến, mô tả quân đội Hoa Kỳ như là động lòng trắc ẩn, trong khi bộ phim kia, lần đầu tiên đưa ra một góc nhìn mà người Mỹ chưa từng biết tới.

Ngay cả khi ông chú JFK của bà không mở rộng cuộc chiến tranh, bất chấp những hoài nghi lặp đi lặp lại về ông ấy, một thành viên của gia đình Kennedy vẫn được đối xử như là một biểu tượng văn hóa trong một nền văn hóa không thể nhớ nổi chi tiết của những gì xảy ra ngày hôm qua chứ đừng nói đến 40 năm trước. Tác phẩm của Rory đã được hoan nghênh; tác phẩm của Tinana vẫn chưa được xem. Bà gọi sự lãng quên có chủ ý này là “Chứng cuồng Việt Nam”

Gerald Perry viết trên tờ Arts Fuse: “Những bài phê bình sướt mướt về “Những ngày cuối cùng ở Việt Nam” (đánh giá chấp nhận với 94% Cà chua thối) cũng phi thường tương tự. Họ hoan nghênh nhà làm phim Rory Kennedy về việc tư liệu hóa một khoảnh khắc bị lãng quên trong lịch sử Hoa Kỳ, những ngày hỗn loạn vào năm 1975 khi Hoa Kỳ tháo chạy khỏi Sài Gòn và quân đội Bắc Việt Nam tiến thẳng vào Nam Việt Nam. Những phê bình đó được tuôn trào với niềm kiêu hãnh về việc câu chuyện của Kennedy cho thấy sự dũng cảm và cao quý của binh lính Mỹ cũng như một số ít nhà ngoại giao đối lập Mỹ đã giúp sơ tán nhiều người Nam Việt Nam – bằng thuyền, máy bay và trực thăng – những người được cho là sẽ bị Cộng Sản Bắc Việt Nam nô dịch hay sát hại.

Điều mà khó có ai có thể quan sát là Kennedy, con gái của người thuộc phe bồ câu Robert Kennedy, lại đang phất lên ngọn cờ thanh minh cho cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Người miền Bắc Việt Nam được mô tả, không có ngoại lệ, giống như những chiến binh ISIS, sát hại tất cả những người đối lập trên con đường từ Hà Nội đến Sài Gòn.

Sau khi tiến vào Sài Gòn, họ thủ tiêu những người chống đối hoặc đưa kẻ thù tới các trại cải tạo. Người miền Nam Việt Nam? Điều này làm tôi ngạc nhiên: không có bất cứ đề cập nào về sự tham nhũng chồng chất trong các tài liệu của các chính quyền tay sai khác nhau, quân đội Nam Việt Nam là công cụ cưỡng bức với tra tấn và giết chóc. Các cựu binh miền Nam Việt Nam, trong đó có các sĩ quan cấp cao, khi trả lời phỏng vấn đều được phép kể câu chuyện được đánh bóng của họ. Không có bất cứ ai vấy máu.

“Điều này không làm tôi ngạc nhiên. Vào năm 1976, lễ kỷ niệm cách mạng Hoa Kỳ, tôi xuất bản một cuốn sách nhỏ trình bày quan điểm về các chiến lược gia quân sự hàng đầu của Việt Nam, trong đó có Võ Nguyên Giáp, có tên là “Cách mà chúng ta thắng cuộc chiến.” Chắc chắn là câu chuyện đó đáng chú ý về mặt lịch sử hơn việc chúng ta cắt đuôi và bỏ chạy. Tôi viết sau đó: “Báo chí Hoa Kỳ không bao giờ giúp gì nhiều cho những nỗ lực tìm ra những người Việt Nam nổi bật, những người được hoạch định tổ chức, chiến đấu, và đánh bại các chính quyền kế tiếp nhau được Hoa Kỳ ủng hộ. Khi truyền thông Hoa Kỳ thừa nhận sự tồn tại của phe khác, họ làm việc đó với sự khinh bỉ, xuyên tạc sự thật và bôi nhọ … Hoa Kỳ không bao giờ thừa nhận sự thật là họ bảo vệ cho một chính quyền không được ủng hộ và định nghiền nát một chính quyền được ủng hộ.”

Một nhóm phê bình phim ở Los Angeles sau đó đã viết cho PBS: “Rory Kennedy thiên lệch quá mức, ngoài bối cảnh, sự tuyên truyền đầy hồ nghi “Những ngày cuối cùng ở Việt Nam” hiện được phát hành kiểu sân khấu kịch, một sản phẩm của chương trình nhiều tập của PBS, Một Trải Nghiệm Mỹ. Chúng ta kinh hoàng bởi bản chất một chiều cực đoan trong lịch sử được viết lại của Kennedy, chỉ phản ánh quan điểm của chính quyền Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa trong câu chuyện, và không bao giờ đưa ra quan điểm của hàng triệu người Mỹ phản đối chiến tranh cũng như của những người chiến đấu cho Mặt Trân Dân Tộc Giải Phóng và Bắc Việt Nam.” Quá nhiều cho “sự cân bằng!”

Sự phản đối hoàn toàn là số không. Truyền hình công cộng rút lui với những bức thư ngớ ngẩn và trả lời sự chỉ trích đối với chương trình bằng cách nói rằng chương trình đó trích dẫn tất cả các chương trình họ làm, có tuổi đời nhiều thập kỷ, đồng thời công bố một chuỗi chương trình nhiều triệu dollar do Ken Burns làm. Đặc trưng! Họ lảng tránh những chi tiết như sau: 

• Rory trập trung vào câu chuyện về những nỗ lực cứu sống các sĩ quan đồng minh và gia đình họ ở Sài Gòn (“Arvin”) mà quân đội nổi tiếng về sự tham nhũng và tàn bạo của họ.

• Bộ phim trình bày các hành động tàn bạo của những người Cộng Sản như “Thảm sát ở Huế”, một sự kiện đã được học giả người Mỹ về Việt Nam Gareth Porter điều tra và phát hiện là sự bịa đặt.

• Bộ phim trình bày các sự vi phạm Hiệp Định Hòa Bình Pari của miền Bắc mà không đề cập tới rất nhiều vi phạm nghiêm trọng và dấu diếm của quân đội miền Nam Việt Nam được Hoa Kỳ hậu thuẫn.

• Bộ phim trình bày sự điên khùng và cuồng dại của đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin như thể ông ta là một ngoại lệ trong lịch sử của các quan chức Mỹ trước đây, người mở rộng cuộc chiến với thiệt hại nhân mạng lớn. Bộ phim không đưa ra bối cảnh hay cơ sở.

• Bộ phim ngụ ý rằng tất cả những người của Sài Gòn sẽ bị xẻ thịt hay cầm tù; đó không phải là sự thật.

• Bộ phim mô tả những con thuyền trốn chạy tới đảo Côn Sơn mà không đề cập rằng trên hòn đảo ngoài khơi đó Sài Gòn đã thiết lập các nhà tù tàn bạo giống như Guantanamo ngày nay, với “các chuồng cọp”, để giam giữ những người Việt Nam chống lại chính quyền quân sự, để giết hại và tra tấn.

• Perry hỏi: “Tiếng nói phản chiến của những người từng là bính lính Hoa Kỳ ở Việt Nam và trở nên thất vọng bởi những điều khủng khiếp mà chúng ta đã làm ở đâu trong bộ phim tài liệu này? Ai trong bộ phim nói về các vụ ném bom ngẫu nhiên miền Bắc Việt Nam của chúng ta? Hay vụ thảm sát ở Mỹ Lai? Và về CIA, sự tra tấn tàn ác đối với người Bắc Việt dưới thời giám đốc CIA William Colby được đề cập ở đâu?

Như với Kissinger, thực sự bực mình đến phát điên khi xem những hùng biện cho bản thân của ông ta hoàn thành mà không hề vấp phải trở ngại nào. Anh ở đâu, Errol Morris, khi được cần đến? Trái lại, tội phạm chiến tranh số một thế giới trên một phạm vi lớn (Việt Nam, Campuchia, Lào, Chile, vân vân) được chào đón và là khách danh dự của bộ phim tài liệu được chương trình Trải Nghiệm Hoa Kỳ của PBS đặt hàng.

Và mọi thứ tiếp tục, tiếp tục.

Đã 40 năm. Chúng ta học được điều gì? Chính quyền Obama, được trợ giúp bởi Bộ Ngoại Giao, một diễn giả nói tiếng Việt không hơn, có tên là John Kery, một lãnh đạo của tổ chức Cựu Binh Việt Nam Chống Chiến Tranh, đã biến thành người biện minh cho vai trò của Hoa Kỳ trong chiến tranh, và người bán vũ khí cho Việt Nam, xứ sở hiện nay đang sợ Trung Quốc hơn Hoa Kỳ.

Chúng ta nên nghe tiếng nói của ai? Rory Kennedy với bộ phim tài liệu lịch sử trơn tru được tài trợ lớn hay Tiana, người đang nỗ lực để đưa tiếng nói của người Việt Nam và một lịch sử bị cố ý chôn vùi đến với cuộc sống. 

Danny Schechter reported in North and South Vietnam in 1974, and returned in 1997. He has written widely on the issues of the war. He edits Mediachannel.org and blogs at Newsdissector.net. Comments to Dissector@mediachannel.org

Friday, January 2, 2015

Mùa đông thứ tư của Fukushima

Đã bốn năm sau thảm họa nhà máy điện nguyên tử Fukushima, người Nhật Bản vẫn còn đang vật lộn để dọn dẹp và khắc phục hậu quả. Xin giới thiệu với bạn đọc bản dịch bài viết "The Fourth Winter of Fukushima" của tác giả Alexis Dudden về cuộc sống của những người phải đi tị nạn do thảm họa nhà máy điện nguyên tử.

Mùa đông thứ tư của Fukushima

“Không, chẳng có gì hết. Tôi chẳng có kế hoạch gì cho năm mới. Chẳng có gì hết. Không có ai tới.” Một phụ nữ bẽn lẽn với khuôn mặt tròn trịa ném những lời đó như mũi phi tiêu vào mặt nạ bảo vệ mà bà ấy mang. Một lúc trước đó bà ấy đang cười hạnh phúc cùng với vài người là cựu cư dân của thành phố nhỏ Tomioka khi họ hồi tưởng về một người bạn mà họ cùng biết. Mặc dù vậy, bà ấy nhanh chóng trở nên sống sượng khi được hỏi về những ngày nghỉ sắp tới. 

Tomioka có 15.839 cư dân trước vụ động đất, sóng thần và nổ lò hạt nhân kinh hoàng vào ngày 11 tháng 3 năm 2011. Tất cả ngoại trừ một người đã rời đi – Matsumura Naoto, một nông dân trồng lúa nổi tiếng đã từ chối bỏ rời bỏ nông trại gia đình đã tồn tại qua 5 thế hệ của ông ấy.

Hoang mang và thất vọng phổ biến trong những người còn lại, một tình trạng tồn tại mà các quan chức chính quyền lúng túng làm tồi tệ hơn vào ngày 25 tháng 3 năm 2012 khi họ chia khu vực 25 dặm vuông bên bờ biển thành 3 khu vực: không bao giờ quay lại, quay lại trong thời gian ngắn, quay lại để sửa chữa. Các nhà khoa học được chính quyền tại trợ quyết định sự phân chia ở đó và các khu vực khác gần nhà máy hạt nhân dựa trên cái được gọi là tỷ suất về liều lượng hàng năm có thể chấp nhận. Những sự thiết kế đó có thể tạo ra cảm giác thiếu thực tế theo các khái niệm khoa học. Mặc dù vậy, trong cuộc sống hàng ngày, điều đó có nghĩa là các đường phố bị chia đôi, một nửa “an toàn” trong khi các căn nhà quanh góc phố được tuyên bố là phải chờ hàng ngàn năm nữa mới có thể quay lại.

Mọi người liên quan hiểu rằng sự phân chia chính thức là cấp thiết đối với việc bồi hoàn. Nếu tài sản của bạn ở bất cứ đâu thuộc chỗ “không bao giờ quay lại” thì bạn sẽ không được trả tiền nữa. Có rất ít sự đánh giá xem những biện pháp đó tác động ra sao tới những người đang đón mùa đông thứ tư ở trong sự quên lãng.

Cuộc sống ở nơi tị nạn nội địa

Nhiều cựu cư dân của Tomioka hiện đang sống cách đó 25 dặm về phía tây trong một thị trấn nông thôn của Miharu, nổi tiếng với cây anh đào 1.000 năm tuổi. Miharu hiện đang mang khoảng 2.000 người trong số 140.000 được chính thức coi là “phải di cư” do khủng hoảng. Khái niệm “tị nạn hạt nhân” biến mất. Tất cả trộn lẫn vào thành một. Mặc dù vậy, những người đó bị tách vĩnh viễn khỏi cuộc sống ngày trước của họ sau khi nhà máy điện nguyên tử Daiichi của Fukushima tan chảy nhanh hơn, trong đó có những người phải sống trong nhà lều suốt 3 năm rưỡi.

Vào một buổi chiều gần đây, một nhóm dân làng bị “di cư” vĩnh viễn của Tomioka tụ tập để nói chuyện trong một căn phòng chung được chiếu sáng rực rỡ, náu mình giữa 20 hay nhiều dãy những tòa nhà sơn màu cát đứng sát nhau, được phân chia thêm thành các phòng nhỏ cho cặp đôi và cá nhân chủ yếu là ở độ tuổi 60 và 70. Một người trẻ hơn ở độ 50 tuổi đã kiên trì trụ lại. Trước cuộc khủng hoảng, công việc kinh doanh của ông là cung cấp bữa ăn trưa cho công nhân nhà máy điện hạt nhân. Sôi nổi và dường như có thể đi bất cứ đâu, ông bị cầm tù bởi những quy tắc của những thứ khiến ông không thể sống ở Tomioka mặc dù cho phép ông tới thăm con chó chồn đáng yêu Chocolat vài lần một tuần, con chó mà ông đã không để cho nó chết.

Nhiều người phải di cư vẫn tin vào khả năng quay trở về trong vài tháng trước đây. Trưởng nhóm Matsumoto-san không tin vào giải pháp đó từ lâu. “Nếu chỉ là họ nói với tôi sau đó, nói với tôi rằng chúng tôi sẽ không thể quay lại, tôi sẽ có thể mang gia đình chuyển tới Aomori (ở miền bắc Nhật Bản), và chúng tôi sẽ sống cùng nhau,” ông nói. Ông cũng chia sẻ nhiều ấn tượng tồi tệ: gia đình bị chia ly, con cái và cháu chắt giờ đang sống phân tán khắp Nhật Bản và hiếm khi viếng thăm. Nhà lều thì nhỏ, nhiều khối gắn với nhau, mặc dù vậy có ít không gian mở và hoàn toàn không có đất canh tác. Những biển chỉ đường mới trên phố chỉ dẫn tới các khu nhà và có vẻ hoan nghênh, nhưng những người bên trong nói họ biết họ đang “trên đường” và “một lúc sau bạn hiểu rằng họ không muốn tiếp đón bạn nữa.

Một người trúng số

Một người phụ nữ có điều ngạc nhiên cho những người khác. “Tôi rất tiếc là đã không nói với các bạn trước,” bà nói, dĩ nhiên là giành lấy lợi thế trước hai người lạ để thông báo tin tức của bà. “Tôi đã xin bốc thăm (nhà), và tôi tiếc là là không nói với các bạn rằng tôi đã thắng. Tôi rất tiếc. Trong một vài tuần tới tôi sẽ chuyển tới một căn nhà định cư. Chả nhiều nhặn gì. Tôi biết là tôi có cơ hội tốt hơn bởi vì tôi làm chủ bản thân mình. Tôi hy vọng rằng các bạn tha thứ cho tôi.

Một số người có thể coi những lời này là bản chất văn hóa, mặc dù một bầu không khí căng thẳng tràn ngập căn phòng. Cảm xúc mong manh của cồng đồng lại bị chia rẽ một lần nữa, một số người chúc bà ấy may mắn – bà đã sống trong 6 căn nhà lều khác nhau trước đây – những người còn lại trông như họ bị ốm và chẳng nói gì. Một người phụ nữ khác bật khóc.

Chính sách nhà ở mới được công bố với khẩu hiệu ngượng nghịu bằng cả tiếng Nhật và tiếng Anh – “Tương lai từ Fukushima” – tiết lộ về những thứ đã có ngay từ ban đầu: tô điểm cho mọi thứ tiếp tục. Những chi tiết nhỏ đưa đến hiện thực về nhà ở. Ngay cả khi nếu bạn đủ may mắn để trúng được một nơi định cư và bạn cố gắng sống sót hơn 11 năm, bạn cũng sẽ phải trả tiền thuê nhà.

Người phụ nữ không biết điều đó, hay không có ai nói cho bà về việc họ làm. Bà sẽ chuyển đến một nơi được gọi là nhà định cư vào mùa đông này. Cùng lúc đó, những người khác trở thành một phần của bảng thống kê xấu, một trong những sự thật rõ ràng kể từ tháng 3 năm 2011. Người chết do nguyên nhân căng thẳng nhiều hơn là do những thảm họa ban đầu ở Fukushima 

Alexis Dudden is a professor of history at the University of Connecticut and the author of Troubled Apologies Among Japan, Korea, and the United States (Columbia University Press, 2008). 

This article originally appeared in Foreign Policy In Focus.

Cảnh sát được tạo ra để kiểm soát người nghèo và nhân dân lao động

Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch bài viết "The Police Were Created to Control Poor and Working Class People" của tác giả Sam Mitrani về vai trò của cảnh sát trong xã hội tư bản hiện đại. Theo F. Engel trong cuốn "Nguồn gốc gia đình, nhà nước và chế độ tư hữu" thì các quốc gia thời kỳ chiếm hữu nô lệ cũng đã có một dạng cảnh sát, nhưng những người tự do khinh rẻ công việc đó, công việc cảnh sát như đi tuần và bắt giữ được giao cho nô lệ làm. Như vậy sự hình thành của cảnh sát ở miền nam nước Mỹ tương đối giống với chế độc chiếm hữu nô lệ cổ xưa.

Cảnh sát được tạo ra để kiểm soát người nghèo và nhân dân lao động

Trong hầu hết các cuộc tranh luận tự do về việc cảnh sát giết hại người da màu không có vũ trang mới đây, có một giả định ngầm là cảnh sát được mong đợi bảo vệ và phục vụ dân chúng. Trên hết, đó là lý do cảnh sát được tạo ra. Nếu chỉ là việc tái thiết lập quan hệ bình thường, tử tế giữa cảnh sát và cộng đồng, vấn đề này có thể được giải quyết. Người nghèo nói chung dễ trở thành nạn nhân của tội ác hơn bất cứ ai khác, lý do này vẫn tiếp diễn theo cách này, họ có nhu cầu lớn hơn những người khác đối với sự bảo vệ của cảnh sát. Có thể là trong số họ có vài kẻ xấu, nhưng nếu chỉ là cảnh sát không phân biệt chủng tộc, hay không thực hiện các biện pháp như chặn-và-khám xét, hay không e ngại người da màu, hoặc bắn vài người không có vũ trang, họ có thể hoạt động như là một dịch vụ hữu ích mà tất cả chúng ta đều cần.

Các nhìn nhận vấn đề độc lập kiểu này dựa trên nhầm lẫn về nguồn gốc của cảnh sát và mục đích họ được tạo ra. Cảnh sát không được tạo ra để bảo vệ và phục vụ dân chúng. Họ không được tạo ra để ngăn chặn tội ác, ít nhất là không như hầu hết mọi người hiểu. Họ chắc chắn không được tạo ra để thúc đẩy công lý. Họ được tạo ra để bảo vệ một dạng mới của chủ nghĩa tư bản lao động-làm thuê phát sinh từ giữa đến cuối thế kỷ 19 khỏi nguy hiểm do con đẻ của hệ thống gây ra, đó là giai cấp lao động.

Đây là cách khẳng định thẳng thừng một sự thật nhỏ bé, mặc dù đôi khi sự nhỏ bé cũng hữu ích để làm bối rối. 

Trước thế kỷ 19, không có lực lượng cảnh sát mà chúng ta sẽ thừa nhận ở bất cứ đâu trên thế giới. Ở Bắc Hoa Kỳ, có một hệ thống các đốc quân và cảnh sát trưởng được bầu cử, chịu trách nhiệm với dân chúng theo cách trực tiếp hơn cảnh sát ngày nay. Ở miền nam, thứ gần gũi nhất với lực lượng cảnh sát là đội tuần tra nô lệ. Sau đó, khi các thành phố miền Bắc lớn lên và tràn ngập người lao động làm thuê nhập cư, những người vốn tách biệt cả về vật chất lẫn xã hội với giai cấp thống trị, tầng lớp thượng lưu giàu có đang điều hành các chính quyền thành phố đã thuê hàng trăm và sau đó là hàng ngàn người có vũ trang để thiết lập trật tự tại các các khu dân cư lao động mới.

Xung đột giai cấp bùng nổ cuối thế kỷ 19 ở những thành phố của Hoa Kỳ như Chicago, nơi trải qua nhiều cuộc bãi công và bạo loạn vào những năm 1867, 1877, 1894. Trong mỗi biến động đó, cảnh sát tấn công người bãi công cực kỳ bạo lực, thậm chí trong những năm 1877 và 1894 quân đội Hoa Kỳ đóng một vai trò lớn trong việc đàn áp tối đa giai cấp lao động. Kết quả của những phong trào đó là cảnh sát ngày càng coi bản thân họ là một vạch xanh nhỏ bảo vệ nền văn minh, họ muốn nói tới nền văn minh tư sản, khỏi sự phá hoại của giai cấp lao động. Ý tưởng về trật tự được phát triển vào cuối thế kỷ 19 vang vọng tới ngày nay – ngoại trừ hôm nay, người da màu nghèo và người Latin là mối đe dọa chủ yếu, hơn là người lao động nhập cư.

Dĩ nhiên là giai cấp thống trị không nhận được mọi thứ mà họ muốn, và cũng không thu được nhiều điểm trong việc kiểm soát người lao động nhập cư. Đó là lý do tại sao các chính quyền thành phố lùi bước trước việc cấm nhậu nhẹt vào ngày chủ nhật, và là lý do khiến họ thuê nhiều người nhập cư làm cảnh sát, nhất là người Ireland. Bất chấp những sự nhượng bộ đó, các chủ doanh nghiệp liên kết với nhau để đảm bảo rằng cảnh sát ngày càng bị tách ra khỏi sự kiểm soát dân chủ, và thiết lập hệ thống quan chức, hệ thống quản trị cũng như các quy tắc ứng xử. Cảnh sát phân biệt với dân chúng bởi đồng phục, thiết lập các quy định riêng về thuê mướn, thăng cấp và sa thải, làm việc để xây dựng một tinh thần đồng đội độc nhất, cũng như đồng nhất bản thân họ với trật tự. Bất chấp những phàn nàn về tham nhũng và thiếu hiệu quả, họ thu nhận được nhiều hơn và nhiều hơn sự ủng hộ của giai cấp thống trị, để mở rộng chuyện đó ở Chicago, một ví dụ, các doanh nhân đóng góp tiền để mua cho cảnh sát súng trường, pháo, súng Gatling, các tòa nhà và tiền để thiết lập quỹ lương hưu cho cảnh sát cũng tuôn ra từ túi của họ.

Chưa bao giờ cảnh sát của một thành phố lớn thi hành “pháp luật” một cách trung lập, hay ở bất cứ đâu đến gần lý tưởng đó (trong vấn đề này, luật pháp không bao giờ trung lập). Ở miền bắc, họ hầu hết bắt giữ người dân với các “tội ác” được định nghĩa mập mờ về gây rối trật tự và sống lang thang suốt thế kỷ 19. Điều này có nghĩa là cảnh sát có thể bắt giữ bất kỳ ai mà họ cho là mối đe dọa đối với “trật tự”. Ở miền nam thời hậu chiến, họ đảm bảo uy quyền tối cao của người da trắng và bắt giữ phổ biến người da màu bằng cách vu cáo để cung cấp nhân lực cho hệ thống lao động trong các nhà tù.

Bạo lực mà cảnh sát gây ra và sự phân biệt đạo đức của họ với những người họ giám sát không phải là hệ quả của sự tàn bạo của cá nhân viên chức cảnh sát, mà là hệ quả của một chính sách được thiết kế cẩn trọng để nhào nặn cảnh sát thành một lực lượng có thể sử dụng bạo lực để giải quyết các vấn đề xã hội đồng hành với sự phát triển của nền kinh tế lao động-làm thuê. Ví dụ, trong một thời gian ngắn, khủng hoảng sâu sắc giữa những năm 1880s, Chicago tràn ngập gái điếm làm việc trên đường phố. Nhiều cảnh sát thừa nhận rằng những gái điếm đó là các phụ nữ nghèo khổ tìm một cách sống sót, và ban đầu dung tha cho hành vi của họ. Nhưng hệ thống quan chức của cảnh sát khẳng định rằng những người tuần tra phải làm nhiệm vụ bất kể là họ cảm thấy ra sao, và bắt giữ những phụ nữ đó, phạt và đưa họ ra khỏi đường phố, đưa vào nhà thổ, nơi mà họ có thể được một số thành viên của giới thượng lưu bỏ qua và một số khác kiểm soát. Tương tự, vào năm 1885, khi Chicago bắt đầu trải qua làn sóng bãi công, một số cảnh sát có cảm tình với người bãi công. Nhưng khi hệ thống quan chức cảnh sát và thị trưởng quyết định bẻ gẫy các cuộc đình công, những cảnh sát từ chối thực hiện đã bị sa thải. Theo những cách đó và hàng ngàn cách tương tự, cảnh sát được nhào nặn thành một lực lượng sẽ thiết lập trật tự đối với giai cấp lao động và người nghèo, bất chấp cảm xúc cá nhân của các viên chức tham gia.

Mặc dù một số người tuần tra cố tỏ ra tốt tính nhưng những người khác tàn bạo công khai, bạo lực của cảnh sát trong những năm 1880 không phải là trường hợp của một vài gã xấu – cũng như ngày nay.

Rất nhiều điều đã thay đổi kể từ khi cảnh sát được thiết lập – quan trọng nhất là dòng người da màu tràn vào các thành phố miền bắc, phong trào của người da màu giữa thế kỷ 19, và sự thiết lập hệ thống giam giữ quy mô lớn hiện hành để đáp lại trong trào đó. Nhưng những sự thay đổi đó không dẫn đến sự dịch chuyển nền tảng trong ngành cảnh sát. Chúng dẫn đến các chính sách mới được thiết kế để duy trì sự tiếp tục mang tính nền tảng. Cảnh sát được tạo ra để sử dụng bạo lực hòa giải nền dân chủ đại điện với chủ nghĩa tư bản công nghiệp. Ngày nay, họ chỉ là một phần của hệ thống “tư pháp hình sự” đang tiếp tục đóng vai trò tương tự. Công việc cơ bản của họ là thiết lập trật tự đối với những người phẫn nộ hoàn toàn có lý với hệ thống – những người trong xã hội của chúng ta hiện nay đa phần là người nghèo da màu.

Một hệ thống cảnh sát dân chủ là không thể tưởng tượng – một trong số đó là cảnh sát được bầu chọn và đáng tin cậy đối với những người mà họ giám sát. Nhưng đó không phải là điều mà chúng ta có. Đó cũng không phải là điều mà hệ thống cảnh sát hiện tại được tạo ra để làm.

Nếu như có một bài học tích cực từ lịch sử nguồn gốc của cảnh sát, đó là khi công nhân tổ chức nhau, phản đối giao nộp hay hợp tác, và gây ra nhiều vấn đề đối với các chính quyền thành phố, cảnh sát buộc phải tạm ngưng những hoạt động khó chịu nhất của họ. Sát hại các cá nhân cảnh sát, như đã diễn ra ở Chicago vào ngày 3 tháng 5 năm 1886 và mới đây là ở New York vào ngày 20 tháng 12 năm 2014, chỉ khiến cho những người đó phải chịu sự đàn áp tàn nhẫn – một phản ứng mà chúng ta đã thấy ngay từ đầu. Nhưng phản kháng với quy mô lớn có thể khiến cảnh sát lưỡng lự. Điều này xảy ra ở Chicago trong những năm 1880, khi cảnh sát rút lui khỏi cuộc đàn áp bãi công, thuê các viên chức nhập cư và tái thiết lập sự tín nhiệm đối với giai cấp lao động sau khi vai trò của họ trong cuộc triệt hạ tàn bạo vào năm 1877 thay đổi đột ngột.

Cảnh sát có thể lùi bước một lần nữa nếu sự phản kháng đối với vụ giết hại Eric Garner, Micheal Brown, Tamir Rice và hàng sa số những người khác được tiếp tục. Nếu chúng được tiếp tục, đó sẽ là chiến thắng của những ngày rung chuyển này và sẽ cứu sống nhiều sinh mạng – Nhưng chừng nào mà hệ thống này còn yêu cầu cảnh sát kiểm soát bằng bạo lực đối với một phần lớn những người sống sót, mọi sự thay đổi trong chính sách cảnh sát sẽ hướng tới việc kiềm chế người nghèo một cách hiệu quả.

Chúng ta không nên kỳ vọng cảnh sát trở một thứ không phải là họ. Như các nhà sử học, chúng ta cần phải biết nguồn gốc của vấn đề, và cảnh sát được tạo ra bởi giai cấp thống trị để kiểm soát giai cấp lao động cũng như người nghèo, chứ không phải để giúp họ. Cảnh sát đang tiếp tục thực hiện vai trò của họ.

Sam Mitrani is an Associate Professor of History at the College of DuPage. He earned his PhD from the University of Illinois at Chicago in 2009. He is the author of The Rise of the Chicago Police Department: Class and Conflict, 1850-1894 (University of Illinois Press).

This essay was originally published by LAWCHA, the Labor and Working Class History Association.

Thursday, January 1, 2015

Tra tấn và chủ nghĩa ngoại lệ Hoa Kỳ

Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch bài viết "American Exceptionalism and American Torture" của tác giả William Blum. Bài viết nhắc nhở rằng vụ scandal tra tấn mới đây của CIA không phải là sự ngẫu nhiên, tra tấn là truyền thống của Hoa Kỳ.  

Tra tấn và chủ nghĩa ngoại lệ Hoa Kỳ

Vào năm 1964 trong cuộc đảo chính do Hoa Kỳ thiết kế, quân đội Brazil đã lật một chính quyền độc lập (không có gì tả hơn họ) và cai trị với bàn tay sắt trong 21 năm tiếp theo. Vào năm 1979, chính quyền quân sự thông qua một đạo luật ân xá ngăn chặn việc xét xử các thành viên của họ về tội tra tấn và các tội ác khác. Đạo luật ân xá đó vẫn còn hiệu lực. 

Đó là cách họ xử lý vấn đề tại nơi được gọi là Thế Giới Thứ Ba. Mặc dù vậy, tại Thế Giới Thứ Nhất thì họ không cần đến sự tinh tế pháp lý kiểu ấy. Tại Hoa Kỳ, quân đội tra tấn và các bố già chính trị của họ tự động đảm bảo sự ân xá, đơn giản chỉ là người Mỹ, hay chỉ cần là thành viên của “Câu Lạc Bộ Những Gã Tốt”. 

Hiện nay, sau khi báo cáo của Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện về việc tra tấn của CIA được công bố, chúng ta bị sốc hơn bởi những tiết lộ về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Mặc dù vậy, người Mỹ và thế giới có cần một người khác nhắc nhở rằng Hoa Kỳ dẫn đầu thế giới về tra tấn? Thông điệp không thể tường thuật quá thường xuyên bởi sự tẩy não đối với người Mỹ và các tín đồ Mỹ trên khắp thế giới đã sâu sắc đến mức họ nhận được những cú sốc lặp đi lặp lại để đánh bật chúng ra khỏi đầu. Không ai làm công việc tẩy não tốt như quan hệ công chúng và quảng cáo của các nhà đầu tư Yankee già cỗi. Luôn luôn có một thế hệ mới tiến vào thời đại với những ngôi sao (và vạch) [chú thích: quốc kỳ Mỹ] trong ánh mắt. 

Mặc dù vậy, công chúng cũng được gợi nhắc lại chuyện cũ một lần nữa – trái với những điều mà hầu hết truyền thông và ngài Obama sẽ làm cho chúng ta tin tưởng – tổng thống thực sự chưa bao giờ cấm tra tấn về bản chất, bất chấp phát ngôn mới đây rằng ông ta đã “dứt khoát cấm tra tấn” sau khi nhậm chức. 

Ngay sau lễ nhậm chức của Obama, cả ông ta và Leon Panetta, giám đốc mới của CIA, tuyên bố rõ ràng rằng “chuyển giao” sẽ không chấm dứt. Như tờ Los Angeles Times tường thuật vào lúc đó: “Theo các mệnh lệnh mới đây của Obama, CIA vẫn có quyền thực hiện những thứ được coi là chuyển giao, lạm dụng bí mật và đưa các tù nhân sang các quốc gia hợp tác với Hoa Kỳ.” 

Từ “hợp tác” dịch sang tiếng Anh là “tra tấn”. Chuyển giao đơn giản là thuê ngoài tra tấn. Không có lý do nào khác để đưa tù nhân tới Lít-va, Ba Lan, Rumania, Ai Cập, Jordan, Kenya, Somalia, Kosovo, hay hòn đảo Diego Garcia trên Ấn Độ Dương, hay các trung tâm tra tấn khác do Hoa Kỳ thuê. Kosovo và Diego Garcia – cả hai đều có căn cứ quân sự lớn và rất bí mật của Hoa Kỳ - nếu không phải là một số nơi khác, vẫn có thể mở cửa cho công việc tra tấn, như căn cứ Guantánamo ở Cuba. 

Hơn nữa, quyết định của tổng thống dựa trên luật số 13491, công bố vào ngày 22 tháng 1 năm 2009, đó là “Thẩm vấn đảm bảo đúng pháp luật”, có một lỗ hổng lớn. Đạo luật khẳng định lặp đi lặp lại rằng đối xử nhân đạo, trong đó có việc không tra tấn, chỉ áp dụng đối với những tù nhân bị giam giữ trong một cuộc “xung đột vũ trang”. Do vậy, tra tấn bởi người Mỹ bên ngoài môi trường “xung đột vũ trang” không bị cấm hoàn toàn. Thế còn tra tấn trong phạm vi môi trường “chống khủng bố”? 

Quyết định của tổng thống yêu cầu CIA chỉ được sử dụng các biện pháp thẩm vấn được phác thảo trong Sổ Tay Quân Đội Chiến Trường đã chỉnh sửa. Mặc dù vậy việc sử dụng Sổ Tay Quân Đội Chiến Trường làm hướng dẫn đối xử với tù binh và thẩm vấn vẫn cho phép biệt giam, tước đoạt giác quan hay nhận thức, làm quá tải giác quan, cấm ngủ, gây sợ hãi và thất vọng, thuốc làm thay đổi thần kinh, can thiệp môi trường như nhiệt độ và tiếng ồn, các tư thế căng thẳng, đó là những ví dụ hấp dẫn của Chủ nghĩa ngoại lệ Hoa Kỳ. 

Sau khi Panetta bị một nhóm Thượng Viện thẩm vấn, tờ New York Times viết rằng ông ta đã “để ngỏ khả năng cục có thể tìm cách để được phép sử dụng các biện pháp thẩm vấn nghiêm khắc hơn là danh sách sách giới hạn mà tổng thống Obama cho phép theo các quy định mới …. Ngài Panette cũng nói rằng cục sẽ tiếp tục thực hiện việc “chuyển giao” của chính quyền Bush …. Nhưng ông ta nói rằng cục sẽ từ chối giao các nghi phạm cho các quốc gia được biết là có tra tấn hay có những hành động ‘xâm phạm các giá trị nhân bản của chúng ta’.” 

Câu cuối cùng dĩ nhiên là lố bịch một cách trẻ con. Những quốc gia được chọn để chuyển giao tù nhân đã được lựa chọn chính xác và duy nhất chỉ bởi vì họ sẵn sàng và có khả năng tra tấn tù nhân. 

Bốn tháng sau khi Obama và Panetta nhậm chức, tờ New York Times có thể đưa tin rằng việc chuyển giao đã đạt một tầm cao mới. 

Các bản tin mới cho biết sự ám ảnh của Washington với tra tấn bắt nguồn từ ngày 11 tháng 9, để ngăn chặn một sự lặp lại. Tổng thống nói về “sự sợ hãi quá mức của kỷ nguyên hậu 11 tháng 9”. Có một số điều đúng trong ý tưởng đó, nhưng đó không phải là một ý tưởng tốt. Tra tấn ở Hoa Kỳ thực sự đã cổ xưa như đất nước này. Liệu có chính quyền nào can dự vào sự kinh khủng đó nhiều hơn Hoa Kỳ? Huấn luyện, cung cấp hướng dẫn, cung cấp trang thiết bị, dựng lên các trung tâm tra tấn quốc tế, bắt cóc người dân tới những nơi đó, biệt giam, cưỡng bức ăn, Guantánamo, Abu Ghraib, Bagram, Chile, Brazil, Argentina, Chicago … Chúa tha tội cho chúng ta! 

Vào năm 2011, Brazil thiết lập Ủy Ban Sự Thật Quốc Gia để chính thức điều tra các tội ác của chính quyền quân sự đã kết thúc vào năm 1985. Obama trên thực tế từ chối lời kêu gọi về một ủy ban sự thật điều tra việc tra tấn của CIA. Mặc dù vậy, vào ngày 17 tháng 6 năm nay khi phó tổng thống Joseph Biden có mặt ở Brazil, ông ta đã trao cho Ủy Ban Sự Thật 43 bức điện tín và báo cáo của Bộ Ngoại Giao liên quan đến chính quyền quân sự Bazil, trong đó có một tài liệu mang tên “Bắt giam phổ biến và Thẩm vấn tâm sinh lý học đối với các nghi phạm lật đổ.” 

Do đó, một lần nữa Hoa Kỳ sẽ không phải chịu trách nhiệm về việc vi phạm pháp luật Hoa Kỳ, luật pháp quốc tế và luật pháp cơ bản về phép tắc nhân bản. Obama có thể kỳ vọng sự tử tế tương tự của người kế nhiệm như ông ta đã kế tục George W. 

“Một trong những thế mạnh tạo ra ngoại lệ Hoa Kỳ là sự sẵn sàng công khai đối đầu với quá khứ của chúng ta, đối mặt với sự không hoàn hảo của chúng ta, thay đổi và làm tốt hơn.” – Barack Obama, viết trong tuyên bố được đưa ra vào thời điểm sau khi bản báo cáo của Thượng Viện được công bố. 

Nếu đống đạo đức giả đó chưa đủ lớn hay chưa đủ bốc mùi, hãy thêm bình luận của Biden trong chuyến viếng thăm Brazil: “Tôi hy vọng rằng trong khi tiến tới thấu hiểu quá khứ thì chúng ta có thể tìm ra cách để tập trung vào những hứa hẹn tốt đẹp của tương lai.” 

Nếu những kẻ tra tấn của chính quyền Bush và Obama không phải chịu trách nhiệm ở Hoa Kỳ thì họ sẽ phải bị truy nã quốc tế theo những nguyên tắc của quyền lực pháp lý phổ quát. 

Vào năm 1984, Liên Hiệp Quốc có một bước tiến lịch sử với việc soạn thảo “Hiệp Ước Chống Tra Tấn và Các Đối Xử hay Trả Thù Tàn Bạo, Phi Nhân Đạo, Thấp Hèn” (có hiệu lực vào năm 1987, Hoa Kỳ phê chuẩn năm 1994). Điều 2 khoản 2 của Hiệp Ước khẳng định: “Không có bất kỳ ngoại lệ nào, bất kể là tình trạng chiến tranh hay đe dọa chiến tranh, bất ổn chính trị nội bộ hay các tình trạng khẩn cấp công cộng khác, có thể biện minh cho việc tra tấn.” 

Rất rõ ràng, rất chắc chắn, và rất chuẩn mực về ngôn ngữ, đặt ra một tiêu chuẩn duy nhất cho thế giới, điều đó gây khó khăn cho những người cảm thấy tự hào về nhân tính. Chúng ta không thể giở lại trang trước. Nếu ngày nay dường như việc tra tấn ai đó có thể chấp nhận được, như người bị tình nghi là có thông tin về “đánh bom tự sát” bảo vệ cuộc sống của nhiều người, thì ngày mai sẽ có thể chấp nhận việc tra tấn anh ta để tìm ra cách nhận dạng những người đồng mưu với anh ta. Liệu chúng ta có cho phép phục hồi tình trạng nô lệ trong một thời gian ngắn để phục vụ cho một vài “khẩn cấp quốc gia” hay một vài “mục đích cao cả hơn” khác? 

Nếu bạn mở cửa sổ cho tra tấn, thậm chí chỉ là một khe nhỏ, khí lạnh của Thời Đại Tăm Tối sẽ tràn đầy căn phòng.