Showing posts with label Lao động. Show all posts
Showing posts with label Lao động. Show all posts

Thursday, March 19, 2015

Mười lý do hàng đầu cho việc tăng mức lương tối thiểu

Công nhân Mỹ đang đòi tăng mức lương tối thiểu. Bạn muốn biết lý lẽ của họ? Xin mời theo dõi bản dịch bài viết "Top Ten Arguments for Raising the Minimum Wage" của tác giả Bill Quigley để biết chi tiết. Lý lẽ của công nhân đòi tăng lương cũng phản ánh đời sống thực tại của họ.

Mười lý do hàng đầu cho việc tăng lương tối thiểu

Thứ nhất. Bảy người được giải Nobel về kinh tế tán thành mức lương tối thiểu cao hơn, 10,10 dollar vào năm 2016, cho rằng điều đó không dẫn đến suy giảm công ăn việc làm. 

Thứ hai. Thất nghiệp do tăng mức lương tối thiểu là không đáng kể. Lương tối thiểu đã tăng 23 lần. Mỗi lần tăng đều bị một số ít người phản đối rằng “điều đó sẽ làm mất công ăn việc làm và làm suy yếu kinh tế”, đó không phải là sự thật như các nghiên cứu sau này đã chứng minh.

Thứ ba. Chuyện chủ doanh nghiệp nhỏ không có khả năng trả thêm cho công nhân và do đó không ủng hộ việc tăng mức lương tối thiểu chỉ là hoang đường. Trên thực tế, một khảo sát vào tháng 6 năm 2014 cho thấy hơn 3/5 chủ doanh nghiệp nhỏ ủng hộ việc tăng lương tối thiểu lên 10,10 dollar.

Thứ tư. Giá trị của mức lương tối thiểu đã giảm mạnh. Từ khi mức lương tối thiểu tăng lần gần đây nhất vào năm 2009, giá táo đã tăng 16%, thịt lợn xông khói tăng 67%, phó mát cheddar tăng 21%, cà phê tăng 27%, thịt bò tăng 39%, và sữa tăng 21%. 

Thứ năm. Luận điểm chúng ta có một “thị trường tự do” sẽ chăm lo cho công nhân là chuyện hoang đường. Không có doanh nghiệp nào dựa vào huyền thoại “thị trường tự do”, tại sao công nhân phải dựa vào? Các doanh nghiệp không ngừng vận động chính sách như điên ở Washington DC, ở mọi bang và chính quyền địa phương để nhận được viện trợ công gián tiếp cũng như trực tiếp. Mọi cấp chính quyền đều cung cấp rộng rãi khoản phúc lợi doanh nghiệp thì tại sao lại không cung cấp một chút gì đó giúp cho những công nhân lương thấp? Cứu trợ phố Wall tốn hơn 200 tỷ dollar. Mười lăm nhà tỷ phú nhận được trợ cấp nông nghiệp từ tiền của người đóng thuế trong suốt hai thập kỷ qua. Khoản trợ cấp cho doanh nghiệp máy bay là 3 tỷ dollar/1 năm. Khoản tạm ngừng thuế đặc biệt cho các nhà quản lý quỹ đầu tư mạo hiểm khiến họ chỉ phải đóng thuế 15%, trong khi những người nhận đầu tư của họ phải đóng gấp đôi mức đó và các thư ký của họ phải đóng một mức cao hơn. Khấu trừ thế chấp nhà là 70 tỷ dollar/năm, với 77% rơi vào túi những người có thu nhập hơn 100.000 dollar/năm. Trả cho công nhân nhiều tiền hơn chỉ là một củ khoai tây nhỏ so với những gì doanh nghiệp và những người giàu có luôn nhận được.

Thứ sáu. Trên thực tế, một cách để nhìn nhận điều này là luật về lương tối thiểu là khoản trợ cấp của chính quyền cho các lĩnh vực kinh doanh lương thấp. Công nhân sẽ làm gì khi không đủ cái ăn, bị ốm hay cần nơi ở? Họ quay sang các phúc lợi công của chính quyền. Ví dụ, một nghiên cứu về lĩnh vực công nghiệp đồ ăn nhanh của Đại học Illinois và UC Berkeley cho thấy người đóng thuế chi khoảng 243 triệu dollar mỗi năm trợ cấp gián tiếp cho công nghiệp đồ ăn nhanh bởi vì họ trả lương thấp nên người đóng thuế phải chi 243 tỷ dollar vào các khoảng phúc lợi công cộng cho công nhân của họ.

Thứ bảy. Có một sự ủng hộ phổ biến về mặt tôn giáo đối với mức lương đủ sống. Việc đạo Catholic ủng hộ đã được truyền giảng từ năm 1891. Vào năm 1940, giám mục Catholic Hoa Kỳ tuyên bố: “Đòi hỏi đầu tiên cho người lao động, được ưu tiên hơn mọi đòi hỏi về lợi nhuận của chủ doanh nghiệp, là tôn trọng quyền có lương đủ sống.” Nhà thờ Tin Lành đầu tiên trong lịch sử đề cập đến lương đủ sống từ năm 1908. Sự ủng hộ về mặt tôn giáo với mức lương đủ sống đã có một lịch sử lâu dài và được sự ủng hộ của nhà thờ Episcopal, Hội Đồng Do Thái về Quan Hệ Quốc Tế, nhà thờ Presbyterian, Hiệp Hội Phổ Quát Unitarian, nhà thờ Methodist Thống Nhất.

Thứ tám. Năng suất lao động của công nhân tăng nhanh hơn lương. Công nhân thật sự có năng suất cao hơn. Khi sử dụng mức lương tối thiểu năm 1968 làm chuẩn, nếu mức lương tối thiểu tăng cùng tốc độ với năng suất của công nhân thì mức lương tối thiểu hiện nay sẽ là 21,72 dollar/giờ. 

Thứ chín. Chuyện mức lương tối thiểu chỉ áp dụng cho thiếu niên và công nhân mới vào nghề là hoang đường. Tăng lương tối thiểu lên 10 dollar sẽ ảnh hưởng tới 15 triệu công nhân. 4,7 triệu bà mẹ đang làm việc sẽ được tăng lương nếu chúng ta tăng lương tối thiểu lên 10,10 dollar. 2,6 triệu ông bố đang làm việc trong số 7 triệu bố mẹ cũng nhận được điều tương tự.

Thứ mười. Có sự ủng hộ lưỡng đảng phổ biến đối với việc tăng lương tối thiểu. Theo một cuộc trưng cầu ý kiến năm 2015, 75% người Mỹ, trong đó có 53% người theo đảng Cộng Hòa, ủng hộ việc tăng lương tối thiểu lên 12,50 dollar vào năm 2020.

Điểm bổ sung. Bạn biết là mức lương tối thiểu quá thấp khi … WALMART thông báo họ sẽ tăng mức lương tối thiểu lên 10 dollar/giờ vào tháng hai năm tới. 

Như tổng thống Franklin Roosevelt đã nói vào năm 1933: “Không có bất cứ thứ kinh doanh nào dựa trên việc trả lương cho công nhân thấp hơn mức đủ sống có quyền tiếp diễn ở đất nước này.”

Bill Quigley teaches law at Loyola University New Orleans. A version of this with sources is available. He can be reached at: Quigley77@gmail.com

Tuesday, March 3, 2015

Những lời rao hàng được lặp lại về TPP

TPP sẽ mang tới thiên đường cho kinh tế Hoa Kỳ và các quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương? Chúng ta đã được nghe nhiều điều ngược lại ở các nước đối tác của Hoa Kỳ. Còn đối với kinh tế Hoa Kỳ thì sao? Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch bài viết "Forthcoming TPP Sales Pitch So Predictable, We Decided to Predict It" của tác giả Ben Beachy để biết thêm chi tiết. Tiêu đề do người dịch đặt.

Lời rao hàng tiếp theo của TPP có thể dự đoán được, chúng tôi quyết định dự đoán chúng

Trong những ngày sắp tới, Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ (USTR) sẽ công bố báo cáo thường niên về nghị trình chính sách thương mại của chính quyền Obama. Chúng tôi biết rằng bạn không thể chờ để xem báo cáo đó nói gì. 

Tin mới là bạn không phải chờ. Dưới đây chúng tôi giới thiệu cái nhìn đầu tiên trên thế giới về nội dung bản báo cáo.

Làm sao chúng ta có thể biết trước những điều mà báo cáo thương mại thường niên sẽ trình bày? Không, chúng tôi không phải là một điệp viên hai mang tại USTR (mặc dù các độc giả USTR của chúng tôi sẽ sãn lòng …).

Chúng tôi có một ý khá hay về nội dung của bản báo cáo, chúng tôi cho rằng báo cáo đó có khuynh hướng lặp lại lời rao hàng cũ, chính quyền đã gieo rắc ad nauseam (về con số và đôi khi về ngôn từ). 

Khi mà hiện trạng tầm thường của thương mại trở nên có thể dự đoán được, chúng tôi nghĩ rằng tốt hơn là dự đoán chúng.

Thế nên bạn được nghe ở đây đầu tiên – dưới đây là một luận điểm liên quan tới tiêu chuẩn TPP của chính quyền có vẻ như sẽ tiếp tục xuất hiện trong báo cáo tới đây của USTR, tiếp theo là các giải thích cho lý do tại sao họ không ngần ngại lặp lại:

95% người tiêu dùng trên thế giới sống bên ngoài lãnh thổ của chúng ta.
[Nhưng các hiệp định thương mại không giúp chúng ta tiếp cận được họ.]

Đúng vậy, thống kê này cho thấy hiểu biết căn bản về địa lý và dân số. Nhưng chúng cũng cho thấy một điều nhỏ khác. Dữ liệu thương mại chính thống của chính quyền cho thấy các hiệp định thương mại trước đây không thành công trong việc giúp các công ty Hoa Kỳ tiếp cận với người tiêu dùng nước ngoài. Trên thực tế, hàng hóa của Hoa Kỳ xuất khẩu sang các đối tác hiệp định “tự do thương mại” (FTA) đã tăng trưởng chậm hơn 20% so với hàng hóa Hoa Kỳ xuất khẩu sang phần còn lại của thế giới trong thập kỷ qua. 

TPP sẽ đảm bảo cho các công ty Hoa Kỳ sự tiếp cận lớn hơn với khu vực tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
[Nhưng các nước liên quan đến TPP chỉ tăng trưởng bằng ¼ mức tăng trưởng của khu vực.] 

Hoa Kỳ đã ký FTA với 6 trong số 11 đối tác đàm phán của TPP. Tổng GDP của 5 nước (những nước có thể đưa ra “sự tiếp cận lớn hơn”) chỉ tăng trưởng có 1% hàng năm trong thập kỷ qua – bằng ¼ tỷ lệ tăng trưởng của toàn bộ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Đúng vậy, khu vực đã tăng trưởng nhanh chóng, song điều đó không tương thích với TPP.

Các nhà xuất khẩu có khuynh hướng trả lương cao hơn cho công nhân.
[Nhưng việc làm mất đi do nhập khẩu thậm chí còn được trả lương cao hơn.]

Luận điểm này không đề cập tới việc làm bị mất do nhập khẩu theo các hiệp định thương mại bất công có khuynh hướng được trả lương cao hơn việc làm trong các công nghiệp xuất khẩu, theo dữ liệu mới chưa được công bố của Viện Chính Sách Kinh Tế (EPI). Nếu công nhân chế tạo kiếm được 1.020 dollar/tuần mất việc làm bởi các hợp định thương mại thô và được thuê làm việc cho hãng xuất khẩu thì tại đó cô ấy chỉ nhận được 870 dollar/tuần (con số hiện tại trong phân tích của EPI), dường như có một sự củng cố nhỏ khi cô ấy có thể kiếm được ít hơn nữa trong các khu vực phi thương mại như nhà hàng. Nhưng đó là một lập luận rất thực tế – các ngành xuất khẩu trả lương cao hơn các ngành phi thương mại – chính quyền đã sử dụng điều này để thúc đẩy việc mở rộng hiện trạng thương mại của TPP. 

Lời rao của họ bỏ quên sự thật là có nhiều việc làm mất đi trong các ngành trả lương cao cạnh tranh với nhập khẩu hơn là thu được từ khu vực xuất khẩu với các hiệp ước thương mại hiện nay, đánh giá thông qua sự gia tăng thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với các đối tác FTA, thâm hụt đã tăng 427% kể từ khi các hiệp định có hiệu lực. Lời rao hàng cũng không đề cập tới việc hầu hết các công nhân mất việc không được thực sự thuê lại trong các ngành xuất khẩu, mà được thuê trong các khu vực phi thương mại, tức là một mức cắt giảm lương còn lớn hơn ví dụ đã nêu ở trên.

98% nhà xuất khẩu Hoa Kỳ là doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs). 
[Ít doanh nghiệp xuất khẩu nhỏ có thể chịu đựng việc xuất khẩu chậm và suy giảm dưới FTA.] 

Chỉ có 3% số doanh nghiệp SMEs Hoa Kỳ xuất khẩu một mặt hàng sang một quốc gia nào đó. Trái lại, 38% số doanh nghiệp lớn Hoa Kỳ là các nhà xuất khẩu. Ngay cả khi FTA thực sự thành công trong việc thúc đẩy xuất khẩu, mặc dù dữ liệu của chính quyền cho thấy là không, xuất khẩu là lãnh địa của doanh nghiệp lớn, chứ không phải doanh nghiệp nhỏ. 

Các doanh nghiệp tương đối nhỏ thực sự đang xuất khẩu phải chịu đựng tình trạng sản lượng xuất khẩu đáng thất vọng hơn với FTA hơn là các doanh nghiệp lớn phải trải nghiệm. Doanh nghiệp nhỏ Hoa Kỳ đã chứng kiến xuất khẩu sang Hàn Quốc của họ suy giảm mạnh hơn so với các doanh nghiệp lớn dưới FTA với Hàn Quốc (14% so với 3%). Xuất khẩu sang Mexico và Canada theo Hiệp Định Thương Mại Tự Do Bắc Mỹ (NAFTA) của các doanh nghiệp nhỏ đã tăng trưởng chỉ bằng nửa các doanh nghiệp lớn. Thực sự là xuất khẩu của các doanh nghiệp nhỏ cho tất cả các nước không thuộc NAFTA đã vượt 50% so với tăng trưởng xuất khẩu của họ cho các đối tác NAFTA.

Trung Quốc muốn viết các quy định thương mại ở Châu Á. Trái lại, chúng ta phải viết ra các quy định. 
[Chúng ta không viết ra các quy định của TPP – các doanh nghiệp đa quốc gia làm điều đó. TPP sẽ làm tổn thương lợi ích quốc gia của chúng ta trong khi chẳng tác động đến ảnh hưởng của Trung Quốc, giống như FTA trong quá khứ.]

À đúng, chiến thuật của boogeyman. Khi lời rao hàng kinh tế cho FTA mới mâu thuẫn với kết quả mất việc làm, lương thấp và gia tăng thâm hụt thương mại của FTA hiện tại, các đề xuất FTA thường xuyên được chọn lựa để làm gia tăng nỗi sợ hãi rằng khi không có hiệp định mâu thuẫn đó, sự ảnh hưởng của đối thủ quốc tế sẽ tiếp tục tăng lên. Nhưng cần chú ý rằng thiết chế - hay phi thiết chế – của mọi hiệp định thương mại Hoa Kỳ được cho là sẽ tác động đến sự ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc mâu thuẫn với kết quả. Các đề xuất của NAFTA và hiệp định mở rộng NAFTA chỉ đơn giản cảnh báo rằng các hiệp định đó là cần thiết để ngăn chặn sự ảnh hưởng quốc tế gia tăng ở Châu Mỹ Latin. Nhưng trong 20 năm đầu của NAFTA, phần hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc của Mexico đã gia tăng từ 1 lên 6%, trong khi phần hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ giảm từ 69% xuống 49%. Từ năm 2000 đến 2011, thời kỳ mà các FTA của Hoa Kỳ với 8 nước Châu Mỹ Latin có hiệu lực, phần hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc của Châu Mỹ Latin đã tăng từ 1 lên 7%, trong khi phần của Hoa Kỳ giảm từ 25% xuống 16%. Tại sao chúng ta phải tin rằng các lời rao hàng lặp lại về một FTA khác sẽ kiểm soát được sự ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc? 

Nỗ lực tô vẽ TPP như một trận chiến giữa “quy định của chúng ta” và quy định của Trung Quốc thật ngớ ngẩn. “Chúng ta” không viết ra các quy định đó. Dự thảo nội dung của TPP được tiến hành sau những cánh cửa đóng kín, đảm bảo đặc quyền tiếp cận cho hơn 500 cố vấn thương mại chính thống Hoa Kỳ, 9 phần 10 trong số họ đại diện cho các doanh nghiệp. Chỉ có một ngạc nhiên nhỏ là các điều khoản bị tiết lộ của TPP bao gồm bảo hộ bản quyền mới cho các doanh nghiệp dược phẩm sẽ làm gia tăng chi phí chăm sóc sức khỏe, giới hạn các biện pháp tái điều tiết Phố Wall, việc phi điều tiết xuất khẩu khí đốt của Hoa Kỳ có thể dẫn đến sự gia tăng của giá năng lượng nội địa, tối đa hóa các điều khoản quyền sao chép có thể ngăn cản sáng tạo và giới hạn tự do Internet, các biện pháp bảo vệ nhà đầu tư mới khuyến khích ở nước ngoài. Chúc may mắn trong việc bán rao các lợi ích hàng đầu của Hoa Kỳ.

TPP là một hiệp định của thế kỷ 21 với các tiêu chuẩn mạnh mẽ về lao động và môi trường.
[Các báo cáo của chính quyền cho thấy những tiêu chuẩn này không hiệu quả] 

Sự liệt kê tán dương trong TPP các điều khoản về lao động và môi trường được lộ ra vào ngày 10 tháng 5 năm 2007 không có gì mới. Các điều khoản đó đã có trong các FTA hiện tại, nhưng không hiệu quả, theo các báo cáo mới đây của chính quyền. Một báo cáo của Cục Giải Trình chính quyền Hoa Kỳ công bố vào tháng 11 năm 2014 cho thấy quyền của người lao động bị vi phạm phổ biến tại 5 nước FTA được khảo sát, bất kể là họ có tham gia điều khoản lao động “ngày 10 tháng 5” trong FTA hay không. Về tiêu chuẩn môi trường, TPP sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp nước ngoài (như các công ty dầu mỏ/khí đốt) yêu cầu người đóng thuế bù đắp tổn thất trước các tòa hòa giải cho các biện pháp bảo vệ môi trường mới ở các quốc gia TPP (cụ thể là từ chối đề xuất về các đường ống xung đột).

Trái với các khẳng định mới đây về sự trái ngược, bằng chứng cho thấy không có tương quan giữa sự liệt kê các tiêu chuẩn “ngày 10 tháng 5” của FTA và tác động tới cán cân thương mại của chúng. Mặc dù FTA với Hàn Quốc, hình mẫu của Hoa Kỳ cho TPP, có các tiêu chuẩn “ngày 10 tháng 5”, thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với Hàn Quốc đã tăng hơn 70% trong 3 năm kể từ khi hiệp định được thông qua. Tỷ lệ thương mại-việc làm của chính quyền cho thấy Hoa Kỳ đã mất hơn 70.000 việc làm – đúng bằng con số mà chính quyền hứa hẹn sẽ thu được với hiệp định thương mại mới. 

Ben Beachy is Research Director of Public Citizen’s Global Trade Watch. (www.TradeWatch.org)

Wednesday, November 12, 2014

Nghèo, da trắng và say khướt

Xin giới thiệu với bạn đọc blog bản dịch bài viết "Poor, white and pissed" của tác giả Joe Bageant, một nhà báo tự do nổi tiếng chuyên viết về cuộc sống của những người dưới đáy xã hội Mỹ. Bài viết này đã có từ lâu nhưng cuộc sống của người lao động nghèo da trắng ở Mỹ trong đó vẫn mang những đặc trưng ít thay đổi. 

Nghèo, da trắng và say khướt

Nếu mày đang đọc những dòng này, rất có khả năng mày là một gã tự do, thậm chí đang kêu gào đầy phẫn nộ kiểu như hãy-đốt-trụi-đất-nước-cộng-sản-mắc-dịch-đi – trong trường hợp ấy tao sẽ nói, “Tới ngồi cạnh tao đi đồng chí!" (Nhất là khi mày là một cô nàng tóc vàng). Giống như hầu hết những đứa cánh tả, mày sẽ sống ở thành thị, hay chỗ nào đó có sự đa dạng văn hóa hợp lý. Hơn nữa mày được học hành và có thể đọc những dòng này mà không phải mấp máy môi. Có thể mày sống trong cộng đồng tự do tư duy kiểu như Nước Cộng Hòa Nhân Dân Berkeley, hay đang lăng xăng dưới ánh sáng đèn của Manhattan, chỗ mày có thể xem những bộ phim độc lập và mua tỏi tây và sữa đậu nành ở cửa hàng tạp hóa.

Mặc dù vậy, tao sống ở một thị trấn nhỏ, chỗ có thể dễ dàng kiếm được lòng lợn, bánh pudding và dưa chuột ngâm dấm hơn là tỏi tây trong cửa hàng tạp hóa … và ở đó phim “Smokey và Kẻ cướp” vẫn được chiếu trong các rạp lèn chặt người hết năm này qua năm khác. Thị trấn của tao nổi tiếng trong vụ cháy lốp xe của hãng “Rhinehart” vào năm 1983, 5 triệu lốp xe phế thải đã cháy suốt 9 tháng, được đăng trên trang nhất các bản tin ở Winchester, Virginia và tin tức quốc gia, cũng như trên dòng cập nhật trạng thái của siêu quỹ dọn dẹp EPA. Khói của vụ cháy có thể được nhìn thấy trên các bức ảnh vệ tinh, việc dọn dẹp kéo dài 18 năm và vụ cháy là sự kiện vĩ đại nhất tại thị trấn của tao trong thế kỷ 20. Về đời sống trí tuệ thì đây là một thị trấn có cực kỳ ít người từng nghe đến những cái tên như Susan Sontag [nhà văn nữ nổi tiếng người Mỹ], mặc dù các biên tập viên tạp chí địa phương đã đăng xã luận cáo phó về bà ta, bài ấy có tiêu đề là: Vĩnh biệt, đồ-cặn-bã-cộng-sản-Do-Thái-của New-York! 

Hầu hết mọi người đọc báo tại bàn ăn sáng trong thị trấn đều hỏi nhau, “Susan Sontag là đứa chết tiệt nào vậy?”. Họ sẽ hỏi tương tự về Daniel Barenboim hay Hunter S. Thompson bởi vì cả hai chưa bao giờ xuất hiện ở chương trình của Oprah. Bầu không khí chung bị một luật sư, từ Atlanta đến để ngó quanh thị trấn và được nhìn ngó, phá bĩnh bằng câu: “Đồ đần, tính tiền!” Đó là từ một gã thấy quanh mình toàn những kẻ da trắng nghèo khổ đần độn. Hãy cười nếu mày muốn, nhưng đó là trái tim của bang đỏ ở Hoa Kỳ mà mọi người đang nói đến trong những ngày này. 

Một người thuộc tầng lớp cao hơn của Hoa Kỳ có thể sống ở những nơi như Winchester, Virginia? Không hẳn. Chỉ có những gia đình thượng lưu tiểu thương cũ kỹ và những gã quản lý nhà máy lương cao bị thuyên chuyển đến đây là cảm thấy nơi này đáng sống – đám đầu tiên là vì địa vị xã hội và đám thứ hai là vì biết chắc rằng một ngày nào đó lại sẽ được thuyên chuyển đi nơi khác. 

Hầu hết phần còn lại trong đám chết dí ở Winchester là những kẻ thường được gọi là giai cấp lao động truyền thống. Giờ thì tất cả mọi người đều gọi bọn tao là Rác Trắng. Đó là những gã lao động nghèo khổ da trắng, những kẻ cùng lắm chỉ có cái bằng tốt nghiệp trung học. Trên quy mô cả nước thì bọn tao chiếm một phần tư số công nhân da trắng, tức là 35 triệu gã cả thảy theo như con số đã bị cắt xén của chính quyền. Không ai biết chắc điều gì ở một quốc gia gọi hàng triệu gã thợ sửa chữa lặt vặt với giá 7 dollar/giờ và những gã bên lề xã hội làm việc không có bảo hiểm hay trợ cấp là “cá nhân kinh doanh độc lập” và “doanh nhân”.

Những gã kinh doanh độc lập nhỏ, như bọn tao được nghe, là “xương sống của nền kinh tế Mỹ”. Nếu điều đó là thật, thì đó là điều đáng buồn vì bọn tao đang nói về những công dân kiếm được khoảng 25-30 ngàn dollar trước thuế mỗi năm. Với cả hai vợ chồng cùng đi làm. Tao nói với gã bạn là một thợ sửa chữa vặt tự do, tên là Gator, rằng hắn là xương sống của nền kinh tế Mỹ; hắn trả lời là hắn cảm thấy giống lỗ đít của nước Mỹ hơn.

Trong bất cứ hoàn cảnh nào thì những người ở chỗ tao không phải là những người ở phòng ngủ trưa cạnh chỗ mày tại nơi làm việc (nhưng họ có thể dọn vệ sinh vào ban đêm khi mày đang ngủ). Những người chỗ tao không phải là những kẻ phàn nàn về việc thanh toán nợ học phí, hay những kẻ nhận được chỗ đỗ xe tốt nhất ở khu tổ hợp văn phòng. Họ có những vấn đề hoàn toàn khác, hầu hết là khoản thanh toán lặt vặt. Hay những người giống như lão thợ cả Dany của dịch vụ cắt tỉa cây, sau khi xén mất một ngón tay trong lúc làm việc với cưa xích, lão gói nó lại với giấy gói bánh Mac-Donald và chạy bổ đến bệnh viện để gắn nó lại. Hoặc như hàng ngàn người khác trong thị trấn đang nghiền táo để làm nước sốt táo hay nấu chúng thành giấm ở công ty Sản Phẩm Trái Cây Quốc Gia, một công việc theo ca tẻ nhạt đến phát khùng hết năm này qua năm khác mà không có bất cứ cơ hội thăng chức nào, hay được chăm sóc y tế. Tất cả bọn họ đều bị giãn thợ theo mùa vụ khi toàn bộ táo đã bị nghiền và hàng triệu lít giấm đã được đóng chai – giai cấp lao động chẳng đi bất cứ đâu trong một thành phố bốc mùi dấm.

Một trong những vấn đề mà giai cấp lao động miền bắc gặp phải là những người Mỹ tiến bộ có giáo dục coi họ là một đám béo mập, những gã trộm cắp cực kỳ thính mũi có vũ trang. Vấn đề này cũng có một phần sự thật là nhiều người trong số bọn tao đúng như vậy. Hãy gọi chúng là hội chứng “Những-thằng-nghèo-da-trắng-đần-độn-tao-tính-tiền”. Nhưng sai lầm của đám tự do trong suy nghĩ về những gã công nhân có vũ trang và say khướt là ở chỗ họ không chỉ có nòi giống phương bắc. Bất kể là mày sống ở đâu trên đất nước này, mày cũng sẽ thấy bọn tao. Bọn tao là một dân tộc ở ngay trước mũi mày tại lối ra của Wal-Mart, xử lý vấn đề về dầu máy trong khi vẫn hút thuốc lá. Nhưng ngay cả ở những sự kiện dân chủ như mua sắm, sự va chạm sẽ bị giới hạn bởi vì tụi tao không mua bia loại sang và mày không mua đạn hay dầu máy. Nếu tụi mình không đứng cùng hàng chờ thanh toán thì có lẽ là tụi tao đang đợi mày thực hiện nhiệm vụ của một nhân viên bàn giấy. Trong chiếc áo chẽn màu đỏ sáng với thẻ ghi tên, tụi tao trông không đến nỗi nghèo nàn và tuyệt vọng. Nhưng hãy để tao kể về Roy, một gã lớn tuổi vui vẻ, thông minh với chiếc áo chẽn màu cam trong bộ phận hàn chì của cửa hàng Home Depot địa phương. Gã biết tất cả mọi thứ về hàn chì, và gã khập khiễng với cái đầu gối tồi tệ đã được ghép đĩa đệm hai lần trong đời công nhân xây dựng, nhưng gã chỉ có bảo hiểm y tế cho một bên. Không có bảo hiểm y tế của Home Depot, mày nghĩ coi – tất cả lương của gã phải dùng để thanh toán bảo hiểm y tế tư nhân nếu gã không muốn mất luôn căn nhà gỗ một tầng xập xệ mà hai vợ chồng gã mua sau chiến tranh Triều Tiên, cho những hóa đơn y tế kinh khủng. Căn nhà gỗ đó hiện giờ nằm ở khu dân cư tồi tệ, chỉ có chủ nhà chuyên cho thuê khu ổ chuột đang thống trị cái thị trấn này mới thèm mua, và cũng chẳng đáng gì. Roy sẽ mất nhà trong 25 năm, không có bất cứ khách hàng trung lưu rám nắng của vùng ngoại ô nào ở đây hay bất cứ đâu thèm ngó ngàng. 

Đây hoàn toàn là bang đỏ tân bảo thủ Virginia, nơi mọi người sẵn sàng giải thích cho tình trạng của Roy trong đời: như chủ quầy báo Jimbo nói, “Họ là những kẻ thất bại, những kẻ không thể loại bỏ khỏi xã hội vĩ đại nhất quả đất. Darwin đã đúng. Gandhi đã sai. Toàn là phân!” Jimbo cũng là gã đã khuyên tao rằng “Hãy luôn đạp những gã đã ngã; điều đó giúp gã ấy có động lực để đứng lên.” Đôi khi tao nghĩ rằng đó là điều khốn kiếp có ý nghĩa nhất mà những thị trấn lao động nhỏ nhoi của Hoa Kỳ như Winchester đã tạo ra.

Móng vuốt à, tao có mâu thuẫn không?

Nghèo và da trắng là một mâu thuẫn ở Hoa Kỳ. Da trắng, nhất là đàn ông, được kỳ vọng là sẽ có lợi thế mà họ bóc lột tàn nhẫn. Mặc dù vậy hầu hết người nghèo ở Hoa Kỳ là da trắng (51%), vượt xa da đen với tỷ lệ 2:1 và vượt xa các nhóm nghèo khổ thiểu số khác cộng gộp lại. Hoa Kỳ tràn ngập câu chuyện hoang đường về sự kết hợp giữa da trắng với sức mạnh, giáo dục cũng như cơ hội. Xã hội tư bản dạy tụi tao là tụi tao nhận được những gì đã đóng góp, thế nên nếu một gã da trắng không thành công thì đó chỉ là bởi vì gã lười biếng. Nhưng cũng giống như những gã cặn bã da đen và Latin trong các khu ổ chuột, lao động nghèo da trắng sống tận đáy xã hội chả có gì khác ngoài thất bại. Nếu ông bố bỏ dở trung học của mày vất vả với đồng lương rẻ mạt và không bao giờ đọc sách cũng như mẹ mày là công nhân dệt vải, thì mày sẽ không được Hội Đầu Lâu và Xương của Yale [Hội kín ở Đại học Yale có các thành viên trở thành tổng thống] tuyển mộ để trở thành tổng thống Hoa Kỳ sau này, bất chấp chuyện cổ tích quốc gia. Mày sẽ bị công việc làm ca 8-dollar-một-giờ ở đâu đó tóm cổ và sẽ phải cầu nguyện có đủ việc làm thêm giờ để thanh toán hóa đơn sưởi ấm. Mày là một công nhân.

Chính trị cánh tả từng là chỗ dựa cho những công nhân này, từng đứng vào hàng nhận đòn roi ở cửa nhà máy cùng với họ. Giờ đây khi đang thu mình dễ chịu trong tầng lớp trung lưu, cánh tả Hoa Kỳ coi công nhân da trắng là những kẻ khiêu chiến mù quáng, móng vuốt tâm phúc của đế quốc. Họ mô tả giai cấp lao động rẻ rúng và cầu xin câu trả lời cho việc làm thế nào mà họ lại đi con đường đó. Coi họ là nguồn gốc sâu xa của vấn đề chính trị quốc gia thì thật nực cười. Họ là triệu chứng của vấn đề, và họ có thể làm cho điều đó tồi tệ bởi vì họ dễ bị điều khiển, hoặc bởi vì họ không thể nói về ý tưởng chân thật của một gã say bia. Nhưng họ hoàn toàn không phải là nguyên nhân gốc rễ. Cánh tả nên nhận lấy tâm trạng của họ từ Malcom X, người hiểu rằng phải giáo dục và cung cấp thông tin cho toàn bộ xã hội Phi-Mỹ trước khi xử lý mục tiêu thống nhất. Đó là điều tương tự đối với người lao động nghèo da trắng. Không ai cho rằng việc đó đơn giản.

Đừng cười, mày là đứa kế tiếp! 

Đám tự do trung lưu, hay bảo thủ giàu có trong trường hợp này khó có thể thấu hiểu văn hóa của giai cấp lao động nghèo da trắng. Với khẩu súng, Chúa và khiếu thẩm mỹ ồn ào lỗ mãng (NASCAR và Shania Twain?), tụi tao trông giống loại hạ cấp, phái sinh bốc mùi bia. Sự thật là văn hóa của của giai cấp lao động nghèo da trắng không phái sinh từ bất cứ giai cấp nào khác ở Mỹ. Nó không nằm dưới tầng lớp trung lưu và thượng lưu, mà song song với chúng. Chỉ là có ít cách để thoát khỏi cũng như để gia nhập vào đó. Cư dân của nó được sinh ra ở đây. Cánh tả có giáo dục không thể dễ dàng thâm nhập. Khi họ tiếp cận, đám viện sĩ xã hội tự do giống như những con lạc đà diễu ngang qua cái nhìn mắt châm chọc, nhưng tao chưa bao giờ gặp ai thừa nhận điều đó, hay thậm chí biết rằng theo dõi không nhất thiết là phải hiểu. Hệ quả là tụi tao thấy rất nhiều sách/nghiên cứu tập trung vào nhóm dân tộc thiểu số, nhưng rất ít đáng tin cậy để bảo vệ những người bản địa lớn lên trong nghèo khó. Đối với tao, không thể thuyết phục và đáng tin, tao chỉ là một gã châm biếm lỗ mãng đầy định kiến từ Winchester, Virginia, hay gọi cách khác là “xóm cặc”

Mặc dù cái chỗ mà tao đang ngồi và viết về nó, có thể là hàng ngàn nơi khác trên khắp nước Mỹ. Một thế giới song song được hệ thống Hoa Kỳ tạo ra, nơi đẳng cấp và sự tự tin được đánh giá qua thứ mà một kẻ có thể tiêu dùng hay không thể tiêu dùng, giáo dục và dĩ nhiên là giai cấp mà từ đó hắn được sinh ra. Sự khác biệt giữa chúng ta được định sẵn từ bẩm sinh và những quy định tàn bạo. Ví dụ, rất ít người Mỹ trung lưu ngày nay bán tạp chí ở góc phố vào lúc 12 tuổi để kiếm tiền may đồng phục trường học hay vác than tới lò sưởi phòng khách bẩn thỉu vào mùa đông. Tao thì đã làm cả hai. Họ không bao giờ ngồi ăn bữa chính với café và buôn chuyện tào lao sau những giờ lạnh giá ở góc phố. Nếu điều này nghe giống như chuyện kể nức nở về thời kỳ Đại Suy Thoái, thì hãy để tao nói cho mà biết, đó là vào khoảng năm 1959-1962. Ngay bây giờ, tao có thể thấy hàng trăm người trong cộng đồng đang làm việc tương tự, hay một số đứa trẻ vẫn làm vậy (thường là đám trẻ Latin). 

Quan điểm của tao là luôn có rất nhiều đứa khốn kiếp không biết gì về con cái của giai cấp lao động, cho dù là những người Mỹ may mắn có thừa nhận nỗ lực của tụi tao hay không. Nhưng họ phải thừa nhận. Mày thấy đấy, nó kiểu như: Khi hệ thống nhẫn tâm của Hoa Kỳ đã biến hết tụi tao thành những xác sống nốc bia dãi nhớt lòng thòng trong các trại lao động khổ sai kiểu Mỹ thì mày sẽ là đứa kế tiếp. 

Tất cả đều yêu mến Đạt Lai Lạt Ma, nhưng không ai yêu mến cái thằng khốn khổ này! 

Không có gì đáng ngạc nhiên khi đám tự do không được tin cậy. Không có gì đáng ngạc nhiên khi một gã hề nghiện ma túy như Limbaugh có thể được gọi là thượng lưu tự do và dính chặt lấy họ. Theo quan điểm của tụi tao, nếu không ngập trong hóa đơn của bác sĩ đến đầu gối và phải cầu nguyện để nhà máy địa phương rẻ rách của Styrofoam không cắt ca làm việc thứ hai, thì mày là thượng lưu. Đám tự do trung lưu có giáo dục (và giáo dục là sự khác biệt chủ yếu giữa những gã da trắng bên lề xã hội với mày) không đến thăm những cộng đồng kiểu tụi tao, ngay cả khi cùng trong một thị trấn. Họ uống ở những quán bar đẹp hơn, đến nhà thờ đẹp hơn và hầu hết trong đời tụ tập trong những khu vực tách biệt của đất nước, chủ yếu là đô thị. Hệ quả là đám tự do gần gũi hơn với những vấn đề xã hội của người nhập cư, hay cảnh ngộ khốn khổ của Tây Tạng, hơn là vụ mùa bội thu của người lao động bản địa lớn lên ở nông thôn, những người đang tô điểm cho những thị trấn như Winchester. Người Mỹ tự do yêu mến Đạt Lai Lạt Ma nhưng ghê tởm cuộc sống ở miền quê của những gã ăn thùng uống chậu và những gã thợ hàn chì diễn trò. Không thể nói là tao trách mắng toàn bộ bọn họ, nhưng đó là lý do tại sao Chúa tạo ra bia. Để làm cho cuộc sống hấp dẫn hơn, hay ít nhất là có thể tiêu hóa được.

Bất kể trường hợp này ra sao, giúp đỡ người lao động nghèo không phải là việc viết một nghiên cứu khoa học được tài trợ bộn tiền khác về họ. Điều đó chỉ đơn giản là phục vụ một trường đại học tự đào tạo của tầng lớp trung lưu. Mặc dù đó là nguyên nhân tạo ra tầng lớp lao động nghèo da trắng khốn khổ mà những gã trung lưu có giáo dục lớn lên trên những bãi cỏ xanh rì ở khu ngoại ô nhắc tới. Tuy được học và có ý định tốt, nhưng họ không được trang bị để thấu hiểu hoàn toàn ý nghĩa của trại lao động khổ sai mới của Mỹ - hay quá già cho vấn đề đó. Họ không thể hiểu được một sự nghiệp chỉ biết đến việc moi ruột gà ở trại gia cầm địa phương trong cuộc đời của những người khác (Giả định là lò mổ đó không bị chuyển ra nước ngoài). Giai cấp lao động bẩm sinh mang những giá trị đạo đức tinh thần chỉ có thể hiểu được khi trải nghiệm chúng. Điều đó quay trở lại với sự tin cậy.

Cục thống kê dân số lưu giữ nhưng con số về người lao động nghèo. Các trường đại học nghiên cứu và các nhà kinh tế đọc liến thoắng những bản thống kê. Nếu chỉ cần nghiên cứu và con số là có thể giải quyết vấn đề người lao động nghèo khổ thì thanh toán séc ăn cắp sẽ không phải là ngành nhượng quyền nóng nhất nước và Manpower sẽ không phải là chủ lao động lớn nhất của chúng ta. Đúng như vậy, nếu những con ễnh ương có cánh thì chúng sẽ không bị ngã dập mông. Duy lý và khoa khọc xã hội không thể giải quyết nó, cũng như con số không thể mô tả linh hồn và cá tính của con người. Cũng giống như những gã bốc mùi gạt tàn thuốc lá trong hàng người chờ ở lối ra, đọc ngấu nghiến một thùng carton của Little Debbies ở chỗ ngồi và cầu Chúa Jesus về bất cứ thứ thường nhật nhỏ mọn đáng thương chết tiệt nào đó (Nếu phần cuối không đáng chú ý thì mày đã chứng minh quan điểm của tao về sự rạn nứt tự do thế tục.)

Một sự khởi đầu tốt để hàn gắn sự rạn nứt đó có thể là: lần tới khi ai đó ở cánh tả đụng mặt những gã có vẻ là tự kinh doanh, ngoan cố, bị ám ảnh bởi chúa, thì họ có thể khai mạc phiên phán xử, hiểu tình hình phức tạp của họ, bước tới và nói, “Người anh em, tôi có thể giúp anh một tay không?” Chắc chắn điều đó sẽ làm cho những bóng ma như như Joe Hill, Franklin Roosevelt hay Mohandas Gandhi mỉm cười.

Nhiều thứ tào lao hơn giá trị

Trước khi tao nhận được câu hỏi đặc biệt hơn, “Mày nghĩ đám tự do trung lưu phải làm quái quỷ gì?”. Tao sẽ trả lời nó. TỔ CHỨC! Chấm dứt bỏ phiếu cho một đám trời đánh thánh đâm có tên là Đảng Dân Chủ và TỔ CHỨC! – TỔ CHỨC! Chấm dứt đùa cợt bản thân là Đế Quốc sẽ bảo vệ mày một cách chuyên nghiệp cũng như bán chuyên nghiệp và TỔ CHỨC! Hãy dành thời gian cho ghế băng nhà thời Pentecostal hay tham gia một hội bia cổ xanh và TỔ CHỨC! Hãy gia nhập câu lạc bộ Elks và TỔ CHỨC! Hãy tỉnh ra rằng không có bất cứ đảng nào ở Hoa Kỳ đại diện cho bất cứ thứ gì ngoài lợi ích doanh nghiệp và TỔ CHỨC! Hãy khởi đầu trong cộng đồng da trắng yếu đuối lén lút của mày và TỔ CHỨC! Gõ những cánh cửa và TỔ CHỨC! Lay chuyển thiên đường, trái đất, trái tim, tinh thần và TỔ CHỨC! Nếu có đủ những người làm điều đó, đám thượng lưu chính trị và doanh nghiệp sẽ sợ đến tè ra quần và đánh gục mày luôn như chúng từng làm ở Miami và Seattle. Nhưng ít nhất mày sẽ được viết trong lịch sử như một kẻ cao quý. Ngay bây giờ. Tao loại nó khỏi hệ thống của tao. Hãy coi tất cả những câu nói hay những lời khốn khiếp về Hoa Kỳ ngày nay có ý nghĩa chính trị và phù hợp cuộc bầu cử xảo trá 2004, hãy nói về những giận dữ chính trị và “vấn đề giá trị” được thảo luận nhiều của giai cấp lao động tự kinh doanh cho đến nay vẫn chưa có mặt mũi gì. Hãy nói điều gì đó. Tao vừa cầu nguyện vừa tránh đánh cú chót với những người đó và tao KHÔNG xem những giận dữ được quảng cáo rùm beng về những giá trị thường được trích dẫn nhất, như kiểm soát súng, phá thai, hay hôn nhân đồng tính … Thật sự, đó là vấn đề mà những gã chuyên trích dẫn Kinh Thánh cứng nhắc và những lãnh đạo chính thống đã nhai đi nhai lại suốt nhiều thập kỷ. Các chính khách yêu thích chuyện tào lao đó. Có vẻ như đám truyền thông theo đuôi cũng vậy. Nhưng ở trung tâm đặc biệt này, tao tránh xa khỏi những gã chính thống, tao chỉ đơn giản không nhìn nỗi ám ảnh con người rộng như các thiết chế tự do tuyên bố. Khốn kiếp, tụi tao có ba gã đồng tính và ít nhất một nàng đồng tính hay tụ bạ ở quán rượu lỗ mãng, họ đều có quyền uống, khóc và tán nhảm như bất cứ ai khác. Khi bạn Pootie rậm lông nặng 120 kg của tao nói: “Đồ chết tiệt, tao có rất nhiều điểm chung với đồng tính nữ!” (Mặc dù vậy. tao thừa nhận rằng hôn nhân đồng tính là hơi quá nhiều để chấp nhận trong cuộc bầu cử năm 2004 đối với một số người lao động nghèo. Đó là sự nhìn nhận.). Những người lao động nghèo ở thị trấn của tao giận dữ, nhưng không đặc biệt giận dữ với Cái Nhìn Kỳ Quặc Đối Với Gã Bình Thường, hay những bào thai vô hình. Tao nghĩ sự giận dữ của người lao động ở cấp độ căn bản hơn và đó là về: đẳng cấp và trạng thái của công dân trong xã hội chúng ta. Tao nghĩ đó là về sự tổn thương hàng ngày mà chủ doanh nghiệp, chính quyền, quốc gia, bang và địa phương, cũng như những nghiên cứu sinh Mỹ có giáo dục hơn, các tiến sĩ, luật sư, nhà báo, học giả và những gã lặng lẽ khinh bỉ người lao động với cách hành xử thiếu văn hóa mà họ buộc giai cấp lao động phải gánh chịu. 

Tao nghĩ giai cấp lao động cũng giận dữ về những thứ khác nữa: 

Đó là về sự sỉ nhục mà các ông chủ và các quản lý bắt họ phải chịu đựng – họ đã bị tha hóa thành một đơn vị sản xuất không có mặt mũi gì trong nền kinh tế toàn cầu vinh quang của chúng ta. 

Đó là về việc những tầng lớp có học và những tầng lớp thượng lưu có chuyên môn tương tự khác, chính trị và kinh doanh lảng tránh rằng Hoa Kỳ không thừa nhận họ là thượng lưu. 

Đó là những ưu tiên của ai đó trở nên ít đáng kể và bình thường hơn của những người đầy quyền lực đang quyết định cuộc sống của chúng ta. 

Đó là về việc hàng ngày phải chịu đựng sự thiếu tôn trọng nhân bản của chính quyền, và những cơ quan thể chế khác, ngoại trừ nhà thờ. 

Đó là khi làm việc ở Wal-Mart hay Home Depot hoặc Arby phải đeo một thẻ ghi tên mà không có họ. Mày chỉ là Melanie hay Bobby, ở đó để bợ đít quản lý hoặc tìm kiếm một công việc tạm bợ khác. 

Đó là về nỗ lực sống cuộc đời theo cách duy nhất mày biết bởi vì mày được nuôi dạy theo cách đó. Nhưng đôi khi quy tắc thay đổi đối với mày. 

Đó là về nỗ lực duy trì thứ giống như phẩm giá bề ngoài, khi cả mày và hàng xóm đang sống từ ngày thanh toán này tới ngày thanh toán khác, tuy không ai thừa nhận cả. 

Đó là về những chuyện hoang đường của truyền thông mà mày không bao giờ thấy trong gia đình: quỹ đại học dành sẵn cho lũ trẻ, danh mục cổ phiếu, nhà nghỉ cuối tuần … 

Đó là sự căng thẳng không được thừa nhận của cả hai vợ chồng do làm việc nhiều hơn nhưng chỉ đủ trả tiền điện của năm 1976.

Phải, đó là về giá trị. Đó là về giá trị mà tụi tao đã từng bỏ rơi như một con người – như phẩm giá, giáo dục và cơ hội cho mọi người. Và đó là về sự giận dữ của giai cấp lao động bị đánh lạc hướng khỏi những gì ít nhất họ thấu hiểu. Mày. Và tao. Theo cách này, người lao động mà tao đang nói tới không hoàn toàn khổ sở với cuộc sống, chỉ là giận dữ (và buộc phải giận dữ hơn khi chính quyền Bush cuối cùng cũng đẩy kinh tế quốc gia xuống mép vực thẳm). Họ chỉ đơn giản phản kháng lại sự thay đổi bởi vì nhiều thập kỷ thay đổi đã luôn đem tới những thứ tồi tệ - ngày 11 tháng 9, khủng bố, thuê ngoài … luôn là những điều xấu, tiến thẳng về phía tồi tệ.

Tỉnh dậy, hỡi những kẻ tự do ương bướng!

Một bình luận khốn kiếp về giai cấp lao động Mỹ mà tao phải trả lời, viết về và thể hiện nói chung cho các nhóm tự do thấy sự tồn tại của 250 triệu người lao động Mỹ, có một chiếc xe hơi Mỹ cố định, lát đường phố của họ và ngồi chờ bên bàn ăn từng ngày. Như một biên tập viên sách tự do cao quý và tử tế Thành Phố New York đã nói với tao, “Nhìn từ đây thì người của mày trông giống một dạng ngoại lai, như thể tụi mày đến từ Yemen hay gì đó.” Ôi! 

Đây không phải là nhiếc móc người Mỹ tự do có giáo dục – tốt thôi, OK, một chút. Nhưng nếu người Mỹ tự do có gì đó quá tự mãn thì giai cấp lao động đồng đạo của tao đã hết sức dại dột ngu xuẩn để bị dắt mũi dễ dàng bởi những gã như Karl Rove và gã mộ đạo giả danh George Bush. (Pootie khốn kiếp, Saddam KHÔNG tấn công Trung Tâm Thương Mại Thế Giới!). Mặc dù vậy, đám tự do và giai cấp lao động không cần nhau để sống sót trước những gì chắc chắn sẽ tới, thứ được sẽ được mang đến cho chúng ta bởi chính quyền đã từng hứa hẹn với chúng ta là họ sẽ “điều hành đất nước này như một vụ kinh doanh”. Ôi khốn kiếp, phải, họ sẽ làm điều đó. Thế nên cánh tả phải thật sự suy nghĩ mặt đối mặt với những người Mỹ không thấy cần thiết phải chia sẻ mọi ưu tiên của tụi tao, nếu điều đó có thể lại thích hợp. 

Một khi tụi tao bắt đầu nhìn vào khuôn mặt của những phần đang thay đổi trong nước cộng hòa đang suy tàn này, trên hết là cử tri của giai cấp lao động độc lập không thể cắt nghĩa được này không phải không cắt nghĩa được. Chỉ riêng Chúa, đồng tính, súng thì không giải thích được sự ưa chuộng phe bảo thủ trong cuộc bầu cử năm 2004. Đám tự do có bằng đại học và công nhân cổ xanh cần phải bắt đầu phân tách các vấn đề chính sách trọng yếu từ một biểu tượng. Chiến đấu về thực chất, những vấn đề thực tế mà người lao động bình thường có thể cảm nhận và thấy – đưa ra những lời hứa về những thứ có thật. Giống như chăm sóc sức khỏe được đảm bảo chắc chắn và mức lương đủ sống tử tế. Nói và làm. 

Ai, ô hô! Mọi thứ không đơn giản, bởi vì người Mỹ lao động nghèo, cũng giống như phần còn lại trong số chúng ta, đã trở nên đầy sợ sệt, sùng bái quyền lực, dư thừa sự ngớ ngẩn để từ bỏ thứ heroin vô hồn về chủ nghĩa tiêu dùng rẻ tiền … cũng giống như mày … giống như tao. Họ sẽ không bao giờ đến với chúng ta, nên chúng ta phải đến với họ. Điều đó có nghĩa làm việc nhà thờ, việc ở xã và hồ chứa nước tưới, làm bánh nướng bữa sáng Kiwanis, chỗ làm việc của chúng ta và trông lạ chưa kìa! Ngay cả cái bụng dưới bốc mùi bia nhất của nước Mỹ … nơi tầng lớp trung lưu tự do tốt lành sẽ không cho lũ trẻ của họ tới vì sợ rằng điều đó sẽ làm hỏng điểm SAT quý giá nhỏ nhoi của chúng. Một lần nữa, không ai nói điều đó sẽ dễ dàng. Tình anh em. Tình đoàn kết. Lòng trắc ẩn. Quá lý tưởng? Phù phiếm? Có thể. Nhưng nếu những điều này không là mục tiêu đáng giá, thì chả có gì hết.

Đưa đến tất cả những điều đó theo kiểu hòa bình ngăn nắp sẽ là một con điếm. Sự thật khó nhằn đến nỗi tao không định tham gia mấy. Kệ đời. Tao muốn thoát và ngay lập tức có một cuộc khởi nghĩa vũ trang từ sau cuộc bầu cử tháng 11. Nhưng đó là vấn đề khác và gã đang lắng nghe ở Bộ An Ninh Nội Địa có thể ra một cú đòn chớp nhoáng. Viết thư cho tao ở Gitmo [nhà tù ở vịnh Guantanamo], tất cả tụi mày! Hãy đề địa chỉ người gửi là “Joe từ Yemen”.

Thursday, November 6, 2014

Ba nguyên tắc chi tiêu ngân sách của bộ trưởng Vinh

Trước đây cũng khá lâu, bác Giao có yêu cầu bình luận về phát biểu của bộ trưởng bộ kế hoạch đầu tư Nguyễn Quang Vinh trong bài "Bộ trưởng Kế hoạch-Đầu tư: Việt Nam vi phạm ba nguyên tắc trụ cột", bình luận qua comment thì sẽ quá dài nên phải viết một bài riêng cho bác Giao.

Hoàn cảnh của cuộc tranh luận về ngân sách

Trước hết nếu chỉ nhìn vào bài báo đó thì không thể bình luận nhiều, cần phải nhìn vào bối cảnh lịch sử của Việt Nam để hiểu tại sao có bài báo đó.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam mấy năm gần đây đang chậm lại, nguồn thu ngân sách bị giảm sút trong khi đó các khoản phải chi lại phình ra rất nhanh. Kế hoạch tăng lương đã phải hoãn hai năm, chính phủ thậm chí đã phải phát hành trái phiếu để đảo nợ. Thu chi ngân sách trở thành vấn đề nóng bỏng tại diễn đàn Quốc Hội. 

Ngân sách thì có rất nhiều cơ quan tiêu nhưng giải trình về ngân sách trước Quốc Hội thì chỉ có hai bộ là Bộ Tài Chính (BTC) và Bộ Kế Hoạch-Đầu Tư (BKHĐT). Song hai bộ này cũng chỉ nắm chung về chi tiêu và đầu tư, họ không nắm được chi tiêu của các bộ khác và các địa phương. Ngân sách cũng là vấn đề phức tạp, dưới Luật Ngân Sách Nhà Nước thì còn có 300 văn bản khác. Đa phần các đại biểu cũng không bao quát hết được vấn đề ngân sách.

Tuy cùng phải giải trình về vấn đề ngân sách trước Quốc Hội song quan điểm của BTC và BKHĐT lại đối chọi nhau. Điều này dẫn đến bài phát biểu của bộ trưởng Vinh.

Gần đây nhất hai bộ này đã trực tiếp đối thoại với nhau về ngân sách là trong cuộc hội thảo về Kế Hoạch và Đầu Tư ở Đà Nẵng vào ngày 7.8.2014. Trong cuộc hội thảo đó đại diện của BKHĐT đã nói về việc xây dựng kế hoạch đầu tư trung hạn, còn đại diện của BTC nhấn mạnh việc ưu tiên chi cho cải cách tiền lương và an sinh xã hội.

Mới đây, chủ tịch Quốc Hội đã phát biểu về vấn đề chi ngân sách, nhấn mạnh việc phải thực hiện cải cách tiền lương, trong khi bộ trưởng BTC muốn ưu tiên trả nợ và chi cho quốc phòng. 

Chưa đầy hai tuần sau, bộ trưởng Vinh đã phát biểu về ba trụ cột kinh tế của quản lý ngân sách, quan điểm của BKHĐT là giảm chi thường xuyên, giảm chi an sinh xã hội và gia tăng chi đầu tư phát triển. BTC cũng đã nhanh chóng đưa ra quan điểm của mình. BTC một lần nữa nhấn mạnh việc chi cho an sinh xã hội là dựa trên các nghị quyết của Quốc Hội và chính phủ. Một điểm đáng chú ý là BTC đã đề cập đến vấn đề phải xiết lại việc lập dự toán đầu tư, tức là công việc của BKHĐT.

Nguyên tắc kinh tế nào?

Về nguyên tắc kinh tế, dựa trên kinh tế học thì chỉ có hai loại quan điểm. Quan điểm của trường phái Keynes là nhà nước có thể can thiệp vào thị trường để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngược lại theo quan điểm của phái tân cổ điển thì nhà nước nên hạn chế can thiệp vào thị trường, chỉ nên can thiệp để sửa chữa các khuyết tật của thị trường.

Thu chi ngân sách về bản chất là liên quan chặt chẽ đến nhau, không thể tách rời việc thu riêng và chi riêng. Ví dụ như tăng chi lương chẳng hạn, thì cũng có nghĩa là khoản thu từ thuế thu nhập và thuế giá trị gia tăng cũng tăng lên, do vậy phải tính toán cân đối cả thu và chi. Khoa kinh tế học gộp hai vấn đề đó lại thành chính sách tài khóa.

Phái Keynes khuyến khích nhà nước chi tiêu để điều tiết nền kinh tế do vậy chính sách tài khóa là vấn đề trọng tâm của họ. Một người theo phái Keynes, giáo sư kinh tế học Warron Smith đã đúc kết nguyên tắc về chính sách tài khóa là: "Quy tắc tốt nhất là ngân sách không bao giờ nên cân bằng, trừ một khoảnh khắc khi thay đổi từ dư thừa để chống lạm phát sang thâm hụt để chống suy thoái". Còn các đại biểu của phái tân cổ điển thì thường dẫn quan điểm ngắn gọn của người sáng lập ra khoa kinh tế chính trị cổ điển, Adam Smith: "Ngân sách tốt duy nhất là ngân sách cân bằng"

Khoản 1 điều 8 Luật Ngân Sách Nhà Nước năm 2002 ghi rõ: Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao vào chi đầu tư phát triển; trường hợp còn bội chi, thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách.

Bàn về ba nguyên tắc của bộ trưởng Vinh

Nguyên tắc trong trường hợp này chỉ có hai loại, một là dựa trên lý thuyết kinh tế, hai là dựa trên luật.

Về vi phạm nguyên tắc thứ nhất, "tăng chi cho lương cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động. Đây là vi phạm nguy hiểm, bởi ở các nước chỉ tăng lương khi năng suất lao động tăng, hiệu quả lao động tăng lên thì được bù đắp.". Khoa kinh tế học chưa bao giờ chứng minh được lương tương ứng với năng suất lao động. Khoa kinh tế học cho rằng lương là do cung và cầu về lao động quyết định. Doanh nghiệp thuê lao động dựa trên nguyên tắc lương bằng giá trị sản phẩm biên của lao động, tức là không chỉ liên quan đến năng suất lao động của lao động, mà còn phụ thuộc vào giá cả của sản phẩm đầu ra và công nghệ sản xuất. Khoa kinh tế chính trị học Marx-Lenin thì coi lương là giá cả của sức lao động, nên cũng không liên quan đến năng suất lao động. Khoa kinh tế chính trị học cổ điển thì còn có quy luật sắt về tiền lương, như của Malthus, tức là theo quy luật thị trường thì lương thực tế luôn chỉ bằng mức tối thiểu đủ sống. Còn về mặt thực tiễn thì doanh nghiệp không bao giờ áp dụng tăng lương bằng tăng năng suất lao động, nguyên tắc được áp dụng phổ biến là tỷ lệ tăng lương nhỏ hơn tỷ lệ lạm phát.

Vi phạm nguyên tắc thứ hai, tốc độ tăng cho chi an sinh xã hội cao hơn tốc độ tăng thu ngân sách, mất cân đối ngayChi an sinh xã hội là nhu cầu bức xúc quan trọng của mọi quốc gia nhưng dù muốn thế nào thì muốn, nhu cầu an sinh xã hội rất lớn phải cân đối, phải thấp hơn tốc độ thu về ngân sách.

Vi phạm nguyên tắc thứ ba là trong quy luật kinh tế quy định tốc độ tăng chi cho phát triển phải cao hơn tốc độ tăng chi thường xuyên, để tiến lên nếu ngược lại thì khó khăn.

Tôi đã tra cứu các loại sách giáo khoa về kinh tế học và không tìm thấy nguyên tắc thứ hai và thứ ba của bộ trưởng ở bất cứ chỗ nào, có lẽ đó là loại nguyên tắc cao cấp chỉ dành riêng cho các chuyên gia cao cấp chăng?

Nếu đối chiếu với quy định của khoản 1 điều 8 của luật NSNN thì nguyên tắc số 2 và 3 của Bộ trưởng Vinh chỉ là những trường hợp cụ thể của quy định ấy. Lý do là cả chi lương, chi an sinh xã hội đều thuộc về khoản chi thường xuyên. Hãy lấy quy tắc thứ 3 để xem xét, tốc độ tăng chi thường xuyên phải thấp hơn tốc độ tăng chi phát triển, điều đó có nghĩa là tốc độ tăng chi thường xuyên phải thấp hơn tốc độ tăng thu ngân sách, vì chi thường xuyên cộng với chi đầu tư phát triển chính bằng tổng chi. Nhưng ngay cả khi tốc độ tăng chi thường xuyên lớn tốc độ tăng thu ngân sách thì tốc độ tăng chi đầu tư phát triển vẫn có thể lớn hơn nhờ bội chi theo luật NSNN. Xét quy tắc thứ hai, khi tốc độ tăng chi thường xuyên được duy trì thấp hơn tốc độ tăng thu ngân sách, đương nhiên theo logic đơn giản thì các cấu thành của chi thường xuyên, như  tốc độ chi an sinh xã hội phải thấp hơn tốc độ tăng thu ngân sách, nhưng ngay cả trong trường hợp đó thì chi an sinh xã hội vẫn có thể có tốc độ cao hơn tốc độ thu ngân sách nếu tốc độ gia tăng của các khoản khác thuộc về chi thường xuyên giảm đi. 

Trong bài báo bộ trưởng nêu rõ là Việt Nam đang gặp rắc rối vì không tuân thủ ba nguyên tắc này, nhưng suy nghĩ kĩ hơn một chút sẽ thấy áp dụng cả ba nguyên tắc này thì Việt Nam cũng không tránh khỏi rắc rối. Các khoản chi cho lương, an sinh xã hội đều nằm trong khoản chi thường xuyên. Trong thực tế sẽ xảy ra tình huống các nguyên tắc đó tạo sức ép lên nhau, ví dụ tuân thủ nguyên tắc thứ ba, giữ tốc độ tăng chi phát triển lớn hơn tốc độ tăng chi thường xuyên mà năng suất lao động tăng nhanh buộc phải tăng lương đẩy tốc độ tăng chi thường xuyên vượt quá tốc độ chi phát triển thì lúc đó không biết sẽ phải hy sinh nguyên tắc nào. Nếu có thể hy sinh nguyên tắc này để chọn nguyên tắc khác thì ba nguyên tắc đó không thể là nguyên tắc mà chỉ có thể là tùy chọn.

Tại sao quan điểm của Bộ trưởng Vinh được ủng hộ?

Quan điểm của bộ trưởng Vinh là gia tăng chi đầu tư phát triển để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chi đầu tư phát triển là những khoản chi như sau: chi xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, chi hỗ trợ doanh nghiệp nhà nước và góp vốn vào doanh nghiệp, chi dự trữ nhà nước. Bộ trưởng Vinh vốn chỉ nắm được khoản chi xây dựng cơ sở hạ tầng còn hỗ trợ doanh nghiệp nhà nước và góp vốn lại thuộc BTC, dự trữ nhà nước thì do Tổng Cục Dự Trữ quản lý trong đó khoản dự trữ lớn nhất là ngoại tệ lại do Ngân Hàng Nhà Nước nắm. Với các dự án cơ sở hạ tầng thì đương nhiên là doanh nghiệp có lợi, xét trên phương diện kinh tế vĩ mô thì cơ sở hạ tầng tốt sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sản xuất, xét trên phương diện trực tiếp thì các doanh nghiệp sẽ được nhận thầu thêm các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng mới. Trong bối cảnh kinh tế trì trệ thì quan điểm của bộ trưởng Vinh sẽ được nhóm doanh nghiệp công nghiệp và xây dựng ủng hộ mạnh mẽ. 

Song vấn đề nằm ở chỗ, Việt Nam đã từng sử dụng chính sách tài khóa theo kiểu Keynes trước đây không lâu. Vào năm 2008 khi thế giới bị chìm trong cuộc khủng hoảng tài chính do nợ dưới chuẩn của Mỹ gây ra, chính phủ Việt Nam đã tung ra gói kích thích tài khóa trị giá 8 tỷ USD. Cho đến nay chưa có bất cứ nghiên cứu nào đánh giá tác động của gói kích thích kinh tế đó. Những năm tiếp theo Việt Nam đã phải chứng kiến mức lạm phát kinh hoàng và tình trạng các doanh nghiệp đua nhau đầu cơ làm rối loạn thị trường. Hiện nay trong chính phủ không còn nhiều người nhắc đến kích thích tăng trưởng kinh tế bằng chính sách tài khóa nữa. Từ sau cuộc chạy đua lãi suất của hệ thống ngân hàng năm 2012, chính sách tiền tệ đã bắt đầu có tiếng nói nhất định đối với việc ổn định kinh tế vĩ mô.

Điều đáng chú ý hơn trong bài phát biểu của bộ trưởng Vinh.

Đó là đoạn cuối bài:

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh kể rằng, Quốc hội từng yêu cầu ông phải trả lời câu hỏi những dự án nào không hiệu quả, kém hiệu quả. Để làm việc này, Bộ Kế hoạch đã gửi công văn đến tất cả các địa phương thì nhận được phản hồi là "dự án nào cũng hiệu quả". “Tôi hỏi tiêu chí nào là hiệu quả thì các ông ấy bảo không hiệu quả chỗ này thì hiệu quả chỗ khác”, Bộ trưởng chia sẻ.

Những người làm quản lý doanh nghiệp đều thuộc lòng câu cách ngôn của nhà kinh tế học Peter Drucker "Không thể quản lý khi thiếu đo lường". Câu chuyện của bộ trưởng Vinh cho thấy BKHĐT hoàn toàn không có chuẩn mực để đo lường hiệu quả dự án. Việc bộ hỏi các địa phương là vô ích vì thứ nhất họ sẽ không biết dựa trên tiêu chí nào để trả lời BKHĐT. Thứ hai là cho dù có được đầy đủ báo cáo của các địa phương thì BKHĐT cũng chẳng thể làm gì vì mỗi báo cáo ấy sẽ theo một chuẩn mực khác nhau và không thể nào tổng hợp vào một báo cáo để phân tích hay đánh giá. Chỗ này làm tôi nhớ đến câu khen của một người bạn khi phải chứng kiến tình trạng tương tự ở nhiều bộ ngành: "Thế mà Việt Nam vẫn quản lý được mới tài!". 

Những người thầy tốt nhất mà tôi từng có

Người ta thường được nghe các hùng biện đề cao giáo dục, coi giáo dục là con đường thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, con đường để trở nên giàu sang và hạnh phúc. Ảo tưởng tư sản thường được tiếp sức bằng câu chuyện kiểu Fukuzawa vẽ nên một tương lai nhờ học hành mà trở thành tầng lớp thượng lưu trong xã hội. Nhưng đối với giai cấp vô sản, không có điều kiện để học hành thì cuộc sống là trường học đồng thời là nơi thực hành của họ, những người xung quanh là thầy dạy của họ. Thứ mà họ học được không phải là cách trở nên giàu có hay giành được địa vị cao trong xã hội mà là đấu tranh để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn. Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch "The Best Teachers I Ever Had" của tác giả Bill Quigley để biết những người nghèo ở Hoa Kỳ đã tự giáo dục mình ra sao.

Những người thầy tốt nhất mà tôi từng có

Tôi thường sống và làm việc tại Nhánh Người Ireland ở Nhà Hy Vọng của New Orleans. Tôi làm việc với những người sống trong Cơ Sở Phát Triển Nhà Ở St. Thomas. Hơn 1500 hộ gia đình sống trong các tòa nhà bằng gạch xếp chiếm ba trong số bốn khối nhà của khu vực mà hiện nay là khu chung cư River Garden.

Một số sơ dòng Catholic sống ở St. Thomas muốn tôi tham gia cùng với họ trong việc chăm sóc người nghèo và tôi đã đồng ý. Một trong các sơ nhận được một khoản lương nhỏ cho việc dạy tôn giáo ở Học Viện Mercy. Bà nói với tôi rằng bà sẽ đưa cho tôi khoản lương 250 dollar đó nếu tôi tham gia cùng với họ. 

Tôi biết giảng dạy xã hội của đạo Catholic ưu tiên cho việc giúp đỡ người nghèo, nên tôi đã tham gia cùng với họ để giúp đỡ mọi người.

Tôi đã làm việc với những sơ đó và các gia đình trong cộng đồng vài năm trước khi tôi đi học ở trường luật. Tôi giúp đỡ khi có ai đó bị ốm và cần giúp đỡ để đến bệnh viện, với trách nhiệm thu thập các hóa đơn và điền chúng vào các bản kê khai của chính quyền.

Tôi cũng hợp tác chặt chẽ với các bà mẹ và các bà nội/ngoại, những người đã lập ra hội đồng dân cư. Những phụ nữ này thường là chủ gia đình, phần lớn chỉ kiếm được rất ít tiền hoặc không kiếm được đồng nào từ các công việc có mức lương tối thiểu, trợ giúp công cộng hay an sinh xã hội. Họ nuôi dạy con cháu và thường là các cháu nội/ngoại với rất ít tiền trong một môi trường tương đối cam go.

Sau nhiều tháng, tôi bắt đầu hiểu rằng những người phụ nữ mà tôi trợ giúp đang sống một cuộc sống anh hùng. Họ có rất ít tiền, không xe hơi, không tài khoản tiết kiệm và đầy gánh nặng trách nhiệm. Mặc dù vậy họ rất sùng tín, rất tích cực trong cộng đồng, bỏ nhiều thời gian để nuôi dạy trẻ em và rất sẵn sàng dấn thân cũng như giúp đỡ người khác.

Phần lớn mọi người không biết đến những cư dân này do những người kém may mắn đó là người Mỹ gốc Phi và họ không sống trong “dự án”.

Thậm chí sau một ngày mệt mỏi chăm sóc những trẻ nhỏ, đưa những trẻ lớn hơn tới trường và đón về, tìm cách mặc cả để ngân sách nhỏ bé của họ vừa đủ, giặt giũ, làm các công việc nhà thờ và cầu nguyện, dọn dẹp và nhiều việc khác, họ sẵn sàng tới cuộc họp ở Nhà Hy Vọng hay St. Alphonsus để học chương trình giáo dục phổ cập (GED), cùng với những người khác dọn dẹp trong cộng đồng hay tuần hành đòi cải thiện nhà ở hoặc quyền bầu cử. 

Tôi hỗ trợ họ bởi vì tôi có thể đọc và viết tốt hơn họ. Nhưng tôi cũng học được rất nhiều điều về sự quan trọng của gia đình, sự rộng lượng, tính quyết đoán, sự can đảm, chia sẻ và lòng thành kính.

Tôi hiểu rằng những bà mẹ và bà nội/ngoại đó đang dạy và truyền cảm hứng cho tôi. Tôi giúp đỡ họ nhưng họ cũng giúp đỡ tôi.

Đây là câu thành ngữ của người dân bản địa Australia, “Nếu bạn phải tới giúp tôi thì bạn đang lãng phí thời gian. Nhưng nếu bạn phải tới bởi vì tự do của bạn được ràng buộc với tôi, thế thì chúng ta hãy cùng đấu tranh”. 

Tôi tới St. Thomas để giúp đỡ những người nghèo. Nhưng tôi ở lại đó bởi vì tôi thấy rằng mình cần tự do cũng như họ cần. Bằng cuộc sống của bản thân, họ đã dạy tôi về tự do, hy vọng và tình yêu. Những bà mẹ và bà nội/ngoại là những người thầy tốt nhất mà tôi từng có. Chúng tôi đã cùng nhau hoàn thành việc đấu tranh cho công lý.

Bill Quigley là giảng viên tại trường Luật của đại học Loyola New Orleans.


Wednesday, October 8, 2014

Chăm sóc trẻ em dưới ba tuổi

Ở Việt Nam hiện nay bà mẹ chỉ được nghỉ 6 tháng sau khi sinh con, nhưng nhà trẻ công chỉ nhận trẻ em từ ba tuổi. Thế là nảy sinh ra vấn đề quan trọng, từ 6 tháng đến 3 tuổi trẻ em sẽ được chăm sóc ra sao khi mẹ phải đi làm. Thông thường nhất là trông cậy vào ông bà (nếu ông bà còn khỏe) hoặc nhà có điều kiện kinh tế thì thuê người giúp việc. Một lựa chọn khác là gửi nhà trẻ tư, nhưng nhà trẻ tư thì nhận chỉ nhận trẻ từ 1 tuổi, tức là cho đến khi trẻ tròn 1 tuổi thì gia đình vẫn phải tự xoay sở. 

Ở các nước Châu Âu như Đức thì bà mẹ được nghỉ làm ở nhà hưởng lương để chăm sóc con, cho đến khi trẻ đủ tuổi đi nhà trẻ. Còn ở Mỹ thì tình hình cũng như Việt Nam, tức là có một hệ thống đa dạng các nhà giữ trẻ công cũng như tư, và người giúp việc, để trông trẻ khi bố mẹ đi làm. Các ông bố bà mẹ ở Mỹ cũng như Việt Nam đều phải đối đầu với tình trạng khó kiếm nơi giữ trẻ và lo lắng về chất lượng của nơi giữ trẻ. Đối với trẻ dưới ba tuổi thì yếu tố hàng đầu là chăm sóc sức khỏe, nếu được chăm sóc sức khỏe tốt, đứa trẻ sẽ phát triển tốt và ít bệnh tật. Các cơ sở giữ trẻ tư nhân thì chủ yếu làm công việc trông trẻ chứ không đầu tư cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trẻ em, vì điều đó quá đắt đỏ. Ở Việt Nam thì gần đây báo chí hay đưa tin về các nhà ngục trẻ em, tức là các nhà giữ trẻ tư nhân nhưng thường đánh đập và hành hạ trẻ em. Bố mẹ của trẻ, đặc biệt là tầng lớp lao động có thu nhập thấp thì chỉ còn trông chờ vào may mắn, hy vọng con mình không rơi vào một trong những nhà ngục đó.

Trước đây khi Liên Bang Soviet chưa sụp đổ thì họ đã có cách giải quyết rất đáng chú ý đối với vấn đề này. Các cơ sở chăm sóc trẻ em dưới ba tuổi có thể do bất cứ đơn vị sản xuất nào như nhà máy, doanh nghiệp hay nông trại xây dựng ở gần nơi làm việc để các bà mẹ có thể cho con ăn, và thời gian cho con ăn vẫn được tính là giờ là việc. Các cơ sở này được Bộ Y Tế giám sát, có chức năng chủ yếu là chăm sóc sức khỏe cho trẻ em và được một bác sĩ điều hành. Trẻ em được dạo chơi, được nghe các bài hát dân gian do một cô điều dưỡng hát và được ăn đúng giờ ngủ đủ giấc. Giờ giữ trẻ tuân theo giờ làm việc của bà mẹ, có nghĩa là cơ sở sẽ trông trẻ cả ban đêm nếu bà mẹ phải làm ca đêm.

Điều mấu chốt ở đây là các cơ sở của chế độ Xô Viết được đặt dưới sự giám sát của Bộ Y Tế chứ không phải Bộ Giáo Dục, cho thấy cách đây nửa thế kỷ họ đã nhận thức rất đúng đắn về vấn đề trẻ em dưới ba tuổi. Thứ hai là giờ cho con ăn được tính là giờ làm việc, riêng điểm này thì họ tiến bộ hơn xã hội hiện nay rất xa. Điểm thứ ba là các cơ sở có thể được lập ra theo nhu cầu của từng đơn vị sử dụng lao động nên tránh được tình trạng thiếu nơi giữ trẻ như Việt Nam đang phải đối đầu. 

Nhân đọc sách cũ mà ghi lại vài ý vậy.

Friday, July 18, 2014

Tiền lương và năng suất lao động

Từ hàng trăm năm nay, giai cấp tư sản đã vô vọng và từ bỏ mọi hy vọng chứng minh vốn đẻ ra lợi nhuận. Khoa kinh tế học từ lâu đã coi việc vốn tạo ra lợi nhuận là tội tổ tông mà giai cấp tư sản phải đau khổ gánh lấy, mặc dù cái tội tổ tông không bắt họ đổ mồ hôi kiếm miếng ăn hàng ngày, thậm chí còn đem lại cho họ một cái thiên đường trần thế sáng láng hơn cái thiên đường ở thế giới bên kia nhiều.

Để thể hiện sự công bằng với giai cấp cần lao hàng ngày phải đổ mồ hôi kiếm miếng ăn thì các đại biểu của giới chủ doanh nghiệp tuyên bố rằng tiền lương tương ứng với lao động mà giai cấp cần lao thực hiện. Song vấn đề là ở chỗ nếu người lao động nhận được đúng những gì mà họ đóng góp vào quá trình sản xuất thì lợi nhuận sẽ không tồn tại. Vì vậy các đại biểu của giới chủ doanh nghiệp đã lảng tránh câu trả lời bằng cách đưa ra lập luận là người lao động nhận được tiền lương tương ứng với năng suất lao động. 

Đó là một câu chuyện kiểu anh chàng Robinson trên hoang đảo. Hãy tưởng tượng một người công nhân ngồi bên máy may, mỗi ngày anh ta may được 100 bộ quần áo thì nhận được mức lương cụ thể nào đó, nếu anh ta may được 200 bộ quần áo thì lương sẽ gấp đôi, còn nếu may được 500 bộ thì chả mấy chốc anh ta sẽ giàu nứt đố đổ vách. Song ở thiên đường trần thế thì sự thực trái ngược hoàn toàn, tại nước tư bản phát triển nhất thế giới từ năm những năm 70 của thế kỷ trước đến nay năng suất lao động đã tăng lên gấp đôi nhưng tiền lương của công nhân vẫn dậm chân tại chỗ, thậm chí lương khởi điểm trung bình của công nhân ngành ô tô còn tụt xuống thấp hơn mức lương 5 USD/ngày (khi quy đổi theo đồng dollar hiện tại) mà hãng Ford trả cho công nhân vào năm 1914, phần lớn của cải được tạo ra rơi vào túi một nhóm nhỏ giai cấp tư sản. Có thể coi đó là vụ cướp bóc lớn nhất mọi thời đại, cướp bóc mà không cần đến vũ khí và đe dọa, một vụ cướp bóc mà tất cả những kẻ cướp táo bạo nhất trong lịch sử loài người cũng không thể tưởng tượng ra được.

Cái ví dụ quen thuộc về một kỹ sư xây dựng khi làm thuê cho doanh nghiệp nội địa chỉ nhận được mức lương bằng 1/5 so với khi làm thuê cho doanh nghiệp nước ngoài thường được dùng để chứng minh cho lập luận tiền lương tương xứng với năng suất lao động thì thật ra chứng minh cho điều ngược lại, cũng một người lao động ấy với năng suất lao động cá nhân ấy nhưng mức lương nhận được lại khác xa nhau, tức là tiền lương không có liên quan gì đến năng suất lao động cá nhân cả. Năng suất lao động cá nhân một người lao động là bao nhiêu không quan trọng, bởi vì khi làm thuê cho một nhà tư bản nào đó thì anh ta gia nhập vào một hệ thống sản xuất, tại đó anh ta phải đạt được cái năng suất lao động trung bình tính trên đầu lao động của hệ thống đó. Trong một hệ thống sản xuất nhất định thì người lao động không làm việc một mình, anh ta là một mắt xích trong một dây chuyền, đầu vào của anh ta là sản phẩm của người lao động khác và sản phẩm đầu ra của anh ta lại là đầu vào của một người lao động khác. Nếu anh ta làm được ít hơn so với năng suất trung bình thì sẽ trở thành trở ngại đối với cả hệ thống và ngay lập tức bị sa thải. Nhưng nếu anh ta làm được nhiều hơn thì tình cảnh cũng không khá khẩm hơn, hoặc là bán thành phẩm sẽ bị chất đống lại, hoặc khiến cho dây chuyền sản xuất bị đình trệ, hoặc sau khi hoàn thành công việc của mình nhanh chóng thì anh ta sẽ bị sử dụng vào các công việc phi sản xuất mà không nhận được thêm đồng nào, hoặc nếu anh ta láu cá sử dụng thời gian tiết kiệm được cho bản thân mình thì sẽ bị coi là kẻ chây lười trốn việc và cũng sẽ bị sa thải. Người ta thường cho rằng năng suất lao động thấp là do người lao động lười biếng và dẫn chứng bằng tình trạng người lao động tụ tập tại quán xá trong giờ làm việc, nhưng việc đó chứng minh chính cái điều ngược lại, vì người lao động có năng suất lao động cá nhân cao hơn năng suất trung bình của hệ thống nên họ có thể hoàn thành công việc được giao với thời gian ít hơn và có thời gian rảnh rỗi để tụ tập. Điều bí ẩn nằm ở chỗ: Năng suất lao động trung bình tính trên đầu lao động của một hệ thống sản xuất phụ thuộc vào cái gì? 

Năng suất lao động trung bình tính trên đầu lao động của một hệ thống phụ thuộc vào mức độ phân công lao động trong hệ thống ấy. Tại nơi nào mà một người lao động phải tự làm hoàn chỉnh một sản phẩm hoặc phải làm nhiều phần của sản phẩm ấy thì năng suất trung bình bao giờ cũng thấp hơn ở những nơi mà mỗi người lao động chỉ làm một phần nhỏ của sản phẩm ấy. Ví dụ như ở xưởng may, nếu một người thợ may phải may hoàn chỉnh một chiếc áo thì số lượng áo mà người đó may được trong ngày sẽ ít hơn rất nhiều so với người lao động trong một xưởng may khác mà tại đó mỗi người chỉ may một phần của chiếc áo. Phân công lao động trong một hệ thống sản xuất không phụ thuộc vào ý chí của nhà tư bản sở hữu nó mà phụ thuộc vào lượng vốn mà nhà tư bản đó có thể đầu tư vào hệ thống sản xuất ấy, vì phân công lao động chi tiết hơn không chỉ đòi hỏi một số lượng công nhân nhất định mà còn đòi hỏi nhiều tiền hơn để mua sắm các máy móc tinh vi hơn, có tốc độ cao hơn và nhiều nguyên vật liệu hơn. Một người lao động may được gấp ba người lao động khác trong cùng thời gian thì cũng đòi hỏi số lượng nguyên vật liệu gấp ba lần và một số lượng nhất định các máy móc có tốc độ cao hơn hoặc các công cụ lao động tinh xảo hơn.

Thế nên khi người lao động phải làm việc cho một doanh nghiệp có năng suất lao động trung bình thấp và nhận lương thấp thì điều đó không liên quan đến năng suất lao động cá nhân của anh ta. Điều đó cho thấy lượng vốn mà nhà tư bản đầu tư vào sản xuất là không đủ lớn, do vậy chỉ có thể tổ chức phân công lao động đơn giản. Để duy trì một hệ thống kém hiệu quả đó thì nhà tư bản trút gánh nặng lên vai người lao động bằng cách hạ thấp tiền lương của họ xuống dưới giá trị sức lao động của họ, chỉ trong điều kiện đó nhà tư bản mới duy trì được mức lợi nhuận đủ để hệ thống tồn tại. Tiền lương thấp cuối cùng không phải là do người lao động có năng suất lao động kém mà chỉ là túi tiền của nhà tư bản quá bé. Cái tình trạng ấy phản ánh vào hành vi của người lao động ở chỗ, một mặt họ sẽ chỉ làm đúng mức năng suất cần thiết bởi vì làm có muốn làm hơn cũng không có đủ tư liệu sản xuất phù hợp, mặt khác do chỉ được trả công dưới sức lao động bỏ ra nên người lao động sẽ tìm các tiết kiệm sức lao động của mình để bù vào khoản thâm hụt. Nhà tư bản thì đứng ngồi không yên vì sức lao động mà họ đã bỏ tiền ra mua không hoạt động hết công suất, nó bị lãng phí đi mà không đem lại chút lợi nhuận nào, vì vậy hoặc là họ sẽ phung phí sức lao động đã mua được ấy vào những công việc phi sản xuất hoặc sẽ tìm cách hạ thấp tiền lương xuống. Cái mâu thuẫn ấy biểu hiện ra thành vòng luẩn quẩn quen thuộc: Năng suất lao động thấp dẫn đến tiền lương thấp, tiền lương thấp lại dẫn đến năng suất lao động thấp.

Khi người lao động làm thuê cho một nhà tư bản đầu tư lượng vốn lớn hơn thì họ nhận được tiền lương cao hơn, người ta lầm tưởng rằng điều đó là do năng suất lao động của họ đem lại, nhưng thực ra cái mức lương cao hơn đó chỉ là mức ngang bằng với giá trị sức lao động mà họ bỏ ra, cao hơn là khi so với việc họ đã bị tước đoạt một phần giá trị sức lao động khi làm thuê cho những nhà tư bản có túi tiền bé hơn. Nhưng ngay cả khi được trả đúng giá trị sức lao động thì tình cảnh của người lao động cũng không khá hơn là bao nhiêu, bởi vì mức lương họ nhận được chỉ đủ để tái sản xuất sức lao động hàng ngày nhưng cái sức lao động mà họ phải tiêu hao đi thì không chỉ có cái phần bù nguyên vật liệu và máy móc đã tiêu hao đi, bù lại tiền lương đã trả cho họ mà còn phải tạo ra lợi nhuận của nhà tư bản nữa. Lợi nhuận của nhà tư bản càng lớn thì cuộc đời của người lao động lại càng ngắn lại.

Monday, June 16, 2014

Cấm ngủ trưa tại chỗ làm việc và tư duy lẩm cẩm của lãnh đạo FPT

Mới đây, công ty hệ thống thông tin (IS) trực thuộc FPT đã ban hành lệnh cấm nhân viên ngủ trưa tại khu vực làm việc. Tất nhiên, doanh nghiệp hoàn toàn có thể cấm việc đó nếu họ muốn, cũng như nhiều doanh nghiệp khác khuyến khích nhân viên ngủ trưa bằng cách xây phòng ngủ hoặc tạo điều kiện cho người lao động có một giấc ngủ dễ chịu thay vì phải xoay xở với cái bàn làm việc. Song nếu nhân viên FPT IS không có chỗ nào khác ngoài chỗ làm việc để ngủ thì quy định cấm ngủ trưa tại chỗ làm việc của công ty chính là một quy định cấm ngủ trưa trá hình, điều đó vi phạm pháp luật Việt Nam và công ty FPT IS có thể sẽ bị phạt.

Trong bài trả lời được đăng trên báo Vietnamnet, ông chủ tịch công ty IS đã nói như sau:

“Lý do duy nhất là vì sự nghiệp Toàn cầu hóa. Tôi đã trực tiếp nghe một khách hàng Mỹ và một khách hàng Hà Lan nói là họ bị “sốc” khi nhìn thấy cảnh buổi trưa nhân viên của chúng ta ngủ trong văn phòng làm việc. Họ giải thích rằng, ở Mỹ và châu Âu tuyệt đối không có chuyện ngủ trong văn phòng. 

Đối với họ, văn phòng là văn phòng, nhà ở là nhà ở, không thể có chuyện biến văn phòng thành chỗ ngủ. Nếu buổi trưa nhân viên nào muốn ngủ thì có thể ra xe ôtô cá nhân ngủ tạm. Họ lo ngại rằng nếu sau này chúng ta cử cán bộ sang hãng họ làm việc mà mang văn hóa ngủ trưa sang thì vừa làm xấu hình ảnh Việt Nam, hình ảnh FPT mà có thể nhân viên đó còn bị trả về Việt Nam, nặng hơn nữa là bị cắt hợp đồng.

Trong công cuộc toàn cầu hóa về ICT, Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt với Ấn Độ, Trung Quốc và như thế, ngoài yếu tố chuyên môn còn có yếu tố văn hóa. Họ đã chân tình khuyên chúng ta muốn lấy được hợp đồng của họ, muốn vượt lên so với Ấn Độ và Trung Quốc thì nên bỏ thói quen ngủ trưa”.

Hình 1: Giường ngủ tại chỗ làm việc của một nhân viên trung tâm truyền thông Google ở San Francisco

Thứ nhất, việc tuyệt đối không có chuyện ngủ trưa trong văn phòng ở Hà Lan và Mỹ là chuyện hoàn toàn đáng ngờ. Người lao động ở đó có một khoản thời gian nghỉ trưa nhất định, họ hoàn toàn có thể ngủ. Cũng như ở Việt Nam, có nhiều doanh nghiệp chấp nhận cho nhân viên ngủ tại bàn làm việc, có những doanh nghiệp lớn như Google, Nike hay British Airways còn xây khu phòng ngủ riêng hoặc sắp đặt cho nhân viên một cái giường ngay cạnh bàn làm việc. Không phải người nào cũng có thể ngủ trong phòng làm việc trên cái bàn cứng và giữa hàng đống máy móc, nên có người ngủ ngoài trời hoặc trong ô tô riêng của họ. Lựa chọn hợp lý nhất là trên ô tô riêng vì ở đó họ có thể biến nó thành phòng ngủ lưu động. Ở một nước châu Á như Nhật Bản, nơi hiện đang là thị trường nước ngoài lớn nhất của FPT về phần mềm, dịch vụ cung cấp chỗ ngủ trưa thậm chí còn làm một lĩnh vực kinh doanh rất phát đạt.

Hình 2: Một nhân viên ngủ trưa tại trụ sở chính của Google

Thứ hai, lo ngại rằng việc ngủ trưa làm xấu hình ảnh Việt Nam hay FPT hay thậm chí bị cắt hợp đồng là chuyện thừa. Người nước ngoài cũng có nhiều người ngủ trưa, và họ hoàn toàn hiểu điều đó. Việc kinh doanh là hiệu quả là lợi nhuận, chứ không phải vì vấn đề ai đó ngủ trưa hay không ngủ trưa. Một trong những hình mẫu về tập đoàn công nghệ của FPT là công ty Google khuyến khích nhân viên ngủ trưa, họ không hề coi ngủ trưa là xấu hay đòi cắt hợp đồng của ai vì chuyện ngủ trưa. Không ai ở Google lo lắng việc ngủ trưa làm xấu mặt Google hay nước Mỹ, vì điều đó hoàn toàn không liên quan. Một công ty công nghệ Việt Nam khác là BKAV lại còn cấp cả chăn gối cho nhân viên ngủ trưa ngay tại chỗ làm việc, vốn là công ty công nghệ có tên tuổi, BKAV cũng có rất nhiều khách hàng nước ngoài. Song có lẽ do họ biết cách sắp xếp cho ngủ trưa một cách hợp lý nên không thấy lãnh đạo của BKAV lo khách hàng nước ngoài phản đối. 

Thứ ba, ở Trung Quốc và Ấn Độ cũng giống như Việt Nam, chuyện ngủ trưa rất phổ biến, mặc dù cũng có một số người Trung Quốc hay kêu ca về chuyện ngủ trưa, coi đó là một thói quen xấu giống như lãnh đạo FPT IS vậy. Về mặt kinh doanh, muốn lấy được hợp đồng của khách hàng thì phải có chiến lược đúng đắn, có kế hoạch bài bản và có một sự thấu hiểu sâu sắc về khách hàng, việc bỏ thói quen ngủ trưa hoàn toàn không có liên quan. Một khách hàng nước ngoài sẽ không từ chối một hợp đồng đem lại nhiều lợi nhuận chỉ vì ai đó ngủ trưa, và ngược lại một khách hàng nước ngoài cũng không vì ai đó không ngủ trưa mà chấp nhận một hợp đồng kém cạnh tranh. Cho đến nay cả người Trung Quốc cũng như người Ấn Độ không hề nhắc đến chuyện bỏ ngủ trưa để cạnh tranh với Việt Nam, họ biết rằng đó không phải là yếu tố quyết định trong cạnh tranh. 

Thứ tư, ông chủ tịch một công ty lớn nhưng khi ban hành lệnh cấm ngủ trưa hoàn toàn không đưa ra được những lý lẽ thuyết phục chỉ mà viện dẫn ông khách nước ngoài này hay nước ngoài kia, là những người ở tận đẩu tận đâu, không ai kiểm chứng được. Hơn nữa đó cũng chỉ là những ý kiến cá nhân của những người nước ngoài, hoàn toàn không phải đánh giá chuyên môn. Ông chủ tịch còn loay hoay với ngụy biện về công bằng giữa người ngủ trưa với người không ngủ trưa hay với khách hàng đến FPT làm việc, trong khi đó là việc hoàn toàn có thể sắp xếp một cách đơn giản. Dường như khả năng tạo dựng sự đồng thuận là một vấn đề đối với lãnh đạo của FPT IS.

Hình 3: Một nghiên cứu về giá trị của việc ngủ trưa

Về mặt khoa học, một nghiên cứu của đại học California năm 2010 đã cho thấy nhóm người ngủ trưa ngắn có kết quả là việc tốt hơn và nhóm không được ngủ trưa thì có kết quả làm việc kém hơn. Thế nên nếu ông chủ tịch IS cần bằng chứng về ích lợi của việc ngủ trưa có thể tham khảo rất nhiều nghiên cứu khác nhau trên thế giới. Tất nhiên 80% lãnh đạo FPT không ngủ trưa mà vẫn làm việc hiệu quả không chứng minh điều ngược lại. Lãnh đạo FPT có thể nên thử ngủ trưa, kết quả làm việc sẽ tốt hơn và công cuộc toàn cầu hóa của FPT sẽ tiến nhanh hơn nữa.

Hình 4: Ngủ trưa tại chỗ làm việc ở công ty TOPICA Việt Nam

Nhiều công ty nước ngoài làm việc tại Việt Nam cũng rất ủng hộ việc ngủ trưa và tạo điều kiện cho nhân viên có một giấc ngủ trưa một cách dễ chịu. Trong danh sách đó có rất nhiều tập đoàn lớn toàn cầu của Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, có lẽ đối với họ toàn cầu hóa không nằm ở vấn đề ngủ trưa. Đáng ngạc nhiên là một công ty Việt Nam lớn như FPT lại coi ngủ trưa là vấn đề liên quan đến cạnh tranh toàn cầu.

Tư duy về toàn cầu hóa lạc hậu sẽ khiến FPT gặp rất nhiều vấn đề trong tương lai. Lãnh đạo của họ không nắm bắt được cốt lõi của chiến lược toàn cầu hóa mà chỉ loay hoay với những hiện tượng bề ngoài, thậm chí còn sử dụng sức mạnh hành chính quan liêu để áp đặt ý muốn chủ quan của mình. Không ngủ trưa, nói tiếng Anh hay giành được các hợp đồng với nước ngoài không phải là toàn cầu hóa. Một công ty Việt Nam dù cho có bán được hàng cho khách hàng ở Mỹ hay châu Âu thì vẫn chỉ là một doanh nghiệp địa phương không hơn không kém. Không đâu xa, những ví dụ thành công trong toàn cầu hóa của doanh nghiệp Việt Nam đang ở ngay trước mắt FPT, đó là Hoàng Anh Gia Lai và Viettel. Trong khi Viettel phát triển dịch vụ viễn thông ở nhiều nước trên thế giới thì Hoàng Anh Gia Lai trồng mía ở Lào và bán đường sang Trung Quốc, những doanh nghiệp này đã mở rộng chuỗi giá trị gia tăng của họ ra toàn cầu. Không có ai ngạc nhiên khi cả Viettel lẫn Hoàng Anh Gia Lai đều chưa bao giờ băn khoăn về chuyện ngủ trưa, nói tiếng Anh hay ăn cà ri để cạnh tranh với người Ấn Độ. Đó chính là điểm khác biệt mà các lãnh đạo FPT cho đến nay vẫn chưa nhận ra, hay nói cách khác tư duy toàn cầu hóa thực sự là khi FPT IS nghĩ đến việc lập công ty gia công phần mềm cho khách hàng Việt Nam ở Ấn Độ và chăm sóc họ với tổng đài điện thoại ở Philippine.

(Ghi chú: Tất cả các hình minh họa lấy từ Internet)

Saturday, June 7, 2014

Người ta có thể hiểu sai Marx đến mức nào?

Trong bài viết phân tích về khủng hoảng kinh tế của của ông Vũ Quang Việt, một chuyên gia về thống kê, đăng trên tạp chí Thời Đại Mới số 27 tháng 3 năm 2013 có một đoạn ở trang 2 và 3 như sau: 

Karl Marx trong tư bản luận xuất bản trong thời kỳ 1867-1894 cho rằng khủng hoảng có nguyên nhân nội tại trong hệ thống tư bản chủ nghĩa. Thặng dư lao động là do bóc lột công nhân, đẩy tư bản đến việc dùng máy thay người, do đó không còn chỗ để bóc lột, lợi nhuận sẽ giảm và đưa đến khủng hoảng. Nguyên nhân Marx đưa ra rõ ràng là sai vì ngày nay dù tư bản vẫn dùng máy thay người nhưng lợi nhuận lại tăng vì lợi nhuận của tư bản phát triển phần lớn không đi từ bóc lột lao động mà đi từ sản phẩm tri thức (và sẵn sàng biến tri thức thành tư bản để cùng chia lợi nhuận) dù qua phát triển đẩy lao động tay chân vào thất nghiệp hoặc vào hoạt động dịch vụ không cần tri thức.

Xem phần chú thích thì được biết ông Vũ Quang Việt tham khảo cuốn Crisis Economics của Nouriel Roubin và Stephen Mihm trong nhận xét về các lý thuyết khủng hoảng, do không có cuốn sách đó trong tay nên tạm thời chưa biết đây là quan điểm của ông Việt hay được trích dẫn từ cuốn sách đã nêu.

Nhưng cần phải nói là đoạn được trích dẫn cho thấy người viết nó hoàn toàn hiểu sai hoàn toàn về kinh tế chính trị học của Marx.

Thứ nhất, lý thuyết của Marx trình bày về sự bóc lột giá trị thặng dư chứ không phải lao động thặng dư, cái được gọi là lao động thặng dư là mục tiêu bóc lột của thời phong kiến, khi đó nông dân phải làm việc không công một số ngày nhất định trong năm cho lãnh chúa.

Thứ hai, việc bóc lột giá trị thặng dư không thúc đẩy nhà tư bản (chứ không phải tư bản vì tư bản là quan hệ sản xuất, không phải là người) đến việc buộc phải sử dụng máy móc thay người. Như Marx đã lập luận trong chương 13 quyển 3 bộ "Tư Bản", việc nâng cao cấu tạo hữu cơ tức là sử dụng nhiều tư liệu sản xuất (không chỉ máy móc mà còn cả nguyên vật liệu) hơn so với lao động là xu hướng tất yếu thể hiện sự tiến bộ sức sản xuất xã hội, nhà tư bản buộc phải tuân theo xu hướng ấy. Một điều cần nhắc nữa là tác giả hiểu sai hoàn toàn về vấn đề giảm số lượng lao động một cách tuyệt đối. Theo Marx giá trị của máy móc nguyên vật liệu sẽ tăng lên so với tiền lương, còn số lượng lao động tuyệt đối có thể tăng lên, giảm xuống hoặc giữ nguyên. Ví dụ một nhà tư bản có một cái máy trị giá 10 triệu đồng và 2 triệu đồng để thuê nhân công thì khi nhà tư bản đầu tư tăng giá trị máy móc lên gấp đôi, số tiền thuê nhân công sẽ không tăng thêm tương ứng là 2 triệu đồng mà có thể chỉ là 1 triệu đồng thôi. Với 20 triệu tiền máy và 3 triệu tiền thuê nhân công thì số lượng nhân công nhà tư bản thuê còn tùy thuộc vào mức tiền lương cho mỗi nhân công nữa, nếu tiền công được giữ nguyên thì số lượng công nhân sẽ tăng gấp rưỡi nhưng nếu tiền công tăng gấp rưỡi thì số nhân công được thuê sẽ không tăng thêm. Lập luận là dùng máy móc thay thế nhân công thì sẽ đến lúc không còn nhân công để bóc lột nữa để phản bác Marx chỉ là sự hiểu sai Marx.

Thứ ba, Marx đã chứng minh rất rõ trong chương viết về xu hướng giảm sút của tỷ suất lợi nhuận bình quân ở quyển 3 bộ "Tư Bản" là khi sử dụng nhiều tư liệu sản xuất hơn so với lao động thì thứ bị giảm sút là tỷ suất lợi nhuận bình quân, trong khi khối lượng lợi nhuận vẫn tăng lên. Lập luận trong đoạn trích hoàn toàn không phải là của Marx.

Thứ tư, lý thuyết của Marx không có gì sai khi ngày nay máy móc được sử dụng thay cho người mà khối lượng lợi nhuận vẫn tăng, bởi vì chính Marx cũng đã lập luận như vậy. Tỷ suất lợi nhuận bình quân suy giảm mới là tai họa của chủ nghĩa tư bản. Khủng hoảng là do tỷ suất lợi nhuận bình quân giảm sút chứ không phải là do khối lượng lợi nhuận giảm sút như tác giả gán cho Marx.

Thứ năm, tác giả đã đưa quan niệm lợi nhuận là không chỉ do lao động mà phần lớn do sản phẩm tri thức tạo ra. Nhưng cách nói này cũng sai nốt, vì các nhà kinh tế học tư sản từ hàng trăm năm nay đã cố gắng chứng minh rằng tri thức tạo ra lợi nhuận, hay lợi nhuận là sản phẩm của tri thức, nói sản phẩm tri thức tạo ra lợi nhuận thì thật vô nghĩa. Mặt khác, khi cả lao động và tri thức cùng tạo ra lợi nhuận mà tri thức có thể được biến thành tư bản để cùng thu lợi nhuận thì lao động cũng có thể biến thành tư bản để cùng chia sẻ lợi nhuận. Người công nhân sẽ tự thuê bản thân mình thay vì làm việc cho nhà tư bản.

Thứ sáu, Marx khẳng định lao động tạo ra giá trị, nhưng lao động đó không phải là lao động cụ thể như chân tay hay trí óc mà là lao động trừu tượng, tức là sự tiêu hao sinh lực của con người. Gán cho Marx cái quan niệm chỉ có lao động chân tay mới tạo ra giá trị để phủ nhận bằng quan niệm lao động trí óc mới tạo ra giá trị lớn hơn chính là xuyên tạc Marx.

Hiện nay phong trào nghiên cứu kinh tế chính trị Marxist rất phát triển ở các nước phương Tây. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ năm 2008 đã có rất nhiều các nhà nghiên cứu kinh tế chính trị Marxist như Fred Moseley, Andrew Kliman, Deepankar Basu, Micheal Thomas, Guglielmo Carchedi sử dụng lý thuyết của Marx để giải thích khủng hoảng kinh tế rất thành công, một trong những tác phẩm đáng chú ý là cuốn "The Failure of Capital Production" xuất bản năm 2009 của giáo sư người Mỹ Andrew Kliman. Nhưng có lẽ chưa có nhiều người Việt được tiếp cận với những thành tựu trên. Còn về phía phản bác lý thuyết khủng hoảng của Marx thì đã có hàng sa số các lập luận kể từ Ladislaus von Bortkiewiecz tới định lý của Nobuo Okishio đã được giới học giả phương Tây bàn thảo rộng rãi trong suốt nửa thế kỷ qua, phần lớn sự phản bác Marx về sau này đều dựa trên các lập luận đó, song có lẽ những người phản bác Marx ở Việt Nam cũng không hề biết tới.

Saturday, May 17, 2014

Những vị chúa doanh nghiệp của Hoa Kỳ

Xin giới thiệu với bạn đọc bản dịch bài viết ngắn "The Corporate Gods of America" của Robert Fatina. Bài viết bày tỏ những ưu tư về một xã hội đặt lợi nhuận của doanh nghiệp lên trên hết.

Có ai hoài nghi rằng Hoa Kỳ được cai trị vì lợi ích của doanh nghiệp? Công thức cao quý “vì nhân dân” đã biến mất trong đám bụi thần diệu tưởng tượng nhiều thế hệ trước đây.

Trong thiên niên kỷ mới, bất cứ yêu sách nào phục vụ nhân dân, hơn là doanh nghiệp, bị loại bỏ ngay; dường như, những người được lựa chọn, hay còn được gọi là đại diện, và các doanh nghiệp sở hữu họ, được thuyết phục rằng 99% đã hoàn toàn bị ru ngủ bởi niềm tin gà gật kiểu như Hoa Kỳ là quốc gia vĩ đại nhất thế giới, và điều gì tốt cho kinh doanh thì cũng tốt cho họ. Những người còn mang niềm tin kỳ quái ấy xin hãy xem qua những sự thật rất cơ bản và sơ đẳng:

* Luật an toàn. Bị doanh nghiệp chống lại, các luật an toàn lỏng lẻo hay không-tồn tại đem lại lợi ích cho những doanh nghiệp nhỏ với chi phí do các cá nhân gánh chịu. Nhồi nhét nhiều công nhân hơn vào một nhà máy có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe của họ, nhưng nhiều công nhân hơn thì sản xuất nhiều hàng hóa hơn, và điều đó tốt cho doanh nghiệp

* Các tiêu chuẩn về xả thải. Các tiêu chuẩn đó cho phép hàng triệu người được sống trong một bầu không khí ít nhất là chấp nhận được, cũng như có nguồn nước uống dễ chịu. Nhưng việc doanh nghiệp buộc phải phải giảm lượng chất thải mà họ xả vào không khí và/hay nguồn nước lại tốn tiền, mà không đem lại bất cứ khoản thu nào. Khi không có doanh thu cho khoản đầu tư, doanh nghiệp chống lại các tiêu chuẩn đó. 

* Lương tối thiểu. Duy trì lương tối thiểu thấp làm gia tăng lợi nhuận doanh nghiệp trong khi buộc hàng sa số cá nhân và gia đình phải sống trong sự nghèo đói, một sự cộng thêm cho doanh nghiệp. Điều đó cho phép các giám đốc doanh nghiệp nhận được hàng triệu dollar tiền lương và thưởng, trong khi công nhân của họ chỉ đủ tiền mua thực phẩm, những người giàu có ấy dành riêng các hàng hóa xa xỉ như giáo dục cấp cao hơn cho bản thân hay cho con cái họ. Thêm vào chi phí cắt cổ của giáo dục cấp cao hơn là các khoản cho vay sinh viên với lãi suất cao đến nản lòng, và một lực lượng lao động thiếu giáo dục, tuyệt vọng sẽ hài lòng vớ lấy bất kỳ công việc nào với lương tối thiểu, và sẽ lưỡng lựu khi yêu cầu bất cứ thứ gì tốt hơn.

* Nước ngoài. Rất nhiều, nếu không phải là phần lớn, các doanh nghiệp lớn chuyển việc làm tới các quốc gia có mức lương gần như lương của nô lệ, không có tiêu chuẩn an toàn, giúp ích cho những kẻ tìm kiếm lợi nhuận, trong khi lấy đi của công dân Mỹ hàng triệu việc làm. Sự hủy hoại đối với sức khỏe và hạnh phúc của công nhân ngoại quốc không phải là mối bận tâm của các doanh nghiệp đang thuê họ làm việc.

* Phá hủy hay làm suy yếu các công đoàn. Trong nhiều thế hệ, các công nhân liên hiệp có thể tăng phần của mình thông qua đàm phán tập thể. Hiện nay, mặc dù vậy, các doanh nghiệp, cùng với quan chức chính phủ được họ mua và trả tiền, đang cố gắng làm suy yếu hay phá hủy các công đoàn. Ví dụ, ở Wincosin trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm năm 2012, có khoảng 66% nguồn tài trợ của thống đốc chống công đoàn Scott Walker đến từ bên ngoài bang, nhiều trong số đó là từ các nhóm kinh doanh bảo thủ, bao gồm anh em nhà Koch và Sheldon Anderson. Tổng cộng khoản đóng góp của ông Walker là 30,5 triệu dollar. Đối thủ của ông ta, Tom Barrett, nhận được khoảng 26% trong số 4 triệu dollar từ các nhóm bên ngoài.

* Doanh nghiệp kiểm soát truyền thông. Vào năm 1983, khoảng 15 công ty sở hữu 90% truyền thông Hoa Kỳ. Ngày nay, chỉ có sáu công ty sở hữu 90% truyền thông. Điều đó có nghĩa là 232 giám đốc truyền thông kiểm soát cái mà 277 triệu công dân Hoa Kỳ xem. Tại sao họ lại không muốn công dân chỉ xem những “tin tức” và “thông tin” sẽ nâng cao giá trị của các cổ đông, và cùng với điều đó là lương của họ? 

Tòa án tối cao đồng lõa với tất cả những điều đó. Một pháo đài cuối cùng của việc giải thích hiến pháp, công lý ngày nay, đôi khi dường như đã bị đốn hạ, sùng bái bàn thờ doanh nghiệp mà tòa án ủng hộ. Vào năm 2010, trong vụ Liên minh Công dân kiện Ủy ban bầu cử Liên bang, tòa án đã phán quyết rằng Tu chính án thứ nhất cấm các biện pháp giới hạn của chính phủ đối với quyên góp của “doanh nghiệp, hiệp hội hay công đoàn”. Điều đó mở ra cánh cổng tài chính cho phép những doanh nghiệp giàu có quyên góp không giới hạn cho các ứng cử viên sẽ phục vụ họ, trong khi chỉ mang lại lợi ích ít ỏi cho những người lao động bình thường.

Tất cả những điều đó không phải là hạt nhân chính của chủ nghĩa phát xít? Các mục tiêu của doanh nghiệp không phải là vị chúa tối cao, cùng với mối ưu tư cuồng tín về an ninh quốc gia, trong những cột trụ của nhà nước phát xít?

Mặc dù gần như tất cả các chính khách, tả, hữu và trung, quấn mình trong lá cờ Hoa Kỳ và tuyên bố về sự vĩ đại của điều tồi tệ Hoa Kỳ, dường như có nhiều công dân – động vật gặm nhấm, khi họ nhìn lá cờ, mở to đôi mắt ứa lệ và ủng hộ các chính sách cũng như chương trình phục vụ cho lợi ích của doanh nghiệp mà nhu cầu cơ bản của họ phải gánh chịu chi phí.

Phong trào “Chiếm đóng” tạo ra một bước chống lại thói quen tự hủy hoại đó, nhưng bất cứ phong trào nào cũng phụ thuộc vào việc phát hành, và truyền thông do doanh nghiệp sở hữu sẽ không chú ý tới những vấn đề không phục vụ cho lợi ích của bản thân. Truyền thông xã hội có thể là công cụ cuối cùng có thể, nhưng doanh nghiệp không quay lưng với giá trị đồng dollar của họ, hay các tác động tiềm tàng có thể nếu “nhân dân chúng ta” được phép kiểm soát. Mạng internet trung lập, nguyên tắc mà theo đó mọi website, dịch vụ và ứng dụng được nhà cung cấp dịch vụ Internet đối xử bình đẳng, đã thu hút sự chú ý của những người tìm kiếm sự giàu có cho bản thân, những cái két tiền đã phồng to. Với đề xuất mới của chính phủ Hoa Kỳ, các website sẽ nhận được dịch vụ tương ứng với khoản tiền mà họ sẵn sàng chi trả. Một lần nữa, những doanh nhân nhỏ, độc lập dựa vào sự nhân từ của những kẻ cạnh tranh lớn, và trong phần lớn các trường hợp không có cơ hội thành công.

Đó là cuộc sống ngày nay ở “xứ sở của cơ hội” được ca tụng nhiều nhất. Nếu ai đó đã giàu có sẵn, cơ hội có thừa. Mặc dù vậy, đối với 99% không có cơ hội, ồn ào tạo ra cơ hội cuối cùng có thể là điều tốt nhất.