Thursday, September 21, 2017

Bộ phim tài liệu của Ken Burns & Lynn Novick và sự kiện Vịnh Bắc Bộ


Người Việt Nam từ lâu đã khép lại cuộc kháng chiến chống Mỹ để thống nhất đất nước, song nước Mỹ vẫn không ngừng bị ám ảnh về cuộc chiến mà một siêu cường như họ đã thua đau đớn một quốc gia nhỏ bé nghèo nàn. Mỗi khi nước Mỹ lao mình vào một cuộc phiêu lưu quân sự mới thì cuộc chiến xâm lược Việt Nam lại được đem ra mổ xẻ. Người Việt Nam không kỳ vọng người Mỹ sẽ trung thực về những điều họ đã làm ở Việt Nam nhưng luôn hy vọng rằng họ sẽ hiểu rõ cái giá phải trả cho chiến tranh lớn như thế nào.

Dưới đây là bản dịch bài báo về bộ phim tài liệu của Ken Burns và Lynn Novick trên tạp chí Counterpunch.


JAMES M. WILLIAMSON

Vào mùa xuân năm ngoái, tôi tham gia một buổi ghi hình trước các trích đoạn trong bộ phim tài liệu về cuộc chiến tranh Mỹ-Việt Nam của Ken Burns và Lynn Novick tại Havard, cả hai đều có mặt, cùng với vài gã “an ninh quốc gia” của trường Kennedy, những người được thuê dưới danh nghĩa “cố vấn”. (Tôi vui mừng thấy Peter Davis, giám đốc của bộ phim đánh giá “Trái tim và Tâm hồn”, trong số khán giả, tôi đã chào ông trước khi ra về. Peter là một người tốt nghiệp Havard, hiện giờ đanh viết tiểu thuyết và được Ken Burns nhắc đến khi ông ta bắt đầu cuộc thảo luận sau ghi hình.)

Tôi ngạc nhiên khi nghe thấy “người thuyết minh” trong một trích đoạn nhắc đến việc “trả đũa sự kiện Vịnh Bắc Bộ”. Tôi càng ngạc nhiên hơn nữa khi nghe thấy Burns nói chính câu đó – “trả đũa sự kiện Vịnh Bắc Bộ” – trong cuộc thảo luận và màn hỏi đáp sau buổi ghi hình và trong một bối cảnh khác. [Ông ta nghĩ đến việc đó vì lý do gì?]

Ông ta muốn nói gì?

“Trả đũa” sự kiện Vịnh Bắc Bộ?

Giáo sư Sut Jhally đã cùng với Media Education Foundation (MEF) ở Western Mass đã góp công lớn vào việc mổ xẻ khái niệm “trả đũa” trên đa số truyền thông Hoa Kỳ. MEF đã sản xuất ít nhất là một đĩa DVD phân tích về việc mọi cuộc tấn công của Israel vào Palestine đều được gọi là “trả đũa”. Dĩ nhiên, trên thực tế điều đó không đúng. Dĩ nhiên, nếu bạn “tin” rằng một số thực thể (cá nhân, chính quyền, “quốc gia”, “nhân dân…”) đang “trả đũa” (vì cho là bị tấn công) – thay vì khởi xứng các cuộc tấn công – thì hầu như mọi thứ mà “người trả đũa” làm đều hợp lý?

Mô tả việc Hoa Kỳ tấn công Bắc Việt là “trả đũa” trong bộ phim tài liệu của PBS, vốn có ý định nói sự thật về cuộc chiến kinh hoàng đó, là một sai lầm căn bản và nghiêm trọng, người ta sẽ phải đặt ra câu hỏi tại sao, sau chừng ấy năm – và sau khi sự thật về “sự cố” Vịnh Bắc Bộ đã được làm rõ từ lâu – Ken Burns và Lynn Novick lại tham gia (mặc dù rất muộn màng) vào kiểu tuyên truyền ủng hộ chiến tranh này (Hay có thể được hiểu là một kiểu tẩy não).

Burns và Novick được ghi nhận về khả năng truyền tải các “câu chuyện” đầy cảm xúc. Liệu họ có được phép biến các sự thật căn bản về cuộc chiến của Hoa Kỳ thành một “câu chuyện”? Nhưng các câu chuyện thúc đẩy cảm xúc trong loạt phim của PBS được gắn với một siêu tự sự về *lịch sử* chiến tranh ở Việt Nam. Trong siêu tự sự này chúng ta có thể phân định và đánh giá xem Burns và Novick (và PBS) có tiết lộ sự thật hữu ích để đối mặt với lịch sử “của chúng ta” – lịch sử của cuộc chiến này – hay không.

Ba ngày sau “sự cố thứ hai” của hai sự kiện được gọi là “những sự cố” Vịnh Bắc Bộ, chính quyền LBJ đã nhận được sự chấp thuận của Quốc Hội Hoa Kỳ cho “Nghị Quyết Vịnh Bắc Bộ” đầy tai tiếng, kể từ đó luôn luôn được sử dụng làm chiếc lá nho che đậy cho sự leo thang can thiệp quân sự ở Việt Nam, “hợp pháp” cả về hiến pháp lẫn chính trị, với bạo lực đẫm máu, hủy diệt và chết chóc.

Liệu một mẩu “lịch sử” đó có quan trọng không? Liệu có nó có quan trọng đến mức phải sửa lại cho đúng?

Chỉ ba tuần sau “sự cố”, I. F. Stone đã tường thuật hầu hết câu chuyện thực tế trong I. F. Stone’s Weekly, chủ yếu dựa trên các bình luận có cơ sở của thượng nghị sĩ Wayne Morse tại phòng họp Thượng Viện, Wayne Morse, thượng nghị sĩ của bang Oregon, là một trong hai thượng nghị sĩ duy nhất bỏ phiếu chống lại Nghị Quyết Vịnh Bắc Bộ; người còn lại dĩ nhiên là Ernest Gruening của bang Alaska.

Như đã được khám phá, Cục Tình Báo Trung Ương Hoa Kỳ đã tiến hành các cuộc tấn công lén lút vào khu vực bờ biển Bắc Việt trong nhiều tháng (OPLAN 34-A). Cuối cùng, vào đầu tháng 8 năm 1964, một sĩ quan cấp trung của hải quân Bắc Việt đã ra lệnh cho thuyền tuần tra Bắc Việt theo đuôi tàu USS Maddox ra tận lãnh hải quốc tế, do nghi ngờ tàu này đã hỗ trợ các cuộc tấn công vào bờ biển Bắc Việt (điều đó là đúng; tàu Maddox có một đơn vị giám sát đặc biệt [và bất thường] của NSA trên bong tàu và cũng tham gia vào cái được gọi là “Tuần tra DeSoto”, ra vào vùng lãnh hải mà chính quyền Bắc Việt tuyên bố chủ quyền). Ngoài ra, các cuộc tấn công của Hoa Kỳ/CIA còn được thiết kế để đánh giá và thu thập thông tin về radar cũng như phòng không của Bắc Việt.

Do đó, nếu có “sự trả đũa”, thì cần nói chính xác hơn là lực lượng hải quân Bắc Việt đã “trả đũa” các cuộc xâm lược liên tục của Hoa Kỳ. (Ý đồ chính của giới lãnh đạo Hoa Kỳ chính là khiêu khích rồi dùng sự trả đũa của Bắc Việt làm cớ cho việc leo thang can thiệp). Nhờ vào sự giám sát hiện đại của đơn vị NSA trên tàu Maddox, họ biết trước rằng thuyền tuần tra đang tiến tới gần “với tốc độ cao”. Ba thuyền tuần tra đã bị phá hủy hoàn toàn và Maddox chỉ bị “một phát đạn” trong sự cố. [Nguồn tài liệu rất lớn về chủ đề này có tại trang web National Security Archive]

Hai ngày sau, vào đêm 4/8/1964, “cuộc tấn công thứ hai” diễn ra, lần này là tàu USS Turner Joy.

Tuy vậy, không có “cuộc tấn công” thứ hai nào hết.

Một bài báo tương đối gần của Viện Hải Quân Hoa Kỳ đã tường thuật như sau:

Phân tích bằng chứng
Từ lâu, các nhà sử học đã hoài nghi rằng cuộc tấn công thứ hai ở Vịnh Bắc Bộ chưa bao giờ xảy ra và nghị quyết dựa trên một bằng chứng ngụy tạo. Nhưng không có thông tin giải mật nào cho thấy McNamara, Johnson, hay bất cứ ai tham gia quá trình ra quyết định đã xuyên tạc thông tin tình báo liên quan đến sự cố ngày 4/8. Hơn 40 năm sau sự cố, mọi thứ thay đổi với việc công bố gần 200 tài liệu liên quan đến sự cố Vịnh Bắc Bộ và các đoạn rã bang từ thư viện Johnson.

Các tài liệu và băng ghi âm mới này tiết lộ điều mà các nhà sử học không thể chấp nhận: Không có cuộc tấn công thứ hai vào tàu chiến của Hoa Kỳ trên Vịnh Bắc Bộ vào đầu tháng 8 năm 1964.
Hơn nữa, bằng chứng cho thấy một sự gây rối và cố ý của bộ trưởng bộ Quốc Phòng McNamara trong việc xuyên tạc bằng chứng và đánh lừa Quốc Hội. [Xem: https://www.usni.org ]

I.F. Stone đã đề cập câu chuyện này nhiều năm trước khi một số nhà sử học sử dụng các tài liệu giải mật được công bố một cách muộn màng và miễn cưỡng để xác nhận sự dối trá, sự lừa dối và xuyên tạc. [Xem: I. F. Stone’s Weekly, sau “lời khai” của McNamara vào năm 1968.]

Xao động của vùng nước có thể đã bị xuyên tạc – hoặc phán đoán sai – thành việc thuyền tuần tra Bắc Việt phóng thủy lôi. James Stockade, sau này là đô đốc và là người đồng tranh cử Ross Perot khi ông này tranh cử tổng thống, đã bay phía trên tàu Maddox và kể lại là không thấy bằng chứng nào về “cuộc tấn công”. Sau này, Stockdale nhấn mạnh rằng từ trên không ông ta có thể theo dõi bất cứ “sự tấn công nào”, trong mọi trường hợp.

Việc công bố điện tín trao đổi của NSA được các nhà sử học coi là sự phân tích quan trọng đối của sự cố này, tập hợp hàng trăm tài liệu liên quan đến các bức điện được giải mật. [Xem nghiên cứu bên ngoài cơ sở NSA của Robert J. Hanyok.]

Cuối cùng, John Prados, người viết những câu chuyện quan trọng về các hoạt động bí mật của CIA và Hoa Kỳ ở nước ngoài, đã cung cấp một bài báo hữu ích nhân dịp kỷ niệm 40 năm sự kiện “Vịnh Bắc Bộ” cho Washington – dựa trên National Security Archive vào năm 2004.

Dĩ nhiên, nếu bạn quan tâm đến việc “kể chuyện”, bạn có thể không cần quá chú trọng vào sự thật lịch sử và bối cảnh mà “các câu chuyện” diễn ra.

Nhưng chúng ta có nên yêu cầu Burns và Novick (và PBS) kể đúng về điều đã diễn ra hay không diễn ra tại Vịnh Bắc Bộ - và được sử dụng để biện minh cho cuộc chiến tranh kéo dài hàng chục năm?

3 comments:

  1. Không biết là chính quyền Mỹ sợ cái gì nữa? Họ sợ người dân họ làm cách mạng, hay là họ sợ người Việt? :D

    ReplyDelete
  2. Trên trang counterpunch vừa có bài viết này https://www.counterpunch.org/2017/09/21/ideology-as-history-a-critical-commentary-on-burns-and-novicks-the-vietnam-war/ phân tích dưới quan điểm giai cấp. Nếu HSCL có thời gian và dịch được bài này thì tốt quá.

    ReplyDelete