Wednesday, May 11, 2016

Một vài ghi chép về đấu tranh giai cấp hiện nay ở Việt Nam

Hoàn cảnh lịch sử

Đặc trưng của chế độ Việt Nam hiện nay là nhà nước nằm trong tay công nhân, nông dân và trí thức. 

Do xuất phát điểm của Việt Nam là một nước nghèo nàn lạc hậu, vốn từ một nước nửa phong kiến nửa thuộc địa, làm cách mạng giành độc lập từ tay đế quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, nên công nhân đa số là công nhân cổ xanh, nông dân đại đa số là tiểu nông, không phải là địa chủ, trí thức xuất thân chủ yếu từ tầng lớp tiểu tư sản và thị dân. Tầng lớp tư sản và địa chủ vốn nhỏ yếu của Việt Nam đã tan rã trong nửa thế kỷ sau khi giành độc lập từ tay thực dân Pháp. Suốt nửa thế kỷ từ sau khi giành độc lập, Việt Nam đã duy trì thành công chính sách kinh tế phục vụ cho lợi ích của công nhân, nông dân và trí thức. Lực lượng sản xuất phát triển dẫn đến sự hình thành thị trường và sự hồi sinh của giai cấp tư sản và địa chủ. Mặc dù giai cấp tư sản và địa chủ mới hồi sinh dần dần thâu tóm được quyền lực về kinh tế nhưng họ vẫn chưa đủ sức để giành lấy quyền lực chính trị.

Trong bối cảnh liên minh công-nông-trí vẫn nắm tuyệt đối quyền chính trị nhưng phải nhượng bộ một mức nhất định trước sức mạnh kinh tế của giai cấp tư sản và địa chủ thì chính quyền cũng nhà nước cũng mang trạng thái ấy. Một mặt nhà nước phải bảo vệ quyền lợi của công nhân, nông dân và trí thức, tức là phải kiềm chế tư sản và địa chủ không để họ bóc lột công nhân và nông dân tàn tệ, mặt khác lại phải có những nhượng bộ nhất định đối với tư sản và địa chủ để phục vụ cho sự phát triển kinh tế của quốc gia. Điều này tạo ra một sự mơ hồ, nhập nhằng bề ngoài, đồng thời tạo ra lỗ hổng khiến tầng lớp viên chức nhà nước có thể lợi dụng để kiếm chác cho bản thân. Giai cấp tư sản và địa chủ cũng lợi dụng lỗ hổng này để mua chuộc viên chức nhà nước nhằm tạo ra những chính sách có có lợi cho họ. Sở dĩ điều này có thể xảy ra là vì kinh tế thị trường đã biến tầng lớp viên chức nhà nước thành một tầng lớp làm công việc hành chính nhà nước chuyên nghiệp, có điều kiện sống, lợi ích và nhận thức giống như giai cấp tư sản. 

Đấu tranh giai cấp

Sự xung đột giữa bảo vệ và nhượng bộ để phát triển là điều tất yếu của giai đoạn quá độ lên xã hội chủ nghĩa. Từ đó nảy sinh ra những quan điểm khác nhau trong quần chúng nhân dân tùy thuộc vào xuất phát điểm của họ.

Thứ nhất là quan điểm cực tả. Quan điểm này phủ nhận tình trạng quá độ, nhấn mạnh vào những hy sinh lợi ích và nhượng bộ trước giai cấp tư sản và địa chủ, cho rằng nhà nước đã phản bội lại lợi ích của công-nông-trí vì vậy cần phải thay đổi chế độ hiện nay, thiết lập chế độ chuyên chính vô sản cứng rắn. Đây là quan điểm của tầng lớp trí thức tiểu tư sản hoặc công nhân cổ trắng cực tả hay vô chính phủ.

Thứ hai là quan điểm cực hữu. Quan điểm này nhấn mạnh vào sự kiềm chế đối với giai cấp tư sản và địa chủ, cho rằng chế độ hiện tại chỉ đẻ ra tình trạng tha hóa, lạm dụng quyền lực, tham nhũng, hối lộ, lãng phí tràn lan. Quan điểm này là của giai cấp tư sản và một số bộ phận tiểu tư sản, cho rằng chế độ hiện nay sinh ra chỉ nhằm mục đích kìm hãm, tống tiền và cướp bóc nhân dân (tức là giai cấp tư sản và địa chủ), bóp nghẹt các quyền tự do và dân chủ. Do vậy, cần phải lật đổ chế độ hiện tại và thay thế bằng chế độ dân chủ tự do phục vụ cho lợi ích của nhân dân (tư sản và địa chủ). 

Dù là theo quan điểm nào thì mục đích chung của những người cực tả và cực hữu đều là chống lại chế độ hiện tại.

Sự đấu tranh giai cấp diễn ra trên mọi mặt của cuộc sống, dưới với nhiều lĩnh vực khác nhau.

Ở lĩnh vực nhận thức thì giai cấp tư sản cho rằng do dân chúng thiếu hiểu biết về quyền lợi của bản thân nên mới bị chính quyền áp bức, do vậy họ tìm cách tuyên truyền để dân chúng biết mà đòi hỏi quyền lợi của mình. Giai cấp tư sản nhìn nhận những kiềm chế đối với họ là do họ chưa nhận thức đầy đủ về quyền lợi của bản thân. Họ coi chủ nghĩa Marx-Lenin là học thuyết sai lầm, chỉ nhằm đầu độc trí óc dân chúng, do vậy cần phải bị loại bỏ. Ngược lại, quan điểm cực tả thì lại cho rằng quần chúng ngu dốt, thiếu hiểu biết đường lối chính sách của Đảng và nhà nước nên hay chống lại, do vậy cần phải áp đặt chính sách và dùng hình phạt thật hà khắc để răn đe quần chúng nhân dân.

Ở lĩnh vực kinh tế thì giai cấp tư sản cho rằng kinh tế thị trường là tốt, định hướng xã hội chủ nghĩa là sai lầm, do vậy chỉ cần phát triển kinh tế thị trường và phải xóa bỏ định hướng xã hội chủ nghĩa. Quan điểm cực tả lại cho rằng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là thực ra là chủ nghĩa tư bản, chỉ phục vụ cho các tầng lớp ăn bám, cần phải thiết lập chế độ kinh tế chỉ huy toàn diện không chấp nhận bất cứ sự thỏa hiệp nào. 

Ở lĩnh vực chính trị thì giai cấp tư sản cho rằng chế độ dân chủ tự do kiểu phương Tây là văn minh (vì phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản), đứng trên mọi giai cấp và dân tộc. Họ đòi hỏi Việt Nam phải đi theo chế độ dân chủ tự do (tư sản) phương Tây và xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa. Quan điểm cực tả thì lại cho rằng quần chúng có nhận thức thấp kém, chưa đủ trình độ để hưởng các quyền tự do dân chủ do vậy cần phải tăng cường kiểm soát nhà nước, hạn chế các quyền tự do dân chủ và tập trung quyền lực vào tay nhóm tinh hoa.

Ở lĩnh vực văn hóa thì giai cấp tư sản cho rằng văn hóa Việt Nam hiện nay là hủ bại, thấp kém, chỉ có văn hóa (tư sản) phương Tây mới là tốt. Họ đòi hỏi Việt Nam phải Tây hóa, hoàn toàn áp dụng văn hóa (tư sản) phương Tây. Quan điểm cực tả thì lại cho rằng văn hóa Việt Nam hiện nay đã bị Tây hóa, tha hóa và lệch lạc, cần phải quay trở lại văn hóa truyền thống với các giá trị khắc khổ. 

Hiện nay ở Việt Nam thì giai cấp tư sản và địa chủ chưa đủ mạnh để giành lấy quyền lực nhà nước nên họ vẫn chủ yếu dựa vào giai cấp tiểu tư sản và tầng lớp thị dân, tầng lớp trí thức và viên chức nhà nước đang ngày càng ngả về phía họ. Để phá vỡ sức mạnh của liên minh công-nông-trí thì giai cấp tư sản cần phải lôi kéo được đại bộ phận nông dân, do vậy những vấn đề như tham nhũng trở thành tâm điểm. Tham nhũng là phương cách giai cấp tư sản dùng để kiếm lợi bị quy lại thành việc quan chức nhà nước ăn cắp phúc lợi của nhân dân khiến cho nhân dân phải nghèo khổ. Điều này một mặt biến giai cấp tư sản (thủ phạm) thành nạn nhân, mặt khác lại kích động sự phẫn nộ người dân nghèo (đại đa số là nông dân). Cuộc đấu tranh chống tham nhũng trở thành vấn đề chính trị cấp thiết. 

Giới viên chức nhà nước cố gắng hành chính hóa vấn đề tham nhũng, họ lảnh tránh tính chất chính trị, cho rằng tham nhũng sinh ra là do tiền lương thấp, tức là họ coi bản thân như nạn nhân của chế độ tiền lương thấp. Việc tăng lương thực chất không đụng chạm đến vấn đề tham nhũng hay nguồn gốc của tham nhũng mà chỉ gia tăng quyền lợi cho giới viên chức nhà nước.

Quan điểm cực tả thì cho rằng tham nhũng là do sai lầm trong sự tuyển chọn cán bộ khiến cho những cán bộ tham lam vô đạo đức lọt vào bộ máy nhà nước. Việc tăng cường tuyển chọn những cán bộ thuộc giới tinh hoa thực chất là giúp cho các phần tử cực tả có nhiều đại diện cũng như quyền lực hơn trong bộ máy nhà nước nhưng cũng không đụng chạm gì đến vấn đề tham nhũng.

Giai cấp tư sản vốn không chống lại tham nhũng mà chỉ dùng việc chống tham nhũng để phục vụ cho việc củng cố quyền lực chính trị, do vậy họ đòi hỏi phải áp dụng các cơ chế quản lý nhà nước tư sản như minh bạch, kiểm soát và phân chia quyền lực, thông qua đó tước bỏ quyền lực của các đại biểu của giai cấp công nhân và nông dân. Đồng thời khi làm như vậy, họ cũng đảm bảo được rằng giới viên chức nhà nước sẽ càng bị lệ thuộc hơn vào tiền của họ. 

Truyền thông trên mạng Internet

Truyền thông trên mạng Internet hiện nay có đặc điểm là phải thu hút một lượng độc giả rất lớn và da dạng để có thể bán quảng cáo hoặc nhận được tiền tài trợ. Do vậy, các phương tiện truyền thông hiện nay buộc phải tạo ra số lượng tin tức cực lớn mỗi ngày và cập nhật hầu như liên tục để thu hút tối đa số lượng độc giả. Truyền thông có hai cách tạo ra tin tức. Thứ nhất là tìm kiếm tin tức mới và cung cấp cho độc giả và thứ hai là tự tạo ra tin tức. Cách thứ nhất càng ngày càng trở nên đắt đỏ do số lượng tin tức rất lớn, vì vậy truyền thông rút gọn nó thành hoạt động sao chép, chỉnh sửa, đăng tải đơn thuần và chỉ tập trung nguồn lực cho những tin tức nóng thu hút được nhiều độc giả. Cách thứ hai là đưa ra những chủ đề gây tranh cãi để cho độc giả tham gia bàn luận, cách này rẻ tiền và thu hút được số lượng lớn độc giả thường xuyên nên ngày càng được truyền thông chú trọng khai thác. 

Việc bàn luận trên mạng Internet hầu hết là vô thưởng vô phạt, nó không quan trọng ai nói gì, nói cái gì hay nói với ai, không ràng buộc trách nhiệm làm rõ và phản hồi hay đưa đến hành động thực tế, mỗi người đều có thể đưa ra ý kiến của mình cho dù chúng xung đột với ý kiến của người khác hay vô đạo đức và lệch lạc đến đâu. Các ý kiến cứ thế tồn tại cùng với nhau, không bác bỏ sự tồn tại của nhau và tạo thành dòng thông tin ngày càng lớn hơn giúp truyền thông thu hút độc giả phục vụ cho việc kiếm tiền. Sự tự do ngôn luận trở thành phương cách kiếm tiền của truyền thông, do vậy họ đề cao quyền tự do ngôn luận để phục vụ cho hoạt động kinh doanh truyền thông. Nhà nước cũng phải có những nhượng bộ nhất định trước tình hình đó, một mặt là phải áp dụng cơ chế hậu kiểm vì không thể nào kiểm tra hết số lượng tin tức khổng lồ trước khi đăng tải, mặt khác là phải tạm dung túng ở mức nhất định đối với các tin tức và quan điểm gây tranh cãi. 

Truyền thông trên mạng Internet mang đủ các màu sắc phe phái và được các thế lực phản động, cực đoan, tích cực lợi dụng để tuyên truyền chống phá chế độ. Nó mang lại cho những người tham gia cái ảo giác là họ đang hoạt động chính trị, nhưng thực ra tính chính trị lại nằm ở mối liên hệ của họ với các tổ chức chính trị chứ không phải ở hoạt động trên mạng Internet. Điều này cho thấy sự thụ động của một bộ phận lớn những người sử dụng mạng Internet. Việc tranh luận trên mạng Internet, như đã nói ở trên, không có tác dụng gì nhiều vì sự ẩn danh khiến người ta buộc phải bám lấy các định kiến cá nhân hơn là nhượng bộ trước lý lẽ. Song khi bị buộc phải đối mặt với hoạt động có tổ chức thì những người thụ động sẽ có xu hướng thỏa hiệp, ngay cả khi trái với định kiến của bản thân, vì họ cảm thấy bị cô lập và cần phải giữ liên hệ với các nhóm nhất định nhằm duy trì sự hiện diện của mình. Đây là điểm mấu chốt để những người vô sản có thể thuyết phục và thu hút các đối tượng thụ động. Việc đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc và thông tin sai lệch là cần thiết nhưng chỉ trong chừng mực việc đó có thể lôi kéo được các nhóm quần chúng thụ động và cô lập được các nhóm cực đoan hay phản động. Nói tóm lại, những người vô sản cần phải tự tổ chức và tạo ra sự thu hút của riêng mình, nếu bám theo hệ thống truyền thông sẵn có một cách đơn lẻ thì họ sẽ trở thành sản phẩm truyền thống giống như các đối tượng thụ động khác. 

Một vấn đề lớn về vai trò của giai cấp tiểu tư sản trong truyền thông trên mạng xã hội cho tới nay vẫn chưa được giải đáp là các phần tử tiểu tư sản lớp dưới thường là những đối tượng tích cực và tạo dựng được nhiều mối liên hệ cá nhân trên mạng xã hội nhất. Lý do thứ nhất là do điều kiện sống khiến nhóm này có điều kiện và buộc phải sử dụng mạng Internet thường xuyên. Lý do thứ hai là nhóm này có đặc thù vừa là người lao động vừa là sở hữu tư bản hoặc có điều kiện sống giống như tư sản, do vậy mang những quan điểm của cả người lao động và tư sản. Tính chất này khiến cho nhóm tiểu tư sản dễ dàng tìm được tiếng nói chung và trở thành đầu mối liên hệ với cả người lao động cũng như tư sản. Truyền thông nắm bắt được điều này nên luôn tìm cách thu hút sự chú ý của nhóm độc giả tiểu tư sản, điều đó giúp họ nhanh chóng tạo ra mạng lưới liên hệ với một cơ sở độc giả lớn hơn. Điều này lý giải hiện tượng truyền thông thường xuyên đăng tải quan điểm chính trị bấp bênh kiểu tiểu tư sản. Khi những người tiểu tư sản trở nên cực đoan thì họ sẽ trở thành các phần tử cực hữu. Một bộ phận không nhỏ những phần tử tiến bộ trong xã hội Việt Nam cũng xuất thân từ tầng lớp tiểu tư sản, sau đó chuyển sang phía vô sản. Nhưng những người vô sản sẽ sai lầm nếu như tìm cách thỏa hiệp với tiểu tư sản để kiểm soát truyền thông vì điều đó chỉ giúp cho tiểu tư sản nhanh chóng kiểm soát truyền thông và loại bỏ những người vô sản. Có lẽ đây chính là nguyên nhân khiến các tổ chức truyền thông hoàn toàn lọt vào tay giai cấp tiểu tư sản và được dùng để chống lại chính quyền Xô Viết trong giai đoạn khối Xã Hội Chủ Nghĩa ở Đông Âu sụp đổ. Những người vô sản cần phải duy trì hệ thống truyền thông độc lập và điều kiện cơ sở hạ tầng truyền thông hiện nay thuận lợi hơn nhiều so với những năm 1990 của thế kỷ trước.

17 comments:

  1. Anh có thể mô tả thêm về "Những người vô sản cần phải duy trì hệ thống truyền thông độc lập và điều kiện cơ sở hạ tầng truyền thông hiện nay thuận lợi hơn nhiều so với những năm 1990 của thế kỷ trước." được không ạ?

    Nghĩa là những người vô sản nên tự tổ chức thành một khối và tuyên truyền thông tin cho nhau?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Đúng vậy, trước đây hệ thống truyền thông là tập trung và theo hướng một chiều, chỉ có đài phát thanh, truyền hình và báo chí đều là nội dung từ nhà đài đến người xem. Hiện nay, công nghệ viễn thông và truyền thông phát triển, thiết bị đầu cuối phổ biến và rất rẻ, khiến cho việc tổ chức hệ thống truyền thông phi tập trung và liên kết theo chiều ngang giữa những người tham gia đơn giản hơn trước kia nhiều. Nếu quan sát các cuộc cách mạng màu thì bạn sẽ thấy rất rõ là các tổ chức lật đổ thường dùng các hệ thống truyền thông đó để phát tán thông tin và liên lạc với nhau. Điều này khiến các chính quyền buộc phải phong tỏa mạng internet và mạng viễn thông, khiến chính họ cũng thiệt hại nặng vì gián đoạn thông tin và cũng chỉ có thể tạm thời ngăn chặn những mạng lưới truyền thông độc lập. Nói chung các tổ chức vô sản bảo giờ cũng có hệ thống truyền thông phục vụ cho tổ chức, điều cần thiết là kết nối chúng với nhau và tránh để cho chúng bị thương mại hóa.

      Delete
    2. Cám ơn anh nhiều. Nói chung đấy là những chỉ dẫn rất thiết thực cho những người còn lơ mơ như em chẳng hạn.

      Delete
  2. Tks ad.
    Mình xin về nhé.

    ReplyDelete
  3. Bài này trông giống như dịch từ một bác nước ngoài đang chửi các đồng chí cộng sản quốc tế nào đang phê bình VN ta đang bị tư bản hóa, không giữ đúng định hướng XHCN.

    Tuy nhiên bài này kém thuyết phục và xa rời thực tế hơn nhiều, không hợp lý thuyết phục như bài của cộng sản Mỹ mà bác TTCS dịch đăng trên DLV.

    Có lẽ viết từ nước ngoài không chung đụng hàng ngày ở VN nên họ viết rất xa với thực tế đời thường ở bên ta.

    Nhiều quan điểm họ gắn vào cái gọi là "cực tả" thực tế đều là các quan điểm đại chúng bình thường. Ví dụ :

    Chắc chắn phần lớn dân chúng VN chẳng thể nào tin được rằng chế độ ta đang có 1 nền chính trị NẰM TRONG TAY CÔNG NHÂN, NÔNG DÂN.

    Chưa nói những lý lẽ thông thường về các lãnh đạo chẳng có ai là nông dân công nhân, hay xuất thân gia đình công nhân nông dân, mà vấn đề là lợi ích chung của nông dân, công nhân hiện nay còn rất hạn chế.

    Bất cứ ai từng vào một nhà máy hãng xưởng nhìn thấy đời sống cơ cực thật sự của công nhân lao động sẽ không nào tin nổi hệ thống chính trị này đang nằm trong tay công nhân. Đây không phải là quan điểm "cực tả" hay "cực hữu" gì cả như bài viết gán ghép "chia phe".

    Quan điểm về tham nhũng là xuất phát từ công tác tuyển chọn cán bộ sai lầm là quan điểm bình thường. Thậm chí, chính cụ Hồ và TBT Nguyễn Phú Trọng cũng đã nói thẳng như thế.

    Lục lại những gì cụ Hồ viết có thể thấy hàng trăm bài báo nói về công tác cán bộ, cán bộ là gốc của vấn đề, thành công hay thất bại đều nằm ở cán bộ và công tác cán bộ. TBT Nguyễn Phú Trọng nhiều lần cũng nói thẳng về công tác tuyển chọn cán bộ như thế.

    Đọc lều báo "cực hữu" thỉnh thoảng sẽ thấy trích dẫn Lý Quang Diệu khoe là sở dĩ Sing ít tham nhũng là nhờ công tác nhân sự nghiêm khắc, kỹ càng cản thận. Bọn Tây cũng bảo thế, bọn Sing cũng bảo thế.

    Đây là kiến thức cơ bản của lãnh đạo ở mọi cấp lớn bé, từ doanh nghiệp đến chính trị cấp cao. Chẳng lẽ họ là "cực tả"?

    Tôi và người nhà cũng có nhiều quan điểm bị gán ghép thành "cực tả" trong bài, trong khi gia đình tôi ít ai không phải là công an. Ông già từng huấn luyện võ thuật trong ngành.

    Ngành công an là ngành có quan điểm trung kiên đúng đắn nhất hiện nay, họ trung thành nhất. Thậm chí trung kiên hơn cả quân đội, quan điểm đúng hơn cả Tuyên giáo. Đâu phải ngẫu nhiên mà họ bị lều báo "đánh đập", "ném đá" tơi bời.

    Trong khi đó, theo bài viết thì là phe "cực tả" là phe "chống chế độ hiện tại". Vậy hóa ra công an là đang chống chế độ hiện tại à? Rõ ràng bài viết này không bám sát gần thực tế Việt nam.

    Những người với quan điểm mà bài viết gắn ghép đưa vào diện "cực tả" có thể đúng ở các nước khác, nhưng ở VN thì họ toàn là công an, tuyên giáo, quân đội, và những người yêu nước, những người đã góp phần hình thành chế độ này và đang ủng hộ/bảo vệ nó.

    Nhiều lão thành cách mạng, CCB bất bình, phẫn nộ phê bình các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, phản bội. Đó là việc phê bình bình thường và cần thiết, góp phần bồi đắp để chế độ tốt hơn. Ý muốn của họ là vậy.

    ReplyDelete
    Replies
    1. "Ngành công an là ngành có quan điểm trung kiên đúng đắn nhất hiện nay, họ trung thành nhất. Thậm chí trung kiên hơn cả quân đội, quan điểm đúng hơn cả Tuyên giáo. Đâu phải ngẫu nhiên mà họ bị lều báo "đánh đập", "ném đá" tơi bời."

      Công an bị ném đá nhiều là vì đấy là công cụ bảo vệ chế độ.

      Bản ghi chép này của HSCL là bản ghi chép cá nhân, chưa thấy quy chụp chỗ nào cả. Hai là ở đây tác giả nhận định về xu hướng vận động của các giai tầng.

      Tức là bạn đã phản đối, phản biện cái chỗ mà tác giả không nói.

      Delete
  4. Thực tế, những kẻ mà bài viết này gọi là tư sản thế này thế kia, đều là những tội phạm phản động vi phạm luật pháp, chống phá đất nước. Chúng là phản động, chúng không phải là "giai cấp tư sản" gì ráo. Chiến tranh vệ quốc xưa và ngày nay các bên đều có thành phần giai cấp khác nhau. Bọn biểu tình ở Cali cũng vì tiền và chủ yếu ăn xin trợ cấp, chúng nghèo mạt không phải tư sản gì cả.

    Ngày xưa ta đánh giặc vì chúng xâm phạm bờ cõi xâm lược nước ta, vì độc lập tự do no ấm của dân tộc và Tổ Quốc. Không phải vì chúng là Tư Bản. Trong lúc đó ta vẫn cố giữ quan hệ trung lập với các nước TBCN trung lập ở Tây Âu và châu Mỹ. Ngày nay Pháp Mỹ vẫn là Tư Bản, nhưng ta hòa hiếu với họ. Khi nào họ xâm lược thì mới đánh.

    Ngày nay, tiểu tư sản hay trung sản hay đại tư sản như các ông bầu bóng đá, ông chủ ngân hàng, miễn sống và làm việc tuân thủ pháp luật, làm giàu đúng luật, không chống chế độ, không động đến chính trị phản động, thì họ cứ làm giàu vô tư và sẽ được pháp luật bảo vệ, hưởng mọi quyền công dân, không có tư sản tư siếc gì cả.

    Ngày xưa thời còn Pháp thuộc, cụ Hồ đã bảo đấu tranh giai cấp ở ta không như ở Tây, nhẹ nhàng và khó phân biệt hơn. Xưa nhiều bóc lột mà còn vậy thì nay lại càng khó phân biệt, càng đan xen lẫn lộn.

    Thực tế mâu thuẫn giai cấp ở ta là một quá trình tự nhiên mà ngày nay nó tiềm ẩn và nhạt nhòa, không có gì rõ ràng đậm nét hay lớn lao. Đây là sự mâu thuẫn mà cả 2 bên thợ và chủ nhiều khi không ý thức được, không biết đó là mâu thuẫn giai cấp.

    Ở ta hiện nay KHÔNG có đấu tranh giai cấp giữa một bên là phe "cực tả" và một bên là phe "cực hữu" còn chính quyền nhà nước là kẻ "trung dung", "trung lập" khổ sở phải nhường nhịn thỏa hiệp với "cực hữu" như bài viết đã hư cấu ra.

    Những quan điểm bị bài viết gắn vào "cực tả" thực chất là của những người yêu nước bình thường, những người ủng hộ và đang góp sức bảo vệ chế độ hàng ngày, chống lại các xuyên tạc. "Cực tả" là những kẻ như Pon Pot, Trotsky, Đệ Tứ, nhóm Tạ Thu Thâu. Trước đây tôi cũng đã vào nhầm 1 trang cực tả, Trotsky (các cụ lão thành hay gọi đùa là Trét Cứt) tự xưng là Đệ tứ quốc tế. Đây là mới chính là bọn cực tả thật sự. Không nên quy kết người tốt thành "cực tả" vô lý như vậy.

    Những quan điểm bị gắn vào "cực hữu" thực chất là những quan điểm phạm pháp, vi phạm pháp luật, phản động, phá hoại đất nước. Lều báo chưa bị xử là vì chưa tìm được những bằng chứng đủ mạnh để lôi cổ chúng về truy tố. Khi có bằng chứng đủ sức mạnh pháp lý thì nhiều bộ phận lều báo sẽ bị đền tội trước vành móng ngựa.

    Không thể cào bằng bình thường hóa các quan điểm phản nước hại dân của bọn phản động, các quan điểm vi phạm luật pháp, chống phá tổ quốc VN.

    ReplyDelete
  5. Nói thật là tôi không thích những bài đọc thấy giống như các bài theo chủ nghĩa thỏa hiệp, xét lại ở Liên Xô cũ thời Gorbachov như thế. Đánh đồng lẫn lộn giữa trắng và đen.

    Đẩy người trung thành yêu nước vào "hàng ngũ cực tả", đẩy bọn phản bội, bọn đốt đền, bọn bán nước vào "đội ngũ cực hữu", trong khi chúng phạm pháp rành rành. Thế là Chánh - Tà ngang nhau hết à? Công dân lương thiện, trung thần lương đống với bọn phản thần, gian thần, công ăn bắt cướp và băng cướp là ngang nhau hết à? Đơn giản chúng là quân cướp giật, một xã hội trong lành lương thiện không có chỗ cho chúng! Cho đến khi nào chúng tỉnh táo hoàn lương. Chúng là tội phạm, không phải là "tư sản" hay "cực hữu" gì ráo.

    Còn về bản chất của chế độ ta. Bản chất của chế độ ta nhất là thời xưa đúng là của công nông trí.

    Nhưng ngày nay với sự tấn công dồn dập của Diễn biến hòa bình, bọn địch cài cắm Việt gian vào, không thể nào mơ mộng rằng chế độ ta bộ phận nào cũng có bản chất tốt, là của công nhân, nông dân, trí thức.

    Các hiện tượng tha hóa, biến chất, tự diễn biến là có. Đảng đã nghiêm khắc chỉ ra. Vì vậy mới có Nghị quyết TW 4.

    Trong lịch sử nước ta và quốc tế đã cho thấy có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân ban đầu có mục tiêu tốt đẹp, vì nông dân, của nông dân, từ nông dân, đấu tranh vì dân nghèo. Nhưng sau khi lên ngôi, nhiều nhân vật và gia tộc, gia đình từ giai cấp nông dân biến thành giai cấp phong kiến, vua chúa. Họ chọn quan xấu nên quan tham kéo bầy kéo đàn, chạy việc, đưa phong bì, tham nhũng tràn lan, khiến cho chế độ không còn đúng với bản chất lý tưởng cao đẹp lúc ban đầu.

    Chế độ ta đang có những mối nguy đó và Đảng và TBT Nguyễn Phú Trọng, nhiều lãnh đạo cũng đã thắn thắn nhìn nhận điều đó. Vì vậy mới có Nghị quyết TW 4. Cho nên nhiệm vụ của LL an ninh, cán bộ đv và nhân dân quần chúng yêu nước mới giúp Đảng quét dọn rác rưởi, lũ phản bội, đốt đền, tham nhũng, tiêu cực, để làm sạch lại phần nào hệ thống chính trị. Nhưng họ lại bị bài viết đem đặt vào diện "cực tả" thì thật lạ.

    Ở một mặt nào đó, việc chia phe này giống hệt như kiểu chia phe cấp tiến với bảo thủ, lề trái lề phải, phe đỏ phe vàng của các loại đài địch.

    ReplyDelete
  6. Bàn về đấu tranh và mâu thuẫn giai cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, giữa người lao động nghèo và các đại công ty doanh nghiệp giàu sụ.

    Đấu tranh và mâu thuẫn giai cấp ở nước là loại mâu thuẫn nhỏ lẻ, tự nhiên, nhạt nhòa và tiềm ẩn. Do sau giải phóng nhân dân ta không còn bị áp bức, bóc lột trắng trợn của thời thuộc địa với bọn cướp nước và bán nước. Bần nông không còn làm nô bộc cho địa chủ. Mặc dù CCRĐ thực hành sai lầm, song sự kiện đó cũng đã giải phóng được phần lớn nông dân, trả lại ruộng đất cho nông dân. Người nghèo sau độc lập đã được luật pháp bảo vệ.

    Nhờ các sự kiện lịch sử đó nên ngày nay đấu tranh và mâu thuẫn giai cấp thực tế đã KHÔNG CÒN LÀ VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG. Và nhà nước ta cũng không còn là "nhà nước công, nông duy nhất của châu Á" như thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

    Khi nhìn nhận về XHCN nên chú trọng vào đặc thù nước ta và lực lượng lao động và liên kết với các thực tế xã hội chứ truyền bá kiểu tăng lữ giảng đạo kinh kệ Mác LêNin các thứ thì khó hiểu và khó thuyết phục lớp trẻ.

    Nước ta có rất nhiều ông bầu, chủ ngân hàng, đại gia, Cương Đô La các thứ. Bầu Kiên bị bắt không phải vì hắn là giai cấp tư sản, hắn bị bắt vì hắn vi phạm luật pháp, thâu tóm ngân hàng.

    Cường Đô La dù giàu có tỷ phú "tư sản" cao đến đâu. Dù cặp kè với bao nhiêu con ca sỹ nghệ sỹ hoa hậu, cave. Sở hữu bao nhiêu xe ô tô, nhà lầu, miễn hợp pháp thì không ai động đến hắn, dù hắn "đại tư sản" đến đâu.

    Việt Tân bị bắt không phải vì bọn chúng "cực hữu", chúng bi tóm cổ là vì vi phạm luật pháp, và vì chúng là 1 tổ chức khủng bố trá hình bất bạo động.

    Trong cuộc chiến giữa CÁI TỐT và CÁI XẤU, giữa cái tốt tươi và cái hư hỏng, giữa đa số trung thành và số ít phản bội, Đảng và chế độ này về cơ bản vẫn giữ được mình, vẫn đứng về phía TỐT. Ngoại trừ một vài cá nhân, tổ chức phản bội.

    Một chế độ mà đứng chơi vơi vắt vẻo đi 2 hàng, tự nhận là "trung lập", theo chủ nghĩa thỏa hiệp giữa cái Tốt và cái Xấu, gọi cái Tốt là "tả" và gọi cái xấu là "hữu", gọi Tổ Quốc là "cờ đỏ", gọi quân bán nước phản động lưu vong tàn dư là "cờ vàng" thì bỏ mẹ đất nước và nhân dân. Sẽ tiêu tùng hết.

    Chế độ ngày nay không phải là một chế độ như vậy! Không thể lấy ra một vài kẻ phản trắc từ báo chí hay công quyền để coi đó là một phần của chế độ được.

    ReplyDelete
  7. Thật ra tôi nghĩ đây là Blog tốt và đã / đang từng có khá nhiều bài viết đúng quan điểm tư tưởng nên tôi mới còm. Nếu là Blog đen đúa xanh xẩm thì tôi chỉ việc đánh dấu Bookmark bài không cần còm góp ý làm gì.

    Ý chính :

    Cuộc chiến của ta hiện nay cũng giống như các cuộc chiến trong lịch sử do Đảng lãnh đạo, là cuộc chiến giữa chánh nghĩa- phi nghĩa, giữa kháng chiến và phe cướp nước / bán nước, giữa lực lượng công an và đại chúng BÌNH THƯỜNG với bọn phản động phạm pháp, bọn mất dạy, bọn phá hoại Tổ Quốc. Tất cả "cuộc chiến" xưa và nay không liên quan gì đến sản siếc, tả hữu.

    Công an, trong đó có người nhà tôi bắt phản động không phải vì chúng nó là tư sản tư siếc hay tả hữu trái phải gì ráo. Mà vì chúng nó vi phạm luật pháp, gây rối kích động, phá hoại trị an

    Lúc này nhiều người trong ngành đang lùng bắt Việt Tân đang hoạt động ở ta vì chúng đang triển khai các kế hoạch tuần hành, ra đường lợi dụng vụ cá chết môi trường và các vụ khác, nhắm vào đàn bà, con nít. Cũng vậy, bắt chúng vì chúng nó vi phạm pháp luật VN. Không phải vì chúng là giai cấp nào, chúng có là siêu vô sản vô gia cư thì vẫn phải bắt.

    Trong dân đang có nhiều tư sản vẫn vô tư, đại gia, nhà giàu, các ông bầu, các ông chủ. Trong Đảng thật ra cũng không ít quan tham, quan giàu, giàu nhanh bất thường, con cháu ngồi mát ăn bát vàng. Họ không hề hưởng thụ từ sức lao động chân chính mà chủ yếu từ lao động của người khác. Nếu định nghĩa vô sản là không sở hữu Tư Liệu Sản Xuất, tư sản là có sở hữu TLSX thì ngay thời bao cấp của chung thì đã có những nhóm hưởng làm của riêng, nhân danh quản lý Nhà nước.

    Vấn đề đấu tranh mâu thuẫn giai cấp thực tế xã hội lúc này nó đan xen lẫn lộn hòa trộn ở trong mọi thành phần chính trị. Nó tồn tại trong Đảng, trong lực lượng an ninh, dân thường, trong cả bọn phản động. Trong các hội nhóm phản động không thiếu những kẻ khố rách áo ôm. Trong đám phản động phạm pháp và đang chống chế độ, chống lực lượng công an, có bao nhiêu tên là "giai cấp tư sản"?

    Lúc này vấn đề đấu tranh giai cấp giành công bằng bình đẳng nó tế nhị và nó thể hiện ở các hình thức tích cực như phê phán, bút chiến, tuyên truyền chủ nghĩa xã hội, đấu tranh chống tiêu cực, tham ô, hoặc tiêu cực như biểu tình, gây rối, đình công.

    Đó là những vụ lớn, còn nhìn chung nó diễn ra hàng ngày giữa giới chủ và giới làm thuê lao động, mà bản thân 2 phía không học Mác nên không ý thức được đó là mâu thuẫn giai cấp.

    Còn cuộc chiến giữa chánh - tà, tốt - xấu nói chung giữa lực lượng công an và người dân bình thường với một bộ phận phản động, phạm pháp, bố láo, không phải là đấu tranh giai cấp. Nó là công việc cảnh sát bắt cướp bắt trộm bình thường trong mọi chế độ chính trị.

    Lực lượng Công an bị đánh cũng không hẳn là vì là lực lượng bảo vệ chế độ. LL CA bên cạnh đó là bảo vệ nhân dân và bảo vệ bình yên cuộc sống của Tổ Quốc ta. LL CA bản chất là bảo vệ lực lượng cách mạng. Báo chí cũng là công cụ bảo vệ lực lượng CM.

    LL CA lâu nay đều vậy, song chỉ vài năm nay là bị đánh mạnh. Thời điểm LL CA bị đánh trùng lặp với thời điểm xuống dốc của báo chí, truyền thông, đó KHÔNG phải là ngẫu nhiên.

    CA và báo chí cách mạng xưa nay đều là công cụ bảo vệ cách mạng. Song những năm gần đây CA bị đánh, bị phá hoại hình ảnh, trong khi đó "báo chí cách mạng" xuất hiện nhiều con chó lòi đuôi, ngày càng xuống dốc biến chất tha hóa.

    Sở dĩ có hiện tượng đó đơn giản là vì Diễn Biến Hòa Bình đang thành công lay chuyển, chuyển hướng báo chí. Trong khi đó chúng bó tay thúc thủ không thể làm thế với lực lượng CA, nên chúng phải xử dụng các biện pháp hạ cấp khác, như ăn vạ, lợi dụng đàn bà, con trẻ, như vụ Hoàng Mỹ Uyên.

    ReplyDelete
  8. Còn về bộ phận mất dạy trong lều báo, truyền thông. Chúng nó cũng không phải là giai cấp tư sản. Trong chúng nó đa phần xuất thân vô lại, vô học, vô sản lưu manh, MC Phan Anh. Chúng nó là bọn lách luật. Chẳng qua là chưa tìm ra được bằng chứng đủ mạnh để kéo chúng nó xuống khởi tố, chưa bắt quả tang được chúng nó. Nhưng rồi chúng nó sẽ trả giá, vì có quá nhiều dấu hiệu cho thấy yếu tố nước ngoài đối với bọn lều báo này.

    Nếu một ngày đẹp nào đó có tin tên tổng biên tập nào đấy hay nhóm nhà báo phóng viên nào đấy xộ khám thì đó không phải là dàn dựng gì cả mà là đã qua một quãng thời gian dài, gian khổ, quá trình nhiều năm thu thập bằng chứng, theo dõi, bao nhiêu chiến sỹ bám trụ, đứng chờ dưới mưa dưới nắng.

    Đây là cuộc chiến giữa lực lượng công an và những người tốt bình thường, những người đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc với bọn xấu bất bình thường, bọn phản động xuyên tạc và bọn ôm tư tưởng sai trái, bọn không bình thường!

    Chứ không có vô sản chống tư sản, phe tả chống phe hữu, thân Tàu chống thân Tây, bảo thủ chống cấp tiến, lề phải chống lề trái, lề đỏ chống sịp vàng như cách chia phe kiểu BBC.

    ReplyDelete
  9. Em đồng ý với đa số các điểm trong bài này của bác Hiệp sĩ cưỡi lừa, đặc biệt là vấn đề đấu tranh giai cấp.

    Một trong những vấn đề của những người cánh tả Việt Nam là họ đã quá xa rời chủ nghĩa Marx, thể hiện qua việc lờ đi và phủ nhận đấu tranh giai cấp và mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng ở Việt Nam. Như Karl Marx đã nói, đấu tranh giai cấp luôn hiện hữu trong xã hội có giai cấp, chỉ là khi thì ngấm ngầm, khi thì công khai mà thôi.

    "Giai cấp tư sản vốn không chống lại tham nhũng mà chỉ dùng việc chống tham nhũng để phục vụ cho việc củng cố quyền lực chính trị, do vậy họ đòi hỏi phải áp dụng các cơ chế quản lý nhà nước tư sản như minh bạch, kiểm soát và phân chia quyền lực, thông qua đó tước bỏ quyền lực của các đại biểu của giai cấp công nhân và nông dân. Đồng thời khi làm như vậy, họ cũng đảm bảo được rằng giới viên chức nhà nước sẽ càng bị lệ thuộc hơn vào tiền của họ."

    Luận điểm trên là cực kỳ xác đáng. Vì vậy, giai cấp vô sản không có nghĩa vụ phải đi chống tham nhũng, mà là vạch trần chính tham nhũng là con đẻ của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, mà đại biểu là giai cấp tư sản, đồng thời vạch trần sự đạo đức giả cũng như mục tiêu chính trị của chúng khi chống tham nhũng.

    Về định hướng chính trị thì em giống với những cực tả, đó là khẳng định muốn hoàn thành chủ nghĩa xã hội thật sự tất phải có Chuyên chính vô sản và Xóa bỏ tư hữu, và một Đảng Cộng sản thật sự thì phải có hai điểm trên trong cương lĩnh của mình. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, kêu gọi Chuyên chính vô sản với Xóa bỏ tư hữu thì thật sự là không tưởng. Lý do là giai cấp vô sản ở Việt Nam hiện thời chưa thực sự trưởng thành với tư cách là một giai cấp độc lập về mặt chính trị.

    Trên khắp các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta chỉ thấy sự thống trị của tư tưởng tiểu tư sản, mà phần nhiều là bị ảnh hưởng bởi giai cấp tư sản, chứ rất ít có ảnh hưởng của chủ nghĩa Marx. Nhiệm vụ hiện thời của những cộng sản là phải đánh thức ý thức giai cấp đang tiềm tàng trong tư duy của giai cấp vô sản, làm cho họ nhận ra rằng sự tồn tại giai cấp vô sản với tư cách là giai cấp độc lập với các giai cấp khác, có mục tiêu chính trị và kinh tế khác biệt căn bản. Chỉ có như thế thì cán cân lực lượng giữa hai phe mới có một sự thay đổi thực sự, và mới có triển vọng hiện thực hóa nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Việc duy trì một hệ thống thông tin độc lập của giai cấp vô sản là một yếu tố góp phần hình thành nên ý thức giai cấp.

    ReplyDelete
  10. Chỉ cần nhìn cách cmt của vovinam2k7 thì có thể hiểu là ngay chính những người yêu nước cũng xa rời phương pháp luận của chủ nghĩa Marx và bị ảnh hưởng nặng nề bởi phương pháp luận của chủ nghĩa tư bản rồi.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bảo có thế làm rõ hơn tại sao bạn lại kết luận như thế không?

      Delete
  11. Ad cho e hỏi tý ạ !!! Việt Nam chúng ta có ba nhiêu cuộc đấu tranh giai cấp ??? Trong đó cuộc đấu tranh tiêu biểu là cuộc đấu tranh nào ạ ( cho e xin tên 2 cuộc đấu tranh giai cấp )??? < nếu đc cho e xem quan điểm của ad về đấu tranh giai cấp đc hk ???

    E xin cảm ơn ạ !!!!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bạn hỏi vậy là vẫn chưa hiểu rõ khái niệm giai cấp, mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp rồi. Bạn tìm hiểu lại cho kỹ đi đã. Một câu hỏi sai thì không thể có câu trả lời đúng được.

      Delete
  12. Nghị quyết tw4 về phương pháp luận cơ bản đúng, sát thực tế. Tuy nhiên cần phải nhìn rõ. Hiện nay ở VN ta, đấu tranh giai cấp vẫn tồn tại. Nhà nước đóng vai trò danh nghĩa bảo vệ giai lớp công nhân, nông dân. Nhưng thực tế đã xa ròi chủ nghĩa mac rất nhiều. Quá độ đi lên cnxh chỉ là một cách đanh tráo khái niệm, mọi người làm việc trong khuôn khổ luật pháp, tức là tư sản hay vô sản miễn làm việc khoog vi phạm luật pháp... Nhưng những người công nhân bị bóc lột thì sao? Sức lao động của họ xứng đáng hơn những gì họ được nhận. Hãy nhìn vào sự thật, hiện nay công nhân ở ta rất nhiều, nhưng trí tuệ lại tập trung không phải ở gc công nhân. Chính quền chỉ đang cố gắng cân bằng mẫu thuẫn, với kiểu làm việc của nhà nước ta như bây giờ, tư sản cấu kết với quan lại, mẫu thuẫn giữa những người công nhân, nhân dân lao động với tư sản, với chính quyền sẽ lớn dần lên, sẽ có lúc nó nổ phát súng đầu tiên... Chính quyền hãy làm việc cho đúng với khẩu hiệu của nó, thực sự của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, bộ máy chính quyền phải thực sự trong sạch...

    ReplyDelete