Sunday, December 6, 2015

Hoa Kỳ biện minh cho chủ nghĩa quân phiệt bằng cách kỷ niệm chiến tranh xâm lược Việt Nam

Hoa Kỳ đang tiếp tục triển khai chương trình kỷ niệm 50 năm chiến tranh xâm lược Việt Nam, chính quyền Hoa Kỳ đang tìm cách sửa chữa các thông tin về chiến tranh xâm lược Việt Nam để biện minh cho chủ nghĩa quân phiệt, nhưng không phải người Mỹ nào cũng khờ khạo đến mức tin vào họ. Robert Fantina trong bài "Whitewashing Militarism, Vietnam-War Edition" đã phân tích từng mục tiêu của chương trình kỷ niệm và chỉ ra những khía cạnh bị che dấu.

Biện minh cho chủ nghĩa quân phiệt, xã luận về chiến tranh Việt Nam
Hình minh họa: Bôi xóa sự thật về chiến tranh xâm lược Việt Nam
Nguồn: Internet
Năm nay đánh dấu 40 năm sự kiện người Việt Nam chiến thắng Hoa Kỳ, trong cuộc chiến tranh đã tàn phá Việt Nam và gây ra những tổn thương và chia rẽ không thể kể hết ở Hoa Kỳ. Có thể thấy rằng sau khi người dân Việt Nam có thể chống lại cỗ máy quân sự hùng mạnh nhất thế giới, Hoa Kỳ cần phải suy nghĩ lại về việc gây chiến tranh và xâm lược quân sự, cũng như chuyển sang ngoại giao trước khi dùng đến bom đạn. Bài học về Việt Nam cần phải được ghi nhớ. 

Không có nhà sử học nào nhận ra rằng những bài học của cuộc chiến tranh thảm họa ấy đều đã nhanh chóng bị quên lãng. Điều đó không chỉ được khẳng định bằng hầu hết sự gây chiến thường xuyên của Hoa Kỳ kể từ khi họ bại trận ở Việt Nam, mà hiện giờ chính quyền cũng “kỷ niệm” thảm họa đế quốc chết chóc ấy. Để kết thúc, họ đã tổ chức một chương trình kỷ niệm trong 13 năm cho mốc 50 năm chiến tranh ở Việt Nam. Chương trình được bắt đầu vào năm 2012 và cả đất nước sẽ phải theo dõi nó, dưới hình thức này hay hình hay hình thức khác, cho đến năm 2025.

Trên trang web của chương trình kỷ niệm có đăng 5 mục tiêu được đặt ra. Mỗi mục tiêu là đều rối rắm hơn mục tiêu trước đó. Chúng ta sẽ xem xét chi tiết từng mục tiêu. 

“Để cảm ơn và vinh danh cựu chiến binh Chiến Tranh Việt Nam, bao gồm cả những người bị bắt làm tù binh chiến tranh (POW), hoặc bị coi là mất tích trong khi hành động (MIA), vì sự phục vụ và hi sinh của họ theo mệnh lệnh của Hoa Kỳ cũng như cảm ơn và vinh danh gia đình của những cựu chiến binh đó.”

Hoa Kỳ có một cách cảm ơn các cựu chiến binh thật kỳ quặc, nếu như họ tin rằng sự phô trương mang tính chất tình thế ấy sẽ lừa gạt được người khác. Cựu chiến binh, trong đó có một số lượng lớn những người đã “phục vụ” (sẽ nói chi tiết hơn về khái niệm nực cười này sau) ở Việt Nam, có tỷ lệ trầm cảm, tự tử, vô gia cư, nghiện ma túy và bạo lực gia đình cao hơn mức trung bình. Nạn nhân của chất độc màu da cam, chất diệt cỏ được sử dụng phổ biến ở Việt Nam, gây ra những vấn đề không thể kể hết về thể chất cho cựu chiến binh và con cái của họ, đã đấu tranh trong nhiều năm để buộc chính quyền thừa nhận bệnh tật của họ là do những hóa chất đó gây ra. Các bệnh viện của cựu chiến binh đã đưa ra những danh sách chờ đợi dài dặc và những tình trạng tệ hại. 

“Để nhấn mạnh sự cống hiến của lực lượng vũ trang trong chiến tranh Việt Nam và sự đóng góp của các cơ quan liên bang và các tổ chức chính phủ cũng như phi chính phủ đã phục vụ cùng với, hoặc hỗ trợ, lực lượng vũ trang.”

Người ta sẽ thấy ngạc nhiên khi có ai đó muốn nhấn mạnh hoạt động của những tổ chức đã giúp cho việc giết hại những người đàn ông, đàn bà và trẻ em vô tội dễ dàng cũng như hiệu quả hơn.

“Để bày tỏ sự tôn kính đối với những đóng góp tại mặt trận quê nhà của những người dân Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam.”

Có lẽ bất cứ ai có kiến thức sơ đẳng về cuộc sống ở Hoa Kỳ trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam đều biết rằng quốc gia phải bày tỏ sự tôn kính đối với đóng góp của những người đã phản đối chiến tranh. Hàng chục ngàn thanh niên đã bỏ trốn để không trở thành nạn nhân của việc buôn nô lệ của Hoa Kỳ với cái được gọi là nhập ngũ bắt buộc. Hàng sa số những người khác đến Việt Nam rồi trở về quê nhà và tích cực chống chiến tranh. Hàng sa số những người khác đã bị bỏ tù khi những hoạt động phản đối có lương tâm của họ bị từ chối, hay khi họ công khai đốt bỏ thẻ quân dịch. Thậm chí ngay cả truyền thông thuộc sở hữu của doanh nghiệp cũng như nhiều chính khách cũng coi những hành động đó là chính đáng và vinh danh chúng. Nhưng trong chương trình kỷ niệm bất tận này, tất cả những điều đó bị lảng tránh.

“Để nhấn mạnh sự tiến bộ trong công nghệ, khoa học và y tế của các nghiên cứu quân sự được thực hiện trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam”.

Dĩ nhiên là giờ thì chúng ta thấy cốt lõi của vấn đề. “Sự tiến bộ” đó chủ yếu phục vụ cho một nhóm nhỏ tài phiệt làm giàu từ chiến tranh. Mọi con bê vàng đều luôn được tôn sùng ở Hoa Kỳ. Nếu như có nhiều tiến bộ về công nghệ, khoa học và y tế bắt nguồn từ chiến tranh Việt Nam thì tại sao các cuộc chiến khác lại không tạo ra chúng và tại sao lại không nhìn nhận những tiến bộ bổ sung đã được tạo ra?

“Để ghi nhận những đóng góp và hy sinh của các đồng minh của Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam.”

Thật phi lý khi cho rằng những đồng minh này sẽ sớm quên tất cả mọi chuyện. Tất cả các lưu ý về sự can dự rồ dại của Hoa Kỳ ở Việt Nam đều được so sánh với những sai lầm của Hoa Kỳ khi xâm lược Iraq với biện minh tương tự (hãy hiểu là: không tương tự). Thế nên vụ tưởng niệm vui vẻ này có thể không phải là thứ mà các đồng minh sẽ chào đón.

Giờ thì chúng ta sẽ xem xét khái niệm “phục vụ quân sự”, một phép nghịch hợp ngay cả khi chỉ có một. Chủ nghĩa quân phiệt, như đã được Hoa Kỳ phô bày thừa thãi trong hơn hai thế kỷ qua, đem đến chết chóc, nghèo đói, áp bức, phủ nhận nhân quyền, cũng như hàng sa số tổn thương khác cho những người đàn ông, đàn bà và trẻ em vô tội. Đây là sự thật kể từ chiến tranh 1812 cho đến tận ngày nay, khi Hoa Kỳ và đồng minh của họ ném bom Syria, cũng như phát tán sự thương vong ở đó, đồng thời gia tăng sự thù ghét đối với Hoa Kỳ. Việc giết hại người vô tội có thể được gọi là “thiệt hại liên đới”, nhưng người vô tội đã bị thương và chết nhiều hơn “những kẻ thù” mà Hoa Kỳ đã tự đặt ra.

Liệu những điều này có liên quan gì đến sự phục vụ? Từ đó, trừ khi bị xuyên tạc bằng cách gắn vào với từ “quân đội”, hàm ý về một sự hỗ trợ mang tính vị tha, hoạt động giúp đỡ những người bị thương, hoặc bất hạnh hơn những người đang phục vụ. Những tình nguyện viên tại nhà tạm cho người vô gia cư, tại ngân hàng thực phẩm, chương trình trường học cũng như tại những cơ sở khác mà người dân nhận được sự trợ giúp, có thể được gọi là phục vụ. Những giáo viên cống hiến cả cuộc đời để dạy học, bất chấp đồng lương thấp, cũng là phục vụ. Nhưng binh lính xâm lược một quốc gia độc lập và giết hại thường dân của quốc gia đó thì không phải là phục vụ; đó là từ ngữ để chỉ việc giết người và không phải là “phục vụ”. 

Nhưng ngày nay và cũng như trong nhiều năm tới, dường như tổng thống và nhiều chính khách khác sẽ ca tụng sự vĩ đại của nguyên nhân dẫn đến chiến tranh Việt Nam, với cặp kính mắt màu hồng 40 năm tuổi và ca ngợi điều đó như là một ví dụ về sự vĩ đại của Hoa Kỳ. Không ai đề cập đến sự nổi giận của các trường đại học, thường xuyên dẫn đến việc cảnh sát đàn áp sinh viên cực kỳ dã man. Thanh niên bỏ trốn khỏi đất nước để tránh bị cưỡng bách tham gia một cuộc chiến tranh vô đạo đức cũng bị lảng tránh. Những công dân khờ khạo cũng sẽ quên cảnh người Mỹ bỏ chạy một cách tuyệt vọng khỏi Sài Gòn khi Việt Cộng tiến quân vào, sẽ đặt tay lên ngực, thề trung thành với lá cờ và ngồi xuống khi Hoa Kỳ tiếp tục vận hành cỗ máy giết chóc ghớm ghiếc nhất hành tinh.

Robert Fantina’s latest book is Empire, Racism and Genocide: a History of US Foreign Policy (Red Pill Press).

2 comments:

  1. Điều này cho thấy Hoa Kỳ vẫn còn cay đắng về chiến tranh VN và không bao giờ từ bỏ mục đích thay đổi chế độ chính trị ở VN.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Làm sao giai cấp tư sản Mỹ quên được chiến tranh Việt Nam và mục tiêu lật đổ các chế độ cộng sản thì chưa bao giờ họ từ bỏ cả.

      Delete