Showing posts with label Khủng bố. Show all posts
Showing posts with label Khủng bố. Show all posts

Saturday, April 18, 2015

Nhìn lại cuộc chiến tranh Việt Nam

Tròn bốn mươi năm sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam kết thúc thắng lợi, những người Mỹ tiến bộ thấy điều gì? Nước Mỹ vẫn bị chia rẽ bởi thất bại cay đắng nhất trong lịch sử của họ ở một xứ sở Châu Á nhỏ bé xa xôi ra sao? Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch bài viết "Looking Back at the Vietnam War" của tác giả Andy Piascik.

Nhìn lại cuộc chiến tranh Việt Nam

Mùa xuân năm nay đánh dấu 40 năm ngày kết thúc chiến tranh Việt Nam. Ít nhất thì đó cũng là cái được gọi ở Hoa Kỳ, chiến tranh Việt Nam. Ở Việt Nam, họ gọi là chiến tranh chống Mỹ để phân biệt giai đoạn Hoa Kỳ tham chiến với những giai đoạn mà những kẻ xâm lược và thực dân khác tham chiến – đáng kể nhất là Trung Quốc, Pháp, và Nhật Bản.

Sự kiện này được đánh dấu bởi hàng loạt các bình luận, hồi tưởng và những gì được coi là lịch sử của truyền thông doanh nghiệp. Lầu Năm Góc đã gióng chuông với một câu chuyện kỳ khôi đăng trên website của họ gợi lại sự tuyên truyền mà họ thêu dệt trong thời kỳ chiến tranh: chủ nghĩa đế quốc Hoa Kỳ là tốt, Việt Nam là xấu. Trong ghi nhận tích cực hơn, các nhóm hòa bình và cựu chiến binh khắp đất nước đã tổ chức các sự kiện, những người khác cố gắng thúc đẩy các phân tích về sự khủng khiếp của cuộc xâm lược của Hoa Kỳ, bóng ma đã ám ảnh Việt Nam cho tới tận ngày nay.

Một quan điểm hỗn hợp hợp là cuộc chiến tranh vẫn lơ lửng phía trên đất nước của chúng ta như một đám mây. Nhiều thập kỷ trước đây, các bình luận viên của truyền thông chính thống thường xuyên đề cập tới hội chứng Việt Nam, điều mà cho đến chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 vẫn còn khiến chủ nghĩa đế quốc Hoa Kỳ e ngại mở rộng. Các tinh hoa truyền thông đã đề cập tới sự miễn cưỡng của tầng lớp chính trị trong việc tham chiến với nỗi sợ hãi sẽ sa lầy tại “một Việt Nam khác”. Song hội chứng Việt Nam thật sự là vùng vịnh trong ý kiến của giới thượng lưu và công chúng về cuộc xâm lược của Hoa Kỳ, đó mới là điều mà họ không sẵn sàng công khai.

Nói một cách ngắn gọn, Hoa Kỳ đã cực kỳ khó khăn để giành được sự ủng hộ đáng kể của công chúng cho các cuộc chiến tranh của họ kể từ chiến tranh Việt Nam. Ví dụ, suốt thập kỷ 1980 Hoa Kỳ đã vô vọng tìm kiếm cách áp đặt ý chí của họ đối với Nicaragua, El Salvador và Guatemala, chỉ cần kể ba cái tên, tạo điều kiện thuận lợi cho các quân đội tay sai để giúp tầng lớp quý tộc địa chủ chống lại người dân của những quốc gia đó. Nếu không có sự phản đối của công chúng thì quân đội Hoa Kỳ đã tham chiến ở Trung Mỹ vào năm 1980. Do Hoa Kỳ không có khả năng đưa quân đội đến nên kiểu tắm máu mà Hoa Kỳ gây ra ở Lào, Việt Nam và Campuchia đã không xảy ra ở Trung Mỹ. Một trong những kết quả là phong trào nhân dân và các lực lượng cách mạng đã có khả năng tổ chức đấu tranh, tới mức mà người du kích cách mạng thời đó là tổng thống hiện nay ở El Salvado và lãnh đạo lâu dài của Sandinista, Daniel Ortega, lại một lần nữa là tổng thống của Nicaragua.

Đấy là chưa kể tới những con số kinh hoàng về chết chóc và sự tàn phá khôn lường đối với những quốc gia đó; Hoa Kỳ đã quyết định phá hủy các kinh nghiệm cách mạng ở Nicaragua, một nỗ lực hầu như đã thành công. Điềm xấu hơn nữa, sau khi địa ngục của khủng bố quân sự những năm 1980 qua đi, Guatemala vẫn tiếp tục nằm trong tay của tầng lớp thượng lưu giàu có gắn bó chặt chẽ với Hoa Kỳ và là một trong những xã hội phân tầng, áp bức nhất ở Bán cầu.

Nhưng thiệt hại gây ra ở Trung Mỹ không thể so sánh với những gì đã diễn ra ở Đông Dương và đó là do một phần không nhỏ những nỗ lực của hàng triệu người Mỹ hàng ngày. Không giống với Đông Dương, tình đoàn kết với người dân Trung Mỹ đã bắt đầu sớm và tha thiết. Ở Nicaragua, họ đã sớm bắt đầu sau khi Hoa Kỳ chống lại cuộc nổi dậy nhân dân để lật đổ chế độ độc tài khắc nghiệt Somoza vào năm 1979. Ở El Salvado, tình đoàn kết xuất hiện sau vụ ám sát tổng giám mục Oscar Romero của phe khủng bố bán quân sự vào năm 1980 và phát triển lớn hơn trong 10 năm tiếp theo. Sự đoàn kết bao gồm biểu tình, tọa kháng, hội thảo, viện trợ y tế, các dự án thành phố chị em, được các bác sĩ, thợ điện, và các lao động có tay nghề khác hưởng ứng, cũng như tạo ra các nơi ẩn náu, thường là ở nhà thờ, cho người dân tránh khỏi bạo lực của Hoa Kỳ.

Sự phản đối một cách rời rạc cuộc xâm lược ở Đông Dương tại Hoa Kỳ, trái lại, bùng lên vào năm 1963 và 1964 nhưng vẫn rất nhỏ bé và tách biệt. Những gì chúng ta biết là phong trào phản chiến không sâu sắc cho đến năm 1965, hơn một thập kỷ sau khi Hoa Kỳ dựng lên chế độ tay sai khát máu Ngô Đình Diệm ở miền nam của Việt Nam, và tròn bốn năm sau khi tổng thống Kenedy khởi đầu sự leo thang chính yếu.

Gần đây hơn, Hoa Kỳ đã xâm lược Irag và Afghanistan, như đã viết, đang dự tính gửi quân đội đến đâu đó ở Trung Đông. Cũng như ở Đông Dương, nỗ lực ở Iraq và Afghanistan đã thất bại thảm hại. Do sử dụng quy mô lớn lực lượng quân sự áp đảo nên Hoa Kỳ đã trở thành một kẻ hạ đẳng quốc tế - được sợ hãi nhưng cực kỳ bị cô lập. Một lần nữa, tổ chức trong nước đã đóng góp đáng kể vào sự cô lập đó. Không cần phải can đảm nhiều và quan trọng là thừa nhận cả hai bởi vì sử dụng sức mạnh lớn hơn gây ra đau khổ, cũng như những gì mà một cuộc chiến tranh đế quốc tác động tới công chúng. Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều việc phải làm, đối với cả bản thân chúng ta cũng như đối với những người phải chịu đựng đau khổ của những trận ném bom dưới danh nghĩa chúng ta, chúng ta cần phải hiểu điều đó.

Đấu tranh với lịch sử chính thống và bị xuyên tạc về Việt Nam có thể giúp chúng ta trong những nỗ lực ấy và việc này đòi hỏi phải tóm lược những điều căn bản theo tinh thần đẫ nêu. Một trong những quan điểm xuyên tạc lịch sử được thêu dệt trong các bình luận mới đây là chiến tranh được bắt đầu vào tháng 2 năm 1965 khi Bắc Việt và quân đội Hoa Kỳ đụng độ lần đầu tiên, kết quả, họ khẳng định (dĩ nhiên) là cuộc tấn công vô cớ của Bắc Việt. Người ta không biết phải cười hay khóc về sự ngớ ngẩn của khẳng định ấy, hàng chục ngàn – có lẽ là hàng trăm ngàn – người Việt Nam đã chết trong tay Hoa Kỳ vào lúc đó thế mà cuộc chiến tranh vẫn chưa bắt đầu, nhưng đó là sự thiếu trung thực và theo đuôi quyền lực thường thấy trong văn hóa chính trị Hoa Kỳ. 

Thời điểm cuộc xâm lược của Hoa Kỳ ở Việt Nam bắt đầu phụ thuộc vào việc ai đó quyết định cuộc chiến tranh bắt đầu nhưng năm 1945 là thời điểm phù hợp để nắm bắt được những gì diễn ra trong 30 năm sau đó. Đó là mùa hè của cái năm mà lực lượng cách mạng Việt Nam tập hợp quanh Việt Minh đánh bại Nhật Bản, đội quân đế quốc đã xâm lược đất nước của họ bốn năm trước đó. Cũng như nhiều nước khác trên thế giới phải chịu đựng những tổn hại khủng khiếp dưới sự áp bức của chủ nghĩa phát xít và quân phiệt trong Thế Chiến thứ II, người Việt Nam nhận ra rằng chiến thắng của họ là bình mình của ngày mới, Trên tinh thần đó, Hồ Chí Minh, lãnh đạo Việt Minh, đã đọc bản tuyên ngôn được lấy cảm hứng rõ ràng từ Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ (nhiều phần được trích dẫn nguyên văn) tại một cuộc mít-ting lớn ở Việt Nam, điều đó cũng trực tiếp truyền tải tới Washington và người dân khắp thế giới. 

Đó là lúc Hoa Kỳ quyết định từ chối lời đề nghị của Hồ và bắt tay với thực dân đã cai trị Việt Nam trong một thời gian dài, là người Pháp. Hầu hết chính quyền thuộc địa và quân đội Pháp đã bỏ chạy khi Nhật Bản xâm lược Việt Nam; những người Pháp còn ở lại thì cộng tác với người Nhật. Mặc dù vậy với sự khôn ngoan đặc biệt của họ, Pháp quyết định họ có quyền tái thuộc địa Việt Nam, điều mà họ đã làm, với sự ủng hộ then chốt về vũ khí, tiền và ngoại giao của Hoa Kỳ. Người Việt Nam, không có gì ngạc nhiên, không dễ chịu với việc bị xâm lược lần nữa và phản kháng như họ đã chống lại thực dân và xâm lược trong nhiều thế kỷ.

Pháp gây ra bạo lực khủng khiếp trong một cố gắng thất bại, việc tái xâm lược kéo dài chín năm, khiến Hoa Kỳ bực dọc ngày càng nhiều hơn về gánh nặng chiến tranh. Khi người Việt Nam giành chiến thắng chung cuộc bằng việc đánh bại Pháp ở Điện Biên Phủ vào năm 1954, một lần nữa họ lại có khả năng giành được độc lập. Mặc dù điều đó không diễn ra. Bị chia rẽ về Việt Nam, Hoa Kỳ, các đế quốc phương Tây khác và Soviet làm trung gian trong Hiệp Định Geneva, một cuộc bầu cử quốc gia thống nhất Việt Nam sẽ được tổ chức trong vòng hai năm. Sự phân chia quốc gia thành miền Bắc, nơi có lực lượng cách mạng chiến thắng hoàn toàn, và miền Nam, ngoại trừ Sài Gòn và khu vực lân cận, nằm trong sự kiểm soát của Việt Minh, bị người Việt Nam coi là một mánh khóe của đế quốc Hoa Kỳ để câu giờ và sự phản bội của Liên Bang Soviet.

Mặc dù không tin rằng Hoa Kỳ sẽ tôn trọng hiệp định nhưng người Việt Nam có ít sự lựa chọn để đi tiếp. Sự lo ngại của họ đã được chứng minh ngay lập tức, khi Hoa Kỳ cho thấy rõ rằng Hiệp Định Geneva chẳng là gì ngoài mảnh giấy lộn có thể xé bỏ thành hàng triệu mảnh nhỏ vô dụng. Kể từ khi Washington biết rằng Hồ sẽ thắng áp đảo trong cuộc bầu cử thì không có bất cứ cuộc bầu cử nào được tổ chức. Cũng như hàng tá trường hợp khác trong hơn 100 năm qua, Hoa Kỳ chống lại dân chủ để phục vụ cho việc xâm lược. Bầu cử là tốt đẹp chỉ khi người mà họ chọn được thắng cử; nếu người khác thắng cử thì kết quả sẽ là súng máy. 

Vào năm 1954, Hoa Kỳ đặt hy vọng vào Ngô Đình Diệm, một kẻ lưu vong sống trong trường dòng ở New Jersey của giám mục phản động Francis Cardinal Spellman, và dựng ông ta lên làm nhà độc tài của cái được gọi là Miền Nam Việt Nam. Suốt 9 năm Diệm nắm quyền, Hoa Kỳ đã chấp nhận cho ông ta tiến hành cuộc chiến tranh khủng bố chống lại người dân miền Nam. Kháng chiến tiếp tục và thậm chí còn phát triển, đó là lúc Hoa Kỳ chuyển sự chú ý khu vực của họ sang nước láng giềng Lào, nơi cũng có lực lượng kháng chiến mạnh chống lại chế độ độc tài do Hoa Kỳ hậu thuẫn. 

Mặc dù vậy, mọi thứ thay đổi dưới thời chính quyền Kenedy, khi Hoa Kỳ mở rộng cuộc xâm lược ở Việt Nam và kháng chiến phát triển nhanh chóng. Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng lãnh đạo kháng chiến, đó là nhóm kế nhiệm Việt Minh và được biết đến dưới cái tên Pháp là NLF, nhưng họ liên kết rộng rãi với các bộ phận trong xã hội Việt Nam, đáng chú ý là một số lớn các tu sĩ đạo Phật. 

Mặc dù Kenedy thường xuyên được mô tả là khao khát hòa bình ở Việt Nam, những người sáng tác chuyện thần thoại Camelot khẳng định rằng nếu ông ta không thực hiện thì sẽ không bị ám sát, sự thật cay đắng cho thấy điều trái ngược. Vào những lúc có thể đạt được hòa bình hoặc giảm leo thang thì Kenedy lựa chọn điều ngược lại: bằng việc ném bom dồn dập, bằng việc sử dụng rộng rãi bom na-pam và vũ khí hóa học, bằng việc tổ chức ấp chiến lược (một giai đoạn lớn, ấp chiến lược; một dạng giống như Auschwitz trốn khỏi quê nhà), và cuối cũng là bằng việc triển khai bộ binh.

Mặc dù là bạo chúa, Diệm tỏ ra là một bạo chúa có chút lương tri, vào năm 1963 khi đã mệt mỏi về cuộc chiến tranh chia rẽ đất nước, ông ta đã đơn phương đàm phán hòa bình với NLF và đàm phán thống nhất với miền Bắc. Đó là quyết định định mệnh, Washington nhanh chóng ra lệnh loại bỏ ông ta, Diệm bị ám sát chỉ ba tuần trước khi Kenedy bị giết. (Đó là kết quả của những sự kiện mà Malcom X vĩ đại đã mô tả là “gà về chuồng”, thúc giục sự đoạn tuyệt của ông với Quốc Gia Hồi Giáo).

Người kế nhiệm Kennedy, Lyndon Johnson, chỉ cần 9 tháng tại vị để ngụy tạo sự kiện Vịnh Bắc Bộ vào tháng 8 năm 1964, một bước ngoặt khác ở Việt Nam.

Cùng lúc đó, Johnson, được một số người (có lẽ là cả ông ta) đề cử giải Hòa Bình, đã cảnh báo quốc gia rằng Barry Goldwater, đối thủ của ông ta trong cuộc bầu cử tổng thống cùng năm, là một kẻ gây chiến cực kỳ nguy hiểm. Bối cảnh đó đã tạo ra khoảnh khắc đáng nhớ nhất của chiến dịch tranh cử, một quảng cáo truyền hình phát đi hình ảnh một bé gái đếm từng cánh hoa bị ngắt ra khỏi bông hoa liên tưởng tới việc đếm lùi của ngày tận thế. 

Khi mà ông ta chắc chắn được tái cử và với sự kiện Vịnh Bắc Bộ làm lá chắn, Johnson mở rộng xâm lược vào đầu năm 1965 ra khắp Việt Nam bằng chiến dịch ném bom hàng loạt ở miền Bắc (đồng thời sự phá hủy hàng loạt của Hoa Kỳ vẫn tiếp diễn ở miền Nam). Thêm vào đó, Johnson ra lệnh xâm lược Cộng Hòa Dominica vào cuối năm để lật đổ nhà cải cách ôn hòa Juan Bosch và cung cấp sự hỗ trợ đáng kể về vũ khí, tiền, ngoại giao cho cuộc đảo chính đẫm máu ở Indonesia nhằm đưa tên đồ tể Suharto lên cầm quyền. Ít nhất 500.000 người đã bị giết hại trong cuộc đảo chính và những rối loạn sau đó; Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế, nói chung mù lòa trước những tội ác của Hoa Kỳ và tay sai đã đưa ra con số 1.5 triệu người. Ứng cử viên Hòa Bình, thật đó.

Chuyện đó kéo dài 3 năm ở Việt Nam, leo thang kiểu âm dương và kháng chiến dâng cao, cho đến Tổng Tấn Công Tết vào tháng giêng năm 1968. Trước Tết, Hoa Kỳ hầu như đã lẩn tránh với sự dối trá về tiến triển của cuộc chiến, mặc dù phong trào phản chiến đâm chồi. Sau Tết, chiến thắng được hứa hẹn rõ ràng là ảo tưởng và ngụy tạo. Cho đến lúc này, Tết vẫn là khúc xương khó gặm đối với những người ủng hộ cuồng nhiệt nhất của chiến tranh, những người khẳng định Hoa Kỳ có khả năng đánh bại những người nổi dậy, chỉ là bị truyền thông chống chiến tranh và chính khách Cộng Hòa phá hoại. 

Trên thực tế, Tổng Tấn Công Tết theo chiến lược của NLF không bao giờ lôi kéo Hoa Kỳ vào một cuộc chiến được hiểu theo cách truyền thống. Đó là chiến dịch đánh và rút với mục đích tạo ra thiệt hại lớn, đúng như vậy, ban đầu được thiết kế để thể hiện cho đối thủ và những người khác thấy lực lượng của họ là ghê ghớm và ý chí của con người là không thể khuất phục. Nói ngắn gọn, mục tiêu không phải là thắng trận đánh Tết; mục tiêu là cho những người hoài nghi thấy rằng Hoa Kỳ không thể thắng. Tôi nhớ lại nhiều năm trước đây có một người già Việt Nam, có thể đã chứng kiến cái chết và sự phá hủy như những người khác sống vào thời đó, nói một vài lời về thời gian Tết (tôi trích dẫn): Chúng ta có thể thanh toán ngay lập tức hoặc chúng ta có thể thanh toán trong một ngàn năm nữa. Điều đó phụ thuộc vào người Mỹ.

Một nhóm bị thuyết phục sau Tết rằng người Việt Nam đúng trong đánh giá của họ là cộng đồng kinh doanh Hoa Kỳ. Như mọi khi, quan điểm của họ, không giống quan điểm phổ biến, bị chính sách và các chính khách quốc gia tác động, là chắc chắn và hướng tới dài hạn. Điều mà họ thấy là phí tổn kinh tế khổng lồ, sự quan tâm tới Đông Dương tốt hơn là được đặt vào các đối thủ cạnh tranh toàn cầu trong việc mở rộng thị trường, quân đội ngày càng trở nên e ngại chiến đấu và nổi loạn mở rộng trong nước từ việc phong tỏa các trường đại học tới các điểm trọng yếu về sản xuất, đáng chú ý nhất là Phong Trào Công Đoàn Cách Mạng đang tràn vào ngành công nghiệp ô tô.

Động thái đầu tiên của tầng lớp thượng lưu kinh doanh là đẩy Johnson qua một bên để ủng hộ Eugene McCarthy và Robert Kennedy. Kennedy là một Chiến Binh Lạnh từ lâu hồi tưởng lại những ngày hợp tác với Joe McCarthy và Roy Cohn, người có kế hoạch về Việt Nam, rất giống với anh trai của ông ta, đã kỳ vọng chiến thắng trước và sau đó là hòa bình. Trong khi đó, McCarthy không có liên hệ với phong trào phản chiến trước hay sau sáu tháng nỗ lực mang tính cơ hội của ông ta để kiếm vị trí ứng cử viên Hòa Bình, cuộc bầu cử năm 1968 đóng vai trò như một ví dụ về sự cách biệt giữa người cai trị và bị cai trị: đa số dân chúng đòi hỏi ngưng chiến ngay lập tức phải lựa chọn giữa hai ứng cử viên đều muốn tiếp tục chiến tranh.

Việt Nam hóa chiến tranh của Richard Nixon – đẩy gánh nặng chiến tranh sang quân đội miền Nam Việt Nam – như hành động sai lầm cuối cùng của Washington. Sự giết chóc tiếp tục và chiến tranh được mở rộng sang Lào và Campuchia nhưng Hoa Kỳ vẫn không thể thắng. Trước khi kết thúc vào năm 1973, Hoa Kỳ lừa dối một lần nữa, Nixon vi phạm mọi điều khoản của Hiệp Định Hòa Bình Paris trước khi văn bản kịp ráo mực. Cho đến khi lực lượng cách mạng chiếm được Sài Gòn vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, Hoa Kỳ đã can dự vào Việt Nam 30 năm.

Danh mục những cuốn sách phi thường về Việt Nam rất dài và mới chỉ được đề cập gần đây bởi học giả Christian Appy, một trong số các tác giả, đã thu thập nghiêm túc quan điểm của giai cấp lao động về chiến tranh và sự phản kháng trong nước đối với chiến tranh. Đó là cú đòn mới nhất đối với lịch sử chính thống, do tầng lớp thống trị vẫn cho rằng phong trào phản chiến chỉ là ngoại lệ được tạo thành bởi các sinh viên đại học da trắng đặc quyền. Trên thực tế, số lượng đông đảo công nhân và những người cùng khổ đã tham gia phản đối cuộc xâm lược của Hoa Kỳ từ đầu cho đến cuối và không phải bởi vì con cái của giai cấp lao động phải đi chiến đấu ở xa. Trái lại, đa số những người phản đối tự nguyện của giai cấp lao động và các cựu chiến binh mới trở về từ chiến trường nhưng cũng phản đối chiến tranh đã đóng vai trò quyết định tại mặt trận quê nhà.

Dường như mọi người Mỹ hiểu biết một chút về chiến tranh đều biết rằng có 55.000 lính Mỹ đã chết ở chiến trường Việt Nam. Mặc dù vậy, chỉ một số phần trăm rất nhỏ biết về con số chính xác những người Đông Dương đã bị giết hại khi họ được hỏi. Noam Chomsky đã viết về một khảo sát cho thấy người ta thường trả lời là có 200.000 người bị giết hại và liên tưởng điều đó với việc người ta tin rằng có 300.000 người Do Thái bị sát hại trong Holocaust, mặc dù trong cả hai trường hợp thì con số thực tế gấp 20 lần. Sự hiểu lầm tai hại ấy đã cho thấy sự hiệu quả của tầng lớp trí thức trong việc tuyên truyền một cách tự giác, bóp méo sự thật về chiến tranh – những người phải chịu đau khổ, những người phải chết, những người là nhầm người.

Thậm chí con số được chấp nhận phổ biến nhất là 4 triệu người Đông Dương đã chết, có vẻ thấp, cũng thực sự bi thảm, mặc dù sự thật dường như sẽ không bao giờ được biết. Những kẻ được trang bị tốt nhất để tạo ra sự quyết định đó chính là những kẻ phát động chiến tranh hoặc có lợi ích lớn trong việc che giấu sự thật. Như một vị tướng Hoa Kỳ phát biểu trong một thảm họa mới đây đã nhấn mạnh: “Chúng tôi không đếm xác.” Không, không bao giờ, khi người chết là nạn nhân của bạo lực Hoa Kỳ.

Những hậu quả mà người Việt Nam phải gánh chịu về chất độc màu da cam và rối loạn sau chấn thương cũng hoàn toàn bị lờ đi. Hãy lấy sự đau khổ khủng khiếp mà binh lính Hoa Kỳ phải chịu đựng và nhân chúng lên 10.000 lần hay hơn nữa, chúng ta sẽ thấy mức độ tàn phá đối với người Việt Nam. Thêm vào đó, Việt Nam và phần còn lại của Đông Dương (lịch sử chính thống nói chung đã bỏ qua các cuộc chiến tranh ở Lào và Campuchia) đầy những bom đạn chưa nổ, thường xuyên gây ra chết chóc và thương tật cho tận tới ngày nay. Việt Nam và Lào có thể thoát khỏi thảm họa thiếu đói nhưng Campuchia thì không, điều không có gì lạ lùng ở một đất nước nhỏ mà lãnh thổ của họ bị bom đưa về thời đồ đá. Sự phá hủy ở quy mô khủng khiếp kết hợp với lệnh cấm vận tàn bạo do Hoa Kỳ áp đặt sau chiến tranh thực sự đã khiến hàng trăm ngàn người chết đói. Đó là sự thật không mấy dễ chịu; việc lên án những tội lỗi của Khmer Đỏ ở Campuchia sau tháng 4 năm 1975 thì dễ dàng hơn nhiều.

Mặc dù vậy, cả Việt Nam lẫn Lào đều không phải gánh chịu các thảm họa sau chiến tranh như Campuchia, cuộc chiến tàn phá đến mức có thể nói rằng Hoa Kỳ đã thắng theo nghĩa chặn đứng con đường phát triển của những nước này (giống như Nicaragua vào những năm 1980). Hoa Kỳ cho rằng tất cả những xã hội đặt con người lên cao hơn lợi nhuận là mối đe dọa, nhất là khi họ ở phía Nam địa cầu. Đó là cách duy nhất để hiểu hơn 50 năm chiến tranh khủng bố chống lại Cuba, hiện nay là sự gây gổ với Venezuela hay việc tiếp diễn chiến tranh ở Đông Dương vào những năm 1970 ngay cả khi Hoa Kỳ biết rằng họ không thể thắng. Một phần lớn là do quy mô phá hoại, Việt Nam ngày nay đã hội nhập vào kinh tế toàn cầu với những di sản tiêu cực, đầy những xưởng mồ hôi, đầu tư phiêu lưu và sự chênh lệch về của cải và quyền lực.

Thảo luận về Việt Nam trong giới học thuật rất khó khăn; Hoa Kỳ hiện đang điên cuồng khắp toàn cầu và bóp méo lịch sử để tạo sự ủng hộ cho cuộc chiến tranh tiếp theo. Do sự bất đồng sâu sắc giữa những kẻ cai trị và những người bị cai trị về xâm lược của Hoa Kỳ, chúng ta đã thấy Hoa Kỳ lao vào cuộc xâm lược thứ hai ở Iraq năm 2003, phá hủy Lybia, ủng hộ tân phát xít hiếu chiến ở Ukraina, đe dọa Venezuela và tham gia vào cuộc chiến tranh tay sai được tạo ra để phá hủy Syria, tất cả những điều đó bất chấp sự phản đối của đa số công chúng trong mọi cuộc khảo sát. Đơn giản, điều đó có nghĩa là chúng ta phải làm tốt hơn nữa việc xây dựng phong trào phản chiến, chống đế quốc để hướng tới một ngày mà chúng ta có thể sống một cách hòa thuận nhất định với những người khác trên thế giới.

Andy Piascik is a long-time activist and award-winning author who writes for Z, Counterpunch and many other publications and websites. He can be reached at andypiascik@yahoo.com.

Sunday, January 11, 2015

Tôi mệt mỏi với hội chứng sợ Hồi Giáo

Sau vụ thảm sát ở tòa soạn báo Charlie Hebdo, truyền thông chính thống đã nhanh chóng cuốn người theo dõi vào hai thái cực đối lập nhau dựa trên định kiến về tự do ngôn luận. Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch bài viết "4 Reasons Why ‘Je Suis Fatigue’ From Islamophobia" của tác giả Khalishah K. Stevens để thấy vấn đề ở một góc nhìn rộng hơn những định kiến.Tiêu đề do người dịch đặt.

Bốn lý do khiến “Je Suis Fatigue” [Tôi Mệt Mỏi] với hội chứng sợ Hồi Giáo

Sau vụ những vụ tấn công ở Paris, khó có thể là một người Hồi Giáo cũng như có thể đau buồn về những nạn nhân của vụ tấn công tờ Charlie Hebdo khi sự chú ý toàn cầu lại một lần nữa hướng vào việc bạn lên án ra sao, do những kẻ thủ ác làm việc đó với danh nghĩa tôn giáo của bạn.

Đây là một số lý do khiến người Hồi Giáo ôn hòa kiệt sức và mệt mỏi bởi những sự kiện vừa qua.

1. Người Hồi Giáo cần phải lên án/chịu trách nhiệm về các vụ giết người ngay!

Người Hồi Giáo phải lên án hành động của tất cả những kẻ cực đoan do những kẻ cực đoan gây tổn thương cho người Hồi Giáo nhiều hơn bất cứ nhóm nào khác. Bạn nghĩ ai bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự tồn tại của Al Qaeda, Boko Haram, hải tặc Somali và ISIS? Hầu hết người Hồi Giáo, sau đó là các sắc tộc thiểu số khắp vùng Trung Đông và Châu Á như người Thiên Chúa Giáo từ Mosul và người Yazidis, cuối cùng là những người dân vô tội ở phương Tây. Nếu bất cứ ai muốn ngăn chặn những kẻ cực đoan, người Hồi Giáo sẽ là NGƯỜI ĐẦU TIÊN hưởng lợi từ việc xóa sổ những nhóm đó. 

Việc chủ nghĩa cực đoan thường nhật xảy ra trong thế giới thứ ba của chúng ta chỉ có giá trị tin tức khi xuất hiện ở thế giới thứ nhất. Khi điều đó xảy ra, truyền thông nhanh chóng quay lại và yêu cầu người Hồi Giáo xin lỗi, như là một nhóm tập thể đồng nhất, để bảo vệ bản thân và giữ khoảng cách với những kẻ điên khùng đang làm tổn thương chúng ta.

Hãy quên đi chủ đề sâu sắc về việc chủ nghĩa cực đoan phát triển từ những quyết định chính sách đối ngoại nghèo nàn của những kẻ hiếu chiến ở Hoa Kỳ và Anh Quốc, hay những tàn dư của chủ nghĩa thuộc địa. Chúng ta là người Hồi Giáo bị quở trách và chịu trách nhiệm hoàn toàn về hành động của những kẻ cực đoan bởi vì họ tự nhận một cách không chính xác là Hồi Giáo.

Tội liên đới, tất cả 1,6 tỷ người chúng ta.

Trong trường hợp bạn quên mất điều đó, thì có tin tức mới nhất – ISIS đã giết tất cả mọi người, trong đó có cả những người Hồi Giáo vô tội. Những kẻ cực đoan nhằm vào tờ Charlie Hebdo bởi vì tờ báo đặc biệt ồn ào và rất khó chịu về Hồi Giáo, điều đó dẫn tôi tới điểm tiếp theo: 

2. Những tay súng cực đoan nhằm vào Charlie Hebdo bởi vì họ chống lại tự do ngôn luận.

Truyền thông tường thuật rằng động cơ của các tay súng khi tấn công tờ Charlie Hebdo là bởi vì họ chống lại tự do ngôn luận. Tấn công tự do ngôn luận là vấn đề quá rộng và mập mờ để kẻ cực đoan phản đối. Nhưng tường thuật đã đi theo cách đó, bởi vì đó không phải là sự đơn giản tuyệt đẹp sao? 

Người Hồi Giáo cũng hưởng lợi từ tự do ngôn luận. Có nhiều ví dụ về việc người Hồi Giáo có thể hưởng lợi từ tự do ngôn luận hay các quyền dân sự khi họ bị giam giữ ở sân bay hay bị đưa tới Vịnh Guantanamo hay bị từ chối tiếp cận luật sư.

Những người bị bắn ở Charlie Hebdo là vô tội và không đáng phải chết, họ cũng thúc đẩy hiện trạng đối mặt với hội chứng sợ Hồi Giáo, chủ nghĩa bài Do Thái và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Không có nhưng mà, không lên án nạn nhân, họ không tôn trọng và có quyền như vậy, cũng như không đáng phải chết vì khiếm nhã. Rất nhiều người nỗ lực để hiểu sự việc theo cách này ngay sau vụ nổ súng, song đó là sự thật 

Những người ở Charlie Hebdo không nên được coi như những thánh tử vì đạo của tự do ngôn luận, bởi vì điều đó gây tổn thương cho quyền tự do ngôn luận cũng như các nhà báo và các tù nhân chính trị thực sự can đảm theo cách riêng đối với những chính quyền đã trừng phạt bạn nhiều lần về việc phát ngôn chống lại chính quyền. Charlie Hebdo viết và vẽ một cách thoải mái trong văn phòng của họ ở Paris, không tường thuật về những tội ác chiến tranh ở thế giới thứ ba. Ngay cả ở Pháp thì những châm biếm của họ cũng không động tới những vấn đề xã hội quan trọng như Jonathan Swift đề cập trong “Một đề xuất hiện đại nhất”, hay đưa ra các câu hỏi chính trị giống như nghệ sĩ châm biếm Stephen Colbert đưa ra trong “Tường Thuật của Colbert”. Trái lại, Charlie Hebdo vẽ các biểu tượng tôn giáo trong các tư thế khiêu dâm trắng trợn và vẽ biếm họa một chính khách da màu giống như một con khỉ. Làm sao có thể coi những điều đó bắt nguồn từ nguyên nhân cao quý về tự do ngôn luận? 

Charlie Hebdo có quyền tự do ngôn luận tuyệt vời, nhưng tôi sẽ không nói rằng họ đứng về phía quyền tự do ngôn luận. Nếu có bất cứ điều gì cần nói, thì nội dung của họ gần gũi hơn với ghét ngôn luận. Châu Âu đang trải qua một pha chuyển đổi sang chính trị cánh hữu khi gặp làn sóng nhập cư từ các quốc gia bị chiến tranh xé nát, và thay vì tạo ra đối thoại về cách xây dựng một nền tảng đa văn hóa hài hòa ở Paris hay vấn đề nhập cư có thể được giải quyết theo cách nào khác, các họa sĩ truyện tranh của Charlie Hebdo chú tâm vào việc tạo ra hội chứng sợ Hồi Giáo và các nội dung phân biệt chủng tộc. Ở nhiều nước thuộc thế giới thứ nhất thì Charlie Hebdo sẽ không được xuất bản bởi vì nội dung của nó rất hung hãn, trắng trợn, kinh tởm như chủ định của nó. 

3.Bạn là #JeSuisCharlie [Tôi Là Charlie] hay bạn là #JeNeSuisPasCharlie [Tôi Không Là Charlie]

Cuộc tranh luận về vụ nổ súng ở Charlie Hebdo đã chia thành hai thái cực, hoặc bạn là #JeSuisCharlie hoặc là #JeNeSuisPasCharlie. Bạn ủng hộ chúng tôi hoặc chống lại chúng tôi. Bạn ủng hộ ISIS và chống lại tự do ngôn luận hoặc bạn ủng hộ tự do ngôn luận và sợ Hồi Giáo/phân biệt chủng tộc/bài ngoại.

Vào lúc khủng hoảng, khi sự đoàn kết và hiểu biết quan trọng hơn khi nào hết, thì người ta lại bị buộc phải lựa chọn giữa việc đề cao các họa sĩ truyện tranh kinh tởm, những người không đáng phải chết và việc chống lại các họa sĩ truyện tranh kinh tởm và với nguy cơ bị coi là không đồng cảm với cái chết của họ.

4. Bạn có thể là #JeSuisAhmed [Tôi Là Ahmed]

#JeSuisAhmed bắt đầu trở thành mốt khi bản tin mới nhất cho biết một trong số các viên chức bị giết hại là người Hồi Giáo, sau khi một dòng tweet súc tích xuất hiện, một dòng tweet viết, “Tôi không phải là Charlie, tôi là cảnh sát Ahmed đã chết. Charlie nhạo báng niềm tin và văn hóa của tôi và tôi chết để bảo vệ quyền được làm điều đó của họ.” Đối với những người vẫn còn hoài nghi về việc người Hồi Giáo lên án bạo lực, họ nên nhớ rằng viên chức đầu tiên phản ứng và chết để bảo vệ Charlie là người Hồi Giáo. Đối với những người tiếp tục hoài nghi về việc người Hồi Giáo đứng đâu khi chủ nghĩa khủng bố xuất hiện, họ hãy nhớ việc Malala Yousefzai sống sót trước Taliban để thúc đẩy giáo dục cho các bé gái. Người Hồi Giáo lên án chủ nghĩa khủng bố bởi vì chúng chống lại việc giảng dạy Đạo Hồi và họ thường xuyên là nạn nhân của chúng, không chỉ ở phương Đông mà còn cả ở phương Tây. Các nhà thời Hồi Giáo vừa mới bị tấn công ở Pháp sau sự cố Charlie Hebdo và một luật sư nhân quyền quốc tế hàng đầu đã bị hỏi là có ủng hộ ISIS không, chỉ bởi vì ông ta là người Hồi Giáo.

Chủ nghĩa cực đoan tiếp tục được những người đang hoang mang trong những cộng đồng bên lề xã hội dựa vào do định kiến và sự thiếu khoan dung mà họ phải đối mặt để vượt qua cuộc sống hàng ngày ở Châu Âu và Hoa Kỳ, và những người hoang mang bị biến thành cực đoan khi sự tồn tại khốn khổ dưới máy bay không người lái, quân sự hóa và chiếm đóng, đẩy họ đến với các biện pháp vô vọng. Sự tiến bộ trong việc chống lại chủ nghĩa khủng bố chỉ diễn ra khi chúng ta nhận diện được nguyên nhân gốc rễ, và không tấn công con người thông qua những liên hệ tôn giáo mỏng manh.

Thế nên nếu bạn gặp một người Hồi Giáo trong những tuần tiếp theo và bạn muốn nói với họ về vụ nổ súng ở Charlie Hebdo, hãy bắt đầu với giả định là họ cũng cùng phía với bạn. Nếu không, hãy nghiêm túc để người Hồi Giáo được yên, chúng ta có một cuộc chiến khó khăn để bảo vệ danh tiếng của 1,6 tỷ người khỏi một nhúm kẻ mất trí.

Khalisah K. Stevens is an American-Malaysian living in the Middle East. A graduate with a degree in International Relations and a minor in History, she follows current events and gender issues and champions multiculturalism to create a space for third culture kids (TCKs) like her.

Thursday, January 8, 2015

Charlie Hebdo không phải là hình mẫu về tự do ngôn luận

Những tay súng Hồi Giáo đã sát hại mười hai người trong tòa soạn báo Charlie Hebdo vì đăng những truyện tranh châm biếm Đấng Tiên Tri. Liệu việc đó có đe dọa quyền tự do ngôn luận hay tự do báo chí? Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch "What to Say When You Have Nothing to Say?" của tác giả Diana Johnstone để biết thêm chi tiết. Tiêu đề do người dịch đặt.

Biết nói gì khi bạn chẳng có gì để nói?

Paris.

Bạn sẽ nói gì khi chẳng có gì để nói?

Đó là tình thế lưỡng nan đột nhiên xảy ra với các lãnh đạo chính trị và các biên tập viên ở Pháp sau khi ba tay súng đeo mặt nạ xông vào văn phòng của tờ tuần báo châm biếm Charlie Hebdo và thảm sát một tá người. 
Một trang bìa châm biếm Mohamed của tờ Charlie Hebdo
Nguồn: Internet
Các sát thủ trốn thoát. Nhưng không lâu. Những sát thủ đó được vũ trang tốt. Charlie Hebdo thường xuyên nhận được các đe dọa giết kể từ khi họ xuất bản truyện tranh chế nhạo Đấng Tiên Tri Mohamed nhiều năm trước đây. Nhưng cuộc tranh luận dường như đã bị quên lãng, số lượng phát hành hàng tuần đã suy giảm (giống như báo chí nói chung) và sự bảo vệ của cảnh sát đã được nới lỏng. Hai cảnh sát canh gác bị các tay súng bắn hạ đơn giản trước khi họ xông vào văn phòng, giữa cuộc họp của ban biên tập. Hiếm khi có nhiều họa sĩ truyện tranh và nhà văn có mặt vào lúc đó. Mười hai người bị hạ sát bằng vũ khí tự động, và mười một người khác bị thương, một số bị thương nặng.

Thêm vào đó có họa sĩ truyện tranh Charb (Stéphane Charbonnier, 47 tuổi), hiện đang là tổng biên tập của tạp chí, trong số các nạn nhân có hai họa sĩ truyện tranh nổi tiếng ở Pháp: Jean Cabut (76 tuổi), Georges Wolinski (80 tuổi). Một vài thế hệ đã trưởng thành cùng với Cabu và Wolinski, những người thiểu số hòa nhã theo quan điểm cánh tả của Pháp.

Khi những tay súng bỏ đi, một sát thủ quay lại để kết liễu viên cảnh sát bị thương nằm trên đường phố. Họ dừng lại và hét to: “Đấng Tiên Tri đã được báo thù!” Sau đó họ bỏ trốn về hướng khu vực ngoại ô phía đông nam.

Đám đông tụ tập tự phát ở quảng trường Cộng Hòa Paris, không xa con phố nhỏ nơi Charlie Hebdo đặt văn phòng. Dũng cảm, những khẩu hiệu sai lầm giương cao: “Chúng ta là Charlie!” Nhưng họ không phải. “Charlie đang sống!” Không, không phải. Họ vừa mới bị xóa sổ. 

Mọi người đều bị sốc. Điều đó xảy ra không hề có lời nói nào. Đó là những kẻ giết người máu lạnh, một tội ác không thể tha thứ. Điều đó cũng diễn ra không hề có lời nói nào, nhưng mọi người sẽ nói về nó. Mọi người sẽ nói nhiều thứ hơn, như “chúng ta sẽ không cho phép những kẻ Hồi Giáo cực đoan đe dọa chúng ta và tước đoạt quyền tự do ngôn luận”, và những điều tương tự. Tổng thống François Hollande khẳng định một cách tự nhiên rằng nước Pháp thống nhất chống lại các sát thủ. Các phản ứng ban đầu đối với vụ thảm sát là có thể dự đoán được. “Chúng ta sẽ không bị đe dọa! Chúng ta sẽ không từ bỏ tự do của mình!”

Có và không. Chắc chắn là ngay cả những kẻ cuồng tín tôn giáo nhất cũng không thể tưởng tượng rằng vụ thảm sát những nhà châm biến có thể cải đạo nước Pháp sang Hồi Giáo. Kết quả này dẫn đến điều ngược lại: một sự thúc đẩy đối với quan điểm chống Hồi Giáo đang gia tăng. Nếu đây là một sự khiêu khích, thì sự khiêu khích là gì? Nó sẽ khiêu khích cái gì? Nguy cơ rõ ràng là giống như sự kiện ngày 11 tháng 9, nó có thể dẫn tới sự gia tăng giám sát của cảnh sát, và do đó làm suy yếu sự tự do của người Pháp, không phải theo cách mà các sát thủ tìm kiếm (hạn chế tự do chỉ trích Hồi Giáo) mà theo cách các quyền tự do bị hạn chế trong thời kỳ hậu 11 tháng 9 ở Mỹ, bằng cách bắt chước Luật Yêu Nước.

Về mặt cá nhân, tôi không bao giờ thích những trang bìa khiêu khích của Charlie Hebdo, nơi các bức tranh xúc phạm Đấng Tiên Tri – hay là về Jesus – được đăng tải. Đó là vấn đề về khẩu vị. Tôi không cho rằng những bức vẽ tục tĩu, bẩn thỉu là những lý lẽ có hiệu quả, bất kể là chống lại tôn giáo, hay nhà cầm quyền nói chung. Đó không phải là thứ tôi quan tâm.

Những người bị sát hại đáng giá hơn Charlie Hebdo. Các tác phẩm của Cabu và Wolinski xuất hiện trong nhiều ấn bản và được biết đến bởi những công chúng chưa bao giờ mua Charlie Hebdo. Các nghệ sĩ và nhà văn trong buổi họp biên tập đều có tài năng và chất lượng, họ không liên quan gì đến các truyện tranh “báng bổ”. Tự do báo chí cũng là tự do trở thành tầm thường và ngớ ngẩn hết lần này đến lần khác.

Charlie Hebdo không phải là một hình mẫu về tự do ngôn luận trong thực tế. Họ đã kết thúc, giống như “cánh tả nhân quyền”, thứ bảo vệ các cuộc chiến do Hoa Kỳ chỉ huy chống lại “các nhà độc tài”.

Vào năm 2002, Philippe Val, tổng biên tập hồi đó, đã lên án Noam Chomsky về chủ nghĩa bài Hoa Kỳ và sự phê phán quá mức đối với Israel cũng như đối với truyền thông chính thống. Vào năm 2008, một họa sĩ truyện tranh nổi tiếng khác của Hebdo, Siné, viết trong một đoạn ghi chép ngắn trình bày một tác phẩm mới về việc con trai Jean của tổng thống Sarkozy sẽ cải sang đạo Juda để cưới nữ thừa kế của chuỗi cửa hàng thiết bị nhà bếp giàu có. Siné đã bị Philippe Val sa thải với lý do “bài Do Thái”. Sau đó Siné đã nhanh chóng sáng lập ra một tờ tạp chí cạnh tranh và lấy đi của tờ Charlie Hebdo nhiều độc giả, nổi loạn về tiêu chuẩn kép của tờ Charlie Hebbdo.

Nói ngắn gọn, Charlie Hebdo là một ví dụ cực đoan về thứ đang diễn ra trong ranh giới “đúng đắn chính trị” của cánh tả Pháp hiện thời. Nực cười là vụ sát hại của các sát thủ Hồi Giáo vừa qua đã đột nhiên thánh hóa biểu hiện tăng cường của sự nổi loạn tuổi dậy thì kéo dài, thứ đã đánh mất bề ngoài hấp dẫn, trên khẩu hiệu vĩnh cửu về Tự Do Báo Chí và Tự Do Biểu Đạt. Bất kể là những kẻ sát nhân có ý định gì, đó là điều họ đã làm được. Cùng với việc giết hại những người vô tội, họ chắc chắn khoét sâu cảm giác về sự hỗn loạn đẫm máu trong thế giới này, làm trầm trọng thêm sự bất đồng giữa những nhóm sắc tộc ở Pháp và Châu Âu, và không hoài nghi gì nữa, đạt tới một kết quả độc ác khác. Trong thời đại của sự hoài nghi, các thuyết âm mưu chắc chắn được làm giàu thêm.

Diana Johnstone is the author of Fools’ Crusade: Yugoslavia, NATO, and Western Delusions. Her new book, Queen of Chaos: the Misadventures of Hillary Clinton, will be published by CounterPunch in 2015. She can be reached at diana.johnstone@wanadoo.fr

Wednesday, November 5, 2014

Hoa Kỳ là quốc gia khủng bố hàng đầu và tự hào về điều đó

Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch bài bình luận của giáo sư Noam Chomsky, một chuyên gia hàng đầu về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, "Noam Chomsky: The Leading Terrorist State" . Bài bình luận nhấn mạnh vai trò của Hoa Kỳ trong việc tạo ra những kẻ khủng bố trên khắp thế giới. Tiêu đề do người dịch đặt.

Noam Chomsky: Quốc Gia Khủng Bố Hàng Đầu

“Tin chính thống: Hoa Kỳ là quốc gia khủng bố hàng đầu thế giới, và tự hào về điều đó.”

Đó nên là tiêu đề cho câu chuyện nổi bật trên tờ New York Time vào ngày 15 tháng 10, vốn được đặt tiêu đề rất lịch sự “Nghiên cứu về viện trợ bí mật của CIA dấy lên thái độ hoài nghi về sự trợ giúp những kẻ nổi loạn Syria.”

Bài báo đưa tin về một đánh giá của CIA đối với các chiến dịch bí mật của Hoa Kỳ nhằm xác định hiệu quả của chúng. Nhà Trắng kết luận rằng không may mắn là thành công rất hiếm hoi nên sự cân nhắc về chính sách đã được đặt ra.

Bài báo trích dẫn lời của tổng thống Barack Obam khi nói rằng ông ta đã yêu cầu CIA thực hiện đánh giá để tìm ra các trường hợp “tài trợ và cung cấp vũ khí cho sự nổi loạn ở một quốc gia hiện nay có kết quả tốt. Và họ đã không thể tìm ra”. Do đó Obama cảm thấy miễn cưỡng về việc tiếp tục những nỗ lực kiểu này.

Đoạn đầu của bài báo trên tờ Times trích dẫn ba ví dụ chính của “viện trợ bí mật”: Angola, Nicaragua và Cuba. Trên thực tế, mỗi trường hợp là một chiến dịch khủng bố trọng yếu của Hoa Kỳ.

Angola bị Nam Phi xâm lược, mà theo Washington là bảo vệ bản thân khỏi một trong những “nhóm khủng bố tàn bạo hơn” của thế giới – Đại Hội Dân Tộc Phi của Nelson Mandela. Đó là vào năm 1988.

Sau đó chính quyền Reagan dường như đã đơn độc ủng hộ chính quyền arpartheid, ngay cả khi vi phạm các biện pháp trừng phạt của Quốc Hội để gia tăng thương mại với đồng minh Nam Phi.

Khi đó Washington ủng hộ Nam Phi bằng cách cung cấp các viện trợ thiết yếu cho quân đội Unita của tên khủng bố Jonas Savimbi ở Angola. Washington tiếp tục làm việc đó ngay cả sau khi Savimbi đã bị đánh bại hoàn toàn trong một cuộc bầu cử tự do được theo dõi kỹ càng, và Nam Phi cũng đã hủy bó sự ủng hộ của họ. Savimbi là một “quái vật khát khao với quyền lực đã mang đến nghèo khổ cùng cực cho người dân của hắn”, theo lời của Marrack Goulding, đại sứ Anh ở Angola.

Hậu quả thật kinh hoàng. Một cuộc khảo sát năm 1989 của Liên Hiệp Quốc ước lượng rằng sự cướp bóc của Nam Phi đã dẫn đến cái chết của 1,5 triệu người ở quốc gia láng giềng, đó là chỉ tính riêng phần của Nam Phi. Quân đội Angola cuối cùng đã đẩy lui được những kẻ xâm lược Nam Phi và kêu gọi họ từ bỏ chiếm đóng bất hợp pháp Namibia. Hoa Kỳ đã một mình tiếp tục ủng hộ quái vật Savimbi.

Ở Cuba, sau thất bại trong cuộc xâm lược Vịnh Con Lợn năm 1961, tổng thống John F. Kenedy đã tiến hành một chiến dịch giết chóc và phá hủy để mang “sự kinh hoàng của trái đất” đến Cuba – theo lời một cộng sự thân tín của Kenedy, sử gia Arthur Shlesinger, trong tiểu sử bán chính thức của Robert Kennedy, người được gán trách nhiệm về cuộc chiến tranh khủng bố.

Sự tàn ác đối với Cuba là rất kinh khủng. Các kế hoạch khủng bố lên đến cực điểm trong cuộc nổi dậy vào tháng 10 năm 1962, dẫn đến cuộc xâm lược của Hoa Kỳ. Hiện nay, giới học giả thừa nhận rằng đó là lý do khiến thủ tướng Nga Nikita Khrushchev đặt tên lửa ở Cuba, khởi đầu cho cuộc khủng hoảng đến gần chiến tranh hạt nhân. Bộ trưởng Quốc Phòng Robert McNamara sau đó đã thừa nhận rằng nếu ông ta là lãnh đạo Cuba thì ông ta “sẽ tiên lượng một cuộc xâm lược của Hoa Kỳ” 

Cuộc tấn công khủng bố của Hoa Kỳ vào Cuba tiếp diễn hơn 30 năm. Chi phí mà Cuba phải gánh chịu dĩ nhiên là khắc nghiệt. Số lượng nạn nhân, hiếm khi được nghe thấy ở Hoa Kỳ, được báo cáo chi tiết lần đầu tiên trong một nghiên cứu của học giả Canada Keith Bolender vào năm 2010, “Tiếng nói từ phía khác: Một lịch sử truyền miệng về chủ nghĩa khủng bố chống Cuba”.

Thiệt hại trong cuộc chiến tranh khủng bố kéo dài được khuếch đại bởi lệnh cấm vận chí mạng, thứ vẫn tiếp tục thách thức cả thế giới cho đến ngày nay. Vào ngày 28 tháng 10, Liên Hiệp Quốc lần thứ 23 xác nhận “sự cần thiết phải chấm dứt các cấm vận kinh tế, thương mại, tài chính do Hoa Kỳ áp đặt đối với Cuba”. Kết quả bỏ phiếu là 188 thuận và 2 chống (Hoa Kỳ, Israel), với ba đảo quốc độc lập ở Thái Bình Dương thuộc Hoa Kỳ bỏ phiếu trắng.

Hiện nay, một số phản đối lệnh cấm vận đã lên cao ở Hoa Kỳ, ABC News đưa tin, bởi vì “đã từ lâu không còn cần thiết” (trích dẫn cuốn sách mới của Hillary Clinton “Những sự lựa chọn khó khăn”). Học giả người Pháp Salim Lamrani đánh giá chi phí cay đắng của người Cuba trong cuốn sách của ông ta vào năm 2013 “Cuộc chiến kinh tế chống Cuba”.

Nicaragua khó có thể không đề cập. Cuộc chiến tranh khủng bố của tổng thống Ronald Reagan đã bị Tòa Án Quốc Tế lên án, họ yêu cầu Hoa Kỳ ngừng “sử dụng vũ lực bất hợp pháp” và bồi thường. 

Washington phản hồi bằng cách gia tăng chiến tranh và phủ quyết một nghị quyết năm 1986 của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc kêu gọi mọi quốc gia – có nghĩa là cả Hoa Kỳ - tôn trọng luật pháp quốc tế.

Một ví dụ khác về chủ nghĩa khủng bố được kỷ niệm vào ngày 16 tháng 10, lễ tưởng niệm lần thứ 25 ngày 6 mục sư dòng Jesuit ở San Salvador bị một đơn vị khủng bố của quân đội Salvador sát hại. Quân đội Salvador được Hoa Kỳ vũ trang và huấn luyện. Theo lệnh của tư lệnh cấp cao quân đội, các binh lính xông vào trường đại học dòng Jesuit để giết hại các mục sư và mọi nhân chứng – bao gồm cả gia nhân và con gái của họ.

Sự kiện này đẩy những cuộc chiến tranh khủng bố của Hoa Kỳ ở Trung Mỹ lên đến cực điểm vào những năm 1980, nhưng hậu quả thì đến nay vẫn còn xuất hiện trên trang nhất báo chí trong các bản tin về “tị nạn bất hợp pháp”, chạy trốn khi không có bất cứ cách nào thoát khỏi hậu quả của của vụ tàn sát đó, và bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ để sống sót nếu họ có thể, trong đống hoang tàn đổ nát của quê nhà. 

Washington cũng vô địch thế giới trong kiến tạo khủng bố. Cựu chuyên gia phân tích CIA Paul Pillar cảnh báo về “tác động hình thành sự oán giận của các cuộc tấn công của Hoa Kỳ” ở Syria, có thể xui khiến các tổ chức jihad Jabhat al-Nusra và Nhà Nước Hồi Giáo “hàn gắn sự chia rẽ vào năm ngoài và cùng tiến hành các chiến dịch chống lại sự can thiệp của Hoa Kỳ bằng coi chúng là cuộc chiến chống lại Hồi giáo”. 

Cho đến hiện giờ những hậu quả tương tự của các chiến dịch của Hoa Kỳ đã phát tán chủ nghĩa jihad từ một góc của Afghanistan sang một phần lớn thế giới.

Biểu hiện rụt rè nhất của chủ nghĩa jihad là Nhà Nước Hồi Giáo, hay ISIS, thiết lập đế chế giết chóc của họ ở những khu vực rộng lớn của Iraq và Syria. 

“Tôi nghĩ Hoa Kỳ là một trong những người kiến tạo chủ chốt của tổ chức này”, cựu chuyên viên phân tích CIA Grahm Fuller, một nhà bình luận xuất sắc về khu vực đó, cho biết. Ông ta bổ sung thêm: “Hoa Kỳ không lập kế hoạch tạo ra ISIS, nhưng sự can thiệp phá hủy của họ ở Trung Đông và cuộc chiến Iraq là nguyên nhân căn bản sinh ra ISIS”. 

Chúng ta có thể bổ sung chiến dịch khủng bố lớn nhất thế giới vào đó: Dự án ám sát toàn cầu đối với “những kẻ khủng bố” của Obama. “Tác động hình thành sự oán giận” của những cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và lực lượng đặc nhiệm đã quá rõ để có thể bình luận thêm.

Đây là một kỷ lục cần phải lo ngại.

© 2014 Noam Chomsky
Distributed by The New York Times Syndicate

Thursday, October 23, 2014

Một huyền thoại chống Cộng Sản: Bức Tường Berlin

Xin giới thiệu với bạn đọc blog bản dịch bài báo "The Berlin Wall: Another Cold War Myth" của tác giả nổi tiếng William Blum về sự thật phía sau Bức Tường Berlin. Tiêu đề do người dịch đặt.

Bức Tường Berlin: Một Huyền Thoại Chiến Tranh Lạnh Khác

Ngày 9 tháng 11 là dịp kỷ niệm lần thứ 25 ngày Bức Tường Berlin sụp đổ. Sự huyên náo cuồng nhiệt đã bắt đầu nhiều tháng trước ở Berlin. Ở Hoa Kỳ, chúng ta có thể tiên đoán rằng tất cả những sáo ngữ thời Chiến Tranh Lạnh về Thế Giới Tự Do đối đầu với Chuyên Chế Cộng Sản sẽ được được tuôn ra ào ạt và câu chuyện cổ tích ngây ngô về bức tường sẽ được nhắc lại: Vào năm 1961, cộng sản Đông Berlin đã dựng một bức tường để ngăn công dân bị đàn áp của họ khỏi trốn sang Tây Berlin và tự do. Tại sao? Bởi vì cộng sản không thích nhân dân tự do hay biết được “sự thật”. Còn lý do nào khác nữa không?

Đầu tiên, trước khi bức tường được dựng lên vào năm 1961 hàng ngàn người Đông Đức vẫn đi làm hàng ngày ở phía Tây và sau đó trở về nhà ở phía Đông vào buổi tối; nhiều người quay lại và tiếp tục mua sắm hay vì lý do khác. Rõ ràng là không có gì ở phía Đông chống lại ý muốn của họ. Tại sao bức tường được dựng lên? Có hai lý do chính:

1) Phía Tây làm phía Đông điêu đứng với một chiến dịch lớn tuyển dụng lao động chuyên môn và lành nghề, những người vốn được đào tạo bằng kinh phí của chính quyền cộng sản. Điều này dẫn tới khủng hoảng lao động và sản xuất nghiêm trọng ở phía Đông. Một trong những ghi nhận về điều đó, tờ New York đưa tin vào năm 1963: “Tây Berlin gánh chịu hậu quả kinh tế từ bức tường khi mất khoảng 60.000 lao động lành nghề, những người đi từ nhà của họ ở Đông Berlin đến làm công việc hàng ngày ở Tây Berlin.”

Cần phải ghi nhận rằng vào năm 1999, tờ USA Today đưa tin: “Khi Bức Tường Berlin sụp đổ [1989], người Đông Đức tưởng tượng về một cuộc sống tự do thừa thãi hàng tiêu dùng và khó khăn bị đẩy lùi. Mười năm sau, 51% nói rằng họ hạnh phúc hơn với chủ nghĩa cộng sản”. Các khảo sát trước đó hơn thậm chí còn cho thấy hơn 51% thể hiện cùng quan điểm, trong mười năm nhiều người trong còn nhớ cuộc sống ở Đông Đức với sự yếu mến đã qua đời; mặc dù vậy mười năm sau nữa, vào năm 2009, tờ Washington Post đã đưa tin: “Người Tây [Berlin] nói rằng họ chán ngấy với xu hướng đánh bóng các hoài niệm về thời cộng sản của những người đồng bào phía đông”. Đó là thời kỳ hậu thống nhất mà câu tục ngữ của nước Nga mới và Đông Âu được khai sinh: “Mọi thứ cộng sản nói về chủ nghĩa cộng sản là dối trá, nhưng mọi thứ họ nói về chủ nghĩa tư bản lại trở thành sự thật”. 

Cũng cần phải ghi nhận thêm rằng sự phân chia nước Đức thành hai quốc gia vào năm 1949 – đánh dấu 40 năm thù địch trong Chiến Tranh Lạnh – là quyết định của Hoa Kỳ, không phải là quyết định của Soviet.

2) Trong những năm 1950, những người hùng chiến tranh lạnh Hoa Kỳ ở Tây Đức đã thiết lập một chiến dịch phá hoại và lật đổ thô thiển chống lại Đông Đức, nhằm phá hoại bộ máy kinh tế và hành chính của nước này. CIA và các cơ quan tình báo khác của Hoa Kỳ cùng với quân đội đã tuyển mộ, trang bị, huấn luyện và tài trợ cho các nhóm hành động và cá nhân người Đức, cả Đông lẫn Tây, để thực hiện các hoạt động từ tội phạm vị thành niên cho tới khủng bố; bất cứ thứ gì gây khó khăn cho cuộc sống của người Đông Đức và làm suy yếu sự ủng hộ của họ đối với chính quyền; bất cứ thứ gì làm cho cộng sản có vẻ xấu xa. 

Đó là những âm mưu đáng chú ý. Hoa Kỳ và các tay sai của họ đã sử dụng chất nổ, phóng hỏa, cắt đường dây điện và những phương pháp khác để phá hoại các trạm điện, bến tàu, kênh, tòa nhà công cộng, trạm xăng, cầu…; họ làm chệch đường ray tàu hàng, gây thương tích nghiêm trọng cho công nhân; đốt cháy 12 toa của một tàu chở hàng và phá hủy nồi hơi của một tàu khác; sử dụng a xít để phá hoại máy móc của các nhà máy phục vụ cho đời sống; bỏ cát vào tua bin của một nhà máy, khiến nó ngừng hoạt động; phóng hỏa một nhà máy sản xuất ngói; kích động lãn công trong các nhà máy; đầu độc chết 7.000 con bò của một hợp tác xã sữa; bỏ xã phòng vào sữa bột cung cấp cho các trường học Đông Đức; bị bắt khi lưu trú, mang theo một lượng lớn chất độc cantharindin với kế hoạch sản xuất thuốc lá độc để giết hại các lãnh đạo Đông Đức; đặt bom bẩn để phá rối các cuộc họp chính trị; âm mưu phá hoại Liên Hoan Thanh Niên Thế Giới ở Đông Berlin bằng cách gửi các giấy mời bị tẩy xóa, lừa dối về chỗ ngủ và đi lại miễn phí, giả các thông báo về thay đổi chương trình… ; thực hiện các vụ tấn công người tham dự với chất nổ, bom cháy, và các thiết bị quấy nhiễu; tẩy xóa và phân phát một số lượng lớn các phiếu khẩu phần ăn gây rối loạn, thiếu hụt và oán giận, tẩy xóa các bản fax thông báo và hướng dẫn khác của chính quyền rồi gửi đi để ly gián tổ chức và vô hiệu hóa các ngành công nghiệp cũng như công đoàn… tất cả những chuyện như vậy và còn hơn nữa. 

Trung Tâm Học Giả Quốc Tế Woodrow Wilson, ở Washington DC, chiến binh chiến tranh lạnh bảo thủ, một trong số các nghiên cứu của họ, Văn Bản Nghiên Cứu Dự Án Lịch Sử Chiến Tranh Lạnh Quốc Tế (#58, trang 9) viết: “Biên giới mở ở Berlin đã đưa đến GDR [Đông Berlin] hàng loạt các hoạt động gián điệp cũng như lật đổ, và theo như hai tài liệu trong phụ lục cho thấy, việc đóng cửa đã giúp cho cộng sản an toàn hơn”.

Suốt những năm 1950, Đông Đức và Liên Bang Soviet thường xuyên đưa các bản kháng với nghị đồng minh trước kia của Soviet ở phía Tây và Liên Hiệp Quốc về hoạt động phá hoại và gián điệp nghiêm trọng cũng như kêu gọi đóng cửa các văn phòng ở Tây Berlin mà họ khẳng định là phải chịu trách nhiệm, họ cũng cung cấp tên và địa chỉ của những văn phòng đó. Các kháng nghị của họ đã bị lờ đi. Không còn cách nào khác, Đông Đức buộc phải đóng các lối vào từ phía Tây, dẫn đến bức tường tai tiếng. Mặc dù vậy, ngay cả khi bức tường đã được dựng lên thì vẫn thường có dòng người di cư hợp pháp tuy có giới hạn từ đông sang tây. Vào năm 1984, Đông Đức cho phép 40.000 người rời khỏi. Vào năm 1985, tạp chí Đông Đức khẳng định hơn 20.000 cựu công dân đã định cư ở phía Tây muốn quay trở về nhà sau khi thất vọng với hệ thống tư bản. Chính quyền Tây Đức nói rằng có 14.300 người Đông Đức đã trở về nhà trong 10 năm trước đó.

Chúng ta đừng quên rằng khi Đông Đức đã tẩy sạch phát xít, ở Tây Đức hơn một thập kỷ sau chiến tranh, các vị trí cao nhất trong chính quyền từ hành pháp, lập pháp cho tới tư pháp vẫn còn hàng sa số các “cựu” phát xít.

Cuối cùng, cần phải nhớ rằng miền đông Châu Âu trở thành cộng sản là do Hitler, với sự chấp thuận của phương Tây, đã dùng họ như là đường cao tốc tiến đến Liên Bang Soviet nhằm xóa sổ vĩnh viễn chủ nghĩa Bôn-sê-vích, và nước Nga trong thế chiến thứ I cũng như thứ II đã tổn thất 40 triệu người bởi phương Tây sử dụng con đường cao tốc này để xâm lược nước Nga. Không có gì ngạc nhiên khi sau thế chiến thứ II Soviet quyết định đóng cửa con đường cao tốc đó.

Một quan điểm bổ sung và rất thú vị về kỷ niệm Bức Tường Berlin, xin hãy xem bài báo “Humpty Dumpty and the Fall of Berlin’s Wall” của tác giả Victor Grossman. Grossman (tên khác là Steve Wechsler) trốn khỏi quân đội Hoa Kỳ ở Đức do những đe dọa thời kỳ MacCarthy, trở thành một nhà báo và nhà văn trong suốt những năm ông ở Cộng Hòa Dân Chủ (Đông) Đức. Ông hiện vẫn sống ở Berlin và gửi đi “Bản tin Berlin” về sự phát triển của Đức trên nền tảng sai lệch. Bạn có thể gửi đăng ký theo dõi vào địa chỉ email Wechsler_grossman@yahoo.de . Tiểu sử của ông: “Crossing the River: a Memoir of the American Left, the Cold War and Life in East Germany” được xuất bản bởi University of Massachusetts Press. Ông khẳng định là mình cá nhân duy nhất trên thế giới có bằng cử nhân của cả đại học Harvard và và đại học Karl Marx ở Leipzig.

Saturday, August 23, 2014

Lại chủ nghĩa khủng bố

Một người đến Ủy Ban An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ trình báo về việc con vẹt của ông ta đã xổng chuồng bay mất. Nhân viên an ninh nhìn ông ta chăm chú và hỏi: Con vẹt thì có liên quan gì cơ chứ? Đây đâu phải là văn phòng quản lý đồ thất lạc?

Người kia nói: Thưa ngài, tôi chỉ muốn báo với ngài là tôi không dạy hay chia sẻ bất cứ thứ gì liên quan đến chủ nghĩa khủng bố cho con vẹt đó.

(Chuyện bịa, chỉ để giải trí)