Friday, May 9, 2014

Ukraina, EU và IMF

Xin giới thiệu với bạn đọc blog bản dịch bài viết "Down the Path of Austerity: Ukraine, the EU and the IMF" của nhà kinh tế học Mark Weisbrot. Bài viết phân tích về tương lai của nền kinh tế Ukraina với khoản vay của IMF.

Khi những người biểu tình Maidan chiếm các đường phố ở Kiev vào năm ngoái, nhiều người đã hy vọng trở thành một phần của châu Âu. Châu Âu mà họ mong đợi là tiện nghi vật chất và mức sống cao hơn so với phần lớn người Ukraina, nhưng người hiện đang có mức thu nhập trung bình chỉ ngang với El Salvador. Một châu Âu với nền kinh tế thị trường xã hội, công nghệ hiện đại và giao thông công cộng, bảo hiểm y tế phổ thông, lương hưu đầy đủ và kỳ nghỉ được trả lương kéo dài trung bình là năm tuần. Hay ít nhất là những thứ tương tự như vậy, ở đâu đó cuối con đường

Nếu họ may mắn tránh được một cuộc nội chiến, người Ukraina sẽ có một sự ngạc nhiên không mấy dễ chịu khi những lãnh đạo hiện tại cũng như những lãnh đại sẽ sớm được bầu đàm phán tương lai kinh tế với những người ra quyết định châu Âu mới và không được bầu. Châu Âu của họ sẽ có thể có một tương lai gần giống như Hy Lạp hay Tây Ban Nha – nhưng thu nhập bình quân đầu người ít hơn một phần ba, và mạng lưới an sinh xã hội đang thu hẹp lại tại những mảnh của quốc gia, sự nghèo khổ tồi tệ hơn.

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã thông báo rằng một trong những điều kiện họ cho vay tiền (cùng với đó là EU và Hoa Kỳ) là chính sách tài khóa thắt lưng buộc bụng trong vòng hai năm rưỡi. Nền kinh tế vốn đang suy thoái, với dự tính của IMF là giảm 5% GDP trong năm 2014. Sự nguy hiểm lớn nhất là chính sách tài khóa thắt chặt trở thành một mục tiêu di động như nền kinh tế, do đó thuế doanh thu sẽ giảm và chính phủ sẽ phải cắt giảm nhiều chi tiêu hơn để đáp ứng các yêu cầu về thâm hụt. Điều là điều diễn ra ở Hy Lạp, nơi mà sự điều chỉnh có thể được các nhà lãnh đạo châu Âu thực hiện dễ dàng và không đau đớn, đã trở thành 6 năm suy thoái và ác mộng, đã khiến Hy Lạp tổn thất một phần tư thu nhập quốc gia – và biến 27,5% lực lượng lao động thành thất nghiệp.

Không chắc? Bộ trưởng Bộ tài chính Đức Wolfgang Schaeuble tuyên bố với báo chí vào tháng trước, với tất cả sự nhạy cảm của Cliven Bundy hay chủ sở hữu của Los Angeles Clippers’, Donald Sterling, rằng Hy Lạp là hình mẫu cho Ukraina. Điều này giống như nói rằng đại khủng hoảng kinh tế Hoa Kỳ có thể là hình mẫu cho Ukraina.

Nhưng chúng ta không chỉ nhìn vào Hy Lạp hay Tây Ban Nha để thấy những nguy hiểm thể hiện trong chính sách tài khóa thắt lưng buộc bụng và “cải cách” do các giám đốc của IMF và châu Âu điều hành hiện nay. Ukraina đã có kinh nghiệm bản thân cách đây không lâu; chỉ trong 4 năm từ 1992 đến 1996, Ukraina đã mất nửa GDP khi IMF và đồng minh mang quả tạ phá nhà tới nền kinh tế của Ukraina và Nga. Kinh tế Ukraina đã không hồi phục cho tới tận những năm 2000. Để so sánh, những năm tồi tệ nhất trong đại khủng hoảng kinh tế (1929-1933) cũng chỉ ngốn của Hoa Kỳ 36% GDP thực.

Và Ukraina phải đối mặt với hàng loạt rủi ro suy thoái có thể khiến chính sách thắt lưng buộc bụng trở nên nguy hiểm hơn hiện tại. Ukraina có 50% GDP là từ xuất khẩu và một nữa số đó là sang EU và Nga, hai nền kinh tế có thể suy thoái trong tương lai gần – Châu Âu là do khuynh hướng tự suy giảm kinh tế dài hạn, và Nga là do các biện pháp trừng phạt kinh tế và xung đột với Hoa Kỳ và đồng minh của họ. Nếu Nga quyết định trả đũa bằng cách cắt giảm xuất khẩu năng lượng sang Ukraina (hoặc châu Âu) thì điều đó có thể đẩy kinh tế Ukraina tới suy thoái. Năm trước, đầu tư vào Ukraina rất thấp (khoảng một nửa so với Hy Lạp trước cuộc khủng hoảng) và có vẻ xấu hơn do cuộc xung đột có nguy cơ lan rộng. Có rất nhiều điểm dễ tổn thương trong hệ thống ngân hàng, bị sự mất giá của đồng nội tệ Ukraina làm trầm trọng thêm (do nhiều khoản vay là ngoại tệ). Và sự mất giá của đồng nội tệ hiện nay sẽ làm gia tăng lạm phát – hiện nay khoảng 1,2% mỗi năm – mặc dù kinh tế thu hẹp; điều đó cũng làm tăng giá năng lượng mà IMF yêu cầu. Không may là IMF cũng muốn ngân hàng trung ương thực Ukraina thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu, một chính sách có thể làm trầm trọng hơn sự suy thoái.

Dĩ nhiên, một số điều chỉnh và cải cách mà IMF và châu Âu muốn có thể là cần thiết hay có lợi. Thâm hụt cán cân ngoại tệ (phần lớn là thương mại) ở mức 9,2% của Ukraina cần được giảm xuống. Nhưng con đường nhanh nhất để làm điều đó – giảm nhập khẩu bằng cách thu hẹp nền kinh tế chính điều đã có sẵn trong sự suy thoái kinh tế - là quá tàn khốc và bất công, cũng như rất mạo hiểm. IMF có lý khi tán thành một tỷ suất hối đoái linh hoạt hơn nữa, điều đó đã được thực hiện trong tháng hai; và nền kinh tế thâm dụng năng lượng, với khoản trợ cấp lớn của chính quyền cho năng lượng hóa thạch, cũng cần phải được cải cách tại quốc gia này.

Nhưng người ta không thể phá hủy một nền kinh tế để bảo vệ nó, và mục tiêu tổng thể của các khoản vay từ châu Âu có thể thể biện minh cho mọi sự điều chỉnh và cho phép kinh tế và công ăn việc làm tăng trưởng cũng như tránh được vòng xoáy tụt dốc. Không may, như trong lời bình luận của Schaeuble (và trong văn kiện của IMF), những người này thường xuyên thấy các cuộc khủng hoản là một cơ hội để bình luận nền kinh tế trong một hình ảnh tách biệt mà họ tôn thờ, bất chấp chi phí và hậu quả. Và giống như những nhà thực dân Tây Ban Nha vào thế kỷ 16 ở Brazil, họ không chỉ muốn đất đai và lao động mà còn muốn cả linh hồn của người dân bản địa, để họ có thể cải đạo cho những linh hồn đó sang Thiên Chúa giáo, tôn giáo tân tự do là một phần của sự cân bằng ở đây. Không ai xin lỗi về sự phá hủy không cần thiết nền kinh tế Ukraina (hay Nga) trong những năm 1990.

“Đ.m. châu Âu”, trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ Victoria Nuland đã nói như vậy khi thảo luận với đại sứ Hoa Kỳ tại Ukraina về kế hoạch làm bà đỡ cho một chính phủ mới ở Ukraina. Nếu chính phủ mới theo đuổi chương trình của IMF/EU, nhiều người Ukraina có thể cũng sẽ nói điều tương tự.

Thursday, May 8, 2014

Tại sao chúng ta phải trả tiền để bị theo dõi và cướp bóc

Xin giới thiệu với bạn đọc blog bản dịch bài viết "Why are we paying to be spied on and robbed" được đăng trên tạp chi Coldtype số 85 tháng 5 năm 2014, của tác giả John W. Whitehead, một luật sư hiến pháp và tác giả sách Hoa Kỳ. Qua số liệu và những dẫn chứng cụ thể, tác giả đã đưa ra một cái nhìn sâu sắc về những bất hợp lý hệ thống chính trị Hoa Kỳ hiện nay.

“Buộc một người phải trả tiền cho sự xâm phạm tới quyền tự do của anh ta thực sự là hành động sát muối vào vết thương”. Benjamin Tucker, luật sư của chủ nghĩa cá nhân vô chính phủ Hoa Kỳ thế kỷ 19.

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ muốn chi 400,000 USD cho một tượng lạc đà bằng sợi thủy tinh để trang trí đại sứ quán mới ở Pakistan. Họ cũng đã chi 630,000 USD để tăng số “like” và người hâm mộ trên trang Facebook và trang Twitter. Đại sứ Hoa Kỳ tại NATO cần 700,000 USD cho việc tạo phong cảnh và làm vườn, Quỹ Khoa Học Quốc Gia chi 700,000 USD vào các tác phẩm kịch về biến đổi khí hậu, và nhân viên của thượng viện cần 1,9 tỷ USD để đào tạo phong cách sống. Các nhà nghiên cứu của đại học Yale cần 384,000 USD cho việc nghiên cứu dương vật hình xoắn ốc của vịt.

Tôi thề rằng những điều tôi kể không phải là chuyện cá tháng tư. Chúng là các khoản mà người đóng thuế Hoa Kỳ phải chi trả, tiền thuế đang tiếp tục bị phung phí, bị chi tiêu cho những thứ không cấp thiết để làm đầy túi của doanh nghiệp và nuôi dưỡng sự hối lộ chính trị (như trạm dừng xe bus giá 1 triệu USD, với ghế dài được sưởi ấm và vỉa hè, nhưng chỉ chứa được 15 người và là nơi trú tạm khi có mưa, tuyết hay nắng).

Điểm nhấn: bất chấp sự thật là chúng ta có 46 triệu người Mỹ sống ở ngưỡng hay dưới ngưỡng nghèo khổ, 16 triệu trẻ em sống trong các gia đình không an ninh lương thực, và ít nhất 900,000 cựu chiến binh sống nhờ vào phiếu thực phẩm, một số lượng tiền khổng lồ vẫn tiếp tục được chi trả cho kỳ nghỉ của tổng thống (16 triệu USD cho các chuyến đi tới châu Phi và Hawaii), gian lận làm ngoài giờ tại Bộ An Ninh Nội Địa (gần 9 triệu USD chi trả cho làm ngoài giờ, và đó chỉ là 6 trong số các văn phòng của bộ), và sản xuất phim Hollywood (10 triệu USD được Vệ Binh Quốc Gia chi cho phim Siêu Nhân để thu hút sự chú ý đối với Vệ Binh Quốc Gia).

Đó là chưa kể tới những khoản tiền khổng lồ chi cho các cuộc chiến ở khắp nơi trên thế giới.

Chi phí chiến tranh

Kể từ năm 2001, mỗi giờ người Mỹ tiêu tốn 10,5 triệu USD cho các cuộc chiếm đóng quân sự ở nước ngoài, bao gồm cả Iraq và Afghanistian. 

Cần tới 2,2 triệu USD mỗi giờ để duy trì kho dự trữ hạt nhân của Hoa Kỳ, và 35,000 USD được chi ra mỗi giờ để sản xuất và duy trì kho tên lửa Tomahawk. Và sau đó cần tính tới khoản tiền mà chính quyền Hoa Kỳ chi ra để hỗ trợ kho vũ khí của các quốc gia khác, việc đó tốn 1,61 triệu USD mỗi giờ. 

Tiếp theo là quyết định mới nhất của Tòa Án Tối Cao trong vụ McCutcheon kiện FEC, theo quyết định đó thì quyền của giai cấp giàu có được tòa án công nhận trong khi quyền của giai cấp lao động bị đặt xuống hàng thứ cấp so với doanh nghiệp và chính quyền. Dưới chiêu bài bảo vệ quyền tự do ngôn luận, với kết quả bỏ phiếu 5-4, tòa án đã bãi bỏ giới hạn số lượng ứng cử viên mà mỗi cá nhân có thể hỗ trợ bằng các chiến dịch quyên góp.

Để làm điều đó các quan tòa vận dụng kết quả phiên tòa năm 2010 Liên Minh Công Dân kiện FEC, họ không chỉ tháo xiềng cho quyền tự do ngôn luận của doanh nghiệp mà còn mở đường cho doanh nghiệp đầu tư tiền bạc không giới hạn vào các ứng cử viên, đặc biệt là ứng cử viên tổng thống.

Họ đã biến hòm phiếu thành hòm đấu giá, những người được bầu vào các chức vụ công cộng sẽ bán mình cho những ai có thể đầu tư cho chiến dịch tranh cử của họ - cụ thể là, những người vận động hành lang, doanh nghiệp và những người quyên góp giàu có. (Một lần nữa, hiện trạng vẫn sẽ được giữ nguyên. Theo một nghiên cứu năm 2013 của đại học Trinity, thượng nghị sĩ Hoa Kỳ không đại diện cho nguyện vọng và quyền lợi của cử tri thuộc tầng lớp thấp. Hơn nữa, lá phiếu của họ liên minh với cử tri thuộc tầng lớp trên. Thượng nghị sĩ của cả đảng Cộng Hòa lẫn đảng Dân Chủ đều bỏ qua lợi ích của cử tri thuộc tầng lớp thấp, bản thân họ là những triệu phú.)

Khi tất cả đã được nói và làm, cái mà chúng ta chứng kiến là sự đảo lộn nguyên tắc của chính quyền, họ giải thích Hiến pháp theo cách có lợi cho doanh nghiệp, cơ quan chính quyền và người giàu có, và sử dụng các biện pháp thứ cấp cho người Mỹ bình thường. Ví dụ, trái với khẳng định của Tòa Án Tối Cao về “quyền tự do ngôn luận” cho doanh nghiệp và những người quyên góp giàu có trong vụ McCutcheon và Liên Minh Công Dân, quyền tương tự của những người dân thường có khuynh hướng bị phủ nhận khi đụng chạm tới lợi ích của chính quyền, như phán quyết năm 2012 trong vụ Reichle kiện Howard, Tòa Án Tối Cao đã chấp thuận các biện pháp bảo vệ miễn trừ đối với nhân viên tình báo để chống lại quyền tự do ngôn luận của người Mỹ, và bạn có thể nhận thấy sự bất cân xứng rõ ràng.

Mới đây, như tôi đã chỉ ra trong cuốn sách của tôi “Một chính phủ của chó sói: Nhà nước cảnh sát Hoa Kỳ trỗi dậy”, tiêu chuẩn kép về hiến pháp đang diễn ra trong mọi mặt của cuộc sống, không chỉ trong phạm vi luật về các chiến dịch tài chính.

Các nhà vận động hành lang được phép tiếp xúc mật thiết với các quan chức được bầu của chúng ta, trong khi người Mỹ đứng biểu tình yên lặng ở gần một tòa nhà công sở thì bị cấm; các nhân viên cảnh sát được miễn trừ khi bắn thường dân không có vũ khí, trong khi một người dân Mỹ định tự vệ sẽ bị trừng phạt nặng, cuộc đột kích tư gia của đội SWAT chỉ được coi là một sai lầm; các nhân viên chính phủ được toàn quyền tiếp cận truyền thông và hoạt động của người Mỹ, trong khi chính quyền được phép hoạt động bí mật, với nghe trộm, ngân sách bí mật và chương trình nghị sự bí mật. 

Đế chế doanh nghiệp quân sự hóa

Điều này khác xa với mục tiêu đặt ra cho các hoạt động của chính thể đại diện. Thực tế là rất lâu kể từ khi chúng ta đòi hỏi được trở thành chủ nhân cuộc sống của mình. Hơn nữa, giờ đây chúng ta là đối tượng của đế chế doanh nghiệp quân sự hóa, trong đó phần lớn dân chúng làm việc cật lực để đem lại lợi nhuận cho một nhúm nhỏ đặc quyền đặc lợi.

Sát muối vào vết thương không chỉ là tiền thuế bị lạm dụng, cũng như những người được gọi là đại diện của chúng ta mua sắm và thanh toán cho tầng lớp tinh hoa tiền bạc, mà chính quyền còn dùng những đồng tiền mà chúng ta phải kiếm bằng mồ hôi, máu và nước mắt để theo dõi, bỏ tù và gài bẫy chúng ta, với công cụ là cảnh sát vũ trang, camera giám sát, nhà tù tư nhân, đầu đọc bằng lái xe, máy bay không người lái, và công nghệ theo dõi điện thoại di động.

Bạn đọc được tất cả những hành động bất chính ấy trên báo chí hàng ngày; đó là cách đồng dollar của bạn được sử dụng. Tiền của bạn cho phép nhân viên chính quyền theo dõi thư điện tử, các cuộc gọi điện thoại, tin nhắn, sự đi lại của bạn. Tiền của bạn cho phép những cảnh sát không bị kiểm soát xông vào nhà của những người vô tội, xét hỏi hay khám xét người đi xe máy ở ngay bên lề đường. Tiền bạc của bạn khiến cho những người Mỹ vô tội trên khắp đất nước bị tuyên án về những hoạt động vô hại như nuôi gà tại nhà, trồng rau trong vườn, hay sống không sử dụng tiện nghi đô thị.

Ai trả tiền?

Lần tới khi bạn nhìn thấy những tin tức khiến bạn sôi máu, cho dù là cảnh sát bắt giam ai đó quay phim nơi họ nơi công cộng, cho dù là một đứa trẻ bị đuổi khỏi trường học vì bắn một mũi tên tưởng tượng, cho dù là một chủ nhà bị đe dọa phải nộp phạt vì đào một cái ao ở sân sau, thì hãy nhớ rằng tiền của bạn đã được trả cho những sự bất công đó.

Vậy bạn sẽ làm gì? Có lần trong lịch sử tổ tiên của chúng ta nói “thế là quá đủ” và không đóng thuế cho chính phủ mà họ coi là bất hợp pháp. Họ đứng lên và từ chối ủng hộ cái hệ thống đang chậm rãi bóp nghẹt mọi nỗ lực tự điều hành, và rũ bỏ trách nhiệm về tội ác chống lại nhân dân. Sự phản kháng của họ đã gieo những hạt mầm cho cuộc cách mạng sau đó.

Trong hơn hai trăm năm kể từ khi chúng ta thành lập chính quyền của mình, chúng ta đã để các chủ ngân hàng, những kẻ phản bội và hàng sa số quan chức tha hóa làm vẩn đục môi trường và đánh cắp sự tin cậy tới mức chúng ta cần phải quay về điểm xuất phát. Một lần nữa, chúng ta đứng trước một chính phủ chuyên chế với những kẻ cai trị độc đoán chỉ làm những gì họ muốn. Một lần nữa chúng ta đứng trước hệ thống tư pháp khẳng định chúng ta không có bất cứ quyền gì với một chính phủ luôn yêu cầu nhân dân phải tuân thủ sự độc đoán. Một lần nữa, chúng ta phải quyết định hoặc là chúng ta tiếp tục bước đi hoặc là sải bước và quay sang với tự do.

Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không đáp ứng nhu cầu tiền bạc thái quá của chính phủ liên bang? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không xếp hàng bỏ những đồng dollar xương máu vào hòm thu gom, mà không hỏi xem chúng sẽ được chi tiêu ra sao? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu thay vì lặng lẽ gửi séc, mong chờ một phần ít ỏi được trả lại, chúng ta tự tính toán và cắt giảm phần chi từ tiền thuế cho những chương trình mà chúng ta không ủng hộ?

Nếu chúng ta không có quyền quyết định về việc những đồng tiền xương máu của mình được chi tiêu ra sao, thì chúng ta chẳng có quyền gì hết. Nếu họ có thể lấy đi từ bạn cái mà họ muốn, khi mà họ muốn và sau đó dùng cho bất cứ thứ gì họ muốn, thì bạn chẳng thể phàn nàn gì hơn một người nông nô trên mảnh đất mà anh ta nghĩ là của mình. Đó là tình cảnh của thời thuộc địa, và tình cảnh đó đang xuất hiện một lần nữa.

Tuesday, May 6, 2014

Lý do người Việt thích ăn trộm ở Nhật

Có một anh nhà nghèo, vay mượn mãi mới gom được mớ tiền chạy một suất sang Nhật xuất khẩu lao động, hy vọng lúc về sẽ đổi đời. Ai ngờ sang Nhật được ba bữa thì công ty phá sản, thế là anh mất việc, mà về nhà thì cả đống nợ nó đè chết, anh đành trốn ở lại, kiếm việc làm chui sống lay lắt qua ngày.

Một hôm anh đang lang thang trên phố thì có một người Nhật ăn vận lịch sự đến chào hỏi, rồi mời anh đi uống rượu.

Sau dăm ba chén làm quen, người Nhật hỏi: Mày có giấy tờ không?

Anh trả lời: Không, tao ở lậu!

Thế là người Nhật sụp suống quỳ lạy, nước mắt sụt sùi: Ôi, ân nhân đây rồi, anh làm ơn làm phúc ra tay cứu gia đình tôi với!

Anh ngạc nhiên: Tao có quái gì đâu mà cứu gia đình mày được?

Người Nhật nói: Chuyện là thế này, tôi có một cái cửa hàng, nhưng độ này buôn bán ế ẩm lắm, sắp phá sản đến nơi rồi. Cả gia đình tôi sẽ phải đi ăn mày. Chỉ có anh mới giúp được tôi thôi.

Anh càng ngạc nhiên hơn: Làm sao tao giúp được, tao làm gì có tiền?

Người Nhật vội xua tay: Không cần phải có tiền, chỉ cần anh đến cửa hàng tôi ăn trộm là được rồi!

Anh nói: Thôi tao chả dại, để cảnh sát bắt tao à? 

Người Nhật nói: Tôi đã dàn xếp trước với cảnh sát rồi. Họ không bắt đâu.

Anh hỏi: Sao ăn trộm hàng hóa lại giúp mày được?

Người Nhật nói: Tôi mua bảo hiểm hàng hóa, giờ anh cứ đến lấy trộm càng nhiều càng tốt, hãng bảo hiểm sẽ bồi thường cho tôi. Nếu anh chịu làm tôi sẽ tạ ơn anh một món tiền to nữa.

Anh Việt Nam suy nghĩ một lúc rồi đồng ý.

Anh hỏi người Nhật: Mà cửa hàng của mày ở đâu để tao đến?

Người Nhật nói: Cái này dễ thôi, tôi sẽ làm một cái biển cảnh báo ăn cắp bằng tiếng Việt, anh thấy cửa hàng nào có cái biển ấy thì cứ vào lấy đồ thoải mái. Một tuần nữa, cũng ngày giờ này, anh quay lại quán này nhé. Tôi sẽ hậu tạ.

Hôm sau anh Việt Nam ra phố, đi quanh một vòng thì thấy một cửa hàng có cái biển cảnh báo ăn cắp bằng tiếng Việt.

(Hình minh họa. Nguồn: Internet)

Anh Việt Nam vào cửa hàng gom một mớ đồ lớn rồi bỏ đi, chả có ai hỏi han hay để ý tới. Những ngày hôm sau mọi việc lại tiếp tục như vậy, anh Việt Nam lấy được rất nhiều đồ, đem bán ở chợ đen thu được món tiền kha khá. Anh nghĩ cứ đà này chả mấy chốc có đủ tiền trả nợ.

Một tuần trôi qua, anh Việt Nam quay lại chỗ hẹn. Người Nhật đã chờ sẵn ở đó với một cái phong bì dầy cộp. Hai người uống rượu, chúc mừng nhau vui vẻ. Người Nhật cảm ơn rối rít và nhờ anh tiếp tục đến cửa hàng của ông ta ăn trộm.

Hôm sau, khi ra phố, anh thấy tất cả các cửa hàng đều có tấm biển cảnh báo ăn trộm bằng tiếng Việt.

(Chuyện bịa, chỉ để giải trí.)

Monday, May 5, 2014

Người Việt Nam lấy lại đảo bằng cách nào?

Có lần một chú Việt Nam và một chú Trung Quốc gặp nhau.

Chú Việt Nam nói: Tụi tao có đầy đủ bằng chứng pháp lý và lịch sử chứng minh chủ quyền đối với mấy hòn đảo. Tụi mày đừng có cậy lớn mà ăn cướp.

Chú Trung Quốc nói: Tụi tao cũng có đầy đủ bằng chứng pháp lý và lịch sử chứng minh chủ quyền đối với mấy hòn đảo. Tụi mày đừng có mà vu vạ.

Hai bên cãi nhau mãi. Sau cùng chú Việt Nam nói: Tụi mình cãi nhau mãi cũng chả đến đâu, thôi giờ mình thi xem đứa nào gan hơn thì đứa ấy được lấy đảo.

Chú Trung Quốc nói: Hay đấy, thi thế nào?

Chú Việt Nam nói: Thằng đầu gấu nhất thế giới là tổng thống Mỹ, đứa nào dám đá đít nó thì đứa ấy thắng.

Chú Trung Quốc đồng ý. Cả hai cùng đi đến chỗ tổng thống Mỹ. Chú Trung Quốc lao ngay vào đá một cú thật lực vào mông tổng thống Mỹ. Tổng thống Mỹ tức quá, rút điện thoại ra nhấn nhấn mấy cái, thế là một con máy bay không người lái xuất hiện, xả nguyên băng đạn vào người chú Trung Quốc.

Chú Việt Nam đứng nhìn cười khặc khặc: Giờ khỏi tranh đảo của tao nữa nghe cưng!

(Chuyện bịa, chỉ để giải trí)

Sunday, May 4, 2014

Kiểm soát truyền thông kiểu Mỹ

Một đoàn quan chức chính quyền Trung Quốc sang thăm Mỹ. Sau khi đi khắp nơi xem xét, đại diện Trung Quốc hỏi quan chức Mỹ: "Này, việc kiểm soát truyền thông xứ mày cũng có kết quả hệt như xứ tao. Nhưng ở xứ tao muốn làm vậy phải bỏ tù đám đối lập, còn xứ mày thì không thấy đám đối lập trong các nhà tù. Bọn mày dùng cách gì thế?".

Quan chức Mỹ cười và nói: "Thứ nhất mày nhầm, bọn tao cũng tống cổ chúng vào tù thôi. Thứ hai, bọn tao đưa chúng sang các nhà tù bí mật ở nước ngoài".

(Chuyện bịa, chỉ để giải trí)

Saturday, May 3, 2014

Thỏa thuận đóng quân của Hoa Kỳ tạo ra khuôn khổ pháp lý cho các luật lệ kiểu thuộc địa mới ở Philippine

Trong chuyến thăm châu Á vừa qua của tổng thống Obama, Hoa Kỳ đã ký thỏa thuận hợp tác quân sự nâng cao với Philippine để mở đường cho quân đội Hoa Kỳ quay lại Đông Nam Á. Xin giới thiệu với bạn đọc bản dịch bài viết "US military basing deal sets legal framework for neocolonial rule in the Philippines" của Joseph Santolan phân tích về nội dung của bản thỏa thuận quân sự giữa Hoa Kỳ và Philippine. 

Thỏa thuận đóng quân của Hoa Kỳ được ký trong chuyến thăm Philippine mới đây của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, và mới được công bố lén lút trong mục “Các văn kiện lịch sử” trên trang web của chính phủ Philippine, đánh dấu một mốc chính trị phản động quan trọng ở Philippine và châu Á. 

Bản trình bày chính thức của Thỏa Thuận Hợp Tác Phòng Thủ Nâng Cao (EDCA) như tạm thời được thấy, về “sự hiện diện luân chuyển gia tăng” của quân đội Hoa Kỳ tại Philippine, là một sai lầm chính trị. Sau lưng giai cấp lao động Hoa Kỳ và Philippine, Washington và Manila đã ký kết một văn kiện tân thuộc địa tạo ra khuôn khổ pháp lý cho quân đội Hoa Kỳ chiếm đóng không có giới hạn cụ thể lãnh thổ Philippine, cựu thuộc địa của Hoa Kỳ, mà không bị luật pháp Philippine kiểm soát. 

Điều đó cho thấy rõ ràng là chính sách “chuyển trục sang châu Á” của Hoa Kỳ, nhằm cô lập Trung Quốc, gắn liền với việc tái thuộc địa hóa các quốc gia bị áp bức ở Châu Á của các quyền lực đế quốc.

Theo EDCA, Washington được quyền sử dụng đầy ưu đãi đối với các căn cứ, được gọi là “khu vực được phép”, trên khắp lãnh thổ Philippine. Danh sách “các khu vực được phép”, mà văn kiện cho thấy không có sự ràng buộc đặc biệt nào, có thể được bổ sung theo yêu cầu của quân đội Hoa Kỳ. “Các khu vực được phép” được ưu tiên cho quân đội Hoa Kỳ và các nhà thầu sử dụng. 

Chính quyền Philippine của Tổng thống Benigno Aquino đã tuyên bố rằng căn cứ hải quân Subic cũng sẽ nằm trong số “các khu vực được phép”.

Thỏa thuận có giá trị về mặt kỹ thuật trong mười năm, nhưng “có thể tự động gia hạn” trừ khi bị một phía tham gia hủy bỏ. Để hủy bỏ thỏa thuận, Manila có nghĩa vụ gửi thông báo hủy bỏ tới Hoa Kỳ một năm trước khi kết thúc thỏa thuận.

EDCA duy trì chủ quyền hợp pháp của Philippine đối với lãnh thổ bằng cách chấp nhận một “đại diện được ủy quyền” của bộ quốc phòng Philippine, người có thể tiếp cận các căn cứ của Hoa Kỳ. Nhưng ngay cả người đó, trước hết phải xin phép Washington để vào khu vực căn cứ, thỏa thuận được quy định phù hợp với “các yêu cầu về an ninh” của Hoa Kỳ. Trên thực tế, Philippine không có quyền kiểm soát các khu vực Hoa Kỳ đóng quân.

Hơn nữa, quân đội Hoa Kỳ không bị kiềm chế trên khắp lãnh thổ Philippine. Phần bổ sung cho “các khu vực được phép” của EDCA cho thấy, quân đội Hoa Kỳ được phép sử dụng “đất đai và các cơ sở vật chất công cộng (bao gồm đường xá, bến cảng, và sân bay), ngay cả khi chúng thuộc quyền sở hữu và kiểm soát của chính quyền địa phương. Không có không gian hay cơ sở vật chất nào trong phạm vi của Philippine nằm ngoài điều khoản đó.

Thỏa thuận cho phép triển khai không giới hạn số lượng quân lính cũng như các nhân viên dân sự của Hoa Kỳ và các nhà thầu quân sự Hoa Kỳ tại Philippine. Tại đó, họ được phép triển khai “huấn luyện, trung chuyển, hỗ trợ và các hoạt động liên quan; cung cấp nhiên lệu cho máy bay, tiếp vận cho các tàu chiến; bảo trì tạm thời xe cộ, tàu chiến và máy bay, lưu trú tạm thời cho nhân viên; thông tin liên lạc; tàng trữ thiết bị, hệ thống cung cấp và vật liệu; triển khai quân đội và vật liệu; và các hoạt động khác mà các bên tham gia đồng ý”.

Mọi vật liệu chiến tranh của Hoa Kỳ tại Philippine dành cho “sự sử dụng đặc biệt của quân đội Hoa Kỳ” được cung cấp với “tiếp cận không giới hạn đối với các khu vực được phép”. 

Điều khoản này tạo ra khung pháp lý cho phép Washington sử dụng Philippine làm bàn đạp trong cuộc chiến chống lại Trung Quốc, hay bất cứ mục tiêu nào của đế quốc Hoa Kỳ. Trong chiến tranh Việt Nam, Washington đã sử dụng các căn cứ quân sự ở Philippine để triển khai các trận ném bom nhằm vào Bắc Việt Nam và Campuchia.

Về cả hình thức lẫn nội dung, EDCA là một văn kiện tội ác chính trị. Nó được công bố trên trang web không nổi bật trong truyền thông mạng tại Hoa Kỳ và Philippine. Cả ở Washington và Manila, các quan chức nhận thức được sự phản đối mạnh mẽ của giai cấp lao động khi áp đặt các luật lệ tân thuộc địa của Hoa Kỳ lên quốc gia khác, sau Afghanistan và Iraq. 

Với sự đồng lõa của tầng lớp cai trị tha hóa ở Manila, những kẻ vứt bỏ mọi nỗ lực bảo vệ chủ quyền quốc gia, đế quốc Hoa Kỳ đang thẳng tiến.

Thỏa thuận là sự vi phạm trắng trợn hiến pháp Philippine, vốn cấm sự hiện diện của bất cứ căn cứ quân đội hay căn cứ quân sự nước ngoài nào tại quốc gia mà không có sự chấp thuận của một nghị quyết được 2/3 tổng số thành viên thượng viện tán thành. Những nhà lập pháp Philippine, những người không tham gia vào thỏa thuận, đã không viện dẫn pháp luật để chống lại.

EDCA cuối cùng đã lách qua hiến pháp Philippine, dựa vào luận điểm gian lận rất rõ ràng rằng đó không phải là “hiệp ước đóng quân”, mà chỉ là một thoả thuận về đóng quân tạm thời giữa quân đội Hoa Kỳ và Philippine. 

Thỏa thuận tránh cho quân đội Hoa Kỳ khỏi sự giám sát của luật pháp Philippine cũng như quốc tế - một biện pháp gợi nhớ đến chính sách mà Hoa Kỳ sử dụng tại các quốc gia bị chiếm đóng như Iraq, hay các điều khoản liên lãnh thổ tại các quốc gia thuộc địa vào thế kỷ 19 ở châu Á của chủ nghĩa đế quốc. Thay vào đó, quân đội Hoa Kỳ và các nhà thầu sẽ “hoạt động theo pháp luật và chính sách của Hoa Kỳ”. 

EDCA cũng quy định rằng quân đội Hoa Kỳ “được phép sử dụng quyền và sự ủy quyền cần thiết để kiểm soát hoạt động và phòng thủ bao gồm cả việc triển khai các biện pháp thích hợp để bảo vệ quân đội Hoa Kỳ và nhà thầu Hoa Kỳ trong phạm vi khu vực được phép. Hoa Kỳ sẽ được thực hiện các hoạt động cảnh sát tại khu vực căn cứ, Washington sẽ xử lý thích hợp những người Philippine được cho là mối nguy hiểm đối với quân đội Hoa Kỳ, nhà thầu hay “an ninh thông tin chính thống Hoa Kỳ”.

Đây là nguồn gốc lịch sử sự thù địch lớn nhất của công chúng với các căn cứ quân sự cũ của Hoa Kỳ tại quốc gia. Hơn năm mươi người Philippine bị lính Mỹ bắn tại các căn cứ quân sự chỉ trong nửa sau của những năm 1960. Tất cả các vụ án đều do tòa án quân sự Hoa Kỳ xét xử, lính Mỹ không bị kết án mà chỉ bị cảnh cáo.

Điều XI trong EDCA viết, “Tranh chấp và những vấn đề khác cần tham vấn không được viện dẫn tới bất cứ tòa án quốc tế nào, hay các tổ chức tương tự khác, hay một bên thứ ba để đưa giải pháp”.

Điều khoản này ngăn ngừa việc xem xét lại EDCA của cả tư pháp lẫn lập pháp Philippine. Trong trường hợp một lính Mỹ bắn hay hiếp dâm một người Philippine, hay cán xe qua một đứa trẻ - những sự kiện thường xảy ra quanh các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ ở châu Á – anh ta sẽ là đối tượng của luật pháp và tư pháp Hoa Kỳ. Mọi tranh chấp tư pháp liên lãnh thổ của Hoa Kỳ tại Philippine, hay bất cứ điều khoản nào của thỏa thuận, tư pháp Philippine sẽ không được xem xét. 

Hoa Kỳ không trả tiền thuê các căn cứ quân sự ở Philippine. Văn bản thậm chí còn đặc biệt ngạo mạn viết rằng nếu Washington từ bỏ một căn cứ, họ có thể đòi hỏi Manila “bù đắp cho những sự cải thiện” mà họ đã tạo ra.

Washington cũng được cung cấp “nước, điện và các tiện nghi công cộng khác” với giá tương tự mà chính quyền Philippine trả. Tất cả thuế và phí phát sinh từ các tiện nghi đó, những thứ mà người Philippine có nghĩa vụ thanh toán, sẽ được chính quyền Philippine thanh toán hộ quân đội Hoa Kỳ.

Thỏa thuận cũng nhượng lại cho Hoa Kỳ quyền sử dụng “miễn phí” tần số sóng radio trong nước. Trong quá khứ, Washington đã sử dụng tần số sóng radio ở Philippine cho mục đích thông tin viễn thông nội bộ, cũng như truyền tải các tuyên truyền của Hoa Kỳ.

Một trong số ít những hạn chế đối với quân đội Hoa Kỳ, thỏa thuận quy định rằng, theo hiến pháp Philippine, Washington không được “tàng trữ” bất cứ vũ khí hạt nhân nào tại Philippine.

Các văn kiện đã giải mật trong thời kỳ Hoa Kỳ đóng quân tại căn cứ hải quân Subic và căn cứ không quân Clark cho thấy trong quá khứ Washington đã tàng trữ bất hợp pháp vũ khí hạt nhân tại Philippine. Hơn thế nữa, Washington thường từ chối bình luận về các tàu chở vũ khí hạt nhân. Với các giới hạn mà EDCA đặt ra cho việc thanh sát của “người đại diện được ủy quyền” phía Philippine, điều khoản này là vô hại.

Washington chịu trách nhiệm về vụ thảm sát của phát xít ở Odessa

Xin giới thiệu với bạn đọc bản dịch bài viết "Washington responsible for fascist massacre in Odessa" của Mike Head. Bài viết cung cấp nhiều thông tin mới về cuộc khủng hoảng ở Ukraina.

Chỉ có thể mô tả đó là một vụ thảm sát, 38 người hoạt động chống chính phủ bị giết hại vào thứ sáu, sau khi lực lượng do phát xít dẫn đầu đốt tòa nhà Công Đoàn Odessa, nơi bị những người đối lập với chính phủ được Hoa Kỳ và phương Tây hậu thuẫn của Ukraina chiếm giữ.

Theo nhân chứng kể lại, một số người nhảy ra khỏi tòa nhà bốc cháy và sống sót bị các gã tân phát xít Right Sector quây quanh và đánh đập. Cảnh quay video cho thấy những người sống sót đẫm máu và đầy thương tích bị tấn công. 

Sự tàn bạo nhấn mạnh tính chất bạo lực của cuộc đàn áp chống lại những người đối lập của chính phủ cánh hữu được các quyền lực phương Tây dựng lên ở Kiev cũng như sự ủng hộ của Hoa Kỳ và đồng minh, cuộc đàn áp tập trung chủ yếu vào khu vực nói tiếng Nga ở miền nam và đông Ukraina.

Khi vụ đụng độ Odessa nổ ra, Tổng thống Barack Obama, trong một cuộc họp báo chung của Nhà Trắng với Thủ tướng Đức Angela Merkel, đã xác nhận vụ tấn công quân sự của chính phủ không được bầu cử ở Kiev vào những người biểu tình đang chiếm giữ các tòa nhà công sở ở miền đông Ukraina.

Trái lại truyền thông phương Tây cố gắng che dấu những gì đang xảy ra ở Odessa – với hàng loạt các bản tin phát nói rằng “hậu quả chính xác của sự kiện vẫn chưa rõ ràng” – rõ ràng là các vụ giết chóc tại thành phố cảng phía nam do những gã mang phù hiệu của Right Sectos thực hiện, phe tân phát xít đang giữ nhiều vị trí trong chính phủ Kiev, cùng với đảng chung lý tưởng Svoboda. 

Tòa nhà Công Đoàn bị các phần tử thân Kiev đốt sau khi họ bao vây và đốt lều trại của những người hoạt động chống chính phủ, những lều trại này đã được dựng lên phía trước mặt tòa nhà trên quảng trường Kulikovo Field vài tuần trước. Tòa nhà bốc cháy sau khi một số người biểu tình chống chính phủ ẩn nấp trong đó. 

Khi tòa nhà chìm trong lửa, những bức ảnh được đăng lên Twitter cho thấy người dân đu mình qua cửa sổ và ngồi trên gờ tường cửa sổ của một số tầng lầu, có lẽ là chuẩn bị nhảy xuống. Một số bức ảnh khác cho thấy các phần tử thân chính phủ hò reo trước đám cháy. Một số bình luận trên Twitter rằng “lũ bọ hung Colorado bị nướng chín ở Odessa”, đó là khái niệm dùng để ám chỉ những người hoạt động thân Nga mang dải băng Thánh George.

Ba mươi nạn nhân được tìm thấy tại các tầng của tòa nhà, có lẽ là bị ngạt khói. Theo cảnh sát địa phương, có tám người chết bị chết vì nhảy qua cửa sổ để thoát khỏi ngọn lửa. Chính quyền Ukraina nói tổng cộng có 43 người chết vào ngày thứ sáu ở Odessa và 174 người bị thương, trong số đó có 25 người đang trong tình trạng nguy kịch. 

Bạo lực bắt đầu khi khoảng 1,500 người ủng hộ chính phủ Kiev, những người vừa mới đến thành phố, tập hợp tại quảng trường Sobornaya ở trung tâm Odessa. Được vũ trang bằng dây xích, gậy đánh bóng chày và mang khiên, họ diễu hành khắp thành phố, hô vang “Ukraina vinh quang”, “Kẻ thù phải chết”, và “Đâm Moskals” [ám chỉ Nga].

Odessa là một trong những thành phố ở đông nam Ukraina bị người biểu tình tràn qua từ sau cuộc đảo chính tháng hai. Vào cuối tháng ba, hàng ngàn người tập hợp trong thành phố phản đối chính quyền được dựng lên sau cuộc đảo chính và yêu cầu một cuộc trưng cầu dân ý về chế độ tự trị.

Vụ thảm sát Odessa có số người chết lớn nhất kể từ khi chính phủ Ukraina, dưới sự thúc giục của chính quyền Obama, tái diễn tấn công quân sự trên quy mô toàn diện vào các cuộc biểu tình và chiếm giữ chống chính phủ.

Vào thứ sáu vừa qua, Tổng thống lâm thời Oleksandr Turchynov nói rằng nhiều người ly khai đã bị giết trong cuộc tấn công của chính phủ vào Slavyansk. Quan chức Kiev nói quân đội đã chiếm các trạm kiểm soát bao quanh thành phố 130,000 dân của phe nổi loạn trong một chiến dịch được bắt đầu trước lúc bình minh, ông ta bổ sung thêm là thành phố đã “bị bao vây chặt”

Mặc dù sử dụng trực thăng có gắn súng máy nhưng cuộc tấn công đã tạm ngưng, do sự chống cự tại địa phương. Vào chiều hôm qua, quân đội Ukraina bị chặn lại ở các làng Bylbasovka và Adreyevka, tại đó cư dân địa phương xếp hàng để thuyết phục và thúc giục họ ngừng tấn công

Ở Andreyevka, khoảng 200 người tạo thành một hàng rào sống để chặn đoàn xe bọc thép và xe tải. Ở Bylbasovka, người dân hô to “Xấu hổ! Xấu hổ! Xấu hổ!” Ở gần thành phố Kramatorsk, người dân chặn các con đường với toa xe điện và xe bus nhằm ngăn không cho quân đội tiến vào.

Trong cuộc họp báo với Merkel, Obama đã đề cập trong báo cáo rằng hai máy bay trực thăng của Ukraina bị bắn hạ từ hỏa lực mặt đất. Ông ta trích dẫn các cáo buộc chưa được chứng thực của cơ quan tình báo Ukraina SBU là một máy bay trực thăng bị bắn bởi tên lửa tầm nhiệt, để làm bằng chứng cho sự can dự của quân đội Nga. Mặc dù vậy, vào buổi tối tờ New York Times khẳng định là không có bằng chứng cho thấy đó là tên lửa tầm nhiệt. 

Cùng với cáo buộc về vũ khí của Obama, cuộc tấn công của quân đội của Kiev được ông ta hậu thuẫn cho thấy Hoa Kỳ và các đối tác châu Âu đang tạo ra các điều kiện cho một cuộc nội chiến và dụ chính của quyền Tổng thống Nga Vladimir Putin can thiệp, để tạo ra cái cớ áp đặt trừng phạt kinh tế và cho sự đối đầu của NATO với Nga.

Washington thúc ép cuộc tấn công mới chỉ một ngày sau khi chính phủ Kiev ngưng các cuộc tấn công, cho rằng chúng là “vô dụng” để chấm dứt sự chiếm đóng các tòa nhà, đã lan ra tại ít nhất 17 thành phố và thị trấn.

Putin tìm kiếm một sự trì hoãn với sức ép do Hoa Kỳ tạo ra bằng cách ký cái được gọi là thỏa thuận hòa bình với Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu và Ukraina hai tuần trước đây, thỏa thuận kêu gọi chấm dứt chiếm đóng các tòa nhà và ngưng các kế hoạch tấn công quân sự. Các thỏa thuận đã bị Kiev và những người chống lưng cho họ xé bỏ. Hôm qua, người phát ngôn của Putin nói rằng “chiến dịch trả thù” của Ukraina đã phá hoại thỏa thuận.

Nga kêu gọi một cuộc họp khẩn cấp của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc vào thứ sáu để lên án các hành động của Ukraina. Đại sứ Nga, Vitaly Churkin, cảnh báo về “các hậu quả khôn lường” nếu chiến dịch quân sự tiếp tục, bị người đồng nhiệm Hoa Kỳ lên án, Samantha Power đã gọi cuộc tấn công là “thích hợp và hợp lý”

Power, người làm nên tên tuổi với các cuộc can thiệp thắng lợi của Hoa Kỳ vào Lybia và những nới khác với danh nghĩa “nhân quyền” và “bảo vệ thường dân”, tuyên bố rằng sự lo ngại của Nga về quy mô sự bất ổn là “tiêu cực và mơ hồ”. Ăn khớp với sự tuyên truyền của chính phủ Hoa Kỳ kể từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu, bà ta nhanh chóng quy kết Nga là nguyên nhân của sự bất ổn.

Đó là Washington và đồng minh, đặc biệt là chính phủ Đức đã dàn xếp cuộc đảo chính của phe cực hữu vào tháng hai ở Kiev và sau đó lợi dụng phản ứng của Moscow, và người Ukraina nói tiếng Nga, để buộc tội Nga đe dọa Ukraina.

Đầu tư 5 tỷ USD vào quốc gia này để dựng lên chính phủ Kiev qua các chiến dịch bạo lực bán quân sự, giờ họ cáo buộc Nga, mà không có bằng bất cứ bằng chứng nghiêm túc nào, về những việc tương tự. 

Cuộc tấn công ban đầu vào tháng trước của Ukraina bắt đầu sau khi giám đốc CIA John Brennan bí mật đến thăm Kiev. Sự thúc giục tiếp theo là chuyến viếng thăm của phó tổng thống Hoa Kỳ Joseph Biden.

Đó là bằng chứng về sự can dự của chính quyền Hoa Kỳ. Ngoại trưởng Nga nói những người nước ngoài nói tiếng Anh đã được trông thấy trong cuộc tấn công của quân độ Ukraina và Slavyansk vào thứ sáu, cần nhắc lại lời cáo buộc trước đây là Greystone, một nhà thầu quân sự Hoa Kỳ, đang hợp tác với quân đội Ukraina.

Mặt khác, chiến dịch của Hoa Kỳ dường như hướng tới việc ngăn chặn kế hoạch trưng cầu dân ý đòi quyền tự trị của những người chống chính phủ Kiev vào ngày 11 tháng 5. Thêm vào đó, cuộc bầu cử tổng thống Ukraina, theo kế hoạch là vào ngày 25 tháng 5, đối với các quyền lực phương Tây là phương tiện để hợp pháp hóa chính phủ đảo chính ở Kiev. Ứng cử viên tổng thống đang được khuếch trương rộng rãi nhất, nhà tài phiệt tỷ phú Petro Poroshenko, kêu gọi Ukraina gia nhập NATO và đặt quốc gia dưới sự độc đoán của Liên Minh Châu Âu và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế.

Nhưng khi chính phủ Kiev thất bại trong việc đàn áp phe đối lập, Washington dường như muốn kích động sự đối đầu và sau đó cáo buộc Nga ngăn cản quá trình bầu cử tổng thống. Đáng chú ý là dưới danh nghĩa tập trận, quân đội Hoa Kỳ đang được triển khai tại các quốc gia vùng Baltic như Latvia, Lithuania và Estonia, cũng như Ba Lan, quân đội NATO cũng được đưa tới sát biên giới Nga.