Monday, October 12, 2015

Thế cờ tàn của Putin ở Syria

Mikey Whitney, một nhà báo Mỹ quen thuộc, trong bài "Putin’s “Endgame” in Syria" cho rằng sự cố máy bay Nga đi vào không phận Thổ Nhĩ Kỳ và khóa radar chiến đấu cơ của Thổ Nhĩ Kỳ không phải là vô tình mà là hành động có chủ ý để ngăn chặn Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục leo thang tại khu vực. Tác giả cho rằng Hoa Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ không có cách nào khác ngoài việc ngồi vào bàn đám phán với Nga và Syria ở Geneva. Tuy vậy, đây có lẽ là sự lạc quan hơi sớm. Cho dù Nga đã chứng tỏ được sức mạnh và sự tinh quái trước Hoa Kỳ ở Syria thì Hoa Kỳ sẽ không bao giờ thực sự ngồi vào bàn đàm phán cho đến khi quân đội của họ hoặc tay sai bị đánh bại hoàn toàn trên chiến trường. Tất cả những cuộc chiến mà Hoa Kỳ can dự đã cho thấy điều đó. Nếu như Hoa Kỳ bị cầm chân ở Syria thì đó là một dấu hiệu tốt, họ sẽ không thể dồn sức để xoay trục sang Châu Á, do vậy Châu Á có thể yên ổn trong một thời gian ngắn, trước khi Nhật Bản được tái vũ trang hoàn toàn.

Thế cờ tàn của Putin ở Syria



Nga không muốn có chiến tranh với Thổ Nhĩ Kỳ, thế nên tướng lĩnh của Nga lập ra một kế hoạch đơn giản nhưng hiệu quả để ngăn chặn các hành động có thể dẫn tới đụng độ giữa hai quốc gia của Thổ Nhĩ Kỳ. 

Tuần trước, chiến đấu cơ Nga đã bay vào không phận của Thổ Nhĩ Kỳ hai lần. Cả hai sự cố đều gây ra sự khiếp đảm ở Ankara và khiến cho lãnh đạo của Thổ Nhĩ Kỳ phát sốt. Trong cả hai sự kiện, quan chức Moscow đều lịch sự xin lỗi về các xâm nhập, khẳng định rằng họ không chủ ý (“đi lạc đường”) và họ sẽ tránh các xâm phạm tương tự trong tương lai.

Sau đó là sự cố thứ ba, một sự cố nghiêm trọng hơn, đó không phải là sự nhầm lẫn. Đó là chủ ý rõ ràng để gửi tới tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan một thông điệp. Đây là tóm tắt ngắn về những gì xảy ra, từ một bài báo trên trang web World Socialist:
“Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ lên án sự cố thứ ba vào ngày thứ hai, khi một chiến đấu cơ phản lực MiG-29 vô danh đã khóa radar [chốt mục tiêu để bắn] trong bốn phút rưỡi vào 8 chiến đấu cơ phản lực F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ, khi những máy bay này đang đi tuần tra trên không phận biên giới, dường như là sẵn sàng khai hỏa.” (“Hoa Kỳ, NATO gia tăng đe dọa Nga về Syria“, World Socialist Web Site)
Đó không phải là sự nhầm lẫn. Phi công chiến đấu chỉ áp dụng thao tác này khi anh ta định bắn hạ máy bay kẻ thù. Đó là một thông điệp và trong khi nó còn được chính khách và truyền thông tranh cãi thì tôi có thể đảm bảo với anh rằng tất cả tướng lĩnh của bộ tư lệnh tối cao Thổ Nhĩ Kỳ đều hiều điều đó có nghĩa là gì. Đây là một cuộc gọi đánh thức. Moscow cho thấy rằng thành phố đã có cảnh sát trưởng mới và tốt hơn cả là Thổ Nhĩ Kỳ nên tự kiềm chế nếu không muốn gặp rắc rối. Khu vực cấm bay của Hoa Kỳ-Thổ Nhĩ Kỳ ở miền Bắc Syria không còn tồn tại nữa, mọi cuộc không kích Syria từ phía bên kia biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ đều phải chấm dứt và chắc chắn là việc bộ binh Thổ Nhĩ Kỳ xâm lược Syria không được chấp nhận. Lực lượng không quân Nga hiện nay đã kiểm soát bầu trời Syria và họ quyết định bảo vệ biên giới chủ quyền của Syria. Đấy là thông điệp. Hết.

Đây là ví dụ tốt cho thấy việc “chiếm thượng phong” có thể ngăn chặn xung đột hơn là bắt đầu xung đột. Bằng cách đi trước Thổ Nhĩ Kỳ một bước, Moscow đã phá hủy kế hoạch sát nhập phần phía Bắc Syria và tuyên bố đó là “khu vực an toàn” của Erdogan. Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải hủy bỏ kế hoạch đó khi nhận ra rằng mọi nỗ lực chiếm đóng lãnh thổ Syria sẽ châm ngòi cho sự trả thù nhanh chóng và khủng khiếp của Nga. Nhìn theo cách này, vụ xâm phạm của Nga có vẻ giống như cách thức rất có hiệu quả để ngăn chặn một cuộc chiến tranh lan rộng hơn, chỉ đơn giản bằng cách gửi điện tín cho những đối thủ tiềm tàng thông báo việc họ có thể làm và không thể làm. Đơn giản là: Putin đã viết lại các quy tắc của trò chơi ở Syria và Erdogan tốt hơn cả là chấp thuận hoặc không. Đây là bổ sung về Thổ Nhĩ Kỳ của Patrick Cockburn trên tờ The Independent:
“Một cuộc xâm lược của bộ binh Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria, mặc dù đây vẫn là một khả năng, hiện giờ sẽ mạo hiểm hơn với các chiến đấu cơ Nga đang quần thảo tại những khu vực mà Thổ Nhĩ Kỳ rất muốn đưa quân vào.
Nguy cơ của người Thổ là hiện giờ họ sẽ có hai nhà nước của người Kurd, một ở Syria và một ở Iraq, ngay ở phía nam. Tồi tệ hơn, nhà nước của người Kurd ở Syria… là do đảng Liên Minh Dân Chủ (PYD) lãnh đạo, đây là nhánh Syria của đảng Công Nhân Người Kurd (PKK) vốn chống lại nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1984. Mọi cuộc nổi dậy của PKK ở các vực của người Kurd tại đông nam Thổ Nhĩ Kỳ trong tương lai sẽ được khích lệ bởi sự thật là PKK có một nhà nước.
Dường như nỗ lực kéo dài bốn năm nhằm lật đổ tổng thống Bashar al-Assad đã thất bại. Vẫn chưa rõ tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan có thể làm được gì khi mà sự ủng hộ của NATO cho tới lúc này vẫn chỉ là lời nói suông. Nhắc tới quan hệ của Thổ Nhĩ Kỳ với Nga, ông Erdogan nói rằng mọi tấn công vào Thổ Nhĩ Kỳ là tấn công NATO và “nếu như Nga đánh mất người bạn có thể hợp tác trên nhiều lĩnh vực như Thổ Nhĩ Kỳ thì họ sẽ mất rất nhiều.” Nhưng ở Syria, ít nhất thì có vẻ như Thổ Nhĩ Kỳ là kẻ thua cuộc.” (“Nga ở Syria: Radar Nga khóa mục tiêu các chiến đấu cơ Thổ Nhĩ Kỳ”, The Unz Review)
Erdogan khốn khổ. Ông ta gieo xúc xắc và nhận được hai điểm. Ông ấy tưởng rằng có thể mở rộng đế quốc Ottoman sang miền Bắc Syria và giờ đây giấc mơ của ông ấy đang bị vùi dập. Ông ấy có nên triển khai chiến đấu cơ tới Bắc Syria và công khai tấn công không lực Nga không? Không, ông ấy không phải là kẻ ngu ngốc. Ông ấy sẽ đứng ở phía bên này biên giới, dậm chân và chửi rủa “Putin độc ác”, nhưng cuối cùng sẽ chẳng làm gì hết. 

Washington cũng sẽ không làm gì hết. Đúng vậy, Hillary và McCain đang kêu gọi lập vùng cấm bay ở Syria, nhưng điều đó không xảy ra. Putin sẽ không cho phép điều đó và Hội Đồng Bảo An cũng không. Theo lý do nào? Liệu Obama có thực sự yêu cầu một khu vực cấm bay dựa trên lý do Putin đang giết những kẻ khủng bố “ôn hòa” cùng với những kẻ khủng bố “cực đoan”? Đó không phải là một lập luận thuyết phục, trên thực tế, ngay cả người Mỹ cũng khó có thể nuốt trôi được lập luận này. Nếu Obama muốn điều gì từ Putin, ông ta sẽ phải ngồi xuống bàn đàm phán và đưa ra một thỏa thuận. Mặc dù vậy, ông ta không chịu làm điều đó bởi vì ông ta vẫn tin rằng thay đổi chế độ ở Syria nằm trong tầm tay mình. Dấu hiệu về chuyện này xuất hiện khắp nơi, giống như bài báo có tiêu đề “Căn cứ Incirlik tăng sức chứa thêm 2.250 để tiếp nhận người mới” trên tờ Today’s Zaman của Thổ Nhĩ Kỳ:
“Một thành phố lều bạt trong lòng Incirlik đang thay thế bằng các căn nhà đúc sẵn, sẽ chứa được 2.250 lính Mỹ, hãng thông tấn Doğan đưa tin vào thứ sáu. Trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, một thành phố lều bạt đã được thiết lập để phục vụ các binh lính với Chiến Dịch Cung Cấp Tiện Nghi (OPC) và đã đóng cửa khi OPC kết thúc.
Vào ngày 20 tháng 8, vị trí của thành phố lều bạt bắt đầu được chuyển sang khu vực mới có tên là “Patriot Town”. Sau khi việc xây dựng hoàn tất, căn cứ Incirlik sẽ có sức chứa lớn nhất trong số các căn cứ của Hoa Kỳ ở Châu Âu… 
Sự mở rộng sức chứa của căn cứ Incirlik diễn ra vào lúc Nga tiến hành sự cạn thiệp lớn nhất suốt nhiều thập kỷ ở Trung Đông…. Sự can thiệp của Moscow có nghĩa là xung đột ở Syria đã được chuyển từ một cuộc chiến ngoại vi… thành một cuộc xung đột quốc tế có sự tham chiến trực tiếp của các sức mạnh quân sự chủ chốt.” (“Căn cứ Incirlik tăng sức chứa thêm 2.250 để tiếp nhận người mới”, Today’s Zaman)
Bài báo này bốc mùi tham vọng của Hoa Kỳ ở Trung Đông. Như độc giả có thể thấy rõ, Washington đang chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh khác giống như họ đã làm vào năm 1991. Không kích của Hoa Kỳ sẽ được xuất phát từ “Patriot Town” tại Incirlik theo như chúng ta đã dự đoán từ tháng 7 khi mà thỏa thuận được chốt. Đây là những thông tin căn bản từ bài báo của Hurriyet: 
“Tư lệnh trung tâm không lực Hoa Kỳ đã bắt đầu triển khai các trực thăng tìm kiếm và cứu nạn cũng như phi công tại căn cứ không quân Diyarbakır ở đông nam Thổ Nhĩ Kỳ nhằm hỗ trợ với các chiến dịch cứu trợ ở nước láng giềng Iraq và Syria, họ đã thông báo…. 
Tư lệnh đồng minh tối cao của NATO ở châu Âu và chỉ huy tại tư lệnh Châu ÂU của Hoa Kỳ, tướng Phillip Breedlove, đã nói nhiệm vụ này là tạm thời.
“Chúng tôi sẽ là khách của chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ tại căn cứ không quân Diyarbakir. Không có kế hoạch đóng quân Hoa Kỳ thường trực tại địa điểm này … mặc dù vậy, điều này cho thấy một nỗ lực hợp tác thành công khác giữa quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và quân đội Hoa Kỳ,” Breedlove nói.” (“US triển khai cứu trợ hàng không ở đông nam Thổ Nhĩ Kỳ”, Hurriyet)
“Các trực thăng tìm kiếm và cứu nạn của Hoa Kỳ” chỉ cách đường biên giới biên giới phía đông nam của Thổ Nhĩ Kỳ vài dặm?

Đúng vậy. Hay nói cách khác, nếu một máy bay F-16 bị bắn hạ ở đâu đó tại Syria trong khi cố gắng áp đặt vùng cấm bay bất hợp pháp thì – Hấp – các trực thăng cứu nạn chỉ cách đó có 20 phút thôi.

Thật tiện lợi làm sao.

Bạn có thể thấy rằng – ngay cả khi Putin đã tung ra một cú đấm móc – đội của Obama vẫn tiếp tục lao thẳng vào kế hoạch “Lật đổ Assad”. Không gì thay đổi, sự can thiệp của Nga chỉ khiến tương lai bất ổn hơn, khiến cho các nhà địa chiến lược đã nản lòng, như Zbigniew Brzezinski, bắt đầu tung ra các bài phản xã luận trên các tạp chí hàng đầu để nguyền rủa Putin về việc phá hoại kế hoạch thống trị khu vực của họ. Cần phải ghi nhận rằng Brzezinski là bố già tinh thần của chủ nghĩa cực đoan Hồi Giáo, người đàn ông này đã tạo ra cách sử dụng vỏ bọc tôn giáo để xúi giục sự cuồng loạn và giành lấy các mục tiêu địa chiến lược của Hoa Kỳ khắp thế giới. Do vậy, việc Brzezinski muốn cung cấp các chỉ dẫn trong nỗ lực tuyệt vọng để tránh khỏi một di sản thất bại và mất mặt là điều hoàn toàn tự nhiên. Hãy xem đoạn phim này từ Politico:
“Hoa Kỳ cần phải đe dọa trả đũa nếu Nga không ngừng tấn công các tài sản của Hoa Kỳ ở Syria, cựu cố vấn an ninh quốc gia Zbigniew Brzezinski viết trong bài phản xã luận trên tờ Financial Times phát hành vào chủ nhật, hối thúc “sự nhấn mạnh chiến lược” với sự tin cậy của Hoa Kỳ ở Trung Đông và khu vực đang bị lâm nguy…. Nếu Nga tiếp tục theo đuổi các mục tiêu ngoài ISIL, Hoa Kỳ phải trả đũa, ông ta viết thêm.
“Trong hoàn cảnh biến đổi nhanh chóng, Hoa Kỳ chỉ có một lựa chọn thực tế duy nhất nếu như họ bảo vệ sự dễ tổn thương của họ tại khu vực: gửi cho Moscow yêu cầu phải ngừng và chấm dứt các hành động quân sự đang trực tiếp ảnh hưởng tới tài sản của Hoa Kỳ,” ông ta nói” (“Brzezinski: Obama nên trả đũa nếu như Nga không ngừng tấn công tài sản của Hoa Kỳ”, Politico)
Những người mà Brzezinski hăm hở gọi là “tài sản của Hoa Kỳ” ở Syria là đám khủng bố. Đơn giản vậy thôi. Putin không phân biệt giữa khủng bố “ôn hòa” và khủng bố “cực đoan”, khủng bố tốt và khủng bố xấu. Đó là chuyện đùa. Chúng cùng một loại và chúng phải chịu chung một số phận. Tất cả chúng đều sẽ bị truy đuổi, bắt giữ hoặc giết chết. Hết chuyện. 

Bằng cách bóp méo câu chuyện về khủng bố theo cách ủng hộ một số này nhưng lên án một số khác, chính quyền Obama đã tự đưa mình vào ngõ cụt tư tưởng, ở đó không có lối thoát nào hết. Điều mà họ đang làm là sai và họ biết là sai. Đó là lý do khiến điều đó khó có thể trở thành lý do cho chiến tranh. Trong một cuộc phỏng vấn “cần phải xem” mới đây, Putin đã kêu gọi Obama chính điểm này. Đây là những gì ông ấy nói: 
“Tổng thống Obama thường xuyên đề cập tới sự đe dọa của ISIS. Tốt thôi, ai trên trái đất này đã vũ trang cho chúng? Ai đã tạo ra môi trường chính trị thuận lợi cho tình hình hiện tại? Ai đã chuyển vũ khí tới khu vực? Bạn có thật sự không biết ai đang tham chiến ở Syria? Chúng hầu hết là lính đánh thuê. Chúng được trả tiền. Lính đánh thuê làm việc cho bất cứ phe nào trả tiền. Chúng tôi thậm chí còn biết chúng được trả bao nhiêu tiền. Chúng tôi biết rằng chúng tham chiến trong chốc lát và sau đó chờ xem ai khác trả nhiều tiền hơn, rồi chúng tới đó….
Hoa Kỳ nói “Chúng ta phải ủng hộ phe đối lập văn minh, dân chủ ở Syria”. Thế nên họ ủng hộ chúng, vũ trang cho chúng, rồi chúng gia nhập ISIS. Hoa Kỳ không thể nào nghĩ sâu xa thêm một chút nữa ư? Chúng tôi không bao giờ ủng hộ chính sách kiểu này. Chúng tôi cho rằng nó sai.” (Putin giải thích ai đã phát động ISIS, you tube, 1:38 to 4:03)
Nhìn xem? Mọi người đều biết điều gì đang diễn ra. Barack Obama sẽ không khơi mào sự đối đầu với Nga để bảo vệ chương trình cực kỳ phi đạo đức của CIA đã lan xuống phía nam. Mặc dù vậy, ông ấy sẽ làm những gì mà Hoa Kỳ vẫn luôn làm với một đối thủ có thể tự bảo vệ bản thân. Ông ta sẽ bắt nạt, quấy rối, đe dọa, hạ nhục, bôi nhọ, chế nhạo và áp bức. Ông ta có thể tiến hành một cuộc tấn công khác vào đồng ruble, hoặc dìm giá dầu hay áp đặt thêm trừng phạt kinh tế. Nhưng ông ta sẽ không khởi sự một cuộc chiến với Nga, điều đó sẽ không xảy ra.

Nhưng đừng vội ngừng hy vọng, trên hết, có một ánh sáng lóe lên từ thất bại này, tất cả các tay chơi chính đều biết chính xác đó là gì.

Đó là Geneva. Geneva là tàn cuộc.

Geneva là lộ trình được Liên Hiệp Quốc hỗ trợ để chấm dứt chiến tranh ở Syria. Các điều khoản của nó cho phép “thiết lập một chính quyền chuyển tiếp”, “sự tham gia của tất cả các bên… vào một cuộc đối thoại quốc gia đầy ý nghĩa,” và “bầu cử tự do và công bằng đa đảng.”

Hiệp ước này là rõ ràng và không tranh cãi. Điểu mấu chốt là Assad có được phép tham gia vào chính quyền chuyển tiếp hay không.

Putin nói “Có”. Obama nói “Không”.

Putin sẽ thắng cuộc chiến này. Chính quyền sẽ tham gia và rút lại yêu cầu đòi Assad từ chức. Kế hoạch thay đổi chính quyền thông qua các tay sai jihadi sẽ thất bại và Putin sẽ đưa Trung Đông tiến thêm một bước đến hòa bình lâu dài và an ninh thực sự. 

Đấy là ánh sáng lóe lên và là cách chấm dứt chiến tranh ở Syria.

Hoan hô Putin.

MIKE WHITNEY lives in Washington state. He is a contributor to Hopeless: Barack Obama and the Politics of Illusion (AK Press). Hopeless is also available in a Kindle edition. He can be reached at fergiewhitney@msn.com.

2 comments:

  1. "Tác giả cho rằng Hoa Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ không có cách nào khác ngoài việc ngồi vào bàn đám phán với Nga và Syria ở Geneva. Tuy vậy, đây có lẽ là sự lạc quan hơi sớm. Cho dù Nga đã chứng tỏ được sức mạnh và sự tinh quái trước Hoa Kỳ ở Syria thì Hoa Kỳ sẽ không bao giờ thực sự ngồi vào bàn đàm phán cho đến khi quân đội của họ hoặc tay sai bị đánh bại hoàn toàn trên chiến trường."

    Anh làm em nhớ tới những giờ học Sử và An ninh quốc phòng :)) Đúng là không được phép chủ quan dù chỉ là một chút.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bài học từ chiến tranh Việt Nam thôi, Mỹ chỉ chấp nhận đàm phán khi đã thua hoàn toàn trên chiến trường.

      Delete