Tuesday, March 29, 2016

Ủy viên Bộ Chính Trị và huyền thoại về Hòn Ngọc Viễn Đông

Việt Nam đã tự mình tạo ra một huyền thoại có thật của thời đại. Chỉ trong một thời gian chưa đầy nửa thế kỷ, người Việt Nam đã đánh bại những đế quốc sừng sỏ nhất thời đại để giành độc lập dân tộc, người Nhật phải từ bỏ giấc mơ Đại Đông Á, người Pháp bị đánh bại ở Điện Biên Phủ, người Mỹ bỏ chạy khỏi miền Nam Việt Nam và Trung Quốc không còn dám nhòm ngó biên giới phía Bắc, bên cạnh đó là cuộc chiến 10 năm đánh bại quân Khmer đỏ được cả Trung Quốc, Hoa Kỳ và Anh hậu thuẫn. Việt Nam là một huyền thoại có thật mà tất cả các nước thuộc địa kiểu cũ và mới đều mơ tới.

Những huyền thoại không có thật

Sau nhiều năm thoát khỏi những gian khổ hậu chiến và xây dựng lại đất nước, dường như huyền thoại của chính bản thân đã bị một số người Việt Nam quên lãng và họ dựa vào những huyền thoại mới, không có thật, thậm chí là bôi nhọ và bác bỏ điều thần kỳ thật sự mà người Việt Nam đã làm được.

Một ông bộ trưởng sắp về hưu đã mượn chuyện bịa đặt về một cậu bé Nhật Bản để noi gương cho Việt Nam, mặc dù đó là một câu chuyện ngớ ngẩn. 

Trước đây tại sao TPHCM được gọi là Hòn ngọc Viễn Đông. Nói Singapore là số 1 của khu vực. Hơn 50 năm trước, ông Lý Quang Diệu đã nhìn về Sài Gòn và mơ ước liệu sau này Singapore có được như Sài Gòn không? Thực chất là khi tách ra khỏi Malaysia thì Singapore mới chỉ là một cái làng chài. Do đó, tôi cho rằng khi đã là số 1 thì phải là toàn diện, tổng thể.
Ông bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh kiêm ủy viên Bộ Chính Trị đã nhắc lại một huyền thoại chống cộng nổi tiếng. Không hiểu từ bao giờ đám chống cộng cặn bã đã bịa ra chuyện Lý Quang Diệu nói rằng Singapore từng ao ước được như Sài Gòn, mục đích là để xuyên tạc rằng Sài Gòn dưới thời thuộc địa xưa giàu có trù phú và cộng sản Việt Nam đã phá hủy nó. 
Lee thinks there's some point to buying time with a shield because he believes in the great-man theory of history. And the great man is none other than Lee Kuan Yew, who thinks that because of his own competence and shrewdness Singapore has succeeded where South Vietnam has failed. "If you can find the group of men who could do it," Lee said in Dunster, "Saigon can do what Singapore did." In fact, the prime minister boasted, "If one looked at Saigon and Singapore in 1954, one would have said Singapore was the goner, not Saigon." (in nghiêng thêm vào)

Trong quá khứ, Singapore đã phát triển hơn Sài Gòn rất nhiều, chính trong bài báo vào năm 1967 đã dẫn ở trên, tờ The Crimson đã cho biết thu nhập bình quân đầu người của Singapore vào lúc đó là 500 dollar/năm và Singapore có mức sống cao nhất Đông Nam Á, nên việc Singapore ước ao như Sài Gòn rõ là chuyện hoang đường. Trong bài phát biểu tại Havard vào năm 1967, Lý Quang Diệu chê ngụy quyền Sài Gòn không làm được điều mà Singapore đã làm khi nói rằng: “Nếu ai đó nhìn lại Sài Gòn và Singapore vào năm 1954, họ sẽ phải thừa nhận rằng Singapore dễ sụp đổ hơn nhiều.” Ở đây Lý nói về tình hình chính trị hồi đó. Ông ta cho rằng ngụy quyền Sài Gòn đã có điều kiện chính trị thuận lợi hơn Singapore nhiều vào năm 1954 để duy trì sự độc lập và chống lại cộng sản, nhưng ngụy quyền Sài Gòn không làm được điều ấy. Một câu nói chỉ trích sự thất bại của chính quyền Sài Gòn của Lý Quang Diệu đã bị đám chống cộng xuyên tạc thành câu ca tụng Sài Gòn thời thuộc địa.

Tất nhiên cho dù ông bí thư thành ủy có ngây thơ, không biết rằng đó là một câu chuyện bịa đặt thì cũng chưa phải là vấn đề lớn. Chuyện quan trọng hơn nhiều là lập trường chính trị của một bí thư thành ủy và ủy viên bộ chính trị. 

Về Lý Quang Diệu

Báo chí Việt Nam hiện nay thường hay trích dẫn những điều Lý Quang Diệu nói về Việt Nam mà họ thấy vừa tai, thậm chí một số tờ báo còn gọi Lý là bạn của nhân dân Việt Nam (mặc dù người bạn tốt này thường xuyên ủng hộ đế quốc chia cắt đất nước và ném bom xuống đầu người dân Việt Nam), nhưng họ không bao giờ đưa tin về hoạt động chống phá Việt Nam điên cuồng của ông ta. Thời chiến tranh chống Mỹ, Lý Quang Diệu là kẻ ủng hộ Mỹ triệt để nhất. Singapore không chỉ tham gia cung cấp hậu cần và đạn dược cho quân đội Mỹ, khi Mỹ định ngừng ném bom miền Bắc và rút quân khỏi miền Nam, Lý Quang Diệu đã kêu gọi Mỹ tiếp tục tham chiến ở Việt Nam. Ông ta so sánh Việt Nam với Nam Tư ở Châu Âu và nói rằng nếu Mỹ không can thiệp thì cộng sản Việt Nam sẽ xâm lược hết toàn bộ bán đảo Đông Dương. 

Theo con gái của Lý kể lại thì sau khi chế độ ngụy quyền Sài Gòn sụp đổ, Lý Quang Diệu đã gọi cả gia đình vào phòng ngủ và nói rằng: “Mẹ các con và ta sẽ ở lại đây cho đến sự kết thúc cay đắng. Hiển Long đã tham gia quân đội và phải thực hiện nghĩa vụ. Nhưng cả ba người không bị bắt buộc phải ở lại.” Điều này lý giải thái độ chống phá Việt Nam đến cùng của Lý, ông ta sợ rằng Việt Nam sẽ là hình mẫu để người cộng sản ở Malaysia và Singapore noi theo. 

Sau đó, khi Việt Nam chống lại quân du kích Khmer đỏ ở Campuchia thì Lý cũng công khai ủng hộ Khmer đỏ, ông ta không chỉ tiếp tay cung cấp vũ khí cho chúng mà còn bảo vệ chúng trên truyền thông, phủ nhận mọi tội ác mà Khmer đỏ đã gây ra với người Campuchia cũng như người Việt Nam (chi tiết này được nhà báo nổi tiếng John Pilger nhắc đến trong bài báo xuất sắc Year Zero nói về nạn diệt chủng ở Campuchia). Lý chưa bao giờ là người muốn thấy một nước Việt Nam cộng sản giàu mạnh, ông ta sợ điều đó ảnh hưởng tới chế độ gia đình trị thân phương Tây mà ông ta đã tạo ra ở Singapore. Do vậy, những điều mà Lý nói về Việt Nam đều thiên kiến và rất không đáng tin cậy.

Huyền thoại “Hòn Ngọc Viễn Đông”

Có lẽ các nước thực dân có thói quen gọi thuộc địa của họ ở Châu Á là “Hòn Ngọc Viễn Đông” nên Châu Á có rất nhiều “Hòn Ngọc Viễn Đông”. 

Hong Kong là “Hòn Ngọc Viễn Đông” từ lâu.


Manila của Philippines cũng là “Hòn Ngọc Viễn Đông” từ rất lâu.

Sri Lanka cũng vậy. Thậm chí Sri Lanka còn thường xuyên được so sánh với Singapore vì cùng từng là thuộc địa của Anh, cùng là quốc đảo có vị trí thuận lợi trên con đường biển quan trọng, giành độc lập sớm hơn nhưng lại không phát triển như Singapore.

Đảo Penang của Malaysia cũng được gọi là “Hòn Ngọc Viễn Đông”.

Cả Manila của Philippines và đảo Penang của Malaysia đều bị so sánh với Singapore. Lý Quang Diệu đã từng nói rằng ông ta không hiểu lý do Manila từng rất phát triển vào những năm 1960 rồi sau đó lại suy tàn dưới thời Marcos. Đảo Penang thì gần giống với Singapore và người Malaysia đã hỏi tại sao Singapore phát triển còn đảo Penang thì không. 

Thành phố Hồ Chí Minh không phải là "Hòn Ngọc Viễn Đông" duy nhất ở Đông Nam Á. 

Điều duy nhất mà người ta có thể hy vọng là sau khi nghe ông bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh kiêm ủy viên Bộ Chính Trị phát biểu về "Hòn Ngọc Viễn Đông" các cựu chiến binh không trở về nhà và họp gia đình. 

14 comments:

  1. chuẩn con mẹ nói rồi bạn.
    Anh # thiếu cẩn trọng.
    Trên sách hiếm có clips khá hay. Của bạn phải không?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tôi không biết clip đó và cũng chưa từng làm clip nào cả.

      Delete
    2. Em gửi anh Hiệp sĩ cưỡi lừa: https://www.youtube.com/watch?v=X3PonzQ6daQ

      Delete
  2. Ke... ke... trả lại anh í cho Hà Nội đó. Người miền Nam vốn sảng khoái, ăn to nói lớn nhưng không phải là quăng bom nói liều :D

    ReplyDelete
  3. Điều này là không thể chấp nhận với một ủy viên bộ chính trị. Em cũng rất bức xúc! Có vẻ ông này có vấn đề thật, vì hôm qua, sau khi họp quốc hội xong, ông ta vẫn phát biểu lại điều này một lần nữa với phóng viên, được phát trên thời sự buổi tối! Không biết bộ chính trị đang định làm gì, khi để ông ấy như vậy?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bộ chính trị đang nghĩ cách bạn ạ. Bạn yên tâm. Bác Cả, tướng Vịnh mắt sáng lòng trong. Bổn phận của chúng ta là đốn gã này về dư luận, để các cụ ở trên tiện bề hơn được chút xíu.

      Delete
  4. Về tuổi tác, Thăng nhỏ tuổi hơn mình. Riêng vụ này em Thăng sai rồi, cần rút kinh nghiệm .

    ReplyDelete
  5. Vui lòng trích dẫn đầy đủ nguồn và nguyên tác câu sau trong bài : "Trong tài liệu trích dẫn ở trên, Lý còn mạnh miệng tuyên bố với người Mỹ rằng nếu Mỹ rút quân thì Singapore sẽ đưa quân đội vào Việt Nam."

    Tôi cho rằng đây không phải là phát ngôn của Lee Kwan Yew. Có lẽ tác giả đã cố tình bịa ra cho bài viết của mình.

    Lee đã từng phát ngôn tại Mỹ, năm 1967, rằng " Không phải là bổn phận của tôi, một lãnh đạo được bầu lên, lại đi đưa nhân dân mình dính vào một cuộc chiến (Việt Nam) mà có thể kết thúc bằng một thảm họa".

    Nếu anh cần dẫn chứng, tôi sẽ gửi riêng cho anh.

    Kính,

    Michael Nguyễn Minh
    Từ Singapore

    ReplyDelete
    Replies
    1. "If you leave, we'll soldier on. We'll try. I'm only telling you the awful consequence which withdrawal would mean."

      Đây là câu của Lý Quang Diệu nói ở Havard. Từ "soldier on" có nghĩa là theo đuổi, tiếp tục, nhưng từ "soldier" lại có nghĩa là binh lính.
      Theo tôi hiểu thì đây có thể là một lối chơi chữ khéo léo, trong bối cảnh Mỹ rút quân thì nó ám chỉ sự sẵn sàng tham chiến của Lý. Tất nhiên Lý là người khôn ngoan, không bao giờ nói thẳng là ông ta muốn tham chiến hay sẽ tham chiến. Thực tế cho thấy suốt cuộc đời mình, Lý là người chống phá Việt Nam điên cuồng.

      Delete
    2. Đoạn đó có ở đây.
      "On the contrary, he told his Harvard audience, "If you leave, we'll soldier on. We'll try. I'm only telling you the awful consequence which withdrawal would mean."
      http://dlv.vn/2016/04/ly-quang-dieu-da-binh-luan-gi-ve-viet-nam-o-havard-nam-1967.html

      Delete
  6. Gửi các anh Hiệp Sĩ Cưỡi Lừa và anh Cafe Dlv,

    Việc các anh diễn giải từ "soldier on" cho thấy hoặc là (1) các anh dốt tiếng Anh, hoặc (2) các anh cố tình xuyên tạc chủ ý của người phát ngôn theo ý của mình.Theo các anh là Lee sẵn sàng gửi quân đến tham chiến và "chống phá Việt Nam điên cuồng" ?

    Trả lời phỏng vấn của phóng viên Chicago Sun/Times, được truyền hình trực tiếp trong chuyến thăm của Lee tới Washington năm 1967 về việc liệu Lee/Singapore có gửi quân đến cùng với lính Mỹ tham chiến tại Nam Việt Nam, Lee đã thẳng thắn nói :" Chúng tôi không phải là nước chư hầu của Mỹ. Chúng tôi không nhận viện trợ của Mỹ....và đây không phải là bổn phận của tôi với tư cách là lãnh đạo dân cử của Singapore..."

    Xuyên suốt trong các phát ngôn của Lee được truyền hình trực tiếp, (năm 1967 tại Mỹ), Lee phản đối leo thang chiến tranh tại Nam Việt Nam và yêu cầu các bên "kiềm chế".

    Tôi có may mắn được tiếp xúc với Lee một số lần vì công tác nghiên cứu, và được tiếp cận với khá nhiều tài liệu lưu trữ về phát biểu, phỏng vấn, tranh luận của Lee.

    Tôi thấy khá ngạc nhiên và thú vị với nhận định (rất cảm tính) của các anh về việc Lee "chống phá Việt Nam điên cuồng". Lee là người không chấp nhận vai trò của cộng sản tại Malaya và Singapore, nhưng rất thực tế, không bao giờ bị lôi cuốn vào công việc nội bộ của các nước cộng sản như Bắc Việt hoặc Trung Quốc. Chống phá điên cuồng để được lợi ích gì cho Singapore thưa các anh?

    Các anh nên lưu ý hiện nay Singapore là một trong các nước đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Và Lee có công rất lớn trong đó.

    Nếu các anh có nhã ý và quan tâm nghiên cứu sâu hơn về Lee, chúng tôi sẵn sàng trao đổi và gửi các anh những tài liệu chúng tôi đang có, giúp các anh có những nhận định chính xác hơn.

    Kính,

    Michael Nguyễn Minh
    Từ Singapore

    ReplyDelete
  7. Tôi đã xem lại các tài liệu về quan hệ giữa Việt Nam và Singapore, chi tiết Lý nói về việc tham gia quân sự không rõ ràng, do vậy tôi sẽ bỏ nó đi. Xin cảm ơn sự góp ý.

    Việc Lý chống phá Việt Nam đã thể hiện rõ qua hành động và phát ngôn của Lý, tôi thấy rằng không cần phải bàn luận thêm.

    ReplyDelete
  8. Gửi anh Hiệp Sĩ Cưỡi Lừa,

    Xin không khách sáo, chúng tôi muốn trao đổi vì tôn trọng lịch sử, và cũng khá may mắn vì chúng tôi lưu giữ và tiếp cận nhiều tài liệu về Lee.

    Nếu có thể, mong anh viễn dẫn và trích nguồn các "hành động và phát ngôn của Lee" cho thấy Lee chống quá Việt Nam "suốt đời và điên cuồng?

    Anh rất nên đọc các tài liệu liên quan đến chuyến đi của Phan Hiền (thứ trưởng ngoai giao VN) và Phạm Văn Đồng (Thủ tướng) tới Singapore cuối những năm 70 và đầu những năm 80, sau đó là của Võ Văn Kiệt, để có được thông tin Lee trao đổi những gì với lãnh đạo Việt Nam.

    Kính,

    Michael Nguyễn Minh
    Từ Singapore

    ReplyDelete