Wednesday, March 5, 2014

Lời thú tội của một con chiên

Một con chiên xưng tội với cha xứ:

- Thưa cha con đã phạm phải một tội lỗi vô cùng ghê ghớm.

Cha xứ từ tốn:

- Con hãy kể về tội lỗi đó đi.

Con chiên nói tiếp:

- Thưa cha, hôm đó chúng con theo cha đi biểu tình. Kế hoạch là một người bắt nhịp "Một, hai, ba!", sau đó tất cả sẽ cùng hô "Tự do tôn giáo!". Tình cờ thế nào con lại đứng cạnh một cô gái trẻ mặc một cái áo khoét cổ sâu khoe nguyên bộ ngực căng tròn và trắng muốt với cây thánh giá có hình chúa chịu nạn nằm ngay giữa khe ngực. Mỗi khi cô ấy thở, gò ngực phập phồng thì dường như chúa chịu nạn cũng phải rung lên...

Con chiên ngừng lại, cha xứ liền hỏi:

- Ngắm nhìn cái đẹp đâu phải là tội lỗi? Ta chưa thấy tội lỗi của con đâu cả.

Con chiên trả lời:

- Vâng thưa cha, đó là đoạn sau. Con bị bộ ngực ấy hút mất hồn, nên khi người ta bắt nhịp "Một, hai, ba!" thì con đã buột miệng hô: "Vú to!". Con xin sám hối tội lỗi của mình.

Cha cố nhỏ nhẹ:

- Nhân danh đức chúa trời, ta tha tội cho con vì con đã biết ăn năn sám hối.

Con chiên làm dấu rồi đứng dậy định ra về thì cha cố gọi lại:

- Này, con có số điện thoại của cô gái ấy không?

(Chuyện bịa, chỉ để giải trí)

Chuyện về hội anh em dân chủ

Một lần hội anh em dân chủ họp tại nhà riêng. Một đại ca trong nhóm sai đàn em đi tìm gái để vui vẻ qua đêm. Khi sai đi có dặn lúc về phải dùng ám hiệu, nếu tìm được thì nói "dân chủ" còn không tìm được thì nói "nhân quyền".

Một lúc sau, đại ca đang nâng cốc chúc mừng sự nghiệp thắng lợi với đồng bọn nhìn thấy đàn em trở về liền quay ra hỏi: "Dân chủ hay nhân quyền?". Gã đàn em quên béng mất ám hiệu, liền nói: "Dân chủ với nhân quyền cái gì. Ca ve đang nằm trong phòng ấy!".

(Chuyện bịa, chỉ để giải trí)

Wednesday, February 26, 2014

Sự phi lý của kinh tế học hiện đại

Khoa kinh tế học hiện đại tuyên bố đưa ra một sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố sản xuất và mỗi bên tham gia nhận được phần tương xứng với đóng góp của mình để thay thế khoa kinh tế chính trị cổ điển vốn đi sâu vào phân tích quá trình sản xuất nên đã gây ra những xung đột về lợi ích giữa lao động và tư bản.

Mô hình sản xuất của khoa kinh tế học hiện đại bao gồm hai yếu tố là lao động và vốn. Lý thuyết về năng suất biên của vốn đã bị chỉ ra là chứa đựng đầy những điều phi lý và bế tắc ở bài này. Phần lý thuyết về năng suất biên của lao động cũng phi lý không kém, nhưng khoa kinh tế học hiện đại đã lén lút thủ tiêu chủ đề này đi. Trong hầu hết các sách giáo khoa về kinh tế học ngày nay phần phân tích về năng suất biên của lao động đã bị cắt bỏ, chỉ còn có thể tìm thấy chúng trong sách giáo khoa về kinh tế học của Paul Samuelson. Lý do chủ yếu bởi vì Paul Samuelson là đại biểu chính của phái Keynes, để trình bày lý thuyết về thất nghiệp bắt buộc, vốn là hòn đá tảng trong lý thuyết tổng quát của Keynes, thì không thể nào không trình bày khái niệm năng suất biên của lao động.

Khoa kinh tế học mô tả khái niệm năng suất biên của lao động là số lượng sản phẩm tăng thêm khi tăng thêm một đơn vị lao động trong khi các yếu tố đầu vào khác không đổi. Ví dụ minh họa bằng bảng sau:

Tổng số lao động        Tổng sản phẩm   Sản phẩm biên  Giá trị sản phẩm biên 
          1                                  5                         0                              0
          2                                  9                         4                              16
          3                                 12                        3                              12       
          4                                 14                        2                              8

Giả định là giá của sản phẩm đầu ra là 4, để tối đa hóa lợi nhuận thì nhà tư bản sẽ thuê 4 nhân công với mức lương là 8, tức là tiền lương của người công nhân sẽ bằng với giá trị sản phẩm biên của người lao động cuối cùng được thuê. Có ba điểm phi lý xảy ra trong phân tích này.

Thứ nhất, khoa kinh tế học hiện đại không giải thích được tại sao năng suất biên của lao động lại giảm. Tổng số lượng sản phẩm do 2 người kết hợp làm ra lại ít hơn tổng số lượng sản phẩm do 2 người làm việc riêng lẻ, điều này chống lại mọi kinh nghiệm thực tế cũng như khoa học về lao động. 

Thứ hai, mỗi người công nhân được thuê đều chỉ nhận được tiền lương là 8, bất kể năng suất lao động, đóng góp của họ ra sao. Tức là tiền lương không bằng với giá trị sản phẩm mà họ tạo ra. Điều này phản lại nguyên tắc công bằng mà khoa kinh tế học theo đuổi.

Thứ ba, phần chênh lệch giữa tổng giá trị sản phẩm biên và tổng tiền lương của công nhân (16+12+8)-(8x4) = 4 thuộc về nhà tư bản. Tức là nhà tư bản đã bóc lột những công nhân không ở vị trí marginal. Khoa kinh tế học hiện đại đã chứng minh sự hài hòa lợi ích giữa lao động và tư bản bằng sự bóc lột lao động.

John B. Clark, người tạo ra phân tích về năng suất biên của các yếu tố đầu vào đã cố gắng giải quyết vấn đề thứ ba bằng cách đưa ra giả định là năng suất biên của mọi người lao động là như nhau. Song điều đó lại mâu thuẫn với giả định năng suất biên giảm dần khiến cho động cơ tối ưu hóa lợi nhuận của nhà tư bản trở thành vô nghĩa.

Nhận rõ sự mâu thuẫn trong lý thuyết của John B. Clark nên sau khi trình bày phân tích về năng suất biên của lao động thì Paul Samuelson đã  tránh phải đi sâu hơn nữa vào vấn đề bằng cách lập luận rằng lý thuyết năng suất biên của lao động chỉ nhằm giải thích nhà tư bản sẽ quyết định thuê lao động ra sao khi mức lương đã được biết trước chứ không nhằm giải thích lương, tô hay lợi nhuận.

Giáo sư kinh tế học người Anh Roy H. Grieve sau khi thừa nhận những phi lý của khoa kinh tế học hiện đại đã tuyên bố rằng: "Ideological comfort was bought at the price of intellectual integrity", đó chính là lời thú tội của khoa kinh tế học hiện đại, nó đã vứt bỏ cái áo khoác của nhà khoa học và choàng lên mình chiếc áo chùng của thầy tu.

Tài liệu tham khảo:

1. E. K. Kunt and Mark Lautzenheiser: "Hisory of Economic Thought: A Critical Perspective"; Third Edition; M. E. Shape Publisher; New York 2011

2. Roy H. Grieve: "The marginal productivity theory of the price of capital: An historical perspective on the origins of the codswallop"; Link 2012

3. Marc Linder: "The Anti-Samuelson", Volume II: Microeconomic; Urizen Book; New York 1977

4. Michael Perelman: "The End of Economics"; Routledge Publisher; New York 1996

Friday, February 21, 2014

Bàn về chuyện bia ở Việt Nam

Mới đây có thông tin thống kê là mỗi người Việt Nam mỗi năm uống hết 31,5 lít bia, ước tính xứ này phải chi khoảng 3 tỷ USD/năm mua bia.  Cánh báo chí được dịp đâm thuê khóc mướn với đủ các giọng điệu kiểu như: người Việt chi cho bia rượu nhiều hơn sách, hay tiền ấy để làm từ thiện tốt hơn, hay bia rượu tàn phá giống nòi gây tai nạn giao thông...Những lời lẽ ấy mới nghe thì tưởng hay ho, nhưng kỳ thực làm ngu người ta đi nhiều lắm, vì nó nhân danh sự tốt đẹp tưởng tượng mà xóa bỏ hiện thực, nhồi nhét vào đầu người đọc những định kiến chết cứng.

Một sự thật không thể không thể chối cãi là trong khi người Việt Nam uống 31,5 lít bia/năm thì người Trung Quốc uống 36 lít, còn người Đức uống tới 107 lít, nếu lấy số lượng bia tiêu thụ để đánh giá mức độ nhậu nhẹt thì chắc người Đức với người Trung Quốc đã lên thiên đường trước người Việt Nam từ lâu.

Bia rượu là đồ uống không thể thiếu được trong các dịp lễ tết hội hè, chẳng ai có thể ăn mừng đám cưới mà uống nước ngọt cả trừ phụ nữ trẻ em và người bệnh. Đời sống kinh tế càng phát triển lên thì các dịp lễ tết hội hè càng nhiều, thế nên bia cũng được tiêu thụ nhiều hơn. Một lý do nữa để lượng bia tiêu thụ tăng lên là bia đang dần thay thế cho rượu trắng. Trước đây ở các vùng nông thôn, mỗi khi có đám thì bà con chủ yếu uống rượu trắng nấu thủ công, giờ rượu ấy đang được dần thay thế bằng bia, có độ cồn thấp hơn và an toàn hơn. Xét trên góc độ đó lượng bia tiêu thụ tăng lên để thay thế cho rượu trắng là một dấu hiệu tích cực đối với sức khỏe của người dân.

Bia là thứ đồ uống có lợi cho sức khỏe nếu người ta uống chừng mực. Các nghiên cứu y khoa đã chỉ ra rằng bia có tác dụng tích cực trong việc phòng chống loãng xương, phòng chống cao huyết áp, cung cấp vitamin B6 và hơn hết là nó tạo ra tâm trạng phấn khích cho con người. Trung bình mỗi người đàn ông nên uống 2 ly bia mỗi ngày còn phụ nữ cũng nên thưởng thức 1 ly. Tất nhiên là uống quá nhiều thì sẽ là tệ hại, nhưng khi người ta đã lạm dụng nó thì cấm cũng chả có tác dụng gì vì người ta vẫn tìm mọi cách để uống. Việc đánh thuế bia cao sẽ làm hồi sinh việc nấu rượu thủ công, các loại rượu thủ công kém an toàn thì nguy hại đối với sức khỏe hơn bia gấp nhiều lần.

Hiện nay ngành nấu bia ở các quốc gia phát triển như Đức đang phải đương đầu với sản lượng bán ra bị sụt giảm mạnh. Do đó, bia Đức đang hướng tới các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Đông Nam Á, Việt Nam. Các hãng bia nội nếu không tích cực đầu tư đổi mới công nghệ và thay đổi sản phẩm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng chắc chắn sẽ khó cạnh tranh được với bia Đức vốn có truyền thống lâu đời và thế mạnh về công nghệ. Để đối phó với sự cạnh tranh đến từ châu Âu, thì cách đơn giản nhất là vận động chính phủ tăng thuế nhập khẩu bia rượu để bảo hộ cho các doanh nghiệp nội địa. Thế nên những lời phàn nàn về việc nhậu nhẹt của người Việt hoàn toàn có thể làm đầy túi tiền các doanh nghiệp sản xuất bia. 

Tuesday, February 18, 2014

Tinh giảm biên chế

Một buổi sáng tại cơ quan X, phó phòng gặp trưởng phòng.
- Thưa anh, có việc này rất quan trọng cần xin ý kiến chỉ đạo của anh.
Trưởng phòng nói:
- Mới sáng mà chú đã rào trước đón sau thế, anh em trong nhà cả, chú cứ nói đi xem nào.
Phó phòng liền nói tiếp:
- Phòng ta mới nhận được công văn của cấp trên yêu cầu đăng ký kế hoạch tinh giảm biên chế. Ở trên yêu cầu mỗi đơn vị phải tinh giảm 20% biên chế, hiện giờ phòng ta thì chỉ có 4 người, ngoài anh, em ra còn cháu Y con chủ tịch Z, với cậu A thôi. Bây giờ có giảm biên chế thì không biết làm sao giảm, cháu Y nhà chủ tịch Z thì không giảm được rồi, còn giảm cậu A thì lấy ai làm việc, quả thực là bao nhiêu việc ở cái phòng này toàn một tay cậu ấy làm hết.
Trưởng phòng liền cười lớn:
- Ha ha ha, chú còn non lắm, cán bộ nguồn kế cận thế này thì yếu thật, để tôi xem có khóa bồi dưỡng cán bộ nào gửi chú đi một chuyến vậy.
Phó phòng mặt ngẩn tò te:
- Thưa anh, thực tình là em không hiểu.
Trưởng phòng nói tiếp:
- Phòng ta có 4 người mà chú định giảm 1 người, tức là giảm 25% biên chế, vượt yêu cầu của cấp trên rồi, cấp trên yêu cầu có 20% thôi. 
Phó phòng ngẩn ngơ:
- Vâng, đúng thật, vậy ta phải làm sao cho đủ số 20% thưa anh? Không lẽ ta giảm 0,8 người?
Trưởng phòng lại cười lớn:
- Chết thật, chú máy móc quá. Lấy đâu ra 0,8 người mà giảm. Thế này nhé nếu giờ phòng ta có 5 người mà giảm 1 người thì vừa đủ 20% đúng không nào, thế mà giờ chúng ta mới chỉ có 4 người.
Phó phòng tươi tỉnh:
- Anh nói em mới vỡ ra thật, lãnh đạo có thật có tầm nhìn hơn người. Đúng vậy, giờ ta sẽ tuyển thêm 1 người nữa rồi giảm cho đúng chỉ tiêu cấp trên đã giao.
Trưởng phòng nói chốt lại:
- Đấy, thế người ta mới gọi là tinh giảm biên chế chứ.

(Chuyện bịa, chỉ để giải trí)

Sunday, January 19, 2014

Khi anh dân chủ gặp chị nhân quyền

Một lần anh dân chủ gặp chị nhân quyền ở nơi kín đáo ngoài tầm soi mói của thiên hạ để bàn chuyện đại sự.
Chị nhân quyền hỏi: Anh mới có bài đăng trên Ba Sàm phải không?
Anh dân chủ trả lời: Không phải, bài của tôi đăng trên BBC
Chị nhân quyền hỏi tiếp: Anh mới đi Sài Gòn khuấy động phong trào phải không?
Anh dân chủ trả lời: Không phải, tôi đi Đà Nẵng.
Chị nhân quyền lại hỏi tới: Cuối tuần này anh có đi biểu tình ủng hộ bà con giáo xứ không?
Anh dân chủ liền quát lớn: Dân chủ với nhân quyền thế là đủ rồi! Đồ điếm, lột hết quần áo ra mau lên.

(Chuyện bịa, chỉ để giải trí)

Wednesday, January 15, 2014

Kinh tế học hay giáo lý?

Vào năm 2000, một nhóm sinh viên trường đại học thuộc hạng danh tiếng nhất ở Pháp đã phát động phong trào phản đối môn kinh tế học phi thực tế và lạm dụng toán học, đòi hỏi việc giảng dạy môn kinh tế phải đa nguyên nghĩa là tiếp cận tất cả học thuyết kinh tế. Phong trào của sinh viên Pháp chống lại môn khoa học tự kỷ (kinh tế học theo cách gọi của họ) nhanh chóng lan rộng và được cả các giáo sư giảng dạy môn kinh tế học ở châu Âu ủng hộ. 

Trước đó ba năm, Mark Blaug, một giáo sư kinh tế hàng đầu người Anh, đã mở đầu bài viết nổi tiếng của mình bằng tuyên bố kinh tế học đã trở thành một trò chơi trí tuệ vì lợi ích của bản thân nó chứ không nhằm giải thích thực tiễn, các nhà kinh tế đã biến mọi chủ đề kinh tế thành một dạng toán học xã hội, mà sự chặt chẽ về mặt toán học là tất cả còn phù hợp với thực tế không là gì cả (Mark Blaug 1997; 3).  

Hệ quả của điều đó là các nhà kinh tế học hiện nay hiểu về thị trường còn ít hơn Leon Walras hay Adam Smith, các nhà nghiên cứu kinh tế cách đây hàng trăm năm (Mark Blaug 1997; 4). Những sinh viên Pháp tham gia phong trào phản đối kinh tế học chính thống sau khi so sánh các cuốn sách giáo khoa về kinh tế học của ba học giả hàng đầu thế giới là P. Samuelson (1998), G. Mankiw (1998) và J. Stiglitz (1997) đã chỉ ra rằng các học giả này không hề giải thích được cơ chế thị trường hoạt động ra sao (Edward Fullbrook 2003;83-85). 

Mark Blaug cho rằng khó để thay đổi thực trạng nói trên bởi vì lý do là kinh tế học phương Tây bị thống trị bởi kinh tế học Mỹ, mà kinh tế học Mỹ lại bị thống trị bởi một cái vòng khép kín là các tiến sĩ mới hàng năm muốn kiếm việc làm có thu nhập cao tại các cơ sở giảng dạy của Mỹ thì phải viết các bài báo khoa học theo lối chính thống để được đăng tại các tờ báo khoa học (Mark Blaug 1997; 7).

Nguyên nhân của tình trạng ấy bắt đầu từ xa hơn nhiều, cần phải quay lại thời kỳ ra đỉnh cao của môn kinh tế chính trị học cổ điển. Khi ấy, các nhà kinh tế chính trị học cổ điển đã phát hiện ra lý thuyết giá trị lao động và sử dụng nó làm vũ khí chống lại các thế lực phong kiến. Marx đã phê phán học thuyết giá trị lao động và trên cơ sở đó tạo ra một thứ vũ khí mạnh mẽ giúp giai cấp công nhân chống lại chủ nghĩa tư bản. Để loại bỏ học thuyết kinh tế chính trị của Marx, các nhà kinh tế chính trị học đã từ bỏ môn kinh tế chính trị cổ điển và xây dựng môn kinh tế học, họ không nghiên cứu quá trình sản xuất nữa mà chỉ tập trung vào nghiên cứu quá trình trao đổi (Michael Perelman 1996; 14). Khoa kinh tế học đã loại bỏ một phần lớn hoạt động kinh tế của loài người ra khỏi phạm vi nghiên cứu thì các giả định của nó tất yếu cũng phải rất hạn hẹp. Do vậy, kinh tế học không có cách nào bao quát được hiện thực, không có cách nào tiếp cận được thực tiễn và ngày càng trở thành một thứ mang tính giáo lý hơn là khoa học.

Sinh viên ở Mỹ khi mới học kinh tế luôn bày tỏ sự phản kháng về tính phi thực tế, các mô hình quá đơn giản, kèm theo hàng tá các câu hỏi nghi vấn tới giáo sư. Song cùng với thời gian, những sinh viên nào tiếp tục phản kháng sẽ bị loại khỏi việc nghiên cứu kinh tế. Những người còn lại sẽ tập trung chủ yếu vào rèn luyện các kỹ năng toán học và thống kê để có thể diễn giải các vấn đề theo phương thức truyền thống. Khi tốt nghiệp họ phải thuyết phục một hội đồng gồm những thành viên bảo thủ mà việc chống lại là hoàn toàn không thể. Sinh viên học được rằng họ có thể làm bất cứ thứ gì miễn là đừng có đi chệch ra khỏi truyền thống. Hệ thống sẽ thưởng cho họ ngay cả khi họ trình bày những vấn đề giống nhau nhưng biết cách trang trí bằng các kỹ thuật toán học hay thống kê mới (Michael Perelman 1996; 20-21).

Nền kinh tế Mỹ là nền kinh tế dựa trên sự bảo hộ và trợ cấp của chính quyền thành công nhất trong lịch sử kinh tế thế giới nhưng chính người Mỹ lại không ngừng ca ngợi và truyền bá lý thuyết kinh tế về thị trường tự do. Đó là tín điều hay khoa học?

Tài liệu tham khảo:

1.Edward Fullbrook "The crisis in economic/ The post-austistic economics movement:  The first 600 days", Routledge London 2003
2.Mark Blaug "The ugly currents in modern economics" September 1997
3.Michael Perelman "The end of economics", Routledge London 1996