Wednesday, May 11, 2016

Sài Gòn là “Hòn Ngọc Viễn Đông” hay “Paris của phương Đông”?

Số lượng người Pháp sống ở thuộc địa Đông Dương tương đối ít, do vậy chính quyền Pháp tìm nhiều cách để khuyến khích người dân di cư đến thuộc địa. Họ tổ chức các cuộc triển lãm về thuộc địa Đông Dương ở các thành phố lớn như Paris, Marseille và Lyon và giới thiệu thuộc địa là "Hòn Ngọc Viễn Đông" để thu hút người Pháp. [1] Như vậy, Hòn Ngọc Viễn Đông này là cho người Pháp chứ không phải cho dân thuộc địa.

Từ năm 1896 đến năm 1902, toàn quyền Doumer tăng cường khai thác thuộc địa, lúc này Đông Dương được gọi là "Hòn Ngọc Viễn Đông". Doumer theo đuổi kế hoạch xây dựng cơ sở hạ đô thị cho toàn bộ Đông Dương nhằm phục vụ cho việc khai thác thuộc địa, được tuyên truyền một cách văn hoa là biến Đông Dương thành "Hòn Ngọc Viễn Đông". Kế hoạch này không phải chỉ phục vụ cho Sài Gòn, hơn nữa Doumer cũng quyết định đặt chính quyền thực dân tại Hà Nội chứ không phải Sài Gòn, tức là coi Hà Nội là trung tâm của Đông Dương.[2]

Sự mơ hồ trong danh hiệu "Hòn Ngọc Viễn Đông" ở Đông Dương đã khiến cho không chỉ Sài Gòn nhận được danh hiệu ấy mà người ta bắt gặp cả người Hà Nội thời xưa cũng đôi lúc dùng danh hiệu ấy cho thành phố của mình.[3] Sau này, một số người nước ngoài cũng nhắc đến điều này ví dụ như trong một bài báo về việc Hàn Quốc tham gia chiến tranh ở Việt Nam đã đăng trên blog này. 

Cho đến năm 1910, khách du lịch vẫn gọi Sài Gòn là "Paris của phương Đông" vì lối sống và văn hóa phỏng theo kiểu Paris của thành phố này. Một khách du lịch đã đi một vòng quanh các cảng ở Đông Nam Á và so sánh Sài Gòn với các thương cảng khác ở Đông Nam Á. Ông ta cho biết vào lúc đó người Mỹ đã gọi Manila của Philippine là "Hòn Ngọc Viễn Đông" và nói rằng Sài Gòn tuy không sạch sẽ hay có hoạt động thương mại sầm uất như Manila nhưng đẹp và hấp dẫn hơn. [4]

Tuy vậy, danh hiệu "Paris của phương Đông" cũng không phải chỉ duy nhất Sài Gòn có. Ở Châu Á, Thượng Hải có danh xưng này từ lâu và sau này có Harbin của Trung Quốc cũng nhận danh xưng này. Ngoài ra còn có Van, một thành phố nhỏ nằm ở phía Đông của Anatolia, Thổ Nhĩ Kỳ cũng xưng tên đó.

Có thể những cái tên như "Hòn Ngọc Viễn Đông" hay "Paris của phương Đông" chỉ là tên gọi mang tính chất truyền thông để quảng bá du lịch và thu hút du khách cũng như thực dân đến thuộc địa sinh sống, nó không mang ý nghĩa nhiều về sự phát triển hay quy mô của thành phố ấy. Việc Pháp thua trận ở Điện Biên Phủ và hiệp ước hòa bình khiến Việt Nam tạm thời bị chia cắt đã thúc đẩy người Pháp ở miền Nam tìm sự an ủi trong ánh hào quang cũ kỹ của thời thuộc địa trước khi bị người Mỹ hất cẳng. Sau đó, những tay sai thất trận của Mỹ tiếc nuối về Hòn Ngọc Viễn Đông ở nơi lưu vong. Đa số người Việt Nam chẳng quan tâm cái hòn ngọc thời thuộc địa ấy có nghĩa gì, giờ đây họ đang xây dựng một thành phố vĩ đại mang tên người anh hùng giải phóng dân tộc. Người ta sẽ phải nhắc đến thành phố Hồ Chí Minh ở Đông Nam Á. Lần này, lịch sử không phải do những kẻ thực dân hay đế quốc viết mà do người Việt Nam tự do viết ra. 

Tài liệu tham khảo:

[1] Trong cuốn “French Women and the Empire: The Case of Indochina” của Marie-Paule Ha do nhà xuất bản Oxford University Press phát hành năm 2014 ở trang 89 có đoạn viết:

According to Alain Ruscio, from 1878 onward, Indochina and Indochinese featured regularly in the different colonial exhibition in Paris, Marseille, and Lyon, in which “the Pearl of the Orient”, as Asian colony came to be know, was billed as one of the major attractions27.

Mục chú thích số 27 như sau:

Ruscio, “Du village à l’exposition. One of French woman interviewed by Locret-Le Bayon recalled that it was her visit to the 1931 international colonial exhibihation that totally changed her negative view of the colonies and helped make up her mind to marry her husband, who had a position in Saigon.

[2] Trong cuốn “Encyclopedia of Early Cinema” của Richard Abel do nhà xuất bản Taylor & Francis, phát hành năm 2005 ở trang 678 có đoạn viết:

From 1896 to 1902, Doumer embarked on an ambitious plan to develop Vietnam’s urban infrastructure. The Cinématoghraphe captured the labor of the anonymous Vietnamese workers who transformed Indochina into the “Pearl of the Orient”, as exemplified in Girel’s extraordinary Coolies à Saigon [Coolies in Saigon] shot in December 1896. This desire to archive everyday practices is also evident in scenics of travelogues such as Le Vilage de Namo: Paronama pris d’une chaise à porteurs [The Vilage of Namo Seen from a Portable Chair]. 

[3] Trong cuốn “From the City Inside the Red River: A Cultural Memoir of Mid-century” Vietnam của Nguyễn Đình Hoà do nhà xuất bản McFarland phát hành năm 1999 ở trang 34 có đoạn viết:

We worked our way up in nearly complete darkness. Once we got rooftop, we found out the reward very worthwhile: Before us spread out the city of Hanoi. Amid the greenery of trees, I could very easily spot the Municipal Theater, the “Grands Magasins Resunis” department store (referred to as Maison Godard), the university building, the Lanessan Military Hospital, the Maurice Long Museum, the cathedral, the railroad station, the palace of the governor-general with little tricolor flag – all distinctive landmarks of the “Pearl of the Orient.” Columns of smoke were spiraling upward from the rice wine distillery, and beyond the city boundaries also, from small factories, pottery kilns and brick kilns scattered in suburban areas.

[4] Sách "On& Off Duty in Annam" của Grabrielle M. Vassal, do nhà xuất bản William Heinemann (London) phát hành năm 1910 trang 21 có viết:

The tour d’inspection took us down the chief streets, through the Botanical Gardens and round one of the prettiest districts in the neighbourhood. We were charmed with all we saw. Saigon is the Paris of the East. Manila, which the Americans call “the Pearl of the Orient”, may be more sanitary and show greater commercial activity, but it is neither so pretty nor so attractive as Saigon. The town is well laid out on broad and artistic lines. The public buildings, such as the Cathedral, the theatre, and the Governor’s Palace, are chefs-d’oeuvre of architecture, and are set off to advantage by their position at the end of some broad avenue or grass-covered square.

5 comments:

  1. Người Pháp, ưa khoa trương (nổ), ban đầu (thời Doumer 1900) gọi Sài Gòn (3,2km2) là một “Paris thu nhỏ” hoặc “cái ban công của nước Pháp bên Thái Bình Dương”, sau (chả ai biết khi nào, duy nhất có cụ Sơn Nam ghi nhận 1917 (hay 1927), để tôi tra lại) trong một bài viết) mới gọi là "hòn ngọc Viễn Đông" như đối với mọi thuộc địa của họ, kể cả Maroc, Tunisi... cũng Viễn Đông hoặc phương Đông tuốt.

    TB: Tháng 5, xin phép bác đăng "Về Viên gạch sưởi của Bác Hồ" trên loc tôi nhé, và tôi cũng muốn viết nối vào đó ít chữ.

    ReplyDelete
  2. Hôm nay không có độ nhậu nào hay sao mà sung thế bạn già?

    ReplyDelete
  3. Không biết là em có thể có địa chỉ email của HSCL không ạ? Em có một số thắc mắc muốn thỉnh anh nhưng không tiện post bằng comment.

    ReplyDelete
  4. Cảm ơn anh Hiệp Sĩ cưỡi lừa nhiều nha! Đến giờ vẫn có mấy thằng ngu kém hiểu biết dưng dưng về cái hòn chó viễn đông ấy.

    ReplyDelete