Thursday, January 24, 2013

Ông Hà Văn Thịnh đã "ăn ốc nói mò" về Hiến Pháp Mỹ ra sao?

Ông Hà Văn Thịnh có viết một bài nhan đề "Vài nét về Hiến Pháp Mỹ" được đăng trên trang Bô Shit. Thật không hiểu sao ông ấy lại có thể hồ đồ ăn ốc nói mò, bàn toàn những chuyện mà chính ông ấy cũng không hiểu gì như vậy được. Hiến pháp cũng chỉ là một cách thức của thiết lập thế chế, các quốc gia vẫn có thể xây dựng hệ thống pháp luật mà không cần đến Hiến pháp, ví dụ nước Anh không có Hiến pháp. Do vậy, Hiến pháp không phải là thánh thần hay chìa khóa vạn năng để giải quyết mọi vấn đề về thể chế.

Ngay từ đầu ông này đã tỏ ra ngây ngô khi lập luận đầy mâu thuẫn: những nhà cách mạng Mỹ không thành lập một chính quyền cho tương xứng với công lao của những người đã khai sinh ra nền độc lập; hầu như họ không quan tâm đến việc ai sẽ giữ chiếc ghế nào, “ăn chia” ra sao chiếc bánh lợi quyền béo bở mà phải mất bao xương máu, suốt 10 năm trời mới giành được (17.12.1773-4.9.1783) và Ý định đó của sự ấu trĩ của lòng tốt nhanh chóng bị thực tế tàn nhẫn của xã hội sau chiến tranh giày xéo, tình trạng vô chính phủ nhanh chóng xảy ra, tiểu bang nào cũng muốn giành cho mình sự độc quyền cao nhất, có lợi nhất, khiến cho 13 tiểu bang gây ra bao cảnh huynh đệ tương tàn. Vấn đề cơ bản là các bang vốn độc lập với nhau chưa thỏa thuận được quyền lợi  để lập nước Mỹ, những người cha sáng lập nước Mỹ đành phải chấp nhận thực tế đó và chờ đợi chớ chả phải lòng tốt hay hy sinh gì. Có lẽ ông muốn vặn nghéo sự thật đi để đá xoáy một ai đó, song điều đó chỉ khiến cho người ta nực cười, một món làm tập văn kiểu học trò.

Ông Hà Văn Thịnh tiếp tục nói mò rằng: Những bậc tiên tổ của nhà nước Mỹ tương lai giật mình bởi họ đoan quyết rằng phải thành lập một mô hình nhà nước hoàn toàn mới, không giống với bất kỳ ai; và, quan trọng nhất, nó phải là nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân. Sáu chữ đó là sáu chữ vàng bởi nó trở thành nền tảng, cội nguồn, nguyên tắc bao trùm mọi nguyên tắc trong suốt quá trình soạn thảo Hiến pháp. Nếu ai đó chịu đọc bất cứ quyển sách vỡ lòng nào về Hiến pháp Mỹ thì cũng có thể bò lăn ra cười với lập luận ngô nghê của ông. James Madison, kiến trúc sư trưởng của Hiến Pháp liên bang Mỹ (ngoài Hiến pháp Liên Bang thì các tiểu bang cũng có Hiến pháp riêng), chính là người được ông nhắc tới ở đoạn tiếp theo, đã nhấn mạnh trong những cuộc tranh luận tại Cơ quan lập hiến 1787 rằng toàn bộ hệ thống phải được thiết kế để "bảo vệ thiểu số những người giàu có khỏi đa số (dân chúng)", đó là mục đích của chính phủ.(1) Nếu ông Hà Văn Thịnh muốn biết cái nguyên tắc được ông hóa vàng (ý lộn: vàng hóa) đó thể hiện như thế nào thì hãy xem tóm tắt các điều kiện bầu cử của các bang ở Hoa Kỳ ngay sau khi có Hiến pháp, hầu hết các bang đều quy định chỉ những người có tài sản hoặc thu nhập ở một mức độ nhất định mới được đi bầu cử (2), tức là nhân dân trong Hiến pháp Mỹ nhắc tới chỉ bao gồm những người giàu có, những người giàu có tối thượng chính là nguyên tắc đầu tiên của Hiến Pháp Mỹ, mà cũng phải nhắc thêm là người da màu, thổ dân và phụ nữ cũng không phải là nhân dân được nhắc tới trong Hiến Pháp Mỹ.

Những người giàu có thời đó là chủ đất, chủ nô hoặc chủ doanh nghiệp đã lựa chọn mô hình nhà nước tam quyền phân lập để loại bỏ một cách có hệ thống những người bình dân và nô lệ vốn chiếm đa số ra khỏi hệ thống quyền lực nhà nước. Chính họ đã áp đặt mô hình đó lên đại bộ phận dân chúng Mỹ chớ không phải là: Không một ai có quyền áp đặt mô hình nhà nước không tương thích với mong muốn và lợi ích của người dân như ông Hà Văn Thịnh ngộ nhận. Nếu ông còn nghi ngờ thì hãy tụng lại 100 lần cái câu của James Madison đã được nêu ở trên.

Cái nguyên tắc vàng mà ông Hà Văn Thịnh nhắc tới về việc sửa đổi Hiến pháp: chỉ khi nào có trên 2/3 thượng nghị sĩ hoặc thống đốc bang yêu cầu thì việc xem xét sửa đổi HP mới được đặt ra đã thể hiện rất rõ điều đó, thượng nghị sĩ là do các nghị viện bang bầu lên, mà các nghị viện bang lại chỉ bao gồm đại diện của tầng lớp giàu có. Như vậy, Hiến pháp Mỹ chỉ được sửa đổi khi bộ phận chóp bu trong tầng lớp giàu có muốn, đa số người dân chẳng thể làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình ngay cả khi họ có vận động được một vài đại diện của những người giàu có.

Ông Hà Văn Thịnh tiếp tục đưa ra một điều khẳng định không cần chứng minh rằng: Xu hướng lạm quyền và lộng quyền là thuộc tính tất nhiên của con người, vì thế, phải thiết lập cơ chế sao cho đủ khả năng để ngăn chặn mọi ý đồ lạm quyền đóTừ trước đến nay chưa có bất cứ ngành khoa học nào chứng minh được thuộc tính tất nhiên của con người là gì, nếu làm được có lẽ ông nên thử chứng minh việc nói láo là thuộc tính tất nhiên của con người xem sao. Thẩm phán tòa án được giữ quyền trọn đời nên dẫn đến việc: tòa án sẽ không phải chịu bất kỳ áp lực nào từ phía chính quyền hoặc cử tri ; là chuyện hoàn toàn tào lao vì chức vụ đó phụ thuộc vào chính quyền, ví dụ thẩm phán tòa án tối cao do thượng viện phê chuẩn và tổng thống bổ nhiệm, thứ hai nữa là nếu ông ta cứng đầu cứng cổ thì lại có giải pháp khác, ví dụ như luật Mỹ lại tình cờ cho phép người ta lựa chọn tòa án để khởi kiện đối với các tòa khu vực tức là một ông tòa khu vực không biết điều sẽ suốt đời phải xử những vụ kiện gà kiện chó. Một quan tòa mẫu mực sẽ phải tuyên bố như Roger Taney trong vụ Scott kiện Stanford vào năm 1857 rằng người da đen như Scott không phải là công dân thuộc phạm vi của Hiến pháp Mỹ vì tại thời điểm hình thành Hiến pháp thì người da đen được "coi là tầng lớp thấp kém và hèn mọn" và không thuộc phạm vi "mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng" (3)

Ông Hà Văn Thịnh tiếp tục bài ca mùi mẫn mà không cần suy nghĩ : Các tiểu bang lớn luôn có xu hướng chèn ép các tiểu bang nhỏ hơn, vì thế, cơ chế tổ chức nhà nước phải hạn chế đến mức thấp nhất sự chèn ép này. Đây là lý do để các tiểu bang dù lớn hay nhỏ đều có hai thượng nghị sĩ trong thượng viện. Các tiểu bang nhỏ không thể bị chèn ép thì họ cũng chẳng thể có lợi thế nào trước các bang lớn, nhưng cái kỹ thuật tinh vi này nhằm một mục đích khác cao hơn ông tưởng tượng nhiều. Mỗi người dân chỉ sống tại một bang, nếu may mắn họ chỉ có hai thượng nghị sĩ xem xét đến quyền lợi. Còn các công ty lớn, tình cờ nó lại có mặt ở nhiều bang một lúc, như vậy lợi ích của các công ty lớn khi đưa ra thượng viện sẽ được ưu tiên cao hơn của dân thường bởi vì được nhiều thượng nghị sĩ của các bang khác nhau quan tâm đến.

Ông Hà Văn Thịnh có lẽ cũng xem qua những kiến thức cơ bản về Hiến pháp Liên bang Mỹ, nhưng mục tiêu của ông chỉ là trích dẫn một cách bừa bãi để minh họa cho sự chọc ngoáy của mình đối với ai đó chớ không thực sự tìm hiểu một cách đến đầu đến đũa, điều đó hoàn toàn được phơi bày một cách thảm hại. Ông kết luận: Không phải ngẫu nhiên mà Lời Tuyên thệ của Tổng thống Mỹ chỉ có một ý ngắn gọn là BẢO VỆ HIẾN PHÁP. Một khi HP được soạn thảo hoàn chỉnh thì mọi cố gắng của công dân – kể cả TT, chỉ duy nhất một vấn đề là bảo vệ để thực thi đúng như HP đặt ra, không cần bất kỳ một sự thêm, bớt nào bởi những thêm hay bớt đó đều làm vẩn đục HP! Nghe thì rất xuôi tai nhưng ông không hề biết rằng các tổng thống Mỹ có một kỷ lục về việc vi phạm Hiến pháp. Thomas Jefferson đã chống lại Đạo luật  chống nổi loạn năm 1798 bằng cách tha bổng các bị can bị kết án bởi đạo luật đó. Abraham Lincoln đã phản đối phán quyết của tòa án trong vụ Scott kiện Stanford (4). G.W.Bush đã lập kỷ lục về việc vi phạm Hiến pháp với việc bắt giam công dân Mỹ, công dân nước ngoài ở nước ngoài đem giam giữ ở Vịnh Guantanamo mà không thông qua tòa án, thậm chí còn đòi tra tấn họ để thu thập tin tức (5). Người Mỹ đã phàn nàn rằng Bush không phải là tổng thống hợp hiến vì ông ta đã không tuyên thệ theo Hiến pháp (6).

Nếu ông Hà Văn Thịnh muốn dùng Hiến pháp Mỹ để lưu ý rằng Hiến pháp của một nước nào đó cần phải tuân thủ theo những chuẩn mực đã được ông hóa vàng, ấy lại nhầm, vàng hóa ấy thì trước hết ông cần phải hiểu rõ nó đã, không thì đừng viết lung tung chỉ tổ làm trò cười cho thiên hạ mà thôi!

Nguồn của các trích dẫn:

(1): Noam Chomsky - "Nhận diện quyền lực"; Hoàng Văn Vân dịch / Đinh Hoàng Thắng hiệu đính; NXB Tri Thức 2012, trang 452

(2): Alexis de Tocqueville - "Nền dân trị Mỹ"; Phạm Toàn dịch / Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính; NXB Tri Thức 2006 tái bản lần thứ nhất, trang 135

(3): Jay M. Feinman - "Luật 101 Mọi điều bạn cần biết về Pháp luật Hoa Kỳ"; Nguyễn Hồng Tâm, Trần Quang Hồng, Nguyễn Thị Thanh dịch / GS. Nguyễn Đăng Dung, TS. Vũ Công Giao hiệu đính; NXB Hồng Đức 2012, trang 39

(4): Jay M. Feinman - "Luật 101 Mọi điều bạn cần biết về Pháp luật Hoa Kỳ"; Nguyễn Hồng Tâm, Trần Quang Hồng, Nguyễn Thị Thanh dịch / GS. Nguyễn Đăng Dung, TS. Vũ Công Giao hiệu đính; NXB Hồng Đức 2012, trang 59

(5) Jay M. Feinman - "Luật 101 Mọi điều bạn cần biết về Pháp luật Hoa Kỳ"; Nguyễn Hồng Tâm, Trần Quang Hồng, Nguyễn Thị Thanh dịch / GS. Nguyễn Đăng Dung, TS. Vũ Công Giao hiệu đính; NXB Hồng Đức 2012, trang 77

(6): Noam Chomsky - "Nhận diện quyền lực"; Hoàng Văn Vân dịch / Đinh Hoàng Thắng hiệu đính; NXB Tri Thức 2012, trang 90

PS: Tình cờ làm sao 2 trong số 3 cuốn sách được trích dẫn lại rất có liên quan tới những người đứng đằng sau trang Bô Shit, thế mới biết làm sách là một chuyện còn thực sự đọc và hiểu nó hay không là chuyện khác.

Cập nhật:

Về một vị thánh thần của nhân loại mà ông Hà Văn Thịnh đã ca tụng thì có một đoạn trích từ David E. Stannard, American Holocaust: Columbus and the Conquest of the New World, New York: Oxford University Press, 1992. An excerpt (p. 120):

[T]he surviving Indians later referred to [President George] Washington by the
nickname "Town Destroyer," for it was under his direct orders that at least 28 out of 30 Seneca towns from Lake Erie to the Mohawk River had been totally obliterated in a period of less than five years, as had all the towns and villages of the Mohawk, the Onondaga, and the Cayuga. As one of the Iroquois told Washington to his face in 1792: "to this day, when that name is heard, our women look behind them and turn pale, and our children cling close to the necks of their mothers."

Khi biết được những cha già nước Mỹ đã tàn sát người dân bản địa da đỏ ra sao thì không lấy gì làm lạ khi gần hai trăm năm sau con cháu của vị thánh thần được ông Hà Văn Thịnh tung hô ồn ào đã vinh danh cha ông mình bằng vụ những vụ thảm sát kiểu như Mỹ Lai và Mỹ Khê.








Cần phải trả lời những con lừa bợ đít Mỹ như thế nào?

Không biết từ đâu xuất hiện thể loại lừa bỡ đít Mỹ một cách trắng trợn như vậy! Hồi trước còn văn hoa nào là hòa giải dân tộc hay nhìn lại lịch sử một cách đa chiều... giờ thì:
BỘ PHIM VỀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM BỊ GIẤU KÍN(Thùy Linh). “Tôi căm thù tất cả những gì mà người Mỹ đã gây ra cho đất nước Việt Nam nhưng dần dần tôi đã hiểu ra một sự thật rằng Mỹ không phải là người khởi sự cuộc chiến đó. Người khởi sự cuộc chiến đó chính lại là chính quyền mà chúng ta đã bỏ mồ hôi, xương máu dựng nên Nếu chính quyền Miền Bắc, chính quyền của chúng ta không bị sự thúc đẩy của chính quyền Bắc Kinh để gây ra cuộc chiến tranh thì dân tộc Việt Nam đỡ được bao đau khổ, mất mát”.
- Nếu không mở được thì vào đây xem: Vietnam! Vietnam! by John Ford (Vimeo). “Đây là một phim tài liệu rất có giá trị về sự thật của chiến tranh VN, với cái nhìn công bằng và khách quan của người Mỹ. Nó cho thấy lý do mà Hoa Kỳ đổ quân vào VN vì thấy rõ ý đồ của Hà Nội là muốn xâm chiếm miền Nam bằng vũ lực với sự giúp đỡ của Trung cộng”.
Được điểm trên blog Ba Sàm "Xóa vòng nô lệ", có lẽ giờ nên đổi thành tại "Cúi đầu nô lệ"

Các con lừa có mốt ca ngợi sự công bằng và khách quan của người Mỹ nên quyết định trích dẫn một số đoạn trong cuốn "Nhận diện quyền lực" của giáo sư ngôn ngữ học người Mỹ nổi tiếng N. Chomsky do Nhà xuất bản Tri Thức (vốn thuộc về giới tinh hoa trí thức dân chủ đứng đằng sau cái Bô Shit và vô khối thứ tương tự) đã xuất bản tại Việt Nam năm 2012 để cho những con lừa ấy biết người Mỹ thực sự công bằng và khách quan đã nói gì về sự lừa dối của chính quyền Mỹ trong cuộc chiến ở Việt Nam.
Giống như chúng ta nói "bảo vệ" miền Nam Việt Nam. Trong suốt ba mươi năm tôi đã nghiên cứu rất sát sao nhưng chưa bao giờ thấy trên  các phương tiện truyền thông một cụm từ nào có ý nói rằng không phải chúng ta đang bảo vệ miền Nam Việt Nam, và rằng chúng ta đang tấn công miền Nam Việt Nam. Chúng ta tấn công miền Nam Việt Nam rõ ràng như bất cứ cuộc xâm lược nào trong lịch sử. Nhưng không thể tìm thấy sự thật giản đơn đó được đề cập trên bất kì một tờ báo nào ở Mỹ, trừ một vài sách báo nhỏ lẻ ngoài lề. Đó là điều không thể nói ra được.

Điều đó cũng không thể nói ra được trong cả sách báo của giới nghiên cứu học thuật. Một lần nữa khi Gaddis nói về chiến dịch Điện Biên Phủ, nơi người Pháp cố cầm cự để duy trì thuộc địa ở Đông Dương, ông mô tả nó như là một cuộc đấu tranh tự vệ của Pháp. McGreorge Bundy, trong cuốn sách về lịch sử hệ thống quân sự, nói về việc nước Mỹ đã từng có ý định sử dụng vũ khí hạt nhân vào năm 1954 để giúp người Pháp duy trì vị thế của họ ở Điện Biên Phủ. Ông phát biểu rằng: Chúng ta đã suy nghĩ về việc đó để hỗ trợ người Pháp ''bảo vệ'' Đông Dương. Ông ta không nói bảo vệ khỏi ai. Bạn biết đấy, sẽ thật ngớn ngẩn nếu nói để bảo vệ khỏi người Nga chẳng hạn. Không. Đó là bảo vệ Đông Dương khỏi người Đông Dương. Nhưng dù có vô lý đến đâu đi nữa, thì ở Mỹ các bạn cũng không thể chất vấn điều đó. Ý tôi là, đây là sự cực đoan của tư tưởng cuồng tín. (Trang 76-77)
Lý do thật sự của việc Mỹ xâm lược Việt Nam là gì? Hãy nhìn xem khu vực Đông Nam Á khi ấy, hầu hết là các nước thuộc địa kiểu mới của Mỹ. Việt Nam độc lập và phát triển theo cách riêng của mình ở ngay giữa các thuộc địa kiểu mới của Mỹ có thể dẫn đến nguy cơ làm tan vỡ cả hệ thống thuộc địa đó. Chính vì vậy Gs. Chomsky đã khẳng định:
Cuộc chiến tranh Việt Nam đã được diễn ra là để ngăn chặn không cho Việt Nam trở thành một mô hình phát triển kinh tế và xã hội thành công trong con mắt các nước Thế giới thứ Ba. (Trang 142-143)
Ban đầu người Mỹ sử dụng lực lượng tay sai người bản địa với hy vọng có thể tách miền Nam ra khỏi Việt Nam bằng các biện pháp chính trị, nhưng đã thất bại nên buộc phải tiến hành chiến tranh:
 ...ở miền Nam Việt Nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng - được gọi là "Việt Cộng" - đã giành được dân chúng về phía họ, bởi vì họ có những chương trình chính trị hữu hiệu. Những người nông dân ủng hộ Mặt trận bởi vì họ chính là những người xứng đáng được ủng hộ, lẽ ra chúng ta cũng phải ủng hộ các chương trình đó của họ. Một cuộc cách mạng xã hội đang diễn ra ở miền Nam Việt Nam, và đó là cuộc cách mạng thật sự cần thiết, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam tổ chức cuộc cách mạng ấy, đó là lý do tại sao Mặt trận nhận được sự ủng hộ của nông dân; còn chúng ta chẳng thể làm gì được họ. Và sau đó thì phần kết xuất hiện. Phần kết đó là, chúng ta phải leo thang chiến tranh, chúng ta phải quét sạch Mặt trận dân tộc Giải phóng. (Trang 63)
Người Mỹ có lương tri đã nhận thức một cách rõ ràng về cuộc chiến xâm lược của Mỹ ở Việt Nam như vậy đó, nó hoàn toàn đối lập với cái được gọi là "cái nhìn công bằng và khách quan của người Mỹ" ( nên được hiểu là công bằng và khách quan xuất phát từ lợi ích của chính quyền Mỹ).

Nguyên nhân của cuộc chiến xuất phát từ tham vọng của nước Mỹ muốn duy trì hệ thống thuộc địa kiểu mới. Nước Mỹ muốn biến Việt Nam trở thành một thuộc địa của họ. Chính quyền Mỹ đã làm mọi cách để tiêu diệt khát vọng tự do độc lập của người Việt Nam do đó người Việt Nam buộc phải cầm súng để bảo vệ mình, nếu có ai thúc đẩy người Việt Nam cầm súng chống lại Mỹ thì đó chính là Mỹ. Cuộc chiến của Mỹ đã tàn phá Việt Nam nặng nề khiến cho Việt Nam phải mất hàng thập kỷ sau mới có thể hồi phục được, mục tiêu của Mỹ là làm cho Việt Nam không thể phát triển được nên cái luận điệu ngớ ngẩn cho rằng dưới ách thống trị của Mỹ thì Việt Nam sẽ trở nên giàu có thì rõ ràng là nói láo. Nước Việt Nam là một lãnh thổ thống nhất và toàn vẹn nên những kẻ rêu rao rằng miền Bắc xâm lược miền Nam hoàn toàn là những kẻ bịp bợm. Ở đây chỉ có một cuộc chiến duy nhất là cuộc chiến của người Việt Nam chống lại Mỹ, khi chiến tranh kết thúc thắng lợi thì đó là chiến thắng của cả dân tộc Việt Nam. Người Việt Nam có người cầm súng đánh Mỹ, có người cầm súng theo Mỹ nhưng khi cuộc chiến kết thúc thì tất cả xung đột cũng chấm dứt, cuộc sống tự nó đã hóa giải mọi hằn thù mọi đau khổ, dân tộc Việt Nam thực sự đã bước sang một trang sử mới.

Tiếc rằng vẫn có những con lừa mang có tên bằng chữ Việt Nam vẫn tiếp tục đi mang những thứ rác rưởi tuyên truyền của chính quyền Mỹ về để khấn vái. Những kẻ bóp méo sự thật để biện hộ cho việc nước khác xâm lược Tổ quốc mình thì không có tư cách gì để nói về độc lập, tự do hay yêu nước! Tất cả chỉ là lũ rác rưởi không hơn không kém!

Wednesday, December 19, 2012

Nhóm lợi ích và sự lẫn lộn

Nhân đọc bài của tiến sĩ Nguyễn Quang A về nhóm lợi ích, thật ngạc nhiên khi thấy tác giả không đi sâu vào làm rõ các khái niệm như lợi ích hay nhóm lợi ích mà chỉ dựa vào cách hiểu thông thường để bàn luận chuyện ngôn từ. Cái khái niệm thông thường đó vốn dĩ chứa đựng rất nhiều sự lẫn lộn, nên khi dựa vào đó để bàn luận ngôn từ thì chỉ đi từ sự lẫn lộn này đến sự lẫn lộn khác mà thôi.
Mỗi người đều có lợi ích của mình và các lợi ích đó chi phối hoạt động của họ. Lợi ích không chỉ là lợi ích kinh tế. Những người có chung một tập hợp lợi ích nhất định tạo thành một nhóm, gọi là nhóm lợi ích. Đấy là cách hiểu thông thường. Và theo cách hiểu ấy, nhóm lợi ích không gắn với giá trị (tốt-xấu, đạo đức-phi đạo đức).
Thứ nhất, những người có lợi ích chung không hẳn đã tập hợp thành nhóm lợi ích, họ có thể theo đuổi lợi ích chung một cách đơn lẻ. Lấy ngay cái ví dụ về những người khiếu kiện đất đai mà tiến sĩ Nguyễn Quang A đã nêu ra, mặc dù tất cả những người khiếu kiện đất đai đều có chung lợi ích về đất đai nhưng không ai đặt vấn đề vận động cho lợi ích chung về đất đai mà mỗi người chỉ quan tâm đến lợi ích của mình.

Thứ hai, các lợi ích có thể mâu thuẫn nhau và mỗi người lại luôn có nhiều lợi ích khác nhau. Người dân khi nhận đất từ nhà nước thì lợi ích của họ là giá đất đai phải thật rẻ, còn khi bán ra thị trường thì họ lại muốn giá đất đai phải thật cao.   Điều này có nghĩa là không có cách nào để cùng lúc đáp ứng mọi lợi ích, do vậy mỗi cá nhân đều phải lựa chọn lấy một lợi ích mà họ cho là đáng để theo đuổi và khi theo đuổi lợi ích này thì họ sẽ phải hy sinh lợi ích khác. Đó là cơ sở để các lợi ích khác nhau có thể cùng tồn tại đồng thời trong xã hội và cũng đồng thời là cơ sở để các cá nhân có thể đạt được các lợi ích không giống nhau.

Từ hai điều trên có thể thấy rằng, nhóm lợi ích chỉ hình thành khi một lợi ích nào đó trở nên phổ biến và có những điều kiện nhất định để những người có chung lợi ích đó có thể liên kết với nhau. Tức là, nhóm lợi ích không phải là thứ gì đó tồn tại vĩnh viễn, nó chỉ tồn tại trong những điều kiện nhất định và ngay cả khi nó tồn tại thì cũng không loại trừ được việc các cá nhân theo đuổi lợi ích của mình một cách riêng lẻ.
Các nhóm lợi ích thường thúc đẩy hay vận động chính sách vì lợi ích của chính nhóm mình. Đó là điều bình thường và chẳng có gì đáng trách cả, thậm chí phải tạo điều kiện để cho các nhóm lợi ích tồn tại, phát triển, tạo môi trường cho chúng thể hiện, tranh luận, phê phán và qua đó thúc đẩy các lợi ích chung phục vụ cho sự phát triển đất nước.
Nhóm lợi ích có nhiều phương cách để theo đuổi lợi ích mà hoàn toàn không cần phải vận động chính sách, ví dụ những người thợ dệt có thể cùng nhau đình công để đòi tăng lương mà không cần vận động chính quyền đưa ra một chính sách nào đó bảo vệ quyền lợi cho họ. Các phương cách theo đuổi buộc phải nằm trong khuôn khổ pháp luật, bởi nếu không thì hoạt động của nhóm đó sẽ bị trừng phạt. Khi nhóm lợi ích vận động chính sách tức là định hướng quyền lực nhà nước, về cơ bản đó là hoạt động chính trị. Thực tế cho thấy không phải nhóm lợi ích nào cũng hoạt động chính trị. Tiến sĩ Nguyễn Quang A đã lẫn lộn giữa nhóm lợi ích không hoạt động chính trị với nhóm lợi ích có hoạt động chính trị. Nhóm lợi ích có hoạt động chính trị có khả năng tác động đến luật lệ và chính sách của nhà nước, tức là họ rất có quyền lực về mặt nhà nước. Nếu như nhóm lợi ích không hoạt động chính trị chỉ sử dụng những khuôn khổ luật lệ sẵn có để theo đuổi lợi ích của mình thì nhóm lợi ích hoạt động chính trị lại vận động để tạo ra luật lệ phục vụ cho lợi ích của mình. Đối với loại nhóm lợi ích thứ nhất thì chỉ khuôn khổ pháp luật thông thường là đủ kiểm soát nên không cần đặt ra vấn đề chống hay không chống, đối với loại nhóm lợi ích thứ hai thì rõ ràng cần có một khuôn khổ pháp luật thích hợp để kiểm soát nhằm đảm bảo pháp luật không bị vô hiệu hóa.
Xã hội không thể tồn tại mà không có vô vàn các nhóm lợi ích. Các nhóm lợi ích và hoạt động của chúng có thể chồng lấn lên nhau. Chúng có thể hợp tác với nhau và xung đột với nhau. Xã hội tồn tại, phát triển hay suy đồi chính là do sự tương tác của các nhóm lợi ích đó. Bóp nghẹt sự hoạt động của chúng đồng nghĩa với sự gây méo mó các nhóm lợi ích, với sự suy đồi xã hội. Hoạt động lành mạnh của các nhóm lợi ích, một phần quan trọng của hoạt động xã hội dân sự, thúc đẩy sự phát triển xã hội.
Xã hội tồn tại nhờ vô vàn các lợi ích khác nhau nhưng tồn tại nhờ các nhóm lợi ích có hoạt động chính trị thì không đúng, bởi vì bên cạnh đó còn có các cá nhân theo đuổi lợi ích đơn lẻ và các nhóm lợi ích không hoạt động chính trị. Các nhóm lợi ích có hoạt động chính trị mặc dù có tác động tích cực nhưng nếu không được kiểm soát một cách thích hợp bởi pháp luật thì có thể tàn phá bộ máy nhà nước, vô hiệu hóa pháp luật và làm rối loạn xã hội. Xây dựng các khuôn khổ để kiểm soát các nhóm này hoàn toàn không tác động đến các nhóm lợi ích không hoạt động chính trị cũng như các cá nhân theo đuổi lợi ích đơn lẻ, tức là không ảnh hưởng tới việc theo đuổi quyền lợi bằng các phương thức khác mà chỉ giới hạn các phương thức có liên quan đến quyền lực nhà nước. Mặt khác cũng phải thấy rằng nhóm lợi ích có hoạt động chính trị chỉ tồn tại trong những điều kiện nhất định, khi những điều kiện đó biến mất thì nhóm lợi ích đó cũng sẽ biến mất theo.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A chỉ chú ý vào phân tích ngôn từ nên đã rơi vào mâu thuẫn trong tư duy, không làm rõ được nội dung của các vấn đề nên đã lẫn lộn về lợi ích và các loại nhóm lợi ích. Điều đó vô hình chung đã đặt các nhóm lợi ích cao hơn nhà nước.

Bài của tiến sĩ Nguyễn Quang A: Sao lại chống nhóm lợi ích?

Wednesday, November 21, 2012

Một cái nhìn thiển cận về đất đai, giáo dục và tự do

Viết cái này nhân đọc bài "Đất đai, giáo dục và tự do" của Phạm Hồng Sơn đăng trên Pro&Contra.
Năm 1215 tại Anh quốc một nhóm chủ đất đã hợp nhau lại bắt vua phải cam kết tôn trọng một số quyền tự do của họ, trong đó, đương nhiên, có quyền định đoạt, sở hữu về đất và các lợi tức từ đất. Cam kết đó có cái tên Latin rất nổi tiếng: Magna Carta (Đại Hiến chương 1215). Tinh thần tự do cho đất, độc lập với kẻ cầm quyền của Magna Carta, dù phải trải qua rất nhiều thử thách, đã được duy trì và bảo tồn cho tới tận ngày nay. Anh quốc hiện là một trong những nước tự do nhất và là một nền dân chủ mạnh và bền vững tới mức không cần có văn bản có tên là hiến pháp.
Hiến chương Magna Carta được ký giữa các lãnh chúa và vua Anh  với các điều khoản chủ yếu là chính trị chứ không phải là đất đai vì đất đai trên thực tế thuộc về lãnh chúa. Nhưng các lãnh chúa lại chưa bao giờ tự mình canh tác đất đai mà họ giao chúng vĩnh viễn cho các nông nô cày cấy, cuộc sống của nông nô hoàn toàn lệ thuộc vào các lãnh chúa phong kiến. Vì vậy sự độc lập của các lãnh chúa có nghĩa là tự do bóc lột nông nô, tự do chém giết cướp bóc lẫn nhau. Hạn chế quyền lực của nhà vua có nghĩa là nông nô bỏ trốn khỏi lãnh địa không thể tìm thấy sự che chở của các thành thị nữa. Cái được gọi là "tinh thần tự do cho đất" là kiếp lệ thuộc vĩnh viễn của nông nô, không ở đâu sự tự do của giới quý tộc phải đánh đổi bằng tự do của giới bình dân nhiều đến thế. Nước Anh tư bản ngày nay đã xé bỏ cái Hiến Chương 1215 từ lâu vì chế độ tư bản đòi hỏi sự tự do của lao động, giới quý tộc cũng đã biến thành giới chủ doanh nghiệp, cái vương triều Anh giờ chỉ còn là món đồ trang sức cũ kỹ còn sót lại từ thời trung cổ.
Hơn 700 năm sau, tại Nga cùng một số nước châu Âu, rồi lần lượt tới Trung Quốc lục địa, Bắc Việt Nam và một số nơi khác, lại xảy ra một hiện tượng ngược lại: quyền sở hữu, định đoạt đất và các lợi tức từ đất đã được (bị) chuyển hoàn toàn cho nhà nước – thực chất là những người cầm quyền kiểu vua chúa theo chủ thuyết cộng sản. Ngày nay Trung Quốc, Việt Nam (thống nhất) vẫn tiếp tục duy trì quyền sở hữu và sự định đoạt tuyệt đối của nhà nước đối với đất và hiện là những quốc gia thuộc hạng thiếu tự do, phi dân chủ nhất thế giới. Còn Nga và những nước khác đã có những tự do, dân chủ hơn, ở nhiều mức khác nhau, kể từ khi quyền sở hữu đất được trao lại tay người dân.
Chỉ có sự thiếu hiểu biết đến nực cười về lịch sử mới có thể tuyên bố như vậy, mấu chốt để hiểu về thời kỳ phong kiến ở các đế quốc phương Đông chính là tình trạng không có chế độ sở hữu đất đai tư nhân. Suốt 700 năm ấy toàn bộ đất đai thuộc về nhà vua, nông dân hoàn toàn không có quyền sở hữu đối với mảnh đất mà họ cày cấy. Chế độ Xô viết sụp đổ của Đông Âu đã khiến cho một phần lớn nông dân tự do phá sản ngay trên chính mảnh đất mà họ giành được quyền sở hữu do mất đi những hỗ trợ cần thiết từ chính quyền. Nếu có ai đó sống ở Đức thì cũng không xa lạ với dòng người từ các nước Đông Âu đổ sang Đức vào mùa hè để làm thuê, phần lớn trong số họ là nông dân vẫn có đất đai nhưng lại không có đủ vốn để canh tác. Tức là quyền sở hữu đất đai cũng không là gì cả nếu phải chết đói trên mảnh đất ấy, vì không hiểu được ý nghĩa của quyền sở hữu đất đai nên tác giả chỉ có thể lựa chọn cái quyền tự do chết đói mà thôi.
Đã và đang có rất nhiều quốc gia vẫn mất tự do, vẫn đói nghèo và còn thêm cả chiến tranh, bạo loạn mặc dù đất và giáo dục không bị nhà nước thôn tính, thậm chí còn được thả nổi. Nhưng, nếu lấy mốc khoảng 100 năm nay, có một mối tương quan luôn thuận chiều và tất yếu: đã là nước tự do, văn minh và thịnh vượng thì chắc chắn giáo dục và đất đai đã phải được tự do.
Hãy nhìn sang châu Phi, từ hàng ngàn năm nay đất đai vốn thuộc về các bộ tộc sau đó các chủ doanh nghiệp phương Tây đi đến tuyên bố chế độ sở hữu tư nhân rồi cướp sạch đất đai khiến cho các người châu Phi chìm trong chiến tranh và đói nghèo. Hãy nhìn sang nước Mỹ, từ hàng ngàn năm nay đất đai thuộc về các tộc người da đỏ nhưng khi người châu Âu đến thì tự do sở hữu tư nhân về đất đai có nghĩa là dùng súng đạn quét sạch người da đỏ. Nếu lấy mốc 100 năm trở lại đây thì tự do đất đai là lời nguyền của quỷ sứ đặt lên cuộc sống của người châu Phi cũng như người da đỏ ở Mỹ.
Năm 1897, John Dewey[i], “thủ lĩnh” của Giáo dục cấp tiến, nhấn mạnh: “Giáo viên không phải là người đến trường để áp đặt một vài suy nghĩ lên trẻ em, hoặc cũng không phải để tạo ra một thói quen nào đó cho người học, mà ở đó họ (vẫn) là một thành viên của xã hội đến để tìm xem những gì sẽ ảnh hưởng, tác động tới người học và trợ giúp người học có được sự đáp ứng đúng đắn trước những ảnh hưởng, tác động đó.”, “Để chuẩn bị cho cuộc đời tương lai của người học có nghĩa là phải trao cho người học quyền quyết định, định đoạt về chính bản thân họ; cũng có nghĩa là huấn luyện để anh ấy/chị ấy/em ấy sẽ huy động được và luôn sẵn sàng huy động và sử dụng được một cách đầy đủ mọi khả năng, tài năng của mình.[ii] Đương nhiên, Giáo dục cấp tiến, với cái nền dân chủ, không chấp nhận bất cứ lực lượng nào trong xã hội, kể cả nhà nước, có quyền khống chế hay chăm sóc tuyệt đối giáo dục.
Tác giả trích dẫn John Dewey để ca ngợi giáo dục cấp tiến nhưng hoàn toàn không hiểu gì về giáo dục cấp tiến. Lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản cho thấy một quá trình biến đổi từ nhà tư bản-chủ xưởng sang nhà tư bản-người quản lý và hiện giờ là nhà tư bản-nhà đầu tư. Triết lý giáo dục của John Dewey, vốn là một triết gia, đã đánh dấu sự khởi đầu của giai đoạn ấy. Nếu như trước kia nhà tư bản đồng thời là nhà quản lý nên đòi hỏi một sự phục tùng kỷ luật máy móc của người lao động thì giờ đây chính người quản lý cũng là người làm thuê như công nhân. Một mặt người quản lý ấy có quyền lực lớn lao với công nhân nhưng mặt khác bản thân họ cũng là người làm thuê, tức là phải là người bạn đồng hành đáng tin cậy của công nhân, cơ chế ấy không thể tồn tại nếu nền giáo dục không đào tạo người lao động theo những chuẩn mực phù hợp với nó. Nền giáo dục ấy phản ánh mối quan hệ giữa người lao động làm thuê và người quản lý làm thuê, đó là sự lắng nghe, hướng dẫn dựa trên thuyết phục nhiều hơn là áp đặt bằng quyền lực và phát huy năng lực tự chủ của mỗi cá nhân. Giáo dục cấp tiến suy cho cùng hoàn toàn không phải là cái gì đó hướng tới tự do như tác giả vẫn ảo tưởng, về bản chất giáo dục cấp tiến vẫn là giáo dục của chế độ tự do làm thuê. Giáo dục không thể thoát khỏi sự kiểm soát của chế độ ấy, ở bất cứ đâu nó cũng bị giám sát để đi theo đúng cái đường đã được chọn. Giai cấp tư sản trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua nhà nước cung cấp tài chính, cung cấp con người, đặt ra các quy chế để vận hành hệ thống giáo dục, bất cứ phe phái chính trị nào nắm được được nhà nước thì đồng thời cũng nắm lấy hệ thống giáo dục, bắt nó phục vụ cho phương thức sản xuất đã được lựa chọn.

Buộc chặt nông dân vào đất đai là phương thức nô dịch thời trung cổ, tự do làm thuê là phương thức nô dịch thời hiện đại, giáo dục luôn chỉ làm cái công việc là đào tạo ra các cá nhân phù hợp với cái phương thức sản xuất ấy. Nếu  coi giáo dục là phương tiện để giải thoát con người khỏi phương thức sản xuất cũ tức là tự do thì đồng thời nó cũng dẫn đến việc buộc con người lệ thuộc vào phương thức sản xuất mới tức là đánh mất tự do. Cái ảo tưởng sở hữu tư nhân đất đai và tự trị giáo dục đem đến tự do ấy sẽ sớm tan như bóng bóng xà phòng mà thôi.


Cập nhật:

Cái Magna Carta Libertatum nổi tiếng ấy đã hoàn toàn phá sản vào thời kì mà giới quý tộc nhân danh quyền tư hữu thiêng liêng đuổi nông dân ra khỏi ruộng đất của họ với 4000 đạo luật về rào đất kéo suốt trong hơn hai trăm năm. Những người nông dân mất hết đất đai phải sống lang thang khổ sở được tiếp đón bằng các đạo luật về người lang thang cho phép người ta có thể đóng dấu sắt nung lên mặt họ và bắt họ làm nô lệ. Một nhà sử học Anh đã phải kêu lên rằng: Xưa kia khi người Mông Cổ xâm lược Trung Quốc họ định san bằng xứ ấy để làm đồng cỏ chăn nuôi, cái ý tưởng ấy đã được người Anh thực thi ngay trên đất của mình với đồng bào của mình.

Saturday, November 10, 2012

Quản lý phương tiện giao thông và hệ lụy của chế độ hộ khẩu

Bắt đầu từ ngày 10.11.2012 chính quyền triển khai Nghị Định 71 trong đó có mục xử phạt nặng các phương tiện giao thông đã mua bán mà không sang tên đổi chủ.   Lý do mà chính quyền đưa ra là nhằm quản lý phương tiện giao thông, tránh thất thu thuế và giải quyết nhanh chóng án hình sự cũng như vi phạm giao thông.

Tuy vậy căn cứ của chính sách này lại hoàn toàn không rõ ràng, hiện tại không có bất cứ thống kê chính thức nào của chính quyền về số người mua xe chưa sang tên đổi chủ và phân bố của số người đó theo các địa phương, tức là chính quyền hoàn toàn không biết được số lượng người mua xe mà không sang tên đổi chủ là bao nhiêu, do vậy cũng sẽ không thể biết được những nỗ lực của mình sẽ giảm được bao nhiêu người sử dụng xe không sang tên đổi chủ. Việc thực thi chính sách theo kiểu phong trào như hiện nay đang làm lãng phí các nguồn lực của chính quyền mà hiệu quả thì không đến đâu.

Việc sang tên đổi chủ gắn liền với đăng ký xe, tức là gắn liền với chế độ hộ khẩu, nói một cách ngắn gọn là hộ khẩu của chủ xe ở đâu thì đăng ký xe ở đó. Phí sang tên cao có thể làm giảm động lực đăng ký sở hữu xe, nhưng bài này sẽ không bàn cụ thể về vấn đề đó. Người ta mua xe để sử dụng tại nơi họ thường xuyên sinh sống chớ không phải tại nơi họ đăng ký hộ khẩu nhưng theo luật thì họ sẽ phải mang xe về nơi có hộ khẩu để đăng ký. Các chính quyền địa phương sẽ phải quản lý một số lượng lớn xe không lưu hành tại địa phương đồng thời trên địa phương lại có một số lượng lớn xe lưu hành thường xuyên mà lại thuộc quản lý của các địa phương khác.

Sự tách biệt giữa nơi sử dụng xe và nơi đăng ký xe ngày càng trở nên phổ biến do sự năng động của cư dân khiến cho chính quyền phải đối đầu với sự bất hợp lý trong hệ thống tài chính và quản lý giao thông, cụ thể như sau:

1) Các địa phương phải đầu tư cho đường sá cũng như chi phí cho hệ thống quản lý giao thông theo số lượng xe lưu hành thường xuyên nhưng nguồn thu của lại theo số lượng xe đăng ký, trong khi sự chênh lệch giữa hai con số đó ngày càng lớn. Hệ quả tất yếu là các địa phương bị thâm hụt thu-chi sẽ tìm cách nâng các khoản thu lên để bù đắp lại phần bị thâm hụt trong khi các địa phương có thặng dư thu-chi sẽ chi tiêu cho hết khoản thặng dư. Ý tưởng về việc giảm phí sang tên nhằm khuyến khích người mua xe đăng ký chính chủ sẽ có hiệu quả với người mua xe song có thể sẽ làm gia tăng gánh nặng tài chính của các chính quyền địa phương.

2) Xe được đăng ký ở một nơi nhưng sử dụng thường xuyên ở một nơi khác gây khó khăn cho cơ quan công quyền của địa phương trong việc xác minh chủ xe và thu các khoản thuế phí. Ngay cả khi tất cả những người mua xe đều đăng ký chính chủ thì việc xác minh chủ xe và thu các khoản thuế phí đối với các chính quyền địa phương vẫn rất phức tạp.

3) Chi phí đăng ký xe đối với người mua xe không chỉ bao gồm các khoản phí do chính quyền thu mà còn bao gồm cả chi phí cũng như thời gian để đưa xe và chủ xe từ nơi mua (thường cũng là nơi sử dụng) về nơi đăng ký hộ khẩu. Chi phí này có thể rất lớn và khiến cho người mua xe không thể đăng ký chính chủ được, họ sẽ sử dụng đăng ký xe của chủ cũ hoặc nhờ người có hộ khẩu tại nơi họ đang sử dụng xe đứng tên. Trong trường hợp thứ nhất thì có thể phát sinh việc trốn thuế nhưng trong trường hợp thứ hai thì không phải là trốn thuế vì không có quan hệ mua bán giữa người đứng tên và người sử dụng xe, rất khó có căn cứ để phân biệt hai trường hợp đã nêu. Gia tăng mức xử phạt để buộc chủ xe phải làm thủ tục sang tên đổi chủ có thể làm giảm trường hợp thứ nhất nhưng sẽ là bất hợp lý đối với trường hợp thứ hai. Tình trạng đăng ký dưới tên người khác còn được các chính quyền địa phương làm gia tăng bằng những chính sách đầy bất cập, ví dụ như quy định hạn chế mỗi người chỉ được đăng ký một số lượng xe nhất định ở thành phố Hà Nội trước đây mặc dù sau một thời gian thi hành quy định đó đã bị bãi bỏ nhưng đã có rất nhiều xe được đăng ký dưới tên người khác.

Nội dung phạt xe không sang tên đổi chủ thực ra đã xuất hiện trong Nghị Định 34/2010 tức là cách đây 2 năm, nhưng hầu như không được thực hiện. Chính sách về căn bản không dựa trên tình hình thực tế, không có một mục tiêu cụ thể nên tất yếu dẫn đến sự tùy tiện trong thi hành. Sự tùy tiện đó ngay lập tức đã bộc lộ ra trong việc làm thế nào phân biệt xe chưa sang tên đổi chủ với xe đi thuê đi mượn. Sự tùy tiện của cơ quan chính quyền là cái nguồn sinh ra nạn lạm dụng quyền lực của nhân viên công quyền.

Tài liệu tham khảo:
1) Mức xử phạt mới: "Nóng" câu chuyện xe chính chủ
2) "Ở tạm" trên đất nước mình

Chống tham nhũng: Ai chống? Chống ai?

Một thanh niên đăng trên facebook: Tối qua đi nhà nghỉ với máy bay về bị cá vàng vẫy vào hỏi giấy tờ xe, thế là toi mất 5 lít. Tổ cha lũ cá vàng chuyên nghề anh hùng núp ăn bẩn!

Cảnh sát giao thông: Giám đốc mới gợi ý chức đội trưởng, không biết đứng đường đến bao giờ mới đủ vốn đây?

Giám đốc công an: Vợ với chả con, tối ngày lấy tiền nuôi giai, bao nhiêu cũng không đủ, li dị quách cho rồi!

Vợ giám đốc công an gọi điện cho chủ tịch tỉnh: Chuyện nhà em căng lắm, dễ li dị mất. Mà anh cũng biết đấy ra tòa ly dị là phải công khai tài sản để phân chia, người ta thấy cán bộ nhà nước có tài sản lớn là sẽ hỏi nguồn gốc.

Chủ tịch tỉnh gọi điện cho giám đốc công an: Chuyện nội bộ gia đình chú thì anh không can thiệp, chú xử lý sao cho khéo, đừng để mất uy tín của chính quyền là được.

Báo lề phải lướt facebook rồi đăng bài: Tình trạng ăn tiền mãi lộ của cảnh sát giao thông đang gia tăng.

Chủ tịch tỉnh gọi cho giám đốc công an: Chú đọc báo chưa? Tính giải quyết sao?

Giám đốc công an trả lời: Chuyện này sẽ được xử lý êm, đảm bảo không ảnh hưởng tới uy tín của chính quyền.

Báo lề phải đăng bài: Cảnh sát giao thông quyết tâm nói không với nạn mãi lộ.

Báo lề trái lướt facebook và đọc báo lề phải rồi đưa tin: Tham nhũng tràn lan, chính quyền bất lực.

Giám đốc công an xem báo bài lề trái: Lối dẫn đến ghế chủ tịch đây rồi.

Một đàn lừa lặc lè cõng cả đống sách ra chợ, quyển nào cũng ghi: Chống tham nhũng bằng cách nào?


Monday, November 5, 2012

Tiếng nói vớ vẩn các loại của kẻ cơ hội

Tình cờ đọc được bài "Đừng bắt nông dân gánh chủ nghĩa xã hội treo!" của tác giả Hoàng Kim đăng trên boxitvn.net, thật ngạc nhiên khi một bài viết ngây ngô, đầy những thiên kiến chống lại lợi ích chính đáng của đa số nông dân lại được đăng trên diễn đàn dành cho trí thức phản biện của Việt Nam. Mặc dù không phải là nông dân học hết lớp bốn trường làng nhưng cũng cố viết dăm ba dòng để ông/bà Hoàng Kim khỏi cảm thấy dương dương tự đắc về những điều vớ vẩn mạo xưng là bảo vệ quyền lợi của nông dân.

1) Chế độ sở hữu đất đai toàn dân là bảo vệ quyền lợi của nông dân cá thể:

Dưới tác động của những hoàn cảnh đặc biệt về mặt lịch sử nên Việt Nam bị tách ra khỏi thị trường nông sản thế giới, nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa mới manh nha hình thành dưới thời Pháp thuộc đã bị phá sản, các diện tích đất đai canh tác lớn buộc phải xé nhỏ để chuyển cho các hộ nông dân cá thể canh tác nhằm mục đích tự cấp tự túc sau đó tiến dần lên hình thức sản xuất hàng hóa giản đơn.

Ban đầu với năng suất lao động thấp, nông dân muốn tồn tại được trên mảnh đất canh tác nhỏ với lao động của gia đình thì cần phải có hai điều kiện khác kèm theo. Thứ nhất là hệ thống thủy lợi đủ lớn để tưới tiêu nước, thứ hai là một diện tích đất đai nhất định phải được sử dụng chung. Đất công được sử dụng chung làm bãi chăn thả trâu bò cung cấp sức kéo để cày bừa cũng như chuyên chở nông sản, và cung cấp cấp các nguyên liệu phục vụ chăn nuôi gia súc gia cầm hoặc khai thác thủy sản. Việc chăn nuôi gia súc gia cầm không chỉ cung cấp thực phẩm cho nông dân mà còn cung cấp cả nguồn phân bón quan trọng cho nông nghiệp. Tất cả những yếu tố cần thiết để duy trì chế độ sản xuất dựa trên hộ gia đình như hạn chế về thời gian, diện tích và mục đích sử dụng đất, phân chia đất đai, bảo vệ hệ thống đất công và thủy lợi chỉ có thể tiến hành được khi những quyền đó nằm trong tay nhà nước. Chế độ sở hữu đất đai ở Việt Nam chính là xuất phát từ quyền lợi, từ tâm tư nguyện vọng chính đáng của nông dân.

Việt Nam dưới thời kỳ phong kiến thì mọi đất đai thuộc về nhà vua, nông dân không có quyền sở hữu đất đai. Đại thể cũng chia làm công điền do làng quản lý và phân chia cho nông dân cày cấy, với tư điền của địa chủ, song hình thức sở hữu đó hoàn toàn không phải là sở hữu tư nhân theo nghĩa ngày nay, tư điền cũng gắn bó chặt chẽ với hệ thống thủy lợi và đất công của các làng.

Chỉ có những vị ngây ngô như ông/bà Hoàng Kim mới có thể tưởng tượng ra một chế độ sở hữu đất đai đi ngược với quyền lợi của nông dân, bởi vì chế độ sở hữu đó không bao giờ thể tồn tại được, đòi hỏi nhà nước phải đối xử với nông dân bình đẳng với các thành phần kinh tế khác trong khi điều kiện kinh tế của nông dân hoàn toàn khác hẳn thì chính là phản bội lại lợi ích của nông dân. Khi mà ông/bà cố tình viện dẫn đến đời cụ kỵ tổ tông của mình để chứng minh về quyền sở hữu đất đai thì người ta sẽ trả lời ông/bà rằng dưới chế độ phong kiến thì mọi đất đai ở xứ sở này thuộc về nhà vua, nông dân có thể chiếm hữu và sử dụng nhưng không có quyền sở hữu.

2) Mở rộng quyền sở hữu của các thành phần kinh tế khác là một bước tiến của xã hội:

Kinh tế hộ của nông dân cá thể phát triển trong một thời gian dài cùng với hệ thống thủy lợi được cải thiện dẫn đến hai hệ quả. Thứ nhất là tăng mức độ thâm canh trên đồng ruộng, từ làm một vụ lúa trong một năm lên hai hay thậm chí ba vụ trong một năm. Thứ hai là sự thu hẹp của phần đất công, theo nghĩa tuyệt đối là do chính quyền địa phương giao cho nông dân canh tác hoặc nông dân tự lấn chiếm để canh tác, theo nghĩa tương đối là quy mô của phần đất sử dụng chung không đủ để đáp ứng nhu cầu đã gia tăng của kinh tế hộ. Phần đất công không đủ để nuôi trâu bò cung cấp sức kéo, không cung cấp đủ nguyên liệu để nuôi gia súc gia cầm và qua đó không đủ để cung cấp phân bón ruộng, điều này có nghĩa là cần phải có máy móc nông nghiệp và phân bón tổng hợp để bổ sung. Trong khi đó, thâm canh trên đồng ruộng lại khiến cho đất đai chậm hồi phục và tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển do vậy cần nhiều phân bón cũng như thuốc trừ sâu hơn. Ở những tỉnh sát với Hà Nội ví dụ như Hưng Yên do tốc độ đô thị hóa nhanh phần đất công hoàn toàn biến mất, nông dân không có gì để nuôi trâu bò, chi phí cho máy cày lại quá đắt đỏ, nên xảy ra tình trạng người phải đi kéo cày thay cho trâu. Nông nghiệp dựa trên hộ nông dân cá thể muốn tiếp tục tồn tại thì buộc phải có một nền công nghiệp phát triển để cung cấp các đầu vào cần thiết như: máy nông nghiệp, phân bón và thuốc trừ sâu... Việc chuyển một phần đất nông nghiệp và lao động sang phát triển công nghiệp là tất yếu, để đáp ứng nhu cầu thực tế của sản xuất nông nghiệp. Với cái tư duy thiển cận của ông/bà Hoàng Kim thì sẽ hoàn toàn không thể hiểu nổi việc chuyển đổi đất đai sang sử dụng cho công nghiệp đem lại lợi ích lớn như thế nào cho nông dân, mà chỉ có thể phỉnh phờ bịp bợm bằng cái điều khôi hài rằng chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai là để cướp bóc nông dân.

Công nghiệp muốn phát triển thì đòi hỏi không chỉ đất đai để xây dựng cơ sở hạ tầng mà còn đòi hỏi cả thị trường mua bán tự do, việc nhà nước mở rộng quyền sở hữu cho các thành phần sản xuất công nghiệp là một bước tiến bộ lớn không chỉ là của công nghiệp mà còn là của toàn xã hội.

Nông dân đã thông qua nhà nước nắm lấy công nghiệp, tài trợ cho công nghiệp bằng quyền sử dụng đất đai để công nghiệp có thể nhanh chóng cung cấp các sản phẩm đầu vào cần thiết của sản xuất nông nghiệp. Đất đai được giao cho doanh nghiệp với giá rẻ thì cũng có nghĩa là các hàng hóa thiết yếu như: máy nông nghiệp, phân bón, thuốc trừ sâu... phải được cung cấp cho nông dân với giá rẻ, chính sách trợ giá đầu vào cho nông dân đã được nhà nước thực hiện rất tốt trong suốt một thời gian dài giúp cho nông nghiệp Việt Nam có sản lượng không những đủ để nuôi sống cư dân mà còn xuất khẩu với khối lượng lớn vào loại nhất thế giới.

3) Sự phân hóa trong nội bộ nông dân dẫn đến mâu thuẫn về lợi ích:

Nông nghiệp phụ thuộc nhiều hơn vào công nghiệp dẫn đến sự phân hóa lớn trong nội bộ nông dân. Ở những nơi mà sản phẩm công nghiệp được cung cấp đủ cho nông dân với giá rẻ thì các phần đất công trở nên thừa, nông dân sẽ tìm cách chiếm lấy đất công để sử dụng riêng rồi mua đi bán lại, một phần lớn các hồ sơ kiện tụng tranh chấp về quyền sử dụng đất sinh ra chính từ đây. Ở những nơi mà sản phẩm công nghiệp không được cung cấp đủ thì đất canh tác bị bỏ hoang hoặc trả lại cho chính quyền, nông dân di cư ra thành phố kiếm việc làm. Tình trạng nông dân ở các vùng đó không đóng các loại thuế và phí cho chính quyền địa phương phổ biến đến nỗi chính quyền địa phương phải lập những sổ nợ để khi nông dân nhận được khoản trợ cấp nào là họ khấu trừ thẳng hoặc khi nông dân cần chứng nhận giấy tờ thì truy thu cho bằng được, tức là gây ra xung đột giữa nông dân và chính quyền trong quản lý hành chính. Công nghiệp phát triển cũng dẫn đến việc một bộ phận nông dân tách ra khỏi sản xuất nông nghiệp biến thành tầng lớp trung lưu sống bằng việc buôn bán hay làm dịch vụ, tầng lớp này rất phổ biến ở các vùng nông thôn tiếp giáp với các đô thị lớn. Họ vẫn có quyền sử dụng đất đai nhưng không còn quyền lợi gắn trực tiếp với sản xuất nông nghiệp nữa vì vậy cái mà họ nhìn thấy ở đất đai chỉ còn là một tài sản có giá và muốn được tự do mua bán cái tài sản đó để kiếm tiền. Đây là nguồn lớn thứ hai phát sinh tranh chấp kiện tụng về đất đai, nhất là trong việc thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất. Quan điểm về chế độ sở hữu đất đai của ông/bà Hoàng Kim không hề đại diện cho toàn thể nông dân như vẫn tự xưng mà chỉ đại diện cho một bộ phận rất nhỏ nông dân vẫn còn ruộng đất nhưng chỉ muốn bán để kiếm lợi.

Trả lại quyền sở hữu đất đai cho nông dân có nghĩa là gì? Đối với hàng triệu nông dân đang chiếm hữu đất công có nghĩa là đất đai của họ sẽ bị tịch thu và bán đấu giá. Đối với hàng triệu hộ nông dân cá thể đang làm ăn bình thường có nghĩa là không còn đất công nữa, giá cả hàng công nghiệp sẽ tăng vọt và làm họ phá sản hoàn toàn. Đối với hàng triệu hộ nông dân cá thể đã phá sản có nghĩa là gánh nặng thuế khóa sẽ trở nên nặng nề hơn nữa. Đối với chính quyền có nghĩa là một khối lượng khổng lồ xung đột về lợi ích sẽ nổ ra mà không có cách nào xử lý được. Vì vậy nếu đem chế độ sở hữu đất đai theo kiểu của ông/bà Hoàng Kim ra trưng cầu ý kiến nông dân thì có thể là 99.99% nông dân sẽ lôi ông/bà ra đấu tố không thương tiếc, phần còn lại tất nhiên được trừ hao vì họ bận cung cấp cà chua trứng thối để cho những người kia ném ông/bà.

4) Kết luận:

Với sự ngây ngô của ông/bà Hoàng Kim thì không cần đến một chục chuyên gia cao cấp của Đảng và nhà nước, bất cứ nông dân học hết lớp bốn trường làng nào cũng đủ mở mắt cho ông/bà về chế độ sở hữu đất đai.

Số lượng khiếu nại, tranh chấp về đất đai sẽ tăng lên khủng khiếp nếu ngay lập tức áp dụng chế độ sở hữu đất đai tư nhân. Không chỉ nông dân kiện cáo lẫn nhau hay kiện chính quyền, mà ngay cả chính quyền cũng sẽ đưa nông dân ra tòa về các vấn đề liên quan tới đất đai. Khi đó không chỉ có nông dân than khóc về mất đất, mà còn có công nhân sẽ than khóc về mất việc làm, tiểu thương sẽ than khóc vì phá sản. Chế độ sở hữu đất đai không đơn giản là cái quyền ký vào khế ước bán đất, đằng sau nó là cả một lịch sử biến động đầy phức tạp trong sự phát triển sức sản xuất của nông dân. Cái mâu thuẫn trong chế độ sở hữu không thể diễn giải một cách hời hợt thành sự mâu thuẫn giữa chính quyền và nông dân mà phải nhìn nhận một cách thực tế từ sự phân hóa trong trình độ sản xuất của của chính người nông dân. Nếu ai đó mong muốn xây dựng một chế độ sở hữu phù hợp với người nông dân thì cần đưa ra một phân tích tổng thể về trình độ sản xuất của nông dân chứ không thể dựa vào dăm ba câu đạo đức giả.

Nếu như chế độ sở hữu đất đai toàn dân có tạo kẽ hở cho doanh nghiệp mua chuộc quan chức nhà nước để chiếm đoạt đất đai của với nông dân giá rẻ thì nó cũng đồng thời tạo kẽ hở cho nông dân cấu kết với quan chức nhà nước bắt chẹt doanh nghiệp phải mua đất giá cao. Bộ mặt đạo đức của ông/bà Hoàng Kim lộ rõ chính ở điểm này khi chỉ ca thán về thiệt hại của nông dân để ăn vạ mà lờ tịt đi lợi thế nông dân được hưởng. Ông/bà Hoàng Kim trích dẫn về số lượng 1 lượt triệu tố cáo về đất đai trong đó có một nửa là tố cáo đúng và cho rằng số lượng dân oan lên có thể lên đến 2 triệu người. Thứ nhất, cái số liệu của bên tư pháp dẫn ra kia thì mục đích của họ chỉ là muốn làm nghiêm trọng vấn đề lên để vận động tăng thêm ngân sách cho họ, cái mà họ muốn chính là những cái lưỡi gỗ như ông/bà giúp họ rêu rao khắp nơi. Thứ hai, số lượng đơn thư đó nếu được phân loại ra thì sẽ thấy nó không chỉ bao gồm đơn kiện về việc chính quyền thu hồi đất đâu mà còn bao gồm rất nhiều đơn kiện về việc lấn chiếm và tranh chấp đất công, về tranh chấp đất đai giữa những người dân, về thu hồi và quy hoạch đất ở đô thị nhưng người ta đã cố tình lờ nó đi. Thứ ba, ngay cả khi con số nửa triệu đơn kiện là đúng thì ông/bà Hoàng Kim cũng không thể hiểu nổi nửa triệu đơn kiện sai kia là cái gì và tại sao lại có. Nếu như nửa triệu đơn kiện đúng tạo ra 2 triệu dân oan theo lập luận của ông/bà thì thử hỏi nửa triệu đơn kiện sai tạo ra bao nhiêu cán bộ chính quyền oan? Nếu như ông/bà nghĩ thanh gươm dân oan sẽ treo trên đầu Đảng thì tại sao không tự hỏi tại sao dân lại treo trên đầu mình thanh gươm cán bộ oan? Tất cả những vấn đề đó tất nhiên nằm ngoài sự tưởng tượng của ông/bà.

Vì đứng trên góc nhìn đầy hạn hẹp của nông dân đã rời bỏ nông nghiệp chỉ khăng khăng đòi bán mảnh ruộng của mình với giá cao nên ông/bà Hoàng Kim không thể hiểu được nỗ lực của chính quyền trong việc sửa đổi luật đất đai. Nếu như trước kia chính quyền địa phương hoàn toàn tự do ban hành khung giá đất dựa trên một khung giá đất rất rộng và phức tạp của chính quyền trung ương, tức là tạo ra một mê hồn trận về giá đất đai, thì giờ đây chính họ với quyền tự ban hành khung giá ấy phải tự chịu trách nhiệm nhiều hơn với nông dân địa phương về giá đất đai. Những kẽ hở tuy vẫn còn nhưng sẽ bị hạn chế hơn so với trước kia.
Chế độ sở hữu đất đai cần phải được thay đổi, nhưng nó phải dựa trên sự thay đổi bắt nguồn từ phương thức sản xuất của nông dân chứ không phải bằng các trò cơ hội để bán rẻ nông dân như ông/bà Hoàng Kim đang cố gắng bày ra.

Với việc đăng bài viết "Đừng bắt nông dân gánh chủ nghĩa xã hội treo!" của ông/bà Hoàng Kim thì trang boxitvn.net nên đổi cái khẩu hiệu nổi tiếng "Tiếng nói phản biện nhiều mặt của người trí thức" thành "Tiếng nói vớ vẩn các loại của kẻ cơ hội".