Thursday, October 22, 2015

TPP: Ưu tiên số 1 của doanh nghiệp đa quốc gia Hoa Kỳ

Tiến sĩ Jack Rasmus trong bài viết "The TPP: Priority #1 of US Multinational Corporations" đã đề cập một ý quan trọng là TPP hướng tới việc tạo ra các điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư Hoa Kỳ ở nước ngoài, sau đó họ sẽ xuất khẩu hàng hóa trở lại Hoa Kỳ và được miễn thuế nhập khẩu. Chính quyền Obama hy vọng TPP sẽ là hình mẫu cho nhiều hiệp định tự do thương mại khác. Như vậy, TPP có thể trở thành một dấu mốc quan trọng, đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của nước Mỹ trong một tương lai gần.
 
TPP: Ưu tiên số 1 của doanh nghiệp đa quốc gia Hoa Kỳ


Đàm phán về hiệp định thương mại Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) giữa Hoa Kỳ và 11 quốc gia bên bờ Thái Bình Dương đã kết thúc vào ngày 5 tháng 10 năm 2015.

Mặc dù toàn bộ văn kiện TPP vẫn là bí mật – đối với tất cả mọi người ngoại trừ đại diện của các doanh nghiệp đa quốc gia, họ nắm giữ 30 ủy ban và nói cho đại diện thương mại của chính quyền biết phải đàm phán những gì – một số chi tiết của hiệp định cực kỳ bí mật này đã bị tiết lộ ra ngoài.

Nếu như các tiết lộ mới chỉ cảnh báo về những gì sẽ xuất hiện thì khi toàn bộ chi tiết được công bố, người tiêu dùng, công nhân, bất cứ ai quan tâm tới sự gia tăng doanh nghiệp hóa dân chủ toàn cầu đều sẽ cảm thấy rất sốc.

Một số tiết lộ trước đây 

Một trong những điều khoản khó khăn nhất đã bị tiết lộ liên quan tới các doanh nghiệp dược phẩm lớn. Ở Hoa Kỳ, họ nhận được 12 năm độc quyền bán các dược phẩm cấp cứu nhất định. Các sản phẩm phổ thông tương đương có chi phí thấp bị cấm trong thời gian này. Việc cấm cạnh tranh đã khiến giá thuốc tăng mạnh, làm giá với những người bệnh đang tuyệt vọng về thuốc cấp cứu. Sự gia tốc của chi phí thuốc men ở Hoa Kỳ cũng làm cho phí bảo hiểm trở nên quá đắt đỏ. Sự bảo vệ kéo dài nhiều năm dành cho “các hãng dược phẩm lớn” để ngăn chặn các sản phẩm phổ thông giờ đây cũng được áp dụng trong TPP. Những người bệnh và cần thuốc cấp cứu tại 11 quốc gia – hầu hết là nghèo và thuộc giai cấp công nhân – sẽ không nhận được các thuốc cấp cứu phổ thông giá thấp hơn, cũng giống như ở Hoa Kỳ.

Số năm bảo vệ giá tối thiểu trước thuốc phổ thông theo TPP được cho là từ 5 đến 8 năm. Nhưng 5 đến 8 năm có thể gia hạn tới 11 năm. Hàng triệu người ở trên 11 quốc gia, vốn có thể mua thuốc phiên bản phổ thông và giữ mạng sống của mình, sẽ phải đợi hơn một thập kỷ để làm điều đó.

Một lĩnh vực khác là chế tạo phụ tùng ô tô. Hoa Kỳ đã đồng ý cho phép phụ tùng ô tô Nhật Bản được nhập khẩu nhiều hơn vào Hoa Kỳ. Nhưng chúng sẽ là phụ tùng ô tô Nhật Bản được chế tạo tại các nhà máy ở Trung Quốc. Đổi lại, các công ty ô tô Hoa Kỳ sẽ được phép mở nhiều nhà máy hơn ở Đông Nam Á. Cả hai điều khoản này đều dẫn đến tổn thất công ăn việc làm ở Hoa Kỳ.

Một điều khoản chết chóc khác liên quan đến doanh nghiệp thuốc lá. Trước đây doanh nghiệp thuốc lá có những tranh chấp với các chính quyền cố gắng giảm nạn hút thuốc, giờ đây doanh nghiệp thuốc có thể kiện chính quyền về việc đó. Tranh chấp sẽ được phân xử ở tòa hòa giải đặc biệt của TPP. Có nghĩa những giới hạn đối với việc bán thuốc lá sẽ chỉ mang tính hình thức. Ngược lại điều đó cũng có nghĩa là chính quyền không được phép giới hạn các sản phẩm thuốc lá bằng luật và quy định. Họ phải tới tòa hòa giải của TPP để theo đuổi các nỗ lực giới hạn việc bán thuốc lá, tại đó các doanh nghiệp có thể trì hoãn quyết định trong nhiều năm trong khi vẫn tiếp tục kinh doanh.

TPP nói chung sẽ tạo cho doanh nghiệp nhiều quyền hơn. Với TPP, họ có thể kiện chính quyền để ngăn chặn luật hay quy định mâu thuẫn với hiệp định TPP. Muốn làm gì đó với việc “làm giá” của các hãng dược phẩm lớn như ở Hoa Kỳ? Hãy quên đi. Lập pháp quy định về việc làm giá mâu thuẫn với hiệp định. Muốn điều tiết ư? Hãy quên đi, gặp lại anh ở tòa hòa giải của TPP.

Việc cấm mọi luật và quy định mâu thuẫn với TPP có nghĩa là dân chủ và chủ quyền quốc gia không tồn tại, nếu như chúng không tuân thủ hiệp định thương mại mà các doanh nghiệp tự đàm phán. Do vậy, TPP thể hiện một bước nhảy vọt quan trọng đối với hệ thống chính trị doanh nghiệp toàn cầu, ở đó lợi ích kinh tế của doanh nghiệp cao hơn chính quyền quốc gia, các đại biểu dân cử và chủ quyền của nhân dân.

Bán TPP 

Chính quyền Obama đã công khai tuyên bố TPP sẽ giảm thuế quan của Hoa Kỳ đối với 18.000 mặt hàng xuất khẩu. Điều này sẽ làm giảm chi phí của doanh nghiệp Hoa Kỳ khi họ bán hàng sang nước khác và tạo ra nhiều việc làm trong lĩnh vực xuất khẩu. Tuy vậy, không có gì ngăn chặn các quốc gia khác hạ giá đồng tiền của họ để vô hiệu hóa việc cắt giảm thuế quan. Nhật Bản và 11 quốc gia khác đã làm điều đó và sẽ tiếp tục làm chừng nào mà kinh tế toàn cầu còn trì trệ. Nhật Bản là nước thao túng tiền tệ lớn nhất, giảm giá đồng Yen hơn 20% so với đồng dollar, nhưng không người Mỹ nào phàn nàn. Trái lại họ phàn nàn về việc Trung Quốc “thao túng” đồng nội tệ, ngay cả khi đồng tiền của Trung Quốc đã bị neo vào đồng dollar trong nhiều năm.

TPP không thực sự là để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ. TPP là để tạo ra các điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư vào các nước khác, sau đó tái xuất khẩu từ những nước có chi phí thấp trở lại Hoa Kỳ mà không phải đóng thuế, do vậy thu được lợi nhuận cao hơn. TPP cũng hướng tới việc bao vây Trung Quốc. 

Sáng kiến kinh tế toàn cầu mới đây của Trung Quốc đã chống lại Hoa Kỳ, thách thức sự thống trị kinh tế toàn cầu của Hoa Kỳ. Ngân Hàng Cơ Sở Hạ Tầng Châu Á mới được Trung Quốc thiết lập, sáng kiến thương mại “con đường tơ lụa” của họ, khu vực tự do thương mại Châu Á của họ, việc IMF sắp tới chấp thuận đồng tiền của họ, đồng Nhân Dân Tệ, như là đồng tiền dự trữ và thanh toán toàn cầu, quan hệ kinh tế sâu sắc của họ với Anh Quốc, Đức cũng như các quốc gia Châu Âu khác đã chống lại Hoa Kỳ. Do vậy, việc thông qua TPP đóng vai trò đòn trả đũa chiến lược của Hoa Kỳ trước những sáng kiến và xung lực kinh tế của Trung Quốc. Nếu như TPP thất bại, xung lực kinh tế chắc chắn sẽ được gia tốc. Điều này sẽ làm cho chiến lược bao vây Trung Quốc về chính trị và quân sự của Hoa Kỳ trở nên khó khăn hơn. Do vậy, TPP là điểm mấu chốt trong chính sách nói chung của Hoa Kỳ ở Châu Á – kinh tế, chính trị và quân sự.

TPP và di sản tự do thương mại của Obama 

TPP là đứa con tinh thần của doanh nghiệp đa quốc gia Hoa Kỳ, những người đã yêu cầu hiệp định tự do thương mại khu vực Thái Bình Dương ngay khi tổng thống Obama nhậm chức vào năm 2009. Một sự đáp ứng nhanh chóng trước sức ép của doanh nghiệp đa quốc gia Hoa Kỳ, vào đầu năm 2010 Obama đã chỉ định người sau này là giám đốc điều hành của General Electric Corporation, Jeff Immelt, đảm nhiệm sáng kiến của chính quyền để mở rộng tự do thương mại. Cùng với những khuyến nghị để bảo vệ bản quyền của Hoa Kỳ và mở rộng miễn thuế cho các nhà xuất khẩu, Ủy Ban Immelt đã đưa ra đề xuất cho TPP vào năm 2010. 

Mặc dù Obama đã tranh cử vào năm 2008 với lời hứa đàm phán lại các hiệp định tự do thương mại gây tổn thất hàng triệu việc làm của công nhân Mỹ, như NAFTA, cũng như hứa hẹn không ký kết các hiệp ước mới, ông ta đã nhanh chóng tham gia, thúc đẩy và ký kết các hiệp định thương mại mới với Châu Mỹ Latin (Panama, Colombia) và châu Á (Hàn Quốc).

Trên thực tế, Obama hoặc là khởi sự hoặc là tiếp tục các đàm phán tự do thương mại song phương với không dưới 18 quốc gia khác nhau kể từ khi nhậm chức. Bên cạnh đó là đàm phán tự do thương mại đã được tiến hành với 20 nước thuộc Liên Minh Châu Âu, cũng như các hiệp ước tự do thương mại đa phương được bắt đầu với nhiều nước Trung Đông.

Do đó, một trong những di sản tăm tối của Obama sẽ là việc thừa nhận rằng ông ta là người thúc đẩy tự do thương mại vĩ đại nhất trong lịch sử Hoa Kỳ - vĩ đại hơn cả những người tiền nhiệm như George W. Bush và Bill Clinton. Mặc dù vậy, di sản tăm tối đó trước hết phụ thuộc vào việc thông qua TPP. Nếu như hiệp định được thông qua vào năm 2016, có nhiều khả năng, TPP chắc chắn sẽ đóng vai trò như là “khuôn mẫu” cho các hiệp định đang được xem xét liên quan tới hơn 50 quốc gia, những nước sẽ nhanh chóng nhập cuộc khi TPP được phê chuẩn. Cuộc đấu tranh chống lại tự do thương mại mới chỉ bắt đầu. Xếp hàng sau TPP là các hiệp định tự do thương mại với nhiều nước khác.

Jack Rasmus is the author of the forthcoming book, ‘Systemic Fragility in the Global Economy’, by Clarity Press, 2015. He blogs at jackrasmus.com

His website is www.kyklosproductions.com 
and twitter handle, @drjackrasmus.

8 comments:

  1. Chính phủ VN đã được trả bao nhiêu để đeo cái gông này vào cổ người dân VN?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Chính phủ không phải đang đeo gông vào cổ nhân dân, đây là một nỗ lực của nhà nước để thoát khỏi sự phụ thuộc kinh tế nặng nề vào Trung Quốc. Việc tham gia bất kỳ hiệp định thương mại cũng đều có mặt lợi và mặt hại. TPP sẽ gây hại đến dược phẩm, môi trường, nông sản và xài lậu phần mềm tại Việt Nam nhưng lại đem đến nguồn ngoại tệ lớn và rất nhiều việc làm cho lao động phổ thông và tiếp cận được công nghệ sản xuất tiên tiến. Việc TPP sẽ tác động tốt hay xấu còn phụ thuộc và cách quản lý của nhà nước và sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.

      Delete
    2. Cả hỏi lẫn trả lời đều ngẫn quá mức.

      Delete
    3. Đang muốn hỏi HSCL chứ không phải ai khác, mong bác giải thích 1 chút

      Delete
    4. TPP có thể là âm mưu của Hoa Kỳ nhằm duy trì sự thống trị của họ về kinh tế, đấy là điều cần nghiên cứu và làm rõ. Chuyện Việt Nam tham gia do chính quyền được trả tiền là tào lao.

      Delete
    5. http://vi.sott.net/article/117-Chu-nghia-phat-xit-doanh-nghiep-TPP-la-hiep-uoc-bi-mat-va-toi-ac-nhat-trong-lich-su

      Delete
  2. Ttp không phải là phép mầu. Nhưng đó là lối thoát.
    Ban đầu, sẽ tồi tệ hoặc rất tồi tệ. Nhưng từ từ rồi sẽ khá hơn.
    Tuy vậy mình không hề lạc quan về sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt và trình độ quản lí của chính phủ.

    ReplyDelete
  3. Cạnh tranh là điều để thúc đẩy sự phát triển, nhưng cạnh tranh lại tạo ra sự khó khăn không hề nhỏ cho các doanh nghiệp. Không biết những doanh nghiệp nhỏ của chúng ta có đủ sức trụ trong thời buổi cạnh tranh gay gắt này không

    ReplyDelete