Saturday, August 23, 2014

Lại chủ nghĩa khủng bố

Một người đến Ủy Ban An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ trình báo về việc con vẹt của ông ta đã xổng chuồng bay mất. Nhân viên an ninh nhìn ông ta chăm chú và hỏi: Con vẹt thì có liên quan gì cơ chứ? Đây đâu phải là văn phòng quản lý đồ thất lạc?

Người kia nói: Thưa ngài, tôi chỉ muốn báo với ngài là tôi không dạy hay chia sẻ bất cứ thứ gì liên quan đến chủ nghĩa khủng bố cho con vẹt đó.

(Chuyện bịa, chỉ để giải trí)

Friday, August 22, 2014

Vẹt và nhân quyền

Hạ viện Mỹ tổ chức một buổi điều trần về tình hình nhân quyền ở Việt Nam nhưng không có người Việt Nam nào tới dự. Một nghị sĩ bèn đem một con vẹt biết nói từng sống ở Việt Nam đến cuộc họp.

Một nghị sĩ hỏi con vẹt: Ở Việt Nam không có nhân quyền, đúng không?

Con vẹt gật gù: Đúng vậy!

Một nghị sĩ khác hỏi: Chính quyền Việt Nam xâm phạm nghiêm trọng các quyền tự do cá nhân, đúng không?

Con vẹt trả lời: Đúng vậy!

Bất chợt có một ai đó kêu lên: Nghe một con vẹt điều trần ư? Các ngài có phải là những kẻ đần độn không vậy?

Con vẹt lại nói: Đúng vậy!

(Chuyện bịa, chỉ để giải trí)

Wednesday, August 20, 2014

Tại sao truyền thông và chính quyền Obama lại im lặng về vụ máy bay MH17?

Vụ máy bay chở khách số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia bị bắn hạ trên bầu trời Ukraina một tháng trước đây đã gây ra sự ồn ào trên truyền thông khắp thế giới. Hoa Kỳ và Phương Tây đã liên tục cáo buộc Nga mà không đưa ra bất cứ bằng chứng nào, nhưng rồi đột nhiên họ im lặng. Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch bài viết "Why have the media and Obama administration gone silent on MH17?" của tác giả Niels Williamson để biết thêm chi tiết.

Sự im lặng ồn ào của truyền thông và chính quyền Hoa Kỳ về việc điều tra vụ rơi máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia một tháng trước đây đang bốc mùi khỏi cái vung che đậy.

Hàng ngày hàng giờ ngay sau khi máy bay rơi, mặc dù không có bất cứ mảnh nhỏ bằng chứng nào, quan chức Hoa Kỳ cáo buộc máy bay chở khách bị bắn hạ bằng tên lửa đất đối không SA-11 từ khu vực do những người ly khai thân Nga kiểm soát ở miền đông Ukraina. Họ đã tiến hành một chiến dịch chính trị để đạt được các biện pháp trừng phạt kinh tế khắc nghiệt đối với Nga và củng cố vị thế quân sự của NATO ở Đông Âu.

Đánh hơi được vụ việc, những con chó dữ của CIA trong truyền thông Hoa Kỳ và Châu Âu cáo buộc tổng thống Nga Vladimir Putin về vụ máy bay rơi. Trang bìa ấn bản ngày 28 tháng 7 của tạp chí Đức Der Spiegel đăng bức ảnh các nạn nhân trong vụ MH17 ở xung quanh dòng chữ tô đậm mầu đỏ “Chặn Putin ngay!”. Bài xã luận ngày 26 tháng 7 của tờ Economist tuyên bố Putin là tác giả của vụ phá hủy MH17, trong khi tạp chí đăng một cách ghê tởm khuôn mặt của Putin với mạng nhện lên trang bìa, để thể hiện “mạng lưới dối trá” của Putin.

Bất cứ ai so sánh sự bôi nhọ Putin của truyền thông với hành xử của truyền thông trong trường hợp Saddam Hussein hay Muammar Gaddafi thì đều có thể kết luận là Washington đang tiến hành một chiến dịch thay đổi chính quyền ở Nga giống như những gì đã diễn ra ở Lybia và Iraq – lần này đã thúc đẩy một cách khinh suất Hoa Kỳ vào cuộc chiến với một quốc gia có vũ khí hạt nhân, đó là Nga.

Mặc dù định biến vụ máy bay rơi thành một biến cố gây chiến đối với Nga nhưng truyền thông Hoa Kỳ đột ngột bỏ rơi hoàn toàn sự kiện. Tờ New York Times đã không đăng một từ nào về vụ MH17 kể từ ngày 7 tháng 8.

Không có bất cứ giải thích đơn giản nào về sự biến mất đột ngột của MH17 khỏi truyền thông và tiêu điểm chính trị. Hộp đen của máy bay do Anh giữ để điều tra trong nhiều tuần, các vệ tinh do thám của Hoa Kỳ và Nga cũng như radar quân sự đã quét cấp tốc khu vực miền đông Ukraina vào thời điểm máy bay rơi. Tuyên bố rằng Washington không có thông tin về tình hình vụ máy bay rơi và các lực lượng có can dự là không đáng tin.

Nếu bằng chứng trong tay Washington chỉ chứng minh tội lỗi của Nga và lực lượng thân Nga, nó sẽ được công bố để đáp ứng sự điên cuồng chống Nga của truyền thông. Nếu như nó không được công bố thì bởi vì bằng chứng cho thấy sự can dự của chính quyền Ukraina ở Kiev và những người ủng hộ họ ở Washington và các thủ đô của châu Âu.

Ngay từ đầu, chính quyền Obama đã không đưa ra được bất cứ bằng chứng nào chứng minh cho lời buộc tội đầy kích động rằng Putin phải chịu trách nhiệm về vụ rơi máy bay MH17. Trong buổi họp báo ngắn vào ngày 18 tháng 7 sau khi máy bay rơi, tổng thống Obama tuyên bố rằng vẫn còn “quá sớm đối với chúng ta để có thể phỏng đoán về ý đồ của những người đã bắn tên lửa đất đối không”. 

Trong khi nhẫn tâm khai thác vụ máy bay rơi để gia tăng sức ép và đe dọa Nga, Obama cảnh báo rằng “dường như có sự thông tin lệch lạc” trong việc tường thuật về vụ máy bay rơi. Thừa nhận một cách nửa đùa nửa thật rằng ông ta không có bằng chứng chứng minh cho cáo buộc của mình, ông ta nói: “Theo nghĩa xác định xem cá nhân hay nhóm cá nhân hay nhân vật nào đã ra lệnh tấn công, cũng như điều đó đã diễn ra như thế nào, theo tôi nghĩ sẽ là đối tượng cho những thông tin bổ sung mà chúng ta sẽ thu thập”.

Trong sự kiện, thông tin lệch lạc về vụ MH17 xuất phát từ chính bản thân chính quyền Obama. Ngoại trưởng John Kerry phát biểu trước truyền thông vào ngày 20 tháng 7, lập luận rằng những người ly khai thân Nga và chính quyền Nga phải chịu trách nhiệm về vụ bắn hạ.

Bằng chứng duy nhất mà ông ta trình bày là một ít không rõ nguồn gốc các “dữ liệu truyền thông xã hội” được đưa lên mạng Internet. Ông ta trưng ra một đoạn ghi âm không rõ nguồn gốc cho thấy những người ly khai đang nói về máy bay rơi, được cơ quan tình báo Ukaraina (SBU) vốn hợp tác chặt chẽ với CIA biên tập và công bố; một đoạn video YouTube cho thấy một chiếc xe tải chở một thiết bị quân sự không rõ danh tính suốt một đoạn đường; và một tuyên bố trên mạng xã hội đã bị rút lại rằng trách nhiệm về vụ bắn hạ máy bay thuộc về thủ lĩnh của phe ly khai Igor Strelkov.

Rất nhanh chóng, câu chuyện của chính quyền Hoa Kỳ về vụ MH17 sụp đổ. Tại buổi họp báo vào ngày 21 tháng 7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao và cựu chuyên gia phân tích CIA ở Trung Đông Marie Harf tuyên bố rằng kết luận của chính quyền Obama về vụ máy bay rơi “dựa trên các thông tin công khai mà hoàn toàn là theo nhận thức thông thường”. Khi được các phóng viên yêu cầu đưa ra bằng chứng, bà ta thừa nhận là không thể: “Tôi biết điều đó gây nản lòng. Hãy tin tôi, chúng tôi cố gắng làm hết mức có thể. Và vì một số lý do, đôi khi chúng tôi không thể”. 

Sau một tháng, Washington đã thất bại trong việc cung cấp các bằng chứng cho lời cáo buộc đối với Putin, rõ ràng là cuộc tấn công chính trị của các chính quyền NATO và sự điên cuồng của truyền thông chống Putin dựa trên sự dối trá.

Nếu những người ly khai thân Nga đã bắn tên lửa đất đối không, như chính quyền Hoa Kỳ tuyên bố, năng lực của Không Quân sẽ bị hoài nghi. Các vệ tinh trong Chương Trình Hỗ Trợ Phòng Không của Hoa Kỳ với cảm biến hồng ngoại để phát hiện tên lửa bắn đi từ bất cứ đâu trên hành tinh, và radar của Hoa Kỳ đặt tại châu Âu sẽ theo dõi tên lửa khi nó được phóng lên bầu trời. Dữ liệu vệ tinh và radar đã không được công bố, bởi vì mọi điều mà chúng cho thấy đều không phù hợp với câu chuyện do chính quyền Hoa Kỳ và truyền thông dựng lên. 

Trái lại tiếng vọng của bằng chứng cho thấy vai trò của chính quyền được Hoa Kỳ hậu thuẫn ở Kiev trong vụ bắn hạ máy bay MH17. Ngay sau khi Kerry đưa ra cáo buộc, quân đội Nga công bố dữ liệu radar và vệ tinh cho thấy một máy bay chiến đấu SU-25 của Ukraina ở rất gần và tiến tới MH17 khi nó bị bắn hạ. Khẳng định này không được làm rõ, chỉ đơn giản là bị chính quyền Hoa Kỳ bác bỏ.

Người tiết lộ bí mật của NSA William Binney và các điệp viên tình báo đã nghỉ hưu của Hoa Kỳ phát hành một tuyên bố và cuối tháng 7 đề cập sự hoài nghi về bằng dữ liệu truyền thông xã hội của John Kerry, và yêu cầu công bố các bức ảnh vệ tinh về vụ phóng tên lửa. Họ bổ sung thêm, “Chúng tôi được biết một cách không trực tiếp từ một số các bạn đồng cấp cũ là những gì Kerry đưa ra không phù hợp với tình báo thực tế”.

Vào ngày 9 tháng 8, tờ New Straits Times của Malaysia đăng một bài báo buộc tội chính quyền Kiev đã bắn hạ MH17. Bài báo tuyên bố rằng bằng chứng từ hiện trường cho thấy máy bay bị bắn hạ bởi chiến đấu cơ phản lực của Ukraina bằng tên lửa và tiếp theo là súng máy hạng nặng.

Trong khi còn quá sớm để kết luận MH17 đã bị bắn hạ ra sao, ưu thế về bằng chứng cho thấy trách nhiệm của chính quyền Ukraina, và sau họ là chính quyền Hoa Kỳ cũng như châu Âu. Họ tạo ra các điều kiện cho vụ phá hủy MH17, ủng hộ cuộc đảo chính do phát xít cầm đầu ở Kiev vào tháng hai, cuộc đảo chính đã đưa chính quyền thân phương Tây hiện nay lên nắm quyền. Truyền thông phương Tây ủng hộ cuộc chiến của chính quyền Kiev để đàn áp phe đối lập ở miền đông, biến khu vực thành vùng chiến sự và tại đó máy bay MH17 bị bắn hạ.

Sau vụ sát hại 298 hành khách trên máy bay MH17, trong đó họ đóng một vai trò quan trọng nếu không phải là một vai trò vẫn chưa được giải thích, chính quyền phương Tây và các điệp viên tình báo đã sử dụng thảm kịch cho một âm mưu khinh suất và hung hãn mở rộng đe dọa chiến tranh chống chính quyền Putin. Im lặng là đồng lõa, và sự im lặng của truyền thông phương Tây trước sự can dự của chính quyền Kiev trong vụ MH17 chứng minh rằng tội lỗi không chỉ thuộc về người điều hành chính sách đối ngoại mà còn cả sự quỵ lụy của truyền thông và toàn bộ giai cấp thống trị.

Friday, August 15, 2014

Bịa đặt của trang Boxit và sự thật về cải cách ruộng đất

Sau khi Ngô Đình Diệm phá hoại Hiệp Định Paris, từ chối tổng tuyển cử, đã dựng lên cái được gọi là tắm máu trong cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam dưới chế độ cộng sản để tuyên truyền, bôi nhọ những người cộng sản và biện minh cho tội lỗi của mình. Nửa thế kỷ đã trôi qua, chiến tranh đã kết thúc, câu chuyện cũ không còn mấy người nhắc tới. Nhưng mới đây, trang Boxit, vốn tự xưng là "Tiếng nói phản biện nhiều mặt của người trí thức" đã tiếp tục nhai lại những bịa đặt trắng trợn về cải cách ruộng đất.

Trong bài "Bi kịch của kẻ sĩ dưới chế độ Đảng trị" đăng ngày 15 tháng 8 năm 20014, ban biên tập Boxit đã đăng lời dẫn có đoạn như sau:

"Chế độ Đảng trị ở Việt Nam mới tồn tại được 70 năm nhưng nó đã gây ra vô vàn bi kịch cá nhân và tập thể. Trong các triều đại phong kiến, chưa thấy sử sách nào ghi lại một cuộc cải cách ruộng đất có quy mô hủy diệt và quy mô đau khổ giống như cuộc cải cách ruộng đất thời Đảng trị,..."

"Chưa thấy cá nhân nào, tổ chức nào làm cái việc thống kê xem Cuộc cải cách ruộng đất 1953 - 1955 có bao nhiêu người bị giết, bao nhiêu gia đình bị đẩy vào cảnh cùng đường, bao nhiêu người bị tù đày? Không ai biết, không ai thống kê, nhưng chắc chắn con số đó phải hàng triệu. "

Cải cách ruộng đất ở miền Bắc những năm năm mươi của thế kỷ trước đã được rất nhiều học giả trên thế giới nghiên cứu và họ đã chỉ ra rằng phần lớn các con số thống kê là bịa đặt và phóng đại nhằm mục đích tuyên truyền, nhưng ban biên tập của Boxit lại trắng trợn bịa đặt là không có ai nghiên cứu hay thống kê. Kết quả của cải cách ruộng đất là rất tích cực song trang Boxit đã lờ đi, họ chỉ tung ra những lời mập mờ phóng đại về mặt tiêu cực để bôi đen lịch sử, bôi nhọ chính quyền thời đó, và tất nhiên là để tấn công chế độ hiện tại.

Cải cách ruộng đất khi ấy là cần thiết để đem lại ruộng đất cho người nông dân và nhanh chóng thanh toán các tàn dư của chế độ phong kiến, chỉ có như vậy mới đảm bảo được đời sống của đại đa số dân chúng. Điều đáng tiếc là trong quá trình thực hiện đã xảy ra sự lạm dụng ở một số nơi, song Đảng đã kịp thời chỉnh đốn, sửa sai và kỷ luật nhiều quan chức lãnh đạo. Chính trong hoàn cảnh đó, lần đầu tiên người nông dân vốn suốt an phận sau lũy tre làng thấy tiếng nói của mình có thể vươn đến tận chính quyền trung ương, đó là điều mà suốt hàng nghìn năm lịch sử chưa bao giờ họ có được. Không chỉ có ruộng đất để cày cấy mà họ còn được trải nghiệm một chế độ thực sự dân chủ, chính điều ấy đã giúp cho người nông dân chân lấm tay bùn có đủ sức mạnh để đánh bại đế quốc số một thế giới. 

Kẻ bịa đặt trắng trợn nhất về cải cách ruộng đất là một tay sai của chính quyền Sài Gòn, một người có tên là Hoàng Văn Chí. Trang Boxit luôn đăng ảnh tướng Giáp trên đầu trang, nhưng khi họ nhai lại những điều bịa đặt của Hoàng Văn Chí thì họ không biết rằng cũng đang nhai lại những điều mà Hoàng Văn Chí đã vu khống cho tướng Giáp.

Xin mời bạn đọc tham khảo bản dịch bài viết "Cải cách ruộng đất giữa những năm năm mươi" trích từ chương 3: Nefarious and Mythical Bloodbath trong cuốn sách "Counter-Revolutionary Violence: Bloodbaths in Fact and Propaganda"  của hai giáo sư người Mỹ là Edward S. Herman và Noam Chomsky để thấy trang Boxit đã bôi nhọ lịch sử ra sao. Cũng cần phải nói thêm là cuốn sách này đã được xuất bản từ năm 1973, trước khi chiến tranh ở Việt Nam kết thúc.

Cải cách ruộng đất giữa những năm năm mươi

Trong một phát biểu vào ngày 3 tháng 11 năm 1969, tổng thống Nixon đã nói về việc Cộng Sản Bắc Việt giết hại hơn 50.000 người sau khi họ nắm quyền ở miền Bắc những năm năm mươi. Sáu tháng sau, trong một bài phát biểu vào ngày 30 tháng 4 năm 1970, ông ta lại tăng con số đó lên “hàng trăm ngàn”, hàng trăm ngàn người đã phải nếm trải sự tàn sát và sự dã man của Cộng Sản Bắc Việt. Sau đó một tuần, vào ngày 5 tháng 8 năm 1970, dường như là hoảng loạn trước phản ứng của công chúng về cuộc xâm lược Campuchia của ông ta, ngài Nixon đã viện dẫn đến hình ảnh “hàng triệu” thường dân có thể bị thảm sát nếu miền Nam Việt Nam bị sát nhập vào miền Bắc. Tiếp đó, trong sự trơ tráo vô liêm sỉ của buổi trả lời báo chí vào ngày 16 tháng 4 năm 1971, tổng thống Nixon tường thuật rằng “nửa triệu người, theo một ước lượng có cân nhắc nhất… đã bị Bắc Việt sát hại hay xử tử theo cách nào đó”. Rõ ràng là tính tin cậy có vấn đề khi có hàng loạt các con số khác nhau mỗi tuần về số nạn nhân, nhưng có ba yếu tố cơ bản trong việc thảo luận về huyền thoại tắm máu này.

Thứ nhất, bất kể là con số nào liên quan đến việc lạm dụng cải cách ruộng đất ở Bắc Việt, chúng rất ít hoặc không liên quan đến hành động trả thù việc hợp tác với Pháp. Ngay cả khi các nguồn tin dựa vào các nhà tuyên truyền chính thống thì các nạn nhân được xác định trước hết là địa chủ bị trừng phạt bởi các cáo buộc áp bức tá điền trong quá khứ, hơn là những người hợp tác với Pháp trong thời kỳ chiến tranh. Do đó, các âm mưu sử dụng giai đoạn này là bằng chứng cho một vụ tắm máu chắc chắn nhằm trả thù sự hợp tác với người Mỹ hay bất hợp tác trong thời kỳ tiếp tục kháng chiến là phóng đại.

Thứ hai, chế độ Bắc Việt bị bối rối bởi sự lạm dụng cải cách ruộng đất, họ đã công khai thừa nhận sai lầm, trừng phạt rất nhiều những quan chức đã tạo ra hay cho phép sự bất công, và triển khai cải cách hành chính để ngăn chặn sự tái diễn. Một cách ngắn gọn, chế độ Bắc Việt đã cho thấy khả năng phản ứng trước sự lạm dụng và kịp thời đáp ứng được lợi ích và nhu cầu của nông thôn. [191] Đó là “sự thật cay đắng” đối với giáo sư Samuel Huntington về “sự ổn định chính trị tương đối” của Bắc Việt, đối lập với miền Nam, dựa trên sự thật là “tổ chức của đảng Cộng Sản vươn tới các khu vực nông thôn và cung cấp một kênh truyền thông về sự bất bình của nông thôn tới trung ương và phục vụ cho việc kiểm soát lãnh thổ của chính quyền”. [192] Thứ mà Huntington quên là lợi ích giai cấp không ngăn cản chế độ Bắc Việt phản ứng có tính xây dựng đối với sự bất bình của nông thôn. Ở miền Nam, như Jeffrey Race đã chỉ ra, ngay cả khi tầng lớp chóp bu phản cách mạng nhận được các tài liệu thể hiện sự bất bình của nông thôn mà những người nổi dậy cảm thấy họ có thể lợi dụng (cũng như cung cấp các chương trình phù hợp) thì “chính quyền không phát triển những chính sách thích hợp để ngăn chặn việc lợi dụng những vấn đề đã được đề cập trong tài liệu”. [193]

Thứ ba, tất nhiên quan trọng nhất đối với các mục tiêu hiện tại, nguồn căn bản của ước lượng bừa bãi về việc giết chóc trong cải cách ruộng đất ở miền bắc Việt Nam là các thành phần hợp tác với CIA hay bộ tuyên truyền Sài Gòn. Theo một người công giáo Việt Nam hiện sống ở Pháp, đại tá Nguyễn Văn Châu, người đứng đầu Cục Tâm Lý Chiến Trung Ương của quân đội Sài Gòn từ năm 1956 đến 1962, những con số của “vụ tắm máu” trong cải cách ruộng đất được cơ quan tình báo Sài Gòn “bịa đặt 100%”. Theo đại tá Châu, một chiến dịch bôi nhọ có hệ thống bằng cách sử dụng các tài liệu giả mạo đã được thực hiện suốt những năm 1950 để biện minh cho việc Diệm từ chối đàm phán với Hà Nội về việc chuẩn bị tổng tuyển cử thống nhất vào năm 1956. Theo Châu thì các tài liệu giả mạo được hỗ trợ bởi các nhân viên tình báo Anh và Mỹ, họ đã giúp thu thập các tài liệu đáng tin cậy nhưng có cơ sở hợp lý để đưa vào đó những giấy tờ giả mạo, chúng được “phân phát cho nhiều các nhóm chính trị khác nhau và cho các nhóm nhà văn cũng như nghệ sĩ, những người đó sử dụng tài liệu bị làm sai lệch để thực hiện chiến dịch tuyên truyền”.[194]

Nguồn thông tin chính gốc về cải cách ruộng đất trong suốt nhiều năm là tác phẩm của Hoàng Văn Chí, một địa chủ giàu có ở Bắc Việt, được bộ thông tin Sài Gòn, CIA và các nguồn chính thống Hoa Kỳ khác tuyển dụng và trợ cấp trong nhiều năm. [195] Mới đây, D. Gareth Porter đã thực hiện phân tích chi tiết đầu tiên về công trình đó và cho biết rằng kết luận của Chí dựa trên hàng loạt các lời nói dối, các tài liệu không tồn tại, cũng như các dịch thuật đầy thiên kiến và dối trá về các văn bản có thực. Ví dụ, Chí tuyên bố rằng nhà cầm quyền Bắc Việt đã đặt hạn mức tối thiểu là ba địa chủ bị xử tử ở mỗi làng, nhưng thực tế là họ đặt hạn mức tối đa là ba người có thể bị lên án và xét xử, chứ không phải bị xử tử. [196] Trong một đoạn khác Chí trích dẫn lời ông Giáp khi ông nói, “Sự tồi tệ vẫn tiếp diễn, tra tấn được coi là việc bình thường trong thời kỳ chỉnh đốn Đảng”, nhưng thực ra ông Giáp nói: “Thậm chí sự áp bức đã được sử dụng để chỉnh đốn Đảng”. Trong một đoạn khác được Chí trích dẫn như là bằng chứng về kế hoạch nhằm “cố ý khủng bố quá mức” đã được Porter chỉ ra là “trường hợp đơn giản về dịch thuật có định kiến nhằm mục đích tuyên truyền”. [197]

Ước lượng về 700.000 hay 5% dân số Bắc Việt, là nạn nhân của cải cách ruộng đất mà hiện nay Chí khẳng định là “ước đoán”, dựa trên kinh nghiệm về làng của ông ta, nơi có 10 người chết trên tổng số 200 người dân, mặc dù chỉ có duy nhất một người thực sự bị xử tử. [198] Do Chí đã được chứng minh là sẵn sàng nói dối, con số người chết trong cải cách ruộng đất mà ông ta đưa ra khó có thể là sự thật, [199] nhưng phép ngoại suy của ông ta trong ví dụ về toàn bộ Bắc Việt Nam, thậm chí ngay cả khi Chí khẳng định rằng không phải là phổ biến, đã không được thảo luận. Mặc dù vô giá trị về mặt khoa học, và chắc chắn là bịa đặt nhằm mục đích tuyên truyền, “ước đoán” của Chí đã phục vụ tốt suốt nhiều năm trong việc cung cấp các ước lượng có căn cứ và “có cân nhắc”, không chỉ cho các lãnh đạo chính trị và các kênh truyền thông của họ mà cho cả các nghiên cứu nghiêm túc về chiến tranh. Bernard Fall đã bị Chí lôi kéo, và Frances Fritzgerald trong tác phẩm đầy ảnh hưởng của bà ta “Fire in the Lake"  tiếp nối Fall đã đưa ra một “ước đoán có cân nhắc” rằng “khoảng năm mươi ngàn người ở mọi tầng lớp kinh tế đã bị sát hại” trong cuộc cải cách ruộng đất. [200] Do họ có danh tiếng là những người chống chiến tranh, Fall và Fritzgerald đã đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc dựng lên một huyền thoại được phổ biến liên tục suốt ba thập kỷ.[201]

Dựa trên một phân tích về các thống kê chính thức và các tài liệu đáng tin cậy, cộng với ước lượng của chính quyền Diệm vào năm 1959, Porter [202] đã kết luận rằng phạm vị thực tế của việc xử tử trong cải cách ruộng đất có thể nằm trong khoảng từ 800 đến 2.500 người. Đó là một con số đáng chú ý, mặc dù giới hạn tối đa của việc xử tử trong ước lượng của Porter thấp hơn rất nhiều so với sự thảm sát bừa bãi chỉ trong một chiến dịch Speedy Express được mô tả phía trên – và người dân Bắc Việt không vinh danh trách nhiệm của đảng trong việc lạm quyền.

Danh mục tài liệu tham khảo của tác giả từ [191] đến [202]

[191] This system of responsiveness extends into the military sphere, helping to explain the "astonishing" fighting capacity and "almost incredibly resilient morale" of DRV soldiers, who benefit from a system of "morale restitution. designed to lend great emotional and physical support to its members," a system which "anticipates and alleviates possible future morale troubles." Kellen, op. cit., p.9. 192] In R. N. Pfeffer, ed., No More Vietnams? , Harper and Row (1968), p.227.

[193] Race, op. cit., pp.182-183, note 22.

[194] Diane Johnstone, "'Communist Bloodbath' in North Vietnam is Propaganda Myth, says former Saigon Psychological Warfare Chief," St. Louis Post-Dispatch (September 24,1972).

[195] The analysis that follows is based on D. Gareth Porter, The Myth of the Bloodbath: North Vietnam's Land Reform Reconsidered, International Relations of East Asia, Interim Report No.2, Cornell (1972).

[196] Ibid., pp.26-28.

[197] Ibid., pp.44-45.

[198] "Figure on N. Vietnam's Killing 'Just a Guess,' Author Says," The Washington Post (September 13,1972).

[199] Late 1954 was also a period of famine in much of North Vietnam, affecting the very area in which Chi had lived, which further compromises his inferences drawn from a count of village deaths by starvation.

[200] Fire in the Lake, Little, Brown, 1972, p.223. Fitzgerald gives no footnote reference for this "conservative estimate," but she relies heavily on Fall and her language here is similar to his.

[201] Michael Harrington writes that he and other "socialist cadre . . . knew that Ho and his comrades had killed thousands of peasants during forced collectivization in North Vietnam during the '50s (a fact they themselves had confessed). Dissent (Spring 1973). In fact, the only known "confessions" are the fabrications that had been exposed many months earlier, and neither Harrington nor other western observers "know" what took place during the land reform. U.S. government propagandists can rest unperturbed, despite the exposures of earlier fabrications.

[202] Porter, Op. cit., p.55.

Friday, August 8, 2014

Những điều John Kerry thực sự đã làm ở Việt Nam

Xin giới thiệu với bạn đọc blog bản dịch bài viết "What John Kerry Really Did in Vietnam" của tác giả Jeffrey St. Clair. Một bài viết rất lý thú mổ xẻ tiểu sử của đương kim ngoại trưởng Mỹ John Kerry, về những chiến công mà người hùng chiến tranh này có ở Việt Nam.

[Lời dẫn của tác giả]

John Kerry trong một chức vụ hoàn toàn theo kiểu Henry Kissinger, lượn lờ khắp khu vực Trung Đông, ép buộc những người Palestin và đồng minh của họ trong khu vực cũng như châu Âu phải ký vào một thỏa ước hòa bình nhục nhã để phục vụ cho lợi ích của Israel và Hoa Kỳ, rất đáng để xem xét tiểu sử của người kiến tạo hòa bình này, đặc biệt là trong những năm tháng ngài ngoại trưởng khắc tên mình lên thân cây trong rừng rậm Đông Nam Á. Mặc dù Kerry thể hiện như là một nhà hoạt động chống chiến tranh, hợp đồng dài hạn ngắn ngủi ở Vietnam và Cambodia vẫn rất đáng chú ý đối với cả những hành động tàn bạo cũng như thiếu sự ăn năn về việc ông ta can dự vào những hành động tàn bạo mà ở một xã hội có lương tâm sẽ bị coi là tội ác chiến tranh. – JSC 

[Nội dung bài viết]

Trong năm cuối cấp ở Yale vào năm 1966, John Kerry đăng nhập Hải Quân Hoa Kỳ, với việc nhập ngũ dự định vào mùa hè sau khi ông ta tốt nghiệp. Đã được nhận thấy một cách rõ ràng về khát vọng chính trị, ông ta chứng tỏ bản thân mình trong vị trí hàng đầu tại liên minh chính trị của Yale, đồng thời nhập ngũ.

Trong khi George W. Bush, học sau Kerry 2 năm, cố bán một gói cocain nặng cỡ một ounce ở Yale, (gợi nhắc lại quá khứ) Kerry vẫn chăm chú theo dõi không khí chính trị và nhận thấy xung đột giữa việc tham gia chiến tranh của bản thân và tinh thần phản chiến của đám đông, mà ông ta hy vọng một trong số đó sẽ bỏ phiếu cho ông trong một thời gian không xa.

Đó là thời kỳ cho những quyết định quan trọng và Kerry cân nhắc về việc gia nhập quân ngũ và lẩn trốn trên một hòn đảo ở sông St Lawrence. Ông ta đã quyết định đúng đắn khi vứt bỏ bài diễn văn về chủ đề “cuộc sống sau tốt nghiệp”, chọn lựa việc lên án chiến tranh một cách cuồng nhiệt và một LBJ. Bài diễn văn được đón nhận bởi sinh viên và một số giáo sư. Phần lớn phụ huynh đều kinh hoàng, nhưng bố mẹ của Kerry thì không.

Không như Bill Clinton và George Bush, Kerry đã tình nguyện nhập ngũ. Sau một năm huấn luyện ông ta được biên chế vào chiến hạm USS Gridley, triển khai tới Thái Bình Dương, có vẻ như là chở tên lửa hạt nhân. Bị xâm chiếm bởi sự buồn bã, Kerry nhận được tin một trong những người bạn tốt của ông ta, cháu nội của “Black Jack” Pershing đã bị giết ở Việt Nam. Kerry đầy tức giận và bị kích động về việc trả thù, theo như ông ta kể lại nhiều năm sau đó cho người viết tiểu sử Douglas Brinkley. (Cuốn tiểu sử được khuyến nghị do Brinkley viết, Chuyến du hành của trách nhiệm: John Kerry và chiến tranh Việt Nam, cung cấp nhiều đoạn tường thuật cho các độc giả siêng năng. Hầu hết dựa trên toàn bộ nhật ký của Kerry và thư từ hồi đó). 

Kerry dàn xếp để được thuyên chuyển tới đơn vị tuần tra bằng tàu cao tốc. Chiến dịch tấn công Tết Mậu Thân đã dẫn đến hàng loạt các chiến dịch tìm diệt khủng khiếp của Hoa Kỳ ở Việt Nam, bao gồm cả các chương trình ám sát như Phượng Hoàng. Một phần của Hải Quân Hoa Kỳ cũng tham gia hành động, đô đốc Elmo Zumwalt và người đồng đội thân tín đại úy Roy “Latch” Hoffman đã xây dựng “Chiến Dịch Chúa Tể Biển Khơi”, theo đó các tàu cao tốc sẽ tuần tra các con kênh và dòng chảy thứ cấp trên châu thổ sông Mekong, đặc biệt chú trọng vào các khu vực gần biên giới Campuchia. Kế hoạch cơ bản, sau này được nhiều cựu binh tàu cao tốc thừa nhận, là khủng bố để nông dân phải chống lại Mặt Trận Giải Phóng Dân Tộc, hay còn gọi là Việt Cộng. Toàn bộ khu vực, ngoại trừ một số được coi là “những làng thân thiện”, là vùng nổ súng tự do, có nghĩa là người Mỹ sẽ bắn tùy thích và coi mọi người mà họ giết là Việt Cộng.

Đến Việt Nam vào ngày 17 tháng 11 năm 1968, Kerry được giao tuần tra quanh vịnh Cam Ranh và đã dàn xếp thành công để được chỉ định tiếp tục vào việc tìm diệt. Ông ta không phải là Al Gore, bình yên hút cần sa, bắn bia trong doanh trại ở Việt Nam và viết về nhà những bài luận phê phán chiến tranh về mặt đạo đức. “Tôi phản đối chiến tranh hơn bao giờ hết”, Kerry nói với Brinkley vào năm 2003, “mặc dù vậy chiến đấu do bị thôi thúc bởi lòng yêu nước. Tôi cho rằng nếu chừng nào anh còn ở đó thì anh vẫn sẽ muốn thử làm như vậy”.

Ngày này qua ngày khác, đêm này qua đêm khác, những chiếc tàu cao tốc rẽ sóng, xua đuổi và thường xuyên giết hại dân làng, ngư dân và nông dân. Trong chương trình ấy, nhằm quấy rối nông dân để buộc họ phải tuân phục, Kerry đã tỏ ra rất sốt sắng. Một trong những đại úy hải quân dưới quyền ông ta, James R. Wasser, đã mô tả ông ta bằng những từ ngữ như sau: “Kerry là một sĩ quan cực kỳ hung hăng và tôi cũng như vậy. Tôi thích ông ta chiến đấu với kẻ thù, ông ta dẻo dai và gan góc – không ngần ngại phải đổ máu cho tổ quốc”.

Vào ngày 12 tháng 12, Kerry đi tuần chuyến đầu tiên trên những con kênh. Đã gần nửa đêm khi lính nhìn thấy một chiếc xuồng tam bản. Các quy tắc không yêu cầu đụng độ, cũng không thấy rõ ai ở trên xuồng tam bản. Kerry bắn một phát pháo sáng, ra hiệu cho lính của ông ta thổi bay chiếc xuồng với hai khẩu súng máy và súng trường M16. Kerry mô tả ngư dân “chạy trốn như linh dương”.

Kerry bị một vết thương rất nhỏ ở tay, dường như là do mảnh vỡ từ chiếc tàu của ông ta văng ra. Vết xước đó đã mang lại cho ông ta Trái Tim Tím đầu tiên, một mề đay cho những người bị thương trong chiến trận. Thực tế không có bằng chứng nào cho thấy có bất cứ ai bắn trả hay Kerry ở trong chiến trận, điều đó hoàn toàn rõ ràng khi chúng ta đọc một đoạn trong nhật ký của ông ta về cuộc hành quân tiếp đó, được viết vào ngày 11 tháng 12 năm 1968, 9 ngày sau sự kiện mà Kerry nhận được mề đay. “Một bầu không khí tự mãn về sự vô địch bao quanh kênh Lòng Tàu, bởi vì chúng tôi vẫn chưa bị bắn, và người Mỹ trong chiến tranh mà chưa bị bắn thì được phép tự mãn”. 

Ông ta nhận được thêm hai mề đay Trái Tim Tím nữa, cả hai cho những vết thương tương đối nhỏ. Rõ ràng là Kerry không bao giờ quên ngày làm nhiệm vụ mà nhờ đó nhận được mề đay về thương tích.

Khát khao nhiều hoạt động hơn, Kerry xin được điều chuyển đến An Thới, mũi cực nam Việt Nam, một trong những trung tâm mà làn sóng giết chóc Phượng Hoàng quét qua và là nơi có trại thẩm vấn không mấy danh tiếng đang giam giữ khoảng 30,000 tù nhân.

Nhiệm vụ đầu tiên của Kerry trong khuôn khổ chương trình Phượng Hoàng là chuyên chở một đơn vị biệt kích cấp tỉnh (PRU) của quân đội miền Nam Việt Nam, được chỉ huy bởi một gã mũ nồi xanh hoặc một viên chức CIA. Sau khi thả hết nhóm biệt kích xuống, Kerry đưa tàu cao tốc vào phía sau rặng đước. Hai giờ sau đó, một pháo hiệu màu đỏ cho họ biết là nhóm biệt kích cần “can thiệp” khẩn cấp. Tàu của Kerry tới đón nhóm PRU, cùng với hai tù nhân. Trưởng nhóm PRU nói với Kerry rằng khi họ bắt cóc hai dân làng (trong đó có một cô gái) ở trong lều, họ nhìn thấy có 4 người trên xuồng tam bản và đã giết chết hết ngay lập tức. Hai tù nhân bị bắt chỉ là một phần trong lộ trình bắt bớ thông thường nhằm cung cấp các nạn nhân cho trại thẩm vấn và tra tấn An Thới.

Những lời kể của Kerry cho Brinkley về những điều đã xảy ra – và xuất hiện rất nhiều trong thời gian ngắn của ông ta ở Việt Nam – là “sự tàn bạo ngoài ý muốn”.

Trong các nhiệm vụ vào ban ngay, tàu cao tốc được trực thăng chiến đấu Cobra hộ tống, họ sẽ bắn phá hai bên bờ sông và phần xác rừng còn lại sau khi đã bị tàn phá bởi bom na-pam và chất độc màu da cam. “Helos quật ngã VC [có nghĩa là bất kỳ ai đó trên mặt đất] nhiều hơn bất cứ thứ gì mà chúng ta có thể có”, Kerry nói với Brinkley, “và bất cứ cơ hội nào mà chúng ta có họ đi cùng thì đều được hoan nghênh”.

Một ví dụ về hoạt động của Cobra. Vào ban ngày, dân chúng không bị thiết quân luật. Tàu của Kerry đi ngược dòng kênh, với một chiếc Cobra hộ tống phía trên đầu. Họ bất thình lình bắt gặp một chiếc tam bản với vài người. Trực thăng lượn phía trên chiếc tam bản, sau đó trút sạch đạn súng máy vào đó, giết chết tất cả mọi người và đánh chìm chiếc tam bản. Kerry, trong nhật ký của ông ta, không than vãn về việc chết chóc nhưng lại phàn nàn về việc lính trực thăng Cobra sử dụng đạn lãng phí, khi viên phi công trực thăng “yêu cầu cho phép rời đi để bổ sung đạn dược, trong một chiến dịch đã để lại chúng tôi không được hộ tống hơn 45 phút ở một khu vực mà sự hộ tống là rất cần thiết”.

Đêm Giáng Sinh 1968, Kerry chỉ huy tuần tra ngược dòng kênh dọc theo biên giới Campuchia. Việc ngừng bắn nhân dịp Giáng Sinh có hiệu lực. Vậy nên chiếc tàu cao tốc làm gì ở đó là một câu hỏi. Họ phát hiện hai chiếc xuồng tam bản và dồn chúng vào một làng chài nhỏ. Tàu bị bắn vài phát đạn bắn tỉa, (hay ít nhất là Kerry nói như vậy). Kerry ra lệnh cho xạ thủ súng máy James Wasser bắn yểm hộ.

Trong một đoạn ghi chép về sự ân hận, nhưng không phải của Kerry, Wasser kể cho Brinkley nghe anh ta đã thấy mình bắn chết một ông già đang dắt trâu. “Tôi bị ám ảnh bởi khuôn mặt của ông già đó. Ông ấy chỉ làm công việc nông nghiệp hàng ngày, không làm tổn hại ai. Ông ấy bị bắn vào ngực bằng đạn súng máy M-60. Đó có thể là đêm Giáng Sinh, nhưng tôi thực sự buồn rũ rượi sau đó…khi nhìn ông già bị bắn gục”. Thực tế là tàu của Kerry đã bắn vào một trong số các làng “thân thiện”, với một đơn vị đồn trú lính cộng hòa miền Nam, hai trong số họ đã bị thương.

Sự buồn bã của Wasser trái ngược với thái độ tự cho mình là đúng đắn của Kerry trong nhật ký của ông ta về những vụ bắn giết, thường xuyên nhằm vào lãnh thổ Campuchia. “Đôi khi chúng tôi bắn qua biên giới khi bị kích động bởi lính bắn tỉa hay phục kích, nhưng không có sai phạm để bị chính quyền Campuchia lên án chính thức hay dẫn đến các cáo buộc tấn công cũng như vô ý giết hại thường dân. Tôi không hoài nghi rằng đôi khi một số người vô tội bị bắn nhầm, nhưng không phải mọi trường hợp ở Việt Nam đều có thể coi là thảm sát, điều này hoàn toàn là sai”.

Rất mâu thuẫn khi chúng ta không bao giờ tìm thấy trong bất cứ nhật ký hay thư từ nào của Kerry một ấn tượng nhỏ về sự ăn năn hay hối tiếc – và Brinkley chắc chắn sẽ đánh dấu chúng nếu như Kerry từng viết những từ ngữ như vậy. Kerry không bao giờ viết, trong sự nghiệp sau này khi là ngôi sao tự phong của phong trào chống chiến tranh, thậm chí ngay cả trong những lời ba hoa về tai nạn của chiến tranh, hay như những cựu chiến binh khác vô tình để lộ cảm xúc của họ về sự kinh hoàng mà họ đã gây ra.

Không phải là ông ta không thể gợi lên cho cử tọa một vài đoạn khủng khiếp. Ví dụ, vài tuần sau sự cố ở biên giới Campuchia tàu của Kerry tiến vào sông Cửa Lớn chảy ra vịnh Square, khi một trong số lính hét lên về “xuồng tam bản chắn mũi tàu”. Kerry ra lệnh cho súng máy bắn vào thuyền cá. Chiếc xuồng tam bản dừng lại và Kerry cùng với lính nhảy sang. Họ tìm thấy một người phụ nữ đang ôm một đứa trẻ sơ sinh, và cạnh cô ta là xác của một đứa trẻ bị thủng lỗ chỗ bởi đạn súng máy, mặt úp vào giữa những túi gạo. Kerry nói với Brinkley rằng ông ta không muốn nhìn đứa trẻ chết, ông ta nói, “khuôn mặt này sẽ theo tôi suốt phần đời còn lại và tốt hơn không nên biết nó cười hay nhăn nhó, là trai hay gái”. Phương thức được Kerry ưa chuộng luôn chỉ có một. “Nhiệm vụ của chúng tôi”, ông ta nói với Brinkley sau đó vài trang, “là phá hủy tất cả những cái chòi và xuồng tam bản mà chúng ta tìm thấy”.

Trong chiến dịch Chúa Tể Biển Khơi, Kerry chở người Nùng trong các nhiệm vụ ám sát. Người Nùng được trả tiền để giết chóc, và Kerry mô tả tương phản họ một cách thích thú với vệ binh PF của Nam Việt Nam, gọi một cách chế giễu vệ binh là “Cream Puffs” [một loại bánh nhân kem]. Một lần, Kerry chở người Nùng tới một ngôi làng, ở đó họ bắt được một ông già và buộc ông ta phải làm máy dò mìn sống, đi trước họ một khoảng xa. Không có mìn và người Nùng cũng không chạm trán với kẻ thù. Nhưng đối với với ông già thì đó là hành trình một đi không trở lại. Người Nùng cắt cổ ông già, moi ruột và để lại lời cảnh báo trên xác chết.

Khi Kerry được tặng thưởng Ngôi Sao Bạc, ông ta được đô đốc Elmo Zuwalt cài nó lên ngực và tại lễ mừng ông ta có cơ hội gặp tư lệnh Adrian Lonsdale, chỉ huy chiến dịch Chúa Tể Biển Khơi. Kerry đã nắm lấy cơ hội để chỉ trích cách chỉ đạo chiến tranh: “Không phải là binh lính sợ đi trên các dòng sông”, ông ta nói với Lonsdale. “Cũng không phải là họ không sẵn sàng mạo hiểm mạng sống, hay họ không đồng ý với những nguyên tắc đã được thực hiện ở đây. Chỉ là họ muốn có một cơ hội công bằng để làm điều gì đó mang lại kết quả và những gì họ đang làm không mang lại gì hết. Nếu chúng ta ủng hộ họ, một số thứ sẽ đảm bảo rằng chúng ta sẽ thu được gì đó, nhưng đối với một quốc gia với tất cả quyền lực mà chúng ta có, chúng ta đang buộc binh lính chiến đấu theo kiểu bất chấp lý do… Điều mà chúng ta cần, thưa ngài, là một số đơn vị để quét sạch các khu vực và bảo vệ chúng sau khi chúng ta rời đi; nếu không chúng ta sẽ bị đẩy vào địa ngục sau khi chúng ta đi qua, và chằng thu hoạch được gì”.

Vâng, đây cũng chính là Kerry, người vào năm 2004 tại đỉnh điểm cuộc nổi dậy của người Sunni đã kêu gọi gửi thêm 40.000 lính Mỹ đến Iraq.

Cách ông ta giành được những Ngôi Sao Bạc và Đồng

Sự kiện bất ngờ khiến cho đại úy Hải Quân Hoa Kỳ John Kerry nhận được Ngôi Sao Bạc, do đó biến ông ta trở thành một “người hùng chiến tranh”, xảy ra vào ngày 28 tháng 2 năm 1969. Tàu cao tốc của ông ta chở “các chuyên gia chất nổ” Hoa Kỳ và một số lính miền Nam Việt Nam đi trên dòng sông Đông Cung. Sau khi thả người xuống, tàu của Kerry bị tấn công bằng hỏa lực nhẹ. Kerry quay tàu về phía phát ra tiếng súng, cập bờ và bắn vào rừng với súng máy trên tàu.

Khi cho tàu cập bờ thì Kerry đã không tuân thủ theo các mệnh lệnh tiêu chuẩn vốn cấm điều đó, bởi mặt đất thuộc về máy bay và lính trên tàu chỉ là các cầu thủ dự bị. Động cơ của Kerry là gì? Một lính trên tàu Michael “Duke” Medeiros giải thích cho người viết tiểu sử của Kerry, Douglas Brinkley, đó là vấn đề về kỹ năng xác minh. “Chúng tôi không bao giờ biết được chúng tôi có giết được VC hay không. Khi nổ súng, ông ấy [Kerry] muốn cập bờ và xông vào tóm lấy kẻ thù”.

Súng máy của tàu cao tốc đã giết chết một người Việt Nam, được coi là “du kích VC”, và họ mang bằng chứng [không được mô tả] về cái xác.

Chiếc tàu tiếp tục đi xuôi dòng và tiếp tục bị bắn một lần nữa, bằng súng phóng đạn rốc két. Dưới đây là những phần tường thuật có sự mâu thuẫn rõ ràng về sự kiện, phụ thuộc vào lợi ích của những người kể lại. Phần trích dẫn cho Ngôi Sao Bạc của Kerry mô tả sự kiện như sau: “Với sự kiên quyết bất chấp an toàn của bản thân và đạn rốc két của kẻ thù, ông ấy đã ra lệnh tấn công kẻ thù, cập bờ chỉ cách vị trí bắn rốc két của kẻ thù mười feet, và tự mình dẫn đội đổ bộ lên bờ đuổi theo kẻ thù. Ngay lập tức rà soát để phát hiện ra phần còn lại của kẻ thù và khu vực tiếp tế đã bị phá hủy. Sự can đảm phi thường và sự dũng cảm cá nhân của Đại úy (cấp bậc thấp) Kerry trong cuộc tấn công với một lực lượng vượt trội về số lượng khi phải đối mặt với hỏa lực mãnh liệt là nguyên nhân dẫn đến một nhiệm vụ rất thành công. 

Trích đoạn này, được đô đốc Admiral Elmo Zumwalt cung cấp, dựa trên báo cáo về sự kiện, được viết bởi John Kerry. Cái thiếu trong phần trích dẫn của Zumwalt là cuộc đối đầu bi kịch được Kerry mô tả 27 năm đó, vào năm 1996, tại tâm điểm của cuộc chiến tái cử bẩn thỉu chống lại đại biểu phe cộng hòa William Weld, khi Kerry tìm cách trúng cử thượng nghị sĩ nhiệm kỳ thứ ba. Kerry truyền đạt cho Jonathan Carrol, viết cho dân New York, một câu chuyện như sau: Ông ta đã đối mặt với một Việt Cộng, đứng cách ông ta vài feet với khẩu một khẩu B-40. “Cũng không biết là chuyện đó bất ngờ với hắn hay với chúng tôi”, Kerry nói với Carroll. “Điều đó rất đơn giản. Tôi không biết tại sao lại không phải là chúng tôi – Tôi muốn nói rằng, ngay cả bây giờ. Hắn ta chĩa súng vào tàu của chúng tôi. Hắn như chui ra từ địa ngục vậy, không ai trong chúng tôi thấy hắn cho tới khi hắn đứng trước mặt chúng tôi, chĩa súng bắn rốc két vào chúng tôi, và không hiểu vì lý do gì, hắn không kéo cò súng – hắn quay lưng và chạy. Hắn bị choáng váng khi nhìn thấy tàu của chúng tôi ngay trước mặt. Nếu hắn kéo cò súng, tất cả chúng tôi đã chết. Tôi không nói về chuyện đó. Tôi không nói và không thể. Câu chuyện đó thật sự khiến tôi không bao giờ kể với ai. Sẽ không có ai hiểu đâu”.

Ông ta có thể không muốn nói nhưng chắc chắn là ông ta thích ghi hình. Lần đầu tiên Kerry đưa ngôi sao Hollywood Dana Delaney về nhà ở Eighties, cô kể lại rằng ông ta đã cho cô thấy một đoạn video ghi lại thời kỳ ông ta trong hải quân ở Việt Nam. Cô ấy không bao giờ đi lại với ông ta nữa. (Khi ông ta chuẩn bị dọn đường cho mình tại đại hội đảng Dân Chủ ở Boston, câu chuyện là Kerry diễn lại cuộc đụng độ, ghi hình với máy quay 8mm cho các mục đích chính trị sau này.) 

Hai lính của Kerry, Medeiros và xạ thủ súng máy Tommy Belodeau, không cho là có gì huyền bí khi VC không bóp cò súng B-40. Người Việt Nam đã hết đạn. Anh ta chưa kịp nạp đạn lại sau phát bắn đầu tiên vào tàu của Kerry khi nó đi xuôi dòng sông.

Sau đó vào năm 1996 Belodeau mô tả toàn bộ sự kiện cho David Warsh của tở Boston Globe. Belodeau kể với Warsh rằng anh ta khai hỏa khẩu súng máy M-60 vào người Việt Nam ở cự ly mười feet sau khi họ cập bờ. Đạn súng máy bắn trúng chân người Việt Nam, và người đàn ông bị thương bò vào sau một cái lều gần đó. Vào lúc ấy, Belodeau nói, Kerry cầm lấy khẩu M-16, nhảy ra khỏi tàu, tiến tới chỗ người đàn ông mà Belodeau nói đã gần chết, và kết liễu anh ta.

Khi tờ Globe xuất bản hồi ký mà Warsh ghi theo lời kể của Belodeau, đó là cáo buộc Kerry về tội ác chiến tranh, chiến dịch của Kerry nhanh chóng dẫn Madeiros tới báo chí và ông ta mô tả người Việt Nam sau khi bị súng máy của Belodeau bắn ngã, đã vùng dậy, tóm lấy khẩu súng bắn rốc két và chạy theo đường mòn vào rừng và biến mất ở lối rẽ. Họ chạy vòng tới góc khuất và thấy người Việt Nam một lần nữa chĩa súng B-40 vào họ ở khoảng cách chỉ 10 feet. Anh ta không bắn và Kerry bắn chết anh ta bằng khẩu súng trường. 

Trên trang web của cựu chiến binh vào đầu năm 2004 có một thư điện tử của Mike Morrison, người cũng như Kerry nhận được Ngôi Sao Đồng ở Việt Nam. Morrison là người sau này viết bài diễn văn cho Lee Iacocca, đã rất hoài nghi về chiến công của Kerry. Trong lá thư viết cho em trai Ed, ông ta viết như sau: 

“Tôi đã nghĩ từ rất lâu rằng thành tích của Kerry là giả mạo. Chúng ta sẽ nói về điều đó khi em ở đây. Đó hoàn toàn là bản năng bởi vì, như em đã biết, không bất cứ người nào giành được mà lại khoe khoang nó không hề xấu hổ cho những lợi ích chính trị”.

“Tôi đã ở khu vực châu thổ ngay sau khi ông ta rời khỏi. Tôi biết rất rõ về khu vực. Tôi biết những chiến dịch mà ông ta đã tham gia. Tôi biết các chiến thuật và học thuyết được áp dụng. Tôi biết về trang thiết bị. Mặc dù tôi được chỉ định vào CTF-116 (PBRs) nhưng tôi đã ở trong CTF-115 (đơn vị tàu cao tốc) một thời gian khá dài, đơn vị mà Kerry là chỉ huy”. 

Đây là những vấn đề và sự nghi vấn: 

“(1) Kerry chỉ mới ở đó ít hơn 4 tháng và giành được một Ngôi Sao Đồng, một Ngôi Sao Bạc và 3 Trái Tim Tím. Tôi chưa từng thấy bất cứ ai trong mọi binh chủng mà tôi từng cùng làm việc (bao gồm Đặc Nhiệm Lính Thủy Đánh Bộ, Sói Biển, Riverines và Lực Lượng Tuần Tra Đường Thủy) có thể kiếm mề đay nhanh như vậy, và với những hành động tẻ ngắt như vậy. Tàu cao tốc đã thực hiện những công việc đáng được tuyên dương. Nhưng nhiệm vụ không phải là những điều tồi tệ mà bạn có thể vẽ ra. Họ chỉ hoạt động dọc theo bờ biển và trên các dòng chảy chính (Bassac và Mekong). Những vấn đề khó khăn trong các khu vực nóng bỏng được xử lý bằng các PBRs nhỏ hơn và nhanh hơn. Đáng nghi.”

“(2) Ba Trái Tim Tím mà không bị què. Mọi vết thương đều nhỏ tới mức không phải nghỉ dưỡng thương. May mắn đến kinh ngạc. Hay là ông ta tự trao mề đay cho mình mỗi khi ông ta va đầu vào cửa phòng lái tàu? Đụng độ trên tàu phần lớn là ở cự ly gần. Bạn không thể có những vết thương nhỏ. Ít nhất là không thường xuyên. Không phải ba lần liên tiếp. Sau đó ông ta dùng ba Trái Tim Tím để yêu cầu được về nhà tám tháng trước khi kết thúc nghĩa vụ. Đáng nghi.”

“(3) Chi tiết về sự kiện mà ông ta nhận được Ngôi Sao Bạc chả có nghĩa lý gì cả. Đột nhiên, một quả đạn B-40 bắn về phía tàu và trượt. Charlie nhảy lên với khẩu B-40 trong tay, xạ thủ súng máy bắn ngã anh ta, Kerry cập bờ, nhảy xuống, bắn hạ Charlie, và cướp được khẩu súng. Nếu sự thật như vậy, ông ta đã làm sai hết. (a) Thủ tục tiêu chuẩn khi bạn bị nã rốc két là quay đuôi tàu và chạy khỏi đó. Một khẩu B-40 có tầm bắn là 25 yard, nên bạn giữ khoảng cách 50 yard hay giữa bạn và bờ sông, sau đó sử dụng súng máy. (Bạn có thấy ai bị bắn hạ bằng súng cỡ 50 ly mà đứng dậy được không? Người đó chắc chắn chết hoặc hấp hối. Khẩu B-40 không có đạn. Thế nên chả có lý do gì đuổi theo anh ta (trừ khi bạn biết rằng anh ta không còn nguy hiểm – chỉ là ném mình vào đâu đó trong cơn hấp hối, và bạn muốn có hành động gan dạ trong báo cáo chiến sự). Và chúng tôi không bắn người bị thương. Chúng tôi cũng có luật cấm việc đó.”

“Kerry ra khỏi tàu. Đây là sự vi phạm thủ thục nghiêm trọng. Không có bất cứ thành viên nào được rời tàu trong khu vực nổ súng. KHÔNG BAO GIỜ! Lý do rất đơn giản. Nếu bạn để mọi người lên bờ thì tàu của bạn không được bảo vệ. Nó không thể chạy và cũng không thể bắn lại. Thật là ngớ ngẩn khi đưa lính của mình vào nguy hiểm. Ông ta phải bị cách chức và bị quở trách. Tôi chưa từng thấy bất cứ lính thủy nào rời tàu trong khi hay sau khi đọ súng.” 

“Một số thứ rất khả nghi”

“Câu chuyện có ý nghĩa đối với tôi là của Belodeau. Đó là ba khẩu súng đầy uy lực máy trên tàu và một người Việt Nam ở cự ly gần trên mặt đất và Belodeau nói khẩu súng máy của ông ta đã hạ mục tiêu. Ngay cả khi chiến binh Việt Nam vùng dậy một cách kỳ diệu và chạy xuôi theo đường mòn, thì lần thứ hai bắn anh ta vào một phần nào đó ở chân. Dường như tàu đã sử dụng súng máy lần nữa, làm rõ những Kerry kể về việc họ làm, ngày này qua ngày khác, đêm này qua đêm khác?”

Ngôi Sao Đồng của Kerry vào ngày 13 tháng 3 năm 1969, hai tuần sau câu chuyện khiến ông ta nhận được Ngôi Sao Bạc được Kerry coi phần cuối cùng trong cuộc chiến đấu. Nó đem lại cho ông ta Ngôi Sao Đồng và Trái Tim Tím thứ ba, điều đó có nghĩa là ông ta có quyền yêu cầu được thuyên chuyển khỏi Việt Nam. 

Kerry nhận được Ngôi Sao Đồng nhờ việc kéo một đại úy khác ra khỏi mặt nước sau khi tàu cao tốc của người đó va phải mìn. Vụ nổ mình đó hất Kerry văng vào vách ngăn trên tàu, làm thâm tím tay của ông ta. Đó được coi là một vết thương, có nghĩa là Trái Tim Tím thứ ba. Sau đó, giữa làn đạn súng trường, Kerry điều khiển tàu tới chỗ đại úy Rassman và lôi ông ấy lên bong.

Cả hai con tàu thực hiện hai nhiệm vụ khác nhau, chở Lính Mũ Nồi Xanh, Đặc Nhiệm Hải Quân và sát thủ người Nùng tới một ngôi làng. Một lần nữa họ lại nhầm lẫn tấn công vào làng thân thiện, ở đó họ khai hỏa vào nhóm lính miền nam Việt Nam đang thẩm vấn một nhóm phụ nữ và trẻ em xếp hàng dọc theo một bức tường.

Khi đám mũ nồi xanh và đặc nhiệm hải quân khai hỏa, lính miền nam Việt Nam nhảy qua bức tường và để lại ít nhất mười phụ nữ và trẻ em bị giết. Khi đó, trái với mệnh lệnh, Kerry đã rời tàu, đứng cùng với đám người Nùng và ra lệnh bằng lời nói, “bắn và thổi bay những thứ đó đi”. Một người Nùng ném lựu đạn vào chiếc lều chất đầy những bao gạo. Kerry bị gạo rơi vào đầu và một mẩu kim loại găm vào mông, vết thương nặng nhất mà ông ta nhận được ở Việt Nam.

Với ba Trái Tim Tím, Ngôi Sao Bạc và Ngôi Sao Đồng, Kerry sẽ được thuyên chuyển sang làm trợ lý riêng cho một sĩ quan cấp cao ở Boston, New York hay Washington DC. Ông ta quyết định chọn New York để làm việc cho đô đốc Walter F. Schlech ở New York. Vào tháng giêng năm 1970 ông ta xin được giải ngũ. Theo như ông ta viết, ông ta quyết định tham gia phong trào phản chiến nhưng trong khuôn khổ hệ thống và cố gắng giành một ghế trong quốc hội của quận 

Zumwalt: “Thành tích của Kerry sẽ ám ảnh ông ta”

Một cựu trợ lý bộ trưởng bộ quốc phòng và giáo sư trường ngoại giao Fletcher, W. Scott Thompson, nhắc lại một đoạn đối thoại với đô đốc Elmo R. Zumwalt Jr. mà trong đó có sự khác biệt rõ ràng với hồi ký của Kerry về cuộc tranh luận: “Vị chỉ huy huyền thoại và xuất sắc của các chiến dịch hải quân, đô đốc Elmo Zumwalt, nói với tôi – 30 năm trước khi ông ấy vẫn là CNO [chỉ huy hải quân ở Việt Nam] trong thời kỳ ông ấy chỉ huy lực lượng hải quân Hoa Kỳ ở Việt Nam, mối bận tậm lớn nhất của ông ấy trong vai trò CNO, là anh chàng Kerry trẻ tuổi đã gây ra hàng mớ các vấn đề lớn cho bản thân và các chỉ huy cấp cao, bằng cách giết hại rất nhiều thường dân và theo đuổi các mục tiêu phi quân sự khác.

“Chúng tôi đã phải mặc áo người điên cho anh ta để kiểm soát được anh ta”, đô đốc nói. “Bud” Zumwalt có lý khi ông ấy đánh giá Kerry có tham vọng lớn – nhưng cam đoan rằng sự nghiệp ở Việt Nam sẽ ám ảnh ông ta nếu ông ta đạt đến tầm quốc gia.”

Tuesday, August 5, 2014

Think tank Mỹ thúc đẩy xu hướng chiến tranh trên biển Nam Trung Hoa

Xin giới thiệu với bạn đọc bản dịch bài viết "Influential Washington think tank pushes US war drive in the South China Sea" của tác giả Joseph Santolan bình luận về bản báo cáo mới đây của Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế Hoa Kỳ. 

Từ ngày 10 đến 11 tháng 7, Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) đã tổ chức hội thảo kéo dài hai ngày về Biển Nam Trung Hoa, trong đó họ công bố một bản báo cáo dài 22 trang có tên là “Các xu hướng hiện nay trên biển Nam Trung Hoa và chính sách của Hoa Kỳ”.

CSIS đã đóng vai trò chủ chốt trong “sự chuyển trục” sang châu Á của chính quyền Obama. Những khuyến nghị thẳng thừng của họ về sự mở rộng quy mô có tính khiêu khích của quân đội Hoa Kỳ nhằm bao vây và cô lập Trung Quốc về mặt ngoại giao đã thường xuyên được đưa ra. Một báo cáo về chính sách của Hoa Kỳ trên biển Nam Trung Hoa từ CSIS có thể được coi như một trạng thái bán chính thức.

Bản báo cáo mở đầu với một câu chuyện giả tạo về những sự kiện trong năm qua trên biển Nam Trung Hoa, với những cáo buộc gây căng thẳng khu vực do sự hung hăng và không khoan nhượng của Bắc Kinh. Sự thật là xu hướng dẫn tới chiến tranh ở khu vực đã được thúc đẩy liên tục bởi Washington, với CSIS đóng vai trò chủ chốt.

Trong sáu tháng qua đã xảy ra liên tục các đối đầu có vũ trang trên biển Nam Trung Hoa giữa Bắc Kinh với cả Manila lẫn Hà Nội. Manila đã đệ đơn kiện – được Washington hậu thuẫn – phản đối tuyên bố chủ quyền biển của Trung Quốc lên Tòa Hòa giải Quốc tế về Luật biển (ITLOS). Hoa Kỳ đã ký một thỏa thuận – Thỏa ước nâng cao về Hợp tác Phòng thủ (EDCA) – với Manila, cho phép một số lượng quân đội Hoa Kỳ không giới hạn được đóng ở bất cứ đâu trên lãnh thổ Philippine.

Trong bản báo cáo mới đây, CSIS đã đặt ra một nghị trình hung hăng hơn cho Washington, với hai mũi đột kích cơ bản: thiết lập các tiền đề pháp lý để phủ nhận đòi hỏi của Bắc Kinh trên biển Nam Trung Hoa, và gia tăng sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ tại khu vực.

Kể từ khi cựu ngoại trưởng Hillary Clinton tuyên bố về “sự chuyển trục”, Washington đã luôn khẳng định là nó trung lập với những đòi hỏi lãnh thổ trên biển Nam Trung Hoa và chỉ quan tâm tới việc đảm bảo “tự do hàng hải”.

Việc đệ đơn kiện lên ITLOS của Manila đã phản ánh sự khởi đầu nỗ lực của Washington nhằm vô hiệu hóa về mặt pháp lý hầu như toàn bộ đòi hỏi lãnh thổ của Trung Quốc. Dựa trên điều này, CSIS kêu gọi Bộ Ngoại Giao phác thảo một bản đồ về tranh chấp khu vực “dựa một cách chính xác trên sự chồng lấn của vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) bờ biển/thềm lục địa và chủ quyền lãnh hải tiềm tàng của các đảo bị tranh chấp”.

Hoàn toàn không có dẫn chiếu tới các đòi hỏi lãnh hải về mặt lịch sử, thứ được coi là cơ sở của cái được gọi là bản đồ đường 9 đoạn về biển Nam Trung Hoa mà Trung Quốc sử dụng. Một bản đồ được vẽ trong chính sách Hoa Kỳ tuân theo tiêu chuẩn mà CSIS đặt ra sẽ vô hiệu hóa hơn 90% đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh.

CSIS kêu gọi tạm ngưng các hoạt động xây dựng trên khu vực tranh chấp, coi điều này là một biện pháp để giảm căng thẳng. Điều đó hoàn toàn vô nghĩa. Cũng hệt như việc đệ đơn kiện lên ITLOS, thứ dựa trên lập luận rằng lãnh thổ mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền chỉ là đá chứ không phải là đảo, và do đó không có đường cơ sở lãnh thổ.

Mối lo ngại của Washington và Manila là việc xây dựng của Bắc Kinh quần đảo Trường Sa có thể biến “đá” thành “đảo”. Đồng thời, bản báo cáo cũng ghi nhận rằng cả Đài Loan và Philippine cũng đang xây dựng sân bay trên các khu vực có tranh chấp. Bản báo cáo tuyên bố rằng ngoại trưởng John Kerry sẽ “không lưỡng lự khuấy động chủ đề này tại Diễn Đàn khu vực ASEAN (ARF) vào ngày 10 tháng 8 tới đây.

CSIS kết hợp phương thức chiến tranh pháp lý với việc gia tăng các hoạt động quân sự nhằm thắt chặt vòng vây quanh Trung Quốc.

Bản báo cáo kêu gọi xem xét lại lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Điều này sẽ giúp Việt Nam trở thành “ một sự ngăn chặn đáng tin cậy đối với sự bành trướng của Trung Quốc”.

Lý do Washington cấm bán vũ khí sát thương cho Hà Nội là vấn đề nhân quyền của Việt Nam, trong họ khi tiến hành những cuộc chiến đẫm máu, ám sát, bắt giam trái phép và tra tấn khắp mọi ngóc ngách của trái đất, trưng bày sự quan ngại của họ về nhân quyền bất cứ khi nào họ muốn áp đặt sự độc đoán về chính trị và kinh tế. Nói về sự quan ngại nhân quyền ở Việt Nam – một đất nước mà người dân ở đó đã phải nếm trải những đặc sản Hoa Kỳ như chất độc màu da cam, bom na-pam và hàng thập kỷ chiến tranh đế quốc – thật sự là quá đạo đức giả.

Cũng như những gì họ đã làm với Miến Điện trước đây, Washington chuẩn bị công nhận thành tích nhân quyền của Việt Nam để đổi lấy những nhượng bộ về kinh tế. Ứng cử viên cho chức đại sứ ở Việt Nam của Obama, đã làm rõ điều này trong buổi điều trần của ông ta trước ủy ban Quan hệ Quốc tế của Thượng viện vào ngày 17 tháng 6. Ông ta kêu gọi công nhận thành tích nhân quyền của Hà Nội, tuyên bố rằng: “Không có lúc nào tốt hơn lúc này để làm cho Việt Nam quan tâm tới mối quan hệ đối tác sâu sắc với chúng ta”. Bằng chứng mà ông ta đưa ra cho sự quan tâm của Việt Nam là sự sẵn sàng của họ trong việc gia nhập Hiệp Định Đối Tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Hoa Kỳ dẫn dắt.

Đặc biệt khiêu khích là khuyến nghị của CSIS về việc Hoa Kỳ phải thể hiện rõ rằng họ có “nghĩa vụ đáp trả theo các điều khoản của Hiệp Ước Phòng Thủ Tập Thể [MDT] với Philippine nếu các hành động không kiềm chế của Trung Quốc tại khu vực tranh chấp trực tiếp dẫn đến cái chết hay thương vong của binh lính Philippine”. Các điều khoản của MDT buộc Hoa Kỳ có nghĩa vụ phải tham chiến trong trường hợp Philippine bị tấn công trên Thái Bình Dương hay tại quần đảo của họ. Giai cấp tư sản Philippine lại đang lo ngại rằng các điều khoản của MDT không áp dụng cho biển Nam Trung Hoa.

CSIS đang biện hộ cho việc mở rộng hiệp ước như một ngòi nổ chiến tranh tới vùng biển tranh chấp, nơi mà từ hai năm qua quân đội Philippine đã thường xuyên có đối đầu vũ trang với Trung Quốc. 

Bản báo cáo kêu gọi sử dụng EDCA để phát triển một căn cứ ở vịnh Oyster trên đảo Palawan nhằm mục đích lập tức triển khai quân đội Hoa Kỳ trên biển Nam Trung Hoa.

Cuối cùng CSIS biện hộ cho việc thiết lập các cơ sở trinh sát ngoại tuyến bổ sung trên khắp khu vực để thiết lập sự giám sát theo thời gian thực toàn bộ vùng biển. Các thương lượng với Philippine đã cho thấy rõ rằng điều này sẽ bao gồm cả việc sử dụng các máy bay giám sát không người lái.

Báo cáo của CSIS là một văn kiện gây chiến phản ánh rõ ràng nghị trình của chính quyền Obama và tất cả Washington xiết chặt những chiếc đinh ốc vào Trung Quốc. Điều này đặc biệt trở nên rõ ràng bởi những người tham gia tổ chức hội thảo từng là trợ lý ngoại trưởng dưới thời Obama, trợ lý giám đốc tình báo quốc gia dưới thời Bill Clinton, một cố vấn an ninh quốc gia đặc biệt của George W. Bush, và cựu tư lệnh của hải quân Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương.

Nhà tổ chức sắp xếp một sự kích động về mặt ngoại giao cho trò chơi chiến tranh trên biển Nam Trung Hoa. Trong sự kích động này, Manila đã bắt giam 12 ngư dân Trung Quốc vì đánh bắt trộm và Bắc Kinh đáp lại bằng việc cảnh sát biển của họ bao vây 8 lính thủy Philippine trên một tàu bỏ hoảng tại biển Nam Trung Hoa. Những sự kiện này đã xuất hiện trên các tiêu đề báo trong bốn tháng qua. 

Nhà tổ chức tuyên bố rằng họ cần phải “đặt một cái giá” cho Bắc Kinh, và những người lính thủy Philippine bị bỏ rơi là bằng chứng nhân đạo để can thiệp. Họ gửi tàu chiến Littoral từ Singapore, một phần của hạm đội Hoa Kỳ ở Okinawa, một số lính thủy ở Darwin tại miền bắc Australia và chiến hạm từ căn cứ trên ở vịnh Subic của Philippine để phá vòng vây của Trung Quốc. Sự kích động thực hiện với kỳ vọng là Trung Quốc sẽ lùi bước. Đó là sự tán thưởng.

Không giống như chủ nghĩa lạc quan tao nhã của những kẻ gây chiến thuộc CSIS, câu chuyện có thể sẽ không kết thúc gọn gàng. Nó có thể dễ dàng leo thang thành chiến tranh thế giới.

Sunday, August 3, 2014

Làm báo mạng kiểu Tuổi Trẻ

Làm báo, nhất là báo mạng thì luôn phải cẩn trọng, không có ngày tự mình vả gẫy răng mình mà không biết!

Mới đây, có vụ ồn ào về máy xét nghiệm sinh hóa tự động có giá 648 triệu đồng ghi nguồn gốc xuất xứ ở Đức nhưng trong ruột lại có phụ tùng như các cánh quạt sản xuất ở Trung Quốc, tất nhiên báo Tuổi Trẻ nhanh chóng dùng những từ kiểu như "đầu dê, ruột chó" mà chưa cần biết nội tình ra sao. Tạm gác qua vụ thiết bị này, chỉ cần xem cách đưa tin của báo Tuổi Trẻ.

Trong bài "Thiết bị y tế vỏ Đức ruột Trung Quốc" đăng ngày 30.07.2014, báo Tuổi Trẻ Online viết: 

Được đưa vào sử dụng từ năm 2010, nhưng đến tháng 3-2013 thì máy tại Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức bị hỏng bóng đèn, tháng 6-2013 máy đặt tại Bệnh viện Đa khoa Thường Tín cũng hỏng bóng đèn đến nay chưa khắc phục được, chưa kể các trục trặc phần mềm phải sửa chữa.

Theo báo cáo của trưởng khoa xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa Thường Tín Nguyễn Thị Phương, tốc độ trả kết quả xét nghiệm của máy Greiner GA240 kể trên rất chậm, 2 giờ 30 phút mới được 38 kết quả, trong khi lý thuyết thì mỗi giờ máy trả được 180 kết quả.

Bà Phương đề nghị phải mua máy mới hoặc mượn máy của hãng để đáp ứng nhu cầu xét nghiệm. Theo thông tin chúng tôi nhận được, các máy Greiner GA240 ở các bệnh viện còn lại nhận thiết bị này cũng rất “tậm tịt”, có máy đã phải sửa tới... 35 lần trong vòng hai năm.

Vâng, rất tai hại, rất bức xúc, rất ghê ghớm, rất đáng lên án, tại sao người ta có thể nhẫn tâm sử dụng thiết bị kém chất lượng cho nhân dân cần lao đáng thương. Cái máy xét nghiệm sinh hóa tự động ở bệnh viện đa khoa Hoài Đức không những hỏng bóng đèn mà còn rất "tậm tịt" nữa chứ. Làm sao người ta có thể ngồi yên trước một việc kinh khủng như vậy? Ai lại để con mẹ Phó Đoan cứ đong đưa cái mông mãi thế? Cái thằng cha Xuân Tóc Đỏ chết dấm chết dúi đâu rồi? Hay nó lại đang mải cắm mặt vào chỗ mấy con hót gơn hót geo "ngực to không lo chết đói"? 

Vâng, xin bà con tạm gác nỗi bức xúc lại, đọc tiếp tờ báo của nhân dân cần lao, tờ báo mạng Tuổi Trẻ danh tiếng, vâng đó là bài viết "Lằng nhằng hóa xã hội y tế" đăng ngày 21.10.2013. Chao ôi cũng chao cũng chả xa xưa gì lắm nhỉ, mới chỉ có 9 tháng trước đây chứ đâu? Và đây là nguyên văn những gì họ viết:

Đầu tháng 10, trao đổi với TTCT, chị Hoàng Thị Nguyệt, người đưa ra ánh sáng vụ “nhân bản” xét nghiệm tại BV Đa khoa Hoài Đức (Hà Nội), cho biết ngay sau khi vụ việc tại BV này bị phanh phui, vị giám đốc mới về BV (tháng 8-2013) đã yêu cầu sửa thiết bị xét nghiệm sinh hóa do Nhà nước đầu tư đang bị đắp chiếu vì hỏng bóng đèn dây bơm, trong khi thiết bị “xã hội hóa” do BV đi “mượn” về thì làm không hết việc.

Theo chị Nguyệt, chỉ sửa chữa một chút thì từ đó đến nay, máy do Nhà nước đầu tư hoạt động rất tốt.

Theo nguồn tin mới nhất của báo mạng Tuổi Trẻ thì cái máy "đầu dê, ruột chó" ấy hỏng bóng đèn còn theo nguồn tin trước đây 9 tháng thì nó hỏng bóng đèn dây bơm, túm cái váy là không biết nó hỏng cái gì. Cũng theo nguồn tin mới nhất của báo Tuổi Trẻ thì cái máy đó rất "tậm tịt" mặc dù theo nguồn tin trước đây 9 tháng thì sau khi được sửa chữa xong nó đã chạy rất tốt, túm cái váy là không biết nó chạy tốt hay tậm tịt.

Nghe đến đây thì thằng cha Xuân Tóc Đỏ mới quát lên rằng "Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!".