Thursday, December 3, 2015

Dầu của ISIS

Dầu của ISIS đã được buôn lậu qua Thổ Nhĩ Kỳ như thế nào? Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã dính líu đến việc này ra sao? Tác giả Vijay Prashad đã xem xét các góc độ của vấn đề trong bài viết "ISIS Oil"

Dầu của ISIS

Vào ngày 2 tháng 12, thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Anatoly Antonov đã đưa ra tuyên bố về việc Thổ Nhĩ Kỳ đồng lõa với ISIS. Bản cáo buộc dài và chi tiết, đề cập tới nhiều góc độ, nhưng điều nổi bật nhất là cáo buộc về “dầu của ISIS”.

ISIS kiểm soát các giếng dầu của Iraq ở gần Mosul. Chúng đã kiếm được hàng triệu dollar mỗi ngày bằng cách bán dầu thu được từ các giếng dầu đó. ISIS đã đưa dầu từ các giếng dầu gần Mosul ra thị trường bằng cách nào?

ISIS đã sử dụng mạng lưới buôn lậu dầu cũ từ chính quyền khu vực của người Kurd mà không cần quan tâm tới chủ quyền của Baghdad đối với số dầu đó. Đây là điểm bất đồng đã kéo dài nhiều thập kỷ, kể từ khi khu vực của người Kurd có quyền kiểm soát đối ở miền bắc. Dầu của người Kurd được bán cho những kẻ buôn lậu, sau đó những kẻ buôn lậu sẽ chở bằng xe chở dầu vượt qua biên giới sang Thổ Nhĩ Kỳ. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, các xe tải chở dầu sẽ tiếp tục chạy dọc theo đất nước đến cảng Ceyhan của Địa Trung Hải. Từ Ceyhan, một cảng của chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ, dầu sẽ được các nhà buôn có tàu chở dầu mua lại và chở đến Malta, tại đó dầu sẽ được chuyển sang các tàu đi đến các nơi tiêu thụ như Ashdod (Israel). Điều này từ lâu đã là sự bất đồng gay gắt giữa chính quyền Iraq với chính quyền khu vực của người Kurd và chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ. Chuyện này đã được Tolga Tanış tường thuật cặn kẽ trong cuốn sách Potus ve Beyefendi (2015). Tanis cáo buộc Berat Albayrak, con rể của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan, có can dự vào hệ thống buôn lậu này. ISIS đã thay thế chính quyền khu vực của người Kurd trong áp phe mới.

ISIS đã làm điều này ra sao? ISIS bán dầu cho những kẻ buôn lậu, những kẻ này chở dầu tới Ceyhan. Nhưng giờ câu chuyện trở nên thú vị. Ai bên phía Thổ Nhĩ Kỳ tham gia buôn bán dầu? Người Nga cáo buộc tập đoàn BMZ đóng vai trò chủ chốt trong việc vận chuyển dầu. Một trong các chủ sở hữu của BMZ là Bilal Erdoğan, con trai của tổng thống. Tập đoàn BMZ đã mua – theo tờ Financial Times – hai tàu chở dầu mới vào tháng trước. Sản lượng dầu của họ đã gia tăng. Đó có phải là dầu của ISIS? Cáo buộc của Nga cần phải được điều tra tiếp. Tại Quốc Hội Anh, lãnh đạo của đảng Lao Động Jeremy Corbyn nói, “Chúng ta cần biết những ngân hàng nào và quốc gia nào liên quan đến việc buôn lậu dầu của ISIS”. Đây là câu hỏi quan trọng nhất nhưng đã bị lảng tránh. 

Việc này được biết rõ ở Thổ Nhĩ Kỳ, nhiều nhà báo dũng cảm đã viết về vai trò của chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ trong những lổ hổng biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria. Đó là lý do khiến chính quyền Erdoğan đàn áp truyền thông tàn nhẫn. Việc bắt giữ biên tập viên Can Dündar và trưởng tòa soạn chi nhánh Ankara của tờ Cumhuriyet Erdem Gül chỉ là một phần của sự đàn áp. Dündar và Gül đã công bố các bức ảnh cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ những kẻ cực đoan ở Syria. Erdoğan đã săn đuổi Ceylan Yeginsu của tờ New York Time sau khi cô đưa tin về trung tâm tuyển mộ của ISIS ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ở Thổ Nhĩ Kỳ không có khoan dung cho tự do báo chí về những chủ đề đó. Nếu ai đó nhắc đến một trong nhưng cái tên – Bilal Erdoğan, Berat Albayrak, Ahmet Çalık – thì anh ta sẽ có nguy cơ bị truy tố. Çalık nắm giữ những chìa khóa của vương quốc tại nhà máy lọc dầu Ceyhan – thông qua đó, theo như cáo buộc, dầu của ISIS được vận chuyển. Liệu việc này có được điều tra kỹ lưỡng không? Có như vẻ là không, có quá nhiều thiệt hại. Erdoğan đã tuyên bố rằng ông ta sẽ từ chức nếu có bất cứ mối liên hệ nào được chứng minh. Có lẽ là sẽ không có mối liên hệ nào được chứng minh.

Việc người Nga đưa ra những cáo buộc này chỉ gia tăng sự căng thẳng giữa Ankara và Moscow. Vào ngày 3 tháng 3, tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất sự trả đũa cho chiếc máy bay bị bắn hạ. Mức độ nguy hiểm đã gia tăng. 

Cảng Ceyhan chỉ cách căn cứ không quân Incirlik vài giờ chạy xe, từ Incirlik máy bay chiến đấu của Hoa Kỳ tấn công các mục tiêu ở Syria. Như vậy, dầu của ISIS đã được vận chuyển ngay trước mũi của máy bay Hoa Kỳ. Trong 14 tháng Hoa Kỳ tấn công ISIS, họ đã tránh tấn công vào các xe chở dầu. Quan chức Hoa Kỳ tuyên bố rằng họ không tấn công xe chở dầu của ISIS vì e ngại “thiệt hại liên đới”. Trên thực tế, khi Hoa Kỳ tấn công xe chơ dầu vào tháng trước, họ cũng làm điều đó sau khi cảnh báo các lái xe bằng tờ rơi. Đây là một cử chỉ rất cao thượng nhưng vô nghĩa. Nói chung Hoa Kỳ không cảnh báo các mục tiêu. Họ chỉ tấn công các xe chở dầu sau khi máy bay Nga đã bắn cháy chúng. Liệu Hoa Kỳ tấn công xe chở dầu có phải chỉ là để thể hiện với Nga? Khi tôi đưa ra câu hỏi này cho quan chức Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, bà ta đã bối rối. Bà ta nói rằng Hoa Kỳ đã thu thập các thông tin tình báo về tuyến đường của xe chở dầu và giờ chuẩn bị để tấn công đoàn xe. Điều này diễn ra sau khi Nga đã không kích đoàn xe chở dầu chỉ là sự trùng hợp, bà ta nói.

Phương Tây ném bom Syria hiện đang trở nên dữ dội hơn. Pháp đã tham gia cùng với Hoa Kỳ. Anh cũng bắt đầu ném bom, trong khi Đức thì hỗ trợ Pháp. Lịch sử của không kích cho thấy các đội quân du kích không dễ dàng bị khuất phục bằng không quân. Hoa Kỳ đã thống trị bầu trời ở Việt Nam nhưng vẫn thua trận. Khi Anh tham chiến Thế Chiến II, việc Đức ném bom chỉ củng cố thêm ý chí kháng chiến của người Anh. Họ đều đã quên bài học này.

Châu Âu muốn giải quyết cuộc khủng hoảng người tị nạn. Họ vẫn tin rằng không kích sẽ giúp họ đạt được mục đích. Dường như điều đó làm gia tăng dòng người di cư ở Syria. Việc chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu “khu vực đệm” là lợi ích của Châu Âu. Họ tin rằng đó là khu vực cho người tị nạn. Nhưng điều đó cũng có thể bảo vệ cho các xe chở đầu khỏi bị Nga không kích. Đó chính là điều khiến yêu cầu của Corby quan trọng – tổ chức một cuộc điều tra về đường vận chuyển dầu của ISIS. Cuộc điều tra này phải hỏi những câu hỏi như sau:

1. Ai đang vận chuyển dầu từ Mosul tới biên giới Thổ Nhĩ Kỳ? Ai sở hữu những xe chở dầu?

2. Ai đang vận chuyển dầu từ biên giới Thổ Nhĩ Kỳ tới Ceyhan? Ai sở hữu những xe chở dầu?

3. Dầu của ISIS đi qua Ceyhan, một cảng thuộc sở hữu của chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ, bằng cách nào?

4. Ai sở hữu những tàu đã chở dầu của ISIS ra khỏi Thổ Nhĩ Kỳ và đi tới các cảng nhận hàng?

5. Những ngân hàng nào xử lý các giao dịch giữa ISIS và người mua dầu ngoại quốc? Họ có dính líu vào việc buôn lậu dầu của ISIS không?

Một cuộc điều tra theo những câu hỏi này sẽ rất lâu, không đủ để chấp nhận hay bác bỏ những cáo buộc của Nga. Những điều này phải khai thác để làm rõ nguồn tài chính của ISIS. Ném bom các giếng dầu tại Omar ở Syria – như Anh đã làm hôm nay – có thể không hiệu quả. Điều này có thể là hỏa mù che dấu bằng chứng về sự liên quan lớn hơn tới dầu của ISIS.

[A shorter version of this will appear this Sunday in BirGün]

Vijay Prashad, director of International Studies at Trinity College, is the editor of “Letters to Palestine” (Verso). He lives in Northampton. 

No comments:

Post a Comment