Showing posts with label Tự do. Show all posts
Showing posts with label Tự do. Show all posts

Thursday, September 24, 2015

Hiếp dâm ở khuôn viên đại học: Súng không phải là câu trả lời

Báo chí Việt Nam từng kêu gào rằng tự do hóa mại dâm sẽ làm giảm nạn hiếp dâm, với logic là những kẻ hiếp dâm có thể tự do mua dâm thì sẽ không hiếp dâm nữa, tất nhiên đó là một lập luận có phần đần độn để vận động cho việc hợp pháp hóa mại dâm. Báo chí Mỹ thì kêu gào rằng phụ nữ mang súng sẽ ngăn chặn được nạn hiếp dâm, song sự thật thì ngược lại, không những không ngăn chặn được mà phụ nữ còn có nguy cơ bị giết cao hơn. Lập luận cũng không kém phần đần độn đó của báo chí Mỹ là để thúc đẩy doanh số bán súng. Trong xã hội tư bản, bạn không cần phải quan tâm tới mối quan hệ với người khác, bạn chỉ cần mua thứ gì đó để được an toàn, giải pháp tối cao của kinh tế thị trường luôn là như vậy, ở Mỹ cũng như ở Việt Nam. Dưới đây là nội dung bài viết "Rape on Campus: Guns are not the answer" của nữ giảng viên ngành tội phạm học Laura Finley trình bày về vấn đề súng không bảo vệ được phụ nữ khỏi bị hiếp dâm tại trường đại học.

Hiếp dâm ở khuôn viên đại học: Súng không phải là câu trả lời

Vài ngày trước đây, tờ Miami Herald đăng bài xã luận của một sinh viên lập luận rằng cho phép sinh viên bí mật mang theo súng trong khuôn viên trường đại học không chỉ là quyền hợp hiến mà còn giúp ngăn chặn hiếp dâm. Tôi tôn trọng sự đam mê của cô ấy về chủ đề này và buồn rầu khi được đọc về các nạn nhân, nhưng quan điểm này rất có vấn đề. Tôi không muốn bàn về lập luận hợp hiến ở đây, nhưng tôi không thể bất chấp lương tâm để không trả lời lập luận về việc một người phụ nữ với súng có thể ngăn chặn kẻ thủ ác hiếp dâm cô ấy. 

Thứ nhất, các nghiên cứu không cho thấy phụ nữ có vũ trang có thể ngăn chặn tấn công tình dục hay bạo lực gia đình và bạo lực hẹn hò. Một phần, điều này là bởi vì hầu hết các tấn công tình dục xảy ra trong khuôn khổ của quan hệ hẹn hò. Do đa số nạn nhân không chỉ “quen thuộc” kẻ tấn công mà thực tế còn có quan hệ theo cách nào đó với chúng, chẳng có vẻ gì là họ sẽ vũ trang khi đi ra ngoài chơi đêm với bạn bè vì vũ khí không tạo ra điều gì tốt đẹp cả.

Hơn nữa, hầu hết các vụ tấn công tình dục diễn ra khi sinh viên (cả thủ phạm và nạn nhân) đều bị ảnh hưởng bởi rượu, có một khẩu súng tham dự sẽ không làm cho mọi chuyện tốt hơn. Trên thực tế, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng súng làm cho tình hình tồi tệ hơn, rất tệ, thậm chí ngay cả khi không có tác động kích động sự hung hãn và mất phản xạ của rượu. Các nghiên cứu cho thấy phụ nữ thường bị giết hại với súng ngắn hơn là giết một người lạ để tự vệ. Trên thực tế, tỷ lệ đó nhiều gấp 300 lần. Tỷ lệ hiếp dâm thường xuyên cao hơn ở những bang có tỷ lệ sử dụng súng cao hơn. Phụ nữ bị đối tác gần gũi giết hại cao gấp 83 lần so với việc cô ấy giết anh ta để tự vệ. Sự hiện diện của súng trong tình huống bạo lực gia đình được dự đoán là gia tăng nguy cơ tự tử (đối với nạn nhân của tấn công tình dục, phần lớn) 500 phần trăm. Do tiếp cận súng dễ dàng, phụ nữ ở Hoa Kỳ có nguy cơ bị giết hại cao gấp 11 lần bằng vũ khí nóng so với phụ nữ ở các nước có thu nhập cao khác. Tôi có thể tiếp tục, nhưng không cần thiết. Dữ liệu là hoàn toàn rõ ràng đối với chủ đề này: Súng dường như được sử dụng để chống lại nạn nhân của tấn công tình dục hơn là bảo vệ họ, gia tăng nguy cơ thiệt hại thay vì làm giảm.

Thêm vào đó việc cho phép mang vũ khí bí mật ở khuôn viên đại học chỉ làm rối những người phản ứng đầu tiên, những người không biết đến bối cảnh hay chi tiết của tình huống, sẽ không thể tránh khỏi sự sợ hãi cũng như bối rối giữa khoa và sinh viên, lo lắng về những người đang tức giận, kết quả là một thùng thuốc súng dựa trên hùng biện, chứ không phải hiện thực. 

Tuy vậy hùng biện thì mạnh và được những thế lực tài chính và tuyên truyền của Hiệp Hội Súng Trường Quốc Gia (NRA) hậu thuẫn. Ví dụ, một nghị sĩ Nevada đã đề xuất vào đầu năm rằng “các cô gái trẻ, hấp dẫn ở khuôn viên đại học” phải tự vũ trang để chống hiếp dâm. Bình luận của bà ta không chỉ bốc mùi phân biệt giới tính kỳ dị, chúng cũng khuyến khích dạng cực kỳ nguy hiểm của việc lên án nạn nhân, khi cho rằng trách nhiệm chống lại sự tấn công không phải là của kẻ thủ ác mà là của nạn nhân. Chúng ta sẽ không bao giờ chấm dứt được nạn cưỡng hiếp khi chúng ta tiếp tục nói với phụ nữ rằng trách nhiệm của họ là tránh chúng. Chỉ có một bên có lỗi trong mọi vụ hiếp dâm: kẻ hiếp dâm. 

Ở Florida, đại diện bang Dennis K. Baxley lập luận, “Nếu bạn biết một người tốt bị cưỡng hiếp bởi vì bạn không cho phép họ mang vũ khi tự vệ, tôi cho rằng bạn phải chịu trách nhiệm.” Nếu Baxley muốn lặp lại rằng trách nhiệm của các khuôn viên trường đại học là ngăn chặn cưỡng hiếp thì thật hoang tưởng, nhưng đó không phải là vấn đề. Trái lại, ông ta cũng đáng bị coi là thủ phạm, khi buộc mọi người gánh trách nhiệm, ngoại trừ thủ phạm.

Điều mà các khuôn viên trường đại học phải làm là đối mặt với sự thật, hiếp dâm là tội ác mà thủ phạm thường gây do họ đắm chìm trong văn hóa hiếp dâm. Các chương trình, chính sách và luật lệ buộc nạn nhân thay đổi cũng tham gia vào văn hóa này, như vậy không bao giờ thực sự có hiệu quả. Thay vì thay đổi nhận thức của mục tiêu, chúng ta cần thay đổi động cơ của thủ phạm. Chương trình tốt nhất là nhận diện tính chất của mối quan hệ, tập trung vào việc giúp mọi người tạo ra các ràng buộc và đối thoại hiệu quả với người khác, giúp những người khác học cũng như được khuyến khích chống lại, lên tiếng khi họ nhìn hoặc nghe thấy chuyện gì có khả năng nguy hiểm. Hãy rời khỏi hùng biện để đến với hiện thực, để chúng ta thực sự có thể ngăn chặn nạn hiếp dâm ở khuôn viên trường đại học.

Laura Finley, Ph.D., teaches in the Barry University Department of Sociology & Criminology and is syndicated by PeaceVoice.

Hội chứng Việt Nam của báo chí: Suy nghĩ về việc Brian Williams quay trở lại làm việc

Một cựu chiến binh trong chiến tranh Việt Nam, hiện giờ là giáo sư xã hội học ở Mỹ, phản đối huyền thoại về sự tự do của phóng viên chiến trường Mỹ trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Đó là nội dung của bài viết "Journalism’s Vietnam Syndrome: Thoughts Upon Brian Williams’s Return to Work". Qua đó chúng ta có thể thấy tự truyền thông Hoa Kỳ đã tạo ra huyền thoại về tự do báo chí ra sao, sự tự do ấy không chỉ đánh lừa công chúng về độ tin cậy của tin tức mà nó còn giúp cho các chủ hãng tin tức có lý do để đẩy phóng viên vào sự nguy hiểm của chiến tranh.

Hội chứng Việt Nam của báo chí: Suy nghĩ về việc Brian Williams quay trở lại làm việc

Một trong những người bạn tốt nhất của tôi ở Việt Nam là Ron Gawthrope. Vào năm 1969, cả hai chúng tôi được chỉ định vào khẩu đội chỉ huy của tập đoàn pháo binh số 41. Căn cứ của chúng tôi là trại Fidel, một tổ hợp nhỏ cách hàng rào phía nam của sân bay Phù Cát 800 m, gần Quy Nhơn và khoảng 300 dặm về phía đông bắc Sài Gòn.

Ron dường như chẳng có gì để làm. Anh ấy chạy loanh quanh trong doanh trại, tán gẫu suốt ngày, dễ chịu với cả sĩ quan và lính nghĩa vụ. Anh ấy hiếm khi rời khỏi doanh trại. Một lần tôi hỏi mỉa mai – Ron, anh làm gì ở đây? “Liên lạc báo chí” cho tập đoàn số 41, anh ấy trả lời. Anh giải thích rằng thường hay tường thuật về những thứ diễn ra ở khu vực chiến sự của tập đoàn số 41 tại Cao Nguyên Trung Phần; và anh nói thêm rằng công việc của anh là “ngăn chặn mọi phóng viên tin tức đi quá xa, cung cấp cho họ một câu chuyện và đẩy họ lên chuyến bay đầu tiên quay lại Sài Gòn.”

Đó là lời của Ron mà tôi nhớ tới khi được nghe những câu chuyện về tương phản giữa sự tự do đưa tin tức chiến sự mà các phóng viên ở Việt Nam được hưởng với những điều kiện khắt khe được áp đặt khi họ đưa tin chiến sự ở Trung Đông hiện nay. Một trong những điều tương phản được nhà văn Ward Just viết trong lời dẫn của cuốn sách vào năm 2000, Đưa tin Việt Nam: Báo chí Hoa Kỳ 1959-1973:

Việt Nam là cuộc chiến tranh cuối cùng mà nhà cầm quyền quân sự Hoa Kỳ sẵn sàng đưa các phóng viên tới chiến sự. Tất cả những gì anh cần phải làm là xuất hiện ở đường băng Tân Sơn Nhất, réo gọi một chiếc C-130 hay Caribou, sau đó trèo lên khoang. Khi anh tới sở chỉ huy, anh được tóm tắt, chỉ dẫn về nơi đọ súng và sau đó anh tự do làm công việc của mình. 

Giờ là tiếng cười thầm của Ron mà tôi đã được nghe. Một chiếc C-130 rời khỏi Tân Sơn Nhất gần Sài Gòn cần hơn nửa dặm đường băng để hạ cánh. Một số khu hạ cánh (LZ) lớn được tổ chức tốt như LZ Betty có khả năng đáp ứng điều đó vào cuối những năm 1960, nhưng phóng viên sẽ được thả xuống ở đâu đó, có thể là sân bay Phú Cát – nơi mà nhân viên Không Lực sẽ không thể biết về đọ súng nếu họ nghe thấy điều đó, ở hướng nào thì lại càng không. “Sở chỉ huy” quân đội gần nhất mà anh ta có thể tìm thấy đường đến, bên ngoài tường rào sân bay, là trại Fidel, nơi mà Ron sẽ cung cấp cho anh ta “một câu chuyện” và đưa anh ta quay trở lại sân bay.

Thực tế là kịch bản này được vẽ ra trong hồi ức của Ward Just – ông ấy đã đưa tin ở Việt Nam vào những năm đầu chiến tranh – hương vị của những ngày tháng cũ, phóng viên của trí tưởng tượng xa xưa, tính hợp lý của các chi tiết được kiểm tra bằng kinh nghiệm và những quy tắc quân sự mà tôi biết hồi đó. Phần lớn trách nhiệm của tôi với vai trò trợ lý tuyên úy trong tập đoàn số 41 và các đơn vị pháo binh khác là lái xe jeep cùng với cha tuyên úy tới các cứ điểm và LZ nằm dọc theo đường cao tốc số 1, 19 và 14, hoặc hộ tống ông ấy trên máy bay trực thăng tới các địa điểm xa hơn. Muốn đến cứ điểm Pony? Máy bay lên thẳng của chúng tôi đến LZ English và từ đó chúng tôi lái xe đến Pony – khá xa. Đó là điều chưa bao giờ diễn ra, hay tôi chưa bao giờ thấy một thường dân Hoa Kỳ nào hỏi hoặc đi theo cách này. Điều đó cũng không thể diễn ra bởi vì chúng tôi cần được cho phép để đưa bất kỳ người nào đi, ngay cả nhân viên quân sự. Chuyện đó không bao giờ xảy ra. 

Điều quan trọng đối với tôi là tôi chưa từng nghe thấy chuyện đó diễn ra. Liệu có phóng viên tin tức, bằng cách nào đó, đi một mình tới nơi như Pony, cái gã ở đó ngày hôm nay có thể nói về điều đó trong nhiều tuần sau – nhưng tôi chưa từng thấy bất cứ phóng viên nào ở những nơi đó.

Có nghĩa là sự thật của câu ngạn ngữ là có nhiều gã “Việt Nam” nhớ như thể là có ai đó đã từng ở đó. Một cuộc chiến tranh dài với chính sách và hoạt động quân sự của Hoa Kỳ đã thay đổi theo thời gian bởi địa điểm, các chi nhánh và đơn vị. Điều mà Ward Just nhớ có thể là thật ở Tân Sơn Nhất gần Sài Gon, vào lúc ông ấy có mặt ở đó, hơn là ở nơi khác sâu trong nội địa vào năm năm sau. Cũng như với các câu chuyện chiến tranh khác, huyền thoại về tường thuật không sợ hãi bắt nguồn từ hiện thực là rất khó đưa tin về Việt Nam, với công việc cũng như điều kiện sống khó khăn và đôi khi là nguy hiểm. Trong lịch sử đưa tin tức hàng tuần về chiến tranh, tờ Weekly War, nhà báo James Landers mô tả sức ép đối với phóng viên để tạo ra các câu chuyện “bi kịch chiến tranh” mà họ cho rằng độc giả mong muốn, cũng như những khó khăn và nguy hiểm mà phóng viên phải đối mặt để đáp ứng nhu cầu đó.

Nhưng Lander cũng ghi nhận rằng các phóng viên ít khi rời khỏi Sài Gòn và thậm chí là theo các chuyến đi được cấp phép đưa phóng viên tới các sở chỉ huy sư đoàn và tập đoàn – nơi mà họ sẽ được Ron đón tiếp.

Điều sẽ không thay đổi là sự miễn cưỡng của các sĩ quan chỉ huy khi phải đón tiếp một cá nhân vô ích ở cứ điểm, cũng như ít có phóng viên “được tự do làm công việc [của họ]”, như Mr. Just đã nói. Nhà sử học Milton Bates, trong cuốn sách The Wars We Took to Vietnam, mô tả “công việc chiến tranh” là “rất rõ ràng giống như công việc ở nhà máy hay xây dựng” với nguy cơ phụ thêm về những thanh niên kiệt sức và chỉ được huấn luyện tối thiểu để vận hành cỗ máy hạng nặng tinh vi trong nhưng điều kiện khắc nghiệt. Ở Việt Nam, công việc đó là nóng bức, nặng nhọc và bẩn thỉu với sự phân chia lao động chặt chẽ và không có chỗ cho sự sao lãng mà những khán giả - như các phóng viên – sẽ đem tới. Chính vì lý do này, cha tuyên úy và tôi thường xuyên được hộ tống đi khỏi các công sự pháo khi có lệnh khai hỏa; máy bay trực thăng của chúng tôi có lần phải lượn vòng vòng cho đến khi người bị thương được dọn sạch khỏi LZ bị bộ binh địch tấn công vào đêm trước đó. 

Kinh nghiệm về phóng viên ở Việt Nam đươc nhớ lại là quan trọng hơn những thành tích lịch sử mà nó tạo ra. Sự nhầm lẫn phổ biến về việc người Mỹ được đưa tin tốt hơn về chiến tranh ở Việt Nam so với những cuộc chiến tranh gần đây ở Trung Đông hầu hết dựa trên niềm tin rằng các phóng viên đã được tự do đi bất cứ đâu họ muốn và tường thuật những gì họ thấy – một quan điểm lý tưởng đáp ứng kỳ vọng của công chúng về cấp độ căn bản của việc đưa tin mà các hãng tin tức hiện nay không thể thực hiện được.

Trong khi đó, huyền thoại về các phóng viên Rambo hung hãn khắp vùng châu thổ sông Mekong trở thành chuẩn mực về khí phách nhà nghề mà các phóng viên hiện nay có – hoặc họ tưởng rằng họ có. Sức ép đáp ứng kỳ vọng có thể đưa họ vào nguy hiểm. Khi phóng viên Bob Woodruff bị thương ở Iraq vào năm 2006, anh ta chỉ trích chủ lao động, hãng ABC News, đã đặt anh vào tình thế nguy hiểm để thu được đánh giá cao hơn của độc giả, bản thân Woodruff là “gã ngốc”, tự gây nguy hiểm không cần thiết cho bản thân khi thò đầu ra khỏi cửa xe bọc thép mà anh ta đang đi. 

Vào tháng giêng năm 2015, phóng viên Brian Wiliams của hãng NBC khẳng định rằng anh đã ở trên chiếc trực thăng bị kẻ địch bắn ở Iraq vào năm 2003. Anh ta đã kể nhiều phiên bản của câu chuyện trong nhiều năm nhưng khi mà cựu chiến binh cùng tham gia nhiệm vụ với máy bay trực thăng đã nói rằng đội của anh ta chưa bao giờ gặp nguy hiểm – câu chuyện của Willams là không thật. Williams đã bị NBC sa thải, tạo nên một bóng tối bao phủ những di sản của anh ta và hoài nghi về tương lai của anh ta trong lĩnh vực báo chí. Giờ đây, khi NBC chuẩn bị đưa William quay trở lại thông quan chi nhánh liên kết nhỏ MSNBC, những người theo đuôi sẽ lặp lại những chi tiết trong câu chuyện ngụy tạo về chiến sự đã làm anh ta mất việc và NBC bị bất ngờ. 

Mặc dù vậy, bình luận về sự phục chức của William sẽ giống như chỉ dừng ở mức độ thất bại cá nhân. Những người có học hơn sẽ bắt đầu phân tích tâm lý, để kết luận rằng “nam tính bị tàn phá” của anh ta là nguyên nhân của việc không kiểm chứng sự thúc đẩy của nam tính đã xác thực thông qua một sự liên hệ nhầm lẫn với sự dũng cảm chiến trận. Nhưng hầu hết các bình luận sẽ không thừa nhận hình mẫu mà trường hợp của anh ta và Woodruff (cũng như những người khác) đã tạo ra, một hình mẫu cho thấy thứ văn hóa mà theo đó các phóng viên chiến trường phải đối mặt với những kỳ vọng phi thực tế của các ông chủ và công chúng tiêu thụ tin tức. Vẫn tiếp tục bị loại bỏ khỏi bình luận là di sản của việc đưa tin trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, theo đo những kỳ vọng phi thực tế vẫn tiếp tục tồn tại. Đó là huyền thoại về việc lợi ích của công chúng được binh đoàn những “gã phóng viên đúng đắn” tự do, mà trực thăng tha lôi từ nơi này qua nơi khác, những kẻ vẫn còn ám ảnh sự tôn kính nghề nghiệp của phóng viên chiến tranh hiện nay, phục vụ tốt hơn trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam

Sự thật là các cuộc chiến tranh hiện nay rất khác xưa, chiến trận –thậm chí là ngay cả với những cuộc chiến đang diễn ra – ít đặc trưng bằng nguy cơ thiệt hại tính mạng hay vật chất hơn trước kia; sự thật là ngay cả Việt Nam cũng khác với những năm tháng vinh quang tưởng tượng hiện nay mà một thế hệ phóng viên anh hùng được cho là đã tạo ra; sự thật là những tên cướp biển tự do mà Ward Just nhớ đến gần với Ernie Pyle, phóng viên chiến tranh huyền thoại của Thế Chiến Thứ II (không có trực thăng), hơn là các phóng viên đã gặp (hoặc không) anh bạn Ron của tôi ở Việt Nam.

Sự thật là nếu các hồi ức báo chí coi Ron là hình tượng trung tâm trong lịch sử báo chí của thời kỳ Việt Nam, Bob Woodruff có thể không bị nguy hiểm để thu thập vài “bi kịch chiến trường”, anh ta có thể giữ đầu an toàn trong khoang của APC và không bị thương cũng như Brian Williams vẫn có thể là phóng viên của hãng NBC. 

Jerry Lembcke is Associate Professor Emeritus of Sociology at College of the Holy Cross in Worcester, Mass. He is the author of The Spitting Image: Myth, Memory and the Legacy of Vietnam and Hanoi Jane: War, Sex, and Fantasies of Betrayal. His newest book is PTSD: Diagnosis or Identity in Post-empire America? He can be reached at jlembcke@holycross.edu.

Thursday, July 30, 2015

Làn sóng tội phạm ở Ukraina và sự bất lực của chính quyền thân phương tây

Hơn một năm sau siêu phẩm cách mạng Maidan do Hoa Kỳ và phương tây dàn dựng, đất nước Ukraina phải nếm trải sự chia cắt, bạo lực, nghèo đói và nạn tội phạm tràn lan, hơn nữa là thảm cảnh đó không biết đến bao giờ kết thúc. Dưới đây là bản dịch bài báo The “Ichkerization” Crime Wave in Ukraina bình luận chi tiết về tình trạng tội phạm và sự bất lực của chính quyền Ukraina hiện nay.

Làn sóng tội phạm ở Ukraina và sự bất lực của chính quyền thân phương tây

“Các công dân sẽ chấp nhận bất cứ quyền lực nào giúp họ thoát khỏi những kẻ cướp này.”

Một cô gái bị kẻ lạ mặt bắt cóc hồi tháng trước ở quảng trường Độc Lập [Maidan] ở Kiev vào tối chủ nhật. Vụ việc được đưa tin trên website của cảnh sát giao thông: “Kiev. Cô gái bị bắt cóc, quảng trường Độc Lập. Một cô gái bị cưỡng ép vào xe ô tô chạy về phía khu vực ngoại ô. 14/06/2015, 21:40. Xe BMW S5, AK6068CI, màu tối. Thông tin của Sở Đăng Kiểm Ô tô Kiev.”

Vào cùng ngày, một cô gái 16 tuổi bị bắt cóc ở khu vực Ivano-Frankivsk, theo như thông cáo báo chí của sở nội vụ địa phương: “Vào ngày 14 tháng 6, khoảng 1h30 sáng trên đoạn đường giữa làng Rosokhach và Vinograd ở tỉnh Gorodenkovskii, một kẻ lạ mặt đã cưỡng éo một cô gái vào xe VAZ (Lada) và lái xe đi đâu không rõ. Vị trí hiện tại của cô gái không xác định.” 

Trước đó, ở khu vực Donetsk, ở Slavyansk, bị quân đội Ukraina chiếm đóng, một cư dân địa phương báo với cảnh sát về việc con trai bà bị bắt cóc. Vụ việc được nguồn tin cảnh sát tường thuật: “Người phụ nữ tới cảnh sát Slavyansk vào ngày 10 tháng 6 và khẳng định rằng một nhóm người đã bắt giữ con trai 20 tuổi của bà trên đường phố. Theo người phụ nữ thì con trai của bà đã bị đưa đi đâu không rõ.”

Vào ngày 12 tháng 6 (dòng 102 trong báo cáo của cảnh sát), một sĩ quan đang thi hành nhiệm vụ được báo tin rằng ở gần chợ Troeschina của Kiev, một kẻ lạ mặt đang giữ một người đàn ông trong xe và đòi tiên. Khi các sĩ quan cảnh sát tới hiện trường, họ thấy một thanh niên nằm bất động trên mặt đất. Bác sĩ thông báo là anh ta đã chết.

Vào ngày 1 tháng 6, bé gái 8 tuổi Nastya Bokova bị bắt cóc trên sân chơi ở Zaporozhye. Vào ngày 13 tháng 6, xác của cô được tìm thấy trên đảo Khortytsya trong một lâm trại, gần căn cứ huấn luyện của tân phát xít Ukraina.

Trên mạng xã hội có thông báo tìm kiếm sinh viên mất tích Jana Dmitrikova của trường đại học hàng không Zaporozhye. Cô gái trên đường về nhà sau giờ làm vào đêm 13 tháng 6 nhưng không bao giờ về đến nhà. 

Cô bé 6 tuổi Susanna Sharkova, bị mất tích, đã tìm thấy xác ở một căn nhà riêng tại huyện Shevchenko của Zaporozhye vào ngày 11 tháng 3.

Ngày 8 tháng 6, một kẻ lạ mặt lái xe Mercedes màu đen đã bắt cóc một cô gái trên phố Kostelni ở Kiev. Vụ việc được Bộ Nội Vụ Ukraina đưa tin.

Vào ngày 19 tháng 5, cũng theo nguồn tin trên, một cô gái bị kẻ lạ mặt đi xe Mercedes bắt cóc ở quận Obolonskiy của Kiev.

Tất cả những bản tin này tương tự như các bản tin chiến sự. Các tội ác nghiêm trọng diễn ra hầu như hàng ngày ở Ukraina, hầu hết không được xử lý. Bắt cóc giữa ban ngày, ăn trộm xe, cướp bóc – tất cả đều trở thành thông thường ở quốc gia vừa giành được thắng lợi trong “cuộc cách mạng của phẩm giá” trên quảng trường Maidan.

Vào năm 2014, Ukraina thống kê được hơn một triệu vụ vi phạm hình sự, số tội ác nghiêm trọng tăng gần 90% - đa số là ở thủ đô Kiev.

Số vụ cướp đã tăng gấp hai lần kể từ đầu năm nay so với cùng kỳ năm 2014, đa số là cướp có vũ trang. Theo quan điểm của chủ tịch Liên Đoàn An Ninh Chuyên Nghiệp Ukraina Sergei Shabovta, nguyên nhân của sự gia tăng đột biến các vụ tấn công có vũ trang là sự gia tăng đột ngột của căng thẳng xã hội và một số lượng lớn vũ khí bất hợp pháp. 

“Chỉ riêng quý đầu năm, số lượng các vụ tội phạm có sử dụng vũ khí đã tăng gấp ba.” Shabovta nói. Không may là thống kê này đôi khi bị hệ thống hành pháp che dấu.

Các chuyên gia giải thích rằng ở Ukraina có một số lượng lớn người đang bị trầm cảm. Nhiều người bị vô gia cư và thiếu đói. Thêm vào đó, Shabovta cho biết có việc buôn bán vũ khí bất hợp pháp đã gia tăng đáng kể. Có thông tin cho biết Kiev nhận được một lượng lớn vũ khí từ nơi được gọi là khu vực ATO (tức là “Chiến Dịch Chống Khủng Bố” của chính quyền Ukraina nhằm vào các chiến binh nói tiếng Nga ở miền đông Ukraina).

Như chỉ huy tiểu đoàn “Aydar” Valentin Likholit trả lời phóng viên của Vesti bản tiếng Ukraina, vũ khí từ khu vực giao tranh được chuyển về Kiev để bán và dự trữ cho các trường hợp khẩn cấp. “Nó hoạt động như sau: những kẻ côn đồ liên kết với những kẻ môi giới, những kẻ này tổ chức vận chuyển,” ông ta nói. 

Đa số khách hàng muốn mua súng lục chiến đấu và đạn của Makarov (PM) và Tokarev (TT), cũng như lưu đạn. Người bán chào hàng “nhận mọi loại vũ khí”, trưng bày chúng trên ảnh. Ở Ukraina hiện nay, có thể dễ dàng đặt mua súng giao tận nhà, thậm chí thông qua mạng xã hội. 

Nhiều tổ chức truyền thông đại chúng đã so sánh Ukraina với Chechnya của Dudayev. Chúng ta đều biết điều gì đã diễn ra với “Ichkeria” [1] hầu như đã bị quên lãng.

Đa số người dân đã mệt mỏi với tình trạng vô chính phủ côn đồ và ủng hộ chiến dịch chống khủng bố của quân đội Nga, quay trở lại thành một phần hợp pháp của nước cộng hòa Nga.

Theo nhà phân tích Vasily Muravitskiy, lý do chính của tình trạng tội phạm tồi tệ hơn ở Ukraina là sự phá hủy tính liên tục của quyền lực. “Tình hình hiện nay là quyền lực của quốc gia đã rơi xuống bùn đất. Hàng ngàn người đang có ấn tượng rằng họ chỉ cần nhặt lên và sử dụng nó. Chính quyền đã từ bỏ trách nhiệm quan trọng nhất của quyền lực: nó đã nhường lại quyền sử dụng vũ lực cho các tiểu đoàn tự tổ chức, nửa ăn cướp, một số chúng, như “Azov” và “Aydar”, vốn được thừa nhận công khai là những kẻ cướp phát xít.

“Tình trạng này không thể chấm dứt, bởi vì những cơ quan nhà nước còn lại cũng trực tiếp can dự vào tình trạng lộn xộn này. Ví dụ như sự xuất hiện của tổ chức cực hữu ở tòa nhà thư ký báo chí của Chưởng Công Tố Ukraina. Họ đến để ủng hộ lãnh đạo của SBU, Valentin Nalyvaychenko, người bị triệu đến để thẩm vấn.

Khi điều tra những kho dầu bị cháy, những kẻ tình nguyện đã châm lửa chứ không phải nhà nước.

“Chính quyền “Maidan” đã khởi động cơ chế sụp đổ của nhà nước ở cấp chính quyền cao nhất. Do đó, “Ichkeria hóa” Ukraina sẽ tiếp tục. Nhưng vấn đề chính không phải là Ichkeria hóa mà là ở Ukraina hiện nay không có lực lượng thực sự nào có thể hay muốn chống lại việc biến quốc gia thành trò ăn cướp và mọi người có thể cướp bóc tùy thích. 

Nhà phân tích chính trị Victor Shapinov cũng tin rằng Ichkeria hóa Ukraina đã thực sự diễn ra. “Nhắc tới những kẻ vô chính phủ có vũ trang, một sự thay thế cho nhà nước, điều đó đã xảy ra. Tất cả đều bắt đầu ngay sau “Maidan”, khi những kẻ quốc gia chiếm đóng tòa nhà Công Đoàn và Trung Tâm Hội Nghị, điều đầu tiên họ làm là tạo ra nhà tù và phòng tra tấn tạm thời.

“Thậm chí sự cai trị của thời kỳ “hậu Maidan”, dựa trên sự khủng bố của các nhóm bán quân sự, đã phải vật lộn với sự thể hiện rất rõ ràng của Ichkeria hóa. Hãy nhớ lại vụ tiêu diệt một trong những thủ lĩnh cực đoan là Muzychko. [2] Quá trình vẫn tiếp tục.

“Một ví dụ mới đây là vụ các cựu chiến binh ATO cướp trạm xăng, giết chết hai sĩ quan cảnh sát khi họ cố gắng bắt giam chúng. [3] Đây là trường hợp mà nhân viên công lực ít nhất cũng cố gắng ngăn chặn sự vô chính phủ của “những anh hùng dân tộc”. Nhưng có bao nhiêu trường hợp mà cảnh sát không dám can thệp?”

Svobodnaya Pressa (SP): Chúng ta có thể nói rằng nhà nước đang thực hiện trách nhiệm bảo vệ thường dân? 

“Nhà nước này không tuyên bố về mục tiêu đó. Họ không có trách nhiệm với công dân. Nhưng họ luôn sẵn sàng trả lời các nhà tài trợ phương tây. Một số người công khai nói: “Nếu anh không hài lòng chuyện gì thì anh là gián điệp nước ngoài.” Tôi không phóng đại. Hãy xem các thông báo của quan chức ở Kiev. Hãy xem các kênh truyền hình trung ương để tự thấy điều đó.” 

SP: Liệu chúng ta có rơi vào tình trạng mà đại đa số người Ukraina, cũng giống như đa số người dân Chechnya vào đầu những năm 2000, sẽ chào đón đạo quân có thể chấm dứt tình trạng vô chính phủ? 

“Tôi cho rằng hoàn cảnh phức tạp hơn thế. Nhưng trước khi quân du kích Donbass được chào đón bằng hoa ở những thành phố miền trung Ukraina, nước cộng hòa nhân dân Lugansk (LPR) và Donetsk (DPR) phải tạo ra một ví dụ về việc xây dựng thành công nhà nước phúc lợi, trái ngược với nguy cơ lao xuống vực sâu của Ukraina. Dĩ nhiên, trên phương diện này đã có một số tiến bộ được tạo ra. Ví dụ như việc quốc hữu hóa một số doanh nghiệp quan trọng ở những nước cộng hòa ly khai. 

“Nhưng cho đến hiện giờ, việc xây dựng nhà nước sẽ tiếp diễn ở Donbass hay không vẫn là câu hỏi. Trên hết là vẫn còn hiệp định Minsk yêu cầu LPR và DPR phải quay trở lại áp dụng luật Ukraina. Trong khi đó, để vãn hồi trật tự của đất nước, cần phải có sự thay thế hoàn toàn chế độ của Kiev. Không chỉ có thay thế quân sự mà còn cả chính trị và hệ tư tưởng nữa.”

Nhà sử học Ukraina Vladimir Kornilov, giám đốc của Trung Tâm Nghiên Cứu Á-Âu, lưu ý rằng hầu hết tội ác có vũ trang hiện nay ở Ukraina là do các lực lượng trừng phạt đã từng ở mặt trận gây ra. “Kết quả của sự giết chóc do Kiev thả ra một năm trước đây là vũ khí được phổ biến tràn lan khắp đất nước. Các băng đảng được kết hợp lại dưới chiêu bài “các tiểu đoàn tình nguyện” (ngay cả Chưởng Công Tố Ukraina cũng thừa nhận “Aydar” là băng đảng) và hoàn toàn không bị kiểm soát. Không có gì khó hiểu khi điều này dẫn đến tình trạng tội phạm gia tăng. Maidan đã sinh ra sự gia tăng của tội phạm theo số mũ. 

SP: Tại sao nhà cầm quyền không thể làm gì?

“Chúng ta có thể trông đợi nhà cầm quyền, được sinh ra với sự trợ giúp của phương pháp gangster, điều gì? Chính quyền này hiểu rằng không có chiến tranh thì họ sẽ bị quét sạch. Tất cả nỗ lực của họ chỉ nhằm dồn băng đảng của họ vào Donbass, ở đó tội phạm với vũ khí trong tay có thể thực hiện mọi loại tội ác, trong khi không cho phép chúng cướp bóc quá nhiều ở phần còn lại của Ukraina. 

“Nhưng thậm chí Kiev cũng hiểu rằng những nỗ lực đó là vô vọng. Những kẻ cướp trở về từ mặt trận không thể sống và kiếm tiền bằng bất cứ cách nào khác. Chính quyền Kiev được tạo thành từ bầy tay sai sống bằng phương châm giống như câu ngạn ngữ Pháp: “Sau ta là đại hồng thủy”.

SP: Người dân sẽ chấp nhận bất cứ quyền lực nào đưa họ ra khỏi sự lộn xộn, điều này có nghĩa là gì? 

“Tình trạng hỗn loạn và vô chính phủ đang ngự trị ở Ukraina luôn tạo ra khát vọng của người dân về “bàn tay sắt” [để kiểm soát nó]. Quan điểm chính trị về “bàn tay” này thường không khiến dân chúng lo ngại nhiều …”

Bài báo được xuất bản lần đầu trên Svobonaya Pressa [Báo Tự Do], 23 tháng 7 năm 2015.

Chú thích của người dịch:

[1] Dzhokhar Musayevich Dudayev là tổng thống đầu tiên của “Nước Cộng Hòa Ichkeria Chechen” từ năm 1991 cho đến khi chết vào năm 1996. Ông ta bị quân đội Nga giết.

[2] Aleksandr Muzychko bị cảnh sát Ukraina bắn chết vào tháng 3 năm 2014.

[3] Hai sĩ quan cảnh sát bị giết và ba người khác bị thương bởi súng tự động bắn vào sớm chủ nhật ngày 3 tháng 5, khi họ đuổi theo hai tay súng cướp một trạm xăng. Các tay súng và đồng phạm là thành viên của vài tiểu đoàn tân phát xít, trong đó có “Aidar” và “Azov”. Một trong những kẻ đồng phạm bị bắt giữ sau đó là Vera Zaverukha, 19 tuổi. 

Don Hank dịch sang tiếng Anh cho CounterPunch.

Wednesday, July 29, 2015

Trung Quốc chống lại quyền lực mềm và lật đổ của phương tây

Tiếp theo Nga, Trung Quốc đã ban hành luật để kiểm soát hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên lãnh thổ của họ để chống lại các âm mưu gây rối và kích động lật đổ. Truyền thông phương tây như thường lệ coi việc này là vi phạm nhân quyền và ngăn cản tự do lập hội cũng như thể hiện quan điểm của dân chúng. Từ nhiều năm nay, tất cả mọi người đều thấy rõ bộ mặt thật của các NGO phương tây, nhưng khi các nước lớn như Nga và Trung Quốc công khai ban hành luật nhằm hạn chế ảnh hưởng độc hại của những tổ chức này thì vấn đề rõ ràng là khác biệt. 

Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch bài viết "China’s NGO Law: Countering Western Soft Power and Subversion

Luật về NGO của Trung Quốc: Chống lại quyền lực mềm và lật đổ của phương tây

Trung Quốc mới đây đã tiến một bước quan trọng trong việc kiểm soát chặt chẽ hơn các tổ chức phi chính phủ ngoại quốc (NGO) trong phạm vi quốc gia. Bất chấp sự lên án của các nhóm được gọi là nhân quyền ở phương tây, động thái của Trung Quốc có thể được hiểu là quyết định trọng yếu để bảo vệ chủ quyền chính trị. Dĩ nhiên, những lời kêu gào đinh tai nhức óc về “áp bức” và “thù địch với xã hội dân sự” của các NGO phương tây không mấy lay chuyển được biện pháp của Bắc Kinh khi chính quyền đã nhận ra sự cấp thiết của việc ngăn chặn những con đường dẫn đến bất ổn chính trị và xã hội.

Lập luận thông thường, một lần nữa được dùng để phản đối Luật về Tổ Chức Phi Chính Phủ Ngoại Quốc của Trung Quốc, là nó ngăn cản tự do lập hội và thể hiện quan điểm, cũng như là công cụ để bóp nghẹt khu vực xã hội dân sự ở Trung Quốc. Những người bảo vệ NGO mô tả đạo luật này như là một ví dụ về vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc và hơn nữa là bằng chứng cho thấy Bắc Kinh thiếu sự đóng góp vào nhân quyền. Họ cho rằng Trung Quốc đang hướng tới củng cố chính quyền độc đoán bằng cách phong tỏa các không gian dân chủ đã xuất hiện trong những năm gần đây.

Mặc dù vậy, giữa những cánh tay vung vẩy về nhân quyền và dân chủ, điều không mấy dễ chịu toát lên từ các phát biểu là sự thật rất đơn giản, các NGO nước ngoài, cũng như NGO nội địa được tài trợ bằng tiền của nước ngoài, hầu hết đại diện cho lợi ích của nước ngoài và được sử dụng như là vũ khí quyền lực mềm để gây bất ổn. Giờ đây không còn là thuyết âm mưu nữa khi hồ sơ về vai trò của các NGO trong các rối loạn chính trị gần đây của Trung Quốc đã trở thành rất đồ sộ. Không phải là nói quá, cuối cùng Bắc Kinh cũng nhận ra, giống như Nga trước đó, rằng để duy trì sự ổn định chính trị và chủ quyền thực sự thì cần phải có khả năng kiểm soát không gian dân sự nếu không sẽ bị Hoa Kỳ và đồng minh của họ điều khiển. 

“Quyền Lực Mềm” và Làm Mất Ổn Định Trung Quốc

Joseph Nye đã định nghĩa “quyền lực mềm” là khả năng một quốc gia thuyết phục một quốc gia khác và/hoặc điều khiển các sự kiện mà không cần đến sức mạnh hay sự cưỡng ép để đạy được kết quả chính trị mong muốn. Một trong những công cụ chủ yếu của quyền lực mềm hiện đại là xã hội dân sự và NGO thống trị nó. Với sự hậu thuẫn tài chính của các cá nhân và tổ chức quyền lực trên thế giới, những NGO này sử dụng vỏ bọc “thúc đẩy dân chủ” và nhân quyền để thực thi chương trình của những người bảo trợ cho họ. Trung Quốc là nạn nhân của chiến lược này. 

Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền và hầu hết tổ hợp NGO đã lên án Luật Quản Lý NGO Ngoại Quốc của Trung Quốc bởi vì họ tin rằng đạo luật sẽ ảnh hưởng nhiều đến những nỗ lực hành động độc lập với Bắc Kinh của họ. Mặc dù vậy, trái với sự thể hiện ngây thơ hoàn hảo mà những tổ chức dùng làm mặt nạ, sự thật là họ hành động như là tay sai không chính thức của cơ quan tình báo và chính quyền phương tây, họ đã đóng vai trò chủ chốt trong việc làm cho Trung Quốc bất ổn trong những năm gần đây.

Ví dụ điển hình đã được công khai là sự an thiệp chính trị năm 2014 với phong trào “Chiếm Đóng Trung Tâm” ở Hồng Kông, còn được gọi là Phong Trào Chiếc Ô. Truyền thông phương tây cung cấp cho độc giả thiếu thông tin hết câu chuyện này đến câu chuyện khác về phong trào “ủng hộ dân chủ” tìm cách lên tiếng, như người phát ngôn Nhà Trắng John Earnest đã viết một cách nực cười, “… nguyện vọng của người dân Hồng Kông.” Nhưng những lời trống rỗng đó chỉ là một phần của câu chuyện.

Điều mà truyền thông doanh nghiệp của phương tây đã không đề cập là mối liên hệ chặt chẽ giữa phong trào Chiếm Đóng Trung Tâm và các cơ quan chủ chốt của quyền lực mềm Hoa Kỳ. Lãnh đạo thường được chào hàng của Chiếm Đóng Trung Tâm là một học giả thân phương tây có tên là Benny Tai, một giáo sư luật của trường đại học Hồng Kông. Mặc dù ông ta tự nhận là lãnh đạo của phong trào dân chúng, ông Tai đã nhiều năm là đối tác của Viện Dân Chủ Quốc Gia (NDI), một NGO danh nghĩa được nhận tài trợ trực tiếp của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ thông qua tổ chức Hỗ Trợ Dân Chủ Quốc Gia (NED). Trên thực tế NDI là một trong những người bảo trợ hàng đầu (và ủng hộ tài chính chủ chốt) của Trung Tâm So Sánh và Công Luật của đại học Hồng Kông, chương trình mà Benny Tai có quan hệ thân thiết, cũng như là thành viên lãnh đạo từ năm 2006. Không phải là lãnh đạo mới nổi, Tai được lựa chọn cẩn thận làm người dẫn dắt phong trào cách mạng màu do Mỹ tài trợ.

Hai cá nhân nổi tiếng khác tham gia Chiếm Đóng Trung Tâm là Audrey Eu, người sáng lập Đảng Dân Sự ở Hồng Kông và Martin Lee, chủ tịch sáng lập của Đảng Dân Chủ Hồng Kông. Cả Eu và Lee đều có mối quan hệ lâu dài với chính quyền Hoa Kỳ thông qua NED và NDI. Eu là người thường xuyên tham gia các chương trình do NDI tài trợ và Lee thực sự nổi bật với việc nhận được phần thưởng của cả NED và NDI, cũng như được gặp phó tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden vào năm 2014 cùng với luật sư chống Bắc Kinh Ason Chan. 

Không cần phải tốn nhiều sức lực để thấy rằng, với nhiều mức độ khác nhau, Tai, Eu, Lee và Chan đã hành động như là hình tượng công chúng của sáng kiến được chính quyền Hoa Kỳ tài trợ để gây bất ổn chính trị ở Hồng Kông, một trong những khu vực quan trọng về kinh tế và chính trị của Trung Quốc. Thông qua sự trung gian của NGO, Washington có thể thúc đẩy phong trào chống Bắc Kinh với sự bảo trợ của “thúc đẩy dân chủ”, cũng như họ đã làm ở khắp nơi từ Ukraina cho đến Venezuela. May mắn cho Trung Quốc, phong trào đó không được sự hỗ trợ của khối đông giai cấp lao động ở Hồng Kông và Trung Quốc, hay thậm chí là nhiều người trong giai cấp trung lưu, những người chỉ coi việc đó là một chút phiền nhiễu nhỏ. Mặc dù vậy, điều này đòi hỏi chính quyền phải nhanh chóng kiềm chế quan hệ công chúng và sự thất bại truyền thông mà phong trào gây ra, một sự kiện mà Bắc Kinh chắc chắn phải ghi nhận. 

Như người phát ngôn của Quốc Hội đã giải thích vào tháng 4, luật NGO là cần thiết để “bảo vệ an ninh quốc gia và duy trì ổn định xã hội.” Vào cuối năm 2014, đỉnh điểm của cuộc biểu tình Chiếm Đóng Trung Tâm, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới Ma Cao và phát biểu sự cần thiết của việc phải đảm bảo Ma Cao đi “đúng đường”. Trong một ám chỉ đến Hồng Kông, Tập khen ngợi Ma Cao về việc tiếp tục theo đuổi chính sách “một quốc gia, hai chế độ” với sự điều hành chuyên biệt cho phép các lãnh thổ Ma Cao và Hồng Kông có chủ quyền lớn hơn nhưng vẫn phụ thuộc vào luật pháp Trung Quốc. Đặc biệt, Tập thể hiện rõ rằng, bất chấp phong trào do NGO nước ngoài tạo ra ở Hồng Kông, Bắc Kinh nằm trong tầm kiểm soát. Đây chính là vấn đề chủ chốt: kiểm soát. 

NGO, Quyền Lực Mềm và Khủng Bố ở Tân Cương

Mặc dù vậy, vũ khí “quyền lực mềm” của NGO không chỉ được sử dụng ở riêng Hồng Kông. Trên thực tế, tỉnh phía Tây Trung Quốc là Tân Cương, một trong những khu vực bất ổn nhất của đất nước, đã được chứng kiến sự kích động nổi loạn và lật đổ bằng các phần tử quyền lực mềm trong những năm gần đây. Tân Cương là nhà của đa số người dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi đã thường xuyên bị tấn công với chủ nghĩa khủng bố và tuyên truyền đê hèn nhằm bôi nhọ Trung Quốc như là kẻ áp bức và kẻ thù của người Duy Ngô Nhĩ cũng như Hồi giáo nói chung.

Tân Cương trở thành nạn nhân của nhiều tấn công khủng bố trong những năm gần đây, trong đó có vụ đánh bom tàn bạo giết chết nhiều người và làm bị thương hơn 100 người vào tháng 5 năm 2014, vụ đâm chém hàng loạt và đánh bom vào tháng 11 năm 2014, vụ tấn công của khủng bố người Duy Ngô Nhĩ vào trạm kiểm soát giao thông tháng trước khiến 18 người chết. Những vụ tấn công tước đi mạng sống của nhiều công dân Trung Quốc vô tội, nếu những vụ tấn công đó nhằm vào người Mỹ thì truyền thông phương tây sẽ lên án đó là thánh chiến chống lại toàn thế giới. Mặc dù vậy, do chúng chỉ diễn ra ở Trung Quốc, nên chúng là những sự kiện cô lập xuất phát từ “sự ruồng bỏ” và “áp bức” người Duy Ngô Nhĩ của những nhà cầm quyền Trung Quốc xấu xa.

Những tường thuật đầy thiên kiến kiểu này không phải là ít do sự xâm nhập của NGO vào cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ và mạng lưới quan hệ khổng lồ được chính quyền Hoa Kỳ trực tiếp tài trợ. Cũng chính NED, đã cung cấp tài chính cho NDI và các tổ chức khác có tham gia vào việc gây bất ổn của “Chiếm Đóng Trung Tâm” ở Hồng Kông, là nhà tài trợ chính cho tổ hợp NGO của người Duy Ngô Nhĩ. 

Các tổ chức sau đã nhận được sự hỗ trợ tài chính đáng kể từ NED trong nhiều năm: Đại Hội Duy Ngô Nhĩ Thế Giới, Hiệp Hội Duy Ngô Nhĩ Hoa Kỳ, Quỹ Nhân Quyền và Dân Chủ Duy Ngô Nhĩ Quốc Tế, Câu Lạc Bộ PEN Duy Ngô Nhĩ Quốc Tế, cùng nhiều tổ chức khác. Những NGO này đã nhanh chóng trích dẫn truyền thông phương tây để bình luận mọi việc liên quan đến Tân Cương và hầu hết lên án Bắc Kinh về tất cả mọi vấn đề trong khu vực, bao gồm cả khủng bố. 

Dĩ nhiên ví dụ tốt nhất của tuyên truyền và dối trá đã diễn ra vài tuần trước đây khi truyền thông phương tây tràn ngập những câu chuyện ngụy tạo về việc Trung Quốc cấm thực hiện lễ nhịn ăn Ramadan ở Tân Cương. Hàng trăm bài báo lên án Trung Quốc về “sự ngăn cản tự do tôn giáo,” mô tả chính quyền Trung Quốc như là kẻ đàn áp và vi phạm nhân quyền. Đáng chú ý là nguồn của cáo buộc đó lại chính là Đại Hội Duy Ngô Nhĩ Thế Giới do NED tài trợ.

Hơn nữa, vào giữa tháng 6, vào ngày Eid al-Fitr (ngày cuối cùng của kỳ Ramadan), tờ Wall Street Journal đăng một câu chuyện về phản hồi truyền thông từ Trung Quốc, trong nhiều tuần họ đã tìm cách công bố sự thật là ở Tân Cương và khắp nơi ở Trung Quốc, lễ Ramadan được công khai chào đón. Người ta có thể đoán rằng nguồn chống Trung Quốc được trích dẫn như thường lệ lại là một đại diện của tổ chức Đại Hội Duy Ngô Nhĩ Thế Giới. Có vẻ như tổ chức này, thay vì bảo vệ nhân quyền, đã trở thành cái loa cho tuyền truyền chống Trung Quốc của Hoa Kỳ. Khi tuyên truyền bị Trung Quốc bóc mẽ và phơi bày thì các tuyên truyền mới và bậy bạ hơn sẽ tiếp tục.

Dấu Vết Địa Chính Trị 

Tất cả sự bôi nhọ cho thất sự đáng chú ý về mặt địa chính trị và chiến lược khi Thổ Nhĩ Kỳ tham gia vào việc lên án Trung Quốc về “sự ngược đãi” người Duy Ngô Nhĩ Hồi Giáo, những người mà Ankara cho là người Thổ theo quan điểm phục hận tân Ottoman của họ. Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố rằng “Người dân chúng ta đau buồn với tin tức mới cho biết người Thổ Duy Ngô Nhĩ đã bị cấm nhịn ăn hoặc thực hiện các nghĩa vụ tôn giáo ở khu vực Tân Cương … Mối quan ngại sâu sắc của chúng ta đối với những bản tin này phải được chuyển tới đại sứ Trung Quốc ở Ankara.”

Trung Quốc đã trả lời bình luận không thích hợp của ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt là sự nhận vơ ngớ ngẩn về người Duy Ngô Nhĩ của Thổ Nhĩ Kỳ. Người phát ngôn bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố, “Trung Quốc đã yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ làm rõ những bản tin này và chúng tôi bày tỏ sự quan ngại về tuyên bố của bộ ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ … Quý vị biết rằng tất cả những người ở Tân Cương được tự do tín ngưỡng theo hiến pháp Trung Quốc” 

Trong khi chính quyền Trung Quốc, như đã luôn làm, sử dụng sự im lặng để thể hiện sự không hài lòng, tác động của tuyên bố này không mất đi đối với những người quan sát chính trị sâu sắc có hiểu biết về quan hệ Trung Quốc-Thổ Nhĩ Kỳ. Mặc dù hai nước này có nhiều lợi ích chung, như Thổ Nhĩ Kỳ đã thường xuyên thể hiện sự mong muốn tham gia Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải (SCO), một sự thật ít được biết đến, Thổ Nhĩ Kỳ là nguồn hỗ trợ chủ chốt cho khủng bố ở Trung Quốc. 

Điều này không được truyền thông quốc tế phô trương ầm ĩ, vào tháng giêng năm 2015, nhà cầm quyền Trung Quốc đã bắt giữ ít nhất 10 nghi phạm Thổ Nhĩ Kỳ, những người này bị cáo buộc tổ chức và hỗ trợ vượt biên bất hợp pháp cho một số phần tử cực đoan Duy Ngô Nghĩ. Sau đó, những phần tử này sẽ đến Syria, Afghanistan và Pakistan để được huấn luyện và chiến đấu cùng với các đồng ngũ thánh chiến. 

Câu chuyện tiếp tục cho thấy bằng chứng của mạng lưới khủng bố quốc tế được tài trợ và tổ chức tốt được điều hành và/hay hỗ trợ của tình báo Thổ Nhĩ Kỳ. Theo bộ ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ, mười công dân Thổ bị bắt ở Thượng Hải vào ngày 17 tháng 11 năm 2014 về việc hỗ trợ nhập cư trái phép. Khi các cáo buộc chính thức đối với họ là từ giả mạo tài liệu cho tới hỗ trợ cư trú trái phép, câu hỏi lớn được đặt ra về việc khủng bố quốc tế ẩn nấp phía sau. Dĩ nhiên, như những bằng chứng cho thấy những người nhập cư Duy Ngô Nhĩ này không chỉ đi để thăm người thân ở nước khác. Trái lại, họ là một phần của khuynh hướng đã được ghi nhận của các phần tử cực đoan Duy Ngô Nhĩ, họ đến Trung Đông để được huấn luyện và chiến đầu cùng với Nhà Nước Hồi Giáo hay các nhóm khủng bố khác. 

Cũng chính mạng lưới những kẻ cực đoan này đã thực hiện vụ đánh bom được đề cập ở phía trên ở Urumqui, thủ phủ của Tân Cương. Khuynh hướng này đã được phát hiện hai tháng trước vào tháng 12 năm 2014 khi Reuters đưa tin rằng Bắc Kinh chính thức cáo buộc du kích quân Duy Ngô Nhĩ từ Tân Cương đã tới lãnh thổ do Nhà Nước Hồi Giáo kiểm soát để được huấn luyện. Sự chứng thực tiếp theo về những cáo buộc này, tờ Jakarta Post của Indonesia đưa tin về việc bốn phần tử thánh chiến Duy Ngô Nhĩ Trung Quốc đã bị bắt ở Indonesia khi đi từ Tân Cương tới Malaysia. Một bản tin tương tự khác cũng xuất hiện trong những tháng mới đây, cho thấy hình ảnh về một chiến dịch có tổ chức để giúp các phần tử cực đoan Duy Ngô Nhĩ đi khắp Châu Á, liên lạc và hợp tác với các nhóm khủng bố quốc tế như Nhà Nước Hồi Giáo.

Khủng bố Duy Ngô Nhĩ với giấy tờ giả mạo do các nguồn nội địa của Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp liên quan đến mạng lưới khủng bố đã thực hiện hàng loạt các vụ tấn công vào công dân và cảnh sát Trung Quốc. Không có gì ngạc nhiên khi Trung Quốc không cúi mình trước nước mắt cá sấu của Erdogan và chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ. Mặc dù vậy, bất chấp chiến tranh khủng bố, các NGO Duy Ngô Nhĩ do Hoa Kỳ tài trợ vẫn tiếp tục trình bày rằng Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về khủng bố. 

Việc gây rối loạn Trung Quốc diễn ra dưới nhiều hình thức. Từ phong trào biểu tình ở Hồng Kông do các NGO có quan hệ với chính quyền Hoa Kỳ tài trợ, cho đến cuộc chiến tuyên truyền xuyên tạc của các NGO khác được chính quyền Hoa Kỳ tài trợ, hay cuộc chiến tranh khủng bố do thành viên NATO tạo ra, Trung Quốc là quốc gia đang bị tấn công cả bằng quyền lực cứng và mềm. Việc Bắc Kinh cuối cùng cũng phải kiềm chế ảnh hưởng độc hại của các NGO, cũng như các thế lực mà họ đại diện, không chỉ là bước tiến tích cực, đó là sự cần thiết tuyệt đối. An ninh và chủ quyền quốc gia của Trung Quốc đòi hỏi điều đó. 

This piece first appeared in New Eastern Outlook.

Eric Draitser is the founder of StopImperialism.org and host of CounterPunch Radio. He is an independent geopolitical analyst based in New York City. You can reach him at ericdraitser@gmail.com.

Thursday, July 23, 2015

Maidan 2.0 ở Kiev?

Sau cuộc đảo chính do phương Tây giật dây vào đầu năm 2014, Ukraina đã rơi vào chia cắt và hỗn loạn. Các giá trị dân chủ và tự do phương tây đã tự lột bỏ mặt nạ, trở thành cơn ác mộng kinh khủng của người dân Ukraina với chiến tranh, thất nghiệp, đói nghèo và kiệt quệ. Những lực lượng đã từng bắt tay nhau lật đổ tổng thống hợp pháp trước kia giờ lại quay sang tìm cách thanh toán lẫn nhau để tranh giành quyền lực. Máu có thể sẽ lại một lần nữa đổ ở quảng trường Maidan, biểu tượng của tự do giờ đã trở thành biểu tượng của thất bại bi thảm. 

Dưới đây là bản dịch bài viết "Maidan 2.0 in Kiev?" của tác giả Stephen Lendman tóm lược về nguy cơ đảo chính lần hai ở trong vòng 18 tháng ở Ukraina. 

Maidan 2.0 ở Kiev? 

Thường dân Ukraina có đủ lý do để phản đối sự cai trị phát xít còn tồi tệ hơn thứ họ đã lật đổ trước đó – một con quái vật phát xít phá hoại chịu trách nhiệm về thất nghiệp hàng loạt, gia tăng nghèo khổ, lạm phát phi mã, sự đàn áp của nhà nước cảnh sát và cuộc chiến không hồi kết với những người dân Donbass muốn những quyền dân chủ căn bản.

Bài Nga, ghét Do Thái, công khai phát xít, tên tội phạm bị Interpol truy nã (vì “công khai kích động các hoạt động khủng bố và cực đoan) – thủ lĩnh của Cánh Hữu – Dmytro Yarosh đã kêu gọi Vệ Binh Quốc Gia Ukraina, quân đội và lực lượng an ninh bất tuân lệnh Kiev để mở đường cho Maidan 2.0. 

Sau khi gọi các quan chức chính quyền là “những kẻ phản bội”, ông ta nói “Hãy ngăn chặn những kẻ phản bội đang nắm giữ chức vụ cao cấp và muốn gây rối loạn tình hình ở hậu phương cũng như … giải tán phong trào tình nguyện.”

Chúng là “những tên kẻ cướp” chỉ muốn làm giàu cho bản thân. “Trong khi chúng ta đổ máu để bảo vệ đất mẹ thì chúng đầu cơ tài sản và làm mọi cách để chiến tranh tiếp diễn càng lâu càng tốt.”

Poroshenko đã ra lệnh cho lực lượng an ninh tước vũ khí của những nhóm vũ trang bất hợp pháp. Người phát ngôn của Cánh Hữu là Artem Skoropadsky trả lời:

“Quyết định của Petro Poroshenko nhằm vào những nhóm vũ trang bất hợp pháp. Chúng tôi không phải là nhóm vũ trang bất hợp pháp.”

“Các nhóm vũ trang bất hợp pháp là những kẻ cướp và chúng tôi là quân đội tình nguyện Ukraina, bảo vệ sự độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina. Do đó, quyết định này không áp dụng với chúng tôi.”

Nhóm này yêu cầu bộ trưởng Bộ Nội Vụ Arsen Avakov từ chức, một trong những tối hậu thư được đưa ra. Họ kêu gọi biểu tình quy mô lớn ở Maidan để phản đối chính quyền.

Họ lên án “những kẻ lừa đảo và những gã tài phiệt” đang nắm quyền. Vào ngày 21 tháng 7, hàng ngàn người trực thuộc và ủng hộ họ đã tuần hành ở miền trung Ukraina để yêu cầu các quan chức chính quyền từ chức. “Kẻ thù phải chết”, họ hô to.

Yarosh thông báo về một “giai đoạn mới của cách mạng Ukraina. Chúng ta là lực lượng cách mạng có kỷ luật.” Ông ta cũng thông báo về kế hoạch một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm.

Các quan chức địa phương của Cánh Hữu và “các ủy ban cách mạng” khắp đất nước sẽ bắt đầu sắp xếp mọi thứ cho việc thay đổi nội các. 

Yarosh ủng hộ cai trị bằng thiết quân luật. Có thể ông ta nghĩ về thứ gì đó giống như Luật Ủy Quyền của Hitler – đưa ông ta lên làm nhà độc tài, cho phép ông ta ban hành luật không cần sự tham gia của Nghị Viện Đế Chế. 

“Người dân phải thể hiện quan điểm về những gì đang diễn ra trên đất nước”, Yarosh nói. “Chính quyền phải biết rằng nếu người dân không hài lòng với chính quyền thì chính quyền phải cuốn xéo.”

Nếu Kiev từ chối trưng cầu dân ý, các quan chức Cánh Hữu sẽ tự tổ chức. Phóng viên Murad Gazdiev bộ phận quốc tế của kênh Nước Nga Ngày Nay tường thuật từ Ukraina rằng dân thường đã tham gia vào đoàn tuần hành của Yarosh – họ giận dữ về điều kiện sống thê thảm. 

Vào chủ nhật tuần trước, đoàn biểu tình diễu hành chống lại giá cả đắt đỏ, lương thấp, người thất nghiệp, mất trợ cấp và quan chức chính quyền chỉ lo giành quyền lực và làm giàu. Các khẩu hiệu ghi “Cải cách ở đâu?” “Chúng tôi đang chết đói”.

Cách thành viên Cánh Hữu, những người ủng hộ họ và những người Ukraina giận dữ cũng tổ chức biểu tình ở nhiều thành phố khác. Các khảo sát cho thấy quan điểm phản đối chính quyền chiếm đa số.

Chủ tịch ủy ban quan hệ quốc tế của Duma quốc gia (hạ viện Nga) Alexei Pushkov nói người biểu tình “đang thúc đẩy một “cuộc cách mạng” mới ở Kiev và Dmytro Yarosh đã sẵn sàng đề xuất với đồng bào của ông ta một đề cương cho những sự thay đổi mang tính cách mạng ở Ukraina.”

Vài ngày trước đây, người phát ngôn Cánh Hữu Artem Skoropadsky đã tuyên bố rằng Poroshenko sẽ không thể trốn khỏi Ukraina giống như Yanukovych nếu bị mất chức. 

Ông ấy “không thể mong đợi bất cứ thứ gì ngoài việc bị các binh lính Ukraina trẻ của Vệ Binh Quốc Gia xử tử trong một căn hầm tối.”

Hàng ngàn thành viên được vũ trang tốt của Cánh Hữu là một lực lượng đáng kể. Đó là những kẻ quốc gia cực đoan, băng đảng tội phạm phát xít công khai được hình thành trong cuộc biểu tình Maidan mùa thu năm 2013 ở Kiev.

Họ bị cấm ở Nga. Yarosh là kẻ bị truy nã. Việc ông ta và những người ủng hộ có thể lật đổ chính quyền Ukraina lần thứ hai trong vòng chưa đầy 18 tháng hay không vẫn là câu hỏi.

Poroshenko đang phải chiến đấu trên hai mặt trận. Ông ta đã thất bại trước đây ở Donbass – có vẻ như lại một lần nữa chống lại lực lượng ghê ghớm hơn trước kia nếu ông ta kêu gọi một tấn công tổng lực.

Khi bị kích động, các tiểu đoàn được trang bị tốt của Cánh Hữu có thể là dấu chấm hết của ông ta. Cuộc đảo chính tháng giêng năm 2014 của Obama đã khiến mọi chuyện trở nên rắc rối. 

Ông ta đã cưỡi lên lưng hổ. Nhà nước tay sai phát xít công khai mới dường như quá sức đối với ông ta. Tới đây, có thể máu sẽ lại một lần nữa đổ trên những đường phố Kiev. 

Stephen Lendman lives in Chicago. He can be reached at lendmanstephen@sbcglobal.net.

Sunday, June 14, 2015

Một quốc gia bị giám sát

Chính quyền Hoa Kỳ luôn rao giảng cho nước khác về dân chủ và nhân quyền, nhưng chúng ta biết rằng đó chỉ là chiêu bài để họ áp đặt chính sách đế quốc lên các nước khác. Chính sách đế quốc của Hoa Kỳ phục vụ cho lợi ích của doanh nghiệp Hoa Kỳ chứ không phục vụ cho lợi ích của người dân lao động Mỹ, trái lại họ luôn tìm cách kiểm soát người dân Mỹ ở mọi lúc mọi nơi bất chấp mọi nguyên tắc về dân chủ và nhân quyền. John Whitehead cảnh báo người dân Mỹ về sự gia tăng của nhà nước giám sát toàn diện thông qua công nghệ cao trong bài viết "One nation under surveillance" đăng trên tạp chí ColdType số 99, tháng 6 năm 2015.

Một quốc gia dưới sự giám sát

“Mục tiêu tối cao của NSA là kiểm soát toàn bộ dân chúng.” – William Binney, người tiết lộ của NSA

Hoa Kỳ giờ đã có nhánh thứ tư của chính quyền. Như tôi đã viết trong cuốn sách mới “Chiến Trường Hoa Kỳ: Cuộc chiến đối với người dân Mỹ,” nhánh thứ tư xuất hiện mà không có bất cứ nghĩa vụ bầu cử hay trưng cầu dân ý hợp hiến nào, mặc dù vậy nó sở hữu siêu quyền lực, ở trên và ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan chính quyền cũng như cho quân sự. Nó biết hết, thấy hết và cực kỳ quyền lực. Nó vận hành ngoài tầm kiểm soát của tổng thống, quốc hội và tòa án, nó theo sát gót tầng lớp tinh hoa doanh nghiệp, những kẻ thực sự lãnh đạo ở Washington, DC.

Anh có thể gọi nhánh chính quyền này là Giám Sát, nhưng tôi đề nghị gọi là “sự chuyên chế công nghệ”, một khái niệm được nhà báo điều tra James Bamford tạo ra để đề cập tới sự chuyên chế mang tính công nghệ mà những bí mật, dối trá, do thám và sự ràng buộc với doanh nghiệp của chính quyền tạo ra.

Hãy cẩn thận với những gì anh nói, anh đọc, anh viết, nơi mà anh đi, người mà anh nói chuyện, bởi vì tất cả đều được ghi lại, lưu trữ và cuối cùng sử dụng để chống lại anh vào thời điểm và địa điểm mà chính quyền chọn lựa. Sự riêng tư đã chết, như chúng ta đã biết.

Nhà nước cảnh sát đã trao cây dùi cui cho nhà nước giám sát. 

Sau khi biến cảnh sát địa phương thành cánh tay nối dài của quân đội, Bộ An Ninh Nội Địa, Bộ Tư Pháp và FBI chuẩn bị biến cảnh sát vũ trang quốc gia thành chiến binh có tính công nghệ, hoàn chỉnh với máy quét tròng mắt, máy quét toàn thân, thiết bị radar cảm biến nhiệt Doppler, chương trình nhận dạng khuôn mặt, máy đọc bằng lái xe, thiết bị theo dõi điện thoại di động Stingray và nhiều thứ khác. 

Đó là bộ mặt mới của công việc cảnh sát ở Hoa Kỳ

Cục An Ninh Quốc Gia (NSA) đã hoàn toàn đánh lạc hướng, dẫn dụ chúng ta ra khỏi chiến dịch công nghệ quy mô lớn của chính quyền, khiến chúng ta vô vọng khi phải đối mặt với đôi mắt tọc mạch của họ. Trên thực tế, từ rất lâu trước khi NSA trở thành cơ quan bị chúng ta căm ghét, Bộ Tư Pháp, FBI và Cục Bài Trừ Ma Túy đã thực hiện việc giám sát quy mô lớn đối với dân chúng không bị tình nghi.

Mọi nhánh của chính quyền – từ dịch vụ bưu chính cho tới kho bạc nhà nước và tất cả các cơ quan khác trong đó – giờ đây có bộ phận giám sát riêng, được quyền theo dõi người dân Mỹ. Sau đó, trung tâm tổng hợp và chống khủng bố sẽ thu thập tất cả dữ liệu từ các cấp do thám nhỏ hơn của chính quyền – cảnh sát, y tế, vận tải, vân vân. – để tạo cho những người có quyền lực khả năng truy cập dữ liệu ấy. Dĩ nhiên là đều đó không thể bắt đầu mà thiếu sự đồng lõa của khu vực doanh nghiệp, họ mua và bán chúng ta từ trong nôi tới trong mộ, cho đến khi chúng ta không còn dữ liệu để khai thác nữa. 

Hàng sa số các cuộc tranh luận về số phận của chương trình giám sát nội địa bất hợp pháp, hoàn toàn vi hiến của NSA chỉ là sự ồn ào, như Shakespeare gọi là “âm thanh và cuồng nộ, nhưng vô nghĩa.” Điều đó chả có nghĩa gì: lập pháp, tiết lộ, lực lượng thi hành và những kẻ ngáng đường.

Chính quyền không từ bỏ, hay nhượng bộ. Họ không nghe lời chúng ta. Từ lâu, họ đã không còn nhận lệnh từ “nhân dân chúng ta”.

Nếu anh vẫn chưa nhận ra điều này, không có bất cứ thứ gì - thủ tục quân sự, giám sát, cảnh sát vũ trang, khám xét quần áo, lục soát bằng tay bất ngờ, chặn và lục soát, thậm chí là camera gắn theo người cảnh sát – là chống khủng bố. Đó là sự kiểm soát dân chúng. Bất chấp sự thực là việc thu gom dữ liệu đã cho thấy không có hiệu quả trong việc phát hiện, chưa nói đến ngăn chặn, các vụ tấn công khủng bố, NSA vẫn tiếp tục hoạt động hầu như là bí mật, giám sát điện thoại, email, tin nhắn và các thứ tương tự của hàng trăm triệu người Mỹ mà không có lệnh của tòa án, nằm ngoài sự kiểm soát của đa số quốc hội và người đóng thuế, những người bị buộc phải tài trợ hàng tỷ dollar cho ngân sách của các chiến dịch bí mật đen tối. 

Luật pháp như Luật Yêu Nước Hoa Kỳ chỉ nhằm hợp pháp hóa hành động của cơ quan bí mật dưới sự điều hành của chính quyền bóng tối. Ngay cả Luật Yêu Nước Hoa Kỳ được đề xuất và bị đánh bại, hướng tới mục tiêu giới hạn phạm vi chương trình giám sát điện thoại của NSA - ít nhất là trên giấy tờ - bằng cách buộc cơ quan này phải xin lệnh của tòa trước khi thực hiện giám sát công dân Hoa Kỳ và cấm cơ quan này lưu trữ các dữ liệu thu thập được về người Mỹ, cũng không hơn gì một con hổ giấy: đe dọa khi xuất hiện, nhưng không biết cắn.

Câu hỏi về cách xử lý NSA – một cơ quan hoạt động bên ngoài hệ thống kiểm soát và điều chỉnh do hiến pháp tạo ra – là chủ đề bất hòa đã chia rẽ ngay cả những người phản đối việc giám sát không cần lệnh tòa án của NSA, buộc tất cả chúng ta – kẻ hoài nghi, kẻ lý tưởng, chính khách và kẻ thực tế - vật lộn với sự bất mãn sâu sắc và một “giải pháp” chính trị mơ hồ cho vấn đề đang được vận hành bên ngoài tầm kiểm soát của cử tri và chính khác: Làm sao anh có thể tin cậy một chính quyền nói dối, lừa đảo, trộm cắp, lách luật và sau đó coi tất cả mọi sai lầm của bản thân là sự tuân thủ pháp luật?

Từ khi chính thức được bắt đầu vào năm 1952, khi tổng thống Harry S. Truman ban hành một quyết định bí mật, thiết lập NSA làm trung tâm cho các hoạt động tình báo nước ngoài của chính quyền, cơ quan – có biệt danh “Không Cơ Quan Nào Hết” – đã hoạt động bí mật, không báo cáo quốc hội bất cứ điều gì trong khi vẫn sử dụng tiền thuế để tài trợ cho các chiến dịch bí mật. Chỉ cho tới khi mà cơ quan này phình ra quá nhanh với 90.000 nhân viên và trở thành cơ quan tình báo lớn nhất thế giới với dấu vết rõ ràng bên ngoài Washington, DC, thì người ta không còn có thể phủ nhận sự tồn tại của nó nữa. Sau vụ Watergate vào năm 1975, thượng viện tổ chức một hội nghị với ủy ban của Church để xác định chính xác xem cơ quan tình báo dưới sự chỉ đạo của tổng thống Nixon đã tham gia vào các hoạt động trái phép nào và làm sao để chấm dứt các sự vi phạm pháp luật trong tương lai. Đó là lần đầu tiên NSA chịu sự giám sát của công chúng kể từ khi nó được tạo ra.

Cuộc điều tra cho thấy một chiến dịch tinh vi có chương trình giám sát không thèm chú ý chút nào tới những thứ như hiến pháp. Ví dụ, trong dự án SHAMROCK, NSA do thám điện tín đi và đến của Hoa Kỳ, cũng như thư tín của công dân Hoa Kỳ. Hơn nữa, theo bản tin của Bưu Điện Tối Thứ Bảy, “Trong dự án MIRANET, NSA theo dõi liên lạc của các lãnh đạo phong trào dân quyền và những người phản đối chiến tranh Việt Nam, trong đó có những mục tiêu như Martin Luther King, Jr., Mohamed Ali, Jane Fonda và hai thượng nghị sĩ tích cực. NSA tiến hành chương trình này vào năm 1967 để theo dõi các nghi phạm khủng bố và buôn lậu ma túy, nhưng tổng thống kế nhiệm đã sử dụng nó để theo dõi tất cả các đối thủ chính trị.”

Thượng nghị sĩ Frank Church (D-Ida.), là chủ tịch của ủy ban tình báo đã điều tra NSA, hiểu quá rõ về mối nguy hiểm tiềm ẩn khi cho phép chính quyền vượt quá thẩm quyền nhân danh an ninh quốc gia. Church thừa nhận rằng quyền lực giám sát “vào bất cứ khi nào cũng có thể bao vây người Mỹ, mọi người Mỹ đều không còn sự riêng tư nào hết, đó là khả năng theo dõi mọi thứ: điện thoại, điện tín, bất kể thứ gì. Không có nơi nào để lẩn trốn.”

Ghi nhận rằng NSA có thể trở thành nhà độc tài “áp đặt sự chuyên chế hoàn toàn” lên toàn bộ công chúng Hoa Kỳ không có khả năng phòng vệ, Church tuyên bố rằng ông không “muốn thấy đất nước này vượt qua giới hạn” của sự bảo vệ hợp hiến, giám sát của quốc hội và yêu cầu của công chúng về sự riêng tư. Ông thừa nhận “chúng ta,” bao gồm cả hai viện và các cử tri trong nhiệm vụ này, “phải nhìn nhận về việc cơ quan này cũng như mọi cơ quan khác có hoạt động công nghệ trong khuôn khổ pháp luật và dưới sự giám sát thích hợp, để chúng ta không bao giờ vượt qua giới hạn. Đó là giới hạn mà khi đã vượt qua thì không thể quay lại.”

Kết quả là sự thông qua Luật Giám Sát Tình Báo Nước Ngoài (FISA), tòa án FISA được thành lập nhằm mục đích giám sát và điều chỉnh cách thức thu thập và kiểm tra thông tin tình báo. Luật yêu cầu NSA phải xin phép tòa án FISA, một toàn án giám sát bí mật, trước khi thực hiện việc giám sát công dân Hoa Kỳ. Cho đến ngày nay, cái được gọi là giải pháp cho vấn đề cơ quan chính quyền tham gia vào việc giám sát bất công và bất hợp pháp – tòa án FISA – đã trở thành kẻ hợp pháp hóa những hoạt động đó, đóng dấu chấp nhận lên hầu hết các yêu cầu mà họ nhận được.

Vụ tấn công ngày 11 tháng 9 giống như giọt nước tràn ly trong lịch sử quốc gia của chúng ta, mở ra một thời đại mà các hoạt động bất hợp pháp hoặc phi đạo đức của chính quyền như giám sát, tra tấn, khám xét quần áo, đột kích của đội SWAT, được áp dụng để trả lời cho yêu cầu bảo vệ chúng ta “an toàn.”

Sau vụ tấn công ngày 11 tháng 9, George W. Bush đã bí mật cho phép NSA thực hiện giám sát không cần lệnh tòa án đối với điện thoại và e-mail của người Mỹ. Một chương trình nghe lén không dây được đưa tin là kết thúc vào năm 2007 sau khi tờ New York Time đưa tin, gây ra sự phẫn nộ ghê ghớm.

Không có thay đổi nào dưới thời Barack Obama. Trên thực tế, sự vi phạm còn tồi tệ hơn, với việc NSA được phép bí mật thu thập dữ liệu internet và điện thoại của hàng triệu người Mỹ cũng như của các chính quyền nước ngoài.

Chỉ sau những tiết lộ của Edward Snowden vào năm 2013 thì người dân Mỹ mới hoàn toàn hiểu rõ mức độ của việc họ bị lừa dối một lần nữa. Tóm tắt lịch sử của NSA cho thấy rõ ràng rằng anh không thể cải tổ NSA. Chừng nào mà chính quyền còn được phép nhạo báng luật pháp – bất kể là hiến pháp, luật FISA hay bất cứ luật nào khác nhằm hạn chế phạm vi và cắt giảm các hoạt động của họ - và được phép hoạt động sau những cánh cửa đóng kín, dựa vào những tòa án bí mật, ngân sách bí mật và giải thích bí mật các đạo luật của đất nước, thì sẽ không có cải tổ.

Tổng thống, chính khách, tòa án đã chứng kiến sự tiến triển của NSA trong 60 năm lịch sử, nhưng không có bất cứ ai làm gì để chấm dứt “chế độ chuyên chế công nghệ” của NSA.

Con quái vật đã phá vỡ xiềng xích. Nó sẽ không thể bị kiềm chế.

Sự căng thẳng gia tăng đã được nhìn nhận và cảm thấy khắp đất nước là sự căng thẳng giữa những người nắm giữ quyền lực theo lệnh của chính quyền – tổng thống, quốc hội, tòa án, quân đội, cảnh sát vũ trang, giới kỹ trị, các quan chức hành chính không được bầu cử tuân thủ mù quáng và thực hiện mệnh lệnh của chính quyền, bất kể là chúng có phi đạo đức hay bất công đến đâu, và doanh nghiệp – với những người cuối cùng cũng phải vùng dậy chống lại sự bất công, tha hóa và chuyên chế vô tận đã biến quốc gia của chúng ta thành nhà nước cảnh sát công nghệ.

Bất cứ khi nào, chúng ta bị cản trở trong yêu cầu về sự minh bạch, giải trình và dân chủ đại diện thông qua việc thiết lập văn hóa của bí mật: cơ quan bí mật, thí nghiệm bí mật, căn cứ quân sự bí mật, giám sát bí mật, ngân sách bí mật, tòa án bí mật, tất cả những thứ đó nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, vận hành bên ngoài sự hiểu biết của chúng ta và không trả lời “nhân dân chúng ta”.

Điều mà chúng ta thực sự không nhận thấy là NSA chỉ là một phần nhỏ của chính quyền bóng tối thường trực được tạo thành từ các quan chức không được bầu cử, họ đang theo sát các doanh nghiệp vì lợi nhuận, những kẻ thực sự lãnh đạo Washington, DC, và làm mọi cách để giám sát chúng ta, do vậy là giữ chúng ta trong tầm kiểm soát. Ví dụ, Google công khai hợp tác với NSA, Amazon đã xây dựng một cơ sở dữ liệu tình báo trị giá 600 triệu dollar cho CIA, ngành công nghiệp viễn thông kiếm bộn tiền nhờ việc theo dõi chúng ta cho chính quyền.

Hay nói cách khách, nước Mỹ doanh nghiệp kiếm bộn tiền bằng cách trợ cấp và tiếp tay cho chính quyền trong các hoạt động theo dõi nội địa của họ. Như Intercept mới đây cho biết, những kẻ bảo vệ to tiếng nhất của NSA đều có quan hệ tài chính với các nhà thầu của NSA. Do vậy, nếu chính phủ bí mật này không chỉ tồn tại mà còn thịnh vượng thì đó là bởi vì chúng ta cho phép họ bằng sự hờ hững, sự lãnh đạm, sự tin tưởng ngây thơ vào chính khách của chúng ta, chính khách vốn nhận mệnh lệnh từ nước Mỹ doanh nghiệp hơn là từ hiến pháp.

Nếu chính quyền bóng tối này vẫn ngang ngược thì đó là bởi vì chúng ta chưa đủ phẫn nộ để chống lại quyền lực của họ và chấm dứt chiến thuật độc đoán của họ. Nếu giới quan chức không được bầu cử này thành công trong việc chà đạp lên sự riêng tư và tự do của cuối cùng của chúng ta thì đó là bởi vì chúng ta tự lừa đối bản thân bằng niềm tin vào các vấn đề chính trị, như bỏ phiếu tạo ra sự khác biệt, hay chính khách thực sự đại diện cho dân chúng, hay tòa án quan tâm tới công lý và tất cả mọi thứ đều phục vụ cho lợi ích tối cao của chúng ta.

Như nhà khoa học chính trị Michael J. Glennon cảnh báo, anh có thể bỏ phiếu mọi thứ anh muốn nhưng những người mà anh lựa chọn không phải là những người lãnh đạo. “Người dân Mỹ đang bị đánh lừa … rằng các cơ quan nhân danh công chúng để thiết lập chính sách an ninh quốc gia,” Glennon khẳng định. “Họ tin rằng khi họ bỏ phiếu bầu tổng thống hay nghị sĩ quốc hội hoặc đưa một vụ án ra tòa thì chính sách đang thay đổi. Nhưng … hầu hết chính sách trong lĩnh vực an ninh quốc gia được tạo ra bởi các cơ quan bí mật.”

Hay nói cách khác, ai ngồi ở Nhà Trắng không quan trọng: chính quyền bí mật với các cơ quan bí mật, ngân sách bí mật và các chương trình bí mật sẽ không bị thay đổi. Họ tiếp tục hoạt động trong bí mật cho tới khi một vài người tiết lộ xuất hiện trong giây lát để kéo màn che lên và chúng ta nhanh chóng có trách nhiệm đóng vai công chúng phẫn nộ, yêu cầu giải trình và rung lắc cái cũi của mình, tất cả mọi thứ trừ việc thực sự cải cách.

Do vậy, bài học của NSA và mạng lưới đối tác do thám nội địa khổng lồ của họ là: nếu anh cho phép chính quyền phá vỡ luật lệ, bất kể là với lý do hợp lý nào, anh cũng từ bỏ khế ước giữa anh và chính quyền, cái khế ước được thiết lập để đảm bảo chính quyền hoạt động vì anh và tuân lệnh anh, công dân – người chủ lao động – người chủ. 

Một khi chính quyền bắt đầu hoạt động bên ngoài pháp luật, không trả lời ai ngoài chính bản thân, thì sẽ không có cách nào vãn hồi trật tự, chỉ có cách mạng. Với cách mạng, tôi muốn nói tới việc phá bỏ toàn bộ hệ thống, bởi vì sự tha hóa và vô chính phủ đã phổ biến khắp nơi.

Wednesday, May 20, 2015

Mười sự thật đáng phiền lòng về Baltimore

Sự nghèo khổ sinh ra từ sự giàu có, đó là đặc trưng của chủ nghĩa tư bản. Nước Mỹ giàu có thì cũng luôn có những nơi như Baltimore. Những ngày này người ta được biết đến bạo loạn ở Baltimore được đưa tin trên truyền thông nhưng theo dõi bản dịch "Ten disturbing facts about Baltimore" của tác giả Bill Quigley thì có lẽ bạn sẽ hình dung được những đau khổ thường nhật mà người dân ở Baltimore phải đối mặt. Bài viết được đăng trên tạp chí ColdType số 98 tháng 5 năm 2015.

Mười sự thật đáng phiền lòng về Baltimore

Bạn bị sốc về rối loạn ở Baltimore? Điều gì gây sốc hơn trong đời sống thường ngày ở Baltimore, một thành phố 622.000 dân có 63% là người Mỹ gốc Phi? Đây là 10 con số cho thấy một vài câu chuyện. 

5: Người da màu ở Baltimore có nguy cơ bị bắt vì tàng trữ ma túy cao gấp 5,6 lần người da trắng ngay cả khi việc sử dụng ma túy ở cả hai chủng tộc là tương đương nhau. Hạt Baltimore có tỷ lệ bắt giữ vì tàng trữ ma túy cao thứ năm ở Hoa Kỳ.

5.7: Hơn 5,7 triệu dollar đã được Baltimore thanh toán kể từ năm 2011 trong hơn 100 vụ kiện cảnh sát bạo lực. Nạn nhân của các vụ bạo lực của cảnh sát hầu hết là người da màu và có cả phụ nữ mang thai, một người trợ tế nhà thờ 65 tuổi và một bà lão 87 tuổi.

6: Trẻ sơ sinh da trắng ở Baltimore có triển vọng sống lâu hơn trẻ sơ sinh Mỹ gốc phi ở thành phố 6 năm.

8: Người Mỹ gốc phi ở Baltimore chết vì biến chứng của bệnh HIV/AIDS cao hơn 8 lần so với người da trắng và chết vì các nguyên nhân liên quan đến bệnh tiểu đường cao gấp hai lần so với người da trắng.

8.4: Tỷ lệ thất nghiệp của thành phố là 8,4%. Đa số các ước lượng đều cho thấy tỷ lệ thất nghiệp ở người Mỹ gốc phi cao gấp hai lần người da trắng. Tỷ lệ thất nghiệp quốc gia đối với người da trắng là 4,7%, còn đối với người da màu là 10,1%.

9: Trẻ sơ sinh Mỹ gốc Phi ở Baltimore chết trước khi tròn một tuổi cao gấp 9 lần trẻ sơ sinh da trắng.

20: Là 20 năm chênh lệch trong tuổi thọ trung bình giữa những người sống trong các khu dân cư giàu có nhất ở Baltimore so với những người sống cách đó 6 dặm trong khu nghèo khổ nhất.

23.8: 148.000 người, hay 23,8% số người ở Baltimore, sống dưới mức nghèo khổ chính thống.

56: 56,4% số học sinh tốt nghiệp trung học ở Baltimore. Tỷ lệ quốc gia là khoảng 80%.

92: 92% các vụ bắt giữ vì tàng trữ ma túy ở Baltimore là người Mỹ gốc Phi, một trong những tỷ lệ chênh lệch về chủng tộc cao nhất ở Hoa Kỳ.

Bill Quigley is a human rights lawyer and professor at Loyola University New Orleans College of Law. He is also a member of the legal collective of School of Americas Watch, and can be reached at quigley77@gmail.com

Thursday, May 7, 2015

Bốn mươi năm sau chiến tranh Việt Nam

Người Mỹ tiến bộ hồi tưởng về cuộc chiến tranh Việt Nam và hy vọng về ngày những kẻ thống trị ở Mỹ sẽ phải đu càng trực thăng như những tay sai của họ ở miền Nam Việt Nam. Xin mời xem chi tiết tại bản dịch bài viết "40 Years After Vietnam" của tác giả Dave Lindorf.

Bốn mươi năm sau chiến tranh Việt Nam

Bốn mươi năm trước đây là ngày những binh lính cuối cùng trong cuộc chiến tội ác của Hoa Kỳ chống lại nhân dân Việt Nam nhồi nhét nhục nhã vào một chiếc trực thăng trên nóc tòa Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Sài Gòn (giờ là thành phố Hồ Chí Minh) và trốn chạy khỏi đất nước mà quân đội Hoa Kỳ đã giết hại khoảng 3-4 triệu người với danh nghĩa “chống Cộng Sản.” 

Khó có thể chào đón sự kết thúc của cuộc chiến tranh ác mộng đó, nó vẫn tiếp tục phá hủy nhiều cuộc sống ở Đông Dương nhờ vào hàng ngàn tấn chất độc màu da cam mà máy bay Hoa Kỳ đã rải khắp đất nước trong một nỗ lực hão huyền để làm nông dân chết đói và phá hủy rừng rậm để buộc các chiến binh Việt Nam rời khỏi nơi ẩn nấp.

Nhiều tướng lĩnh hiện nay đang chỉ huy các cuộc chiến tranh đế quốc và đang suy tư lạnh lùng về những cuộc chiến đẫm máu ở Syria, Iran, Nga hay Trung Quốc, “đã kiếm được” sự thăng cấp khởi đầu và “uy tín” chiến trận bằng cách đóng góp vào các trận tàn sát ở Việt Nam. Nhiều chính khách hiện nay, như thượng nghị sĩ John McCain và Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao John Kerry, cũng có những tội ác chiến tranh khởi đầu ở Việt Nam. Henry Kissinger, một trong những tội phạm chiến tranh lớn nhất còn sống và là kiến trúc sư chủ chốt của cuộc chiến tranh chống lại người dân Việt Nam của Hoa Kỳ, đã trở nên béo ú và giàu có nhờ vào danh tiếng ông ta thu được bằng sự tàn nhẫn trong vai trò giám đốc an ninh quốc gia và sau đó là Ngoại Trưởng của tổng thống Nixon.

Trong khi chúng ta không thể chào đón ngày 30 tháng 4, đó là lúc thích hợp để lên án sự xấu xa của nó và cuộc chiến tranh tội ác đã trực tiếp tạo ra quốc gia lái buôn chiến tranh bị rối loạn chức năng và xã hội mà chúng ta sống ngày nay. Có mối liên hệ trực tiếp giữa hàng trăm tỷ dollar lãng phí cho hàng thập kỷ thất bại quân sự ở Việt Nam và các thành phố trống rỗng hiện nay của Hoa Kỳ, các trường học dốc cạn nguồn dự trữ cho nhiều cuộc chiến tranh hơn và các công nhân mới cho công việc lương thấp của khu vực dịch vụ, đó là tất cả những gì còn lại của nền kinh tế đã từ lâu không còn tạo ra bất cứ thứ gì ngoài bánh mỳ kẹp thịt và máy bay ném bom

Ngày nay, khi bạn đọc bài báo này, các binh lính vũ trang Hoa Kỳ đang tuần tra trên các đường phố của Baltimore và khó có thể phân biệt cảnh sát với các đội quân chiếm đóng, những người hành động tương tự ở các thành phố trên khắp đất nước, khi hàng chục ngàn người biểu tình về việc cảnh sát giết hại một thanh niên bị bắt giữ vì chạy trốn khỏi hai cảnh sát, những người này bỡn cợt anh ta. Freddie Gray không làm bất cứ điều gì sai khi hay cảnh sát tuần tra xe đạp tiến tới và quyết định quấy rối anh ta, khiến anh ta phải chạy trốn. Nhưng điều đó không ngăn cản các cảnh sát quật ngã và đè lên người anh ta, chẹn cổ họng và bẻ gãy ba đốt sống cổ của anh ta. Điều đó cũng không ngăn cản các cảnh sát khóa cổ tay anh ta ở phía sau lưng, cùm chân anh ta và tống anh ta vào phía sau chiếc xe tải, không được thắt dây an toàn, họ lái chiếc xe với sự thiếu thận trọng có chủ ý khắp thành phố, quăng quật chân tay và cơ thể không được bảo vệ của anh ta trên sàn xe cho đến khi họ khiến đốt sống cổ của anh ta rời ra, giết chết anh.

Hơn 40 năm trước đây, binh lính Hoa Kỳ - ông cha của cảnh sát Baltimore – đã hàng động tương tự khi bắt được các chiến binh Việt Nam, cắt rời các phần thân thể và quăng quật họ trong các cuộc “thẩm vấn”, sau đó thậm chí là đưa họ lên máy bay trực thăng và đẩy họ rơi xuống đất.

Có một sự khác biệt thực sự nhỏ nhoi giữa những gì diễn ra ở Việt Nam trong những năm 1960 và 1970 và những gì diễn ra ở các thành phố và thị trấn ngày nay, đó là trước đây người Việt Nam là nạn nhân, còn ngày nay người Mỹ da màu, nghèo da trắng bị ngược đãi, săn đuổi, bắn vào lưng, quăng quật trong xe tải, giam giữ dài hạn, hay bị xử tử sau những bản án bỏ túi.

Điều đáng mừng là phong trào phản kháng đang lớn mạnh ở Hoa Kỳ. Ở Ferguson, MO, ở Baltimore, MD, ở Washington, Indianapolis và New York, thanh niên đang phản kháng, đó không chỉ là thiểu số. Các cậu bé da trắng cũng tức giận, với sự tàn bạo nhẫn tâm của cảnh sát vũ trang, với cơ hội hạn chế mà họ phải đối mặt ở một đất nước mà ngày nay là của người giàu, vì người giàu và cho người giàu.

Thật vui khi nghĩ rằng vào lúc nào đó trong tương lai chúng ta có thể chứng kiến binh đoàn cuối cùng của người giàu chuồn ra nước ngoài bằng vài chiếc trực thăng đậu trên nóc Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hoa Kỳ, tới các thiên đường thuế ở Caribbe, nhưng điều đó là không thể. Trận chiến tiếp theo là cho Hoa Kỳ và sẽ không có bất cứ nơi nào để những kẻ thua trận trốn chạy; họ sẽ phải đối mặt với các nạn nhân trước đây, ngày đó sẽ đến.

Vào lúc này, tôi nhớ lại ngày mùa xuân vui tươi 40 năm trước đây, khi người dân khắp thành phố New York, trong đó có tôi, tự động tràn đến sân cỏ lớn ở Công Viên Trung Tâm để chào đón sự kết thúc của cuộc chiến tranh Việt Nam. 

Dave Lindorff is a founding member of ThisCantBeHappening!, an online newspaper collective, and is a contributor to Hopeless: Barack Obama and the Politics of Illusion (AK Press).

Monday, January 26, 2015

Người Mỹ đã lãng quên bài học Việt Nam

Sau ngày 11/9, người Mỹ đã quên bài học mà họ học được ở Việt Nam ra sao? Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch bài viết "American Sniper vs. The Deer Hunter" của tác giả John F. Miglio. Thông qua bình luận về bộ phim mới "Xạ Thủ Mỹ" và so sánh với bộ phim "Người Săn Nai", tác giả đã đưa ra sự liên tưởng giữa nhận thức của người Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam và nhận thức của người Mỹ trong cuộc chiến Iraq. Tiêu đề do người dịch đặt.

"Xạ Thủ Mỹ và Thợ Săn Nai"
“Có hai loại người trên thế giới này, bạn của tôi: những kẻ nạp đạn vào súng và những kẻ đào mộ.”
— nhân vật do Clint Eastwood thủ vai trong bộ phim The Good, the Bad, and the Ugly 

Xạ Thủ Mỹ là một bộ phim hay về một thanh niên yêu nước lao vào cuộc chiến tranh để thực hiện lý tưởng cứu nước Mỹ khỏi những kẻ xấu.

Mặc dù Clint Eastwood đã thực hiện tốt công việc đạo diễn và Bradley Cooper đã diễn xuất thành công vai chính Chris Kyle, song nhiều cá nhân phê phán bộ phim không phân tích sâu hơn cuộc chiến tranh Iraq hay thậm chí là một chiều và đề cao nhân vật chính.

Chủ đề chính của phim là là câu chuyện về nhân vật và không phải về bản chất cuộc chiến tranh Iraq. Hơn nữa, họ không đặt ra việc đánh giá bản chất cuộc chiến hay nhân vật chính. Thế nên họ để cho khán giả tự đưa ra kết luận.

Đủ cân bằng. Nhưng đây là lúc nó gặp một nguy hiểm nhỏ. Nhà huyền thoại học nổi tiếng Joseph Campell đã có lần ghi nhận rằng chiến đấu với một lý do bất công (gợi nhắc tới những người lính Đức trong thế chiến thứ hai) không làm giảm bớt sự anh hùng của những người lính tin và chiến đấu cho lý do đó.

Theo nghĩa này, phê phán Chris Kyle không thể phủ nhận rằng anh ta là một anh hùng. Thực sự không có khi nào Kyle hoài nghi rằng anh ta đang làm điều không đúng đắn và cuộc chiến tranh Iraq là phi lý.

Trong thực tế, tại buổi lễ chôn cất một trong những đồng đội của anh ta, khi đứng gần vợ, anh ta đã chỉ trích mẹ của người lính chết bởi vì bà thể hiện sự hoài nghi đối với sự đúng đắn của cuộc chiến Iraq và sự phản ứng của nước Mỹ đối với cuộc chiến đó.

Cũng như sau khi anh ta trở về nhà và mắc chứng căng thẳng sau chấn thương, anh ta nói với nhà tâm lý học của VA rằng anh ta vẫn cảm thấy thoải mái về những gì anh ta đã làm trong cuộc chiến và không có gì phải hối tiếc.

Bị đẩy lùi lại phía sau do thiếu nội tâm và không sẵn sàng phá vỡ suy nghĩ tràn đầy tin tưởng của anh ta, bác sĩ tâm thần giới thiệu anh ta với một phòng toàn thương binh. Kyle thấy động lòng trắc ẩn với những bạn đồng ngũ và quyết định tự mình giúp những cựu binh đó trị liệu. Kiểu trị liệu mà Kyle chọn là gì? Đưa mình vào tầm bắn khi một cựu chiến binh khác bình luận anh ta cảm thấy tốt ra sao do anh ta “có can đảm trở lại” sau khi bắn trúng mục tiêu với khẩu súng trường.

Không may mắn và dĩ nhiên là hơn cả nghiệp chướng, cuộc đời thực của một xạ thủ Mỹ, người đoạt mạng hơn 160 người, bị một thương binh mắc chứng căng thẳng sau chấn thương bắn chết trong tầm bắn.

Sự cố này được đề cập trong lời giới thiệu bộ phim và nhấn mạnh lý tưởng của nhân vật chính đã được học từ cha mình khi còn bé: Có ba loại người trên thế giới: cừu, thú săn mồi và chó chăn cừu bảo vệ cừu khỏi thú săn mồi.

Nếu chúng ta theo dõi hết lời tường thuật của bộ phim, Chris Kyle tin rằng anh ta là chó chăn cừu khi còn bé, khi làm bố và khi là người lính và không có bất cứ sự thay đổi hay lung lay nào trong lý tưởng đó, ngay cả khi anh ta cố giúp cựu chiến binh đồng ngũ khôi phục tâm lý sau chiến tranh.

Điều này khiến nhiều khán giả hoài nghi. Một người có thể thiếu nội tâm hay chậm hiểu ra sao? Sao một người có thể giết nhiều người, trong đó có phụ nữ và trẻ em, mà không hoài nghi về sự chính đáng của hành động của anh ta trong sự chính đáng của cuộc chiến tranh Iraq?

Trái ngược với những trải nghiệm đó là Mike Vronsky, nhân vật chính do Robert De Niro thủ vai trong bộ phim năm 1978, Thợ Săn Nai. Vronsky cũng là một thanh niên yêu nước, đến Việt Nam để giết những gã xấu và cứu nước Mỹ.

Nhưng sau khi đi qua cuộc chiến Việt Nam và chứng kiến cũng như tham gia quá mức vào bạo lực, tàn sát và chết chóc, anh ta thấy chúa hiển linh khi quay trở về nhà sau cuộc chiến và đi săn.

Anh ta theo dấu một con nai, đưa nó vào tầm ngắm của khẩu súng trường đầy uy lực, nhưng quyết định để nó sống thay vì bắn bởi vì vào khoảnh khắc đó anh ta nhận ra rằng giết chóc không phải là thể thao và mọi sinh vật sống đều có giá trị.

Không giống Chris Kyle, người dạy con trai mình đi săn sau khi trở về từ Iraq, Vronsky đã thay đổi lý tưởng về giá trị của sự sống và cái chết. Anh ta đã trưởng thành và có lòng trắc ẩn hơn và trở nên nội tâm hơn.

Đây là thông điệp chính của bộ phim và là bình luận trực tiếp về cuộc chiến Việt Nam. Sau cuộc chiến tai họa đó, nhiều người Mỹ tin rằng họ đã học được bài học và sẽ không lặp lại sai lầm tương tự.

Mặc dù vậy, sau ngày 11 tháng 9, nhiều thanh niên (cả nam và nữ) đã quên hết về Việt Nam (hoặc chưa bao giờ học được điều đó, như Gore Vidal thường nói) có khuynh hướng nhập ngũ để giết những gã xấu ở Iraq.

Dĩ nhiên là vào lúc đó, có nhiều người hoài nghi về cuộc chiến Iraq, nhưng chính quyền Bush và truyền thông chính thống chế tạo và bán một lý tưởng phù hợp cho tinh thần của người Mỹ, như tốt đối đầu xấu, Do Thái/Thiên Chúa Giáo đối đầu Hồi Giáo. Để chốt hợp đồng và củng cố lý tưởng, họ đưa ra những cảnh báo giả mạo về vũ khí hủy diệt hàng loạt và đám mây nguyên tử hình nấm.

Nhà triết học đương đại và nhà phê bình văn hóa đại chúng vô song người Slovenia Slavoj Zizek thường bình luận về sức mạnh của lý tưởng, nó thường lấn át lý do, logic, sự thật và hiện thực khi nó khiến một cá nhân đưa ra quyết định thay đổi cuộc sống.

Ít nhất Chis Kyle đã can đảm với sự kết án của anh ta, điều đó đưa anh ta tiến một bước khổng lồ vượt qua những con gà của phái diều hâu như George W. Bush, Dick Cheney và tất cả những gã tân bảo thủ khác, những kẻ đã trốn quân dịch trong cuộc chiến Việt Nam nhưng lại đẩy quốc gia vào một cuộc chiến vô nghĩa ở Iraq, giết hại hàng ngàn người Mỹ và hàng trăm ngàn người Iraq.

Câu hỏi là tại sao một số người thực sự có thể nhận ra một lý tưởng sai lầm cũng như thay đổi và tại sao một số khác không thể. Dĩ nhiên chúng ta nên hỏi George W. Bush và Dick Cheney.

Đã quá muộn để đặt ra câu hỏi đó cho Chris Kyle.

John F. Miglio is the author of the dystopian novel “Sunshine Assassins” and the editor of “The Online Review of Books & Current Affairs.” He can be reached at onreview@comcast.net.