Showing posts with label Kinh doanh. Show all posts
Showing posts with label Kinh doanh. Show all posts

Sunday, December 20, 2015

Vi tín dụng: Củng cố sự nghèo khổ

Hai tác giả Alison Higgins và Clare Heath trong bài viết "Microcredit: Making poverty sustainable" đăng trên tạp chí Permanent Revolution số mùa xuân năm 2007, đã bóc trần sự thật về vi tín dụng. Mô hình được các tổ chức quốc tế ca ngợi như phương thuốc thần diệu để xóa đói giảm nghèo trên thực tế chỉ là bánh vẽ. Mục tiêu chủ yếu của nó là giúp các tổ chức tài chính kiếm tiền từ những người nghèo và giúp nhà nước rũ bỏ trách nhiệm xã hội đối với người nghèo khổ.

Vi tín dụng: Củng cố sự nghèo khổ

Vào tháng 10 năm ngoái, Muhammad Yunus đã được trao giải Nobel Hòa Bình cho công việc thiết lập ngân hàng Grameen, đi tiên phong trong lĩnh vực tín dụng vi mô được cho là đã thay đổi cuộc sống của phụ nữ nghèo khắp Bangladesh. Một tháng sau, cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan đã tung ra sự chứng nhận của mình: “Không có công cụ phát triển nào hiệu quả hơn việc trao quyền cho phụ nữ và các cô gái.” 

Tín dụng vi mô, hay vi tín dụng là việc cung cấp một khoản nhỏ tư bản ứng trước, thông thường là cho phụ nữ ở bán cầu nam, để khởi động con đường thoát khỏi nghèo khổ và tiến tới độc lập kinh tế của họ. Khoản tín dụng này được cấp cho những người không đủ điều kiện để vay tiền từ ngân hàng bình thường. Các các nhân đệ trình một kế hoạch kinh doanh và hứa hẹn sẽ trả lại khoản vay. Khoản vay được sử dụng để tài trợ cho việc tự kinh doanh – ví dụ mua một máy khâu để khởi sự công việc sửa chữa quần áo, hoặc mua hàng hóa để khởi sự việc buôn bán nhỏ. 

Mô hình có một sự thuận tiện đặc biệt ở chỗ chúng cho phép những người nghèo được vay tiền mà không cần cầu cạnh tới những kẻ cho vay nặng lại và chỉ riêng ngân hàng Grameen đã cung cấp hơn 3 tỷ bảng cho 6,6 triệu người. Trên thế giới, Báo Cáo Thượng Đỉnh Vi Tín Dụng khẳng định rằng 3.133 tổ chức Vi Tín Dụng (MFI) có 113 triệu khách hàng và thông qua họ tiếp cận được với 410 triệu thành viên khác trong gia đình. 

Ý tưởng này đã được các tổ chức phát triển, các tổ chức quốc tế và những người hoạt động chống đói nghèo đón nhận nồng nhiệt. Theo Dự Án Phát Triển Thiên Niên Kỷ của Liên Hiệp Quốc, “vi tín dụng là một trong những chiến thuật phát triển và cách tiếp cận thực tiễn nên được triển khai và hỗ trợ để theo đuổi khát vọng lớn lao về việc giảm một nửa tỷ lệ nghèo đói của thế giới.” 

Thậm chí còn tốt hơn: “Hòa bình lâu dài không thể đạt được trừ khi một phần lớn các nhóm dân chúng tìm ra cách thoát khỏi nghèo đói. Vi tín dụng là một trong những phương tiện đó. Sự phát triển từ bên dưới cũng phục vụ cho sự tiến bộ của dân chủ và nhân quyền,” nhà tổ chức trao giải Nobel Hòa Bình khẳng định. 

Một ý tưởng cũ 

Ý tưởng về việc cho mọi người vay tiền sẽ giúp họ thoát khỏi nghèo đói không phải là mới. Vào thế kỷ 19, Adam Smith đã viết trong cuốn Sự Giàu Có của Các Quốc Gia: 
“Tiền đẻ ra tiền, một câu ngạn ngữ cổ đã nói vậy. Khi anh đã có một ít thì thường dễ kiếm được thêm. Sự khó khăn lớn nhất là kiếm được một ít đó.” 
Smith tin rằng nếu có cơ hội thì người dân sẽ sử dụng tiền một cách khôn ngoan để hỗ trợ gia đình và cộng đồng của họ. Phong trào vi tín dụng mang thêm một niềm tin nữa: đặc biệt là phụ nữ sẽ sử dụng tiền một cách khôn ngoan. Nhiều mô hình chủ yếu hướng tới phụ nữ vì lý do sau: phụ nữ giống cũng sống trong cảnh cực kỳ nghèo khổ như đàn ông; phụ nữ ít được tiếp cận các dạng khác của tư bản và thu nhập; phụ nữ đầu tư vào gia đình, điều đó trở thành sự cải thiện sức khỏe, giáo dục và cộng đồng; phụ nữ trả nợ đúng hạn. 

Các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân Hàng Thế Giới rất háo hức thúc đẩy quyền của phụ nữ như là một phần thiết yếu của sự phát triển kinh tế. Dĩ nhiên, thúc đẩy sự độc lập kinh tế của phụ nữ là một bước tiến tích cực khi mà nó có nghĩa rằng phụ nữ có thể thoát khỏi một số sự áp bức tàn bạo nhất trong gia đình và cộng đồng. Vi tín dụng được coi là một cách đạt tới điều này và do đó nó đóng vai trò trung tâm trong nhiều chương trình phát triển và sáng kiến nữ quyền. Nó cũng được đón nhận nồng nhiệt ở Venezuela dưới chính quyền cánh tả của Chavez, trong một nỗ lực có tính toán nhằm thúc đẩy sự độc lập kinh tế của phụ nữ. 

Nhưng nó có hiệu quả không? Nói chung là không. Trong khi nó có thể đưa một số phụ nữ và gia đình ra khỏi sự nghèo đói tồi tệ thì nó không giải quyết được các nguyên nhân căn bản của sự nghèo đói, cũng như sự bất bình đẳng mang tính hệ thống mà phụ nữ phải gánh chịu. 

Một đánh giá chi tiết của ngân hàng Grameen ở Bangladesh cho thấy hệ thống tín dụng không làm gì để chống lại cấu trúc gia trưởng đang tồn tại, trong đó có mức độ áp bức rất cao đối với phụ nữ trong gia đình. Trái lại, khả năng vay nợ của phụ nữ trong một số trường hợp lại gia tăng căng thẳng và bạo lực trong gia đình, khi phụ nữ được coi là sẽ có vai trò lớn hơn. 

Trong nhiều trường hợp khác, phụ nữ, mặc dù là người vay tiền trên giấy tờ, vẫn không được kiểm soát chúng hay thu nhập từ chúng (chồng hoặc cha của họ sẽ làm). Bên cạnh đó, phụ nữ vay tới 97% các khoản nợ được coi là phải tuân thủ 16 “quyết định” – các quy định xã hội nhằm thúc đẩy tinh thần công dân tốt. Những điều này cũng tạo ra căng thẳng khi phụ nữ không có khả năng thực hiện chúng; ví dụ “Chúng tôi phải kế hoạch hóa gia đình. Chúng tôi phải chăm lo cho sức khỏe.” Tất cả những điều này đều rất tốt, nhưng khi thiếu vắng sự chăm sóc y tế tốt, tránh thai và sự kiểm soát của phụ nữ đối với sinh đẻ thì tất cả đều là ảo tưởng. Làm sao phụ nữ có thể kiểm soát sinh đẻ khi nam giới tiếp tục thống trị - một nghiên cứu mới đây ở Bangladesh cho thấy 37% đàn ông đã kết hôn lạm dụng tình dục hoặc thân thể vợ trong vòng một năm trước. Phụ nữ vay nợ cũng đồng ý phải “tối thiểu hóa chi tiêu”, một trò đùa kệch cỡm khi họ đã thực sự ở mức tận cùng của nghèo khổ. 

Trên thực tế, cách thức mà ngân hàng Grameen được thiết lập đã gây tranh cãi, như đã được giải thích trên tờ Economist: “Theo đồn thổi, Grameen bắt đầu từ khoản tiền 27 dollar mà Ngài Yunus cho một phụ nữ sản xuất đồ gỗ vay, người này có tín dụng nhưng với lãi suất rất cao. Sau đó, Grameen nhanh chóng phát triển, dựa trên một số kỹ thuật vận hành chủ chốt: các khoản vay là cho cá nhân nhưng thông quan một nhóm nhỏ chịu trách nhiệm chung về khoản nợ; khoản vạy là cho kinh doanh, không cho tiêu dùng; thu nợ thường xuyên, thông thường là hàng tuần. Lãi suất được tính đáng kể - tiền không phải là khoản viện trợ và nguyên lý căn bản của Grameen là người nghèo đáng tin về tín dụng – nhưng lãi suất tương đối thấp (hiện nay chỉ dưới 20%).[1] 

Lãi suất tương đương với thẻ mua hàng chịu ở phương Tây – không mặc cả ở đây! Sau khoản vay ban đầu từ túi của Yunus, vốn của ngân hàng đến từ các nhà tài trợ công và tư trong khi cách hàng được vay tiền với lãi suất tương đối thấp và có mức tiết kiệm thấp. Mô hình trách nhiệm theo nhóm bắt đầu suy sụp khi một số thành viên nhóm làm tương đối tốt còn những người khác thì không, xung đột nổ ra và một số thành viên muốn rời khỏi nhóm. 

Nhiều khoản vay được sử dụng để bổ sung cho thu nhập hàng ngày hoặc cho các sự việc khẩn cấp thay vì đầu tư cho kinh doanh. Bangladesh, bất chấp thành tích bất ngờ suốt ba mươi năm của ngân hàng Grameen (cũng như hàng loạt các MFI tương tự hoạt động ở đó), vẫn là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới – một nửa trong số 130 triệu người dân vẫn sống ở dưới mức nghèo khổ. 

Không chỉ không xóa bỏ nghèo khổ mà vi tín dụng còn tạo ra nhiều tác động đến sự nghèo khổ nói chung. Ngay cả tờ Economist cũng hoài nghi: “Một câu hỏi sâu hơn là các khoản tín dụng nhỏ này thực sự hữu ích ra sao. Các nghiên cứu điển hình thân thiện đã có nhưng các phân tích chặt chẽ thì hiếm thấy. Một ít nghiên cứu đã hoàn thành cho rằng các khoản tín dụng nhỏ là hữu ích nhưng không thực sự quá nhiều.” 

Một đánh giá ở Pakistan đã phát hiện ra rằng vi tín dụng không giúp được cho các gia đình nghèo thoát khỏi bẫy nghèo đói, mà phục vụ cho những người đã có vị thế tốt hơn, trong đó có những người có gia đình nhỏ hơn và thu nhập cao hơn, cũng như hoàn toàn không giúp đỡ những người cực nghèo, thanh niên cùng khổ. Người cho vay vi mô muốn người vay phải tự chủ kinh tế được ngay trong một khoảng thời gian ngắn – do vậy họ dường như không tập trung vào những người nghèo nhất, đặc biệt là những người ở những cộng đồng nông thôn khó tiếp cận. 

MFI không phải là tổ chức từ thiện và có thể tính lãi suất cao để bù đắp chi phí dài hạn hơn hoặc các rủi ro tín dụng – theo cách này mô hình vi tín dụng thậm chí cũng có thể tạo ra gánh nặng nợ nần. Kinh nghiệm về khách hàng của MFI chung sống với HIV/AIDS rất đáng để trình vày để thấy được bản chất của vi tín dụng trong vai trò là công cụ phát triển; ở Châu Phi cận Sahara, 40% khách hàng thể dự đoán một cái chết trong gia đình trong vòng một năm. Do chi phí mai tang có thể tương đương với thu nhập một năm của người cung cấp vi tín dụng nên MFI cũng bán các mô hình tiết kiệm và bảo hiểm (cụ thể là bảo hiểm y tế với giá 60 dollar) bởi vì, sau Chương Trình Điều Chỉnh Cấu Trúc do Ngân Hàng Thế Giới và IMF đưa ra vào những năm 1990, nhà nước không còn cung cấp bảo hiểm xã hội. Ở nhiều nước Châu Phi, sự lây nhiễm bệnh HIV/AIDS là rất khủng khiếp, MFI vượt qua vấn đề do sức khỏe tồi tệ gây ra, sự gia tăng số lượng người phụ thuộc trong gia đình và tuổi thọ thấp, bằng cách bán dịch vụ bảo lãnh nợ cũng như bảo hiểm y tế cho khách hàng của họ. Kế hoạch kinh doanh mang các chiến lược “kiểm soát tác động của HIV/AIDS và tạo ra sự an toàn lớn hơn cho tổ chức trước các khách hàng bị lây nhiễm.”[2] 

Đối những người đang chung sống với HIV/AIDS, trở thành khách hàng của vi tín dụng là rất cần thiết để có thể trang trải được viện phí, thuốc men và tang lễ. Sự thật là phụ nữ ở các nước đang phát triển phải chịu đau khổ nhiều nhất từ các chính sách tân tự do và tư nhân hóa; các cô gái bị đẩy ra khỏi trường học khi giáo dục bị thu phí, gánh nặng chăm sóc người già, người ốm đau và người chết đổ lên vai phụ nữ khi sự hỗ trợ của nhà nước bị xóa bỏ. 

Vi tín dụng xuất hiện cùng với sự phản cách mạng tân tự do chống lại phúc lợi xã hội do nhà nước cung cấp. Logic của vi tín dụng là tự cấp tự túc – không dựa vào sự cung cấp của nhà nước để, thậm chí ngay cả những tình huống tuyệt vọng nhất. Khi một nhà bình luận đã chỉ ra, “Nhà nước thích vi tín dụng bởi vì chúng cho phép họ rũ bỏ những trách nhiệm cơ bản nhất đối với công dân nghèo. Vi tín dụng biến thị trường thành thượng đế.”[3] 

Vượt qua áp bức xã hội? 

Các tổ chức phi chính phủ của phụ nữ đã thành công trong việc thúc đẩy các chương trình vi tín dụng như là phương tiện để cải thiện địa vị của phụ nữ và giờ đây một dòng thác quỹ phát triển của các tổ chức quốc tế như USAID và WB đang đổ vào vi tín dụng. Nhưng khi họ cố tạo ra cho phụ nữ một mức độ độc lập về kinh tế thì hầu như họ đã thất bại. Một số đánh giá chi tiết về mô hình đã cho thấy họ gia tăng mức độ phụ thuộc của phụ nữ vào kinh tế phi chính thống, vốn không ổn định và thường là tạm thời. 

Bản chất của vi tín dụng đối với phụ nữ, bất kể là cá nhân hay theo nhóm, là tạo dựng công việc kinh doanh nhỏ trong lĩnh vực buôn bán hay chế tạo. Khoản vay cung cấp chi phí ban đầu và sau đó phải trả lại nhanh chóng và theo định kỳ. Mọi sinh viên kinh tế đều hiểu rằng để khoản tiền ban đầu đó muốn lớn lên thì số vốn phải lớn lên và để làm điều đó thì việc kinh doanh phải tăng trưởng. Điều này chỉ có thể diễn ra nếu như thuê mướn và bóc lột người khác, sau đó việc mua bán có thể thực hiện giá trị thặng dư để tái đầu tư hoặc lợi nhuận được dùng để gia tăng thu nhập của chủ sở hữu. Trong công việc kinh doanh nhỏ mà MFI thúc đẩy, những người lao động ban đầu là những thành viên khác trong gia đình, thường là con gái, do đó cũng là người bị bóc lột. Ngay cả khi người buôn bán hay sản xuất nhỏ bắt đầu thành công thì họ sẽ phải cạnh tranh với những doanh nghiệp khác và bị buộc phải giảm chi trí để cạnh tranh. Sự không tưởng của toàn bộ ý tưởng này là giả định các gia đình và cộng đồng có thể thoát khỏi nghèo khổ bằng cách tái đầu tư khoản tư bản nhỏ. Nếu có bất cứ ai thành công thì họ sẽ sớm phải đối mặt hoặc bị các doanh nghiệp tư bản lớn loại khỏi công việc kinh doanh. Dĩ nhiên môt số rất nhỏ công việc kinh doanh sẽ thành công, nhưng đa số khoản nợ chỉ giúp cho một số gia đình sống sót dưới sự dã man của chủ nghĩa tư bản mà không khiến nhà nước tốn một xu nào. 

Cần phải lưu ý rằng một trong những lý do khiến nhiều phụ nữ sống trong cảnh cực kỳ nghèo khổ là chủ nghĩa tư bản toàn cầu đã tước đoạt đất đai của họ, phá hủy sự tự chủ của họ. Điều mà phụ nữ cần là một công việc tử tế với tiền lương đủ sống, cùng với các cơ sở hạ tầng phúc lợi và xã hội để giúp họ làm việc. Khuyến khích tinh thần kinh doanh để trả lời sự nghèo khổ toàn cầu là một trò đùa quái đản, khi mà tất cả công việc kinh doanh “sinh lợi nhuận” có thể mang lại mức sống tử tế cho chủ của nó đều phụ thuộc vào một thị trường lớn (của những người có tiền), quy mô kinh tế và sự bóc lột hàng loạt. 

Các chương trình vi tín dụng cũng củng cố quan điểm phản động về việc sự đáng kính vốn có của phụ nữ nghèo trái ngược với sự vô trách nhiệm của đàn ông. MFI và NGO đã ca ngợi phụ nữ là khoản đầu tư tốt đối với những món tiền đó. Một nhà văn nữ quyền đã bình luận về sự tấn công mang tính ý thức hệ, ca ngợi phụ nữ là cứu tinh sẽ giúp nhà nhước thoát khỏi trách nhiệm đối với sự nghèo khổ, như sau: 
“Khi mà đàn ông ít khi trả nợ hơn phụ nữ, lại hay chi tiêu thu nhập cho bản thân hơn là cho gia đình, cũng như tham gia vào các tham nhũng vặt như là một cách gây ảnh hưởng chính trị địa phương, những khẳng định này có giá trị thực sự. Mặt khác, cũng giống như những tất cả lý tưởng mạnh mẽ khác, chúng cũng dựa trên bức tranh mang tính một chiều và có những hậu quả không lường trước được trong việc củng cố chương trình tân tự do. Phụ nữ thuộc Thế Giới Thứ Ba được coi là nỗi xấu hổ, không phải là thành phần của sự thống trị tư bản chủ nghĩa, mà là những người bị coi là thiếu can đảm và quyết đoán để đàm phán với thị trường – có nghĩa là người “phụ thuộc” ở các nước nghèo phải dựa vào sự bảo vệ của nhà nước để chống lại sự cạnh tranh trên thị trường.”[4] 
Mặc dù vậy, điều quan trong là phân biệt giữa lý tưởng và thực tiễn. Một bài báo được trình bày tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Vi Tín Dụng vào năm 2006 đã chỉ ra rằng phụ nữ thường không phải là người kinh doanh tốt. [5] Tác giả, Irene Mutalia, lãnh đạo của một MFI ở Zambia, cho rằng phụ nữ thường xuyên mạo hiểm lao vào các thị trường cạnh tranh mà “ít chuẩn bị”, có nghĩa là không được đào tạo về kinh doanh hay có sự nhạy cảm để hỗ trợ cho khát vọng “sẵn sàng làm bất cứ thứ gì hỗ trợ gia đình” vào lúc cần thiết. Chồng của họ có thể ốm đau hoặc mất việc làm và công việc kinh doanh của phụ nữ thường được coi là một việc tạm thời lấp chỗ trống trong trường hợp này. Mutalima đã chỉ ra sự “thiếu khát vọng”, công việc kinh doanh thường được thực hiện kém chu đáo và do vậy các công việc kinh doanh do phụ nữ điều hành có vòng đời ngắn nhất ở Zambia – bốn năm. 

Kinh doanh nhỏ mà lớn 

Nếu có ai nghĩ phong trào này là cách vượt qua chủ nghĩa tư bản và thúc đẩy những giấc mơ không tưởng dựa trên thương nhân nhỏ thì hay nghĩ lại. Vi tín dụng đã trở thành chính thống mà người phát ngôn của phố Wal nhận định rằng là “một tài sản mới rất hấp dẫn đáng để xem xét trong một chiến lược danh mục đầu tư đa dạng.”[6] 

Bài báo vào năm ngoái tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Vi Tín Dụng đã cho thấy cách thức vi tín dụng đang trở thành một lĩnh vực ngân hàng thương mại thông thường, sự trao quyền cho phụ nữ và thậm chí là sự tham gia, được gạt sang một bên. Mutalima cho thấy MFI bắt đầu không còn coi bản thân là “tổ chức tài chính phục vụ cho giới tính” nữa, họ ngày càng xa rời lợi ích của những khách hàng nữ mà họ tuyên bố rằng sẽ thành công.[7] 

Vào lúc đầu, MFI có khuynh hướng “do người quyên góp định hướng”, nếu người quyên góp đó, một NGO nói, quan tâm đến vấn đề phát triển phụ nữ thì điều đó sẽ là ưu tiên hàng đầu của tổ chức. Mặc dù vậy, khi MFI đã vững chắc, những người quyên góp bắt đầu đòi hỏi “sự bền vững”; nói ngắn gọn là không dựa vào các quỹ quyên góp nữa. Tức là MFI phải có lợi nhuận. Họ sẽ phải cắt giảm chi phí, bắt đầu hướng tới các điều tiết và thương mại hóa, ưu tiên cho “các sản phẩm sinh lợi”, vào lúc đó sự chú trọng về giới tính dựa trên cơ sở là các khoản nợ nhỏ mà phụ nữ có thể trả được đã bị loại bỏ. 

Susy Cheston, giống như Mutalima, là thành viên của nhóm MFI Cơ Hội Quốc Tế, cũng đang vật lộn với vấn đề ưu tiên cho phụ nữ và sự phát triển trong MFI. Bà ghi nhận rằng một nghiên cứu của Bản Tin Ngân Hàng Vi Mô đã cho biết rằng tỷ lệ cao nhất của khách hàng nữ tại các MFI “non trẻ” do các NGO hoặc liên minh tín dụng điều hành – có quy mô nhỏ, không vì lợi nhuận và không tự chủ về tài chính, cũng như “khuynh hướng thương mại hóa và vươn ra quy mô lớn có nghĩa là giảm sự ưu tiên cho phụ nữ.”[8] Về các khách hàng của Cơ Hội Quốc Tế, Cheston phát hiện ră rằng quy mô tín dụng trung bình của nam giới lớn hơn của nữ giới, đây là trường hợp của một MFI đặc biệt chú trọng vào phụ nữ và các dự án của phụ nữ. 

Bản thân Cheston cũng là hình ảnh thu nhỏ của khuynh hướng chủ nghĩa nữ quyền tự do, bám chặt lấy ảo tưởng phát triển kinh doanh nhỏ để giúp phụ nữ của thế giới bán thuộc địa thoát khỏi đói nghèo. Bà thừa nhận rằng nếu như không có sự tập trung vào bình đẳng giới tính thì MFI cũng bỏ qua vấn đề phụ nữ thiếu quyền sở hữu khiến họ không thể thể hiện sự sở hữu tài sản bình đẳng trong nhiều trường hợp và do vậy họ sẽ sẽ càng gặp khó khăn khi tiếp cận vi tín dụng. 

Ở Malawi, bà nhắc tới một dự án với tỷ lệ phụ nữ rời bỏ lên đến 58% khi mà phụ nữ tham gia mô hình vi tín dụng vì họ muốn kiếm thêm thu nhập cho gia đình nhưng không đủ lớn để nam giới lấy đi phần đóng góp của họ. Họ muốn kiếm tiền để mua thực phẩm và chi tiêu cá nhân nhưng không làm đảo lộn trật tự tài chính của gia đình. 

Câu trả lời của Cheston đối với sự bất bình đẳng mang tính cấu trúc này là “sự chính thống về giới tính”, thông qua đó bà muốn nói rằng cần có thêm chủ kinh doanh và những người ra quyết định là nữ - một phản ứng kiểu nữ quyền tự do truyền thống, tìm cách biến một ít phụ nữ dưới đáy xã hội thành các lao động chuyên môn trung lưu. Ngay cả khi đó, bà cũng biết rằng giải pháp là không khả thi khi mà “sự chuyên môn hóa” trong các MFI đang hạn chế nó, phụ nữ sẽ không trở thành nhân viên của MFI; trong số 50 sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán ở đại học Kenya vào năm ngoái chỉ có hai người là nữ. Mô hình cũ của MFI với nhân viên tận tụy làm việc nhiều giờ, đi tới các cộng đồng dân cư để phục vụ khách hàng đang trở thành chuyện quá khứ dưới động lực cắt giảm chi phí. 

Ngay cả ngân hàng Grameen được giải thưởng cũng không chống lại được quy luật của tư bản tài chính: 
“Mô hình Grameen truyền thống bắt đầu suy thoái vào những năm 1990 và khủng hoảng năm 1998, khi mà lũ lụt gây ra thiệt hại lớn và người dân bắt đầu vắng mặt tại các buổi họp thanh toán tiền hàng tuần. Ngài Yunus rõ ràng quen thuộc với những sáng kiến vi tài chính ở các quốc gia khác: BRI ở Indonesia đã đi từ đống đổ nát đến thành công to lớn bằng cách khuyến khích tiết kiệm, không vay nợ và các tổ chức khác đã bắt đầu bãi bỏ việc vay nợ theo nhóm. Grameen tái cấu trúc vào năm 2001, khuyến khích tiết kiệm (tiền gửi hiện giờ nhiều hơn tiền vay nợ) và ít dựa vào trách nhiệm nhóm.”[9] 
Mohammed Yunus đã được vinh danh khi mà vi tín dụng trở tham gia vào vào dòng chính thống của cả các chương trình giảm đói nghèo tân tự do cũng như bản tài chính. MFI ngày càng được tổ chức như là các doanh nghiệp thương mại ngay từ đầu, ví dụ ACCIONin của Brazil đã tách dịch vụ tài chính ra khỏi các dịch vụ xã hội ngay từ đầu. Hiệu quả trong 30 năm của phương thức tiếp cận sáng tạo tại ngân hàng Grameen là vi tín dụng được khu vực ngân hàng bình thường cung cấp, đồng thời các nhà lập chính sách theo phái tự do phải chấp nhận để hệ thống mở rộng, để người nghèo tiếp cận được tín dụng, tổ chức phải sinh lợi nhuận và hiệu quả - điều này có nghĩa là “cộng đồng phát triển” đã đồng ý với các tổ chức đa quốc gia rằng kiếm tiền từ những người nghèo nhất trong số những người nghèo của thế giới là bình thường. 

Như MFI mới, không có quỹ quyên góp, khởi đầu với lãi suất lên đến 65%. Không mấy khó khăn để thấy tiềm năng kiếm lợi – như MFI đang sử dụng công nghệ mới (cụ thể là dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động) để mở ra một thị trường mới khổng lồ, ví dụ Pro Credit ở Cộng Hòa Dân Chủ Congo, nước này có 69 triệu người và chỉ có 50 chi nhánh ngân hàng. Đây có vẻ là một con đường dài để xuất phát từ Ngài Yunus và giải Nobel Hòa Bình, thứ khởi đầu một công cụ phát triển đã trở thành một công việc việc kinh doanh lớn. Như tở Economist viết, “cơ hội sẽ sớm không còn là vi mô nữa”. 

Các chương trình trao quyền vi tín dụng hứa hẹn sẽ giải quyết vấn đề của phụ nữ bằng cách giúp họ đầu tư vào chủ nghĩa tư bản. Nó cho phép một số nhỏ đặc quyền thoát ra khỏi hố sâu của nghèo đói, biến một số ít người này thành các nhà tư bản nhỏ có thể bóc lột người khác. Đại đa số vẫn tiếp tục nghèo khổ, ngày càng phụ thuộc hơn vào bản thân và tư bản tài chính khi nhà nước thoái thác bất kỳ và mọi nghĩa vụ cung cấp dịch vụ cũng như cơ sở hạ tầng giúp cộng đồng tồn tại. 

Sự áp bức phụ nữ không bị phong trào vi tín dụng ngăn chặn một cách đáng kể, theo một nghĩa nào đó còn được củng cố thêm. Vi tín dụng thường được dùng để buộc người nghèo phải thanh toán cho chăm sóc y tế và xã hội, cũng như hoàn toàn được các tổ chức bám víu lấy để thâm nhập vào thị trường mới và buộc ngay cả những những nghèo nhất trong số những người nghèo trở thành khách hàng của họ. 

Ảo tưởng vi tín dụng cho thấy cách thức lý tưởng tự do đã thay đổi trên bề mặt của chủ nghĩa tân tự do: Người nghèo không còn những quyền xã hội (phúc lợi hay trợ cấp) nữa mà có trách nhiệm xã hội về việc tự lo cho bản thân và gia đình bất chấp mọi trở ngại khách quan – đặc biệt là phụ nữ nghèo. Mặc dù vậy, sự cản trở thật sự đối với việc chống lại đói nghèo, như sự thiếu đất mà Kofi Annan đã khẳng định là “nguyên nhân nghiêm trọng duy nhất gây ra sự nghèo khổ ở nông thôn”, hoàn toàn không được phép màu – hay ảo vọng vi tín dụng nhắc đến. 

Endnotes

1. “Macro credit”, The Economist, 19 October 2006 

2. Quoted in a paper by Pauline Achola to the 2006 Microcredit Summit 

3. Alexander Cockburn, “A Nobel Peace Prize for Neoliberalism – the myth of microloans”, Counterpunch, www.counterpunch.org 

4. Johanna Brenner, “Transnational feminism and the Struggle for global justice”, New Politics, vol. 9 no. 2 (new series), Winter 2003 

5. See www.microcreditsummit.org/summit/previous.htm 

6. “From charity to business”, The Economist, 5 March 2005 

7. Irene KBMutalima, “Microfinance and gender equality: are we getting there?”, www.microcreditsummit.org/papers/ Workshops/28_Mutalima.pdf 

8. Suzy Cheston, “Just the facts ma’am: gender stories” from “Unex­pected sources with morals for microfinance”, www.microcredit­summit.org/summit/previous.htm 

9. “Macro credit”, The Economist, 19 October 2006

Friday, December 4, 2015

Sự hào phóng giả hiệu của chủ sở hữu Facebook

Tác giả Ted Rall trong bài viết "Phony Generosity: the Self-Serving Charity of Mark Zuckerberg" phơi bày sự thật về việc làm từ thiện của các tỷ phú. Họ chỉ giả vờ làm từ thiện, nhưng thực tế là kinh doanh hoặc hỗ trợ kinh doanh. Mặt khác, hoạt động từ thiện của họ lại phá hủy công ăn việc làm của những người khác và gia tăng sự đói nghèo.

Sự hào phóng giả hiệu: Mark Zuckerberg tự từ thiện cho bản thân

Giám đốc điều hành Mark Zuckerberg hứa tặng 99% số cổ phần Facebook của anh ta cho từ thiện – mới đây. 

Chính xác là: cổ phiếu, hiện tại trị giá 45 tỷ dollar, sẽ được quyên góp “trong cuộc đời [của anh ta và vợ]”. Anh ta 31 tuổi và vợ 30 tuổi, theo điều kiện sống hiện tại của họ, sẽ là vào khoảng năm 2065.

Nếu như Facebook hay Internet hoặc trái đất vẫn còn tồn tại.

Whoop de doo.

Tôi sẽ ấn tượng hơn nếu như Facbook chi thêm tiền cho nền kinh tế Mỹ. Bằng cách nào? Bằng cách thuê thêm nhân công – thêm thật nhiều nhân công. Quy mô thị trường của Facbook là 300 tỷ dollar – lớn gần gấp mười lần so với GM. GM có 216,000 nhân công. Tôi không chắc là Facebook có thể tìm ra công việc cho 2 triệu nhân viên – nhưng 12,000 nhân viên thì chả mấy thỏa đáng. Họ có thể bắt đầu bằng cách thuê vài ngàn nhân viên cho dịch vụ phản hồi khách hàng 24/7 để họ có thể nhanh chóng trả lời khách hàng khi có một vài gã bẩn thỉu đăng hình khỏa thân của ai đó.

Vấn đề trong câu chuyện nịnh nọt về hành động từ thiện giả hiệu của Zuck đã khiến tôi thực sự bực mình là từ “từ thiện”.

Tiết lộ: Tôi không cho rằng từ thiện là tất cả. Nếu như có điều gì đủ quan trọng để phải tài trợ - giúp các nạn nhân bão lụt, gửi bác sĩ đến vùng chiến sự, nghệ thuật – thì chúng cần phải được trả bằng tiền của toàn bộ xã hội, bằng tiền thuế của chúng ta. Trên hết, chúng ta không nên cho phép các tỷ phú tích lũy đủ của cải để thành tỷ phú, bởi vì điều đó là không công bằng. Không ai có thể làm việc đủ chăm chỉ để kiếm được một tỷ dollar. Cũng như điều này sẽ đem lại quá nhiều quyền kiểm soát cho một số cá nhân trong khi 99,99% những người khác chịu thiệt thòi. 

Không may mắn là chúng ta đang chờ đợi cách mạng. Chúng ta vẫn có các tỷ phú chạy quanh giả vờ tốt bụng (chứ không phải ở nơi dành cho họ, bị treo trên một cây cột đèn nào đó).

Mặc dù vậy, ngay cả với những tiêu chuẩn nghèo nàn của chúng ta hiện nay, Zuck hoàn toàn là rác rưởi.

Điểm thứ nhất: Sáng kiến Chan Zuckerberg không phải là từ thiện. Đó là một công ty trách nhiệm hữu hạn (LLC), giống như mọi công ty khác, có thể quyên góp cho hoạt động từ thiện nhưng cũng có thể đầu tư vào các doanh nghiệp vì lợi nhuận.

Điểm thứ hai: Tất cả là vì vấn đề kiểm soát

Một khoản quyên góp cho một từ hội từ thiện độc lập, truyền thống theo điều 501(c) có thể kèm theo các ràng buộc – tiền chỉ được chi cho nhóm trẻ em ở bệnh viện, không cho người trưởng thành – mặc dù cuối cùng thì tiền cũng được chi tiêu theo quyết định của lãnh đạo tổ chức từ thiện. Với cấu trúc LLC, Zuckerberg sẽ duy trì sự kiểm soát toàn diện đối với những quỹ mà anh ta “quyên góp” cho “từ thiện”. 

Đó là sự khác biệt giữa việc bạn chi 100 dollar cho United Way với rút 100 dollar ở ví ra và bỏ vào hộp đựng café trong bếp. Tiền trong hộp đựng café có thể được tặng cho người nghèo và cũng có thể không. Bạn không thể coi đó là tặng tiền cho từ thiện. 

Nếu Zuck muốn danh hiệu “tặng 99% cổ phiếu của anh ta cho quỹ từ thiện” thì anh ta sẽ có nó – bằng cách tặng cổ phiếu của anh ta cho các hội từ thiện đang tồn tại. Các hội từ thiện sẽ không mang tên của anh ta. Các hội từ thiện mà anh ta không kiểm soát được.

“Zuckerberg Có Thể Làm Nhiều Thứ Mà Anh Ta Tưởng Là Tốt Với Tài Sản Của Mình” sẽ là danh hiệu chính xác hơn.

Sự mập mờ trong thông báo của Zuckerberg đã nhấn mạnh ấn tượng nghèo nàn của nó.

“Các sáng kiến của chúng tôi sẽ tập trung vào cá nhân hóa học tập, chữa trị bệnh tật, kết nối con người và xây dựng những cộng đồng mạnh”, họ nói.

Nghe có quen không?

Quỹ Bill và Melinda Gates được thành lập vào năm 2000 với hàng tỷ dollar mà Microsoft đã cướp bóc được từ người tiêu dùng Hoa Kỳ bằng cách làm giá và các chiến thuật độc quyền theo phong cách gangster để nuôi dưỡng một công ty hầu như đã sụp đổ. Tổ chức từ thiện này (đăng ký theo điều 501(c)) cũng tương tự như Sáng Kiến Chan Zuckerberg: “Quỹ của chúng tôi kết hợp với các đối tác khắp thế giới để đối đầu với những thách thức khó khăn nhất: sự nghèo đói khủng khiếp và sức khỏe tồi tệ ở các nước đang phát triển cũng như sự thất bại của hệ thống giáo dục Hoa Kỳ”.

Điều đó có nghĩa là tặng máy tính cá nhân cho các trường học để ít trẻ em khi lớn lên sẽ dùng máy tính Macs.

Nếu bạn là người bảo thủ, cho rằng chính quyền không thể làm điều gì đúng, hãy để tôi cho bạn thấy một tổ chức từ thiện còn tồi tệ hơn thế. Quỹ Gates tìm cách phá hủy các công đoàn của giáo viên để tước bỏ phúc lợi và giảm lương của giáo viên - việc đó khó có thể là cách hấp dẫn các sinh viên tốt nghiệp xuất sắc nhất cho nghề nghiệp này. Nó chi hàng triệu dollar cho thảm họa Common Core, thứ đã tạo ra văn hóa “luyện thi” hiện nay ở các trường công. Như khoản đầu tư vào các trường công trước đây của Zuckerberg, một khoản thua lỗ 100 triệu dollar ở Newark, New Jersey, đã tuyên chiến với giáo viên, sùng bái việc kiểm tra chuẩn hóa và dẫn đến việc nhiều trường công bị đóng cửa, khiến trẻ em phải đi bộ nhiều dặm đường xuyên qua lãnh địa của các băng đảng để đến trường học mới được lựa chọn cho chúng một cách máy móc – không hề quá đáng nói rằng Chan Zuckerberg cũng sẽ giống như Bill và Melinda Gates. 

Tôi cũng sẽ không kỳ vọng nhiều – nhiều điều tốt, hay bất cứ thứ gì tốt – từ Zuckerberg trong lĩnh vực nghèo đói. Trên hết, Facebook đang gia tăng sự nghèo đói cho lao động STEM của Hoa Kỳ bằng cách thúc ép Quốc Hội cấp thêm thị thực H1C cho lao động nước ngoài mà các doanh nghiệp công nghệ cao thuê để thay thế người Mỹ được trả lương cao. Điều kỳ quặc ở đây là cách tiếp cận của Sáng Kiến Chan Zuckerberg cũng tương tự như nhà Gates.

Quá trẻ và quá giàu để sành đời – và những người duy nhất mà họ biết là những con lợn doanh nghiệp có quá nhiều đặc quyền đặc lợi. Bạn nghĩ điều này sẽ đi đến đâu?

Ví dụ, vào năm 2010, Bill và Melinda bị chỉ trích về việc trợ cấp cho các dự án Châu Phi của các tập đoàn nông nghiệp khổng lồ Cargill và Monsanto, cả hai đều đang tấn công các hộ nông dân nhỏ dữ dội, với tổng số là 23 triệu dollar. Họ đang tìm cách phổ biến thực phẩm biến đổi gien. Họ gia tăng hỗ trợ các chế độ toàn trị và độc tài bằng cách tập trung vào các dự án “giải quyết nhanh” ngắn hạn mang tính chất kỹ thuật mà không xác định những nguyên nhân phía sau của sự nghèo đói (psst – chủ nghĩa tư bản). Có thể nói một cách tương đối chắc chắn là công việc chống đói nghèo của Zuck sẽ làm cho nhiều người nghèo hơn. 

Zuckerberg có hàng tỷ dollar. Anh ta có thể làm điều gì anh ta muốn với tiền của mình. Nhưng đừng ai nhầm lẫn mà coi anh ta là nhà từ thiện hay một gã tốt bụng.

Ted Rall, syndicated writer and the cartoonist for ANewDomain.net, is the author of the book “Snowden,” the biography of the NSA whistleblower.

Thursday, December 3, 2015

Dầu của ISIS

Dầu của ISIS đã được buôn lậu qua Thổ Nhĩ Kỳ như thế nào? Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã dính líu đến việc này ra sao? Tác giả Vijay Prashad đã xem xét các góc độ của vấn đề trong bài viết "ISIS Oil"

Dầu của ISIS

Vào ngày 2 tháng 12, thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Anatoly Antonov đã đưa ra tuyên bố về việc Thổ Nhĩ Kỳ đồng lõa với ISIS. Bản cáo buộc dài và chi tiết, đề cập tới nhiều góc độ, nhưng điều nổi bật nhất là cáo buộc về “dầu của ISIS”.

ISIS kiểm soát các giếng dầu của Iraq ở gần Mosul. Chúng đã kiếm được hàng triệu dollar mỗi ngày bằng cách bán dầu thu được từ các giếng dầu đó. ISIS đã đưa dầu từ các giếng dầu gần Mosul ra thị trường bằng cách nào?

ISIS đã sử dụng mạng lưới buôn lậu dầu cũ từ chính quyền khu vực của người Kurd mà không cần quan tâm tới chủ quyền của Baghdad đối với số dầu đó. Đây là điểm bất đồng đã kéo dài nhiều thập kỷ, kể từ khi khu vực của người Kurd có quyền kiểm soát đối ở miền bắc. Dầu của người Kurd được bán cho những kẻ buôn lậu, sau đó những kẻ buôn lậu sẽ chở bằng xe chở dầu vượt qua biên giới sang Thổ Nhĩ Kỳ. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, các xe tải chở dầu sẽ tiếp tục chạy dọc theo đất nước đến cảng Ceyhan của Địa Trung Hải. Từ Ceyhan, một cảng của chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ, dầu sẽ được các nhà buôn có tàu chở dầu mua lại và chở đến Malta, tại đó dầu sẽ được chuyển sang các tàu đi đến các nơi tiêu thụ như Ashdod (Israel). Điều này từ lâu đã là sự bất đồng gay gắt giữa chính quyền Iraq với chính quyền khu vực của người Kurd và chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ. Chuyện này đã được Tolga Tanış tường thuật cặn kẽ trong cuốn sách Potus ve Beyefendi (2015). Tanis cáo buộc Berat Albayrak, con rể của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan, có can dự vào hệ thống buôn lậu này. ISIS đã thay thế chính quyền khu vực của người Kurd trong áp phe mới.

ISIS đã làm điều này ra sao? ISIS bán dầu cho những kẻ buôn lậu, những kẻ này chở dầu tới Ceyhan. Nhưng giờ câu chuyện trở nên thú vị. Ai bên phía Thổ Nhĩ Kỳ tham gia buôn bán dầu? Người Nga cáo buộc tập đoàn BMZ đóng vai trò chủ chốt trong việc vận chuyển dầu. Một trong các chủ sở hữu của BMZ là Bilal Erdoğan, con trai của tổng thống. Tập đoàn BMZ đã mua – theo tờ Financial Times – hai tàu chở dầu mới vào tháng trước. Sản lượng dầu của họ đã gia tăng. Đó có phải là dầu của ISIS? Cáo buộc của Nga cần phải được điều tra tiếp. Tại Quốc Hội Anh, lãnh đạo của đảng Lao Động Jeremy Corbyn nói, “Chúng ta cần biết những ngân hàng nào và quốc gia nào liên quan đến việc buôn lậu dầu của ISIS”. Đây là câu hỏi quan trọng nhất nhưng đã bị lảng tránh. 

Việc này được biết rõ ở Thổ Nhĩ Kỳ, nhiều nhà báo dũng cảm đã viết về vai trò của chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ trong những lổ hổng biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria. Đó là lý do khiến chính quyền Erdoğan đàn áp truyền thông tàn nhẫn. Việc bắt giữ biên tập viên Can Dündar và trưởng tòa soạn chi nhánh Ankara của tờ Cumhuriyet Erdem Gül chỉ là một phần của sự đàn áp. Dündar và Gül đã công bố các bức ảnh cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ những kẻ cực đoan ở Syria. Erdoğan đã săn đuổi Ceylan Yeginsu của tờ New York Time sau khi cô đưa tin về trung tâm tuyển mộ của ISIS ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ở Thổ Nhĩ Kỳ không có khoan dung cho tự do báo chí về những chủ đề đó. Nếu ai đó nhắc đến một trong nhưng cái tên – Bilal Erdoğan, Berat Albayrak, Ahmet Çalık – thì anh ta sẽ có nguy cơ bị truy tố. Çalık nắm giữ những chìa khóa của vương quốc tại nhà máy lọc dầu Ceyhan – thông qua đó, theo như cáo buộc, dầu của ISIS được vận chuyển. Liệu việc này có được điều tra kỹ lưỡng không? Có như vẻ là không, có quá nhiều thiệt hại. Erdoğan đã tuyên bố rằng ông ta sẽ từ chức nếu có bất cứ mối liên hệ nào được chứng minh. Có lẽ là sẽ không có mối liên hệ nào được chứng minh.

Việc người Nga đưa ra những cáo buộc này chỉ gia tăng sự căng thẳng giữa Ankara và Moscow. Vào ngày 3 tháng 3, tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất sự trả đũa cho chiếc máy bay bị bắn hạ. Mức độ nguy hiểm đã gia tăng. 

Cảng Ceyhan chỉ cách căn cứ không quân Incirlik vài giờ chạy xe, từ Incirlik máy bay chiến đấu của Hoa Kỳ tấn công các mục tiêu ở Syria. Như vậy, dầu của ISIS đã được vận chuyển ngay trước mũi của máy bay Hoa Kỳ. Trong 14 tháng Hoa Kỳ tấn công ISIS, họ đã tránh tấn công vào các xe chở dầu. Quan chức Hoa Kỳ tuyên bố rằng họ không tấn công xe chở dầu của ISIS vì e ngại “thiệt hại liên đới”. Trên thực tế, khi Hoa Kỳ tấn công xe chơ dầu vào tháng trước, họ cũng làm điều đó sau khi cảnh báo các lái xe bằng tờ rơi. Đây là một cử chỉ rất cao thượng nhưng vô nghĩa. Nói chung Hoa Kỳ không cảnh báo các mục tiêu. Họ chỉ tấn công các xe chở dầu sau khi máy bay Nga đã bắn cháy chúng. Liệu Hoa Kỳ tấn công xe chở dầu có phải chỉ là để thể hiện với Nga? Khi tôi đưa ra câu hỏi này cho quan chức Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, bà ta đã bối rối. Bà ta nói rằng Hoa Kỳ đã thu thập các thông tin tình báo về tuyến đường của xe chở dầu và giờ chuẩn bị để tấn công đoàn xe. Điều này diễn ra sau khi Nga đã không kích đoàn xe chở dầu chỉ là sự trùng hợp, bà ta nói.

Phương Tây ném bom Syria hiện đang trở nên dữ dội hơn. Pháp đã tham gia cùng với Hoa Kỳ. Anh cũng bắt đầu ném bom, trong khi Đức thì hỗ trợ Pháp. Lịch sử của không kích cho thấy các đội quân du kích không dễ dàng bị khuất phục bằng không quân. Hoa Kỳ đã thống trị bầu trời ở Việt Nam nhưng vẫn thua trận. Khi Anh tham chiến Thế Chiến II, việc Đức ném bom chỉ củng cố thêm ý chí kháng chiến của người Anh. Họ đều đã quên bài học này.

Châu Âu muốn giải quyết cuộc khủng hoảng người tị nạn. Họ vẫn tin rằng không kích sẽ giúp họ đạt được mục đích. Dường như điều đó làm gia tăng dòng người di cư ở Syria. Việc chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu “khu vực đệm” là lợi ích của Châu Âu. Họ tin rằng đó là khu vực cho người tị nạn. Nhưng điều đó cũng có thể bảo vệ cho các xe chở đầu khỏi bị Nga không kích. Đó chính là điều khiến yêu cầu của Corby quan trọng – tổ chức một cuộc điều tra về đường vận chuyển dầu của ISIS. Cuộc điều tra này phải hỏi những câu hỏi như sau:

1. Ai đang vận chuyển dầu từ Mosul tới biên giới Thổ Nhĩ Kỳ? Ai sở hữu những xe chở dầu?

2. Ai đang vận chuyển dầu từ biên giới Thổ Nhĩ Kỳ tới Ceyhan? Ai sở hữu những xe chở dầu?

3. Dầu của ISIS đi qua Ceyhan, một cảng thuộc sở hữu của chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ, bằng cách nào?

4. Ai sở hữu những tàu đã chở dầu của ISIS ra khỏi Thổ Nhĩ Kỳ và đi tới các cảng nhận hàng?

5. Những ngân hàng nào xử lý các giao dịch giữa ISIS và người mua dầu ngoại quốc? Họ có dính líu vào việc buôn lậu dầu của ISIS không?

Một cuộc điều tra theo những câu hỏi này sẽ rất lâu, không đủ để chấp nhận hay bác bỏ những cáo buộc của Nga. Những điều này phải khai thác để làm rõ nguồn tài chính của ISIS. Ném bom các giếng dầu tại Omar ở Syria – như Anh đã làm hôm nay – có thể không hiệu quả. Điều này có thể là hỏa mù che dấu bằng chứng về sự liên quan lớn hơn tới dầu của ISIS.

[A shorter version of this will appear this Sunday in BirGün]

Vijay Prashad, director of International Studies at Trinity College, is the editor of “Letters to Palestine” (Verso). He lives in Northampton. 

Friday, November 27, 2015

Mô hình kibbutz của Israel sụp đổ từ những năm 80 của thế kỷ trước

Hiện nay ở Việt Nam người ta có khuynh hướng ca tụng mô hình kibbutz của Israel là mô hình của chủ nghĩa cộng sản với những ưu điểm đáng mơ ước. Mặc dù vậy, mô hình kibbutz thường xuyên bị khủng hoảng và phải được chính quyền Israel cứu trợ. Sau một trăm năm tồn tại mô hình kibbutz đã hoàn toàn thay đổi, vào năm 2010 tờ Haaretz của Israel đã đưa tin như sau:  
Chỉ một phần tư số kibbutz là vẫn tiếp tục hoạt động như là hợp tác xã bình đẳng, trong khi phần còn lại đã bắt đầu trả lương cho các thành viên, một nghiên cứu của Viện Nghiên Cứu Về Kibbutz và Hợp Tác Xã của Đại học Haifa đã cho thấy điều đó. Ngay cả Deganya Aleph, kibbutz đầu tiên của Israel hiện giờ cũng hoạt động theo mô hình tư nhân hóa.
Một khảo sát khác trong năm nay đã cho thấy 70% số thành viên của kibbutz nhận lương tháng ít hơn 7.000 NIS, trong khi 11% nhận lương cao hơn 12.000 NIS. 188 kibbutz (72%) đang được vận hành theo mô hình tư nhân hóa “kibbutz mới”, tức là có các mức lương khác nhau cho các thành viên; 65 kibbutz (25%) do cộng đồng điều hành; 9 kibbutz (3%) được điều hành theo kiểu “tích hợp”. 
  
Đây là điều hiếm được nhắc đến ở Việt Nam, do ở Việt Nam người ta chỉ biết đến  mô hình kibbutz cộng đồng kiểu cũ và không biết gì về khủng hoảng cũng như sự thay đổi của mô hình kibbutz từ những năm 80 của thế kỷ trước.

Cuộc khủng hoảng dẫn đến sự sụp đổ của mô hình kibbutz là vào năm 1985, từ đó đến nay mô hình kibbutz có vẻ như không hồi phục được nữa và bắt đầu đi vào con đường tư bản hóa (tức là thuê lao động). Để hiểu thêm về quá trình sụp đổ của kibbutz xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch chương 6 "Sự sụp đổ năm 1985" trong cuốn sách "The Kibbutz: Awakening From Utopia" (Kibbutz: Thức Dậy Từ Sự Không Tưởng) của Daniel Gavron do nhà xuất bản Rowman&Littlefield phát hành năm 2000. 

Sự sụp đổ năm 1985

Khi Aharon Yadlin, cựu bộ trưởng giáo dục, được kibbutz Hatzerim giải phóng vào tháng 6 năm 1985 để tái hội nhập vào đời sống công cộng trong vai trò tổng thư ký của Liên Minh Kibbutz Thống Nhất (UKM), những người tiền nhiệm cho ông biết rằng đang nắm giữ doanh nghiệp mạnh nhất của nhà nước Israel. UKM là liên minh của kibbutz Meuhab và Ihud, được thành lập vào năm 1980. Với 167 khu định cư, đại diện cho 2/3 số kibbutz của quốc gia. Họ đảm bảo với ông đây là công việc lớn hơn, tốt hơn và ổn định hơn bất cứ công việc nào khác, kể cả so với các ngân hàng.

Mười ngày sau, những người quản lý ngân khố của Liên Minh đến chỗ ông trong hoảng loạn, thốt ra những lời định mệnh “Balas không thể trả lại tiền của chúng ta.” Họ nói tới David Balas, một cố vấn đầu tư, “Quỹ UKM” đã ủy thác cho người này 100 triệu dollar. Đó là thời kỳ lạm phát bùng nổ và những người phụ trách tài chính của UKM cảm thấy có nghĩa vụ phải đảm bảo an toàn cho các quỹ của họ khỏi sự tổn thất giá trị, nhưng họ đã đi quá xa. Một mặt, đó là chuyện bảo vệ tiền trước lạm phát. Mặt khác đó là chuyện tìm kiếm các lợi nhuận phi lý ở những kẻ hở của pháp luật, trong những cái được gọi là “thị trường xám”. Ban đầu các khoản đầu tư chỉ ở quy mô nhỏ, nhưng sau đó khi thu nhập kỳ vọng quay về, quy mô đầu tư được gia tăng. 

Người tiền nhiệm Eli Zamir của ông ở Maagan Michael (một kibbutz liên quan tới Hatzerim mà chúng ta sẽ đề cập tới trong bài này) hồi tưởng lại rất khác.

“Có thể là mười ngày trước khi Aharon biết về Balas,” ông nói.

“Mọi thứ kéo dài sáu tháng và chúng tôi đã kêu đến cảnh sát. Đằng nào cũng vậy, chúng tôi thực tế đã thu hồi được 80% số tiền ủy thác cho Balas.”

Rất đáng phải hỏi rằng tại sao UKM vay một số tiền lớn như vậy. Zamir giải thích rằng vấn đề này liên quan đến việc phe Likud cánh hữu lên nắm quyền vào năm 1977. Sự tiến triển đó là đỉnh điểm trong sự thay đổi đáng chú ý của giá trị và ưu tiên quốc gia, ông tin rằng, mặc dù vậy các lãnh đạo của kibbutz đã không nhận ra vào lúc đó. Họ cho rằng chiến thắng trong bầu cử của Likud là một sự ngẫu nhiên lịch sử và sẽ không kéo dài. Cùng lúc đó, các kibbutz đã lớn lên và phát triển, vì vậy họ cần đến tiền. Quỹ phát triển của UKM đã bắt đầu vay tiền trên quy mô ngoài dự tính. Mặc dù tiền thường được chuyển cho các kibbutz cũng như các hợp tác xã và nhà máy của kibbutz địa phương, đôi khi các khoản vay cũng được đảm bảo, nhưng sự đầu tư thực sự vẫn chưa được cần đến.

Zamir cho biết về việc UKM không biết cách bảo vệ tiền trước lạm phát. Không có ngân hàng nào hữu ích, ngay cả ngân hàng Hapoalim (ngân hàng Công Nhân, lúc đó thuộc về Liên Đoàn Lao Động Histadrut) cũng chỉ cung cấp các biện đảm bảo tiền chống lại lạm phát nhưng không chống lại sự mất giá. Các lãnh đạo UKM viện tới Balas trong sự tuyệt vọng, hy vọng rằng ông ta sẽ là cứu cánh của họ trong cả việc chống lại lạm phát cũng như chống mất giá tiền.

Chỉ hai năm trước khi Liên Minh Kibbutz mất tiền vì khờ dại và đầu cơ vô đạo đức, một số kibbutz và các thiết chế tài chính của họ đã tổn thất lớn khi cổ phiếu tại các ngân hàng chủ chốt của Israel, vốn bị thổi giá, bị mất giá mạnh. Vào lúc đó, chính quyền đã giải cứu họ, cũng như đã cứu thoát hàng ngàn cá nhân người Israel, bằng cách nắm quyền sở hữu các ngân hàng đang gặp rắc rối. 

Vào lúc ấy thì không có nhiều thất bại trong đầu tư bị lên án nhưng sự thật là các kibbutz đều đã đầu tư trên thị trường chứng khoán. Nguyên nhân bổ sung cho sự quan ngại này là những người quản lý tiền của kibbutz đã tiến hành đầu tư mà không được ủy quyền thích hợp. Giờ đây, với “vụ Balas”, rõ ràng là các viên chức tài chính đã không học được gì mà vẫn tiếp tục hoạt động đáng ngờ của họ.

Mặc dù nhiều thành viên kibbutz bị sốc khi họ biết điều gì xảy ra, vụ Balas và tổn thất cổ phiếu ngân hàng chỉ là phần nổi của tảng băng. Nếu chỉ có tiền tổn thất trong đầu tư thì điều đó có thể xử lý tương đối dễ dàng. Tuy vậy, sự mạo hiểm đó là triệu chứng của thứ gì đó nghiêm trọng hơn: Liên Minh Kibbutz - Kibbutz Artzi cũng như UKM và nhiều kibbutz đơn lẻ khác – đã vay tiền trên quy mô lớn mà không có gì đảm bảo là họ có thể trả lại. 

Ban đầu các khoản vay của kibbutz và sự hợp tác của họ như quỹ UKM không kết nối với nhau và khi tỷ lệ lạm phát gia tăng thì họ dễ dàng trả lại chúng. Mặc dù vậy, thói quen đã trở thành sự nghiện ngập và khi ngay cả các khoản vay gắn với chi phí sinh hoạt thì các kibbutz, quỹ của họ, các nhà máy địa phương và hợp tác xã bắt cũng vay mượn. Không có sai lầm nghiêm trọng trong chuyện vay mượn, nếu họ đầu tư vào các chi nhánh nông nghiệp mới, đó sẽ là hành vi hoàn toàn chấp nhận được. Không may mắn là đa số tiền được đầu tư vào các biện pháp để cải thiện mức sống của các thành viên kibbutz. Vào những năm 1970, nhiều kibbutz đã mang con cái về nhà ngủ, một phần lớn số tiền vay mượn được chi ra để mở rộng các căn hộ cá nhân nhằm đáp ứng sự thay đổi này. Các khoản chi tiêu khác là nhà ăn, bể bơi, phòng tập thể thao, nhà hát, sân bóng đá và thư viện.

Vào đầu những năm 1980, lạm phát ở Israel vượt qua mức 400% và có nguy cơ tăng cao hơn. Vào năm 1985, chính quyền giải quyết lạm phát bằng các biện pháp quyết liệt và đưa nó vào tầm kiểm soát. Điều này đạt được bằng cách áp dụng một lần việc giảm giá 15% đồng tiền của Israel và cố định tiền lương cũng như giá cả, trong khi thả nổi lãi suất rất cao. Mặc dù chiến thuật có hiệu quả và tỷ lệ lạm phát giảm nhanh nhưng hàng trăm doanh nghiệp đã phá sản.

Phản ứng đầu tiên của Liên Minh Kibbutz chứa đựng sai lầm cơ bản: Họ yêu cầu ngân hàng giãn nợ. Yêu cầu này sẽ có ý nghĩa nếu như họ có phương tiện để trả nợ trong thời gian dài hơn, nhưng đa phần là họ không có những phương tiện đó. Hơn nữa, khi lãi suất tăng vọt, khoản nợ của kibbutz cộng đồng nhanh chóng tăng lên 5 và 6 tỷ dollar. Họ không có cách nào trả nợ.

Không chỉ có kibbutz trong tình trạng này. Các làng hợp tác xã moshav và nông dân cá thể cũng đối mặt với vấn đề tương tự, cùng với hàng trăm doanh nghiệp nhỏ khắp đất nước, nhưng kibbutz đặc biệt dễ tổn thương, khi họ lạm dụng vốn và không có tài sản thế chấp. Toàn bộ các doanh nghiệp kibbutz đều dựa trên tín dụng. Nhiều doanh nghiệp tư nhân có thể thoát khỏi khủng hoảng do việc đóng băng tiền lương là biện pháp cắt giảm chi tiêu hiệu quả, nhưng kibbutz không trả lương theo nghĩa thông thường. Sự mất giá của tiền đã gia tăng chi phí sinh hoạt của các thành viên, có nghĩa là mức sống của nhiều kibbutz đã giảm mạnh.

Liên Minh Kibbutz có hai thứ thuận lợi: chính quyền không muốn sự sụp đổ hàng loạt của các kibbutz (hay moshavim và các nông dân cá thể), ngân hàng không thu được gì khi tịch biên các tài sản không sinh lợi. Ngân hàng sẽ làm gì với việc thu hoạch sữa thua lỗ, một nhà ăn đang xây dở, hay một nhà máy đang gặp khó khăn? Hơn nữa, ngân hàng cũng có trách nhiệm về những gì đã xảy ra. Nếu như các kibbutz đã hành động cực kỳ ngu ngốc thì sự ngu ngốc đó đã được ngân hàng dung túng. Các kibbutz không trả nợ; ngân hàng đã tiếp tục gia hạn cho họ. Do vậy, con đường duy nhất để thoát khỏi sự điên rồ này là thỏa thuận ba bên giữa chính quyền, ngân hàng và kibbutz.

Tiến sĩ Shimon Ravid, hiện nay là giám đốc điều hành hỗn hợp của ngân hàng Hapoalim, ngân hàng lớn nhất của Israel, từng là giám đốc tài chính của Cục Do Thái, chịu trách nhiệm về định cư nông nghiệp ở Israel, khi quy mô của cuộc khủng hoảng kibbutz (cũng như các khu định cư khác) trở nên rõ rệt. Shimon Peres là thủ tướng của Israel, lãnh đạo của chính quyền thống nhất quốc gia, đã áp đặt gói giải pháp kinh tế chống lạm phát, ông ta bổ nhiệm Ravid làm cố vấn đặc biệt về chương trình khôi phục lĩnh vực nông nghiệp.

Vào năm 1986, cuộc khủng hoảng vẫn còn trong trứng nước và chỉ có các hợp tác xã moshav và 36 kibbutz đối mặt với nợ nần không thể thanh toán.

Ravid đưa ra một gói giải pháp kết hợp giữa xóa nợ có cân nhắc và giãn nợ. Theo các điều khoản của “Kế Hoạch Ravid”, chính quyền sẽ cung cấp cho ngân hàng khoản tín dụng cần thiết nhưng không bao hàm một nghĩa vụ tài chính trực tiếp. Vào lúc mà Ravid trình bày đề xuất, một cuộc bầu cử đã diễn ra, Yizhak Shamir của đảng Likud cánh hữu trở thành thủ tướng, nhưng ông ta và bộ trưởng bộ tài chính vẫn ủng hộ kế hoạch. Không may mắn cho các kibbutz là một số lượng lớn đảng viên của Likud thì không. 

Mặc dù chính quyền, ngân hàng và kibbutz cũng như moshav đồng ý với gói giải pháp, một nhóm thành viên Likud của Knesset, quốc hội Israel, đã bác bỏ Kế Hoạch Ravid tại Ủy Ban Tài Chính của Knesset. Bất chấp sự chấp thuận của chính phủ, một số thành viên ủy ban đã nói thẳng với Ravid rằng họ không quan tâm tới việc bảo lãnh cho các khu định cư, họ vốn coi đó là một phần thiết chế của đảng Lao Động. Do vậy, Kế Hoạch Ravid trở thành dĩ vãng, một kế hoạch giải cứu tham vọng hơn vào ba năm sau được đặt ra. Ravid vẫn tiếp tục thuyết phục mọi người rằng kế hoạch của ông ta sẽ có hiệu quả và chi phí vào lúc đó sẽ là tương đối thấp. Ông khẳng định rằng kế hoạch đã bị bác bỏ vì những lý do chính trị nhỏ bé. Khi kế hoạch giải cứu được triển khai, nó khiến đất nước tiêu tốn rất nhiều tiền. 

Tiến sĩ Ariel Halperin, người chịu trách nhiệm chính về kế hoạch khôi phục, Thỏa Thuận Kibbutz 1989, có quan điểm triết lý hơn. Cần phải ghi nhận rằng Thỏa Thuận đã được bổ sung hai lần – vào năm 1996 và năm 1999 – ông cho rằng cuộc khủng hoảng lớn và phức tạp lớn tới mức chính quyền, ngân hàng và kibbutz cần thời gian để hiểu rõ các khuynh hướng của nó. Theo ý kiến của ông ta, đó là vấn đề phải giải quyết theo nhiều bước.

Trong khi đó vấn đề nợ nần của moshav được giải quyết bằng lập pháp, nhưng nợ của kibbutz thì vừa lớn hơn lại vừa phức tạp hơn. Vấn đề này được giải quyết (như Ravid trước đây đã đề xuất) bằng thỏa thuận tự nguyện giữa chính quyền, ngân hàng và các kibbutz. Tuy vậy, cho đến lúc đó vấn đề vẫn quá phức tạp để xử lý. Nợ tập thể đã gia tăng mạnh và nhiều kibbutz bị ảnh hưởng.

Một ủy ban thỏa thuận kibbutz độc lập được chính quyền, ngân hàng và kibbutz thiết lập để giám sát thỏa thuận, được một doanh nghiệp phi lợi nhuận hỗ trợ, với một nhóm các nhà kinh tế, kế toán và luật sư. Đó là nhóm đã tạo ra Thỏa Thuận Kibbutz năm 1989, hiện giờ tất cả các kibbutz của quốc gia đều tham gia – không chỉ 36 kibbutz trước kia. Thỏa Thuận Kibbutz là một khuôn khổ cho hàng trăm thỏa thuận khác. Ủy ban chịu trách nhiệm về các đầu vào kinh tế, nhiều giao dịch tài chính cũng như các chương trình khôi phục riêng lẻ của các kibbutz khác nhau. Ủy ban cũng đóng vai trò là trọng tài khi mâu thuẫn xuất hiện giữa ba bên. 

Cả Ravid và Halperin đều nhấn mạnh rằng sự phức tạp của vấn đề là kết quả của hệ thống đảm bảo qua lại không được định trước, hệ thống chi phối các hoạt động kinh tế của kibbutz. Hệ thống bắt nguồn từ những năm 1920 và 1930, khi kinh tế Do Thái được xây dựng chủ yếu bởi phong trào lao động ở Palestine.

Vào năm 1920, Liên đoàn Lao động Do Thái Histadrut được các nhóm và đảng lao động tồn tại hồi đó thành lập, bao gồm cả các đại diện của kibbutz, để thiết lập một “Cộng Đồng Công Nhân Do Thái” ở Palestine. Ban đầu nó là một tổ chức điều phối của các hội đồng công nhân và công đoàn, sau đó nhanh chóng vươn ra với phong trào thanh niên, câu lạc bộ thể thao, chi nhánh tiếp nhận người nhập cư và trao đổi lao động. Trước khi Histadrut tham gia vào an sinh xã hội rất lâu, họ đã có quỹ ốm đau Kupat Holim, do các công nhân nông nghiệp thành lập, cũng như các quỹ hưu trí, thất nghiệp, tàn tật, góa bụa và mồ côi.

Tại đại hội thứ hai vào năm 1923, Histadrut thiết lập Hevrat Ovdim (Doanh Nghiệp Công Nhân) để tổ chức các hoạt động kinh tế của cộng đồng công nhân dựa trên sự hỗ trợ qua lại và trách nhiệm. Mọi thành viên của Histadrut cũng là thành viên của Hevrat Ovdim, sở hữu toàn bộ các thể chế hợp tác và tài chính của Histadrut.

Trong số các doanh nghiệp của Histadrut có ngân hàng Hapoalim (Ngân Hàng Công Nhân); công ty xây dựng Solely Boneh, thành lập Koor Industries cho các nhà máy của họ; công ty nhà ở Shikun Ovdim; công ty bảo hiểm Sneh; hiệp hội marketing Tnuva; hợp tác xã mua sắm Hamashbir. Vận tải công cộng được các hợp tác xã xe bus Dan, Egged và Mekasher đảm nhiệm.

Tất cả các công nhân nông nghiệp tham gia công đoàn, bao gồm cả các thành viên kibbutz, là thành viên của chi nhánh Hevrat Ovdim, Nir Shitufi, vốn hướng tới mục đích khuyến khích nông nghiệp hợp tác, hiện đại hóa nông nghiệp, đào tạo công nhân mới cũng như mở rộng hỗ trợ tài chính cho nông dân. Trong quá trình phát triển, Nir Shituri trở thành công ty mẹ, đại diện cho kibbutz và moshavim trong việc cho thuê đất và vay nợ, tránh các thỏa thuận đơn lẻ. Trong nhiều năm, Histadrut và các doanh nghiệp của nó đã trở thành sức mạnh kinh tế thống trị ở nhà nước Do Thái đang trỗi dậy. 

Tuy vậy, những cánh tay tài chính của phong trào Zionist – Cục Do Thái cho Palestine, Quỹ Quốc Gia Do Thái, Quỹ Foundation – không phải là một phần của Histadrut, chúng hợp tác với nhau và dần dần được điều hành bởi cùng một đội ngũ nhân sự. Tổng thư ký của Histadrut, David Ben-Gurion, từng được bầu làm chủ tịch của Cục Do Thái và trở thành thủ tướng đầu tiên của Israel. Do vậy, Cục Do Thái và Histadrut là những phôi thai gắn kết chặt chẽ với nhau, mà từ đó nhà nước sinh ra, mặc dù chúng tiếp tục tồn tại sau khi nhà nước được thiết lập. Do vậy, liên minh do đảng Lao Động Mapai của Ben-Gurion lãnh đạo đã điều hành Israel trong suốt ba thập kỷ đầu tiên.

Đất nước Israel bị một nền kinh tế lao động thống trị, với khuynh hướng hợp tác xã mạnh mẽ. Mặc dù các kibbutz luôn chỉ là thiểu số trong xã hội, hầu hết chỉ chiếm 3% dân số, song chúng hoạt động trong môi trường cực kỳ thuận lợi. Vì lý do đó chúng đã thịnh vượng; vì lý do đó chúng được hỗ trợ bất cứ khi nào có vấn đề xuất hiện; vì lý do đó mà cuộc bầu cử năm 1977 là một cú sốc đối với Liên Minh Kibbutz. 

Cũng phải nói một cách công bằng rằng năm 1977 đã trở thành đỉnh cao của một quá trình trong xã hội Israel, xác nhận sự thay đổi các quan niệm và giá trị về kinh tế và xã hội của Israel. Quá trình này được đảng Lao Động khởi đầu vào những năm 1960, khi họ thúc đẩy công nghiệp hóa và khuyến khích đầu tư tư nhân. Khi đảng Lao Động quay lại nắm quyền sau đó, bất kể là dưới dạng liên minh thống nhất quốc gia hay tự bản thân họ, họ là đảng theo đuổi “thị trường tự do” và chỉ sẵn sàng hỗ trợ kibbutz hơn đảng Likud. Từ lâu, hợp tác xã không còn là điều tốt đẹp. Kibbutz không thể kêu gọi tình cảm từ lý tưởng và Ủy Ban Thỏa Thuận Kibbutz xử lý cuộc khủng hoảng đúng theo khái niệm kinh doanh. 

Ưu tiên thứ nhất của ủy ban là đối đầu với hệ thống bảo lãnh qua lại, vốn không thích hợp vào những năm 1980 và theo nhiều cách bắt nguồn từ những năm 1930. Tất các các kibbutz của Liên Minh Kibbutz Thống Nhất đều là thành viên của Quỹ UKM. liên Minh Kibbutz Artzi có quỹ riêng. Bên cạnh đó còn có các doanh nghiệp kibbutz địa phương, bao gồm các nhà máy, lò mổ, nhà máy đông lạnh, doanh nghiệp chế biến thực phẩm và các kho hàng. Các doanh nghiệp địa phương và quốc gia kết nối với nhau và với từng kibbutz riêng biệt bằng một hệ thống bảo lãnh qua lại, có nghĩa là bên cạnh khoản nọ của bản thân, mọi kibbutz đều có nghĩa vụ thanh toán khoản nợ tập thể khổng lồ. 

Ủy ban tìm cách chặn “con bạch tuộc” này lại, cho phép mỗi kibbutz tự xử lý vấn đề kinh tế của bản thân. Sau một thời gian, điều đó thành công, rõ ràng là thỏa thuận năm 1989 có thể không được triển khai. 130 kibbutz – hơn một nửa – đã không thể trả các khoản nợ đã được giãn. Vào năm 1996, một Thỏa Thuận Kibbutz bổ sung được đàm phán và vào năm 1999 một điều khoản bổ sung đã được thông qua.

Thỏa thuận sau này đã đặt ra vấn đề về đất đai trong thỏa thuận, khai thác thực tế là 55 kibbutz đang nắm giữ những vùng đất có giá trị ở trung tâm của đất nước. Nó cho phép sự xóa nợ cho các kibbutz nằm ở khu vực hẻo lánh, giãn nợ cho các kibbutz nằm ở khu vực trung tâm để “bán lại” một phần đất đai của họ cho chính quyền, đất đai đó sẽ dùng để bù đắp cho các ngân hàng.

Thỏa thuận về đất đai đã gây ra xung đột đáng kể ở Israel, do hầu hết các kibbutz thuê đất đai quốc gia và thỏa thuận thuê đất của họ quy định rằng nếu họ không cần đất đai cho nông nghiệp hay công nghiệp thì họ phải trả lại đất đai cho quốc gia. 

Nhiều tin tức xuất hiện trên truyền thông về việc “cướp bóc đất đai quốc gia”. Mặc dù vậy, ủy ban phủ nhận rằng đề xuất của họ là quá ưu ái đối với các kibbutz. Ủy ban đã quyết định công nhận quyền của các kibbutz, chiếm hữu đất đai trong thời hạn từ 40 đến 60 năm và đưa ra một nhượng bộ. Đáng chú ý là vấn đề có thể được đưa ra tòa án để xem xét xem việc chiếm hữu của kibbutz có được coi là trao quyền cho họ không, nhưng không có bất cứ người cáo buộc nào thử làm như vậy. Cũng cần phải chỉ ra rằng một số kibbutz và moshav – trong đó có Givat Brenner mà chúng ta đã nhắc tới – mua đất bằng tiền của họ trước khi quốc gia Israel được thành lập và sau đó đã hiến đất cho Quỹ Quốc Gia Do Thái. Số đất đai đó trở thành đất đai của nhà nước. Trong trường hợp của Givat Brenner thì dĩ nhiên là từ cướp bóc trở thành lố bịch. 

Mặc dù còn quá sớm để nói rằng cuộc khủng hoảng nợ của kibbutz đã qua đi, song chúng ta có thể nói rằng sau các thỏa thuận 1989, 1996 và 1999, nó đã được kiểm soát. Một số kibbutz vẫn tiếp tục có vấn đề tài chính nghiêm trọng, nhưng rõ ràng là chúng sẽ được xử lý cùng với thời gian. Tuy vậy, vết thương đã tàn phá lối sống kibbutz trong hơn 15 năm qua có thể không hàn gắn được. Ở nhiều kibbutz, sự tin tưởng giữa kibbutz và các thành viên riêng lẻ hầu như đã đổ vỡ. Ngay cả khi không có cuộc khủng hoảng, kibbutz chắc chắn cũng nằm trong một quá trình thay đổi, nhưng cuộc khủng hoảng đã mang tới một động lực lớn cho quá trình đó, khiến cho kibbutz mất kiểm soát và gây ra những hoài nghi chết chóc về sự sống sót của kibbutz trong vai trò một thể chế.

Ở các kibbutz và quy mô quốc gia, một cuộc tranh luận gay gắt đã nổ ra. Có nhiều người tin rằng kibbutz là nạn nhân của các vấn đề kinh tế của Israel. Họ lập luận rằng những chính sách khắc nghiệt được áp dụng để kìm hãm lạm phát năm 1980 đã phá vỡ các kibbutz. Có nhiều người coi cuộc khủng hoảng nợ của kibbutz là “giả tưởng” xuất phát từ sự phi điều tiết ngân hàng đối với lãi suất cao bất hợp pháp. Đây là điều không thể chứng minh được và thậm chí những sự cáo buộc đó có chút ít sự thật nào thì kibbutz phải chịu trách nhiệm về việc không nhận thức được tình hình lúc đó. Ít nhất thì họ cũng phải chịu trách nhiệm về công việc kế toán cẩu thả.

Đối với Aharon Yadlin, cựu chủ nhiệm văn phòng chính phủ và là thành viên của một kibbutz thịnh vượng, câu trả lời rất đơn giản: Người quản lý tiền của kibbutz phải bị lên án vì đã đưa đa số các kibbutz đến bờ vực sụp đổ. Mặc dù Yadlin không có ý định trở thành chuyên gia kinh tế, ông ta đã trích dẫn ví dụ về kibbutz của mình, Hatzerim, vẫn tiếp tục đầy tin tưởng vào các nguyên tắc bình đẳng, không bao giờ vay nợ, không bao giờ thuê lao động từ bên ngoài và mong đợi các thành viên làm việc chăm chỉ. Ông ta khẳng định Hartzerim là bằng chứng tích cực cho thấy hệ thống kibbutz có hiệu quả. 

Một ví dụ cực đoan khác là Israel Oz, quan chức cao cấp của bộ tài chính thời đó, người đã tham gia soạn thảo Thỏa Thuận Kibbutz theo lệnh của chính quyền. Oz coi kibbutz là “một sự hoang tưởng về kinh tế” chỉ có thể sống sót chừng nào còn được hỗ trợ. Ông ta khẳng định, ngay khi kibbutz xuất hiện trong thế giới thực thì 80 đến 90% số chúng không thể chi trả cho lối sống của chúng. Ông ta khinh rẻ những người tin tưởng như Yadlin, những người cho rằng kibbutz truyền thống có thể sống sót và thịnh vượng.

“Có bao nhiêu Hatzerim ở đây?” ông ta hỏi. “Thậm chí không đến một tá!” Hệ thống dựa trên sự phụ thuộc, Oz tuyên bố. Các thành viên của kibbutz hoàn toàn phụ thuộc vào kibbutz. Họ thậm chí không trông nom con cái. Họ không chịu trách nhiệm về đời sống hàng ngày và ra quyết định giống như mọi người khác. Mọi thứ đều được các thể chế của kibbutz làm cho họ. Mặc dù Oz thừa nhận mọi xã hội đều phải trợ cấp cho nông nghiệp song ông ta phân biệt giữa hỗ trợ một nông dân cá thể với “chi trả cho một nhà trẻ em và nhà ăn tập thể, thứ tiêu tốn một khoản tiền khủng khiếp chỉ để sưởi ấm trong mùa đông hay chạy máy điều hòa nhiệt độ vào mùa hè.”

Kibbutz là công cụ hữu hiệu để thử nghiệm, thiết lập biên giới và xây dựng một quốc gia mới, Oz nói, nhưng nó không bao giờ là lối sống khả thi trong các điều kiện bình thường. Ông ta hiện là nhà tư vấn, cố vấn cho các kibbutz về sự thay đổi lớn trong cấu trúc kinh tế của họ, về vấn đề phân bổ tài sản cho các thành viên và cấu trúc tiền lương theo nguyên lý “tặng thưởng cho nỗ lực”.

Thực tế cho thấy cả Yadlin và Oz đều quá trớn. Trong khi chỉ có rất ít kibbutz là giàu có như Hatzerim, khoảng 50 kibbutz thành công cho thấy hệ thống có hiệu quả. Cùng lúc đó, hơn hai trăm kibbutz ở nhiều cấp độ khủng hoảng khác nhau cho thấy có sai lầm nghiêm trọng. Hầu hết các thành viên kibbutz chín chắn đều thừa nhận rằng kibbutz, đã tồn tại trong một thời đại khác, phải thay đổi một cách thích hợp nếu như chúng muốn sống sót trong thế giới hiện đại. 

Chủ ngân hàng Shimon Ravid không chuẩn bị để xóa sổ kibbutz trong vai trò hệ thống tổ chức kinh tế. Ông đồng ý rằng ý tưởng ban đầu của kibbutz Hameuhad vào những năm 1920 về việc tạo ra quốc gia Do Thái mới như là một kibbutz lớn là phi thực tế, do lối sống kibbutz không phù hợp với đa số. Ông cho rằng, điều này không có nghĩa là các đơn vị thiểu số dựa trên nguyên tắc cộng đồng không thể tồn tại. Các kibbutz đã tồn tại suốt hơn một nửa thế kỷ. Đó là khu vực nông nghiệp hiệu quả nhất của Israel và cũng hoạt động hiệu quả hơn trung bình trong công nghiệp.

Theo quan điểm của Ravid, cấu trúc kibbutz rất phù hợp với công nghệ cao, nhưng các liên minh đã không may mắt khi đạt đến đỉnh cao trong “thời đại plastic” vào những năm 1960. Khi thời kỳ công nghệ cao đến vào những năm 1980, hầu hết các kibbutz không còn năng lượng và tài nguyên để chiếm lĩnh công nghệ cao nữa. Cuộc khủng hoảng của những năm 1980s khiến cho các thành viên của kibbutz không hài lòng và phá hủy những thứ cho đến nay trở thành các năng lực đáng giá đối với sự thích nghi. Ravid đồng ý rằng sự thay đổi nghiêm túc trong hệ thống sẽ rất cần thiết, nhưng nếu không có khủng hoảng kinh tế, chúng sẽ được triển khai theo một cách có trật tự hơn.

Trả lời những cáo buộc rằng kibbutz luôn được các tổ chức định cư và chính quyền hỗ trợ, Ravid ghi nhận rằng mọi quốc gia đều phải trợ cấp cho khu vực nông thôn: Hoa Kỳ chi hàng tỷ dollar trợ cấp cho nông nghiệp; Chính quyền Na-uy đổ tiền vào các khu vực miền bắc; Người Đức hỗ trợ cho các vườn nho dọc bên bờ sông Rhein, ngay cả khi chúng không bao giờ trở nên cạnh tranh. 

Ravid nói, “Câu hỏi căn bản là có phải anh muốn chỉ có các thành phố với vùng ngoại vi bị bỏ mặc, hay anh muốn duy trì một vùng nông thôn lành mạnh có thể mang lại cho chúng ta cuộc sống tốt hơn?” Nếu các kibbutz không sống sót dưới một số dạng, điều đó sẽ khiến kho bạc quốc gia tổn thất nhiều hơn trong dài hạn và toàn bộ xã hội Israel cũng sẽ phải gánh chịu thiệt hại. Ravid nói. 

Ariel Halperin đã đắm chìm trong vấn đề kể từ khi ông trở thành chủ tịch của Ủy Ban Thỏa Thuận Kibbutz vào năm 1992. Ban đầu Halperin, người được sinh ra và lớn lên trong một kibbutz, bị thuyết phục rằng với các điều chỉnh tương đối nhỏ và kế hoạch khôi phục kinh tế tinh tế, lối sống kibbutz có thể tồn tại nguyên vẹn. Sau đó ông nhận ra rằng vấn đề nghiêm trọng hơn và cần phải có những sự thay đổi căn bản. 

Halperin chỉ ra một số cách mà theo đó hầu hết các kibbutz đang suy sụp, ngay cả khi vấn đề nợ nần của họ được giải quyết. Về mặt tổng thể, kinh tế của kibbutz đang trì trệ và điều này diễn ra ngay cả trong các thời kỳ mà kinh tế Israel tăng trưởng khá nhanh. Năng suất tính theo đầu người của các thành viên kibbutz thấp hơn trung bình, dẫn đến mức sống thấp. Dân số kibbutz đã giảm theo khía cạnh tuyệt đối kể từ cuối những năm 1980, Trên hết, hệ thống việc làm đã sụp đổ.

Như chúng ta đã thấy, các kibbutz đã sử dụng công nhân bên ngoài trong nhiều năm, nhưng cho đến gần đây thực tế này mới chủ yếu giới hạn trong các nhà máy. Nguyên lý tự lao động chủ yếu được duy trì trong các dịch vụ và nhiều nhánh nông nghiệp. Mặc dù vậy, ngày nay công nhân được thuê có thể thấy ở mọi nhánh của kibbutz, họ thay thế các thành viên thích làm công việc bên ngoài. Người ngoài làm việc ở nhà trẻ em, trường mẫu giáo và trường học, nhà bếp, chuồng bò, chuồng gà, vườn cây và cánh đồng. Đáng chú ý là họ thường xuyên phục vụ như là các quản lý cấp cao trong các nhà máy của kibbutz, đôi khi nhận được phần tiền lương rất lớn. Chúng ta đã thấy ví dụ này ở Givat Brenner, với các giám đốc điều hành được thuê. 

Mặc dù những sự phát triển này có thể khiến cho những người sáng lập kibbutz bật dậy khỏi mộ song chúng không hoàn toàn là gây hại.

Một trong những ý tưởng của kibbutz mà Yehuda Harel đưa ra là làm cho kibbutz trở nên hấp dẫn hơn bằng cách cho phép cách thành viên tự do lựa chọn công việc. Việc buộc các thành viên chịu trách nhiệm về khoản thu nhập đảm bảo cho cuộc sống của họ có thể gia tăng năng suất lao động, như chúng ta đã thấy trong trường hợp của Hasolelim. Nhưng Halperin cũng thấy rằng hiện nay về tổng thể thì các thành viên làm việc ở ngoài kiếm được ít hơn so với phí tổn mà kibbutz dùng để thay thế họ. Bản kết toán là âm. Các quản lý cấp cao kiếm được khoảng 100.000 dollar mỗi năm từ kibbutz mà họ làm việc; rất ít thành viên kibbutz kiếm được chừng đó tiền.

Halperin tin rằng công việc quan trọng nhất mà các kibbutz phải thực hiện là tìm ra cơ chế khôi phục sự tin cậy giữa các thành viên kibbutz và kibbutz của họ. Sự biến đổi này cần đến một sự thay đổi cấu trúc căn bản bởi vì thành viên ở kibbutz truyền thống không có gì ngoài lời hứa là kibbutz sẽ luôn luôn chăm sóc họ và gia đình. Mặt khác, mặc dù các thành viên được kỳ vọng làm việc ở nơi mà cộng đồng quyết định là họ nên làm việc, nhưng không có cách nào bắt buộc họ làm vậy. Công đồng không có quyền lực thực tế đối với thành viên hay lên án pháp lý đối với họ.

Toàn bộ hệ thống dựa trên sự tin cậy và nó hoạt động bởi vì cả hai phía giữ lời hứa. Với rất ít ngoại lệ, các thành viên thực hiện bất cứ công việc nào kibbutz giao cho họ; kibbutz chăm sóc mọi mặt trong cuộc sống của thành viên từ khi họ sinh ra cho tới khi họ xuống mộ. Kibbutz lại được các Liên Minh Kibbutz hỗ trợ, các Liên Minh Kibbutz nhận được sự hỗ trợ từ Cục Định Cư Do Thái, vốn được chính quyền Israel hỗ trợ, trong một bầu không khí xã hội nhìn chung thuận lợi.

Vì lý do này, trong những cuộc khủng hoảng kinh tế trước đây một số người luôn sẵn sàng thanh toán các khoản nợ. Cuộc khủng hoảng đầu tiền vào những năm 1920. Các cuộc khủng hoảng tiếp theo vào những năm 1930, 1950 và 1960, nhưng phong trào vẫn luôn được “hệ thống” giải cứu bởi vì các khu định cư – cả kibbutz và moshav – được coi là sống còn đối với sự thành công của doanh nghiệp Zionist.

Tại sao lĩnh vực nông nghiệp trong cộng đồng Do Thái thời tiền quốc gia ở Palestine và sau đó là ở quốc gia Israel cần được giải cứu thường xuyên? Một phần của câu trả lời, như Ravid đã chỉ ra, là khu vực nông thôn ở mọi quốc gia đều phải được trợ cấp, nhưng những người khác cũng ghi nhận những thất bại nghiêm trọng trong năng suất của kibbutz. Như tiến sĩ Amir Helman đã ghi nhận, đáng ngạc nhiên là trái ngược với những gì mà các nhà kinh tế chuyên nghiệp dự đoán.

Helman sinh ra tại kibbutz Afikim ở thung lũng Jordan. Ông dạy kinh tế học và quản lý – bao gồm cả “kinh tế học thay thế” – tại trường đại học Ruppin trong 21 năm qua. Ông cũng giảng dạy tại một số trường đại học, tham gia nhiều ủy ban và thực hiện nhiều nghiên cứu ở Israel cũng như quốc tế. Ông ghi nhận rằng vào những năm 1920, các nhà kinh tế học chuyên nghiệp quả quyết rằng nếu không có các phần thưởng vật chất thông thường thì các thành viên kibbutz sẽ sản xuất ít hơn và tiêu dùng nhiều hơn người ở các doanh nghiệp tư nhân. Họ đã sai: các thành viên kibbutz siêng năng và tự nguyện – thậm chí là cạnh tranh – cho những công việc khó khăn nhất mà không có phần thưởng vật chất. Điều này là đúng, như chúng ta đã thấy, vào nững ngày đầu lý tưởng của Degania, khi những người tiên phong thấy thỏa mãn trong việc tạo ra thứ gì đó mới và phục vụ cho các thành viên theo họ, mà không cần có phần thưởng cá nhân. 

Một sự tiến triển đáng chú ý khác, trái ngược với các dự báo của chuyên gia kinh tế, quan ngại về sự đầu tư quá mức, như chúng ta đã thấy trong trường hợp của Givat Brenner, vào đầu những năm 1930. Các nhà kinh tế học cho rằng cấu trúc tập thể sẽ dẫn đến sự thiếu nỗ lực và thiếu sáng kiến. Trên thực tế, mọi thứ ngược lại: kibbutz là xã hội năng suất, trong đó đầu tư rất cao. Các quản lý của kibbutz nói chung rất có tinh thần kinh doanh, bởi vì mục tiêu tổng thể của chủ nghĩa Zion là mở rộng và tăng trưởng và bởi vì hệ thống bảo lãnh qua lại ngăn chặn mọi rủi ro thực tế. Một vấn đề khác là hệ thống quản lý luân phiên dân chủ của kibbutz, có nghĩa là giống như các chính khách hay các quan chức dân cử, họ muốn chứng tỏ bản thân càng nhanh càng tốt. Đồng thời, cấu trúc của kibbutz có nghĩa là người quản lý không phải giải trình trước ban giám đốc. Anh ta thực sự chịu trách nhiệm trước đại hội của kibbutz, nhưng đó không phải là cơ quan chuyên môn và các quản lý không phải chịu trách nhiệm cá nhân khi anh ta thất bại. Vị trí thành viên của anh ta trong kibbutz được đảm bảo, ngay cả khi sự phục vụ của anh ta đối với kibbutz là thất bại. Nếu chúng ta bổ sung thêm thực tế là mọi kibbutz đều được Liên Minh Kibbutz, Cục Do Thái và chính quyền hỗ trợ thì rõ ràng là hệ thống đã thúc đẩy doanh nghiệp đến điểm phi lý.

Cấu trúc của kibbutz có một yếu điểm nội tại, có thể tóm tắt bằng một từ: nhân đôi. Đây là sự thật khó chịu trong lời lên án của Israel Oz về việc nhà ăn tập thể, nhà trẻ em, giặt là và cửa hàng quần áo – chưa nói đến bể bơi, nhà hát và phòng tập thể thao – là hoang phí. Mặc dù nhà ăn tập thể đặc trưng cho lối sống kibbutz, nhưng nó ít có ý nghĩa khi mỗi căn nhà đều có bếp và phòng ăn, các thành viên có thể ăn thỏa thích ở nhà. Nhà trẻ em lớn một cách không cần thiết khi mà trẻ em của kibbutz ngủ ơ nhà. Cũng giống như vậy, giặt là tập thể (trừ khi nó trở thành dịch vụ thương mại) là điều xa xỉ khi mỗi căn nhà đều có máy giặt.

Bên cạnh đó, nhiều thành viên kibbutz tiếp tục tận hưởng mức sống trung lưu trong thi tham gia vào tổ chức của giai cấp lao động. Chính xác về mặt tư tưởng thì điều này không có ý nghĩa về kinh tế. Rất thường xuyên có các thành viên kibbutz sống ở mức đỉnh cao của xã hội Israel, trong khi nhận lương ở mức thấp. Hơn nữa, Helman đã chỉ ra, mức sống ở mọi kibbutz của Israel là tương đồng, bất kể sức khỏe kinh tế thực tế của kibbutz ra sao. Do đó, trong khi các kibbutz giàu có có thể tiết kiệm và đầu tư, các kibbutz nghèo ngày càng lún sâu vào nợ nần. Hệ thống kibbutz có tác dụng đối với một số này nhưng không có tác dụng đối với một số khác.

Tình hình kỳ quái này đã ngự trị cho đến những năm 1980 bởi vì chính quyền, Cục Do Thái và Liên Minh Kibbutz coi kibbutz là sự quan trọng sống còn và cung cấp sự hỗ trợ khi cần thiết, như chúng ta đã thấy. Mặc dù vậy, khi cuộc khủng hoảng năm 1985 nổ ra, hệ thống sụp đổ. Các vòng bảo vệ của chính quyền, Cục Do Thái, Liên Minh Kibbutz và kibbutz riêng lẻ đã sụp đổ đối với các thành viên kibbutz bất hạnh. Vào lúc này, chính quyền không chuẩn bị để bảo lãnh cho các khu định cư; Cục Do Thái không sẵn sàng hỗ trợ họ; Liên Minh Kibbutz từ lâu không còn nguồn lực; kibbutz riêng lẻ nhiều khi không thực hiện được lời hứa. 

Đột nhiên các thành viên của kibbutz khám phá ra rằng trên thực tế họ không có gì mặc dù họ tự coi mình là đối tác của một doanh nghiệp thịnh vượng. Họ không có bảo hiểm hưu trí, không có an sinh xã hội, không có nhà, không có bất cứ tài sản gì, không có quyền trao thừa kế - và hầu như chẳng có gì để lại. Các thành viên kibbutz, vốn cảm thấy là những người được đảm bảo nhất trên hành tinh, đột nhiên thấy mình bị bỏ rơi, trần trụi và bị xô đậy giữa một bộ tộc dã man. Sự tổn thương rất sâu sắc: mất sự tin cậy, méo mó. 

Halperin tin rằng với phương pháp đúng đắn thì tình hình có thể được giải quyết. Ông theo đuổi một sự thay đổi căn bản trong hệ thống để thay thế niềm tin của các thành viên riêng lẻ đối với kibbutz. Kibbutz phải thừa nhận về mặt pháp lý quyền của các thành viên đối với tài nguyên. Các nhà máy của kibbutz và các chi nhánh nông nghiệp phải tài trợ cho bảo hiểm y tế, hưu trí và trợ cấp xã hội của các thành viên. Họ phải trả cho việc giáo dục trẻ em. Các thành viên phải sở hữu căn nhà của họ và được trao quyền di chúc phần của họ trong tài sản của kibbutz cho người kế tục.

Mỗi kibbutz sẽ áp dụng mô hình riêng, Halperin đề xuất, nhưng sự phân bổ tài sản cho các thành viên, được đảm bảo bằng luật pháp, là nền tảng của mọi kế hoạch tái tổ chức. Câu hỏi về các khoản thanh toán khác nhau, phần thưởng cho nỗ lực, thanh toán cho làm việc thêm giờ và tư nhân hóa ngân sách đều là bổ sung. Khi niềm tin căn bản được khôi phục và các thành viên phục hồi cảm giác an toàn, phần còn lại sẽ được triển khai. 

Bất kể là Halperin đúng hay không, chỉ có thời gian mới có thể trả lời. Như chúng ta đã thấy trong những chương trước, 5 kibbutz đã nỗ lực thích nghi với tình hình mới. Sau này chúng ta sẽ tìm hiểu một nhóm định cư khác cho thấy các lựa chọn thay thế của tương lai, trong đó có các giải pháp phù hợp với những đề xuất của Halperin.

Mặc dù vậy, trước khi đi tiếp, sẽ rất hữu ích khi quay trở lại xem xét toàn bộ hệ thống giáo dục của kibbutz. Chúng ta phải xem xét cả lý do bên ngoài cũng như bên trong của sự sụp đổ kinh tế vào năm 1985. Có thể là không công bằng khi bỏ qua toàn bộ kết án tiêu cực về những người quản lý tiền của kibbutz, giống như nhiều doanh nghiệp thất bại khác, đặc biệt là trong thời gian khủng hoảng kinh tế chung, nhưng thủ quỹ và kế toán của kibbutz không chỉ hành động thiếu thận trọng theo quan điểm kinh doanh; họ cũng hành động không phù hợp với các giá trị của kibbutz.

Tại sao giáo dục của kibbutz không truyền tải được những giá trị đó? Cảm giác chung về trách nhiệm, vốn mạnh mẽ trong thế hệ sáng lập của kibbutz, được truyền tải cho thế hệ thứ hai, nhưng với thế hệ thứ ba và thứ tư của kibbutz, mệnh đề gốc của các nhà kinh tế đã đúng. Nhiều thành viên luôn không đóng góp năng lực tốt nhất của họ; kibbutz cảm thấy không thể thỏa mãn được nhu cầu của các thành viên.

Sự thật là kibbutz đã sống sót qua bảy thập kỷ, nhưng dường như nó là một ảo giác. Ở mức độ vật chất, hệ thống không phải luôn hoạt động, mặc dù thất bại kinh tế của nhiều kibbutz đã được che dấu. Về mặt lý tưởng cũng vậy, tất cả đều có vẻ như vậy: mặc dù thế hệ thứ ba và thứ tư vẫn tuân theo học thuyết, niềm tin của họ bị giới hạn và họ trở nên hoài nghi. Khi hệ thống đối mặt với khủng hoảng thực sự đầu tiên, một sự sụp đổ kinh tế đã khiến nó phải đối mặt với thế giới, nó hầu như đã sụp đổ và sự sống sót của nó là không chắc chắn.

Vào những ngày đầu của Degania, Yosef Bussel viết, trong một đoạn đã được trích dẫn của cuốn sách này: 
Đối con người, để suy nghĩ và cảm thấy rằng họ phải sống hoàn toàn bình đẳng và hoàn toàn hợp tác, họ phải được sinh ra trong điều đó và để điều đó diễn ra thì phải trải qua nhiều thế hệ. Nhiều điều chúng ta không thể đạt được hôm nay thì các đồng chí lớn lên trong môi trường kvutza mới sẽ đạt được. 
Sau Bussel, các nhà tư tưởng và giáo dục kibbutz đã công khai tuyên bố ý định tạo dựng “con người mới”, một con người được giải phóng khỏi các giá trị tư sản của khát vọng cá nhân và chủ nghĩa vật chất. Trong 70 năm, kibbutz là thể chế có ảnh hưởng lớn lao đối với các thành viên. Không có chế độ toàn trị nào từng thực hiện được sự kiểm soát tuyệt đối đối với các công dân như là kibbutz tự do, tự nguyện, dân chủ đã làm được đối với thành viên của nó. Israel Oz đã đúng khi chỉ ra rằng kibbutz tổ chức mọi mặt đời sống của thành viên: ăn ở, công việc, sức khỏe, giải trí, văn hóa, thực phẩm, quần áo, nghỉ ngơi, sở thích và trên hết là giáo dục và nuôi dưỡng con cái.

Bất chấp những điều kiện tối ưu, dự báo của Bussel đã sai. “Các đồng chí lớn lên trong môi trường kvutza mới” không thấm nhuần các giá trị cộng đồng và bình đẳng. Chương tiếp theo chúng ta sẽ cố gắng khám phá lý do của việc đó.

Thursday, November 19, 2015

TPP và chính quyền mới của doanh nghiệp toàn cầu

Jack Rasmus trong bài "The TPP and the New Global Corporate Government" đã đặt ra câu hỏi về tính dân chủ của TPP. Ông cho rằng TPP sẽ chôn vùi nền dân chủ vốn có của các quốc gia hiện nay, khi nó tạo ra một thể chế chính trị siêu quốc gia của doanh nghiệp. Song điểm mấu chốt là nền dân chủ mà tác giả nhắc tới là nền dân chủ của giai cấp tư sản, doanh nghiệp trên hết cũng là một thể chế của giai cấp tư sản, không có gì là khó hiểu khi giai cấp tư sản vứt bỏ hình thức tổ chức nhà nước đã lỗi thời để xây dựng một hình thức mới phù hợp với họ. Hy vọng giai cấp tư sản sẽ bảo vệ nền dân chủ cũ để chống lại hệ thống nhà nước toàn cầu mới sẽ chẳng bao giờ đi đến đâu. 

TPP và chính quyền mới của doanh nghiệp toàn cầu

Hiệp định TPP vừa mới được công bố là một tài liệu bao gồm 5.554 trang. Hiệp định có 30 chương riêng biệt, chưa tính tới các “phụ lục” đặc biệt và các danh mục. Hiệp định còn có một tài liệu “hướng dẫn bí mật”, nhưng vẫn chưa được công bố, thậm chí các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ cũng chưa được xem, theo lời thượng nghị sĩ Jeff Sessions của Hoa Kỳ. 

Dĩ nhiên, chính quyền cũng công bố một bản tóm tắt của tài liệu 5.554 trang, do Cục Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ soạn thảo, cũng như các tuyên bố của tổng thống Obama. Nhưng độc giả sẽ không thể tìm thấy bản chất của TPP trong những tài liệu đó, vốn được thiết kế để “bán rao” TPP cho công chúng. Trên thực tế, những lời tâng bốc “dành cho sự tiêu thụ của công chúng” đó được thay thế bằng sự xuyên tạc, thêu dệt và dối trá trắng trợn. 

Mặc dù vậy, một tuyên bố của Obama là chính xác. Ông ta gọi TPP là “một loại hiệp định thương mại mới”. Nó chính xác là một loại mới.

TPP không chỉ đơn giản là một văn kiện về kinh tế, về trao đổi hàng hóa, dịch vụ, tiền của nhà đầu tư hay dòng chảy của vốn. TPP trước hết và trên hết là một văn kiện chính trị. TPP là loạt đạn mới nhất do doanh nghiệp toàn cầu khai hỏa vào chủ quyền quốc gia và nhân dân, cũng như vào nền dân chủ. Mấu chốt để hiểu rằng TPP là kế hoạch thiết lập chính quyền toàn cầu của doanh nghiệp toàn cầu nằm ở chương 27 và 28.

Trong chương 27, TPP cung cấp một cơ quan lập pháp mới, có các quyết định sẽ chiếm đoạt chức năng của chính quyền địa phương và quốc gia, cũng như nền dân chủ đại diện – vốn đã bị tiền và sáng kiến của doanh nghiệp tấn công khốc liệt ở khắp mọi nơi. Trong chương 28, TPP cung cấp một loại hệ thống tòa án doanh nghiệp toàn cầu mới, do các luật sư ủng hộ doanh nghiệp và những người được thuê để điều hành, phán quyết của họ không thể được đánh giá, kháng cáo hay bác bỏ bằng hệ thống tòa án hiện tại của bất cứ quốc gia thành viên TPP nào. “Tòa án” của TPP sẽ đứng trên các hệ thống tòa án quốc gia của Hoa Kỳ và các nước khác, vốn đang bị các thế lực doanh nghiệp tấn công dữ dội để thúc đẩy sự áp đặt như là cách thức để lách qua hệ thống tư pháp truyền thống ở Hòa Kỳ. 

“Ủy ban” TPP đóng vai trò thể chế lập pháp-hành pháp toàn cầu của doanh nghiệp 

Chương 27 thiết lập một ủy ban TPP, tạo thành từ các bộ trưởng hoặc quan chức giám sát việc triển khai TPP cũng như sự tiến hóa trong tương lai của nó. TPP được gọi là một “hiệp định sống”, có nghĩa là nó sẽ thay đổi khi có thành viên mới. Mặc dù vậy, điều chưa được giải thích là nếu như nó được Quốc Hội phê chuẩn, liệu các nghị sĩ sẽ lại “phê chuẩn” mỗi khi nó thay đổi? Hay chỉ một lần ban đầu, sau đó cho phép luật sư của doanh nghiệp, CEO và giới quan liêu sở hữu doanh nghiệp được thay đổi theo cách mà họ muốn? 

Theo TPP, các thành viên ủy ban hoạt động như một dạng “Bộ Chính Trị” của doanh nghiệp toàn cầu, một ủy ban lập pháp của doanh nghiệp đa quốc gia của các nước thành viên TPP, với quyền lực hành pháp kèm theo chưa được xác định. Không có sự phân chia quyền lực ở đây. 

Quan trọng hơn, TPP hoàn toàn im lặng trước câu hỏi về cách thức lựa chọn ủy ban. Nhiệm kỳ của các thành viên là bao nhiêu? Ai chọn họ và chọn bằng cách nào? Họ có thể bị cách chức, khi đó ai sẽ cách chức họ và theo quy trình nào? Họ chịu trách nhiệm với ai? Họ có thể họp bí mật không? Đâu là quy định về việc ra quyết định mà họ phải tuân thủ? TPP im lặng hoàn toàn trước những câu hỏi này. Thật dễ chịu làm sao. Dĩ nhiên một số thứ cho thấy những câu hỏi này tồn tại trong “tài liệu hướng dẫn” huyền bí mà vẫn chưa ai được xem. Nhưng đừng kỳ vọng vào điều đó. 

Quan trọng nhất, có vẻ quyết định của ủy ban là không thể bị Quốc Hội hay bất cứ cơ quan lập pháp nào của chính quyền đánh giá hay đảo ngược. Theo hồ sơ ngày 10 tháng 11 năm 2015 của Quốc Hội Hoa Kỳ, ít nhất một thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đã đưa ra cảnh báo rằng “chúng ta đang trao quyền thành lập một loại Quốc Hội mới cho các quốc gia TPP” và ủy ban siêu quốc gia “sẽ không phải giải trình với cử tri ở bất cứ đâu.”

Các tòa án Kangaroo của TPP* 

Nhưng TPP không chỉ vô hiệu hóa nhánh lập pháp và chức năng hành pháp của chính quyền hiện tại. Nó thậm chí còn tấn công trực tiếp và các thể chế và chức năng tư pháp. Chương 28 thiết lập một hệ thống tòa án độc lập, hay tòa án hòa giải, sẽ đưa ra các phán quyết mà hệ thống tư pháp quốc gia hiện tại không thể đánh giá hoặc bác bỏ. Các tòa án này được gọi chính thức là các nhóm ISDS, “Hệ thống tranh chấp nhà đầu tư-nhà nước”, mỗi tòa án được tạo thành từ ba đại diện và chuyên gia “thương mại”. Nhưng một lần nữa, giống như trường hợp của ủy ban nêu trên, đại diện nhà đầu tư-doanh nghiệp được ai lựa chọn? Như thế nào? Nhiệm kỳ bao lâu? Đại diện cho lợi ích của ai? Vân vân.

Hãy gọi chúng là “Tòa án Kangaroo của doanh nghiệp” (KKK), chúng sẽ thực hiện phần lớn công việc trong bí mật. Quy định của TPP cho phép chúng thực hiện các cuộc thẩm vấn công khai trước công chúng, nhưng cũng cho phép chúng lựa chọn việc thẩm vấn bí mật hoàn toàn. Hãy đoán xem chúng sẽ thích điều gì? TPP quy định KKK có thể “xem xét” các yêu cầu của công chúng để cung cấp các biên bản – nhưng xem xét không có nghĩa là “bắt buộc”. Cũng có thể thấy rằng báo cáo chung cuộc sẽ được công khai cho công chúng – nhưng chỉ là sau khi phán quyết chung cuộc đã được đưa ra. Hơn nữa, “báo cáo ban đầu sẽ là bí mật”, trong khi báo cáo chung cuộc cho công chúng thì “mọi thông tin bí mật trong báo cáo được bảo vệ”. Thứ cuối cùng được cung cấp cho công chúng chắc chắn sẽ trông giống như một mớ “bôi đen” đặc trưng theo yêu cầu của Luật Tự Do Thông Tin Hoa Kỳ.

Đây còn một vấn đề khác: Tòa án ISDS-KKK cho phép doanh nghiệp và nhà đầu tư kiện chính quyền quốc gia – cụ thể là các cơ quan lập pháp hay hành pháp – những bên có thể thông qua các đạo luật hay thiết lập các quy định bảo vệ công nhân, môi trường, hay bất cứ thứ gì mà nhà đầu tư và doanh nghiệp coi là cản trở khả năng tạo lợi nhuận của họ theo TPP. Vụ kiện TPP sẽ cáo buộc chính quyền Hoa Kỳ vi phạm hiệp định TPP, ngay cả khi doanh nghiệp-nhà đầu tư có tranh chấp liên quan đến kinh doanh với chính quyền trung ương hay địa phương. 

Điều này về mặt kỹ thuật có nghĩa là một doanh nghiệp sở hữu trang trại ở California có thể kiện chính quyền vì áp đặt khẩu phần nước trong thời kỳ hạn hán. Khẩu phần đó tất nhiên sẽ cản trở việc tạo lợi nhuận theo TPP. Hoặc một người nước ngoài sở hữu chuỗi nhà hàng ở Los Angeles có thể bỏ qua quy định tiền lương tối thiểu 15 dollar/giờ của thành phố? Hơn nữa, theo TPP thì cả bang California lẫn Los Angeles đều sẽ không phải là bên bị đơn trực tiếp trong vụ kiện TPP, do tranh chấp trong TPP chỉ giới hạn giữa doanh nghiệp-nhà đầu tư và chính quyền trung ương. Thế là quá đủ cho dân chủ địa phương theo TPP.

“Quyền lực kép” của doanh nghiệp đối đầu với Dân Chủ 

Tất cả mọi chính quyền thực thi các chức năng lập pháp, tư pháp và hành pháp. Trên hết, TPP được thiết lập theo mệnh lệnh của các tập đoàn toàn cầu. Nhưng TPP tạo ra các chức năng trực tiếp phá hủy các thiết chế chính quyền hiện tại, chủ quyền nhân dân, cũng như ý tưởng về dân chủ đại diện. Ủy ban TPP thiết lập một cơ quan lập pháp toàn cầu cho doanh nghiệp bằng một ủy ban doanh nghiệp với quyền lực thực thi không rõ ràng. KKK của TPP rõ ràng vi phạm điều 3 của Hiến Pháp Hoa Kỳ về việc thiết lập tư pháp độc lập

Việc ký kết hiệp định TPP ở Atlanta, Georgia, vào ngày 4 tháng 10 năm 2015, cho thấy về bản chất là thiết lập “Hiệp Ước Hiến Pháp” của chính quyền doanh nghiệp toàn cầu. Loại Hình Kinh Tế rõ ràng đã “đè bẹp” Các Loại Hình Chính Quyền chính trị, vốn đã cùng tồn tại trong hai thế kỷ qua.

Người ta nói rằng mọi loại hình cách mạng đều diễn ra dựa trên sự trỗi dậy của “quyền lực kép” và các gói thể chế mới cố gắng thay thế gói thể chế cũ. Chương 27 và 28 của TPP đã cho thấy hạt giống của quyền lực kép đang trỗi dậy của doanh nghiệp. Đây có thể là lúc mà một số loại hình “quyền lực kép” mới của nhân dân sẽ ngăn chặn doanh nghiệp.

Jack Rasmus is the author of ‘Systemic Fragility in the Global Economy’, Clarity Press, 2015. He blogs at jackrasmus.com. His website iswww.kyklosproductions.com and twitter handle, @drjackrasmus.

Chú thích của người dịch:

*Chỗ này có lẽ tác giả chơi chữ, dùng 3 chữ K trong cụm từ đó để khi viết tắt sẽ thành KKK, tương tự như tổ chức phân biệt chủng tộc KKK chuyên hoạt động bí mật trước đây của Hoa Kỳ.