Sunday, August 31, 2014

Tại sao người yêu nước bị bắt?

Một người đang lái xe ô tô đi trên đường thì bị công an chặn lại.

Anh công an nói: Xin chúc mừng anh, nhờ lòng yêu nước nhiệt thành và công lao đi biểu tình Bờ Hồ không biết mệt mỏi của anh, Trung Quốc đã phải rút dàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của nước ta. Chúng tôi đã quyên góp được 10 triệu đồng và quyết định tặng cho anh.

Người kia đờ người ra không biết nói gì.

Anh công an lại hỏi vui vẻ: Thế nào? Anh sẽ làm gì với số tiền này?

Người kia trả lời: Tôi sẽ đi mua bằng lái xe.

Người ngồi cạnh ở ghế trước liền giãy nảy lên: Đừng tin ông ấy, ông ấy uống say rồi.

Một người ngồi ở ghế sau cằn nhằn: Đã bảo rồi mà, đi bằng xe ăn cắp thế nào cũng có chuyện.

Chợt có ánh sáng đèn flash lóe lên. Sau đó, một người khác ngồi ở ghế sau nói: Đã chụp ảnh và đăng lên facebook rồi nhé, tin "Công an xâm phạm quyền tự do đi lại hợp pháp của người yêu nước" sẽ hot nhất ngày hôm nay cho mà xem.

(Chuyện bịa, chỉ để giải trí)

Về phong trào bài Hoa ở Mỹ hơn một thế kỷ trước

Phong trào bài Hoa đang bùng lên ở Việt Nam cùng với xung đột biển đảo và mới đây là báo chí kêu gào về việc có hàng chục ngàn công nhân Trung Quốc đổ vào các dự án ở miền Trung, làm dấy lên mối lo ngại về nguy cơ đối với an ninh quốc gia, mặc dù con số rõ ràng là phóng đại. Hơn một trăm năm trước đây người Mỹ cũng đã từng e sợ dòng lao động Trung Quốc nhập cư, phong trào bài Hoa cũng ồn ào không kém gì ở Việt Nam ngày nay. Dưới đây là một số hình ảnh trên truyền thông của thời ấy.

Tranh "Kẻ đang tới", ngày 20 tháng 5 năm 1881 của George Frederick Keller. Tờ The San Francisco Wasp.
Tranh "Mọi con chó (bất kể màu sắc) đều sẽ tới số, của Thomas Nast, ngày 8 tháng 1 năm 1879. Tờ Harper's Weekly.

Tranh "Hãy để người Hoa đi theo văn minh và họ sẽ ở lại", ngày 18 tháng 3 năm 1882. Tờ Harper's Weekly.
Tranh "Ides of March” ngày 20 tháng 3 năm 1880 của Thomas Nast. Tờ Harper's Weekly.

Tranh "Người Hoa phải cuốn xéo, nhưng ai giữ họ lại?" –  ngày 11 tháng 5 năm 1878 của George Frederick Keller cho tờ The San Francisco Illustrated Wasp.

Tranh "Chúng ta nên làm gì với người của mình" - ngày 3 tháng 3 năm 1882 của George Frederick Keller cho tờ The San Francisco Illustrated Wasp.

Tranh "Nghịch lý" ngày 22 tháng 5 năm 1880. Tờ Harper's Weekly.

Tranh "Một tượng đài cho cảng của chúng ta" ngày 11 tháng 11 năm 1881 của George Frederick Keller cho tờ The San Francisco Illustrated Wasp.
Rõ ràng là có rất nhiều điểm tương đồng giữa Hoa Kỳ một thế kỷ trước đây với Việt Nam hiện nay trong phong trào bài Hoa.

Tài liệu tham khảoThomas Nast Cartoons

Friday, August 29, 2014

Những nguyên lý của trật tự thế giới đế quốc mới

Xin giới thiệu với bạn đọc bản dịch bài nghiên cứu "Principles of the Imperial New World Order" của giáo sư Edward S. Herman và David Peterson. Hai tác giả đã trình bày những nguyên lý cơ bản nhất của trật tự thế giới đế quốc mới mà trong đó Hoa Kỳ đóng vai trò trung tâm. Đây là một nghiên cứu đã xuất bản năm 2008 và tình hình thế giới hiện tại đang diễn ra theo đúng như những nguyên lý mà các tác giả đã trình bày.

Những nguyên lý của trật tự thế giới đế quốc mới

Chúng ta cần phải chấp nhận trong Trật tự Thế Giới Đế Quốc Mới (INWO), Liên Bang Soviet đã biến mất, Hoa Kỳ hiếu chiến và quân sự hóa cao độ đang thi triển sức mạnh khủng khiếp khắp toàn cầu, gây rối loạn và phá hủy phần lớn các khu vực trên toàn cầu trong các chiến dịch được viện dẫn lý do bảo vệ lợi ích của độc lập và ổn định, những nguyên lý sau khi được điều chỉnh đã trở nên rõ ràng. Phần lớn các nguyên lý là rất mới, nhưng cũng trơ trẽn hơn trong quá khứ khi chúng chuyển từ các quan hệ quyền lực thành sự khẳng định về quyền hay phủ nhận những quyền tương tự, những chuẩn mực kép tiếp tục được áp dụng rất nhiều trên thế giới. Ý nghĩa trong thế giới thực tế của những nguyên lý INWO do đó dựa trên ba nền tảng: (a) hoặc là Washington khẳng định các quyền cho bản thân (và trực tiếp hay ngụ ý cho các đồng minh thân cận, đối tác hay chư hầu); (b) hoặc là Washington phủ nhận các quyền của kẻ thù; và (c) hoặc là Washington không quan tâm theo bất cứ cách nào hay bất cứ ai khác. Như chúng ta trình bày tiếp theo, sự khẳng định dựa trên quyền lực hay phủ nhận các quyền được chấp nhận trong phạm vi từ các lãnh đạo đầy quyền lực của các quốc gia phương Tây, các ứng cử viên chính trị, và quan chức hàng đầu của Liên Hiệp Quốc, tới truyền thông chính thống, giới học giả có tiếng tăm. Họ đại diện cho sự thể chế hóa hệ thống quyền lực mà trong đó công lý không hoạt động và sự xuyên tạc ẩn mình sau đám mây mù của ngôn từ hùng biện và mị dân.

1. Quyền xâm lược: Hoa Kỳ đang tận hưởng quyền xâm lược hạng nhất và từ lâu đã trắng trợn vi phạm Hiến Chương Liên Hiệp Quốc vốn được dùng để ngăn chặn các “tội ác quốc tế cực kỳ nghiêm trọng” mà không bị bất cứ sự trừng phạt nhỏ nào (Việt Nam và toàn bộ Đông Dương, Panama, Nam Tư, Afghanistan, Iraq). Đối tác lớn nhất của họ là Israel cũng hành động tương tự (Lebannon vào năm 1982 và năm 2006, cùng với Syria, Algeria, và phần lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng), và cũng không bị trừng phạt. Trong giới trí thức và chính trị của hai quốc gia này, các chủ đề nổi bật trong các cuộc xâm lược hoàn toàn rất thực dụng và liên quan tới hiệu quả, chi phí (đối với kẻ xâm lược), việc quản lý tồi có thể xảy ra. Nhưng quyền xâm lược không bao giờ bị đả phá, cho dù là trong những quốc gia đi xâm lược hay quốc tế. Luật lệ chỉ áp dụng vô điều kiện với những quốc gia khác.

Một tương phản rõ nét, trong trường hợp các vụ chiếm đóng lãnh thổ khác của các quốc gia thù địch với phương Tây và Hoa Kỳ, như Việt Nam chiếm đóng Cambodia năm 1979 hay Iraq chiếm đóng Kuwait năm 1990, các lãnh đạo phương Tây và các học giả đã bày tỏ sự căm phẫn dữ dội, và cả hai vụ chiếm đóng đã bị trừng phạt khốc liệt (cuộc xâm lược trả đũa của Trung Quốc đối với Việt Nam, Hoa Kỳ cấm vận Việt Nam, Khmer Đỏ nhận được ghế của Cambodia tại Liên Hiệp Quốc; Iraq bị cuộc chiến tranh quy mô lớn do Hoa Kỳ lãnh đạo với sự chấp thuận của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, đẩy lùi khỏi Kuwait, cuộc chiến đó đã phá hủy Iraq, dẫn đến 13 năm cấm vận, và trên hết, cuộc xâm lược của Mỹ vào tháng 3 năm 2003). Sự khác biệt cơ bản giữa năm 1979 và năm 1990, mặc dù vậy là việc Liên Bang Soviet đã phủ quyết dự thảo Nghị quyết yêu cầu Việt Nam rút quân khỏi Cambodia của Hội Đồng Bảo An vào năm 1979, thay cho bình luận của đại sứ Australia “Chúng ta không thể chấp nhận chính sách nội bộ của bất kỳ chính quyền nào [Cambodia], bất kể là đáng trách ra sao, có thể biện hộ cho việc một chính quyền khác [Việt Nam] tấn công họ bằng quân sự”, [1] trong khi trong cuộc thảo luận của Hội Đồng Bảo An sau khi Iraq xâm lược Kuwait không có thành viên nào trong nhóm 5 thành viên thường trực phủ quyết một nghị quyết kêu gọi Iraq rút quân hay áp đặt cấm vận đối với nước xâm lược. Sự khác biệt giữa năm 1979 với năm 1990 và những năm sau đó chính là sự tồn tại của Liên Bang Soviet với quyền lực thế giới. 

2. Quyền khủng bố (và quyền giết chóc trên quy mô lớn mà không bị coi là khủng bố): Quyền này đồng thời với quyền xâm lược, ranh giới giữa chủ nghĩa khủng bố và xâm lược rất mờ nhạt và thông thường chỉ đơn giản là vấn đề quy mô; trong cả hai trường hợp, việc Hoa Kỳ ném bom và giết chóc không được diễn tả bằng những từ ngữ gây ác cảm.

Cuộc tấn công “sốc và sợ hãi” ban đầu của Hoa Kỳ vào Iraq rõ ràng là nhằm khủng bố các thành viên quân sự và thường dân, và các cuộc tấn công của Hoa Kỳ vào Fallujah [2] cũng như các nơi khác rõ ràng là kế hoạch khủng bố. Các cuộc tấn công quân sự của Israel cũng tương tự như vậy. Vấn đề là theo thể thức chính trị của phương Tây Israel không bao giờ khủng bố mà chỉ “đáp lại” và “trả đũa” những kẻ khủng bố. Nghị quyết 951 của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc được đề xuất và thông qua ngày 5 tháng 3 với đa số tuyệt đối 404/405 khi Lực Lượng Phòng Thủ Israel tấn công man rợ vào các trại tị nạn của người Palestine ở dải Gaza, [3] tuyên bố “Các chiến dịch quân sự của chính quyền Israel ở dải Gaza chỉ nhằm vào lực lượng Hamas và các tổ chức khủng bố khác”, và bổ sung thêm “các thiệt hại dân sự ngoài ý muốn trong các chiến dịch quân sự phòng thủ nhằm vào các mục tiêu quân sự, mặc dù rất đáng tiếc, nhưng không tương đương về mặt đạo đức với chủ ý nhằm vào thường dân như Hamas và các nhóm khủng bố khác ở dải Gaza”.[4] Đó là lời biện minh rất thành thật cho nhà nước khủng bố Israel. Thứ nhất, các lãnh đạo Israel từ Abba Eban cho tới Ariel Sharon và thủ tướng Ehud Olmert hiện nay công khai thừa nhận mục tiêu khủng bố thường dân Palestine. Thứ hai, sự thật bị che dấu là số người Palestine bị Isreal giết hại “ngoài ý muốn” vượt xa số người Israel bị Hamas và người Palestine giết hại có chủ định (cụ thể, trước phong trào intifada thứ hai, tỷ lệ là 25:1; bắt đầu phong trào intifada thứ hai, là 4,6:1; từ tháng 11 hội nghị “hòa bình” ở Annapolis vừa qua, trở lại 21:1).[5] Thứ ba, sự giết chóc “ngoài ý muốn” của Israel trong thực tế là có chủ ý, quân đội Israel đã không ngần ngại sử dụng hỏa lực mạnh trong các khu vực đông dân cư ở Gaza và ở Lebanon mùa hè năm 2006, tại đó số thường dân thiệt mạng là rất lớn và có thể dự đoán được.[6]

3. Quyền thanh trừng sắc tộc: Phương Tây coi việc thanh trừng sắc tộc là đáng trách, và trút cả biển nước mắt cho các nạn nhân - nhưng chỉ khi thanh trừng sắc tộc do các đối tượng được định trước thực hiện hoặc có thể đổ tội cho họ, như người Serb ở Bosnia và Chính quyền Liên Bang Nam Tư của Milosevic những năm 1990 và chính quyền Hồi giáo Ở Sudan hiện nay. Sự thật là vụ thanh trừng sắc tộc của người Serb ở Bosnia diễn ra trong quá trình trả đũa lẫn nhau trong cuộc nội chiến, hai nhóm đối đầu (người Bosnia Hồi giáo và người Croatia) đã thanh trừng lẫn nhau. Milosevic không thanh trừng sắc tộc ở Kosovo để thay thế người Albania Kosovo bằng người định cư Serb; dân chúng bỏ chạy là hiện tượng đặc trưng của nội chiến và sau đó với bom của NATO cuộc chiến đã biến thành quy mô lớn.[7]

Tiếp tục với sự bịa đặt có tính suy diễn, tờ Cộng Hòa Mới (TNR) cho rằng “Rất nhiều điểm tương đồng giữa Dafur hiện nay và Kosovo năm 1999…Khi những kẻ nổi loạn tới Kosovo và Dafur, cả Belgrade và Khartoum đều quyết định chống lại du kích bằng cách nhắm vào thường dân vì du kích xuất hiện từ đó.”[8] Nhưng sự thật của TNR sai cả ở Dafur lẫn Kosovo; sự tương đồng duy nhất nằm trong những lựa chọn và toan tính của các quyền lực phương Tây đặt vào hai cuộc xung đột đó. Vào năm 2007, bản đánh giá của Chương Trình Môi Trường Liên Hiệp Quốc đã cho thấy “Môi trường suy thoái, cũng như sự biến đổi và bất ổn của khí hậu khu vực là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thiếu an ninh lương thực và xung đột ở Dafur…Khu vực bị bủa vây bởi các vấn đề kết hợp giữa tăng trưởng dân số, khai thác cạn kiệt tài nguyên và sự suy giảm rõ rệt lượng mưa trong dài hạn. Kết quả là phần lớn khu vực phía bắc và miền trung Dafur bị suy thoái trên quy mô rộng không thể cung cấp đủ các thứ thiết yếu cho cư dân nông thôn. [9] 

Mặt khác, trường hợp thật sự thanh trừng sắc tộc, và có liên quan toàn cầu vì gây ra sự oán hờn của người Arab và người Hồi giáo, là việc Isreal thường xuyên trục xuất người Palestine ra khỏi đất đai của họ trong vùng lãnh thổ bị chiếm đóng ở Bờ Tây và Đông Jerusalem để người Do Thái định cư. Phương Tây không bao giờ gọi trường hợp này là “thanh trừng sắc tộc”. Trái với sự thật được các lãnh đạo Israel thừa nhận công khai nhiều năm, mục tiêu của chính sách định cư là thay người Palestine bằng người Do thái, họ đã giết hại nhiều ngàn người trong quá trình định cư, phá hủy hơn 18’000 căn nhà của người Palestine kể từ cuộc xâm lược năm 1967. [10] và xua đuổi nhiều ngàn người phi Do Thái. John Dugard, báo cáo viên đặc trách của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền trong phần lãnh thổ bị chiếm đóng của Palestine, đã thường xuyên cảnh báo về các hoạt động của Israel nhằm “làm cho các thành phố Do Thái hơn” và qua đó tước đoạt thủ đô của quốc gia Palestine tương lai. “Ý đồ rõ ràng trong các sự thay đổi là ngăn chặn mọi khả năng biến Đông Jerusalem trở thành thủ đô của quốc gia Palestine”, Dugard giải thích. “Xây dựng bức tường, mở rộng các khu định cư và phi Palestine hóa Jerusalem đang đe dọa sự tồn tại của quốc gia Palestine”.[11] Mặc dù vậy, tiêu chuẩn kép và đạo đức giả của phương Tây là rất đáng kinh ngạc, các lãnh đạo và truyền thông phương Tây đã hậu thuẫn tích cực cho quá trình thanh trừng sắc tộc có hệ thống kéo dài hàng thập kỷ, và Israel đã được vinh danh khi nạn nhân của họ phát khùng.[12] Rất rõ ràng là Israel thanh trừng sắc tộc và ăn cắp đất đai thuộc về người Palestine, nhưng điều đó được phương Tây hợp lý hóa thành cơ sở cho “nhu cầu an ninh” của Israel-theo tiêu chuẩn kép mang tính phân biệt chủng tộc của phương Tây thì người Palestine không có “nhu cầu an ninh”, sự phản đối quá trình khủng bố và chiếm đoạt của Israel đã bị tảng lờ. Đây mới là “phép màu” thực sự của Israel. 

4. Quyền lật đổ: Những vụ lật đổ khắp thế giới diễn ra thường xuyên suốt thời kỳ sau thế chiến thứ hai, cho thấy cùng với quyền xâm lược Hoa Kỳ còn có quyền can dự và lật đổ bất cứ chính quyền nào mà họ muốn. Cuộc can thiệp phản cách mạng vào Hy Lạp (1947-1949), lật đổ chính phủ của Mohammad Mosadded ở Iran (1953) và Jacobo Arbenz Guzman ở Guatemala (1954) trong thập kỷ đầu tiên của thời hậu thế chiến là những ví dụ điển hình cho thấy Hoa Kỳ đã sử dụng quyền ấy mà chỉ bị rất ít ràng buộc.[13] Cuộc can thiệp “chống du kích” của Hoa Kỳ vào nội chiến ở Hy Lạp là bằng chứng “các chiến dịch hoàn toàn do Hoa Kỳ chỉ huy và sự hiện diện của cố vấn trong các chiến dịch đánh phá”, Michael McClintock viết, thủ đoạn “ được ưu tiên hàng đầu trong các chương trình chống phá cách mạng của Hoa Kỳ từ Việt Nam đến El Salvado”.[14] (Mặc dù McClintock kết thúc lịch sử với năm 1990, nhưng chúng ta có thể mở rộng ra để bao quát cả Colombia, Nam Tư, Afghanistan và Iraq). Nhiều người đã đề cập tới “cái nôi trong chiến lược chiến tranh lạnh của Hoa Kỳ” như một bản đánh giá quân sự đã nêu năm những 1960, cuộc can thiệp vào Hy Lạp trở thành tiêu chuẩn vàng của chiến lược phản cách mạng sau đó được đổi tên nhưng không loại bỏ trong thực tiễn bởi “học thuyết Petraeus” huyền thoại và Hướng dẫn Chiến trường Phản Cách mạng được cập nhật của Hoa Kỳ (2006-2007) đang được phô trương như là một phần của “phong trào” Hoa Kỳ ở Iraq. Mặc dù, sự thay đổi thuật ngữ phản ánh “kết thúc của chiến tranh lạnh” và tuyên bố về “cuộc chiến chống khủng bố”, trong đó “làn sóng những kẻ nổi loạn mới” được nuôi dưỡng không phải bằng lật đổ theo kiểu “chủ nghĩa cộng sản” kiểu cũ mà bởi “các quốc gia yếu đuối và sai lầm” và trên tất cả là bởi “các yếu tố phi nhà nước” hay “khủng bố”, nhưng chiến lược thực tế vẫn giữ nguyên. [15]

Nhưng chính sách lật đổ của Hoa Kỳ có nhiều dạng. Trong năm 1982 nghiên cứu Mạng Lưới Khủng Bố Thực Sự trong phần về “Quyền tự nhiên được lật đổ của Hoa Kỳ”, [16] một bảng thống kê đã chính bày 12 loại lật đổ khác nhau được Hoa Kỳ dàn dựng tại 8 quốc gia Mỹ Latin và vùng Caribbe từ năm 1950 đến năm 1980. Bao gồm rất nhiều dạng bạo lực chống lại nhân dân và người nghèo, rất nhiều dạng mua chuộc, “tuyên truyền dối trá”, và trợ cấp trên quy mô lớn cho các ứng cử viên đối lập và phong trào phản kháng như các phong trào sinh viên và phụ nữ. Điều đó được tổng kết muộn hơn trong định nghĩa của Philip Agee về quy trình lật đổ đa cấp độ tại Ecuador trong đầu những năm 1960. Những quy trình đó được áp dụng ở Brazil (1964) và Chile (1973), và vẫn tiếp tục được sử dụng cho tới ngày nay - chúng ta kinh ngạc vì những thứ tương tự giữa giai đoạn đầu thời đại vàng của lật đổ và những thứ đang diễn ra hiện nay trong các mối đe dọa như Iran và Tây Tạng (miền tây Trung Quốc). [17] Nhưng điều đó diễn ở bất cứ đâu mà các hoạt động đội lốt chống lại “chủ nghĩa cộng sản lật đổ”, hiện nay chúng là một phần của “khuyến khích dân chủ”, “ngoại giao biến đổi”, “bảo vệ nhân quyền” và những thứ tương tự.

5. Quyền áp đặt trừng phạt: Quyền lực bá chủ không chỉ có quyền xâm lược, quyền khủng bố, quyền lật đổ mà còn có quyền áp đặt trừng phạt nên các mục tiêu, khiến cho nhân dân phải chịu đựng đau khổ, lãnh đạo của họ bị mất uy tín, thường xuyên trong hợp tác quốc tế. Liên bang Soviet, Cuba của Castro, Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1994, Nicaragua dưới thời Sadinista, Iran kể từ khi Shah bị lật đổ năm 1979, Lybia, Iraq sau cuộc xâm lược Iraq năm 1990, Liên bang Nam Tư từ năm 1992 (và nước cộng hòa Serbia cho tới nay), và Afghanistan dưới thời Taliban, tất cả đều là đối tượng cho sự trừng phạt của Hoa Kỳ. Nhưng cũng cần phải nói thêm là Hoa Kỳ và hầu hết các đối tác không bao giờ là đối tượng bị trừng phạt, ngay cả khi phạm vào những tội thuộc loại Nuremberg như xâm lược hay các tội chiến tranh nghiêm trọng khác. Tiêu chuẩn kép rất hiển nhiên.

Điều thần kỳ khác của tiêu chuẩn kép, không chỉ Israel không bao giờ bị trừng phạt đối với các vi phạm bất tận Hiệp Ước Geneva thứ tư bảo vệ thường dân trong các lãnh thổ bị chiếm đóng quân sự và trả thù tập thể người Palestine ở dải Gaza, nhưng từ năm 2006, “cộng đồng quốc tế” đã tham gia cùng trục Hoa Kỳ-Israel áp đặt trừng phạt đối với các nạn nhân bị cố ý bần cùng hóa, bị đói khát, bị cướp đoạt theo mọi cách. Theo lời của 8 nhóm hoạt động nhân đạo Anh, việc Israel bao vây Gaza đã biến 1,5 triệu người thành “nhân dân bị cầm tù”, vô hiệu hóa kinh tế của họ, phá hủy các cơ sở vật chất, làm hư hại các dịch vụ cơ bản như y tế và giáo dục. Hiện nay, ít nhất 80% người Palestine ở Gaza phải “phụ thuộc vào trợ cấp nhân đạo” để sống hàng ngày. Các nhóm trên báo cáo: “Chính sách của Israel tác động tới dân cư…không phân biệt và tạo thành sự trả thù tập thể…vi phạm luật nhân đạo quốc tế”. [18] Mô tả cuộc sống của người Palestine ở dải Gaza khi “bị bao vây”, báo cáo viên chuyên trách của Liên Hiệp Quốc John Dugard cho biết họ “là đối tượng của cuộc trừng phạt quốc tế nghiêm khắc nhất trong lịch sử hiện đại..lần đầu tiên những người trong lãnh thổ chiếm đóng bị đối xử như vậy…Israel đã vi phạm các nghị quyết chủ chốt của Hội Đồng Bảo An và Đại Hội Đồng về thay đổi lãnh thổ bất hợp pháp và vi phạm nhân quyền cũng như không thực hiện theo ý kiến tư vấn của Tòa Công Lý Quốc Tế năm 2004, mặc dù vậy họ không bị trừng phạt…Cần phải nhắc lại là các quốc gia phương Tây đã từ chối áp đặt trừng phạt kinh tế đối với Nam Phi để kêu gọi họ xóa bỏ chế độ apartheid làm tổn thương người da màu ở Nam Phi. Không có sự ưu ái nào được mở rộng cho người Palestine hay nhân quyền của họ”. [19] Nhưng chúng ta có thể hiểu được sự ngạc nhiên của báo cáo viên chuyên trách khi nhớ rằng nguyên lý thực sự của INWO là không bị trừng phạt vì các tội ác nghiêm trọng và được thưởng vì các hành vi tốt. Quyền lực, quyền lực trên hết, đó là nguyên tắc thống trị.

6. Quyền chống xâm lược: Quan điểm nổi bật trong báo cáo của John Dugard là trong mắt phương Tây thì người Palestine ở dải Gaza không có quyền chống lại các hoạt động xâm lược của Israel, mặc dù các cuộc tấn công đó dẫn đến chiếm đóng bất hợp pháp và quá trình thanh trừng sắc tộc tàn khốc. Trong hệ tư tưởng phương Tây, người Palestine tấn công Israel, nếu không là “xâm lược” thì cũng là một dạng “khủng bố” không thể tha thứ, phản kháng bất hợp pháp, và họ đáng phải gánh chịu bất cứ thứ gì khốc liệt mà Israel sử dụng để trả thù tập thể ở Gaza. Trong một thông cáo công bố đầu tháng tư, Tổng thư ký Sáng Kiến Quốc Gia Palestine và nghị sĩ Quốc Hội Mustafa Al-Barghouthi ghi nhận rằng kể từ hội nghị Annapolis số lượng các cuộc tấn công tăng lên 300%, “riêng khu vực Bờ Tây là 46%”, các cuộc tấn công vào Bờ Tây cho thấy mục tiêu thật sự của Israel “không có liên quan gì đến các vụ tấn công bằng rocket của lực lượng kháng chiến Palestine vào dải Gaza”. Tính đến đầu tháng tư, Israel đã thả 788 tù nhân Palestine kể từ hội nghị Annapolis, nhưng họ lại bắt giam 2175 tù nhân mới; tăng thêm số lượng các điểm kiểm soát ở Bờ Tây, và tiếp tục xây dựng bức tường ngăn; điều quan trọng nhất là tiếp tục gia tăng số lượng các khu định cư Do Thái ở Bờ Tây. [20] John Duguard thậm chí đã so sánh các vụ đánh bom tự sát và bắn rocket Quassam của người Palestine với hoạt động kháng chiến chống phát xít Đức tại các quốc gia châu Âu thời thế chiến thứ II. “Ý thức cộng đồng…thúc đẩy”, Dugard lập luận, “đó là sự khác biệt giữa hành động khủng bố mất trí…và hành động trong chiến tranh giải phóng quốc gia chống lại chế độ thuộc địa, chế độ apartheid hay chiếm đóng quân sự…hậu quả đau thương không thể tránh khỏi của chế độ thuộc địa, chế độ apartheid hay chiếm đóng. Lịch sử luôn tái hiện những ví dụ chiếm đóng quân sự sẽ bị phản kháng bằng bạo lực…Điều đó là lý do khiến cho sự chiếm đóng cần phải nhanh chóng chấm dứt. Trước khi đó thì không thể hy vọng có hòa bình và bạo lực sẽ tiếp diễn”. [21] 

Các cuộc tấn công qua biên giới mà nước thực hiện không có quyền xâm lược - Việt Nam ở Cambodia, Iraq ở Kuwait - nạn nhân của những vụ tấn công bất hợp pháp có quyền kháng chiến và cộng đồng quốc tế đổ xô vào cứu trợ. Trái lại, những nước chống lại các cuộc tấn công từ các quốc gia có quyền xâm lược - Israel xâm lược Lebanon 1982 và 2006, Hoa Kỳ và liên minh tấn công và xâm lược Nam Tư, Afghanistan và Iraq suốt mười năm qua - không có quyền phản kháng, và sự phản kháng của họ được coi là “khủng bố”. Ngay cả khi chỉ hoạt động tại Lebanon, Hezbollah bị tuyên bố là tổ chức “khủng bố” được một nhà nước tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố hỗ trợ, đó là Iran. Trước cuộc xâm lược định cư vào tháng 8 năm 2006, lực lượng mũ nồi xanh của Liên Hiệp Quốc đã triển khai ở Lebanon nhanh hơn ở Israel, thậm chí ngay cả khi Israel đã xâm lược Lebanon; lý do của Liên Hiệp Quốc là triển khai để ngăn chặn lực lượng Hezbollah và bảo vệ biên giới phía bắc của nước xâm lược. [22] Tương tự, kháng chiến chống lại cuộc xâm lược-chiếm đóng Iraq của Hoa Kỳ được gọi là “phản loạn” trong các cuộc đối thoại ở thủ đô các nước phương Tây chủ chốt, nhưng không phải ở các nước đang bị quân đội xâm lược chiếm đóng. Trong lời khai trước Quốc Hội Hoa Kỳ vào đầu tháng tư, tướng David Petraeus định nghĩa “bản chất tự nhiên của các xung đột” tại Irag là “cạnh tranh giữa các sắc tộc và giữa các cộng đồng phe phái về quyền lực và tài nguyên”, các lực lượng cạnh tranh bao gồm “khủng bố, phản loạn, quân sự cực đoan, và các băng đảng tội phạm”, cái gọi là “Al Qaeda ở Iraq”, Syria, và các “nhóm đặc biệt” mà Bộ Chỉ Huy Trung Tâm Hoa Kỳ khẳng định là hoạt động theo lệnh của Iran [23] Bởi vì “bản chất tự nhiên của xung đột” loại trừ bất cứ nguyên nhân trực tiếp nào từ quốc gia có quân đội xâm lược Iraq, chiếm đóng lãnh thổ, và hiện giờ đã là sáu năm đàn áp dã man phong trào phản kháng chống lại sự chiếm đóng ấy, không có bất cứ sở chỉ huy nào coi đó là vấn đề. Cộng đồng quốc tế khẳng định quyền của kẻ xâm lược đặc biệt này là được phép đàn áp phong trào phản kháng với bất cứ công cụ nào. Quyền phá hủy một đất nước để bảo vệ nó là sự kết hợp giữa quyền xâm lược và phủ nhận quyền chống xâm lược.

7. Quyền tự vệ: Mục tiêu của kẻ thống trị không có quyền tự vệ. Khi nước Guatemala nhỏ bé vào năm 1953-1954 và Nicaragua vào những năm 1980, bị Hoa Kỳ đe dọa tấn công, yêu cầu vũ khí từ khối Soviet, đã khiến cộng đồng chính trị và truyền thông Hoa Kỳ phẫn nộ và hoảng loạn. Điều đó cho thấy các quốc gia bị đe dọa và việc tìm kiếm vũ khí của họ không phải là tự vệ hợp pháp, đó là sự đe dọa đối với người khổng lồ đáng thương và các quốc gia láng giềng của những nước kia. Tương tự, với Iran trong danh sách mới đây của Hoa Kỳ về những nước cần xử lý, mặc dù bị bao quanh bởi quân đội Hoa Kỳ thù địch và bị cả Hoa Kỳ và Israel đe dọa công khai, quyền tự vệ của họ bị bãi bỏ. Dưới sự thúc ép của Hoa Kỳ, Hội Đồng Bảo An đã thiết lập 3 vòng trừng phạt Iran về chương trình hạt nhân hợp pháp, và Iran rõ ràng là không thể chống lại vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ và Israel với bất cứ vũ khí nào họ có - mặc dù đang bị đe dọa tấn công tức thì, không có bất cứ phân tích nghiêm chỉnh nào cho thấy Iran có vũ khí hạt nhân. Nói ngắn gọn, họ không có quyền tự vệ.

Hoa Kỳ và Israel có thể vũ trang tới tận chân răng và đe dọa gây chiến tranh để đảm bảo nhu cầu “an ninh” và thực hiện quyền tự vệ. Nhưng các mục tiêu của họ không được phép có những quyền hay nhu cầu hợp pháp. Như Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-Moon phát biểu trong cuộc họp khẩn cấp của Hội Đồng Bảo An và ngày 1 tháng 3: “Tôi lên án các vụ tấn công bằng rocket của người Palestine, và kêu gọi chấm dứt ngay lập tức các hành vi khủng bố này…Trong khi khẳng định quyền tự vệ của Israel, tôi lên án việc sử dụng vũ lực không kiềm chế và quá mức cần thiết khiến cho nhiều thường dân bao gồm cả trẻ em bị chết và bị thương. Tôi kêu gọi Israel hủy bỏ các cuộc tấn công đó.”[24] Ở đây chúng ta lưu ý là tuyên bố đó được đưa ra bốn ngày sau cuộc tấn công khủng khiếp của Lực Lượng Phòng Vệ Israel vào dải Gaza, để lại khoảng 120 xác chết người Palestine, 60 người bị giết chỉ trong một ngày, trong đó có 39 thường dân. [25] Ban Ki-Moon đề cập một cách hết sức thận trọng tới cuộc tấn công đẫm máu và bất hợp pháp của Israel vào dải Gaza với cụm từ bổ sung “khẳng định quyền tự vệ của Israel”. Đối với kẻ thống trị, đối tác ưa thích của kẻ thống trị chỉ tự vệ.

8. Quyền chế tạo vũ khí hạt nhân: Hoa Kỳ và các quyền lực lớn khác tận hưởng quyền sở hữu vũ khí hạt nhân, cũng như bất cứ quốc gia nào được Hoa Kỳ chấp nhận (tất nhiên là Israel, ngoài ra còn có Ấn Độ và Pakistan). Nhưng đối với các mục tiêu như Iran hay Bắc Triều Tiên, Hoa Kỳ phủ nhận quyền sở hữu vũ khí hạt nhân của họ; đặc biệt là trường hợp Iran, Hoa Kỳ thậm chí từ chối quyền hợp pháp của Iran theo Hiệp Ước Không Phổ Biến Vũ Khí Hạt Nhân (NPT) là được làm giàu Uranium cho “các mục tiêu hòa bình mà không bị bất cứ sự phân biệt đối xử nào”. [26] Thay vào đó, Hoa Kỳ sử dụng cáo buộc Iran không hợp tác toàn diện với Ủy Ban Quốc Tế Về Năng Lượng Nguyên Tử (IAEA) và quan trọng hơn, Iran không chịu từ bỏ các quyền của họ theo NPT, làm cơ sở cho việc xúc phạm, trừng phạt và cho kế hoạch tấn công lâu dài chống lại Iran cũng như cho khả năng “thay đổi chế độ”. Như Liên Hiệp Quốc và cộng đồng quốc tế đã từng hỗ trợ cuộc xâm lược Afghanistan và Iraq của Hoa Kỳ, họ tiếp tục cùng với kẻ thống trị phủ nhận quyền hạt nhân hòa bình của Iran và nuôi dưỡng môi trường đạo đức cho các cuộc xâm lược khác của Hoa Kỳ và Israel. [27]

Israel tất nhiên là không bao giờ bị bất cứ trừng phạt nào, cho dù là từ chối tham gia NPT hay phát triển trái phép các vũ khí hạt nhân 40 năm trước đây.[28] Cho dù Hoa Kỳ từ chối nghĩa vụ NPT của họ để đàm phán “trong niềm tin chân thành vào các biện pháp hiệu quả nhằm chấm dứt cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân” và về “một hiệp ước giải trừ quân bị tổng thể và hoàn toàn” thì uy tín của họ cũng không ảnh hưởng, ngay cả trong việc kêu gọi các chính sách và sự trừng phạt các quốc gia khác vi phạm NPT ở mức độ thấp hơn.[29] Cũng giống như bất cứ thứ gì khác trong trật tự quốc tế, những quyền lực lớn hơn có cái quyền mà họ phủ nhận của những quyền lực nhỏ hơn, và họ làm vậy mà không hề bị coi là vi phạm các hiệp định hay luật lệ quốc tế.

9. Quyền coi nạn nhân thường dân của họ là xứng đáng với sự đồng cảm quốc tế: Cộng đồng thế giới kinh hoàng về vụ tấn công ngày 11.9 của Al Qaeda, cuộc tấn công đã giết hại gần 3000 người trong lãnh thổ Hoa Kỳ. Nhưng ngay cả một cuộc thảm sát nhỏ các công dân phương Tây, như vụ giết hại tám sinh viên tại học viện Do Thái Mercaz Harav ở Đông Jerusalem ngày 6 tháng 3, cũng được đưa tiêu đề trang nhất với sự căm phẫn cực độ. Từ “thảm sát” thường xuyên được dùng cho các sự kiện đó. Cuộc tấn công của một tay súng Palestine duy nhất vào các sinh viên trường dòng được ngài Ban Ki-Moon mô tả là “man rợ”, và theo các nói của George Bush là “tấn công dã man và độc ác vào thường dân vô tội đáng bị tất cả các quốc gia lên án”.[30] Trái lại, vụ trả thù bằng không lực sau ngày 11 tháng 9 của Hoa Kỳ đã giết hại hơn 3000 người Afghanistan, và chiến dịch “Hot Winter” kéo dài hai tuần (27.2-10.3) của Lực Lượng Phòng Vệ Israel đã giết hại 127 người Palestine ở dải Gaza, phần lớn trong số họ là thường dân không có vũ trang, bao gồm nhiều trẻ em, được xử lý rất nhẹ nhàng, không bị coi là “thảm sát” hay “dã man” và thường được xin lỗi là “thiệt hại ngoài ý muốn” và “nhầm lẫn đáng tiếc”. Thỉnh thoảng Israel bị chỉ trích vì “sử dụng vũ lực không kiềm chế và quá mức cần thiết” và nhắc nhở phải “kiềm chế tối đa”, nhưng họ không bao giờ bị lên án vì các vụ giết hại dã man và không phân biệt, các vụ giết hại được thực hiện với hệ thống mệnh lệnh rõ ràng và chắc chắn từ Văn Phòng Thủ Tướng tới các tướng lĩnh trong IDF cho tới các phi công điều khiển máy bay F-16 hay trực thăng Apache. “Có sự khác biệt rõ ràng giữa các vụ tấn công khủng bố bằng rocket nhằm vào dân thường và các hoạt động tự vệ”, người phát ngôn Ủy Ban An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ (NSA) Gordon Johndroe giải thích [31] - chỉ có rất ít đại diện của phương Tây không đếm xỉa đến sự khác biệt ấy, và chỉ khi sự nghiệp của họ bị nguy hiểm. Thậm chí trong trường hợp bi kịch hơn nhiều, ngoại trưởng Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc Madaleine Albright năm 1996 thú nhận trên đài truyền hình Hoa Kỳ về cái chết của “nửa triệu” trẻ em Iraq, kết quả việc trừng phạt của Hoa Kỳ-Anh-Liên Hiệp Quốc, là “đáng giá”, không chỉ không bao giờ đưa ra lời xin lỗi về vụ “thảm sát”-lời thú nhận ấy cũng hiếm khi được ghi nhận ở phương Tây. [32]

Chúng ta đang bàn luận về sự khác biệt căn bản giữa nạn nhân “đáng giá” và không “không đáng giá”, giữa “con người” và “không phải con người”, sự khác biệt đã cho phép phương Tây giết hại và tước đoạt của hàng triệu người dã man, mọi đen, mọi vàng, mọi Hồi giáo, và những người không phải da trắng phương Tây suốt hàng thế kỷ mà không hề bị ảnh hưởng chút mảy may nào tới đạo đức. [33] Đã từ lâu việc coi họ là mọi đen là không thể chấp được (nhưng mọi Hồi giáo vẫn xuất hiện thường xuyên), song mọi thứ đều ổn thỏa khi ghi nhận rằng “chúng ta không đếm xác” và thú nhận rằng tấn công trực tiếp vào các cơ sở dân sự - dẫn nước vào biển, nơi có những con cá khủng bố đang bơi - là các sự việc có thể chấp nhận được trong hoạt động quân sự. Sự phân chia cổ xưa giữa Chúng Ta và Họ được tiến hành đầy tự tin - chủ yếu là bằng sự im lặng hay áp dụng tiêu chuẩn kép - điều đó được công chúng bình thường hóa và không cảnh báo. Do vậy, có tiếng nói quan ngại về các nạn nhân thường dân ở Darfur, Zimbabwe và Tây Tạng, cả ba trường hợp đều là các lãnh thổ quốc gia nằm trong tầm ngắm của phương Tây; [34] trong khi quan ngại đạo đức về nạn nhân thường dân bị can thiệp một cách có hệ thống để không đề cập tới người dân Afghanistan, Iraq, Công Gô, Columbia, và Palestine, những nước đang bị phương Tây và đối tác của họ lạm dụng. 

10. “Quyền được tồn tại” (và quyền yêu cầu các mục tiêu thừa nhận “quyền được tồn tại của nước khác): Quyền được tồn tại là công cụ chống đỡ cho chính sách từ chối định cư có thỏa thuận với người Palestine của Hoa Kỳ và Israel, dẫn đến cuộc xung đột bị kéo dài, hậu quả là biên giới không được phân định, và đất đai của người Palestine trở thành miếng mồi ngon cho sự xâm chiếm của Israel. Điều đó tạo cơ hội cho Israel và ân nhân của họ công nhận có điều kiện bất cứ tác nhân phi nhà nước nào mà họ chọn, như PLO, Hamas và Hezbollah và các quốc gia khu vực như Iran và Syria trước đó-bất cứ khi nào họ chọn, thì điều kiện là các bên đều phải công nhận “quyền được tồn tại của Israel”. Một phần trong các đàm phán là khẳng định sự tồn tại hữu hình của Israel có thể bị đe dọa nghiêm trọng, nhưng đó là điều ít bị từ chối nhất, bởi nó chỉ tạo ra mâu thuẫn nhỏ, điều dối trá của tuyên truyền nằm ở sự mập mờ: Israel có quyền tồn tại như một nhà nước Do Thái? Quyền được chấp nhận mà không đếm xỉa đến quyền được trở về tổ quốc của những người tị nạn phi Do Thái bị thanh trừng? Chúng ta tin rằng khái niệm tăm tối “quyền” chỉ là một cách để hạ thủ trước trong cuộc xung đột định cư giữa Israel và Palestine, khi mà Israel tiếp tục truất quyền của phần lớn mọi người bằng cách phủ nhận quyền được tồn tại của họ. Những vấn đề là không có gì đáng phải tranh cãi ở phương Tây, nơi quyền được tồn tại của Israel được khẳng định và nhu cầu làm việc đó là tự nguyện không cần bất cứ sự thúc đẩy nào, giống như một dạng kiểm tra về lòng trung thành, sự tuân thủ hay cơ chế kỷ luật. 

Kết quả của những quan sát này cho thấy sự thật là việc sử dụng cụm từ “quyền được tồn tại” hầu như chỉ được áp dụng cho Israel, không cho bất cứ quốc gia hay dân tộc nào khác trên thế giới. Để minh họa điều đó, chúng tôi tạo ra một loạt tìm kiếm trên cơ sở dữ liệu của Factiva và Nexis để xem xét về cụm từ “quyền được tồn tại của Israel” trong 31 tháng từ 1.12.2005 đến 31.3.2008; sau đó chúng tôi lặp lại tìm kiếm tương tự, nhưng thay bằng tên của 28 quốc gia khác nhau vào vị trí từ “Israel”. (Ví dụ “quyền được tồn tại của Palestine”, “quyền được tồn tại của Pháp”, và tương tự.) Khi tìm kiếm trên phân loại toàn diện nhất, phân loại “Tất cả các nguồn”, chúng tôi tìm thấy 8689 mục đề cập đến cụm từ “quyền tồn tại của Israel” trong khi chỉ có 15 mục đề cập tới “quyền được tồn tại của Palestine” và 7 mục đề cập tới “quyền được tồn tại của dân tộc Palestine”. Sử dụng cơ sở dữ liệu Nexis để tìm kiếm nội dung trên tờ New York Times cũng cho kết quả một chiều tương tự: Trong khi có 120 mục đề cập tới “quyền được tồn tại của Israel”, thì không có bất cứ mục nào trong kho dữ liệu của tờ New York Times đề cập tới “quyền được tồn tại’ của bất cứ quốc gia nào trong số 28 quốc đã nêu.

Điều đó có nghĩa là quyền được tồn tại chỉ liên quan tới nhà nước được trang bị vũ khí hạt nhân và được Hoa Kỳ bảo vệ, đó là nhà nước Israel, không bất cứ quốc gia hay dân tộc hay chủng tộc nào khác? Mặt khác, quyền được tồn tại của Palestine là sự thật - thậm chí chúng ta có thể nói là vấn đề sống còn, cũng như Israel đã từ chối công nhận sự tồn tại của quốc gia Palestine suốt sáu thập kỷ qua, chỉ công nhận nhà nước Palestine với biên giới được phân định rõ ràng. Sự thiên lệch mang tính cấu trúc trong bằng chứng đã đạt đến chiều sâu. 

Kết luận: Quyền có dân chủ thực chất hay dân chủ trò hề?

Sự thống nhất các nguyên lý của Trật Tự Thế Giới Đế Quốc Mới cho thấy sự suy giảm trên toàn cầu của dân chủ thực chất, tầng lớp tinh hoa chính trị toàn cầu đã có thể làm cái mà họ muốn để phục vụ cho lợi ích của họ - bộ ba thần thánh của chương trình tân tự do, quân sự hóa và thực thi quyền lực - đang đối đầu phổ biến với bộ phận dân chúng bị cai trị. Một tuyên bố bi kịch trong chương trình đối thoại giữa phóng viên Martha Raddatz của ABC- TV New và phó tổng thống Dick Cheney. Phó tổng thống được hỏi nghĩ gì khi hai phần ba công chúng Hoa Kỳ cho rằng cuộc chiến Iraq là “không đáng để tấn công”, Cheney trả lời: “Thế à?” [35] Sự coi thường cái mà công chúng muốn và niềm tin phổ biến trong giới chính khách đang nắm quyền về sự lầm lẫn của công chúng - ngoại trừ công nhân, người tiêu dùng, và bộ phận mà phiếu bầu của họ chỉ được thu hoạch một lần mỗi kỳ bầu cử - là không thể rõ ràng hơn.

Tầng lớp tinh hoa coi thường sự đồng thuận tỏa ra khắp truyền thông Hoa Kỳ. Trong khảo sát ý kiến quan trọng được công bố hai ngày sau cuộc đối thoại Raddatz - Cheney (sự thật là cuộc đối thoại của họ nhằm nhấn mạnh kết quả khảo sát), 77% người trả lời Hoa Kỳ đồng ý với điều 21 của Tuyên Ngôn Phổ Quát về Nhân Quyền rằng “ý chí của nhân dân [phải] là cơ sở cho quyền lực của chính quyền”. Một tỷ lệ cao đặc biệt 94% người được hỏi cho rằng chính phủ Hoa Kỳ “phải chú ý tới ý kiến của dân chúng khi ra quyết định”. Nhưng khi được hỏi rằng Hoa Kỳ bị “một nhóm nhỏ có lợi ích lớn điểu hành vì lợi ích của bản thân” hay “điều hành vì lợi ích của mọi người”, 80% đã trả lời là “một nhóm nhỏ có lợi ích lớn”. [36] Do được thực hiện trong năm bầu cử tổng thống, và dội gáo nước lạnh vào ý nghĩ của người Mỹ rằng họ sở hữu đời sống chính trị, nên kết quả khảo sát đã không được truyền thông đưa tin, trái lại một khảo sát cũng tương tự của chính hãng đó tại sáu quốc gia trên thế giới hỏi ý kiến mọi người về Trung Quốc đã được đưa tin rộng rãi.[37]

Công chúng Hoa Kỳ thù địch với cuộc xâm lược-chiếm đóng Iraq ngay cả trước khi cuộc chiến nổ ra, [39] và vài năm sau các khảo sát cho thấy phần lớn công chúng Hoa Kỳ có sự khích lệ kịp thời, rút quân hoàn toàn, [40] và giảm vai trò của toàn cầu của Hoa Kỳ, đặc biệt là sự sẵn sàng sử dụng quân sự; [41] nhưng những điều đó hoàn toàn không có tác động tới chính sách của Hoa Kỳ, cả đảng Dân chủ cũng như đảng Cộng hòa đều không đáp ứng cái mà các cử tri muốn. Các khảo sát ở Iraq cho thấy phần lớn người dân muốn Hoa Kỳ rút quân, [42] nhưng một lần nữa lại không có tác động tới chính sách của Hoa Kỳ hay nhận được sự đáp ứng của các lãnh đạo được coi là của các quốc gia dân chủ tại châu Âu và nơi nào đó khác, họ không gây ra bất kỳ sức ép nào để bắt những kẻ xâm lược chiếm đóng phải kết thúc.

Đã từ lâu công chúng Hoa Kỳ rất muốn thấy một ngân sách quân sự nhỏ hơn, chi tiêu cho cơ sở hạ tầng lớn hơn và nhiều nỗ lực hơn cho các giải pháp ngoại giao cũng như tập thể trong các vấn đề quốc tế. Một khảo sát vào năm 2007 cho thấy 73% công dân Mỹ sẽ ủng hộ một hiệp ước phá hủy tất cả vũ khí hạt nhân, một ý kiến đối lập với chính sách dưới thời tổng thống Bush (mà đảng Dân chủ đã không đối lập một cách rõ ràng). [43] Để duy trì nguyên tắc bất chấp sự đồng thuận của tầng lớp bị thống trị mà giai cấp thống trị vẫn sử dụng, chính quyền Hoa Kỳ tiếp tục theo đuổi các vũ khí hạt nhân thế hệ tiếp theo, và làm bất cứ điều gì trong khả năng để ngăn chặn các yêu cầu giải trừ vũ trang của NPT ngay cả khi chúng xuất phát từ các diễn đàn đa phương. Trên phạm vi quốc tế cũng tương tự, ý kiến của công chúng dường như chỉ có tác động nhỏ tới những người làm chính sách, những người đã gia nhập vào cùng với những kẻ cai trị của Trật Tự Thế Giới Đế Quốc Mới. Một loạt các khảo sát trong phạm vi nước cộng hòa Séc suốt 16 tháng qua cho thấy một đa số thường xuyên (đôi khi đạt tới mức 75%) phản đối việc đặt bất cứ thành phần nào của chương trình phòng thủ tên lửa Hoa Kỳ trên lãnh thổ của họ [44]. Nhưng chính quyền Séc đã nhanh chóng chấp nhận, và thủ tướng Mirek Topolanek phản đối mọi lời kêu gọi trưng cầu dân ý về vấn đề này; theo lời của nhà phân tích Philip Coyle, “quan chức chính quyền Séc thậm chí đã nói rằng quyết định đặt các radar là quá quan trọng để đưa ra cho người bỏ phiếu”. [45] Kịch bản tương tự đã diễn ra ở Ba Lan với đa số người Ba Lan nhất quán phản đối sự tham gia của quốc gia vào chương trình phòng thủ tên lửa Hoa Kỳ, còn thủ tướng Donald Tusk cũng đã từ chối đưa ra trưng cầu dân ý về vấn đề này. “Sự thật nghiệt ngã”, Tusk giải thích, “sẽ không có các quyết định mang tính quân sự được chấp nhận bằng phổ thông đầu phiếu”. [46] Công chúng ở những nước lớn nhất châu Âu cũng phản đối chương trình phòng thủ tên lửa của Hoa Kỳ, với số nhiều ở Anh (44%) và Ý (49%), đa số rõ ràng ở Pháp (58%), Tây Ban Nha (61%), Đức (71%). [47] Trong mỗi trường hợp, lãnh đạo của các thành viên NATO ủng hộ chương trình – có thể nói là chống lại ý kiến của công chúng nước họ. Tương tự ở Canada, cuộc khảo sát ý kiến công chúng mới đây nhất cho thấy 59% không đồng ý với quyết định của Nghị viện mở gia hạn nhiệm vụ của họ tại Afghanistan thêm 3 năm. Khoảng 70-80% người Ba Lan phản đối chính quyền tham gia vào cuộc chiến của NATO ở Afghanistan; Tusk cũng phản đối mạnh mẽ sự can dự trước khi ông ta được bầu, nhưng đã chuyển sang ủng hộ khi đã chắc chắn thắng cử. Một cuộc khải sát ở Pháp cho thấy 68% phản đối quyết định của tổng thống Nicolas Sarkozy gửi thêm nhiều lính Pháp tới Afghanistan. [48]

Nói một cách ngắn gọn, sự củng cố các nguyên lý của Trật Tự Thế Giới Đế Quốc Mới dựa trên Hoa Kỳ và các đồng minh, đối tác cũng như tay sai của họ đang trở thành dân chủ giả tạo, tầng lớp tinh hoa cai trị tự do bất chấp công chúng của họ - kết quả là nhà nước thất bại. Điều này dựa trên sự bất công khủng khiếp và đang lớn dần lên một cách phổ biến, cả trong phạm vi một quốc gia cũng như giữa các quốc gia, tài phiệt hóa chính trị, xói mòn môi trường công cộng hợp hiến, người gác cửa cũng như dịch vụ vụ tuyên truyền của truyền thông ngày càng bị tập trung hóa, và công chúng do đó dễ dàng bị quản lý hơn bất chấp sự bất lợi của đám đông đang phải chịu đựng sự bất công và chính phủ ngày càng nguy hại hơn.

INWO không có vẻ là sẽ sớm biến mất bất cứ lúc nào, trừ khi nó tự tạo ra sự hủy diệt đối với bản thân. (Không có nghĩa là không thể, theo quỹ đạo của nó, khi “một ít thay đổi, và số đông nhận lấy sự tồi tệ”.) Nếu không, nó dường như sẽ không kết thúc cho tới khi phần lớn nhân loại ngưng lại để có thể quản lý, tổ chức tại nội địa cũng như quốc tế, và phản công.

Tài liệu tham khảo của tác giả:

[1] Elizabeth Becker, “Soviets Block U.N. Demand for Withdrawal From Cambodia,” Washington Post, January 16, 1979. Becker notes that “all nations but those from the Soviet Bloc agreed with the statement” made by the Australian Ambassador.

[2] See Ali al-Fadhily and Dahr Jamail, “Five Years On, Fallujah in Tatters,” Inter Press Service, April 14, 2008.

[3] See, e.g., “Abed Rabbo Street, East Jabaliya,” Narratives Under Siege (6), Palestinian Center for Human Rights, March 4, 2008; and Mohammed Omer, “What I saw in Jabaliya,” New Statesman, March 6, 2008.

[4] See House Resolution 951 (“Condemning the ongoing Palestinian rocket attacks on Israeli civilians”), March 5, 2008. And for a member-by-member breakdown of the roll call vote, see House Roll Call #93, March 5, 2008. The lone Representative to vote against HR 951 was the Texas Republican and former presidential candidate Ron Paul.

[5] According to the New York Times, “During the first 17 months of the first intifada [1987-],...roughly one Israeli died for every 25 Palestinians killed.” (James Bennet, “Mideast Balance Sheet,” March 12, 2002.) Data provided by B’Tselem shows that from the start of the second intifada on September 29, 2000 through March 31, 2008, the ratio of Palestinians killed by Israelis to Israelis killed by Palestinians is 4.6 - 1, while the same ratio spiked up to 21 - 1 during the recent four-month period between Dec. 1, 2007 and March 31, 2008. (See “Fatalities,” B’Tselem, Sept. 29, 2000 - March 31, 2008, basing our calculation on the first four categories of data represented there.) According to Hamas’ Mahmoud al-Zahar, “in 2007 alone the ratio of Palestinians to Israelis killed was 40 to 1....” (“No Peace Without Hamas,” Washington Post, April 17, 2008.) We believe that the very high level of Israeli military violence against the Gaza Palestinians since the staging of the “peace” conference at the U.S. Naval Academy in Annapolis, Maryland (Nov. 26-30, 2007), including large-scale attacks that appear to have been timed to coincide with the April 16-17 meetings in Cairo between former President Jimmy Carter and representatives of Hamas, shows the real meaning of Annapolis much better than the rhetoric that filled the air in late November.

[6] As York University Professor of International Law Michael Mandel argues convincingly:

Although “there is indeed a moral and legal difference between meaning to kill someone and killing someone accidentally,” we “can’t possibly judge the morality of collateral damage while leaving out the question of the war itself....It is the immorality and illegality of a war that makes collateral damage a crime. The real alternatives are to make war only when it is necessary and moral and legal, and not to make it when it is not. Then, if you take as much care as possible to avoid injury to non-combatants, nobody will have the right to criticize you when they are harmed, because their harm will be the responsibility of those who started the war...” (emphasis added). See How America Gets Away With Murder: Illegal Wars, Collateral Damage and Crimes Against Humanity (Ann Arbor, MI: Pluto Press, 2004), esp. “Collateral Damage,” pp. 46-56; here p. 49.

[7] Population flows in Kosovo prior to and during NATO’s 1999 bombing war correlated, not with a plan of ethnic cleansing and forced expulsion, but with strategic military factors, including the intensity of fighting, the operational presence of the KLA in the various theaters of combat, and the relative density of the national groups living in the areas being contested. Across Kosovo’s 29 municipalities, ethnic Albanians did not flee the territory uniformly. Nor were they alone—members of all ethnic groups fled areas where fighting took place. Municipalities in different parts of Kosovo where the KLA’s presence was thin saw relatively little fighting and therefore little refugee flow. This was particularly true prior to the start of NATO’s bombing war on March 24, 1999. See the report published by the OSCE, Kosovo/Kosova: As Seen, As Told. The human rights findings of the OSCE Kosovo Verification Mission October 1998 to June 1999, esp. Part III, Ch. 14, “Forced Expulsion,” pp. 146-162; and Part V, “The Municipalities,” pp. 226-585.

Also see the treatment of this matter in Noam Chomsky, A New Generation Draws the Line: Kosovo, East Timor and the Standards of the West (Verso, 2000), p. 114 ff. Chomsky summarized the work of former New York Times reporter David Binder, who “notes ‘a curiosity’ documented in the OSCE report: 46 percent of the Albanians left Kosovo during the bombing, along with 60 percent of the Serbians and Montenegrins. Thus, ‘proportionately more Serbs were displaced during the bombing, and they did not return to Kosovo’“ (p. 114).

Last, see the testimony of late British journalist Eve-Ann Prentice during the Defense’s phase of the trial of Slobodan Milosevic. Asked her opinion about the reasons why so many Kosovo Albanians fled the province during NATO’s bombing war, Prentice said, variously, “we were told many times that...ordinary civilian ethnic Albanians...had been told it was their patriotic duty to leave because the world was watching...and that anybody who failed to join this exodus was somehow not supporting the -- the Albanian cause....[T]hey had been told by KLA leaders that their patriotic duty was to join the exodus, was to leave Kosovo, to be seen to be leaving Kosovo.” (Testimony of Eve-Ann Prentice, Prosecutor v. Slobodan Milosevic (IT-02-54), February 3, 2006, pp. 47908 - 47909.)

[8] “Balkan Ghosts,” Editorial, New Republic, March 12, 2008.

[9] Achim Steiner et al., Sudan: Post-Conflict Environmental Assessment, UN Environment Program, 2007, esp. Ch. 3, Ch. 4, Ch. 5, and Ch. 15; here p. 329. This important report continues: “Although not a novel finding to those working in this field in Darfur, it is not commonly understood outside the region. Yet it has major implications for the prospects for peace, recovery and rural development in Darfur and the Sahel. Indeed, the situation in Darfur is uniquely difficult, but many of the same underlying factors exist in other parts of Sudan and in other countries of the Sahel belt. Darfur accordingly holds grim lessons for other countries at risk, and highlights the imperative for change towards a more sustainable approach to rural development” (p. 329). In published comments on the UN Environment Program’s findings, UN Secretary-General Ban Ki-moon noted that, “Almost invariably, we discuss Darfur in a convenient military and political shorthand—an ethnic conflict pitting Arab militias against black rebels and farmers.

Look to its roots, though, and you discover a more complex dynamic. Amid the diverse social and political causes, the Darfur conflict began as an ecological crisis, arising at least in part from climate change....It is no accident that the violence in Darfur erupted during the drought.” (“A Climate Culprit In Darfur,” Washington Post, June 16, 2007; also Julian Borger, “Darfur conflict heralds era of wars triggered by climate change, UN report warns,” The Guardian, June 23, 2007.) The contrast between these “underlying factors” and the Western chorus of denunciation of Khartoum for perpetrating “genocide” there could not be more stark. Also see David M. Cacarious Jr. et al., National Security and the Threat of Climate Change, CNA Corporation, April, 2007. This “blue-ribbon panel of retired admirals and generals” notes that “[s]truggles that appear to be tribal, sectarian, or nationalist in nature are often triggered by reduced water supplies or reductions in agricultural productivity.” It adds that the “situation in Darfur...had land resources at its root....Probably more than any other recent conflict, Darfur provides a case study of how existing marginal situations can be exacerbated beyond the tipping point by climate-related factors” (pp. 15-20).

Last, see the very important analysis by Mahmood Mamdani, “The Politics of Naming,” London Review of Books, March 8, 2007.

[10] See Jeff Halper et al., “18,000 Homes Destroyed by Israel since 1967,” Israeli Committee Against House Demolitions.

[11] John Dugard, Report of the Special Rapporteur of the Commission on Human Rights on the situation of human rights in the Palestinian territories occupied by Israel since 1967 (A/60/271), August 18, 2005, esp. the Summary and para. 51-57.

[12] See Gideon Levy, “With friends like these,” Haaretz , March 23, 2008.

[13] See, e.g., C.M. Woodhouse, New Ed., The Struggle for Greece 1941- 1949 (Chicago: Ivan R. Dee, 2003); Mark J. Gasiorowski and Malcolm Byrne, Eds., Mohammad Mosaddeq and the 1953 Coup in Iran (Syracuse: Syracuse University Press, 2004); and Stephen M. Streeter, Managing the Counterrevolution: The United States and Guatemala, 1954-1961 (Athens, OH: Ohio University Press, 2001).

[14] Michael McClintock, Instruments of Statecraft: U.S. Guerrilla Warfare, Counter-insurgency, and Counter-terrorism, 1940 - 1990 (New York: Pantheon Books, 1992), pp. 11-17. McClintock cites a New York Times article from December 7, 1947, about the ubiquity of the “enemy” (i.e., the Greek population), which bore the revealing title: “The Front in Greece is Everywhere” (n. 44, p. 466).

[15] David H. Petraeus and James N. Matthis, Counterinsurgency (U.S. Department of the Army, 2006), esp. Ch. 1, “Insurgency and Counterinsurgency,” pp. 1-21 - 1-24, where the terminological reorientation from the “Cold War” and counterinsurgency as countering “communism,” to the “War on Terror” and counterinsurgency as countering “terrorism,” is quite explicit.

[16] Edward S. Herman, The Real Terror Network: Terrorism in Fact and Propaganda (Boston: South End Press, 1982). See esp. “The U.S. Natural Right To Subvert,” pp. 132 - 137; and Table 3-5, “Forms of Subversion Engaged in by the United States in Eight Countries in Latin America and the Caribbean, 1950 - 1980,” p. 134.

[17] On possible U.S. Government sponsorship of terrorism-by-proxy inside Iran, see Borzou Daragahi, “Iran says U.S. aids rebels at its borders,” Los Angeles Times, April 15, 2008. And on the sudden prominence of protests around Tibet, see Michel Chossudovsky, “China and America: The Tibet Human Rights PsyOp,” Centre for Research on Globalization, April 13, 2008.

[18] See The Gaza Strip: A Humanitarian Implosion (March, 2008), a collaborative assessment by the U.K.-based Oxfam, Christian Aid, and six other organizations. Also see The Gaza Strip -- One Big Prison, B’Tselem, May, 2007.

[19] John Dugard, Report of the Special Rapporteur on the Situation of Human Rights in the Palestinian Territories Occupied Since 1967 (A/HRC/2/5), September 5, 2006, para. 70.

[20] “Barghouthi: Israeli violations and assaults increased since Annapolis,” Palestinian Information Center, April 5, 2008.—Here we see the irrelevance of the February 27 Qassam rocket strikes on Sderot that killed Roni Yichia to Israel’s overall policy objectives on the West Bank as well as the Gaza. On the West Bank, what Israel seeks is the completion of the separation wall and the expansion of Jewish settlements; how far the settlements will expand, and by how many in number, remain the only unanswered questions. Clearly, it is not the Qassam rocket strikes on southern Israel in late February that explain the increase in violent and repressive activity on the West Bank since the Annapolis conference was held in the final week of November. Also see David Rose, “The Gaza Bombshell,” Vanity Fair, April, 2008.

[21] John Dugard, Human Rights Situation in Palestine (A/HRC/7/17), UN Human Rights Council, January 21, 2008, para. 4.

[22] UN Security Council Resolution 1701 (S/RES/1701), August 11, 2006; “Security Council votes unanimously for an end to hostilities in the Middle East,” UN News Center, August 11, 2006.

[23] See General David H. Petraeus, “Report to Congress on the Situation in Iraq,” September 10-11, 2007.,” April 8-9, 2008, p. 2. (Also see the accompanying charts.). For an earlier example of the “Petraeus Doctrine” and its redefinition of counterinsurgency as “counter-terrorism,” see the General’s “Report to Congress on the Situation in Iraq.

[24] “Secretary-General’s statement to the Security Council on the situation in the Middle East,” March 1, 2008

[25] “Security Council, Secretary-General, alarmed by deadly violence in Middle East,” UN News Center, March 2, 2008.

[26] See Article IV.1, Treaty on the Non-Proliferation of Nuclear Weapons, March 5, 1970 (as posted to the website of the IAEA).

[27] See, e.g., Edward S. Herman and David Peterson, “The U.S. Aggression Process and Its Collaborators: From Guatemala (1950-1954) to Iran (2002-),” Electric Politics, November 26, 2007; and Siddharth Varadarajan, “The UN is escalating the Iran nuclear crisis,” The Hindu, March 5, 2008.

[28] See Avner Cohen, Ed., “Israel Crosses the Threshold,” National Security Archive Electronic Briefing Book No. 189, April 28, 2006.

[29] See Article VI, Treaty on the Non-Proliferation of Nuclear Weapons.

[30] “Statement attributable to the Spokesperson for the Secretary-General on today’s attack in Jerusalem,” March 6, 2008; “President Bush Condemns Terrorist Attack in Israel,” White House Office of the Press Secretary, March 6, 2008.

[31] Helene Cooper, “Gaza Pitfalls in Every Path,” New York Times, March 3, 2008.

[32] Madeleine Albright to Lesley Stahl, “Punishing Saddam,” 60 Minutes, CBS TV, May 12, 1996. Their exchange went exactly as follows: Stahl: “We have heard that a half a million children have died. I mean, that’s more children than died when--wh--in--in Hiroshima. And--and, you know, is the price worth it?” Albright: “I think this is a very hard choice, but the price--we think the price is worth it.”

[33] See John Ellis, The Social History of the Machine Gun (Baltimore: Johns Hopkins University Press, 1986).

[34] For brief discussions these designer crises, see Roger Howard, “Where anti Arab prejudice and oil make the difference Gideon Levy, “Palestinians versus Tibetans--a double standard,” Haaretz”How come Zimbabwe and Tibet get all the attention?” The Guardian, April 17, 2008. , April 13, 2008; and Seumas Milne,,” The Guardian, May 16, 2007; Dan Glaister, “Not on our watch -- how Hollywood made America care about Darfur,” The Guardian, May 19, 2007;

[35] “Where Things Stand Milestone,” World News with Charles Gibson, ABC TV News, March 19, 2008. The topics under discussion were the U.S. war in Iraq, and American public opinion. The exchange between ABC News correspondent Martha Raddatz and Vice President Dick Cheney went exactly as follows:

Raddatz: “Let me go back to the Americans. Two-thirds of Americans say it’s not worth fighting. And they’re looking at the value gain versus the cost in American lives, certainly and Iraqi lives.” Cheney: “So?” Raddatz: “So? You’re not - you don’t you care what the American people think?” Cheney: “No, I think you cannot be blown off course by the fluctuations in the public opinion polls.”

[36] Steven Kull et al., American Public Says Government Leaders Should Pay Attention To Polls, World Public Opinion.org - Program on International Policy Attitudes, March 21, 2008.

[37] See David Peterson, “Worthy vs. Unworthy Opinion Surveys,” Z.Com, March 28, 2008.

[38] Marshall M. Bouton et al., American Public Opinion and Foreign Policy, Chicago Council on Foreign Relations - Program on International Policy Attitudes, 2002. Based on interviews conducted between June 1 and June 30, 2002, this careful study reported: “When asked in general terms, a strong majority of 75% favor using U.S. troops to overthrow Saddam Hussein’s government, with only 21% opposed. But in responses on another question that differentiates among alternative approaches, it becomes clear that multilateralism is essential to this support. Only 20% say the United States should invade Iraq ‘even if we have to go it alone’. Fully 65% say the United States should only invade Iraq ‘with UN approval and the support of its allies’, while 13% say that the United States should not invade Iraq in any case” (p. 27). Also see Figure 3 - 10, “Attitudes on Using Force in Iraq” (p. 27). Although conducted nine months prior to the March 2003 war, and at the start rather than the finish of a prolonged propaganda campaign that witnessed perhaps the most well-organized and sustained series of lies around a single topic in U.S. history, here we note the crucial difference that giving people an alternative can make to how they respond.

[39] See America’s Image Further Erodes, Pew Global Attitudes Project, March 18, 2003. Based on surveys in nine different countries. In only one country did a majority express support for the looming war: The United States (59%). In the other eight countries, the majorities expressing opposition were: Britain (51%), France (75%), Germany (69%), Italy (81%), Poland (73%), Russia (87%), Spain (81%), Turkey (86%).

[40] See, e.g., Economic Pessimism Grows, Gas Prices Pinch, Pew Center for the People and the Press, September 15, 2005, which reported the “most notable shift in public opinion about the situation in Iraq over the summer is increasing support for the idea of setting a timetable for troop withdrawal, from 49% in July to 57% today.” We believe a strong argument can be made that a majority of the U.S. public concluded early on that a prompt and complete U.S. withdrawal from Iraq would be the best course for their government to take. This can be seen in responses to questions that asked whether they believed the war had made the United States more safe or less safe, whether they believed launching the war was the right decision or the wrong decision, and the like. The U.S. government’s lies about the threat posed by Iraq’s weapons of mass destruction programs and Iraq’s ties to Al Qaeda and the events of 9/11 may have sunk their roots deeply into the captive American mind. But this is a much different matter than what Americans at the same time believed that their government should do about it.

[41] See Steven Kull et al., World Publics Reject U.S. Role as the World Leader, Chicago Council on Global Affairs - World Public Opinion.org, April 17, 2007, passim.

[42] See, e.g., Public Opinion in Iraq: First Poll Following Abu Ghraib Revelations, Coalition Provisional Authority, May 14-23, 2004. The CPA did everything it could to suppress the results of this early poll, and the results were barely reported in the United States. But they presented a “stark picture of anti American sentiment,” Associated Press reported, with “more than half of Iraqis” expressing the belief that “they would be safer if U.S. troops simply left.” (John Solomon, “U.S. poll of Iraqis finds widespread anger at prison abuse, worry about safety,” June 15, 2004.)

[43] See Steven Kull et al., American and Russian Publics Strongly Support Steps to Reduce and Eliminate Nuclear Weapons, World Public Opinion.org - Program on International Policy Attitudes, November 9, 2007, pp. 16-18.

[44] “U.S. missile shield politicized, poll says,” Agence France Presse, February 27, 2008.

[45] Philip E. Coyle, “Missile Defense and the Czech Republic,” The Defense Monitor, March / April, 2008, p. 6.2.

[46] “Poland’s PM rules out referendum on U.S. missile shield,” Poland Business Newswire, February 27, 2008.

[47] See John C. Freed, “Poll finds a broad desire to cooperate with Russia,” International Herald Tribune, March 28, 2008. Also see “Adherence to an American Anti-Missile Defence Project in Eastern Europe,” Harris Interactive Poll, p. 6.

[48] John W. Warnock, “Democracy and the Politics of War,” April 6, 2008 (as posted to the Act-Up-Saskatchewan website).

Thursday, August 28, 2014

Đoạn ghi âm làm sáng tỏ vụ giết hại Micheal Brown ở thành phố Ferguson

Xin giới thiệu với bạn đọc blog bản dịch bài viết "Audio recording sheds light on the murder of Michael Brown" của tác giả Niles Williamson, bình luận về vụ giết hại thanh niên da màu Michael Brown ở thành phố Ferguson, vụ việc đã dẫn đến bạo loạn ở thành phố này suốt thời gian vừa qua.

CNN công bố một đoạn ghi âm vào thứ hai cho thấy viên sĩ quan cảnh sát Darren Wilson tạm ngừng giữa hai loạt súng khi giết hại chàng thanh niên 18 tuổi Michael Brown ở Ferguson, Missouri vào ngày 9 tháng 8.

Âm thanh về vụ nổ súng được một cư dân Ferguson vô tình ghi âm lại khi ông ta chat video trong căn hộ của mình gần nơi diễn ra vụ nổ súng.

Đoạn ghi âm cho thấy rằng Brown bị quan cảnh sát Darren Wilson bắn ít nhất mười phát súng. Ít nhất có sáu phát súng được nghe thấy liên tiếp rất nhanh, tiếp theo là một khoảng tạm ngừng ngắn, và sau đó là bốn phát súng nữa.

“Tôi đã rất lo lắng về khoảng tạm ngưng… không phải vì số phát súng, mà là vì cách mà họ bắn. Có sự phù hợp rõ ràng với cách mà vụ đó kết thúc”, luật sư của nạn nhân Lopa Blumenthal nói trên CNN. 

Một khám nghiệm độc lập thi thể của Brown do chuyên gia pháp y đã nghỉ hưu của New York, bác sĩ Michael Baden và nhà nghiên cứu bệnh học của tòa án Shawn Parcells vào ngày 17 tháng 8 xác nhận rằng Brown đã bị bắn ít nhất sáu phát.

Bốn viên đạn mà Darren Wilson bắn ra đã găm vào tay phải và vai của Brown, còn hai viên khác găm vào đầu. Một viên đạn gây ra vết thương trên cẳng tay cho thấy Brown đã bị bắn khi bỏ chạy khỏi cảnh sát hoặc giơ tay lên đầu trong tư thế “đừng bắn”, như nhân chứng đã xác nhận.

Bác sĩ Baden nói rằng chỉ có viên đạn cuối cùng, được bắn thẳng vào đỉnh đầu Brown, là “tử thương”. Cần biết là Brown cao 1m96, viên đạn gây ra thương tích trên đỉnh đầu cho thấy Brown bị Wilson bắn phát kết liễu khi đã cúi xuống hoặc đang quỳ gối, theo kiểu xử tử.

Một hội thẩm đoàn đã được triệu tập để xem xét các bằng chứng của vụ án và quyết định xem có đưa ra cáo trạng chống lại Wilson hay không. Dự định sẽ kéo dài ít nhất hai tháng để mười hai hội thẩm có thể đưa ra quyết định về cáo trạng. Nếu hội thẩm đoàn quyết định rằng bằng chứng đã được đưa ra chứng minh một vụ án hình sự thì ủy viên công tố liên bang có thể đưa ra cáo trạng giết người, ngộ sát, hay một tội tấn công nhẹ hơn đối với Wilson. 

Thống đốc Dân Chủ Missouri Jay Nixon hoài nghi về khả năng đưa ra cáo trạng đối với Wilson trong cuộc phỏng vấn với CNN vào ngày chủ nhật. “Mọi thứ đều có thể xảy ra”, ông ta trả lời khi được hỏi về phạm vi các kết quả có thể xảy ra, bao gồm cả khả năng không có cáo trạng nào được đưa ra.

Nixon cũng bảo vệ ủy viên công tố Robert McCulloch, người đã thất bại trọng việc thuyết phục hội thẩm đoàn đưa ra cáo trạng đối với hai sĩ quan đã giết chết hai người Mỹ gốc Phi không có vũ khí khi hoạt động bí mật trong vụ án nổi tiếng “Jack in the Box” mười bốn năm trước đây. “Ông ấy đã được mọi người bầu chọn. Và anh biết đấy, anh không muốn có định kiến về điều đó”, Nixon nói.

“Tôi không nghĩ là ông ta thuyết phục được”, luật sư Chris Chestnut nói, luật sư của gia đình Jonathan Ferrell, một người đàn ông da màu không vũ khí bị một sĩ quan cảnh sát da trắng giết chết vào năm ngoái ở Bắc Carolina.

“Hội thẩm đoàn được giao – hay hạn chế - các bằng chứng được đưa ra, và tôi không hài lòng khi họ đưa tất cả các bằng chứng ra trước hội thẩm đoàn”.

Bộ Tư Pháp cũng đã bắt đầu điều tra quyền công dân liên bang đối với vụ giết hại Brown. Để đạt được cáo trạng liên bang thì chính quyền phải chứng minh rằng Wilson hành động với sự thù địch mang tính chủng tộc chống lại Brown, dựa vào đó để tước quyền công dân của Wilson.

Đó là khả năng nhỏ nhoi còn lại về cáo trạng liên bang và phiên tòa liên quan tới việc xâm phạm quyền công dân của Michael Brown. Nhưng theo tổ chức Transactional Records Access Clearinghouse tại trường đại học Syracuse thì hơn ba phần tư các đề xuất về xâm phạm quyền công dân liên bang kết thúc mà không có hoạt động xét xử nào vào năm ngoái.

Saturday, August 23, 2014

Lại chủ nghĩa khủng bố

Một người đến Ủy Ban An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ trình báo về việc con vẹt của ông ta đã xổng chuồng bay mất. Nhân viên an ninh nhìn ông ta chăm chú và hỏi: Con vẹt thì có liên quan gì cơ chứ? Đây đâu phải là văn phòng quản lý đồ thất lạc?

Người kia nói: Thưa ngài, tôi chỉ muốn báo với ngài là tôi không dạy hay chia sẻ bất cứ thứ gì liên quan đến chủ nghĩa khủng bố cho con vẹt đó.

(Chuyện bịa, chỉ để giải trí)

Friday, August 22, 2014

Vẹt và nhân quyền

Hạ viện Mỹ tổ chức một buổi điều trần về tình hình nhân quyền ở Việt Nam nhưng không có người Việt Nam nào tới dự. Một nghị sĩ bèn đem một con vẹt biết nói từng sống ở Việt Nam đến cuộc họp.

Một nghị sĩ hỏi con vẹt: Ở Việt Nam không có nhân quyền, đúng không?

Con vẹt gật gù: Đúng vậy!

Một nghị sĩ khác hỏi: Chính quyền Việt Nam xâm phạm nghiêm trọng các quyền tự do cá nhân, đúng không?

Con vẹt trả lời: Đúng vậy!

Bất chợt có một ai đó kêu lên: Nghe một con vẹt điều trần ư? Các ngài có phải là những kẻ đần độn không vậy?

Con vẹt lại nói: Đúng vậy!

(Chuyện bịa, chỉ để giải trí)

Wednesday, August 20, 2014

Tại sao truyền thông và chính quyền Obama lại im lặng về vụ máy bay MH17?

Vụ máy bay chở khách số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia bị bắn hạ trên bầu trời Ukraina một tháng trước đây đã gây ra sự ồn ào trên truyền thông khắp thế giới. Hoa Kỳ và Phương Tây đã liên tục cáo buộc Nga mà không đưa ra bất cứ bằng chứng nào, nhưng rồi đột nhiên họ im lặng. Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch bài viết "Why have the media and Obama administration gone silent on MH17?" của tác giả Niels Williamson để biết thêm chi tiết.

Sự im lặng ồn ào của truyền thông và chính quyền Hoa Kỳ về việc điều tra vụ rơi máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia một tháng trước đây đang bốc mùi khỏi cái vung che đậy.

Hàng ngày hàng giờ ngay sau khi máy bay rơi, mặc dù không có bất cứ mảnh nhỏ bằng chứng nào, quan chức Hoa Kỳ cáo buộc máy bay chở khách bị bắn hạ bằng tên lửa đất đối không SA-11 từ khu vực do những người ly khai thân Nga kiểm soát ở miền đông Ukraina. Họ đã tiến hành một chiến dịch chính trị để đạt được các biện pháp trừng phạt kinh tế khắc nghiệt đối với Nga và củng cố vị thế quân sự của NATO ở Đông Âu.

Đánh hơi được vụ việc, những con chó dữ của CIA trong truyền thông Hoa Kỳ và Châu Âu cáo buộc tổng thống Nga Vladimir Putin về vụ máy bay rơi. Trang bìa ấn bản ngày 28 tháng 7 của tạp chí Đức Der Spiegel đăng bức ảnh các nạn nhân trong vụ MH17 ở xung quanh dòng chữ tô đậm mầu đỏ “Chặn Putin ngay!”. Bài xã luận ngày 26 tháng 7 của tờ Economist tuyên bố Putin là tác giả của vụ phá hủy MH17, trong khi tạp chí đăng một cách ghê tởm khuôn mặt của Putin với mạng nhện lên trang bìa, để thể hiện “mạng lưới dối trá” của Putin.

Bất cứ ai so sánh sự bôi nhọ Putin của truyền thông với hành xử của truyền thông trong trường hợp Saddam Hussein hay Muammar Gaddafi thì đều có thể kết luận là Washington đang tiến hành một chiến dịch thay đổi chính quyền ở Nga giống như những gì đã diễn ra ở Lybia và Iraq – lần này đã thúc đẩy một cách khinh suất Hoa Kỳ vào cuộc chiến với một quốc gia có vũ khí hạt nhân, đó là Nga.

Mặc dù định biến vụ máy bay rơi thành một biến cố gây chiến đối với Nga nhưng truyền thông Hoa Kỳ đột ngột bỏ rơi hoàn toàn sự kiện. Tờ New York Times đã không đăng một từ nào về vụ MH17 kể từ ngày 7 tháng 8.

Không có bất cứ giải thích đơn giản nào về sự biến mất đột ngột của MH17 khỏi truyền thông và tiêu điểm chính trị. Hộp đen của máy bay do Anh giữ để điều tra trong nhiều tuần, các vệ tinh do thám của Hoa Kỳ và Nga cũng như radar quân sự đã quét cấp tốc khu vực miền đông Ukraina vào thời điểm máy bay rơi. Tuyên bố rằng Washington không có thông tin về tình hình vụ máy bay rơi và các lực lượng có can dự là không đáng tin.

Nếu bằng chứng trong tay Washington chỉ chứng minh tội lỗi của Nga và lực lượng thân Nga, nó sẽ được công bố để đáp ứng sự điên cuồng chống Nga của truyền thông. Nếu như nó không được công bố thì bởi vì bằng chứng cho thấy sự can dự của chính quyền Ukraina ở Kiev và những người ủng hộ họ ở Washington và các thủ đô của châu Âu.

Ngay từ đầu, chính quyền Obama đã không đưa ra được bất cứ bằng chứng nào chứng minh cho lời buộc tội đầy kích động rằng Putin phải chịu trách nhiệm về vụ rơi máy bay MH17. Trong buổi họp báo ngắn vào ngày 18 tháng 7 sau khi máy bay rơi, tổng thống Obama tuyên bố rằng vẫn còn “quá sớm đối với chúng ta để có thể phỏng đoán về ý đồ của những người đã bắn tên lửa đất đối không”. 

Trong khi nhẫn tâm khai thác vụ máy bay rơi để gia tăng sức ép và đe dọa Nga, Obama cảnh báo rằng “dường như có sự thông tin lệch lạc” trong việc tường thuật về vụ máy bay rơi. Thừa nhận một cách nửa đùa nửa thật rằng ông ta không có bằng chứng chứng minh cho cáo buộc của mình, ông ta nói: “Theo nghĩa xác định xem cá nhân hay nhóm cá nhân hay nhân vật nào đã ra lệnh tấn công, cũng như điều đó đã diễn ra như thế nào, theo tôi nghĩ sẽ là đối tượng cho những thông tin bổ sung mà chúng ta sẽ thu thập”.

Trong sự kiện, thông tin lệch lạc về vụ MH17 xuất phát từ chính bản thân chính quyền Obama. Ngoại trưởng John Kerry phát biểu trước truyền thông vào ngày 20 tháng 7, lập luận rằng những người ly khai thân Nga và chính quyền Nga phải chịu trách nhiệm về vụ bắn hạ.

Bằng chứng duy nhất mà ông ta trình bày là một ít không rõ nguồn gốc các “dữ liệu truyền thông xã hội” được đưa lên mạng Internet. Ông ta trưng ra một đoạn ghi âm không rõ nguồn gốc cho thấy những người ly khai đang nói về máy bay rơi, được cơ quan tình báo Ukaraina (SBU) vốn hợp tác chặt chẽ với CIA biên tập và công bố; một đoạn video YouTube cho thấy một chiếc xe tải chở một thiết bị quân sự không rõ danh tính suốt một đoạn đường; và một tuyên bố trên mạng xã hội đã bị rút lại rằng trách nhiệm về vụ bắn hạ máy bay thuộc về thủ lĩnh của phe ly khai Igor Strelkov.

Rất nhanh chóng, câu chuyện của chính quyền Hoa Kỳ về vụ MH17 sụp đổ. Tại buổi họp báo vào ngày 21 tháng 7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao và cựu chuyên gia phân tích CIA ở Trung Đông Marie Harf tuyên bố rằng kết luận của chính quyền Obama về vụ máy bay rơi “dựa trên các thông tin công khai mà hoàn toàn là theo nhận thức thông thường”. Khi được các phóng viên yêu cầu đưa ra bằng chứng, bà ta thừa nhận là không thể: “Tôi biết điều đó gây nản lòng. Hãy tin tôi, chúng tôi cố gắng làm hết mức có thể. Và vì một số lý do, đôi khi chúng tôi không thể”. 

Sau một tháng, Washington đã thất bại trong việc cung cấp các bằng chứng cho lời cáo buộc đối với Putin, rõ ràng là cuộc tấn công chính trị của các chính quyền NATO và sự điên cuồng của truyền thông chống Putin dựa trên sự dối trá.

Nếu những người ly khai thân Nga đã bắn tên lửa đất đối không, như chính quyền Hoa Kỳ tuyên bố, năng lực của Không Quân sẽ bị hoài nghi. Các vệ tinh trong Chương Trình Hỗ Trợ Phòng Không của Hoa Kỳ với cảm biến hồng ngoại để phát hiện tên lửa bắn đi từ bất cứ đâu trên hành tinh, và radar của Hoa Kỳ đặt tại châu Âu sẽ theo dõi tên lửa khi nó được phóng lên bầu trời. Dữ liệu vệ tinh và radar đã không được công bố, bởi vì mọi điều mà chúng cho thấy đều không phù hợp với câu chuyện do chính quyền Hoa Kỳ và truyền thông dựng lên. 

Trái lại tiếng vọng của bằng chứng cho thấy vai trò của chính quyền được Hoa Kỳ hậu thuẫn ở Kiev trong vụ bắn hạ máy bay MH17. Ngay sau khi Kerry đưa ra cáo buộc, quân đội Nga công bố dữ liệu radar và vệ tinh cho thấy một máy bay chiến đấu SU-25 của Ukraina ở rất gần và tiến tới MH17 khi nó bị bắn hạ. Khẳng định này không được làm rõ, chỉ đơn giản là bị chính quyền Hoa Kỳ bác bỏ.

Người tiết lộ bí mật của NSA William Binney và các điệp viên tình báo đã nghỉ hưu của Hoa Kỳ phát hành một tuyên bố và cuối tháng 7 đề cập sự hoài nghi về bằng dữ liệu truyền thông xã hội của John Kerry, và yêu cầu công bố các bức ảnh vệ tinh về vụ phóng tên lửa. Họ bổ sung thêm, “Chúng tôi được biết một cách không trực tiếp từ một số các bạn đồng cấp cũ là những gì Kerry đưa ra không phù hợp với tình báo thực tế”.

Vào ngày 9 tháng 8, tờ New Straits Times của Malaysia đăng một bài báo buộc tội chính quyền Kiev đã bắn hạ MH17. Bài báo tuyên bố rằng bằng chứng từ hiện trường cho thấy máy bay bị bắn hạ bởi chiến đấu cơ phản lực của Ukraina bằng tên lửa và tiếp theo là súng máy hạng nặng.

Trong khi còn quá sớm để kết luận MH17 đã bị bắn hạ ra sao, ưu thế về bằng chứng cho thấy trách nhiệm của chính quyền Ukraina, và sau họ là chính quyền Hoa Kỳ cũng như châu Âu. Họ tạo ra các điều kiện cho vụ phá hủy MH17, ủng hộ cuộc đảo chính do phát xít cầm đầu ở Kiev vào tháng hai, cuộc đảo chính đã đưa chính quyền thân phương Tây hiện nay lên nắm quyền. Truyền thông phương Tây ủng hộ cuộc chiến của chính quyền Kiev để đàn áp phe đối lập ở miền đông, biến khu vực thành vùng chiến sự và tại đó máy bay MH17 bị bắn hạ.

Sau vụ sát hại 298 hành khách trên máy bay MH17, trong đó họ đóng một vai trò quan trọng nếu không phải là một vai trò vẫn chưa được giải thích, chính quyền phương Tây và các điệp viên tình báo đã sử dụng thảm kịch cho một âm mưu khinh suất và hung hãn mở rộng đe dọa chiến tranh chống chính quyền Putin. Im lặng là đồng lõa, và sự im lặng của truyền thông phương Tây trước sự can dự của chính quyền Kiev trong vụ MH17 chứng minh rằng tội lỗi không chỉ thuộc về người điều hành chính sách đối ngoại mà còn cả sự quỵ lụy của truyền thông và toàn bộ giai cấp thống trị.