Showing posts with label Trung Đông. Show all posts
Showing posts with label Trung Đông. Show all posts

Tuesday, November 17, 2015

Tấn công khủng bố ở Paris: Thảm kịch có thể mang đến sự thay đổi?

Diana Johnstone trong bài viết "Terrorist Attacks in Paris: Can Tragedy Bring Change?" đã nhấn mạnh các vụ khủng bố ở Pháp bắt nguồn từ hai nguyên nhân là tình trạng đói nghèo ở Pháp và chính sách đối ngoại thân Mỹ và Israel của Pháp. Chính nước Pháp đang theo chân Mỹ và Israel nuôi dưỡng chủ nghĩa cuồng tín Hồi Giáo để phá hủy các nhà nước hiện đại ở Trung Đông. Do vậy, nước Pháp sau vụ khủng bố ở Paris đột nhiên rơi vào tình trạng không biết phải chiến tranh với ai. Họ buộc phải lựa chọn, hoặc là tiếp tục theo chân Mỹ và Israel để gián tiếp trợ giúp những kẻ đã khủng bố nước Pháp hoặc quay lưng với Mỹ và đồng minh để chống lại những kẻ khủng bố. Sự thay đổi mà tác giả đề cập không chỉ đơn giản là sự lựa chọn của nước Pháp, nó báo hiệu sự thay đổi của trật tự thế giới.

Tấn công khủng bố ở Paris: Thảm kịch có thể mang đến sự thay đổi?

Paris.

Hỗn loạn đang lan từ Trung Đông sang Châu Âu. Một dòng người tị nạn và nhập cư hỗn tạp bất tận xuyên qua Balkan đổ vào miền đất hứa Đức và Thụy Điển. Các trận đánh lộn giữa các nhóm quốc gia xảy ra ở trại tị nạn. Cả người nhập cư tụ tập ở gần Calais để vượt biên vào Anh lẫn các công dân của Calais đều mất bình tĩnh và giận dữ. Các lãnh đạo quốc gia, với tầm nhìn Châu Âu thống nhất hạnh phúc trong đầu, theo đuổi cũng như bảo vệ ý tưởng về biên giới mở và chủ nghĩa đa văn hóa, đang nhận ra rằng họ thiếu khả năng đương đầu. Giờ thì Paris phải gánh chịu những tấn công tương tự với Beirut hay Nga. 

Đúng vậy, như Chris Floyd đã viết, phương tây đang phải nhận hậu quả từ sự ủng hộ của họ đối với bạo lực của chủ nghĩa cực đoan. Nhưng đây không phải là lúc nói với nạn nhân rằng họ bị lên án, nhất là khi mục tiêu tấn công ở Paris là những thanh niên đang xả hơi vào một tối thứ sáu, quá trẻ để gánh chịu trách nhiệm về những chính sách tai họa của phương tây, những chính sách đã nuôi dưỡng sự điên loạn ở Trung Đông trong nhiều thập kỷ.

Vụ ám sát các thành viên của Charlie Hebdo vào tháng giêng vừa qua mang đến khẩu hiệu về sự đoàn kết, “Tất cả chúng ta là Charlie.” Khẩu hiệu đó trở thành một sự thật không mấy dễ chịu: đúng vậy, hiện giờ tất cả chúng ta là Charlie. Bất cứ ai đang tham dự một bữa ăn giá mềm ở nhà hàng Campuchia hiện đại nhất của quận 10 không xa hoa cũng có thể bị bắn hạ không nương tay, giống hệt như vậy. Hung thủ không theo đuổi một biểu tượng quyền lực, chúng theo đuổi bất cứ ai và tất cả mọi người. Mục tiêu tấn công của chúng là khu vực dân cư không thu hút khách du lịch, chỉ là các quán café bình thường được thanh niên Paris ưa thích. Mục tiêu đã được những người biết rõ địa hình lựa chọn.

Câu hỏi lớn là: Điều gì tiếp theo? Nỗi sợ hãi này sẽ khiến người dân nhận thấy hiện thực và suy nghĩ rõ ràng? 

Tổng thống François Hollande tức tốc lên truyền hình và cố gắng làm chủ tình hình. Nhưng ông ta đã không làm chủ được bản thân. Bằng cách tuyên bố rằng hiện giờ chúng ta “trong chiến tranh”, tổng tống Hollande dường như lặp lại phản ứng đối với vụ 11/9 của Hoa Kỳ. Nhưng chính xác là trong chiến tranh với ai? Pháp là người ủng hộ cứng rắn cho quan điểm “Assad phải ra đi”. Liệu Pháp có cần phải thay đổi các cuộc chiến? Phải vậy, có thể vậy, có thể thay đổi chính sách đối ngoại?

Tổng thống Obama lên truyền hình với tuyên bố đoàn kết trong khi cuộc tấn công vẫn đang tiếp diễn. Những tuyên bố đó đương nhiên được truyền thông khai thác với mong muốn sử dụng các cuộc tấn công này để củng cố sự thống trị của Hoa Kỳ đối với chính sách đối ngoại của Pháp.

Lời chia buồn của Israel nhanh chóng được các nhà bình luận thông thường sử dụng để thể hiện rằng Israel thấu hiểu chúng ta và đứng về phía chúng ta, bởi vì Israel là một nạn nhân thường xuyên của các cuộc tấn công khủng bố, những với “các vụ tấn công bằng dao găm….” trong ngày.

Không, những cuộc tấn công của người Palestine vô vọng không cùng mức độ như vụ thảm sát ở Paris. Khẳng định là tương tự: Do vụ 11 tháng 9, giờ là vụ 13 tháng 11, tất cả chúng ta đều cùng chung chiến tuyến với Israel, chống lại cùng một kẻ thù. Nhưng trên hết, kẻ thù nào? Kẻ thù của Israel là Hezbollah, đang gánh chịu một cuộc tấn công dữ dội ở Beirut từ những chính những kẻ đã thảm sát người dân Paris. Kẻ thù của Israel là Iran, đang chiến đấu chống lại Daech. Trên hết, ai là kẻ thù và ai là bạn của chúng ta?

Ngày càng có nhiều người không ngần ngại nói: Truyền thông Pháp hoàn toàn bị Zionist [chủ nghĩa phục quốc Do Thái] hóa. Ảnh hưởng của Israel đối với truyền thông ở Pháp dường như mạnh hơn bất cứ nơi nào trên trái đất – dĩ nhiên là hơn cả ở Israel, nơi đó còn có một tạp chí phê phán, tờ Haaretz, đăng những thứ mà không một tờ tạp chí Pháp nào dám đăng.

Không có nhà bình luận truyền thông nào nhận thấy rằng các vụ tấn công ở Paris rất tương đồng với các vụ tấn công khủng bố đã diễn ra ở Nga. Sự cảm thông với những nạn nhân của vụ rơi máy bay ở Sinai đang ở đâu? Còn những trẻ em bị sát hại ở Beslan vào năm 2006? Ở Moscow, những người Nga đồng cảm đã mang hoa đến đại sứ quán Pháp song truyền thông Pháp không đưa tin.

Truyền thông bám chặt lấy câu chuyện của họ về Putin xấu xa và Assad xấu xa. Họ không thể dễ dàng thay đổi câu chuyện và thừa nhận rằng tất cả đã lạc hậu. Nhưng những sự kiện có thể buộc họ phải thừa nhận hiện thực.

Câu hỏi lớn là: Pháp sẽ phản ứng ra sao?

Đặc biệt là ở Hoa Kỳ, họ nhanh chóng kết luận rằng chính quyền Pháp sẽ phản ứng hiếu chiến và cuồng loạn như chính quyền Hoa Kỳ sau vụ 11 tháng 9, khai thác các sự kiện kinh hoàng để tước đoạt tự do của công dân và tiến hành các cuộc chiến với nước ngoài. Nhưng cũng có lý do để hy vọng rằng ở Pháp những cái đầu lạnh hơn sẽ kiểm soát tình hình. Phản ứng tình cảm đối với số phận bi thảm của nạn nhân là không khác biệt. Nhưng cảm xúc không cần thiết phải ngăn cản con người tư duy rõ ràng, mặc dù nó thường làm vậy. Người ta có thể than khóc và vẫn duy lý. 

Đây sẽ là các phản ứng nội địa và phản ứng về chính sách đối ngoại, liên quan chặt chẽ với nhau.

Phản ứng đối nội 

Phản ứng chính thức đầu tiên, tuyên bố của Hollande rằng “chúng ta đang trong chiến tranh”, được kèm theo mệnh lệnh cho phép quân đội tuần tra trên đường phố Paris, không phải là thứ mang nhiều hứa hẹn. Binh lính trên đường phố rõ ràng là nhằm trấn an công chúng (mặc dù không phải tất cả mọi người đều cảm thấy an tâm với sự hiện diện của các loại vũ khí nóng), nhưng họ không thể ngăn chặn các cuộc tấn công tự sát hay có thể xử lý cốt lõi của vấn đề. Dường như bất cứ ai kém may mắn khi “trông giống” như những kẻ mà cảnh sát cho là giống khủng bố cũng sẽ bị chặn lại trên đường phố hay bến tàu và bị yêu cầu xuất trình giấy tờ. Điều này có thể không dễ chịu nhưng không phải là thảm kịch nếu chỉ dừng lại ở đó.

Tồi tệ hơn một chút là yêu cầu bãi bỏ các quy định giới hạn về việc sử dụng vũ khí nóng của cảnh sát. Ở Pháp, cảnh sát không thể thoát khỏi các hậu quả pháp lý của việc giết người khi họ hành động như ở Hoa Kỳ, hy vọng rằng mọi việc vẫn sẽ như cũ.

Trong dân chúng, một phản ứng được báo trước là sự thù địch bài Hồi Giáo hay thậm chí là bài Arab có thể nổ ra dưới hình thức các vụ tấn công vào nhà thờ Hồi Giáo hay các cá nhân. Nhưng sự e ngại về phản ứng này, cũng như các biện pháp để ngăn chặn chúng, đều đã được phổ biến. Trái ngược với ấn tượng thường được các bản tin truyền thông Hoa Kỳ mang đến, các cá nhân Arab tử tế hay giáo phái Hồi Giáo không bị cô lập trong các khu ghetto nghèo nàn vùng ngoại ô. Họ là một phần của xã hội Pháp, cộng đồng của họ cũng có nhiều nạn nhân trong vụ thảm sát ngày 13 tháng 11. Bất chấp những sai lầm vốn có, truyền thông Pháp cùng với trường học đang ngăn chặn sự gia tăng một cách nguy hiểm của chứng sợ Hồi Giáo. Rõ ràng rằng sự đối xử bất công với người Hồi Giáo sẽ là quà tặng tốt nhất cho những kẻ cực đoan. Như một vấn đề thực tiễn, các nhà điều tra Pháp sẽ cần tới sự trợ giúp của dân cư Hồi Giáo trung thành để phá vỡ các cuộc tấn công khủng bố.

Công việc sau này là tuyệt đối cần thiết. Nó đòi hỏi các nỗ lực thấu hiểu những gì nằm phía sau hiện tượng – không có nghĩa là biện minh cho chúng. Một khuynh hướng cánh tả nhất định đồng cảm với mọi sự nổi loạn tiềm tàng, bất kể là động cơ hay mục đích, để coi nó là phản ứng hợp lý đối với sự áp bức, là không có cơ sở, kết luận đạo đức là không phù hợp. 



Ngay cả khi những kẻ khủng bố Paris đã tự sát theo công bố (vẫn còn nghi vấn), có nhiều cách để phản ứng đối với tình trạng xã hội nội địa hơn là các vụ thảm sát ngẫu nhiên không phân biệt. Người Mĩ gốc Phi đã chứng kiến điều đó, sự đàn áp đối với họ còn tồi tệ hơn sự phân biệt (bất hợp pháp) đối với người Pháp Hồi Giáo. Thất nghiệp, một phần lớn là do chính sách kinh tế mà Liên Minh Châu Âu áp đặt, đã ảnh hưởng tới toàn bộ thanh niên, nhưng đặc biệt là các cá nhân ít được đào tạo và không có các mối liên hệ. Sự thiếu vắng các cơ hội nghề nghiệp tử tế làm gia tăng các tội phạm vặt, nhiều phần tử cực đoan Hồi Giáo đã được cải đạo trong tù. Đó là những tệ nạn xã hội cần phải được xử lý bằng cách thực sự quay trở lại với chính sách xã hội, vốn bị chính quyền “xã hội chủ nghĩa” hiện tại phá hủy một cách có hệ thống.

Ngay cả khi đó, so sánh với nhiều thời kỳ khó khăn khác nhau có thể cho thấy rõ rằng sự bùng phát của bạo lực Hồi Giáo cực đoan không chỉ đơn giản là do các yếu tố kinh tế. Nguồn gốc của vụ thảm sát ngày 13 tháng 11 là từ Trung Đông. Daech, hay còn gọi là Nhà Nước Hồi Giáo, tùy bạn muốn gọi là gì, hành động như là sự hấp dẫn đối với thanh niên, nhiều người trong số họ đã vượt qua ranh giới của tội phạm hình sự, cần một sự biện minh cho cuộc sống và một kênh cho cảm xúc của họ. Sự biện minh được đem lại bằng hình ảnh những người dân mà họ có thể thấy tương đồng: người Palestine ở Gaza, các gia đình bị bom Mỹ xóa sổ trong một đám cưới, những quốc gia bị người phương tây ngạo mạn hạ nhục. Tham gia Jihad chống lại “Chiến Binh Thập Tự Chinh Phương Tây” để trở thành “Caliphate” [quan tòa] mới trở thành vòng hào quang che chở cho cả điều tốt lẫn cái xấu ở những người dễ tổn thương nhất định. 

Những người được coi là tội phạm và đang thi hành án tù có thể cảm thấy khuây khỏa với ảo tưởng đổ lỗi cho những thế lực siêu nhiên. Cũng như thiên đường của Allah đang kêu gọi, xã hội phương tây đương đại – dựa trên sự đại diện thương mại hơn là thực tại, mà người dân khó có thể biết được – có thể xuất hiện như là một bể tội lỗi. Lý tưởng của những thành phần Jihad là chủ nghĩa thanh giáo cuồng tín: họ có thể sát hại thanh niên ở quán café hay nhà hát bởi vì họ áp dụng một hệ tư tưởng coi những người kia là “những kẻ tội lỗi” chống lại đấng Allah toàn năng.

Ảo tưởng này không chỉ giới hạn trong phần bên lề của xã hội Pháp. Nước Pháp, với truyền thống thế tục và khai sáng, phải được chuẩn bị tốt để chống lại sự điên cuồng này với lý lẽ và lập luận. Trái lại, khuynh hướng hiện tại là áp dụng hành vi của người Mỹ theo kiểu “không lập luận về tôn giáo”, thậm chí là trong lớp học khi các sinh viên Hồi Giáo phủ nhận sự tiến hóa vì mâu thuẫn với kinh Koran. Đúng như vậy, Pháp được ghi nhận về những nỗ lực ngăn cản các phong tục Hồi Giáo cụ thể, nhưng lại để mặc lý tưởng. Lý tưởng về chủ nghĩa đa văn hóa đã trở thành kẻ thù của lý trí. Họ đã quên mất rằng tranh luận về lý tưởng của cá nhân không phải là tấn công cá nhân. Chủ nghĩa tương đối trí tuệ, nhằm mục đích nuôi dưỡng tình anh em, đã để ngỏ cánh cửa cho chủ nghĩa cuồng tín. Một số thứ là sự thật và một số thứ khác là sai, khái niệm hậu hiện đại về việc mỗi các nhân có “sự thật của riêng mình” có nghĩa là cuối cùng không phải là lý trí mà là sức mạnh sẽ thống trị.

Nhưng một lần nữa, nguồn gốc của lý tưởng giết chóc phía sau các vụ tấn công khủng bố nằm ở Trung Đông và những bi kịch đã làm rung chuyển khu vực trong nhiều thập kỷ.

Phản ứng đối ngoại

Chuỗi phản ứng của Pháp trên phương diện chính sách đối ngoại đối với sự kiện 13 tháng 11 là chưa rõ ràng. Bất chấp sự thể hiện mang tính nhất thời về “sự thống nhất quốc gia”, sự chia rẽ sắc nét hiện rõ trong giới lãnh đạo chính trị. 

Tổng thống Hollande là ví dụ điển hình về lãnh đạo Châu Âu hiện tại, từ lâu đã từ bỏ các nỗ lực tư duy chiến lược thực tiễn, chỉ thiết tha với nỗi sầu muộn ngân sách và nỗi ám ảnh “xây dựng Châu Âu”, có nghĩa là, Liên Minh Châu Âu. Các vấn đề quốc tế đã bị phó mặc cho Người Bảo Trợ Vĩ Đại (Hãy nhớ D-Day [Ngày quân đồng minh đổ bộ ở Normandy]), Hoa Kỳ, người được kỳ vọng là sẽ bảo vệ chúng ta khỏi mọi hỗn loạn mà họ tạo ra. Giờ là lúc thức giấc.

Tình hình rất phức tạp, nhưng không phải tất cả mọi thứ đều không thể hiểu được, ngay cả khi điều đó vô nghĩa.

Hỗn loạn bắt đầu ở hai nơi: Israel xâm lược Palestine và Hoa Kỳ khai thác chủ nghĩa cuồng tín Hồi Giáo ở Afghanistan để phá hủy Liên Bang Soviet. Để chống lại chủ nghĩa quốc gia Arab, cân nhắc tới kẻ thù chủ chốt tại khu vực, Israel đã chào đón sự trỗi dậy của Hồi Giáo chính trị như là một lực lượng để phá hủy chủ nghĩa quốc gia Arab, các nhà nước hiện đại của Iraq, Lybia và Syria đang trên con đường đó. Hoa Kỳ đã thực hiện sự phá hủy các nhà nước đó, sử dụng lý do “nhân đạo”, với sự thúc giục của những người ủng hộ Israel trong bộ máy chính trị của Hoa Kỳ, những người đó đã rao bán chính quyền trên truyền thông với quan niệm rằng kẻ thù của Israel là kẻ thù của Hoa Kỳ. Vai trò của Israel trong những thảm họa này là rất rõ ràng đối với mọi người bên ngoài Hoa Kỳ. Khi được khai thác cho mục đích của Hoa Kỳ hoặc Israel, các khuynh hướng cực đoan đã được thúc đẩy bằng chiến thắng, trở nên mạnh mẽ và trở thành đại diện cho con đường thích hợp để hạ bệ phương Tây trong con mắt của nhiều người. 

Để làm cho vấn đề tồi tệ hơn, Saudi Arabia đã tham gia vào cuộc xung đột, sử dụng nguồn tiền thặng dư khổng lồ của họ để xây dựng các nhà thờ Hồi Giáo và phát tán lý tưởng Wahhabi từ Balkan cho tới Nigeria. Tiền của Saudi đã hỗ trợ nhiều nhóm cuồng tín Sunni với mục tiêu phá hủy Hồi Giáo Shi’ite và làm suy yếu đối thủ Iran. Kể từ khi Israel coi Iran là kẻ thù chính trong khu vực, Saudi Arabia và Israel đã trở thành đồng minh khu vực trên thực tế, cả hai cùng nhận được sự hỗ trợ của Hoa Kỳ.

Pháp bị ràng buộc với Israel bằng “nhận thức tồi”, vốn được truyền thông nuôi dưỡng và thúc đẩy, các cá nhân và chính khách dưới sự ảnh hưởng của những tổ chức như CRIF (Hội Đồng Đại Diện Các Tổ Chức Do Thái Pháp). Họ cũng bị ràng buộc với Saudi Arabia không chỉ bởi dầu mỏ mà còn bởi vì công nghiệp quân sự Pháp cần thị trường Arabia 

Để tóm tắt câu chuyện, hệ thống liên minh giữa các phe đối lập đã dẫn tình trạng mà “phương tây”, có nghĩa là Hoa Kỳ, Anh và Pháp, đang trong chiến tranh với cả hai phe tham chiến ở Syria. Ít nhất, họ cũng giả bộ ném bom những kẻ cuồng tín Hồi Giáo đang muốn phá hủy nhà nước Syria. Đồng thời họ cũng cố gắng phá hủy nhà nước Syria bằng tuyên bố “Assad phải ra đi”. Dường như họ cho rằng nếu Assad ra đi, Syria sẽ vẫn còn đó. Nhưng thực tế, trên hết Assad là biểu tượng và là yếu tố liên kết trong nhà nước Syria hiện nay, quân đội của họ vẫn chiến đấu chống lại các lực lượng vũ trang được nước ngoài hậu thuẫn trong suốt bốn năm bất chấp những thất bại nặng nề và vẫn sẽ tiếp tục thực hiện chức trách của mình. Assad nhận được sự tôn trọng và tuân phục của quân đội cũng như đa số công dân vẫn còn lại trên đất nước bị bao vây. Chiến tranh ở Syria chỉ là cuộc chiến mới nhất trong chuỗi những cuộc chiến đã phá hủy các kẻ thù của Israel và Saudi Arabia, nhờ sự hỗ trợ của Hoa Kỳ. Kêu gọi Assad “ra đi” có nghĩa là kêu gọi chia cắt Syria.

Ai sẽ nhặt nhạnh những mảnh của Syria?

Dĩ nhiên là ba kẻ thù láng giềng của quốc gia này: Thổ Nhĩ Kỳ chiếm miền Bắc, Israel sẽ chiếm cao nguyên Golan (vĩnh viễn) và dĩ nhiên là nhiều hơn nữa, trong khi những tay sai cuồng tín của Saudi Arabia sẽ chiếm phần còn lại, giống như cuộc xung đột đang diễn ra ở Yemen và những nơi khác.

Chỉ có Nga là hành động rõ ràng và hợp lý. Họ đã can thiệp hợp pháp theo yêu cầu của chính quyền Syria. Nga đang cố gắng cứu vớt nhà nước hiện tại và ngăn chặn sự bành trường của những kẻ cuồng tín Hồi Giáo, những kẻ cũng đang đe dọa nước Nga.

Lãnh đạo Hoa Kỳ và Israel đang cấp tốc vỗ về Pháp với “tình đoàn kết” để ngăn không cho quốc gia bị sốc này thoát khỏi sự ràng buộc của liên minh phá hoại. Nhưng đôi khi một thảm họa có thể báo hiệu điểm chuyển đổi.

Điều gì tiếp theo? Pháp vốn đã tham chiến ở Syria, nhưng cuộc chiến nào? Sau khi kêu gọi tổng thống Hollande thể hiện “sự thống nhất quốc gia”, cựu tổng thống Nicolas Sarkozy đã kêu gọi liên minh với Nga để chống lại Daech. “Không thể có hai liên minh ở Syria”, ông ta nói. Giống như Marine LePen, Sarkozy đã tới thăm Moscow và kêu gọi một liên minh tốt hơn với Vladimir Putin. Điều này có nghĩa là quan hệ với NATO và Hoa Kỳ là không rõ ràng vào lúc này.

Liên Minh Châu Âu cũng bị rung chuyển bởi sự phát tán hỗn loạn từ Trung Đông. Cuộc tấn công của kẻ khủng bố Paris rõ ràng đã phá vỡ mọi sự đồng cảm đối với đám đông người nhập cư hỗn tạp từ Trung Đông. Giống như Hungary và Áo, Pháp đã đóng cửa biên giới. Shengen (hiệp định của Liên Minh Châu Âu về biên giới) đã hỏng. Làm gì với người tị nạn là câu hỏi không có câu trả lời. 

Trong tình trạng hiện thời, cánh tả Pháp đang hấp hối trên giường bệnh. Quá nhiều sự dựa dẫm giáo điều vào EU và đồng euro, quá nhiều lừa dối đối với giai cấp công nhân, quá nhiều ảnh hưởng thân Israel, quá nhiều tuân phục Washington, quá nhiều bùa chú trống rỗng về “chủ nghĩa đa văn hóa”, quá nhiều kiểm duyệt đối với tranh luận và câm lặng về mâu thuẫn, quá nhiều tự hài lòng về đức hạnh của bản thân. 

Sự ngạo mạn và thiếu trung thực của cánh tả chắc chắn sẽ đẩy nước Pháp sang cánh hữu. Nhưng hãy chú ý: Cánh hữu Pháp vẫn quá tả so với cánh hữu Hoa Kỳ và thậm chí là quá nhiều cánh tả Hoa Kỳ trên nhiều phương diện chủ chốt. Người Mỹ quan ngại về hòa bình thế giới sẽ không phán xét một quốc gia cuối cùng cũng ở trên bờ vực của việc chống lại chính sách đối ngoại “được chế tạo ở Hoa Kỳ” của họ.

Diana Johnstone’s Queen of Chaos: the Misadventures of Hillary Clinton is available in both paperback and digital format directly from CounterPunch.

Friday, October 16, 2015

Sự can thiệp của Nga có phá hỏng kế hoạch xâm lược Syria của Thổ Nhĩ Kỳ?

Mike Whitney trong bài "Did Russia’s Intervention Derail Turkey’s Plan to Invade Syria?" bình luận về triển vọng Nga và liên quân Syria có thể đánh bại phiến quân và khôi phục trật tự ở Syria trong khi Hoa Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đang mắc kẹt với kế hoạch đưa quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vào Iran, khi mà Nga thực tế đã lập vùng cấm bay và vô hiệu hóa khả năng yểm hộ bằng không quân của Hoa Kỳ. Nếu như Nga có thể giúp chính quyền Assad quét sạch phiến quân và lập lại hòa bình ở Syria, không cần có bất cứ đàm phán nào với Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ, thì đây sẽ là một dấu mốc mới của lịch sử thế giới hiện đại. Nó sẽ chính thức đánh dấu sự chấm hết của trật tự thế giới đơn cực sau khi Liên Xô cũ sụp đổ.

Liệu sự can thiệp của Nga có phá hỏng kế hoạch xâm lược Syria của Thổ Nhĩ Kỳ?

Hàng ngàn binh lính Iran sẽ tới Syria để tham gia trận tấn công chủ chốt vào lính Sunni ở khu vực tây bắc của đất nước. Lực lượng bộ binh Iran sẽ là một phần của chiến dịch kết hợp giữa Quân Đội Arab của Syria (SAA), Nga và các chiến binh từ quân Lebanon, Hezbollah. Trận tấn công nối tiếp sau hai tuần không quân Nga ném bom các vị trí của kẻ địch, đánh phá quân jihadi do Hoa Kỳ hậu thuẫn ở dọc theo hành lang phía tây. Sự vận động của lính Iran cho thấy cuộc xung đột kéo dài bốn năm đang đi vào giai đoạn kết thúc, liên minh do Nga cầm đầu sẽ đánh bại quân Sunni thống trị và khôi phục an ninh trên toàn quốc. 

Mới đây, trận chiến ác liệt nhất đã nổ ra ở ba khu vực trọng điểm đối với sự tồn vong của tổng thống Syria Bashar al Assad’s: vùng đất kẹt giữa lãnh thổ đối phương Rastan, mỏm đất Bắc Hama, đồng bằng Ghab. Trong khi quân của Assad được coi là vượt trội quân jihadi tại cả ba nơi, quân jihadi đã thọc sâu và phá hủy nhiều xe bọc thép cũng như xe tăng. Chính quyền phải chiếm lại các khu vực này để kiểm soát con đường cao tốc M5 chạy từ bắc sang nam và kết nối các thành phố này thành một quốc gia thống nhất. Khi những cứ điểm của kẻ thù đã bị phá vỡ thành một số điểm đề kháng nhỏ, lực lượng liên minh sẽ phải tiến tiếp về phía bắc tới gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ để tái chiếm thành phố chiến lược Allepo. (Xem: Sic Semper Tyrannis để thấy chi tiết của cuộc tấn công trên bộ với bản đồ.)

Theo nhà phân tích quân sự Patrick Bahzad: “Nhìn chung thì kết quả của những chiến dịch hiện tại ở ba khu vực đã đề cập phía trên là rõ ràng. Khó có thể biết được rằng các nhóm nổi loạn có tung mọi thứ họ có vào các trận chiến hay không, do vậy không thể đánh giá được mức độ tổn thất năng lực chiến đấu của họ trong thất bại sắp tới.

Cũng cần phải đề cập rằng khi các đơn vị SAA được sử dụng để đột phá phòng ngự của quân nối loạn…. điều này có thể khiến các đơn vị nổi loạn tháo chạy vô tổ chức và bị bao vây. Thời điểm của trận chiến có thể rất quan trọng, nó có thể bắt đầu với nã pháo yểm hộ quy mô lớn (MRLs) và không kích của không quân Nga, tạo ra các thương vong đáng kể trong hàng ngũ của quân nổi loạn.” (Sic Semper Tyrannis)

Hay nói cách khác, đây là một cơ hội tốt để quân jihadi nhận thấy rằng họ không có cơ hội thắng và sẽ tháo chạy, nhưng vẫn còn quá sớm để nói rằng khi nào mọi chuyện sẽ diễn ra.

Theo một bản tin của Reuters, “…một sự vận động lớn của quân đội Syria … các chiến binh Hezbollah tinh nhuệ và hàng ngàn lính Iran” đang đi theo theo hướng bắc để tái chiếm Alleppo. Tuy vậy, quân ISIS cũng tiến thẳng về thành phố từ hướng đông, điều này có nghĩa là một trận đánh lớn có thể diễn ra bất cứ lúc nào. Đáp lại, không quân Nga đã gia tăng ném bom lên hơn 100 lượt mỗi ngày. Con số này được dự báo là sẽ gia tăng gấp đôi trong những ngày sắp tới khi chiến trận khốc liệt hơn.

Theo các bản tin sớm của Syria Direct, quân đội Syria đã bao vây Alleppo trong nỗ lực đầu tiên nhằm cắt đứt đường tiếp vận chủ chốt cho miền bắc từ Thổ Nhĩ Kỳ. Trong lần bao vây thành phố đầu tiên, các đơn vị nổi loạn do Hoa Kỳ hậu thuẫn đã rút chạy về phía tây, là lối thoát duy nhất vào lúc này. Sự rút chạy hỗn loạn làm nảy sinh sự bất mãn với các lãnh đạo của phe nổi loạn, họ bị lên án vì những tổn thất và để cho “chính quyền bao vây hoàn toàn Aleppo.” Một chỉ huy quân jihadi tóm lược sự thất vọng khi nói:
“Các lữ đoàn mười nghìn quân dưới sự chỉ huy của al-Jabha a-Shamiya ở đông bắc Aleppo là những người bị thương và mệt mỏi đã trải qua nhiều mặt trận… Họ bị lọt vào giữa quân đội chính quyền ở phía bắc và IS ở phía Nam…. (Do) hoàn toàn thiếu sự phối hợp giữa các lữ đoàn, gần như không có đủ súng và tiền từ người Mỹ để chống lại IS được vũ trang tốt hơn, họ không có lựa chọn nào khác ngoài rút lui.” (“Jabha Shamiya commander blames ‘complete lack of coordination’ for Aleppo losses“, Syria Direct)
Aleppo là mắt xích chủ chốt trong chiến lược đánh bại khủng bố và khôi phục trật tự ở Syria của Moscow. Trận chiến có thể rất ác liệt, có thể là cận chiến, chiến tranh đô thị từ nhà này sang nhà khác. Đây là lý do khiến quân đội liên minh phải phong tỏa biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ cũng như ngăn chặn luồn vũ khí và quân nhu càng nhanh càng tốt. Có tin đồn là Putin sẽ sử dụng lính dù tinh nhuệ của Nga ở phía Bắc Aleppo cho các nhiệm vụ đặc biệt, nhưng hiện giờ điều đó vẫn chỉ là tin đồn. Putin đã thường xuyên nói rằng ông ấy sẽ không cho phép bộ binh tham chiến ở Syria.

Không thể đánh giá quá cao vai trò phá hoại và gây rối của chính quyền Obama ở Syria, cùng với các đồng minh vùng Vịnh, Hoa Kỳ đã tài trợ, vũ trang và huấn luyện hàng mớ những tên lưu manh jihadi, những kẻ đã xé nát quốc gia và giết hại gần một phần tư triệu người. Giờ đây Putin đã quyết định chấm dứt chiến tranh ngoại vi man rợ của Washington, chính quyền Hoa Kỳ đang tính cách đổ thêm dầu vào lửa bằng cách thả vũ khí và đạn dược xuống cho các quân jihadi ở miền trung và miền đông Syria. Biên tập viên của tờ New York Time đã chế nhạo chương trình này là “ảo tưởng”. Đây là một trích đoạn từ bài báo: 
“…vào thứ sáu, Nhà Trắng đã tiết lộ một kế hoạch còn chắp vá và đầy rủi ro hơn nữa.
Lầu Năm Góc sẽ ngừng cung cấp các chiến binh nổi dậy thông qua huấn luyện ở các nước láng giềng, một chương trình được tạo ra để đảm báo các chiến binh này sẽ hoàn toàn thuần thục trước khi họ có thể chạm tay vào vũ khí và đạn dược Hoa Kỳ. Kế hoạch mới sẽ chỉ đơn giản là cung cấp vũ khi thông qua các thủ lĩnh nổi dậy, những người đang tham gia chiến trận và có vẻ như là tạo ra một số tiến triển….
Kinh nghiệm của Washington ở Syria và các cuộc chiến khác gần đây cho thấy các chiến binh ngoại vi thường không kiên định và vũ khí được đưa vào một cuộc chiến tranh mà không có sự giám sát thực sự thường xuyên dẫn đến các tác động thảm họa….Kế hoạch ban đầu đã mơ hồ. Kế hoạch sau lại là ảo tưởng. (“An Incoherent Syria War Strategy“, Ban biên tập New York Times)
Chính quyền cũng đã cung cấp “27 container vũ khí cho Đảng Liên Minh Dân Chủ người Kurd (Syria) và cánh quân của họ, Các Đơn Vị Bảo Vệ Nhân Dân (YPG). Vũ khí được dự tính là sử dụng để chống lại ISIS, nhưng hoạt động này đã chọc giận thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ, ông ta coi nhóm này là khủng bố. Trong khi có vẻ như là chính quyền Obama đang tìm cách để thể hiện sự tích cực của họ trong cuộc chiến chống khủng bố, họ có thể tạo ra cái cớ hoàn hảo cho việc Thổ Nhĩ Kỳ xâm lược Syria, vốn rất phức tạp trong tình hình mặt đất hiện nay. Đây là một đoạn phim từ Turkish Daily Hurriyet:
“Điều tra sau những vụ nổ sát thương ở Ankara vào ngày 10 tháng 10 nhằm vào các nhà hoạt động ủng hộ người Kurd và cánh tả cho thấy Đảng Công Nhân Người Kurd (PKK), cũng như ISIL, đều có thể can dự, thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoğlu tuyên bố vào thứ tư.
“Khi chúng tôi điều tra sâu hơn, dựa trên [thông tin thu thập được về] các tài khoản Twitter và địa chỉ IP, có nhiều khả năng là Daesh [tên Arab của ISIL] và PKK đóng vai trò tích cực trong việc đánh bom,” ông ta phát biểu trong hội nghị báo chí với thủ tướng Bulgaria Boyko Borisov ở Istanbul.” “Turkish PM says both ISIL and PKK may have role in Ankara bombing“, Hurriyet)
Trên thực tế hoàn toàn không có bằng chứng về sự can dự của PKK (quân đội Kurd), các mẫu DNA từ hai kẻ đánh bom tự sát cho thấy cả hai đều là thành viên của ISIS. Lý do duy nhất mà Erdogan muốn lôi PKK vào chỉ có thể là hạ uy tín của đối thủ chính trị [người Kurd] hoặc để tạo ra một cái cớ để xâm lược Syria. (Ghi chú: Tòa án Thổ Nhĩ Kỳ đã yêu cầu giữ bí mật về việc điều tra vụ đánh bom, cho thấy sự che giấu của chính quyền. Theo Altan Tan, phó chủ tịch của Đảng Dân Chủ Nhân Dân (HDP) ủng hộ người Kurd, “Bom nổ khắp Thổ Nhĩ Kỳ. Hai kết luận có thể đưa ra là – hoặc chính quyền đứng phía sau những vụ tấn công này hoặc họ đã không ngăn chặn những vụ tấn công này.” Theo cách nào thì chính quyền cũng phải chịu trách nhiệm.” 

Trong khi vai trò tương lai của Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc xung đột ở Syria vẫn chưa rõ ràng, việc Hoa Kỳ ủng hộ người Kurd sẽ gia tăng cơ hội cho cuộc xâm lược của Thổ Nhĩ Kỳ và rộng hơn nữa là một cuộc chiến tranh khu vực. Đây liệu có phải là mục tiêu thật sự của chính quyền này, lôi kéo quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vượt biên giới vào Syria để Nga sa lầy trong một cuộc chiến kéo dài và tốn kém?

Nghe có vẻ âm mưu quá, nhưng đây là những điểm rất đáng để cân nhắc. Ví dụ, trên chương trình tin tức 60 Phút của CBS, Obama nói rằng: 
“Tôi hoài nghi về khả năng chúng ta sẽ thực sự tạo ra một đội quân ngoại vi ở Syria. Mục tiêu của tôi là cố gắng kiểm tra đề xuất, liệu chúng ta có thể huấn luyện và trang bị cho phe đối lập ôn hòa sẵn sàng chống lại ISIL không? Điều mà chúng ta học được là chừng nào mà Assad còn nắm quyền thì khó có thể khiến những người đó tập trung vào ISIL.” (60 Phút) 
Đương nhiên, Obama muốn mọi người tin rằng “tất cả đều là lỗi của Assad”, trên hết ông ta không tự lên án bản thân. Nhưng ông ta trung thực về một điều: Ông ta thực sự không bao giờ cho rằng vũ trang cho những kẻ cực đoan Sunni là ý tưởng hay. Hay nói cách khác, ông tả ủng hộ mục tiêu (thay đổi chế độ) không bằng phương pháp đó. (vũ trang cho quân jihadi) Dường như ông ta cảm thấy được an ủi khi mà – sau 4 năm tham chiến – cuộc xung đột đã rơi vào thế bế tắc. 

Nếu ông ta thừa nhận rằng vũ trang cho quân jihadi không có tác dụng, vậy kế hoạch dự phòng của ông ta, kế hoạch B là gì?

Chúng ta đã dự đoán ở những bài báo trước rằng Obama có thể đưa ra một thỏa thuận với Erdogan để phát động cuộc xâm lược của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria chừng nào mà Hoa Kỳ có thể hỗ trợ không quân cho bộ binh Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng ta cho rằng đó là một phần của điều kiện trao đổi mà Obama đã đồng ý để được sử dụng căn cứ không quân chiến lược Incirlik. Hãy nhớ rằng Erdogan từ chối cho Hoa Kỳ tiếp cận căn cứ Incirlik trong hơn một năm cho đến khi Hoa Kỳ đáp ứng yêu cầu giúp ông ta lật đổ Assad. Đương nhiên, đây không phải là điều mà Obama có thể công khai thừa nhận, nhưng nó có thể coi là phần trọng yếu trong mọi thỏa thuận. Một cuộc phỏng vấn trên Giờ Tin Tức của PBS vào tuần trước với David Kramer, cựu trợ lý ngoại trưởng dưới thời George W. Bush, đã ủng hộ lập luận này. Đây mà một trích đoạn từ nội dung được rã băng: 
Judy Woodruff: Vâng, David Kramer, điều đó thì sao? Có mối lo ngại thực sự về việc Hoa Kỳ can dự, bị lôi kéo vào và không thể thoát ra.
David Kramer: Người Thổ từ lâu đã cho thấy rằng họ sẵn sàng đưa quân đội vào nếu được Hoa Kỳ yểm hộ và hỗ trợ. Chúng ta phải tạo ra các khu vực an toàn. Chúng ta phải tạo ra các vùng cấm bay. Chúng ta phải cưỡng chế mọi máy bay có thể đe dọa người dân tại những khu vực đó, bất kể là máy bay Syria hay Nga. Chúng ta phải cho người Nga thấy rằng mọi sự xâm phạm hoặc tấn công những khu vực này sẽ được chúng ta đáp trả.
Không ai muốn điều này. Đó là quyết định tồi, nhưng đó là điều mà chúng ta phải làm. Tôi cho rằng nếu chúng ta không làm điều đó, chúng ta sẽ tiếp tục thấy người dân bị giết hại. Chúng ta sẽ tiếp tục thấy người dân bỏ chạy khỏi Syria, không có giải pháp tốt nào cả. Chúng ta đưa ra những lựa chọn ít tồi tệ nhất.
Judy Wooddruff: Nhưng câu hỏi của tôi, đó liệu có phải là một mức độ nguy hiểm hoàn toàn mới nhưng không được chú ý, như máy bay Hoa Kỳ bị bắn hạ, binh lính Hoa Kỳ có thể bị bắt giữ, chưa nói đến xung đột, xung đột tiềm tàng với Nga? 
David Kramer: Chúng ta có người Thổ cho thấy sự sẵn sàng dấn thân. Chúng ta cũng có thể có các quốc gia khác, trong đó có các quốc gia vùng Vịnh, mặc dù họ không phải là những người đóng góp lớn trong những chiến dịch kiểu này. Hoa Kỳ có thể hỗ trợ bằng không quân, để tạo ra sự yểm hộ theo cách đó. Tôi cho rằng đây là cách thực hiện mà không cần đưa bộ binh Hoa Kỳ vào, nhưng không có lựa chọn nào tốt cả. (“Pulling the plug on rebel training, what’s next for U.S. in Syria?“, PBS News Hour)
Kramer không chỉ thể hiện rất hài lòng về việc “Người Thổ… sẵn sàng đưa quân vào nếu được Hoa Kỳ yểm hộ và hỗ trợ.” Ông ta có vẻ cũng ngầm ám chỉ rằng đại đa số thượng lưu ở Washington cũng nhận thấy thỏa thuận nhưng làm bộ không thấy.

May mắn thay, can thiệp quân sự của Putin đã phá hỏng mọi triển vọng triển khai kế hoạch B, chúng ta sẽ không bao giờ biết được Thổ Nhĩ Kỳ có xâm lược hay không.

Vấn đề hiện giờ là liên minh do Nga cầm đầu có triển khai đủ nhanh để củng cố thành quả của họ, cắt các đường tiếp vận của kẻ địch, chặn đường thoát, phong tỏa biên giới và khiến cho Thổ Nhĩ Kỳ không dám có các hành động mở rộng chiến tranh. Erdogan chắc chắn sẽ bị khuất phục trước lý lẽ của sức mạnh.

Lính đánh thuê jihadi hoặc là đầu hàng hoặc sẽ bị xóa sổ nhanh chóng để 11 triệu người Syria có thể an toàn trở về nhà và bắt đầu công việc tái thiết nhọc nhằn. 

Mike Whitney lives in Washington state. He is a contributor to Hopeless: Barack Obama and the Politics of Illusion (AK Press). Hopeless is also available in a Kindle edition. He can be reached at fergiewhitney@msn.com.

Tuesday, July 21, 2015

Merkel và cô bé tị nạn Palestine

Vài năm trước báo chí Việt Nam đã từng đăng bài kể về chuyện một cộng đồng người Đức ở địa phương đấu tranh để bảo vệ một gia đình tị nạn người Việt Nam khỏi bị trục xuất. Câu chuyện đó đã được coi là bằng chứng rực rỡ về giá trị nhân đạo và dân chủ của phương tây. Cách đây vài ngày, thủ tướng Đức đã xổ toẹt câu chuyện cổ tích ấy bằng cách thẳng thừng từ chối lời khẩn cầu của một bé gái tị nạn Palestine trên truyền hình. Tất nhiên báo chí Việt Nam cũng tường thuật câu chuyện đã nhanh chóng trở nên nổi tiếng khắp thế giới này, song điều khôi hài là họ không đặt dấu hỏi về giá trị nhân đạo hay dân chủ của phương tây mà lảng tránh bằng cách coi câu chuyện là sự vụng về của một chính khách.

Sau một tuần, đã có nhiều báo chí trên thế giới khai thác câu chuyện trên nhiều góc độ, nhưng chưa có ai đề cập đến vai trò của phương tây, mà đứng đầu là nước Đức, trong việc tạo ra một Trung Đông hỗn loạn, khiến những người dân ở đó phải rời khỏi tổ quốc của họ để tị nạn ở châu Âu. Dưới đây là bản dịch bài viết "Merkel and the Palestinian Refugee Girl: Why Everyone missed the point" của tác giả Susan Abulhawa.

Merkel và cô bé tị nạn Palestine: Tại sao tất cả mọi người đều quên điểm quan trọng nhất

Vào ngày thứ ba, 14 tháng 7, thủ tướng Đức Angela Merkel xuất hiện trên chương trình truyền hình có tên là “Cuộc sống tốt đẹp ở Đức”, trong chương trình đó bà nói chuyện với các thiếu niên địa phương. Trong số các khán giả có Reem, một bé gái tị nạn người Palestine 14 tuổi, chạy trốn khỏi trại tị nạn ở Lebanon 4 năm trước đây.

Với giọng nói run rẩy nhưng tiếng Đức trôi chảy, Reem nói, “Tôi cũng có mục đích như những người khác … Tôi muốn đến trường đại học.” Nhưng, cô giải thích, cô và gia đình đang phải đối mặt với sự trục xuất. “Thật là không dễ chịu khi thấy những người khác có thể tận hưởng cuộc sống còn mình thì không,” cô nói, “Tôi cũng muốn đi học như họ.”

Thủ tướng Đức trả lời với nỗi sợ hãi điển hình phương tây về người nhập cư. Bà nói rằng nếu nước Đức cho phép cô ở lại thì sẽ có hàng ngàn người Palestine, sau đó là hàng ngàn người từ “Châu Phi” [một quốc gia lớn ở số ít] tràn vào nước Đức. “Chúng tôi không thể đối phó với tình hình đó,” bà nói. Reem thất vọng và bật khó. Đoạn phim đối thoại giữa cô và thủ tướng Merkel đã được phát tán.

Các tít báo và phân tích chính trị khắp châu Âu và Hoa Kỳ nói về câu trả lời lạnh lùng của Merkel với cô bé dũng cảm, đang vô vọng về học tập, về cuộc sống ổn định, về thứ gì đó khác với nỗi sợ hãi dai dẳng và bất trắc đang bao phủ cuộc đời cô. Tôi đọc ít nhất là 15 ý kiến về chủ đề này và hầu hết chúng diễn tả sự kiện này trong phạm vi “cuộc khủng hoảng nhập cư” đang được tranh cãi khắp Tây Âu. Các nhà phê bình cánh tả lên án thủ tướng là vô tâm, yêu cầu châu Âu có trách nhiệm nhân đạo đối với những người bất hạnh trên trái đất. Các học giả cánh hữu ủng hộ quan điểm của Merkel rằng Châu Âu đã có quá đủ thứ để lo lắng và không nên gánh vác những vấn đề của thế giới. Những người khác chỉ đơn giản là thực dụng, hưởng ứng phát ngôn của Eva Lohse, chủ tịch hiệp hội các thành phố Đức, cảnh báo rằng, “năng lực của chúng ta đã chạm đến mức giới hạn.” 

Tất cả những phân tích này đều thiếu điểm quan trọng nhất.

Không có bất cứ phân tích nào đề cập đến sự thật rằng nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp của người tị nạn như Reem là hành động của nước Đức. Reem và “hàng ngàn trong số hàng ngàn người tị nạn Palestine, như Merkel đã nói, không có tổ quốc bởi vì Đức, cùng với các quốc gia phương tây khác, đang tiếp tục ủng hộ chủ nghĩa thuộc địa phục quốc Do Thái, họ đã trục xuất và sẽ tiếp tục trục xuất người Palestine bản địa ra khỏi quê hương do ông bà tổ tiên để lại.

Reem sẽ không cần đến “sự thương hại” của nước Đức khi nước Đức yêu cầu các khoản viện trợ quân sự và tài chính khổng lồ mà họ cấp cho Israel được ràng buộc bằng những nguyên lý đạo đức và luật pháp quốc tế để đảm bảo quyền được sống ở quê hương của Reem. Reem có thể không thất bại trên thế giới nếu nước Đức sử dụng lợi ích kinh tế và thương mại của Châu Âu đối với Israel để vô hiệu hóa chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Do Thái vốn coi Reem không phải là người cũng như di sản, quê hương và lịch sử của cô là vô giá trị.

Rất nhiều tài liệu cho thấy Đức ủng hộ Israel tiếp tục củng cố sự phân biệt chủng tộc mang tính hệ thống và thể chế để cấp đặc quyền nhà nước và quyền công dân theo khu vực của họ. Đó là bởi vì sự che chở chính trị mà Đức tạo ra cho Israel để phá hủy đời sống, xã hội và văn hóa của người Palestine mà không bị trừng phạt đã khiến Reem trở thành người tị nạn. Ví dụ, vào mùa hè năm ngoái, sau khi Israel tấn công người Palestine ở dải Gaza trên bộ, trên không và trên biển, Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đã yêu cầu Liên Hiệp Quốc “khẩn cấp thành lập một ủy ban quốc tế độc lập để điều tra về những vi phạm [luật pháp quốc tế] trong lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, bao gồm Đông Jerusalem, đặc biệt là phần bị chiếm đóng của dải Gaza, trong phạm vi các chiến dịch quân sự được triển khai từ ngày 13 tháng 6 năm 2014.” Bất chấp sự kinh hoàng mà người Palestine phải chịu đựng trong suốt 51 ngày đêm, nước Đức đã không thể cho thấy sự ủng hộ tối thiểu với người Palestine bằng cách bỏ phiếu ủng hộ cuộc điều tra.

Khi xem đoạn phim, nhiều người hiểu biết về lịch sử đã giận dữ về chủ nghĩa gia trưởng phương tây. Merkel trả lời Reem đã thể hiện hoàn hảo sự từ chối đầy ý chí của chính quyền phương tây, mà họ chính là những kẻ đã tạo ra người tị nạn. Sự thật là một phần thế giới của chúng ta nằm trong đổ nát, sợ hãi và tàn phá hầu hết là do các “hoạt động” của đế quốc phương tây, những hoạt động này tìm kiếm sự thống trị hoàn toàn bất chấp và không tôn trọng cuộc sống của chúng ta. Từ Iraq cho đến Palestine hay Lybia, Đức đã đóng vai trò quan trọng trong việc tước đoạt mọi thứ của chúng ta. Cùng với các đồng minh phương tây, Đức đã tạo ra những kẻ ăn xin từ những bà mẹ, bác sĩ, giáo viên và tạo ra nhiều thế hệ bị tổn thương, thất học từ những dân tộc có trình độ phát triển cao. Họ phá hủy xã hội của chúng ta tới tận gốc rễ, phá vỡ những cơ chế xã hội kiểm soát những thành phần cực đoan nhất, khiến mọi thứ hỗn loạn, gia tăng nghèo khổ, những điều này tới lượt chúng lại khiến cho các tổ chức cực đoan của những kẻ cuồng tín trở nên hùng mạnh. 

Thế nên những học giả cánh tả, cánh hữu và thực dụng, làm ơn hay để chúng tôi yên, những ba hoa rỗng tuếch của các vị về việc các vị nên hay không nên “giúp đỡ” người khác chả có nghĩa gì. Việc cần thiết là chấm dứt những tổn hại do phương tây gây ra và duy trì. Ít nhất thì các vị cũng nên tỏ ra trung thực một chút trong việc thảo luận về nhập cư. Hãy đánh giá vai trò của các vị trong việc tạo ra khủng hoảng khắp trái đất, chính điều này đưa những người vô vọng đến biên giới của các vị. Hãy hỏi tại sao Reem là người tị nạn, dĩ nhiên là thế hệ thứ ba hoặc thứ tư, và đâu là vai trò của nước Đức trong thảm kịch vô tận vẫn đang tiếp tục bao phủ Palestine. 

Susan Abulhawa is a bestselling novelist and essayist. Her new novel, The Blue Between Sky and Water, was released this year and simultaneously published in multiple languages, including German.

Monday, March 2, 2015

Đốt tiền

Bạn muốn biết giới siêu giàu đang đốt tiền vào những trò gì? Xin mời theo dõi bản dịch bài viết "Money to burn" của tác giả Sam Pizzigati. Bài viết được đăng trên tạp chí Coldtype số 94 phát hành tháng 3 năm 2015.

Đốt tiền

Một ngày gần đây, tất cả công việc của chúng ta sẽ liên quan đến việc giải trí cho giới siêu giàu? Hiện nay, viễn cảnh ấy có vẻ như không phải là điều ngớ ngẩn.

Như nhà báo Chanelle Tourish cho biết, “Người giàu dường như sẵn sàng trả bất cứ cái giá nào cho các dịch vụ và trải nghiệm nổi bật.”

Rất nhiều người đang đổ xô vào cung cấp các dịch vụ và trải nghiệm đó, Tourish, một phóng viên theo dõi sự giàu có ở chốn Dubai phồn hoa của Trung Đông, mới đây đã cho chúng ta thấy mức độ sáng tạo trong việc phục vụ người giàu hiện nay. 

Ví dụ vào tháng này ở Dubai, một khách sạn mạ vàng đưa đón khách – bằng máy bay trực thăng – từ một nhà hàng địa phương này tới một nhà hàng khác để tạo ra một buổi tối tinh tế và bữa tối trên không trung. Chỉ 5.000 dollar cho một đôi.

Một số người siêu giàu đặc biệt không thích ra khỏi thành phố. Những kẻ ở lỳ trong nhà này giờ có thể mang các ngôi sao giải trí của thành phố - hay ít nhất là các ngôi sao giải trí hàng đầu thế giới – đến nhà của họ. Với một cái giá phù hợp, các đại diện của Anh và Hoa Kỳ sẽ sắp xếp siêu sao đầu bếp hàng đầu thế giới tới phục vụ tiệc tối tại nhà bạn.

Giá phù hợp? Chúng có thể lên đến 65.000 dollar cho một bữa ăn.

Nhưng đồ ăn mới chỉ là một phần thôi. Bạn cũng cần âm nhạc để tổ chức một dạ hội đáng nhớ. Cũng chẳng phải là vấn đề khi bạn có tiền, rất nhiều tiền. Đại diện của các tài năng từ lâu đã không chỉ đặt xếp chỗ cho khách hàng của họ ở sân vận động hay các hộp đêm. Họ cũng đưa các tài năng đến biệt thự. Muốn một con ngựa giống như Ed Sheeran hát tại buổi liên hoan của bạn? Hãy tính số tiền khoảng từ 300.000 đến 500.000 dollar cho đặc quyền của bạn.

Hoặc bạn có thể làm theo cách tham vọng hơn. Bạn có thể đặt một siêu sao cho bữa tiệc cá nhân và thuê toàn bộ câu lạc bộ đêm cho bữa tiệc của bạn. Một câu lạc bộ ở Dubai thậm chí còn cung cấp dịch vụ người hầu cho máy bay trực thăng. Hãy cạnh tranh đi, Manhattan!

Một cuộc đời thật sự giàu có dĩ nhiên có nhiều thứ hơn những buổi tiệc. Ngày nay, người siêu giàu cũng có một khía cạnh nghiêm túc. Họ muốn mô tả cuộc đời mà họ đang dẫn dắt – và đảm bảo là phần còn lại trong số chúng ta hiểu rằng họ đã được mô tả mẫn cán ra sao. Một công ty có tên là My Special Book có thể có ích. Các chuyên gia trong dịch vụ toàn cầu này sẽ viết tiểu sử cho bạn. Quá trình sản sinh ra cuốn sách sẽ kéo dài từ 6 đến 10 tháng – chỉ tốn khoảng 150.000 dollar.

Nếu bạn thích sinh ra một đứa trẻ hơn là một quyển sách, đám đông phục vụ người giàu có một dịch vụ nhỏ đầy sáng tạo khác cho bạn. Một công ty Thụy Sĩ tên là Erfolgswelle, sẽ vui lòng nghiên cứu ra một cái tên độc đáo cho sản phẩm bổ sung vào nhân loại của bạn. Cái tên này được đảm bảo sẽ không thuộc về bất cứ ai trên trái đất, cần phải trả hơn 30.000 dollar cho một cái biệt danh của con bạn.

Bao nhiêu người có thể chi trả được cho những dịch vụ đó? Các nhà nghiên cứu tại Wealth-X và Sotheby’s International Realty đã ước tính có khoảng 211.275 người trên thế giới với tài sản cá nhân hơn 30 triệu dollar.

Những “những cá nhân có tài sản ròng cực lớn” – nhãn hiệu lịch sự của công nghiệp tài chính dành cho các trọc phú – có đặc trưng là giữ 30% tài sản dòng của họ trong nhà cửa, du thuyền và các tài sản cố định khác. Điều đó khiến cho nhiều tài sản lỏng chảy róc rách quanh tổng tài sản của họ, để thuê các diva và tính xem đặt tên con cái của họ là gì.

Chúng ta tự hỏi rằng những người siêu giàu đó có nghĩ tới hàng triệu người trên hành tinh đang không thể nuôi dưỡng được con cái một cách tử tế? 

Có lẽ là không thường xuyên. May mắn là chúng ta có những người khác trên hành tinh còn suy nghĩ về sự tương phản sắc nét giữa giới siêu giàu và những người khác – như những người của tổ chức từ thiện toàn cầu Oxfarm.

Những người tốt này đã triển khai một chiến dịch quốc tế có tên là Even It Up, tìm cách – thông qua các phương tiện như thuế đánh vào đầu cơ tài chính và tài sản – để chuyển một số đồng dollar hiện đang thuộc về thú vui đi máy bay trực thăng sang chi tiêu hữu ích hơn. Chi tiêu hữu ích hơn, tôi cho là, không có gì đặc biệt khó thấy.

Sam Pizzigati, an Institute for Policy Studies associate fellow, edits the inequality weekly Too Much at http://toomuch.org His latest book is “The Rich Don’t Always Win: The Forgotten Triumph over Plutocracy that Created the American Middle Class”.

Friday, November 21, 2014

Tám lý do phản đối cuộc chiến mới của Obama

Xin giới thiệu với bạn đọc blog bản dịch bài viết "Eight reasons to oppose Obama's (new) war" của hai tác giả Alan Maass and Eric Ruder, nêu ra các lý do phản đối cuộc chiến mới của tổng thống Barack Obama.

Tám lý do phản đối cuộc chiến mới của Obama

Barack Obama tuyên bố cuộc chiến chống lại Nhà Nước Hồi Giáo ở Iraq và Syria (ISIS) là cần thiết để chấm dứt nguy cơ khủng bố và áp bức. Nhưng ẩn khuất phía sau ngôn từ biện minh cho cuộc can thiệp quân sự mới nhất của Hoa Kỳ là động cơ đế quốc cũ kỹ - kiểm soát dầu mỏ, thống trị địa chính trị ở Trung Đông, đua tranh quốc tế - điều chúng ta đã biết từ những cuộc chiến trước đây của Hoa Kỳ.

Cũng giống như các cuộc xung đột đó, cuộc chiến chống ISIS làm cho thế giới bạo lực hơn, áp bức hơn và kém an toàn hơn. Đây, chúng tôi đưa ra một số lý do để chống cuộc chiến mới này – để bạn có thể nói ra và tự mình đánh giá.

Thứ nhất: Obama tuyên chiến với ISIS để thúc đẩy các lợi ích của đế quốc Hoa Kỳ, không phải để chống lại các chế độ bạo ngược và áp bức.

Cuộc chiến mới của chính quyền Hoa Kỳ ở Trung Đông, khởi sự vào mùa hè vừa qua, phản án sự leo thang bạo lực khủng khiếp của cỗ máy quân sự hùng mạnh nhất thế giới. Trong tuyên bố quan trọng sau khi đảng Dân Chủ của ông ta gánh chịu thất bại tơi tả trong bầu cử giữa nhiệm kỳ, Barack Obama công bố “giai đoạn mới” trong chiến tranh, bắt đầu với việc triển khai thêm 1.500 “cố vấn” tới Iraq.

Obama cam kết “các cố vấn” sẽ không tham gia chiến trận, nhưng chúng ta đã từng nghe lời hứa đó trước đây, hãy nhớ về Chiến Tranh Việt Nam. Một trang web dẫn chứng tài liệu “sứ mệnh khủng khiếp” của cuộc chiến chống ISIS cho thấy sự triển khai mới sẽ gia tăng gần gấp đôi số nhân viên quân sự Hoa Kỳ chính thức ở Iraq.

Hoa Kỳ cũng thực hiện các vụ không kích mở rộng ở Iraq, tiếp tục cuộc chiến kéo dài một phần tư thế kỷ đã biến một quốc gia phát triển thành một quốc gia nghèo nhất trái đất, và ở Syria, một quốc gia chưa từng bị ném bom trước đó. Vào giữa tháng 12, chỉ sau một tháng không kích, chiến đấu cơ Hoa Kỳ đã xuất kích 2.750 lần – trung bình gần 100 lần mỗi ngày.

Kẻ thù trong cuộc chiến mới là Nhà Nước Hồi Giáo ở Iraq và Syria (ISIS), một lực lượng quân sự phản động và đạt tới trạng thái quyền lực hiện tại nhờ vào cuộc xâm lược và chiếm đóng tàn khốc ở Iraq của Hoa Kỳ. Hiện nay, ISIS đang đe dọa xóa sổ các đường biên giới ở Trung Đông, nơi mà Hoa Kỳ là quyền lực đế quốc thống trị trong nửa thế kỷ.

Đó là lý do khiến Obama ra lệnh ném bom vào mùa hè năm nay. Nguyên tắc của Hoa Kỳ là kiểm soát dầu mỏ ở Trung Đông – không phải bởi vì người Mỹ cần nhập khẩu, mà bởi vì sự kiểm soát này tạo ra đòn bẩy chống lại các đối thủ quốc tế như Trung Quốc và Nga, chưa kể là các đồng minh của Hoa Kỳ ở Châu Âu. Điều này được rút ra từ một báo cáo của Bộ Ngoại Giao vào năm 1945 tuyên bố các nguồn dầu mỏ ở khu vực là “nguồn vô cùng to lớn của sức mạnh chiến lược và một trong các phần thưởng vật chất vĩ đại nhất lịch sử thế giới”.

Hoa Kỳ cũng muốn phục hồi cỗ máy quân sự sau thảm họa của thập kỷ “cuộc chiến chống khủng bố” – và ISIS cung cấp cho họ “kẻ thù hoàn hảo” để giành được sự ủng hộ. Phần cược rất đáng giá cho tất cả chúng ta: Nếu chủ nghĩa đế quốc Hoa Kỳ trỗi dậy mạnh hơn nhờ đánh bại ISIS, những kẻ hiếu chiến ở Washington sẽ có vị thế tốt hơn để đánh bại sự phản kháng tại bất cứ đâu trên thế giới, trong đó có cả Hoa Kỳ.

Thứ hai: Cuộc chiến của Hoa Kỳ sẽ không bảo vệ các nhóm thiểu số tôn giáo và sắc tộc đang bị ISIS khủng bố.

Cuộc không kích đầu tiên đi cùng với tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ “không nhắm mắt làm ngơ” trước sự tuyệt vọng của người Yazidis, một nhóm thiểu số tôn giáo đang bị các chiến binh ISIS bao vây. Obama đã trơ tráo nói về “người dân vô tội” đang đối mặt với “bạo lực ở quy mô khủng khiếp” sau khi đồng minh chủ chốt của chính quyền Hoa Kỳ ở Trung Đông, Israel, đã khủng bố người dân ở dải Gaza trong một tháng trước đó với “bạo lực ở quy mô khủng khiếp”.

Phải nói thêm là, hầu hết các đợt ném bom đầu tiên diễn ra cách nơi người Yazidis bị bao vây vài trăm dặm. Không lực được tập trung quanh thành phố Erbil, nơi ISIS đang đe dọa xâm chiếm thủ đô của người Kurd Iraq, đồng minh kiên định nhất của Hoa Kỳ trong suốt 25 năm chiến tranh. Erbil cũng là – đáng ngạc nhiên, đáng ngạc nhiên – một thành phố chủ chốt trong sản xuất dầu mỏ ở miền bắc Iraq. 

Sự nhạo báng của chính quyền Hoa Kỳ đã được bộc lộ khi các chiến binh ISIS tiến hành tấn công dữ dội vào Kobanê, một thành phố ở khu vực miền bắc Syria có đại đa số người Kurd thiểu số của quốc gia sinh sống. 

Ban đầu, khi thành phố sắp thất thủ, các quan chức Hoa Kỳ như Ngoại Trưởng John Kerry tuy vậy đã giảng giải cho các phóng viên là bảo vệ người Kurd ở Kobanê không nằm trong kế hoạch can thiệp “nhân đạo”. Cùng lúc đó, Thổ Nhĩ Kỳ - một đồng minh tin cậy của Hoa Kỳ đã đàn áp cộng đồng người Kurd thiểu số của họ một cách khủng khiếp – từ chối hỗ trợ phòng thủ Kobanê, nằm ngay biên giới phía nam của họ, trừ khi người Kurd đồng ý với những điều kiện cụ thể.

Bất chấp sự kỳ quặc đó, ISIS bị đẩy lùi trong cuộc xâm lược Kobanê – một phần là nhờ các vụ không kích chiến thuật của Hoa Kỳ, nhưng chủ yếu là nhờ vào sự phòng thủ can trường của thành phố với các chiến binh người Kurd thua kém về hỏa lực nhưng chiến đấu cho nhân dân và quyền lợi của họ.

Trong biến loạn, người Kurd phải chú ý tới tới việc chính quyền Hoa Kỳ tuyên bố rằng họ sẽ “giúp” người Kurd trong cuộc chiến – bởi vì có một sự ràng buộc. Như nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa John Reed đã nói, “Bất cứ ai nhận lời hứa hẹn danh nghĩa của Chú Sam sẽ có nghĩa vụ phải trả lại bằng máu và mồ hôi”. 

Thứ ba: Chủ nghĩa đế quốc Hoa Kỳ chịu trách nhiệm rất nhiều về sự trỗi dậy của ISIS. Mở rộng cuộc chiến của Hoa Kỳ dường như sẽ gia tăng sức mạnh của những kẻ phản động hơn là làm suy yếu chúng.

Hãy nghe Barack Obam nói về “bệnh ung thư chủ nghĩa cực đoan bạo lực”, bạn sẽ nghĩ chính quyền Hoa Kỳ không khoan nhượng trong việc đối đầu với những thế lực phản động như ISIS.

Trừ khi họ phục vụ cho các mục tiêu của chủ nghĩa đế quốc. Vào những năm 1980, chính quyền Hoa Kỳ đã tài trợ và cung cấp cho chủ nghĩa Hồi Giáo chính thống chống lại cuộc xâm lược Afghanistan của Liên Bang Soviet cũ. Những người đàn ông mà Ronald Reagan gọi là “các chiến binh của tự do” sau này đã cùng nhau trở thành al-Qaeda.

Trong cuộc chiếm đóng Iraq, các quan chức Hoa Kỳ đã kích động sự chia rẽ bè phái giữa Hồi Giáo dòng Sunni và dòng Shia – một chiến lược chia để trị, nhằm chống lại nguy cơ có một sự phản kháng thống nhất nhằm vào quân đội Hoa Kỳ. Khi sự chia rẽ này biến thành nội chiến đẫm máu, al-Qaeda ở Iraq – tổ chức tiền thân của ISIS – lần đầu tiên giành được địa bàn.

Cũng chỉ mới đây thôi, Hoa Kỳ đã làm ngơ khi đồng minh của họ trong số các chế độ độc tài của khu vực, nhất là Ả-rập Saudi, ủng hộ các tổ chức vũ trang Hồi Giáo giống như ISIS – để đối phó với sức mạnh gia tăng của các chính quyền Shia trong khu vực. Do vậy, xung đột chia rẽ độc hại mà Hoa Kỳ nuôi dưỡng trong cuộc chiếm đóng Iraq đã lan rộng khắp khu vực – do đế quốc Hoa Kỳ kích động.

ISIS hiện đang tuyên bố cai trị một khu vực lớn ở Iraq và Syria – hàng triệu người, trong đó có nhiều người Sunni, những người coi nghị trình phản động và khủng bố đối lập của ISIS là ghê tởm. Nhưng cho đến nay, ISIS vẫn nhận được sự ủng hộ thụ động của nhiều người Sunni do họ bảo vệ các cộng đồng Sunni trước sự đàn áp của chính quyền Shia ở Iraq. Mỗi khi Hoa Kỳ bắn thêm một quả tên lửa thì nó sẽ lại đẩy người Sunni sang gần ISIS hơn – lực lượng duy nhất thành công trong việc bảo vệ họ chống lại bạo lực và áp bức. 

Thứ tư: Nếu Hoa Kỳ có thể làm suy yếu hay phá hủy ISIS, điều đó sẽ củng cố mạng lưới độc tài và vương triều phản động đang cai trị ở Trung Đông.

Hình ảnh từ băng ghi hình ISIS chặt đầu các nhà báo phương Tây đã thực sự làm mọi người ở khắp nơi kinh hãi. Họ là biểu tượng dã man của sự bạo ngược. Nhưng cùng với Hoa Kỳ không kích ISIS còn có Ả-rập Saudi, một trong những chế độ độc tài, thường xử tử hàng tá người bằng cách chặt đầu tại quảng trường công cộng tai tiếng ở Riyadh, được gọi là “Quảng Trường Chặt Đầu”. Trong số các “tội ác” bị chặt đầu có ngoại tình, nổi loạn, phù thủy và ma thuật

Những nhà cầm quyền cũ quanh Trung Đông đã phản ứng cuộc nổi dậy mùa xuân Ả-rập năm 2011 bằng các biện pháp bạo lực nhất đối với người bất đồng chính kiến. Khi quốc đảo Bahrain – căn cứ của Sở Chỉ Huy Trung Tâm Hải Quân Hoa Kỳ - đối mặt với cuộc nổi dậy ủng hộ dân chủ, quân đội Ả-rập Saudi đã xâm lược để đẩy đập tan người nổi loạn. Vào năm 2013, khi người Iraq Sunni tổ chức phong trào biểu tình hòa bình quy mô lớn, chính quyền trung ương Shia đã sử dụng mọi vũ khí mà Hoa Kỳ cung cấp để đàn áp những người đối lập. 

Cùng lúc ở Syria, chế độc độc tài Bashar al-Assad* đã thu lợi lớn nhất từ cuộc chiến chống ISIS của Hoa Kỳ, thế nên không có phe nào kêu la ầm ĩ. Chính quyền Syria và ISIS đã tuân thủ một thỏa thuận ngừng bắn không chính thức trong hai năm qua, đồng thời cả hai bên huấn luyện các tay súng của họ tại các khu vực nổi dậy khác nhau chống lại chế độ độc tài. Hiện nay, chính quyền có thể tiếp tục cuộc chiến chết chóc của họ chống lại cách mạng, khi hiểu rẳng quân đội của họ sẽ chiếm vị trí thượng phong nếu không kích của Hoa Kỳ làm suy yếu ISIS.

Chúng ta muốn nhìn thấy ISIS bị lật đổ. Nhưng nếu điều đó được Hoa Kỳ và các đồng minh độc tài của họ thực hiện, lực lượng phản động ở Trung Đông sẽ được củng cố.

Thứ năm: Bạo lực của ISIS, dù có kinh hoàng đến đâu, cũng chỉ là chuyện nhỏ so với bạo lực của chính quyền Hoa Kỳ.

Trong suốt 25 năm, Hoa Kỳ đã tiến hành một chiến dịch quân sự chết chóc nhất chống lại người dân Iraq. Trong Chiến Tranh Vùng Vịnh năm 1991, họ đã bắn 320 tấn đầu đạn có chứa Uranium nghèo, gây tổn thương cho quốc gia này với bụi phóng xạ, khiến cho tỷ lệ bệnh ung thư và dị tật bẩm sinh tăng lên kinh hoàng. Vào năm 1996, Ngoại Trưởng Madaleine Albrigh của chính quyền Bill Clinton đã nói với chương trình 60 Phút rằng cái chết của nửa triệu trẻ em Iraq do Mỹ trừng phạt Iraq là “một cái giá xứng đáng” để cô lập chính quyền Saddam. Sau cuộc xâm lược năm 2003 của Bush Jr., tạp chí y khoa đáng kính Lancet ước lượng giai đoạn mới nhất trong cuộc chiến của Hoa Kỳ đã dẫn đến cái chết của 600.000 người Iraq khác vào năm 2006. 

Cuộc chiến tranh và xâm lược của Hoa Kỳ cũng tạo ra một trong những cuộc khủng hoảng tị nạn lớn nhất thế giới, với khoảng 4 triệu người Iraq – hơn 10% dân số - sống lưu vong ở nước ngoài hoặc phải tản cư trong nước. Trong khi quan chức Hoa Kỳ và truyền thông theo đuôi lên án sự dã man trong các cuộc bắt giữ con tin của ISIS, thì quân đội Hoa Kỳ tra tấn các tù nhân ở nhà tù Abu Ghraib tại Iraq và Căn Cứ Không Quân Bagram tại Afghanistan cũng không kém kinh khủng.

Như đã nói, Hoa Kỳ đã giết hại hơn một triệu người Iraq, xung đột bè phái bị khoét sâu sẽ tước đoạt nhiều mạng sống hơn trong những năm tới, và buộc hàng triệu người khác phải chịu đựng một cái chết từ từ bởi nghèo khổ, suy dinh dưỡng và ốm đau.

Tại sao chúng ta tin rằng kết quả của cuộc chiến mới sẽ ít tàn phá hơn đối với Iraq?

Thứ sáu: Hoa Kỳ không gây chiến vì lý do nhân đạo và chưa từng làm điều đó.

Hoa Kỳ không chi hàng nghìn tỷ dollar và đổ hàng bể máu vào Trung Đông để thúc đẩy dân chủ và nhân quyền, mà là để phục vụ các lợi ích kinh tế và chiến lược của họ, từ kiểm soát dầu mỏ Trung Đông tới thống trị quân sự đối với các đối thủ cạnh tranh.

Mặc dù vậy, để tiến hành cuộc chiến, các chính khách Hoa Kỳ ít nhất cũng phải tính đến sự ủng hộ thụ động của người dân Mỹ, khó bị thuyết phục bằng lời kêu gọi đảm bảo lợi nhuận của các công ty dầu mỏ đa quốc gia hay củng cố ảnh hưởng chiến lược của Hoa Kỳ. Đó là lý do những kẻ gây chiến của Hoa Kỳ che đậy mục tiêu thật sự của họ với sự biện minh nghe có vẻ cao quý về “can thiệp nhân đạo”.

Nếu Hoa Kỳ thật sự có động cơ nhân đạo, họ sẽ không coi Ả-rập Saudi, một trong những quốc gia vi phạm quyền của phụ nữ tồi tệ nhất khu vực, là đồng minh. “Mặc dù vậy, không có cơ hội nào để Hoa Kỳ ném bom Riyadh chấm dứt sự độc ác này”, nhà báo xã hội chủ nghĩa Eamonn McCann viết. “Chế độ độc tài Saudi đứng đầu danh sách các đồng minh khu vực mà Hoa Kỳ cần có để oanh tạc ISIS. Mới đây, chính quyền Obama phân phát các bức ảnh Ngoại Trường John Kerry trong một cuộc đàm thoại dễ chịu với lãnh đạo của những kẻ chặt đầu Saudi, vua Abdullah.”

Hoa Kỳ sẽ không ủng hộ chế độ phân biệt chủng tộc của Israel khi họ tiến hành thanh lọc người Palestine bản địa, nếu Hoa Kỳ thật sự phản đối “những kẻ gây ra chủ nghĩa cực đoan bạo lực”. Trái lại, Israel là đồng minh đáng giá nhất của chính quyền Hoa Kỳ - dưới thời đảng Dân Chủ cũng như đảng Cộng Hòa – bởi vì họ giúp Hoa Kỳ duy trì sự kiểm soát của đế quốc đối với Trung Đông.

Đế quốc Hoa Kỳ đã luôn tìm các sử dụng vỏ bọc nhân đạo cho các cuộc phiêu lưu quân sự của họ. Như trang SocialistWorker.org đã viết trong một xã luận, vào những ngày đầu của chủ nghĩa đế quốc Hoa Kỳ ở cuối thế kỷ 20: 

“Chính khách và truyền thông bịa đặt ra các khiêu khích sống sượng để biện minh cho sự can thiệp vào Philippine, Cuba, Puerto Rico, nơi mà quân đội Hoa Kỳ tiến hành các trận tấn công tổng lực vào cư dân bản địa. Tất cả những điều đó được hoàn thành, theo tổng thống William McKinley, “không phải giống như kẻ xâm lược hay kẻ xâm chiếm, mà như những người bạn, bảo vệ người bản địa tại quê hương của họ, theo sự yêu cầu của họ và với quyền cá nhân và tôn giáo của họ”.

Hơn một thế kỷ sau, các lãnh đạo chính trị Hoa Kỳ giả bộ làm bạn với người dân Trung Đông – nhưng những người dân đó phải trả giá cho cuộc chiến tranh của Hoa Kỳ.

Thứ bảy: Cuộc chiến mới chống lại ISIS của Obama sẽ không làm cho người dân ở Hoa Kỳ hay bất cứ đâu an toàn hơn. Trái lại, nó sẽ làm thế giới nguy hiểm hơn.

Một trong những câu hỏi cấm kị nhất trong văn hóa chính trị Hoa Kỳ là tại sao Hoa Kỳ trở thành mục tiêu của vụ tấn công ngày 11 tháng 9. Sự thật là Hoa Kỳ đã thực hiện hàng ngàn cuộc tấn công tương đương với vụ 11 tháng 9 trên khắp thế giới, đó là lý do tại sao họ bị ghê sợ và khinh miệt ở khắp mọi ngóc ngách của thế giới. Đôi khi, sự tức giận đó trực tiếp chống lại mục tiêu Hoa Kỳ - thường là người dân không có gì liên quan tới cỗ máy chiến tranh Hoa Kỳ, nhưng là nạn nhân của cái mà quan chức chính quyền Hoa Kỳ công khai gọi là “nạp đạn tự động”.

Osama bin Laden đã sử dụng hình ảnh gầy gò và suy dinh dưỡng của trẻ em Iraq do các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ gây ra để tuyển mộ chiến binh cho al-Qaeda. Theo cách tương tự, các chính quyền khắp thế giới đã viện dẫn việc giam giữ không giới hạn các tù nhân Arab và Hồi Giáo ở nhà tù Hoa Kỳ trên Vịnh Guantanamo – chưa nói tới sự biện minh của các quan chức Hoa Kỳ về việc sử dụng tra tấn đối với họ - để hợp pháp hóa sự lạm dụng của họ. Vì lý do này, một tá những người được giải Nobel đã kêu gọi Obama “công khai hoàn toàn cho người dân Mỹ về sự mở rộng và sử dụng tra tấn” của Hoa Kỳ, một lời kêu gọi mà Obama phản đối.

“Cuộc chiến chống khủng bố” cũng đã được sử dụng để biện minh cho việc NSA và các cơ quan chính quyền khác xâm phạm quyền riêng tư và tự do dân sự khác.

Thứ tám: Một cuộc chiến khác sẽ lãng phí tiền bạc và tài nguyên cần thiết cho mọi nơi trên thế giới, trong đó có Hoa Kỳ.

Đầu năm nay, Quốc Hội thông qua việc cắt giảm 8,7 tỷ dollar trong chương trình phiếu thực phẩm cho người nghèo. Cùng lúc, cuộc chiến mới chống ISIS của Obama tiêu tốn từ 18 đến 22 tỷ dollar mỗi năm. Vào tháng trước, Obama hỏi xin Quốc Hội mới do Đảng Cộng Hòa chiếm đa số về 5,6 tỷ dollar tài trợ bổ sung – không phải để sửa chữa mạng lưới an sinh xã hội, mà là cho Lầu Năm Góc và Bộ Ngoại Giao tham gia cuộc chiến chống ISIS.

Như nhà bình luận Trung Đông Juan Cole đã viết: 

“Cũng những người có rắc rối khi biện minh một mạng lưới an sinh cho người lao động nghèo và cảm thấy cần khẩn cấp cắt bỏ hàng tỷ dollar khỏi chương trình vốn giúp cho xã hội văn minh hơn rừng rậm săn mồi sống – cùng những người đó đã không khó khăn chấp thuận hàng tỷ dollar cho các chiến dịch ném bom mơ hồ khó có thể đo lường bằng hệ mét”.

Sự thống trị của Hoa Kỳ ở Trung Đông cũng là sự gia tốc khai thác và đốt cháy nhiên liệu hóa thạch – ngay cả khi các nhà khoa học về khí hậu đã thống nhất kêu gọi để nguyên nhiên liệu hóa thạch trong lòng đất để trái đất có cơ hội chiến đấu duy trì hệ sinh thái. 

Từ Iraq đến Syria cho tới Hoa Kỳ, người dân thường không thu được lợi ích gì từ cuộc phiêu lưu của để quốc để giữ cho tiền tiếp tục chảy vào két của những doanh nghiệp giàu có và quyền lực nhất thế giới.

Trên hết, hệ thống chủ nghĩa tư bản đã đẩy các quốc gia dân tộc và các doanh nghiệp vào một xung đột toàn diện để đánh bại các đối thủ cạnh tranh và thống trị hành tinh. Chỉ bằng cách nhổ rễ hệ thống này và thay thế nó bằng xã hội xã hội chủ nghĩa thì nhu cầu của người dân và môi trường mới được đáp ứng, nếu không hệ thống sẽ tiếp tục mù quáng lao theo lợi nhuận.

Alan Maas là biên tập viên của Socialist Worker. Eric Ruder là một nhà văn ở Chicago.

*Chú thích của người dịch: Khi Mỹ tấn công bất cứ quốc gia nào thì chính quyền quốc gia đó đều bị coi là độc tài, ngay cả khi họ có được bầu cử dân chủ và nhận được sự ủng hộ rộng rãi của dân chúng, rất nhiều tác giả tiến bộ cũng hay mắc cái lỗi là dễ dàng sử dụng lập luận của Mỹ trong bài viết. Trường hợp của chế độ Assad ở Syria cũng vậy, họ chưa từng bị coi là độc tài cho đến khi Mỹ muốn lật đổ họ.