Showing posts with label Nhân Đạo. Show all posts
Showing posts with label Nhân Đạo. Show all posts

Monday, August 31, 2015

Nghĩa vụ phạm tội của doanh nghiệp

Người ta thường được nghe thấy rằng ở nước văn minh như Mỹ thì pháp luật là thượng tôn, song giáo sư kinh tế học người Mỹ M. Perelman đã chỉ ra sự thật trái ngược, ông cho thấy rằng trong thực tế pháp luật luôn đứng dưới lợi nhuận, hay nói cách khác lợi nhuận mới là pháp luật tối cao của xã hội tư bản. Doanh nghiệp đã trở thành tổ chức tội phạm chuyên nghiệp mà không phải lo sợ về sự trừng phạt. 

Hình minh họa: Tội ác doanh nghiệp
Nguồn: Internet
Dưới đây là bản dịch phần "Corporate Obligation to Commit Crime" trong chương 4 "Corporate Accountability" của cuốn sách "Manufacturing Discontent" do nhà xuất bản Pluto phát hành năm 2005.

Nghĩa vụ phạm tội của doanh nghiệp

Không chỉ không phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng như con người, mà nhiều người nắm quyền còn đang khuyến khích doanh nghiệp phớt lờ luật pháp. Trái lại, nhà nước thường xuyên bỏ tù con người vì những tội tương đối nhỏ. Những người tái phạm sẽ phải đối mặt với hậu quả nghiêm trọng. Ví dụ, vào năm 2003 tòa án tối cao hủy bỏ luật cho phép kết án chung thân những người phạm tội nhẹ như ăn trộm vặt ở cửa hàng của bang California.

Ngày nay, không có bất cứ doanh nghiệp nào - thậm chí cả những doanh nghiệp đã đánh cắp của công chúng hàng tỷ dollar phải đối mặt với bất cứ hình phạt ngồi tù tương đương nào - thậm chí ngay cả khi tái phạm. Tử hình đối với doanh nghiệp là ngoài sức tưởng tượng, bất kể là doanh nghiệp có gây ra bao nhiêu cái chết. Trái lại, những người bảo vệ doanh nghiệp khẳng định rằng xã hội không có quyền xét xử doanh nghiệp về các hành động tội phạm.

Vào đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng liên quan đến vụ lừa đảo nhiều tỷ dollar của hãng Enron, một bài xã luận có tiêu đề "Doanh nghiệp không phải là tội phạm" của tờ Wall Street Journal viết "Theo luật pháp thông thường thì doanh nghiệp không thể phạm tội bởi vì nó không có chủ ý vi phạm, ý thức phạm tội" (Baker 2002). Đáng buồn là tác giả bài báo hoàn toàn đúng - ít nhất là trong trường hợp của các phiên tòa mới đây.

Trong mắt một số quan tòa, luật pháp còn đi xa hơn việc quy định rằng doanh nghiệp vi phạm pháp luật thiếu ý thức phạm tội. Họ khẳng định rằng các nhà quản lý doanh nghiệp, những người có chủ ý vi phạm, có nghĩa vụ đạo đức phải vi phạm pháp luật khi mà điều đó sẽ làm tăng lợi nhuận cho cổ đông. Giám đốc điều hành doanh nghiệp có thể đối mặt với sự trừng phạt nếu họ gây tổn hại bất hợp pháp cho chủ sở hữu doanh nghiệp, nhưng nếu hành động của họ gây tổn hại cho những đối tượng khác thì họ có thể yên tâm nghỉ ngơi. Các học giả pháp lý bảo thủ hoan nghênh sự khoan dung này.

Ví dụ, Frank H. Easterbrook và Daniel R. Fischel, cựu quan tòa liên bang và giảng viên cao cấp của trường Luật của đại học Chicago đã viết:

Mặc dù vậy, việc cho rằng có nghĩa vụ pháp lý phải thi hành mọi quyền pháp lý là không thực tế... Các nhà quản lý không có nghĩa vụ đạo đức phải tuân thủ theo các quy định pháp luật chỉ bởi vì những luật đó tồn tại. Họ phải quyết định sự quan trọng của những luật này. Những chế tài mà Quốc Hội đặt ra cho việc bất tuân là thể hiện mức độ họ muốn doanh nghiệp hy sinh để bày tỏ sự trung thành với luật lệ: ý tưởng trừng phạt tối ưu này dựa trên tiền đề là nhà quản lý không chỉ có thể mà còn phải vi phạm luật lệ khi việc đó có lợi nhuận. (Easterbrook và Fischel 1982: 1171 và 1177n).

Richard Posner, một quan tòa liên bang có ảnh hưởng khác, một tác giả viết nhiều và giảng viên cấp cao của trường Luật thuộc đại học Chicago giống như Fischel, cũng khẳng định tương tự (Posner 1986). Khi Milton Friedman, đồng nghiệp ở đại học Chicago của những học giả pháp lý nói trên, đề xuất rằng trách nhiệm duy nhất của doanh nghiệp là nghĩa vụ tối đa hóa lợi nhuận mà không cần quan tâm tới bất kỳ vấn đề xã hội nào, trong phạm vi ràng buộc của pháp luật, quan điểm của ông gây tranh cãi. Một vài thập kỷ sau, các quan tòa liên bang giờ đã đề xuất nghĩa vụ về lợi nhuận cao hơn luật pháp, quan điểm của họ không gây tranh cãi. Do vậy, chúng ta không nên ngạc nhiên khi thấy các nhà kinh tế học đáng kính ca ngợi báo của Posner. Một bài báo trên tờ Journal of Law and Economic danh giá của trường luật Chicago đề xuất:

Ngay cả khi các nhà quản lý cấp cao trực tiếp biết về các hoạt động lừa dối, họ có thể vẫn theo đuổi những dự án ít nhất cũng đem lại tài sản ròng hiện tại dương. Có nghĩa là các nhà quản lý có thể sử dụng lừa dối để làm gia tăng giá trị. Như Richard Posner đề xuất, lợi thế so sánh của các nhà quản lý đương nhiệm có thể xuất phát từ sự sẵn sàng thực hiện hoặc dung thứ cho các hành động lừa dối. (Agrwal, Jaffe và Karpoff 1999:315)

Đại học Chicago có truyền thống lâu đời trong việc khuyến khích tội phạm kinh tế. Vào năm 1968, Gary Becker, người gắn bó lâu dài với Chicago và Friedman, chủ nhân của giải Nobel, viết bài báo nổi tiếng "Tội phạm và Trừng phạt: Một tiếp cận kinh tế" (Becker 1968). Ông đề xuất rằng phương pháp phù hợp để ngăn chặn tội phạm là gia tăng trừng phạt. Theo tôi biết thì không có ai thuộc trường Chicago đã từng đề xuất chế tài nghiêm khắc hơn.

Những quản lý hãng bị bắt gần đây trong các vụ bê bối doanh nghiệp như Enron, WorldCom, Tyco, vv - có thể tự lừa dối mình bằng cách tin rằng họ đang làm tăng giá trị của doanh nghiệp ngay cả khi làm giàu cho bản thân. Họ có thể không tin rằng họ đang tham gia hoạt động tội phạm. Loại tính toán mà Easterbrook và Posner nghĩ trong đầu là tình huống mà giới quản lý biết rằng họ gây ra thiệt hại nghiêm trọng, nhưng bỏ qua bởi vì lợi nhuận mang lại lớn hơn chế tài.

Easterbrook và Posner phản ánh quan điểm phổ biến rằng kinh doanh theo định nghĩa là hành động cho phép con người hoạt động không bị cả giới thẩm quyền lẫn lương tâm của họ kiềm chế. Theo lời của một người bình luận:

Đèn đỏ hoặc bàn tay giơ lên của cảnh sát giao thông khiến mọi người dừng lại (ít nhất là ở nơi mà mọi người có khuynh hướng tuân thủ chúng) không phải là sự thể hiện của quyền lực - cả đèn đỏ cũng như bàn tay đều không chặn được chiếc xe hơi đang chạy, mà là sự thể hiện của thẩm quyền... Nhiều công dân dừng xe không lưỡng lự, ngay cả ở đường liên vùng hoang vắng vào lúc 2 giờ sáng, sẽ tính toán cẩn thận chi phí và lợi ích của việc vi phạm luật ô nhiễm môi trường, mua bán chứng khoán nội gián, không báo cáo doanh thu cho Sở Thuế, và sau đó tuân thủ hay vi phạm pháp luật phụ thuộc vào kết quả tính toán. (Fields 1990:113)

Trường hợp cổ điển của việc doanh nghiệp tính toán các chế tài kinh tế sẽ không ảnh hưởng đến lợi nhuận tiềm năng là xe Pinto của hãng Ford. Từ năm 1971 đến năm 1976, hãng Ford đặt bình xăng của xe chỉ cách khung chống va chạm phía sau 15 cm. Một va chạm nhỏ ở đuôi xe cũng khiến bình xăng bị bu lông nhô ra từ các bộ phận khác chọc thủng. Chỉ cần một tàn lửa nhỏ từ thuốc lá, bộ đánh lửa hay kim loại cọ xát cũng sẽ khiến xe bùng cháy (Estes 1995:196-7; xem thêm Dowie 1977). Theo ước tính thoáng nhất, các vụ va chạm của xe Pinto gây ra 500 vụ chết cháy cho những người đáng ra sẽ không phải chết nếu xe không bị bốc cháy. Bài báo cổ điển của Mark Dowie về xe Pinto ước tính rằng số người chết có thể lên tới 900 (Dowie 1977).

Ford đã nhận thấy sự nguy hiểm. Các thử nghiệm va chạm cho thấy một quả bóng cao su đơn giản trong bình xăng sẽ ngăn xăng không chảy ra khỏi bình xăng bị thủng. Chi phí để xử lý vấn đề này là 5,08 dollar. Một cách thay thế khác có giá 11dollar. Mặc dù vậy, phân tích chi phí lợi ích của Ford cho thấy rằng tổn thất nhân mạng và bị thương tránh được không đủ để bù đắp cho chi phí thay thế là 11 dollar cho mỗi xe (Estes 1995:196-7).

Ford không phải là đơn vị duy nhất tính toán chi phí và lợi ích của sai lầm thiết kế chết người này. Vào năm 1973, hãng General Motor đã có tính toán tương tự, cho thấy công ty có thể tiết kiệm được tiền bằng cách bồi thường cho 500 người chết thay vì sửa chữa bình xăng lỗi với giá 8,59 dollar cho mỗi xe (Court 2003:16; Bakan 2004:61-3).

Bạn có thể cảm thấy những tính toán này thật đê tiện. Tôi cũng vậy, nhưng dường như không phải tất cả mọi người đều vậy, nhất là các quan tòa liên bang. Hãy hình dung sự giận dữ khi có vài kẻ khủng bố nước ngoài âm mưu ám sát hơn một ngàn người. Nhưng trong thế giới kinh doanh, sự trừng phạt tương tự là rất ít, chế tài nghiêm khắc lại càng ít hơn, doanh nghiệp có rất ít lý do để lo sợ về hậu quả hành động của họ.

Kết luận, mặc dù những người bảo vệ cho quyền của doanh nghiệp thường nhanh chóng kêu gọi trách nhiệm cá nhân, nhưng họ rất ít khi yêu cầu một mức độ tương đương về trách nhiệm của doanh nghiệp. Trái lại, họ bỏ qua tội ác của doanh nghiệp hoặc tìm ra sự biện hộ pháp lý cho sự vi phạm của doanh nghiệp. Nếu như pháp luật nhìn nhận doanh nghiệp là cá nhân thì đó là những cá nhân có đặc quyền phổ biến được đứng trên pháp luật.

Monday, August 24, 2015

Hợp pháp hóa mại dâm ở Việt Nam là chống lại giai cấp lao động

Phong trào kêu gọi hợp pháp hóa mại dâm của đám dân chủ và dân túy đang nổi lên một cách đều đặn.

Có kẻ nói để thu thuế thu nhập. 

Có kẻ nói là để chính quyền dễ quản lý. 

Có kẻ nói là để bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ hành nghề.

Có kẻ nói là để kiểm soát ngăn chặn dịch bệnh.

Có kẻ nói mại dâm đã là nghề cổ nhất trái đất, có cấm hay không thì nó vẫn tồn tại, vậy thì nên công nhận nó đi, không cần phải đạo đức giả nữa.

Ở Việt Nam, mại dâm là bất hợp pháp. Luật Việt Nam vốn xử nhẹ người bán dâm nhưng phạt nặng kẻ môi giới hay tổ chức kinh doanh, tức là chủ yếu chống lại kẻ kinh doanh mại dâm.

Tại sao đám dân chủ dân túy đều kêu gào đòi hợp pháp hóa mại dâm?

Một cô người mẫu ngủ xinh đẹp với một ông già nhà giàu để lấy tiền mua xe ô tô? Pháp luật có xử lý được trường hợp này không? Không. 

Vậy có nên hợp pháp hóa việc đó để thu thuế hay dễ quản lý hay không? Không, bởi vì có hợp pháp hóa thì cũng chẳng có cách nào giám sát hay quản lý được việc đó. Không có bất cứ xã hội nào có đủ số lượng cảnh sát cần thiết để canh chừng mọi chiếc giường ngủ.

Mại dâm là để thỏa mãn tình dục nhưng sự thỏa mãn tình dục không giải thích được tại sao lại có thể đổi tình dục lấy tiền. Bởi vì việc đó là mua bán, mua bán là vấn đề kinh tế, không phải là vấn đề sinh lý lại càng không phải vấn đề đạo đức.

Mại dâm là nghề rất cổ xưa, nhưng cái nghề mại dâm hiện nay không phải là cái nghề cổ xưa ấy. Cái nghề mại dâm bây giờ là các cô gái phải đi làm thuê và mang lại lợi nhuận cho chủ nhà thổ. Nghề mại dâm bây giờ khác với xưa kia ở chỗ nó phục vụ cho tư bản và lợi nhuận.

Khi đã nói đến lợi nhuận thì đương nhiên lợi nhuận sẽ cao hơn con người, mọi thứ sẽ đều phải hy sinh cho lợi nhuận. Mọi cái bánh vẽ đã được bày ra để biện minh cho việc hợp pháp hóa mại dâm sẽ nhanh chóng biến mất như bong bóng xà phòng. Tất cả những gì nhơ bẩn, vô đạo đức và kinh tởm nhất sẽ được tạo ra để giúp chủ nhà thổ kiếm được nhiều tiền hơn. Quyền lợi và phẩm giá của những cô gái bán hoa sẽ bị tước bỏ không khoan nhượng để tiết kiệm chi phí cho chủ nhà thổ. Một mạng lưới chân rết sẽ len lỏi khắp các ngóc ngách của đất nước để gom thật nhiều các cô gái và đưa họ vào nhà thổ. Sau khi bị vắt kiệt tuổi thanh xuân và sức sống trong một thời gian ngắn, họ sẽ bị tống ra đường. Xã hội sẽ phải nuôi dưỡng họ, nếu không muốn phải đối mặt với những rối loạn khủng khiếp. Quản lý, thuế khóa và ngăn chặn dịch bệnh, đều sẽ phải hy sinh cho lợi nhuận. Không những thế, tiền thuế cũng sẽ phải dùng để trợ cấp cho các doanh nghiệp kinh doanh mại dâm giống như ngân hàng hay doanh nghiệp bất động sản vậy. Tất cả vì lợi nhuận. 

Thế nên đám dân chủ và dân túy đòi hợp pháp hóa mại dâm không phải vì quyền lợi của các cô gái bán hoa mà vì quyền tự do kinh doanh của giai cấp tư sản. Đó là tất cả những gì chúng muốn, tự do kinh doanh và thị trường sẽ đem lại sự tối ưu bằng cách đẩy chi phí lên lưng những người lao động. Hợp pháp hóa mại dâm chính là hợp pháp hóa việc đẩy gánh nặng chi phí của ngành công nghiệp này sang cho xã hội. 

Tất nhiên nếu ngành kinh doanh mại dâm thua lỗ thì chính quyền sẽ phải cứu trợ, giống như mọi ngành kinh tế khác. Lợi nhuận thì tư bản tư nhân hưởng, thua lỗ thì cả xã hội sẽ phải gánh chịu. Chủ nghĩa xã hội của giai cấp tư sản là đây chứ đâu xa?

Khi mại dâm chưa được hợp pháp hóa, các băng đảng tội phạm kiểm soát hoạt động này, nhưng ngay cả khi hợp pháp hóa mại dâm thì chúng vẫn sẽ hoạt động bất hợp pháp, bởi vì đó là phương thức tồn tại duy nhất của chúng. 

Kẻ đầu tiên có lợi trong việc hợp pháp mại dâm hóa chính là những gã tài phiệt đang nắm quyền lực. Tiền và quyền lực sẽ giúp chúng nhanh chóng tạo ra những tổ hợp công nghiệp mại dâm quy mô lớn để kiếm lợi nhuận từ thân xác của những phụ nữ khốn khổ và sự tha hóa những người đàn ông đang sống trong một xã hội không ngừng tan rã. 

Mại dâm phục vụ trước hết là giai cấp tư sản, những kẻ có tiền. Sự hợp pháp hóa mại dâm sẽ giúp cho việc chơi gái của giai cấp tư sản trở thành nền tảng đạo đức mới của xã hội. Các quan chức chính quyền tha hóa sẽ không cần phải lén lút đi chơi gái, họ sẽ chơi công khai, dịch vụ hợp pháp được ngân sách đài thọ. Chơi gái sẽ là một biện pháp kích cầu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, một khoản chi tiêu quan trọng của chính phủ. 

Thế nên mỗi khi đám dân chủ và dân túy kêu gào đòi hợp pháp hóa mại dâm thì chính là chúng đang ve vãn những kẻ có quyền lực. Chúng ve vãn để được xoa đầu, để nhận được những ân sủng tiền bạc hay bổng lộc. Chúng cũng là một dạng mại dâm nhưng chúng biết rằng không nên công khai điều đó, bởi vì sự công khai sẽ khiến chúng bị mất hết giá trị. 

Giai cấp tư sản mới phất đang khát khao lợi nhuận khổng lồ từ công nghiệp mại dâm, đấy là thiên đường của chúng, trong nền kinh tế thị trường thì thiên đường của người giàu là địa ngục của người lao động, bởi vì sự nghèo khổ của người lao động sinh ra từ sự giàu có của giai cấp tư sản. Do vậy, hợp pháp hóa mại dâm cũng là sự chuẩn y một chế độ chống lại người lao động, đó là tất cả những gì giai cấp tư sản cần ở chính quyền hiện nay, ngoan ngoãn phục tùng lợi ích của giai cấp tư sản và thể hiện sự phục tùng ấy bằng cách công khai chống lại giai cấp lao động.

Tuesday, July 21, 2015

Merkel và cô bé tị nạn Palestine

Vài năm trước báo chí Việt Nam đã từng đăng bài kể về chuyện một cộng đồng người Đức ở địa phương đấu tranh để bảo vệ một gia đình tị nạn người Việt Nam khỏi bị trục xuất. Câu chuyện đó đã được coi là bằng chứng rực rỡ về giá trị nhân đạo và dân chủ của phương tây. Cách đây vài ngày, thủ tướng Đức đã xổ toẹt câu chuyện cổ tích ấy bằng cách thẳng thừng từ chối lời khẩn cầu của một bé gái tị nạn Palestine trên truyền hình. Tất nhiên báo chí Việt Nam cũng tường thuật câu chuyện đã nhanh chóng trở nên nổi tiếng khắp thế giới này, song điều khôi hài là họ không đặt dấu hỏi về giá trị nhân đạo hay dân chủ của phương tây mà lảng tránh bằng cách coi câu chuyện là sự vụng về của một chính khách.

Sau một tuần, đã có nhiều báo chí trên thế giới khai thác câu chuyện trên nhiều góc độ, nhưng chưa có ai đề cập đến vai trò của phương tây, mà đứng đầu là nước Đức, trong việc tạo ra một Trung Đông hỗn loạn, khiến những người dân ở đó phải rời khỏi tổ quốc của họ để tị nạn ở châu Âu. Dưới đây là bản dịch bài viết "Merkel and the Palestinian Refugee Girl: Why Everyone missed the point" của tác giả Susan Abulhawa.

Merkel và cô bé tị nạn Palestine: Tại sao tất cả mọi người đều quên điểm quan trọng nhất

Vào ngày thứ ba, 14 tháng 7, thủ tướng Đức Angela Merkel xuất hiện trên chương trình truyền hình có tên là “Cuộc sống tốt đẹp ở Đức”, trong chương trình đó bà nói chuyện với các thiếu niên địa phương. Trong số các khán giả có Reem, một bé gái tị nạn người Palestine 14 tuổi, chạy trốn khỏi trại tị nạn ở Lebanon 4 năm trước đây.

Với giọng nói run rẩy nhưng tiếng Đức trôi chảy, Reem nói, “Tôi cũng có mục đích như những người khác … Tôi muốn đến trường đại học.” Nhưng, cô giải thích, cô và gia đình đang phải đối mặt với sự trục xuất. “Thật là không dễ chịu khi thấy những người khác có thể tận hưởng cuộc sống còn mình thì không,” cô nói, “Tôi cũng muốn đi học như họ.”

Thủ tướng Đức trả lời với nỗi sợ hãi điển hình phương tây về người nhập cư. Bà nói rằng nếu nước Đức cho phép cô ở lại thì sẽ có hàng ngàn người Palestine, sau đó là hàng ngàn người từ “Châu Phi” [một quốc gia lớn ở số ít] tràn vào nước Đức. “Chúng tôi không thể đối phó với tình hình đó,” bà nói. Reem thất vọng và bật khó. Đoạn phim đối thoại giữa cô và thủ tướng Merkel đã được phát tán.

Các tít báo và phân tích chính trị khắp châu Âu và Hoa Kỳ nói về câu trả lời lạnh lùng của Merkel với cô bé dũng cảm, đang vô vọng về học tập, về cuộc sống ổn định, về thứ gì đó khác với nỗi sợ hãi dai dẳng và bất trắc đang bao phủ cuộc đời cô. Tôi đọc ít nhất là 15 ý kiến về chủ đề này và hầu hết chúng diễn tả sự kiện này trong phạm vi “cuộc khủng hoảng nhập cư” đang được tranh cãi khắp Tây Âu. Các nhà phê bình cánh tả lên án thủ tướng là vô tâm, yêu cầu châu Âu có trách nhiệm nhân đạo đối với những người bất hạnh trên trái đất. Các học giả cánh hữu ủng hộ quan điểm của Merkel rằng Châu Âu đã có quá đủ thứ để lo lắng và không nên gánh vác những vấn đề của thế giới. Những người khác chỉ đơn giản là thực dụng, hưởng ứng phát ngôn của Eva Lohse, chủ tịch hiệp hội các thành phố Đức, cảnh báo rằng, “năng lực của chúng ta đã chạm đến mức giới hạn.” 

Tất cả những phân tích này đều thiếu điểm quan trọng nhất.

Không có bất cứ phân tích nào đề cập đến sự thật rằng nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp của người tị nạn như Reem là hành động của nước Đức. Reem và “hàng ngàn trong số hàng ngàn người tị nạn Palestine, như Merkel đã nói, không có tổ quốc bởi vì Đức, cùng với các quốc gia phương tây khác, đang tiếp tục ủng hộ chủ nghĩa thuộc địa phục quốc Do Thái, họ đã trục xuất và sẽ tiếp tục trục xuất người Palestine bản địa ra khỏi quê hương do ông bà tổ tiên để lại.

Reem sẽ không cần đến “sự thương hại” của nước Đức khi nước Đức yêu cầu các khoản viện trợ quân sự và tài chính khổng lồ mà họ cấp cho Israel được ràng buộc bằng những nguyên lý đạo đức và luật pháp quốc tế để đảm bảo quyền được sống ở quê hương của Reem. Reem có thể không thất bại trên thế giới nếu nước Đức sử dụng lợi ích kinh tế và thương mại của Châu Âu đối với Israel để vô hiệu hóa chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Do Thái vốn coi Reem không phải là người cũng như di sản, quê hương và lịch sử của cô là vô giá trị.

Rất nhiều tài liệu cho thấy Đức ủng hộ Israel tiếp tục củng cố sự phân biệt chủng tộc mang tính hệ thống và thể chế để cấp đặc quyền nhà nước và quyền công dân theo khu vực của họ. Đó là bởi vì sự che chở chính trị mà Đức tạo ra cho Israel để phá hủy đời sống, xã hội và văn hóa của người Palestine mà không bị trừng phạt đã khiến Reem trở thành người tị nạn. Ví dụ, vào mùa hè năm ngoái, sau khi Israel tấn công người Palestine ở dải Gaza trên bộ, trên không và trên biển, Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đã yêu cầu Liên Hiệp Quốc “khẩn cấp thành lập một ủy ban quốc tế độc lập để điều tra về những vi phạm [luật pháp quốc tế] trong lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, bao gồm Đông Jerusalem, đặc biệt là phần bị chiếm đóng của dải Gaza, trong phạm vi các chiến dịch quân sự được triển khai từ ngày 13 tháng 6 năm 2014.” Bất chấp sự kinh hoàng mà người Palestine phải chịu đựng trong suốt 51 ngày đêm, nước Đức đã không thể cho thấy sự ủng hộ tối thiểu với người Palestine bằng cách bỏ phiếu ủng hộ cuộc điều tra.

Khi xem đoạn phim, nhiều người hiểu biết về lịch sử đã giận dữ về chủ nghĩa gia trưởng phương tây. Merkel trả lời Reem đã thể hiện hoàn hảo sự từ chối đầy ý chí của chính quyền phương tây, mà họ chính là những kẻ đã tạo ra người tị nạn. Sự thật là một phần thế giới của chúng ta nằm trong đổ nát, sợ hãi và tàn phá hầu hết là do các “hoạt động” của đế quốc phương tây, những hoạt động này tìm kiếm sự thống trị hoàn toàn bất chấp và không tôn trọng cuộc sống của chúng ta. Từ Iraq cho đến Palestine hay Lybia, Đức đã đóng vai trò quan trọng trong việc tước đoạt mọi thứ của chúng ta. Cùng với các đồng minh phương tây, Đức đã tạo ra những kẻ ăn xin từ những bà mẹ, bác sĩ, giáo viên và tạo ra nhiều thế hệ bị tổn thương, thất học từ những dân tộc có trình độ phát triển cao. Họ phá hủy xã hội của chúng ta tới tận gốc rễ, phá vỡ những cơ chế xã hội kiểm soát những thành phần cực đoan nhất, khiến mọi thứ hỗn loạn, gia tăng nghèo khổ, những điều này tới lượt chúng lại khiến cho các tổ chức cực đoan của những kẻ cuồng tín trở nên hùng mạnh. 

Thế nên những học giả cánh tả, cánh hữu và thực dụng, làm ơn hay để chúng tôi yên, những ba hoa rỗng tuếch của các vị về việc các vị nên hay không nên “giúp đỡ” người khác chả có nghĩa gì. Việc cần thiết là chấm dứt những tổn hại do phương tây gây ra và duy trì. Ít nhất thì các vị cũng nên tỏ ra trung thực một chút trong việc thảo luận về nhập cư. Hãy đánh giá vai trò của các vị trong việc tạo ra khủng hoảng khắp trái đất, chính điều này đưa những người vô vọng đến biên giới của các vị. Hãy hỏi tại sao Reem là người tị nạn, dĩ nhiên là thế hệ thứ ba hoặc thứ tư, và đâu là vai trò của nước Đức trong thảm kịch vô tận vẫn đang tiếp tục bao phủ Palestine. 

Susan Abulhawa is a bestselling novelist and essayist. Her new novel, The Blue Between Sky and Water, was released this year and simultaneously published in multiple languages, including German.

Thursday, June 11, 2015

Chuyện cổ tích về thanh niên phương Tây bị Hồi Giáo tẩy não

Chúng ta thường nghe thấy trên truyền thông quốc tế chuyện về những thanh niên phương Tây từ bỏ thế giới văn minh và hòa bình để tham gia vào phe của những kẻ chặt đầu người công khai ISIS, nhưng William Blum lại hé mở cho chúng ta thấy một khía cạnh khác trong "Their precious young minds and our precious young minds", hóa ra không phải họ nổi loạn, họ chỉ theo đuổi những gì thuộc về bản chất, nhưng đôi khi họ đi theo con đường phi chính thống.

Tâm hồn thanh niên quý giá của họ và tâm hồn thanh niên quý giá của chúng ta

Cô ấy là kẻ nổi loạn cứng đầu cứng cổ, ca sĩ của gia đình, nói tục, một cô nàng xăm mình chìm đắm trong giấc mơ hip-hop là sẽ trở thành ca sĩ Eminem của Hà Lan. Rồi Besty tìm thấy Allah. Sau cuộc đối thoại bất ngờ với người Hồi giáo vào mùa hè năm ngoái, Besty mặc áo choàng của người Hồi giáo. Vào tháng giêng, một phụ nữ Hà Lan từng theo thuyết bất khả tri, lớn lên trong một căn nhà mà dấu hiệu duy nhất về tôn giáo là quyển kinh thánh đầy bụi trên giá sách, đã bảo vệ những kẻ khủng bố trưởng thành ở tổ quốc … Denis Cuspert, một nghệ sĩ hip-hop với biệt danh Deso Dogg, đã cải đạo vào năm 2010 và sau đó tham gia vào Nhà Nước Hồi Giáo [ISIS], phát hành một bản thánh ca theo kiểu nhạc rap mô tả con đường đi tới thánh chiến như là cơ hội để tạo động lực, củng cố tinh thần, trả thù và phiêu lưu … “Cánh cửa dẫn đến thánh chiến đang chờ đợi bạn,” một người Thụy Điển cải sang đạo Hồi nói trong một đoạn phim. “Đó là con đường nhanh nhất để tới thiên đường.”(1)

Những câu chuyện cổ tích được kể đi kể lại suốt những năm gần đây ở khắp Châu Âu và ở Hoa Kỳ. Cha mẹ và nhà cầm quyền đều đau khổ và bối rối. Tại sao những thanh niên trưởng thành ở phương Tây – xứ sở tự do, dân chủ, yêu chuộng hòa bình, nhân đạo, đầy vui tươi – lại tham gia vào Nhà Nước Hồi Giáo và ủng hộ việc công khai chặt đầu người sống? Mỗi người trong chúng ta theo một cách nào đó đều đánh mất linh hồn khi tìm kiếm câu trả lời cho sự bí ẩn nghiệt ngã của cuộc sống. Nhưng chuyện này thì sao? Đâu là câu hỏi cuộc đời mà Nhà Nước Hồi Giáo sẽ đáp ứng nhưng phương Tây đáng yêu của chúng ta không thể đáp ứng? ISIS là thứ độc nhất trên thế giới khiến cho chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trông có vẻ tốt đẹp. Bộ Quốc Phòng và Bộ Ngoại Giao đã đặc biệt nỗ lực nghiên cứu kẻ thù mới; Bộ Ngoại Giao thường xuyên đăng tải các đoạn phim phản đối các đoạn phim của Nhà Nước Hồi Giáo.

Tôi hy vọng rằng việc nghiên cứu câu hỏi sẽ đi sâu hơn nữa cũng như là đối với ISIS. Tại sao những thanh niên lớn lên ở phương Tây – cũng chính là phương Tây mà chúng ta biết và yêu mến – lạnh lùng xả súng máy bắn chết hàng tá người Iraq, đàn ông, phụ nữ, trẻ em, phóng viên, hoàn toàn là máu lạnh, trong các đoạn phim mà Chelsea Manning đã tung ra; nhưng dĩ nhiên chẳng chuyện gì có thể so sánh đươc với Fallujah, ở đó có những đứa trẻ sơ sinh hai đầu, thậm chí là ba đầu, một mắt ở giữa trán. Nhà Nước Hồi Giáo chẳng thể nào so sánh được với những chuyện Hoa Kỳ đã gây ra cho người dân của Fallujah. Có ai biết câu chuyện nào khủng khiếp hơn trong lịch sử không? Có đấy, nhưng không nhiều; và hầu hết người dân Fallujah bị trực tiếp xử tử bởi những thanh niên Hoa Kỳ sáng sủa, tự do, dân chủ, yêu chuộng hòa bình, nhân đạo.

Đây là thiếu tướng Ricardo Sanchez của Hoa Kỳ, trong hồi ký của ông ta, ngày 6 tháng 4 năm 2004, thời gian ở Fallujah, trong đoạn đàm thoại video với tổng thống Bush, ngoại trưởng Colin Powell và bộ trưởng bộ ngoại giao Donald Rumsfeld. “Chúng ta cần nhanh chóng phải đá đít một vài kẻ,” Powell nói. “Chiến thắng toàn diện phải ở đâu đó. Chúng ta cần phải có sự thể hiện quyền lực hung bạo.” Sau đó Bush nói: “Vào lúc kết thúc chiến dịch này thì al-Sadr phải tiêu. Ít nhất thì ông ta cũng phải bị bắt. Việc xóa sổ ông ta thực sự cần thiết. Đá đít hắn! Nếu ai đó cố gắng ngăn chặn hành trình đến dân chủ, chúng ta sẽ tìm ra hắn và giết hắn! Chúng ta phải khủng khiếp hơn cả địa ngục! Chuyện này không giống ở Việt Nam. Đó là tư duy. Chúng ta không thể gửi thông điệp ấy. Đó là một sự biện minh để chuẩn bị cho việc rút lui. … Có một chuỗi các cơ hội và đây là một trong số đó. Ý chí của chúng ta đã bị thách thức, nhưng chúng ta phải giải quyết. Chúng ta có cách tốt hơn. Hãy mạnh mẽ! Hãy thẳng tiến! Giết chúng đi! Hãy tin tưởng! Chiến thắng! Chúng ta sẽ xóa sổ tất cả bọn chúng! Chúng ta không nháy mắt!” (2)

“Nhiều năm tới, người Mỹ tìm kiếm một Trung Đông dân chủ, phát triển trong hòa bình và thịnh vượng, người Mỹ sẽ nói về những trận đánh như ở Fallujah đầy sợ hãi và kính nể cũng giống như những trận đánh khác của chúng ta ở Guadalcanal và Iwo Jima” trong Thế Chiến thứ II. – George W. Bush, 2006 (3)

Tốt thôi, George, chuyện đó cũng như Fallujah chẳng phải là lý do chính cho sự trỗi dậy của ISIS.

Quan điểm của tôi ở đây không phải là chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ cũng dã man và suy đồi như Nhà Nước Hồi Giáo. Không phải vậy. Bất cứ khi nào. Tôi chỉ đơn giản hy vọng làm cho việc thấu hiểu kẻ thù đơn giản hơn bằng cách nhìn bản thân chúng ta mà không có ánh hào quang trong mắt. Tôi cũng chưa nói đến cái chuyện mà Hoa Kỳ đứng đầu thế giới trong hơn một thế kỷ - tra tấn. 

Chủ đề hấp dẫn và mới được tiết lộ về hệ tư tưởng

Jeb Bush đã tự gây rắc rối cho bản thân bởi vì, giống như mọi chính khách tranh cử khác, ông ta không thể đưa ra các câu trả lời trung thực đơn giản cho các câu hỏi thẳng thừng, sợ phải trái ý một số bộ phận này hay một số bộ phận khác của dân chúng. Thật dễ chịu khi có một chính khách chỉ nói những gì ông/bà ta thực sự tin tưởng, ngay cả khi điều đó là ngớ ngẩn.

Em trai của tổng thống trước đây đã thường xuyên bị hỏi: “Nếu ông biết điều mà chúng tôi biết hiện nay thì ông có ra lệnh xâm lược Iraq không?” Đầu tiên câu trả lời của ông ta là “có”, sau đó nhiều lúc là “Tôi không biết” hay thậm chí là “không”, hoặc ông ta từ chối trả lời. Rõ ràng là ông ta tìm kiếm cách trả lời có thể giành được điểm với đại đa số người dân, hoặc chỉ làm ông ta mất điểm một cách tối thiểu.

Điều này tạo ra một sự phản ứng nho nhỏ, ngay cả ở những người bảo thủ. Nhà đài cánh hữu Laura Ingraham đã có một bình luận hợp lý hiếm hoi: “Hiện giờ, một người có đầu óc lành mạnh không thể tiếp tục cho rằng việc đưa quân vào Iraq là đúng đắn. Nếu anh làm ngược lại thì anh sai lầm.”

Những tranh luận này luôn bỏ qua điểm mấu chốt. Tại sao hàng triệu người Mỹ và thậm chí là hàng triệu người nước ngoài, tuần hành phản đối cuộc chiến tranh vào mùa thu năm 2002 và đầu năm 2003, trước khi nó bắt đầu? Tại sao họ biết rằng anh em nhà Bush và hàng sa số các chính khách khác sẽ không biết? Đối với người biểu tình thì rõ ràng George W. Bush và Dick Cheney là những kẻ nói dối quen miệng, những kẻ không bao giờ quan tâm đến người dân Iraq, những người dân vô tội của một nền văn minh cổ xưa đã bị ném bom đưa về thời đồ đá; đại đa số người biểu tình đã biết những chuyện về ném bom ở Việt Nam, Campuchia, Lào, Panama, Nam Tư, hay Afghanistan; họ biết về bom na-pam, bom chùm, bom chứa uranium nghèo, vân vân. Những người tuần hành biết rằng chiến tranh là điều mà một người có đạo đức không thể ủng hộ; cuộc chiến tranh đó hoàn toàn là bất hợp pháp, một trường hợp điển hình của “chiến tranh xâm lược” trong sách giáo khoa; người ta không cần phải là chuyên gia về luật pháp quốc tế để biết điều đó.

Anh em nhà Bush, Hillary Clinton (người bỏ phiếu ủng hộ chiến tranh ở thượng viện), và băng đảng có biết về những điều nay? Dĩ nhiên là họ biết. Họ chỉ không thèm quan tâm; ủng hộ sự thống trị và mở rộng của đế chế là tiền đề, và cần phải tiếp tục; không có chính khách Hoa Kỳ nào đi xa đến mức – chắc chắn không phải là Nhà Trắng – đặt câu hỏi về quyền của chủ nghĩa ngoại lệ Hoa Kỳ trong việc đặt bản thân lên trên nhân loại (dĩ nhiên là để phục vụ lợi ích của nhân loại).

Theo dõi các du jour đáng yêu của cánh tả Hoa Kỳ, thượng nghị sĩ Elizabeth Warren và Bernie Sander, thì thấy họ chỉ miễn cưỡng phê phán chính sách đối ngoại Hoa Kỳ hay ngân sách quân sự. Bộ phận chống chiến tranh/chống đế quốc của cánh tả Hoa Kỳ cần phải gây sức ép lên hai thượng nghị sĩ này. 

Ngài Sanders cần phải được hỏi tại sao ông ta thường xuyên nhận bản thân là “người xã hội chủ nghĩa dân chủ”. Tại sao không là “xã hội chủ nghĩa”? Điều này có vẻ như là di sản của Chiến Tranh Lạnh. Tôi cho rằng ông ta và các chính khách khác sử dụng khái niệm này, vô tình hay hữu ý, để phân biệt họ với chủ nghĩa cộng sản, Liên Bang Soviet, chủ nghĩa Marx, vân vân, tất cả những điều không tốt đối với bạn. (Từ “xã hội chủ nghĩa” từng để chỉ những người đàn ông bí mật nói giọng Châu Âu, râu ria hung ác và mang bom.)

Sẽ rất thú vị khi nghe thấy ông Sanders công khai tuyên bố rằng ông ấy đơn giản là một “người xã hội chủ nghĩa”. Chủ nghĩa xã hội có thể dân dủ; thực sự là dân chủ hơn chủ nghĩa tư bản rất nhiều, nhất là khi liên quan đến phân phối của cải và mọi sự phân chia trong đó. Đây là vài tư tưởng thích hợp về chủ đề này, của tôi và những người khác:

Chỉ duy nhất những người xã hội chủ nghĩa theo đuổi nguyên lý nền tảng: Nhân Dân cao hơn Lợi Nhuận, điều đó có thể coi là định nghĩa chính xác về chủ nghĩa xã hội, sự nguyền rủa lý tưởng đối với Cánh hữu và đám tự do, những kẻ luôn tin tưởng bất chấp mọi bằng chứng ở sự hợp lý của thị trường tự do. Tôi ủng hộ ý tưởng về nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. (Chúa ơi, gã cộng sản đáng nguyền rủa!) Xã hội hiện đại quá phức tạp và kỹ thuật để đặt sự vận hành nó vào tay của những gã tự do, công xã, hay vô chính phủ để quay trở lại cấp độ “cộng đồng” hay “làng”.

“Washington luôn coi chủ nghĩa xã hội dân chủ là mối đe dọa lớn hơn chủ nghĩa cộng sản toàn trị, vốn dễ bị nói xấu và là kẻ thù dễ chơi. Vào những năm 1960 và 1970, chiến thuật ưa thích để xử lý các vấn đề khó chịu của kinh tế và chính trị quốc gia là đánh đồng chúng với chủ nghĩa Stalin, cố ý xóa nhòa sự khác biệt giữa các thế giới quan.” – Naomi Klein

“Nếu đúng như thường nói, hầu hết các chính quyền xã hội chủ nghĩa biến thành chế độc chuyên chế, thì chủ yếu là bởi vì chế độ chuyên chế khó lật đổ hay phá hoại hơn dân chủ.” – Jean Bricmont, nhà văn người Bỉ của cuốn “Humanitarian Imperialism” (2006).

Không có tiền đề về viễn cảnh chủ nghĩa xã hội, sự thay đổi cực đoan trở thành quá nhiều thứ đối với quá nhiều cá nhân và nhóm.

“Cho dù gọi điều đó là dân chủ, hay gọi điều đó là chủ nghĩa xã hội dân chủ, thì cũng cần phải có sự phân phối của cải tốt hơn trong phạm vi đất nước này cho tất cả những đứa con của chúa.” – Martin Luther King

Hoa Kỳ sợ từ “chủ nghĩa xã hội” đến nỗi họ biến “khoa học xã hội” thành “khoa học hành vi”. 

Nếu không có lý do nào khác ngoài lý do bảo vệ môi trường, thế giới cần loại bỏ hệ thống tư bản chủ nghĩa. Mỗi ngày, mỗi nơi trên trái đất, theo hàng sa số cách khách nhau, các doanh nghiệp đối mặt với sự lựa chọn: tối đa hóa lợi nhuận hay làm điều tốt nhất cho hành tinh.

Đại đa số người dân trong các xã hội làm việc để lĩnh lương. Họ không cần phải thúc đẩy bằng động cơ lợi nhuận. Điều đó không nằm trong gien của bất cứ ai. Bất cứ ai nếu được lựa chọn cũng sẽ muốn làm những công việc xuất phát từ động cơ giúp đỡ người khác, cải thiện chất lượng cuộc sống của xã hội, cung cấp cho bản thân một công việc có ý nghĩa và đáng hài lòng. Thật là phi tự nhiên khi được thúc đẩy bằng cách giành lấy hay đánh cắp “khách hàng” của người khác, không khoan nhượng, những kẻ sống sót là những kẻ thích hợp nhất hoặc ít trung thực nhất. 

Cái được gọi là “dân chủ” hay “sự cai trị của đa số” là gì? Hàng triệu người tuần hành chống xâm lược Iraq trước khi cuộc chiến nổ ra. Tôi không biết từng người trong số đó, nhưng tôi chắc chắn có ai đó ở đâu đó. Thật tuyệt nếu họ nghe được điều này.

Cuối cùng, câu hỏi cho Jeb Bush và những người khác không phải là câu hỏi tốt nhất. Họ được hỏi: “Nếu biết điều mà chúng tôi biết hiện giờ thì ông có cho phép xâm lược Iraq không?” Câu hỏi quan trọng hơn là: “Nếu biết điều mà chúng tôi biết sau đó thì ông có cho phép xâm lược Iraq không?” Câu trả lời phải là “không”, bởi vì chúng ta biết rằng Saddam Hussein đã phá hủy vũ khí hủy diệt hàng loạt. Điều này được ghi nhận, từ nhiều nguồn khác nhau, cả quốc tế và Iraq, trong đó có Saddam và các sĩ quan chỉ huy của ông ta. (4)


Truyền thông chính thống Hoa Kỳ - Huyền thoại cổ điển về tuyên truyền

“Khi chiến đấu cơ Hoa Kỳ vô tình ném bom đại sứ quán Trung Quốc ở Belgrade vào năm 1999 trong chiến dịch Kosovo …”

Những từ này xuất hiện trên tờ Washington Post vào ngày 24 tháng 4 năm 2015, một phần của câu chuyện về vũ khí không người lái của Hoa Kỳ và cách máy bay không người lái Hoa Kỳ tấn công ở Afghanistan vào tháng giêng đã vô tình giết hại hai nhân viên cứu trợ phương Tây. Tờ Post cảm thấy cần phải nhắc lại sự kiện Belgrade, hoặc giải thích tiếp chuyện đó. Hầu như bất cứ người nào theo dõi tin tức quốc tế chỉ nghiêm túc một nửa thôi cũng biết về “sự cố” nổi tiếng ngày 7 tháng 5 năm 1999. Vấn đề duy nhất: Câu chuyện đó thuần túy là tuyên truyền.

Ba người ở trong đại sứ quán Trung Quốc đã bị giết hại và Washington xin lỗi Bắc Kinh rối rít, đổ lỗi cho các bản đồ lạc hậu. Mặc dù vậy, hai báo cáo điều tra rất thuyết phục khác trên tờ The Observer của London vào tháng 10 và tháng 11 cùng năm, dựa trên nguồn tin tình báo và quân sự của NATO cũng như Hoa Kỳ, đã cho biết tòa đại sứ Trung Quốc nằm trong mục tiêu tấn công sau khi NATO khám phá ra rằng nó được dùng để phát sóng truyền thông của quân đội Nam Tư. Người Trung Quốc làm điều này sau khi máy bay NATO đã bịt miệng được đài phát thanh của chính quyền Nam Tư (5). Cách truyền thông chính thống Hoa Kỳ che đậy câu chuyện thực tế đằng sau vụ ném bom tòa đại sứ là rất đáng ngạc nhiên (6).

Cao hơn các nhu cầu quân sự là các mục đích chính trị. Trung Quốc, sau đó và hiện giờ, rõ ràng là một rào cản chiến lược đối với sự thống trị của Hoa Kỳ ở Châu Á, nếu không nói là ở mọi nơi. Ném bom tòa đại sứ là cách nói quyến rũ của Washington với Bắc Kinh: Đây mới chỉ là ví dụ nhỏ cho thấy điều gì sẽ xảy ra nếu anh có ý tưởng chống lại hay cạnh tranh với đám âm binh Hoa Kỳ. Kể từ khi chiến dịch ném bom Belgrade của Hoa Kỳ được triển khai, Washington đã có thể có lý do tốt hơn “sự phủ nhận hợp lý” cho vụ ném bom đại sứ quán. Cơ hội có thể là không thể cưỡng lại đối với các lãnh đạo Hoa Kỳ. Một cơ hội không bao giờ đến lần thứ hai.

Tất cả vụ ném bom “nhầm lẫn” khác của Hoa Kỳ/NATO ở Nam Tư đều có chung một đặc trưng, theo sau nó là người phát ngôn nói với thế giới: “Chúng tôi rất lấy làm tiếc về thiệt hại sinh mạng.” Những lời tương tự cũng được IRA ở Bắc Ai Len sử dụng trong nhiều sự kiện trong nhiều năm sau khi các vụ đánh bom của họ có vẻ như là nhầm mục tiêu. Nhưng hành vi của họ bị gọi thẳng là “khủng bố”.

Không có gì hoài nghi, truyền thông Hoa Kỳ sẽ còn viết về “sự cố” Hoa Kỳ ném bom đại sứ quán Trung Quốc đến chừng nào đế chế còn tồn tại và Trung Quốc chưa trở thành thành viên của NATO.

Notes

1. Washington Post, May 7, 2015

2. Ricardo Sanchez, Wiser in Battle: A Soldier’s Story (2008), pages 349-350

3. Associated Press, November 11, 2006

4. William Blum, America’s Deadliest Export: Democracy, pp. 61-2

5. The Observer (London), October 17, 1999 (“Nato bombed Chinese deliberately”), and November 28, 1999 (“Truth behind America’s raid on Belgrade”)

6. Extra! Update (magazine of Fairness and Accuracy in Reporting [FAIR], New York), December 1999; appeared first as solitary article October 22, 1999 (“U.S. Media Overlook Expose on Chinese Embassy Bombing”)

Monday, May 11, 2015

Chiến tranh thương mại: Monsanto quay trở lại Việt Nam

Người Việt Nam nói: "Chúng ta lật sang trang mới nhưng không xé bỏ nó". Song có lẽ người Mỹ vẫn chưa thực sự hiểu điều này, bản thân người Mỹ vẫn luôn bị chia rẽ bởi cuộc chiến mà cho đến giờ họ vẫn không hiểu được tại sao họ đã thua nhục nhã ngay cả khi vượt trội về mọi mặt từ quân sự, công nghệ đến kinh tế. Nhưng giờ người Việt Nam đang chuẩn bị một cuộc chiến mới, thầm lặng nhưng cũng rất cam go, để xây dựng đất nước và bảo vệ độc lập dân tộc. Cũng như trước kia, người Việt Nam không đơn độc khi nhận được sự ủng hộ của một số người Mỹ tiến bộ. Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch bài viết "Trade Wars: Monsanto’s Return to Vietnam" của nữ giáo sư Desiree Hellegers.

Chiến tranh thương mại: Monsanto quay trở lại Việt Nam

Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong tuần qua, khi các nhà hoạt động tập trung ở Washington, D.C để tham gia hội thảo về “Việt Nam: Sức mạnh phản kháng,” ở thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam, một đoàn đại biểu do nhóm Hiến Chương 160 Cựu Chiến Binh vì Hòa Bình (VFP) đã lặng lẽ kết thúc chuyến đi kéo dài hai tuần. Chuyến đi được sắp xếp thời gian trùng với “Chiến Dịch Vạch Trần Hoàn Toàn” trên quy mô quốc gia của VFP. Sáng kiến của VFP, cũng giống như hội thảo ở D.C. vào cuối tuần, được tổ chức để chống lại chiến dịch của Bộ Quốc Phòng (DoD), được Luật Ủy Quyền Phòng Thủ Quốc Gia năm 2008 tài trợ, đưa ra các sự kiện tưởng niệm và mô tả lịch sử, trong đó có tài liệu trường học, để ghi nhớ kỷ niệm lần thứ 50 cuộc chiến tranh Việt Nam.

Nhằm chống lại âm mưu thúc ép ủy quyền theo dõi nhanh của chính quyền Obama để hoàn thành Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), chuyến đi của VPF 160 năm nay không chỉ đưa ra câu hỏi về các tác động tiếp diễn của chiến tranh đối với Việt Nam mà còn cả câu hỏi về việc triển khai hạt giống biến đổi gen (GMO) của Monsanto trên thị trường Việt Nam. Nội dung của TPP, sẽ là hiệp định thương mại lớn nhất trong lịch sử, tác động đến 40% kinh tế thế giới, vẫn nằm trong bí mật. Nhưng các đoạn bị tiết lộ cho thấy TPP sẽ gia tăng bất bình đẳng thu nhập ở cả Việt Nam lẫn Hoa Kỳ và lấn át luật pháp và chính sách bảo vệ môi trường và sức khỏe công cộng của địa phương cũng như quốc gia. Monsanto, một trong những nhà sản xuất lớn nhất của khoảng 20 triệu tấn chất độc màu da cam được rải xuống Việt Nam từ năm 1961 đến năm 1971, là một trong số những doanh nghiệp chờ sẵn để thu hoạch những lợi nhuận dễ kiếm khi TPP được thông qua.

Sự nhiễm độc phổ biến do chất dioxin trong chất độc khai quang màu da cam, đất đai đầy rẫy bom mìn chưa nổ (UXO) – trong đó có mìn bộ binh và bom chùm – là những di sản của cái mà ở Việt Nam được coi là “Chiến tranh chống Mỹ.” Một trong những rắc rối bề ngoài của chiến dịch kỷ niệm 50 năm của Lầu Năm Góc là sự đeo bám kiểu Orwell vào cuộc chiến tranh công nghệ cao đã dìm rừng rậm và sông ngòi của Việt Nam vào chất độc khai quang trong thí nghiệm khoa học lạnh lùng lớn nhất lịch sử nhân loại. Trong số năm mục tiêu của NDAA có yêu cầu DoD tôn vinh lịch sử “sự tiến bộ về công nghệ, khoa học và y tế liên quan tới các nghiên cứu quân sự được thực hiện trong chiến tranh Việt Nam”.

Các lãnh đạo chuyến đi của VPF, trong đó có chủ tịch Suel Jones, phó chủ tịch Chuck Searcy, Don Blackburn, Chuck Palazzo và David Clark của Hiến Chương 160, đều đã từng tham gia chiến tranh Hoa Kỳ ở Việt Nam và mỗi lần quay lại, bị thôi thúc bởi hồi ức của họ về chiến tranh và khát vọng giúp đỡ các NGO Việt Nam mô tả những đau khổ mà chiến tranh gây ra. Với sự lãnh đạo của Hiến Chương 160 VFP từ cuối những năm 1960 đến đầu những năm 1970, các cựu chiến binh dự tính trước rằng trong điều kiện tốt nhất họ sẽ có 5 năm nữa để tổ chức các chuyến đi, cỗ máy gây quỹ ban đầu của họ đáp ứng được các chi phí quản lý giới hạn và hỗ trợ cho các tổ chức thành viên. 

Sau ngày chúng tôi tới Việt Nam, ngày 17 tháng 4, một vụ kiện tập thể đã được khởi sự ở Pháp theo yêu cầu của hàng triệu người Việt Nam chịu ảnh hưởng của chất độc màu da cam. Vụ kiện được đưa ra để chống lại Monsanto và 25 nhà chế tạo chất độc màu da cam chứa dioxin của Hoa Kỳ. Sau nhiều năm tranh cãi về luật pháp, kết luận 1984 đưa ra một khoản cứu trợ giới hạn cho các binh lính Hoa Kỳ bị ảnh hưởng sức khỏe do tác động liên quan tới chất độc màu da cam, từ ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, tới rối loạn sinh tủy, tiểu đường, Parkinson và đau tim. Nhưng những nỗ lực đòi bồi thường pháp lý và hỗ trợ tài chính cho khoảng 3 triệu người Việt Nam đang gánh chịu tác động của chất độc màu da cam đã thường xuyên thất bại. Hoa Kỳ không bao giờ thực hiện lời hứa của Nixon tại hội nghị Hòa Bình Paris 1973 về việc cung cấp cho Việt Nam 3 tỷ dollar để khôi phục, tương đương với hơn 16 tỷ dollar hiện nay. Viện trợ tương đối nhỏ nhoi của Hoa Kỳ cho đất nước vẫn chịu hậu quả chiến tranh này đến cùng với một ràng buộc: sức ép liên tục để kích hoạt nhiều dạng “điều chỉnh cơ cấu” mà TPP có vẻ như được thiết kế để gia tốc chúng.

Vào cùng ngày mà vụ kiện được khởi sự ở Pháp, chúng tôi gặp đại sứ Hoa Kỳ Ted Osius, đại sứ đầu tiên kể từ khi “bình thường hóa” quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam vào năm 1995 thừa nhận công khai các tác động kéo dài của chất độc màu da cam đối với người Việt Nam. Theo một số mô tả, hai thập kỷ cấm vận mà Hoa Kỳ áp đặt đối với Việt Nam sau chiến tranh cũng gây ra đau khổ tương đương với chiến tranh.

Osius nói với các đại biểu và các nhà báo rằng quan hệ chính trị đầy ý nghĩa giữa Hoa Kỳ và Việt Nam cần phải “đối mặt với quá khứ”. “Nếu chúng ta không đặt vấn đề chất độc màu da cam thì tôi không cho là chúng ta có tin cậy để đặt ra” các mối quan tâm chung khác, các vấn đề chủ chốt được ông kể tới là biến đổi khí hậu, sức khỏe toàn cầu, giáo dục và thương mại. Osius tán dương tinh thần của TPP và “lợi ích khổng lồ” mà nó sẽ mang lại cho công nhân Việt Nam, đồng thời gia tăng bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn thực phẩm. Mặc dù vậy, ông thừa nhận rằng bên cạnh những lợi ích mà Việt Nam gặt hái được từ tự do hóa thương mại trong những năm gần đây thì quốc gia này cũng phải chứng kiến sự nổi lên của tầng lớp tài phiệt mới. Ông cũng thừa nhận vai trò của TPP trong việc tư nhân hóa các cơ sở của nhà nước, trong các quy định của NAFTA và WTO thường được coi là các rào cản thương mại bất bình đẳng. Ông nói với chúng tôi, với TPP thì dĩ nhiên là “các cơ sở nhà nước không có hiệu quả” sẽ là đối tượng bị phá hủy. Khi tôi phản đối khẳng định của đại sứ Osius về lợi ích của TPP, được che dấu trong các văn bản bí mật, yêu cầu ông in ra và chia sẻ các bản sao của hiệp định thương mại với các đại biểu để chứng minh khẳng định của ông, thì ông từ chối một cách ngoại giao. Trên đường tới thăm Làng Hữu Nghị, một chương trình nằm ở ngoại ô Hà Nội, nuôi dưỡng các trẻ em và cựu chiến binh chịu ảnh hưởng của chất độc màu da cam, chúng tôi thấy một hình ảnh tương tự như ở Hoa Kỳ, các thành phố có khuynh hướng thu hút đầu tư toàn cầu bằng mọi giá. “Sự phát triển” ở Việt Nam, cũng như ở Hoa Kỳ, là quy mô phá hủy nhà cửa và di cư ngày càng lớn. Khắp các ngóc ngách của Hà Nội, giờ là nhà của một đại lý Rolls Royce và bốn đại lý Mercedes Benz, hàng hóa xa xỉ tràn ngập, cùng với các cuộc biểu tình lẻ tẻ. Sự căng thẳng giữa “phát triển” với quan điểm cách mạng và những hứa hẹn của Đảng Cộng Sản của Hồ Chí Minh, được thể hiện mạnh mẽ trong bộ phim của Doan Hong Le Ai sở hữu đất đai vào năm 2010. Bộ phim được giải thưởng đã mô tả cuộc đấu tranh giữa các nông dân nghèo phải di cư để nhường chỗ cho một sân golf xa xỉ, cùng với sự hợp lý hóa của lãnh đạo Đảng Cộng Sản địa phương (1). 

Ở mỗi thành phố dọc theo đường hành trình – từ Hà Nội tới Huế, tới A Lưới, Đà Nẵng, Nha Trang và thành phố Hồ Chí Minh – chúng tôi thấy bằng chứng của đau khổ tiếp diễn do chiến tranh gây ra. Ở mỗi thành phố, chúng tôi gặp gỡ các thành viên của Hội Cựu Chiến Binh Việt Nam (VANN) cùng với các đại diện địa phương của Hội Nạn Nhân Chất Độc Màu Da Cam Việt Nam (VAVA), từ lâu đã đứng đầu các cuộc đấu tranh đòi bồi thường pháp lý và tài chính cho những người Việt Nam tàn tật do chất độc màu da cam gây ra. Một cuộc mít tinh với VAVN ở Hà Nội, chủ nhà của chúng tôi là tướng Phùng Khắc Đăng, đề cập vai trò của các doanh nghiệp Hoa Kỳ trong việc sản xuất chất độc màu da cam, thừa nhận một cách thận trọng rằng chất độc màu da cam có “những tác hại khủng khiếp không chỉ đối với người Việt Nam mà còn cả đối với binh lính và công dân Hoa Kỳ.” Trong buổi gặp mặt ở Đà Nẵng, đứng trước tượng bán thân của Hồ Chí Minh, một đại biểu của VAVA hồi tưởng “thấy máy bay tới và cây cỏ chết.”. Một đại biểu khác bổ sung thêm: “Nó phá hủy mọi thứ cùng với lá cây. Nó giết chúng tôi. Nó giết mọi người. Nó giết tất cả cây cối và động vật.” Nhưng sự tập trung, ông nhắc nhở chúng tôi – và bản thân – phải được đặt vào việc “làm sao tái thiết đất nước, làm sao phát triển đất nước.” Đề cập tới chiến tranh và việc Hoa Kỳ sử dụng chất độc màu da cam, ông nói, “Chúng ta lật sang trang, [nhưng] chúng ta không xé bỏ nó.”

“Chúng tôi cảm kích sự độ lượng của nhân dân Việt Nam,” phó chủ tịch Chuck Seary của VFP 160 đáp lại, “Nhưng chúng tôi cũng nghĩ rằng chúng tôi phải học những bài học của quá khứ.” Searcy muốn biết tại sao, sau những hậu quả bi thảm của chất độc màu da cam, chính quyền Việt Nam lại cho phép Monsanto quay trở lại, mở văn phòng và buôn bán ở Việt Nam, nơi mà công ty đang cung cấp hạt giống GMO, trong đó có ngũ cốc. Đáp lại, đại biểu của VAVA đề cập tới việc Việt Nam gia nhập WTO. “Khi chúng tôi đã ký kết WTO thì chúng tôi phải chấp nhận họ - họ phải có mặt ở đây,” ông nói.

Nếu WTO coi luật pháp địa phương và quốc gia về môi trường và sức khỏe là các rào cản thương mại không bình đẳng,” kinh nghiệm của Mexico sau khi thông qua Hiệp Định Tự Do Thương Mại Bắc Mỹ (NAFTA) có thể đóng vai trò như là một dấu hiệu cảnh báo về các tác động tương tự đối với Việt Nam. Sau khi thông qua NAFTA, ngũ cốc Hoa Kỳ giá rẻ tràn ngập Mexico, trong đó có các giống GMO của Monsanto. Sự thay đổi không chỉ rút ruột thị trường ngũ cốc của Mexico mà còn phát tán sự lây nhiễm của GMO vào các giống ngũ cốc bản địa. Ở Canada, như Naomi Klein đã ghi nhận, WTO và NAFTA đã được sử dụng để chống lại sự phát triển năng lượng tái tạo địa phương ở Ontario, trì hoãn fracking ở Quebec. Các phần được tiết lộ của TPP cho thấy hiệp định tự do thương mại chỉ gia tăng lợi nhuận và sự miễn trừng phạt của doanh nghiệp mà Monsanto cũng như các doanh nghiệp khác đã tận hưởng từ lâu.

Tác động tới sức khỏe của con người do việc sử dụng chất độc màu da cam có chứa dioxin gây ra trong chiến tranh Hoa Kỳ được thấy rất rõ ở tỉnh Quảng Trị, tại khu vực mà Hoa Kỳ coi là khu vực phi quân sự hay DMZ. Một trong số 28 “điểm nóng” trải khắp Việt Nam, nhiều trong số chúng là căn cứ của Hoa Kỳ, nơi mà chất độc màu da cam được vận chuyển và lưu giữ, Quảng Trị là tỉnh bị rải chất độc nghiêm trọng nhất. Khoảng 15.000 người ở Quảng Trị chịu tác động của chất độc màu da cam. Lần đầu tiên chúng tôi chứng kiến sự tàn phá gần như không tưởng mà chất độc màu da cam gây ra ở Việt Nam trong chuyến thăm một gia đình nhận hỗ trợ của VFP 160 và các tổ chức thành viên của dự án RENEW. Bốn trong số năm người con trưởng thành trong gia đình bị tàn tật nhiều loại. Chỉ có người thứ hai trong cặp trẻ được sinh giữa năm 1972 và năm 1985 có vẻ như thoát khỏi tác động của chất độc màu da cam cùng với con cái của họ. Mặc dù vậy, như người Việt Nam đang khám phá ra, tác động của chất độc màu da cam có thể tạm ngưng trong một thế hệ và chỉ xuất hiện ở thế hệ kế tiếp. Bốn người trưởng thành tàn tật không có khả năng đứng thẳng do hậu quả của một vấn đề sức khỏe bẩm sinh. Họ lo âu về cả bốn người, với những lời kể ngắt quãng là các dấu hiệu của dị tật gia tăng thường do chất độc màu da cam gây ra. Ở tỉnh Quảng Trị, chúng tôi thấy 1.300 gia đình có từ 3 đến 5 trẻ em gánh chịu các tác động gây suy yếu do nhiễm chất độc màu da cam. 

Nhưng chất độc màu da cam không phải là nguồn đau khổ duy nhất ở tỉnh Quảng Trị. Nếu Hoa Kỳ ném bom xuống Việt Nam nhiều hơn số đã ném trong Thế Chiến thứ II ở cả mặt trận Châu Âu và Thái Bình Dương cộng lại thì Quảng Trị là khu vực bị ném bom dữ dội nhất ở Việt Nam. Thống kê quy mô lắp chân tay giả trên tường Trung Tâm Nạn Nhân Bom Mìn tại Quảng Trị trong cho thấy mức độ công việc của dự án RENEW, đáp ứng nhu cầu của hơn 900 cá nhân được lắp chân tay giả sau khi bị thương bởi UXO, thứ trải rộng khoảng 80% diện tích của tỉnh. Hơn 1.100 nạn nhân khác đang chờ được lắp chân tay giả. Cũng ở trên tường của Trung Tâm là các bức tranh của trẻ em Quảng Trị học trong các chương trình ở trường học về nhận dạng bom mìn chưa nổ và báo với chính quyền địa phương. Hơn hai triệu chiến binh Việt Nam và thường dân bị giết hại trong chiến tranh Hoa Kỳ, nhưng hơn 60.000 người Việt Nam bị mìn bộ binh, bom chùm giết hại kể từ khi kết thúc chiến tranh đã vượt qua con số 58.000 lính Mỹ bị giết trong cuộc chiến. Hoa Kỳ vẫn là một trong số ít những quốc gia trên thế giới từ chối ký vào hiệp ước cấm mìn bộ binh và bom chùm của Liên Hiệp Quốc.

Ở Nha Trang, chúng tôi tới thăm một phụ nữ và em gái đang chăm sóc hai đứa con trưởng thành, không đứa nào có dấu hiệu nhiễm chất độc màu da cam cho đến khi tuổi thiếu niên. Người lớn nhất, giờ đã 40 tuổi, nằm rên rỉ trên một chiếc giường ngủ ở đằng sau nhà. Em gái 36 tuổi vãn đủ tính táo để nhận thức được tương lai của cô khi cô nhìn thấy những chi bị teo nhỏ và vặn vẹo của cô.

Ở thành phố Hồ Chí Minh, điểm dừng chân cuối cùng trong hành trình, chúng tôi viếng thăm Bệnh Viện Từ Dũ/Làng Hòa Bình, là nơi trú ngụ của khoảng 60 trẻ em bị ảnh hưởng của chất độc màu da cam, cùng với một số ít người trưởng thành đã lớn lên tại cơ sở. Trên đường đi, một số trẻ hăng hái yêu cầu được ôm, trong khi những đứa khác, một số được ăn bằng ống thông qua mũi, nhìn chúng tôi như với những cái nhìn hoàn toàn vô hồn. Một đứa trẻ ở cuối phòng bắt đầu mò mẫm trước mặt. Giống như nhiều trẻ bị ảnh hưởng của chất độc màu da cam khác, cậu bị thiếu hẳn một mắt, một khoảng trống nằm ở chỗ con mắt. Ở một phòng khác, một đứa trẻ bị tràn dịch màng não không xác định về giới tính với đầu to như quả dưa hấu đang nằm bất động trong một cái cũi. Một bé gái khoảng 6-7 tuổi ngồi trên một cái ghế bên cạnh chiếc cũi, đang nâng niu bàn tay đứa trẻ. Cô bé liếc qua, dĩ nhiên là có một chút khó chịu bởi đám đông người quan sát Hoa Kỳ bao quanh, sau đó quay trở lại công việc vỗ về bạn của cô. 

Ngày tiếp theo, ngày 30 tháng 4, kỷ niệm ở Hoa Kỳ về “sự sụp đổ của Sài Gon,” chúng tôi sớm có mặt ở lễ hội “Ngày Giải Phóng” ở thành phố Hồ Chí Minh. Một dàn múa đông đảo của đoàn cựu chiến binh nam và nữ với đồng phục; các học sinh nữ xoay hoa hướng dương; một bức ảnh Hồ Chí Minh lớn cỡ chiếc bảng trên một chiếc xe diễu hành mầu hồng rực tỏa sáng như một vị thánh văn hóa đại chúng hiện đại thay vì nền màu xanh da trời. Hoàn toàn vắng mặt trong khung cảnh là gợi ý hay sự quan tâm hoặc sự tham gia từ các người dân bình thường của thành phố được đặt theo tên hình tượng cách mạng.

Buổi tiếp tân sau đó ở “Dinh Thống Nhất” được phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, có sự tham dự của khoảng 100 người đại diện cho các tổ chức từ 40 nước và lãnh thổ trên thế giới. Người đầu tiên trong số các diễn giả là Hélène Luc. Như ông Phúc cho biết, Luc “đã giúp đỡ và hỗ trợ đoàn đại biểu Việt Nam” tại Hội Nghị Hòa Bình, khi là ủy viên của Hội Đồng Thành Phố Paris. Trong bình luận của bà, Luc đề cập tới Tuyên Ngôn Độc Lập mang tính lịch sử năm 1945 của Hồ Chí Minh, mô phỏng theo văn bản lập quốc của Hoa Kỳ. Bà ca ngợi sự can đảm và dũng cảm của đấu tranh cách mạng và của các nhà hoạt động đã chiếm giữ các đường phố khắp thế giới để kết thúc cuộc chiến. 

Phát biểu cuối cùng khi sân đã vãn người là Virginia Foote, chủ tịch của Hội Đồng Thương Mại Hoa Kỳ-Việt Nam và chủ tịch ban điều hành Trung Tâm Quốc Tế ở Washington D.C. “Là một người Mỹ - và tôi nghĩ tôi có thể nói với mọi người Mỹ trong phòng,” Foote nhấn mạnh, “chúng ta hứa tiếp tục công việc phát triển kinh tế của đất nước này” cũng như “về các vấn đề hậu quả của chiến tranh.”

Bà kể về việc tham gia khai lễ động thổ tại Trung Tâm Hành Động Mìn Bộ Binh ở Hà Nội chỉ vài ngày trước và về “khoản tiền mới đang đổ vào,” để “giúp đỡ và hỗ trợ Việt Nam.” “Đồng thời,” bà nói, “chúng ta vẫn tiếp tục với việc đàm phán khó khăn và hy vọng rằng chúng ta có thể hoàn thành trong năm nay … Chúng ta sẽ tiếp tục nỗ lực về TPP,” bà nói, trước khi phó thủ tương đưa ra một số bình luận mang tính nghi lễ để kết thúc buổi gặp mặt.

Vào ngày 30 tháng 4 ở Hoa Kỳ, với một là gió nhẹ, đại biểu Barbara Lee của California đưa ra Luật Cứu Trợ Các Nạn Nhân Chất Độc Màu Da Cam 2015. Đạo luật, được sự ủng hộ của Chiến dịch Trách Nhiệm và Cứu Trợ Nạn Nhân Chất Độc Màu Da Cam Việt Nam của Hoa Kỳ (http://www.vn-agentorange.org/), sẽ tài trợ cho việc làm giảm sự ô nhiễm của chất độc màu da cam trên khắp Việt Nam, tài trợ cho chăm sóc y tế và phục vụ trực tiếp cho các nạn nhân chất độc màu da cam của Việt Nam. Nó cũng mở rộng cứu trợ cho các cựu chiến binh Hoa Kỳ và cung cấp các hỗ trợ mới cho con cái của họ, vốn phải chịu đựng các vấn đề suy yếu sức khỏe liên quan đến chất độc màu da cam.

Giữa các sáng kiến mới để tìm kiếm công lý cho các nạn nhân của chất độc màu da cam và tiếp tục đàm phán về một hiệp định thương mại có tác động đáng kể tới tương lai của cả hai quốc gia, truyền thông do doanh nghiệp kiểm soát ở Hoa Kỳ chỉ sẵn lòng cung cấp các bữa ăn điện ảnh nghèo nàn với những thước phim mô tả dòng người miền Nam Việt Nam bất tận đổ xô về phía máy bay trực thăng và bám vào chúng từ mái nhà. Các đoạn được tiết lộ cho thấy, nếu được thông qua, TPP sẽ mở rộng sự miễn tố và lợi nhuận của các doanh nghiệp như Monsanto mà dường như từng mẩu nhỏ của ngày nay cũng giống như họ đã từng kiếm lợi từ sự khốn khổ của nông dân và người lao động nghèo ở cả hai nước trước kia. Trong khi đó, ở Việt Nam, công việc của VFP 160 và đối tác của họ đang tiếp tục, ở Làng Hòa Bình của thành phố Hồ Chí Minh có một bé gái phủ nhận là bị mất trí, mất khả năng hiểu biết hoặc quay lưng lại với những đau khổ bao quanh cô.

Desiree Hellegers is a board member of Portland Peace and Justice Works/Copwatch, an associate professor of English at Washington State University Vancouver, and the author of No Room of Her Own: Women’s Stories of Homelessness, Life Death and Resistance (Palgrave MacMillan).

Chú thích của người dịch:

(1) Có lẽ chỗ này tác giả nhầm lẫn do không hiểu rõ về hệ thống chính trị ở Việt Nam. Việc thu hồi đất đai và xây dựng thuộc trách nhiệm của chính quyền địa phương chứ không thuộc trách nhiệm của Đảng Cộng Sản.

Tuesday, January 13, 2015

Bạn biết gì về bất bình đẳng ở nơi giàu nhất thế giới?

Bạn muốn biết bất bình đẳng ở nước giàu nhất thế giới ra sao? Xin mời theo dõi bản dịch bài viết "How Much Do You Know About Inequality?" của tác giả Bill Quigley.

Bạn biết gì về bất bình đẳng?

Vô gia cư ở Thiên Đường
Nguồn: Internet.


Câu hỏi 1. Vào năm 1990, 20% số trẻ em Hoa Kỳ sống trong sự nghèo khổ. Hiện nay có bao nhiêu % trẻ em ở Hoa Kỳ sống trong nghèo khổ?

A: 10%

B: 15%

C: 20%

Câu hỏi 2. Trung vị thu nhập của hộ gia đình da màu ở Hoa Kỳ là 11.000 dollar. Trung vị thu nhập của hộ gia đình da trắng là bao nhiêu? 

A: 22.000 dollar

B: 62,000 dollar

C: 141,000 dollar

Câu hỏi 3. Vào năm 1960, trung vị thu nhập của phụ nữ làm việc toàn thời gian trọn 1 năm bằng khoảng 60% của nam giới. Vào năm 2010, trung vị thu nhập của phụ nữ bằng khoảng 77% của nam giới. Với tỷ lệ đó thì đến năm nào trung vị thu nhập của phụ nữ sẽ ngang bằng với nam giới? 

A: Năm 2028

B: Năm 2038

C: Năm 2058

Câu hỏi 4. Một giám đốc điều hành trung bình nhận được mức lương cao gấp 20 lần một công nhân trung bình vào năm 1965, 30 lần vào năm 1978 và 122 lần vào năm 1995. Một giám đốc điều hành sẽ nhận được lương gấp bao nhiêu lần công nhân vào năm 2013? 

A: 195 lần.

B: 245 lần.

C: 295 lần.

Câu hỏi 5. Sáu người thừa kế nhà Walton chia nhau tài sản trị giá 140 tỷ dollar của hãng Walmart. Giá trị tài sản ròng của sáu người này tương đương với bao nhiêu hộ gia đình Hoa Kỳ? 

A: 5 triệu.

B. 25 triệu.

C. 52 triệu.

Câu hỏi 6. Hoa Kỳ đứng nhất thế giới về chi tiêu quân sự. Hoa Kỳ chi tiêu nhiều hơn các quốc gia khác như thế nào? 

A: Hơn Trung Quốc và Nga cộng lại.

B. Hơn Trung Quốc, Nga, Saudi Arabia, và Pháp cộng lại.

C. Hơn Trung Quốc, Nga, Saudi Arabia, Pháp, Anh Quốc, Đức, Nhật Bản và Ấn Độ cộng lại. 

Câu hỏi 7. Bao nhiêu người trên thế giới phải chịu đói kinh niên? 

A: 40 triệu.

B. 400 triệu.

C. 840 triệu.

Câu hỏi 8. Bao nhiêu người trên thế giới không tiếp cận được nguồn điện? 

A: 840 triệu.

B: 1 tỷ.

C. 1 tỷ 500 triệu.

Câu hỏi 9. Hoa Kỳ chi bao nhiêu cho viện trợ nước ngoài hàng năm? 

A: 1 tỷ dollar.

B: 10 tỷ dollar.

C. 46 tỷ dollar.

Câu hỏi 10. Hàng năm, Người Mỹ chi bao nhiêu tiền cho thú nuôi? 

A. 1 tỷ dollar.

B. 40 tỷ dollar.

C. 60 tỷ dollar.

Câu hỏi 11. Chính quyền liên bang thống kê về thanh thiếu niên nam giới, từ 15 đến 19 tuổi, bị cảnh sát giết hại. Thanh thiếu niên da màu bị cảnh sát giết hại gấp bao nhiêu lần thanh thiếu niên da trắng? 

A: 3 lần.

B: 10 lần.

C: 21 lần.

Câu hỏi 12. Có 60.000 vụ án nhập cư về trẻ em vô thừa nhận vượt qua biên giới Hoa Kỳ. Tỷ lệ số vụ trẻ em có luật sư là bao nhiêu? 

A: 95%.

B: 50%.

C. 32%.

Câu hỏi 13. Có 34 nước trong Tổ Chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế. Hoa Kỳ xếp hạng bao nhiêu về tỷ lệ trẻ em nghèo khổ trong số các nước đó? 

A: Hoa Kỳ đứng thứ 1 và có tỷ lệ trẻ em nghèo khổ thấp nhất. 

B: Hoa Kỳ đứng thứ 6 và có tỷ lệ trẻ em nghèo khổ ít thứ sáu .

C. Hoa Kỳ đứng thứ 28 và đứng thứ 6 từ dưới lên về tỷ lệ trẻ em nghèo khổ. 

Câu hỏi 14. Có bao nhiêu người ở trong nhà tạm cho người vô gia cư hàng đêm? 

A: 250.000

B: 400.000

C: 570.000

Câu hỏi 15. Bộ Nhà ở và Phát Triển Đô Thị (HUD) thực hiện một điều tra quốc gia hàng năm về mức giá thuê nhà thị trường công bằng cho tất cả các hạt ở Hoa Kỳ. HUD ước lượng người thuê nhà phải trả không hơn 30% thu nhập của họ cho chi phí nhà ở. Tại bao nhiêu bang trong số 50 bang của Hoa Kỳ thì một người làm việc toàn thời gian và nhận mức lương tối thiểu liên bang có thể trả 30% thu nhập và kiếm được một căn hộ hai phòng ngủ với mức giá thuê nhà thị trường công bằng? 

A: 5

B. 2

C. 0

Câu trả lời:

Câu 1. 20% trẻ em ở Hoa Kỳ sống dưới mức nghèo khổ chính thức theo Báo Cáo Thống Kê mới nhất. Vào năm 1990, cũng có 20% trẻ em sống dưới mức nghèo khổ. 

Câu 2. Trung vị thu nhập của hộ gia đình gia trắng ở Hoa Kỳ là 141.000 dollar. Pew Research.

Câu 3. Phụ nữ có trung vị thu nhập bằng nam giới vào năm 2058. 

Câu 4. Giám đốc điều hành của công ty thuộc nhóm S&P 500 nhận được lương gấp 295 lần một công nhân trung bình. Báo cáo của Viện Chính Sách Kinh Tế năm 2014.

Câu 5. Sáu người thừa kế nhà Walton sở hữu số của cải ngang với 52,5 triệu hộ gia đình Hoa Kỳ. EPI.

Câu 6. Hoa Kỳ chi tiêu cho quân sự nhiều hơn Trung Quốc, Nga, Saudi Arabia, Pháp, Anh Quốc, Đức, Nhật Bản và Ấn Độ cộng lại. Peter G. Peterson Foundation.

Câu 7. Liên Hiệp Quốc đưa tin có 842 triệu người phải chịu đói kinh niên. Báo cáo Phát Triển Liên Hiệp Quốc 2014.

Câu 8. Có 1,5 tỷ người trên thế giới không tiếp cận được nguồn điện và một tỷ người khác phải tiếp cận các mạng lưới điện không đáng tin cậy. United Nations Foundation.

Câu 9. Ngân sách của Hoa Kỳ cho viện trợ nước ngoài vào năm 2015 là 46,2 tỷ dollar, chiếm 1% ngân sách Hoa Kỳ, phần nhiều là viện trợ quân sự. Bộ Ngoại Giao.

Câu 10. Bộ Lao Động Hoa Kỳ cho biết hàng năm người Mỹ chi khoảng 61,4 tỷ dollar cho thú nuôi. 

Câu 11. 21 lần. Pro Publica.

Câu 12. 32%. Trẻ em trong các vụ án nhập cư, cũng giống như người trưởng thành trong các vụ án nhập cư, không được quyền có luật sư. Báo cáo của đại học Syracuse.

Câu 13. Hoa Kỳ xếp hạng 28, thứ 6 từ dưới lên trong số 34 nước OECD về tỷ lệ trẻ em nghèo khổ.

Câu 14. Hơn 570.000 ở trong các nhà tạm cho người vô gia cư mỗi đêm, theo điều tra mới nhất của chính quyền liên bang.

Câu 15. Không ở bất cứ bang nào mà một công nhân làm việc toàn thời gian với lương tối thiểu có thể chi trả được cho một căn hộ hai phòng ngủ với 30% thu nhập. Trên thực tế thì một công nhân làm việc toàn thời gian với mức lương tối thiểu thậm chí không thể chi trả nổi cho căn hộ một phòng ngủ, ngoại trừ ở một số hạt của Washington và Oregon, nơi có mức lương tối thiểu cao hơn. USA Today.

Bill Quigley teaches law at Loyola University New Orleans and can be reached at quigley77@gmail.com

Tuesday, January 6, 2015

Nhà tù địa ngục và công viên giải trí

Nhà tù kinh khủng nhất nước Mỹ đã bị đóng cửa từ lâu và bị biến thành một công viên giải trí, nhưng những gì nó đã tạo ra và những di sản của nó trong hệ thống nhà tù hiện tại của nước Mỹ khó có thể bị lãng quên. Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch bài viết "Alcatraz: Prison as Disneyland" của tác giả Chris Hedges để biết thêm chi tiết. Bài viết được đăng trên trang 3 của tạp chí Coldtype số 92 ra tháng 1 năm 2015. Tiêu đề do người dịch đặt lại.

Alcatraz: Nhà tù thành Disneyland

Tôi đi phà từ cầu tàu số 33 ở bến tàu San Francisco tới Alcatraz. Tôi bước lên hòn đảo từ cầu tàu, đi lên đồi tới lối vào nhà tù cũ và nhận được một đài hướng dẫn bỏ túi. Tôi đi suốt hai giờ qua những hành lang và phòng giam, nơi mà sự đau khổ kinh hoàng và những chấn thương nghiền nát con người. Alcatraz có tỷ lệ mất trí cao nhất trong số các trại cải tạo vào cùng thời.
Nhà tù Alcatraz nhìn từ trên cao
Nguồn: Internet
Tôi được tiêu khiển qua tai nghe với những câu chuyện về các tù nhân nổi tiếng của Alcatraz, trong đó có Al Capone, Robert Stroud “Người Chim” và George Kelly “Súng Máy”, các âm mưu vượt ngục, cuộc nổi dậy có vũ trang vào năm 1946 bị Hải Quân đập tan một cách tàn nhẫn, các đặc vụ gan dạ của FBI đã hạ gục những tên tội phạm xấu xa nhất của quốc gia và đưa chúng ra công lý. Trong hệ nhị phân này, bài tường thuật biếm họa về người tốt và kẻ xấu, về cảnh sát và gangster, ngay cả J. Edgar Hoover đáng ghê tởm cũng được hồi sinh thành một biểu tượng đoan chính của luật pháp và trật tự.

Kết thúc chuyến đi – 5.000 người mỗi ngày, khoảng 1,4 triệu người mỗi năm, đến thăm nhà tù – chúng tôi bị dồn vào cửa hàng bán đồ lưu niệm. Ở đó có thể mua áo phông, bản sao của áo tù màu xanh da trời, bản sao cốc sắt tây của nhà tù và các đồ lưu niệm Alcatraz khác. Chúng tôi được gợi ý mua những tấm thiệp trên một giá gỗ và gửi chúng tới cho các chính quyền nước ngoài theo yêu cầu của một số tù nhân lương tâm được lựa chọn. Thông điệp là rõ ràng: Ở Hoa Kỳ những ai ở tù thì đáng nhận được điều đó; ở nước ngoài thì họ bị bỏ tù một cách bất công. Biến Alcatraz thành công viên Disneyland tương tự như việc biến một trong những trại tù khổ sai của Stalin thành một công viên giải trí có khung cảnh nhà tù. Các nhà tù là cái ác được thể chế hóa. Thanh minh cho cái ác là một sự dị dạng về đạo đức.

Bài tường thuật về Alcatraz của Dịch Vụ Công Viên Quốc Gia đã lờ đi sự dã man và bất công của hệ thống nhà tù có quy mô khổng lồ của Hoa Kỳ, trong đó hiện có 25% số tù nhân trên toàn thế giới bị giam giữ cho dù dân số Hoa Kỳ chỉ chiếm 5% dân số toàn thế giới. Họ lờ đi việc tra tấn, cách ly và chấn thương biến tù nhân thành những người tâm thần đã kéo dài suốt nhiều thập kỷ. Họ lờ đi việc hầu hết tù nhân là nghèo khổ và không bao giờ có sự biện hộ luật pháp đầy đủ. Họ lờ đi rằng những người da màu ở khu vực đô thị “thuộc địa nội địa” chẳng đáng giá gì trên đường phố nhưng trong nhà giam thì mỗi người tạo ra từ 40.000 đến 50.000 dollar mỗi năm cho các doanh nghiệp. Họ lờ đi rằng tù nhân thường xuyên bị trừng phạt và chịu án tù lâu hơn không phải vì những tội mà họ gây ra khi tự do, mà là những sự vi phạm mơ hồ như “không tôn trọng” và “công khai chống đối” diễn ra trong nhà tù. Họ lờ đi rằng “tư pháp” một chiều của hệ thống nhà tù tước bỏ thẩm vấn công bằng đối với tù nhân. Họ lờ đi rằng lính gác là Chúa, chỉ có anh ta hay cô ta có thể tấn công bằng lời nói hay bằng vũ lực một tù nhân mà không có hậu quả. Họ lờ đi rằng nhà tù là một thái ấp chuyên chế. Họ lờ đi sự nhục mạ hàng ngày, thất vọng và đau đớn của những người bị cầm tù. Họ lờ đi rằng tù nhân mới bắt đầu tin vào hệ thống, những người cho rằng công lý tồn tại, thường là những người đầu tiên bị suy sụp tinh thần hoặc tự sát. Họ lờ đi – đây là tội ác lớn nhất – nhân tính sâu sắc của nhiều tù nhân, những người cũng chu đáo, thông minh và đáng yêu như những người bên ngoài nhà tù. Cuối cùng, họ lờ đi việc chúng ta là một dân tộc nhẫn tâm và tàn bạo đến mức nào và chúng ta đam mê những câu chuyện bạo lực cũng như hạ thấp con người ra sao. Sự nhộn nhịp và bài tường thuật hư cấu về thiện và ác, khiến chúng ta nhìn nhận tù nhân thấp kém hơn con người. Đó là một nghệ thuật mà Dịch Vụ Công Viên Quốc Gia và văn hóa đại chúng đã trình diễn hoàn hảo ở Alcatraz. Bất cứ ai thực sự hiểu những điều diễn ra ở Alcatraz cũng như tại các nhà tù trên khắp đất nước đều sẽ than khóc.

Khi tôi tránh khỏi đám du khách ồn ào và đứng một mình trong một phòng giam mở cửa, tôi nghĩ về những sinh viên mà tôi đã dạy trong tù. Họ đã phản ứng ra rao? Họ cảm thấy thế nào về những du khách đang hớp lấy những câu chuyện về tội ác và trừng phạt? Họ phải nếm trải những chấn thương và đau đớn nào khi một lần nữa bước vào phòng biệt giam? Sinh viên của tôi nghĩ họ giống như nô lệ - theo Tu Chính Án thứ 13, tù nhân bị buộc phải lao động không có thù lao hoặc rất ít, như một dollar mỗi ngày. Họ coi nhà tù như bản sao cấu trúc quyền lực của các đồn điền. Nghe các hướng dẫn tự động, đối với họ, giống như cựu nô lệ đi thăm quan đồn điền cũ của anh ta hay cô ta trong khi được cung cấp những chuyện cổ tích về “những gã Châu Phi” lười biếng và vụng về trên các cánh đồng bông và những chuyện dâm ô của người da trắng miền nam.

Đối với bất cứ ai làm việc hay đang ở trong tù, cấu trúc vật chất và tinh thần của Alcatraz – nơi không có bất cứ nỗ lực cải tạo nào và thường xuyên có một phần năm trong số 250 tù nhân được luân chuyển vào và ra khỏi các phòng biệt giam – đều lạnh lùng tương tự. Ngay khi tù nhân đến Alcatraz, họ bị buộc đi diễu và đứng trần truồng trước lính gác. Nghi lễ này, vốn được lặp lại thường xuyên hàng ngày trong các nhà tù trên khắp đất nước, về căn bản là một nghi lễ hạ nhục, là một cách để phủ nhận phẩm giá của tù nhân. Tù nhân phải bị bẻ gẫy. Cưỡng bức tù nhân đứng trần truồng trước lính gác khởi đầu quá trình. Những ai chống lại quyền lực ở Alcatraz – chống đối quyền lực thường có nghĩa chỉ là cãi lại một lính gác – bị ném vào phòng biệt giam, được biết đến với cái tên “Cái Hố”. Ngày nay chuyện đó vẫn diễn ra ở các nhà tù.

Tầng dưới cùng trong ba tầng của Khu D ở Alcatraz có bốn phòng biệt giam. Tôi bước vào một phòng. Đó là nơi người ta bị giam 19 ngày trong bóng tối hoàn toàn, không được tắm rửa cũng như thay quần áo. Chỗ vệ sinh trong một thời gian dài là một cái hố 20,32cm trên sàn. Nhà tù thường xuyên phản xạ lại tiếng la hét của những tù nhân bị lính gác đánh trong các phòng biệt giam tối tăm ở Khu D. Khi những người trong phòng biệt giam được thả ra, họ thường bị mất phương hướng và suy yếu tâm lý. Nhiều người, yếu và hầu như không thể bước đi, được đưa thẳng đến bệnh xá của nhà tù, đau đớn gấp nhiều lần bởi chứng viêm phổi khi phải ngủ hơn hai tuần trên sàn bê tông ẩm ướt. Có một số người không còn sống để ra khỏi Cái Hố.

Ở Alcatraz có một nơi còn tồi tệ hơn Cái Hố - ngục tối. Chỗ đó không nằm trong chương trình du lịch. Nếu tù nhân không bị bẻ gẫy trong biệt giam, họ sẽ bị lôi đi theo cầu thang ở phía trước Khu A dẫn xuống một cánh cửa thép nặng nề. Sau cánh cửa là những lỗ châu mai từ thời mà nhà tù còn là một pháo đài, và sau đó là nhà tù Quân Đội, nơi nhốt thành bầy những người Mỹ bản địa chống đối, và trong Thế Chiến Thứ Nhất là các tù nhân lương tâm. Tù nhân bị lột truồng vào trói vào tường của một trong hai căn phòng gần những lỗ châu mai cũ. Họ nhận được một cái xô dùng cho vệ sinh trong một tuần. Họ được cho ăn chủ yếu là bánh mì. Sự tàn phá về mặt tâm lý của tù nhân là phổ biến, cũng như trong các nhà tù ngày nay. Capone, người phải chịu đựng chứng mất trí do bệnh giang mai và sự ngược đãi, đã trở thành kẻ ngốc. Lính gác báo cáo tìm thấy ông ta sợ hãi núp trong một góc của phòng giam hoặc nằm trên giường khóc lóc. Vào thời gian cuối ở trong tù, ông ta thỉnh thoảng bập bẹ những âm thanh vô nghĩa và không thể kìm chế được. Ông ta sẽ ngồi trên giường nhiều giờ trong trạng thái gần như cứng đờ hay thức dậy vào ban đêm rồi mở ra và xếp lại điên cuồng những tờ tạp chí, thường xuyên mặc rồi cởi quần áo hoặc dọn đi dọn lại cái giường.

Một tù nhân khác, Rufe Persful, chịu đựng chứng ảo giác thường xuyên – ông ta tuyên bố rằng có một con cá sấu trong phòng giam của mình. Vài lần ông ta cố làm một chiếc thòng lọng bằng khăn trải giường. Ông ta đã bất ngờ lấy chiếc rìu khỏi thành xe cứu hỏa của nhà tù và thờ ơ chặt phăng bốn ngón tay của mình trước mặt lính gác. Ông ta cũng định chặt chân và bàn tay khác của mình, ông ta nói điều ấy với phó quản ngục sau đó, khi ở bệnh xá. Những người có thẩm quyền của nhà tù đã không tuyên bố ông ta mất trí.

Joe Bower, người cướp 16,33 dollar của một bưu cục và bị tuyên án 25 năm tù, tự cắt cổ họng mình với một mảnh kính từ kính mắt của ông ta nhưng đã sống sót. Ông ta thường đập đầu vào cửa phòng giam. Ông ta bị bắn chết khi leo lên một hàng rào trước mặt lính gác và phớt lờ các yêu cầu leo xuống.

Ed Wutke đã tự tử bằng cách dùng một lưỡi dao gọt bút chì để cắt đứt động mạch cổ của mình.

Dịch vụ công viên bỏ sót những câu chuyện đó, cũng như nhiều câu chuyện tương tự trong chuyến thăm quan.

Nếu tù nhân không có công việc trong tù ở Alcatraz, anh ta sẽ ở trong phòng giam 23 đến 24 giờ một ngày, chuyện thường trong hệ thống nhà tù Hoa Kỳ.

Ngay cả lính gác cũng biết về những tù nhân mà không bao giờ nên giam giữ. George H. Gregory, trong cuốn sách của ông “Nhân viên Alcatraz: Những năm tháng làm lính gác ở nhà tù xấu xa nhất nước Mỹ”, kể về một tù nhân mà ông ta gọi là Kevin.

“Kevin, một cậu bé da đen, đã tham gia vào một số vụ ẩu đả trong phòng thay đồ. Cậu ta vào tù vì cậu ta đáp ứng yêu cầu của một người mà cậu ta không biết. Kevin đã làm việc trong rạp hát ở một bang miền nam. Một người đàn ông tới, đưa cho cậu một gói nhỏ, yêu cầu cậu đưa cho một người sẽ đến và hỏi về nó. Kevin không biết có gì trong gói. Cậu bị bắt giữ và buộc tội buôn bán ma túy.

Những người đến thăm tù nhân phải chịu đựng chiếc găng tay khám người và sự quát mắng của lính gác. Nghi lễ này cũng tương tự đối với những người tới thăm tù nhân hàng ngày. Việc thăm tù nhân bị gây khó chịu đến mức nhiều thành viên gia đình không bao giờ quay trở lại, tình trạng đó không hề thay đối.

Tôi đứng ở phòng thăm viếng ở Alcatraz và nhìn vào những vòng tròn trên tường. Đó là những vòng tròn có đường kính 7,62 cm và được đục nhiều lỗ nhỏ. Cách duy nhất để được nghe thấy qua những cái lỗ đó là hét lên, có nghĩa là tất cả mọi người quanh bạn, trong đó có cả lính gác, có thể nghe thấy cuộc đàm thoại. Nếu tù nhân và khách viếng thăm muốn nhìn thấy nhau thì họ phải đứng và nhìn qua một ô kính hẹp và dầy, nhưng khi ở trong tình trạng đó thì họ không thể nói chuyện với nhau. Hệ thống được thiết kế có chủ định tạo ra sự thất vọng và bối rối tối đa. “Thực tế là có rất ít thăm nuôi trong tất cả những năm tôi ở Alcatraz,” Ernie Lopez thuật lại trong hồi ký, “Tới Alcatraz, Death Row và Back.” “Tôi không nhận được chuyến thăm nuôi nào cho tới khi tôi ở đó được 9 năm. Điều đó không phải là bất thường.” 

Thư từ bên ngoài được lính gác chép lại thành 3 hay 4 dòng khó hiểu, sau đó họ chuyển đoạn chép lại cho tù nhân và tiêu hủy lá thư. Một số tù nhân không bao giờ nhận được thư gửi cho họ. Bệnh xá thì nguyên sơ và được trang bị tồi tàn. Các tù nhân bị bệnh nặng nhưng được cho là có khả năng bỏ trốn được đưa đến để chết ở bệnh xá hơn là chuyển giao cho một bệnh viện nhà tù liên bang. Một nha sĩ đến đây ba tháng một lần. Các cựu tù nhân nói, thực phẩm đã bị ôi, mặc dù hướng dẫn của chuyến đi nói với người nghe rằng thực phẩm dồi dào và có chất lượng cao.

Nhiều thập kỷ trong tù biến các tù nhân thành những người tàn phế có đôi mắt vô hồn, họ nói chuyện với nhau và lê bước một cách mụ mẫm dọc theo các hành lang nhà tù. Những tù nhân trẻ hơn nhìn những bóng ma đó dạo quanh nhà tù và run sợ. Họ sợ rằng dó sẽ là số phận của họ. Robert Stroud, được biết đến với biệt danh “Người Chim”, ông ta tiếp nhận, chăm sóc chim và xuất bản những cuốn sách về chim chóc khi là tù nhân ở Leavenworth, đã kết thúc ở Alcatraz. Stroud, nổi tiếng quốc gia với những nghiên cứu về chim bị ốm, đã bị cấm tái tạo khu bảo tồn chim ở Viện California. Ông ta phải chịu án chung thân vì đâm chết một lính gác vào năm 1916 sau khi lính gác đó chế giễu ông và tước quyền được thăm nuôi của ông, điều đó có nghĩa là ông ta sẽ không thể thấy em trai. Ông ta bị chuyển đến Alcatraz vào năm 1942. Trong số 54 năm ông ta ngồi tù thì có 42 năm là biệt giam. 

“Tôi nhớ tới việc quan sát ông ấy qua cửa sổ khi ông ấy được đưa ra sân, tất cả do ông ấy, ông ấy được phép ra ngoài một giờ mỗi tuần,” Lopez viết. “Tôi sẽ nhìn ông ấy tự bước đi, một ông già đi tới đi lui trong khoảng sân nhỏ. Lúc đó ông ấy bị gù lưng, ông ấy sẽ đội một chiếc mũ lưỡi trai màu xanh lá cây mà những người đánh bạc thường đội. Ông ấy là một người rất thông minh, thông thạo 5 hay 6 ngôn ngữ. Ông ta đã hoàn thành tất cả với các khóa học qua thư của Đại Học Stanford.

Các nhà tù phơi bày trái tim đen tối của nước Mỹ. Chúng phơi bày sự dối trá của hệ thống tư pháp thiên vị. Chúng phơi bày sự cưỡng bức dưới dạng thô thiển, sự tra tấn cả về thể xác lẫn tinh thần mà chúng ta thiết chế hóa và điều khiển hầu như là để chống lại người nghèo. Những nhà tù là tính tàn bạo và sự phi nhân tính hóa được nhà nước phê chuẩn.

Đó là câu chuyện về Alcatraz. Đó là câu chuyện về tất cả những nhà tù ở Mỹ. Nhưng đó là câu chuyện mà nhà nước không muốn bạn nghe. Những thiết chế này đã và đang được thiết kế một cách có chủ định để làm méo mó và phá hủy các linh hồn. Sách Talmud nhắc nhở chúng ta, “bất cứ kẻ nào phá hủy một linh hồn thì coi như hắn phá hủy toàn bộ một thế giới.”

Chris Hedges, a Pulitzer Prize-winning reporter, writes a regular column for Truthdig every Monday. Hedges’ most recent book, written with Joe Sacco, is “Days of Destruction, Days of Revolt”

Friday, January 2, 2015

Mùa đông thứ tư của Fukushima

Đã bốn năm sau thảm họa nhà máy điện nguyên tử Fukushima, người Nhật Bản vẫn còn đang vật lộn để dọn dẹp và khắc phục hậu quả. Xin giới thiệu với bạn đọc bản dịch bài viết "The Fourth Winter of Fukushima" của tác giả Alexis Dudden về cuộc sống của những người phải đi tị nạn do thảm họa nhà máy điện nguyên tử.

Mùa đông thứ tư của Fukushima

“Không, chẳng có gì hết. Tôi chẳng có kế hoạch gì cho năm mới. Chẳng có gì hết. Không có ai tới.” Một phụ nữ bẽn lẽn với khuôn mặt tròn trịa ném những lời đó như mũi phi tiêu vào mặt nạ bảo vệ mà bà ấy mang. Một lúc trước đó bà ấy đang cười hạnh phúc cùng với vài người là cựu cư dân của thành phố nhỏ Tomioka khi họ hồi tưởng về một người bạn mà họ cùng biết. Mặc dù vậy, bà ấy nhanh chóng trở nên sống sượng khi được hỏi về những ngày nghỉ sắp tới. 

Tomioka có 15.839 cư dân trước vụ động đất, sóng thần và nổ lò hạt nhân kinh hoàng vào ngày 11 tháng 3 năm 2011. Tất cả ngoại trừ một người đã rời đi – Matsumura Naoto, một nông dân trồng lúa nổi tiếng đã từ chối bỏ rời bỏ nông trại gia đình đã tồn tại qua 5 thế hệ của ông ấy.

Hoang mang và thất vọng phổ biến trong những người còn lại, một tình trạng tồn tại mà các quan chức chính quyền lúng túng làm tồi tệ hơn vào ngày 25 tháng 3 năm 2012 khi họ chia khu vực 25 dặm vuông bên bờ biển thành 3 khu vực: không bao giờ quay lại, quay lại trong thời gian ngắn, quay lại để sửa chữa. Các nhà khoa học được chính quyền tại trợ quyết định sự phân chia ở đó và các khu vực khác gần nhà máy hạt nhân dựa trên cái được gọi là tỷ suất về liều lượng hàng năm có thể chấp nhận. Những sự thiết kế đó có thể tạo ra cảm giác thiếu thực tế theo các khái niệm khoa học. Mặc dù vậy, trong cuộc sống hàng ngày, điều đó có nghĩa là các đường phố bị chia đôi, một nửa “an toàn” trong khi các căn nhà quanh góc phố được tuyên bố là phải chờ hàng ngàn năm nữa mới có thể quay lại.

Mọi người liên quan hiểu rằng sự phân chia chính thức là cấp thiết đối với việc bồi hoàn. Nếu tài sản của bạn ở bất cứ đâu thuộc chỗ “không bao giờ quay lại” thì bạn sẽ không được trả tiền nữa. Có rất ít sự đánh giá xem những biện pháp đó tác động ra sao tới những người đang đón mùa đông thứ tư ở trong sự quên lãng.

Cuộc sống ở nơi tị nạn nội địa

Nhiều cựu cư dân của Tomioka hiện đang sống cách đó 25 dặm về phía tây trong một thị trấn nông thôn của Miharu, nổi tiếng với cây anh đào 1.000 năm tuổi. Miharu hiện đang mang khoảng 2.000 người trong số 140.000 được chính thức coi là “phải di cư” do khủng hoảng. Khái niệm “tị nạn hạt nhân” biến mất. Tất cả trộn lẫn vào thành một. Mặc dù vậy, những người đó bị tách vĩnh viễn khỏi cuộc sống ngày trước của họ sau khi nhà máy điện nguyên tử Daiichi của Fukushima tan chảy nhanh hơn, trong đó có những người phải sống trong nhà lều suốt 3 năm rưỡi.

Vào một buổi chiều gần đây, một nhóm dân làng bị “di cư” vĩnh viễn của Tomioka tụ tập để nói chuyện trong một căn phòng chung được chiếu sáng rực rỡ, náu mình giữa 20 hay nhiều dãy những tòa nhà sơn màu cát đứng sát nhau, được phân chia thêm thành các phòng nhỏ cho cặp đôi và cá nhân chủ yếu là ở độ tuổi 60 và 70. Một người trẻ hơn ở độ 50 tuổi đã kiên trì trụ lại. Trước cuộc khủng hoảng, công việc kinh doanh của ông là cung cấp bữa ăn trưa cho công nhân nhà máy điện hạt nhân. Sôi nổi và dường như có thể đi bất cứ đâu, ông bị cầm tù bởi những quy tắc của những thứ khiến ông không thể sống ở Tomioka mặc dù cho phép ông tới thăm con chó chồn đáng yêu Chocolat vài lần một tuần, con chó mà ông đã không để cho nó chết.

Nhiều người phải di cư vẫn tin vào khả năng quay trở về trong vài tháng trước đây. Trưởng nhóm Matsumoto-san không tin vào giải pháp đó từ lâu. “Nếu chỉ là họ nói với tôi sau đó, nói với tôi rằng chúng tôi sẽ không thể quay lại, tôi sẽ có thể mang gia đình chuyển tới Aomori (ở miền bắc Nhật Bản), và chúng tôi sẽ sống cùng nhau,” ông nói. Ông cũng chia sẻ nhiều ấn tượng tồi tệ: gia đình bị chia ly, con cái và cháu chắt giờ đang sống phân tán khắp Nhật Bản và hiếm khi viếng thăm. Nhà lều thì nhỏ, nhiều khối gắn với nhau, mặc dù vậy có ít không gian mở và hoàn toàn không có đất canh tác. Những biển chỉ đường mới trên phố chỉ dẫn tới các khu nhà và có vẻ hoan nghênh, nhưng những người bên trong nói họ biết họ đang “trên đường” và “một lúc sau bạn hiểu rằng họ không muốn tiếp đón bạn nữa.

Một người trúng số

Một người phụ nữ có điều ngạc nhiên cho những người khác. “Tôi rất tiếc là đã không nói với các bạn trước,” bà nói, dĩ nhiên là giành lấy lợi thế trước hai người lạ để thông báo tin tức của bà. “Tôi đã xin bốc thăm (nhà), và tôi tiếc là là không nói với các bạn rằng tôi đã thắng. Tôi rất tiếc. Trong một vài tuần tới tôi sẽ chuyển tới một căn nhà định cư. Chả nhiều nhặn gì. Tôi biết là tôi có cơ hội tốt hơn bởi vì tôi làm chủ bản thân mình. Tôi hy vọng rằng các bạn tha thứ cho tôi.

Một số người có thể coi những lời này là bản chất văn hóa, mặc dù một bầu không khí căng thẳng tràn ngập căn phòng. Cảm xúc mong manh của cồng đồng lại bị chia rẽ một lần nữa, một số người chúc bà ấy may mắn – bà đã sống trong 6 căn nhà lều khác nhau trước đây – những người còn lại trông như họ bị ốm và chẳng nói gì. Một người phụ nữ khác bật khóc.

Chính sách nhà ở mới được công bố với khẩu hiệu ngượng nghịu bằng cả tiếng Nhật và tiếng Anh – “Tương lai từ Fukushima” – tiết lộ về những thứ đã có ngay từ ban đầu: tô điểm cho mọi thứ tiếp tục. Những chi tiết nhỏ đưa đến hiện thực về nhà ở. Ngay cả khi nếu bạn đủ may mắn để trúng được một nơi định cư và bạn cố gắng sống sót hơn 11 năm, bạn cũng sẽ phải trả tiền thuê nhà.

Người phụ nữ không biết điều đó, hay không có ai nói cho bà về việc họ làm. Bà sẽ chuyển đến một nơi được gọi là nhà định cư vào mùa đông này. Cùng lúc đó, những người khác trở thành một phần của bảng thống kê xấu, một trong những sự thật rõ ràng kể từ tháng 3 năm 2011. Người chết do nguyên nhân căng thẳng nhiều hơn là do những thảm họa ban đầu ở Fukushima 

Alexis Dudden is a professor of history at the University of Connecticut and the author of Troubled Apologies Among Japan, Korea, and the United States (Columbia University Press, 2008). 

This article originally appeared in Foreign Policy In Focus.