Wednesday, May 21, 2014

Chiến tranh và hòa bình ở Triều Tiên và Việt Nam

Xin giới thiệu với bạn đọc bản dịch bài viết "War and Peace in Korea and Vietnam" của nhà hoạt động hòa bình Hoa Kỳ David Hartsough, bài viết cung cấp nhiều cảm nhận chân thực của một người Mỹ về Việt Nam sau những ấn tượng kinh hoàng của chiến tranh.

Tôi mới quay trở lại sau 3 tuần ở Triều Tiên và Việt Nam, những đất nước trong quá khứ đã phải chịu đựng và đang tiếp tục phải chịu đựng sự tàn phá của chiến tranh.

Hàn Quốc

Bắc và Nam đang bị giam hãm trong trạng thái bi kịch của chiến tranh lạnh với đất nước bị chia rẽ mà Hoa Kỳ áp đặt (và không có Liên Bang Soviet phản đối) từ năm 1945 và được củng cố vào năm 1948. Mười triệu gia đình bị chia rẽ bởi sự chia cắt của miền Bắc và miền Nam. Người dân ở Nam Triều Tiên không thể gọi điện, viết thư hay thăm viếng người thân hay bạn bè ở Bắc Triều Tiên và ngược lại. Một giáo sĩ Catholic từ Nam Triều Tiên mà tôi gặp đã trải qua ba năm rưỡi ngồi tù ở Nam Triều Tiên vì thăm viếng Bắc Triều Tiên trong một sứ mạng hòa bình. Biên giới giữa Bắc và Nam Triều Tiên là khu vực chiến tranh, nơi mà chiến tranh súng đạn có thể nổ ra bất cứ khi nào. Quân đội Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên thường xuyên tập trận bắn đạn thật với 300,000 lính đóng vai phòng thủ và tấn công với các chiến đấu cơ ở biên giới Bắc Triều Tiên. Bắc Triều Tiên cũng thường xuyên đe dọa chiến tranh. Liên Bang Soviet không còn tồn tại và đây là lúc Hoa Kỳ cầu khẩn sự tha thứ của người dân Nam và Bắc Triều Tiên vì đã áp đặt trạng thái chiến tranh lên hai đất nước, ký kết một thỏa thuận hòa bình với Bắc Triều Tiên để chính thức chấm dứt chiến tranh Triều Tiên, công nhận chính quyền của Bắc Triều Tiên và đồng ý đàm phán về mọi xung đột trên bàn hội thảo, không phải trên chiến trường.

Tôi dành phần lớn thời gian ở Triều Tiên trên đảo Jeju, một hòn đảo xinh đẹp ở cách đất liền phía nam của Nam Triều Tiên 50 dặm, nơi đó đó có khoảng từ 30,000 đến 80,000 ngượi bị sát hại kể từ năm 1948 theo mệnh lệnh của chỉ huy quân đội Hoa Kỳ. Người dân đảo Jeju đã phản kháng mạnh mẽ sự chiếm đóng của Nhật Bản trong thế chiến thứ hai và cùng với phần lớn người dân ở Triều Tiên, trông mong một quốc gia tự do và độc lập. Mặc dù vậy, thay vì một quốc gia thống nhất, Hoa Kỳ đã áp đặt một chính quyền chống cộng sản cực đoan ở Nam Triều Tiên và đặc biệt là ở đảo Jeju. Tất cả những người phản kháng một Nam Triều Tiên chống cộng sản và quân sự hóa đều bị sát hại (hơn một phần ba dân số thời đó). Bởi vì chế độ độc tài chống cộng sản kéo dài nhiều thập kỷ sau năm 1948, nên người dân đảo Jeju thậm chí không được phép nói về quá khứ hoặc họ sẽ bị tình nghi là thân cộng sản và bị trừng phạt. Chỉ đến năm 2003, tổng thống Roh Moo-huyn mới xin lỗi theo lệnh của chính quyền Hàn Quốc về việc thảm sát người dân đảo Jeju vào năm 1948. Đảo Jeju hiện nay được công bố là “Đảo Hòa Bình” và cũng được coi là “Vùng Di sản Thế giới” do có những dải san hô ngầm và vẻ đẹp tự nhiên.

Nhưng hiện nay chính quyền Hoa Kỳ quyết định “xoay trục sang châu Á” và lập kế hoạch chuyển tâm điểm của các chiến dịch quân sự sang châu Á – có lẽ là để bao vây Trung Quốc với các căn cứ quân sự và chuẩn bị cho cuộc chiến tiếp theo. Làng Gangjeong được lựa chọn làm cảng cho một căn cứ quân sự quy mô lớn, ở đó hiện nay chính thức là một căn cứ quân sự Hàn Quốc, nhưng thực tế được coi là nơi để các tàu chiến Hoa Kỳ giúp “bao vây” Trung Quốc. Do vậy, đảo Jeju có nguy cơ lại trở thành tâm điểm trong một cuộc chiến mới - thậm chí là cuộc chiến tranh hạt nhân giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Kể từ khi kế hoạch về căn cứ được thông báo lần đầu tiền bẩy năm trước đây, người dân Gangjeong đã phản đối việc xây dựng căn cứ và trong bốn năm qua đã ngăn chặn phi bạo lực các máy ủi và các xe tải xi măng đi vào căn cứ. Các nhà hoạt động Nam Triều Tiên (nhiều người thuộc các nhà thờ Catholic) đã tham gia phong trào phản kháng phi bạo lực. Hàng ngày có một đám đông tín đồ Catholic trong đó các thầy tu và nữ tu chặn đường chính vào căn cứ và mỗi ngày bị cảnh sát giải tán khi nhiều xe tải chở xi măng xếp hàng để đi vào căn cứ. Khi cảnh sát rút lui sau khi những xe tải tiến vào căn cứ, các thầy tu và nữ tu lại mang ghế ngồi ra tiếp tục chặn lối vào căn cứ - họ cầu nguyện suốt. Tôi tham gia với họ trong hai ngày cuối cùng trên đảo Jeju. Sau khi đám đông duy trì mỗi ngày khoảng hai giờ, các nhà hoạt động tới và khiêu vũ để chặn cửa chính khoảng một giờ. Một số người hành động theo lương tâm bằng cách chặn lối vào đã phải ngồi tù hơn một năm. Những người khác bị áp đặt các án phạt tiền nặng nề vì những hành động xuất phát từ lương tâm. Nhưng phong trào phản kháng phi bạo lực vẫn tiếp tục.

Một số người Triều Tiên làm việc chăm chỉ cho hòa giải và hòa bình giữa Bắc và Nam Triều Tiên. Nhưng các chính quyền Hoa Kỳ, Nam Triều Tiên và Bắc Triều Tiên vẫn tiếp tục đối đầu quân sự và hiện nay nếu căn cứ được xây dựng, sẽ là một căn cứ rất lớn khác ở Nam Triều Tiên. Những người Mỹ quan ngại cần phải hỗ trợ phong trào phi bạo lực của người dân đảo Jeju để chấm dứt xây dựng căn cứ quân sự ở đó.

Tôi tin rằng người dân Mỹ cần phải yêu cầu chính quyền của chúng ta chấm dứt lối hòa bình theo kiểu Mỹ đối với phần còn lại của thế giới. Chúng ta cần xử lý xung đột với Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và tất các các quốc gia bằng đàm phán trên bàn họp, chứ không phải triển khai quân đội hay đe dọa và xây dựng nhiều căn cứ quân sự hơn.

Và giờ tới Việt Nam.

Việt Nam

Vào tháng tư tôi đã dành ra hai tuần ở Việt Nam với tư cách là một thành viên trong đoàn đại biểu Cựu chiến binh vì Hòa bình do một nhóm cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam của Hoa Kỳ sống ở Việt Nam tổ chức. Tâm điểm trong chuyến viếng thăm của chúng tôi là tìm hiểu xem người dân Việt Nam tiếp tục phải chịu đựng đau khổ của cuộc chiến tranh đã kết thúc cách đây 39 năm ra sao.

Một số ấn tượng/điểm nhấn trong chuyến viếng thăm Việt Nam của tôi như sau:

*Sự thân thiện của người dân Việt Nam, những người chào đón chúng tôi, mời chúng tôi tới nhà họ và tha thứ cho chúng tôi mọi đau khổ, thương tích và chết chóc mà đất nước của chúng ta đã bắt họ phải gánh chịu trong cuộc chiến của Hoa Kỳ ở Việt Nam, với hy vọng rằng họ và chúng ta có thể sống trong hòa bình với nhau. 

*Sự đau khổ, thương tích và chết chóc khủng khiếp do cuộc chiến ở Việt Nam gây ra. Nếu Hoa Kỳ tôn trọng hiệp định Geneva, theo đó kết thúc cuộc chiến tranh với Pháp-Việt Nam vào năm 1954 và cho phép bầu cử tự do trên toàn lãnh thổ Việt Nam vào năm 1956, ba triệu người Việt Nam (trong đó có hai triệu thường dân) đã không phải chết trong chiến tranh của Hoa Kỳ ở Việt Nam. Quân đội Hoa Kỳ đã ném hơn tám triệu tấn bom (nhiều hơn tất cả các bên trong thế chiến thứ hai cộng lại) giết hại, gây thương tật và buộc người dân phải bỏ nhà cửa chạy trốn và nhiều người trong số họ phải sống dưới hầm. Ở tỉnh Quảng Trị, bốn tấn bom được ném xuống mỗi đầu người trong tỉnh (tương đương với tám quả bom nguyên tử được ném xuống Hiroshima).

*Người dân Việt Nam vẫn tiếp tục đau khổ và chết bởi bom chưa nổ và chất độc màu da cam được Hoa Kỳ ném xuống Việt Nam trong cuộc chiến. Mười phần trăm số bom ném xuống Việt Nam chưa nổ ngay và vẫn tiếp tục nổ trên sân vườn của người dân, trên cánh đồng và trong làng của họ, dẫn đến người dân ở mọi độ tuổi, có cả trẻ em bị mất chi, bị mù hay bị chết hoặc bị các thương tật khác. Tám trăm ngàn tấn bom chưa nổ vẫn nằm trên mặt đất Việt Nam. Kể từ khi kết thúc cuộc chiến, ít nhất có 42,000 người chết và 62,000 người khác bị thương hay tàn phế vĩnh viễn do bom chưa nổ. Chúng tôi đã chứng kiến một quả bom bướm chưa nổ được cho nổ an toàn sau khi được tìm thấy cách mười feet ở phía sau một căn nhà trong ngôi làng khi họ phát quang cỏ dại một ngày trước khi chúng tôi tới đó.

*Hơn 20 triệu gallon thuốc diệt cỏ đã được phun xuống con người và đất nước Việt Nam, trong đó có 15 triệu gallon chất độc màu da cam hủy diệt cây cối và mùa màng. Có ba triệu người Việt Nam là nạn nhân của chất độc màu da cam với cơ thể và trí óc dị dạng, ba thế hệ tiếp theo vẫn chịu đựng đau khổ do chất hóa học cực độc này gây ra, nó làm biến đổi gen và di truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác nên trẻ em vẫn tiếp tục bị dị dạng bẩm sinh trong trí óc và cơ thể. Chúng tôi thăm viếng một trại trẻ mồ côi bị ảnh hưởng bởi chất độc màu da cam, những đứa trẻ không bao giờ có khả năng sống một cuộc đời bình thường. Chúng tôi tới thăm một gia đình nơi những đứa trẻ nằm trên giường hay sàn nhà không có khả năng điều khiển cơ thể hay thậm chí nhận ra những người xung quanh. Một người mẹ hay người bà dành 24 giờ một ngày để chăm sóc chúng. Điều đó vượt quá sức chịu đựng của trái tim chúng ta.

*Tổ chức Cựu chiến binh (Hoa Kỳ) vì Hòa Bình Hiến Chương 160 ở Việt Nam đang trợ giúp các dự án giống như dự án Renew, trong đó người Việt Nam được hướng dẫn cách vô hiệu hóa hay cho nổ an toàn những quả bom chưa nổ mà họ tìm thấy ở cộng đồng. Họ cũng hỗ trợ các trại trẻ mồ côi và gia đình mà có một hay nhiều thành viên không thể lao động bằng cách mua cho gia đình ấy một con bò hay lợp mái nhà và hỗ trợ gia đình ấy. Đoàn của chúng tôi đóng góp 21,000 dollar cho trại trẻ mồ côi và hỗ trợ các gia đình bị nhiễm chất độc màu da cam và bị ảnh hưởng của bom chưa nổ - một giọt nhỏ so với nhu cầu, nhưng cũng rất đáng giá.

*Chính quyền Hoa Kỳ nên gánh trách nhiệm giải phóng sự đau khổ và thương tích mà cuộc chiến của chúng ta vẫn đang gây ra cho người dân Việt Nam và đóng góp hàng trăm triệu dollar cần thiết để làm sạch cả chất độc màu da cam lẫn bom chưa nổ và hỗ trợ các gia đình cũng như nạn nhân đang phải chịu đau khổ của chiến tranh. Người Việt Nam đã sẵn sàng làm việc, nhưng cần sự trợ giúp tài chính. Người Mỹ chúng ta đã gây ra thảm kịch này. Chúng ta có trách nhiệm -đạo đức phải dọn sạch nó.

*Ấn tượng rất mạnh mẽ với các cựu chiến binh Hoa Kỳ, những người đã tham gia giết chóc và phá hủy Việt Nam và giờ đang tìm thấy sự hồi phục những chấn thương trong chiến tranh cách đây 40 năm hoặc nhiều hơn, qua việc tiếp xúc với những người Việt Nam vẫn đang phải chịu đựng đau khổ của chiến tranh. Một cựu chiến binh Hoa Kỳ kể với tôi là sau chiến tranh ông ấy đã không thể sống với bản thân hay với bất cứ ai khác và sống xa cách mọi người đến chừng nào ông ấy có thể - khoảng hàng trăm dặm về phía bắc Anchorage, Alaska, làm việc với đường ống dẫn dầu ngày qua ngày, uống nhiều rượu hoặc sử dụng chất gây nghiện trong phần thời gian còn lại để trốn tránh khỏi những ấn tượng đau thương về chiến tranh. Ông ấy nói có hàng trăm cựu chiến binh khác cũng như vậy trong các cánh rừng ở Alaska. Chỉ sau ba mươi năm trong địa ngục, ông ấy cuối cùng cũng quyết định quay trở lại Việt Nam để hiểu người Việt Nam và tìm thấy cách chữa lành vết thương chiến tranh – bằng cách cố gắng chữa lành vết thương cho những người Việt Nam cũng như bản thân. Ông ấy nói rằng quyết định tồi tệ nhất trong cuộc đời là đến Việt Nam như một người lính và quyết định tốt nhất là trở lại Việt Nam như một người bạn của người dân Việt Nam.

*Có một đạo luật được quốc hội thông qua phân bổ 66 triệu dollar để kỷ niệm chiến tranh Việt Nam vào năm 2015, lễ kỷ niệm 40 năm kết thúc chiến tranh. Nhiều người ở Washington muốn làm đẹp hình ảnh của cuộc chiến ở Việt Nam – coi đó là một “cuộc chiến tốt” và thứ gì đó mà người Mỹ nên tự hào. Sau chuyến viếng thăm mới đây tới Việt Nam, tôi cảm thấy rằng chúng ta phải không cho phép chính phủ làm đẹp hình ảnh chiến tranh Việt Nam. Chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến khủng khiếp như mọi cuộc chiến. Chúng ta có thể học được từ lịch sử cũng như từ bài giảng tôn giáo của chúng ta rằng chiến tranh không phải là câu trả lời, rằng chiến tranh không giải quyết xung đột mà gieo mầm cho các cuộc chiến tương lai. Chiến tranh là thảm họa đọa đức đối với mọi người nhất là đối với những người tham gia giết chóc. (Có một số lượng lớn các vụ tự tử do các binh lính đang làm nghĩa vụ và cựu binh thực hiện, và linh hồn của tất cả những người còn lại trong số chúng ta cũng bị tổn thương).

*Hoa Kỳ có thể là quốc gia được yêu mến nhất trên thế giới nếu chúng ta chuyển từ hòa bình kiểu Mỹ trong quan hệ với thế giới sang một tầm nhìn thế giới về gia đình nhân loại toàn cầu. Chúng ta cần làm việc vì “an ninh được chia sẻ” cho mọi người dân trên trái đất và hành động theo niềm tin đó bằng cách hiến hàng trăm tỷ dollar mà chúng ta đang chi cho các cuộc chiến và chuẩn bị chiến tranh cho nhu cầu nhân đạo và môi trường ở Hoa Kỳ cũng như khắp thế giới. Chúng ta có thể giúp kết thúc nạn đói thế giới, xây dựng trường học cũng như bệnh xã trong các cộng đồng quanh thế giới – tạo dựng một cuộc đời tử tế cho tất cả mọi người trên hành tinh. Điều đó sẽ là biện pháp chiến đấu chống khủng bố hiệu quả hơn những nỗ lực hiện nay để duy trì an ninh bằng nhiều vũ trang hơn, nhiều bom nguyên tử hơn hay nhiều doanh trại quân đội bao quanh hành tinh hơn.

Tuesday, May 20, 2014

Tướng có quan hệ với CIA tiến hành đảo chính ở Lybia

Ba năm sau cuộc đảo chính và giết hại đại tá Gaddafi của liên quân Hoa Kỳ-NATO, Lybia lại đối mặt với một cuộc đảo chính quân sự khác, do một vị tướng từng là chiến hữu của Gaddafi cầm đầu. Xin mời bạn đọc xem bản dịch bài viết "CIA-linked general launches Libya coup bid" của tác giả Bill Van Auken để cập nhật những tin tức mới về sự kiện này ở Lybia.

Các lính du kích được trang bị tối tân trung thành với vị tướng nghỉ hưu có quan hệ sâu sắc với Cục tình báo trung ương Hoa Kỳ đã tấn công toàn nhà quốc hội Lybia vào chủ nhật với xe bọc thép và vũ khí hạng nặng, bắt giữ người phát ngôn và lãnh đạo quân đội Nouri Abushamain cùng với khoảng 20 sĩ quan và bắn vào tòa nhà.

Cuộc tấn công được chủ tịch quốc hội mô tả là một cuộc đảo chính, diễn ra chỉ một ngày sau khi Lầu Năm Góc yêu cầu triển khai 200 lính thủy Hoa Kỳ tới căn cứ ở Sicily để đảm nhiệm vai trò lực lượng “phản ứng khủng hoảng” ở Lybia. “Chúng tôi làm điều này một cách ngẫu nhiên bởi vì chúng tôi tin rằng tình trạng an ninh ở Bắc Phi đang trở nên xấu đến mức có thể nguy hiểm,” một người phát ngôn của Lầu Năm Góc nói. Quan chức quân đội Hoa Kỳ nói không có thẩm quyền làm rõ rằng tiêu điểm của nhiệm vụ là Lybia, nơi mà Washington có vẻ biết rằng bạo lực chủ yếu sắp diễn ra.

Hoàng gia Saudi sơ tán các thành viên khỏi Lybia vào chủ nhật, tiếp theo là hoạt động tương tự của Algeria và UAE. Tất cả đều cho thấy nguy cơ bạo lực. Ba năm sau cuộc chiến của Hoa Kỳ-NATO kết thúc bằng việc lật đổ và giết hại cựu lãnh đạo Muammar Gaddafi, Lybia, một chiến trường cho những du kích Hồi giáo và các lực lượng đối đầu khác, là mô hình của cái được gọi là quốc gia thất bại.

Lãnh đạo của cuộc nổi dậy vũ trang mới nhất là cựu tướng quân đội Lybia Khalifa Hafta. Một người ủng hộ cuộc nổi dậy vũ trang năm 1969 của đại tá Gaddafi, cuộc nổi dậy đã lật đổ triều đình của vua Idris được Hoa Kỳ và Anh hậu thuẫn, Haftar bị bắt vào những năm 1980 khi Lybia can thiệp vào Chad và sau đó được thả theo yêu cầu của Washington, trở thành một “tài sản” của CIA. Tiếp đó CIA chuyển ông ta tới Virginia, gần trụ sở của cục ở Langley, và giúp ông ta thiết lập các trại huấn luyện cho “Quân đội Quốc gia Lybia” – cái tên đó cũng được ông ta đặt cho tập hợp các đơn vị quân đội và du kích hiện đang chiến đấu để lật đổ chính phủ ở Tripoli.

Khi Hoa Kỳ và NATO tiến hành cuộc chiến thay đổi chính quyền ở Lybia ba năm trước đây, Haftar đã bay trở lại Benghazi để nhận quyền chỉ huy quân đội tay sai trên mặt đất trong khi Hoa Kỳ và NATO ném bom đất nước. Mặc dù vậy, ông ta bị cựu bộ trưởng bộ nội vụ Abdel Fatah Younis của Gaddafi hất cẳng, người này sau đó đã bị ám sát. Ông ta bị những du kích Hồi giáo thống trị lực lượng được NATO hậu thuẫn làm lu mờ.

Haftar đã thực hiện một cuộc đảo chính chết yểu vào tháng hai vừa qua, đăng tải một đoạn phim về bản thân trong đồng phục quân đội kêu gọi đình chỉ quốc hội cũng như chính phủ và thiết lập một hội đồng để “giải cứu” Lybia khỏi sự hỗn loạn. Không có đảo chính vũ trang, mặc dù vậy, chính quyền cũng phớt lờ hành động đó.

Cuộc tấn công mới nhất của Haftar, được gán cái tên “Chiến dịch khôi phục giá trị Libya”, được khởi sự vào thứ sáu với tấn công toàn diện vào quân du kích Hồi giáo đang thống trị ở phía đông thành phố Benghazi. Cuộc chiến dẫn đến cái chết của ít nhất 80 người và khiến một bộ phận lớn dân chúng phải bỏ trốn tới nơi an toàn. Các chiến đấu cơ và trực thăng đã ném bom các căn cứ quân sự của du kích Hồi giáo, bao gồm cả Ansar al-Sharia, một nhóm đã tấn công vào lãnh sự Hoa Kỳ và CIA “sáp nhập” khiến đại sứ Hoa Kỳ và ba người Mỹ khác thiệt mạng.

Chính phủ ở Tripoli phản ứng bằng các tuyên bố một “vùng cấm bay” trên bầu trời Benghazi – nực cười là biện pháp đó hệt như biện pháp mà Hoa Kỳ và NATO đã khởi động cuộc chiến kiểu thuộc địa mới của họ cách đây ba năm. Mặc dù vậy, dường như là mệnh lệnh được dùng để chống lại chính không quân của Lybia và không có tác dụng. Tham gia vào chiến dịch còn có các thành phần của đặc nhiệm Lybia, mặc dù các chỉ huy của lực lượng này tuyên bố họ trung lập.

“Chúng tôi sẽ không ngừng lại cho đến khi đạt mục đích,” Haftar nói với phóng viên vào thứ bảy. “Chiến dịch này có một mục tiêu cao cả là diệt trừ khủng bố.”

Có vẻ như cuộc tấn công quân sự cũng nhận được ít nhất là một số sự ủng hộ dân sự và thu hút sự chú ý của một số du kích quân bộ lạc, nhưng người đang tìm cách trả thù những cuộc giết chóc của người Hồi giáo. Benghazi đã thấy máu tiếp tục đổ trong những tháng gần đây, với các cuộc ám sát, đánh bom xe hơi và các cuộc giết chóc khác, phần nhiều trong số chúng do các du kích Hồi giáo mà chính quyền ở Tripoli công nhận là một phần của lực lượng an ninh gây ra. Một trong số các hoạt động mới nhất là vụ ám sát giám đốc tình báo địa phương.

Theo nhân chứng ở Tripoli, cuộc tấn công ngày chủ nhật vào tòa nhà quốc hội do lực lượng được gọi là du kích Zintan thực hiện, lực lượng xuất xứ từ thành phố mang tên Zintan cách Tripoli 80 dặm về phía tây nam, họ là quyền lực được thừa nhận ở thủ đô kể từ khi Gaddafi bị lật đổ, bao gồm cả sân bay thành phố, thể hiện sự thù địch với người Hồi giáo và tổ chức cuộc tấn công vội vàng vào nghị viện.

Sau cuộc tấn công, mặc dù vậy, giám đốc cảnh sát quân sự, đại tá Mukhtar Fernan, đưa ra thông cáo qua điện tín với danh nghĩa “Quân đội Quốc gia Libya” của Haftar tuyên bố sự tan rã của Quốc hội và khẳng định rằng Lybia sẽ không trở thành một “nơi trú ngụ cho khủng bố.”

Về phần mình, chính quyền kêu gọi các du kích Hồi giáo phản ứng lại cuộc đảo chính và đối đầu với “âm mưu giành quyền lực” ở Tripoli.

Phần lớn dân chúng coi Quốc hội và chính quyền Lybia là bất hợp pháp. Quốc hội được tập hợp từ các lực lượng Hồi giáo, các thành phần cựu Gaddafi và các băng đảng tội phạm, đơn phương gia hạn ủy quyền cho tới cuối năm – mặc dù phải được kết thúc vào tháng hai. Đất nước đã trải qua ba đời thủ tướng kể từ đó. Các phần tử Hồi giáo đã dàn xếp để trục xuất Ali Zeidan, một chính khách lưu vong thế tục và là ngoại giao kỳ cựu vào tháng ba vừa qua. Họ đang tìm kiếm sự thống nhất với chính phủ mới dưới thời Ahmed Meeiteg, sau một cuộc bỏ phiếu bị các đối thủ tuyên bố là gian lận. Cuộc tấn công vào nghị viện diễn ra cùng ngày với việc nội các mới được lựa chọn.

Đáng chú ý, các thông điệp từ Washington và liên minh của họ đã không bày tỏ sự ủng hộ đối với chính phủ ở Tripoli hay lên án cuộc đảo chính. Trái lại, người phát ngôn Bộ ngoại giao Jen Psaki trả lời phóng viên vào thứ hai, “Chúng tôi lặp lại lời kêu gọi tất cả các bên kiềm chế bạo lực và tìm kiếm giải pháp thông qua các biện pháp hòa bình.” Bà ta bổ sung thêm rằng Washington ủng hộ “một biện pháp dân chủ và hòa bình để đem tới sự ổn định ở Lybia, nhưng đó là một thỏa thuận lớn đối với nền tảng lỏng lẻo.”

Tương tự, EU tuyên bố rằng họ “quan ngại sâu sắc” đối với các sự kiện ở Libya, trong khi kêu gọi “tất cả các bên xây dựng sự đồng thuận để đảm bảo sự chuyển tiếp tới một nền dân chủ ổn định.” Và thư ký NATO tường Anders Fogh Rasmussen nói trong cuộc họp báo ở Brussels “tất cả các bên” nên “kiềm chế bạo lực và tham gia vào một cuộc đối thoại chính trị quốc gia có tính chất xây dựng.”

Các tuyên bố cho thấy, ít nhất là ai đang dẫn dắt tình hình, nếu không nói là ủng hộ cuộc đảo chính của Haftar.

Ba năm sau cuộc chiến thay đổi chính quyền của NATO, Lybia ở trong trạng thái tan rã. Tháng trước, sản lượng dầu mỏ, nguồn của 95% thu nhập của chính quyền, đã giảm xuống mức kỷ lục 215,000 thùng một ngày, chỉ bằng 13% so với năng lực hiện có. Tỷ lệ thất nghiệp khoảng 30%, và khoảng 1 triệu người bỏ chạy. Du kích vũ trang tạo ra bạo lực tràn lan, đồng thời kiểm soát một mạng lưới nhà tù bí mật và các trung tâm tra tấn trong đó có hàng ngàn người đang héo mòn. 

Như đã thấy lịch sử của Haftar có liên quan đến CIA, có nguyên nhân rõ ràng để cho rằng Washington đứng sau cuộc đảo chính. Cùng lúc, mặc dù vậy, chính sách Hoa Kỳ tại khu vực đặc trưng bởi sự phân biệt nội bộ với việc tận dụng các phần tử Hồi giáo mà Haftar tấn công để đáp ứng lợi ích của đế quốc Hoa Kỳ.

Những người Hồi giáo, bao gồm các cựu quân nhân Al Qaeda từng bị giam giữ ở Guantanamo, đóng vai trò nổi bật trong việc tổ chức lực lượng bộ binh được không lực Hoa Kỳ-NATO hỗ trợ để lật đổ Gaddafi. Sau cái được gọi là “cách mạng”, cũng lực lượng đó đóng vai trò đáng kể, trong hợp tác với CIA, để chuyển tải vũ khí từ các kho hàng của chính phủ Lybia và các chiến binh ngoại quốc vào cuộc nội chiến đẫm máu ở Syria, nơi mà Washington ủng hộ du kích Hồi giáo lật đổ chế độ Bashar al-Assad.

Những sự dàn xếp làm mất mặt chính quyền Obama với cuộc tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2012,  giết chết đại sứ J. Christoppher Stevens và 3 trợ lý. Khi những người cộng hòa ở Quốc hội triệu tập cấp tốc vì một vụ scandal mà chính phủ che dấu, không ai trong số họ thể hiện bất cứ xu hướng nào điều tra nguồn gốc thực tế của cuộc tấn công, đó là sự đổ vỡ trong liên minh giữa CIA và đồng minh Hồi giáo.

Bất kể Washinhton có quyết định hay không, ba năm sau khi lật đổ và giết hại Gaddafi, việc thanh toán với những thành phần đó và sử dụng tướng Haftar, một trong những đồng chí cũ của Gaddafi, làm người lãnh đạo mới của quân đội phục vụ Hoa Kỳ sẽ trở nên rõ ràng trong những ngày tới đây.

Sunday, May 18, 2014

Hoàng Anh Gia Lai bị cáo buộc phá hủy nghĩa trang, tấn công tình dục và làm chết gia súc ở Campuchia

Sau bản cáo buộc của Global Witness vào năm ngoái, công ty Hoàng Anh Gia Lai tiếp tục gặp rắc rối mới với các dự án ở Campuchia. Xin mời bạn đọc xem thông tin chi tiết qua bản dịch từ bài báo "Sexual abuse among claims against HAGL" đăng trên báo Phnompenh Post.

Tấn công tình dục và phá hủy các nghĩa địa linh thiêng là hai trong số nhiều các cáo buộc của dân các làng ở tỉnh Ratanakkiri đối với người khổng lồ cao su Việt Nam Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), theo một báo cáo tiết lộ về ngành đầu tư của Ngân Hàng Thế Giới (WB).

Vào tháng hai, 17 cộng đồng bản địa cáo buộc HAGL về việc chiếm đoạt đất đai đã nộp một bản kháng nghị cho Công ty Tài chính Quốc tế của Ngân hàng Thế Giới (IFC) – tổ chức này đầu tư vào nhà sản xuất cao su thông qua một quỹ trung gian được gọi là Dragon Capital Group. Việc đệ trình đã khởi động quá trình điều tra của bộ phận giám sát nội bộ IFC, Cố vấn Thanh Tra Tuân thủ (CAO).

Trong một đánh giá ban đầu vào ngày 12 tháng 5 và được công bố trên website, CAO văn bản hóa cáo buộc của dân làng đối với HAGL về việc làm giảm trữ lượng cá trên sông, xâm lấn và hủy hoại đất linh thiêng, làm chết hàng trăm gia súc và một trong những cáo buộc gây sốc hơn là bị các công nhân của công ty lạm dụng tình dục.

“Các cộng đồng cũng chia sẻ với CAO rằng có hai ví dụ về việc các công nhân của công ty tấn công tình dục, không chỉ là cưỡng ép đối với cá nhân, mà còn khiến phụ nữ trong làng khi làm các công việc hàng ngày phải tìm cách tránh các vụ làm hại có thể xảy ra”, báo cáo của CAO cho biết.

Hôm qua HAGL đã từ chối trả lời, nhưng theo quan điểm của công ty xuất hiện trong đánh giá của CAO vào ngày 12 tháng năm, người khổng lồ nông nghiệp khẳng định rằng họ tuân thủ theo luật pháp Campuchia, đồng thời thừa nhận rằng họ có lẽ đã có thể làm nhiều hơn cho những dân làng bị lấy đất để mở đường cho sự phát triển. 

“Công ty khẳng định rằng họ đã không chú trọng nhiều hơn và sớm hơn vào cơ hội phát triển cho các cộng đồng địa phương trong việc phát triển các hoạt động của họ,” bản báo cáo viết.

Các làng bị ảnh hưởng được tiếp xúc hôm qua không liên quan đến các trường hợp bị tấn công nhưng cáo buộc công nhân của HAGL tiếp tục lạm dụng, như việc dân làng bị ăn trộm nông cụ. 

“Chúng tôi nghĩ rằng họ làm điều đó bởi vì họ không muốn chúng tôi có bất cứ canh tác nào trên đất đai mà họ giải tỏa,” Romam Tham, một nông dân ở làng Kak, nói vào ngày hôm qua.

Theo thông tin của tờ Post vào cuối tuần trước, HAGL đã đình hoãn ba trong số các dự án của họ ở Ratanakkiri từ ngày 1 tháng 5 đến ngày 30 tháng 11. Một bản ghi nhớ của công ty vào ngày 28 tháng 4 về sự đình hoãn không đưa ra các lý do chi tiết cho việc tạm ngưng, nhưng có ghi lại các phản hồi theo cuộc họp với thanh tra viên của IFC vào ngày 2 tháng 4.

CAO ở Washington lặp lại các thông điệp qua thư điện tử là báo cáo cho biết cả dân làng và HAGL đều chấp thuận một quá trình giải quyết tranh chấp mà thanh tra viên của IFC sẽ tạo điều kiện.

HAGL thường xuyên là tâm điểm của cuộc tranh luận về đầu tư nông nghiệp ở Campuchia. Năm ngoái, tổ chức phi chính phủ ở Anh Global Witness đã công bố một báo cáo cáo buộc công ty về việc xâm nhập bất hợp pháp ra ngoài khu vực được nhượng quyền và chiếm hữu ít nhất 47,000 ha đất kinh tế được nhượng quyền – gần gấp năm lần giới hạn hợp pháp.

Hôm qua, Eang Vuthy, giám đốc của tổ chức phi chính phủ Equitable Combodia, đang hợp tác với các gia đình bị ảnh hưởng, nói rằng có một cuộc đối thoại công khai là một bước quan trọng, nhưng vẫn cần phải tiếp tục làm việc cho tới khi đạt được một giải pháp thích hợp.

“Điều quan trọng là cố gắng để tất cả các bên gặp mặt và thảo luận”, ông nói. “Nếu chúng ta có thể xác định vấn để thì chúng ta có thể cân nhắc bước tiếp theo.”

Đôi lời về Cù Huy Hà Vũ

Thấy anh họ Cù được lên hẳn tờ Washington Post chém gió, tưởng hay ho thế nào, sau một hồi than vãn dăm ba chuyện nhân quyền với dân chủ bịa đặt vớ vẩn và cũ rích thì anh họ Cù chốt hạ rằng: 

"I respectfully urge the U.S. government to use all relevant bilateral and multilateral venues, including negotiations on trade and security as well as loans from international financial institutions, to seek the immediate repeal of Articles 79, 88 and 258, and the unconditional release of all prisoners of conscience charged under these articles."

[Bà con không biết tiếng Anh thì có thể hiểu như sau: Tôi trân trọng hối thúc chính phủ Hoa Kỳ sử dụng tất cả các thiết chế song phương và đa phương thích hợp, bao gồm các đàm phán về thương mại và anh ninh cũng như các khoản vay từ các tổ chức tài chính quốc tế, tìm các bãi bỏ tức khắc các điều luật 79, 88 cũng như 258, và phóng thích vô điều kiện các tù nhân lương tâm bị kết án theo những điều luật đó."

Thứ nhất, Việt Nam là một nước độc lập và có chủ quyền. Luật pháp của Việt Nam phải do người Việt Nam xây dựng và chỉnh sửa theo nhu cầu của người Việt Nam, không có bất cứ quốc gia nào khác được phép can thiệp. Sự can thiệp của bất cứ quốc gia nước ngoài nào vào luật lệ của Việt Nam đều có thể coi là một sự xâm lược.

Thứ hai, kêu gọi một quốc gia khác gây áp lực để buộc Việt Nam phải sửa chữa pháp luật tức là kêu gọi quốc gia ấy xâm lược Việt Nam. Với bài báo trên, anh họ Cù đã tự biến mình thành kẻ phản bội Tổ quốc. Bất cứ người Việt Nam yêu nước nào cũng khó có thể tha thứ cho anh họ Cù về chuyện này.

Thứ ba, phản bội Tổ quốc chưa đủ, anh họ Cù còn kêu gọi Mỹ dùng các biện pháp kinh tế và an ninh để gây sức ép với Việt Nam, điều đó không chỉ cản trở sự phát triển của Việt Nam mà còn sẽ gây ra tổn thất kinh tế đối với hàng chục triệu gia đình người lao động Việt Nam, nhiều người có thể mất việc làm hay phá sản, bị đói, thậm chí chết, nhiều trẻ em có thể bị dị tật, suy dinh dưỡng hay thất học. Ngoại trưởng Hoa Kỳ M. Albright có thể trả lời ráo hoảnh rằng cái chết của nửa triệu trẻ em Iraq do Hoa Kỳ cấm vận Iraq là cái giá đáng để đổi lấy nhân quyền. Liệu anh họ Cù có hy vọng rằng một ngày nào đó sẽ phải nói một câu tương tự?

Saturday, May 17, 2014

Những vị chúa doanh nghiệp của Hoa Kỳ

Xin giới thiệu với bạn đọc bản dịch bài viết ngắn "The Corporate Gods of America" của Robert Fatina. Bài viết bày tỏ những ưu tư về một xã hội đặt lợi nhuận của doanh nghiệp lên trên hết.

Có ai hoài nghi rằng Hoa Kỳ được cai trị vì lợi ích của doanh nghiệp? Công thức cao quý “vì nhân dân” đã biến mất trong đám bụi thần diệu tưởng tượng nhiều thế hệ trước đây.

Trong thiên niên kỷ mới, bất cứ yêu sách nào phục vụ nhân dân, hơn là doanh nghiệp, bị loại bỏ ngay; dường như, những người được lựa chọn, hay còn được gọi là đại diện, và các doanh nghiệp sở hữu họ, được thuyết phục rằng 99% đã hoàn toàn bị ru ngủ bởi niềm tin gà gật kiểu như Hoa Kỳ là quốc gia vĩ đại nhất thế giới, và điều gì tốt cho kinh doanh thì cũng tốt cho họ. Những người còn mang niềm tin kỳ quái ấy xin hãy xem qua những sự thật rất cơ bản và sơ đẳng:

* Luật an toàn. Bị doanh nghiệp chống lại, các luật an toàn lỏng lẻo hay không-tồn tại đem lại lợi ích cho những doanh nghiệp nhỏ với chi phí do các cá nhân gánh chịu. Nhồi nhét nhiều công nhân hơn vào một nhà máy có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe của họ, nhưng nhiều công nhân hơn thì sản xuất nhiều hàng hóa hơn, và điều đó tốt cho doanh nghiệp

* Các tiêu chuẩn về xả thải. Các tiêu chuẩn đó cho phép hàng triệu người được sống trong một bầu không khí ít nhất là chấp nhận được, cũng như có nguồn nước uống dễ chịu. Nhưng việc doanh nghiệp buộc phải phải giảm lượng chất thải mà họ xả vào không khí và/hay nguồn nước lại tốn tiền, mà không đem lại bất cứ khoản thu nào. Khi không có doanh thu cho khoản đầu tư, doanh nghiệp chống lại các tiêu chuẩn đó. 

* Lương tối thiểu. Duy trì lương tối thiểu thấp làm gia tăng lợi nhuận doanh nghiệp trong khi buộc hàng sa số cá nhân và gia đình phải sống trong sự nghèo đói, một sự cộng thêm cho doanh nghiệp. Điều đó cho phép các giám đốc doanh nghiệp nhận được hàng triệu dollar tiền lương và thưởng, trong khi công nhân của họ chỉ đủ tiền mua thực phẩm, những người giàu có ấy dành riêng các hàng hóa xa xỉ như giáo dục cấp cao hơn cho bản thân hay cho con cái họ. Thêm vào chi phí cắt cổ của giáo dục cấp cao hơn là các khoản cho vay sinh viên với lãi suất cao đến nản lòng, và một lực lượng lao động thiếu giáo dục, tuyệt vọng sẽ hài lòng vớ lấy bất kỳ công việc nào với lương tối thiểu, và sẽ lưỡng lựu khi yêu cầu bất cứ thứ gì tốt hơn.

* Nước ngoài. Rất nhiều, nếu không phải là phần lớn, các doanh nghiệp lớn chuyển việc làm tới các quốc gia có mức lương gần như lương của nô lệ, không có tiêu chuẩn an toàn, giúp ích cho những kẻ tìm kiếm lợi nhuận, trong khi lấy đi của công dân Mỹ hàng triệu việc làm. Sự hủy hoại đối với sức khỏe và hạnh phúc của công nhân ngoại quốc không phải là mối bận tâm của các doanh nghiệp đang thuê họ làm việc.

* Phá hủy hay làm suy yếu các công đoàn. Trong nhiều thế hệ, các công nhân liên hiệp có thể tăng phần của mình thông qua đàm phán tập thể. Hiện nay, mặc dù vậy, các doanh nghiệp, cùng với quan chức chính phủ được họ mua và trả tiền, đang cố gắng làm suy yếu hay phá hủy các công đoàn. Ví dụ, ở Wincosin trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm năm 2012, có khoảng 66% nguồn tài trợ của thống đốc chống công đoàn Scott Walker đến từ bên ngoài bang, nhiều trong số đó là từ các nhóm kinh doanh bảo thủ, bao gồm anh em nhà Koch và Sheldon Anderson. Tổng cộng khoản đóng góp của ông Walker là 30,5 triệu dollar. Đối thủ của ông ta, Tom Barrett, nhận được khoảng 26% trong số 4 triệu dollar từ các nhóm bên ngoài.

* Doanh nghiệp kiểm soát truyền thông. Vào năm 1983, khoảng 15 công ty sở hữu 90% truyền thông Hoa Kỳ. Ngày nay, chỉ có sáu công ty sở hữu 90% truyền thông. Điều đó có nghĩa là 232 giám đốc truyền thông kiểm soát cái mà 277 triệu công dân Hoa Kỳ xem. Tại sao họ lại không muốn công dân chỉ xem những “tin tức” và “thông tin” sẽ nâng cao giá trị của các cổ đông, và cùng với điều đó là lương của họ? 

Tòa án tối cao đồng lõa với tất cả những điều đó. Một pháo đài cuối cùng của việc giải thích hiến pháp, công lý ngày nay, đôi khi dường như đã bị đốn hạ, sùng bái bàn thờ doanh nghiệp mà tòa án ủng hộ. Vào năm 2010, trong vụ Liên minh Công dân kiện Ủy ban bầu cử Liên bang, tòa án đã phán quyết rằng Tu chính án thứ nhất cấm các biện pháp giới hạn của chính phủ đối với quyên góp của “doanh nghiệp, hiệp hội hay công đoàn”. Điều đó mở ra cánh cổng tài chính cho phép những doanh nghiệp giàu có quyên góp không giới hạn cho các ứng cử viên sẽ phục vụ họ, trong khi chỉ mang lại lợi ích ít ỏi cho những người lao động bình thường.

Tất cả những điều đó không phải là hạt nhân chính của chủ nghĩa phát xít? Các mục tiêu của doanh nghiệp không phải là vị chúa tối cao, cùng với mối ưu tư cuồng tín về an ninh quốc gia, trong những cột trụ của nhà nước phát xít?

Mặc dù gần như tất cả các chính khách, tả, hữu và trung, quấn mình trong lá cờ Hoa Kỳ và tuyên bố về sự vĩ đại của điều tồi tệ Hoa Kỳ, dường như có nhiều công dân – động vật gặm nhấm, khi họ nhìn lá cờ, mở to đôi mắt ứa lệ và ủng hộ các chính sách cũng như chương trình phục vụ cho lợi ích của doanh nghiệp mà nhu cầu cơ bản của họ phải gánh chịu chi phí.

Phong trào “Chiếm đóng” tạo ra một bước chống lại thói quen tự hủy hoại đó, nhưng bất cứ phong trào nào cũng phụ thuộc vào việc phát hành, và truyền thông do doanh nghiệp sở hữu sẽ không chú ý tới những vấn đề không phục vụ cho lợi ích của bản thân. Truyền thông xã hội có thể là công cụ cuối cùng có thể, nhưng doanh nghiệp không quay lưng với giá trị đồng dollar của họ, hay các tác động tiềm tàng có thể nếu “nhân dân chúng ta” được phép kiểm soát. Mạng internet trung lập, nguyên tắc mà theo đó mọi website, dịch vụ và ứng dụng được nhà cung cấp dịch vụ Internet đối xử bình đẳng, đã thu hút sự chú ý của những người tìm kiếm sự giàu có cho bản thân, những cái két tiền đã phồng to. Với đề xuất mới của chính phủ Hoa Kỳ, các website sẽ nhận được dịch vụ tương ứng với khoản tiền mà họ sẵn sàng chi trả. Một lần nữa, những doanh nhân nhỏ, độc lập dựa vào sự nhân từ của những kẻ cạnh tranh lớn, và trong phần lớn các trường hợp không có cơ hội thành công.

Đó là cuộc sống ngày nay ở “xứ sở của cơ hội” được ca tụng nhiều nhất. Nếu ai đó đã giàu có sẵn, cơ hội có thừa. Mặc dù vậy, đối với 99% không có cơ hội, ồn ào tạo ra cơ hội cuối cùng có thể là điều tốt nhất.

Friday, May 16, 2014

Bất chấp đàm phán bàn tròn, chính phủ Ukraina mở rộng sự đàn áp

Xin giới thiệu với bạn đọc blog bản dịch bài viết "Despite round table talks, Ukrainian regime escalates crackdown" của Johannes Stern, cập nhật những diễn biến mới nhất về cuộc khủng hoảng tại Ukraina.

Hoa Kỳ và Châu Âu đã cho thấy sự ủng hộ của họ đối với các chiến dịch “chống khủng bố” của chính phủ Kiev nhằm dồn ép người biểu tình thân Nga ở miền đông Ukraina, thậm chí ngay cả khi Kremlin đã tuyên bố ủng hộ cái được gọi là đàm phán “bàn tròn” vào thứ tư ở Kiev và giữ khoảng cách với người biểu tình.

Vào thứ năm, tổng thống tạm quyền Oleksandr Turchynov khoe khoang rằng quân đội Ukraina đã phá hủy doanh trại của các chiến binh thân Nga trong các chiến dịch qua đem. Ông ta khẳng định quân đội của chính phủ đã tấn công một căn cứ cở thành phố miền đông Slavyansk và một căn cứ khác gần Kramatorsk – thành phố công nghiệp ở phía bắc tỉnh Donetsk, nơi mà cái được gọi là “chiến dịch chống khủng bố” của Kiev đã bắt đầu một tháng trước đây. Bộ trưởng quốc phòng ở Kiev thông báo rằng quân đội đã bắt giữ ba tù binh, khẳng định không có thương vong.

Chính phủ Kiev ngày càng dựa nhiều hơn vào lực lượng phát xít, đóng vai trò mũi nhọn trong cuộc đảo chính ngày 22 tháng hai chống lại tổng thống dân cử Victor Yanukovych, để tiếp tục các chiến dịch quân sự ở miền đông.

Vào thứ năm, tờ Guardian của Anh xuất bản một bài báo dài với tiêu đề “Sự lo ngại về nội chiến ở Ukraina gia tăng khi các đơn vị tình nguyện cầm vũ khí”, tường thuật về “các đơn vị phi chính quy xuất hiện trong những nỗ lực của Kiev giành lại quyền kiểm soát khu vực Donetsk và Luhansk từ tay các chiến binh thân Nga. Họ được các nhà cầm quyền Ukraina công nhận là bán hợp pháp, hoan nghênh mọi sự trợ giúp đối với cuộc chiến của họ ở miền đông”.

Nguy cơ của một cuộc nội chiến toàn diện ở Ukraina không phải là kết quả của “âm mưu Nga”, như truyền thông và các chính phủ phương Tây khẳng định. Các quyền lực đế quốc và những gã ngốc ở Kiev đã có chính sách dối trá kích động sắc tộc và căng thẳng văn hóa để gây bất ổn Ukraina và tạo lợi thế về lợi ích địa chiến lược chống lại Nga.

Một bức điện tín ngoại giao cách đây sáu năm được người sau này là đại sứ Hoa Kỳ tại Nga William Burns viết và được Wikileaks công bố mới đây, giống như một bản thiết kế cho sự kiện hiện tại.

“Sự mở rộng của NATO, đặc biệt là tới Ukraina, được coi là vấn đề ‘nhạy cảm và đau đầu’ đối với Nga, nhưng những sự cân nhắc chính sách chiến lược cũng làm nền tảng cho sự đối đầu dữ dội với việc Georgia và Ukraina gia nhập NATO. Ở Ukraina, điều đó bao gồm sự lo ngại rằng vấn đề đó có thể chia quốc gia làm hai phần, dẫn đến bạo lực, hay thậm chí như một số khẳng định là cả nội chiến, khiến quân đội Nga phải quyết định can thiệp hoặc không,” Burns viết.

Như bức điện tín đã cho thấy rõ, Hoa Kỳ và đồng minh NATO, bao gồm cả Đức, đã biết rằng thiết lập một chính phủ thân châu Âu và NATO ở Kiev sẽ kích động sự đối đầu ở trong cả nội bộ Ukraina lẫn từ phía Nga. Phản ứng này – diễn ra dưới dạng những người ly khai nổi loạn ở miền đông, và sự sáp nhập của Crimea vào Liên bang Nga – giờ đây được sử dụng làm cái cớ để biện minh cho sự tấn công của chủ nghĩa đế quốc vào Nga.

Khi đàm phán “bàn tròn” đang diễn ra, trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ Victoria Nuland, trong phát biểu tại hội nghị an ninh ở Bratislava, đe dọa rằng “nếu cuộc bầu cử ngày 25 tháng năm không diễn ra, nếu Nga tiếp tục gây bất ổn… sẽ có sự trừng phạt kinh tế tiếp theo, nghiêm trọng hơn đối với Nga ... Và chúng ta tin tưởng rằng những gì chúng ta đã làm đang bắt đầu gây nhức nhối.”

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy thông báo tại một cuộc họp báo chung với thủ tướng Georgia Irakly Garibashvili rằng Georgia và Moldova sẽ ký thoản thuận gia nhập Liên minh châu Âu vào ngày 27 tháng sáu. Châu Âu liên minh trực tiếp với hai quốc gia thuộc liên bang Soviet cũ có biên giới chung với Nga – một trong số đó, Georgia, đã tấn công quân đội Nga năm 2008, dẫn đến một cuộc chiến tranh ngắn với Nga – làm nổi bật tính chất thiếu thận trọng trong các hoạt động gây hấn của chủ nghĩa đế quốc nhằm bao vây và cô lập hoàn toàn Nga.

Vào thứ năm, Washington thông báo rằng NATO có kế hoạch thiết lập căn cứ quân sự lâu dài ở Ba Lan. “Hoa Kỳ nhận biết mong muốn của Ba Lan về việc triển khai căn cứ quân sự tại quốc gia, và tôi nghĩ rằng rất đáng để cân nhắc về sáng kiến này,” đại sứ Hoa Kỳ ở Ba Lan Stephen Mull nói.

“Không chỉ Hoa Kỳ, mà toàn bộ liên minh. Đây là một chủ đề quan trọng cần được thảo luận, điều đó sẽ diễn ra ở nước Anh vào tháng mười hai. Nếu Nga thay đổi một cách cực đoan môi trường an ninh ở khu vực này của châu Âu, thì sẽ cần phải có những trả đũa cụ thể từ NATO,” ông ta đe dọa.

Mull cũng tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ duy trì lực lượng bổ sung được gửi tới Ba Lan những tuần qua ít nhất là cho tới hết năm 2014. Suốt những tuần qua, Hoa Kỳ triển khai 12 chiến đấu cơ phản lực F-16 và khoảng 450 lính tới Ba Lan, một phần trong sự gia tăng quy mô của quân đội NATO ở Đông Âu.

Các biện pháp đó đã phơi bày sự gian trá của cái được gọi là đàm phán “bàn tròn” dưới sự đỡ đầu của Tổ chức Anh ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE). Họ đã khởi xướng việc ngăn chặn sự nổi loạn ở miền đông và thúc đẩy cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 25 tháng năm, thứ được coi là chìa khóa đem lại cái mã dân chủ hợp hiến cho chính quyền bất hợp pháp tay sai của phương Tây ở Kiev.

Mặc dù vậy, vòng đầu tiên kéo dài chỉ ba giờ đồng hồ. Tham dự đàm phán có các nhà lãnh đạo của chính phủ đảo chính, các tư bản tài phiệt, cựu tổng thống Ukraina Leonid Kravchuk và Leonid Kuchma, các lãnh đạo địa phương, thủ lĩnh tôn giáo, các nhân vật đứng đầu OSCE, đại sứ Hoa Kỳ và Đức tại Ukraina.

Cuộc đàm phán bao gồm cả việc lặp lại sự đe dọa đối với Nga và người biểu tình chống chính phủ ở miền đông. Mặc dù vậy, họ cũng bị nỗi sợ hãi dẫn dắt, sự đối đầu với chính phủ Kiev có thể vượt ra ngoài tầm kiểm soát và trở thành một cuộc nội chiến toàn diện hoặc khuấy động một sự bùng nổ xã hội trên toàn quốc gia.

Các quan chức miền đông Ukraina được tham dự đàm phán đã cảnh báo rằng có sự đối đầu quy mô lớn đối với chính phủ Kiev ở miền đông. Sergei Taruta, một nhà tư bản tài phiệt tỷ phú được chính quyền Kiev bổ nhiệm chức thị trưởng Donetsk nói: “Đa số dân chúng ở Donbass [miền đất có Donetsk] đứng về phía Ukraina thống nhất, nhưng đồng thời cũng chống lại chính quyền hiện nay ở Kiev.”

Phó thủ tướng Ukraina Volodymyr Groysman kêu gọi tất cả các bên tham gia “đối mặt với thách thức mà chúng ta có hôm nay,” cảnh báo rằng “không ai cho chúng ta cơ hội thứ hai. Chúng ta sẽ phải giành lấy niềm tin của dân chúng ở miền đông cũng như miền tây, nếu không chúng ta sẽ gánh chịu một số phận bi thảm.”

Những mối lo ngại đó được chính quyền Putin chia sẻ, chính phủ ấy cũng đại diện cho tầng lớp tinh hoa của tư bản tài phiệt - ở Nga cũng như ở Ukraina – là những kẻ đã tích lũy được một lượng của cải khổng lồ nhờ việc cướp bóc tài sản quốc gia, sau khi chế độ quan liêu Stalin làm tan rã Liên bang Soviet và tái thiết lập chủ nghĩa tư bản. 

Trong khi các quyền lực phương Tây và chính phủ Kiev sử dụng lá chắn “đàm phán bàn tròn” để chuẩn bị cho các biện pháp cứng rắn hơn thì Moscow lại đang tìm kiếm một thỏa thuận với các quyền lực đế quốc và chính phủ Kiev.

“Nếu có ai nổi lên như là người lãnh đạo với sự ủng hộ của đa số người Ukraina, tất nhiên đối thoại với người đó sẽ dễ dàng hơn những người tự phong,” ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố. Cảnh báo rằng Ukraina “đang ở gần một cuộc nội chiến”, ông ta khẳng định Nga sẽ ủng hộ cuộc bầu cử đã được lên kế hoạch và mở rộng vòng tay với ứng cử viên tổng thống được phương Tây ủng hộ cũng như nhà tư bản tài phiệt tỷ phú Petro Poroshenko, ông tuyên bố: “Chúng tôi có thể làm việc với bất cứ ai.”

Bất chấp sự liều lĩnh của Moscow nhằm đạt được một thỏa thuận, sức ép quân sự tiếp tục được gia tăng giữa các quyền lực chủ chốt của thế giới. Hạm đội Thái Bình Dương của Nga khởi hành từ Vladivostok vào thứ tư, tới Thượng Hải để hội quân với một hạm đội nhỏ gồm sáu tàu chiến Trung Quốc trong cuộc tập trận chung Nga - Trung lần thứ ba trên biển Nam Trung Hoa – đã trở thành tiêu điểm trong sự đối đầu căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Monday, May 12, 2014

Người Indonesia cần cuộc cách mạng!

Nếu có một ngày nào đó, bạn thấy người dân Indonesia đổ ra đường giương cao những khẩu hiệu như: "Đả đảo chế độ độc tài đa đảng", "Chủ nghĩa xã hội muôn năm", "Thoát Mỹ để phát triển", "Độc lập và Dân chủ"; thì có thể bạn sẽ không thấy ngạc nhiên, bởi vì bạn đã đọc bản dịch này.  Người trả lời phỏng vấn trong bài "Indonesians needs revolution", Andre Vlcheck là nhà văn, nhà làm phim, nhà báo điều tra, nghiên cứu về các cuộc chiến tranh ở nhiều nước trên thế giới. Andre Vlcheck đã đưa ra một cái nhìn độc đáo và khác biệt về hệ thống chính trị Indonesia, một quốc gia láng giềng trong khối ASEAN với Việt Nam.

Sau đây là bản dịch.

Ở Indonesia, sự lạ thường và đầy hy vọng đang xuất hiện. Sau một mùa đông trí tuệ kéo dài, những mầm xanh đang trồi lên khỏi mặt tuyết (nếu được phép sử dụng phép ẩn dụ này cho một đất nước miền nhiệt đới).

Một nhà xuất bản tiến bộ Indonesia – Badak Merah (“Tê giác đỏ”) – đang phát hành đầu sách đầu tiên, cuốn sách của Andre Vltchek’s “Indonesia – Quần đảo của nỗi sợ hãi”, được dịch từ tiếng Anh sang ngôn ngữ bản địa là ‘Indonesia: Untaian Ketakutan di Nusantara’. Một sự phê phán mạnh mẽ về Indonesia thời kỳ trước năm 1965, thời kỳ mà cả Andre Vlchek và Naomi Klein tin rằng không có gì hơn là một cuộc thí nghiệm của phương Tây trên con người, sau đó được sao chép lại tại nhiều nơi trên thế giới.

Nhà văn và nhà xuất bản người Indonesia Rossie Indira (RI) phỏng vấn Andre Vltchek (AV) cho báo CounterPunch:

RI: Anh có thể nói gì về tình hình hiện tại ở Indonesia? Anh so sánh tình hình hiện tại với tình hình thời kỳ mà anh sản xuất và đạo diễn bộ phim tài liệu “Terlena – Breaking of a Nation” như thế nào?

AV: Hiện giờ tình hình còn tồi tệ hơn 10 năm trước đây. Bởi vì trước đây còn có chút ít hy vọng. Nhà lãnh đạo tiến bộ Hồi giáo Abdurrahman Wahid (được gọi là Gus Dur) vẫn còn sống và Pramoedya Ananta Toer cũng vậy. Ngài Wahid, cựu tổng thống Indonesia, là một người xã hội chủ nghĩa bí mật. Ông ấy bị tầng lớp tinh hoa và quân sự Indonesia lật đổ bằng một cuộc đảo chính tư pháp, nhưng nhiều người Indonesia vẫn tin rằng ông ấy chuẩn bị quay lại.

Sau nữa, có một số nhóm nhà hoạt động, vẫn thuần khiết và chưa “bị tẩy não”, chiến đấu cho nước Indonesia mới. Nhân dân, ít nhất là nhiều người trong số họ, quan sát và tìm ra những cách thức mới để thay đổi đất nước.

Giờ đây chế độ độc tài hay còn gọi là “chính phủ Indonesia”, đã thống nhất hoàn toàn quyền lực… Bạn thấy đấy, phương Tây nói với người Indonesia, tất nhiên là gián tiếp, rằng “dân chủ” là khi bạn có nhiều đảng phái chính trị, và nhân dân ít nhất cũng được bỏ phiếu vào lúc nào đó. Nhưng điều đó hoàn toàn là vô nghĩa. Dân chủ là khi bạn bỏ phiếu và lá phiếu của bạn có thể thay đổi hoàn toàn đường lối của quốc gia: giống như Venezuela. “Quyền lực của nhân dân” thực sự … Có quá nhiều đảng phái chính trị và nhét những mẩu giấy vào một cái hộp chả đảm bảo điều gì hết. Ở Indonesia có rất nhiều đảng phái, nhưng tất cả bọn họ đều ủng hộ doanh nghiệp và tầng lớp tinh hoa, và mọi ứng cử viên của họ, gồm cả Jokowi, đều được chính phủ lựa chọn cũng như chấp nhận trước. Vậy nên bất kể mọi người bầu cử ra sao, chẳng có gì thay đổi hết.

Thực tế, bỏ phiếu ở những quốc gia như Indonesia là không yêu nước, chỉ để hợp pháp hóa chính phủ, thứ phục vụ cho lợi ích kinh tế và chính trị của ngoại bang, cũng như lũ điếm “tinh hoa”. Indonesia giờ đây là không thể phủ nhận là một quốc gia đang bị tàn phá. Đất nước này đã rơi xuống cấp độ của các quốc gia châu Phi cận Sahara (Tôi làm việc ở châu Phi và có thể dễ dàng so sánh). Có những khách sạn nhỏ và sang trọng ở một số thành phố, nhưng ở giữa chúng là ác mộng thực sự, thiếu hay hoàn toàn không có những dịch vụ căn bản.

Thậm chí Rwanda còn có đường xá tốt hơn Indonesia. Ngay cả Zimbabwe cũng có trường công tốt hơn. Ngay cả Kenya cũng có mạng thông tin di động và Internet tốt hơn. Ngay cả Botswana cũng có các bệnh viện công tốt hơn. 

Chính phủ dối trá về mọi thứ, gồm cả dân số, và số người nghèo (chiếm đa số dân chúng trong thực tế). Giáo dục hầu như không tồn tại. Cái được gọi là hệ thống giáo dục chỉ là sự tẩy não, và để duy trì tình trạng nguyên thủy. Và đây: một quốc gia với hơn 300 triệu người (con số thực) không có lấy một nhà khoa học hay tư tưởng lớn nào, trái ngược với những nơi như Nigeria, ở đó có rất nhiều.

Và không có sự đối lập thật sự.

Tất nhiên là nhà nước thất bại được giới hàn lâm và truyền thông phương Tây hoàn toàn ủng hộ; bởi vì nó làm những gì được sai bảo: trở thành một đất nước bị tẩy não khổng lồ, bị cướp bóc và xuất khẩu sự giàu có, trong khi không có lấy một người từng trải thấy rằng nhiều nơi trên thế giới đang đấu tranh cho sự độc lập thật sự, thoát khỏi kẻ độc đoán phương Tây, và đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội.

RI: Trong cuốn sách “Quần đảo của nỗi sợ hãi” của anh, đã được nhà xuất bản Pluto ở London phát hành, và sẽ có mặt trong hai tuần nữa ở Bahasa Indonesia: tại sao anh mô tả Indonesia là một “quần đảo của nỗi sợ hãi”? Nhiều người ở đây hỏi tôi điều này và dường như họ không nhận thấy hay không chấp nhận những gì anh mô tả?

AV: Nhân dân Indonesia sống trong nỗi sợ hãi thường trực, trong sự kinh hoàng. Họ thường xuyên không nhận thấy điều đó, bởi vì tâm trạng, “sống trong nỗi sợ hãi”, vốn là “biasa” (sự bình thường). Nỗi sợ hãi, cũng có thể giải thích tại sao hầu như không có những người nổi loạn, hay sẵn lòng khơi dậy sự nổi loạn chống chính phủ. Nhân dân bị chia rẽ bởi nỗi sợ hãi vô hình, thứ bắt nguồn từ sự thờ ơ và thiếu an toàn.

Chỉ có những kẻ cướp và tha hóa mới được bảo vệ và tôn trọng. Những người còn lại là các nạn nhân. Họ là các nạn nhân bị dọa nạt, bị làm nhục và không được biết tới. Công nhân sợ hãi vì họ không được bảo vệ: nông dân sợ hãi, các cô gái (pembantus) sợ hãi (và trốn chạy để tìm việc làm sang tận Trung Đông, một bến đỗ khắc nghiệt cho phụ nữ), và ngay cả những người quản lý thuê cho doanh nghiệp cũng sợ hãi. Trẻ em sợ hãi bởi vì chúng là tài sản của cha mẹ và bị đối xử như tài sản. Phụ nữ sợ hãi bởi vì họ bị hạ nhục trong hoạt động thường ngày và bị coi như miếng thịt, như đối tượng tình dục, như nô lệ. Nhiều phụ nữ phải chịu đựng việc cắt môi âm đạo (một số người nói phần lớn họ bị), bị tấn công tình dục, cưỡng hiếp (thậm chí ngay trong phạm vi gia đình của họ), và trong khi tỷ lệ lạm dụng tình dục cao nhất thế giới, phần lớn các vụ án không được trình báo do sợ hãi.

Ở Indonesia, cưỡng hiếp là chuyện thường xuyên xảy ra và một số vụ cưỡng hiếp trên quy mô lớn có tổ chức đã được chứng kiến: năm 1965/1966, ở Đông Timor và giờ là Papua. Phụ nữ bị bắt vào đồn cảnh sát thường bị cưỡng hiếp.

Nhiều phụ nữ sợ xã hội và gia đình của họ, nên nếu họ có thai ngoài hôn nhân, họ sẽ bỏ con (ném chúng xuống cống) hơn là đối mặt với xã hội. Indonesia là một trong những nước có tỷ lệ bỏ con cao nhất thế giới, nhưng một lần nữa, phần lớn không được thông tin. 

Người dân sợ bị tấn công, làm hại, cướp bóc hay cưỡng hiếp bởi vì họ không được bảo vệ. Cảnh sát và hệ thống pháp luật tha hóa hay/và theo phe của người giàu. Nạn nhân không thấy công lý. Làm sao bạn có thể không sợ hãi trong tình trạng hoàn toàn vô pháp luật?

Nếu người dân trông “khác biệt”, họ phải e ngại. Kẻ phân biệt chủng tộc làm hại những ai trông không giống như những người thuộc nhóm đa số. Indonesia là một trong những quốc gia phân biệt chủng tộc nhất trái đất, và đã có vài cuộc diệt chủng diễn ra ở đây. Nhưng không có nhận thức, trải nghiệm, hay hiểu biết về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc hiện tại. Không có sự tự phê phán. 

Người dân sợ bị ốm, bởi vì Indonesia có một hệ thống y tế tồi tệ nhất thế giới, hoàn toàn bỏ mặc cho các lực lượng thị trường. Chăm sóc y tế là công việc “kinh doanh”, cũng như mọi thứ khác đều trở thành “kinh doanh”. Thật là khủng khiếp và kinh hoàng.

Nạn nhân của vụ thảm sát năm 1965 sợ hãi! Thay vì yêu cầu công lý và đưa những kẻ chịu trách nhiệm về vụ diệt chủng vào tù, họ thực sự sợ hãi! Bởi vì họ không có khả năng tự vệ. Bạn thấy điều đó trong phim “Act of Killing”! Nhưng trong khi cả thế giới kinh hoàng, khi thấy những kẻ giết người hàng loạt ở địa phương được tôn kính và ca tụng, nhiều người Indonesia lại coi đó là chuyện bình thường – chỉ là biasa.

Nỗi sợ hãi sinh ra khi một người nhìn thấy toàn bộ quần đảo – bị tàn phá, phong tỏa, cướp bóc, đầu độc. Sumatra đã đi tong. Kalimantan đã đi tong, Papua… Java… Bangka… Bali trở thành một hòn đảo “miễn thuế” nhem nhuốc và bị đầu độc.

Có thể nhiều người không thể định nghĩa được nỗi sợ hãi của họ. Nhưng họ có nỗi sợ hãi và thể hiện nó trong hành vi. Đó là sự tức giận và cáu kỉnh.

Một số người nói họ hài lòng, nhưng thực tế phần lớn họ đang chán ngán. Người dân nói họ không nghèo, ngay cả khi họ lấy nước từ dưới cống và sống trong hộp carton. Họ nói họ không e ngại, bởi vì sự kinh khủng mà họ trải qua hàng ngày không được phép mô tả là nỗi sợ hãi. Nếu không, gia đình, quan chức, truyền thông sẽ nhại lại.

Tất nhiên, trên hết người dân Indonesia sợ bị “khác biệt”. Trở nên khác biệt sẽ bị trừng phạt tàn bạo. Những người khác biệt bị nhại, bị cách ly, bị cưỡng hiếp, bị tra tấn và bị giết hại. Họ bị cấm đoán. Trở thành người cộng sản bị cấm. Trở thành đồng tính bị cấm. Trở thành vô thần bị cấm. Theo Lão giáo bị cấm. Trở thành một trong hàng ngàn thứ bị cấm.

Đó là lý do tại sao đây là một trong những nơi kém sáng tạo, đơn điệu nhất trái đất. Nhiều người ẩn mình sau tôn giáo, một số thực sự đã trở nên hoàn toàn điên khùng. Họ cũng ẩn mình sau các bộ tộc theo huyết thống. Đối với đa số, thiếu sự hiểu biết và không có khả năng suy nghĩ khiến họ không thể thoát khỏi sự ngu dốt, lại được coi là thế mạnh. Indonesia là một trong những nơi kinh sợ và đáng sợ nhất trái đất. 

RI: Chúng tôi có những cuộc bầu cử lập pháp và ngày 9 tháng năm 2014. Đáng tiếc là như anh mới nói xong, chúng tôi đã bị tẩy não để nghĩ rằng có những cuộc bầu cử với nhiều đảng phái là dân chủ. Đại diện của chúng tôi ở Quốc hội quên sạch những lời hứa của họ sau khi được bầu hay tái cử, và rõ ràng là họ chỉ phục vụ cho lợi ích của bản thân. Cuộc bầu cử tổng thống cũng tương tự như vậy: một khi được bầu, tổng thống “quên luôn” những lời hứa và nhiệm vụ bảo vệ dân chúng. Vậy đâu là hệ thống tốt nhất cho một quốc gia như Indonesia? Bốn cây cột của Pancasila (triết lý nền tảng của nhà nước Indonesia) – “Dân chủ được dẫn dắt bởi sự thông thái nội tại trong sự đồng thuận được tạo nên từ sự cẩn trọng của những người đại diện” – có đúng không?

AV: Tôi tin rằng Indonesia trước hết cần được cai trị bằng một hệ thống chủ nghĩa xã hội, trước khi chúng ta có thể bắt đầu nói về “dân chủ”.

Bởi vì trước hết, người dân Indonesia cần được giáo dục và biết cái mà họ muốn và cái mà đất nước của họ là. Lợi ích của nhân dân cần phải được đặt lên đầu tiên! Toàn bộ xã hội phải làm việc ngày đêm để cải thiện cuộc sống của đa số. Điều căn bản là chúng ta cần đối lập với những gì mà Indonesia đang là hiện nay, đó là: đại đa số đang phục vụ cho lợi ích của những tên côn đồ địa phương và thương nhân ngoại quốc.

Cần phải giáo dục người dân một cách mạnh mẽ. Như hiện nay, sau cuộc đảo chính quân sự được Hoa Kỳ tài trợ năm 1965 và dẫn đến tắm máu, văn hóa Indonesia đã bị phá hủy và thay thế bằng văn hóa đại chúng địa phương và chủ yếu là văn hóa đại chúng Hoa Kỳ. Tư duy bị coi thường. Giáo dục đúng đắn chỉ dành cho tầng lớp tinh hoa, và những người có giáo dục sử dụng kiến thức của họ để bóc lột đất nước nhiều hơn, thay vì cải thiện.

Do đó, người dân Indonesia không biết nên bỏ phiếu cho ai, hay hệ thống chính trị của họ theo đuổi cái gì. Làm cho họ ngớ ngẩn rất dễ.

Người đại diện cho nhân dân: tốt… tất nhiên! Nhưng đó phải là những người đàn ông và đàn bà rất dũng cảm, trung thực và chuyên nghiệp. Họ phải sẵn sàng sống hay chết vì quốc gia: đặt lợi ích cá nhân, hay lợi ích gia đình, dưới lợi ích của quần đảo!

Để tạo ra những người đó, những người đại diện cho nhân dân, cần phải có hàng thập kỷ, và họ chỉ có thể lớn lên trong một hệ thống chính trị khác biệt về căn bản, và một nền văn hóa hoàn toàn mới. Những gì đang thống trị ở Indonesia là sự bại hoại về đạo đức, đó là sự tha hóa. Những gì thống trị ở quốc gia này không phải là hệ thống văn hóa hay chính trị: đó là bệnh ung thư.

Như hiện nay, nhiều thập kỷ sau năm 1965, người dân Indonesia không được trải nghiệm về hệ thống nào khác ngoài hệ thống họ có, hay nền dân chủ thực sự.

Nếu Hoa Kỳ và phương Tây không cưỡng hiếp đất nước năm 1965, một dạng tự nhiên của chính quyền đã tồn tại như đã được tạo ra bởi người cha của quốc gia, người theo chủ nghĩa quốc gia (và quốc tế) Sukarno, người đã liên minh chặt chẽ với đảng Cộng Sản Indonesia (PKI), sau này trở thành đảng Cộng Sản lớn thứ ba thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Liên Bang Soviet. Theo đó, những phần – chủ nghĩa quốc gia, chủ nghĩa quốc tế và “dân chủ cộng sản chủ nghĩa – sẽ là sự phát triển tự nhiên và bình thường nhất đối với Indonesia, đối với văn hóa và trí tuệ. Chỉ có phương Tây khủng bố, tầng lớp tinh hoa tha hóa Indonesia, cũng như những chức sắc tôn giáo đố kỵ (mọi tôn giáo, không chỉ đạo Hồi), đã chặn đứng quá trình bằng giết chóc, cưỡng hiếp, và bỏ tù hàng triệu người, phong tỏa đất nước bằng nỗi sợ hãi thường trực, trong sự kinh hoàng, trong sự đầu hàng về đạo đức. 

Tất cả những điều này cần phải giải thích cho công chúng Indonesia: đâu là đất nước của họ trước cuộc đảo chính, và đâu là thứ mà cuộc đảo chính tạo ra. Cuộc đảo chính không “bảo vệ Indonesia khỏi chủ nghĩa cộng sản”. Nó đã biến một đất nước tiến bộ và theo chủ nghĩa quốc gia thành thuộc địa của phương Tây. “Chủ nghĩa thực dân” và “dân chủ” là hai khái niệm đối lập. Để trở thành “dân chủ” thì một quốc gia phải tự do. Ngay hiện giờ, người dân Indonesia là nô lệ: của phương Tây và tầng lớp tinh hoa địa phương.

Ngay hiện giờ, ở đó không phải là “sự cai trị của nhân dân” (dân chủ), mà là sự cai trị của các bố già địa phương tham lam và các chủ sở hữu nước ngoài.

RI: Anh cũng đề cập tới hệ thống giáo dục. Đâu là kiểu giáo dục cần được triển khai? Chúng tôi hiểu rằng không thể tạo dựng nền dân chủ tiến bộ nếu người dân chưa được giáo dục, và để giáo dục họ, đất nước phải trả giá rất cao; bất cứ giá nào, thực sự. Nhưng theo Tòa Án Hiến Pháp Indonesia, “sự tham gia tự nguyện của công chúng vào việc tài trợ cho giáo dục” không trái với hiến pháp. Tòa án tuyên bố rằng đối với sự phát triển của bản thân, mỗi công dân cần gánh vác trách nhiệm giáo dục bản thân đạt tới mức độ mà họ mong muốn. Điều này có nghĩa là nhà nước có trách nhiệm chung nhưng các công dân cần phải đóng góp ngân quỹ. Đây là chủ nghĩa tân tự do, nếu tôi đọc chính xác?

AV: Chính xác. Không thể có dân chủ trong một quốc gia mà người dân không được giáo dục và không hiểu vị trí của bản thân trong xã hội và thế giới. Nhân dân “cai trị” chỉ khi họ có thể tạo ra “các quyết định có giáo dục”. Dân chủ có nghĩa là “sự cai trị của nhân dân”, nhưng dân dân thực sự cai trị khi tất cả họ có thể đếm xem mình thu được bao nhiêu tiền nếu bỏ phiếu vào hòm, hay họ có thể bỏ phiếu cho những ứng cử viên sẽ đảm bảo rằng trạng thái nguyên thủy sẽ giữ nguyên? Tất cả các ứng cử viên ở Indonesia đã được chính phủ lựa chọn và chấp nhận trước, đặc biệt là những người “hơi khác biệt một chút”, như Jokowi.

Tất nhiên mỗi công dân nên tự giáo dục bản thân, nhưng chỉ sau khi nhận được một số kiến thức căn bản và cần thiết. Giáo dục phổ cập nên miễn phí; từ bậc mẫu giáo cho đến tiến sĩ. Chúng được miễn phí tại nhiều quốc gia châu Âu, và ở một số nước Mỹ Latin (bao gồm Cuba, Mexico và Argentina). Trung Quốc quay trở lại miễn phí giáo dục, cũng như quay lại bảo hiểm y tế phổ cập. Ở những quốc gia như Chile, người dân đang đấu tranh trên các đường phố đòi giáo dục miễn phí và họ chiến thắng!

Văn hóa cũng phải được ưu tiên thường xuyên. Nó sẽ giáo dục người dân, như ở Mỹ Latin: hàng ngàn nhà hát lớn, rạp chiếu phim nghệ thuật, hàng triệu sách miễn phí được chính phủ phân phát, đọc thơ công khai, tự do văn học công chúng, và tất cả các cửa hàng sách mở cửa cho tới sáng sớm, triển lãm phản ánh nhu cầu và lo lắng của xã hội, các buổi hòa nhạc khích lệ.

Xin hãy nhìn các thành phố Indonesia: Jakarta, Surabaya, Medan… có bất cứ thành phố nào trên thế giới có cùng quy mô mà mọi người biết lại hoàn toàn thiếu văn hóa và các thiết chế như vậy không? Như nhà hát, kho lưu trữ, thư viện lớn, phòng hòa nhạc, rạp chiếu phim nghệ thuật, các nhà sách tiến bộ… Chả có gì hết. 

Làm thế nào mà bạn tự giáo dục bản thân ở Indonesia? Bạn có thể tự giáo dục, chỉ bằng cách tiêu thụ những thứ ngớ ngẩn – văn hóa đại chúng của tư bản tài phiệt, các kênh truyền hình vô vị, hay hòa mình với “đa số thất học chức năng”, những người che dấu sự dốt nát trong một đại dương những công dân có suy nghĩ giống nhau. 

RI: Nếu anh khuyến nghị về một dạng hệ thống xã hội chủ nghĩa sẽ cai trị Indonesia, anh có phỏng đoán nào về cách thức mà chúng tôi có thể đi theo hướng đó không? Nhiều đất nước trên thế giới đấu tranh cho điều đó, và ví dụ hiện nay, chúng ta có thể thấy phần lớn các đất nước Mỹ Latin đang thắng lợi và quay lại chủ nghĩa xã hội. Nhưng dường như người Indonesia, phần lớn trong số họ, không tham gia vào làn sóng này. Phần lớn họ thậm chí còn khác biệt. Chúng ta chỉ dạy người dân Indonesia như thế nào về một hệ thống chính trị, kinh tế và văn hóa hoàn toàn khác mà họ cần phải có để thoát ra khỏi tình thế vô vọng hiện nay?

AV: Điều đó cần phải thực hiện bằng giáo dục và sự cởi mở. Bất cứ ai có thể, nên tham gia vào “dự án” này. Không chỉ những nhà giáo dục và giáo viên chuyên nghiệp (những người này thường bị nhồi sọ và tẩy não), mà đặc biệt là những nghệ sĩ, những người sáng tạo, những nhà tư tưởng. Cần phải có nhiều sự khích lệ, đặc biệt là từ báo chí tự do! Điều gì đang xảy ra với xuất bản độc lập tiến bộ ở Indonesia? Chả có gì – họ không bao giờ phát hành! Thật đáng xấu hổ. 

Một nhà xuất bản như của các bạn – Badak Merah – nên là trụ cột chính cho sự đối lập. Những công dân phẫn nộ của Indonesia – luật sư, bác sĩ, kỹ sư, nhà khoa học – nên cất cao tiếng nói; họ nên gào thét. Tất nhiên, tiếng nói của nông dân và công nhân, những câu chuyện khủng khiếp của họ, cũng nên được đọc và nghe từ các trang của tạp chí và blog độc lập, cũng như từ YouTube và các hãng phim độc lập.

Văn hóa đại chúng là quá đủ! Văn hóa đại chúng là thứ giải trí thấp kém và ích kỷ cho đám đông bị chết não và bị nhồi sọ. Phương Tây phân phối chúng, khắp đế chế, để những người dân tại thuộc địa mới của họ ngừng cùng nhau tư duy, trong khi họ bị cưỡng hiếp thì họ lại tưởng rằng mình đang làm tình! Đó là phản động, cách thức biểu hiện thực tại tâm lý kiểu cánh hữu. Phần còn lại được đảm bảo: cực kỳ thiếu tốt đẹp và bảo thủ.

Người dân Indonesia phải học, hiểu rằng chiến đấu cho một quốc gia tốt hơn là cao cả và giàu cảm hứng. Như những người đàn ông, đàn bà, thậm chí trẻ em ở Mỹ Latin đã hiểu biết cách đây nhiều thập kỷ. Đặc biệt là những người trẻ tuổi cần biết: Nổi loạn là tốt. Cách mạng là tốt. Tư duy là tốt. Tiến bộ là tốt. Trở nên cách mạng, một người nổi loạn, là tốt – rất tốt. Tốt hơn là lái một chiếc xe Ferrari đỏ hay vàng được mua bằng tiền mà ông bố ăn cắp của người nghèo!

Học hỏi, đi xa và so sánh thế giới, viết những bài thơ phẫn nộ, sản xuất nghệ thuật cách mạng, biểu tình, buộc tầng lớp già hơn (bao gồm cha mẹ và ông bà họ) phải gánh trách nhiệm vì đã phá hủy đất nước, và hướng tới xây dựng một quốc gia mới và đẹp đẽ được gọi là “Indonesia”. Điều đó tốt hơn và vinh quang hơn ngồi trong quán Starbucks, nhìn chăm chăm như kẻ đần độn vào điện thoại thông minh được sản xuất hàng loạt, và giết một cuộc đời… cuộc sống của người khác… chả vì cái gì cả.

Người dân phải được khích lệ. Chủ nghĩa hư vô là quá đủ rồi! Chủ nghĩa bại trận và yếm thế là quá đủ rồi! Chiến đấu cho một thế giới tốt đẹp hơn là điều đúng đắn duy nhất đáng để làm, nó cũng vui vẻ; nó đầy ý nghĩa và đầy công sức.

RI: Anh có nghĩ Indonesia phải trải qua một cuộc cách mạng để có chăm sóc y tế phổ cập và giáo dục miễn phí. Có cần một cuộc cách mạng để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn?

AV: Họ có một số kế hoạch về chăm sóc y tế, nhưng không có tác dụng, như kiểu “chó-mèo” vậy. Không phải là một kế hoạch cụ thể để cung cấp cho công dân Indonesia dịch vụ chăm sóc y tế phổ cập và miễn phí (ít nhất là tương tự như thứ đang tồn tại ở Thái Lan), mà một dạng che đậy tình trạng khủng khiếp, che đậy một vết thương hở. Một lần nữa chúng ta phải nhớ rằng chất lượng chăm sóc y tế ở Indonesia chỉ ngang với Kenya hay Tanzania, chứ không ngang với Malaysia hay Thái Lan, và hệ thống hoàn toàn tha hóa, cả về tài chính cũng như đạo đức, không bao giờ cho phép bất cứ thứ gì “công cộng”, hay “miễn phí”.

Cũng như giáo dục miễn phí, chăm sóc y tế phổ cập và các quyền căn bản khác: Phải, người dân phải chiến đấu! Tất nhiên họ phải. Giáo dục tốt và miễn phí là quyền của họ, bất chấp những thứ mà cố vấn và “chuyên gia” đến từ Hoa Kỳ nói.

Đất nước đã bị các bố già mù dở cai trị quá lâu, họ đã bán quốc gia cho chính quyền và công ty nước ngoài. Những người đó không có đạo đức và tình thương. Nếu bạn đàm phán với họ, họ sẽ chỉ làm những gì mà họ đang làm suốt nhiều thập kỷ: họ sẽ lừa gạt và nói dối, cố gắng câu giờ. Họ không quan tâm tới Indonesia và dân chúng! Họ muốn những chiếc xe Porsche và bằng diploma cho con cái của họ, các dinh thự xa hoa ở Australia, Hoa Kỳ, Singapore và Hong Kong.

Chỉ có một cách duy nhất để lật đổ họ, để đá họ ra khỏi ngai vàng. Người dân Indonesia phải giành lại quyền lực, giành lại sự kiểm soát đất nước. Và điều đó không bao giờ đến mà không có đấu tranh.

Nhưng nó có thể thành công; nó phải thành công. Nhân danh đa số người dân Indonesia, những người đang sống trong sự đau khổ khủng khiếp! Nhân danh một quốc gia gần như đã mất tất cả. Nhân danh cuộc sống của hàng triệu đàn ông, đàn bà và trẻ em!