Friday, May 30, 2014

Báo chí dân tộc cực đoan Việt Nam xào xáo nội dung bài phát biểu của tổng thống Obama

Bài phát biểu của tổng thống Obama tại học viện quân sự West Point chỉ là một sự kiện nội bộ ít mang tính quốc tế song báo chí Việt Nam đã đăng tải đầy rẫy các tin tức kiểu như Hoa Kỳ cảnh báo Trung Quốc và sẵn sàng sử dụng quân sự để đáp trả. Liệu đó có phải là sự thật?

Báo Việt Nam Plus đưa tin: Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 28/5 tuyên bố sẽ buộc Trung Quốc phải có trách nhiệm đối với các nguyên tắc và luật pháp quốc tế trên Biển Đông cũng như tại các khu vực khác, đồng thời cảnh báo Mỹ đã sẵn sàng đáp trả "sự gây hấn" của Trung Quốc.

Báo điện tử VTC đưa tin: Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 28/5 tuyên bố sẽ buộc Trung Quốc phải có trách nhiệm đối với các nguyên tắc và luật pháp quốc tế trên Biển Đông cũng như tại các khu vực khác, đồng thời cảnh báo Mỹ đã sẵn sàng đáp trả "sự gây hấn" của Trung Quốc.

Báo VnExpress đưa tin: Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua nhắc đến tình hình căng thẳng ở Biển Đông trong một bài phát biểu về chính sách đối ngoại, và nói rằng nước Mỹ cần sẵn sàng đối phó với các tình huống gây hấn.

Báo Quân Đội Nhân Dân đưa tin: Ngày 28-5, Tổng thống Mỹ Barack Obama cảnh báo Mỹ đã sẵn sàng đáp trả "sự gây hấn" của Trung Quốc, song cũng nhấn mạnh rằng Washington cần là tấm gương trong việc phê chuẩn công ước quốc tế về luật biển.

Hầu hết các bài báo có vẻ như được xào xáo lại từ một bản tin của tờ Straits Times (Singapore) do câu từ và nội dung giống y hệt: President Barack Obama warned Wednesday that the United States was ready to respond to China's "aggression" but said that Washington should lead by example by ratifying a key treaty.

Không rõ tờ Straits Times lấy tin từ nguồn nào nhưng câu mở đầu bản tin của họ giống hệt câu kết trong bản tin của hãng tin AFP (Pháp): He warned China against "aggression" in the South China Sea, but called on Congress to show an example by ratifying the Law of the Sea, which critics say infringes on US sovereignty.

Cập nhật ngày 31/05/2014:

Các tờ báo lớn của Hoa Kỳ, Anh, Đức, Israel đã đưa tin này ra sao? Họ có nói gì về việc Hoa Kỳ đe dọa đáp trả quân sự đối với Trung Quốc không?

Bản tin của tờ New York Times: President Obama tried once more to articulate his vision of the American role in the world on Wednesday, telling graduating cadets here that the nation they were being called to serve would seek to avoid military misadventures abroad, even as it confronts a new set of terrorist threats from the Middle East to Africa.

Bài xã luận của tờ Washington Post: PRESIDENT OBAMA has retrenched U.S. global engagement in a way that has shaken the confidence of many U.S. allies and encouraged some adversaries. That conclusion can be heard not just from Republican hawks but also from senior officials from Singapore to France and, more quietly, from some leading congressional Democrats. As he has so often in his political career, Mr. Obama has elected to respond to the critical consensus not by adjusting policy but rather by delivering a big speech.

Bản tin của NBC NEWS: President Barack Obama delivered a broad defense of his foreign policy strategy Wednesday, arguing that neither isolationism nor interventionism “view fully speak to the demands of this moment” in global politics.

Bản tin của Israel National News (Israel): U.S. President Barack Obama is close to authorizing a military-led mission to train moderate Syrian rebels to fight the regime and Al-Qaeda-linked groups,The Wall Street Journal reported on Tuesday.

Bản tin của Spiegel (Đức): US-Präsident Barack Obama hat den Status der USA als Weltmacht verteidigt: "Amerika muss auf der Weltbühne immer führen. Wenn wir es nicht tun, tut es kein anderer", sagte Obama bei seiner Rede vor dem Abschlussjahrgang der Militärakademie West Point im US-Bundesstaat New York.

Bản tin của The Guardian (Anh): America should provide global leadership with less recourse to military might in future, Barack Obama announced on Wednesday, proposing a new foreign policy doctrine focused on soft power diplomacy and launching financial grants to fight terrorism through international partnerships instead.

Trong tất cả các bản tin đã nêu, hầu hết chỉ đề cập tới chính sách ngoại giao can thiệp và vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ trên toàn cầu, chỉ riêng bản tin của Israel là chú ý tới việc huấn luyện cho quân nổi dậy Syria, nhưng tất cả trong tất cả các bản tin đó không có bất cứ một dòng nào hay một chữ nào đề cập tới việc Obama cảnh báo Trung Quốc hay nói sẵn sàng đáp trả Trung Quốc.

Hết cập nhật ngày 31/05/2014

Tất cả các bản tin Việt Nam dường như đều không tham khảo nội dung mà Obama đã phát biểu, mặc dù toàn bộ bài phát biểu của Obama đã được đăng tải trên tờ Washington Post, thậm chí còn suy diễn và bóp méo nội dung đó theo hướng thỏa mãn chủ nghĩa dân tộc cực đoan.

Trong bài phát biểu Obama có ba lần nhắc đến khu vực Biển Đông và Trung Quốc như sau:

1. Đoạn thứ nhất: 

Regional aggression that goes unchecked, whether in southern Ukraine or the South China Sea or anywhere else in the world, will ultimately impact our allies, and could draw in our military.

(Tạm dịch: Xung đột khu vực diễn ra không bị kiềm chế, bất kể là miền nam Ukraina hay Biển Đông (biển Nam Trung Hoa) hay bất cứ nơi nào trên thế giới, cuối cùng sẽ ảnh hưởng tới các đồng minh của chúng ta và có thể lôi kéo quân đội của chúng ta.)

2. Đoạn thứ hai:

In the Asia Pacific, we’re supporting Southeast Asian nations as they negotiate a code of conduct with China on maritime disputes in the South China Sea, and we’re working to resolve these disputes through international law.

(Tạm dịch: Tại châu Á Thái Bình Dương, chúng ta đang ủng hộ các quốc gia Đông Nam Á đàm phán một bộ quy tắc ứng xử với Trung Quốc về các tranh trấp lãnh hải trên biển Nam Trung Hoa, và chúng ta đang làm việc để giải quyết những tranh chấp đó thông qua luật pháp quốc tế.)

3. Đoạn thứ ba:

We can’t try to resolve problems in the South China Sea when we have refused to make sure that the Law of the Sea Convention is ratified by the United States Senate, despite the fact that our top military leaders say the treaty advances our national security.

(Tạm dịch: Chúng ta không thể cố gắng giải quyết các vấn đề trên biển Nam Trung Hoa khi chúng ta từ chối đảm bảo rằng Công Ước Quốc Tế về Luật Biển được thượng viện Hoa Kỳ phê chuẩn, bất chấp sự thật là các lãnh đạo quân sự hàng đầu khẳng định rằng công ước sẽ thúc đẩy an ninh quốc gia của chúng ta.)

Hoàn toàn không thấy Obama cảnh báo Trung Quốc ở chỗ nào. Có lẽ báo chí cho rằng chính ở đoạn thứ nhất Obama đã cảnh báo Trung Quốc về gây hấn Biển Đông, song nếu theo dõi toàn bộ văn bản thì đoạn đó nằm trong phần mà Obama nói về sự lựa chọn giữa chủ nghĩa can thiệp và chủ nghĩa biệt lập của Hoa Kỳ. Khi đưa ra cụm từ liên hệ "miền nam Ukraina hay Biển Đông hay bất cứ nơi nào trên thế giới" thì Obama chỉ diễn giải chủ nghĩa can thiệp quân sự Hoa Kỳ, ông ta muốn nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ sẽ can thiệp vào bất cứ đâu để bảo vệ lợi ích của Hoa Kỳ. Như một đoạn khác ông ta đã khẳng định là: Hoa Kỳ sẽ sử dụng quân đội, đơn phương nếu cần thiết, khi lợi ích cốt lõi yêu cầu - khi người dân của chúng ta bị đe dọa; khi sinh kế của chúng ta bị lâm nguy; khi an ninh của đồng minh của chúng ta bị nguy hiểm. Nếu coi câu đó là cảnh báo Trung Quốc thì cũng có nghĩa là Hoa Kỳ cảnh báo Nga và bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới, hay nói cách khác là Hoa Kỳ đang đe dọa cả thế giới, báo chí phương Tây chắc chắn không định tô điểm cho bộ mặt Hoa Kỳ kiểu đó. Mặt khác, tranh chấp trên Biển Đông không chỉ diễn ra giữa các quốc gia Đông Nam Á với Trung Quốc mà còn diễn ra giữa các nước Đông Nam Á với nhau, trong đó có Việt Nam, và cả với quốc gia ngoài khu vực Đông Nam Á như Đài Loan. Nếu suy diễn Hoa Kỳ muốn cảnh báo can thiệp quân sự vào tranh chấp trên Biển Đông thì có lẽ không chỉ Trung Quốc mà Việt Nam cũng sẽ là đối tượng, do Việt Nam đang có tranh chấp với nhiều đồng minh của Hoa Kỳ về lãnh hải. Đó là một sự vô lý rõ ràng. Tóm lại, Obama chỉ diễn giải chủ nghĩa can thiệp Hoa Kỳ, miền Nam Ukraina, Biển Đông hay bất cứ đâu chỉ mang tính minh họa cho phạm vi can thiệp của Hoa Kỳ nhưng một số báo chí phương Tây đã suy diễn điều này thành Hoa Kỳ cảnh báo Trung Quốc về tranh chấp trên Biển Đông và sẵn sàng đáp trả bằng quân sự.

Đoạn thứ hai nêu ở trên đã Obama đã chỉ rõ con đường xử lý tranh chấp trên Biển Đông, không phải là quân sự mà kêu gọi các nước Đông Nam Á cùng xây dựng bộ quy tắc ứng xử với Trung Quốc.

Đoạn thứ ba là đoạn đáng chú ý. Hoa Kỳ sau nhiều lần từ chối đã tham gia Công Ước Quốc Tế về Luật biển nhưng cho đến nay Thượng Viện Hoa Kỳ vẫn chưa phê chuẩn công ước này, có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ không sử dụng công ước này để xây dựng các chính sách quốc gia cũng như quốc tế. Đây là một kiểu lập lờ rất đặc trưng Hoa Kỳ, họ luôn kêu gọi các quốc gia khác tham gia vào công ước luật lệ quốc tế nhưng chính bản thân thì chỉ tham gia nửa vời, để khi cần thiết thì có thể xé bỏ mọi luật lệ.

Trong cả ba đoạn nhắc đến Biển Đông không đề cập đến sự gây hấn của Trung Quốc, cảnh báo sự gây hấn của Trung Quốc hay đe dọa đáp trả quân sự. Một số báo chí quốc tế đã xuyên tác nội dung phát biểu của Obama nhằm khiêu khích Trung Quốc. Báo chí dân tộc cực đoan ở Việt Nam đã ngay lập tức xào xáo nội dung đó như là một cứu cánh cho vấn đề Biển Đông, cổ vũ cho khuynh hướng dựa vào Hoa Kỳ để đối đầu với Trung Quốc, nhưng họ quên mất việc phải trả lời câu hỏi: Đâu là lợi ích của Hoa Kỳ?


Obama bảo vệ chủ nghĩa can thiệp toàn cầu của Hoa Kỳ trong bài diễn văn ở West Point

Mới đây báo chí Việt Nam có đăng tải nội dung tuyên bố của tổng thống Obama về việc quân đội Hoa Kỳ sẵn sàng đáp trả Trung Quốc trên Biển Đông và ủng hộ các quốc gia Đông Nam Á, song khẳng định này rất ít mang tính quốc tế, vì nó chỉ là một phần trong bài diễn văn phát biểu tại lễ tốt nghiệp của các học viên tại Học Viện Quân Sự Hoa Kỳ ở West Point. Điều đáng buồn hơn nữa là báo chí Việt Nam chỉ lấy một mẩu nhỏ tin tức và thêm thắt vào đó rất nhiều từ ngữ chứa đầy ảo tưởng, hầu như không có được một phân tích nào ra hồn về bài phát biểu ấy. Xin giới thiệu với bạn đọc bản dịch bài viết "Obama defends global US interventionism in West Point speech" của Bill Van Auken, bài viết phân tích nội dung bài phát biểu của tổng thống Obama dưới một góc độ khác.

Trong một bài diễn văn tại lễ tốt nghiệp của các sĩ quan mới toanh tại Học Viện Quân Sự Hoa Kỳ ở West Poit, New York, tổng thống Obama đã phác thảo một lý do căn bản cho chủ nghĩa can thiệp và sự xâm lược tiếp diễn của Hoa Kỳ trên mọi ngóc ngách của hành tinh.

Sự mô tả của tổng thống Hoa Kỳ là khó hiểu với những lời nói dối và lẩn tránh. Điều đó phản ánh sự khủng hoảng đang giam hãm tầng lớp thống trị của Hoa Kỳ sau hơn một thập kỷ của cuộc chiến tranh đã tạo ra bể máu ở cả Iraq và Afghanistan.

Trong khi Nhà Trắng quảng cáo bài phát biểu như là thông điệp chủ chốt về chính sách ngoại giao Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ thứ hai của Obam, một nhiệm kỳ của những sự khởi đầu mới bị đè nặng bởi đạo đức giả và những lý do vô lý hiện thời trong các hoạt động của Washington trên phạm vi thế giới.

Bài diễn văn chủ chốt mới nhất của Obama ở West Point được trình bày vào tháng 12 năm 2009, khi ông ta thông báo “làn sóng” với 30,000 lính Hoa Kỳ bổ sung tới Afghanistan, đánh dấu sự mở rộng của một cuộc chiến bị phản đối dữ dội và được mở rộng qua biên giới với Pakistan. Biện minh bằng lời nói dối rằng quân đội được triển khai để chống “khủng bố”, làn sóng đó đã chứng minh sự bất lực trong việc đàn áp sự phản kháng đối với sự chiếm đóng của Hoa Kỳ, chính phủ được Hoa Kỳ hậu thuẫn ở Afghanistan ít bền vững và có khả năng tự tồn tại.

Lễ tốt nghiệp hôm qua xuất hiện chỉ một ngày sau khi Obama thúc đẩy kế hoạch triển khai quân đội ở Afghanistan theo sau sự kết thuc chính thức cuộc chiến Hoa Kỳ -NATO vào cuối năm nay. Khoảng gần 10,000 lính Mỹ vẫn tiếp tục ở lại đất nước đó trong năm 2015, với một nửa số đó còn lại vào năm 2006 cùng với lực lượng bình thường, và khoảng 1000, tiếp tục ở lại không hạn định, cùng với các đầu mối của CIA và các nhà thầu quân sự tư nhân.

Trong khi Obama khẳng định, không có sức thuyết phục, rằng các kế hoạch đó cho thấy “nhiệm vụ tác chiến của Hoa Kỳ đã kết thúc”, phần còn lại trong bài phát biểu của ông ta cho thấy rõ việc rút quân ở Afghanistan gắn chắt với việc “xoay trục” chiến lược của Hoa Kỳ sang đối đầu trực tiếp với Nga và Trung Quốc – một sự thay đổi chứa đựng nguy cơ thật sự về cuộc chiến tranh thế giới thứ ba với vũ khí hạt nhân. Ông ta cũng làm rõ rằng chính quyền của ông ta sẽ tiếp tục khẳng định “quyền” can thiệp quân sự của đế quốc Hoa Kỳ vào bất cứ đâu và vào bất cứ khi nào mà họ xác định rằng cuộc chiến đó sẽ phục vụ cho lợi ích của họ.

Có thể thấy trước là Obama sẽ sử dụng bài diễn văn để công khai một sự leo thang quân sự, can thiệp quan trọng của Hoa Kỳ vào cuộc chiến phe phái đẫm máu nhằm thay đổi chính quyền ở Syria. Tờ Wall Street trích dẫn một quan chức dân sự vào thứ ba khẳng định tổng thống sẽ thông báo một chương trình mới triển khai lính Mỹ để huấn luyện và vũ trang cho “những người nổi dậy” Hồi giáo nhằm chiến đấu chống lại quân đội của chính phủ Syria.

Trái lại, ông ta tuyên bố Syria là “tiêu điểm trọng yếu” của một kế hoạch rộng hơn về can thiệp trên một dải lớn Trung Đông, Bắc Phi và Âu-Á. Ông ta nói rằng ông ta mới ra lệnh cho “đội an ninh quốc gia phát triển một kế hoạch cho mạng lưới đối tác từ Bắc Phi tới Sahel,” khu vực bị lây nhiễm khủng hoảng ở bắc-trung Phi, và đề xuất “Quỹ Đối Tác Chống Khủng Bố” mới trị giá 5 tỷ USD.

Trong khi tại các quốc gia như Yemen, Somali và Mali, những quỹ này sẽ được sử dụng để huấn luyện và trang bị cho các lực lượng đàn áp nhằm triển khai các chiến dịch chống phản loạn dưới danh nghĩa chống khủng bố Al Qaeda, thì ở Syria chúng sẽ được sử dụng để huấn luyện và trang bị cho lực lượng nổi loạn được tạo thành từ đa số Hồi giáo, những người trong nhiều trường hợp đã liên minh với Al Qaeda. Obama cố gắng biện minh bằng cách khẳng định những quỹ này sẽ được sử dụng để “đẩy lùi” những “kẻ cực đoan” ở Syria.

Không gì có thể trắng trợn hơn sự lừa dối của cái được gọi là “chiến tranh chống khủng bố”, thứ mà sau nhiều lời dối trá và nhiều tội ác được thực hiện dưới danh nghĩa của nó, vẫn tiếp tục đóng vai trò lực lượng dẫn dắt chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong bài diễn văn của Obama. Sự bốc mùi hiện nay của động cơ “khủng bố” trong can thiệp quốc tế được diễn tả trong sự mô tả của Obama về Hoa Kỳ như là “quốc gia không thể thiếu” được kêu gọi giúp đỡ, bất kể là khi “các cô gái bị bắt cóc ở Nigeria hay những người đàn ông mang mặt nạ chiếm đóng một toà nhà ở Ukraina.”

Sự đánh đồng giữa những kẻ khủng bố Boko Haram ở Nigeria với phản kháng nhân dân ở miền đông Ukraina nhằm mục đích biện minh cho những cuộc tấn công của chính phủ quốc gia cánh hữu Kiev – được gán cho cái tên “chiến dịch chống khủng bố” – với sự hợp tác và ủng hộ toàn diện của Washington.

Sự liên hệ tới “những người đàn ông mang mặt nạ” chiếm đóng các tòa nhà ở Ukraina cũng được tạo ra để xóa bỏ ký ức lịch sử về sự thật là Hoa Kỳ đã ủng hộ trước đó những người đàn ông tương tự - những gã phát xít Svoboda và Right Sector – khi chúng chiếm đóng một cách bạo lực các tòa nhà công sở ở Kiev trong cuộc đảo chính được phương Tây dàn xếp để lật đổ chính quyền của tống thông dân cử ở quốc gia này.

Obama không chỉ tuyên bố Hoa Kỳ “quốc gia không thể thiếu”, ông ta cũng tuyên bố, “Tôi tin ở chủ nghĩa ngoại lệ Hoa Kỳ với mọi tế bào sự sống của tôi”. Lời tuyên thệ khúm núm trung thành này dường như muốn chống đỡ sự chỉ trích của phái cánh hữu Cộng hòa.

Cơ bản hơn, điều đó gắn liền với sự khẳng định hiếu chiến của Obama về sự thống trị toàn cầu của đế quốc Hoa Kỳ và chính sách chiến tranh đơn phương được tiếp tục để xâm lược bất cứ nơi nào mà Washington thấy phù hợp.

“Hoa Kỳ phải luôn dẫn đầu trên phạm vi thế giới,” tổng thống Hoa Kỳ nói với những học viên mới tốt nghiệp. “Nếu chúng ta không làm, không ai khác sẽ làm. Quân đội mà các bạn tham gia sẽ là, và luôn luôn là, xương sống của sự lãnh đạo.” Ông ta không thể đưa ra một định nghĩa rõ ràng về từ “quân sự”.

Ông ta tiếp tục: “Hoa Kỳ sẽ sử dụng quân đội, đơn phương nếu cần thiết, khi lợi ích cốt lõi của chúng ta yêu cầu – khi người dân của chúng ta bị đe dọa; khi sinh kế của chúng ta bị lâm nguy; hay khi an ninh của đồng minh của chúng ta bị nguy hiểm.” Nói theo cách khác, họ sẽ gây chiến bất cứ khi nào cuộc chiến được coi là tạo ra thuận lợi cho lợi ích của tầng lớp tư bản thống trị Hoa Kỳ.

“Dư luận quốc tế quan trọng,” ông ta nói thêm. “Nhưng Hoa Kỳ sẽ không bao giờ xin phép để bảo vệ người dân, tổ quốc hay cách chúng ta sống.”

Ông ta cũng nhấn mạnh bài phát biểu của ông ta về “đối tác chống khủng bố” cũng như huấn luyện các lực lượng tay sai để tiến hành cuộc chiến vì lợi ích của Hoa Kỳ ở Trung Đông, Châu Phi và bất cứ đâu không phải theo nghĩa thay thế “hành động trực tiếp” của Hoa Kỳ và, đặc biệt là, tiếp tục thảm sát và ám sát bằng các vụ tấn công bằng tên lửa của máy bay không người lái.

Obama đã ra lệnh cho hơn 400 vụ tấn công kiểu đó và theo một ước tính bảo thủ thì số lượng nạn nhân cũng đã hơn 4,000 người – phần lớn trong số họ là thường dân – trong đó có ít nhất bốn công dân Hoa Kỳ.

Mặc dù tổng thống khẳng định trắng trợn về việc tiến hành các vụ giết chóc bất hớp pháp ở bất cứ đâu trên thế giới, nhưng bài phát biểu bao gồm các lời hứa hẹn đầu lưỡi về việc giữ gìn “luật lệ” và “quy tắc quốc tế”. 

Năm năm sau khi hứa hẹn nhà tù Guantanamo sẽ bị đóng cửa, Obama nói rằng ông ta sẽ “tiếp tục thúc đẩy” sự đóng cửa của nhà tù này.

“Giá trị và truyền thống pháp luật Hoa Kỳ không cho phép giam giữ không giới hạn những người dân phía ngoài biên giới của chúng ta,” ông ta nói. Lối nói không úp mở ấy gợi lên phỏng đoán rằng họ cho phép giam giữ “trong phạm vi biên giới của chúng ta,” nơi được coi là “Guantanamo miền bắc” mà chính quyền Obama sẽ thiết lập một số cơ sở an ninh tối đa trên lãnh thổ Hoa Kỳ.

Ông ta cũng liên hệ tới nội dung vô nghĩa về “sự hạn chế về thu thập và sử dụng tình báo của Hoa Kỳ” đang được triển khai, như đã tuyên bố, nhằm chống lại “nhận thức (đúng đắn)… rằng chúng ta đang thực hiện các biện pháp giám sát chống lại các công dân bình thường.”

Khởi đầu bài diễn văn, Obama tạo ra một sự phân chia giả mạo giữa “cô lập” và “can thiệp”, khẳng định rằng người tiền nhiệm tin rằng công việc của Washington không phải là can thiệp khắp địa cầu và sau cùng tìm kiếm một giải pháp quân sự cho mọi vấn đề. Khi dựng lên gã bù nhìn đó, ông ta tự cho mình là người bào chữa cho một chủ nghĩa can thiệp thông minh hơn, chuẩn bị cho một cuộc chiến xâm lược nhưng cũng tìm kiếm các công cụ khác để thỏa mãn sự thống trị toàn cầu của Hoa Kỳ. 

Mặc dù vậy, sự thật là không có bất cứ bộ phận đáng chú ý nào của tầng lớp thống trị Hoa Kỳ bảo vệ cho chủ nghĩa cô lập. Thứ mà Obama thực sự liên hệ là cuộc đấu tranh của đại đa số nhân dân lao động chống lại chính sách của ông ta, đại đa số dân chúng Hoa Kỳ, chống lại những cuộc chiến tranh xâm lược được khởi sự dựa trên những lời dối trá để đáp ứng lợi ích của đám quý tộc tài chính thiểu số.

Thursday, May 29, 2014

Thoát Lừa

Nghe thiên hạ cãi nhau ỏm tỏi về việc làm sao bảo vệ đất nước trước việc Trung Quốc đe dọa chủ quyền mới chợt nhớ đến cái chuyện ngụ ngôn xưa lắc xưa lơ, xưa đến độ chả biết ai kể nữa. 

Hồi xưa có một con lừa sống hoang dã trên đồng cỏ, nó tự do ăn cỏ non, uống sương mát lạnh, ngày lang thang khắp nơi, đêm ngủ dưới tán cây. Trên đồng cỏ cũng có chó sói, một loài ăn thịt hung dữ. Thường thì chó sói hay săn những con thú nhỏ, song thỉnh thoảng cũng có lúc nó rình rập tấn công con lừa để làm một bữa đại tiệc. Lừa hoang cảnh giác lại có bộ vó rắn như thép nên lần nào cũng thoát được móng vuốt chó sói, nhưng nó cảm thấy bực mình vì cứ bị chó sói đe dọa thường xuyên mà chả có cách nào tống khứ con sói đi được cả.

Một lần có người lái buôn đi qua đồng cỏ thấy sói đang săn đuổi lừa hoang. Sau một hồi vật lộn vất vả, vừa chạy vừa đá hậu vung vít, con lừa hoang cũng khiến con sói nản lòng bỏ đi. 

Người lái buôn liền nói với con lừa rằng: "Mày sống ở đây mệt thật đấy, lúc nào cũng bị chó sói nhăm nhe ăn thịt. Tao thấy thông cảm với mày lắm, hãy để tao giúp mày đuổi con sói đi nhé".

Con lừa hoang trả lời: "Thôi ông ơi, ông giúp thì tôi lấy gì báo đáp".

Người lái buôn nói: "Chuyện nhỏ mà, thỉnh thoảng mày giúp tao thồ hàng là được rồi".

Con lừa hoang lại nói: "Ông để tôi suy nghĩ xem sao đã".

Hôm sau người lái buôn đem con lừa nhà thả ra cánh đồng có con lừa hoang. Hễ chó sói cứ lảng vảng tới gần là người lái buôn đem vũ khí ra xua đuổi. Con lừa nhà thoải mái ăn cỏ và lang thang trên đồng cỏ. Suốt mấy ngày liền như vậy.

Con lừa hoang hỏi con lừa nhà: "Mày có phải làm việc nặng nhọc không?"

Con lừa nhà nói: "Ồ không đâu, làm chút ít thôi, rồi đi chơi. Mày thấy đấy, tao có chủ bảo vệ, không lo chó sói, lại cũng được tự do ăn chơi khác gì mày đâu. Sống như mày mới thật khổ, lúc nào cũng lo đối phó với chó sói. Hay mày về với chủ tao đi".

Con lừa hoang nghe bùi tai liền đồng ý. Người lái buôn đuổi chó sói đi rồi chất hàng lên lưng con lừa hoang, bắt nó thồ hàng không ngưng nghỉ, lại lấy roi quất liên tay để con lừa hoang phải bước nhanh. Đến bữa ăn, con lừa hoang chỉ được nắm rơm khô, chả thấy cỏ tươi đâu. Ngày nào cũng vậy, con lừa hoang nhớ đồng cỏ, nó hỏi người lái buôn: "Bao giờ tôi được về đồng cỏ?"

Người lái buôn trả lời: "Bao giờ mày làm việc trả xong nợ đuổi chó sói cho tao đã".

Và thế là con lừa phải thồ hàng và ăn rơm khô tới khi chết.

Chuyện con lừa là thế đấy, đáng đời con lừa, thay vì tự do trên đồng cỏ thì phải oằn lưng thồ hàng và chịu đòn roi. Nó quên mất rằng những kẻ có sức mạnh thì chẳng bao giờ cho ai tự do. 

Chuyện đời đơn giản vậy thôi, nếu nghe thiên hạ nói thì người ta cũng dễ dàng biết được đâu là lái buôn, đâu là con lừa khờ dại, đâu là con lừa nhà,

Những kẻ mở miệng ra huênh hoang đòi ban phát tự do độc lập cho người này người kia, hay tự ví mình với hình mẫu của tự do độc lập, bắt người khác phải theo đường lối của mình. Những kẻ đó chính là gã lái buôn, tự do độc lập chỉ là cái bánh vẽ, điều thực sự chúng muốn là người khác phải làm nô lệ, phải lệ thuộc vào chúng.

Những kẻ mở miệng ra là tôn vinh tự do độc lập nhưng lại bảo phải theo người này hay người kia, đấy chính là con lừa nhà, kẻ môi giới cho lái buôn. Lại nói về thủ đoạn của con lừa nhà thì thật là tinh vi nhiều tầng nhiều lớp khó lường. 

Có con lừa nhà thì nói theo lái buôn mới thoát được chó sói. Hoặc nó vỗ về con lừa hoang rằng, ừ mày lo là đúng, kẻ nào mạnh đều có thể là đểu giả cả, theo tao nên chọn kẻ bớt đểu hơn mà chơi, đấy mày thấy chó sói muốn ăn thịt mày chứ lái buôn đâu có muốn.

Có con lừa nhà lại nói với con lừa hoang nói rằng mày đang sắp chết đuối, người ta quăng cho cái phao, cớ sao còn lo ngại mưu đồ này kia để bị chết chìm. Thế nên hãy nhanh chóng làm đầy tớ cho lái buôn đi để khỏi bị ăn thịt.

Có con tinh vi hơn thì nói mày bị con sói ám ảnh quá lâu nên đầu óc bị trì độn rồi, giờ phải biết người lái buôn mạnh hơn chó sói, mà người lái buôn lại có chung lợi ích với lừa. Thế nên lừa hợp tác với người lái buôn để thoát sói là chuyện tất yếu.

Có con tinh vi hơn nhiều lại nói, mày bị chó sói đầu độc tư tưởng rồi, khó thoát được, giờ phải bỏ những tư tưởng ấy đi mà học hỏi theo tư tưởng của những kẻ tự do như tao đây thì mới tự do được. 

Có con tinh vi hơn nữa lại nói, mày bị lệ thuộc vào chó sói quá lâu, mất hết cả tính độc lập, mất hết cả khả năng tự lựa chọn, giờ phải bầu chọn những người sống trong tự do độc lập như tao đây làm lãnh đạo, chỉ có tao mới dẫn dắt mày đến với tự do.

Một con lừa muốn thoát cảnh làm nô lệ thì phải luôn nhớ rằng tự do phải tự mình tranh đấu mới có được, tự do nhờ vào kẻ khác cuối cùng chỉ là kiếp nô lệ.


Sunday, May 25, 2014

Đả đảo "Dân chủ" phương Tây!

Xin chú ý, bài viết này có thể gây sốc với những tín đồ của dân chủ theo kiểu phương Tây. Tác giả Andre Vltchek trong bài viết "Down with Western 'Democracy'!" đã công kích dữ dội nền dân chủ theo kiểu phương Tây, phủ nhận và đòi hỏi phải thay thế nó bằng một nền dân chủ thực sự. Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch.

Một bóng ma đang ám ảnh thế giới châu Âu và phương Tây – ngay lúc này, bóng ma của chủ nghĩa phát xít. Nó đến lặng lẽ, không phô trương ầm ĩ cũng như diễu hành, không giơ cao tay và hét to. Nhưng nó đến, hay quay lại, như thể luôn luôn hiện diện trong nền văn hóa đã từng biến toàn bộ hành tinh của chúng ta thành nô lệ cách đây một thế kỷ.

Vào thời phát xít Đức, phản kháng lại đế chế phát xít cũng được gọi bằng cái tên khó chịu: khủng bố. Người yêu hòa bình và du kích quân, chiến binh kháng chiến – tất cả họ đều luôn bị những gã phát xít mù quáng gọi là kẻ khủng bố

Theo logic của Đế quốc, giết hại hàng triệu đàn ông, đàn bà và trẻ em ở mọi ngóc ngách của thế giới bên ngoài được khẳng định là hợp pháp và yêu nước, nhưng chống lại một người của mẫu quốc là dấu hiệu của chủ nghĩa cực đoan.

Phát xít Đức và Ý coi luật lệ của họ là “dân chủ”, và Đế quốc cũng làm vậy. Đế quốc Anh và Pháp đã giết hại hàng triệu người trên khắp thế giới, nhưng luôn khuếch trương bản thân là “dân chủ”.

Và giờ đây, một lần nữa, chúng ta chứng kiến sự tấn công dữ dội khủng khiếp của bộ máy đế quốc chính trị kinh doanh phương Tây, gây bất ổn hay trực tiếp phá hủy hoàn toàn các quốc gia, lật đổ các chính quyền và ném bom tiễn các quốc gia “khủng bố” quay về thời đồ đá.

Tất cả những điều đó được thực hiện nhân danh dân chủ, nhân danh tự do.

Một con quái vật không được bầu chọn, như đã làm nhiều thế kỷ nay, đang chơi đùa với thế giới, tra tấn một số này, cướp bóc một số khác, hay cả hai.

Phương Tây, trong hành động đỉnh cao của sự kiêu ngạo, có vẻ đã lẫn lộn bản thân với ý niệm của Chúa. Họ đã quyết định rằng có đầy đủ quyền để đẽo gọt hành tinh, để trừng phạt và tưởng thưởng, để phá hủy và xây dựng lại theo ước muốn của họ

Làn sóng khủng bố kinh hoàng này không phải che đậy để chống lại hành tinh của chúng ta, mà được biện minh bằng thứ giáo điều vô nghĩa nhưng được bảo vệ đầy cuồng nhiệt, biểu tượng là một chiếc hộp (thường được làm từ giấy hay gỗ), và hàng sa số người nhét một mẩu giấy vào miệng phía trên chiếc hộp đó.

Đó là bàn thờ của nền tảng hệ tư tưởng phương Tây. Đó là sự ngu dốt tối cao không thể bị hoài nghi, khi nó đảm bảm trạng thái nguyên thủy cho tầng lớp cai trị và lợi ích kinh doanh, một sự ngu xuẩn biện minh cho mọi tội ác, mọi dối trá và mọi điên rồ.

Đây là bàn thờ thiêng liêng được gọi là Dân chủ, nhại lại trực tiếp từ khái niệm biểu tượng trong nguồn gốc là ngôn ngữ Hy Lạp.

***

Trong cuốn sách mới nhất của chúng tôi, “Về chủ nghĩa khủng bố phương Tây – từ Hiroshima tới chiến tranh của máy bay không người lái”, Noam Chomsky bình luận về quá trình “dân chủ” ở thế giới phương Tây:

“Hiện giờ mục tiêu của bầu cử là chôn vùi nền dân chủ. Chúng được ngành công nghiệp quan hệ công chúng điều khiển và họ hoàn toàn không nỗ lực tạo ra những cử tri được thông tin, những người có sự lựa chọn sáng suốt. Họ cố gắng đánh lừa nhân dân để có những lựa chọn phi lý. Những kỹ thuật tương tự được sử dụng để chôn vùi thị trường cũng được sử dụng để chôn vùi nền dân chủ. Một trong những ngành công nghiệp chủ chốt của đất nước và hoạt động căn bản của chúng là vô hình.”

Nhưng từ ngữ “thiêng liêng” đó, một khái niệm tôn giáo, đỉnh cao của sự mị dân của phương Tây, thực sự muốn biểu hiện cái gì? Chúng ta nghe thấy nó ở mọi nơi. Chúng ta đã hy sinh hàng triệu sinh mạng (tất nhiên không phải là của chúng ta, ít nhất là chưa phải, nhưng hoàn toàn là sinh mạng của người khác) nhân danh nó.

Dân chủ!

Tất cả đều là những khẩu hiệu và tuyên truyền trang trọng! Năm ngoái tôi đi thăm Bình Nhưỡng, nhưng tôi phải khẳng định rằng Bắc Triều Tiên không giống như trong khẩu hiệu của các nhà tuyên truyền phương Tây.

“Với danh nghĩa tự do và dân chủ!” Hàng trăm triệu tấn bom rơi từ trên trời xuống đất Lào, Campuchia, Việt Nam… các thân xác bị bom na-pam đốt cháy, bị các vụ nổ ngoạn mục xé làm nhiều mảnh

“Bảo vệ dân chủ!” Trẻ em bị cưỡng hiếp trước mặt cha mẹ chúng ở Trung Mỹ, đàn ông và đàn bà bị các biệt đội tử thần được huấn luyện tại các căn cứ quân sự ở Hoa Kỳ dùng súng máy hạ sát.

“Khai hóa văn minh thế giới và mở rộng dân chủ!” Đó luôn là khẩu hiệu của châu Âu, “việc cần làm” của họ, và một cách để cho người khác thấy nền văn minh vĩ đại của họ. Chặt tay người Công-gô, giết hại khoảng mười triệu người, và nhiều hơn nữa ở Namibia, Đông Phi, Tây Phi và Algier, đầu độc người Trung Đông bằng khí độc (“Tôi rất ủng hộ việc sử dụng khí độc đối với các bộ tộc không văn minh”, mượn từ vựng đặc sắc của (ngài) Winston Churchill). 

Vậy cái gì là thật? Ai là quý bà xa lạ với chiếc rìu trong tay và mặt bị che – quý bà có tên là Dân chủ?

***

Thật ra rất đơn giản. Khái niệm nguyên gốc từ Hy Lạp là δημοκρατία (dēmokratía) “sự cai trị của nhân dân”. Sau đó và hiện nay, dường như bị biến thành điều ngược lại ἀριστοκρατία (aristokratia), có nghĩa là “sự cai trị của tầng lớp quý tộc”. 

“Sự cai trị của nhân dân” … Chúng ta hãy cùng xem xét một vài ví dụ về “sự cai trị của nhân dân”.

Nhân dân nói, họ cai trị, họ bỏ phiếu “dân chủ” ở Chile, tạo ra chính phủ ôn hòa và xã hội chủ nghĩa của “Nhân Dân Thống Nhất” Salvador Allende.

Chắc chắn rồi, hệ thống giáo dục của Chile sáng chói, hệ thống chính trị và xã hội tuyệt diệu, truyền cảm hứng không chỉ cho nhiều nước Mỹ Latin, mà còn tới tận châu Âu Địa Trung Hải.

Điều đó không thể dung thứ, bởi vì như chúng ta đều biết, chỉ có người da trắng châu Âu và Bắc Mỹ được phép hỗ trợ thế giới với những bản thiết kế cho mọi xã hội, mọi nơi trên hành tinh. “Chile phải gào thét” đã được quyết định, nền kinh tế của họ bị tàn phá và chính quyền “Nhân Dân Thống Nhất” bị tước quyền lực.

Henry Kissinger, rõ ràng thuộc về một chủng tộc cao hơn và quốc gia có cấp bậc cao hơn, đã đưa ra một thông điệp thẳng thắn và theo cách rất “trung thực”, hoàn toàn xác định Hoa Kỳ đứng về phía dân chủ toàn cầu: “Tôi không hiểu là tại sao chúng tôi phải đứng yên và nhìn một đất nước đi theo con đường cộng sản do sự thiếu trách nhiệm của người dân.” 

Và thế là Chile bị tàn phá. Hàng ngàn người bị sát hại và “thằng con hoang của chúng ta” được trao quyền lực. Tướng Pinochet không được bầu: ông ta ném bom phủ Tổng thống ở Santiago, ông ta tra tấn dã man những người đàn ông và đàn bà đã được nhân dân Chile bầu chọn, và ông ta làm “mất tích” hàng ngàn người.

Nhưng chuyện đó là tốt, vì dân chủ, theo cái nhìn của Washington, London hay Paris, không có gì nhiều hơn và không có gì ít hơn cái mà người da trắng cần để kiểm soát hành tinh này, mà không bị phản đối và tốt nhất là không bao giờ bị phê phán.

Tất nhiên Chile không phải là nơi duy nhất mà “dân chủ” được “định nghĩa lại”. Và cũng không phải là kịch bản tàn bạo nhất, mặc dù đã quá đủ tàn bạo. Nhưng đó là “trường hợp” thật sự mang tính biểu tượng, bởi vì tuyệt đối không thể tranh cãi: một quốc gia bậc trung, được giáo dục cực tốt, bỏ phiếu trong cuộc bầu cử minh bạch, nhưng chính quyền của họ bị sát hại, tra tấn và lưu đày, chỉ đơn giản bởi vì nó quá dân chủ và can dự quá nhiều vào việc nâng cao đời sống nhân dân.

Có hàng sa số các ví dụ về sự giận dữ công khai từ phương Bắc, đối với “sự cai trị của nhân dân” ở Mỹ Latin. Trong nhiều thế kỷ, có vô số các vị dụ. Tất cả các quốc gia “phía bắc biên giới” của Tây Hemisphere đều trở thành nạn nhân.

Sau cùng, học thuyết Monrose tự áp đặt đã tạo cho Bắc Mỹ “những quyền không thể hoài nghi” để can thiệp và “điều chỉnh” mọi phong trào dân chủ “thiếu trách nhiệm” do các chủng tộc thấp kém hơn sống ở Trung và Nam Mỹ cũng như quần đảo Caribbe tạo ra.

Có nhiều kịch bản khác nhau về tài khéo léo thật sự, trong việc làm cách nào để tra tấn các quốc gia dám xây dựng những căn nhà tử tế cho nhân dân, hoặc sớm có bằng chứng về sự lặp lại cũng như dự đoán được.

Hoa Kỳ không chỉ tài trợ cho các vụ đảo chính cực kỳ đẫm máu (giống như ở Guatemala năm 1954) hay chỉ đơn giảm chiếm đóng các quốc gia để lật đổ chính quyền dân cử. Sự biện minh cho những can thiệp đó rất đa dạng: điều đó được thực hiện để “khôi phục trật tự”, “khôi phục tự do và dân chủ”, hay ngăn chặn sự trỗi dậy của “Cuba khác”.

Từ nước cộng hòa Dominica năm 1965 đến Grenada năm 1983, các đất nước được “bảo vệ khỏi bản thân họ” qua việc nhập khẩu (theo mệnh lệnh chủ yếu của tầng lớp thống trị Phản Kháng Bắc Mỹ với sự tự tôn bệnh hoạn) các biệt đội tử thần chuyên thi hành các vụ tra tấn, cưỡng hiếp và xử tử bất hợp pháp. Người dân bị giết hại do những quyết định dân chủ của họ bị coi là “thiếu trách nhiệm” và do đó không thể chấp nhận được.

Trong khi chủ nghĩa phân biệt chủng tộc công khai trong tất cả cách thức mà Đế quốc kiểm soát thuộc địa, “sự đúng đắn chính trị” được nhập khẩu khéo léo, giảm một cách có hiệu quả tới mức gần tối thiểu các phê phán nghiêm túc của xã hội bị buộc phải chấp nhận

Ở Indonesia, khoảng từ 1 đến 3 triệu người đã bị sát hại trong năm 1965/66, trong cuộc đảo chính do Hoa Kỳ tài trợ, bởi vì có “một mối nguy hiểm lớn” khi người dân cai trị và quyết định bỏ phiếu thiếu trách nhiệm, đưa Đảng Cộng Sản Indonesia lên nắm quyền, vào lúc đó là Đảng Cộng Sản lớn thứ ba trên thế giới. 

Tổng thống được bầu chọn dân chủ của Công-gô, Patrice Lumumba đã bị sát hại năm 1961, trong một nỗ lực phối hợp giữa Hoa Kỳ và châu Âu, chỉ đơn giản là vì ông ấy quyết định sử dụng phần lớn tài nguyên quốc gia để nuôi dưỡng nhân-p0- dân; và bởi vì ông ta không e ngại phê phán công khai và mạnh mẽ chủ nghĩa thực dân cũng như đế quốc phương Tây.

Đông Timor bị mất một phần ba dân số chỉ đơn giản vì nhân dân, sau khi giành được độc lập từ tay Bồ Đào Nha, không ngần ngại bỏ phiếu trao quyền lực cho phe cánh tả FRETILIN. “Chúng ta không dung thứ cho một Cuba khác ngay cận kề bờ biển của chúng ta”, nhà độc tài phát xít Indonesia Suharto phản đối, và Hoa Kỳ cũng như Úc hết sức tán đồng.Việc quân đội Indonesia tra tấn và sát hại người dân Đông Timor bị coi là không thích hợp và thậm chí không được đưa tin trên truyền thông đại chúng.

Tất nhiên, nhân dân Iran cũng không thể đáng tin cậy với “dân chủ”. Iran là một trong những nền văn hóa lâu đời và vĩ đại nhất trên trái đất, nhưng nhân dân muốn sử dụng doanh thu từ dầu mỏ để cải thiện đời sống, chứ không phải để nuôi dưỡng những gã đa quốc gia. Điều đó luôn bị các nhà cầm quyền phương Tây coi là tội ác - một tội ác đáng bị trừng phạt bằng cái chết.

Nhân dân Iran quyết định cai trị; họ bỏ phiếu, họ nói rằng họ muốn quốc hữu hóa toàn bộ ngành công nghiệp dầu mỏ. Mohammad Mosaddeq, thủ tướng được bầu chọn dân chủ của Iran từ năm 1951 đến 1953, đã sẵn sàng thực thi cái mà nhân dân yêu cầu. Nhưng chính phủ của ông ấy bị lật đổ trong một cuộc đảo chính do cơ quan tình báo Anh MI6 và tình báo Bắc Mỹ CIA phối hợp dàn xếp, và tiếp theo đó là chế độ độc tài sát nhân tay sai của phương Tây – Reza Pahlavi. Giống như ở Mỹ Latin và Indonesia, thay cho các dự án trường học, bệnh viện và nhà ở, nhân dân nhận được các biệt đội tử thần, phòng tra tấn và nỗi sợ hãi. Đó có phải là thứ họ muốn? Đó có phải là cái mà họ bỏ phiếu lựa chọn?

Có hàng tá các quốc gia trên khắp thế giới đã được phương Tây “bảo vệ” khỏi “công dân và cử tri thiếu trách nhiệm. Brazil mới đây “cử hành” lễ kỷ niệm lần thứ 50 cuộc đảo chính quân sự do Hoa Kỳ hậu thuẫn, cuộc đảo chính mở đầu cho chế độ độc tài quân sự khủng khiếp suốt 20 năm. Hoa Kỳ ủng hộ hai cuộc đảo chính ở Iraq, vào năm 1963 và 1968 đã đưa Saddam Hussein và đảng Baath của ông ta lên nắm quyền. Danh sách là vô tận. Đây chỉ là một số ví dụ ngẫu nhiên.

Trong các sự kiện gần đây, phương Tây đã lật đổ, hay âm mưu lật đổ, hầu như bất kỳ chính quyền được bầu cử dân chủ nào, trên tất cả các lục địa, định phục vụ nhân dân, bằng cách cung cấp cho nhân dân một cuộc sống và các dịch vụ xã hội với tiêu chuẩn tử tế. Đó là điểm qua thành tích và một số sự chịu đựng!

Có thể nào phương Tây chỉ tôn trọng “Dân chủ” khi “nhân dân bị cưỡng bức phải cai trị” chống lại lợi ích của bản thân? Và khi họ “bảo vệ” những gì họ được tầng lớp cai trị địa phương ra lệnh bảo vệ để đáp ứng lợi ích của Bắc Mỹ và châu Âu?… và cũng như khi họ bảo vệ lợi ích của các công ty đa quốc gia và chính quyền phương Tây phụ thuộc vào những công ty đó? 

***

Có thể làm gì? Nếu một đất nước quá yếu để bảo vệ bản thân bằng biện pháp quân sự, chống lại một số kẻ xâm lược hùng mạnh phương Tây, họ có thể tiếp cận bất kỳ thể chế dân chủ quốc tế nào với hy vọng được bảo vệ?

Không thể hình dung được!

Một ví dụ rõ ràng là Nicaragua, bị Hoa Kỳ xâm lược, không có lý do nào khác ngoài lý do trở thành cộng sản. Chính phủ của họ đã đến tòa án. 

Vụ án được gọi là: Nước cộng hòa Nicaragua kiện Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ

Đó là vụ án năm 1986 tại Tòa án Tư pháp Quốc tế (ICJ) mà ICJ đã ủng hộ Nicaragua và chống lại Hoa Kỳ cũng như yêu cầu bồi thường cho Nicaragua.

Bản án rất dài, bao gồm 291 điểm. Trong số đó có cả điều Hoa Kỳ đã can dự vào việc “sử dụng vũ lực bất hợp pháp”. Các vi phạm được khẳng định bao gồm tấn công cơ sở hạ tầng của Nicaragua và tàu biển, đánh mìn các cảng biển của Nicaragua, chiếm đóng không gian của Nicaragua, và huấn luyện, vũ trang, trang bị, cung cấp tài chính, cung cấp lực lượng (tổ chức “Contras”) cũng như tìm cách lật đổ chính quyền Sadinista của Nicaragua.

Bản án đã được tuyên, và đã được Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu cũng như ra nghị quyết. Nghị quyết của Liên Hiệp Quốc năm 1986 kêu gọi thi hành toàn bộ và ngay lập tức bản án. Chỉ có Thái Lan, Pháp và Anh bỏ phiếu trắng. Hoa Kỳ biểu lộ sự giận dữ đối với tòa án, và phủ quyết toàn bộ nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.

Họ tiếp tục chiến dịch khủng bố chống lại Nicaragua. Cuối cùng, đất nước bị tàn phá và kiệt sức bỏ phiếu vào năm 1990. Sớm thấy rõ rằng đó không phải là bỏ phiếu cho hay chống chính quyền Sadinista, mà là chịu đựng bạo lực của phương Bắc hay đơn giản là chấp nhận bại trận buồn thảm. Chính phủ Sadinista thất bại. Họ thất bại bởi vì cử tri bị súng của Bắc Mỹ dí vào đầu. 

Đó là cách “dân chủ” hoạt động

Tôi đưa tin về cuộc bầu cử của Nicaragua năm 1996 và đại đa số cử tri nói với tôi rằng họ sẽ bỏ phiếu cho ứng cử viên cánh hữu (Aleman), chỉ bởi vì Hoa Kỳ đe dọa tung ra một làn sóng khủng bố khác nếu chính quyền Sadinista quay trở lại nắm quyền, rất dân chủ.

Sadinista hiện đã quay lại. Nhưng chỉ bởi vì phần lớn Mỹ Latin đã thay đổi, và có sự thống nhất cũng như quyết tâm chiến đấu khi cần thiết.

***

Trong khi người châu Âu rõ ràng kiếm lợi từ chủ nghĩa thực dân kiểu mới và cướp bóc khắp thế giới, thật nực cười khi khẳng định rằng bản thân họ đang được “tận hưởng thành quả của nền dân chủ”

Trong cuốn tiểu thuyết sáng chói “Đang nhìn”, do Jose Saramago viết, một tác giả được giải Nobel văn học, khoảng 83% cử tri của một quốc gia không xác định (gần giống như quê hương Bồ Đào Nha của Saramago), quyết định bỏ phiếu trắng, thể hiện sự tức giận đối với với hệ thống lựa chọn đại diện của phương Tây.

Quốc gia này, tự hào bản thân là “một nước dân chủ”, phản hồi bằng cách tung ra một trận khủng bố điên cuồng đối với công dân. Hiển nhiên là nhân dân chỉ được phép lựa chọn dân chủ khi kết quả phục vụ cho lợi ích của chính phủ. 

Ursula K Le Guin, đánh giá tiểu thuyết trên tờ báo The Guardian, vào ngày 15 tháng 4 năm 2006, khẳng định: 

Bỏ phiếu trắng là một dấu hiệu không quen thuộc với phần lớn người Anh và Mỹ, những người chưa từng sống dưới các chính quyền mà việc bỏ phiếu của họ là vô nghĩa. Trong nền dân chủ chức năng, một người có thể coi việc không bỏ phiếu là một cách phản đối lười biếng có khả năng đặt quyền lực vào tay đảng phái khác (như khi số lượng người Lao động bỏ phiếu thấp dẫn đến Margaret Thatcher được tái cử, và người Dân chủ thờ ơ đảm bảo cả hai sự thắng cử cho George W. Bush). Rất khó để khẳng định rằng bản thân việc bỏ phiếu không phải là một hành động quyền lực, và tôi không hiểu việc mà các cử tri không bỏ phiếu của Saramago làm.

Bà ấy không phải hiểu. Thậm chí ngay ở châu Âu, khủng bố được tung ra trong nhiều dịp để đối phó với những ai quyết định bỏ phiếu “sai”

Có lẽ ví dụ tàn bạo nhất là trong thời hậu chiến tranh thế giới thứ II, khi các đảng cộng sản tiến đến chiến thắng ngoạn mục ở Pháp, Ý, Tây Đức. Những “hành vi thiếu trách nhiệm” tất nhiên là phải bị ngăn chặn. Cả lực lượng tình báo Hoa Kỳ và Anh đã thực hiện một nỗ lực khủng khiếp để “bảo vệ dân chủ” ở châu Âu, triển khai lực lượng phát xít để bẻ gãy, đe dọa, thậm chí sát hại các thành viên của đảng phái và phong trào tiến bộ .

Những cán bộ phát xít sau đó được phép, thậm chí khuyến khích, rời châu Âu tới Nam Mỹ, một số mang theo chiến lợi phẩm lớn từ các nạn nhân bị sát hại trong các trại tập trung. Các chiến lợi phẩm này có cả cả răng vàng.

Sau này, vào những năm 1990, tôi nói chuyện với một vài người trong số họ, và cả với con cái họ, ở Asuncion, thủ đô của Paraguay. Họ tự hào về hành động của họ, không ăn năn hối lỗi, cũng như tự hào là phát xít vậy.

Rất nhiều kẻ phát xít châu Âu sau đó tham gia tích cực vào chiến dịch Condor, họ được phát xít Paraguay cũng như nhà độc tài thân phương Tây Alfredo Strössner ủng hộ nồng nhiệt. Ngài Strössner là bạn thân thiết và là người chứa chấp rất nhiều tội phạm chiến tranh trong thế chiến thứ hai, bao gồm cả những người như Dr. Josef Mengele, bác sĩ phát xít được gọi là “Thần Chết”, người đã thực hiện các thí nghiệm về gen trên trẻ em trong chiến tranh thế giới thứ II.

Vậy là sau khi phá hủy “quá trình dân chủ thiếu trách nhiệm” ở châu Âu (Đế chế phương Tây thời hậu chiến), nhiều kẻ phát xít châu Âu hiện giờ đang phục vụ trung thành chủ nhân mới, được yêu cầu tiếp tục với những gì mà họ làm tốt nhất. Do đó, họ đã giúp ám sát khoảng 60,000 nam, nữ cũng như con cái của các thành viên cánh tả Nam Mỹ, những người có tội là xây dựng xã hội bình đẳng và công bằng tại quê hương. Nhiều kẻ phát xít tham gia trực tiếp vào chiến dịch Condor, dưới sự điều phối trực tiếp của Hoa Kỳ và châu Âu.

Như Naomi Kleisn viết trong cuốn sách của bà, Học thuyết Sốc: 

“Chiến dịch Cóndor, được gọi là kế hoạch Cóndor (tiếng Bồ Đào Nha : Operação Condor) là một chiến dịch đàn áp chính trị và khủng bố có liên quan tới các chiến dịch tình báo và ám sát các đối thủ, chính thức được các chế độ độc tài cánh hữu vùng nón phía Nam của Nam Mỹ triển khai vào năm 1975. Chương trình nhằm mục đích diệt trừ ảnh hưởng cũng như lý tưởng chủ nghĩa cộng sản hay Soviet, và để đàn áp các phong trào đối lập đang hoạt động hay tiềm tàng chống lại các chính quyền can dự.”

Ở Chile, phát xít Đức xắn tay áo và làm việc trực tiếp: bằng cách thẩm vấn, thủ tiêu, và tra tấn dã man các thành viên của chính quyền được bầu chọn dân chủ cũng như những người ủng hộ họ. Chúng thực hiện hàng sa số các thí nghiệm y khoa trên con người, tại một nơi được gọi là Colonia Dirnidad, dưới thời độc tài Augusto Pinochet, người có quyền lực được Dr. Kissinger với lối nói khuôn sáo của ông ta tạo ra và duy trì. 

Nhưng quay trở lại châu Âu: ở Hy Lạp sau thế chiến thứ II, cả Hoa Kỳ và Anh đều dính líu sâu đến cuộc nội chiến giữa người cộng sản và lực lượng cực hữu.

Vào năm 1967, chỉ một tháng trước cuộc bầu cử mà cánh tả Hy Lạp được dự đoán thắng lợi một cách dân chủ (kịch bản Indonesia năm 1965), Hoa Kỳ và các “đại tá Hy Lạp” tiến hành đảo chính, dẫn đến chế độ độc tài dã man kéo dài 7 năm. 

Những gì xảy ra ở Nam Tư, khoảng 30 năm sau đó, cũng rất rõ ràng. Một quốc gia cộng sản thành công không được phép sống sót, và nhất là ở châu Âu. Khi bom rơi xuống Belgrade, rất nhiều người tò mò và có tư duy phê phán đã không còn bất cứ ảo tưởng nào đối với chính phủ phương Tây cũng như “các nguyên tắc dân chủ”, đã nhanh chóng rời bỏ họ.

Nhưng sau này, đa số người châu Âu đã bị nhồi sọ, một trong số những người được cung cấp thông tin tồi và cứng đầu nhất (trong tư duy của họ) trên trái đất trái đất

Châu Âu và cử tri… Đám đông thường xuyên phàn nàn, muốn nhiều và nhiều tiền hơn nữa, và đưa ra kết quả bầu cử tương tự, rất dễ dự đoán theo chu kỳ bốn, năm hay sáu năm một lần. Họ sống và bỏ phiếu máy móc. Họ hoàn toàn đánh mất khả năng hình dung về một thế giới khác, chiến đấu cho các nguyên tắc nhân đạo, hay thậm chí mơ ước.

Châu Âu trở thành một nơi cực kỳ rùng rợn, một bảo tàng trong điều kiện tốt nhất, và một nghĩa trang ảo tưởng của nhân loại trong điều kiện tồi tệ nhất 

***

Như Noam Chomsky đã chỉ ra:

Người Mỹ có thể được khuyến khích bầu cử, nhưng không tham gia có ý nghĩa hơn vào đấu trường chính trị. Có lẽ bầu cử là phương pháp cô lập dân chúng. Một chiến dịch tuyên truyền khổng lồ được sắp đặt để hướng người dân vào những hành vi ngông cuồng được cá nhân hóa bốn năm một lần và nghĩ rằng, “Đó là chính trị”. Nhưng không phải. Đó chỉ là một phần nhỏ của chính trị. Dân chúng đã được loại bỏ cẩn thận khỏi các hoạt động chính trị, và không phải ngẫu nhiên. Một khối lượng công việc khổng lồ để đảm bảo cho sự tước quyền công dân đó. Trong những năm 1960, sự can dự bột phát của dân chúng vào dân chủ đã làm lực lượng bảo thủ khiếp sợ, họ đã sắp đặt một chiến dịch chống đối ác liệt. Các cuộc biểu tình cánh tả cũng như hữu diễn ra ngày nay là nhằm đưa dân chủ về cái hố của nó. 

Arundhati Roy, bình luận trong cuốn sách “Có cuộc sống sau dân chủ không?”

Câu hỏi ở đây thật sự là chúng ta làm gì cho dân chủ? Chúng ta biến nó thành cái gì? Điều gì xảy ra khi dân chủ được sử dụng hết? Khi nào dân chủ bị làm cho trống rỗng và không còn ý nghĩa? Điều gì xảy ra khi mỗi thể chế của nó di căn thành thứ gì đó nguy hiểm? Điều gì xảy ra hiện nay khi mà dân chủ và Thị trường Tự do được kết hợp trong một cơ quan cướp bóc đơn lẻ với trí tưởng tượng nhỏ bé và thui chột hầu như chỉ tập trung hoàn toàn vào ý tưởng tối đa hóa lợi nhuận? Có khả năng đảo ngược được quá trình này không? Có điều gì đó có thể làm biến đổi trở lại thành cái đã quen thuộc không?

***

Sau tất cả sự tàn bạo đó, cũng như sự giận dữ của nhân dân khắp thế giới, phương Tây giờ đây đang dạy dỗ hành tinh về dân chủ. Họ dạy cho người châu Á và châu Phi, nhân dân Trung Đông và Cận Lục Địa, về cách thức làm cho đất nước "dân chủ" hơn. Điều đó thật khó tin, một trong những điều khôi hài nhất trên trái đất, nhưng đang diễn ra, và mọi người phải yên lặng về nó.

Những người lắng nghe mà không cười phá lên đều được trả tiền xứng đáng. 

Đây là buổi hội thảo; thậm chí các dự án viện trợ nước ngoài cũng liên quan đến “sự cai trị tốt”, được Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ tài trợ. Châu Âu đang tích cực hơn trong lĩnh vực này. Giống như mafia Ý, gửi một thông điệp ngầm nhưng không lầm lẫn đến thế giới: “Mày hãy làm như chúng tao nói, nếu không chúng tao bẻ gẫy chân mày… Nhưng nếu bạn vâng lời, hãy đến chỗ chúng tôi và chúng tôi sẽ dạy cho bạn cách trở thành sĩ quan hậu cần tốt cho Cosa Nostra! Và chúng tôi sẽ cho bạn một ít mỳ ống với rượu vang khi bạn học.”

Bởi vì có rất nhiều tiền, nên được gọi là “tài trợ”… thành viên của tầng lớp thống trị, giới học giả, truyền thông và tổ chức phi chính phủ, từ các quốc gia đã bị phương Tây cướp bóc – những quốc gia như Indonesia, Philippines, Cộng hòa dân chủ Công-gô, Honduras, hay Colombia – gửi các đoàn quân nhân dân đến để tự nguyện được nhồi sọ, (xin lỗi, để được “khai sáng”), để học về dân chủ từ những sát thủ vĩ đại nhất của “quyền lực nhân dân” thực sự; từ phương Tây.

Tấn công nền dân chủ là một công việc kinh doanh khổng lồ. Bưng bít là một phần của công việc kinh doanh. Học cách ngồi yên và không can thiệp chống lại các lực lượng ngoại bang phá hủy nền dân chủ ở quốc gia của bạn, trong khi giả vờ “tham dự và tích cực”, thực tế là việc kinh doanh tốt nhất, tốt hơn là xây dựng những chiếc cầu hay giáo dục trẻ em (theo quan điểm của những kẻ hám lợi).

Một lần tại một trường đại học Indonesia nơi tôi được mời đến nói chuyện, một sinh viên hỏi tôi “đâu là con đường tiến lên”, để làm cho đất nước của cậu dân chủ hơn? Tôi trả lời, nhìn vào một số thành viên của hội đồng giáo sư:

“Yêu cầu giáo viên của bạn ngừng đi đến châu Âu trong các chuyến đi được tài trợ toàn phần. Yêu cầu họ phải được huấn luyện cách tẩy não bạn. Đừng tự mình đến đó để nghiên cứu. Hãy đi đến đó để nhìn, để hiểu và để học hỏi, nhưng đừng nghiên cứu… Châu Âu đã cướp bóc mọi thứ của bạn. Họ tiếp tục cướp bóc đất nước của bạn. Bạn nghĩ sẽ học cái gì ở đó? Bạn thực sự nghĩ rằng họ sẽ dạy bạn cách cứu vớt đất nước của bạn?”

Các sinh viên bật cười. Các giáo sư nổi giận. Tôi không bao giờ được mời lại. Tôi chắc chắn rằng các giáo sư biết chính xác tôi muốn nói gì. Sinh viên thì không. Họ nghĩ rằng tôi chỉ kể một câu chuyện đùa. Nhưng tôi không định đùa. 

***

Khi tôi viết những chữ này, chính quyền quân sự Thái Lan đã tiếp quản đất nước. Phương Tây im lặng: quân đội Thái là đồng minh cực kỳ thân cận. Nền dân chủ đang hoạt động…

Và khi tôi viết những chữ này, chính phủ phát xít ở Kiev đang săn đuổi, bắt cóc và “làm mất tích” người dân ở miền đông và nam Ukraina. Bằng một số sự bóp méo logic điên cuồng, truyền thông phương Tây được sắp xếp để lên án Nga. Và chỉ có một số ít người bò lăn ra sàn nhà mà cười.

Khi tôi viết những chữ này, một phần lớn của châu Phi chìm trong lửa, bị Hoa Kỳ, Anh, Pháp và các quyền lực thực dân khác phá hủy hoàn toàn.

Các quốc gia tay sai như Philippine hiện giờ được trả tiền để gây xung đột với Trung Quốc.

Chủ nghĩa mạo hiểm tân phát xít Nhật Bản được Hoa Kỳ ủng hộ toàn phần có thể dễ dàng gây ra chiến tranh thế giới thứ III. Cũng như phương Tây có thể tham lam và thực hành phát xít ở Ukraina.

Dân chủ! Quyền lực của nhân dân!

Nếu phương Tây chịu ở yên ở nơi mà nó thuộc về, ở châu Âu và Bắc Mỹ, sau thế chiến II, thế giới sẽ khó có những vấn đề như hiện tại. Những người như Lumumba, Allende, Sukarno, Mosaddeq, sẽ dẫn dắt quốc gia và lục địa của họ. Họ sẽ đối thoại với người dân của mình, tương tác với dân chúng. Họ sẽ xây dựng “nền dân chủ” theo kiểu của họ.

Nhưng tất cả những điều đến từ Hội nghị Bandung năm 1955, từ ý tưởng của phong trào không liên kết, đã bị tàn phá và dìm trong máu. Hy vọng chân thật của nhân dân thế giới bị cắt thành nhiều mảnh, bị đái vào, và sau đó bị ném xuống rãnh.

Nhưng không còn thời gian để phí phạm cho phân tích, cũng như khóc than cho những gì đã mất. Đã đến lúc hành động!

Hoa Kỳ và Châu Âu đã tra tấn thế giới, hàng thập kỷ và hàng thế kỷ. Họ đã tra tấn nhân danh nền dân chủ… nhưng tất cả chỉ là lời dối trá trắng trợn. Thế giới bị tra tấn bởi lòng tham, bởi phân biệt chủng tộc. Hãy nhìn lại lịch sử. Châu Âu và Hoa Kỳ ngừng gọi người dân là “mọi đen”, nhưng họ không hề tôn trong người dân hơn. Và họ sẵn sàng, giống như trước đó, hy sinh hàng triệu sinh mạng con người.

Chúng ta hãy cùng chấm dứt sùng bái cái hộp của họ, cũng như những mẩu giấy vô nghĩa mà họ muốn chúng ta bỏ vào đó. Không có quyền lực của nhân dân trong đó. Hãy nhìn vào bản thân Hoa Kỳ - dân chủ của chúng ta ở đâu? Một chính phủ độc đảng bị kiểm soát hoàn toàn bởi những kẻ theo trào lưu thị trường chính thống. Hãy nhìn vào báo chí, và tuyên truyền…

Sự cai trị của nhân dân bởi nhân dân, dân chủ thật sự, là có thể đạt tới. Nhân dân chúng ta đã bị trật đường, về mặt trí tuệ, nên chúng ta không suy tư về cách làm ra sao, trong nhiều thập kỷ.

Giờ đây chúng ta, nhiều trong số chúng ta, biết rằng cái gì sai, nhưng chúng ta vẫn chưa chắc chắn cái gì đúng.

Chúng ta hãy suy nghĩ và hãy tìm kiếm, hãy thử nghiệm. Và hãy loại bỏ chủ nghĩa phát xít của họ trước hết. Hãy để họ bỏ mẩu giấy của họ vào bất cứ chỗ nào họ muốn! Hãy để họ giả vờ không phải là nô lệ của một vài kẻ bán rong và kẻ lừa đảo. Hãy để họ làm bất cứ điều gì họ muốn – đó, nơi họ mà thuộc về.

Dân chủ nhiều hơn một chiếc hộp, nhiều hơn một đám đông đảng phái chính trị. Dân chủ là khi người dân thực sự lựa chọn, quyết định và xây dựng một xã hội mà họ mơ ước. Dân chủ là không phải sợ hãi na-pam và bom sẽ hủy diệt ước mơ của chúng ta. Dân chủ là khi người dân cất tiếng nói và tiếng nói đó phát triển quốc gia của họ. Dân chủ là khi hàng triệu bàn tay hợp sức và từ liên minh rực rỡ ấy, những con tàu mới bắt đầu chạy, những trường học mới bắt đầu dạy học, và những bệnh viện mới bắt đầu chữa bệnh. Tất cả bởi nhân nhân, vì nhân dân! Tất cả được tạo ra bởi những con người tự hào và tự do như là quà tặng cho tất cả - cho đất nước của họ.

Đúng vậy, hãy để những tên chủ nô bỏ mẩu giấy của họ vào hộp, hay bất cứ chỗ nào khác. Họ có thể gọi đó là dân chủ. Chúng ta hãy gọi dân chủ theo cách khác – sự cai trị của nhân dân, một sự đánh đổi vĩ đại của lý tưởng, của hy vọng và mơ ước. Chúng ta hãy giành lấy sự kiểm soát cuộc sống của mình và đất nước của chúng ta sẽ được gọi là “dân chủ”!

Saturday, May 24, 2014

Gã khờ và kẻ khiêu khích trên Biển Đông

Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đã thất bại thảm hại ở Trung Đông, trong vai trò là trung gian cứu vãn tiến trình hòa bình giữa đồng minh thân cận của Hoa Kỳ là Israel với Palestine. Giờ đây, ông ta lại đang cố gắng gỡ gạc thể diện ở châu Á với việc lên án hành vi của Trung Quốc là "khiêu khích và làm tăng thêm căng thẳng khu vực". Phát ngôn của ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry được báo chí dân tộc cực đoan ở Việt Nam tung hô nhiệt liệt, nhưng họ quên mất rằng phát ngôn của John Kerry chỉ là trong cuộc điện đàm với những người cùng cấp Việt Nam và Trung Quốc chứ không phải tại một cuộc họp báo công khai hay tại một diễn đàn quốc tế. Thậm chí ông này còn nhiệt tình một cách thái quá khi mời ngoại trưởng Việt Nam đến Washington để tham vấn. Không hiểu ông John Kerry định tham vấn gì, khi mà chính quyền Hoa Kỳ trên quan điểm chính thức là không đứng về phía nào trong tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và mức độ quan tâm của họ mới chỉ là quan ngại?

Trung Quốc cố tình khiêu khích Việt Nam trên Biển Đông bằng cách đưa dàn khoan nổi vào vùng chủ quyền kinh tế Việt Nam, điều đó không ai phủ nhận. Hơn nữa hậu quả của việc khiêu khích đó rất lớn, có thể dẫn đến sự đối đầu sâu sắc hơn với Việt Nam và tạo cơ hội cho các đế quốc tham gia gây rối loạn khu vực Biển Đông, điều gì đã khiến Trung Quốc sẵn sàng trả một cái giá lớn như vậy? Một điều chắc chắn đó không phải là vấn đề dầu khí hay lợi ích trên Biển Đông, thứ mà họ biết rằng cách duy nhất để có được là hợp tác với Việt Nam.

Cựu chiến binh hải quân từng thổi tung nhiều thuyền của thường dân Việt Nam trong chiến tranh đã lờ đi những câu hỏi khác.

Hoa Kỳ xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa và thiết lập sân bay cho chiến đấu cơ phản lực lên thẳng ở Nhật Bản để nhằm vào ai? Thật nực cười khi nói đó là để ngăn chặn Bắc Triều Tiên.

Hoa Kỳ tăng tốc xây dựng các căn cứ quân sự ở Hàn Quốc để chuẩn bị cho sự gia tăng quân đội Hoa Kỳ tại khu vực, dẫn đến làn sóng phản đối dữ dội của người dân Hàn Quốc, điều đó nhằm vào ai? Chắc chắn không phải để đối phó Bắc Triều Tiên.

Hoa Kỳ gia tăng các hoạt động quân sự ở Úc, đồng thời tăng quân số ở căn cứ không quân trên đảo Guam lên 3000, quân số lớn nhất kể từ thời chiến tranh Việt Nam đến nay, điều đó nhằm vào ai? Để tiếp vận cho Đông Dương với những máy bay B52 cất cánh từ Guam chăng?

Mới đây nhất trong chuyến viếng thăm châu Á, tổng thống Hoa Kỳ Obama đã ký kết một thỏa thuận đóng quân không giới hạn về quân số, số lượng vũ khí cũng như trang thiết bị với Philippine, điều đó nhằm vào ai? Lính Mỹ quan tâm đến việc diệt trừ quân khủng bố Hồi giáo ở miền Nam Philippine chăng?

Nếu vạch một đường nối các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ tại vùng biển Thái Bình Dương lại, người ta sẽ thấy một đường cánh cung khép kín bao vây Trung Quốc.

Thỏa thuận đóng quân của Hoa Kỳ với Philippine là giọt nước làm tràn ly, chính điều đó thúc đẩy Trung Quốc bằng mọi giá phải củng cố các vị trí chiến lược trên Biển Đông trước khi bị Hoa Kỳ phong tỏa hoàn toàn. Trung Quốc bị buộc phải làm điều đó ngay cả khi phải đối đầu với Việt Nam và sẽ phải trả một cái giá rất đắt. Sự kiện dàn khoan có thể chỉ là màn giương đông kích tây, trong lúc dư luận ồn ào chú ý tới dàn khoan nổi thì Trung Quốc gấp rút mở rộng và xây dựng các công trình quân sự trên các đảo đã chiếm được. 

Tuy vậy, vòng vây của Hoa Kỳ không phải là hoàn hảo, cả gã khờ cũng như kẻ khiêu khích đều hiểu rằng điểm quyết định trong cả vành đai đó là chiếc sân bay tự nhiên có chiều dài hơn một nghìn cây số kiểm soát toàn bộ khu vực Đông Nam Á cũng như Biển Đông. Ai đặt chân lên được cái sân bay đó thì người khác có chỉ còn có thể ngậm đắng nuốt cay mà thôi. Nhưng tất nhiên cái sân bay đó có chủ nhân, vấn đề là chủ nhân của nó muốn gì, điều đó nằm ngoài tầm với của gã khờ cũng như kẻ khiêu khích.

Friday, May 23, 2014

Chính phủ Obama xác nhận quyền lực chiến tranh không giới hạn mà không cần sự cho phép của Quốc Hội

Chính quyền Hoa Kỳ đã vứt bỏ chiếc lá nho - sự chấp thuận của Quốc hội, để trần truồng bước vào các cuộc chiến tranh bất tận, điều đáng chú ý là họ viện dẫn mục II Hiến pháp Hoa Kỳ để biện minh cho việc tiến hành chiến tranh không có bất cứ giới hạn nào, cũng như giết hại người dân Mỹ ở bất cứ đâu trên thế giới mà không cần xét xử. Xin mời bạn đọc bản dịch bài viết "Obama administration asserts unlimited war powers without Congressional authorization" của Joseph Kishore để biết thêm chi tiết.

Trong phiên điều trần trước Quốc hội vào thứ tư, các quan chức hàng đầu của chính quyền Obama đã xác nhận rằng tổng thống có quyền lực chiến tranh không giới hạn mà thậm chí không cần đến chiếc lá nho – sự ủy quyền của Quốc hội.

Phát biểu trước ủy ban quan hệ đối ngoại của thượng viện, các quan chức chính quyền – phó chủ tịch cố vấn pháp luật của bộ ngoại giao Mary McLeod và luật sư trưởng của bộ quốc phòng Stephen Preston – tuyên bố rằng các vụ tấn công của máy bay không người lái, triển khai quân lính cũng như các chiến dịch chiến tranh khác của chính quyền Obama không bị ràng buộc bởi Sự ủy quyền về Sử dụng Lực lượng Quân sự năm 2001 (AUMF).

Hơn một thập kỷ qua, AUMF đã trở thành sự che đậy cho tất cả những hoạt động bất hợp pháp và vi hiến của các chính quyền Bush và Obama – xâm lược quân sự, giam giữ không giới hạn (gồm cả ở Guatanamo Bay), tra tấn và ám sát bằng máy bay không người lái. Quốc hội đang cân nhắc chỉnh sửa hoặc chấm dứt AUMF trong một nỗ lực chuyển giao những hoạt động này sang một nền tảng cố định hơn.

Trong diễn biến tra vấn của các thượng nghị sĩ về tương lai của AUMF, McLeod và Preston khẳng định rằng, theo quan điểm của chính phủ, trong thực tế không AUMF không tạo thành bất cứ quyền lực bổ sung nào cho phía hành pháp ngoài những quyền đã tồn tại trong mục II của Hiến pháp Hoa Kỳ - một sự khẳng định về quyền lực hành pháp không giới hạn.

Preston đã khai, “Tôi không nhận thấy bất cứ nhóm khủng bố ngoại quốc nào thể hiện một mối đe dọa đối với đất nước này mà tổng thống thiếu thẩm quyền để chống lại đơn giản bởi vì điều đó không được quy định bởi AUMF. Nếu một nhóm thể hiện một mối đe dọa, tổng thống có thẩm quyền tiến hành chống lại mối đe dọa đó.”

Khi thượng nghị sĩ cộng hòa Bob Corker hỏi tổng thống có thể tiếp tục “tiến hành các hoạt động chống khủng bố mà ông ấy đang tiến hành hiện nay” hay không trong trường hợp AUMF bị hủy bỏ, McLeod trả lời, “Có, tôi tin rằng ông ấy có thể.”

“Hoa Kỳ có thẩm quyền nhằm vào các cá nhân, bao gồm cả người Mỹ, những người tạo thành mối đe dọa tiềm tàng tấn công đất nước của chúng ta,” McLeod bổ sung (bổ sung nhấn mạnh).

Trong ngôn ngữ của các luật sư chính quyền, “tiềm tàng” đã bị định nghĩa lại để diễn tả những điều kiện vô nghĩa này. McLeod không nói việc giết hại người Mỹ có thể diễn ra trong phạm vi Hoa Kỳ hay không. 

Một báo cáo trên tờ Rolling Stone về buổi điều trần ghi nhận: “Khi thượng nghị sĩ Tim Kaine (D-Virginia) hỏi ‘cái gì mà [tổng thống] không thể làm nếu không có AUMF’, Preston không đưa ra câu trả lời ngay tức thì. Sau đó Kaine hỏi nếu Hoa Kỳ có thể tiếp tục giam giữ tù nhân tại vịnh Guantanamo không khi AUMF bị hủy bỏ. Preston lảng tránh; McLeod bổ sung rằng Hoa Kỳ có thể tiếp tục giam giữ tù nhân ‘đến chừng nào mà chúng ta còn có xung đột vũ trang với Al Qaeda.’”

“Tôi nghĩ có thể nói thẳng rằng có hay không có AUMF, để gia hạn sự ủy quyền sử dụng lực lượng quân đội chống lại Al Qaeda, và Taliban, cùng những lực lượng liên kết khác mà chúng ta có xung đột vũ trang … tổng thống có thẩm quyền về mặt hiến pháp để hành động,” Preston nói.

Khi được hỏi phía hành pháp có đơn phương tấn công bất cứ quốc gia nào bị coi là “chứa chấp” khủng bố, mà không cần sự chấp thuận của Quốc hội, hay không, McLeod trả lời, “Chúng tôi phải nghĩ xem các cá nhân trong quốc gia đó hay trong chính phủ của quốc gia đó có tạo thành một nguy cơ tiềm tàng hay không.” Điều đó cho thấy, phía hành pháp sẽ có sự cân nhắc nội bộ và quyết định xem có nên bắt đầu một cuộc chiến dựa vào định nghĩa của họ về “sự tiềm tàng”.

McLeod bổ sung rằng trong quan điểm của chính phủ thì họ có thẩm quyền bắt đầu cuộc chiến chống lại Syria mà không cần sự cho phép của Quốc hội dựa vào những khẳng định không chắc chắn về việc sử dụng vũ khí hóa học (trong một cuộc nội chiến) hồi năm ngoái. Trong cuộc nội chiến của Syria, chính là Hoa Kỳ chứ không phải chính phủ Syria đã liên minh trực tiếp với Al Qaeda và các “lực lượng liên kết” của họ.

Buổi điều trần vào ngày thứ tư là một phần trong cuộc tranh luận nội bộ của giới chính trị về việc đánh giá một cuộc chiến thường trực. Điều trần trước ủy ban hoạt động vũ trang của thượng viện cách đây khoảng một năm, trợ lý bộ trưởng quốc phòng Michael Sheehan đã lập luận rằng UMF tạo cho chính quyền một quyền lực chiến tranh hầu như không giới hạn ở bất cứ đâu trên thế giới, bao gồm cả trong phạm vi Hoa Kỳ. Ông ta bổ sung thêm rằng thẩm quyền chiến tranh sẽ tiếp tục vô điều kiện “ít nhất là 10 đến 20 năm”.

Do đó, theo Sheehan vào lúc ấy, tiến hành các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái hay các cuộc chiến khởi sự trong tương lại không bị ràng buộc bởi sự ủy quyền thêm nữa của Quốc hội, chừng nào mà các chiến dịch quân sự có thể kết nối theo cách nào đó với Al Qaeda hay các “lực lượng liên kết” của họ - một cụm từ không xuất hiện trong AUMF. Sheehan đặc biệt dẫn chứng vụ đánh bom Boston Marathon mới đây để mở rộng “chiến trường” tới Hoa Kỳ.

Sau đó trong cùng tháng, Obama đã đọc một diễn văn tại học viện quốc phòng, đề cập tới việc phòng thủ với sự ám sát bằng máy bay không người lái. Lần đầu tiên, Obama công khai thừa nhận rằng ông ta đã ra lệnh giết Anwar al-Awlaki, một công dân Hoa Kỳ. Khi tuyên bố rằng “Hoa Kỳ đang ở ngã tư đường,” Obama nói rằng chính phủ của ông ta dự định “lôi kéo Quốc hội” về AUMF để “xác định xem chúng ta có thể tiếp tục chiến đấu chống khủng bố mà không phải giữ Hoa Kỳ trong trạng thái thời chiến thường trực như thế nào.”

Lời khai của McLeod và Preston làm rõ rằng chính quyền trong thực tế tìm kiếm một cơ chế để ủng hộ chiến tranh thường trực, ám sát bằng máy bay không người lái, cũng như các hoạt động cộng tác bất hợp pháp trong phạm vi các quyền lực hợp hiến của tổng thống.

Cơ sở pháp lý này cho hàng sa số những chế độ độc tài tổng thống đã trở thành nền tảng trong những bản ghi nhớ được tạo ra bởi cả chính quyền Bush và Obama. Phó tổng thống dưới thời Bush Dick Cheney và các luật sư của ông ta trong một nỗ lực đặc biệt lập luận rằng AUMF về cơ bản là thừa, một thủ tục, và khả năng tra tấn cũng như giết hại là từ mục II của Hiến pháp.

Các lập luận pháp lý giả tạo đã được tiếp tục và mở rộng dưới thời Obama, đặc biệt là khi chúng liên quan tới sự ám sát phi pháp. Vào thứ tư, thượng viện Hoa Kỳ bỏ phiếu 52-43 để mở đường cho việc chấp thuận bổ nhiệm của Obama đối với vị trí tại Tòa thượng thẩm khu vực số 1, David Barron. Barron là tác giả của bản ghi nhớ vẫn còn bí mật được tạo ra để biện minh cho vụ giết hại al-Awalaki và các công dân Hoa Kỳ khác mà không thông qua xét xử. 

Cuộc bỏ phiếu vào thứ tư hầu như theo đảng phái, với đảng Dân chủ bỏ phiếu thuận và đảng Cộng hòa bỏ phiếu chống. Bởi vì sự thay đổi quy định của thượng viện vào năm ngoái, bỏ phiếu thủ tục để chấp thuận chỉ đòi hỏi một đa số đơn giản, không phải là đa số tuyệt đối với 60 phiếu.

Nhằm tạo điều kiện cho việc chấp nhận, chính quyền tuyên bố vào thứ ba rằng họ sẽ ngừng các nỗ lực ngăn chặn giải mật theo lệnh của tòa án một trong số những bản ghi nhớ mà Barron tạo ra trong thời kỳ tại nhiệm ở văn phòng pháp lý của bộ tư pháp từ năm 2009 đến năm 2010. Sự giải mật này, Nhà Trắng đã tuyên bố, sẽ diễn ra tại một số thời điểm không xác định trong tương lai.

Lời hứa của chính quyền là đủ để làm hài lòng sự chỉ trích trong nội bộ đảng dân chủ. Thỏa hiệp cơ bản của họ với đòi hỏi quyền hành pháp không giới hạn của Nhà Trắng được thượng nghị sĩ Ron Wyden tổng kết, ông ta đã tuyên bố sau khi bỏ phiếu cho đề cử Barron được đi tiếp: “Tôi tin rằng mọi người Mỹ có quyền được biết nếu chính quyền của họ tin rằng có quyền giết hại họ.”

Cuộc bỏ phiếu xác nhận hoàn toàn cho Barron sẽ diễn ra hôm nay.

Thursday, May 22, 2014

Công an đã xong việc còn bộ y tế thì sao?

Ngày 22 tháng 5, công an tỉnh Quảng Trị đã có kết luận điều tra về vụ tiêm nhầm thuốc dẫn đến cái chết của 3 trẻ em ở Quảng Trị. Nội dung toàn bộ vụ việc có thể tham khảo trên báo Nhân Dân. Ngành công an đã làm xong việc của họ, song kết quả điều tra cho thấy phía Bộ Y Tế còn rất nhiều việc phải làm, đây là lúc bộ trưởng bộ y tế cho mọi người thấy quyết tâm và sức mạnh của bà.


(Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Thứ nhất, việc quản lý tủ thuốc của bệnh viện rất lộn xộn. Thuốc gây mê Esmeron được để chung với vắc xin viêm gan B một cách tùy tiện, chỉ ghi chú bằng bút lông phía ngoài vỏ hộp. Việc đặt thuốc gây mê lẫn vào vắc xin trong tủ diễn ra hai ngày trước đó nhưng nữ hộ sinh có thể không được lưu ý, do không thấy bệnh viện đưa ra bất cứ quy trình nào nhằm thông báo hay cập nhật về tình trạng thuốc trong tủ cho những người có thể tiếp cận tủ thuốc. Điều nguy hiểm nữa là, mọi người đều có thể tự vào phòng lấy thuốc dễ dàng mà không qua bất cứ khâu kiểm tra hay theo dõi nào nên khi lấy nhầm thuốc cũng không ai biết và lấy thuốc không rõ mục đích cũng không ai biết. Nữ hộ sinh sau khi lấy nhầm ba lọ thuốc đầu với lệnh của bác sĩ, lại có thể dễ dàng lấy tiếp ba lọ thuốc khác để ngụy tạo hiện trường. 

Thứ hai, nữ hộ sinh là một người không biết ngoại ngữ, không có chuyên môn sâu về thuốc, trên thực tế không biết thuốc Esmeron là thuốc gì hay phân biệt được nó với vắc xin viêm gan B, nhưng lại được phép tự đi lấy thuốc để tiêm trực tiếp cho trẻ em mà không phải trải qua bất cứ một khâu kiểm tra xác nhận lại nào. Như vậy, rủi ro sai lầm rất dễ xảy ra. 

Thứ ba, nữ hộ sinh gây ra vụ tiêm thuốc nhầm chưa được tập huấn và cấp chứng chỉ tiêm chủng trẻ em, nhưng bệnh viện vẫn để cho người này tiêm vắc xin cho trẻ em. Như vậy, nữ hộ sinh này tiêm thuốc theo kinh nghiệm thông thường, không có những kiến thức cần thiết về tiêm chủng trẻ em. Điều này cũng không kém phần nguy hiểm, ngay cả khi tiêm đúng thuốc thì việc không tuân thủ đúng quy trình và thiếu những kiến thức cần thiết để theo dõi cũng có thể gây ra rủi ro cho trẻ được tiêm vắc xin. Việc quản lý tiêm chủng cho trẻ em cần được xem xét lại.

Thứ tư, sau khi nữ hộ sinh tiêm nhầm thuốc, trung tâm y tế dự phòng đã cấp chứng chỉ tiêm chủng trẻ em cho nữ hộ sinh để đối phó với đoàn kiểm tra. Rõ ràng việc quản lý cấp chứng chỉ rất lỏng lẻo, đến nỗi người ta có thể cấp chứng chỉ cho một nữ hộ sinh chưa qua tập huấn và kiểm tra. Trung tâm y tế dự phòng đã che dấu sự thiếu trách nhiệm trong quản lý tiêm chủng của họ, những người chưa được tập huấn hay chưa có chứng chỉ đều có thể tiêm chủng cho trẻ em. Đây chính là vấn đề bộ y tế cần vào cuộc.

Mặc dù vụ việc được coi là sai sót cá nhân, nhưng qua những điều đã nêu trên thì sai sót cá nhân đó xảy ra trong bối cảnh việc quản lý chuyên môn của ngành y tế hết sức lộn xộn, đây chính là lúc bộ y tế nên nhanh chóng chấn chỉnh lại. Công an có thể điều tra phơi bày sự việc, có thể quy trách nhiệm cho một cá nhân, nhưng họ không thể quản lý bệnh viện thay ngành y tế.