Showing posts with label Trung Quốc. Show all posts
Showing posts with label Trung Quốc. Show all posts

Thursday, August 13, 2015

Chiến tranh tiền tệ Hoa Kỳ-Trung Quốc: Kẻ thắng và người thua

Bài viết "The US-China “Currency War”: Winners and Losers" Geoffrey McDonald cho rằng trong cuộc chiến tranh tiền tệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, giai cấp công nhân sẽ luôn là người thua khi đứng về phía chủ nghĩa quốc gia. 

Chiến tranh tiền tệ Hoa Kỳ - Trung Quốc: Kẻ thắng và người thua

Chính khách Hoa Kỳ không hoan nghênh Đảng Cộng Sản ở Bắc Kinh về thành công trong việc theo đuổi câu thành ngữ tư bản “tự làm giàu”, mà kêu gào chơi bẩn: Trung Quốc làm sai lệch tỷ giá hối đoái của đồng nhân dân tệ để có thể kiếm nhiều tiền hơn từ Hoa Kỳ, hơn là ngược lại. Cáo buộc được tất cả mọi người từ Donald Trump cho tới Bernie Sanders đưa ra là chính sách của Trung Quốc đang giết chết các công việc được trả lương cao của Hoa Kỳ - và rất nhiều thứ khác nữa. Điều tồi tệ đối với Hoa Kỳ không phải do Hoa Kỳ gây ra mà là do sự bịp bợm của Trung Quốc. 

Quyền thành công của Hoa Kỳ

Giải pháp cho vấn đề cũng rõ ràng như lời cáo buộc: Trung Quốc phải áp dụng các quy định đã được Hoa Kỳ chấp thuận trong thương mại và trao đổi quốc tế. Nếu Trung Quốc thả nổi đồng tiền của họ, sau đó giá trị của đồng nhân dân tệ sẽ được điều chỉnh, xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ sẽ trở nên đắt hơn, Trung Quốc và phần còn lại của thế giới sẽ mua nhiều sản phẩm của Hoa Kỳ hơn và công ăn việc làm sẽ quay trở lại Hoa Kỳ. 

Giả định là những nhà buôn tiền toàn cầu, theo sự thông thái vĩnh cửu của họ, sẽ tìm ra tỷ giá hối đoái “chính xác” giữa đồng nhân dân tệ và dollar khi họ được tự do tiếp cận cung và cầu đồng nhân dân tệ. Tỷ giá hối đoái chính xác là thế nào? Đó là tỷ giá đảm bảo cho thắng lợi của doanh nghiệp Hoa Kỳ. 

Trước khi có động thái đáp lại sự suy thoái tuần này, Trung Quốc đã tiến tới thị trường chuyển đổi đồng nhân dân tệ tự do. Từ năm 2005, họ đã để cho đồng tiền tăng giá 30% so với đồng dollar, trong khi cố gắng kiểm soát sự gia tăng. Mặc dù vậy kết quả cán cân thương mại với Hoa Kỳ vẫn không thay đổi. Suy luận là gì? Trung Quốc vẫn làm chưa đủ. Làm sao chúng ta biết họ đã làm đủ? Khi Hoa Kỳ là người thắng cuộc.

Đối với Hoa Kỳ, khi họ thiết lập hệ thống thị trường thế giới, thị trường này phải phục vụ cho lợi ích của nhà sản xuất Hoa Kỳ, thế nên khi họ không thành công như họ muốn thì đó không phải là thị trường mà là những người chơi khác có vấn đề.

Cộng và trừ 

Việc Hoa Kỳ lên án lợi thế thương mại của Trung Quốc đã bỏ qua sự kiện này: nhiều sản phẩm đang “tràn ngập” thị trường Hoa Kỳ được các công ty Hoa Kỳ sản xuất ở Trung Quốc. Đây là lợi ích của đồng dollar giá trị cao. Nhà đầu tư Hoa Kỳ đang kiếm được lợi nhuận khổng lồ ở Trung Quốc. Trái với điều này, tất cả “chúng ta” đều được coi ở cùng một phe và bị Trung Quốc đe dọa. 

Chính khách Hoa Kỳ đang gây chiến về việc thao túng tiền tệ đã không kêu gọi hạn chế các nhà đầu tư Hoa Kỳ kinh doanh ở Trung Quốc – thứ có thể tàn phá công ăn việc làm “Hoa Kỳ”. Tại sao? Hoa Kỳ thấy lợi nhuận nhờ chi phí sản xuất thấp ở Trung Quốc gấp nhiều lần so với thiệt hại công ăn việc làm và thuế khóa ở nội địa. Các tay chơi toàn cầu của Hoa Kỳ phải lợi dụng mọi cơ hội để trở nên cạnh tranh hơn hàng sa số các tay chơi từ các quốc gia khác, vốn cũng thuê ngoài ở Trung Quốc. 

Chính khách Hoa Kỳ luôn luôn nói với công nhân Hoa Kỳ: “chúng ta” là một phần của kinh tế toàn cầu, thế nên “chúng ta” phải đảm bảo rằng doanh nghiệp “của chúng ta” phải cạnh tranh hơn, “chúng ta” phải làm việc chăm chỉ hơn và cắt giảm lương. Khi chính khách nói: “Người Mỹ là công nhân năng suất nhất thế giới,” điều đó không phải là tâng bốc mà là yêu cầu: anh phải rẻ hơn và chăm chỉ hơn. Đây là quy luật, bất kể hàng hóa Trung Quốc có cướp thị trường hay không.

Trong nhiều năm, Hoa Kỳ giữ một cán cân thương mại âm, đủ để phá hủy bất cứ quốc gia nào khác. Hoa Kỳ có đặc quyền này bởi vì đồng dollar là đồng tiền thế giới, được sử dụng cho các giao dịch kinh doanh khắp thế giới. Nhưng sau vụ sụp đổ tài chính năm 2007 và khoản nợ đầu cơ lớn mà họ phải gánh để quản lý khủng hoảng, tình hình mới đã xuất hiện: Hoa Kỳ phải lo ngại về độ tin cậy của họ. Nó vẫn chưa bị hoài nghi, nhưng không còn không thể bị hoài nghi. Ở Washington có cảm giác rằng cần phải làm điều gì đó để chứng minh độ tin cậy của đồng dollar trong vai trò tiền tệ thế giới. Họ phải cải thiện cán cân thương mại để chứng tỏ quan hệ giữa khoản nợ và năng lực tài chính của họ.

Trung Quốc đã tài trợ cho nợ của Hoa Kỳ hàng nghìn tỷ. Dịch vụ này đã được Washington thừa nhận, nhưng nó cũng cho thấy nguy cơ tiềm tàng. Nếu Trung Quốc ngừng mua trái phiếu ngân khố hoặc chuyển sang sắp xếp đồng tiền cạnh tranh, đó sẽ là sự suy tàn không thể đảo ngược của quyền lực tài chính Hoa Kỳ. Trung Quốc đang tiến những bước thăm dò theo hướng này, cùng với việc cảnh báo Hoa Kỳ rằng họ phải quản lý đồng tiền theo các nguyên tắc thị trường tốt; ví dụ như cắt bớt phúc lợi nhà nước.

Tại sao Trung Quốc không làm điều chúng ta muốn? 

Thực tế là Trung Quốc điều tiết tỷ giá hối đoái để kích thích xuất khẩu. Đây không phải là chiến thuật xa lạ khi nhà nước cố gắng khẳng định vị thế của mình. Đức, cựu vô địch xuất khẩu, đã làm điều đó trong thời kỳ hậu chiến; Nhật Bản và Hàn Quốc cũng vậy. Nhưng không ai cáo buộc những quốc gia này về việc thao túng đồng tiền bởi vì sự phát triển kinh tế của họ không thách thức sự thống trị toàn cầu của Hoa Kỳ giống như Trung Quốc.

Đồng nhân dân tệ giá thấp không phải là điều rõ ràng đối với Trung Quốc. Theo quan điểm đảm bảo sự cạnh tranh về giá của xuất khẩu thì cần phải duy trì tỷ giá hối đoái không cao; nhưng theo quan điểm xuất khẩu tư bản, sự thật ngược lại: tỷ giá hối đoái cao cho phép các nhà đầu tư Trung Quốc có sức mua lớn hơn tại các quốc gia khác. Nếu như đồng tiền tăng giá, nhập khẩu dầu và nguyên liệu thô sẽ rẻ hơn; nếu đồng tiền mất giá, điều này sẽ làm yếu khả năng đầu tư của đồng nhân dân tệ ở Hoa Kỳ. Công nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu theo đuổi các chính sách xung đột. Nhà nước Trung Quốc thể hiện rõ rằng họ đang cố gắng xây dựng một chính sách thúc đẩy sức mạnh kinh tế của Trung Quốc trên thế giới.

Lý do khác khiến Trung Quốc không thể mở cửa hoàn toàn thị trường tư bản: họ không muốn người Mỹ và người Nhật chiếm lấy các công ty Trung Quốc. Họ muốn kiểm soát dòng tư bản vào và ra. Trung Quốc đang tiến một cách thận trọng tới việc chuyển giao quyền ra quyết định tài chính cho thị trường. Phải mất tới 20 năm để chuyển giao quyết định công nghiệp cho thị trường nội địa. Giao phó sự tăng trưởng của một quốc gia cho các lợi ích tư nhân là sự chuyển tiếp nguy hiểm đối với mọi quyền lực nhà nước. Kết quả của điều đó cũng rất rõ ràng; đối với phần lớn các quốc gia trên thế giới, nó dẫn đến sự phá hủy tài sản quốc gia, như đã được thấy ở “thế giới thứ ba”. Thế nên Trung Quốc thận trọng. Ý đồ của họ - như họ đã nói và thể hiện – là giám sát sự tự do hóa nền kinh tế theo cách của họ, với tốc độ của họ và khi họ đánh giá nó theo lợi ích của bản thân.

Với vị thế của Hoa Kỳ thì mọi thứ ở Trung Quốc đều có lợi cho Hoa Kỳ - thị trường nội địa, cơ sở hạ tầng, hệ thống tài chính của họ. Hoa Kỳ muốn tiếp cận lao động Trung Quốc mà không cần thông qua đối tác Trung Quốc, đầu tư hoặc là trực tiếp thông qua các công cụ tài chính hoặc xây dựng các chi nhánh kinh doanh ở Trung Quốc. Họ muốn đến và đi mà không cần thông qua kinh tế địa phương. Hoa Kỳ đòi hỏi rằng kinh tế Trung Quốc phải làm cho Hoa Kỳ thành công. 

Công ăn việc làm: tất cả và kết thúc tất cả 

Chính khách Hoa Kỳ nói rằng khi họ chống lại việc Trung Quốc “thao túng đồng tiền” thì họ đấu tranh vì công ăn việc làm cho công nhân Mỹ. Đây là lời nói dối. Họ đấu tranh cho các công việc sinh lợi nhuận, là sự phục vụ cho kinh doanh. Điều này có nghĩa là thiết lập các điều kiện tối ưu – thuế thấp, các quy định môi trường hạn chế, ít luật về sức khỏe và an toàn – để làm cho đầu tư ở Hoa Kỳ hấp dẫn trở lại. Đối với công nhân Mỹ, điều này có nghĩa là đáp ứng hoặc vượt qua các tiêu chuẩn sinh lợi đã được tư bản thiết lập trên toàn cầu, trong đó có Trung Quốc. Họ không phải là những người được hưởng lợi, nhưng nguồn nhân lực cho sự thành công của Hoa Kỳ thì có.

Chính khách nói với công nhân rằng mục tiêu của kinh doanh là tạo ra nhiều công việc với chi phí thấp nhất là lợi ích tối cao của họ. Họ đe dọa công nhân với thực tế là công nhân không có nguồn thu nhập nào khác ngoài việc bán sức lao động, thế nên phải mong muốn công ty thành công và đảm bảo điều đó. Những trách nhiệm công cao cả này ngăn chặn bất cứ câu hỏi không trung thành nào như: Tôi nhận được gì từ công việc? Tôi được gì khi dành cả đời để làm việc? Công nhân phải bỏ qua lý do đầu tiên khiến họ phải đi làm – để có tiền và thời gian tự do – vì lợi ích của bản thân công việc. 

Một công việc được coi là điều tốt nhất mà công nhân muốn ở hệ thống này. Nhưng thật ra: công việc tốt ở điểm nào? Không phải nó cho thấy công việc với thu nhập ít ỏi ra sao khi nó có thể chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác vào thời điểm xác định bởi vì lao động rẻ hơn và điều kiện làm việc ít đắt đỏ hơn ở đây? Công việc không rời khỏi Hoa Kỳ hay được kéo trở lại đây – chúng có sự khác nhau nào không? Họ tồn tại khi và chỉ khi họ làm giàu cho công ty, điều có nghĩa là: thu nhập thấp và công việc nặng nhọc. 

Nhiều công nhân cùng phe với quốc gia hay công ty “của họ” với hy vọng rằng điều này có thể tạo ra công việc ổn định hoặc ngăn chặn thu nhập mất đi. Sự phụ thuộc của họ vào thứ họ buộc phải làm khiến cho kinh doanh dễ dàng đe dọa họ và thúc đẩy họ chống lại những công nhân cùng cảnh ngộ khác. Điều này khiến cho lương và điều kiện làm việc bị hạ thấp ở mọi nơi. Về mặt kinh tế, chủ nghĩa quốc gia luôn đánh chặn giai cấp lao động. Đó là sự thật ở Hoa Kỳ cũng như ở Trung Quốc.

Geoffrey McDonald is an editor at Ruthless Criticism
He can be reached at: ruthless_criticism@yahoo.com

Wednesday, July 29, 2015

Trung Quốc chống lại quyền lực mềm và lật đổ của phương tây

Tiếp theo Nga, Trung Quốc đã ban hành luật để kiểm soát hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên lãnh thổ của họ để chống lại các âm mưu gây rối và kích động lật đổ. Truyền thông phương tây như thường lệ coi việc này là vi phạm nhân quyền và ngăn cản tự do lập hội cũng như thể hiện quan điểm của dân chúng. Từ nhiều năm nay, tất cả mọi người đều thấy rõ bộ mặt thật của các NGO phương tây, nhưng khi các nước lớn như Nga và Trung Quốc công khai ban hành luật nhằm hạn chế ảnh hưởng độc hại của những tổ chức này thì vấn đề rõ ràng là khác biệt. 

Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch bài viết "China’s NGO Law: Countering Western Soft Power and Subversion

Luật về NGO của Trung Quốc: Chống lại quyền lực mềm và lật đổ của phương tây

Trung Quốc mới đây đã tiến một bước quan trọng trong việc kiểm soát chặt chẽ hơn các tổ chức phi chính phủ ngoại quốc (NGO) trong phạm vi quốc gia. Bất chấp sự lên án của các nhóm được gọi là nhân quyền ở phương tây, động thái của Trung Quốc có thể được hiểu là quyết định trọng yếu để bảo vệ chủ quyền chính trị. Dĩ nhiên, những lời kêu gào đinh tai nhức óc về “áp bức” và “thù địch với xã hội dân sự” của các NGO phương tây không mấy lay chuyển được biện pháp của Bắc Kinh khi chính quyền đã nhận ra sự cấp thiết của việc ngăn chặn những con đường dẫn đến bất ổn chính trị và xã hội.

Lập luận thông thường, một lần nữa được dùng để phản đối Luật về Tổ Chức Phi Chính Phủ Ngoại Quốc của Trung Quốc, là nó ngăn cản tự do lập hội và thể hiện quan điểm, cũng như là công cụ để bóp nghẹt khu vực xã hội dân sự ở Trung Quốc. Những người bảo vệ NGO mô tả đạo luật này như là một ví dụ về vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc và hơn nữa là bằng chứng cho thấy Bắc Kinh thiếu sự đóng góp vào nhân quyền. Họ cho rằng Trung Quốc đang hướng tới củng cố chính quyền độc đoán bằng cách phong tỏa các không gian dân chủ đã xuất hiện trong những năm gần đây.

Mặc dù vậy, giữa những cánh tay vung vẩy về nhân quyền và dân chủ, điều không mấy dễ chịu toát lên từ các phát biểu là sự thật rất đơn giản, các NGO nước ngoài, cũng như NGO nội địa được tài trợ bằng tiền của nước ngoài, hầu hết đại diện cho lợi ích của nước ngoài và được sử dụng như là vũ khí quyền lực mềm để gây bất ổn. Giờ đây không còn là thuyết âm mưu nữa khi hồ sơ về vai trò của các NGO trong các rối loạn chính trị gần đây của Trung Quốc đã trở thành rất đồ sộ. Không phải là nói quá, cuối cùng Bắc Kinh cũng nhận ra, giống như Nga trước đó, rằng để duy trì sự ổn định chính trị và chủ quyền thực sự thì cần phải có khả năng kiểm soát không gian dân sự nếu không sẽ bị Hoa Kỳ và đồng minh của họ điều khiển. 

“Quyền Lực Mềm” và Làm Mất Ổn Định Trung Quốc

Joseph Nye đã định nghĩa “quyền lực mềm” là khả năng một quốc gia thuyết phục một quốc gia khác và/hoặc điều khiển các sự kiện mà không cần đến sức mạnh hay sự cưỡng ép để đạy được kết quả chính trị mong muốn. Một trong những công cụ chủ yếu của quyền lực mềm hiện đại là xã hội dân sự và NGO thống trị nó. Với sự hậu thuẫn tài chính của các cá nhân và tổ chức quyền lực trên thế giới, những NGO này sử dụng vỏ bọc “thúc đẩy dân chủ” và nhân quyền để thực thi chương trình của những người bảo trợ cho họ. Trung Quốc là nạn nhân của chiến lược này. 

Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền và hầu hết tổ hợp NGO đã lên án Luật Quản Lý NGO Ngoại Quốc của Trung Quốc bởi vì họ tin rằng đạo luật sẽ ảnh hưởng nhiều đến những nỗ lực hành động độc lập với Bắc Kinh của họ. Mặc dù vậy, trái với sự thể hiện ngây thơ hoàn hảo mà những tổ chức dùng làm mặt nạ, sự thật là họ hành động như là tay sai không chính thức của cơ quan tình báo và chính quyền phương tây, họ đã đóng vai trò chủ chốt trong việc làm cho Trung Quốc bất ổn trong những năm gần đây.

Ví dụ điển hình đã được công khai là sự an thiệp chính trị năm 2014 với phong trào “Chiếm Đóng Trung Tâm” ở Hồng Kông, còn được gọi là Phong Trào Chiếc Ô. Truyền thông phương tây cung cấp cho độc giả thiếu thông tin hết câu chuyện này đến câu chuyện khác về phong trào “ủng hộ dân chủ” tìm cách lên tiếng, như người phát ngôn Nhà Trắng John Earnest đã viết một cách nực cười, “… nguyện vọng của người dân Hồng Kông.” Nhưng những lời trống rỗng đó chỉ là một phần của câu chuyện.

Điều mà truyền thông doanh nghiệp của phương tây đã không đề cập là mối liên hệ chặt chẽ giữa phong trào Chiếm Đóng Trung Tâm và các cơ quan chủ chốt của quyền lực mềm Hoa Kỳ. Lãnh đạo thường được chào hàng của Chiếm Đóng Trung Tâm là một học giả thân phương tây có tên là Benny Tai, một giáo sư luật của trường đại học Hồng Kông. Mặc dù ông ta tự nhận là lãnh đạo của phong trào dân chúng, ông Tai đã nhiều năm là đối tác của Viện Dân Chủ Quốc Gia (NDI), một NGO danh nghĩa được nhận tài trợ trực tiếp của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ thông qua tổ chức Hỗ Trợ Dân Chủ Quốc Gia (NED). Trên thực tế NDI là một trong những người bảo trợ hàng đầu (và ủng hộ tài chính chủ chốt) của Trung Tâm So Sánh và Công Luật của đại học Hồng Kông, chương trình mà Benny Tai có quan hệ thân thiết, cũng như là thành viên lãnh đạo từ năm 2006. Không phải là lãnh đạo mới nổi, Tai được lựa chọn cẩn thận làm người dẫn dắt phong trào cách mạng màu do Mỹ tài trợ.

Hai cá nhân nổi tiếng khác tham gia Chiếm Đóng Trung Tâm là Audrey Eu, người sáng lập Đảng Dân Sự ở Hồng Kông và Martin Lee, chủ tịch sáng lập của Đảng Dân Chủ Hồng Kông. Cả Eu và Lee đều có mối quan hệ lâu dài với chính quyền Hoa Kỳ thông qua NED và NDI. Eu là người thường xuyên tham gia các chương trình do NDI tài trợ và Lee thực sự nổi bật với việc nhận được phần thưởng của cả NED và NDI, cũng như được gặp phó tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden vào năm 2014 cùng với luật sư chống Bắc Kinh Ason Chan. 

Không cần phải tốn nhiều sức lực để thấy rằng, với nhiều mức độ khác nhau, Tai, Eu, Lee và Chan đã hành động như là hình tượng công chúng của sáng kiến được chính quyền Hoa Kỳ tài trợ để gây bất ổn chính trị ở Hồng Kông, một trong những khu vực quan trọng về kinh tế và chính trị của Trung Quốc. Thông qua sự trung gian của NGO, Washington có thể thúc đẩy phong trào chống Bắc Kinh với sự bảo trợ của “thúc đẩy dân chủ”, cũng như họ đã làm ở khắp nơi từ Ukraina cho đến Venezuela. May mắn cho Trung Quốc, phong trào đó không được sự hỗ trợ của khối đông giai cấp lao động ở Hồng Kông và Trung Quốc, hay thậm chí là nhiều người trong giai cấp trung lưu, những người chỉ coi việc đó là một chút phiền nhiễu nhỏ. Mặc dù vậy, điều này đòi hỏi chính quyền phải nhanh chóng kiềm chế quan hệ công chúng và sự thất bại truyền thông mà phong trào gây ra, một sự kiện mà Bắc Kinh chắc chắn phải ghi nhận. 

Như người phát ngôn của Quốc Hội đã giải thích vào tháng 4, luật NGO là cần thiết để “bảo vệ an ninh quốc gia và duy trì ổn định xã hội.” Vào cuối năm 2014, đỉnh điểm của cuộc biểu tình Chiếm Đóng Trung Tâm, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới Ma Cao và phát biểu sự cần thiết của việc phải đảm bảo Ma Cao đi “đúng đường”. Trong một ám chỉ đến Hồng Kông, Tập khen ngợi Ma Cao về việc tiếp tục theo đuổi chính sách “một quốc gia, hai chế độ” với sự điều hành chuyên biệt cho phép các lãnh thổ Ma Cao và Hồng Kông có chủ quyền lớn hơn nhưng vẫn phụ thuộc vào luật pháp Trung Quốc. Đặc biệt, Tập thể hiện rõ rằng, bất chấp phong trào do NGO nước ngoài tạo ra ở Hồng Kông, Bắc Kinh nằm trong tầm kiểm soát. Đây chính là vấn đề chủ chốt: kiểm soát. 

NGO, Quyền Lực Mềm và Khủng Bố ở Tân Cương

Mặc dù vậy, vũ khí “quyền lực mềm” của NGO không chỉ được sử dụng ở riêng Hồng Kông. Trên thực tế, tỉnh phía Tây Trung Quốc là Tân Cương, một trong những khu vực bất ổn nhất của đất nước, đã được chứng kiến sự kích động nổi loạn và lật đổ bằng các phần tử quyền lực mềm trong những năm gần đây. Tân Cương là nhà của đa số người dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi đã thường xuyên bị tấn công với chủ nghĩa khủng bố và tuyên truyền đê hèn nhằm bôi nhọ Trung Quốc như là kẻ áp bức và kẻ thù của người Duy Ngô Nhĩ cũng như Hồi giáo nói chung.

Tân Cương trở thành nạn nhân của nhiều tấn công khủng bố trong những năm gần đây, trong đó có vụ đánh bom tàn bạo giết chết nhiều người và làm bị thương hơn 100 người vào tháng 5 năm 2014, vụ đâm chém hàng loạt và đánh bom vào tháng 11 năm 2014, vụ tấn công của khủng bố người Duy Ngô Nhĩ vào trạm kiểm soát giao thông tháng trước khiến 18 người chết. Những vụ tấn công tước đi mạng sống của nhiều công dân Trung Quốc vô tội, nếu những vụ tấn công đó nhằm vào người Mỹ thì truyền thông phương tây sẽ lên án đó là thánh chiến chống lại toàn thế giới. Mặc dù vậy, do chúng chỉ diễn ra ở Trung Quốc, nên chúng là những sự kiện cô lập xuất phát từ “sự ruồng bỏ” và “áp bức” người Duy Ngô Nhĩ của những nhà cầm quyền Trung Quốc xấu xa.

Những tường thuật đầy thiên kiến kiểu này không phải là ít do sự xâm nhập của NGO vào cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ và mạng lưới quan hệ khổng lồ được chính quyền Hoa Kỳ trực tiếp tài trợ. Cũng chính NED, đã cung cấp tài chính cho NDI và các tổ chức khác có tham gia vào việc gây bất ổn của “Chiếm Đóng Trung Tâm” ở Hồng Kông, là nhà tài trợ chính cho tổ hợp NGO của người Duy Ngô Nhĩ. 

Các tổ chức sau đã nhận được sự hỗ trợ tài chính đáng kể từ NED trong nhiều năm: Đại Hội Duy Ngô Nhĩ Thế Giới, Hiệp Hội Duy Ngô Nhĩ Hoa Kỳ, Quỹ Nhân Quyền và Dân Chủ Duy Ngô Nhĩ Quốc Tế, Câu Lạc Bộ PEN Duy Ngô Nhĩ Quốc Tế, cùng nhiều tổ chức khác. Những NGO này đã nhanh chóng trích dẫn truyền thông phương tây để bình luận mọi việc liên quan đến Tân Cương và hầu hết lên án Bắc Kinh về tất cả mọi vấn đề trong khu vực, bao gồm cả khủng bố. 

Dĩ nhiên ví dụ tốt nhất của tuyên truyền và dối trá đã diễn ra vài tuần trước đây khi truyền thông phương tây tràn ngập những câu chuyện ngụy tạo về việc Trung Quốc cấm thực hiện lễ nhịn ăn Ramadan ở Tân Cương. Hàng trăm bài báo lên án Trung Quốc về “sự ngăn cản tự do tôn giáo,” mô tả chính quyền Trung Quốc như là kẻ đàn áp và vi phạm nhân quyền. Đáng chú ý là nguồn của cáo buộc đó lại chính là Đại Hội Duy Ngô Nhĩ Thế Giới do NED tài trợ.

Hơn nữa, vào giữa tháng 6, vào ngày Eid al-Fitr (ngày cuối cùng của kỳ Ramadan), tờ Wall Street Journal đăng một câu chuyện về phản hồi truyền thông từ Trung Quốc, trong nhiều tuần họ đã tìm cách công bố sự thật là ở Tân Cương và khắp nơi ở Trung Quốc, lễ Ramadan được công khai chào đón. Người ta có thể đoán rằng nguồn chống Trung Quốc được trích dẫn như thường lệ lại là một đại diện của tổ chức Đại Hội Duy Ngô Nhĩ Thế Giới. Có vẻ như tổ chức này, thay vì bảo vệ nhân quyền, đã trở thành cái loa cho tuyền truyền chống Trung Quốc của Hoa Kỳ. Khi tuyên truyền bị Trung Quốc bóc mẽ và phơi bày thì các tuyên truyền mới và bậy bạ hơn sẽ tiếp tục.

Dấu Vết Địa Chính Trị 

Tất cả sự bôi nhọ cho thất sự đáng chú ý về mặt địa chính trị và chiến lược khi Thổ Nhĩ Kỳ tham gia vào việc lên án Trung Quốc về “sự ngược đãi” người Duy Ngô Nhĩ Hồi Giáo, những người mà Ankara cho là người Thổ theo quan điểm phục hận tân Ottoman của họ. Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố rằng “Người dân chúng ta đau buồn với tin tức mới cho biết người Thổ Duy Ngô Nhĩ đã bị cấm nhịn ăn hoặc thực hiện các nghĩa vụ tôn giáo ở khu vực Tân Cương … Mối quan ngại sâu sắc của chúng ta đối với những bản tin này phải được chuyển tới đại sứ Trung Quốc ở Ankara.”

Trung Quốc đã trả lời bình luận không thích hợp của ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt là sự nhận vơ ngớ ngẩn về người Duy Ngô Nhĩ của Thổ Nhĩ Kỳ. Người phát ngôn bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố, “Trung Quốc đã yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ làm rõ những bản tin này và chúng tôi bày tỏ sự quan ngại về tuyên bố của bộ ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ … Quý vị biết rằng tất cả những người ở Tân Cương được tự do tín ngưỡng theo hiến pháp Trung Quốc” 

Trong khi chính quyền Trung Quốc, như đã luôn làm, sử dụng sự im lặng để thể hiện sự không hài lòng, tác động của tuyên bố này không mất đi đối với những người quan sát chính trị sâu sắc có hiểu biết về quan hệ Trung Quốc-Thổ Nhĩ Kỳ. Mặc dù hai nước này có nhiều lợi ích chung, như Thổ Nhĩ Kỳ đã thường xuyên thể hiện sự mong muốn tham gia Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải (SCO), một sự thật ít được biết đến, Thổ Nhĩ Kỳ là nguồn hỗ trợ chủ chốt cho khủng bố ở Trung Quốc. 

Điều này không được truyền thông quốc tế phô trương ầm ĩ, vào tháng giêng năm 2015, nhà cầm quyền Trung Quốc đã bắt giữ ít nhất 10 nghi phạm Thổ Nhĩ Kỳ, những người này bị cáo buộc tổ chức và hỗ trợ vượt biên bất hợp pháp cho một số phần tử cực đoan Duy Ngô Nghĩ. Sau đó, những phần tử này sẽ đến Syria, Afghanistan và Pakistan để được huấn luyện và chiến đấu cùng với các đồng ngũ thánh chiến. 

Câu chuyện tiếp tục cho thấy bằng chứng của mạng lưới khủng bố quốc tế được tài trợ và tổ chức tốt được điều hành và/hay hỗ trợ của tình báo Thổ Nhĩ Kỳ. Theo bộ ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ, mười công dân Thổ bị bắt ở Thượng Hải vào ngày 17 tháng 11 năm 2014 về việc hỗ trợ nhập cư trái phép. Khi các cáo buộc chính thức đối với họ là từ giả mạo tài liệu cho tới hỗ trợ cư trú trái phép, câu hỏi lớn được đặt ra về việc khủng bố quốc tế ẩn nấp phía sau. Dĩ nhiên, như những bằng chứng cho thấy những người nhập cư Duy Ngô Nhĩ này không chỉ đi để thăm người thân ở nước khác. Trái lại, họ là một phần của khuynh hướng đã được ghi nhận của các phần tử cực đoan Duy Ngô Nhĩ, họ đến Trung Đông để được huấn luyện và chiến đầu cùng với Nhà Nước Hồi Giáo hay các nhóm khủng bố khác. 

Cũng chính mạng lưới những kẻ cực đoan này đã thực hiện vụ đánh bom được đề cập ở phía trên ở Urumqui, thủ phủ của Tân Cương. Khuynh hướng này đã được phát hiện hai tháng trước vào tháng 12 năm 2014 khi Reuters đưa tin rằng Bắc Kinh chính thức cáo buộc du kích quân Duy Ngô Nhĩ từ Tân Cương đã tới lãnh thổ do Nhà Nước Hồi Giáo kiểm soát để được huấn luyện. Sự chứng thực tiếp theo về những cáo buộc này, tờ Jakarta Post của Indonesia đưa tin về việc bốn phần tử thánh chiến Duy Ngô Nhĩ Trung Quốc đã bị bắt ở Indonesia khi đi từ Tân Cương tới Malaysia. Một bản tin tương tự khác cũng xuất hiện trong những tháng mới đây, cho thấy hình ảnh về một chiến dịch có tổ chức để giúp các phần tử cực đoan Duy Ngô Nhĩ đi khắp Châu Á, liên lạc và hợp tác với các nhóm khủng bố quốc tế như Nhà Nước Hồi Giáo.

Khủng bố Duy Ngô Nhĩ với giấy tờ giả mạo do các nguồn nội địa của Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp liên quan đến mạng lưới khủng bố đã thực hiện hàng loạt các vụ tấn công vào công dân và cảnh sát Trung Quốc. Không có gì ngạc nhiên khi Trung Quốc không cúi mình trước nước mắt cá sấu của Erdogan và chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ. Mặc dù vậy, bất chấp chiến tranh khủng bố, các NGO Duy Ngô Nhĩ do Hoa Kỳ tài trợ vẫn tiếp tục trình bày rằng Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về khủng bố. 

Việc gây rối loạn Trung Quốc diễn ra dưới nhiều hình thức. Từ phong trào biểu tình ở Hồng Kông do các NGO có quan hệ với chính quyền Hoa Kỳ tài trợ, cho đến cuộc chiến tuyên truyền xuyên tạc của các NGO khác được chính quyền Hoa Kỳ tài trợ, hay cuộc chiến tranh khủng bố do thành viên NATO tạo ra, Trung Quốc là quốc gia đang bị tấn công cả bằng quyền lực cứng và mềm. Việc Bắc Kinh cuối cùng cũng phải kiềm chế ảnh hưởng độc hại của các NGO, cũng như các thế lực mà họ đại diện, không chỉ là bước tiến tích cực, đó là sự cần thiết tuyệt đối. An ninh và chủ quyền quốc gia của Trung Quốc đòi hỏi điều đó. 

This piece first appeared in New Eastern Outlook.

Eric Draitser is the founder of StopImperialism.org and host of CounterPunch Radio. He is an independent geopolitical analyst based in New York City. You can reach him at ericdraitser@gmail.com.

Wednesday, July 8, 2015

TPP tụt hậu so với triển vọng phát triển của Trung Quốc

Trong bài viết Obama’s Pacific Trade Deal Trails Behind China’s Development Vision, tác giả Nile Bowie khẳng định rằng TPP không đem lại nhiều lợi ích về thương mại cho các quốc gia tham gia mà nhằm mục đích bao vây, làm giảm tầm ảnh hưởng của Trung Quốc và giúp các công ty đa quốc gia của Hoa Kỳ kiếm lợi. Song điều đó sẽ khó có thể thành công bởi vì Trung Quốc đang xây dựng những thể chế tích cực hơn để góp phần phát triển khu vực.


Hiệp định thương mại Thái Bình Dương của Obama tụt hậu so với triển vọng phát triển của Trung Quốc

Thường xuyên được chào hàng như là vấn đề chủ chốt trong việc tái can dự vào Châu Á của chính quyền Obama, một cuộc bỏ phiếu mới đây ở thượng viện Hoa Kỳ đã tạo ra bước tiến quan trọng để đưa Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) trở thành luật. Để đối mặt với sự phản đối đáng kể từ nội bộ đảng của mình, tổng thống Hoa Kỳ đã giành lấy ủy quyền đàm phán nhanh để giới hạn quyền hợp hiến của quốc hội trong việc điều chỉnh các nội dung của hiệp định thương mại.

Mặc dù quốc hội và công chúng Hoa Kỳ vẫn có cơ hội xem xét hiệp định trước khi nó được thông qua nhưng thủ tục theo dõi nhanh sẽ cắt giảm thời gian tranh luận và cấm bổ sung thêm vào dự luật, quốc hội chỉ có thể biểu quyết bằng việc bỏ phiếu chống hoặc thuận. Đàm phán sau những cánh cửa đóng kín và công việc dự thảo trong bí mật tuyệt đối suốt gần một thập kỷ, do vậy các đại biểu được lựa chọn cũng chỉ được tiếp cận giới hạn với bản dự thảo.

Các cuộc đàm phán nhằm mục đích thiết lập thỏa thuận thương mại đa phương và đầu tư nước ngoài có sự tham gia của Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam. Hiệp định thương mại chiếm tới 40% kinh tế thế giới cho thấy sự đáp lại của Hoa Kỳ đối với sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, nước này không tham gia hiệp định mặc dù là nền kinh tế lớn nhất khu vực và đối tác thương mại lớn nhất của các nước Châu Á – Thái Bình Dương.

Kết hợp một nhóm nhiều nước có sự khác biệt đa dạng về văn hóa và kinh tế, hiệp định hướng tới việc tạo dựng một khuôn khổ pháp lý chung để điều chỉnh các hàng rào thuế quan và tranh chấp thương mại, bản quyền và sở hữu trí tuệ, ngân hàng, đầu tư nước ngoài và nhiều thứ khác. Hiệp định được nhìn nhận một cách rộng rãi là sự đóng góp lâu dài của Washington vào khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

Tái tạo thương hiệu xoay trục Châu Á 

Được một nhà bỉnh bút nổi tiếng Hoa Kỳ mô tả là “hiệp định thương mại toàn diện có thể giúp chúng ta củng cố sự thống trị đối với Trung Quốc ở Châu Á”, trong khi đó thượng nghị sĩ Charles E. Schumer tuyên bố rằng mục tiêu rõ ràng của hiệp định là “lùa” các nước khác ra khỏi “phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc”. Nếu mục tiêu địa chính trị nấp sau hiệp định chưa đủ rõ ràng, tổng thống Obama đã tuyên bố, “Nếu chúng ta không viết ra luật lệ thì Trung Quốc sẽ viết ra luật lệ,” trong một cuộc phỏng vấn với tờ Wall Street Journal. Rõ ràng cần phải nói rằng TPP không phải là hiệp định thương mại thuần túy.

Sự bất đồng rõ ràng xuất hiện giữa đảng Dân Chủ và đảng Cộng Hòa về chính sách thương mại, mặc dù rất nhiều các nhà lập chính sách Hoa Kỳ đánh giá hiệp định theo các lợi ích chiến lược, củng cố một cấu trúc kinh tế khu vực mới ở Châu Á – Thái Bình Dương theo kiểu Mỹ. Các nhà kinh tế học chính thống như Paul Krugman và Joseph Stiglitz đã lập luận rằng hiệp định thực tế sẽ chỉ đem lại các lợi ích kinh tế nhỏ cho Hoa Kỳ, ngay cả khi các lợi ích doanh nghiệp và tài chính được hưởng lợi lớn nhất từ việc tự do hóa. 

Có vẻ như kết luận này giải thích lý do thị trường chứng khoán Hoa Kỳ hầu như không phản ứng với sự phủ quyết ban đầu về thủ tục theo dõi nhanh mặc dù điều này có thể làm tê liệt hiệp định. Đối với Hoa Kỳ, hiệp định này sẽ đảo ngược tiến trình suy thoái của sự thống trị của Hoa Kỳ và tái tạo danh hiệu Hoa Kỳ - quyền lực thị trường hàng đầu, trong mắt của các quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương, những nước đang bắt đầu hoài nghi về sức mạnh của Washington. 

Các điều lý do mà những người ủng hộ bảo vệ hiệp định đưa ra chủ yếu xoay quanh việc chống lại Trung Quốc và thiệt hại uy tín của Hoa Kỳ khi hiệp định không được thiết lập. Phải nói một cách trung thực rằng khái niệm một chính quyền nước ngoài có thể vẽ lại kinh tế thế giới thông qua các thể chế đa phương khác và thay thế vị trị thống trị kinh tế thế giới của Hoa Kỳ in dấu rất đậm trong tâm lý người Mỹ, những người hoàn toàn bị thuyết phục về sự không thể thay thế và chủ nghĩa ngoại lệ của Hoa Kỳ.

Không phải là một hiệp định thương mại thuần túy, TPP là thành phẩm của chính trị theo khối ở thế kỷ 21. Trong số những quốc gia tham gia đàm phán, các quốc gia Đông Nam Á – Brunei, Malaysia, Singapore và Việt Nam – là đáng chú ý nhất về mặt chiến lược. Các quốc gia nhỏ này tìm kiếm sự cân bằng trong mối quan hệ với Washington và Bắc Kinh thông qua hội nhập kinh tế mà không xung đột với bất cứ quyền lực nào.

Quan điểm từ ASEAN 

Bốn nước Đông Nam Á tham gia phản đối việc lựa chọn phe và họ có thể sẽ phải kiềm chế ảnh hưởng đối với các hoạt động khiêu khích quân sự trong khu vực. Nếu như TPP được coi là mang lại lợi ích cho những quốc gia này thì Hoa Kỳ sẽ có một đòn bẩy lớn hơn để thu hút làn sóng những nước tham gia đợt hai, mở rộng hợp tác thương mại với các nước khác trong khu vực, những nước sẽ phải tách ra khỏi nền kinh tế Trung Quốc. 

Hiệp định sẽ tạo ra tiếp cận ưu tiên đối với thị trường Hoa Kỳ cho các nước Đông Nam Á, điều này sẽ là giảm sức cạnh tranh xuất khẩu của Trung Quốc. Ví dụ Việt Nam tìm cách tham gia TPP để cân bằng lại thâm hụt thương mại lớn với Trung Quốc. Ngành công nghiệp dệt may của họ dựa trên các đầu vào từ Trung Quốc, nhưng để có thể tự do tiếp cận thị trường Hoa Kỳ, nguyên vật liệu phải có nguồn gốc trong phạm vi các nước TPP, điều này sẽ buộc các nhà xuất khẩu Việt Nam phải thay đổi chuỗi cung cấp để thay thế các sản phẩm của Trung Quốc. Cần phải thừa nhận rằng những biện pháp này tạo ra chi phí đối với nền kinh tế đang phát triển và có thể hủy hoại năng lực cạnh tranh của họ.

Đối với các doanh nghiệp đa quốc gia Hoa Kỳ, hiệp định mở ra cánh cửa cho sự thay thế giá rẻ ở nước ngoài để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Các nhà chế tạo Malaysia sẽ ở vị thế phải thế đối mặt với các quy định về nguồn gốc xuất xứ của hiệp định, mặc dù vậy các doanh nghiệp đa quốc gia của họ sẽ được tự do tiếp cận thị trường xuất khẩu mới cho các tài nguyên tự nhiên. Các nền kinh tế đang phát triển tham gia hiệp định kỳ vọng chủ yếu ở sự gia tăng của đầu tư nước ngoài, mặc dù sự cạnh tranh lớn hơn giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa với các doanh nghiệp đa quốc gia sẽ gia tăng sức ép lên tiền lương.

Các nước nhỏ với thâm dụng vốn đầu tư và thị trường nội địa nhỏ như Brunei và Singapore sẽ nhận được lợi ích lớn từ TPP, như những vận động hành lang dữ dội ủng hộ hiệp định sau này đã cho thấy. Cấu trúc thuế thân thiện với doanh nghiệp đa quốc gia của Singapore trung thành với việc bảo vệ sở hữu trí tuệ là sức hút đối với đầu tư, thúc đẩy sự gia tăng việc làm trong nước cũng như giúp các công ty Singapore có vị trí tốt hơn trong việc kinh doanh với các đối tác TPP để mang lại lợi ích cho các khu vực được nhà nước tài trợ, đóng tàu và hóa dầu.

Quan điểm của Bắc Kinh 

Đối mặt với sự suy giảm của giá hàng hóa và giá dầu, nhu cầu quốc tế và nội địa thấp hơn, suy thoái sản xuất công nghiệp và tỷ lệ tăng trưởng thấp nhất trong hơn hai thập kỷ, lãnh đạo của Trung Quốc đã lo ngại rằng TPP sẽ hủy hoại sức cạnh tranh xuất khẩu của họ. Mặc dù đất nước này đang tiến tới mô hình tăng trưởng nhờ tiêu dùng, nhưng chế tạo và thương mại vẫn đang là động lực của nền kinh tế Trung Quốc.

Kế hoạch chế tạo mới nhất của Bắc Kinh có đề cập tới hiệp định thương mại của Hoa Kỳ, khẳng định rằng hiệp định này “làm suy yếu lợi thế về giá cả của Trung Quốc trong xuất khẩu sản phẩm công nghiệp và tác động tới sự tăng trưởng của doanh nghiệp Trung Quốc”. Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của hơn 120 nước. Nếu TPP làm trầm trọng thêm sự suy yếu của kinh tế Trung Quốc, thị trường xuất khẩu thế giới sẽ bị tác động tiêu cực.

Sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc đã được ký hợp đồng 3 năm liên tiếp, trong khi sự suy giảm hiệu suất của lĩnh vực sản xuất và gia tăng nợ nần đã bắt đầu kích hoạt các hiện tượng bong bóng đầu cơ. Kết quả đáng chú ý nhất của những sự phát triển này đối với Hoa Kỳ sẽ là sự suy giảm phạm vi quốc tế hóa của đồng nhân dân tệ và các thể chế do Trung Quốc tài trợ, như Ngân Hàng Cơ Sở Hạ Tầng Châu Á (AIIB), vốn bị Hoa Kỳ và Nhật Bản xa lánh.

Câu hỏi là Trung Quốc sẽ tham gia TPP vào đợt thứ hai hay không hàm ý rằng họ sẽ chấp nhận phải điều chỉnh nền kinh tế theo các kết quả của việc đàm phán TPP mà họ đã không tham gia. Hiệp định thương mại sẽ buộc Trung Quốc phải từ bỏ phương pháp tiếp cận gia tăng truyền thống trong tiến hành cải cách tự do hóa và tổ chức nền kinh tế theo sự chỉ đạo của nhà nước.

Theo quan điểm thịnh hành của Trung Quốc về hiệp định, thứ vốn được coi là thể hiện chính sách bao vây và những xung đột tiếp diễn giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ về việc chiếm đóng đất đai ở Biển Nam Trung Hoa, thì sẽ rất ngạc nhiên nếu lãnh đạo Trung Quốc gia nhập TPP. Mối quan tâm hàng đầu của Bắc Kinh vẫn là phát triển một cấu trúc kinh tế khu vực song song và thay thế cho các thể chế tài chính quốc tế hiện tại như IMF, Ngân Hàng Thế Giới của Phương Tây và Ngân Hàng Phát Triển Châu Á của Nhật Bản.

Trung Quốc và Ngân Hàng Cơ Sở Hạ Tầng Châu Á 

Ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, sự tắc nghẽn đáng kể nhất trong thương mại khu vực bắt nguồn từ mạng lưới cơ sở hạ tầng không phù hợp chứ không phải là từ thuế quan cao hay các rào cản bảo hộ khác. Một nghiên cứu của Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới vào năm 2013 đã cho biết GDP của thế giới sẽ tăng lên 6 lần so với hiện tại nếu giảm bớt các rào cản của chuỗi cung cấp so với bãi bỏ hoàn toàn thuế quan nhập khẩu. Trong bối cảnh này thì sáng kiến AIIB của Trung Quốc mang lại một cách thức tiếp cận mà TPP không thể theo kịp cho hội nhập kinh tế khu vực.

AIIB của Trung Quốc được dự định sẽ vận hành vào năm 2016 với 100 tỷ dollar vốn điều lệ, thu hút đầu tư của một danh sách dài các quốc gia đã tham gia sáng lập AIIB. Bất chấp sức ép của Hoa Kỳ, một số đồng minh thân cận nhất của họ - Australia, France, Germany, Saudi Arabia, Hàn Quốc và Anh Quốc – đều tham gia vào ngân hàng phát triển đa phương mới của Bắc Kinh, hướng tới việc thu hẹp khoảng cách khổng lồ trong cơ sở hạ tầng kinh tế thế giới.

Bắc Kinh đã thu được một chuỗi kỷ lục ấn tượng nhất thế giới về phát triển cơ sở hạ tầng trong hơn hai thập kỷ qua. Dựa trên kinh nghiệm đó, AIIB sẽ đóng vai trò chủ chốt trong sáng kiến “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc, sáng kiến này hướng tới việc hiện đại hóa hai tuyến thương mại cổ xưa – Vành đai Con Đường Tơ Lụa kết nối Trung Quốc với Châu Âu thông qua Trung Á và Con Đường Tơ Lụa trên biển của thế kỷ 21 kết nối Trung Quốc với Đông Nam Á – đóng vai trò như là hai gọng kìm trong việc thúc đẩy thương mại toàn cầu dưới sự bảo trợ của Trung Quốc.

Sự thành công của những sáng kiến này sẽ biến Trung Quốc, với dự trữ ngoại tệ khoảng 4 nghìn tỷ dollar của họ, thành người chơi chủ chốt trong môi trường phát triển toàn cầu. Trong tình hình hiện tại, khi mà các quyền lực khu vực đang cạnh tranh để đạt được những kết quả chiến lược, thì câu hỏi phải đặt ra là con đường hội nhập khu vực thông qua TPP của Hoa Kỳ có tương đương với triển vọng đang được lãnh đạo Trung Quốc thúc đẩy không.

Đánh giá TPP

Một bài báo được Trung Tâm Đông Tây công bố đã ước tính rằng TPP sẽ chỉ mang lại cho các quốc gia tham gia thêm 0,5% thu nhập. Hiệp định tập trung vào việc xóa bỏ “các hàng rào phi thuế quan” đối với kinh doanh, như các biện pháp bảo vệ lao động, người tiêu dùng và môi trường. Các quốc gia tham gia sẽ buộc phải áp dụng các quy định mới được xây dựng để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp đa quốc gia, của các doanh nghiệp Hoa Kỳ - họ sẽ nhận được đa số lợi ích từ việc gia tăng bảo hộ bản quyền và quyền sao chép – có rất lợi thế tuyệt đối.

Các nhà chế tạo Hoa Kỳ, đa số là các doanh nghiệp ở thung lũng Silicon, công ty điện ảnh của Hollywood và ngành dược phẩm là tiếng nói ủng hộ lớn nhất đối với ra soát điều khoản sở hữu trí tuệ trong TPP, điều này sẽ có tác động tiêu cực đối với các quốc gia đang phát triển. Một nghiên cứu của Đại Học Quốc Gia Australia cho thấy sự gia tăng bảo hộ đối với các doanh nghiệp dược phẩm sẽ hạn chế tiếp cận các thuốc chống tái tạo tế bào virus của khoảng 45.000 bệnh nhân HIV ở Việt Nam, những người này từ lâu đã không còn khả năng thanh toán chi phí thuốc men.

Một nhóm các chuyên gia của Liên Hiệp Quốc mới đây đã phản đối các tác động tiêu cực của TPP, khẳng định rằng các điều khoản của hiệp định ưu tiên cho lợi ích của các doanh nghiệp dược phẩm độc quyền. Phần tuyệt vời nhất của hiệp định thương mại là cơ chế Giải Quyết Tranh Chấp Nhà Đầu Tư (ISDS) – Nhà Nước, điều khoản này cho phép doanh nghiệp kiện chính quyền ở tòa án hòa giải quốc tế về việc các quy định của chính quyền làm suy giảm lợi nhuận tiềm năng của họ. 

Điều khoản này đã được công ty thuốc lá khổng lồ Phillip Moris sử dụng để đòi quốc gia Nam Mỹ Uruguay 25 triệu USD khi quốc gia này ban hành luật cảnh báo sức khỏe trên thuốc lá và luật ngăn chặn trẻ em và phụ nữ hút thuốc. Mục tiêu của ISDS là sự tham gia của các quốc gia phát triển vào các vụ kiện đắt đỏ sẽ ngăn cản các quốc gia này ban hành các luật lệ bảo vệ lao động, môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Không ai có nghĩa vụ phân tích xem chính sách này cản trở lợi ích công cộng ra sao. Bằng việc đảm bảo cho các doanh nghiệp đa quốc gia quyền lực mới, quyền lực cho phép luật pháp quốc gia bị phản đối ở các tòa án hòa giải quốc tế, sự diễn giải mới về chủ quyền đã tiến thêm một bước: người ta có thể quay lưng lại với chính quyền quốc gia để hướng tới chủ quyền doanh nghiệp – quốc tế. Những người ủng hộ và hưởng lợi từ TPP phải tự hỏi xem hiệp định này có thực sự phục vụ cho người dân của khu vực không.

Nile Bowie is a columnist with Russia Today (RT) and a research assistant with the International Movement for a Just World (JUST), an NGO based in Kuala Lumpur, Malaysia. 


Sunday, June 7, 2015

Lý do kinh tế của sự xung đột giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc

Những ngày này, báo chí dân túy Việt Nam đang ca tụng việc Hoa Kỳ can thiệp vào những tranh chấp trên biển Đông, bằng việc dùng tàu chiến để khiêu khích Trung Quốc ở ngoài phạm vi 12 hải lý (một trò đùa lố lăng), sau khi cố gắng bao vây Trung Quốc bằng một chuỗi căn cứ quân sự trên lãnh thổ các nước chư hầu trong khu vực. Nhưng những người Việt Nam còn tỉnh táo thì sẽ hiểu rằng Hoa Kỳ không can thiệp vào biển Đông vì quyền lợi của Việt Nam hay lợi ích của tự do lưu thông trên biển Đông, lý do thực sự là Hoa Kỳ đang muốn kiềm chế Trung Quốc, không để Trung Quốc trở thành kẻ lật đổ sự thống trị toàn cầu của họ. Người Việt Nam có lương tri hiểu rằng sự nhầm lẫn trong việc nhận định mục đích thực sự của Hoa Kỳ, hay nói cách khác là ảo tưởng ở sự can thiệp của Hoa Kỳ, sẽ khiến đất nước của chúng ta phải trả một cái giá rất đắt. Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch bài viết "An Economic Reason for the US vs. China Conflict" của giáo sư đại học ở Boston Bart Gruzalshi để hiểu thêm chi tiết về mục đích của Hoa Kỳ trong việc khiêu khích Trung Quốc trên biển Đông. Tác giả nói về việc Hoa Kỳ lo sợ đồng dollar của họ đánh mất vị thế thống trị thương mại thế giới, nhưng chúng ta phải hiểu rằng các ngân hàng Hoa Kỳ đang cung cấp đồng dollar cho thanh toán quốc tế, vì vậy việc đồng dollar bị loại bỏ đe dọa trực tiếp đến lợi nhuận của các ngân hàng Hoa Kỳ, giai cấp tư sản Hoa Kỳ sẽ không bao giờ tha thứ cho bất cứ ai dám làm điều đo.

Lý do kinh tế khiến Hoa Kỳ xung đột với Trung Quốc

Có nhiều lý do khiến Hoa Kỳ dồn ép Trung Quốc trên Biển Nam Trung Hoa. Hai bài báo đăng trên Counterpunch trong những tuần qua đã tìm hiểu các lý do ấy. Nhưng không có bài báo nào đề cập tới lý do kinh tế quan trọng, cho dù chỉ là một phần, đã thúc đẩy Hoa Kỳ lao vào cuộc chiến và đóng vai trò quan trọng sự tranh chấp gia tăng với Trung Quốc: giá trị của đồng dollar.

Sự thống trị của đồng dollar trong thương mại thế giới là rất quan trọng đối với giá trị của nó và đối với kinh tế Hoa Kỳ. Sau khi Hoa Kỳ bãi bỏ chế độ bản vị vàng, họ đã ký một thỏa thuận chắc chắn với Saudi Arabia và tất cả các nước OPEC ở Trung Đông để buộc các nước này phải mua bán dầu bằng đồng dollar. Do thỏa thuận này mà đồng dollar còn thường được gọi là “dollar dầu lửa”. Giá trị của dollar/dollar dầu lửa dựa trên năng lực thanh toán thương mại quốc tế của nó, không chỉ là đối với dầu lửa mà còn là vũ khí, thực phẩm cũng như mọi thứ khác. 

Hai cuộc chiến dollar

Như tôi đã thảo luận trong một bài báo trên Counterpunch vào năm 2013, lý do khiến Bush II xâm lược Iraq là bởi vì Iraq đã đe dọa Hoa Kỳ bằng việc mua bán dầu với đồng Euro. Nếu Saddam Hussein được phép tiếp tục, điều này sẽ là sự thách thức chủ yếu đối với sự thống trị của đồng dollar trong vai trò đồng tiền dự trữ của thế giới. Đồng euro dầu lửa có thể thay thế đồng dollar dầu lửa. Điều này có thể làm suy yếu giá trị của đồng dollar và phá hủy nền kinh tế Hoa Kỳ. Đây chính là lý do bị lảng tránh của việc lật đổ Saddam Hussein. Giá trị của đồng dollar đóng vai trò như là sức khỏe của nền kinh tế Hoa Kỳ. Cuộc chiến tranh Iraq thức hai đã loại bỏ nguy cơ này và dầu của Iraq lại được mua bán bằng đồng dollar.

Ron Paul đã công bố lý do này nhưng không được chú ý nhiều: “Saddam Hussein định mua bán dầu lửa bằng đồng euro. Sự ngạo mạn của ông ta là mối đe dọa đối với đồng dollar; quân đội nghèo nàn của ông ta không bao giờ là sự nguy hiểm … Không có sự thừa nhận công khai nào về việc lật đổ Saddam Hussein bởi vì đòn đánh của ông ta vào sự thống nhất của đồng dollar trong vai trò đồng tiền dự trữ bằng cách mua bán dầu lửa với đồng euro. Nhiều người tin rằng đây mới là lý do thực sự khiến Hoa Kỳ xâm lược Iraq. Tôi không cho rằng đó là lý do duy nhất nhưng nó đóng một trò đáng kể trong động cơ xâm lược Iraq của Hoa Kỳ.”

Ron Paul cũng công bố lý do của cuộc nổi loạn do Hoa Kỳ dẫn đầu để lật đổ Gaddafi ở Lybia. Một lần nữa, bảo vệ đồng dollar là lý do chủ chốt. Gaddafi đã lên kế hoạch mua bán dầu lửa bằng đồng dinar, đồng tiền vàng của châu Phi. Theo Ron Paul, Hoa Kỳ sẽ tấn công bất cứ quốc gia nào dám đe dọa đồng dollar bằng cách sử dụng các đồng tiền khác để thực hiện thanh toán quốc tế.

Tổn thất sự hài lòng với đồng dollar

Đồng dollar đã trở thành đồng tiền thống trị trong thanh toán quốc tế kể từ khi Nixon chấm dứt việc đổi đồng dollar lấy vàng. Bất chấp những sự thách thức của Iraq và Lybia, sự sắp xếp đó đã tiếp tục thêm một thập kỷ nữa trong thế kỷ 21.

Hai sự kiện đã diễn ra trong và sau sự sụp đổ niềm tin ở đồng dollar vào năm 2008. Sự kiện thứ nhất không được bất cứ gã tài chính Hoa Kỳ tinh ranh nào thừa nhận: sự phá hoại mà Hoa Kỳ gây ra cho các quốc gia đang phát triển khi Hoa Kỳ bị khủng hoảng. Do thiếu nguồn quỹ ở quốc nội, các khoản cho vay của Hoa Kỳ đã không thể đáp ứng nhu cầu về tiền của các quốc gia đang phát triển để họ có thể tiếp tục các dự án. Những quốc gia này không thể quên được sự tổn thất đột ngột và đau đớn của nguồn cung tiền. Sự kiện đó có thể lặp lại một lần nữa và trở nên tồi tệ hơn. Các quốc gia này hiểu rằng việc dựa vào đồng dollar là dựa vào điều kiện bên ngoài mà họ hoàn toàn không thể kiểm soát nhưng lại có thể hủy hoại nền kinh tế của họ. Điều thứ hai là gói nới lỏng định lượng của Bernanke đã pha loãng đồng dollar thành một cái bóng của chính nó (giống như việc tạo ra đồng dollar từ đồng dollar bản vị vàng vào năm 1971). Đây là cán cân dự trữ với các ngân hàng dự trữ liên bang. Vào ngày 17 tháng 9 năm 2008, các ngân hàng của FED có 47 tỷ dollar. Vào ngày 27 tháng 5 năm 2015, con số đó là 2.510,791 tỷ “Bernanke dollar,” mặc dù vậy là một sự pha loãng vi lượng đồng căn so với đồng dollar thời tiền Bernanke.

Các quốc gia nước ngoài đã nhận thấy điều này. Tiếng nói chủ yếu là Nga và Trung Quốc. Vào năm 2010, tờ Nhật Báo Trung Hoa đưa tin “Trung Quốc và Nga … [dự định] loại bỏ đồng dollar và sử dụng đồng nội tệ cho thương mại song phương.” Trung Quốc và Nga, cùng với ba quốc gia khác, cựu thành viên của BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi). Hãng Reuters đưa tin vào cuối tháng 7 năm ngoái về việc BRICS thành lập một “ngân hàng phát triển trị giá 100 tỷ dollar và một quỹ dự trữ tiền tệ là bước tiến cụ thể đầu tiên của họ trong việc tiến tới vẽ lại hệ thống tài chính quốc tế do phương Tây thống trị.”

Kế hoạch về ngân hàng BRICS

Amy Goodman và Juan Gonzalez đã phỏng vấn nhà kinh tế học được giải Nobel Joseph Stiglitz của Hoa Kỳ về ngân hàng BRICS. Stiglitz nói rằng BRICS rất quan trọng: 

“Đầu tiên, nhu cầu toàn cầu đòi hỏi nhiều đầu tư hơn cho các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là yêu cầu về khối lượng hàng nghìn tỷ dollar, vài nghìn tỷ dollar trong một năm. Các thể chế hiện nay không có đủ nguồn lực … [ngân hàng mới] bổ sung thêm vào dòng tiền tài trợ cho cơ sở hạ tầng, thích nghi với sự biến đổi khi hậu – tất cả những nhu cầu đó hiện rõ ở các quốc gia nghèo nhất.”

“Thứ hai, điều đó phản ánh một sự thay đổi căn bản trong kinh tế thế giới và quyền lực chính trị, ý tưởng đứng sau điều này là các nước BRICS hiện nay giàu hơn các quốc gia phát triển khi mà Ngân Hàng Thế Giới và IMF được thành lập. Chúng ta đang ở một thế giới khác … Các thể chế cũ không còn phù hợp.”

Một kỳ vọng mà người dân của các quốc gia khác đặt ra là, vào thế kỷ 21, những người lãnh đạo hàng đầu của IMF sẽ được “lựa chọn dựa trên phẩm chất, chứ không phải bởi vì họ là người Mỹ. Mặc dù vậy, Hoa Kỳ đã nuốt lời hứa về thỏa thuận đó.”

Gonzalez đã hỏi Stiglitz về cách thức Trung Quốc, đang nắm giữ khoản dự trữ tiền tệ khổng lồ, và Brazil, đã sở hữu ngân hàng phát triển riêng từ nhiều năm, sẽ hợp tác trong vai trò là các thành viên trụ cột của ngân hàng BRICS mới này.

“Trung Quốc dự trữ hơn 3 nghìn tỷ dollar,” Stiglitz trả lời. “Họ cần phải sử dụng khoản dự trữ đó tốt hơn là chỉ đặt chúng vào các trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ. Anh biết đấy, đồng nghiệp của tôi ở Trung Quốc nói rằng việc đó giống như đặt một miếng thịt vào tủ lạnh và sau đó rút phích cắm điện, bởi vì giá trị thực của tiền ở trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ đang giảm xuống. Thế nên họ nói, “Chúng ta cần sử dụng tốt hơn những quỹ này,” cũng như sử dụng nguồn tiền đó tốt hơn thay vì để xây dựng những căn nhà tồi tệ ở giữa sa mạc Nevada. Anh biết đấy, có những nhu cầu xã hội thực mà nguồn tiền đó chưa bao giờ được dùng để đáp ứng.”

Sau đó Stiglitz nói về Brazil. “Brazil đã có BNDES … một ngân hàng phát triển khổng lồ, lớn hơn Ngân Hàng Thế Giới. Người ta không biết điều này, nhưng Brazil đã cho thấy một quốc gia đơn lẻ có thể tạo ra một ngân hàng phát triển hiệu quả ra sao. Sự học hỏi được tiếp tục. Cách thức mà anh tạo ra một ngân hàng phát triển hiệu quả, thực sự thúc đẩy sự phát triển thực tế … trở thành một phần quan trọng của sự đóng góp là điều mà Brazil sẽ làm.”

Thương mại giữa Trung Quốc và Nga mà không có đồng dollar 

Vào tháng 10 năm 2014, trong một cuộc phỏng vấn bất ngờ với CNBC, thủ tướng Nga Dmitry Medevev nói rằng thế giới cần phải chấm dứt sự phụ thuộc vào đồng dollar của Hoa Kỳ, khẳng định rằng kinh tế thế giới sẽ có lợi từ hệ thống tiền tệ đa dạng hơn. “Chúng tôi không phản đối đồng dollar, nhưng chúng tôi tin rằng hệ thống tiền tệ ngày nay cần phải cân bằng hơn,” ông nói, kêu gọi một sự dự trữ nhiều hơn các đồng tiền chủ chốt. Cụ thể hơn, ông nói rằng đồng euro, nhân dân tệ, bảng Anh và dollar sẽ được nhóm lại. Ông đề cập tới việc BRICS là nhóm sẽ thực hiện sự thay đổi này. “Thứ không chỉ là một hệ thống tài chính này” hoàn toàn khả thi, ông nói.

Medevev nhấn mạnh rằng khi các quốc gia “thực sự phụ thuộc” vào đồng dollar, họ chịu sự ảnh hưởng của kinh tế Hoa Kỳ. “Kinh tế Hoa Kỳ đang được cải thiện nhưng chúng ta không có bằng chứng là nó sẽ không sụp đổ một lần nữa, do đó mọi người sẽ phải gánh chịu,” ông nói. “Chúng tôi tin rằng chúng tôi phải từ bỏ sự phụ thuộc này [vào bất cứ một đồng tiền nào] trong hệ thống tài chính thế giới.”

Medvedev chỉ ra rằng kết hợp các đồng tiền khác đã cho phép Nga giao thương trực tiếp với Trung Quốc. “Đây là một sự khẳng định rõ ràng cho thấy nếu ai đó rời khỏi chỗ của họ thì người khác sẽ thế chỗ [in nghiêng của tôi],” ông nói thêm. Thỏa thuận tháng 10 theo sau một hợp đồng cung cấp khí đốt khổng lồ với Gazprom, trị giá 400 tỷ dollar, để cung cấp khí đốt cho Trung Quốc trong hơn 30 năm.

Ngân hàng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng do Trung Quốc sáng lập vào năm 2014 

Cùng với việc là thành viên sáng lập của BRINCS, Trung Quốc đang thiết lập một ngân hàng phát triển, Ngân Hàng Đầu Tư Phát Triển Cơ Sở Hạ Tầng Châu Á (AIID). Hoa Kỳ kiểm soát cả Ngân Hàng Thế Giới và Ngân Hàng Phát Triển Châu Á. Cả hai tổ chức này phải đối mặt với sự cạnh tranh dữ dội khi ngân hàng phát triển của Trung Quốc tiến bước. Cùng với ngân hàng của BRICS, ngân hàng phát triển mới sẽ cung cấp sự thay thế quốc tế cho đồng dollar trong thương mại.

Theo tờ New York Times, “Hoa Kỳ, dĩ nhiên là tiếng nói chỉ trích … chủ yếu … đã không gây áp lực cho đề xuất của Trung Quốc. Trái lại, trong các cuộc đối thoại lặng lẽ với các đối tác tiềm năng của Trung Quốc, quan chức Hoa Kỳ đã vận động chống lại ngân hàng phát triển với sự cương quyết không ngờ và tham gia vào các chiến dịch mãnh liệt để thuyết phục các đồng minh quan trọng tẩy chay dự án, theo các quan chức cấp cao Hoa Kỳ và đại diện của các chính quyền liên quan khác [in nghiêng của tôi].” Tờ New York Times cũng đưa tin về sự phản đối các lập luận phê phán của Hoa Kỳ: “Các lập luận của Washington chống lại những nhu cầu rõ ràng về cơ sở hạ tầng ở Châu Á – những nhu cầu mà các thể chế hiện tại không thể đáp ứng, một số chuyên gia về phát triển nói. Ngân Hàng Phát Triển Châu Á ước tính vào năm 2009 là khu vực cần khoảng 8 nghìn tỷ dollar để đầu tư vào cơ sở hạ tầng vật chất cho tới năm 2020 – một số lượng vượt quá khả năng đáp ứng của họ hay Ngân Hàng Thế Giới, các chuyên gia của hai ngân hàng nói.”

Những tiến triển mới đây

Vào tháng 4 năm nay, thời hạn đã được đặt ra để các quốc gia tham gia vào ngân hàng phát triển Châu Á mới của Trung Quốc. Người Trung Quốc đã ngạc nhiên vì sự xin gia nhập vào phút chót của những quốc gia không mấy thân thiện với Bắc Kinh. Trong số những sự ngạc nhiên đó: Đài Loan và 14 trong số nhóm 20 nước. Nhật Bản là đồng minh Châu Á chủ chốt duy nhất vẫn sát cánh cùng chính quyền Obama. Ngay cả Australia và Hàn Quốc cũng quyết định tham gia. Ở Châu Âu, Anh Quốc là một trong số các quốc gia tham gia, quá đủ để chọc tức Hoa Kỳ.

Cùng lúc đó, Putin thông báo việc triển khai ngân hàng phát triển mới của BRICS trị giá 100 tỷ dollar. Họ cũng có 100 tỷ dollar khác làm dự trữ ngoại tệ để bảo vệ các đồng tiền của BRICS trước những biến động của kinh tế và thị trường thế giới. Việc triển khai diễn ra vào tháng 7 ở Ufa,Nga. “Chúng tôi dự định đạt được thỏa thuận ở Ufa về việc triển khai các hoạt động thực tế của ngân hàng BRICS và một quỹ dự trữ ngoại tệ,” Putin nói. Ngân hàng này sẽ là đối thủ cạnh tranh đối với IMF và Ngân Hàng Thế Giới và sẽ tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển. Họ cũng thách thức vai trò phương tiện thanh toán quốc tế của đồng dollar.

Động cơ hợp lý nhưng bị đánh giá thấp của việc khiêu khích Trung Quốc

Trong bài báo xuất sắc trên CounterPunch, Jack Smith viết rằng việc Hoa Kỳ khiêu khích Trung Quốc “xảy ra bởi một lý do chủ yếu. Hoa Kỳ ngạo mạn thống trị thế giới một mình, không được ủy quyền, không có sự cạnh tranh hay giám sát, kể từ khi Liên Bang Soviet sụp đổ gần 25 năm trước đây. Không có điều gì quan trọng hơn việc đó đối với giai cấp thống trị của Hoa Kỳ. Mọi mối nguy hiểm tiềm tàng đối với sự thống trị của Washington phải bị vô hiệu hóa. Cái bóng mờ ở Đông Á gây ra sự lo ngại bất an của Washington – Trung Quốc.”

Smith hoàn toàn chính xác như ông đã trình bày. Sự thống trị chính thống của Hoa Kỳ bắt đầu từ khi Liên Bang Soviet sụp đổ. Nhưng có một khía cạnh của sự thống trị mà Smith đã không đề cập: bảo vệ sự thống trị của đồng dollar trong thương mại thế giới. Trung Quốc và Nga đang tạo ra sự thay thế, đe dọa sự thống trị độc tôn của đồng dollar trong vai trò tiền tệ thế giới. Thông qua việc trao đổi không dùng đồng dollar, họ chống lại giá trị của đồng dollar và do vậy đe dọa nền kinh tế Hoa Kỳ.

Bart Gruzalski is a professor emeritus of Northeastern University, Boston. He has published three books and a number of articles online as well as in academic journals.

Monday, January 5, 2015

Tại sao đề xuất thanh toán trực tiếp bằng nhân dân tệ bị phản đối?

Báo chí dân tộc cực đoan đang ồn ào phản đối đề nghị của Trung Quốc về việc thanh toán trực tiếp bằng đồng nhân dân tệ (NDT) ở Việt Nam. Muốn làm rõ vấn đề này, trước hết cần phải hiểu đề nghị thanh toán trực tiếp bằng nhân dân tệ của Trung Quốc nghĩa là gì. Thứ mà phía Trung Quốc đề nghị là settlement (kết toán) trong thương mại quốc tế chứ không phải payment (thanh toán) trong mua bán hàng ngày như ông Lê Đăng Doanh hùng hồn phát biểu trên tờ Một Thế Giới. Đó là một việc rất phổ biến trong thương mại quốc tế, ví dụ như giữa Nga và Trung Quốc có thỏa thuận thanh toán trực tiếp bằng đồng tệ và đồng rúp, giữa các nước BRICS với nhau họ cũng thanh toán bằng đồng rúp của Nga. Điều này không ảnh hưởng gì đến chủ quyền của Việt Nam hết.

Thanh toán quốc tế rất phức tạp nhưng có thể hình dung qua một ví dụ đơn giản như sau. Một doanh nghiệp A ở Việt Nam bán hàng cho một doanh nghiệp B ở Trung Quốc. Vậy đồng tiền nào sẽ được đùng để thanh toán? Thông thường người ta dùng đồng USD (được gọi là ngoại tệ mạnh), tức là giá cả sẽ được quy đổi ra USD. Sau đó doanh nghiệp B ở Trung Quốc sẽ mua USD chuyển cho doanh nghiệp A ở Việt Nam, doanh nghiệp A sẽ bán USD để lấy VNĐ. Ngược lại nếu doanh nghiệp A (VN) mua hàng của doanh nghiệp B (TQ) thì cũng phải mua đồng USD rồi chuyển cho doanh nghiệp B. Tất nhiên là các doanh nghiệp không thể tự mình làm tất cả những việc phức tạp đó mà họ ủy quyền cho các ngân hàng làm. Tức là A sẽ ủy quyền cho một ngân hàng VN làm trung gian thanh toán, B cũng ủy quyền cho một ngân hàng TQ làm trung gian thanh toán. Hai ngân hàng VN và TQ sẽ thanh toán với nhau bằng đồng USD.

Khi doanh nghiệp VN buôn bán với doanh nghiệp Mỹ thì họ không cần phải chuyển đổi qua một ngoại tệ khác, vì chính đồng USD của Mỹ đã là ngoại tệ mạnh. Điều này có nghĩa là ngân hàng Việt Nam và ngân hàng Mỹ thanh toán trực tiếp bằng đồng USD của Mỹ. Điều ngạc nhiên là không có chuyên gia kinh tế dân tộc chủ nghĩa nào kêu la về việc mất chủ quyền hay nguy cơ đối với độc lập dân tộc trong trường hợp này.

Việc đồng tiền của một quốc gia được sử dụng phổ biến trong thương mại quốc tế là do sức mạnh kinh tế của quốc gia đó tạo ra. Trước kia có đồng USD, rồi đồng Euro, bây giờ tới đồng NDT của TQ. Nền kinh tế của TQ càng phát triển thì thương mại của họ càng trở nên phổ biến khắp nơi và đồng tiền của họ càng được chấp nhận một cách rộng rãi. Mới năm ngoái, nước Đức đã chấp nhận kết toán trực tiếp bằng đồng NDT. Nếu nền kinh tế TQ đạt tới những điều kiện nhất định như Mỹ, đồng tiền của họ sẽ trở thành ngoại tệ chuyển đổi, được các nước trên thế giới sử dụng phổ biến trong thương mại quốc tế như USD.

Khi đồng NDT được chấp nhận thanh toán trực tiếp, có nghĩa là ngân hàng VN sẽ giao dịch với ngân hàng TQ bằng đồng NDT. Thay vì ngân hàng TQ phải mua đồng USD để chuyển cho ngân hàng VN thì giờ họ có thể chuyển thẳng NDT cho ngân hàng VN. Phía ngân hàng VN cũng có thể thanh toán bằng NDT cho ngân hàng TQ khi đại diện cho doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ TQ. Tất nhiên để làm được tất cả những việc đó thì TQ phải thiết lập một dịch vụ trung gian thanh toán cho các ngân hàng TQ và VN, đảm bảo việc mua bán NDT và VNĐ cho các ngân hàng tham gia hệ thống (hình dung đơn giản: họ làm việc giống như quầy đổi tiền). Đây chính là lý do ngân hàng công thương TQ đề nghị hợp tác với ngân hàng thương mại VN (như BIDV) để phát triển dịch vụ này.

Sự phát triển trong việc thanh toán bằng đồng NDT là một tất yếu của sự phát triển kinh tế. Thương mại giữa VN và TQ phát triển nhanh hơn khả năng cung cấp đồng USD của nền kinh tế VN. Do vậy, nếu tiếp tục chỉ thanh toán thông qua đồng USD thì tình trạng tắc nghẽn trong thanh toán do thiếu USD sẽ cản trở sự phát triển thương mại giữa hai nước. Chính vì lý do đó ở khu vực biên giới đã phát sinh ra các cơ sở phi chính thức làm công việc trung gian thanh toán trực tiếp bằng đồng NDT giữa doanh nghiệp VN và doanh nghiệp TQ. Một mặt điều này tạo ra sự thanh toán nhanh chóng với chi phí thấp trong thương mại giữa hai nước, mặt khác điều đó cũng tạo ra các gánh nặng quản lý cho cả phía TQ và VN do nằm ngoài hệ thống chính thức và nằm ngoài pháp luật. Phía TQ cho là tổng trị giá của các giao dịch đó đã lên đến 15 tỷ USD, tức là có tác động đáng kể đến hệ thống tiền tệ của cả hai nước và cần phải hợp pháp hóa việc kết toán trực tiếp bằng NDT để xóa bỏ tình trạng đó. 
Tức là phải có những điều kiện kiểm soát rất rõ ràng chứ không thể nào dùng đồng Nhân dân tệ lưu hành ở Việt Nam như một đồng tiền thứ hai, không một nước nào có thể cho phép như vậy. Đây chính vấn đề vi phạm chủ quyền lãnh thổ và chẳng khác gì việc cho phép đồng Nhân dân tệ thao túng đồng tiền của Việt Nam.
Trái ngược với những gì chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh phát biểu trên tờ Một Thế Giới và phát biểu tương tự trên tờ Thanh Niên của chuyên gia kinh tế Nguyễn Đức Thành, việc kết toán bằng đồng NDT trong thương mại giữa VN và TQ chỉ là một việc bình thường như giữa VN với các nước có nền kinh tế phát triển khác. Sự lo ngại về việc đồng NDT sẽ được sử dụng như một đồng tiền chính thức thứ hai ở VN hay VN mất chủ quyền quốc gia hoàn toàn là vô lý và thiếu hiểu biết về kinh tế. Việc kết toán trực tiếp bằng đồng NDT không có nghĩa là người VN ra phố ăn phở hay uống cafe bằng đồng NDT hay người TQ đến VN tiêu NDT như ở TQ. Ngược lại, sử dụng trực tiếp đồng NDT trong kết toán thương mại giữa hai nước sẽ giúp cả VN và TQ giảm sự phụ thuộc vào đồng USD, giảm được chi phí mua bán đồng USD hàng ngày, đa dạng hóa phương tiện thanh toán quốc tế, do đó giảm được khoản dự trữ bằng đồng USD ngày càng lớn trong điều kiện mà đồng USD không ngừng mất giá do khủng hoảng kinh tế  và chính sách tiền tệ hút máu kinh tế thế giới của chính quyền Mỹ. Hơn nữa việc đó sẽ thúc đẩy một cách tích cực thương mại giữa VN và TQ do xóa bỏ được những rào cản không còn cần thiết trong thanh toán quốc tế. Một trong những điều kiện tiên quyết để cơ chế này hoạt động là TQ phải có cơ chế dự trữ ổn định một số lượng VNĐ nhất định để đảm bảo khả năng thanh toán cho hệ thống, tức là Trung Quốc sẽ phải chú trọng hơn tới lợi ích kinh tế của VN, lợi ích của họ sẽ gắn chặt hơn với lợi ích kinh tế của VN. 

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh còn có những phát biểu rất thiếu hiểu biết khác như:
"Một vấn đề khác mà chuyên gia cũng chỉ ra là hiện nay Việt Nam đang nhập siêu rất nặng từ Trung Quốc. Nếu thanh toán bằng những đồng tiền khác thì Việt Nam còn có hy vọng để trả cho Trung Quốc, ví dụ như Việt Nam có thể kiếm được đồng USD từ việc xuất khẩu sang Mỹ, sang Nhật... Nhưng nếu chỉ thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ thì Việt Nam chỉ có một cách là vay của Ngân hàng Trung Quốc."
Đến một người bình thường cũng biết rằng kết toán trực tiếp bằng đồng NDT không loại trừ việc kết toán bằng USD. Có nghĩa là doanh nghiệp hai nước vẫn có thể tự do giao dịch bằng đồng USD bên cạnh đồng NDT nếu họ muốn. Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn có thể dùng USD để mua đồng NDT khi cần thiết. Thỏa thuận với TQ cũng không có nghĩa là VN phải sử dụng đồng NDT trong thương mại với các nước khác ngoài Trung Quốc, tức là tạo ra sự gia tăng đột biến trong nhu cầu về NDT. Nguy cơ thiếu đồng NDT dẫn đến việc phải vay TQ đồng NDT để thanh toán là chuyện rất tào lao. Các chuyên gia kinh tế mà lại cho rằng kết toán trực tiếp bằng đồng NDT sẽ loại trừ kết toán bằng USD thì thật không thể hiểu nổi. Việc kết toán trực tiếp bằng đồng NDT cũng không dẫn đến vay nợ TQ, giống như VN kết toán chủ yếu bằng đồng USD nhưng đâu có phải vay nợ Mỹ hay phụ thuộc tài chính vào Mỹ. Hoàn toàn không có nguy cơ phụ thuộc tài chính vào TQ trong chuyện này.

Ngoài chuyên gia Lê Đăng Doanh thì còn có giáo sư viện hàn lâm KHXH Việt Nam Lưu Ngọc Trịnh trong bài "Cần một cái lắc đầu dứt khoát" của tờ Lao Động với một ví dụ:
“Giả sử Trung Quốc cho Việt Nam vay 700 nhân dân tệ (NDT), tương đương 100USD với tỷ giá 1USD/7NDT. 5 năm sau, dù chỉ vay bao nhiêu trả đủ bấy nhiêu nhưng nếu đồng NDT lại lên giá với 1USD/6NDT thì để trả được 700NDT đó, Việt Nam phải trả 117USD, tức mất thêm 17USD. Dự trữ ngoại tệ của Việt Nam bị hao hụt thêm 17USD. Và việc mua thêm 17USD đó sẽ khiến VND mất giá và lạm phát có nguy cơ tăng cao”.
Điều bất bình thường trong ví dụ này là ông giáo sư cố tình giả định trường hợp NDT lên giá so với USD để minh họa sự thiệt hại của VN, nhưng trong thực tế thì NDT có thể lên giá mà cũng có thể xuống giá so với USD (khi xuống giá thì vay lại có lợi chứ không thiệt), không ai biết trước điều gì cả. Mặt khác, đó là tỷ giá NDT/USD chứ không phải là NDT/VNĐ nên không minh họa được tác động của nó đến nợ nần của VN, chính việc kết toán trực tiếp bằng NDT (theo tỷ giá NDT/VNĐ) lại loại trừ sự phụ thuộc vào tình hình lên xuống của tỷ giá NDT/USD. Lại càng buồn cười hơn nữa khi ông giáo sư lập luận rằng việc VN phải mua thêm USD sẽ làm lạm phát của VN gia tăng, VNĐ mất giá so với USD và bản thân VNĐ mất giá là hai chuyện rất khác nhau và chả mấy liên quan đến nhau. Xu hướng dài hạn trong chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc là duy trì đồng NDT yếu để tài trợ xuất khẩu. Bao nhiêu năm nay hết Mỹ rồi đến IMF đều kêu la rằng TQ định giá NDT quá thấp so với giá trị thực, đòi TQ phải tăng giá đồng NDT. TQ thì vẫn kiên trì với chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt, chỉ cho phép tỷ giá NDT/USD lên xuống trong phạm vi nhất định, do vậy về dài hạn sẽ khó biến động lớn trong tỷ giá NDT/USD, trừ khi kinh tế Mỹ sụp đổ hoặc có chiến tranh giữa Mỹ và TQ.

Những người có chút kiến thức về kinh tế khi đọc được phát biểu ngớ ngẩn của những người được gọi là chuyên gia kinh tế sẽ nghĩ các chuyên gia đó dỏm toàn phần, nói láo không biết ngượng. Song tôi thì nghĩ khác, họ vốn rất lý trí, nhưng tư duy của họ phản ánh một quan hệ sản xuất lạc hậu, một nền kinh tế thị trường manh mún, phân tán, có hàng ngàn rào cản vô hình để giúp cho các doanh nghiệp nhỏ (như các đơn vị trung gian thanh toán trực tiếp bằng NDT ở vùng biên giới) tồn tại. Họ sợ hãi và bất lực trước những sự phát triển mới trong quan hệ sản xuất, chính vì vậy họ phải bảo thủ, núp sau những khái niệm mang tính chính trị như chủ quyền quốc gia, tinh thần độc lập dân tộc, và lợi dụng sự thiếu hiểu biết hay hời hợt của một bộ phận công chúng để bảo vệ cho những quan hệ sản xuất đã lạc hậu, bảo vệ cho nền tảng tư duy của chính họ, bất chấp hậu quả kinh tế của những việc đó.

Bạn đọc lưu ý: Bài này viết hết sức đơn giản để ai cũng có thể đọc và hiểu bản chất của vấn đề. Nếu đi sâu hơn nữa sẽ còn có các khái niệm về hoán đổi ngoại tệ song phương (tức là VNĐ được sử dụng ngang với NDT trong thanh toán giữa hai nước), hay khái niệm về bảng kết toán quốc gia. Giao dịch giữa hai quốc gia không chỉ có thương mại (tài khoản vãng lai), mà còn có đầu tư (tài khoản vốn) và giao dịch tài chính (tài khoản tài chính). Việc sử dụng phương tiện thanh toán sẽ phải được tính toán cho tất cả các loại giao dịch nói trên. Tuy nhiên, bản chất vấn đề là không thay đổi. Việc thanh toán trực tiếp bằng đồng NDT cũng không phải là không có khó khăn, nó cần một số điều kiện nhất định để đảm bảo. Những điều kiện đó chủ yếu liên quan đến sự phát triển của nền kinh tế và năng lực của hệ thống thanh toán của hai nước. 

Wednesday, December 31, 2014

Okinawa ngăn chặn sự xoay trục sang Châu Á của Obama

Mời bạn đọc theo dõi bản dịch bài viết của "A small island trying to block Obama's 'Asian Pivoting'" của tác giả Christine Ahn để thấy những nỗ lực của người dân Nhật Bản trong việc xóa bỏ các căn cứ quân sự Hoa Kỳ tại Nhật Bản. Tiêu đề do người dịch đặt lại.

Một hòn đảo nhỏ cố gắng ngăn chặn sự “xoay trục sang Châu Á” của Obama

Vào ngày 10 tháng 12 – Ngày Nhân Quyền Quốc Tế - Takeshi Onaga bắt đầu nhiệm kỳ của thống đốc mới ở Okinawa.

Tháng trước, các công dân của Okinawa đã mang đến chiến thắng vang dội cho Onaga, người điều hành một diễn đàn phản đối việc xây dựng căn cứ Hải Quân mới của Hoa Kỳ ở phía bắc Okinawa. Sử dụng khẩu hiệu “Tất cả Okinawa”, Onaga hứa hẹn “ngăn chặn việc xây dựng bằng mọi biện pháp có thể” và xóa bỏ sân bay trực thăng Osprey của Hải Quân, thứ mà ông gọi là “cản trở lớn nhất đối với sự phát triển của Okinawa.” 

Chiến thắng của Onaga – trong đó ông nhận được sự ủng hộ của 2/3 số cử tri – tạo thành một cuộc trưng cầu ý kiến của người dân Okinawa chống lại liên minh chặt chẽ với Washington của thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong việc tiếp tục quân sự hóa hòn đảo này.

Dấu vết đậm nét của Hoa Kỳ ở Okinawa

Tôi đến Okinawa vào đầu tháng 12 để tham gia một hội nghị phụ nữ và xây dựng hòa bình, và để nghe người dân Okinawa nói lên ý nghĩ về kế hoạch của Washington chuyển Sân Bay Futenma của Hải Quân đầy tai tiếng từ trung tâm thành phố Ginowan tới Vịnh Henoko có hệ sinh thái nguyên thủy.

Khi tôi chuyển tiếp ở sân bay quốc tế Narita của Tokyo sang cửa lên máy bay tới Naha, ấn tượng rõ ràng là tôi đi đến căn cứ Hoa Kỳ. Viên chức Hoa Kỳ trong đồng phục dân sự và chiến đấu, cùng với gia đình của họ, chiếm đại đa số tại khu vực sân bay.

Trong khi chờ chuyến bay, tôi ngồi chung bàn với một lính thủy người Mỹ gốc Phi cao lớn có tên là Ramone. Khi tôi hỏi anh ta tại sao lại đăng lính, anh ta nói rằng anh cần một sự thay đổi. Mẹ anh ta phản đối việc đăng lính bởi vì ông nội anh ta trở về từ Chiến Tranh Thế Giới thứ II “không ổn tí nào”, và chú anh ta không bao giờ hoàn toàn hồi phục sau chiến dịch Bão Táp Sa Mạc.

Mặc dù vậy, so với những cơ hội ít ỏi ở Nam Carolina, đời sống quân nhân là tốt đối với anh ta, và anh ta có thể nhanh chóng có được danh vọng. Bố của hai cô con gái, Ramone nói anh ta cảm thấy nuôi dưỡng gia đình ở Okinawa an toàn hơn là trở về quê nhà. Sau khi chúng tôi đã trở nên gần gũi hơn, tôi hỏi Ramone xem anh ta nghĩ sao về vị thống đốc mới trúng cử. Anh ta cười tủm tỉm và nói, “Lý tưởng của ông ta khác.”

Ramone là một trong số 26.000 lính Mỹ đóng quân ở Okinawa. Cùng với gia đình, họ tạo thành khoảng 50.000 người Mỹ sống cùng với 1,3 triệu dân Okinawa. Tuy tôi vui mừng rằng Ramone và gia đình của anh ấy ít phải đối mặt với sự phân biệt và bạo lực hơn ở quê nhà, nhưng điều thực sự khiến tôi áy náy là bạo lực và khó khăn đối với con người và vùng đất này trong thời kỳ quân đội Mỹ chiếm đóng Okinawa.

Điều đó cũng gợi cho tôi nhớ đến cuộc đối thoại mới đây với nhà vật lý trị liệu của tôi ở Honolulu, con gái của bà ấy sống cùng với chồng là lính thủy ở Okinawa. Bà ấy cũng nói rằng họ thích sống ở Okinawa, ngay cả khi họ chỉ có liên hệ giới hạn với mọi người. Khi tôi đủ can đảm để kích động bà ấy về bạo lực mà quân đội Mỹ đã dùng để chống lại phụ nữ Okinawa, bà ấy trả lời rằng có những ngăn cấm đáng tiếc đối với lính Mỹ ở Okinawa do hành động của “một vài trái táo thối.” 

Nhưng khi tôi nói chuyện nhiều hơn với người dân Okinawa và viến thăm các địa điểm tiềm năng cho căn cứ mới của Hải Quân Hoa Kỳ ở vịnh Henoko, tôi càng hiểu hơn tại sao chiến thắng của Onaga là một dấu hiệu rất đáng chú ý trong cuộc đấu tranh đòi chủ quyền đã kéo dài nhiều thập kỷ của người dân Okinawa.

Cuộc đấu tranh lâu dài của Okinawa

Quân đội Hoa Kỳ mô tả Okinawa là “Hòn đá tảng của Thái Bình Dương” do sự gần gũi của nó đối với các thành phố chính của Châu Á, bao gồm Seoul, Tokyo, Đài Bắc, Hong Kong, Thượng Hải và Manila. Ngày nay, Henoko là chìa khóa trong chiến lược bao vây Trung Quốc và Bắc Triều Tiên của Washington. Theo học giả về Nhật Bản Gavin McCormack, “Đây là cái được gọi là Cơ Sở Thay Thế Futenma (FRF), một căn cứ lục-hải-không quân với cảng nước sâu, được thiết kế để phục vụ xuyên suốt thế kỷ 21 với vai trò là điểm tập trung sức mạnh lục quân, hải quân và không quân lớn nhất ở Đông Á.”

Vào năm 1945, khi Nhật thua Thế Chiến II, Okinawa rơi vào sự kiểm soát của Hoa Kỳ. Mặc dù Nhật Bản được đảm bảo độc lập theo Hiệp Ước Hòa Bình San Francisco năm 1951, nhưng Hoa Kỳ vẫn tiếp tục kiểm soát Okinawa trong 27 năm. Vào năm 1972, Hoa Kỳ trao trả Okinawa cho Nhật Bản, nhưng một hiệp ước bí mật giữa Washington và Tokyo cho phép Hoa Kỳ tiếp tục duy trì các căn cứ quân sự.

Trong Thế Chiến II, Okinawa là chiến trường duy nhất trong phần nổi tiếng của Nhật Bản. Một phần tư dân Okinawa đã chết. Theo Suzuyo Takazato, người sáng lập tổ chức Phụ Nữ Okinawa Hành Động Chống Lại Bạo Lực Quân Sự, trong thời kỳ hậu chiến, lực lượng chiếm đóng Hoa Kỳ đã giam giữ người dân Okinawa chạy loạn trong các trại tập trung và chiếm các vùng đất màu mỡ để xây dựng các căn cứ quân sự. Okinawa chiếm ít hơn 1% lãnh thổ đất liền Nhật Bản, mặc dù vậy 74% căn cứ quân sự Hoa Kỳ đóng ở đây, họ chiếm 1/5 diện tích đất liền của Okinawa.

Vào năm 1995, sau vụ cưỡng hiếp tập thể dã man một bé gái 12 tuổi của ba viên chức Hoa Kỳ, người dân Okinawa tiến hành các cuộc biểu tình quy mô lớn đòi xóa bỏ các căn cứ quân sự Hoa Kỳ ở Okinawa. Tình thế gây sốc đã buộc Tokyo phải đám phán với Hoa Kỳ vào năm 1996, thiết lập một Ủy Ban Hành Động Đặc Biệt ở Okinawa, được gọi là SACO, để bắt đầu giảm sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ xuống 20% - trong đó có việc đóng cửa căn cứ Futenma ở thành phố Ginowan. Giống như chiếc bánh rán, căn cứ Futenma chiếm 30% diện tích trung tâm thành phố Ginowan, và được bao quanh bởi nhà trẻ, trường học, đại học và bệnh viện, hoạt động dưới tiếng ồn kinh khủng của chiến đấu cơ phản lực, máy bay trực thăng và tàu sân bay.

Mặc dù vậy Hoa Kỳ đã nhanh chóng thay đổi lời hứa của họ, thay vì đóng cửa căn cứ Futenma thì lại đề xuất chuyển nó tới Trại Schwab ở vịnh Henoko. Điều đó đã gây ra giận dữ trong công chúng. Trong 18 năm, người dân Okinawa đã biểu tình liên tục hàng ngày trước cửa Trại Schwab và đường biển để ngăn chặn việc xây dựng căn cứ mới.

An ninh của ai? Không phải của phụ nữ Okinawa 

“Okinawa đã phải chịu đựng gánh nặng từ sự có mặt của quân đội Hoa Kỳ trong suốt 69 năm qua, Suzuyo Takazato nói. Với vai trò một nhân viên xã hội, bà đã làm việc cùng với những nạn nhân của bạo lực tình dục trong suốt hơn hai thập kỷ.

Takazato trao cho tôi một tài liệu liệt kê các tội ác của quân đội Hoa Kỳ đối với phụ nữ Okinawa trong hơn hai thập kỷ hậu chiến. Do không có các tài liệu chính thống về các tội ác đó, Takazako và những người khác đã đào xới các bản báo cáo của cảnh sát và các bài báo được cắt ra của các tạp chí từ năm 1945 đến năm 2012. Họ tập hợp chúng thành một tài liệu 26 trang gây sốc cho thấy bạo lực của quân đội Hoa Kỳ đối với phụ nữ và bé gái không phải là trường hợp của vài trái táo thối, mà mang tính cấu trúc.

Trong chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam, Okinawa đóng vai trò là sân bay xuất phát của quân đội Hoa Kỳ. Đây cũng là nơi mà binh lính Hoa Kỳ, rất nhiều người trong số họ bị PTSD (hội chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương), trở về sau chiến trận và gây ra các tội ác đối với người dân Okinawa, đặc biệt là phụ nữ và bé gái. Theo Takazato, cưỡng hiếp và các tội ác bạo lực đứng hàng đầu trong và sau các cuộc chiến đó. “Họ trở về sau chiến trận trong các điều kiện khủng khiếp và trút bỏ vào phụ nữ,” bà giải thích. Để quản lý binh lính Hoa Kỳ, những người sẽ đột nhập vào các gia đình địa phương và cưỡng bức phụ nữ và bé gái, Takazako giải thích rằng “Giống như một chiếc đai, các nhà thổ quân sự đã được thiết lập bao quanh các căn cứ quân sự.” 

Maki Sunagawa, một sinh viên 24 tuổi tốt nghiệp đại học Christian ở Okinawa, giải thích lý do cô phản đối chiếm đóng quân sự ở Okinawa. Thứ nhất, hồi cô còn học cấp 2, anh trai của cô đang ở trong thư viện của đại học Quốc Tế Okinawa khi mà máy bay trực thăng của Hải quân Hoa Kỳ đâm vào tòa nhà. Mặc dù không có sinh viên nào bị thương, nhưng điều đó đã gợi cho cô câu hỏi tại sao một căn cứ quân sự Hoa Kỳ lại ở gần nơi họ sống. Thứ hai, lúc cô học trung học, một trong những bạn thân của cô tiết lộ với cô là bị năm binh lính mặc thường phục cưỡng hiếp tập thể. Sunagawa nói bạn của cô không bao giờ kể với bố mẹ hay cảnh sát, và trong 8 năm đã phải chịu đựng trầm cảm, không thể hoàn thành trung học.

Một đồ thị Sao và Vạch cho thấy vào năm 2011 có 333 báo cáo về việc lính thủy Hoa Kỳ tấn công tình dục đối với phụ nữ tại các căn cứ hải quân khắp thế giới. Okinawa với 67 vụ tấn công đứng thứ hai sau Trại Lejeune ở Jacksonville, Florida (Hoa Kỳ). Nhiều nỗ lực đã được đưa ra để ngăn chặn hành động của các binh lính Hoa Kỳ, nhưng các cuộc tấn công vẫn tiếp diễn. Ví dụ, vào năm 2012, trong một triển khai ngắn hạn tới Okinawa từ Forth Worth, Texas, hai nhân viên hải quân Hoa Kỳ đã tấn công và cưỡng hiếp một phụ nữ Okinawa. Không giống như hầu hết các vụ án tấn công tình dục khác vốn thất bại trong việc mang lại công lý cho phụ nữ nạn nhân, hai thủy thủ đó đã bị xét xử và buộc tội ở tòa án của Nhật Bản và đang chịu án 10 năm tù giam trong nhà tù Nhật Bản. “Chúng tôi sợ hãi trong suốt những ngày nghỉ lễ như Ngày Quốc Tế Lao Động và ngày 4 tháng 7,” Takazato nói, bởi vì sự gia tăng của bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em.

Đầu độc biển và đất đai 

Khi chúng tôi đi bằng thuyền ở vịnh Henoko và Oura – nơi có kế hoạch thu hồi 160 ha biển để xây dựng các đường băng lớn và các cầu bốc dỡ - tôi nói chuyện với một số nhà hoạt động, già và trẻ, tham gia ngăn chặn việc xây dựng.

Takeshi Miyagi, một nông dân 44 tuổi, nói ông bỏ cánh đồng của mình vào tháng 7 để tham gia phản kháng với việc theo dõi biển bằng ca-nô. Miyagi nói rằng ông và các nhà hoạt động khác đang bảo vệ hệ sinh thái giàu có của vịnh Henoko và Oura và sự sinh tồn của cá nược. Bộ Môi Trường Nhật Bản liệt kê cá nược – một loài động vật biển có vú có họ hàng với lợn biển – vào danh sách “bị đe dọa nghiêm trọng.” Chúng cũng được đưa vào danh sách các chủng loài bị đe dọa của Hoa Kỳ.

Theo McCormack, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng rằng trong 5.334 chủng loài tồn tại ở biển có 262 loài đang bị đe dọa tuyệt chủng. Cũng báo cáo đó của Bộ Quốc Phòng đã khẳng định rằng có một ít cá thể cá nược sống trong vịnh, nhưng các nhà nghiên cứu mới đây đã phát hiện trong một chuỗi hai tháng hơn 100 cá thể cá nược đang kiếm ăn trong khu vực thu hồi. Điều này đã thúc đẩy các nhóm bảo tồn Hoa Kỳ và Nhật Bản đệ đơn kiện chống lại Bộ Quốc Phòng để ngăn chặn việc xây dựng. Người dân Okinawa cũng chỉ ra lịch sử làm đầu độc bằng hóa chất của các căn cứ quân sự Hoa Kỳ. Vào tháng trước, Bộ Quốc Phòng Nhật Bản bắt đầu khai quật sân bóng đá ở Okinawa, nơi chôn các thùng chứa thuốc diệt cỏ độc hại được phát hiện năm ngoái. Vào tháng 7, chính quyền Nhật Bản đào được 88 thùng chứa nguyên liệu để chế tạo chất độc màu da cam ở khu đất được thu hồi gần căn cứ không quân Kadena.

Sự phản đối mạnh mẽ của người dân Okinawa đối với việc xây dựng căn cứ mới ở vịnh Henoko không chỉ thách thức chính sách xoay trục quân sự sang Châu Á của chính quyền Obama mà còn thúc đẩy nhận thức về những tác động tiêu cực đối với con người và sinh thái của hàng trăm căn cứ quân sự Hoa Kỳ trên khắp thế giới. Quan trọng nhất là chiến thắng dân chủ ở Okinawa đem lại hy vọng cho những đấu tranh tương tự ở Guam, Philippine và đảo Jeju của Hàn Quốc, với sự bền bỉ và phản kháng phi bạo lực, họ cũng sẽ ngăn chặn được cỗ máy chiến tranh quyền lực nhất thế giới.

Christine Ahn is the International Coordinator of Women De-Militarize the Zone.

Friday, December 5, 2014

Người dân đảo Jeju của Hàn Quốc: Không căn cứ hải quân

Xin giới thiệu với bạn đọc blog bản dịch bài viết "Jeju: “Island of Peace” in the Crosshairs of War" của nhà hoạt động hòa bình Mica Cloughley về phong trào của người dân đảo Jeju, Hàn Quốc phản đối việc xây dựng căn cứ hải quân trên đảo. Tiêu đề do người dịch đặt.

Jeju: “Hòn đảo Hòa Bình” trong tầm ngắm của chiến tranh

Một số người có thể ngạc nhiên, làm sao mà một tỉnh nhỏ của Hàn Quốc được gọi là “Hòn đảo Hòa Bình” lại có tỷ lệ tội phạm cao nhất Hàn Quốc? Dân số đảo Jeju vào khoảng 500.000 người, và cho tới nay thì cộng đồng trên đảo vẫn đặc trưng bởi sự bình yên. Seoul, trái lại, có dân số 10 triệu người, lớn hơn 20 lần. Câu trả lời nằm ở định nghĩa về tội phạm. Cuộc đấu tranh kéo dài 8 năm chống lại việc xây dựng căn cứ hải quân khổng lồ đã bị nhà cầm quyền Hàn Quốc đàn áp với sự xâm phạm nhân quyền trắng trợn, trong đó có việc áp dụng bất thường luật lệ dẫn đến hơn 600 người bị bắt giam và hơn 400 người bị buộc tội liên quan đến các hoạt động phi bạo lực ở cửa ngõ đảo Jeju, địa điểm xây dựng căn cứ hải quân Hàn Quốc. Do đó “tội phạm” lên đến mức ấy. Các vi phạm từ đi bộ ẩu tới “cản trở công việc”, loại thứ hai mới đây được áp dụng cho một nữ tu già, Sơ Stella Soh, về việc ngồi trước cửa của căn cứ hải quân, chặn lối vào của xe tải. Điều này có nghĩa là lần đầu tiên trong 200 năm lịch sử Thiên Chúa Giáo Hàn Quốc, một nữ tu bị truy tố về tội hình sự.

Nhưng những cư dân đảo chống chủ nghĩa đế quốc cản trở công việc của ai khi họ từ chối căn cứ hải quân? Căn cứ hải quân trên đảo Jeju có vẻ là dành cho quân đội Hàn Quốc, nhưng có thể hiểu rằng quân đội Hoa Kỳ sẽ sử dụng căn cứ. Đó là viên ngọc trên vương miện “xoay trục sang Châu Á” của tổng thống Obama, thứ thực sự tạo thành một vòng cung các căn cứ hải quân và quân sự bao quanh Trung Quốc. Căn cứ hải quân trên đảo Jeju cũng là công việc kinh doanh mạo hiểm đầy lợi nhuận đối với Samsung. Quả thực vậy, cũng chính là Samsung sản xuất điện thoại di động, chính họ đang xây dựng căn cứ quân sự lớn nhất khu vực lòng chảo Thái Bình Dương. Trong quá trình xây dựng, Samsung trắng trợn vi phạm luật pháp quốc tế và gây tổn hại cho môi trường dễ tổn thương của hòn đảo, cũng như địa điểm Di Sản Thế Giới của UNESCO. Công ty này đã đánh mìn, đúng theo nghĩa đen, một phần đảo mà người dân bản địa đã tôn kính nhiều thế kỷ. Đó là nơi linh thiêng nhất trên hòn đảo của họ.

Hải quân Hàn Quốc dự tính căn cứ sẽ được hoàn thành vào tháng 12 năm 2015. Bản thiết kế mô tả một căn cứ hải quân rộng 50 ha sẽ chứa 7.000 lính, tối đa 24 tàu chiến, trong đó có hai tàu khu trục hộ vệ, 6 tàu ngầm hạt nhân. Cần biết rằng mỗi tàu khu trục có một động cơ lên đến 100.000 mã lực, khó có thể tưởng tượng rằng căn cứ sẽ an toàn đối với một môi trường nhạy cảm về sinh thái. 7.000 lính thủy sẽ cập bến ở Gangjeong, một ngôi làng với dân số khoảng 2.000 người. Dân làng biết rằng dự án này có nguy cơ xóa sổ toàn bộ cộng đồng của họ.

Nếu họ xây nó, căn cứ hải quân sẽ phá hủy nhiều phần sinh quyển độc đáo của đảo Jeju. Vùng biển quanh đảo được luật pháp quốc tế bảo vệ bởi vì chúng nằm trong phạm vi Bảo Tồn Sinh Quyển của UNESCO. Chỉ còn ít hơn 120 cá heo mũi chai sống trong vùng biển quanh đảo. Rừng san hô mềm lớn nhất thế giới, ngoài khơi của làng Gangejong, đã bắt đầu chết từ khi việc xây dựng được khởi công vào năm 2011. Samsung đã phá vỡ hàng sa số các luật môi trường để cấp tốc xây dựng căn cứ quân sự. 

Do đó, các nhà hoạt động hòa bình của đảo Jeju đã công khai kêu gọi mọi người trên thế giới tự nguyện tới và sống trong làng của họ, trực tiếp chứng kiến cuộc đấu tranh. Tôi đáp ứng lời kêu gọi ấy, đi tới làng Gangjeong, đảo Jeju. Tôi biết rằng mình tới đó để giương cao lá cờ màu vàng trên vỉa hè, kêu lên: “Không căn cứ hải quân!” Do các nhà hoạt động bị chính quyền giám sát thường xuyên và nhiều người ủng hộ quốc tế của cuộc đấu tranh chống căn cứ hải quân đã bị từ chối nhập cảnh vào Hàn Quốc, tôi được dặn là không thông báo với bất cứ ai trong làng khi tôi tới nơi. Lúc tôi ngó vào Trung Tâm Hòa Bình, hy vọng có ai đó sẽ giúp đỡ khi tôi nói mình là tình nguyện viên đến từ tổ chức bất bạo động phi chính phủ Peaceworkers ở San Francisco và dự định sẽ ở lại 6 tuần. 

Một người phụ nữ tên là Silver chỉ cho tôi thấy quanh làng trong buổi tối đầu tiên. Lúc chúng tôi ngồi trong nhà hàng miễn phí cho các nhà hoạt động, một cơn gió mạnh thổi vào phòng, làm cốc chén xoong chảo trên quầy va vào nhau

“Tôi nghe nói đảo Jeju nổi tiếng về gió.” Tôi nói với Silver

“Phải,” Silver cười, “Đảo Jeju nổi tiếng về ba thứ: gió, đá và phụ nữ.”

“Sau khi gió thổi, mọi người nghĩ đó là bão to. Chúng tôi thường có bão hàng năm vào giữa tháng 7 và tháng 10, nhưng năm nay chúng tôi vẫn chưa có bão, nên mọi người đang cầu nguyện nó đến ngay.”

Bối rối, tôi hỏi, “bão không phải nguy hiểm sao? Chị có phải sơ tán không?”

“Có, bão rất tệ đối với nông dân trồng quýt,” Silver trả lời, “Chúng phá hủy hết mùa màng và gây ra rất nhiều thiệt hại. Nhưng cơn bão năm ngoái cũng gây thiệt hại tồi tệ cho căn cứ hải quân, thế nên giờ ngay cả nông dân cũng cầu bão.”

Tôi sẽ sớm được biết những người cầu bão trở thành biểu tượng của phong trào phi quân sự hóa đảo Jeju ra sao. Với cuộc đấu tranh kéo dài hơn 8 năm chống lại việc xây dựng căn cứ hải quân tại vùng biển nguyên thủy của làng Gangjeong, các nhà hoạt động đồng hành cùng với một lực lượng đủ sức mạnh để ngăn chặn sự phá hủy đó. 

Dù cho 94% cử tri làng Gangjeong bỏ phiếu chống lại căn cứ quân sự, chính quyền Hàn Quốc không công nhận cuộc trưng cầu dân ý đó. Khi thảo luận về việc xây dựng một căn cứ hải quân trên đảo Jeju khởi công 12 năm trước đây, hải quân Hàn Quốc đầu tiên đã tiếp cận làng Hwansun, phía đông của Gangjeong. Nhưng khi tuân thủ mọi quy tắc và luật lệ để tổ chức một cuộc bầu chọn hợp pháp, kết quả chống lại dự án. Nhiều sự đóng góp thuộc về Haenyeo, những nữ thợ lặn của đảo Jeju. Những phụ nữ Haenyeo đã lặn nhiều thế kỷ ở vùng biển Đông Trung Hoa quanh đảo, thu gom cá nhỏ và sò. Buôn bán các sản vật của họ tiếp sức cho kinh tế của đảo Jeju. Jeju là đảo mẫu quyền, với Haenyeo là các lãnh đạo cộng đồng nhiệt huyết. Haenyeo là một lực lượng mạnh mẽ được ghi vào luật lệ trong sách của đảo Jeju rằng đàn ông bị cấm nhìn họ khi họ làm việc trên biển.

Thế nên khi Hải Quân Hàn Quốc tiếp cận làng Hwansun vào năm 2002, Haenyeo ngay lập tức thấy thật điên rồ nếu chấp nhận dự án. Điều đó làm ô nhiễm “cánh đồng biển” của họ, nơi họ “thu hoạch mùa màng” là bào ngư và tảo bẹ. Haenyeo thống nhất với những người khác trong làng để phủ quyết dự án của hải quân. Khi tiếp cận làng thứ hai vào năm 2005, Wimi, ở phía tây của Gangjeong, kết quả cũng tương tự: không căn cứ hải quân.

Sau đó hải quân đến Gangjeong, họ tiếp cận theo cách khác, phá vỡ quy định của tất cả các làng để thúc đẩy bằng một cuộc bỏ phiếu phi pháp. Thay vì tổ chức một diễn đàn cho toàn bộ làng, hải quân phỉnh phờ riêng rẽ một nhóm nhỏ các dân làng chủ chốt, trong đó có trưởng làng, chủ tịch Hiệp Hội Ngư Nghiệp Gangjeon, và những nữ thợ lăn Haenyeo có ảnh hưởng nhất. Những người này được cung cấp chuyến đi miễn phí đến Hawaii để thấy căn cứ của Hải Quân Hoa Kỳ đã bất ngờ gia tăng du lịch và tạo ra bùng nổ kinh tế. Thượng lưu Gangjeong được nghe rằng hải quân muốn biến đảo Jeju thành “Hawaii của Hàn Quốc”.

Trong thời gian đó hải quân đã gửi cho Hiệp Hội Ngư Nghiệp Gangjeong 7,8 triệu dollar để “bù đắp thiệt hại”, những Haenyeo được lựa chọn đã chia nhau khoản tiền đó. Tới lúc tổ chức bỏ phiếu, chỉ có 87 người dân tham gia, chiến thuật của chính quyền Hàn Quốc đã có hiệu quả, kết quả bỏ phiếu chấp nhận căn cứ. 1.800 người dân còn lại của làng Gangjeong hoàn toàn không biết gì về điều này cho tới khi bản tin tối thông báo rằng họ nhất trí ủng hộ căn cứ quân sự. Sau khi cú sốc qua đi, một cuộc bỏ phiếu toàn làng hợp pháp được tổ chức, trong đó 94% người dân chống lại căn cứ quân sự, Hải Quân Hàn Quốc đã chuyển giao dự án trị giá 1 tỷ dollar cho Samsung.

Lập luận phổ biến về ưu thế hải quân là căn cứ sẽ cung cấp an ninh sống còn cho Jeju. Nhưng lịch sử lại cho thấy điều khác. Bất cứ khi nào lực lượng quân sự chủ chốt hiện diện trên đảo, chúng dẫn đến chết chóc, di cư, và phá hủy dân cư địa phương. Còn sự thật nào hơn cuộc thảm sát diễn ra sau cuộc nổi dậy nhỏ của nông dân vào ngày 13 tháng 4 năm 1948 chống lại lực lượng chiếm đóng Hoa Kỳ? Ngay sau khi đánh bại lực lượng xâm lược Nhật Bản trên đảo Jeju, Hoa Kỳ khởi động một cuộc bầu cử trên đảo Jeju để chia Triều Tiên thành hai miền Nam và Bắc. Khi các địa phương phản đối một Triều Tiên bị phân chia, họ đã tổ chức một cuộc nổi dậy nhỏ chống lại cuộc bầu cử đó. Hoa Kỳ và chính quyền Hàn Quốc đã nhanh chóng gọi các cư dân đảo Jeju là cộng sản, điều này biện minh cho chiến dịch tàn phá sau đó của họ.

Dưới sự chỉ huy của Hoa Kỳ, chính quyền địa phương trên đảo Jeju tiến hành một cuộc tấn công tàn bạo khiến khoảng từ 30.000 đến 80.000 người chết. (Ước lượng khác nhau do xác chết được chôn trong các ngôi mộ tập thể khắp trên đảo.) Đại đa số người dân bị thảm sát trong thời kỳ 1945-1954 là thường dân trên đảo, không phải cộng sản. Dư chấn của sự kiện đó giải thích tại sao có nhiều hơn những người dân đảo không nổi dậy công khai giờ đây cũng chống lại việc xây dựng căn cứ quân sự. Đại đa số người dân đảo Jeju biết rằng căn cứ này được xây dựng không phải để bảo vệ họ mà là để leo thang căng thẳng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Dĩ nhiên là căn cứ sẽ đảm bảo an ninh đường biển cho các tập đoàn nhiều tài nguyên của Hàn Quốc, trong đó Samsung.

Nhiều tổ chức tôn giáo trên đảo Jeju đã phản đối xây dựng căn cứ hải quân bằng cách tổ chức các buổi lễ trước cửa, chặn đường vào căn cứ của xe tải chở xi măng, thép và các vật liệu khác. Hàng ngày trong hơn 3 năm, các mục sư Thiên Chúa Giáo đã tổ chức đám đông trước cửa căn cứ, theo mệnh lệnh của giám mục đảo Jeju, giám mục Peter Kang U-Il. Tất cả các cuộc biểu tình của Thiên Chúa Giáo diễn ra dưới sự cầu nguyện của ông. Hàng ngày, trừ chủ nhật, các nhà hoạt động khác cúi mình 100 lần đối mặt với cánh cửa, cầu nguyện chấm dứt xây dựng, và thức tỉnh rằng tất cả cuộc sống là phụ thuộc lẫn nhau.

Căn cứ hải quân đã chặn hoàn toàn lối đi chung tới Đá Gureombi, nơi các buổi lễ tôn giáo được tổ chức hàng trăm năm nay. Đá Gureombi là nơi linh thiêng nhất trong làng và người dân Gangjeong tin rằng đá đang sống. Như nhà hoạt động, cựu phê bình điện ảnh, Yang Yoon Mo giải thích điều này: “Đó là nơi duy nhất trên đảo mà đá thân thiện với người dân.”

Yang Yoon Mo đấu tranh cho khu bảo tồn với thân thể của ông, bám vào dưới các xe tải xây dựng và nằm trên đường đi của chúng. Nhà cầm quyền Hàn Quốc đã bỏ tù ông 4 lần, vào năm 2010, 2011, 2012 và mới đây nhất là năm 2013 khi ông phải ngồi tù 18 tháng vì các hành động bất tuân dân sự. Trong ba lần ngồi tù ông đã thực hiện các cuộc tuyệt thực dài. Cuộc tuyệt thực dài nhất vào năm 2011 khi ông gần như đã chết sau cuộc tuyệt thực tổng cộng 74 ngày.

Người dân Gangjeong có nhận thức sâu sắc rằng cuộc sống trên trái đất không được cấu tạo từ các số phận cá biệt, mà tất cả chúng có liên hệ qua lại với nhau. Tình trạng của người này được ràng buộc chặt chẽ với tình trạng của người khác. 

Trong tuần thứ ba ở làng, tôi chứng kiến một mục sư già, Cha Mun, đứng lại sau khi kết thúc buổi lễ hàng ngày và tiếp tục một mình chặn cửa. Viên chức cảnh sát vẫn ra tín hiệu hướng dẫn giao thông cho xe tải đi vào cửa. Một chiếc xe tải kềnh càng với bánh xe cao đến vai tôi tăng tốc đến cửa và Cha Mun, phanh rít lên chỉ một đoạn ngắn trước khi đâm vào ông. Một lúc sau, tôi hỏi Cha Mun rằng ông có cảm thấy sợ khi đứng chặn đường xe tải không. Ông cho tôi thấy một nụ cười vui sướng và nói đơn giản, “không, tôi là Đá Gureombi. Bạn là Đá Gureombi. Nếu tôi để cho hải quân giết Đá Gureombi, họ cũng giết tôi. Họ cũng giết cả bạn.”

Những gì tôi có thể nói là ông ấy không định làm thơ hay diễn ngôn bi kịch. Ông ấy tin một cách chân thành rằng đá linh thiêng là một phần trong thân thể ông ấy, và ông ấy sẽ tiếp tục mạo hiểm cuộc sống để phản đối việc xây dựng trên hòn đảo và văn hóa của ông ấy.

Trong tuần thứ tư ở làng, Jung Sun-Nyeo, người phụ nữ dẫn đầu đoàn cúi mình 100 lần hàng ngày, báo tin cho tôi: “cơn bão đến vào ngày mai.” Bà ngừng lại, tìm kiếm từ tiếng Anh để giải thích thêm. Tôi đoán bà muốn tiếp tục với điều gì đó giống như, “sẽ không có các hoạt động trước cửa ngày mai, hãy ở nhà,” nhưng trái lại bà nói với một nụ cười phấn khởi, “chúng tôi sẽ chào đón cơn bão tối nay với đồ uống. Bạn được chào đón!”

Các nhà hoạt động của đảo Gangjeong hiểu rằng cuộc chiến đấu chống lại dự án căn cứ hải quân lớn nhất ở Đông Á không chỉ là bảo vệ đảo của họ khỏi bị nhấn vào các cuộc xung đột tương lai ở Thái Bình Dương. Như họ hát vào lúc kết thúc buổi lễ hàng ngày: “Gangjeong, bạn là ngôi làng nhỏ nhất/ nhưng hòa bình cho cả thế giới sẽ đến từ bạn.”

Khi chúng ta công nhận mọi nỗ lực chống lại việc xây dựng của họ, chúng ta cũng phải công nhận mọi nỗ lực có tính xây dựng để thúc đẩy hòa bình của họ. Bên cạnh sự nổi tiếng về gió, đá và phụ nữ, đảo Jeju cũng nổi tiếng về ba thứ không: không cánh cửa, không ăn xin, không trộm cắp. Cả ba thứ đó là biểu tượng của truyền thống và di sản cộng đồng của Jeju, nơi mọi người luôn chăm lo cho người khác. Cư dân đảo chia sẻ những gì họ có với người khác nên không có người ăn xin, không cần phải ăn trộm, và không cần cánh cửa. Nhà của họ luôn mở với bất cứ ai cần mái che, và do không có kẻ trộm nên cũng cũng chẳng cần ngăn chặn ai với cánh cửa.

Trong 6 tuần ở Gangjeong, tôi thực sự kinh ngạc về văn hóa hòa bình đang lớn mạnh trong 1.900 người dân làng. Nếu chúng ta cho phép căn cứ hải quân vượt qua làng Gangjeong, nó sẽ không chỉ là 1.900 cuộc sống di cư và một đá núi lửa trên đảo bị nghiền nát để mở đường cho chủ nghĩa quân phiệt Hàn Quốc và Hoa Kỳ. Mọi người trên trái đất sẽ đánh mất hòn đảo nhỏ của hòa bình, chúng ta không thể để những gì Gangjeong đã dạy chúng ta bị phá hủy. Khi chúng ta cầu bão, hãy để chúng ta chìm trong những con sóng từ khắp nơi của thế giới cùng với nhận thức và hành động của chúng ta. Hãy để hòa bình sống ở Gangjeon và thế giới.

Bạn có thể xem thêm các thông tin về cuộc đấu tranh và các thức tham gia tại SaveJejuNow.org.

Mica Cloughley is the co-founder of Emergency Peace Teams (.org) and Empathy App (.org). She lives in Oakland, CA. Those interested in going to Jeju Island can contact her through the website emergencypeaceteams.org.