Showing posts with label Biểu tình. Show all posts
Showing posts with label Biểu tình. Show all posts

Saturday, May 3, 2014

Washington chịu trách nhiệm về vụ thảm sát của phát xít ở Odessa

Xin giới thiệu với bạn đọc bản dịch bài viết "Washington responsible for fascist massacre in Odessa" của Mike Head. Bài viết cung cấp nhiều thông tin mới về cuộc khủng hoảng ở Ukraina.

Chỉ có thể mô tả đó là một vụ thảm sát, 38 người hoạt động chống chính phủ bị giết hại vào thứ sáu, sau khi lực lượng do phát xít dẫn đầu đốt tòa nhà Công Đoàn Odessa, nơi bị những người đối lập với chính phủ được Hoa Kỳ và phương Tây hậu thuẫn của Ukraina chiếm giữ.

Theo nhân chứng kể lại, một số người nhảy ra khỏi tòa nhà bốc cháy và sống sót bị các gã tân phát xít Right Sector quây quanh và đánh đập. Cảnh quay video cho thấy những người sống sót đẫm máu và đầy thương tích bị tấn công. 

Sự tàn bạo nhấn mạnh tính chất bạo lực của cuộc đàn áp chống lại những người đối lập của chính phủ cánh hữu được các quyền lực phương Tây dựng lên ở Kiev cũng như sự ủng hộ của Hoa Kỳ và đồng minh, cuộc đàn áp tập trung chủ yếu vào khu vực nói tiếng Nga ở miền nam và đông Ukraina.

Khi vụ đụng độ Odessa nổ ra, Tổng thống Barack Obama, trong một cuộc họp báo chung của Nhà Trắng với Thủ tướng Đức Angela Merkel, đã xác nhận vụ tấn công quân sự của chính phủ không được bầu cử ở Kiev vào những người biểu tình đang chiếm giữ các tòa nhà công sở ở miền đông Ukraina.

Trái lại truyền thông phương Tây cố gắng che dấu những gì đang xảy ra ở Odessa – với hàng loạt các bản tin phát nói rằng “hậu quả chính xác của sự kiện vẫn chưa rõ ràng” – rõ ràng là các vụ giết chóc tại thành phố cảng phía nam do những gã mang phù hiệu của Right Sectos thực hiện, phe tân phát xít đang giữ nhiều vị trí trong chính phủ Kiev, cùng với đảng chung lý tưởng Svoboda. 

Tòa nhà Công Đoàn bị các phần tử thân Kiev đốt sau khi họ bao vây và đốt lều trại của những người hoạt động chống chính phủ, những lều trại này đã được dựng lên phía trước mặt tòa nhà trên quảng trường Kulikovo Field vài tuần trước. Tòa nhà bốc cháy sau khi một số người biểu tình chống chính phủ ẩn nấp trong đó. 

Khi tòa nhà chìm trong lửa, những bức ảnh được đăng lên Twitter cho thấy người dân đu mình qua cửa sổ và ngồi trên gờ tường cửa sổ của một số tầng lầu, có lẽ là chuẩn bị nhảy xuống. Một số bức ảnh khác cho thấy các phần tử thân chính phủ hò reo trước đám cháy. Một số bình luận trên Twitter rằng “lũ bọ hung Colorado bị nướng chín ở Odessa”, đó là khái niệm dùng để ám chỉ những người hoạt động thân Nga mang dải băng Thánh George.

Ba mươi nạn nhân được tìm thấy tại các tầng của tòa nhà, có lẽ là bị ngạt khói. Theo cảnh sát địa phương, có tám người chết bị chết vì nhảy qua cửa sổ để thoát khỏi ngọn lửa. Chính quyền Ukraina nói tổng cộng có 43 người chết vào ngày thứ sáu ở Odessa và 174 người bị thương, trong số đó có 25 người đang trong tình trạng nguy kịch. 

Bạo lực bắt đầu khi khoảng 1,500 người ủng hộ chính phủ Kiev, những người vừa mới đến thành phố, tập hợp tại quảng trường Sobornaya ở trung tâm Odessa. Được vũ trang bằng dây xích, gậy đánh bóng chày và mang khiên, họ diễu hành khắp thành phố, hô vang “Ukraina vinh quang”, “Kẻ thù phải chết”, và “Đâm Moskals” [ám chỉ Nga].

Odessa là một trong những thành phố ở đông nam Ukraina bị người biểu tình tràn qua từ sau cuộc đảo chính tháng hai. Vào cuối tháng ba, hàng ngàn người tập hợp trong thành phố phản đối chính quyền được dựng lên sau cuộc đảo chính và yêu cầu một cuộc trưng cầu dân ý về chế độ tự trị.

Vụ thảm sát Odessa có số người chết lớn nhất kể từ khi chính phủ Ukraina, dưới sự thúc giục của chính quyền Obama, tái diễn tấn công quân sự trên quy mô toàn diện vào các cuộc biểu tình và chiếm giữ chống chính phủ.

Vào thứ sáu vừa qua, Tổng thống lâm thời Oleksandr Turchynov nói rằng nhiều người ly khai đã bị giết trong cuộc tấn công của chính phủ vào Slavyansk. Quan chức Kiev nói quân đội đã chiếm các trạm kiểm soát bao quanh thành phố 130,000 dân của phe nổi loạn trong một chiến dịch được bắt đầu trước lúc bình minh, ông ta bổ sung thêm là thành phố đã “bị bao vây chặt”

Mặc dù sử dụng trực thăng có gắn súng máy nhưng cuộc tấn công đã tạm ngưng, do sự chống cự tại địa phương. Vào chiều hôm qua, quân đội Ukraina bị chặn lại ở các làng Bylbasovka và Adreyevka, tại đó cư dân địa phương xếp hàng để thuyết phục và thúc giục họ ngừng tấn công

Ở Andreyevka, khoảng 200 người tạo thành một hàng rào sống để chặn đoàn xe bọc thép và xe tải. Ở Bylbasovka, người dân hô to “Xấu hổ! Xấu hổ! Xấu hổ!” Ở gần thành phố Kramatorsk, người dân chặn các con đường với toa xe điện và xe bus nhằm ngăn không cho quân đội tiến vào.

Trong cuộc họp báo với Merkel, Obama đã đề cập trong báo cáo rằng hai máy bay trực thăng của Ukraina bị bắn hạ từ hỏa lực mặt đất. Ông ta trích dẫn các cáo buộc chưa được chứng thực của cơ quan tình báo Ukraina SBU là một máy bay trực thăng bị bắn bởi tên lửa tầm nhiệt, để làm bằng chứng cho sự can dự của quân đội Nga. Mặc dù vậy, vào buổi tối tờ New York Times khẳng định là không có bằng chứng cho thấy đó là tên lửa tầm nhiệt. 

Cùng với cáo buộc về vũ khí của Obama, cuộc tấn công của quân đội của Kiev được ông ta hậu thuẫn cho thấy Hoa Kỳ và các đối tác châu Âu đang tạo ra các điều kiện cho một cuộc nội chiến và dụ chính của quyền Tổng thống Nga Vladimir Putin can thiệp, để tạo ra cái cớ áp đặt trừng phạt kinh tế và cho sự đối đầu của NATO với Nga.

Washington thúc ép cuộc tấn công mới chỉ một ngày sau khi chính phủ Kiev ngưng các cuộc tấn công, cho rằng chúng là “vô dụng” để chấm dứt sự chiếm đóng các tòa nhà, đã lan ra tại ít nhất 17 thành phố và thị trấn.

Putin tìm kiếm một sự trì hoãn với sức ép do Hoa Kỳ tạo ra bằng cách ký cái được gọi là thỏa thuận hòa bình với Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu và Ukraina hai tuần trước đây, thỏa thuận kêu gọi chấm dứt chiếm đóng các tòa nhà và ngưng các kế hoạch tấn công quân sự. Các thỏa thuận đã bị Kiev và những người chống lưng cho họ xé bỏ. Hôm qua, người phát ngôn của Putin nói rằng “chiến dịch trả thù” của Ukraina đã phá hoại thỏa thuận.

Nga kêu gọi một cuộc họp khẩn cấp của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc vào thứ sáu để lên án các hành động của Ukraina. Đại sứ Nga, Vitaly Churkin, cảnh báo về “các hậu quả khôn lường” nếu chiến dịch quân sự tiếp tục, bị người đồng nhiệm Hoa Kỳ lên án, Samantha Power đã gọi cuộc tấn công là “thích hợp và hợp lý”

Power, người làm nên tên tuổi với các cuộc can thiệp thắng lợi của Hoa Kỳ vào Lybia và những nới khác với danh nghĩa “nhân quyền” và “bảo vệ thường dân”, tuyên bố rằng sự lo ngại của Nga về quy mô sự bất ổn là “tiêu cực và mơ hồ”. Ăn khớp với sự tuyên truyền của chính phủ Hoa Kỳ kể từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu, bà ta nhanh chóng quy kết Nga là nguyên nhân của sự bất ổn.

Đó là Washington và đồng minh, đặc biệt là chính phủ Đức đã dàn xếp cuộc đảo chính của phe cực hữu vào tháng hai ở Kiev và sau đó lợi dụng phản ứng của Moscow, và người Ukraina nói tiếng Nga, để buộc tội Nga đe dọa Ukraina.

Đầu tư 5 tỷ USD vào quốc gia này để dựng lên chính phủ Kiev qua các chiến dịch bạo lực bán quân sự, giờ họ cáo buộc Nga, mà không có bằng bất cứ bằng chứng nghiêm túc nào, về những việc tương tự. 

Cuộc tấn công ban đầu vào tháng trước của Ukraina bắt đầu sau khi giám đốc CIA John Brennan bí mật đến thăm Kiev. Sự thúc giục tiếp theo là chuyến viếng thăm của phó tổng thống Hoa Kỳ Joseph Biden.

Đó là bằng chứng về sự can dự của chính quyền Hoa Kỳ. Ngoại trưởng Nga nói những người nước ngoài nói tiếng Anh đã được trông thấy trong cuộc tấn công của quân độ Ukraina và Slavyansk vào thứ sáu, cần nhắc lại lời cáo buộc trước đây là Greystone, một nhà thầu quân sự Hoa Kỳ, đang hợp tác với quân đội Ukraina.

Mặt khác, chiến dịch của Hoa Kỳ dường như hướng tới việc ngăn chặn kế hoạch trưng cầu dân ý đòi quyền tự trị của những người chống chính phủ Kiev vào ngày 11 tháng 5. Thêm vào đó, cuộc bầu cử tổng thống Ukraina, theo kế hoạch là vào ngày 25 tháng 5, đối với các quyền lực phương Tây là phương tiện để hợp pháp hóa chính phủ đảo chính ở Kiev. Ứng cử viên tổng thống đang được khuếch trương rộng rãi nhất, nhà tài phiệt tỷ phú Petro Poroshenko, kêu gọi Ukraina gia nhập NATO và đặt quốc gia dưới sự độc đoán của Liên Minh Châu Âu và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế.

Nhưng khi chính phủ Kiev thất bại trong việc đàn áp phe đối lập, Washington dường như muốn kích động sự đối đầu và sau đó cáo buộc Nga ngăn cản quá trình bầu cử tổng thống. Đáng chú ý là dưới danh nghĩa tập trận, quân đội Hoa Kỳ đang được triển khai tại các quốc gia vùng Baltic như Latvia, Lithuania và Estonia, cũng như Ba Lan, quân đội NATO cũng được đưa tới sát biên giới Nga.

Thursday, May 1, 2014

Một số hình ảnh kỷ niệm ngày lễ Lao Động trên thế giới

 1. Người biểu tình ở Bangladesh

2. Người biểu tình ở Campuchia

 3. Người biểu tình ở Đức

 4. Người biểu tình ở Indonesia

5. Người biểu tình ở Italia 

 6. Người biểu tình ở Philippine

7. Người biểu tình ở Singapore

8. Người biểu tình ở Thái Lan 

9. Người biểu tình ở Tây Ban Nha 

10. Người biểu tình ở Thổ Nhĩ Kỳ

Nguồn: Ảnh được tập hợp từ nhiều nguồn khác nhau trên mạng Internet.

Quân đội Đức đang làm gì ở Slavyansk?

Xin giới thiệu với bạn đọc blog bản dịch bài viết "What is the German army doing in Slavyansk?" của tác giả Peter Schwarz. Bài viết đã vạch trần sự dối trá của truyền thông phương Tây về cái gọi là quan sát viên quốc tế của OSCE. 

Tám thanh sát viên quân sự đã bị những người biểu tình thân Nga ở thành phố miền đông Ukraina Slavyansk bắt giữ từ ngày 25 tháng 4. Nhóm thanh sát viên bao gồm 3 sĩ quan quân đội Đức (Bundeswehr), một thông dịch viên Đức, và các thanh sát viên quân sự người Séc, Ba Lan, Đan Mạch, Thụy Điển. Người Thụy Điển đã được thả vì lý do sức khỏe.

Truyền thông Đức khẳng định những người bị bắt giữ là quan sát viên của Tổ Chức An Ninh và Hợp Tác Châu Âu (OSCE). Điều đó không đúng. Liên hệ duy nhất giữa OSCE và những người bị bắt giữ là sự xuất hiện của họ ở Ukraina được bào chữa bằng Văn Kiện Vienna mà 57 quốc gia thành viên OSCE ký kết năm 1992, kể từ đó văn kiện cũng đã được phục hồi sau một số gián đoạn.

Nhưng hoạt động của nhóm tại Ukraina không hề nhận được sự chấp thuận của OSCE, hay nằm dưới sự kiểm soát của OSCE. Trái lại, các thanh sát viên quân sự được chính phủ Kiev kêu gọi can thiệp vào Ukraina và chịu sự kiểm soát trực tiếp của bộ trưởng bộ quốc phòng ở mỗi nước. 

Điều này đã được phó giám đốc trung tâm ngăn chặn khủng hoảng của OSCE, Claus Neukirch xác nhận. Ông ta tuyên bố rằng nhóm tham gia vào một nhiệm vụ song phương, do quân đội lãnh đạo và theo lời mời của chính phủ Ukraina. Các thanh sát viên có thể được chấp thuận theo thỏa thuận riêng giữa các nước thành viên OSCE.

Đặc biệt là các quan sát viên quân sự bị bắt giữ không có liên quan gì đến nhiệm vụ quan sát của OSCE theo thỏa thuận của 21 nước thành viên, bao gồm cả Nga, vào ngày 21 tháng 3. Nhiệm vụ đó là cung cấp 500 quan sát viên dân sự, để theo dõi tình hình tại Ukraina trong sáu tháng tiếp theo và báo cáo trực tiếp cho OSCE. Mặc dù vậy mới chỉ có khoảng 100 người của nhóm quan sát có mặt tại Ukraina.

Hai sự dối trá đầy âm mưu ở phía sau những nhầm lẫn về nhiệm vụ của những người bị bắt giữ ở Slavyansk, thứ đã được truyền thông Đức tung ra có một cách có chủ ý. Thứ nhất, việc giam giữ các tù nhân được sử dụng để thúc đẩy sự hiếu chiến chống Nga. Bằng cách cáo buộc lực lượng thân Nga giam giữ các quan sát viên quốc tế, họ muốn cho thế giới thấy rằng Moscow đã vi phạm các hiệp ước và hiệp định quốc tế.

Thêm vào đó, viện dẫn Văn Kiện Vienna bị chính quyền Kiev và Berlin lợi dụng để chống lại cáo buộc nhóm này hoạt động do thám của những người biểu tình chống chính phủ ở Slavyansk.

Văn Kiện Vienna đề cập tới phương pháp xây dựng niềm tin. Chúng được thiết kế để các thành viên OSCE, đặc biệt là các quốc gia láng giềng, có cơ hội quan sát quân đội của quốc gia khác và giảm thiểu nguy cơ đối đầu quân sự. Văn kiện không cho phép quan sát quân đội đối phương trong xung đột quốc tế, và càng không cho phép nếu quốc gia yêu cầu nhiệm vụ có tham gia vào xung đột – như trường hợp của Ukraina. 

Trong một cuộc phỏng vấn của đài phát thanh Bavaria vào ngày 23 tháng 4, người đứng đầu nhóm bị bắt giữ, đại tá Axel Schneider, cho biết rằng nhóm của ông ta “muốn biết” tình trạng của “lực lượng quân sự quốc gia thông thường” ở Ukraina – tức là quân đội chính quy. Ông ta loại trừ mọi quan sát đối với những người nổi dậy chống chính quyền: “Chúng tôi tập trung vào lực lượng an ninh Ukraina”.

Mặc dù vậy, dựa trên thông tin đó thì cũng không thể giải thích được tại sao nhóm của ông ta lại đi tới Slavyansk, nơi đang nằm trong tay người nổi dậy và bị quân đội Ukraina bao vây. Điều đó giống như nhóm này được yêu cầu thu thập thông tin về những người nổi dậy đang bị chính phủ do phương Tây hậu thuẫn ở Kiev theo dõi. 

Ngay cả khi Schneider nói sự thật, tức là vai trò của nhóm là quan sát việc đàn áp của quân đội Ukraina, nhiều đơn vị đã từ chối bắn vào những người biểu tình thân Nga ở miền đông Ukraina. Trong trường hợp khác, điều đó phơi bày vai trò của quân đội Đức và châu Âu trong cuộc đàn áp của chính phủ Ukraina. Đại tá Schneider, người tham gia Trung Tâm Thẩm Tra của Quân Đội và là thuộc cấp của Bộ Quốc Phòng, đã trả lời trong cuộc phỏng vấn là ông ta hợp tác “rất chặt chẽ với Bộ Ngoại Giao”, do Franz-Walter Steinmeier đứng đầu, người đóng vai trò then chốt trong cuộc đảo chính ở Ukraina và hoàn toàn ủng hộ chính phủ Kiev.

Rất nhiều chi tiết trong sự kiện tại Slavyansk vẫn chưa sáng tỏ, nhưng có một điều có thể khẳng định: Quân đội Đức có nhiều hoạt động ở Ukraina hơn những gì họ công khai.

Monday, April 28, 2014

Kẻ khờ, kẻ mị dân và cựu đại tá KGB

Xin giới thiệu với bạn đọc blog bản dịch bài viết "The fool, the demagogue and the former KGB colonel" đăng trên tạp chí Z của giáo sư kinh tế, nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế danh tiếng người Mỹ Edward S. Herman. Bài viết đã phân tích sâu sắc các lập luận so sánh trường hợp Kosovo với Crimea của tổng thống Hoa Kỳ Obama và tổng thống Nga Putin. 

Kẻ khờ là John Kerry, người tỏ ra tệ hại khi cấp tốc chạy qua lại giữa Washington và Tel Aviv để cố thu xếp một thỏa thuận “khung” giữa Israel và người Palestine nhằm cho thấy bước tiến trong những nỗ lực của người trung gian đáng mến, tấn công Nicolas Maduro của Venezuela về “chiến dịch khủng bố chống lại dân chúng”, và tất nhiên lên án Nga về “việc xâm lược” đối với chính phủ-đảo chính của Ukraina. Luận điểm của ông ta rằng “Trong thế kỷ 21 thì anh không thể hành xử theo kiểu thế kỷ 19, như việc xâm lược quốc gia khác với cái cớ hoàn toàn bịa đặt”, gợi nhớ đến chủ nghĩa Orwell cổ điển và có thể là điểm nhấn trong cuốn sách tương lai của ông ta. Điểm nhấn của ông ta đã trở thành đối tượng của nhiều câu chuyện chế giễu và trò cười trong truyền thông đối lập, nhưng truyền thông chính thống đã đưa tin một cách nghiêm chỉnh và không biến nó thành trò đùa hay dựa vào đó để làm mất mặt ông ta (cũng giống như đã không làm mất mặt Madeleine Albright về tuyên bố của bà ta trên truyền hình quốc gia rằng giết hại 500,000 trẻ em Iraq thông qua việc cấm vận trong những năm 1990 – bà ta trợ giúp cho kiến trúc sư trưởng của cuộc cấm vận – “là đáng”).

Dĩ nhiên, có thể Kerry thực sự tin rằng ông ta nói sự thật, khi tiếp thu định đề xuất phát từ “chủ nghĩa ngoại lệ” Hoa Kỳ, những từ ngữ như “xâm lấn”, “xâm lược” và “luật pháp quốc tế” không thể áp dụng cho cảnh sát thế giới như chúng ta; và “cái cớ hoàn toàn bịa đặt”, như khi được Nga đưa ra, sẽ chỉ là sơ suất hay sai lầm có thể tha thứ hay đánh giá nhầm trong trường hợp chúng ta phạm phải. Sau cùng, tờ New York Times nhanh chóng sử dụng từ “xâm lược” trong xã luận về sự kiện Crimea (“Cuộc xâm lược của Nga”, March 2, 2004), trong khi không bao giờ sử dụng từ đó để mô tả cuộc xâm lược - chiếm đóng ở Iraq, cũng như không bao giờ sử dụng các từ ngữ như “Hiến Chương Liên Hiệp Quốc” hay “luật pháp quốc tế” trong 70 bài xã luận về Iraq từ 11 tháng 12 năm 2011 đến 21 tháng 3 năm 2003 (Howard Friel and Richard Falk, The Record of the Paper)

Một chút tinh vi hơn, nhưng có tính toán, không trung thực, đạo đức giả, thường xuyên lố bịch, và mị dân hơn là ngôn từ của Tổng thống Barack Obama, phát biểu ở Bỉ, khi ông ta cố gắng chứng minh lời buộc tội đầy đạo đức giả rằng Tổng thống Nga Putin đã sai lầm khi đả kích sự lên án của phương Tây về việc bỏ phiếu độc lập của người Crimea và sau đó là Crimea sáp nhập vào Nga (“Remark by the Presiden in Address to European Youth”, Brussels, March 23, 2014). Thật thú vị khi xem cái cách kỳ quặc mà ông ta xuyên tạc lịch sử với các nhận định cá nhân. Theo Obama thì các cha lập quốc của chúng ta đã đưa ra trong “văn bản lập quốc” công thức tuyệt đẹp là “tất cả đàn ông – và – đàn bà đều được bình đẳng”. Dường như ông ta đã quên mất chế độ nô lệ cũng như 3/5 giá trị của mỗi nô lệ có thể đem thế chấp ở miền Nam và phụ nữ không có quyền bầu cử cho đến tận thế kỷ 20. Ông ta nói về lý tưởng “thông tin không bị kiểm duyệt” sẽ cho phép “các cá nhân tự đưa ra quyết định”, nhưng đây cũng là người đàn ông đã làm mọi cách để kiểm soát dòng chảy thông tin và bắt những người tiết lộ thông tin phải trả giá đắt khi phá vỡ bức tường bảo vệ sự bí mật của chính quyền.

Obama kinh ngạc với “niềm tin của một số người rằng các quốc gia lớn hơn có thể bắt nạt các quốc gia nhỏ hơn để đạt được điều họ muốn - câu châm ngôn bị phủ định đôi khi lại đúng”. Hoa Kỳ có ngân sách quân sự khổng lồ và hơn 800 căn cứ quân sự không phải để bắt nạt các quốc gia nhỏ hơn mà là bảo vệ an ninh quốc gia. Ông ta cũng nhấn mạnh rằng “những sự thật mâu thuẫn [của Nga] chỉ trong một vài tuần sau đó tự nó là bằng chứng cho… [bao gồm] các vấn đề luật pháp quốc tế”. Tuyên bố này thật trơ tráo khi các quan chức Hoa Kỳ (như Dean Acheson, Madeleine Albright) đã tuyên bố rằng họ không áp dụng luật pháp quốc tế một cách nghiêm chỉnh để sửa chữa chính sách của Hoa Kỳ; người tiền nhiệm của Obama là Gerge W. Bush đã lảng tránh bằng một câu đùa cợt: “Luật pháp quốc tế? Để tôi gọi luật sư đã; ông ta chưa cho tôi biết chuyện đó” – và chúng ta có thể quan sát hàng loạt các hoạt động thường xuyên, thậm chí gia tăng, vi phạm luật pháp quốc tế, bao gồm cả nhiều hoạt động được Obama tổ chức. Vi phạm luật pháp quốc tế là một chuyện hiển nhiên kiểu Hoa Kỳ.

Putin tất nhiên là liên hệ chuyện này tới Iraq, nhưng Obam trả lời Putin: “Hiện giờ, sự thật là cuộc chiến Iraq đã trở thành đối tượng tranh luận kịch liệt khắp thế giới, cũng như ở Hoa Kỳ. Tôi đã tham gia vào cuộc tranh luận và phản đối can thiệp quân sự. Nhưng ngay cả ở Iraq, Hoa Kỳ cũng phải hành động trong phạm vi hệ thống quốc tế. Chúng tôi không đòi hỏi hay sáp nhập lãnh thổ Iraq. Chúng tôi không khai thác tài nguyên của họ cho bản thân. Thay vào đó chúng tôi kết thúc cuộc chiến cũng như rút quân khỏi Iraq và nhà nước Iraq đầy đủ chủ quyền có thể đưa ra quyết định về tương lai của họ”.

Chúng ta có thể lưu ý tới cách lảng tránh nực cười về vấn đề “luật pháp quốc tế”, điều mà ông ta nói thực sự “vấn đề” trong hoạt động của Nga, nhưng lại lảng tránh trong trường hợp của Hoa Kỳ. Khái niệm “tranh luận kịch liệt” mà ông ta đề cập không chỉ không liên quan tới câu hỏi về vi phạm luật pháp, mà còn là dối trá, cũng như cần phải khẳng định rằng Bush và nhóm cố vấn nhỏ của ông ta đã quyết định tấn công Iraq từ rất lâu trước khi có bất cứ cuộc tranh luận công khai nào về chủ đề đó và họ dựa vào “vũ khí hủy diệt hàng loạt” để biện minh cho cuộc chiến. Đó là cuộc xâm lược dựa trên một lời dối trá và hoàn toàn là “cái cớ bịa đặt”. Về việc “hành động trong phạm vi hệ thống quốc tế”, Hiến Chương Liên Hiệp Quốc là nền tảng của hệ thống quốc tế và cuộc xâm lược là sự vi phạm trắng trợn những điều khoản chủ chốt của Hiến Chương. Ông ta lập luận rằng chúng ta không ăn cắp tài nguyên của họ và hiện tại đã rút quân. Ông ta không chỉ ra rằng chúng ta rút quân sau nhiều năm giết chóc và phá hủy, chính hành động của chúng ta đã tạo ra sự phản kháng, sự phản kháng ấy đã đủ mạnh để đẩy lùi chúng ta. Ông ta đã quên lưu ý rằng vi phạm luật pháp quốc tế chính yếu nhất của chúng ta ở Iraq là trách nhiệm về cái chết của một triệu người, về bốn triệu người tị nạn, về sự phá hoại khổng lồ đối với cơ sở vật chất. Trái lại, hành động khủng khiếp của Nga ở Crimea dường chỉ dẫn đến nửa tá xác chết.

Obam cũng không chỉ ra rằng Iraq ở rất xa Hoa Kỳ và việc Hoa Kỳ tấn công vào đó được coi là “cuộc chiến của sự lựa chọn”, hoàn toàn không có liên quan gì tới bảo vệ an ninh của Hoa Kỳ. Crimea, trái lại, rất gần gũi với Nga, dân chúng có ngôn ngữ và văn hóa gần với Nga, vùng đất của họ là căn cứ hải quân chủ chốt của Nga, và cuộc đảo chính ở Kiev, được tổ chức với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ và các quyền lực NATO khác, tạo ra sự đe dọa đối với an ninh của Nga. Lãnh đạo của họ buộc phải hành động bởi cuộc đảo chính và mối nguy hiểm đối với căn cứ hải quân, hành động của họ có thể coi là phòng vệ và là “cuộc chiến của sự cấp thiết”.

Cuộc trưng cầu dân ý của Crimea, đã thu được đa số phiếu tuyệt đối cho phép Crimea tách khỏi Ukraina và sáp nhập vào Nga, là một thủ tục dân chủ và phù hợp với nguyên tắc tự quyết. Obama và những người cùng phe lại coi điều đó là xâm phạm chủ quyền của Ukraina và vi phạm luật pháp quốc tế. Chúng ta thấy ở đây có hai nguyên tắc không phù hợp với nhau, Hoa Kỳ và liên minh chọn nguyên tắc phục vụ cho lợi ích của họ, và Nga lại chọn nguyên tắc khác. Nhưng Putin chỉ ra rằng trong trường hợp Kosovo, một phần lãnh thổ của Serbia, liên quân NATO đã hỗ trợ cho sự ly khai dựa trên nguyên tắc tự quyết. Obama cố gắng phản bác Putin về trường hợp Kosovo bằng cách lập luận “Nhưng NATO chỉ can thiệp sau khi người dân Kosovo bị khủng bố và giết hại có hệ thống trong nhiều năm. Và Kosovo chỉ tách khỏi Serbia sau một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, cũng như hợp tác chặt chẽ với Liên Hiệp Quốc và các quốc gia láng giềng. Không hề có những điều tương tự diễn ra ở Crimea”. Nhưng NATO không chỉ “can thiệp”, họ tổ chức ném bom với quy mô lớn, đó là hành động vi phạm Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và cả “luật pháp quốc tế” mà Obama viện dẫn. Obama lảng tránh sự thật là CIA đã huấn luyện lực lượng khủng bố KLA ở Kosovo một thời gian (và họ bị các quan chức Hoa Kỳ coi là “khủng bố”). Lực lượng KLA biết rằng những hành động khiêu khích sự trả thù của người Serbia sẽ đem tới cái cớ cho cuộc tấn công của NATO. Một ngày trước khi NATO ném bom, Bộ trưởng Bộ quốc phòng Anh quốc tuyên bố trước nghị viện rằng KLA đã giết hại nhiều thường dân ở Kosovo hơn quân đội Serbia.

Obam cũng nói dối về cuộc trưng cầu dân ý ở Kosovo. Không có cuộc trưng cầu dân ý nào hết. Vào ngày 17 tháng 2 năm 2008, nghị viện Kosovo với đa số là người Albania công bố Tuyên Ngôn Độc Lập, và điều đó là đủ đối với Hoa Kỳ và các đồng minh thân cận, giờ thì thật đáng căm phẫn về cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea. Cuộc bỏ phiếu ở Kosovo diễn ra sau cuộc chiến của NATO và các hoạt động của người Albania ở Kosovo đã loại bỏ một số lượng lớn người Serbia và Rumania khỏi Kosovo.

Hoa Kỳ xây dựng một căn cứ quân sự khổng lồ ở Kosovo trong cuộc chiến và chiếm đóng Kosovo, mà không có sự đồng thuận của Serbia hay nhận được bất cứ phiếu bầu nào của người dân Kosovo cũng như Serbia. Nga có căn cứ hải quân ở Crimea theo một thỏa thuận dài hạn với chính phủ Ukraina. Họ không ném bom Ukraina để khai mạc trưng cầu dân ý và các lá phiếu cũng không bị các bất cứ cử tri địa phương nào bác bỏ hay không thừa nhận. Vậy nên, như Obama nói, không thể so sánh hai trường hợp đã nêu. Obama vẽ lên bức tranh tự do mà phương Tây yêu thích, với NATO là người lính canh nghiêm cẩn, với bóng tối và lực lượng của cái ác phía sau Bức Màn Thép bị đẩy lùi xuống các chiến hào.

“Hoa Kỳ và NATO không định tạo ra bất cứ xung đột nào với Nga… Kể từ khi kết thúc Chiến Tranh Lạnh, chúng ta đã hợp tác với Nga với nhiều nhiệm kỳ thành công trong việc tạo dựng quan hệ chặt chẽ về văn hóa, thương mại và cộng đồng quốc tế”. Nhưng ông ta nhắc nhở rằng Nga phải là một quyền lực “có trách nhiệm”. “Nga có một lịch sử lâu dài với Ukraina nhưng điều đó không có nghĩa là họ có thể quyết định tương lai của Ukraina. Theo những nguyên tắc nền tảng hiện đang bị đe dọa – các quốc gia và dân tộc có thể tự lựa chọn – không có gì có thể đi ngược lại. Hoa Kỳ không đưa người biểu tình tới Maidan – đó là người Ukraina. Không có lực lượng nước ngoài nào kêu gọi công dân ở Tunis và Tripoli nổi dậy - họ tự mình làm việc họ muốn”. Obama quên không kể rằng từ khi kết thúc Chiến Tranh Lạnh, NATO đã liên tục vi phạm cam kết của quan chức Hoa Kỳ là không tiến thêm “một inch” nào tới gần biên giới Nga, để bao vây Nga, gây sức ép lên biên giới của Nga, và hỗ trợ các lãnh đạo chính phủ vùng biên giới công khai thù địch với Nga. Việc phương Tây hỗ trợ chính phủ thù địch với Nga ở Ukraina được các quan chức Nga coi là các hành động thiếu thân thiện và đe dọa. Obama tuyên bố rằng chỉ có những người Ukraina biểu tình ở Maidan cho thấy bằng chứng, ngay cả khi một số trong đó bao gồm cả những thành phần bạo lực nhất nhận sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, và do đó tự mình “quyết định tương lai của Ukraina”. Điều hiển nhiên là thỏa hiệp về chính phủ lâm thời được đàm phán giữa các phe phái ở Ukraina, với sự hỗ trợ của Liên Minh Châu Âu, đã nhanh chóng bị người biểu tình bạo lực xé bỏ, trực tiếp dựng lên nội các đảo chính như sự lựa chọn số một của Victoria Nuland, và “Đ.m. EU” tiếp tục cố gắng dàn xếp cuộc xung đột một cách hòa bình. Chính phủ không được bầu cử sau đó đã bổ nhiệm các thành viên cánh hữu vào các vị trí chiến lược, thể hiện một chính quyền Ukraina không phải là “độc tài” Nga và đe dọa người Nga trong phạm vi Ukraina cũng như quốc gia Nga. Trong bối cảnh ấy, cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea cho thấy một trường hợp quan trọng và công bằng khi nguyên tắc “người dân được tự lựa chọn” (Obama) được áp dụng.

Lập luận của phương Tây, và chủ yếu là của Hoa Kỳ rằng sự can thiệp và vai trò trong việc lật đổ chính quyền dân cử ở Ukraina là một dạng xâm lược được dùng để chống lại Nga, có thể cho thấy hành động của Nga chỉ là phản ứng lại sự xâm lược. Một phương thức hiện đại quan trọng trong các cuộc đảo chính được phương Tây tài trợ là thông qua sự khuyến khích, huấn luyện, cũng như hỗ trợ vật chất và tuyên truyền cho các nhóm đối lập để phá hoại và làm mất uy tín của chính phủ mục tiêu và đánh bật họ ra khỏi quyền lực. Chuyện đó được trưng ra dưới nhãn hiệu quan hệ công chúng “khuyến khích dân chủ”, nhưng thực tế là “phá hoại dân chủ”. Chuyện đó không chỉ diễn ra ở Bahrain hay Arab Saudi, mà còn cả ở Serbia, Ukraina và Venezuela. Chính phủ dân cử ở Ukraina đã bị lật đổ; chính phủ đảo chính thay thế họ không có bất cứ phiếu bầu nào. Trong phát biểu tại Brussels, Obama cho rằng “Các quốc gia Mỹ Latin từ bỏ chế độ độc tài và xây dựng các nền dân chủ mới”, nhưng ông ta quên không nói rằng những chế độ độc tài đó vốn được Hoa Kỳ tài trợ và trong khi ủng hộ chế độ chuyên chế ở Venezuela rất nhiều năm, Hoa Kỳ đã thù địch với nền dân chủ cánh tả Bolivia suốt hơn một thập kỷ; và trong khi Obama đang phát biểu ở Brussels thì chính phủ của ông ta đang thúc đẩy những người biểu tình bạo lực ở Caracas, lăng mạ Maduro, đe dọa trừng phạt, và hơn thế nữa theo mô hình “phá hoại dân chủ” truyền thống của Hoa Kỳ (See Kerry’s pugnacious statement of March 13, 2014 before the House Foreign Affairs Committee on “Advancing U.S. Interests Abroad: The FY 2015 Foreign Affairs Bud get.”)

So sánh phát biểu của Vladimir Putin trước toàn Liên Bang Nga vào ngày 18 tháng 3 năm 2014 về cuộc trưng cầu dân ý của Crimea với phát biểu về khủng hoảng của Obama vào ngày 23 tháng 3 tại Brussel là vô nghĩa – Putin đã thắng nốc ao. Điều này, tôi tin rằng, là kết quả của sự thật, Nga đang phải hứng chịu sự tấn công và sự đe dọa nghiêm trọng của Hoa Kỳ, họ bị buộc phải trở thành kẻ thù và chống cự khi Hoa Kỳ tiếp tục mở rộng đế chế và không dung thứ cho các đối thủ. Chủ yếu là Nga và Trung Quốc, và các hoạt động của Hoa Kỳ - NATO đã biến Nga từ vị thế khách hàng dưới thời Yeltsin thành kẻ thù và “kẻ xâm lược” hiện nay. Thật đáng ngạc nhiên khi chứng kiến truyền thông chính thống và giới trí thức tảng lờ nguy cơ an ninh mà cuộc đảo chính do phương Tây hậu thuẫn ở Kiev gây ra đối với Nga, cũng như sự gia tăng của nguy cơ đó khi NATO mở rộng tới biên giới Nga. Tiêu chuẩn kép về xâm lược và luật pháp quốc tế thật kinh khủng. Putin nói một cách mỉa mai, “Trước hết, ít nhất là họ cũng nhớ ra rằng có luật pháp quốc tế - muộn còn hơn không bao giờ”. Putin diễn đạt ý của mình rất thông minh. Obama không bao giờ vui vẻ ở Brussels, bản thuyết trình đầy sáo ngữ và lầm lẫn của ông ta chỉ mang lại đau khổ. Ông ta bảo vệ những thứ không thể bảo vệ được và đối thủ của ông ta hoàn toàn vượt trội, cả về trí tuệ lẫn đạo đức.

Nhưng Putin là kẻ thua cuộc đối với truyền thông chính thống Hoa Kỳ. Tổng thống Nga là nạn nhân của quá trình hủy hoại tiêu chuẩn mà truyền thông chính thống áp dụng cho các đối thủ hay mục tiêu của nhà nước đế quốc. Putin thường xuyên được giới thiệu là “cựu đại tá KGB” – bạn có thể hình dung truyền thông Hoa Kỳ giới thiệu George Bush 1 là “cựu giám đốc CIA”. Tất nhiên mọi vết nhơ trong sự nghiệp của ông ta đều là thật – Chechnya, quyền của người đồng tính, sự yếu kém của nền dân chủ Nga và quyền lực của đám tài phiệt (mà ông ta thừa kế từ tổng thống được Hoa Kỳ ủng hộ, Yeltsin) – những điều đó được đưa tin thường xuyên. Nhưng cũng cần phải nhắc tới sự thật là Putin đại diện cho quyền lợi quốc gia Nga, xung đột với thế giới bên ngoài và lợi ích của tầng lớp tinh hoa đế quốc Hoa Kỳ.

Một minh họa nhỏ cho sai lệch này, chúng ta có thể xem xét truyền thông đưa tin về nhóm Pussy Riot, bị bắt giam sau khi hành động trong một nhà thờ lớn ở Moscow và được biến thành các vị thánh trên truyền thông Hoa Kỳ. Họ cho thấy sự tồi tệ của Putin và nước Nga. Tờ New York Times có 23 bài báo về nhóm Pussy Riot trong khoảng thời gian từ ngày 1 tháng 1 năm 2014 đến 31 tháng 3, nhiều bài có ảnh nhóm này đi thăm quan các địa danh tại New York. Họ được gặp gỡ ban biên tập tờ New York Times, được tổ chức Ân Xá Quốc Tế, Human Rights Watch và các tổ chức quốc tế khác vinh danh. Mặc dù họ không phải là ban nhạc hay và thường xuyên làm những việc khiến họ có thể bị tống vào tù ở Hoa Kỳ.

Một trong số họ, Maria Alyokhina, viết bài phản xã luận cho báo giấy (“Sochi Under Siege,” February 21). Hai sự tương phản đáng chú ý: John Mearsheimer, một nhà khoa học chính trị tại trường đại học Chicago và tác giả vài cuốn sách quan trọng về quan hệ quốc tế, viết trong mục phản xã luận “Getting Ukraine Wrong”, xuất bản vào ngày 14 tháng 3 trên tờ International New York Time, nhưng không phải là báo giấy. Thông điệp của ông ta quá sức chịu đựng NYT vì ông ta nói “Nguồn gốc của cuộc khủng hoảng hiện nay là sự mở rộng của NATO… và được thúc đẩy bởi những khẳng định về địa chính trị có ảnh hưởng tới mọi quyền lực lớn, bao gồm cả Hoa Kỳ”. Đó không phải là ý kiến và phân tích phù hợp với báo giấy.

Một sự so sánh đáng chú ý khác: Vào tháng hai năm 2014, trong khi phiên toà và quan điểm của Pussy Riot đang nóng bỏng, nữ tu sĩ 84 tuổi, Megan Rice, bị tuyên án 4 năm tù vì tham gia vào phong trào chống vũ khí hạt nhân và có các hoạt động mang tính biểu tượng. Tờ New York Times đưa tin này cực ngắn trong mục tin vắn quốc gia với tiêu đề “Tennessee. Nữ tu sĩ bị kết án vì biểu tình hòa bình”. Rice không được mời tới thăm ban biên tập tờ NYT hay viết bài phản xã luận. Bản án của bà chỉ là tin tức không quan trọng.

Saturday, April 19, 2014

Bất chấp hội nghị Geneva về Ukraina, Washington gia tăng đối đầu với Nga

Xin giới thiệu với bạn đọc bản dịch bài viết "Despite Geneva talks on Ukraine, Washington escalates standoff with Russia" của Alex Lantier đăng trên trang World Socialist. Bản dịch hy vọng cung cấp cho bạn đọc thông tin mới nhất về tình hình Ukraina và động thái của các bên liên quan.
Mặc dù Moscow giữ khoảng cách với các cuộc biểu tình ở miền đông Ukraina trong hội nghị ở Geneva, hôm qua Hoa Kỳ và Châu Âu đưa ra dấu hiệu chính thức rằng họ sẽ tiếp tục gia tăng sức ép đối với Nga trong khi chính phủ Kiev tiếp tục đưa quân đội tới để chống lại những người biểu tình thân Nga.

Bản tuyên bố chung được đưa ra ở Geneva bởi Hoa Kỳ, Liên Minh Châu Âu (EU), Ukraina và Nga kêu gọi chấm dứt biểu tình và chiếm đóng các tòa nhà ở miền đông Ukraina. Các tòa nhà đang bị chiếm đóng bởi người biểu tình phải được trao trả cho chính phủ bù nhìn của Hoa Kỳ ở Kiev được dựng lên sau cuộc đảo chính của phát xít vào tháng hai.

Tuyên bố nhấn mạnh: “Tất cả các bên phải kiềm chế các hành động bạo lực, đe dọa, hay kích động. Các bên tham gia cực lực lên án tất cả các biểu hiện của chủ nghĩa cực đoan, phân biệt chủng tộc, thù hằn tôn giáo, bao gồm cả chủ nghĩa bài Do Thái. Tất cả các nhóm vũ trang bất hợp pháp phải buông vũ khí; mọi tòa nhà bị chiếm đóng bất hợp pháp phải trao lại cho chủ nhân hợp pháp; tất cả các đường phố, quảng trường và các khu vực công cộng khác ở các thành phố và thị trấn của Ukraina bị chiếm giữ bất hợp pháp phải được giải phóng”. 

Tuyên bố chung kêu gọi các quan sát viên quốc tế tham gia giám sát “tiến trình giải trừ xung đột” và đảm bảo ân xá vô điều kiện cho người biểu tình đối với các tội không tử hình.

Bất chấp quyết định ký vào văn bản kêu gọi chấm dứt các cuộc biểu tình thân Nga của Moscow, phương Tây chính thức cho thấy là họ sẽ duy trì và gia tăng sức ép kinh tế cũng như quân sự lên Moscow. Tại cuộc họp báo chí ngay sau khi hội nghị Geneva kết thúc, tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nói Hoa Kỳ và đồng minh Châu Âu sẽ tiếp tục chuẩn bị các biện pháp trừng phạt kinh tế mới đối với Nga.

Ông ta đã thảo luận về các biện pháp trừng phạt qua điện thoại với thủ tướng Đức Angela Merkel trước khi đưa ra cuộc họp báo. Hai nhà lãnh đạo đồng ý ban hành các biện pháp trừng phạt tiếp theo nếu Nga không nhanh chóng giải trừ đối đầu, theo tuyên bố của Nhà Trắng.

“Tôi hy vọng là thỏa thuận sẽ được thực hiện trong vài ngày tới, nhưng dựa trên những kết quả của quá khứ, tôi không nghĩ rằng chúng ta có thể trông đợi vào đó, và chúng phải chuẩn bị để đáp trả những trở ngại mà Nga có thể tiếp tục gây ra ở miền đông cũng như miền nam Ukraina”. Obama tuyên bố.

Ông ta lặp lại cáo buộc không có bằng chứng của Hoa Kỳ về việc Kremlin sắp đặt hàng ngàn quân dọc theo biên giới phía đông Ukraina, cáo buộc Nga gieo rắc “chia rẽ và hỗn loạn”.

Với cáo buộc Nga gây ra sự “cản trở” ở Ukraina, Obama tiếp tục sự dối trá không biết ngượng và thói mập mờ nước đôi đặc trưng trong các tuyên bố của quan chức Hoa Kỳ và Châu Âu, được truyền thông tung hô, kể từ khi bắt đầu nổ ra cuộc khủng hoảng ở Ukraina. Bất cứ ai theo dõi các sự kiện đều biết rằng Washington, Berlin, và EU đã thúc đẩy cuộc khủng hoảng bằng cách xúi giục lật đổ chính quyền dân cử, thân Nga của tổng thống Ukraina Viktor Yanukovich-cản trở công việc nội bộ của Ukraina bằng cuộc đảo chính với các đảng phái phát xít và quân đội của họ trong vai trò mũi nhọn.

Khi hội nghị Geneva vẫn đang diễn ra, chính phủ Obama tuyên bố rằng sẽ gia tăng viện trợ cho quân đội của chính phủ Kiev, cùng với việc tiếp tục mở rộng NATO ở Đông Âu được tổng thứ ký NATO tướng Anders Fogh Rasmussen thông báo chỉ một ngày trước đó.

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel thông báo gia tăng viện trợ sau cuộc họp với người đồng cấp Ba Lan, Tomasz Siemoniak, nhằm thúc đẩy sự hiện diện của quân đội NATO trên khắp lãnh thổ Đông Âu. Ông ta nói Washington sẽ cung cấp trang bị y tế quân sự, máy phát điện, mũ bảo vệ và các thiết bị khác cho quân đội Ukraina.

Hỗ trợ quân sự của Washington cho Kiev là một phần của việc tiếp tục mở rộng hoạt động trên khu vực, nhằm mục đích bao vây Nga. Hagel thông báo về một “sự hợp tác phòng không mới” giữa Hoa Kỳ, Ba Lan, Romania và các quốc gia vùng Baltic. Các chiến đấu cơ và tên lửa của Hoa Kỳ sẽ được tăng cường triển khai tới Đông Âu, các chiến hạm của Hoa Kỳ sẽ xuất hiện nhiều hơn tại vùng Baltic và phía đông Địa Trung Hải.

Chính phủ Kiev cũng đã triển khai kế hoạch cấm đàn ông người Nga từ 16 đến 60 tuổi nhập cảnh vào Ukraina. Cơ quan Biên Phòng Ukraina trả lời hãng thông tấn Nga RIA-Novosti, “Các biện pháp tạm thời được áp dụng, chủ yếu đối với những đàn ông khỏe mạnh có thể bằng cách nào đó tác động tới tình hình ở miền đông Ukraina”.

Hãng hàng không Nga Aeroflot, đã sớm nhận được lưu ý về chính sách đó, cảnh báo: “Đàn ông Ukraina tuổi từ 20-35 đăng ký cư trú tại Nước Cộng Hòa Tự Trị Crimea và các thành phố ở Sevastopol sẽ chỉ được phép nhập cảnh vào Ukraina sau khi được cấp phép đặc biệt”.

Các sự kiện ngày hôm qua đã lật tẩy cáo buộc của Hoa Kỳ và Châu Âu rằng khủng hoảng ở Ukraina là do Kremlin tấn công để xâm lược Ukraina bằng cách giật giây các cuộc biểu tình ở miền đông Ukraina. Sự thật là Kremlin tránh xa các cuộc biểu tình bất chấp sự đe dọa và khiêu khích của phương Tây, ngay cả khi những người biểu tình chống Kiev ở miền đông đã đánh bại loạt quân đội đầu tiên được Kiev gửi tới để đàn áp họ.

Thường dân Ukraina ở miền đông đã chặn các đoàn xe thiết giáp từ Kiev, và các nhà hoạt động thân Nga đã làm chủ được một số chiến xa khi những người lính trong xe từ chối mệnh lệnh tấn công thường dân. Chính phủ được phương Tây hậu thuẫn ở Kiev ngày càng bị phản đối mạnh mẽ và binh lính từ chối bắn vào thường dân trong những ngày qua là những sự kiện được biết đến ngay cả trên truyền thông phương Tây.

“Quân đội Ukraina thấy rằng họ đang chiến đấu trong lãnh thổ coi họ là thù địch, trong khi những người lính tuyên thệ trung thành với Nga được cư dân chào đón như là những người bảo vệ”, tờ Wall Street Journal viết vào thứ năm. “Quân đội Ukraina cũng xuất hiện trong tình trạng xấu. Một số binh lính ngồi trong chiếc xe rỉ sét bị thường dân chặn đường đã nhận thực phẩm và nước uống của dân chúng.

Chính phủ Kiev thông báo sẽ xét xử những người lính từ chối bắn vào dân chúng vì tội “hèn nhát”.

Những sự kiện mới nhất cho thấy sự dối trá và đạo đức giả của toàn bộ phương Tây trong cuộc can thiệp vào Ukraina. Chính phủ không qua bầu cử ở Kiev được dựng lên từ các cuộc biểu tình thân EU và cuộc đảo chính ngày 22 tháng 2 của phát xít không phải là bình minh của nền dân chủ, mà là chính phủ độc đoán đang cố gắng tiến hành cuộc đàn áp đẫm máu đối với phong trào đối lập. Đó không phải là nạn nhân của xâm lược Nga, mà là công cụ của chính sách xâm lược do các đế quốc phương Tây tạo ra nhằm mục đích bao vây và làm suy yếu Nga.

Bất chấp kết quả của hội nghị Geneva và sự thất bại ban đầu của chính phủ Kiev trong việc dìm các cuộc biểu tình vào máu, miền đông Ukraina vẫn đang đứng bên bờ vực của một cuộc nội chiến có thể leo thang thành chiến tranh giữa Kiev, Moscow và NATO.

Một trận chiến dữ dội nổ ra ở thành phố Marjupol đông nam Ukraina hôm qua sau khi một nhóm 300 chiến binh tấn công vào doanh trại quân đội Ukraina. Ba người bên phía tấn công bị chết, 13 người bị thương, 63 người bị bắt. Một số lính Ukraina cũng đã bỏ chạy.

“Trung đoàn lính dù số 25, có binh lính tỏ thái độ hèn nhát và buông vũ khí, sẽ bị xóa sổ”, tổng thống lâm thời Ukraina Oleksandr Turchynov nói. “Các binh lính có tội sẽ phải ra tòa”.

Người biểu tình có vũ trang vẫn tiếp tục kiểm soát thành phố Slavyansk, nơi bị quân đội trung thành với chính phủ Kiev tấn công hồi đầu tuần. Người biểu tình thân Nga tiếp tục kiểm soát các công sở tại 10 thành phố lớn ở miền đông Ukraina.

Tổng thống Nga Vladimir Putin trả lời câu hỏi của trong một cuộc phỏng vấn vào giờ chính trên đài truyền hình Nga ngày hôm qua là tình hình rất căng thẳng. 

“Người dân ở khu vực phía đông đã bắt đầu tự vũ trang”, Putin nói. “và thay vì nhận ra những bất ổn trong nhà nước và tiến tới đối thoại, [chính phủ Kiev] tiếp tục đe dọa bằng bạo lực, thậm chí đưa xe tăng và máy báy tới chống lại thường dân. Đó là một trong những tội ác nghiêm trọng của nhà cầm quyền Ukraina hiện nay”.

Putin cho biết Quốc Hội Nga đã cho phép ông đưa quân tới miền đông Ukraina để bảo vệ người dân nói tiếng Nga trước các cuộc tấn công, nhưng ông nói thêm: “Tôi thật sự hy vọng rằng tôi không buộc phải dùng tới quyền đó”.

Thursday, April 17, 2014

Chương trình hỏi đáp trực tuyến của tổng thống Putin

Xin giới thiệu với bạn đọc blog bản dịch tường thuật các câu trả lời của tổng thống Nga Vladimir Putin trong buổi đối thoại  định kỳ hàng năm được đưa tin trực tiếp ngày 17.4. Bản dịch này dựa trên bản tin tiếng Anh "President Putin annual broadcast Q&A session: Live updates" của đài Tiếng Nói Nước Nga.

16:10
Tường thuật đã kết thúc. Thời gian kéo dài gần bốn tiếng, ít hơn so với cuộc đối thoại kỷ lục kéo dài  gần 5 tiếng của năm trước. 

16:00
Trong bình luận kết thúc buổi ghi hình. Vladimir Putin khẳng định ông không đồng ý với việc giữ vị trí tổng thống suốt đời.

15:54
Trả lời bé gái sáu tuổi, lúc đầu Putin bị bối rối: Cô bé hỏi tổng thống Hoa Kỳ Obama có cứu Putin khỏi chết đuối không. Có lẽ không có vấn đề gì vì Putin vẫn nghĩ Obama là một người "rất can đảm", hoàn toàn có thể cứu người đồng nhiệm Nga.

15:46
Hiện giờ các câu hỏi nhanh và buổi trả lời diễn ra ở phòng thu. Putin trả lời các câu hỏi nhanh, đáng kể là về bộ phim yêu thích của ông (ông nói đó là bộ phim Nga "Chapaev"), vân vân.

15:36
Bình luận về chủ đề "bình thường hóa quan hệ với phương tây", Putin nói chúng ta là các phần của một nền văn minh. Chúng ta rất gần gũi. Chúng ta không cho phép ai đó lợi dụng quan hệ của chúng ta, và không nhượng bộ mãi, Putin nói. 

15:29
Lương của công nhân ngành dược đã tăng 40%, 80% so với các chuyên gia tầm trung. Các quy định về lao động theo ca đã được tính toán hợp lý. Mặc dù vậy, thu nhập có xu hướng thay đổi theo khu vực, cũng như thu nhập trung bình ở khu vực - Putin

15:24
Về việc quyền tiếp cận thể thao của trẻ em tàn tật đã từ lâu không được đề cập. Chúng ta cần phân chia trách nhiệm giữa những người cầm quyền địa phương, thành phố và liên bang. 34,5 tỷ rúp sẽ được chi cho chương trình "không rào cản" lồng ghép trong các chương trình khác để giải quyết vấn đề đó, Putin nói.

15:16
Ở Crimea và Sochi chúng ta cần có hai nhóm khách du lịch khác nhau. Crimea được thiết kế cho tầng lớp có thu nhập thấp. Họ có thể chi trả được ở Crimea. Câu hỏi về vận tải đang nổi lên, chúng ta sẽ xử lý nhanh chóng. Chúng ta đảm bảo rằng Sochi sẽ chiếm phân khúc giá khác, Putin trả lời câu hỏi về tương lai hậu Olympic của thành phố Sochi.

15:15
Hoạt động tình báo bị kiểm soát chặt chẽ bởi luật pháp ở Nga, chúng ta không sử dụng sức mạnh và công nghệ theo kiểu NSA-Putin.

15:13
Không có nghe lén trên quy mô lớn đối với trao đổi thông tin cá nhân ở Nga-Putin

15:05
Snowden hỏi Putin là Nga có tiến hành một chương trình theo giám sát mô lớn, như Hoa Kỳ không. Hoạt động tình báo chỉ được sử dụng có giới hạn các thiết bị đặc biệt trong việc ngăn chặn trao đổi thông tin, Putin trả lời câu hỏi.

15:02
Quá trình khởi động lại quan hệ giữa Nga và Hoa Kỳ bị ngừng không phải bởi Crimea, mà do các sự kiện ở Lybia. 

15:00
Putin: Nếu tổng thư ký NATO, tướng Rasmussen bí mật ghi âm lại cuộc đối thoại của chúng ta, thì chúng ta có thể nói như thế nào về sự tin tưởng?

14:59
Rất khó để đàm phán với các nhà lãnh đạo châu Âu, họ chọn cách nói thầm thì ngay cả khi ở nhà vì sợ bị Hoa Kỳ nghe trộm - Putin.

14:59
Người châu Âu nhận ra rằng các vấn đề cần được giải quyết ở phạm vi quốc gia hơn là thông qua Brussels - Putin nói về "sự phục hưng bảo thủ".

14:56
Trao đổi Nga-Hoa Kỳ: để cải thiện sự tin tưởng thì chúng ta phải cùng chung một tiếng nói, quan tâm hơn tới luật pháp quốc tế, Putin nói. Chính sách tiêu chuẩn kép mà Hoa Kỳ theo đuổi cần phải được loại bỏ trong tư duy, ông nói thêm.

14:53
Nga và châu Âu là các phần trong cùng một nền văn minh, Putin trả lời nhà phân tích người Đức Alexander Rahr.

14:47
Kiev không trả tiền ngay cả khi giá khí đốt đã hạ, không một đồng dollar nào, kể từ khi các thỏa thuận cuối cùng được ký kết. Chúng ta đồng ý chờ thêm một tháng nữa trước khi thảo luận về các biện pháp. Chúng ta có thể hành động ngay lập tức, Putin nói về vấn đề khi đốt chưa được giải quyết giữa Moscow và Kiev. 

14:44
"Chúng ta sẽ tiếp tục chờ thêm một tháng nữa", Putin nói về tình trạng nợ tiền khí đốt của Ukraina.

14:43
Chúng ta ký hợp đồng với Ukraina vào năm 2009, với một số khoản trả trước. Hàng năm Nga phải trả 90 triệu USD tiền thuê cảng Sevastopol. Chúng ta đã trả trước tiền thuê cảng cho đến tận năm 2017, tổng cộng là 11,4 tỷ USD, Putin bình luận về quan hệ tài chính giữa Moscow và Kiev.

14:38
Putin nói ông "không xấu hổ vì những người bạn bị trừng phạt". Khi nhà lãnh đạo Nga nói, họ thấy tình cảnh của người Crimea trên ti vi, khóc vì vui sướng.

14:32
Một trong những điểm yếu của chúng ta là thiếu các cơ sở vật chất cho người tàn tật. Một chương trình "không rào cản" cho những người tàn tật là ưu tiên của chúng ta. - Putin.

14:24
Câu hỏi và câu trả lời chuyển sang chủ để nhà ở.

14:19
Nước Nga thu được khoảng 191-194 tỷ USD từ dầu mỏ, 28 tỷ USD từ khí đốt vào năm 2013 - Putin.

14:15
Các quỹ được chính quyền phân bổ sẽ đảm bảo cho sự an toàn của người dân: những ngôi nhà mới sẽ được xây trên khu vực đồi cao để không bị lũ lụt bất thường tại một số khu vực ở Nga-Putin.

14:12
"Chúng ta đã bán Alaska, có quá đủ các khu vực lạnh giá - chúng ta không cần nó nữa", Putin trả lời câu đùa về việc lấy lại Alaska.

14:02
Putin nói về người Tatar ở Crimea, trích dẫn chiếu chỉ của nữ hoàng Catherine vĩ đại về nơi mà người Tatar được hứa hẹn đối xử như công dân Nga hợp pháp. "Chúng ta phải cố gắng hết sức đảm bảo sự miễn trừ hoàn toàn cho người Tatar ở Crimea, một sắc lệnh tổng thống đang được chuẩn bị", nhà lãnh đạo Nga nói. 

13:59
Nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm phá hủy nền kinh tế của chúng ta thật thảm hại. Châu Âu không thể ngừng mua khí đốt của Nga. Vấn đề duy nhất là phải vận chuyển khí đốt đi qua Ukraina. Điều đó cần được giải quyết - Putin.

13:56
Putin ca ngợi sự thông thái của vua Saudi, khi cho rằng tình thế ở Moscow, Riyadh ở Ai Cập là "gần gũi", bất chấp sự bất đồng về Syria.

13:56
Putin khẳng định rằng khí đốt đóng góp lớn vào ngân sách của Nga để trả lời câu hỏi về EU và khả năng từ chối xuất khẩu khí đốt của Nga. Mặc dù vậy, Nga thu được nhiều tiền nhất từ dầu mỏ. Bên cạnh đó, Putin lưu ý thính giả về các tối tác ở Trung Đông- Arab Saudi và các nước khác.

13:51
Không có chương trình xã hội nào dành cho người Nga bị cắt bỏ đối với người dân Crimea-Putin.

13:45
Hệ thống phòng thủ tên lửa của Hoa Kỳ ở Châu Âu nhắm vào Nga, nhưng mọi người giả vờ như chúng không nhắm vào Nga - Putin. 

13:45
Hệ thống "phòng thủ tên lửa" của NATO là sự đe dọa của hệ thống tấn công mà Hoa Kỳ từ chối đàm phán

13:44

NATO lớn lên như khối u ung thư, nó đã nuốt chửng Đông Âu và sẵn sàng ăn nốt Grudia và Ukraina - Dmitry Kiselyov, lãnh đạo của cơ quan Rossiya Segodnya. Nga sẽ quan tâm tới sự mở rộng của NATO. Khi Nga yêu cầu NATO đảm bảo không mở rộng, chúng ta nhận được câu trả lời "đó không phải việc của ngài". Mặc dù vậy, "chúng ta sẽ lịch sự và làm mọi thứ để đảm bảo anh ninh của nước Nga".

13:34
Putin nói thục giục "bắn vào người Nga" của Timoshenko là "sự suy nhược tinh thần"

13:32
"Chúng tôi không từ chối trao đổi với bất cứ ai. Mặc dù vậy, để đối thoại ở cấp chính quyền thì các nhà cầm quyền phải có sự ủy thác của quốc gia", Putin nói.

13:24
Mục tiêu của chúng tôi là ngay lập lức xóa bỏ sự tắc nghẽn giữa Transdniestria và Ukraina-Putin nói.

13:23
"Sự cân bằng về sức mạnh dẫn đến sẵn sàng đàm phán" - Putin nói về thế giới đơn cực và vai trò của sức mạnh trong quan hệ quốc tế.

13:22
Tôi hy vọng không có yêu cầu nào dẫn tới sử dụng quân đội ở Ukraina. Putin nói.

13:14
"Một số trí thức muốn đất nước của họ bị thủ tiêu. Ví dụ người Bolshevik kêu gọi sự thủ tiêu. Điều đó dẫn đến cách mạng. Chúng ta không nên theo đuổi các hình thức đấu tranh cực đoan vì lý do đó." - Putin nói.

13:11
"Vấn đề chính trong cuộc đối thoại với Kiev là phải tìm ra sự đảm bảo: Nếu Nga công nhận các cuộc bầu cử vào ngày 25 tháng 5 thì ai có thể đảm bảo rằng không có các đầu sỏ chính trị khác được Kiev gửi tới, ví dụ Donetsk?" - Putin.

13:07
Chính khách Nga, Irina Khakamada, gọi Putin là "người chiến thắng", nói thêm là bà đã tới thăm Crimea nhiều lần và có thể xác nhận rằng người dân ở đó luôn tự nhận họ là "người Nga".

13:03
Các chương trình giáo dục đặc biệt phải được thiết lập, các nền tảng hợp pháp đã sẵn sàng ở Nga để bồi đắp chủ nghĩa yêu nước và lành mạnh hóa tư duy của giới trẻ, Vladimir Putin trả lời câu hỏi liên quan đến việc những người trẻ tuổi có cái nhìn méo mó về thế giới. 

12:58
"Khối dự trên các hệ thống toàn cầu dựa đã tự suy thoái. NATO là một ví dụ. NATO định mở rộng đến đâu, chống lại ai?"-Putin nói. 

12:54
"Trong trường hợp nhà nước Ukraina chấm dứt tồn tại, sẽ không có cơ sở nào để người dân Ukrain có quyền quyết định tương lai của họ", nhà đạo diễn nổi tiếng người Nga Karen Shakhnazarov nói với Putin.

12:52
Quan hệ với Trung Quốc đang ở cấp độ chưa từng có, cả về kinh tế lẫn chính trị, nhưng chúng ta không thiết lập khối quân sự.

12:52
Lực lượng an ninh Berkut bị Ukraina giải tán đã thi hành các bổn phận của họ "chuyên nghiệp và đáng kính trọng", Putin nói.

12:48
Yanukovich "đã suy nghĩ nhiều lần về việc sử dụng vũ lực. Ông ấy không thể ra lệnh chống lại đồng bào mình", Putin trả lời câu hỏi vể Viktor Yanukovich và hành động của ông ta. 

12:37
Phía sau các đơn vị tự vệ ở Crimea, lính Nga chỉ đứng gác và đảm bảo cuộc trưng cầu dân ý diễn ra hợp lệ - Putin.

12:36
Những người đấu tranh cho liên bang hóa ở miền đông Ukraina không phải là điệp viên tình báo Nga, Putin nhắc lại.

12:33
Crimea được biết đến không chỉ là căn cứ của hạm đội, mà còn là nơi nghỉ dưỡng. Nguồn đầu tư bổ sung sẽ giúp tăng tốc sự phát triển của bán đảo, Putin nói.

12:30
Mọi trợ cấp bổ sung cho Crimea sẽ được giữ nguyên, người Crimea sẽ được nhận trợ cấp xã hội như những người Nga khác - Putin.

12:28
"Thu nhập của người Crimea sẽ ngang bằng với những người Nga khác, thu nhập của họ sẽ tăng 100%" - Putin.

12:26
Dân chúng ở Sevastopol hét lên "Cảm ơn ngài".

12:25
"Xin cảm ơn ngài Putin, giờ chúng tôi có thể coi mình là người Nga"-Người dân Crimea.

12:23
"Chúng ta đều được dẫn dắt bởi cảm xúc cụ thể, nhưng nếu chúng ta yêu người khác thì đôi khi chúng ta cần phải có sự hiểu biết thực tế", Putin nói và trả lời câu hỏi từ Sevastopol về mối quan hệ hữu nghị Nga-Ukraina. "Nga không đòi hỏi Crimea bằng vũ lực mà bằng cách tạo ra các điều kiện với lực lượng đặc biệt để người Crimea quyết định.

12:23
Không có bất cứ đơn vị quân đội hay chuyên gia quân sự Nga nào ở Ukraina - Putin.

12:22
Chúng ta khẳng định rằng mọi người có quyền lựa chọn, quyền của ngưởi Crimea phải được tôn trọng - Putin.

12:19
"Kiev nên đề cử những lãnh đạo được dân chúng tin tưởng ở miền đông Ukraina vào các vị trí điều hành trong chính phủ". Putin nói.

12:19
Các công dân Sevastopol tham gia vào cuộc đối thoại với tổng thống Putin.

12:17
Đối thoại là cách duy nhất để vãn hồi trật tự ở Ukraina. Cuộc khủng hoảng phải được giải quyết trong phạm vi quốc gia Ukraina và bởi chính quyền Ukraina, không phải bởi Nga hay Hoa Kỳ. Putin nói.

12:13
Putin nói ông đánh giá cuộc đối thoại 4 bên được bắt đầu hôm nay tại Geneva rất quan trọng.

12:12
Putin cam đoan rằng "không có chuyên gia quân sự Nga" ở Ukraina. Nga muốn xây dựng quan hệ hữu nghị với Ukraina và phương Tây, không có ý định đe dọa các đối tác

12:09
Chương trình được bắt đầu với câu hỏi về cuộc khủng hoảng ở Ukraina. Putin khẳng định rằng giải pháp chỉ có thể thông qua các con đường ngoại giao và công nhận lợi ích của nhân dân Ukraina.

12:01
Các nhà tổ chức chương trình Hỏi &Đáp với tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhận được gần 2,5 triệu câu hỏi. Tổng đài của chương trình đã nhận được hơn 1,8 triệu cuộc gọi và 346,000 tin nhắn, trung tâm tổ chức Interfax cho biết.

11:05
"Cũng như những năm trước, cả khách mời của chương trình tại phòng thu và công dân sẽ đối thoại với tổng thống Putin trên chương trình được truyền hình trực tiếp tới mọi khu vực của nước Nga, mọi người có thể gọi điện thoại, gửi tin nhắn tới tổng đài tiếp nhận để chuyển câu hỏi tới tổng thống", tường thuật của trung tâm báo chí Kremlin.

Wednesday, April 16, 2014

Cuộc đàn áp do Hoa Kỳ hậu thuẫn dẫn đến nguy cơ nội chiến ở Ukraina

Xin giới thiệu với bạn đọc blog bản dịch bài viết "US-backed crackdown threatens civil war in Ukraine" của Johanes Stern đăng trên trang World Socialist. Bài viết đã tổng hợp những sự kiện mới nhất trong cuộc khủng hoảng Ukraina và đưa ra một cái nhìn sâu sắc về tình hình.

Được Washington và Liên Minh Châu Âu (EU) bật đèn xanh, chính phủ Kiev đã tiến hành đàn áp đẫm máu người biểu tình chống chính phủ ở miền đông Ukraina, có nguy cơ kích động một cuộc nội chiến với quy mô lan rộng, có thể biến thành cuộc chiến giữa quyền lực phương Tây và Nga.

Vào thứ ba, quân đội chính phủ đã tấn công và tái chiếm lại sân bay quân sự Kramatorsk, sân bay này vốn bị các nhà hoạt động thân Nga chiếm giữ. Các chiến đấu cơ và trực thăng hỗ trợ quân đội Ukraina đã bay ở tầm thấp để bắn vào người biểu tình. Truyền thông Nga đưa tin ít nhất có bốn người biểu tình đã bị giết trong chiến dịch.

Phía tấn công phải đối mặt với sự kháng cự của cư dân địa phương, phần lớn trong số họ căm phẫn cuộc đảo chính của chính quyền ở Kiev. Hãng thông tấn RIA Novosti đưa tin hàng trăm cư dân đã tiến đến sân bay ở Kramatorsk để bao vây binh lính Ukraina. Theo phóng viên, đa số thường dân mang theo cờ địa phương và cờ Nga. Một phóng viên của hãng Reuters ở Kramatorsk cho biết các cư dân địa phương tham gia dựng rào cản để ngăn không cho quân đội di chuyển đã hô to “Thật xấu hổ! Hãy cút về nhà!”.

Mặc dù vậy, Kiev vẫn gửi xe tăng, chiến xa bọc thép và pháo hạng nặng tới để chuẩn bị cho cuộc tấn công vào các thành phố miền đông Ukraina vốn bị người biểu tình chống chính phủ chiếm giữ. Các thành phố ấy bao gồm Donetsk, thành phố công nghiệp với gần 1 triệu dân , Mariupol (460,000 dân), Lugansk, Makiyivka, Khartsyzk, Yevakiyeve, Horlivka, Druzhkivka, Kramatorsk và Slovyansk. 

Chính quyền cũng chuyển lực lượng phát xít, từng đóng vai trò mũi nhọn trong cuộc đảo chính ngày 22 tháng 2 lật đổ tổng thống dân cử Victor Yanukovich, tới để đàn áp ngưởi biểu tình chống chính phủ. Vào thứ ba, Andriy Parubiy, người đứng đầu Hội Đồng Quốc Phòng và An Ninh Quốc Gia Ukraina đã tuyên bố quân Vệ Binh Quốc Gia “bao gồm các tình nguyện viên từ lực lượng tự vệ ở Maidan” đã rời Kiev để đến khu vực Donetsk. “Lực lượng tự vệ ở Maidan”, mũi nhọn của cuộc biểu tình do cánh tả thân EU dẫn đầu ở Kiev, vốn do quân đội phát xít Right Sector chỉ huy.

Washington hoàn toàn ủng hộ chiến dịch quân sự dựa vào các gã phát xít, cho dù chiến dịch đó đe dọa mạng sống của hàng ngàn thường dân miền đông Ukraina.

Người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney đưa ra tín hiệu cho thấy sự hậu thuẫn của Washington đối với cuộc đàn áp. Sau khi tuyên bố Hoa Kỳ “đồng ý rằng việc sử dụng quân đội không phải là lựa chọn được ưu tiên”, ông ta tiếp tục xác nhận hành vi tấn công bạo lực vào người biểu tình. Ông ta tuyên bố “Cần phải nói rằng, chính phủ Ukraina có trách nhiệm thiết lập luật lệ cũng như trật tự và sự kích động ở miền đông Ukraina tạo ra tình trạng buộc chính phủ phải có phản ứng. Ukraina đã hành xử cẩn trọng, cho tới nay họ đã ân xá, đối thoại, cố gắng giải quyết cuộc xung đột một cách hòa bình”.

Carney cho thấy chiến dịch được lên kế hoạch và được triển khai dưới sự bảo hộ của chính quyền Obama và Cục Tình Báo Trung Ương (CIA), giám đốc CIA John Brennan đã tới Kiev cuối tuần trước.

Khi được hỏi về nội dung trao đổi giữa Brennan và các quan chức Hoa Kỳ với lực lượng an ninh ở Kiev, Carney trả lời thẳng thừng: “Chúng tôi thúc giục chính phủ Ukraina tiến lên, từng bước, có trách nhiệm và cẩn trọng, nếu họ phải xử lý tình huống gây ra bởi quân đội có vũ trang…Nói rõ ràng là: cách thức đảm bảo các nhóm bán quân sự có vũ trang, cũng như những nhóm vũ trang được gọi là những kẻ ly khai thân Nga, không gây ra bạo lực, để giải phóng các tòa nhà và tước vũ khí của họ”.

Lời khen ngợi của Carney về “trách nhiệm” và “sự cẩn trọng” của chính phủ Ukraina, trong khi súng máy từ trực thăng bắn vào dân chúng và xe tăng quần đảo quanh các thành phố chính, là sự dối trá trắn trợn

Tướng Vasily Krutov-Phó tư lệnh thứ nhất của Cơ Quan Tình Báo Ukraina (SBU), người chỉ huy chiến dịch-tổng kết chính sách mà Brennan và các quan chức Hoa Kỳ khác trao đổi với những gã ngốc ở Kiev. Krutov đe dọa sẽ “hủy diệt” những nhà hoạt động chống chính phủ, tuyên bố: “Họ phải bị cảnh báo; nếu họ không buông vũ khí, họ sẽ bị hủy diệt.”

Ông ta buộc tội những người biểu tình là “kẻ xâm lược ngoại quốc” và “do thám của Nga”, nói thêm là thời hạn đối với những người chiếm đóng các tòa nhà của chính quyền là “quá nhân đạo”

Krutov nhấn mạnh rằng chiến dịch có thể dẫn tới thiệt hại lớn về thường dân. Ông ta nói “Đáng tiếc, chúng tôi phải đối mặt với tình huống phức tạp bởi vì những kẻ đó ẩn nấp sau các tấm lá chắn sống. Một số trong số họ chiến đấu vì mục tiêu của họ, nhưng cũng có nhiều người bị ảnh hưởng của tuyên truyền.”

Krutov gợi nhớ tới các vụ thảm sát do tổ chức chính trị tiền thân của đồng minh Right Sector gây ra-Đó là tổ chức phát xít Ukraina đã hợp tác với quân đội phát xít chiếm đóng thời thế chiến thứ hai.

Những đe dọa về một cuộc thảm sát ở miền đông Ukraina cho thấy thói đạo đức giả của các nhà cầm quyền phương Tây. Washington và đồng minh châu Âu của họ đang hỗ trợ và tổ chức chính các hoạt động mà họ cáo buộc Yanukovych vài tuần trước đây-một cuộc đàn áp bằng bạo lực đối với những người biểu tình chống chính phủ.

Vào tháng hai, họ tuyên bố hành động đàn áp người biểu bình của Yanukovych đã đánh mất tính hợp hiến của chính phủ và xứng đáng bị lật đổ. (Họ cũng đánh giá tương tự đối với các cuộc chiến lật đổ chính phủ ở Lybia và cuộc nội chiến ở Syria mà họ nhấn mạnh là phản ứng về “nhân quyền” đối với các cuộc tấn công bạo lực của chính phủ vào người biểu tình.)

Nhưng trong khi Yanukovych giới hạn các phản ứng đối với các cuộc biểu tình chống chính phủ trong phạm vi hoạt động của cảnh sát, thì Hoa Kỳ gửi máy bay trực thăng và xe tăng tới trừng phạt người biểu tình ở miền đông Ukraina.

Hoa Kỳ và Châu Âu hỗ trợ chiến dịch đàn áp cho thấy rõ ràng là sự can thiệp của họ ở Ukraina không xuất phát từ những lo ngại về quyền dân chủ của người Ukraina. Ngay từ đầu mục tiêu của họ là kích động một cuộc nội chiến ở Ukraina và tạo ra sự đối đầu với Nga. Sau khi tổ chức cuộc đảo chính với lực lượng phát xít ở Kiev, thì giờ đây Washington, Berlin và Brussels tuyên bố sự đối đầu tất yếu của những người dân ở miền đông Ukraina là âm mưu của Nga, và sử dụng lời dối trá ấy để mở rộng quy mô bạo lực.

Kiểu khiêu khích đặc trưng của phương Tây được thể hiện qua yêu cầu của ngoại trưởng Đức Frank Walter Steinmeier về việc Nga phải giữ khoảng cách “với các hoạt động bạo lực và phi pháp của người biểu tình thân Nga.”

Trái ngược với sự thật, tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen kêu gọi đầy kích động rằng Nga phải “thu hẹp quy mô khủng hoảng, rút quân…chấm dứt gây bất ổn tình hình và không được hỗ trợ hoạt động bạo lực của những kẻ ly khai thân Nga.”

Quan chức Hoa Kỳ và Châu Âu đưa ra các cáo buộc mà không có bất cứ bằng chứng nào là Nga điều phối các cuộc biểu tình ở miền đông Ukraina. Khi một phóng viên hỏi về bằng chứng sự can dự của Nga vào miền đông Ukraina, Rasmussen tuyên bố: “Chúng tôi không bao giờ…bình luận về tình báo, nhưng tôi nghĩ rằng từ những gì thấy được, rất rõ ràng là bàn tay của Nga nhúng sâu các sự kiện.”

NATO đã triển khai nhiều tàu chiến cũng như máy bay gần biên giới Nga và các đại diện của NATO thảo luận về các biện pháp tiếp theo để “gia tăng khả năng phòng thủ của các đồng minh phương đông thông qua tập trận cũng như triển khai tạm thời các máy bay và tàu chiến được đồng minh khác gửi tới.”

Trong cuộc họp với các bộ trưởng quốc phòng EU, Rasmussen kêu gọi sự hợp tác mạnh mẽ hơn nữa giữa NATO và EU. Để đối phó với Nga, ông ta đề xuất lực lượng phản ứng nhanh của hai tổ chức sẽ tập trận chung thường xuyên hơn.

Nga lên án chính phủ Ukraina được phương Tây hậu thuẫn và cảnh báo về nguy cơ nội chiến. “Đất nước ấy đang đứng bên bờ vực nội chiến. Điều đó rất đáng tiếc.”, Medevev viết trên trang facebook của mình như vậy. Ông ta cho rằng những người nắm quyền mới phải chịu trách nhiệm về làn sóng bạo lực mà từ lâu họ đã không thể kiểm soát. Ông ta viết “Những kẻ cai trị bất hợp pháp cố gắng vãn hồi trật tự mà họ đã phá vỡ khi tham gia vào vào cuộc nổi loạn có vũ trang.”

Quân đội Nga đang cố gắng cảnh báo quân đội Hoa Kỳ về việc gia tăng hoạt động trong khu vực. Vào thứ hai, Lầu Năm Góc cáo buộc máy bay chiến đấu Nga đã "quấy rối" khu trục hạm của hải quân Hoa Kỳ trên Biển Đen.

Saturday, March 8, 2014

Khủng hoảng kinh tế ở Ukraina: Quá khứ, hiện tại và tương lai

Đây là bản dịch bài viết "The Ukraine Economic Crisis: Past, Present and Future" của tiến sĩ kinh tế chính trị học Jack Ramus, hiện đang giảng dạy kinh tế và chính trị tại St. Mary's College California. Bản dịch này nhằm giới thiệu với bạn đọc blog một cái nhìn toàn cảnh và có chiều sâu hơn nữa về cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị hiện nay của Ukraina.

Nền kinh tế Ukraina đã suy sụp từ lâu-đó là một trong những nền kinh tế yếu kém nhất thế giới. Sự thật đó đã diễn ra trước khi có sự kiện ngày 20 tháng hai năm 2014 cũng như sự sụp đổ của chính quyền Yanukovich. Sự thật này càng trở nên rõ nét khi nền kinh tế tiếp tục xấu đi nhanh hơn trong những tuần tiếp theo. 

Những khuynh hướng của cuộc khủng hoảng kinh tế hiện tại ở Ukraina là gì? Đâu là nguồn gốc của nó trong những thập kỷ trước đây?

Từ năm 2000 cho đến "Cách mạng Cam" năm 2004, GDP bình quân đầu người của Ukraina thực sự đã tăng so với các nước láng giềng thuộc khối cộng đồng các quốc gia độc lập thuộc Liên Xô cũ (CIS), từ 61% lên 68%. Tuy vậy, từ năm 2004 trở lại đây GDP trên đầu người lại giảm chóng mặt từ 68% xuống 57% vào năm 2013. Nền kinh tế Ukraina rơi vào suy thoái năm 2013. Suy thoái kinh tế đã tăng tốc trong năm 2014, một số báo cáo đã dự đoán suy thoái sẽ làm GDP của Ukraina giảm 5-10% trong năm tiếp theo. Đó không còn là suy thoái mà là một cuộc khủng hoảng kiểu Hy Lạp. 

Cuộc khủng hoảng hiện thời không chỉ liên quan đến suy giảm của GDP thực và thu nhập bình quân. Thể hiện rõ nhất của cuộc khủng hoảng là sự phá giá nhanh chóng của đồng nội tệ và hơn nữa là sự thâm hụt dự trữ ngoại tệ đã gia tăng đáng kể, dự trữ ngoại tệ rất quan trọng đối với thương mại, để trả các khoản nợ quốc tế, và giúp ngân hàng trung ương can thiệp ngăn chặn sự phá giá của đồng nội tệ. Nếu đồng nội tệ phá giá và dự trữ ngoại tệ hạn chế thì cuộc khủng hoảng sẽ nhanh chóng lan rộng. Ukraina đã đến rất gần điểm đó.

Từ đầu năm đến nay, giá trị đồng nội tệ của Ukraina đã giảm tới 20% so với đồng USD. Điều đó có nghĩa là lạm phát đối với mọi mặt hàng nhập khẩu. Người Ukraina chi tiêu ít hơn, doanh nghiệp đầu tư ít hơn, và hệ quả là tăng trưởng kinh tế chậm. 

Sự phá giá của đồng nội tệ sẽ khiến ngân hàng trung ương phải tăng lãi suất trong nước, điều đó sẽ cản trở các động lực kinh tế khác, như tiêu dùng và đầu tư trong nước sẽ tiếp tục giảm sâu. Lãi suất tăng cũng làm chậm dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào Ukraina. 

Sự phá giá của đồng nội tệ càng trở nên trầm trọng dưới tác động của thâm hụt dự trữ ngoại tệ nhanh chóng. Ngoại hối là cần thiết để thanh toán các trái phiếu đến hạn cho nhà đầu tư nước ngoài. Không thanh toán có nghĩa là phá sản. Phá sản có nghĩa là không có các khoản vay tiếp theo, sản xuất bị cắt giảm, thất nghiệp gia tăng. Tổn thất dự trữ ngoại hối có nghĩa là không có tiền cho nhập khẩu các nguyên vật liệu sản xuất quan trọng và các hàng hóa tiêu dùng thiết yếu. Ngoại hối đang biến mất nhanh chóng ở Ukraina. Đầu tiên là vốn bị rút ra khỏi Ukraina khi người tiêu dùng, nhà đầu tư, doanh nghiệp chuyển đồng nội tệ thành ngoại tệ và gửi chúng ra nước ngoài để đảm bảo an toàn. Thứ hai là do ngân hàng trung ương Ukraina sử dụng để chống đỡ cho đồng nội tệ khỏi tiếp tục mất giá. 

Dự trữ ngoại hối của Ukraina được ước tính khoảng 20 tỷ USD dự trữ vào đầu năm 2014. Đến ngày 1 tháng 3 phương tây ước tính con số khoảng 12 tỷ USD. Dự trữ ngoại hối tiếp tục suy giảm có nghĩa là đồng nội tệ tiếp tục lao dốc, vốn tiếp tục chảy mạnh ra khỏi Ukraina và phần lớn nền kinh tế có thể rơi vào trạng thái ngưng trệ. 

Ước tính gần đây nhất cho thấy dự trữ ngoại tệ đã sụt mất 4 tỷ USD trong một tuần. Kịch bản xấu nhất xảy ra là các khoản nợ của những người nắm trái phiếu và cho vay phương Tây (chủ yếu là các ngân hàng của Áo và Italia) không được thanh toán sau đó lan sang các ngân hàng ở Ukraina và rủi ro lan sang châu Âu thông qua các ngân hàng Áo và Italia ngày càng rõ nét. 

Hiện đã có nhiều thảo luận về quy mô của gói "giải cứu" mà Ukraina cần từ phương Tây, tức là châu Âu, IMF và Mỹ. Bộ trưởng tài chính mới và ngân hàng trung ương Ukraina đề xuất một khoản 35 tỷ USD cho hai năm tới. Tuy vậy, đó là sự đánh giá thấp thực tế. Đồng nội tệ tiếp tục phá giá, các sự kiện chính trị hiện nay đang cho thấy điều đó, đồng nội tệ phá giá khiến cho giá trị khoản nợ phải thanh toán tăng lên. Phương Tây cần phải đưa ra gói cứu trợ 20 tỷ USD trước ngày 1 tháng 5 thay vì vào cuối năm. 

Tổng số nợ hiện nay của Ukraina được ước tính vào khoảng 80 tỷ USD. Nó sẽ nhanh chóng biến thành 100 tỷ USD vào mùa hè, và hơn nữa vào năm sau. 

Liệu các nhà tư bản châu Âu có quan tâm, và các nhà tư bản Mỹ bảo vệ châu Âu về mặt tài chính, cung cấp ngay lập tức cứu trợ ngắn hạn (20 tỷ USD) cũng như sẵn sàng mở tiếp hầu bao để cứu trợ cho khoản nợ 100 tỷ USD? Rất khó xảy ra.

Bước đầu IMF cho thấy sẽ cung cấp 27 tỷ USD, nhưng giải ngân trong 7 năm. Theo đúng kiểu các thỏa thuận với IMF thì phần lớn khoản tiền 27 tỷ USD sẽ được dùng để trả nợ các ngân hàng phương Tây trước tiên, để chắc chắn rằng họ được bảo vệ và bảo hiểm. Một phần nhỏ còn lại sẽ được dùng để kích thích kinh tế Ucraina, hoặc làm yên lòng các hộ gia đình bình thường. Mặt khác, các điều kiện của IMF (như các thỏa thuận của IMF đã thể hiện) sẽ rất tai hại đối với nền kinh tế. IMF đã tuyên bố chính thức là gói giải cứu chỉ sẵn sàng khi chính phủ Ukraina chấp nhận cắt giảm chi tiêu của chính phủ cũng như việc làm, trợ cấp hưu trí, đặc biệt là các khoản trợ cấp lớn đang cung cấp cho các hộ gia đình để bù đắp cho chi phí dầu và gas cao.

Ngoài IMF, Liên minh châu Âu (EU) không nói gì về hỗ trợ tài chính. Dường như Ba Lan và Hoa Kỳ đang tính toán điều gì đó. Nhưng Hoa Kỳ cũng bày tỏ sẵn sàng cho vay khẩn cấp 1 tỷ USD, mặc dù Bộ trưởng Bộ Ngoại giao John Kerry và thượng nghị sĩ phe diều hâu John McCain (người đích thân đến Maidan để làm náo động đường phố) đang co lại trong hậu trường để bàn các kế sách khác. Khó có thể tưởng tượng Obama và nước Mỹ sẽ cung cấp một điều gì đáng kể trong khi nước Mỹ đang sửa soạn cho cuộc bầu cử vào tháng 11 năm nay.

Một chuyên gia nghiên cứu hàn lâm có liên hệ với các ngân hàng và think tanks phương Tây, và là cựu cố vấn của chính phủ Ukraina, Anders Aslund, tiết lộ trong một bài xã luận gần đây trên tờ British Financial Times, khoản tiền cần thiết để hỗ trợ Ukraina đã bị hạ thấp, nhưng lại bắt người Ukraina gánh chi phí cứu trợ trắng trợn hơn-có thể nói rằng, cứu trợ sẽ yêu cầu một chương trình "thắt lưng buộc bụng" kiểu phương Tây đối với thường dân Ukraina. Theo đó người Ukraina phải chấp nhận ít việc làm hơn, lạm phát, mất các khoản trợ cấp khí đốt hào phóng cho hộ gia đình. Ukraina với khoản cứu trợ của IMF chắc chắn sẽ lặp lại cuộc khủng hoảng thắt lưng buộc bụng vẫn đang tiếp diễn ở Hy Lạp.

Một chủ đề thường được lặp đi lặp lại trên truyền thông và báo chí phương Tây là nền kinh tế Ukraina sụp đổ hoàn toàn do tham nhũng và sự vô dụng của chính quyền Yanukovich. Quan điểm đó bỏ qua một bức tranh rộng lớn hơn, chỉ mang tính chính trị, thậm chí mang tính chất hệ tư tưởng, phân tích nền kinh tế Ukraina cần phải rộng hơn là phân tích kinh tế thuần túy.

Khuynh hướng kinh tế không diễn ra trong một đêm, một tuần hay một tháng. Trên thực tế, GDP đầu người của Ucraina đã tăng đều đặn cho đến cuộc "Cách mạng Cam" năm 2004, sau đó đã giảm khi so sánh với các nước láng giềng. Lý do là cho đến năm 2004 thì nền kinh tế Ukraina gắn bó chặt chẽ với Liên bang Nga. Những nỗ lực phá vỡ quan hệ ấy dẫn đến một giai đoạn điều chỉnh với tăng trưởng chậm hơn, mặc dù Ukraina đã cố gắng hướng tới châu Âu trong giao dịch xuất khẩu và tài chính. Nền kinh tế suy yếu là một phần của quá trình chuyển đổi cấp tốc kể từ sau năm 2004. 

Nguyên nhân thứ hai tác động tiêu cực tới Ukraina là giá năng lượng, cũng là một hệ quả của việc phá vỡ mối quan hệ với Liên bang Nga sau năm 2004. Với dự trữ gas và dầu mỏ ít ỏi, khi thị trường dầu mỏ thế giới và lạm phát tăng vào giai đoạn 2006-2008, chủ yếu do các cartel dầu mỏ phương Tây và nhà đầu cơ toàn cầu, GDP của Ukraina đã bị giáng một đòn kinh tế nặng. Tiếp theo đó là tác động thứ ba, vào cuối năm 2008-2010, cuộc suy thoái kinh tế và đình trệ thương mại toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới Ukraina, do tăng trưởng kinh tế của Ukraina dựa trên xuất khẩu. 

Trong năm 2010, Ukraina đã nỗ lực hướng xuất khẩu và thương mại vào Tây Âu, song châu Âu lại rơi vào "suy thoái kép" lần thứ hai từ cuối năm 2010 cho đến 2013. Ngân hàng, doanh nghiệp và các nền kinh tế Tây Âu không thể tăng nhu cầu đối với hàng nhập khẩu từ Ukraina cũng như đầu tư ở quy mô lớn vào Ukraina. Chính bản thân châu Âu đã sa lầy trong cuộc khủng hoảng thứ hai và bận rộn với việc giải cứu các chính phủ và ngân hàng trong hệ thống (Hy Lạp, Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ireland, các nước vùng Baltic, Hungary...). Đầu tư ròng trong nội bộ châu Âu đã yếu và các khoản cho vay của ngân hàng trong phạm vi châu Âu cũng giảm xuống. Cung cấp các khoản vay và đầu tư trực tiếp cho Ukraina không phải là vấn đề ưu tiên trong chương trình nghị sự của châu Âu. Đối với lợi ích của châu Âu điều đó bất khả thi cả về mặt kinh tế lẫn chính trị. 

Trái ngược với tuyên bố công khai của các chính phủ cũng như ngân hàng Tây Âu về việc hỗ trợ tài chính cho Ukraina, từ sau ngày 20 tháng hai, thực tế cho thấy châu Âu không có khả năng cung cấp hỗ trợ tài chính dù là trên lời hứa. Thậm chí ngay cả Mỹ cũng vậy, họ chỉ lặng lẽ thuyết phục các chính phủ Tây Âu phía sau hậu trường rằng sẽ khôi phục các khoản trợ giúp tài chính để châu Âu có thể đóng góp vào Ukraina. Obama sẽ không mạo hiểm với một gói cứu trợ cho Ukraina ở bất cứ quy mô nào trong năm bầu cử của Mỹ.

Cũng giống như những nỗ lực tái cấu trúc nền kinh tế Ukraina sau năm 2004, cũng như bong bóng đầu cơ dầu mỏ năm 2006-2008, cũng như cuộc khủng hoảng kinh tế kép của châu Âu năm 2008-2009 và 2011-2013, sự sụp đổ của các thị trường mới nổi và đồng nội tệ của họ bắt đầu từ cuối mùa hè năm 2013 đã tạo ra tác động tiêu cực thứ tư đối với nền kinh tế Ukraina.

Khủng hoảng đồng nội tệ của các thị trường mới nổi làm giảm tăng trưởng kinh tế của họ và tạo ra dòng vốn chảy ngược về phương Tây, nền kinh tế Ukraina cũng chịu ảnh hưởng tương tự. Nếu những nền kinh tế như Brazil, Nam Phi và các nước khác-đã từng bùng nổ nhưng giờ đang suy thoái hoặc trì trệ-đã bị tàn phá nặng nề trong năm ngoái bởi sự thay đổi chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương Mỹ, châu Âu và Nhật Bản, điều đó giải thích tại sao nền kinh tế Ukraina phải chịu không ít những ảnh hưởng tiêu cực trong năm qua. Nếu sự đảo ngược chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương Mỹ, Cục Dự Trữ Liên Bang, và các ngân hàng trung ương khác có hiệu lực, tạo ra hàng loạt gián đoạn lớn trong nền kinh tế của các thị trường mới nổi thì không có gì phải nghi ngờ khi nền kinh tế Ukraina phải chịu đựng những điều giống như vậy, ví dụ như: đồng nội tệ mất giá, rút vốn, giảm tỷ giá hối đoái, tăng trưởng kinh tế chậm. Ukraina thậm chí còn tệ hơn các thị trường mới nổi, như các sự kiện chính trị gần đây đã làm trầm trọng thêm các tác động đó.

Thêm vào đó có thể ghi nhận rằng khác với Brazil và các nước khác, Ukraina không được hưởng lợi từ dòng thác thanh khoản mà các ngân hàng trung ương phương Tây bơm ra để cứu các ngân hàng và tổ chức tài chính của họ sau năm 2008. Dòng tiền giá rẻ đã thúc đẩy các thị trường mới nổi một thời gian, cho đến năm ngoái. Hiện giờ, tiền bị thu về phương Tây theo sự thay đổi của chính sách tiền tệ. Do đó, năm ngoái nền kinh tế Ukraina đã cảm nhận được tác động tiêu cực trong sự thay đổi chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu giống như các thị trường mới nổi, trong khi chưa bao giờ thu được bất cứ lợi ích nào từ dòng tiền giá rẻ tràn ngập các thị trường mới nổi suốt thời kỳ 2008-2013. Ukraina là nạn nhân bất hạnh của một số khuynh hướng kinh tế dài hạn được đặt ra trong các quyết định chính trị vào năm 2004, rất lâu trước khi Yanukovich nhậm chức tổng thống. Ukraina cũng giống như các nền kinh tế khác là nạn nhân của bong bóng giá dầu mỏ giai đoạn 2006-2008. Họ cũng chưa bao giờ nhận được hỗ trợ xuất khẩu và đầu tư trực tiếp của Tây Âu do sụp đổ kinh tế và thương mại toàn cầu và do đợt suy thoái kinh tế kép của châu Âu giai đoạn 2011-2013. Sau cùng, Ukraina đang chịu một đòn nặng nề từ khủng hoảng của các thị trường mới nổi do sự thay đổi chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương Mỹ.

Điều đó có nghĩa là cuộc khủng hoảng kinh tế Ukraina không thể đặt hoàn toàn vào lỗi của Yanukovich. Tham nhũng và các chính sách vô dụng của chính quyền Yanukovich có thể là một trong vô số các nguyên nhân khác nhau của các vấn đề kinh tế Ukraina hiện nay, nhưng dù sao các nguyên nhân lịch sử kinh tế lớn hơn cũng tham dự vào đó. Việc nền kinh tế Ukraina bị đột ngột cắt đứt khỏi Nga và sự quản lý yếu kém của tư bản phương Tây trong những thập kỷ qua (cú sốc giá dầu, khủng hoảng tài chính 2008, sự bất lực của các nước phương Tây trong việc phục hồi nền kinh tế bền vững sau năm 2008, khủng hoảng của các thị trường mới nổi hiện nay) là những điểm quan trọng để thấu hiểu tình trạng kinh tế của người dân Ukraina bình thường.

Các phân tích đã đưa ra không phải là lời biện hộ cho chính quyền Yanukovich về mặt kinh tế. Thay vào đó là một nỗ lực nhìn vào phía sau động cơ ý thức hệ và chính trị của những người đang lập luận ở phía Tây rằng người ta biểu tình tại quảng trường Maidan là do tham nhũng của chính quyền; hay họ biểu tình là do Yanukovich vô dụng hoặc ăn cắp của công. Đó là phân tích chính trị được chống đỡ bằng hệ tư tưởng của một phân tích kinh tế tồi.

Rõ ràng là các vấn đề kinh tế của Ukraina nằm sâu và sâu xa hơn nhiều. Nếu vấn đề kinh tế hiện nay là hậu quả của khủng hoảng kinh tế dài hạn của phương Tây từ sau năm 2008 và những thay đổi chính sách tiếp đó, thì có lẽ cần cân nhắc hai lần đối với bất kỳ giải pháp dài hạn nào (ngắn hạn chỉ có một) cho cuộc khủng hoảng kinh tế của Ukraina bắt nguồn từ các nền kinh tế phương Tây.

Cuộc khủng hoảng kinh tế ở các nước phương Tây vẫn chưa chấm dứt. Kinh tế châu Âu vẫn trì trệ, kinh tế Đức tăng trưởng chậm nhưng thu nhập từ xuất khẩu sang các nước trong liên minh châu Âu và Trung Quốc đang tăng chậm lại. Nước Anh đang mời chào một cách tuyệt vọng các nhà đầu tư siêu giàu trên thế giới mua bất động sản tại London để tạo bong bóng, đồng thời tán tỉnh Trung Quốc mang vốn tới xây dựng các cơ sở hạ tầng đã đổ nát của mình. Cùng lúc ấy, Nhật Bản bắt tay vào thực hiện chính sách tiền tệ kiểu "Cục Dự Trữ Liên Bang" chỉ để kích thích giá cả của các tài sản tài chính mặc cho nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng chậm. Chưa phải là hết, kể từ giữa năm 2013 phương Tây cố gắng giữ các động cơ tăng trưởng kinh tế tiếp tục hoạt động bằng cách hy sinh các nền kinh tế mới nổi. Châu Âu và Mỹ không có bất cứ khả năng nào để cứu trợ Ukraina một khoản từ 30-50 tỷ USD cho đến năm tới cho dù điều đó là cần thiết. 

Nếu phỏng đoán thì lý do Yanukovich chọn 15 tỷ USD từ Nga mặc dù thấp hơn con số hứa hẹn của châu Âu là con số mà châu Âu đưa ra quá thấp và đi kèm nhiều điều kiện thắt lưng buộc bụng của IMF. Hơn nữa, khả năng nhận cứu trợ năng lượng từ Nga cũng tốt hơn là trở thành đối tác bị tước đoạt với giá năng lượng cao của châu Âu. Đây không phải là sự biện hộ cho Yanukovich, mặc dù ông ta là cái gai về mặt kinh tế trong mắt Nga cũng như châu Âu, ông ta luôn tìm cách dùng bên này chống lại bên kia. Ông ta là một chính trị gia tuyệt vọng, quá phụ thuộc vào tiền bạc và sự hỗ trợ của đám tài phiệt ở Ukraina. Từ năm 2010, ông ta cố gắng chơi trò đu dây nhưng giờ đã bị ngã. 

Đối với Mỹ, cũng giống như Nga, trong ngắn hạn có thể tính toán giải ngân một khoản hỗ trợ thực nhỏ ngoài những hứa hẹn, như châu Âu và IMF đã hứa hẹn, để tác động tới cuộc bầu cử tại Ukraina vào tháng 5 tới đây.

Cả Mỹ và châu Âu đều muốn có các chính trị gia đáng tin cậy (và dễ bảo) trong Quốc hội và chính phủ Ukraina. Điều đó có nghĩa là các chính trị gia tuân theo chính sách kinh tế phương Tây và hội nhập Ukraina vào quỹ đạo kinh tế phương Tây. Hay nói cách khác, các chính khách phản ứng đúng đắn khi tài khoản cá nhân của họ ở Thụy Sĩ và Luxembourg bị đe dọa phong tỏa, như trong trường hợp những ngày ngay trước 20 tháng hai.

Canh bạc của phương Tây là họ hy vọng có thể loại bỏ được các lực lượng cực đoan, quốc gia quá khích, phát xít, sau khi đã sử dụng các lực lượng ấy để lật đổ chính quyền Yanukovich; hoặc ít nhất cũng có thể làm giảm ảnh hưởng của những thế lực đó đối với chính quyền mới. Nhưng công việc đó không hề đơn giản, họ sẽ thấy điều đó. Những gì mà phương Tây muốn là "các nhà tư bản thân hữu" của Yanukovich trong Quốc hội và chính phủ trưởng thành lên, chấm dứt dựa vào chủ nghĩa thân hữu và học cách trở thành nhà tư bản đáng kính trọng đối với phương Tây trong vai trò đối tác mới. 

Lưu ý sau cùng về hoàn cảnh chính trị: Chính sách đối ngoại của chính quyền Obama về cơ bản giống với chính sách đối ngoại của chính quyền George. W. Bush. Đó là chính sách của phe tân bảo thủ ở Mỹ, phe này đã cố thủ trong chính quyền Mỹ suốt thời kỳ tại chức của Obama. Không phải là ngẫu nhiên mà đầu mối liên lạc của Mỹ tại Ukraina trong suốt các sự kiện gần đây là Virginia Nuland. Nuland luôn là người thuộc phe tân bảo thủ và đã có nhiều năm trực tiếp làm cố vấn cá nhân cho "Vua của tân bảo thủ" ở Mỹ, cựu phó tổng thống Dick Cheney, trong suốt nhiệm kỳ của Bush. 

Chính sách của Mỹ không cung cấp lượng tiền mặt lớn mà Ukraina cần để hồi phục kinh tế. Các tập đoàn đa quốc gia cũng không gia tăng vốn đầu tư trực tiếp của họ vào Ukraina trong tương lai gần. Những gì mà các nhà kinh doanh đa quốc gia muốn không phải là các sản phẩm nông nghiệp hay cơ sở công nghiệp nhỏ ở miền Tây Ukraina; họ muốn các cơ sở công nghiệp ở phía Đông Ukraina. Họ muốn mua lại, điều chỉnh quy mô, và đưa các cơ sở công nghiệp ở phía đông Ukraina vào kế hoạch của công ty toàn cầu, đáp ứng cơn khát tái đầu tư. Nhưng chừng nào mà cuộc khủng hoảng chính trị còn tiếp diễn, sẽ có rất it các công ty đa quốc gia đầu tư trực tiếp vào Ukraina. 

Về dài hạn, nếu Mỹ và châu Âu bằng cách nào đó áp đặt chính trị cho cuộc bầu cử sắp tới của Ukraina thì nền kinh tế Ukraina sẽ hỗn loạn khủng khiếp hơn hiện nay. Đồng nội tệ của Ukraina sẽ gần như vô giá trị. Lạm phát sẽ tràn lan. Các hộ gia đình sẽ bị cắt trợ cấp của chính phủ. Tình trạng kinh tế tồi tệ, thắt lưng buộc bụng kiểu Hy Lạp, sẽ được thiết lập. Nhưng các ngân hàng phương Tây và doanh nghiệp đa quốc gia sẽ có vụ thu hoạch, theo cách nói của họ, mua lại các doanh nghiệp và cơ sở công nghiệp ở phía đông với giá rẻ, tái cấu trúc chúng lại cho phù hợp với kế hoạch kinh tế toàn cầu của họ.

Dường như nhiều người Ukraina vẫn chưa hiểu được nền tảng kinh tế và động cơ chính trị trong cuộc chơi ở Ukraina. Một mặt, họ không muốn chính  quyền "chủ nghĩa tư bản thân hữu" của Yanukovich, vốn chỉ phục vụ cho bản thân và đem lại rất ít ích lợi cho họ. Nhưng các nhà tư bản thân hữu vẫn trụ lại ở Kiev, trong Quốc hội và chính phủ, mặc dù Yanukovich đã chuồn mất; các nhà tư bản ấy chỉ đổi phe để bảo vệ lợi ích cá nhân (tất nhiên là cả các tài khoản tại các ngân hàng phương Tây cũng như các khoản đầu tư của họ khi chúng bị đe dọa phong tỏa). Do vậy, người Ukraina chỉ đánh đổi một nhóm kền kền kinh tế này lấy một nhóm kền kền kinh tế khác ở Kiev. Gã tài phiệt cây nhà lá vườn giờ đang tự làm mới mình trong mối quan hệ gần gũi hơn với phương Tây.

Mặt khác, nhiều người dân thường Ukraina đã hiểu thực tế. Theo như trích dẫn lời một người dân trả lời phỏng vấn trên đường phố Kiev, "Chúng tôi muốn những người mới có thể nói không với đám tài phiệt, không phải là những gương mặt cũ kỹ, tức là những tỷ phú kiểm soát các khối phiếu bầu trong Quốc hội" (New York Times, February 25, 2014). Thật không may, người Ukraina bình thường không kiểm soát được tình hình hiện nay. Các đảng phái phát xít đường phố đang áp đảo và dẫn dắt chiến lược bên ngoài, trong khi đám tư bản thân hữu bên trong nghị viện giống như cây vĩ cầm đang được chơi bởi lợi ích của phương Tây. Châu Âu và Mỹ có thể đang trong quá trình thống nhất chiến lược nội bộ về cuộc bầu cử sắp tới, nhưng họ có thể thấy việc kiểm soát các thành phần cực đoan, cực tả, và xóa bỏ vai trò thực tế của những thành phần đó trong chính phủ, khó khăn hơn nhiều so với họ nghĩ. Lịch sử tương tự với suy nghĩ của nhà tư bản Weimar Đức đầu những năm 1930, đám phát xít đường phố có thể kiểm soát, dường như có vẻ không phù hợp lắm với tình hình hiện nay. Cũng không phải là thừa khi lo ngại rằng các thành phần trên đường phố có thể đẩy tới tình thế đối đầu bằng quân sự.

Thật vậy, có lẽ điều lo ngại lớn nhất lúc này là các thành phần cực đoan đường phố có thể tạo đủ ảnh hưởng để đẩy chính phủ mới của Ukraina vào đối đầu quân sự trực tiếp với Nga trước cuộc bầu cử vào tháng năm-và trước khi ảnh hưởng của họ bị Mỹ và châu Âu vô hiệu hóa.