Sunday, October 26, 2014

Liều thuốc độc Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương

Xin giới thiệu với bạn đọc blog bản dịch bài viết "The ‘Medicine’ of the Trans-Pacific Partnership" của tác giả Pete Dolack, bình luận các chi tiết mới được tiết lộ của dự thảo Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương. Tiêu đề do người dịch đặt.

“Liều thuốc” của Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương

Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) nguy hiểm hơn bao giờ hết. Ngăn cản tiếp cận thuộc men, gia tăng giám sát sử dụng Internet và bản quyền bắt buộc theo chỉ thị của các tập đoàn đa quốc gia là những món quà doanh nghiệp được gài vào chương quyền sở hữu trí tuệ của TPP, điều đó được Wikileaks tiết lộ ngay trong tháng này. Báo chí có thể bị hình sự hóa.

Chúng ta càng biết nhiều hơn về TPP, thì nó càng tệ hơn, điều đó cho thấy lý do 12 quốc gia tham gia, dưới sự dẫn dắt của chính quyền Obama, tiếp tục đàm phán bí mật. Bản dự thảo mới nhất về chương quyền sở hữu trí tuệ trong TPP cho thấy có rất ít thay đổi so với bản dự thảo trước đó, cũng được Wikileaks công bố. Trong lời dẫn bạch hóa tài liệu tháng này, WikiLeaks cho biết:

“Có sự bổ sung đặc quyền công nghiệp rõ ràng đối với các lĩnh vực thuốc men và bản quyền. Những bổ sung đó dường như tác động đến sự tiếp cận đối với những thuốc men quan trọng như thuốc chữa ung thư và sẽ làm giảm nhẹ các điều kiện đối với việc cấp bản quyền gen trong cây trồng, điều này sẽ có tác tộng tới nông dân có quy mô sản xuất nhỏ và gia tăng sự thống trị của các tập đoàn nông nghiệp như Monsanto”.

Một phân tích của Public Citizen giải thích:

“Một quy định [sẽ] yêu cầu cấp bản quyền cây trồng liên quan đến sáng chế, như gen được đưa vào cây trồng biến đổi gen, đặt nông dân ở các quốc gia đang phát triển vào tay của công nghiệp nông nghiệp, bao gồm các nhà sản xuất hạt giống như Monsanto, và mối đe dọa đối với an ninh lương thực ở những quốc gia đó sẽ phổ biến hơn”.

Monsanto, đang nỗ lực giành lấy sự kiểm soát đối với nguồn cung cấp lương thực khắp thế giới, khó có thể mong đợi một sự ưu ái nào hơn thế. Hạt giống độc quyền và sinh vật biến đổi gen là lộ trình của Monsanto nhằm kiểm soát những thứ mà bạn ăn và những gì nông dân canh tác. Một khi đã ký hợp đồng, nông dân bị buộc phải mua hạt giống biến đổi gen của công ty hàng năm và thuốc diệt cỏ Monsanto cho các hạt giống biến đổi gen để kháng thuốc diệt cỏ. 

Lén lút dùng quy trình “theo dõi nhanh” để đưa TPP lách qua Quốc Hội

Kèm theo sự bí mật bao phủ TPP là sự lén lút để có thể thông qua hiệp định “tự do thương mại”. Chính quyền Obama đang tìm cách để được Quốc Hội ủy quyền “theo dõi nhanh”. Theo quy trình theo dõi nhanh, Quốc Hội từ bỏ quyền thay đổi các điều khoản, giới hạn thời gian tranh luận, và thực hiện bỏ phiếu chấp nhận hay phủ quyết (không được phép bổ sung) trong một thời gian ngắn. Một số các thỏa thuận “tự do thương mại” tồi tệ nhất đã được chấp thuận theo cách này, và tầm quan trọng của theo dõi nhanh đã thể hiện trong hiệp ước thương mại mới nhất của Hoa Kỳ với Hàn Quốc, được chấp thuận vào năm 2007 – hầu như chỉ 1 phút trước khi ủy quyền theo dõi nhanh hết hạn.

Một đạo luật theo dõi nhanh, được mang tên hai người bảo trợ là Camp-Baucus, đã thất bại khi bỏ phiếu sớm vào năm nay do sự phản đối trong Quốc Hội, đa số là các nghị sĩ Dân Chủ song cũng có một số Cộng Hòa. Điều này xảy ra bởi các nhà hoạt động có tổ chức đã phối hợp trên toàn nước Mỹ. Nhưng thượng nghị sĩ Dân Chủ Ron Wyden, vào tháng tư vừa qua, cho thấy ý định đề xuất một dự luật theo dõi nhanh mới, mà ông ta gọi là “theo dõi thông minh.” Các nhà hoạt động Hoa Kỳ dự đoán rằng cả sự khác biệt nhỏ trong “theo dõi thông minh” của thượng nghị sĩ Wyden lẫn dự luật theo dõi nhanh cởi mở hơn, tất nhiên đều sẽ được dự thảo bởi các hạ nghị sĩ Cộng Hòa, sẽ được đưa ra Quốc Hội sau cuộc bầu cử tháng 11 với ý đồ gây sức ép cho kỳ họp kết thúc nhiệm kỳ. 

Các nhà hoạt động Hoa Kỳ trong năm ngoái và nửa đầu năm nay đã tập trung vào ngăn chặn theo dõi nhanh ở Quốc Hội vì nó sẽ vô hiệu hóa việc thông qua TPP theo cách khác. Các quốc gia khác cho thấy sự đồng ý miễn cưỡng với dự thảo chung cuộc của TPP ngoại trừ Quốc Hội cấp quyền theo dõi nhanh cho chính quyền Obama. Không có ủy quyền đó, Quốc Hội sẽ giữ quyền thay đổi hiệp định đã được thống nhất, dường như phá vỡ bất cứ thỏa thuận nào. Chính quyền Canada, trong tháng 9 vừa qua, đã thể hiện sự miễn cưỡng rõ ràng. 

Tờ Washington Trade Daily mới đưa tin về đại sứ Canada tại Hoa Kỳ Gary Doer, ông này nói Canada và các quốc gia tham gia đàm phán khác sẽ không kết thúc đàm phán cho đến khi chính quyền Obama có “sức mạnh chính trị” của ủy quyền thúc đẩy-thương mại (tên chính thức của theo dõi nhanh). Do vậy, các nhà hoạt động không giảm nhẹ sự đề phòng đối với các mưu đồ triển khai lập pháp theo dõi nhanh. Tuần Hành Động Phản Đối Theo Dõi Nhanh đã được tổ chức từ ngày 8 đến 14 tháng 11 ở Hoa Kỳ. Ở Australia một loạt các cuộc mít-ting phản đối TPP đã diễn ra trong tuần ở Sydney và Canberra. 

Những nỗ lực chống lại việc tái thúc đẩy một thỏa thuận hoàn chỉnh; các bên đàm phán họp tuần này, ngay lập tức theo sau là cuộc họp cấp bộ trưởng vào ngày 25 tháng 10 ở Sydney.

Hình sự hóa quyền được biết của bạn 

Có nhiều mâu thuẫn trong TPP. Một điều khoản bí mật-thương mại trong chương quyền sở hữu trí tuệ đã bị tiết lộ được viết theo cách làm cho việc tường thuật nội dung của thỏa thuận thương mại tương lai có thể bị truy tố. Điều khoản đáng ngờ nêu rõ:

“Nhằm đảm bảo sự bảo vệ cần thiết chống lại sự cạnh tranh không lành mạnh … mỗi bên phải đảm bảo rằng các chủ thể cá nhân cũng như chủ thể pháp lý có các công cụ pháp lý cần thiết ngăn chặn bí mật thương mại hợp pháp trong sự kiểm soát của họ khỏi bị tiết lộ, tước đoạt, hay sử dụng bởi người khác (bao gồm cả các doanh nghiệp thương mại nhà nước) mà không có sự đồng thuận của họ theo cách trái với thực tiễn thương mại trung thực”.

Truy tố hình sự sẽ là bắt buộc đối với: 

“tiếp cận cố ý, không được ủy quyền đối với các bí mật thương mại được lưu giữ trong hệ thống máy tính; cố ý chiếm đoạt bí mật thương mại, bao gồm bằng phương tiện như hệ thống máy tính; hay lừa dối (hay không được ủy quyền) tiết lộ các bí mật thương mại, bao gồm bằng phương tiện như hệ thống máy tính”.

Công bố của WikiLeaks về tài liệu này sẽ là tội hình sự theo điều khoản đó. Điều khoản đó bắt buộc các chính quyền tham gia ký kết phải ban hành các luật lệ nghiêm khắc bảo vệ “bí mật thương mại” không xác định. Văn bản của TPP được xếp loại bí mật! Các nhà lập pháp và công chúng không được phép xem chúng. Ở Hoa Kỳ, những người duy nhất ngoài các thành viên đoàn đàm phán được tiếp cận các tài liệu là 605 “cố vấn”, hầu hết là những người điều hành các tập đoàn đa quốc gia hoặc các nhà vận động hành lang của doanh nghiệp. 

Tạp chí The Age của Melbourne tổng kết mối đe dọa đối với báo chí như sau:

“Văn bản hiệp định bị tiết lộ cho thấy trong nỗ lực xử lý “cạnh tranh không lành mạnh”, phần lớn từ gián điệp công nghiệp Trung Quốc, Hoa Kỳ đã xông lên phía trước với đề xuất hình sự họa việc tiết lộ bí mật thương mại trên khắp bờ Thái Bình Dương. Bản dự thảo cho thấy các quốc gia TPP sẽ áp dụng truy tố hình sự đối với việc tiếp cận, chiếm đoạt hay tiết lộ các bí mật thương mại một cách bất hợp pháp, được định nghĩa là thông tin có giá trị thương mại bởi sự bí mật của nó, bởi bất cứ ai sử dụng một hệ thống máy tính …

Không ngoại lệ về lợi ích của công chúng hay tự do ngôn luận. Hình sự hóa việc tiết lộ sẽ được áp dụng đối với các nhà báo làm việc cho các tổ chức truyền thông thương mại hay bất cứ sự tiết lộ nào được coi là tổn hại đối với “lợi ích kinh tế” của nước tham gia TPP”. 

Rào cản đối với các dược phẩm phổ biến rẻ hơn

Một quy định khác trong văn bản về quyền sở hữu trí tuệ của TPP sẽ dựng lên rào cản đối dược phẩm phổ biến và bắt buộc rằng các điều khoản của bản quyền có thể được gia hạn theo yêu cầu của người giữ bản quyền. Hoa Kỳ và Nhật Bản thậm chí còn yêu cầu bằng lời rằng việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ phải được đặt cao hơn mọi chiếu cố pháp lý khác! Hoa Kỳ cũng đang tìm cách hình sự hóa sự xâm phạm đối với quyền sao chép, ngay cả trong những trường hợp không có ý định thu lợi nhuận, như người hâm mộ đăng tải một tác phẩm, và cũng sẽ bắt buộc nhà cung cấp dịch vụ Internet phải gỡ bỏ các nội dung theo yêu cầu của doanh nghiệp để tránh các trừng phạt pháp lý. 

Chốt sắt để thực thi các quy định hà khắc đó – điều tồi tệ nhất được đưa ra bởi Hoa Kỳ và Nhật Bản thường tiếp nối sau – là “cơ chế tranh chấp nhà đầu tư-nhà nước”. Đó là quy định chính phủ phải đệ trình việc hòa giải liên quan tại tòa hòa giải bí mật khi “nhà đầu tư” muốn thay đổi luật lệ; các quan tòa trong tòa này là các luật sư doanh nghiệp. 

Cơ chế tranh chấp không được trực tiếp đề cập trong chương quyền sở hữu trí tuệ, nhưng một điều khoản có mục đích giữ gìn chủ quyền quốc gia lại mâu thuẫn với các điều khoản khác, trong đó đảm bảo cho các công ty đa quốc gia có quyền tương tự như doanh nghiệp quốc gia. Các điều khoản đó, tiêu chuẩn trong hiệp định “thương mại tự do”, là mũi nhọn được các tòa hòa giải bí mật sử dụng để vô hiệu hóa các luật bảo vệ môi trường, các tiêu chuẩn về an toàn, sức khỏe hay lao động. Những quy định đó sẽ lần lượt trở thành các tiền lệ được sử dụng để truyền lại cho hậu thế các quyết định khắc nghiệt. 

TPP, mặc dù vậy, không chỉ nguy hiểm đối với người lao động. Hiện có các hiệp định khác như Hiệp Định Đối Tác và Đầu Tư Xuyên Đại Tây Dương giữ Hòa Kỳ và EU; Hiệp Ước Dịch Vụ Thương Mại sẽ phá hủy khả năng điều tiết của các chính quyền đối với ngành dịch vụ tài chính (50 quốc gia đã tham gia); và Hiệp Định Toàn Diện về Kinh Tế và Thương Mại giữa Canada và EU. Tất cả các hiệp định đều được thiết kể để nâng doanh nghiệp lên ngang tầm một quốc gia, mặc dù trong thực tiễn, do các án lệ, chúng sẽ đưa các doanh nghiệp lên cao hơn chính quyền quốc gia. 

Các hiệp định “tự do thương mại” liên quan rất ít đến thương mại, và liên quan nhiều đến việc áp đặt sự thống trị của tư bản trong phạm vi cuộc sống đến chừng nào có thể. Chúng là thất bại hàng loạt đối với người lao động ở tất cả các nước. Chúng mang lại và có thể mang lại, không gì ngoài cuộc đua xuống đáy. Cố gắng cải tạo cuộc đua xuống đáy là một việc vặt vãnh ngớ ngẩn. TPP và những anh em họ ghê tởm của nó phải bị đánh bại, và phải được thay thế bằng một định nghĩa mới về thương mại cũng như những người hưởng lợi từ thương mại. Điều đó đòi hỏi phải đấu tranh trực diện với hệ thống kinh tế thịnh hành, không thì chúng ta sẽ chỉ như dã tràng xe cát.

Saturday, October 25, 2014

Tại sao Bức Tường Berlin sụp đổ?

Xin giới thiệu với bạn đọc bản dịch blog bài viết "Humpty-Dumpty and the fall of Berlin’s wall" của tác giả Victor Grossman, một nhà văn nhà báo người Mỹ sống ở Đức lâu năm, viết về Bức Tường Berlin. Tiêu đề do người dịch đặt.

Humpty-Dumpty và sự sụp đổ của bức tường Berlin

“Humpty-Dumpty sat on a wall, Humpty-Dumpty had a great fall.”

Dịch nghĩa: Humpty-Dumpty ngồi trên tường, Humpty-Dumpty ngã đau.
[Chú thích của người dịch: Humpty-Dumpty là hai anh em sinh đôi hình quả trứng trong truyện "Alice ở xứ sở kỳ diệu"] 

Câu đồng dao của trẻ em với từ cùng vần “wall” [tường] và “fall” [ngã] gợi nhắc đến lễ kỷ niệm sự sụp đổ của Bức Tường Berlin – mới được bắt đầu. Có phải là sự ám chỉ phù phiếm? Có thể. Đối với hàng triệu người thì sự kiện 25 năm trước đây được ghi nhớ với sự phởn phơ thực sự và có thể hiểu được. Nhưng sự quảng cáo rùm beng bất tận của truyền thông Đức, từ tuần này qua tuần khác ngay trước lễ kỷ niệm, và kế hoạch cho 8.000 bóng đèn heli được thắp sáng bởi 60.000 cục pin trên 10 dặm dọc theo dấu vết bức tường, hiện ra trong buổi tối cùng với tiếng kèn chiến thắng, tiếng chuông nhà thờ hân hoan hay những thứ tương tự trong khi Angela Merkel, Lech Valesa, Mikhail Gorbachov, cựu thị trưởng của Berlin và các ngôi sao giải trí khác hướng mắt lên bầu trời, có thể chứng minh cho cách tiếp cận khác của tôi.

Sau khi Bức Tường bị phá vỡ vào ngày 9 tháng 11 năm 1989, thứ nhanh chóng sụp đổ trong những tháng sau đó làm hiện ra những quả trứng kỳ dị được nhắc đến trong cuộc phiêu lưu của Alice. Đó là một thể chế hơn bốn mươi năm tuổi tự xưng là Cộng Hòa Dân Chủ Đức (GDR). Để tiếp tục mượn ám chỉ về dạng trứng, một thứ cần được giải thích: Nó sụp đổ bởi vì nó hoàn toàn sai lầm? Nó bị đẩy từ phía bên ngoài hay từ cả hai phía? Và sự sụp đổ đơn giản phản ánh cuộc cách mạng thắng lợi của một dân tộc trong việc đòi tự do – hay là vấn đề phức tạp hơn? Điều này vẫn còn phù hợp đối với những cuộc nổi dậy tương tự đã và đang diễn ra.

Tại sao GDR sụp đổ? Trái với hàng sa số những hình ảnh tồi tệ mà nó khởi đầu sau năm 1945, nó được tạo nên từ hy vọng và mơ ước của một nhóm nhỏ những người sống sót dưới thời phát xít Hitler, một số ở nơi lưu vong trên khắp các lục địa, một số khác trong trại tập trung và nhà tù của phát xít. Những người đàn ông và đàn bà đó đã quyết định tạo ra một nước Đức mới – hay ít nhất là một phần của nước Đức – từ chối chủ nghĩa phát xít và những thế lực đằng sau nó: Bayer và BASF (của I.G. Farben), những doanh nghiệp đã giúp phát xít xây dựng và điều hành Auschwitz, Siemens, Krupp và Flick, những doanh nghiệp đã lạm dụng hàng trăm ngàn lao động đói khát trong các trại tập trung cũng như cưỡng bức người lao động từ khắp các nước Châu Âu – và Ngân Hàng Đức, kẻ đã cung cấp tài chính cho hành trình đẫm máu ấy. Bất chấp việc họ bại trận, một lần nữa, những thế lực ấy không bao giờ ngừng kế hoạch phục hồi, tiếp tục bành trướng và đã tái tạo lại bản thân. Nhưng không phải ở Đông Đức, nơi những kế hoạch đó bị cản trở và nhà máy của họ bị quốc hữu hóa. Đó là hành động cực kỳ quan trọng của GDR, hành động không bao giờ được tha thứ, cho đến ngày nay. 

Những nhà hoạt động đầu tiên, đối mặt với hàng triệu người góa bụa, mồ côi, bực bội, bị đầu độc lý tưởng hay vẫn nhiễm tư tưởng phát xít, đã mời gọi những nhà văn, nghệ sĩ, giáo sư, nhà biên kịch, chuyên gia về điện ảnh chống phát xít lỗi lạc nhất giúp họ thay đổi tâm trạng và định kiến, ít nhất là ở Đông Đức. Trong số những người hưởng ứng có Bertolt Brecht, Hanns Eisler, Anna Seghers, Ernst Buch, Arnold Zweig, Heinrich Mann (người chết trước khi kịp trở về). Những người khác, như Hans Fallada, đã tiếp tục ở lại Đức nhưng đối đầu với chủ nghĩa phát xít. Những người này và các học trò của họ, đã tạo ra các vở kịch, bản nhạc, phim, tác phẩm văn chương tiến bộ để đưa đến người xem trên khắp thế giới. Ở đây cũng vậy, hoàn toàn trái ngược với tình hình ở phần nước Đức bên kia sông Elbe, chủ nghĩa phát xít bị đuổi ra khỏi lớp học, phòng văn chương, đồn cảnh sát và ghế của quan tòa.

Mặc dù khởi đầu với một đống hoang tàn đổ nát, một nền công nghiệp tan hoang phải gánh 95% chi phí tái thiết nước Đức và luôn bị thị trường thế giới phân biệt đối xử, GDR đã vất vả xây dựng một nền kinh tế mới đáng nể - một nền kinh tế phi lợi nhuận. Hoàn toàn thiếu hụt các tài nguyên tự nhiên nhưng ngành công nghiệp sắt thép đã được xây dựng, các nhà máy đóng tàu, nông trang thương mại, đường ống dẫn nước và máy công cụ, đã xuất hiện ở những khu vực như Mecklenburg, sau hàng thế kỷ chìm trong bóng tối trung cổ. Tất cả những điều đó không cần đến Kế Hoạch Marshall cũng như không có các kỹ sư và quản lý phát xít do họ đã bỏ trốn. 

Dần dần, đặc biệt là sau khi dòng chất xám ngừng chảy một cách liên tục và có tổ chức sang phương Tây nhờ Bức Tường Berlin, hàng tiêu dùng đã được đầu tư nhiều hơn. Mức sống cao ngang tầm thế giới đã đạt được, gần như mọi hộ gia đình có tủ lạnh, ti vi màu, máy giặt. Hơn một nửa hộ gia đình sở hữu ít nhất một chiếc ô tô nhỏ, mặc dù giao thông công cộng giá rẻ được mở rộng. 

Trong 40 năm, trái ngược với câu chuyện nực cười về sự xấu xa, nước Đức nhỏ đã giải quyết được nhiều vấn đề mà hiện giờ vẫn khiến nhiều quốc gia phải điên đầu. Với một khoản thuế nhỏ đáp ứng được mọi loại bảo hiểm y tế, kế hoạch hóa gia đình với phá thai, chăm sóc trẻ em, trại nghỉ hè, hoạt động văn hóa thể thao cho thanh niên và người già. Giáo dục hoàn toàn miễn phí, học bổng đáp ứng được chi phí sinh hoạt cơ bản nên không ai cần vay nợ, việc làm được đảm bảo sau khi tốt nghiệp. Phụ nữ có thể làm việc - với mức lương bình đẳng; hơn 90% làm việc. Điều tuyệt vời nhất là không có thất nghiệp, tịch biên tài sản bị cấm ngặt, không có ai phải lo sợ về ngày mai – hay năm tới. Vẫn còn nhiều thứ phải hoàn thiện, nhiều sai lầm xuất hiện, thường xuyên thiếu một vài hàng hóa tiêu dùng dẫn đến những câu chuyện cười đùa bất tận – rất nhiều giận dữ. Mặc dù vậy, sự nghèo khổ hoàn toàn đã bị xóa sổ. Ở đâu trên thế giới này đã làm được điều đó? 

GDR phải cạnh tranh với một trong những nền kinh tế phồn vinh nhất thế giới, Tây Đức. Nó không bao giờ có thể đáp ứng bước thay đổi nhanh chóng của những doanh nghiệp cạnh tranh không ngừng thăng trầm gây mất việc làm và phá hủy các kế hoạch, nhưng tạo ra đều đặn những sản phẩm hiện đại, hợp thời trang - trên hết là toàn các xe hơi tốt. Giống như người dân ở bất cứ đâu, công dân GDR cũng rung động với những quảng cáo hấp dẫn. Nhưng đó là truyền hình của Tây Đức – truyền hình Đông Đức là phi thương mại. Sự ghanh tị lan rộng. Điều đó bị làm tồi tệ thêm bởi khẩu vị thời trang lạc hậu của những người cai trị - và họ cai trị hầu như cho đến khi kết thúc.

Tôi cho rằng hầu hết những người chống phát xít bị lão hóa vẫn tiếp tục hy vọng ban đầu của họ, lý tưởng về chủ nghĩa xã hội. Nhưng khi họ già hơn, được đặt vào trung tâm quyền lực và thường xuyên được bợ đỡ bởi những kẻ xu nịnh, những kẻ luôn bu quanh những nơi quyền lực và đặc quyền xuất hiện, họ đánh mất sự liên hệ với đại đa số quần chúng. Nhiều quyền tự do bị cắt xén, tệ nhất là truyền thông về chính trị thường ngớ ngẩn, cứng nhắc, một chiều và tự ca ngợi bản thân. Như quyền tự do ngôn luận, sau những năm đầu tiên, sự sợ hãi và lo lắng trong nhiều phim Stasi đã hầu như biến mất, ít nhất là về sự kiện tư nhân hay đời thường. Người dân thường nói về điều họ nghĩ - ngoại trừ các cuộc họp công cộng (hay lớp học), họ thường sợ đánh mất cơ hội được khen thưởng hay một chuyến đi sang bên kia Bức Tường nếu họ tỏ ra “thân phương tây”.

GDR có các rạp, nhà hát, rạp ballet tuyệt vời; có nhiều nhóm tốt cho các khẩu vị khác. Hầu hết các phim hay nhất của Hollywood và phương tây được chiếu. Mặc dù cuộc sống đối với nhiều người dường như buồn tẻ, thiếu độc đáo, kìm hãm. Người dân cảm thấy bị giam hãm, thậm chí sau khi số lượng người có thể sang thăm Tây Đức tăng lên, đạt tới vài triệu vào năm 1988. Những người già đã có thể đi sang phía tây một tháng mỗi năm.

Mặc dù hệ thống không bao giờ thuận tiện cho phần lớn lý tưởng về dân chủ, không bao giờ là tuyệt đối. Nhu cầu của người dân thường xuyên được đáp ứng, từ ước muốn và nhu cầu của hai triệu thành viên đảng lãnh đạo, cho tới các báo cáo thường xuyên của cơ quan an ninh quốc gia hay Stasi (một trong số các cơ quan chức năng tích cực) và các túi đầy thư chứa đơn khiếu nại cũng như yêu cầu cá nhân.

Mặc dù vậy, ngày càng có nhiều thanh niên giành được ưu thế, đặc biệt là ổn định kinh tế, hầu như là vậy. Nhiều người yêu thích Vịt Donald, thán phục chàng cao bồi đẹp trai Malboro hay các ngôi sao Hollywood đáng yêu và mơ ước đi trên Cầu Vàng hay đi dưới Cổng Vàng, mà không hề quan tâm tới tình trạng của những người đang phục vụ Những Lời Nói Dối trơ trẽn.

Sự bất mãn tăng lên trong những năm 1980 khi nền kinh tế suy yếu, bị hạ gục bởi tham vọng xây dựng công nghiệp điện tử mà không cần trợ giúp từ bên ngoài, cũng như chương trình nhà ở khổng lồ và đầu tư lớn vào công nghiệp quốc phòng để chạy đua với phía Tây. Những người lãnh đạo trưởng thành chính trị từ thời Stalin không bao giờ học được các đối phó với sự đố kị hay sự bất mãn và sợ cải tổ theo kiểu Gorbachov, nhắc lại rằng Hitler đã nắm quyền nhờ vào bầu cử tự do và nhận thức một cách thiếu chính xác rằng phương Tây đang nhanh chóng sử dụng mở cửa để thúc đẩy “thay đổi chế độ”. Vào năm 1989, khi điều đó thành công ở Hungary và Ba Lan, nhanh chóng “phương tây hóa”, sự bất mãn bùng nổ, và người dân biểu tình ở Berlin, Leipzig, Dresden và những nơi khác.

Đầu tiên, khi Bức Tường được mở, người dân yêu cầu cải tiến GDR, với tự do mới. Nhưng khi Kohl, Brandt và những người khác tham gia, vung lên các sản phẩm được đóng gói tốt, những lời hứa hẹn hợp thời và trên hết là đồng Mark Tây Đức được in đẹp, GDR đã sụp đổ.

Vai trò trong sự thúc đẩy của Vermon Walter, người được George W. Bush gửi tới làm đại sứ ở Tây Đức với nhiệm vụ “làm cho mọi thứ tới nơi tới chốn”, là gì? Buổi sáng sau khi Bức Tường được mở, ông ta tổ chức chuyến bay thị sát Berlin bằng trực thăng cho thủ tướng Kohl, tiếp đó hạ mình “tham gia hành động”. Sau đó, phát biểu một cách tự hào về sự sụp đổ của GDR, ông ta nói “Chúng tôi tới đây bởi vì chúng tôi mạnh. Chúng tôi tới đây bởi vì chúng tôi được quyết định, và chúng tôi tới đây bởi vì chúng tôi bảo vệ quyền tự do lựa chọn số mệnh của người dân”. Walters, người đóng vai trò chủ chốt cùng với Reagan và giáo hoàng John Paul trong việc thay đổi chế độ ở Ba Lan, đã “trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào việc lật đổ nhiều chính quyền khác hơn bất cứ quan chức nào của chính quyền Hoa Kỳ”, trong số đó có vụ lật đổ ở Iran năm 1953, Brazil năm 1964, Chi Lê năm 1973, ngay cả Fiji năm 1987. Đối với sự lựa chọn tự do của người dân, theo quan điểm của ông ta Việt Nam là “một trong cuộc chiến cao quý và vị tha nhất” trong lịch sử Hoa Kỳ.

Không có gì thay đổi ở Đông Đức trong 25 năm. Đó là sự pha trộn. Du lịch và hàng tiêu dùng không tạo ra các vấn đề khác ngoại trừ giá của chúng. Quảng cáo hoành tráng và chương trình truyền hình thương mại hoành tráng, đường phố, quán cafe mới, ngay bên sườn xe bus và xe công cộng. Công nghiệp của GDR đã sớm bị phá hủy, cả những nhà máy cũ cũng như những nhà máy mới hiện đại nhất đều bị đem cầm cố và đóng cửa. Hàng triệu người di cư đến phía tây, nhưng với nước Đức giờ là nền kinh tế mạnh nhất châu Âu thì chỉ có một phần hồi phục; dĩ nhiên là một phần ba người Đông Đức ở trong tình trạng tốt hơn trước, khoảng một phần ba giữ nguyên hiện trạng. Phần còn lại thì kém may mắn. Chăm sóc y tế, mặc dù tốt hơn ở Hoa Kỳ, nhưng bị lung lay dữ dội bởi cú sốc giá, giống như phí dịch vụ và tiền thuê nhà. Trường học tư nhân nở rộ ở khắp nơi cho những người có đủ tiền. Giáo dục cấp cao ngày càng làm ăn khấm khá. Hãng Daimlers và Ngân Hàng Đức cất cánh.

GDR không thay đổi nhiều người quá lớn. Ích kỷ, ghen ghét, thậm chí tham lam khó có thể bị phá hủy hoàn toàn. Nhưng khoảng cách nhỏ giữa người thành công nhiều và thành công ít, trong khi không ai có thể trở thành giàu có bằng cách bóc lột người khác, cơ hội theo đuổi việc làm và chuyên môn của phụ nữ cho phép giảm sự phụ thuộc vào chồng hay ông chủ, sự thật là không có nhóm nào loại bỏ nào nhóm nào dựa trên sự khác biệt về tuổi tác hay nền tảng cũng như cảm giác an toàn về kinh kế có ý nghĩa, như những khảo sát đã chỉ ra, rằng công dân phía đông tính trên mức độ trung bình thân thiện hơn và gần gũi với gia đình cũng như đồng nghiệp hơn.

Tự do đạt được hiện giờ đang được đánh giá đúng. Nhưng các đảng lãnh đạo thiếu trách nhiệm đối những người làm việc bán thời gian, tạm thời cũng như những công việc không ổn định khác, hoặc chả có trách nhiệm gì, thường xuyên dẫn đến sự giễu cợt mới. Hãy nhìn những dạng Tweedle Dee-Tweedle của dân chủ (gợi nhắc đến Alice), nhiều người ngồi ở nhà thay vì đi bầu cử; trong cuộc bầu cử mới đây chỉ có nửa số công dân đi bỏ phiếu. Những người khác đã bỏ phiếu để loại bỏ “người ngoại quốc” – một khuynh hướng nguy hiểm. Khoảng 10%, phần lớn là ở Đông Đức, chống lại mọi cấm kị truyền thông để lựa chọn điều mà họ hy vọng là tốt hơn, đảng Cánh tả.

Nhưng trước viễn cảnh hiện tại về tình trạng đình đốn kinh tế ở châu Âu và nguy cơ của tương lai khó khăn, thắt lưng buộc bụng, một số người Đông Đức ngạc nhiên nếu tin vào mọi lời hứa và từ chối mọi thứ GDR đề xuất, họ đã tạo ra sai lầm đặc biệt 25 năm trước, thêm một lần nữa với Alice, của những con hàu nhỏ khờ khạo ngã gục trước lời mời thân thiện đi dạo với Hải Mã và Người Thợ Mộc đói khát: “Nếu giờ bạn đã sẵn sàng, bạn hàu thân mến, chúng tôi có thể nhồi thức ăn” – “Nhưng không phải cho chúng ta!” con hàu gào lên, chuyển sang màu xanh da trời. “Sau sự tử tế có một điều buồn thảm phải làm!”

Tất cả vấn đề đang diễn ra? Con mèo béo Cheshire đang cười nhe răng khi họ vơ vét nhiều hơn kho báu của thế gian, phá hủy hành tinh theo cách không thể cứu vãn và giành lấy quyền kiểm soát mọi cuộc gọi điện thoại, thư điện tử hay chuyến đi nghỉ ngày chủ nhật ở đồng quê với các sĩ quan Stasi đầy năng lực sẽ được thèm muốn. Khi mối đe dọa của chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản dường như đã bị loại bỏ, họ tìm cách ngăn chặn bất cứ sự đánh giá lại nào đối với năng lực của họ, trong khi đè bẹp mọi dấu hiệu độc lập bằng mưu đồ hay bởi vũ lực, tiến bộ hay không, ở mọi quốc gia.

Điều đó cũng có thể đúng ở Đức, rất nhiều công ty và bạn bè chính trị của họ tiếp tục nhắc nhở với sự run rẩy về một thời đại mà những rào cản phía đông chất đống lên những tài sản khổng lồ và thỏa mãn không giới hạn những khát vọng kinh tế cũng như chiến lược. Chúng ta thấy chúng trong các chương trình học đường, các kênh truyền hình bất tận, các buổi triển lãm, lễ kỷ niệm thường xuyên và các kế hoạch cho tượng đài mới.

Không có kỵ binh và lính hoàng gia nào có thể đặt Humpty-Dumpty hình trứng – hay GDR – lại cùng với nhau. Nhưng ở đó có nỗi sợ hãi hầu như là yếu bóng vía rằng tàn dư, tái hợp của thành quả trong quá khứ, có thể một ngày nào đó sẽ thổi lên hồi còi mới – không phải là khẩu vị của họ. Điều này, tôi tin chắc, là lý do chính cho những bóng đèn trắng lạ lùng và sự rùm beng bất tận.

Thursday, October 23, 2014

Một huyền thoại chống Cộng Sản: Bức Tường Berlin

Xin giới thiệu với bạn đọc blog bản dịch bài báo "The Berlin Wall: Another Cold War Myth" của tác giả nổi tiếng William Blum về sự thật phía sau Bức Tường Berlin. Tiêu đề do người dịch đặt.

Bức Tường Berlin: Một Huyền Thoại Chiến Tranh Lạnh Khác

Ngày 9 tháng 11 là dịp kỷ niệm lần thứ 25 ngày Bức Tường Berlin sụp đổ. Sự huyên náo cuồng nhiệt đã bắt đầu nhiều tháng trước ở Berlin. Ở Hoa Kỳ, chúng ta có thể tiên đoán rằng tất cả những sáo ngữ thời Chiến Tranh Lạnh về Thế Giới Tự Do đối đầu với Chuyên Chế Cộng Sản sẽ được được tuôn ra ào ạt và câu chuyện cổ tích ngây ngô về bức tường sẽ được nhắc lại: Vào năm 1961, cộng sản Đông Berlin đã dựng một bức tường để ngăn công dân bị đàn áp của họ khỏi trốn sang Tây Berlin và tự do. Tại sao? Bởi vì cộng sản không thích nhân dân tự do hay biết được “sự thật”. Còn lý do nào khác nữa không?

Đầu tiên, trước khi bức tường được dựng lên vào năm 1961 hàng ngàn người Đông Đức vẫn đi làm hàng ngày ở phía Tây và sau đó trở về nhà ở phía Đông vào buổi tối; nhiều người quay lại và tiếp tục mua sắm hay vì lý do khác. Rõ ràng là không có gì ở phía Đông chống lại ý muốn của họ. Tại sao bức tường được dựng lên? Có hai lý do chính:

1) Phía Tây làm phía Đông điêu đứng với một chiến dịch lớn tuyển dụng lao động chuyên môn và lành nghề, những người vốn được đào tạo bằng kinh phí của chính quyền cộng sản. Điều này dẫn tới khủng hoảng lao động và sản xuất nghiêm trọng ở phía Đông. Một trong những ghi nhận về điều đó, tờ New York đưa tin vào năm 1963: “Tây Berlin gánh chịu hậu quả kinh tế từ bức tường khi mất khoảng 60.000 lao động lành nghề, những người đi từ nhà của họ ở Đông Berlin đến làm công việc hàng ngày ở Tây Berlin.”

Cần phải ghi nhận rằng vào năm 1999, tờ USA Today đưa tin: “Khi Bức Tường Berlin sụp đổ [1989], người Đông Đức tưởng tượng về một cuộc sống tự do thừa thãi hàng tiêu dùng và khó khăn bị đẩy lùi. Mười năm sau, 51% nói rằng họ hạnh phúc hơn với chủ nghĩa cộng sản”. Các khảo sát trước đó hơn thậm chí còn cho thấy hơn 51% thể hiện cùng quan điểm, trong mười năm nhiều người trong còn nhớ cuộc sống ở Đông Đức với sự yếu mến đã qua đời; mặc dù vậy mười năm sau nữa, vào năm 2009, tờ Washington Post đã đưa tin: “Người Tây [Berlin] nói rằng họ chán ngấy với xu hướng đánh bóng các hoài niệm về thời cộng sản của những người đồng bào phía đông”. Đó là thời kỳ hậu thống nhất mà câu tục ngữ của nước Nga mới và Đông Âu được khai sinh: “Mọi thứ cộng sản nói về chủ nghĩa cộng sản là dối trá, nhưng mọi thứ họ nói về chủ nghĩa tư bản lại trở thành sự thật”. 

Cũng cần phải ghi nhận thêm rằng sự phân chia nước Đức thành hai quốc gia vào năm 1949 – đánh dấu 40 năm thù địch trong Chiến Tranh Lạnh – là quyết định của Hoa Kỳ, không phải là quyết định của Soviet.

2) Trong những năm 1950, những người hùng chiến tranh lạnh Hoa Kỳ ở Tây Đức đã thiết lập một chiến dịch phá hoại và lật đổ thô thiển chống lại Đông Đức, nhằm phá hoại bộ máy kinh tế và hành chính của nước này. CIA và các cơ quan tình báo khác của Hoa Kỳ cùng với quân đội đã tuyển mộ, trang bị, huấn luyện và tài trợ cho các nhóm hành động và cá nhân người Đức, cả Đông lẫn Tây, để thực hiện các hoạt động từ tội phạm vị thành niên cho tới khủng bố; bất cứ thứ gì gây khó khăn cho cuộc sống của người Đông Đức và làm suy yếu sự ủng hộ của họ đối với chính quyền; bất cứ thứ gì làm cho cộng sản có vẻ xấu xa. 

Đó là những âm mưu đáng chú ý. Hoa Kỳ và các tay sai của họ đã sử dụng chất nổ, phóng hỏa, cắt đường dây điện và những phương pháp khác để phá hoại các trạm điện, bến tàu, kênh, tòa nhà công cộng, trạm xăng, cầu…; họ làm chệch đường ray tàu hàng, gây thương tích nghiêm trọng cho công nhân; đốt cháy 12 toa của một tàu chở hàng và phá hủy nồi hơi của một tàu khác; sử dụng a xít để phá hoại máy móc của các nhà máy phục vụ cho đời sống; bỏ cát vào tua bin của một nhà máy, khiến nó ngừng hoạt động; phóng hỏa một nhà máy sản xuất ngói; kích động lãn công trong các nhà máy; đầu độc chết 7.000 con bò của một hợp tác xã sữa; bỏ xã phòng vào sữa bột cung cấp cho các trường học Đông Đức; bị bắt khi lưu trú, mang theo một lượng lớn chất độc cantharindin với kế hoạch sản xuất thuốc lá độc để giết hại các lãnh đạo Đông Đức; đặt bom bẩn để phá rối các cuộc họp chính trị; âm mưu phá hoại Liên Hoan Thanh Niên Thế Giới ở Đông Berlin bằng cách gửi các giấy mời bị tẩy xóa, lừa dối về chỗ ngủ và đi lại miễn phí, giả các thông báo về thay đổi chương trình… ; thực hiện các vụ tấn công người tham dự với chất nổ, bom cháy, và các thiết bị quấy nhiễu; tẩy xóa và phân phát một số lượng lớn các phiếu khẩu phần ăn gây rối loạn, thiếu hụt và oán giận, tẩy xóa các bản fax thông báo và hướng dẫn khác của chính quyền rồi gửi đi để ly gián tổ chức và vô hiệu hóa các ngành công nghiệp cũng như công đoàn… tất cả những chuyện như vậy và còn hơn nữa. 

Trung Tâm Học Giả Quốc Tế Woodrow Wilson, ở Washington DC, chiến binh chiến tranh lạnh bảo thủ, một trong số các nghiên cứu của họ, Văn Bản Nghiên Cứu Dự Án Lịch Sử Chiến Tranh Lạnh Quốc Tế (#58, trang 9) viết: “Biên giới mở ở Berlin đã đưa đến GDR [Đông Berlin] hàng loạt các hoạt động gián điệp cũng như lật đổ, và theo như hai tài liệu trong phụ lục cho thấy, việc đóng cửa đã giúp cho cộng sản an toàn hơn”.

Suốt những năm 1950, Đông Đức và Liên Bang Soviet thường xuyên đưa các bản kháng với nghị đồng minh trước kia của Soviet ở phía Tây và Liên Hiệp Quốc về hoạt động phá hoại và gián điệp nghiêm trọng cũng như kêu gọi đóng cửa các văn phòng ở Tây Berlin mà họ khẳng định là phải chịu trách nhiệm, họ cũng cung cấp tên và địa chỉ của những văn phòng đó. Các kháng nghị của họ đã bị lờ đi. Không còn cách nào khác, Đông Đức buộc phải đóng các lối vào từ phía Tây, dẫn đến bức tường tai tiếng. Mặc dù vậy, ngay cả khi bức tường đã được dựng lên thì vẫn thường có dòng người di cư hợp pháp tuy có giới hạn từ đông sang tây. Vào năm 1984, Đông Đức cho phép 40.000 người rời khỏi. Vào năm 1985, tạp chí Đông Đức khẳng định hơn 20.000 cựu công dân đã định cư ở phía Tây muốn quay trở về nhà sau khi thất vọng với hệ thống tư bản. Chính quyền Tây Đức nói rằng có 14.300 người Đông Đức đã trở về nhà trong 10 năm trước đó.

Chúng ta đừng quên rằng khi Đông Đức đã tẩy sạch phát xít, ở Tây Đức hơn một thập kỷ sau chiến tranh, các vị trí cao nhất trong chính quyền từ hành pháp, lập pháp cho tới tư pháp vẫn còn hàng sa số các “cựu” phát xít.

Cuối cùng, cần phải nhớ rằng miền đông Châu Âu trở thành cộng sản là do Hitler, với sự chấp thuận của phương Tây, đã dùng họ như là đường cao tốc tiến đến Liên Bang Soviet nhằm xóa sổ vĩnh viễn chủ nghĩa Bôn-sê-vích, và nước Nga trong thế chiến thứ I cũng như thứ II đã tổn thất 40 triệu người bởi phương Tây sử dụng con đường cao tốc này để xâm lược nước Nga. Không có gì ngạc nhiên khi sau thế chiến thứ II Soviet quyết định đóng cửa con đường cao tốc đó.

Một quan điểm bổ sung và rất thú vị về kỷ niệm Bức Tường Berlin, xin hãy xem bài báo “Humpty Dumpty and the Fall of Berlin’s Wall” của tác giả Victor Grossman. Grossman (tên khác là Steve Wechsler) trốn khỏi quân đội Hoa Kỳ ở Đức do những đe dọa thời kỳ MacCarthy, trở thành một nhà báo và nhà văn trong suốt những năm ông ở Cộng Hòa Dân Chủ (Đông) Đức. Ông hiện vẫn sống ở Berlin và gửi đi “Bản tin Berlin” về sự phát triển của Đức trên nền tảng sai lệch. Bạn có thể gửi đăng ký theo dõi vào địa chỉ email Wechsler_grossman@yahoo.de . Tiểu sử của ông: “Crossing the River: a Memoir of the American Left, the Cold War and Life in East Germany” được xuất bản bởi University of Massachusetts Press. Ông khẳng định là mình cá nhân duy nhất trên thế giới có bằng cử nhân của cả đại học Harvard và và đại học Karl Marx ở Leipzig.

Wednesday, October 22, 2014

Hoa Kỳ: Cảnh sát bảo vệ hay xâm lược cộng đồng?

Xin giới thiệu với bạn đọc bản dịch bài viết "Ferguson Killing Exposes the Reality Of Militarized, Racist Policing directed against African Americans" của hai tác giả Kevin Zeese and Margaret Flowers bình luận về chính sách quân sự hóa cảnh sát ở Hoa Kỳ sau sự kiện ở thành phố Ferguson. Tiêu đề bài viết do người dịch đặt.

Vụ giết người ở Ferguson cho thấy hiện thực phân biệt chủng tộc và quân sự hóa cảnh sát trực tiếp chống lại người Mỹ gốc Phi

Vụ giết hại Michael Brown do một sĩ quan cảnh sát, người được xác định vào thứ sáu là Darren Wilson, và cuộc bạo động trong đó cảnh sát vũ trang và bạo lực được sử dụng để đối phó với người biểu tình ôn hòa cũng như phóng viên cho thấy những thứ đã được tích tụ trong suốt nhiều năm. Nhiều người đã viết về quân sự hóa cảnh sát và tác động bất thường của nó đối với người da màu, nhưng giờ đây nhiều người Mỹ hơn đã được chứng kiến sự thật đó và không thể thoát khỏi nó.

Michael Brown là một trong số bốn người da đen không có vũ trang bị cảnh sát giết hại vào những tháng trước. Vào ngày 17 tháng 7, Eric Garner bị giết bằng một đòn khóa bất hợp pháp ở New York. Vào ngày 5 tháng 8, John Crawford bị bắn tại một cửa hàng ở Beavercreek, OH. Ngay sau cái chết của Brown, vào ngày 9 tháng 8, Ezell Ford, một thanh niên bị bệnh thần kinh đã bị bắn ở Los Angeles. Đó là bốn trong số rất nhiều trường hợp, theo một nghiên cứu mới đây, cứ mỗi 28 giờ lại có một người da đen bị cảnh sát, nhân viên an ninh hay dân phòng giết hại. Cả quốc gia đang chứng kiến những thảm kịch này; hiện thực đã được cưỡng bức áp đặt cho chúng ta. 

Phản ứng của công chúng trước sự kiện đã phổ biến nhanh chóng. Vào tối thứ năm biểu tình được tổ chức từ bờ này đến bờ kia đại dương thể hiện tình ái hữu với người dân Ferguson và sự đau buồn trước cái chết của Michael Brown cũng như những cái chết do cảnh sát gây ra trên khắp cả nước. Lời kêu gọi phi quân sự hóa cảnh sát của Tổng Chưởng Lý và các quan chức dân cử đang được thúc đẩy. Bộ Tư Pháp (DOJ) đã công bố một cuộc đánh giá rộng rãi về các hoạt động cảnh sát dẫn đến thiệt hại nhân mạng. Người dân đang kêu gọi gây sức ép buộc DOJ phải hành động, xin hãy xem: Yêu cầu Bộ Tư Pháp chấm dứt cảnh sát phân biệt chủng tộc và quân sự hóa.

Đây là thời điểm đáng chú ý và là cơ hội để thúc đẩy việc thay đổi ngành cảnh sát. Hàng trăm ngàn người Mỹ theo dõi sự kiện bộc lộ ở Ferguson. Công chúng thấy cảnh sát bắn hơi cay vào cộng đồng trong đám tang, bắn đạn cao su và dùng loa công suất lớn để giải tán họ. Công chúng thấy cảnh sát theo kiểu quân đội lùa họ vào các khu dân cư để tiếp tục bắn hơi cay và đạn cao su. Công chúng thấy các phóng viên bị ngược đãi và bị bắt giữ khi đội SWAT chiếm nhà hàng McDonald, nơi họ đang tường thuật tin tức và các phóng viên khác bị tấn công bằng hơi cay, sau đó cảnh sát tước các trang thiết bị của nhà báo.

Những sự kiện này khiến cho các trang tin tức tường thuật về hoạt động của cảnh sát cấp tập hơn. Trả lời về vụ bắt giữ một trong số các phóng viên của họ, Ryan Grim viết trên tuyên bố chính thức của Huffington Post về việc bắt giữ nhà báo nêu một điểm chính yếu: “Quân sự hóa cảnh sát là một trong những sự phát triển tự mãn và thiếu được chú ý nhất trong thời đại chúng ta.” Cảnh sát Ferguson đã tỏ ra xuất sắc trong việc thu hút sự chú ý của quốc gia đối với hiện thực cảnh sát của thế kỷ 21 và nhu cầu thay đổi cấp thiết đối với phương hướng của nó.

Hùng biện về “cuộc chiến” chống ma túy cũng như “cuộc chiến” chống tội phạm từ lâu không còn là hùng biện. Trong một số thập kỷ qua, lực lượng cảnh sát ở Hoa Kỳ, cả cảnh sát ở các thị trấn nhỏ, đã được chính phủ liên bang quân sự hóa. Quân sự hóa là một phần của sự leo thang đàn áp bất đồng chính kiến; và mục tiêu của hoạt động cảnh sát cực đoan là các cộng đồng da màu. Các thực tiễn như “chặn và khám xét” và “lái xe khi da đen”, cũng như hoạt động cảnh sát nhắm vào người Arab và người Hồi giáo, đã cho thấy sự phân biệt chủng tộc là một chính sách có chủ ý về cảnh sát trên khắp đất nước.

Phần lớn điều đó diễn ra tại các sở cảnh sát trong bí mật và không minh bạch hay có sự tranh luận công khai. Liệu công chúng có muốn lực lượng cảnh sát quân sự hóa khi họ có tiếng nói trong việc ra quyết định? Thiếu vắng quy trình dân chủ, Hoa Kỳ dường như đã tạo ra đội quân thường trực xâm phạm các nền tảng của của Hiến Pháp Hoa Kỳ. Cảnh sát quân sự hóa áp dụng luật lệ không công bằng, vi phạm các luật bảo vệ quyền bình đẳng cũng như hủy hoại hệ thống tư pháp khi cảnh sát vừa là quan toà vừa là người thi hành.

Chúng ta rơi vào tình trạng này ra sao? 

Cảnh sát phân biệt chủng tộc không hề mới. Như Victor E. Kappeler chỉ ra, “cảnh sát St. Louis đã được thành lập để bảo vệ các cư dân trước dân bản địa tại thành phố biên giới” và “vào năm 1704, thuộc địa của Carolina đã thàng lập đơn vị tuần tra nô lệ đầu tiên của quốc gia”. Những đơn vị tuần tra đã phát triển thành các đơn vị cảnh sát. Mục tiêu của cảnh sát ban đầu là kiểm soát nô lệ và bảo vệ lợi ích tài sản của chủ nô. Di sản phân biệt chủng tộc đó còn tiếp tục tới ngày nay. 

Ferguson không phải là bất thường khi đề cập tới sự bất bình đẳng chủng tộc trong hoạt động cảnh sát, sự căng thẳng giữa cảnh sát và cộng đồng người Mỹ gốc Phi đã tích tụ nhiều năm. Một cộng đồng có 2/3 là người Mỹ gốc phi, nhưng chỉ có 3/53 sĩ quan cảnh sát là người da màu. Theo báo cáo hàng năm của Tổng Chưởng Lý Missouri về hoạt động cảnh sát, mặc dù chiếm 63% dân số Ferguson nhưng người da màu chiếm tới 86% các vụ bị chặn xe. Người da màu bị khám xét gần gấp đôi và bị bắt gấp hai lần so với người da trắng mặc dù người da trắng mang hàng lậu thường xuyên hơn. So với các thống kê tồi tệ đó thì tình trạng ở Missouri còn tồi tệ hơn. Tổ chức NAACP cáo buộc St. Louis về sự phân biệt chủng tộc trong việc chặn xe. Một cư dân nói với tờ Washington Post: “Mọi người trong thành phố này là nạn nhân của DWB [lái xe khi là da đen]”.

Quân sự hóa cảnh sát đang là hiện tượng rõ nét hơn. Peter Kraska của Đại Học Miền Đông Kentucky đã viết về hiện tượng này từ đầu những năm 1990. Ông ấy ghi nhận sự gia tăng nhanh chóng của các đơn vị cảnh sát bán quân sự (PPU, đội SWAT không chính thức) được mô phỏng theo các đơn vị đặc nhiệm trong quân đội. PPU đã không tồn tại ở bất cứ đâu cho đến năm 1971, khi Los Angeles dưới sự lãnh đạo của cảnh sát trưởng Daryl Gates, tổ chức đơn vị đầu tiên và sử dụng nó để đột kích các ngôi nhà với xe bọc thép trang bị cọc lao. Vào năm 2000, có 30.000 đội cảnh sát SWAT; báo cáo của Kraska cho biết cuối những năm 1990, 89% sở cảnh sát thành phố hơn 50.000 dân có PPU, hầu hết tăng gấp đôi số lượng so với giữa những năm 80; và ở các thị trấn nhỏ giữa 25.000 và 50.000 dân, 80% sở cảnh sát có PPU tăng gấp bốn lần so với 20% vào giữa những năm 80.

Kraska cho biết đội SWAT đã thực hiện 45.000 nhiệm vụ trong năm 2007 so với 3.000 vào đầu những năm 80. Ông chỉ ra nhiệm vụ thông thường nhất là thực hiện lệnh khám xét ma túy, chiếm 80% số lần, nhưng họ cũng được gia tăng sử dụng trong tuần tra khu dân cư. Những con số này phù hợp với báo cáo mới đây của ACLU.

Một trong những nhà sử học quan trọng khác về sự gia tăng quân sự hóa trong cảnh sát là Radley Balko, tác giả của cuốn sách Rise of the Warrior Cop: The Militarization of America’s Police Forces. Ông cho biết “việc sử dụng đội SWAT gia tăng 1.500% trong hai thập kỷ qua” và viết trên tờ ABA Journal vào năm 2013 rằng “đội SWAT đột kích đầy bạo lực vào nhà tư nhân hơn 100 lần mỗi ngày.” Việc họ dùng lựu đạn choáng gây ra tổn thương cho trẻ em và một bé gái bẩy tuổi bị bắn chết lúc đang ngủ khi đội SWAT đột kích nhầm nhà. Có rất nhiều ví dụ tương tự như vậy. 

Colin Jenkins đã chỉ ra trong bài Coming Home to Roost: American Militarism, War Culture, and Police Brutality, rằng đó là quá trình diễn ra dần dần. Chưa bao giờ có tranh luận về việc quân sự hóa cảnh sát, thay vào đó là hàng loạt các quyết định về phong trào biểu tình những năm 60, cuộc chiến chống ma túy và hoạt động cảnh sát sau ngày 11 tháng 9. Xu hướng trở nên đặc biệt đáng chú ý vào những năm 1980, khi cuộc chiến chống ma túy dưới thời Reagan tạo ra ngoại lệ đối với Luật Posse Comitatus, một luật về thời kỳ tái cấu trúc buộc quân đội đứng ngoài việc hành pháp nội địa. Đó là khi đội SWAT bắt đầu được sử dụng để thực hiện lệnh khám xét ma túy. Kỷ nguyên hậu 9 tháng 11 đã mang lại cho cảnh sát quyền lực lớn hơn với Luật Yêu Nước và có vẻ như là nguồn lực không giới hạn để chống khủng bố. Dĩ nhiên quân sự hóa cảnh sát hiếm khi được sử dụng chống khủng bố nội địa bởi thực sự là không có nhiều khủng bố ở Mỹ.

Jenkins chỉ ra hàng tỷ dollar thiết bị quân sự đã chảy vào các sở cảnh sát trên khắp đất nước: “Họ có mọi thứ từ áo giáp, vũ khí hỏa lực mạnh cho tới xe bọc thép, thậm chí cả máy bay không người lái”. Ông hỏi tại sao, chỉ ra rằng đó không phải bởi vì sự an toàn, ghi nhận là có 50 thiệt mạng hàng năm trong số 900.000 sĩ quan cảnh sát trên cả nước. Có nghĩa là chỉ có 1 trong số 18.000 cảnh sát bị giết mỗi năm (sự kỳ quặc là bị chết bởi sét đánh trong đời bạn có tỷ lệ là 1/3.000). Ông lên án văn hóa chiến tranh Mỹ và tin rằng cảnh sát trở thành quân sự bởi họ chuyển từ phòng thủ sang tấn công vào những nơi họ đối đầu và đàn áp nhân dân, hơn là bảo vệ và phục vụ cộng đồng.

Vấn đề có thể bị làm tồi tệ thêm bởi những chương trình như của Phòng Thương Mại, ‘Thuê Những Người Hùng Của Chúng Ta’, nhằm tuyển mộ những lính đương nhiệm và cựu binh vào các sở cảnh sát. DOJ có một chương trình được gọi là ‘COPS’ xét tuyển nhanh các thành viên của quân đội tham gia vào hoạt động cảnh sát. Sở Cảnh sát San Antonio kiêu hãnh về các thành viên quân đội chuyển đổi dễ dàng vào công việc cảnh sát. Dĩ nhiên là đơn giản bởi vì họ đang sử dụng cùng một trang thiết bị và kỹ thuật. Điều đó dấy lên sự lo ngại về tác động của hoạt động cảnh sát trong môi trường quân sự hóa đối với những cựu binh đã trải qua Rối Loạn Căng Thẳng Hậu Chấn Thương. Đó là vấn đề về sử dụng steroid trong cảnh sát, có tác động tâm lý, được gọi là “điên khùng roid.”

Huấn luyện quân sự cho sĩ quan cảnh sát có thể tạo ra việc các chiến thuật hung hãn được thi hành đối với cộng đồng. Báo cáo của ACLU cho biết Vệ Binh Quốc Gia đang huấn luyện cảnh sát, và đó cũng là chương trình huấn luyện do Lực Lượng Phòng Vệ Israel tổ chức.

Newsweek tường thuật trang thiết bị quân sự là do sự phình ra của quân đội Hoa Kỳ. Ngân sách của họ chiếm hơn nửa chi tiêu khả biến và vào năm 1990 Quốc hội bổ sung vào Luật Ủy Quyền Phòng Vệ Quốc Gia một điều khoản, mục 1033, cho phép Bộ Quốc Phòng (DoD) chuyển giao các trang thiết bị quân sự không còn cần thiết sang các đơn vị liên bang và bang để hỗ trợ cuộc chiến chống ma túy.

ACLU cho biết 4,3 tỷ dollar trang thiết bị đã được chuyển giao theo điều khoản này. Chương trình bao gồm 17.000 đơn vị hành pháp của tất cả các bang và lãnh thổ. Chương trình được mở rộng từ 1 triệu dollar năm 1990 lên 450 triệu dollar vào năm 2013. Sự lãng phí trong ngân sách của DoD được tiết lộ qua sự thật là 36% số trang thiết bị được chuyển giao chưa từng được quân đội sử dụng.

ACLU nghiên cứu tại 20 bang với 800 đội SWAT trong năm 2011-2012. Họ thấy rằng “tổng số 15.054 vật phẩm đồng phục chiến đấu hoặc trang bị bảo vệ cá nhân được cấp cho 63 đơn vị hồi đáp… và khoảng 500 đơn vị hành pháp nhận được loại xe chống mìn phục kích, được chế tạo để chống lại bom xuyên giáp trên mặt đường”. Đội SWAT sử dụng chủ yếu (79% số lần) trong việc khám xét ma túy, báo cáo cũng kết luận rằng quân sự hóa cảnh sát tác động chủ yếu tới người da màu. Khi cảnh sát có các trang thiết bị dạng này, không có gì ngạc nhiên là họ sử dụng chúng và các hoạt động của họ có tính quân sự hơn.

Rất quan trọng khi nhấn mạnh rằng chúng ta rơi vào tình trạng này mà không có tranh luận công khai. Trong thực tế các nỗ lực thu thập thông tin về quân sự hóa cảnh sát và đội SWAT thường xuyên bị ngăn chặn. Ở Massachusetts, nhóm Privacy SOS của ACLU cố gắng thu thập thông tin thông qua yêu cầu ghi nhận thông tin công khai. Họ được cho biết là đội SWAT được miễn trừ bởi vì đó là thực thể cá nhân, Hội Đồng Thực Thi Pháp Luật, không phải là đối tượng của luật ghi nhận thông tin công khai. Họ sẽ không cung cấp các thông tin cơ bản như số vụ đột kích mà họ thực hiện. 

Rất nhiều hoạt động thực thi pháp luận bán quân sự được thực hiện với các lực lượng liên ngành, thiếu sự minh bạch. Nhóm Privacy SOS cho biết công việc được hoàn thành thông qua Khu Vực Buôn Bán Ma Túy Cường Độ Cao New England (NEHIDTA). Khi được yêu cầu về tài liệu, họ từ chối với lý do rằng “HIDTA không phải thực thể hợp pháp có thể cung cấp bất cứ thông tin gì. Hơn nữa HIDTA là sự phối hợp của nhiều đơn vị chức năng bộ và ngành. Mọi thông tin truyền qua HIDTA được coi là tài sản duy nhất của đơn vị ban đầu, và không phải là là tài sản của HIDTA”. Nhóm Privacy SOS chỉ ra rằng việc quân sự hóa cảnh sát đã được thực hiện song song với liên bang hóa cảnh sát địa phương và cả hai đều không gặp phải bất cứ cuộc tranh luận công khai nào. Cảnh sát tự trị, hơn là bị cai trị bởi nhân dân theo bất cứ cách dân chủ nào.

Một khu vực khác nơi cảnh sát bị quân sự hóa được sử dụng để đàn áp bất đồng chính trị. Trong các cuộc cắm trại chiếm đóng, cảnh sát quân sự hóa được sử dụng rất hung hãn trên khắp cả nước để cưỡng bức dỡ bỏ trại. Một lần nữa, điều này xảy ra diễn ra thông qua liên bang hóa cảnh sát địa phượng trong Lực Lượng Thực Thi Hỗn Hợp với các đơn vị liên bang như FBI hay An Ninh Nội Địa. Nó không chỉ tác động tới Chiếm đóng mà quân đội đã được cả Đại Hội Đảng Dân Chủ cũng như Đảng Cộng Hòa vào năm 2012 kêu gọi một lần nữa hợp tác với cảnh sát địa phương dưới sự bảo trợ của Lực Lượng Thực Thi Hỗn Hợp trong phạm vi Tư Lệnh Quân Sự Miền Bắc. 

Cần điều gì để chấm dứt quân sự hóa hoạt động cảnh sát? 

Một khảo sát của Reason Rupe vào tháng 12 năm 2013 cho thấy 58% người Mỹ đồng ý rằng cảnh sát đã đi quá xa khi họ sử dụng các trang thiết bị quân sự. Giờ đây khi mọi người khám phá ra sự lạm dụng sở Ferguson, con số đó sẽ tăng lên. Chúng ta có thể thấy sự gia tăng của phe đối lập đối với việc quân sự hóa cảnh sát và phân biệt chủng tộc trong cuộc biểu tình từ bờ này đến bờ kia đại dương diễn ra tuần này.

Các cựu chiến binh đang lên tiếng. Paul Szoldra một lính thủy nghỉ hưu đã từng phục vụ ở Afghanistan, biết tại sao bạn cần bộ đồ rằn ri trong hoạt động quân sự, nhưng không phải là trong hoạt động cảnh sát và kết luận “dường như các sĩ quan cảnh sát đã cởi bỏ bộ đồng phục xanh để mặc đồng phục và trang bị quân sự, đang mang theo tâm trạng đó cùng với nó”. Ông viết, thông điệp mà người lính mặc đồng phục ở Afghanistan là: “’Chúng tôi là quân đội, và chúng tôi đang kiểm soát’. Nhiều người Afghanistan nhìn chúng tôi như những kẻ chiếm đóng”. Đâu là thông điệp mà cảnh sát Hoa Kỳ đang chuyển tới cộng đồng mà họ phải “bảo vệ và phục vụ”?

Andrew Exum, cựu sĩ quan bộ binh tóm tắt tình hình trong một tweet: “Quân sự hóa lực lượng hành pháp là trái ngược với hoạt động cảnh sát nội địa và cần phải chấm dứt”. Chúng ta kỳ vọng đây là lúc ý kiến của công chúng phát tán nhanh chóng tại Hoa Kỳ. Điều gì cần phải làm để điều chỉnh, để phi quân sự hóa và mang lại nhận thức thông thường đối với hoạt động cảnh sát?

Những lời kêu gọi phi quân sự hóa hoạt động cảnh sát đang gia tăng kể từ khi các sự kiện nổ ra ở Ferguson của Tổng Chưởng Lý Holder và thượng nghị sĩ Cộng Hòa Henry Johnson (D-GA) đã gửi một lá thư “Các đồng nghiệp kính mến” mời các nghị sĩ cùng tham gia với ông hạn chế trang bị quân sự cho các sở cảnh sát. Ông viết: 

“Chúng ta phải tỏ ra quan ngại về việc chúng ta cung cấp một số lượng không hạn định trang thiết bị quân sự  cho cảnh sát địa phương và khuyến khích sử dụng chúng nhằm thực thi các hoạt động hành pháp thông thường. Đó là lý do tại sao tôi sẽ sớm triển khai chương trình cải tổ “Chấm Dứt Quân Sự Hóa Hoạt Động Hành Pháp”. Dự luật của tôi sẽ giải thực hiện hai điều. (1) Giới hạn kiểu trang thiết bị có thể chuyển giao. (2) Yêu cầu các bang xác nhận rằng họ có thể thống kê toàn bộ các trang thiết bị. 

Chúng ta vui lòng thấy Bộ Tư Pháp cuối cùng cũng thông báo một cuộc đánh giá rộng rãi về hoạt động cảnh sát. Mặc dù trong nhiệm kỳ của tổng thống Obama thường xuyên có các vụ giết hại người Mỹ gốc Phi. Cuối cùng thì DOJ thông báo họ sẽ đánh giá các hoạt động cảnh sát dẫn đến lạm dụng. Trong phạm vi điều tra có việc sử dụng lực lượng sát thương, hành xử của cảnh sát với người bị bệnh thần kinh và các công nghệ mới được cảnh sát sử dụng. Người dân có thể thoải mái liên lạc với Bộ Tư Pháp về những quan ngại (địa chỉ email của họ là AskDOJ@usdoj.gov.). Vì một hoạt động dân chủ, người dân cần tham gia, hợp tác và biểu lộ quan điểm. 

Một số đang chống lại các vụ sát hại mang tính phân biệt chủng tộc của cảnh sát trên vũ đài quốc tế. Ron Davis, bố mẹ của một thanh niên da màu bị sát hại khác, đang giận dữ về những kẻ thủ ác không bị trừng phạt trên cả nước. Ông ấy sử dụng cuộc họp thứ 85 của Ủy Ban Xóa Bỏ Phân Biệt Chủng Tộc ở Geneva, Thụy Sĩ để gây sức ép buộc Washington phải chấm dứt việc “tội phạm hóa chủng tộc” ở Hoa Kỳ. Trong cuộc họp, Hoa Kỳ bị buộc phải trả lời các câu hỏi về vấn đề nỗ lực thực hiện trách nhiệm của Hoa Kỳ.

Chúng tôi đã viết một bài báo cho Green Shadow Cabinet về trách nhiệm lành mạnh đối với một dịch bệnh như nạn giết hại thanh niên da màu. Thay vì quân sự hóa cảnh sát gia tăng căng thẳng trong các cộng đồng bị tổn thương, cảnh sát và các cơ quan chính quyền khác nên ủng hộ các cuộc biểu tình hòa bình; điều đó sẽ gia tăng sự minh bạch về chi tiết và điều tra đối với các sự kiện cũng như các nhân viên xã hội và chuyên gia tâm lý học nên sẵn sàng hỗ trợ cho các thành viên cộng đồng.

Chúng tôi đồng tình với khuyến nghị của tổ chức ACLU, mà chúng tôi tóm tắt như sau:

Các cải tổ ngành cảnh sát phải theo hệ thống, đây không phải là một vài trái táo thối mà là vấn đề về hoạt động cảnh sát cấp độ quốc gia. Chính phủ liên bang có quyền lực để đảm bảo các trang thiết bị quân sự không được sử dụng trong hoạt động cảnh sát thông thường, như khám xét ma túy hay tuần tra đường phố, chỉ giới hạn trong những tình huống thực sự nguy hiểm, như cố thủ, tình huống con tin hay có kẻ bắn chủ động. Chính quyền liên bang nắm giữ nguồn cung và kiểm soát trang thiết bị quân sự do đó họ có thể có tạo ra ảnh hưởng lớn bằng cách cắt giảm hay thậm chí ngừng chuyển giao trang thiết bị quân sự cho các bang.

Nhà nước và chính quyền địa phương phải giới hạn việc sử dụng các đội SWAT cho các tình huống đặc biệt. Các tiêu chuẩn cần được thiết lập rõ ràng để các quyết định chủ quan của cảnh sát không dẫn đến việc dùng sai đội SWAT. 

Đội SWAT không bao giờ được triển khai đơn nhất dựa trên cơ sở là khả năng hiện diện ma túy. Sự hiện diện của ma túy không thể đánh đồng với bạo lực và nhiều vụ lạm dụng của đội SWAT đã dẫn đến giả định sai lầm đó. Đội SWAT chỉ thích hợp nếu tình huống được chỉ ra rằng cảnh sát thông thường sẽ không thể thực hiện lệnh một cách an toàn.

Khi đội SWAT được sử dụng thì cần phải có tỷ lệ thích hợp. Một đội SWAT hoàn chỉnh là 20 sĩ quan và trong nhiều trường hợp triển khai một phần là thích hợp hơn cũng như không gây leo thang căng thẳn hay gây nguy hiểm đối với công dân. 

Các chương trình huấn luyện thúc đẩy tinh thần “chiến binh” cần được hạn chế.

Cần có sự minh bạch để công chúng biết được cách cảnh sát bảo vệ cộng đồng của họ và có cơ hội tham gia vào quá trình ra quyết định. Một ánh sánh mạnh cần soi tỏ những chính sách này, hành động và trang thiết bị, cần phải đặt dưới sự giám sát của công chúng. Điều này đòi hỏi thu thập dữ liệu về trang thiết bị nhận được, chúng ở đâu và được sử dụng ra sao. Ngay hiện giờ không có lưu trữ thường xuyên được thực hiện.

Cuối cùng chúng tôi thúc giục các cá nhân sĩ quan cảnh sát, những người thừa nhận rằng quân sự hóa hoạt động cảnh sát là hủy hoại khả năng khiến họ trở thành một phần của cộng đồng, để phục vụ công dân và bảo vệ họ, hãy lên tiếng. Chúng tôi đã chứng kiến tác động của hoạt động cảnh sát thông minh khi thống đốc Nixon giao trọng trách cho Tuần Tra Đường Cao Tốc Bang và đại úy Ron Johnson tham gia đoàn tuần hành và bỏ mũ sắt. Tất nhiên một nỗ lực lớn hơn để phi quân sự hóa cảnh sát sẽ khởi đầu với các sĩ quan cảnh sát về hưu, nhưng điều quan trọng đối với đa số cảnh sát im lặng, những người chứng kiến vấn đề của việc quân sự hóa, là nói ra. Hãy để đồng nghiệp của bạn biết rằng cảnh sát là một phần của cộng đồng, không phải kẻ chiếm đóng cộng đồng.

Friday, October 17, 2014

Mười sự thật về người vô gia cư ở Hoa Kỳ

Xin giới thiệu với bạn đọc blog bản dịch bài viết "10 Facts About Being Homeless in the USA" của tác giả Bill Quigley, một giảng viên luật học, trình bày những thống kê căn bản về người vô gia cư ở Hoa Kỳ.

10 Sự Thật Về Người Vô Gia Cư ở Hoa Kỳ

Ba câu chuyện có thật

Renee Delisle là một trong số 3.500 người vô gia cư ở Santa Cruz khi cô ấy biết mình mang bầu. 

Tờ The Santa Cruz Sentinel đưa tin cô bị đuổi khỏi nhà tạm cư vì họ không có chỗ cho cô. Trong khi những người vô gia cư khác ngủ trong xe hơi hoặc dưới cống ngầm thì Rene sống trong một hầm thang máy bỏ hoang cho tới khi cô vỡ ối. 

Jerome Murdough, 56 tuổi, một cựu lính thủy vô gia cư, bị bắt vì tội xâm nhập ở New York do người ta tìm thấy ông ta ngủ ở chân cầu thang nhà công cộng vào một đêm lạnh giá. Tờ The New York Times đưa tin một tuần sau, Jerom chết bởi suy giảm thân nhiệt trong một phòng giam được sưởi ấm tới hơn 100 độ. 

Paula Corb và hai con gái mất nhà và phải sống trong một chiếc xe tải mini suốt bốn năm. Họ phơi đồ trong chái nhà thờ, sử dụng nhà tắm ở trạm xăng, và học dưới đèn đường, theo tờ America Tonight.

Sự thật thứ nhất. Hơn nửa triệu người vô gia cư

Bất cứ đêm nào, có hơn 600.000 người vô gia cư ở Hoa Kỳ theo Bộ Nhà Ở và Phát Triển Đô Thị (HUD). Hầu hết mọi người qua đêm tại các nhà tạm cho người vô gia cư hoặc ở một số dạng nơi trú ngụ chuyển tiếp ngắn hạn. Khoảng hơn một phần ba sống trong xe hơi, dưới gầm cầu hay theo cách không nhà khác. 

Sự thật thứ hai. Một phần tư số người vô gia cư là trẻ em 

Các báo cáo của HUD vào một đêm bất kỳ có hơn 138,000 người vô gia cư ở Hoa Kỳ là trẻ em dưới 18 tuổi. Hàng ngàn trong số đó không có người bảo trợ theo thống kê của HUD. Một chương trình liên bang khác, Không Trẻ Em Bị Bỏ Rơi, định nghĩa trẻ em vô gia cư rộng hơn và bao gồm không chỉ những trẻ em sống trong nhà tạm hay nhà chuyển tiếp mà cả những trẻ em phải chia sẻ nơi trú ngụ với các cá nhân khác do kinh tế khó khắn, sống trong xe hơi, công viên, trạm xe bus hay tàu điện, hay chờ nơi nhận chăm sóc. Theo định nghĩa này, Trung Tâm Quốc Gia về Giáo Dục Vô Gia Cư báo cáo vào tháng 9 năm 2014 rằng các trường địa phương ở quận cho biết có hơn một triệu trẻ em vô gia cư trong các trường công.

Sự thật thứ ba. Hàng chục ngàn cựu chiến binh vô gia cư 

Hơn 57,000 cựu chiến binh vô gia cư hàng đêm. Sáu mươi phần trăm số họ ở trong nhà tạm, phần còn lại không nhà. Gần 5000 trong số đó là nữ. 

Sự thật thứ tư. Bạo lực gia đình là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng vô gia cư ở nữ giới

Hơn 90% phụ nữ vô gia cư là nạn nhân của nhiều dạng lạm dụng thân thể hoặc lạm dụng tình dục và thoát khỏi sự lạm dụng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng vô gia cư của họ.

Sự thật thứ năm. Nhiều người vô gia cư vì họ không thể trả tiền thuê nhà 

Thiếu khả năng đáp ứng nhà ở giá phải chăng là nguyên nhân căn bản của tình trạng vô gia cư theo Trung Tâm Luật Quốc Gia về Vô Gia Cư và Nghèo Khổ. HUD cho thấy ngân sách bị cắt giảm hơn 50% trong thập kỷ qua đã gây tổn thất 10,000 đơn vị thu nhập thấp được trợ cấp chỗ ở mỗi và hàng năm. 

Sự thật thứ sáu. Có ít nơi cho người nghèo thuê hơn trước đây 

Một phần tám nguồn cung quốc gia cho chỗ ở thu nhập thấp đã biến mất vĩnh viễn kể từ năm 2001. Hoa Kỳ cần ít nhất thêm 7 triệu căn hộ nữa cho các hộ gia đình thu nhập thập và kết quả là hàng triệu gia đình chi hơn nửa thu nhập hàng tháng của họ cho tiền thuê nhà. 

Sự thật thứ bẩy. Trong vài năm qua hàng triệu người đã mất nhà 

Hơn năm triệu căn nhà đã bị tịch biên kể từ năm 2008, một trong mười căn nhà là vật cầm cố. Điều này là nguyên nhân khiến càng nhiều người hơn tìm kiếm căn hộ cho thuê có giá vừa phải. 

Sự thật thứ tám. Chính quyền không giúp được nhiều như bạn nghĩ 


Sự thật thứ chín. Một phần năm người vô gia cư phải chịu đựng các tổn thương tinh thần mà không được chăm sóc

Trong khi có khoảng 6% dân số phải chịu đựng các tổn thương tinh thần, có từ 20 đến 25% người vô gia cư phải chịu đựng các tổn thương tinh thần theo các nghiên cứu của chính phủ. Một nửa số đó tự chăm sóc và dẫn đến rủi ro nghiện thuốc và thiếu sức khỏe. Một nghiên cứu của đại học Pennsylvania theo dõi gần 5000 người vô gia cư trong hai năm đã phát hiện ra rằng đầu tư cho hỗ trợ sức khỏe toàn diện và chăm sóc tổn thương cơ thể cũng như tinh thần tốn kém ít hơn tống giam, cung cấp nơi ở tạm, và dịch vụ y tế cho những người vô gia cư không được chăm sóc. 

Sự thật thứ mười. Các thành phố đang ngày càng coi vô gia cư là tội phạm 

Một khảo sát năm 2014 tại 187 thành phố do Trung Tâm Luật Quốc Gia Về Vô Gia Cư Và Nghèo Khổ đã cho thấy: 24% số thành phố coi ăn xin ở nơi công cộng là tội phạm; 33% coi đứng quanh hay lảng vảng tại bất cứ đâu trong thành phố là bất hợp pháp; 18% coi việc ngủ ở bất cứ nơi công cộng nào cũng là tội phạm; 43% coi việc ngủ trong xe hơi là bất hợp pháp; và 53% coi việc ngồi hay nằm tại một nơi công cộng cụ thể là bất hợp pháp. Số lượng thành phố coi vô gia cư là tội phạm đang tăng dần lên. 

Từ Pol Pot đến ISIS

Xin giới thiệu với bạn đọc blog bản dịch bài viết "From Pol Pot to ISIS" đăng trên tạp chí Cold Type số 90 tháng 10 năm 2014 của nhà báo nổi tiếng John Pilger, người đã từng có mặt trong các cuộc chiến tranh ở Đông Dương cũng như Trung Đông. Bài báo chỉ ra sự tương đồng giữa Pol Pot ở Campuchia trước kia với ISIS ở Iraq hiện nay.

Từ Pol Pot đến ISIS

Truyền tải mệnh lệnh của tổng thống Richard Nixon về ném bom “hàng loạt” ở Campuchia vào năm 1969, Henry Kissinger đã nói, “Bất cứ thứ gì bay trên mọi thứ nhúc nhích”. Khi Barack Obama kích động cuộc chiến thứ bảy chống lại thế giới Hồi giáo kể từ lúc ông ta nhận giải Nobel Hòa Bình, sự cuồng loạn và dối trá có tổ chức lại gợi nhớ đến sự trung thực chết chóc của Kissinger.

Với tư cách người chứng kiến hậu quả đối với con người của các cuộc không kích dã man – cũng như chặt đầu nạn nhân, trang trí cây cối và các cánh đồng với mảnh thi thể của họ - Tôi không ngạc nhiên bởi sự thờ ơ về ký ức cũng như lịch sử, lại một lần nữa. Ví dụ đang được nói tới là sự trỗi dậy của Pol Pot và quân du kích Khmer, họ có rất nhiều tương đồng với Nhà Nước Hồi Giáo Iraq và Syria (ISIS) ngày nay. Họ cũng là những người trung cổ tàn nhẫn bắt đầu với một nhóm nhỏ. Họ cũng là sản phẩm của sự hủy diệt do Hoa Kỳ tạo ra, lần này là ở châu Á.

Theo Pol Pot, phong trào của ông ta được tạo thành bởi “dưới 5.000 du kích được trang bị nghèo nàn, không xác định về chiến lược, chiến thuật, sự trung thành và lãnh đạo”. Khi máy bay B52 của Nixon và Kissinger thực hiện “Chiến dịch Menu”, ác quỷ tối thượng của phương tây đã không thể tin vào may mắn của mình.

Hoa Kỳ ném một khối lượng bom tương đương với năm quả bom nguyên tử ở Hiroshimas xuống khu vực nông thôn Campuchia trong những năm 1969-1973. Họ đã san phẳng hết làng này tới làng khác, quay lại ném bom cả những đống đổ nát và xác chết. Những hố bom tạo thành chuỗi vòng khủng khiếp tô điểm cho cuộc tàn sát, vẫn còn thấy rõ khi nhìn từ không trung. Sự khủng bố thật không thể tưởng tượng được. Một cựu sĩ quan du kích Khmer mô tả về những người sống sót “tê liệt và họ đi loanh quoanh trong sự câm lặng ba hay bốn ngày. Bị khủng hoảng và nửa điên khùng, những người đó sẵn sàng tin vào bất cứ thứ gì mà người ta nói với họ… Điều đó khiến cho du kích Khmer dễ dàng thuyết phục được mọi người.”

Một Ủy Ban Điều Tra của Chính Phủ Phần Lan ước lượng có khoảng 600.000 người Campuchia chết trong cuộc nội chiến tiếp theo và mô tả việc ném bom là “giai đoạn khởi đầu của một thập kỷ diệt chủng”. Những gì mà Nixon và Kissinger bắt đầu, thì Pol Pot, kẻ hưởng lợi của họ, hoàn thành. Dưới bom đạn của họ, du kích Khmer đã phát triển thành đạo quân ghê ghớm với 200.000 người.

ISIS có quá khứ và hiện tại tương tự. Theo phần lớn các tính toán học thuật, cuộc xâm lược Iraq của Bush và Blair vào năm 2003 đã dẫn đến đến cái chết của khoảng 700.000 người - ở một đất nước không có lịch sử về thánh chiến. Người Kurd đã thực hiện xong các thỏa thuận về lãnh thổ và chính trị; Sunni và Shia có các tầng lớp và nhóm riêng, nhưng họ hòa bình với nhau; hôn nhân khác nhóm là bình thường. Ba năm trước cuộc xâm lược, tôi đi quanh Iraq mà chẳng cần phải sợ hãi. Trên đường đi tôi gặp những người tự hào, trên tất cả, được là người Iraq, người thừa kế của nền văn minh mà dường như đối với họ là đương đại. 

Bush và Blair đã thổi bay tất cả. Iraq giờ đây là một cái ổ thánh chiến. Al-Qaeda – giống như “chiến binh thánh chiến” của Pol Pot – tận dụng cơ hội được tạo ra từ cuộc tấn công Sốc và Sợ Hãi cũng như cuộc nội chiến tiếp theo đó. “Phản loạn” Syria cung cấp một phần thưởng còn lớn hơn, với vũ khí, logistic và tiền của CIA cũng như các quốc gia vùng Vịnh chảy qua Thổ Nhĩ Kỳ. Sự tham gia của các tân binh nước ngoài là không thể tránh khỏi. Một cựu đại sứ Anh, Oliver Miles, mới đây viết, “Chính quyền [Cameron] dường như theo đuổi hình mẫu của Tony Blair, người đã bỏ qua lời khuyên kiên định của Văn Phong Đối Ngoại, MI5 và MI6 rằng chính sách Trung Đông của chúng ta – và đặc biệt là các cuộc chiến ở Trung Đông – là lý do để tuyển chọn các thành phần Hồi giáo ở Anh cho khủng bố ở đó”.

ISIS là kẻ nối dõi của Washington và London, những người đã phá hủy Iraq cả về mặt nhà nước cũng như xã hội, thực hiện một tội ác khủng khiếp chống lại nhân loại. Giống như Pol Pot và du kích Khmer, ISIS là sự chuyển hóa của khủng bố nhà nước phương tây được dung túng bởi tầng lớp thống trị đế quốc vụ lợi đối với hậu quả của những hành động nhằm xóa sổ cả về mặt không gian lẫn văn hóa. Tội lỗi của họ không nên nhắc đến trong xã hội “của chúng ta”.

Đã 23 năm kể từ vụ diệt chủng diễn ra ở Iraq, ngay sau Chiến Tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất, khi Hoa Kỳ và Anh chiếm đoạt Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc và áp đặt “các biện pháp trừng phạt” khốc liệt đối với dân chúng Iraq – thật nực cười là để củng cố quyền lực nội địa của Saddam Hussein. Điều đó giống như một cuộc bao vây thời trung cổ. Hầu hết mọi thứ cần thiết cho một quốc gia hiện đại, theo thuật ngữ chuyên môn, “bị chặn” – từ chlorine để làm sạch nước tới bút chì cho trường học, linh kiện cho máy chụp X quang, thuốc giảm đau thông dụng cũng như thuốc men cho các bệnh ung thư chưa từng được biết đến trước đó sinh ra từ khói bụi của các chiến trường ở miền nam có lẫn Uranium nghèo.

Ngay trước Giáng Sinh năm 1999, Bộ Thương Mại và Công Nghiệp ở London đã cấm xuất khẩu vắc xin giúp trẻ em Iraq chống lại bệnh sốt vàng và bệnh bạch hầu. Kim Howells, một tiến sĩ dược và nghị sĩ Hạ Viện của chính quyền Blair, đã giải thích rằng: “Vắc xin trẻ em có thể được sử dụng cho vũ khí hủy diệt hàng loạt. Chính quyền Anh có thể thoát khỏi sự phẫn nộ bởi truyền thông đưa tin về Iraq – phần lớn bị điều khiển bởi Văn Phòng Đối Ngoại – lên án Saddam Hussein về mọi thứ.

Với Chương Trình Đổi Dầu Lấy Lương Thực “nhân đạo” giả tạo, 100 dollar được phân phối cho mỗi đầu người Iraq cho một năm. Số tiền đó phải thanh toán cho toàn bộ cơ sở hạ tầng xã hội và các dịch vụ cần thiết, như điện và nước. “Hãy tưởng tượng”, Trợ lý Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, Hans Von Sponeck, nói với tôi, “dùng số thù lao rẻ mạt này để giải quyết nạn thiếu nước sạch, sự thật là đa số người bệnh sẽ không thể được chăm sóc và tổn thương tăng lên hàng ngày, bạn loáng thoáng thấy ác mộng. Đừng có nhầm lẫn, điều này là khách quan. Tôi chưa từng muốn dùng từ diệt chủng, nhưng giờ điều đó là không tránh khỏi.”

Phẫn nộ, Von Sponeck đã từ chức điều phối viên nhân đạo của Liên Hiệp Quốc ở Iraq. Người tiền nhiệm của ông ta, Denis Halliday, một người quan chức Hoa Kỳ cấp cao rất khác biệt, cũng đã từ chức. Halliday nói, “Tôi được chỉ thị thực hiện một chính sách đáp ứng các định nghĩa về diệt chủng: một chính sách có chủ ý đã giết hại hơn một triệu người, trẻ em cũng như trưởng thành.”

Một nghiên cứu của Quỹ Trẻ Em Liên Hiệp Quốc, UNICEF, cho thấy giữa năm 1991 và 1998, đỉnh cao của thời kỳ cấm vận, có khoảng 500.000 cái chết “cao hơn” ở trẻ em Iraq dưới năm tuổi. Một phóng viên truyền hình Hoa Kỳ hỏi Madaleine Albright, đại sứ Hoa Kỳ ở Liên Hiệp Quốc, “Cái giá có đáng không?”, Albright trả lời, “Chúng tôi nghĩ rằng cái giá đó là đáng”.

Vào năm 2007, quan chức cấp cao Anh quốc trả lời về sự trừng phạt, Carne Ross, được biết đến như là “Ngài Iraq”, nói với ủy ban quốc hội, “[Chính quyền Hoa Kỳ và Anh] đã loại bỏ phương tiện cần thiết cho cuộc sống của toàn bộ dân chúng”. Khi tôi phỏng vấn Carne Ross ba năm sau đó, ông ta tỏ ra ăn năn và hối lỗi. “Tôi cảm thấy xấu hổ”, ông ta nói. Hiện nay ông ta một người nói thật hiếm có về việc chính quyền lảnh tránh và truyền thông theo đuôi đóng một vai trò quan trọng trong phổ biến và duy trì sự lường gạt. “Chúng tôi cung cấp cho [các nhà báo] những câu chuyện đã được tình báo chỉnh sửa hoặc cho họ ra rìa”, ông ta nói.

Vào ngày 25 tháng 9, tiêu đề của tờ Guardia: “Chúng ta phải hành động để đối mặt với sự kinh hoàng của ISIS”. Cụm “chúng ta phải hành động” là bóng ma nổi lên, một cảnh báo về sự kìm nén của ký ức được thông tin, sự thật, bài học đã được học và sự ăn năn hay xấu hổ. Tác giả của bài báo là Peter Hain, cựu bộ trưởng của Văn Phòng Đối Ngoại phụ trách vấn đề Iraq dưới thời Blair. Vào năm 1998, khi Denis Halliday tiết lộ sự thống khổ trải rộng ở Iraq mà chính quyền Blair có trách nhiệm hàng đầu, Hain đã gọi Halliday trong bản tin tối trên BBC là “kẻ xin lỗi của Saddam”. Vào năm 2003, Hain ủng hộ cuộc xâm lược của Blair đối với Iraq nghèo khó dựa trên sự dối trá rõ ràng. Trong một cuộc họp sau đó của Đảng Lao Động, ông ta bác bỏ cuộc xâm lược là “kết quả quá khích”.

Hiện giờ Hain đòi hỏi “tấn công không lực, máy bay không người lái, trang thiết bị quân sự và những hỗ trợ khác” để “đối mặt với diệt chủng” ở Iraq và Syria. Điều đó sẽ thúc đẩy “sự cấp bách của một giải pháp chính trị”. Obama có quan điểm tương tự khi ông ta đưa ra cái được gọi là “sự hạn chế” về ném bom và tấn công bằng máy bay không người lái. Điều này có nghĩa là tên lửa và bom 500 bảng có thể san phẳng các ngôi nhà của nông dân giống như họ đã làm không có sự hạn chế ở Yemen, Pakistan, Afghanistan và Somalia - giống như họ đã làm ở Campuchia, Việt Nam và Lào. Vào ngày 23 tháng 9, một tên lửa hành trình Tomahawk bắn trúng một ngôi làng ở tỉnh Idlib Syria, giết chết khoảng một tá thường dân, có cả phụ nữ và trẻ em. Không có ai phất lá cờ đen. 

Vào ngày bài báo của Hain xuất hiện, Denis Halliday và Hans Von Sponeck có mặt ở London và tới thăm tôi. Họ không bị sốc bởi tính đạo đức giả sát nhân của chính khách, nhưng tỏ ra buồn phiền về sự kéo dài, sự thiếu vắng không thể giải thích được về ngoại giao thông minh trong việc đàm phán ngừng bắn tạm thời. Khắp thế giới, từ Bắc Ai Len tới Nepan, những người coi nhau là khủng bố và dị giáo đã lần lượt đối mặt với nhau trên bàn. Tại sao giờ không phải là ở Iraq và Syria.

Giống như bệnh Ebola từ Tây Phi, một vi khuẩn được gọi là “chiến tranh vĩnh viễn” đã vượt qua Đại Tây Dương. Ngài Richards, cho đến khi là lãnh đạo của quân đội Anh quốc, muốn “khởi động trên chiến trường” ngay. Một sự kéo dài lê thê tẻ nhạt hầu như là dịch bệnh xã hội từ Cameron, Obama và “Liên Minh Quyết Tâm” của họ - đáng chú ý là sự hung hăng khó hiểu của Tony Abbot ở Australia – như họ kê đơn nhiều bạo lực hơn từ độ cao 30.000 feet cho nơi mà máu từ các cuộc phiêu lưu trước đó chưa bao giờ khô. Họ không bao giờ nhìn thấy ném bom và họ dường như yêu thích nó chừng nào mà họ muốn nó lật đổ một trong những đồng minh sáng giá, Syria. Không có gì mới, theo như tài liệu được tiết lộ sau đây của tình báo Anh-Hoa Kỳ thể hiện: 

“Để tạo thuận lợi cho hành động của lực lượng độc lập [sic] …một nỗ lực đặc biệt cần được thực hiện để tiêu diệt các cá nhân chủ chốt [và] tiếp tục quấy dối tại Syria. CIA đã chuẩn bị, và SIS (MI6) sẽ tiến hành các cuộc trừng phạt nhỏ và tập kích [sic] trong phạm vi Syria, thực hiện thông qua liên hệ với các cá nhân … một cấp độ sợ hãi cần thiết… đụng độ mặt trận và biên giới [được dàn xếp] sẽ tạo ra cớ để can thiệp … CIA và SIS phải sử dụng … các khả năng cả về tâm lý chiến và hành động để thúc đẩy sự căng thẳng.”

Những điều đó được viết vào năm 1957, mặc dù như thể là được viết ngày hôm qua. Trong thế giới đế quốc, không có gì thay đổi. Năm ngoái, cựu bổ trưởng Ngoại giao Pháp Roland Dumas tiết lộ rằng “hai năm trước mùa xuân Ả Rập”, ông ta đã được nghe ở London là một cuộc chiến ở Syria đã được lên kế hoạch. “Tôi sẽ nói với anh điều này”, ông ta nói trong buổi phỏng vấn với kênh truyền hình Pháp LPC, “Tôi đã ở Anh hai năm trước khi bạo lực nổ ra ở Syria trong một công việc khác. Tôi đã gặp quan chức hàng đầu của Anh, người thú nhận với tôi rằng họ chuẩn bị một số thứ ở Syria. Họ thậm chí cũng đã hỏi tôi, mặc dù tôi không còn là bộ trưởng ngoại giao, rằng tôi có muốn tham gia … Chiến dịch này đã quay trở lại. Nó đã được chuẩn bị, hình thành và lập kế hoạch.”

Đối thủ đáng kể nhất của ISIS là những ác quỷ được thừa nhận của phương tây – Syria, Iran, Hezbollah. Cản trở là Thổ Nhĩ Kỳ, một “đồng minh” và là thành viên NATO, nước đã âm mưu cùng với CIA, MI6 và các kẻ trung cổ ở vùng Vịnh một kênh hỗ trợ “phiến quân” Syria, trong đó có cả những kẻ mà hiện giờ tự gọi mình là ISIS. Hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ trong khát vọng lâu dài về thống trị khu vực thông qua việc lật đổ chính quyền Assad đã khơi dậy một cuộc chiến kinh điển và sự tan rã kinh hoàng của quốc gia đa dạng sắc tộc nhất Trung Đông. 

Sự ngừng bắn – mặc dù khó có thể đạt được – là con đường duy nhất thoát khỏi mớ bòng bong đế quốc; mặt khác, những vụ chặt đầu sẽ tiếp tục. Các cuộc đàm phán chân thành với Syria có thể bị coi là “đáng ngờ về mặt đạo đức” (tờ Guardia) cho thấy giả định về sự ưu việt đạo đức của những người ủng hộ tội phạm chiến tranh Blair không chỉ là nực cười, mà là nguy hiểm.

Cùng với ngừng bắn, cần phải có sự chấm dứt ngay lập tức chuyển giao trang thiết bị chiến tranh cho Israel và công nhận nhà nước Palestin. Vấn đề Palestine là vết thương hở nhức nhối nhất của khu vực, và thường được dùng để biện minh cho sự trỗi dậy của Hồi giáo cực đoan. Osama bin Laden đã cho thấy rõ. Palestine cũng đưa ra hi vọng. Hãy mang công lý cho người Palestine và bạn sẽ thay đổi thế giới quanh họ.

Hơn 40 năm trước đây, Nixon-Kissinger ném bom Campuchia đã tạo ra một chuỗi đau khổ khiến cho quốc gia này không bao giờ có thể hồi phục. Đó là điều tương tự về tội ác của Blair-Bush ở Iraq. Với sự lựa chọn thời điểm hoàn hảo, tập sách nghiên cứu mới nhất của Kissinger đã được phát hành với tiêu đề châm biếm, “Trật Tự Thế Giới”. Trong một bình luận bợ đỡ, Kissinger được mô tả như là “người thảo kế hoạch chủ chốt của trật tự thế giới đã ổn định trong một phần tư thế kỷ”. Hãy nói điều đó với người dân Campuchia, Việt Nam, Lào, Chi Lê, Đông Timor và tất cả các nạn nhân khác bởi “tài năng chính trị” của ông ta. Chỉ khi “chúng ta” thừa nhận các tội phạm chiến tranh giữa chúng ta thì máu mới ngừng chảy.

Saturday, October 11, 2014

Biểu tình ở Hong Kong năm 2014

Hong Kong, thiên đường của chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh. Thành phố này đứng thứ ba thế giới trong số các thành phố có nhiều tỷ phú dollar nhất, 10 tỷ phú giàu nhất Hong Kong có tổng tài sản lên tới 130 tỷ USD. Phía sau những tòa nhà chọc trời, những khu thương mại sầm uất là 1/5 dân số sống trong cảnh nghèo khổ cùng cực, rất nhiều người phải sống trong những cái cũi sắt. Người lao động Hong Kong phải làm việc trong những điều kiện cực kỳ bất công: 49 giờ/tuần, không bảo hiểm hưu trí, không đàm phán tập thể, không trợ cấp thất nghiệp, lương tối thiểu mới chỉ được áp dụng từ năm 2010 ở mức 3,6 USD/giờ.

Cuộc biểu tình năm 2014 không phải là cuộc biểu tình lớn nhất và duy nhất. Từ năm 2000 đến năm 2013, đã diễn ra ít nhất mười cuộc biểu tình lớn ở Hong Kong (theo tờ Bloomberg Businessweek). Đáng chú ý nhất là cuộc biểu tình năm vào năm 2003 với nửa triệu người tham gia để phản đối dự luật an ninh, khiến thống đốc Hong Kong là ông Đổng Kiến Hoa phải từ chức sau đó. Tiếp theo là cuộc biểu tình năm 2004 với hơn nửa triệu người tham gia đòi quyền bầu cử dân chủ và cải thiện mức sống. Vào năm ngoái, 500 công nhân cảng đã bãi công đòi tăng lương thành công, nhưng hầu như không có báo chí phương Tây nào đưa tin để thúc đẩy dân chủ và nhân quyền.

Hình ảnh cuộc biểu tình ở Hong Kong năm 2003 trên trang bìa tạp chí Time ấn bản châu Á là một phụ nữ mạnh mẽ, hấp dẫn, gợi cảm nổi bật trên nền đám đông với lá cờ của đặc khu.
Khi cuộc biểu tình năm 2014 diễn ra, báo chí phương Tây đã nhanh chóng áp đặt các định kiến đối với chính quyền Trung Quốc trong các bản tin. Thứ nhất, họ mô tả dường như là Bắc Kinh đã nuốt lời hứa cho người dân Hong Kong bầu cử tự do. Thứ hai, họ mô tả tình trạng dân chủ hiện nay ở Hong Kong tồi tệ hơn thời còn là thuộc địa của Anh. Về điểm thứ nhất rõ ràng là bóp méo sự thật. Quá trình bầu cử hiện nay được tổ chức tuân thủ theo Luật Cơ Bản của Hong Kong như tờ Diplomat đã đưa tin. Theo kế hoạch, Hong Kong phải lập ra một Ủy Ban Bầu Cử gồm 1200 người đại diện cho 4 nhóm doanh nghiệp, chuyên gia, lao động, và lập pháp, mỗi nhóm có đều có một số lượng bằng nhau là 300 người. Ủy Ban Bầu Cử sẽ tuyển chọn các ứng cử viên, sau đó tổ chức cho người dân bỏ phiếu trực tiếp bầu thống đốc. Vấn đề là nhiều phe phái chính trị hiện nay không đồng ý với việc lựa chọn ứng cử viên thông qua Ủy Ban Bầu Cử, nên họ biểu tình đòi áp dụng ứng cử trực tiếp. Cuộc biểu tình hiện nay không phải đòi quyền bầu cử tự do mà là ép buộc Hội Đồng Lập Pháp phải sửa đổi Luật Cơ Bản của Hong Kong về phương thức bầu cử. Không phải Bắc Kinh không giữ lời hứa mà các phe phái đối lập ở Hong Kong không muốn lời hứa đó được thực hiện. Về điểm thứ hai thì ngay cả ngoại trưởng một nước thân phương Tây như Singapore, ông Shanmugam cũng phải tỏ ra phẫn nộ với sự thiên lệch của báo chí phương Tây. Ông này phát biểu rằng: Sự thật là Hong Kong chưa bao giờ có hệ thống dân chủ dưới sự cai trị của Anh trong suốt 150 năm... và "đề xuất của Bắc Kinh hơn bất cứ thứ gì Hong Kong từng có dưới thời Anh quốc". Tranh luận về việc Bắc Kinh hạn chế dân chủ của Hong Kong sẽ không đi đến đâu vì chủ yếu dựa trên suy đoán, song động cơ của phe biểu tình đã rõ ràng, họ cảm thấy không thể thắng được cuộc bầu cử sắp tới nên đòi sửa đổi phương thức bầu cử.

Hình ảnh cuộc biểu tình năm 2014 trên trang bìa tạp chí Time ấn bản châu Á là một đứa trẻ ngơ ngác, yếu đuối, tách biệt đám đông, với điện thoại di động trên tay.
Điểm yếu của cuộc biểu tình năm 2014 có thành phần chủ yếu gồm học sinh, sinh viên và thanh niên là việc giai cấp lao động không tham gia. Chỉ có khoảng 200 công nhân của công ty phân phối Coca Cola ở Hong Kong tham gia biểu tình. Liên Đoàn Công Đoàn, công đoàn lớn nhất ở Hong Kong đại diện cho tầng lớp lao động, không muốn sửa đổi phương thức bầu cử mà chỉ muốn có nhiều đại diện của nhóm lao động hơn trong Ủy Ban Bầu Cử. Điều này giải thích tại sao quy mô cuộc biểu tình năm 2014 có số lượng người tham gia thấp hơn nhiều so với năm 2003 hay 2004. Các nhà lãnh đạo biểu tình đã sớm tìm cách rào đón khi tuyên bố rằng giá trị của một cuộc biểu tình không nằm ở số lượng người tham gia.

Trong trường hợp yêu cầu của phe biểu tình được chấp thuận thì phương thức bầu cử trong Luật Cơ Bản Hong Kong sẽ phải sửa đổi và phải được nhận được 2/3 số phiếu thuận của Hội Đồng Lập Pháp . Khi đó sẽ là một cuộc chiến khác. Trong Hội Đồng Lập Pháp thì phe đa số, được cho là thân Bắc Kinh, hiện có 43 ghế, còn phe đối lập có 27 ghế. Sẽ không phe nào có đủ 2/3 số phiếu để thông qua sửa đổi Luật Cơ Bản. Trên vũ đài chính trị thì điều này có nghĩa là thắng lợi của phe đối lập, với một số phiếu ít hơn nhưng họ có quyền lực hơn. Quyền lực thì sẽ đòi hỏi quyền lợi, những lợi ích nhất định sẽ phải san sẻ cho họ. Mặc dù có lợi rất lớn nhưng phe đối lập trong Hội Đồng Lập Pháp lại không bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ với người biểu tình. Cuộc tấn công của một nhóm dân cư địa phương vào nhóm biểu tình đã cho thấy lý do. Phe đối lập muốn được lợi nhưng cũng không muốn mất phiếu bầu của tầng lớp buôn bán kinh doanh nhỏ, vốn chiếm số lượng đông đảo ở Hong Kong, trong cuộc bầu cử thống đốc tới đây. Cuộc biểu tình đã gây ra nhiều khó khăn cho các hộ kinh doanh buôn bán nhỏ, và họ không muốn điều đó kéo dài.

Cho dù kết quả cuộc biểu tình ở Hong Kong có kết quả ra sao đi chăng nữa thì những người thắng cuộc chắc chắn không phải là những người đang cầm ô đứng ngoài đường mà là các nghị sĩ trong phòng họp.