Showing posts with label Biển đảo. Show all posts
Showing posts with label Biển đảo. Show all posts

Saturday, June 14, 2014

Washington thúc đẩy các căng thẳng đang gia tăng trên Biển Đông

Xin giới thiệu với bạn đọc bản dịch bài báo "Washington drives escalating tensions in South China Sea" của Joseph Santolan, bài viết cung cấp một góc nhìn khác về vai trò của Hoa Kỳ trong các tranh chấp trên Biển Đông.

Hoa Kỳ đang thúc ép cả Philippine và Việt Nam đối đầu với Trung Quốc trên biển Nam Trung Hoa như là một phần trong “chuyển trục sang châu Á”, nhằm chôn vùi Bắc Kinh và củng cố sự kiểm soát của Hoa Kỳ đối với khu vực.

Vào thứ hai, phó đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc, Vương Minh, đã trình tuyên cáo lập trường lên Tổng Thư Ký Ban Ki-moon, trong đó ông ta yêu cầu loan tin tới Đại Hội Đồng. Văn bản cáo buộc Việt Nam thường xuyên quấy rối một dàn khoan của Công Ty Dầu Đại Dương Quốc Gia Trung Quốc mà Bắc Kinh triển khai vào ngày 1 tháng 5 tại vùng biển cách 32 km về phía tây của quần đảo Hoàng Sa đang có tranh chấp trên biển Nam Trung Hoa

Bắc Kinh khẳng định rằng các tàu của Việt Nam đã đâm tàu của Trung Quốc 1,416 lần, thêm vào đó Hà Nội đã sử dụng “người nhái” tiếp cận dàn khoan từ dưới nước và giăng lưới cũng như rải các vật cản để cản đường đi của tàu Trung Quốc.

Văn bản khẳng định rằng những hành động đó là “sự xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền tài phán và pháp lý của Trung Quốc, đe dọa nghiêm trọng tới sự an toàn của các nhân viên Trung Quốc và dàn khoan HSSY 981, và xâm phạm trắng trợn các luật pháp quốc tế có liên quan”. Văn bản cũng kêu gọi đàm phán song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam để giải quyết vấn đề.

Trong một đáp trả khiêu khích, Quốc Hội Việt Nam thông báo vào thứ ba rằng họ thông qua một ngân sách trị giá 762 triệu dollar để đóng thêm các tàu cảnh sát biển(*). Vào thứ tư, Hà Nội đã đệ trình tuyên cáo lập trường đáp lại Bắc Kinh lên Liên Hiệp Quốc, yêu cầu Trung Quốc “rút tàu ra khỏi lãnh hải Việt Nam và chấm dứt mọi hoạt động quấy rầy an toàn và cũng như an ninh hàng hải, và tôn trọng an ninh cũng như hòa bình khu vực”.

Washington đang sử dụng căng thẳng giữa Hà Nội và Bắc Kinh để thúc ép Việt Nam đưa đòi hỏi về lãnh thổ của Trung Quốc tại biển Nam Trung Hoa ra Tòa Hòa Giải Quốc Tế về Luật Biển (ITLOS) tại Hague, cùng với vụ kiện của chính quyền Philippine vào ngày 30 tháng 3.

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố vào cuối tháng 5, trong một cuộc họp với thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Ben Cardin, một thành viên của Ủy Ban Quan Hệ Quốc Tế, rằng Hà Nội đã “chuẩn bị và sẵn sàng cho hoạt động pháp lý… Chúng tôi đang cân nhắc thời điểm thích hợp nhất để thực hiện biện pháp này.” Ông cũng khẳng định rằng Việt Nam mong đợi “Hoa Kỳ có những đóng góp rõ ràng hơn, hiệu quả hơn vào hòa bình và ổn định khu vực.”

Suốt tuần qua, chính quyền Philippine của tổng thống Benigno Aquino khẳng định rằng Trung Quốc đã triển khai một số máy nạo vét và tàu kéo để nạo vét đáy biển cũng như phun cát và đá lên năm đảo san hô ở phía bắc quần đảo Trường Sa, mở rộng diên tích mặt đất lên 9 ha. Manila phỏng đoán rằng Bắc Kinh đang xây dựng một sân bay và có ý định sử dụng sân bay này để tuyên bố Khu Vực Xác Thực Phòng Không (ADIZ) trên biển Nam Trung Hoa.

Washington sử dụng những cáo buộc này để gia tăng sức ép lên Trung Quốc. Trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ về quan hệ Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel nói vào ngày thứ ba, “Có nhiều bản tin báo chí về các hoạt động trên biển Nam Trung Hoa, như sự cải tạo đang diễn ra và… xây dựng trên quy mô lớn các vị trí tiền đồn vượt qua mức mà một cá nhân có lý trí có thể khẳng định là phù hợp với việc duy trì hiện trạng”.

Với giọng điệu đạo đức giả trắng trợn, Russel, người phát ngôn cho chủ nghĩa đế quốc Hoa Kỳ, tiếp tục, “sự ép buộc và đe dọa vũ lực như là cơ chế để thỏa mãn đòi hỏi lãnh thổ đơn giản là không thể chấp nhận.

Washington thường sử dụng ép buộc và đe dọa vũ lực để thỏa mãn các lợi ích của họ, và thậm chí dẫn đến chiến tranh, không chỉ trên biển Nam Trung Hoa mà còn tại hàng loạt các điểm nóng quanh địa cầu. Bình luận của Russel diễn ra chỉ trong vòng hai tuần sau khi Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Chuck Hagel phát biểu tại Singapore, phác thảo sự chuẩn bị quân sự của Hoa Kỳ và đồng minh tại khu vực.

Yếu tố chủ chốt trong các cáo buộc chống lại việc “xây dựng đảo” của Bắc Kinh là lo ngại của Manila và Philippine cho rằng điều này có thể ảnh hưởng tới vụ kiện của Manila tại ITLOS.

Vào ngày 3 tháng 6, tòa hòa giải đưa ra Quy Tắc Thủ Tục số 2, yêu cầu Bắc Kinh cho tới ngày 15 tháng 12 phải nộp bị vong lục phản kháng trong vụ kiện của Manila. Bắc Kinh trả lời bằng một thông cáo ngoại giao, lặp lại sự từ chối tham gia vụ kiện.

Vụ kiện của Manila tại ITLOS được Washington lôi kéo và thuyết phục, nhằm mục đích vô hiệu hóa các đòi hỏi của Bắc Kinh trên biển Nam Trung Hoa.

Russel diễn giải các câu hỏi của vụ kiện ITLOS vào tháng 2, khẳng định rằng Hoa Kỳ cho rằng “mọi tranh chấp lãnh hải phải được xuất phát từ đặc điểm đất đai và mặt khác phải phù hợp với luật quốc tế về biển… các đòi hỏi ở biển Nam Trung Hoa mà không xuất phát từ đặc điểm đất đai về căn bản là sai lầm”.

Paul Reichler, cộng sự của hãng luật Hoa Kỳ Foley Hoag và chịu trách nhiệm tư vấn cho vụ kiện tại ITLOS của Philippine, phát biểu tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS) ở New York, cho rằng kiện Trung Quốc ở Hague sẽ biến Bắc Kinh thành “kẻ ngoài vòng pháp luật quốc tế”, và Bắc Kinh sẽ có “một cái giá đắt phải trả”.

Đòi hỏi lịch sử của Manila đối với các hòn đảo và lãnh thổ có vẻ như yếu hơn của Bắc Kinh. Điều đó cho thấy tại sao Manila không đưa ra kiện tranh chấp lãnh thổ, mà là tranh chấp biển theo Công Ước Quốc Tế về Luật Biển (UNCLOS), dựa trên các vùng biển tranh chấp chứ không phải các hòn đảo. Họ lập luận rằng tranh chấp phải được phán xét tiên quyết dựa trên sự gần gũi về bờ biển chứ không phải là các đòi hỏi có tính lịch sử.

Yếu tố cốt lõi trong đòi hỏi của Manila, theo đó trạng thái của các vùng đất trên biển Nam Trung Hoa là đá không phải là đảo, và là đối tượng của pháp lý về biển chứ không phải là lãnh thổ. Đòi hỏi này đối mặt với thực tế là Manila có một đơn vị hành chính chính thức trên đảo Pag-asa tại Trường Sa, tại đó có 300 thường dân, một trường tiểu học và 40 binh lính. Tuy nhiên, lập luận pháp lý đã củng cố cho sự phản đối của Manila đối với việc nạo vét và xây dựng của Bắc Kinh tại phần phía bắc quần đảo Trường Sa.

Russel ủng hộ ranh giới của Manila vào ngày 12 tháng 6, kêu gọi các bên tranh chấp đưa ra một “đảm bảo đơn giản như không chiếm đóng bất cứ dạng đất nào hiện chưa bị chiếm đóng trên biển Nam Trung Hoa”. Bắc Kinh rõ ràng là mục tiêu của tuyên bố này.

Các phán xét nhân đạo giả tạo giúp đế quốc Hoa Kỳ can thiệp vào Lybia, Syria hay Ukraina không dễ dàng để áp dụng trong tranh chấp lãnh hải, nơi không có ảnh hưởng trực tiếp đến dân chúng, và điều rõ ràng trên nguyên tắc là xung đột về lợi ích kinh tế của các quốc gia tham gia tranh chấp.

Washington đang tìm cách thúc đẩy vụ đối đầu với Trung Quốc dựa trên khái niệm “tự do giao thông hàng hải”, và làm vậy để vô hiệu hóa các đòi hỏi lãnh thổ của Bắc Kinh tại tòa án quốc tế. Washington thúc ép cả Philippines lẫn Việt Nam lôi kéo Trung Quốc vào trò chơi nguy hiểm bên bờ vực hải chiến trên biển Nam Trung Hoa, và sau đó đệ đơn kiện tại ITLOS dựa trên những tranh chấp đó.

Sự đột phá của chiến dịch này là tạo ra một cái cớ hợp pháp cho chiến tranh.

Washington cùng lúc cũng tiến hành các sự chuẩn bị quân sự cần thiết. Vào cuối tháng tư, Washington ký một thỏa thuận với Manila để đóng quân không giới hạn trên khắp lãnh thổ Philippines. Họ cũng đang có các đàm phán với Hà Nội để đậu các tàu chiến Hoa Kỳ tại vịnh Cam Ranh.

Chú thích của người dịch: (*) Tác giả bài báo nhầm lẫn về khoản ngân sách 16.000 tỷ đồng mà Quốc Hội Việt Nam mới thông qua, ngân sách đó không chỉ dành cho việc đóng tàu cảnh sát biển mà còn được sử dụng để hỗ trợ ngư dân đóng tàu vỏ sắt và trang bị cho lực lượng kiểm ngư. Khoản hỗ trợ đóng tàu vỏ sắt cho ngư dân lên tới 10.000 tỷ đồng, chiếm gần 2/3 ngân sách đã được phê duyệt.

Friday, May 30, 2014

Báo chí dân tộc cực đoan Việt Nam xào xáo nội dung bài phát biểu của tổng thống Obama

Bài phát biểu của tổng thống Obama tại học viện quân sự West Point chỉ là một sự kiện nội bộ ít mang tính quốc tế song báo chí Việt Nam đã đăng tải đầy rẫy các tin tức kiểu như Hoa Kỳ cảnh báo Trung Quốc và sẵn sàng sử dụng quân sự để đáp trả. Liệu đó có phải là sự thật?

Báo Việt Nam Plus đưa tin: Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 28/5 tuyên bố sẽ buộc Trung Quốc phải có trách nhiệm đối với các nguyên tắc và luật pháp quốc tế trên Biển Đông cũng như tại các khu vực khác, đồng thời cảnh báo Mỹ đã sẵn sàng đáp trả "sự gây hấn" của Trung Quốc.

Báo điện tử VTC đưa tin: Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 28/5 tuyên bố sẽ buộc Trung Quốc phải có trách nhiệm đối với các nguyên tắc và luật pháp quốc tế trên Biển Đông cũng như tại các khu vực khác, đồng thời cảnh báo Mỹ đã sẵn sàng đáp trả "sự gây hấn" của Trung Quốc.

Báo VnExpress đưa tin: Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua nhắc đến tình hình căng thẳng ở Biển Đông trong một bài phát biểu về chính sách đối ngoại, và nói rằng nước Mỹ cần sẵn sàng đối phó với các tình huống gây hấn.

Báo Quân Đội Nhân Dân đưa tin: Ngày 28-5, Tổng thống Mỹ Barack Obama cảnh báo Mỹ đã sẵn sàng đáp trả "sự gây hấn" của Trung Quốc, song cũng nhấn mạnh rằng Washington cần là tấm gương trong việc phê chuẩn công ước quốc tế về luật biển.

Hầu hết các bài báo có vẻ như được xào xáo lại từ một bản tin của tờ Straits Times (Singapore) do câu từ và nội dung giống y hệt: President Barack Obama warned Wednesday that the United States was ready to respond to China's "aggression" but said that Washington should lead by example by ratifying a key treaty.

Không rõ tờ Straits Times lấy tin từ nguồn nào nhưng câu mở đầu bản tin của họ giống hệt câu kết trong bản tin của hãng tin AFP (Pháp): He warned China against "aggression" in the South China Sea, but called on Congress to show an example by ratifying the Law of the Sea, which critics say infringes on US sovereignty.

Cập nhật ngày 31/05/2014:

Các tờ báo lớn của Hoa Kỳ, Anh, Đức, Israel đã đưa tin này ra sao? Họ có nói gì về việc Hoa Kỳ đe dọa đáp trả quân sự đối với Trung Quốc không?

Bản tin của tờ New York Times: President Obama tried once more to articulate his vision of the American role in the world on Wednesday, telling graduating cadets here that the nation they were being called to serve would seek to avoid military misadventures abroad, even as it confronts a new set of terrorist threats from the Middle East to Africa.

Bài xã luận của tờ Washington Post: PRESIDENT OBAMA has retrenched U.S. global engagement in a way that has shaken the confidence of many U.S. allies and encouraged some adversaries. That conclusion can be heard not just from Republican hawks but also from senior officials from Singapore to France and, more quietly, from some leading congressional Democrats. As he has so often in his political career, Mr. Obama has elected to respond to the critical consensus not by adjusting policy but rather by delivering a big speech.

Bản tin của NBC NEWS: President Barack Obama delivered a broad defense of his foreign policy strategy Wednesday, arguing that neither isolationism nor interventionism “view fully speak to the demands of this moment” in global politics.

Bản tin của Israel National News (Israel): U.S. President Barack Obama is close to authorizing a military-led mission to train moderate Syrian rebels to fight the regime and Al-Qaeda-linked groups,The Wall Street Journal reported on Tuesday.

Bản tin của Spiegel (Đức): US-Präsident Barack Obama hat den Status der USA als Weltmacht verteidigt: "Amerika muss auf der Weltbühne immer führen. Wenn wir es nicht tun, tut es kein anderer", sagte Obama bei seiner Rede vor dem Abschlussjahrgang der Militärakademie West Point im US-Bundesstaat New York.

Bản tin của The Guardian (Anh): America should provide global leadership with less recourse to military might in future, Barack Obama announced on Wednesday, proposing a new foreign policy doctrine focused on soft power diplomacy and launching financial grants to fight terrorism through international partnerships instead.

Trong tất cả các bản tin đã nêu, hầu hết chỉ đề cập tới chính sách ngoại giao can thiệp và vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ trên toàn cầu, chỉ riêng bản tin của Israel là chú ý tới việc huấn luyện cho quân nổi dậy Syria, nhưng tất cả trong tất cả các bản tin đó không có bất cứ một dòng nào hay một chữ nào đề cập tới việc Obama cảnh báo Trung Quốc hay nói sẵn sàng đáp trả Trung Quốc.

Hết cập nhật ngày 31/05/2014

Tất cả các bản tin Việt Nam dường như đều không tham khảo nội dung mà Obama đã phát biểu, mặc dù toàn bộ bài phát biểu của Obama đã được đăng tải trên tờ Washington Post, thậm chí còn suy diễn và bóp méo nội dung đó theo hướng thỏa mãn chủ nghĩa dân tộc cực đoan.

Trong bài phát biểu Obama có ba lần nhắc đến khu vực Biển Đông và Trung Quốc như sau:

1. Đoạn thứ nhất: 

Regional aggression that goes unchecked, whether in southern Ukraine or the South China Sea or anywhere else in the world, will ultimately impact our allies, and could draw in our military.

(Tạm dịch: Xung đột khu vực diễn ra không bị kiềm chế, bất kể là miền nam Ukraina hay Biển Đông (biển Nam Trung Hoa) hay bất cứ nơi nào trên thế giới, cuối cùng sẽ ảnh hưởng tới các đồng minh của chúng ta và có thể lôi kéo quân đội của chúng ta.)

2. Đoạn thứ hai:

In the Asia Pacific, we’re supporting Southeast Asian nations as they negotiate a code of conduct with China on maritime disputes in the South China Sea, and we’re working to resolve these disputes through international law.

(Tạm dịch: Tại châu Á Thái Bình Dương, chúng ta đang ủng hộ các quốc gia Đông Nam Á đàm phán một bộ quy tắc ứng xử với Trung Quốc về các tranh trấp lãnh hải trên biển Nam Trung Hoa, và chúng ta đang làm việc để giải quyết những tranh chấp đó thông qua luật pháp quốc tế.)

3. Đoạn thứ ba:

We can’t try to resolve problems in the South China Sea when we have refused to make sure that the Law of the Sea Convention is ratified by the United States Senate, despite the fact that our top military leaders say the treaty advances our national security.

(Tạm dịch: Chúng ta không thể cố gắng giải quyết các vấn đề trên biển Nam Trung Hoa khi chúng ta từ chối đảm bảo rằng Công Ước Quốc Tế về Luật Biển được thượng viện Hoa Kỳ phê chuẩn, bất chấp sự thật là các lãnh đạo quân sự hàng đầu khẳng định rằng công ước sẽ thúc đẩy an ninh quốc gia của chúng ta.)

Hoàn toàn không thấy Obama cảnh báo Trung Quốc ở chỗ nào. Có lẽ báo chí cho rằng chính ở đoạn thứ nhất Obama đã cảnh báo Trung Quốc về gây hấn Biển Đông, song nếu theo dõi toàn bộ văn bản thì đoạn đó nằm trong phần mà Obama nói về sự lựa chọn giữa chủ nghĩa can thiệp và chủ nghĩa biệt lập của Hoa Kỳ. Khi đưa ra cụm từ liên hệ "miền nam Ukraina hay Biển Đông hay bất cứ nơi nào trên thế giới" thì Obama chỉ diễn giải chủ nghĩa can thiệp quân sự Hoa Kỳ, ông ta muốn nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ sẽ can thiệp vào bất cứ đâu để bảo vệ lợi ích của Hoa Kỳ. Như một đoạn khác ông ta đã khẳng định là: Hoa Kỳ sẽ sử dụng quân đội, đơn phương nếu cần thiết, khi lợi ích cốt lõi yêu cầu - khi người dân của chúng ta bị đe dọa; khi sinh kế của chúng ta bị lâm nguy; khi an ninh của đồng minh của chúng ta bị nguy hiểm. Nếu coi câu đó là cảnh báo Trung Quốc thì cũng có nghĩa là Hoa Kỳ cảnh báo Nga và bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới, hay nói cách khác là Hoa Kỳ đang đe dọa cả thế giới, báo chí phương Tây chắc chắn không định tô điểm cho bộ mặt Hoa Kỳ kiểu đó. Mặt khác, tranh chấp trên Biển Đông không chỉ diễn ra giữa các quốc gia Đông Nam Á với Trung Quốc mà còn diễn ra giữa các nước Đông Nam Á với nhau, trong đó có Việt Nam, và cả với quốc gia ngoài khu vực Đông Nam Á như Đài Loan. Nếu suy diễn Hoa Kỳ muốn cảnh báo can thiệp quân sự vào tranh chấp trên Biển Đông thì có lẽ không chỉ Trung Quốc mà Việt Nam cũng sẽ là đối tượng, do Việt Nam đang có tranh chấp với nhiều đồng minh của Hoa Kỳ về lãnh hải. Đó là một sự vô lý rõ ràng. Tóm lại, Obama chỉ diễn giải chủ nghĩa can thiệp Hoa Kỳ, miền Nam Ukraina, Biển Đông hay bất cứ đâu chỉ mang tính minh họa cho phạm vi can thiệp của Hoa Kỳ nhưng một số báo chí phương Tây đã suy diễn điều này thành Hoa Kỳ cảnh báo Trung Quốc về tranh chấp trên Biển Đông và sẵn sàng đáp trả bằng quân sự.

Đoạn thứ hai nêu ở trên đã Obama đã chỉ rõ con đường xử lý tranh chấp trên Biển Đông, không phải là quân sự mà kêu gọi các nước Đông Nam Á cùng xây dựng bộ quy tắc ứng xử với Trung Quốc.

Đoạn thứ ba là đoạn đáng chú ý. Hoa Kỳ sau nhiều lần từ chối đã tham gia Công Ước Quốc Tế về Luật biển nhưng cho đến nay Thượng Viện Hoa Kỳ vẫn chưa phê chuẩn công ước này, có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ không sử dụng công ước này để xây dựng các chính sách quốc gia cũng như quốc tế. Đây là một kiểu lập lờ rất đặc trưng Hoa Kỳ, họ luôn kêu gọi các quốc gia khác tham gia vào công ước luật lệ quốc tế nhưng chính bản thân thì chỉ tham gia nửa vời, để khi cần thiết thì có thể xé bỏ mọi luật lệ.

Trong cả ba đoạn nhắc đến Biển Đông không đề cập đến sự gây hấn của Trung Quốc, cảnh báo sự gây hấn của Trung Quốc hay đe dọa đáp trả quân sự. Một số báo chí quốc tế đã xuyên tác nội dung phát biểu của Obama nhằm khiêu khích Trung Quốc. Báo chí dân tộc cực đoan ở Việt Nam đã ngay lập tức xào xáo nội dung đó như là một cứu cánh cho vấn đề Biển Đông, cổ vũ cho khuynh hướng dựa vào Hoa Kỳ để đối đầu với Trung Quốc, nhưng họ quên mất việc phải trả lời câu hỏi: Đâu là lợi ích của Hoa Kỳ?


Saturday, May 24, 2014

Gã khờ và kẻ khiêu khích trên Biển Đông

Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đã thất bại thảm hại ở Trung Đông, trong vai trò là trung gian cứu vãn tiến trình hòa bình giữa đồng minh thân cận của Hoa Kỳ là Israel với Palestine. Giờ đây, ông ta lại đang cố gắng gỡ gạc thể diện ở châu Á với việc lên án hành vi của Trung Quốc là "khiêu khích và làm tăng thêm căng thẳng khu vực". Phát ngôn của ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry được báo chí dân tộc cực đoan ở Việt Nam tung hô nhiệt liệt, nhưng họ quên mất rằng phát ngôn của John Kerry chỉ là trong cuộc điện đàm với những người cùng cấp Việt Nam và Trung Quốc chứ không phải tại một cuộc họp báo công khai hay tại một diễn đàn quốc tế. Thậm chí ông này còn nhiệt tình một cách thái quá khi mời ngoại trưởng Việt Nam đến Washington để tham vấn. Không hiểu ông John Kerry định tham vấn gì, khi mà chính quyền Hoa Kỳ trên quan điểm chính thức là không đứng về phía nào trong tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và mức độ quan tâm của họ mới chỉ là quan ngại?

Trung Quốc cố tình khiêu khích Việt Nam trên Biển Đông bằng cách đưa dàn khoan nổi vào vùng chủ quyền kinh tế Việt Nam, điều đó không ai phủ nhận. Hơn nữa hậu quả của việc khiêu khích đó rất lớn, có thể dẫn đến sự đối đầu sâu sắc hơn với Việt Nam và tạo cơ hội cho các đế quốc tham gia gây rối loạn khu vực Biển Đông, điều gì đã khiến Trung Quốc sẵn sàng trả một cái giá lớn như vậy? Một điều chắc chắn đó không phải là vấn đề dầu khí hay lợi ích trên Biển Đông, thứ mà họ biết rằng cách duy nhất để có được là hợp tác với Việt Nam.

Cựu chiến binh hải quân từng thổi tung nhiều thuyền của thường dân Việt Nam trong chiến tranh đã lờ đi những câu hỏi khác.

Hoa Kỳ xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa và thiết lập sân bay cho chiến đấu cơ phản lực lên thẳng ở Nhật Bản để nhằm vào ai? Thật nực cười khi nói đó là để ngăn chặn Bắc Triều Tiên.

Hoa Kỳ tăng tốc xây dựng các căn cứ quân sự ở Hàn Quốc để chuẩn bị cho sự gia tăng quân đội Hoa Kỳ tại khu vực, dẫn đến làn sóng phản đối dữ dội của người dân Hàn Quốc, điều đó nhằm vào ai? Chắc chắn không phải để đối phó Bắc Triều Tiên.

Hoa Kỳ gia tăng các hoạt động quân sự ở Úc, đồng thời tăng quân số ở căn cứ không quân trên đảo Guam lên 3000, quân số lớn nhất kể từ thời chiến tranh Việt Nam đến nay, điều đó nhằm vào ai? Để tiếp vận cho Đông Dương với những máy bay B52 cất cánh từ Guam chăng?

Mới đây nhất trong chuyến viếng thăm châu Á, tổng thống Hoa Kỳ Obama đã ký kết một thỏa thuận đóng quân không giới hạn về quân số, số lượng vũ khí cũng như trang thiết bị với Philippine, điều đó nhằm vào ai? Lính Mỹ quan tâm đến việc diệt trừ quân khủng bố Hồi giáo ở miền Nam Philippine chăng?

Nếu vạch một đường nối các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ tại vùng biển Thái Bình Dương lại, người ta sẽ thấy một đường cánh cung khép kín bao vây Trung Quốc.

Thỏa thuận đóng quân của Hoa Kỳ với Philippine là giọt nước làm tràn ly, chính điều đó thúc đẩy Trung Quốc bằng mọi giá phải củng cố các vị trí chiến lược trên Biển Đông trước khi bị Hoa Kỳ phong tỏa hoàn toàn. Trung Quốc bị buộc phải làm điều đó ngay cả khi phải đối đầu với Việt Nam và sẽ phải trả một cái giá rất đắt. Sự kiện dàn khoan có thể chỉ là màn giương đông kích tây, trong lúc dư luận ồn ào chú ý tới dàn khoan nổi thì Trung Quốc gấp rút mở rộng và xây dựng các công trình quân sự trên các đảo đã chiếm được. 

Tuy vậy, vòng vây của Hoa Kỳ không phải là hoàn hảo, cả gã khờ cũng như kẻ khiêu khích đều hiểu rằng điểm quyết định trong cả vành đai đó là chiếc sân bay tự nhiên có chiều dài hơn một nghìn cây số kiểm soát toàn bộ khu vực Đông Nam Á cũng như Biển Đông. Ai đặt chân lên được cái sân bay đó thì người khác có chỉ còn có thể ngậm đắng nuốt cay mà thôi. Nhưng tất nhiên cái sân bay đó có chủ nhân, vấn đề là chủ nhân của nó muốn gì, điều đó nằm ngoài tầm với của gã khờ cũng như kẻ khiêu khích.

Monday, May 5, 2014

Người Việt Nam lấy lại đảo bằng cách nào?

Có lần một chú Việt Nam và một chú Trung Quốc gặp nhau.

Chú Việt Nam nói: Tụi tao có đầy đủ bằng chứng pháp lý và lịch sử chứng minh chủ quyền đối với mấy hòn đảo. Tụi mày đừng có cậy lớn mà ăn cướp.

Chú Trung Quốc nói: Tụi tao cũng có đầy đủ bằng chứng pháp lý và lịch sử chứng minh chủ quyền đối với mấy hòn đảo. Tụi mày đừng có mà vu vạ.

Hai bên cãi nhau mãi. Sau cùng chú Việt Nam nói: Tụi mình cãi nhau mãi cũng chả đến đâu, thôi giờ mình thi xem đứa nào gan hơn thì đứa ấy được lấy đảo.

Chú Trung Quốc nói: Hay đấy, thi thế nào?

Chú Việt Nam nói: Thằng đầu gấu nhất thế giới là tổng thống Mỹ, đứa nào dám đá đít nó thì đứa ấy thắng.

Chú Trung Quốc đồng ý. Cả hai cùng đi đến chỗ tổng thống Mỹ. Chú Trung Quốc lao ngay vào đá một cú thật lực vào mông tổng thống Mỹ. Tổng thống Mỹ tức quá, rút điện thoại ra nhấn nhấn mấy cái, thế là một con máy bay không người lái xuất hiện, xả nguyên băng đạn vào người chú Trung Quốc.

Chú Việt Nam đứng nhìn cười khặc khặc: Giờ khỏi tranh đảo của tao nữa nghe cưng!

(Chuyện bịa, chỉ để giải trí)