Showing posts with label Nhân Đạo. Show all posts
Showing posts with label Nhân Đạo. Show all posts

Sunday, August 26, 2018

Tin tức về một tay giặc lái

Ảnh: Bia John McCain ở hồ Trúc Bạch
Nguồn: Internet
Mục sư nói với người nhà của thượng nghị sĩ John McCain quá cố:
-Tôi có tin tốt lành cho các vị đây: McCain đang được bay lên thiên đường với đức Chúa Trời.
- Ông ấy đã tới nơi chưa, thưa cha? Một người hỏi.
Mục sư nói tiếp:
- Còn đây là tin xấu: Tụi Việt Cộng đã bắn rơi máy bay của ông ấy.

(Chuyện bịa, nhưng không nhất thiết phải khác với sự thật)

P/s: Nhiều năm nữa người ta sẽ quên John McCain, như đã quên Bill Clinton, nhưng tấm bia hồ Trúc Bạch sẽ luôn còn đó, nhắc nhở người Việt Nam về những gì họ đã phải làm để giành lấy độc lập, tự do và phẩm giá.

Wednesday, December 16, 2015

Chủ nghĩa Marx đối đầu với chủ nghĩa đạo đức về nạn mại dâm

Khi cuộc tranh luận về việc hợp pháp hóa mại dâm diễn ra ở Việt Nam mới đây, thật kỳ lạ là hoàn toàn không có ai sử dụng chủ nghĩa Marx để phân tích vấn đề đó. Dường như chủ nghĩa Marx đang bị hắt hủi trong thực tiễn ở Việt Nam (một nước công khai theo chủ nghĩa Marx-Lenin), có lẽ điều đó khiến cánh cực hữu và những kẻ thờ phụng chủ nghĩa đế quốc phương Tây vui mừng hơn nhiều so với sự bôi nhọ chủ nghĩa Marx một cách bỉ ổi hàng này của họ.

Việc sử dụng chủ nghĩa Marx để phân tích các vấn đề thực tế không phải là hiếm hoi trên thế giới ngược lại nó đang ngày càng trở thành vũ khí đấu tranh sắc bén hơn của người lao động trên khắp thế giới.

Cũng về vấn đề mại dâm, Helen Ward trong bài "Marxism versus Moralism on Prostitution", đăng trên Permanent Revolution Winter 2007, đã dựa trên luận điểm Marxist cho rằng mại dâm là mặt trái của chế độ hôn nhân một vợ một chồng (chỉ đối với phụ nữ), phân tích việc biến mại dâm thành hàng hóa trong xã hội tư bản và cấu trúc giai cấp của mại dâm. Mỗi bộ phận trong lĩnh vực mại dâm thuộc về một giai cấp khác nhau, tương ứng với cấu trúc giai cấp của xã hội tư sản, do vậy khi đấu tranh chống lại nạn mại dâm thì cũng cần có phương thức liên kết và đấu tranh thích hợp với cấu trúc giai cấp đó. 

Nếu như ở nước Anh mại dâm là hợp pháp thì công việc của người vô sản anh là đoàn kết với công nhân tình dục để chống lại sự áp bức của giai cấp tư sản thì ở Việt Nam, nơi mà mại dâm là bất hợp pháp, thì công việc của người vô sản không phải là đấu tranh để hợp pháp hóa nó mà ngược lại phải tìm cách xóa bỏ nó. Do ở những nước như Anh, khi mà mại dâm được hợp pháp hóa thì trong những điều kiện của chủ nghĩa tư bản điều đó có nghĩa là nạn mại dâm đã trở lên phổ biến và biến thành chế độ làm thuê phổ biến, cách thức đấu tranh hợp lý là đoàn kết với những người bị áp bức. Còn ở Việt Nam, nạn mại dâm vẫn chưa đạt đến quy mô công nghiệp, vẫn chỉ hạn chế chủ yếu ở giai cấp tiểu tư sản và tầng lớp vô sản lưu manh, thì điều tiên quyết là chống lại mọi mưu toan công nghiệp hóa nó, phát triển nó thành một dịch vụ phổ biến, bởi vì sự hủy hoại ấy trước hết sẽ nhằm vào những người lao động.

Chủ nghĩa Marx đối đầu với chủ nghĩa đạo đức về mại dâm

“Mại dâm chỉ là một biểu hiện cụ thể của nạn mại dâm phổ biến của người lao động.”[1] Câu trích dẫn này của Marx có thể cho thấy rằng đối với những người xã hội chủ nghĩa thì mại dâm là một vấn đề rất rõ ràng, nhưng thay vì được chứng minh trong các cuộc đấu tranh thực tế, cánh tả thường dao động giữa việc biện minh cho sự áp bức và xóa bỏ, hay hình sự hóa và công đoàn hóa.

Phần lớn các tranh luận mới đây tập trung xem xét về việc mại dâm có thể được coi là công việc hay là một dạng áp bức đối với phụ nữ.[2] Hai phe đối lập đã dẫn đến hai chiến lược đối lập hoàn toàn. Nếu như mại dâm là công việc thì đấu tranh cho việc tự tổ chức và các quyền là vấn đề chủ chốt của những người xã hội chủ nghĩa. Nhưng nếu như mại dâm là sự áp bức và nô lệ hóa thì những người tham gia là nạn nhân cần phải được giải thoát. Kathleen Barry, nhà tổ chức của hội nghị nữ quyền quốc tế về buôn bán phụ nữ vào năm 1983, đã theo đuổi quan điểm thứ hai khi bà từ chối tranh luận với nhà hoạt động của lao động tình dục Margo St. James, lập luận rằng “hội nghị là về nữ quyền và không ủng hộ thiết chế mại dâm…(sẽ là)…không thích hợp để thảo luận về nô lệ tình dục với phụ nữ bán dâm.”[3] Gần đây hơn, nhà văn Julie Bindell đã ủng hộ quan điểm này, viết về quyết định mở một chi nhánh cho lao động tình dục của GMB, bà lập luận, “làm sao một công đoàn có thể vừa chống lại việc áp bức phụ nữ lại vừa dung nạp điều đó? Thay vì để xã hội coi đó là một sự lựa chọn nghề nghiệp, mại dâm cần phải được thể hiện đúng bản chất – sự áp bức đối với phụ nữ. Công đoàn hóa không thể bảo vệ phụ nữ trong ngành công nghiệp đồi bại này.”[4] Mới đây nhất Đảng Xã Hội Chủ Nghĩa Scottland (SSP) đã gia nhập chiến tuyến và tuyên bố rằng mại dâm là sự áp bức đối với phụ nữ [xem trang 17].

Một quan điểm Marxist về mại dâm 

Mại dâm là trao đổi tình dục lấy tiền. Mặc dù vậy, khi mà có sự trao đổi này diễn ra trong những bối cảnh khác nhau – ví dụ như trong một số dạng hôn nhân – hầu hết các định nghĩa của từ điển đều rộng hơn một chút. Trong Từ Điển Tiếng Anh Oxford, một gái bán dâm là “một phụ nữ cho thuê cơ thể để phục vụ cho bất kỳ quan hệ tình dục nào.” 

Từ điển Encyclopaedia Britannica có định nghĩa rộng hơn, mại dâm là “sự tham gia vào hoạt động tình dục, thường xuyên là với các cá nhân khác không phải là vợ chồng hay bạn tình, để đổi lấy khoản thanh toán tức thời dưới dạng tiền hay các vật đáng giá khác.” Những định nghĩa này bổ sung thêm từ “bất kỳ” hay “không phải vợ chồng” để cố gắng tóm lược điều mà chúng ta đều ngầm hiểu – mại dâm là tình dục nằm bên ngoài những mối quan hệ mà trong đó tình dục thường được chấp nhận. 

Khái niệm mại dâm có lẽ hàm chứa nhiều người khác nhau cũng nhiều mối quan hệ khác nhau theo thời gian. Những nữ tu của Hy Lạp cổ đại, geisha của Nhật Bản, kỹ nữ của Châu Âu, gái đứng đường khu Soho và công nhân nhà thổ ở Mumbai, tất cả đều mang tên gái mại dâm. Vẻ bề ngoài tồn tại phi thời gian, nằm trong câu sáo ngữ về “nghề cổ xưa nhất”, che giấu nhiều quan hệ xã hội khác nhau. Những phụ nữ đó đều có một thứ chung đó là họ thực hành quan hệ tình dục bên ngoài khuôn khổ gia đình, tức là tình dục không gắn kết với sự tái sản xuất và duy trì một hộ gia đình.

Đây chính là thứ quan trọng để tiến đến cốt lõi của vấn đề - mại dâm chỉ có thể được khám phá trong mối quan hệ với chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Như Engels đã viết, “Chế độ một vợ một chồng và mại dâm thực sự mâu thuẫn nhau nhưng là sự mâu thuẫn không thể tách rời, là hai cực của cùng một trạng thái xã hội.”[5] Bebel, viết về phụ nữ và chủ nghĩa xã hội vào những năm 1880, đã giải thích, “Mại dâm trở thành một thiết chế xã hội cần thiết của xã hội tư sản, cũng giống như cảnh sát, quân đội thường trực, nhà thờ và giai cấp tư sản.”[6] Để hiểu được sự biện chứng này, tức là “sự tác động qua lại giữa các mặt đối lập”, trước hết chúng ta cần phải xem xét bản chất của mại dâm trong chủ nghĩa tư bản, xem xét sự biến đổi của nó theo phương thức sản xuất và sau đó quay trở lại khám phá quan hệ giữa tình dục riêng tư và công cộng cũng như sự áp bức phụ nữ.

Mại dâm: hàng hóa 

Giống như hầu hết các giao dịch thương mại của chủ nghĩa tư bản, mại dâm dựa trên việc bán và mua một hàng hóa. Theo nhận thức thông thường, gái bán dâm bán “cơ thể của cô ta”. Nhưng đây là một sự hiểu lầm, do khi kết thúc giao dịch thì khách hàng không “sở hữu” cơ thể của gái mại dâm. Thứ mà khách hàng mua là là dịch vụ tình dục. Một số nhà nữ quyền và người xã hội chủ nghĩa phản đối ý tưởng cho rằng phụ nữ bán dịch vụ chứ không phải bán cơ thể, nhưng cũng thừa nhận rằng việc bán đó chỉ là tạm thời, mô tả việc bán là để sử dụng cơ thể gái bán dâm để đem lại sự thỏa mãn tình dục cho khách hàng.

Nhưng ngay cả trong trường hợp đó thì vẫn là sự nhầm lẫn. Nếu anh đến bất cứ nơi nào có mại dâm, bất kể là trên đường phố, trong một nhà thổ hay thông qua một kẻ môi giới, anh sẽ thấy có bảng giá cụ thể. Thông thường chúng không được liệt kê vì lý do pháp luật nhưng rõ ràng là có giá cả cho việc phục vụ bằng tay, giá sẽ cao hơn khi phục vụ bằng miệng, giao hợp bình thường và giao hợp đường hậu môn. Một dịch vụ hộ tống sẽ tính tiền theo giờ, nhưng cũng nói rõ rằng dịch vụ tình dục bao gồm những gì và không bao gồm những gì, tất nhiên là kèm theo mức phí đã được tính. Hàng hóa là tình dục – hay chính xác hơn là một dịch vụ tình dục cụ thể.

Việc tình dục bị biến thành hàng hóa được nhiều người coi là “tội” tổ tông của mại dâm. Mhairi McAlpine của SSP viết, “mại dâm là việc thương phẩm hóa quan hệ tình dục, tách ra khỏi phạm vi thỏa mãn lẫn nhau và đưa vào phạm vi của thị trường.”[7] Tôi cũng có những cuộc thảo luận tương tự về chủ đề này với nhiều đồng chí trong nhiều năm – liệu có chắc chắn là hành vi thân mật đó không bao giờ nên bị biến thành thứ xa lạ có thể bị đem mua bán? Quan điểm lãng mạn cho rằng tình dục là sự thỏa mãn lẫn nhau đã cho thấy sự trừu tượng hóa từ các mối quan hệ xã hội. Dưới chủ nghĩa tư bản và các xã hội phân chia giai cấp trước đó, tình dục được điều tiết chặt chẽ và có khuynh hướng kinh tế. Sự điều tiết dựa trên nhu cầu bảo vệ sở hữu tư nhân thông qua thừa kế.

Trong cuốn sách “Nguồn Gốc Gia Đình, Chế Độ Tư Hữu Và Nhà Nước”, Engel đã phác họa cách thức chế độ một vợ một chồng (đối với phụ nữ) phát triển cùng với sở hữu tư nhân. Gia đình một vợ một chồng “thoát ra từ gia đình đối ngẫu…Nó dựa trên sự thống trị của đàn ông, thể hiện mục đích tạo ra con cái mà không có sự tranh chấp về quan hệ cha con; quan hệ cha con này là cần thiết bởi vì con cái sau này sẽ trở thành người thừa kế tài sản tự nhiên của người cha.”[8]

Hình thức gia đình đã thay đổi qua các dạng xã hội phân chia giai cấp khác nhau nhưng không phải là tôn giáo và phong tục đã đảm bảo cho sự tập trung của chế độ một vợ một chồng đối với phụ nữ, khi chế độ đó giải thích về phạm vi và các luật lệ ổn định. Không phải mại dâm thực hành tình dục “bên ngoài phạm vi của sự thỏa mãn lẫn nhau” mà chính gia đình một vợ một chồng được dùng để bảo vệ sở hữu tư nhân. Những cô con gái trở thành tài sản để được mua cũng như đem bán cái khả năng tạo ra người thừa kế của họ nhằm đổi lấy đất đai, gia súc hay tiền bạc.[9]

Mại dâm cũng phát sinh từ quá trình đó, do không có bất cứ xã hội nào có thể áp đặt chế độ một vợ một chồng cho nam giới cũng như nữ giới. Demosthenes, một nhà hùng biện Hy Lạp, đã tóm tắt vị thế của phụ nữ trong xã hội chiếm hữu nô lệ của Athen, “Chúng ta thỏa mãn bằng kỹ nữ, có những nàng hầu đáp ứng nhu cầu hàng ngày và cưới nhiều vợ để sinh cho chúng ta những đứa con hợp pháp cũng như làm người bảo vệ đáng tin cậy cho sức khỏe của chúng ta.”[10] 

Liệu quan điểm này đã lỗi thời chưa? Liệu có chắc chắn là vào thế kỷ 21 thì tình dục chủ yếu là để thỏa mãn lẫn nhau thay vì tạo ra người thừa kế hay đổi lấy tiền mặt? Trước đây hơn bốn mươi năm đã có một sự giải phóng tình dục, do sự thay đổi trong địa vị xã hội của phụ nữ và sự phát triển của các biện pháp tránh thai hiệu quả, mại dâm không phải là dạng tình dục ngoài hôn nhân duy nhất. Mặc dù vậy, các cấu trúc xã hội vẫn tiếp tục ủng hộ quan hệ tình dục một vợ một chồng liên quan tới sở hữu, phụ nữ khắp thế giới vẫn bị coi là đĩ điếm khi họ công khai tìm kiếm quan hệ tình dục không mang tính chất một vợ một chồng.

Cấu trúc giai cấp của mại dâm 

Bề ngoài của mại dâm không phù hợp với các phân loại kinh tế tiêu chuẩn. Một nhà sử học đã viết: 

“…gái mại dâm không hành xử giống như bất kỳ hàng hóa nào khác; cô ta chiếm một vị trí độc nhất, tại trung tâm của một hệ thống kinh tế phi thường và đồi bại. Cô ta có thể đại diện cho mọi khái niệm trong phạm vi sản xuất tư bản chủ nghĩa; cô ta đồng thời là người lao động, đối tượng trao đổi và người bán. Cô ta đóng vai trò như công nhân, hàng hóa và nhà tư bản, cô ta xóa mờ các phân loại kinh tế tư sản theo cùng cách thức mà cô ta thách thức những ràng buộc của đạo đức tư sản…Do vậy, khi là hàng hóa, gái mại dâm vừa củng cố vừa xuyên tác mọi đặc trưng truyền thống của kinh tế học tư sản.”[11]

Không chỉ sai lầm về việc một gái mại dâm có thể đại diện cho mọi yếu tố của sản xuất tư bản chủ nghĩa mà nhà sử học cũng không chỉ ra được những vai trò khác nhau của gái mại dâm. Họ thực sự có thể xuất hiện như là công nhân, hàng hóa, người bán và thậm chí là nhà tư bản, nhưng những gái mại dâm khác nhau có thể có những quan hệ khác nhau với hàng hóa mà họ bán.

Hàng hóa có giá trị và giá trị sử dụng. Giá trị sử dụng trong mại dâm là thỏa mãn sự ham muốn của khách hàng, cung cấp sự thỏa mãn tình dục. Giá trị trao đổi là lao động xã hội kết tinh trong hàng hóa, có nghĩa là lao động thể chất và tinh thần liên quan đến việc cung cấp dịch vụ tình dục. Giá trị này tương đương với thứ mà công nhân tình dục cần để tái sản xuất bản thân dưới các điều kiện xã hội trung bình đối của ngành này.

Giống như nhiều dịch vụ và một số lĩnh vực sản xuất khác của chủ nghĩa tư bản, mại dâm diễn ra theo nhiều cách khác nhau, gái mại dâm cũng có mối quan hệ khác đối với tư liệu sản xuất và mua bán mỗi loại tư liệu sản xuất. Nhiều gái mại dâm là lao động làm thuê: họ được một cá nhân, doanh nghiệp thuê và buộc phải làm việc trong một số giờ nhất định. Đây là tình cảnh của hàng triệu phụ nữ đang làm việc trong các nhà thổ, quán xông hơi và quán bar khắp thế giới. Họ được trả lương theo số giờ làm việc hoặc số khách hàng phải tiếp.

Trong trường hợp này họ không trực tiếp bán dịch vụ tình dục cho khách hàng – họ bán sức lao động cho chủ. Chủ của họ (tú ông, tú bà, chủ nhà thổ hoặc quán bar) nhận tiền từ khách hàng và chia một phần cho công nhân tình dục (hoặc đòi một phần phí mà công nhân tình dục nhận được). Theo nghĩa này thì công nhân tình dục cũng giống như các lao động làm thuê khác, có thể nói rằng họ “bán thân thể”, tức là họ bán khả năng lao động. Tuy vậy, như Marx đã giải thích trong Quyển I của bộ Tư Bản, đây không phải là bán thân: 

“…chủ sở hữu của sức lao động [công nhân – HW] chỉ bán nó trong một khoảng thời gian xác định, nếu như anh ta bán nó vĩnh viễn thì anh ta cũng bán luôn bản thân mình, biến anh ta từ một người tự do thành một nô lệ, từ chủ sở hữu một hàng hóa thành một hàng hóa.”[12]

Thực sự là hiện nay có những lao động tình dục sống trong các điều kiện nô lệ - khi mà bản thân họ bị bán và mua như hàng hóa và sau đó làm việc cho các chủ sở hữu nô lệ. Sự hồi sinh của chế độ nô lệ hiện đại, hầu hết được tường thuật trong hoạt động mua bán người, không phải là chỉ riêng đối với mại dâm mà còn diễn ra trong công việc nội trợ và hầu hạ. Thực tế về chế độ nô lệ tồn tại trong một số bộ phận của công nghiệp tình dục không bác bỏ thực tế là đa số hoạt động mại dâm diễn ra trong điều kiện thông thường của chế độ nô lệ làm thuê.

Hầu hết công nhân tình dục không phải là nô lệ hay công nhân làm thuê – phần lớn bởi vì sự cấm đoán của luật pháp nhằm hạn chế sự bành trướng của ngành công nghiệp “chính đáng” và đặt nó dưới bóng tối của thị trường bất hợp pháp và kinh tế tội phạm. Nhiều công nhân tình dục là người bán hàng trực tiếp; họ không làm việc cho ai mà trực tiếp giao dịch với khách hàng. Trong trường hợp này thì họ vẫn bán hàng hóa nhưng không phải là sức lao động mà là hàng hóa chứa đựng lao động kết tinh của họ, tức là dịch vụ tình dục, họ cũng bán dịch vụ này trực tiếp cho khách hàng. Trên thực tế, họ là người tự kinh doanh, mặc dù tại hầu hết các quốc gia họ không thể đăng ký một cách hợp pháp. Một số người có của cải và sở hữu hoặc thuê các tư liệu sản xuất – như nhà ở, điện thoại và các công cụ thương mại khác. Họ thuộc giai cấp tiểu tư sản.

Nhưng đa số các phụ nữ trong trường hợp đã nêu khó có thể mang hình ảnh của tầng lớp trung lưu, người tự kinh doanh. Hầu hết họ đều nghèo với một ít của cải và đối với một số người thì sự trao đổi có dạng rất sơ khai. Ví dụ khi dịch vụ tình dục được trực tiếp trao đổi lấy hiện vật, như thực phẩm và nơi ở, hay ma túy. Những người này chỉ tham gia một cách hời hợt vào nền kinh tế tư bản – họ là một phần của thứ mà Marx gọi là tầng lớp vô sản lưu manh.

Cũng có những gái mại dâm thuê người khác làm việc cho họ. Một số công nhân tình dục tự tổ chức công việc kinh doanh của họ, đóng vai trò như là tú bà và chủ nhà thổ. Khi làm chủ thì họ sở hữu các tư liệu sản xuất và bóc lột lao động của người khác, trong khi vẫn thường xuyên tiếp tục, mặc dù không liên tục, bán dâm. Như vậy, một số gái mại dâm là công nhân, một số là nô lệ, đa số là tiểu tư sản và một số ít là tư sản.[13]

Bóc lột hay áp bức?

Ở mức độ trừu tượng hóa rất cao – của hàng hóa, giá trị sử dụng và giá trị trao đổi – mà Marx coi là bản chất của sự bóc lột. Công nhân bị nhà tư bản bóc lột không phải bằng lừa dối hay gian lận mà dựa vào bản chất của chế độ làm thuê: công nhân đổi một hàng hóa lấy tiền lương. Hàng hóa không phải là sản phẩm của lao động của họ mà là năng lực lao động, tức là sức lao động của họ.

Sự bóc lột tồn tại trong sự khác biệt giữa giá trị của sức lao động và giá trị của hàng hóa mà họ sản xuất ra trong thời gian sức lao động của họ được nhà tư bản sử dụng. Sự bóc lột là kết quả của thực tế là công nhân không sở hữu sản phẩm của lao động của họ mà chỉ sở hữu năng lực lao động của họ. Ngay cả khi tiền lương được trả đúng bằng giá trị của sức lao động, một sự trao đổi công bằng theo khái niệm tư bản chủ nghĩa, người công nhân vẫn bị bóc lột.

Roberta Perkins, viết về công nghiệp tình dục ở Australia, cung cấp một định nghĩa hữu ích về cách thức điều này vận hành trong lĩnh vực kinh doanh tình dục:

“Nhà thổ, hay nhà chứa (bordellos, bagnios, stews, seraglios) cũng tương tự như các nhà xưởng cỡ nhỏ và vừa, một khách sạn hoặc một tòa nhà khác được sử dụng làm nơi làm việc, đòi hỏi một khoản tư bản ứng trước lớn, chi phí cao và một khoản lợi nhuận định kỳ lớn. “Chủ sở hữu tư liệu sản xuất” có thể là cá nhân, liên doanh hoặc một doanh nghiệp cổ phần, thuê mướn nhân công hỗ trợ như quản lý, lễ tân, người đứng quầy bar, hoặc người dọn vệ sinh và nhân viên bán hàng hoặc gái mại dâm. Gái mại dâm làm việc theo kiểu vô sản truyền thống, tức là lao động của họ được thuê và được trả tiền. Giá trị trao đổi của gái mại dâm thường là bằng nửa giá trị trao đổi của hàng hóa (tình dục) được khách mua (khách hàng hay người tiêu dùng). Tiền hoa hồng [hay tiền lương – HW] của cô ta theo thỏa thuận phân chia với chủ, người có sở hữu phần giá trị thặng dư, từ phần giá trị thặng dư đó chủ sẽ trả lương cho người lao động hỗ trợ, thanh toán tiền thuê nhà, tiền điện, tiền điện thoại, quảng cáo và các chi phí khác, cũng như tích lũy tư bản để tái đầu tư cho công việc kinh doanh (ví dụ, cải tiến hoặc mở rộng). Phần còn lại của giá trị thặng dư là lợi nhuận của chủ.”1[14]

Cũng như đối với các lao động làm thuê khác, sự bóc lột và lợi nhuận nằm trong sự chênh lệch giữa chi phí thuê công nhân tình dục và thu nhập mà cô ta có thể tạo ra bằng cách cung cấp hàng hóa. Đối với những người tiểu tư sản thì không có sự bóc lột theo nghĩa này và lợi nhuận được tạo ra bằng cách nâng giá bán cao hơn chi phí kinh doanh. 

Phân tích này bị các nhà nữ quyền phản đối, họ cho rằng khách hàng trực tiếp bóc lột công nhân tình dục. Dĩ nhiên trong mối quan hệ gái mại dâm-khách hàng thì khách hàng luôn có vị thế đặc quyền về kinh tế nhưng anh ta không bóc lột gái mại dâm. Vai trò của anh ta trong mối quan hệ này là người tiêu dùng. Có nhiều người khác bóc lột cô ta – chủ của cô ta có thể là tú ông, doanh nghiệp hay tú bà – nhưng theo nghĩa kinh tế thì chắc chắn không phải là khách hàng.[15] 

Sự liên hệ của Engel giữa mại dâm với chế độ một vợ một chồng là chính xác. Trong gia đình thì người chồng có nhiều lợi thế về quyền lực trong phạm vi gia đình đối với người vợ, thu nhập sẵn có và thoát khỏi nhiều công việc tầm thường. Nhưng nhìn chung anh ta không đạt được điều này bằng cách bóc lột kinh tế vợ của mình – anh ta “được thừa hưởng” điều đó từ địa vị chung của nam và nữ giới trong phạm vi chủ nghĩa tư bản.

Khi cho rằng gái mại dâm không bị khách hàng bóc lột thì không có nghĩa là họ không bị khách hàng áp bức. Nhiều công nhân tình dục bị khách hàng áp bức tàn bạo, họ thường làm nhục hoặc dùng bạo lực với gái mại dâm. Nhà nước cũng đối xử với công nhân tình dục theo cách đó, thường xuyên phủ nhận các quyền con người và pháp lý cơ bản của họ. Ví dụ, cho đến gần đây ở Anh, một phụ nữ có tiền án mời chào mua dâm vẫn được coi là “gái mại dâm công khai”. Một khi điều đó đã được ghi vào hồ sơ thì cô ta có ít quyền hơn bất cứ người nào khác. Các truy tố khác sẽ không cần đến hai nhân chứng mà chỉ cần sự khẳng định của một viên cảnh sát và tiền án của cô ta sẽ được trưng tại tòa án.

Ở nhiều nước, phụ nữ với tiền án mại dâm bị cấm đi lại, họ không được quyền nuôi con và hiện nay thì gái mại dâm đứng đường ở Anh sẽ bị kết án có hành vi phản xã hội, tức là có thể bị quản thúc về một tội thực sự không mang tính chất hình sự. Ví dụ khắc nghiệt nhất về sự áp bức đối với gái mại dâm là tỷ lệ sát nhân và tấn công bạo lực cao, cũng như cách thức hằn học mà truyền thông đưa tin về gái mại dâm. Phụ nữ “bị coi” là gái mại dâm có thể bị gia đình và bạn bè xa lánh, mất quyền nuôi con và không bao giờ kiếm được công việc “bình thường”. Họ bị đặt ra ngoài vòng pháp luật. Những sự trừng phạt về pháp lý và xã hội không chỉ tác động đến phụ nữ đứng đường; chúng vươn sang cả những phụ nữ bị coi là “đĩ”. Nhưng rõ ràng những phụ nữ dễ tổn thương nhất – những người không có tiền bạc, ít học và ít được hỗ trợ về mặt xã hội – là những người phải gánh chịu đau khổ nhiều nhất. Họ bị xô đẩy từ mọi phía. Không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều người trong số họ nghiện ma túy hoặc rượu và có các vấn đề về tâm thần khác. Nhưng kiểu phụ nữ rập khuôn phổ biến như bị lạm dụng khi còn bé rồi trở thành gái mại dâm để “thỏa mãn” sự nghiện ngập không phải là tình huống phổ biến nhất.

Thông thường là sự kết hợp giữa các tình thế đưa đẩy phụ nữ đến với mại dâm và nguyên nhân phổ biến không phải là nghiện ma túy hay sự lạm dụng, mặc chúng là động cơ, mà là thiếu tiền. Sự thiếu tiền có thể là tuyệt đối hoặc tương đối – nhiều phụ nữ tìm thấy ở ngành công nghiệp tình dục một sự lựa chọn tốt hơn so với những công việc lương thấp và bị bóc lột dữ dội ở các lĩnh vực thông thường.

Tình hình này cũng phổ biến ở các quốc gia khác. Công nhân tình dục ở Ấn Độ đưa ra tuyên ngôn vào năm 1997, trong đó có giải thích về lý do phụ nữ bán dâm:

“Phụ nữ bán dâm vì lý do tương tự như khi họ lựa chọn bất cứ sinh kế có sẵn nào. Trường hợp của chúng tôi không khác biệt gì so với công nhân từ Bihar đến kéo xe tay ở Calcutta, hay công nhân từ Calcutta làm việc bán thời gian tại một nhà máy ở Bombay. Một số người trong chúng tôi bị bán vào ngành này. Sau khi bị ràng buộc với tú bà đã mua chúng tôi trong một số năm thì chúng tôi có được mức độ độc lập nhất định trong ngành công nghiệp tình dục. [Chúng tôi] đi đến bán dâm sau khi trải qua nhiều kinh nghiệm trong đời, thường là miễn cưỡng, không hoàn toàn hiểu biết về mọi tác động của việc trở thành gái mại dâm. Nhưng từ khi nào đa số phụ nữ chúng tôi có sự lựa chọn trong và ngoài phạm vi gia đình? Liệu chúng tôi có tình cờ tự nguyện trở thành lao động nội trợ? Liệu chúng tôi có thể lựa chọn người mình muốn kết hôn và khi nào kết hôn? “Sự lựa chọn” hiếm khi là hiện thực đối với hầu hết phụ nữ, nhất là phụ nữ nghèo.”[17]

Công và tư 

Phân tích mang tính Marxist này thể hiện rằng mại dâm xuất hiện như là mặt trái của chế độ một vợ một chồng, một chế độ sinh ra để bảo vệ sở hữu tư nhân và quan hệ tình dục không thể hoàn toàn tách khỏi quan hệ kinh tế trong xã hội phân chia giai cấp. Sự áp bức đối với phụ nữ bắt nguồn từ sự tác biệt công việc nội trợ và tái sản xuất tư nhân khỏi sản xuất xã hội và đời sống xã hội.

Mại dâm tạo thành sự đe dọa đối với xã hội bởi vì nó đe dọa xóa mờ sự phân chia rõ ràng – tách tình dục ra khỏi gia đình và ném vào thị trường. Sau đó nó cho thấy rằng dưới chủ nghĩa tư bản thì gái mại dâm không phải là một tầng lớp đơn lẻ. Chương trình của chúng ta về mại dâm phải phản ánh sự hiểu biết này và không nên dựa trên ý tưởng lãng mạn về tình dục cũng như sự kinh hoàng của chúng ta về sự bóc lột thậm tệ nhất đối với công nhân tình dục.

Công nhân tình dục tự tổ chức 

Trong những năm gần đây có một sự phát triển lớn lao trong các tổ chức của công nhân tình dục. Ở Bắc Mỹ và Châu Âu có nhiều tổ chức đã phát triển từ các nhóm phụ nữ và các phong trào xã hội khác, nhưng phải đoạn tuyệt với lập trường nữ quyền về công việc tình dục để bảo vệ quyền của họ. Nhiều nhà nữ quyền muốn xóa bỏ mại dâm, coi đó chỉ đơn giản là sự áp bức đối với phụ nữ. Họ cho rằng điều đó phải được xóa bỏ bằng cách trừng phạt những người quản lý và khách hàng cũng như tiến hành cách cuộc giải cứu gái mại dâm. Nhiều tổ chức sẽ không nói về gái mại dâm, hay nói về công nhân tình dục, mà sử dụng khái niệm “phụ nữ bán thân”. Thứ ngôn ngữ kẻ cả của họ đã cho thấy thái độ của họ - họ coi công nhân tình dục là người bị lừa bịp và theo họ thì không có vai trò gì trong việc giải phóng bản thân khỏi sự áp bức hay sự bóc lột đang phải chịu đựng.

Sự xung đột giữa những cứu tinh nữ quyền và các nhóm đấu tranh cho quyền của lao động tình dục rất sâu sắc nên hiếm khi họ có chung một cương lĩnh. Thư Viện Phụ Nữ ở London gần đây đã tổ chức trưng bày về mại dâm và không cho phép bất cứ sự xuất hiện nào của các tổ chức công nhân tình dục, dẫn tới biểu tình của Công Đoàn Công Nhân Tình Dục Quốc Tế (IUSW) ở bên ngoài.18 Lập trường cực đoan nhất là của nhà văn Julie Burchill, người đã viết, “Mại dâm là chiến thắng tối thượng của chủ nghĩa tư bản. Khi cuộc chiến tranh tình dục kết thúc, gái mại dâm sẽ bị xử tử vì sự phản bội khủng khiếp của họ đối với tất cả phụ nữ, vì đám hắc ín và lông gà đạo đức mà họ đã mang đến cho phụ nữ bản địa, những người kém may mắn phải sống trong cái mớ hỗn độn mà họ đã tạo ra.”[19] 

Các tổ chức của công nhân tình dục bị phê phán về việc lãng mạn hóa mại dâm và chỉ đại diện “nghề nghiệp” của tầng lớp trung lưu. Nhưng ở Ấn Độ có một tổ chức quần chúng của công nhân tình dục tồn tại và mang quan điểm tương tự. Ủy Ban Durbar Mahila Samanwaya (hay “Durbar”, theo tiếng Bengali có nghĩa là không lùi bước hoặc không thể khuất phục) được thiết lập ở Tây Begal, Ấn Độ và phát triển từ sáng kiến Sonagachi nhằm ngăn chặn bệnh AIDS. Durbar có 65.000 thành viên, làm việc tại những khu vực nghèo khổ nhất của quốc gia: 

“Durbar bày tỏ rõ ràng mục tiêu chính trị, đấu tranh đòi công nhận lao động tình dục là một công việc và công nhân tình dục được coi là công nhân, cũng như đảm bảo an sinh xã hội cho công nhân tình dục và con cái của họ. Durbar yêu cầu phi hình sự hóa dịch vụ tình dục và vận động thay đổi các luật hạn chế nhân quyền của công nhân tình dục, vốn có khuynh hướng hình sự hóa và hạn chế các quyền công dân của họ.”[20] 

Tuyên ngôn năm 1997 của họ, đã được trích dẫn trước đây, thể hiện một sự hiểu biết về áp bức tình dục có thể khiến nhiều người xã hội chủ nghĩa phải xấu hổ: 

“Sở hữu tài sản tư nhân và duy trì chế độ gia trưởng đòi hỏi phải có sự kiểm soát đối với sự tái sản xuất của phụ nữ. Từ khi tài sản được duy trì bằng những người thừa kế hợp pháp và chỉ có quan hệ tình dục giữa đàn ông và đàn bà là tạo ra sự sinh sôi, những sự trừng phạt của chế độ gia trưởng tư sản chỉ áp dụng cho sự kết nối này. Tình dục được coi là phương tiện căn bản và hầu như là duy nhất để tái sản xuất, phủ nhận mọi phương diện khoái lạc và khát khao bản năng đối với nó…Những thanh niên tìm kiếm sự gần gũi thể xác, những người đàn ông đã kết hôn tìm kiếm sự tương tác với phụ nữ “khác”, những công nhân nhập cư bị tách ra khỏi vợ, đang cố tìm kiếm sự ấm áp và sự chiều chuộng ở khu phố đèn đỏ, đều không thể bị coi là đáng nguyền rủa hay hư hỏng, để làm điều đó thì sẽ phải xóa bỏ toàn bộ lịch sử tìm kiếm khoái lạc, sự âu yếm và nhu cầu của loài người.” 

Các tổ chức của công nhân tình dục là chìa khóa để chống lại sự bóc lột cũng như áp bức. Khi có sự phân chia giai cấp trong mại dâm, những tổ chức này cần được công nhân tình dục vận hành để phục vụ cho công nhân tình dục, những người được thuê mướn hoặc tự kinh doanh, cũng như tạo ra khuôn khổ tuyển dụng cho những người muốn thuê mướn và bóc lột người khác. Công đoàn và các tổ chức cộng đồng của công nhân tình dục cần phải có mối liên hệ mạnh mẽ với các tổ chức công nhân khác – khi là một phần của phong trào công nhân thống nhất và hùng mạnh, họ sẽ có thể chiến đấu tốt hơn chống lại các định kiến phổ biến.

Trong suốt thập kỷ qua, một số công đoàn đã đồng ý tổ chức và đại diện cho công nhân tình dục. Ở Anh, IUSW đã thuyết phục tổng liên đoàn GMB thành lập chi nhánh công nghiệp tình dục ở Soho và họ đã công đoàn hóa thành công một nhà thổ cũng như đàm phán được thỏa thuận công nhận ở các câu lạc bộ thoát y vũ. Công nhân tình dục cũng được gộp chung vào tổng liên đoàn ở Đức (Verdi) và Hà Lan (FNV).[21]

Mại dâm và chủ nghĩa xã hội 

Cuộc sống của công nhân tình dục thường khó khăn và nguy hiểm, ít nhất là bởi vì những công nhân tình dục tố cáo sự lạm dụng của tú bà và khách hàng bị truy tố và đàn áp. Nhiều công nhân tình dục không hạnh phúc với công việc của họ và sẽ rời bỏ nếu như có một cơ hội thực tế nào khác. Nhưng đó cũng sẽ là một dạng lao động bị tha hóa như mọi loại lao động khác trong chủ nghĩa tư bản.

Mại dâm dưới dạng này sẽ không tồn tại trong một xã hội xã hội chủ nghĩa, cũng như cả gia đình và công việc dưới dạng hiện thời của chúng. Những chuyên gia hoặc diễn viên tình dục chuyên biệt có thể tồn tại, nhưng được giải phóng khỏi mối quan hệ với sở hữu tư nhân và tình trạng một vợ một chồng được thần thánh hóa hay áp đặt, quan hệ tình dục sẽ tiến hóa theo những cách thức mà chúng ta chỉ có thể dự báo. Vấn đề chủ chốt là sự tách biệt giữa công và tư, theo nghĩa là công việc xã hội công cộng và tái sản xuất tư nhân, sẽ bị xóa bỏ và trong quá trình đó phụ nữ sẽ thực sự được giải phóng.

Về tác giả 

Helen Ward, là một người ủng hộ PRN, một bác sĩ sức khỏe cộng đồng và nhà nghiên cứu đã làm việc với nhiều công nhân tình dục ở London và Châu Âu trong hơn 20 năm. Cùng với nhà nhân học Sophie Day, bà đã nghiên cứu HIV và các bệnh khác, sự biến đổi mang tính nghề nghiệp và vòng đời trong công việc tình dục, thiết lập một trong những dự án lớn nhất cho công nhân tình dục ở Anh. Bà là người ủng hộ Công Đoàn Công Nhân Tình Dục Quốc Tế.

Chú thích của tác giả

1. Marx K. Bản thảo kinh tế triết học, 1844. Đoạn trích này và các đoạn trích kinh điển khác có đăng tại : www.marxists.org

2. Trong bài báo này, tôi sử dụng khái niệm mại dâm và công việc tình dục. Một cuộc tranh luận nghiêm túc về vấn đề này rất được hoan nghênh, công việc tình dục nói chung được các nhà hoạt động sử dụng và đề cập tới một nhóm lớn người rộng hơn tham gia vào công nghiệp tình dục. Mặc dù vậy, các cuộc tranh luận trong lịch sử và gần đây về vai trò của tình dục thương mại trong xã hội có khuynh hướng đề cập tới mại dâm (ví dụ trao đổi tình dục hơn là khiêu dâm) và do vậy tôi cho rằng cần phải tiếp tục sử dụng nó. Tôi cũng chỉ đề cập tới công nhân tình dục nữ và khách hàng nam khi trình bày về những đặc tính chung của mại dâm, bởi vì đây là dạng thống trị và có liên hệ gần gũi nhất với sự áp bức tình dục nói chung. Mặc dù vậy, điều này không có nghĩa là phủ nhận một số lượng lớn nam giới cũng bán dâm. Chính phủ Anh ước tính hiện nay có khoảng 70.000 công nhân tình dục ở Anh. 

3. R. S. Rajan, “Những câu hỏi về mại dâm. Nhân viên (nữ), tình dục và công việc" trong Buôn bán, công việc tình dục, mại dâm , Tái bản 2, 1999

4. J. Bindell, The Guardian, 7 July 2003

5. F. Engels, Nguồn gốc gia đình chế độ tư hữu và nhà nước Chương II phần 4, Lawrence and Wishart, 1972

6. A. Bebel, Phụ nữ dưới chủ nghĩa xã hội, Schocken Books, 1971

7. Mạng Lưới Phụ Nữ Đảng Xã Hội Chủ Nghĩa Scottland (SSPWN) “Mại dâm: một đóng góp tranh luận”, 2006, tại www.scottishsocialistparty.org/pages/prostitution.html

8. F. Engels, op cit

9. Phong Trào Cộng Sản Cách Mạng Quốc Tế 1986, “Nguồn gốc và bản chất sự thay đổi sự áp bức đối với phụ nữ”, Trong Luận Đề về Sự Áp Bức đối với Phụ Nữ, tại www.permanentrevolution.net/?view=entry&entry=375

10. J. A. Symonds, “Một vấn đề trong đạo đức Hy Lạp”, 1901, tại: www.sacredtexts.com/lgbt/pge/pge00.htm

11. S. Bell S., Đọc, viết và viết lại về phụ nữ mại dâm, Indiana University Press, 1994

12. K Marx, Capital, Volume 1, Penguin, 1976 (emphasis added).

13. Tính không đồng nhất giai cấp này không phải độc nhất đối với mại dâm. Điều này có thể liên hệ với nông dân, bao gồm từ nông nô bị gắn chặt vào đất đai, tiểu nông chỉ dựa vào sức lao động của bản thân (cộng với gia đình) để bán các sản phẩm, hay các nông dân giàu có thuê người khác làm việc. 

14. R. Perkins, Lao động nữ: gái mại dâm, cuộc sống và sự kiểm soát xã hội, Australian Institute of Criminology, 1991

15. Dĩ nhiên khách hàng có thể và thường áp bức gái mại dâm bằng cách không trả tiền cho dịch vụ tình dục mà họ nhận được nhưng đây là trộm cắp chứ không phải là bóc lột.

16. Trường hợp ngoại lệ là khi gia đình đóng vai trò của một đơn vị sản xuất, rất phổ biến trong các xã hội nông nghiệp và tiền công nghiệp, người chồng vừa là chủ của gia đình vừa là chủ của công việc kinh doanh, làm việc cùng với vợ và con cái. 

17. Dự án Sonagachi, Tuyên ngôn của công nhân tình dục, Calcutta, 1997, at www.bayswan.org/manifest.html

18. Chi tiết hơn về cuộc triển lãm này, được kéo dài tới cuối tháng 3 năm 2006, xem tại: 

19. http://en.wikiquote.org/wiki/Julie_Burchill

20. Durbar Mahila Samanwaya Committee www.durbar.org

21. G Gall, Tổ chức công đoàn của công nhân tình dục, Palgrave Macmillan, 2006

Sunday, December 6, 2015

Hoa Kỳ biện minh cho chủ nghĩa quân phiệt bằng cách kỷ niệm chiến tranh xâm lược Việt Nam

Hoa Kỳ đang tiếp tục triển khai chương trình kỷ niệm 50 năm chiến tranh xâm lược Việt Nam, chính quyền Hoa Kỳ đang tìm cách sửa chữa các thông tin về chiến tranh xâm lược Việt Nam để biện minh cho chủ nghĩa quân phiệt, nhưng không phải người Mỹ nào cũng khờ khạo đến mức tin vào họ. Robert Fantina trong bài "Whitewashing Militarism, Vietnam-War Edition" đã phân tích từng mục tiêu của chương trình kỷ niệm và chỉ ra những khía cạnh bị che dấu.

Biện minh cho chủ nghĩa quân phiệt, xã luận về chiến tranh Việt Nam
Hình minh họa: Bôi xóa sự thật về chiến tranh xâm lược Việt Nam
Nguồn: Internet
Năm nay đánh dấu 40 năm sự kiện người Việt Nam chiến thắng Hoa Kỳ, trong cuộc chiến tranh đã tàn phá Việt Nam và gây ra những tổn thương và chia rẽ không thể kể hết ở Hoa Kỳ. Có thể thấy rằng sau khi người dân Việt Nam có thể chống lại cỗ máy quân sự hùng mạnh nhất thế giới, Hoa Kỳ cần phải suy nghĩ lại về việc gây chiến tranh và xâm lược quân sự, cũng như chuyển sang ngoại giao trước khi dùng đến bom đạn. Bài học về Việt Nam cần phải được ghi nhớ. 

Không có nhà sử học nào nhận ra rằng những bài học của cuộc chiến tranh thảm họa ấy đều đã nhanh chóng bị quên lãng. Điều đó không chỉ được khẳng định bằng hầu hết sự gây chiến thường xuyên của Hoa Kỳ kể từ khi họ bại trận ở Việt Nam, mà hiện giờ chính quyền cũng “kỷ niệm” thảm họa đế quốc chết chóc ấy. Để kết thúc, họ đã tổ chức một chương trình kỷ niệm trong 13 năm cho mốc 50 năm chiến tranh ở Việt Nam. Chương trình được bắt đầu vào năm 2012 và cả đất nước sẽ phải theo dõi nó, dưới hình thức này hay hình hay hình thức khác, cho đến năm 2025.

Trên trang web của chương trình kỷ niệm có đăng 5 mục tiêu được đặt ra. Mỗi mục tiêu là đều rối rắm hơn mục tiêu trước đó. Chúng ta sẽ xem xét chi tiết từng mục tiêu. 

“Để cảm ơn và vinh danh cựu chiến binh Chiến Tranh Việt Nam, bao gồm cả những người bị bắt làm tù binh chiến tranh (POW), hoặc bị coi là mất tích trong khi hành động (MIA), vì sự phục vụ và hi sinh của họ theo mệnh lệnh của Hoa Kỳ cũng như cảm ơn và vinh danh gia đình của những cựu chiến binh đó.”

Hoa Kỳ có một cách cảm ơn các cựu chiến binh thật kỳ quặc, nếu như họ tin rằng sự phô trương mang tính chất tình thế ấy sẽ lừa gạt được người khác. Cựu chiến binh, trong đó có một số lượng lớn những người đã “phục vụ” (sẽ nói chi tiết hơn về khái niệm nực cười này sau) ở Việt Nam, có tỷ lệ trầm cảm, tự tử, vô gia cư, nghiện ma túy và bạo lực gia đình cao hơn mức trung bình. Nạn nhân của chất độc màu da cam, chất diệt cỏ được sử dụng phổ biến ở Việt Nam, gây ra những vấn đề không thể kể hết về thể chất cho cựu chiến binh và con cái của họ, đã đấu tranh trong nhiều năm để buộc chính quyền thừa nhận bệnh tật của họ là do những hóa chất đó gây ra. Các bệnh viện của cựu chiến binh đã đưa ra những danh sách chờ đợi dài dặc và những tình trạng tệ hại. 

“Để nhấn mạnh sự cống hiến của lực lượng vũ trang trong chiến tranh Việt Nam và sự đóng góp của các cơ quan liên bang và các tổ chức chính phủ cũng như phi chính phủ đã phục vụ cùng với, hoặc hỗ trợ, lực lượng vũ trang.”

Người ta sẽ thấy ngạc nhiên khi có ai đó muốn nhấn mạnh hoạt động của những tổ chức đã giúp cho việc giết hại những người đàn ông, đàn bà và trẻ em vô tội dễ dàng cũng như hiệu quả hơn.

“Để bày tỏ sự tôn kính đối với những đóng góp tại mặt trận quê nhà của những người dân Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam.”

Có lẽ bất cứ ai có kiến thức sơ đẳng về cuộc sống ở Hoa Kỳ trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam đều biết rằng quốc gia phải bày tỏ sự tôn kính đối với đóng góp của những người đã phản đối chiến tranh. Hàng chục ngàn thanh niên đã bỏ trốn để không trở thành nạn nhân của việc buôn nô lệ của Hoa Kỳ với cái được gọi là nhập ngũ bắt buộc. Hàng sa số những người khác đến Việt Nam rồi trở về quê nhà và tích cực chống chiến tranh. Hàng sa số những người khác đã bị bỏ tù khi những hoạt động phản đối có lương tâm của họ bị từ chối, hay khi họ công khai đốt bỏ thẻ quân dịch. Thậm chí ngay cả truyền thông thuộc sở hữu của doanh nghiệp cũng như nhiều chính khách cũng coi những hành động đó là chính đáng và vinh danh chúng. Nhưng trong chương trình kỷ niệm bất tận này, tất cả những điều đó bị lảng tránh.

“Để nhấn mạnh sự tiến bộ trong công nghệ, khoa học và y tế của các nghiên cứu quân sự được thực hiện trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam”.

Dĩ nhiên là giờ thì chúng ta thấy cốt lõi của vấn đề. “Sự tiến bộ” đó chủ yếu phục vụ cho một nhóm nhỏ tài phiệt làm giàu từ chiến tranh. Mọi con bê vàng đều luôn được tôn sùng ở Hoa Kỳ. Nếu như có nhiều tiến bộ về công nghệ, khoa học và y tế bắt nguồn từ chiến tranh Việt Nam thì tại sao các cuộc chiến khác lại không tạo ra chúng và tại sao lại không nhìn nhận những tiến bộ bổ sung đã được tạo ra?

“Để ghi nhận những đóng góp và hy sinh của các đồng minh của Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam.”

Thật phi lý khi cho rằng những đồng minh này sẽ sớm quên tất cả mọi chuyện. Tất cả các lưu ý về sự can dự rồ dại của Hoa Kỳ ở Việt Nam đều được so sánh với những sai lầm của Hoa Kỳ khi xâm lược Iraq với biện minh tương tự (hãy hiểu là: không tương tự). Thế nên vụ tưởng niệm vui vẻ này có thể không phải là thứ mà các đồng minh sẽ chào đón.

Giờ thì chúng ta sẽ xem xét khái niệm “phục vụ quân sự”, một phép nghịch hợp ngay cả khi chỉ có một. Chủ nghĩa quân phiệt, như đã được Hoa Kỳ phô bày thừa thãi trong hơn hai thế kỷ qua, đem đến chết chóc, nghèo đói, áp bức, phủ nhận nhân quyền, cũng như hàng sa số tổn thương khác cho những người đàn ông, đàn bà và trẻ em vô tội. Đây là sự thật kể từ chiến tranh 1812 cho đến tận ngày nay, khi Hoa Kỳ và đồng minh của họ ném bom Syria, cũng như phát tán sự thương vong ở đó, đồng thời gia tăng sự thù ghét đối với Hoa Kỳ. Việc giết hại người vô tội có thể được gọi là “thiệt hại liên đới”, nhưng người vô tội đã bị thương và chết nhiều hơn “những kẻ thù” mà Hoa Kỳ đã tự đặt ra.

Liệu những điều này có liên quan gì đến sự phục vụ? Từ đó, trừ khi bị xuyên tạc bằng cách gắn vào với từ “quân đội”, hàm ý về một sự hỗ trợ mang tính vị tha, hoạt động giúp đỡ những người bị thương, hoặc bất hạnh hơn những người đang phục vụ. Những tình nguyện viên tại nhà tạm cho người vô gia cư, tại ngân hàng thực phẩm, chương trình trường học cũng như tại những cơ sở khác mà người dân nhận được sự trợ giúp, có thể được gọi là phục vụ. Những giáo viên cống hiến cả cuộc đời để dạy học, bất chấp đồng lương thấp, cũng là phục vụ. Nhưng binh lính xâm lược một quốc gia độc lập và giết hại thường dân của quốc gia đó thì không phải là phục vụ; đó là từ ngữ để chỉ việc giết người và không phải là “phục vụ”. 

Nhưng ngày nay và cũng như trong nhiều năm tới, dường như tổng thống và nhiều chính khách khác sẽ ca tụng sự vĩ đại của nguyên nhân dẫn đến chiến tranh Việt Nam, với cặp kính mắt màu hồng 40 năm tuổi và ca ngợi điều đó như là một ví dụ về sự vĩ đại của Hoa Kỳ. Không ai đề cập đến sự nổi giận của các trường đại học, thường xuyên dẫn đến việc cảnh sát đàn áp sinh viên cực kỳ dã man. Thanh niên bỏ trốn khỏi đất nước để tránh bị cưỡng bách tham gia một cuộc chiến tranh vô đạo đức cũng bị lảng tránh. Những công dân khờ khạo cũng sẽ quên cảnh người Mỹ bỏ chạy một cách tuyệt vọng khỏi Sài Gòn khi Việt Cộng tiến quân vào, sẽ đặt tay lên ngực, thề trung thành với lá cờ và ngồi xuống khi Hoa Kỳ tiếp tục vận hành cỗ máy giết chóc ghớm ghiếc nhất hành tinh.

Robert Fantina’s latest book is Empire, Racism and Genocide: a History of US Foreign Policy (Red Pill Press).

Friday, December 4, 2015

Sự hào phóng giả hiệu của chủ sở hữu Facebook

Tác giả Ted Rall trong bài viết "Phony Generosity: the Self-Serving Charity of Mark Zuckerberg" phơi bày sự thật về việc làm từ thiện của các tỷ phú. Họ chỉ giả vờ làm từ thiện, nhưng thực tế là kinh doanh hoặc hỗ trợ kinh doanh. Mặt khác, hoạt động từ thiện của họ lại phá hủy công ăn việc làm của những người khác và gia tăng sự đói nghèo.

Sự hào phóng giả hiệu: Mark Zuckerberg tự từ thiện cho bản thân

Giám đốc điều hành Mark Zuckerberg hứa tặng 99% số cổ phần Facebook của anh ta cho từ thiện – mới đây. 

Chính xác là: cổ phiếu, hiện tại trị giá 45 tỷ dollar, sẽ được quyên góp “trong cuộc đời [của anh ta và vợ]”. Anh ta 31 tuổi và vợ 30 tuổi, theo điều kiện sống hiện tại của họ, sẽ là vào khoảng năm 2065.

Nếu như Facebook hay Internet hoặc trái đất vẫn còn tồn tại.

Whoop de doo.

Tôi sẽ ấn tượng hơn nếu như Facbook chi thêm tiền cho nền kinh tế Mỹ. Bằng cách nào? Bằng cách thuê thêm nhân công – thêm thật nhiều nhân công. Quy mô thị trường của Facbook là 300 tỷ dollar – lớn gần gấp mười lần so với GM. GM có 216,000 nhân công. Tôi không chắc là Facebook có thể tìm ra công việc cho 2 triệu nhân viên – nhưng 12,000 nhân viên thì chả mấy thỏa đáng. Họ có thể bắt đầu bằng cách thuê vài ngàn nhân viên cho dịch vụ phản hồi khách hàng 24/7 để họ có thể nhanh chóng trả lời khách hàng khi có một vài gã bẩn thỉu đăng hình khỏa thân của ai đó.

Vấn đề trong câu chuyện nịnh nọt về hành động từ thiện giả hiệu của Zuck đã khiến tôi thực sự bực mình là từ “từ thiện”.

Tiết lộ: Tôi không cho rằng từ thiện là tất cả. Nếu như có điều gì đủ quan trọng để phải tài trợ - giúp các nạn nhân bão lụt, gửi bác sĩ đến vùng chiến sự, nghệ thuật – thì chúng cần phải được trả bằng tiền của toàn bộ xã hội, bằng tiền thuế của chúng ta. Trên hết, chúng ta không nên cho phép các tỷ phú tích lũy đủ của cải để thành tỷ phú, bởi vì điều đó là không công bằng. Không ai có thể làm việc đủ chăm chỉ để kiếm được một tỷ dollar. Cũng như điều này sẽ đem lại quá nhiều quyền kiểm soát cho một số cá nhân trong khi 99,99% những người khác chịu thiệt thòi. 

Không may mắn là chúng ta đang chờ đợi cách mạng. Chúng ta vẫn có các tỷ phú chạy quanh giả vờ tốt bụng (chứ không phải ở nơi dành cho họ, bị treo trên một cây cột đèn nào đó).

Mặc dù vậy, ngay cả với những tiêu chuẩn nghèo nàn của chúng ta hiện nay, Zuck hoàn toàn là rác rưởi.

Điểm thứ nhất: Sáng kiến Chan Zuckerberg không phải là từ thiện. Đó là một công ty trách nhiệm hữu hạn (LLC), giống như mọi công ty khác, có thể quyên góp cho hoạt động từ thiện nhưng cũng có thể đầu tư vào các doanh nghiệp vì lợi nhuận.

Điểm thứ hai: Tất cả là vì vấn đề kiểm soát

Một khoản quyên góp cho một từ hội từ thiện độc lập, truyền thống theo điều 501(c) có thể kèm theo các ràng buộc – tiền chỉ được chi cho nhóm trẻ em ở bệnh viện, không cho người trưởng thành – mặc dù cuối cùng thì tiền cũng được chi tiêu theo quyết định của lãnh đạo tổ chức từ thiện. Với cấu trúc LLC, Zuckerberg sẽ duy trì sự kiểm soát toàn diện đối với những quỹ mà anh ta “quyên góp” cho “từ thiện”. 

Đó là sự khác biệt giữa việc bạn chi 100 dollar cho United Way với rút 100 dollar ở ví ra và bỏ vào hộp đựng café trong bếp. Tiền trong hộp đựng café có thể được tặng cho người nghèo và cũng có thể không. Bạn không thể coi đó là tặng tiền cho từ thiện. 

Nếu Zuck muốn danh hiệu “tặng 99% cổ phiếu của anh ta cho quỹ từ thiện” thì anh ta sẽ có nó – bằng cách tặng cổ phiếu của anh ta cho các hội từ thiện đang tồn tại. Các hội từ thiện sẽ không mang tên của anh ta. Các hội từ thiện mà anh ta không kiểm soát được.

“Zuckerberg Có Thể Làm Nhiều Thứ Mà Anh Ta Tưởng Là Tốt Với Tài Sản Của Mình” sẽ là danh hiệu chính xác hơn.

Sự mập mờ trong thông báo của Zuckerberg đã nhấn mạnh ấn tượng nghèo nàn của nó.

“Các sáng kiến của chúng tôi sẽ tập trung vào cá nhân hóa học tập, chữa trị bệnh tật, kết nối con người và xây dựng những cộng đồng mạnh”, họ nói.

Nghe có quen không?

Quỹ Bill và Melinda Gates được thành lập vào năm 2000 với hàng tỷ dollar mà Microsoft đã cướp bóc được từ người tiêu dùng Hoa Kỳ bằng cách làm giá và các chiến thuật độc quyền theo phong cách gangster để nuôi dưỡng một công ty hầu như đã sụp đổ. Tổ chức từ thiện này (đăng ký theo điều 501(c)) cũng tương tự như Sáng Kiến Chan Zuckerberg: “Quỹ của chúng tôi kết hợp với các đối tác khắp thế giới để đối đầu với những thách thức khó khăn nhất: sự nghèo đói khủng khiếp và sức khỏe tồi tệ ở các nước đang phát triển cũng như sự thất bại của hệ thống giáo dục Hoa Kỳ”.

Điều đó có nghĩa là tặng máy tính cá nhân cho các trường học để ít trẻ em khi lớn lên sẽ dùng máy tính Macs.

Nếu bạn là người bảo thủ, cho rằng chính quyền không thể làm điều gì đúng, hãy để tôi cho bạn thấy một tổ chức từ thiện còn tồi tệ hơn thế. Quỹ Gates tìm cách phá hủy các công đoàn của giáo viên để tước bỏ phúc lợi và giảm lương của giáo viên - việc đó khó có thể là cách hấp dẫn các sinh viên tốt nghiệp xuất sắc nhất cho nghề nghiệp này. Nó chi hàng triệu dollar cho thảm họa Common Core, thứ đã tạo ra văn hóa “luyện thi” hiện nay ở các trường công. Như khoản đầu tư vào các trường công trước đây của Zuckerberg, một khoản thua lỗ 100 triệu dollar ở Newark, New Jersey, đã tuyên chiến với giáo viên, sùng bái việc kiểm tra chuẩn hóa và dẫn đến việc nhiều trường công bị đóng cửa, khiến trẻ em phải đi bộ nhiều dặm đường xuyên qua lãnh địa của các băng đảng để đến trường học mới được lựa chọn cho chúng một cách máy móc – không hề quá đáng nói rằng Chan Zuckerberg cũng sẽ giống như Bill và Melinda Gates. 

Tôi cũng sẽ không kỳ vọng nhiều – nhiều điều tốt, hay bất cứ thứ gì tốt – từ Zuckerberg trong lĩnh vực nghèo đói. Trên hết, Facebook đang gia tăng sự nghèo đói cho lao động STEM của Hoa Kỳ bằng cách thúc ép Quốc Hội cấp thêm thị thực H1C cho lao động nước ngoài mà các doanh nghiệp công nghệ cao thuê để thay thế người Mỹ được trả lương cao. Điều kỳ quặc ở đây là cách tiếp cận của Sáng Kiến Chan Zuckerberg cũng tương tự như nhà Gates.

Quá trẻ và quá giàu để sành đời – và những người duy nhất mà họ biết là những con lợn doanh nghiệp có quá nhiều đặc quyền đặc lợi. Bạn nghĩ điều này sẽ đi đến đâu?

Ví dụ, vào năm 2010, Bill và Melinda bị chỉ trích về việc trợ cấp cho các dự án Châu Phi của các tập đoàn nông nghiệp khổng lồ Cargill và Monsanto, cả hai đều đang tấn công các hộ nông dân nhỏ dữ dội, với tổng số là 23 triệu dollar. Họ đang tìm cách phổ biến thực phẩm biến đổi gien. Họ gia tăng hỗ trợ các chế độ toàn trị và độc tài bằng cách tập trung vào các dự án “giải quyết nhanh” ngắn hạn mang tính chất kỹ thuật mà không xác định những nguyên nhân phía sau của sự nghèo đói (psst – chủ nghĩa tư bản). Có thể nói một cách tương đối chắc chắn là công việc chống đói nghèo của Zuck sẽ làm cho nhiều người nghèo hơn. 

Zuckerberg có hàng tỷ dollar. Anh ta có thể làm điều gì anh ta muốn với tiền của mình. Nhưng đừng ai nhầm lẫn mà coi anh ta là nhà từ thiện hay một gã tốt bụng.

Ted Rall, syndicated writer and the cartoonist for ANewDomain.net, is the author of the book “Snowden,” the biography of the NSA whistleblower.

Wednesday, October 21, 2015

Các tổ chức phi chính phủ đã phục vụ chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc ra sao?

Hai tác giả Stephanie McMillan và Vincent Kelley đã mô tả cách thức mà NGO phục vụ cho chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc trong bài báo "The Useful Altruists: How NGOs Serve Capitalism and Imperialism". Các NGO không chỉ đánh lạc hướng và phá hoại phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản mà còn tham gia tạo dựng những điều kiện cần thiết để phục vụ cho việc bóc lột của chủ nghĩa tư bản cũng như sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc. Có một điểm quan trọng mà bài báo này đã chỉ ra là sự liên hệ của NGO với giai cấp tiểu tư sản ở các quốc gia đế quốc cũng như phụ thuộc. 

Những người vị tha hữu ích: NGO đã phục vụ chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc ra sao?

Khoảng 20 năm trước đây, trong cuộc thảo luận với một nhà tổ chức người Bangladesh, chủ đề tổ chức phi chính phủ (NGO), hay phi lợi nhuận như họ thường gọi, nảy ra. Ông ấy nói thẳng thừng: “Tôi ghét NGO.” Sự kịch liệt của ông ấy rất đáng ngạc nhiên. NGO không phải là tổ chức cách mạng, nhưng công việc của họ vẫn có vẻ như là hữu ích hơn so với không có gì cả. Bỏ qua sự khác biệt về chính trị, có vẻ như là giáo điều khi lên án các chương trình chăm sóc y tế miễn phí và chống đói nghèo. Khi thiếu các biện pháp mạnh mẽ hơn, NGO có vẻ thực hiện một chức năng nội tại quan trọng. 

Kể từ cuộc đối thoại đó, NGO đã lan rộng khắp toàn cầu. Ban đầu được triển khai ở những quốc gia phụ thuộc, hiện giờ chúng đã trở thành thành phần chính trong bối cảnh chính trị ở các nước đế quốc. Ngày nay, lý do khiến các nhà tổ chức ghét NGO là rất rõ ràng. NGO là sự phá hoại, cả trong công việc hiện tại của chúng cũng như việc chúng ngăn chặn một tương lai khác thay thế chủ nghĩa tư bản hiện tại.

Đây là bốn lý do:

1) NGO phá hoại, đánh lạc hướng và thay thế sự tự tổ chức của quần chúng.

NGO đã chiếm lấy vai trò trung tâm trong các phong trào xã hội và hoạt động chính trị, ở Hoa Kỳ cũng như bất cứ nơi nào khác – điều mà Arundhati Roy gọi là “NGO hóa sự phản kháng.” Do người dân thường tin rằng chúng sẽ có thể “nhận lương để làm điều tốt”, nhưng đó là một ảo tưởng. Nina Power viết rằng “không còn bất cứ sự tách biệt nào giữa vương quốc cá nhân và ngày làm việc,” có nghĩa là “cá nhân không còn là chính trị nữa, chỉ hoàn toàn là kinh tế.” Trong khi bà ấy không làm rõ hơn, sự nảy nở của NGO “công bằng xã hội” và chính trị là một ví dụ tốt cho thấy sự phân chia ấy bị xói mòn.

Những người chúng ta tham gia tổ chức, hầu hết theo một kịch bản tương đồng: Một vài sự cố xảy ra, đám đông phẫn nộ tràn ra đường phố và tụ tập với nhau, một số người kêu gọi tổ chức mít-tinh để theo dõi và tiếp tục đấu tranh. Trong cuộc mít-tinh này, một số nhà tổ chức có kinh nghiệm sẽ gánh vác công việc. Các nhà hoạt động này khởi sự với ngôn ngữ cực đoan và cung cấp sự huấn luyện cũng như không gian cho mít-tinh thường xuyên. Họ dường như đã có sẵn một kế hoạch hành động, trong khi những người khác hiếm khi có thời gian để nghĩ về bước tiếp theo. Các nhà hoạt động toát ra năng lực, giải thích – với sơ đồ - cách thức phác họa các đồng minh tiềm năng khi họ tạo ra danh sách những chính khách cụ thể làm mục tiêu cho đấu tranh.

Họ tạo ra những “đòi hỏi” đơn giản để “tạo dựng sự tin cậy nhanh chóng” và bất cứ ai đề xuất một cách tiếp cận khác – dĩ nhiên là người đại diện cho tiếng nói của người dân chứ không phải là những lãnh đạo mặc định bí ẩn – bị lặng lẽ bỏ qua. Theo sự hướng dẫn của họ, mọi người vận động để chiếm lấy một số thể chế hoặc văn phòng của chính khách, hoặc tổ chức tuần hành và tụ tập. Sự phản kháng là ồn ào và hấp dẫn, cũng gần giống như quân đội, mặc dù vậy, điều tiếp theo mà anh nhận ra, anh thấy mình đang gõ cửa nhà một người lạ, hồ sơ trên tay, hy vọng thuyết phục họ bỏ phiếu trong kỳ bầu cử tới.

Có nhiều dạng khác nhau trong bối cảnh này, nhưng điểm cốt yếu vẫn y nguyên: NGO tồn tại để phá hoại đấu tranh của quần chúng, đánh lạc hướng họ vào ngõ cụt cải lương và hất cẳng họ. Ví dụ, trong nhiều cuộc biểu tình “Chiến đấu vì 15 dollar” ở Miami, đại đa số người tham gia là các nhà hoạt động được trả lương, nhân viên của các NGO, tổ chức cộng đồng (CBO), và các nhân viên công đoàn đang tìm kiếm thành viên tiềm năng. Tương tự, một số cuộc biểu tình Black Lives Matter ở Miami đã được các nhà hoạt động ăn lương lãnh đạo và khuếch trương, họ cần phải thể hiện rằng họ “đang tổ chức cộng đồng” để tiếp tục được nhận tài trợ.

Tổ chức sinh viên cũng kết nối với hoạt động NGO. Ở Iowa, một NGO “sức mạnh sinh viên” tích cực tác động tới các nhà tổ chức sinh viên, thúc giục họ thống nhất và kết hợp sức mạnh với những thanh niên cực đoan trong bang và khu vực, chỉ để trực tiếp kết nối họ với Đảng Dân Chủ với những thư điện tử như: “Tranh cử Thượng Nghị Sĩ Iowa là một trong những cuộc tranh cử dữ dội và chặt chẽ nhất đất nước hiện nay. PHIẾU BẦU CỦA BẠN LÀ QUAN TRỌNG VÀ CÓ THỂ TẠO RA SỰ KHÁC BIỆT LỚN!” Sự kết nạp tổ chức sinh viên vào hoạt động cải lương đang rất lan tràn và trực tiếp được các nhà tư bản tài trợ.

Khi các cá nhân “thiếu tổ chức” bị phát hiện trong kiểu hoạt động này, họ sẽ bị vây lấy như miếng thịt tươi giữa bầy linh cẩu, ngay tức thì họ bị các nhà hoạt động ăn lương nuốt chửng, các nhà hoạt động phải đảm bảo hạn ngạch tuyển dụng để giữ công ăn việc làm. Tiếp theo anh sẽ thấy những người mới được tuyển dụng, họ mặc áo phông màu tím, đỏ, cam hoặc vàng chanh hay bất cứ màu đặc trưng nào của thương hiệu mà họ đã bị bán vào đó. 

Đây không phải là kiểu “tổ chức” mà George Jackson của Black Panther nghĩ đến khi ông thúc giục các nhà cách mạng đến với quần chúng để “đóng góp vào việc xây dựng cộng đồng, cơ sở hạ tầng, với bút và giấy tờ trên tay.”

Chủ nghĩa hành động đã bị tư bản hóa và chuyên nghiệp hóa. Thay vì tổ chức quần chúng để đấu tranh cho lợi ích của họ, NGO sử dụng họ cho lợi ích của bản thân. Thay vì xây dựng một phong trào quần chúng, NGO quản lý sự phẫn nộ của công chúng. Thay vì tạo ra sự cực đoan hay các chiến binh cách mạng, họ tạo ra các nhà hoạt động ăn lương thiếu hiệu quả cùng với sự đón nhận hỗ trợ thụ động. 

Các nhà tổ chức được trả lương không bao giờ là điều bình thường. Trước khi đấu tranh bị NGO hóa, những người cực đoan tổ chức đấu tranh theo quan điểm lợi ích của giai cấp công nhân quốc tế, theo lương tâm của chúng ta với khát vọng cháy bỏng đập tan kẻ thù và thay đổi thế giới.

Ngày nay, tổ chức không có sự bù đắp tài chính hầu như là một khái niệm xa lạ. Khi chúng ta đi phát tờ rơi – đúng vậy, chúng ta vẫn phát tờ rơi – người ta thường hỏi: “Tôi có thể kiếm được công việc này bằng cách nào?” Khi chúng ta trả lời rằng không được trả lương thì họ thường sẽ không tin.

Nội tại hóa tinh thần của NGO là phần lớn của lý do khiến sự đấu tranh cánh tả yếu. Giai cấp tư sản, thường xuyên cùng với sự trợ giúp của nhà nước, về mặt lịch sử đã rất thành công trong việc đàn áp cánh tả, đôi khi thông qua gián điệp và bạo lực như Chương trình COINTELPRO của FBI. Nhưng ngày nay sự đàn áp và trục xuất những người bất đồng chính kiến chỉ diễn ra đối với nhà hoạt động có ý đồ tốt với khẩu hiệu và hồ sơ trên tay. Nhà tư bản không cần cài gián điệp vào NGO bởi vì họ tài trợ cho chúng. 

2) NGO là công cụ của chủ nghĩa đế quốc.

Xâm lược quân sự hoặc đe dọa xâm lược vẫn đóng vai trò không thể thay thế trong việc hỗ trợ các nước đế quốc [1] trong việc thao túng và bóc lột tài nguyên cũng như lao động phụ thuộc toàn cầu. Nhưng chiến thuật “những dấu giày trên mặt đất” đang ngày càng trở thành giải pháp cuối cùng trong một chiến lược kiểm soát lớn hơn và phức tạp hơn, cũng như ít tốn kém và xáo trộn xã hội hơn.

NGO, giống như những nhà truyền giáo, thường tập trung vào một khu vực để chuẩn bị các điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu kinh doanh nông nghiêp, xưởng mồ hôi, khai thác khoáng sản và sân chơi cho du lịch. Trong khi các hoạt động quân sự hiện nay thường được coi là (ít nhất là đối với dân chúng trong nước) can thiệp nhân đạo, tính chất nhân đạo bề ngoài của NGO có vẻ như là đã biện minh cho chúng. Nhưng chúng ta cũng cần phải có một cái nhìn phê phán đối với những can thiệp của NGO, như chúng ta đã làm với các can thiệp quân sự. 

Haiti là một trong những ví dụ rõ ràng nhất về việc NGO đồng lõa với sự áp bức của đế quốc. Nhiều người Haiti đã giới thiệu đất nước họ là “nước cộng hòa của NGO”, đã từng có 10.000 NGO ở đất nước này trước động đất năm 2010, số lượng NGO theo đầu người nhiều hơn bất cứ nơi nào trên thế giới. 99% cứu trợ động đất được phân phối thông qua các NGO và các tổ chức đại diện khác, những kẻ này đã hành xử như đám kẻ cướp, bỏ túi hầu hết số tiền mà người dân trên khắp thế giới quyên góp với niềm tin ngây thơ rằng điều đó sẽ thực sự trợ giúp những cộng đồng bị thiên tai tàn phá.

Đây không phải là điều mới. Nhiều thập kỷ trước đây, USAID và Ngân Hàng Thế Giới đã áp đặt các chương trình kinh tế tăng trưởng nhờ xuất khẩu và “điều chỉnh cấu trúc” đồng thời ở Haiti và nhiều nơi khác. Thậm chí 20 năm trước đây, 80% số tiền của USAID đã quay trở lại túi của doanh nghiệp và “chuyên gia” Hoa Kỳ. Khi quá trình đã hoàn tất, NGO đã tiến hóa thành loại tổ chức thích hợp với sự tích lũy dưới dạng ăn bám, tư bản hóa và ăn bám vào sự nghèo khổ được tạo ra bằng “cứu trợ” ở giai đoạn đầu.

Ở nhiều nước lệ thuộc, các giám đốc NGO trở thành một bộ phận của tầng lớp tư sản quan liêu, sử dụng nhà nước như là nguồn tích lũy tư bản nguyên thủy. Trong 20 năm qua ở Haiti, nhiều người sáng lập và lãnh đạo NGO đã chiếm được các vị trí chính trị từ tổng thống tới bộ trưởng, hay nghị sĩ quốc hội, trong đó có Aristide, Préval và Michèle Pierre-Louis.

Chủ nghĩa đế quốc toàn cầu không chỉ tạo ra lý do cho NGO tồn tại, mà còn lôi kéo chúng một cách tích cực vào âm mưu thống trị của đế quốc [2]. Một ví dụ khác, vào năm 2002, các NGO đã sát cánh cùng Nhà Trắng, CIA và AFL-CIO để hậu thuẫn cho thứ mà James Petras gọi là “cuộc đảo chính quần chúng do quân đội, doanh nghiệp, công đoàn, giới quan liêu lãnh đạo” để lật đổ tổng thống dân cử Hugo Chavez ở Venezuela. Sau khi phong trào quốc nội đã khôi phục quyền lực của Chavez thành công, các NGO được Hoa Kỳ tài trợ đã hậu thuẫn cho một cuộc đình công do các giám đốc dầu mỏ tổ chức, cuộc đình công này chỉ bị đánh bại khi công nhân chiếm lấy ngành công nghiệp dầu mỏ. 

3) NGO thay thế những thứ mà nhà nước phải làm.

Các đại diện “cứu trợ” được các tổ chức tư bản/đế quốc tài trợ - doanh nghiệp, quỹ và G8 – đã chiếm lĩnh các chức năng chủ chốt của nhà nước tại các quốc gia lệ thuộc. Nực cười là chính những tổ chức xã hội đế quốc này lại yêu cầu những khoản cứu trợ phát sinh từ điều kiện của các khoản cho vay cắt cổ của đế quốc.

Việc “từ bỏ” chương trình xã hội do nhà nước điều hành ở cả các nước đế quốc cũng như các nước lệ thuộc không có nghĩa là nhà nước trở nên yếu đuối. Điều đó đơn giản có nghĩa là họ có thể dùng nhiều tài nguyên hơn cho sự xâm lược, đàn áp và tích lũy, cũng như ít tài nguyên hơn cho việc vỗ yên dân chúng, ngăn chặn sự bất mãn của quần chúng. 

Ở Banglades, các chương trình tài chính vi mô đã được khuếch trương là một công cụ bề ngoài để xóa bỏ nghèo đói, nhưng chúng có một tác động thảm họa. Khi mà nhà sáng lập của vi tài chính Muhammad Yunus và ngân hàng Grameen của ông ta nhận được giải Nobel cho việc tạo ra “sự phát triển kinh tế và xã hội từ bên dưới” thì thực tế là họ đã mở ra thị trường mới cho các ngân hàng ở khu vực nông thôn nghèo khổ, cùng lúc đó các nạn nhân của việc vay mượn phải bán nội tạng để trả lãi suất. Như nhà sử học Badruddin Umar đã khẳng định, “Mục tiêu chủ chốt của họ [chính quyền và đế quốc] trong chuyện này là duy trì sự nghèo khổ và đánh lạc hướng người nghèo ra khỏi đấu những tranh chính trị nhằm thay đổi các quan hệ cơ bản của sản xuất cũng như các quan hệ xã hội, những thứ tạo ra và duy trì điều kiện của sự nghèo khổ.” Jennifer Ceema Samimi đã viết rằng, ngay cả ở Hoa Kỳ, “Sự thoái hóa của chính quyền liên bang đã thể hiện ở sự phụ thuộc của chính quyền vào các tổ chức vì lợi nhuận và không vì lợi nhuận để cung cấp nhiều hàng hóa và dịch vụ, trong đó có dịch vụ chiến tranh.” Thực tế là 

Dân chúng lệ thuộc ở cả nước đế quốc và phụ thuộc ngày càng phải phụ thuộc vào các thiết chế từ nhà thương làm phúc tới ngân hàng thực phẩm cũng như hàng chục ngàn các tổ chức “xã hội dân sự” khác.

Chăm sóc y tế, thực phẩm, nước, nơi trú ngụ, giáo dục, chăm sóc trẻ em và các lao động có ý nghĩa là những yếu tố cần thiết căn bản của đời sống con người. Chúng phải là quyền, chứ không phải là quà tặng hay dự án được NGO tài trợ.

4) NGO hỗ trợ chủ nghĩa tư bản bằng cách phá hoại sự đấu tranh của giai cấp công nhân.

Một phần của lý do khiến NGO được tái tạo rất nhanh chóng, tại cả nước đế quốc và nước phụ thuộc, là chúng đã trở thành lựa chọn sống còn hàng ngày đối với những người thất nghiệp có bằng cấp với những khuynh hướng tiến bộ đang mò mẫm trong khủng hoảng kinh tế toàn cầu. 

Thị trường lao động ngày nay, ngay cả đối với những thanh niên có kỹ năng và giáo dục, thực sự rất khốc liệt. Thực tế này, đi cùng với khủng hoảng gia tăng của chủ nghĩa tư bản về tính hợp pháp trong môi trường đang bùng nổ sự bất bình đẳng và sự áp bức, khiến cho NGO trở thành một triển vọng công việc hấp dẫn. Chúng đem đến một lối thoát, một cơ hội để có một công việc tốt, đặc biệt là cho giai cấp tiểu tư sản [3]. Ví dụ, ở Haiti NGO là nhà tuyển dụng lao động lớn nhất. Khu vực NGO cũng hấp dẫn giai cấp tiểu tư sản Hoa Kỳ như là một lựa chọn cá nhân để thoát khỏi sự bần cùng và đấu tranh giai cấp.

Nhiều người tốt nghiệp đại học, với bằng cấp về khoa học xã hội và nhân văn, đối mặt với các cơ hội tuyển dụng nghèo nàn và có ít sự lựa chọn về những công việc tốt. So với một công việc dịch vụ lương thấp, tuyển dụng của NGO là một viễn cảnh được chào đón. Một nhân viên trẻ của NGO thường nói, làm việc trong khu vực phi lợi nhuận được coi là công việc “đầy ý nghĩa”, làm việc không chỉ giúp tạo ra thu nhập mà còn thay đổi thế giới.

Bồi dưỡng cho thanh niên thành phố cách tư duy của Teach for America (TFA) thì hấp dẫn hơn là làm bánh sandwich ở Subway, nhưng tốt hơn cả là không nên nghĩ về cách thức mà công việc đó khiến cho những giáo viên trẻ đồng lõa với cái mà Glen Ford gọi là “nỗi ô nhục phản giáo dục kiểu doanh nghiệp” của đám phát xít TFA.

Việc đánh lạc hướng sự đấu tranh sang việc chống lại những tác động tiêu cực của chủ nghĩa tư bản thông qua NGO đã che dấu mâu thuẫn chủ chốt của chủ nghĩa tư bản, cụ thể là giữa tư bản và lao động. Tác động khủng khiếp của chủ nghĩa tư bản – áp bức, hủy diệt sinh thái, chiến tranh xâm lược, bóc lột, nghèo đói – không thể xóa sổ mà không xóa sổ nguyên nhân của chúng. Sự tái sản xuất và tích lũy tư bản bắt nguồn từ sản xuất giá trị thặng dư thông qua bóc lột công nhân trong quá trình lao động.

Trái lại, NGO nhấn mạnh nguyện vọng của giai cấp tiểu tư sản, thường bị trả giá thấp trong lưu thông của tư bản hơn là bị bóc lột trong sản xuất (như công nhân), đang bị tư bản thống trị nhưng không nằm trong quan hệ đấu tranh giai cấp căn bản (như công nhân). Do đó, khuynh hướng tự nhiên của tầng lớp tiểu tư sản, nhằm theo đuổi lợi ích giai cấp của họ, không phải là phá hủy chủ nghĩa tư bản mà là đấu tranh cho sự bình đẳng trong khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản. NGO là biểu hiện của điều đó. Giai cấp tư sản dựa vào họ để đàn áp đấu tranh của giai cấp công nhân và đánh lạc hướng đấu tranh của giai cấp công nhân vào chủ nghĩa cải lương, phá hoại những nỗ lực của công nhân trong việc thiết lập đảng chính trị và các công đoàn mang tính hợp tác.

Trên phương diện lịch sử, bất cứ khi nào giai cấp công nhân kêu gọi cách mạng, quyền lực mềm của giai cấp tiểu tư sản sẽ sẵn sàng bóp chết điều đó. Các nhà tư bản dựa vào giai cấp tiểu tư sản để hành động như là đại diện thừa hành bảo vệ sự thống trị của nhà tư bản đối với giai cấp công nhân. Đấu tranh cho một sự tiến bộ thực sự, những người cực đoan hay chiến sĩ cách mạng vốn là thành viên của tầng lớp tiểu tư sản đều phải thoát khỏi con đường đã bị áp đặt, từ chối một cách có ý thức vai trò đó, cũng như ngăn chặn việc bị lợi dụng – vô tình hoặc không – cho các mục tiêu phản động.

Một lưu ý về nhân viên  của NGO:

Bài báo này không thể hiện mối hoài nghi đối với sự chân thật của những người đang làm việc cho các NGO – nhiều người trong số họ thông minh, có ý định tốt đẹp, thực sự muốn tạo ra sự khác biệt. Công việc là hiếm hoi và thực sự là hấp dẫn khi tin rằng hai sứ mệnh này – phục vụ cho nhân loại đồng thời đảm bảo sự sinh tồn của bản thân – có thể kết hợp thành một, một hành trang đơn giản. 

Kém may mắn thay, đây không phải là câu trả lời. Một bài thơ Haiti nói: “Sự thống nhất của con gà và con gián chỉ diễn ra trong dạ dày của con gà” – anh không thể thay đổi hệ thống từ bên trong.

Nhưng rời bỏ cũng không phải là câu trả lời. Tất cả chúng ta đều bị cầm tù trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa và đại đa số chúng ta bị buộc phải làm việc để sống. Chúng ta không thể chỉ đơn giản quyết định rời bỏ theo kiểu cá nhân. Cách duy nhất để thoát khỏi là tổ chức đoàn kết để đánh bại chủ nghĩa tư bản – hoặc là tất cả chúng ta cùng tự do hoặc là không ai cả. 

Mặc dù vậy, vào lúc này, chúng ta cần phải tránh nhầm lẫn hoạt động của NGO với sự tổ chức thật sự.

Chủ nghĩa tư bản sẽ không hỗ trợ chúng ta phá hủy nó – chúng ta thực sự phải trở nên hiệu quả trong việc xây dựng một phong trào quần chúng chống chủ nghĩa tư bản, các nhà tư bản sẽ làm bất cứ điều gì có thể để bôi nhọ, vô hiệu hóa, bỏ tù và thậm chí là giết hại chúng ta. Họ chắc chắn sẽ không trả lương cho chúng ta.

[Ghi chú: Bài báo này ban đầu được tạp chí Jacobin đặt hàng. Phiên bản đầu tiên, của Stephanie McMillan, có thể xem ở đây. Phiên bản hiện tại là của đồng tác giả - Vincent Kelley của đại học Grinnel tham gia dự án để bổ sung quan điểm và giúp chỉnh sửa bài bào theo yêu cầu của biên tập viên của Jacobin. Chúng tôi cố gắng làm điều đó mà không thay đổi nội dung. Yêu cầu của họ bao gồm việc làm cho ngôn từ bớt phi chính thống và “hàn lâm” hơn, đến mức mà cả hai chúng tôi đều nhận thấy rằng đó là nỗ lực nhằm tách giai cấp công nhân khỏi nội dung của bài báo (biên tập viên phản đối). Khi chúng tôi từ chối xóa bỏ những điều mà chúng tôi cho là điểm mấu chốt, Jacobin đã từ chối đăng bài báo này.]

Chú thích

[1] Chúng tôi sử dụng khái niệm chủ nghĩa đế quốc không phải để tạo ra một phân loại về “áp bức quốc gia dân tộc” nhằm biện minh cho chủ nghĩa quốc gia như là một phản ứng chính trị phù hợp với sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc. Trái lại, chúng tôi hiểu rằng chủ nghĩa đế quốc là một sản phẩm của khuynh hướng tiến tới tập trung và tích tụ tư bản. Căn bản nhất, chủ nghĩa đế quốc ngày nay đặc trưng bằng sự quốc tế hóa tư bản độc quyền, trong đó nước đế quốc – dưới dạng các nhà tư bản đa quốc gia – bóc lột giá trị thặng dư từ công nhân nước phụ thuộc, những người đó không hề kém “năng suất” hơn những công nhân ở nước đế quốc, nhưng, trái lại, sức lao động của họ bị bóc lột thậm tệ hơn so với công nhân ở nước đế quốc. Xâm lược quân sự, sự thống trị văn hóa và những khía cạnh khác của chủ nghĩa tư bản phụ thuộc vào quan hệ thống trị về mức độ bóc lột giá trị thặng dư. Trong các nước bị thống trị, đấu tranh giai cấp nội bộ giữa giai cấp công nhân và các giai cấp thống trị (tư sản quan liêu, các tầng lớp phong kiến) vẫn tiếp tục là mâu thuẫn căn bản, ngay cả khi sự phát triển nội tại của chủ nghĩa tư bản đã chịu nhiều tác động và quy phục chủ nghĩa đế quốc. Những chi tiết sâu hơn về chủ đề xin hãy xem tại http://koleksyon-inip.org/a-brief-definition-of-imperialism/

[2] Bằng thống trị, trong trường hợp này chúng tôi muốn nói rằng tác động của chủ nghĩa đế quốc đối với toàn bộ các nước phụ thuộc. Điều này bao hàm sự thấu hiểu về các tác động của chủ nghĩa đế quốc đối với tất cả các giai cấp bị thống trị ở nước phụ thuộc, bao gồm nhưng không giới hạn trong giai cấp công nhân. Việc lật đổ sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc đòi hỏi phải có hoạt động quốc tế chống lại nước đế quốc – hiện nay là Hoa Kỳ - ở cả các nước ngoại vi trên toàn cầu cũng như các nước đang nằm dưới sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc. Phân tích về sự thống trị của đế quốc ở Haiti xin hãy xem tại http://koleksyon-inip.org/haiti-and-imperialist-domination/

[3] Chúng tôi sử dụng khái niệm tiểu tư sản không phải chỉ là sự đề cập đơn giản về “tầng lớp trung lưu”, trái lại là một mô tả chính xác mang tính phân tích về quan hệ độc đáo của giai cấp này đối với sản xuất. Tiểu tư sản không phải là những người tạo ra giá trị thặng dư (giai cấp công nhân) hay những người bóc lột và tích lũy giá trị thặng dư (giai cấp tư sản). Đây là một tầng lớp dao động, không phải là chủ chốt đối với sự tái sản xuất quan hệ sản xuất, buộc phải đứng về phía một trong hai giai cấp độc lập, lao động hoặc tư bản. Nhân viên NGO thường là một trong nhiều ví dụ về thành viên của giai cấp này và phải thừa nhận vị trí của họ như vậy để thúc đẩy đấu tranh của giai cấp công nhân hơn là giai cấp tư sản. Chúng tôi ủng hộ sự lãnh đạo của giai cấp công nhân không phải bởi vì bất cứ đặc quyền đạo đức nào của công nhân, trái lại là bởi vì sự thất bại lịch sử và hiện tại của những người tiểu tư sản cực đoan trong việc thúc đẩy các cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa tư bản. Thảo luận chi tiết hơn về chủ đề này xin hãy xem tại http://koleksyon-inip.org/greece/#more-495.

Sunday, September 27, 2015

Mười lý do để chống lại triều đình Saudi

Noam Chomsky đã từng nói rằng nếu chính quyền của một nước tích cực bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản và nhà đầu tư Hoa Kỳ thì bất kể họ làm gì, chặt đầu bao nhiêu người, bỏ tù bao nhiêu dân chúng, thủ tiêu mọi quyền căn bản, họ vẫn sẽ là tấm gương sáng láng về tự do, dân chủ và nhân quyền, là đồng minh thân cận của chính quyền Hoa Kỳ. Trường hợp điển hình chính là Saudia Arabia, một hóa thạch sống của triều đình phong kiến còn tồn tại trong thế giới hiện đại. Nó sẽ vẫn còn tồn tại chừng nào nó còn có ích cho Hoa Kỳ, nhưng cũng sẽ thật ảo tưởng khi cho rằng Hoa Kỳ sẽ thay đổi nó theo hướng tiến bộ hơn. Không, chỉ có người lao động Saudi mới có thể làm được điều đó. Dưới đây là bản dịch bài viết "Ten Reasons to Oppose the Saudi Monarchy" của nữ tác giả Medea Benjamin.

Hình minh họa: Hoa Kỳ và Saudi vui vẻ với thanh kiếm
Nguồn: Internet
Mười lý do để chống lại triều đình Saudi

Trong cuộc thảo luận về thỏa thuận hạt nhân của Iran, thật lạ lùng khi các chính khách Hoa Kỳ lên án dữ dội việc vi phạm nhân quyền của Iran nhưng lại im lặng về những vi phạm tồi tệ của đồng minh thân cận Saudi Arabia. Không chỉ sự áp bức của chính quyền Saudi ở trong và ngoài nước, mà vũ khí và sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với chính quyền này cũng khiến người dân Mỹ trở thành đồng lõa. Hãy cùng xem xét chế độ được chính quyền Hoa Kỳ coi là người bạn thân.

1. Saudia Arabia được cai trị bằng chế độ quân chủ chuyên chế với một bộ lạc lớn, gia đình Saudi, ngai vàng được chuyển giao từ vua này sang vua khác. Nội các là do nhà vua chỉ định, các chính sách của họ phải được phê chuẩn bằng quyết định của hoàng gia. Các đảng chính trị bị cấm và không có các cuộc bầu cử quốc gia.

2. Phê phán triều đình, hay bảo vệ nhân quyền, đều có thể phải nhận nhiều hình phạt tàn bạo cùng với án tù. Ali al-Nimr bị theo dõi và bắt giữ ở tuổi 17 vì phản đối sự tham nhũng của chính quyền, cậu bị tuyên án chặt đầu và phơi thây. Raif Badawi bị kết án 10 năm tù và 1.000 roi vì viết blog mà chính quyền cho rằng phê phán sự cai trị của họ. Waleed Abulkhair bị kết án 15 năm tù vì những công việc của ông làm trong vai trò luật sư nhân quyền. Luật mới đánh đồng việc phê phán chính quyền cũng như các hoạt động ôn hòa khác với khủng bố. Chính quyền kiểm soát chặt chẽ báo chí quốc nội, các nhà báo và biên tập viên đã đăng các bài báo có vẻ chống lại thiết chế tôn giáo hoặc nhà cầm quyền đều bị cấm hành nghề. Hơn 400.000 website được coi là phi đạo đức hoặc nhạy cảm chính trị đã bị chặn. Một đạo luật vào tháng 1 năm 2011 yêu cầu mọi blog và website, hoặc bất cứ ai đăng tin tức hay bình luận trực tuyến, đều phải có giấy phép của Bộ Thông Tin nếu không sẽ bị phạt hoặc đóng cửa website.

3. Saudia Arabia có tỷ lệ xử tử cao nhất thế giới, giết hại nhiều người mỗi năm về những tội như ngoại tình, bỏ đạo, sử dụng ma túy và yêu thuật. Chỉ riêng năm nay, chính quyền đã thực hiện hơn 100 vụ chặt đầu, thường xuyên ở các quảng trường công cộng.

4. Phụ nữ Saudi là công dân hạng hai. Cảnh sát tôn giáo thi hành chính sách phân chia giới tính và thường xuyên quấy rầy phụ nữ, sử dụng hình phạt thân thể để thực thi quy định ngặt nghèo về trang phục. Phụ nữ cần được sự chấp thuận của người bảo hộ nam giới để lấy chồng, đi du lịch, học đại học, hoặc xin hộ chiếu, họ bị cấm lái xe. Theo các diễn giải của luật Sharia, con gái nói chung nhận được một nửa thừa kế so với anh em trai, lời khai của một người đàn ông có giá trị bằng hai phụ nữ. 

5. Không có tự do tôn giáo. Đạo Hồi là tôn giáo chính thức, mọi người Saudi đều phải theo Hồi Giáo theo luật định. Chính quyền cấm thực hành công khai bất cứ tôn giáo nào khác Hồi Giáo và cấm các hoạt động tôn giáo của những nhóm Hồi Giáo thiểu số dòng Shiite và Sufi. Mặc dù chính quyền công nhận quyền tín ngưỡng cá nhân của những người không phải Hồi Giáo nhưng họ không tôn trọng những quyền này trong thực tế. Việc xây dựng giáo đường Shiite bị cấm.

6. Saudi xuất khẩu một cách diễn giải cực đoan về Hồi Giáo, chủ nghĩa Wahhabi, khắp toàn cầu. Trong hơn ba thập kỷ qua, Saudi Arabia đã chi 4 tỷ dollar mỗi năm cho các giáo đường, trang phục, giáo sĩ, sinh viên và sách giáo khoa để phổ biến chủ nghĩa Wahhabi cũng như tình cảm bài phương Tây. Hãy đừng quên rằng 15 trong số 19 kẻ điên cuồng tham gia vụ tấn công ngày 11 tháng 9 là người Saudi, cũng giống như Osama bin Laden.

7. Quốc gia này được lao động nước ngoài xây dựng và vận hành, nhưng hơn 6 triệu công nhân nước ngoài hầu như không có sự bảo hộ pháp lý. Đến từ những nước nghèo, nhiều người bị lùa vào vương quốc này với những lời hứa hẹn giả dối và bị buộc phải chịu đựng những điều kiện làm việc và sống nguy hiểm. Lao động nhập cư nữ làm việc nhà ở Saudi thường tố cáo các lạm dụng thân thể, tình dục và tình cảm.

8. Saudi tài trợ cho khủng bố khắp thế giới. Điện tín bị Wikileaks tiết lộ năm 2009 trích dẫn người sau này là Ngoại Trưởng Hillary Clinton nói rằng “Các nhà tài trợ ở Saudi Arabia là nguồn tài trợ đáng kể cho các nhóm khủng bố Sunni trên toàn thế giới …. Có nhiều thứ phải làm hơn kể từ khi Saudi Arabia trở thành nguồn tài trợ tài chính trọng yếu của al-Quaeda, Taliban, Lashkar e-Tayyiba và các nhóm khủ bố khác.” Ở Syria, Saudi ủng hộ các lực lượng phe phái cực đoan nhất và hàng ngàn tình nguyện viên tập hợp theo sự kêu gọi của họ. Trong khi chính quyền Saudi lên án ISIS, nhiều chuyên gia, trong đó có tác giả hàng đầu của Báo Cáo Ủy Ban 9/11 là Bob Graham, tin rằng ISIL là sản phẩm của lý tưởng Saudi, tiền của Saudi và sự hỗ trợ tổ chức của Saudi.

9. Saudi đã sử dụng các cơ quan quân đội quy mô lớn của họ để xâm lược các quốc gia láng giềng và đàn áp phong trào nổi dậy dân chủ. Vào năm 2011, quân đội Saudi (sử dụng xe tăng của Hoa Kỳ) tiến vào quốc gia láng giềng Bahrain và đàn áp dã mang phong trào dân chủ non trẻ của quốc gia này. Vào năm 2015, Saudi can thiệp vào xung đột quốc tế ở Yemen, với chiến dịch ném bom khốc liệt (sử dụng bom chùm và chiến đấu cơ phản lực F-15 do Hoa Kỳ chế tạo) đã giết hại và làm bị thương hàng ngàn thường dân. Cuộc xung đột đã trở thành khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tác động tới 80% dân số Yemen.

10. Saudi hậu thuẫn cho cuộc đảo chính ở Ai Cập đã giết hại hơn 1.000 người và ném hơn 40.00 người bất đồng chính kiến vào những nhà tù dơ dáy. Trong khi các nhà hoạt động nhân quyền trên khắp thế giới lên án chế độ tàn bạo của Al Sisi, chính quyền Saudi đã cung cấp 5 tỷ dollar để ủng hộ thủ lĩnh đảo chính của Ai Cập.

Mối quan hệ thân thiện giữa Hoa Kỳ và Saudi có liên quan đến dầu mỏ, buôn bán vũ khí và sự đối đầu chung với Iran. Nhưng với chủ nghĩa cực đoan đang lan rộng toàn cầu, sự suy giảm nhu cầu về dầu mỏ của Hoa Kỳ, sự tan băng trong mối quan hệ của Hoa Kỳ với Iran, giờ là lúc bắt đầu kêu gọi chính quyền Hoa Kỳ siết chặt những ràng buộc với hoàng gia Saudi.

Medea Benjamin is the co-founder of the peace group CODEPINK and the human right organization Global Exchange. Follow her on twitter at @MedeaBenjamin.