Tuesday, October 27, 2015

Thiên đường của tự do và nhân quyền: Phạt để kiếm tiền

Brian Platt viết về sự tồi tệ của hệ thống cảnh sát Hoa Kỳ trong bài "The Police and Court System: Neoliberal America’s Tax Collectors". Hệ thống cảnh sát và tòa án đã trở thành những kẻ tống tiền và ăn cướp chuyên nghiệp để giúp chính quyền tăng nguồn thu ngân sách. Việc tống tiền và ăn cướp đó chủ yếu nhằm vào giai cấp công nhân, những người không có quyền lực để tự bảo vệ bản thân trong xã hội tư bản. Do ở Hoa Kỳ giai cấp và chủng tộc tương đối ăn khớp với nhau nên nạn nhân của các vụ ăn cướp, tống tiền chủ yếu là người da màu và da nâu. Hệ quả là bộ máy cảnh sát ngày càng trở lên bạo lực, bởi vì nhà nước không còn kiểm soát được quyền lực ấy nữa, ngược lại nhà nước tồn tại nhờ quyền lực ấy.  

Hệ thống cảnh sát và tòa án: Những kẻ thu thuế của Hoa Kỳ tân tự do

Vào tuần trước, Biloxi, bang Mississippi là thành phố mới nhất bị ACLU kiện vì thực hiện “modern-day debtors’ prison” [bắt giam người không thể đóng tiền phạt tư pháp]. Trong hai tháng qua, các vụ kiện tương tự đã được ACLU dùng đề chống lại chính quyền của Jackson, bang Mississippi, hạt Benton, bang Washington, New Orleans, thành phố Alexander, bang Alabama, và hạt Rutherford, bang Tennessee.

Hệ thống tư pháp hình sự đang ngày càng trở thành phương thức được ưa chuộng để tài trợ cho các chính quyền thành phố trong cơn ác mộng tân tự do hiện đại ở Hoa Kỳ. Cảnh sát nhằm vào những vi phạm nhỏ nhặt của người nghèo để phạt. Khi những khoản tiền phạt này không được đóng đúng hạn, tiền phạt bổ sung sẽ được tính thêm và người dân bị quẳng vào tù. Trong nhiều vụ, các nhân viên thu nợ tư nhân được thuê để săn đuổi những người nghèo, nhưng người thường xuyên nợ tiền phạt chồng chất nhưng hiếm khi được xóa nợ. Việc bóp nặn người nghèo để kiếm tiền cho thành phố đã cho phép các chính quyền địa phương cung cấp sự miễn thuế cho cộng đồng doanh nghiệp và người giàu có. Hay nói theo cách khác là những chương trình này tạo ra một cách thức khác để phân phối tiền từ giai cấp công nhân sang giai cấp tư sản.

Trong cuộc điều tra về Ferguson, bang Missouri trước đây vào năm 2015, bộ Tư Pháp đã kết luận: “Hoạt động của lực lượng thi hành pháp luật ở Ferguson đã bị thành phố định hướng vào doanh thu hơn là nhu cầu an toàn công cộng. Sự quan trọng của doanh thu này đã lấn át cả tính chất thể chế của sở cảnh sát Ferguson… và cũng đã định hướng tòa án địa phương.” Trao đổi nội bộ giữa các quan chức thành phố và cảnh sát đã cho thấy họ âm mưu bóp nặn người nghèo để bù đắp thiếu hụt ngân sách. Tất cả đều nói rằng gần một phần tư doanh thu của Ferguson là từ tiền phạt và Ferguson không phải là kẻ thi hành xuất sắc nhất ở hạt St. Louis.

Một điều tra mới đây của NPR cho thấy rằng thực tiễn dựa vào người nghèo để bù đắp cho chính quyền địa phương – bù đắp việc miễn thuế cho người giàu – không phải là duy nhất ở Ferguson hay Biloxi. Khắp đất nước, tiền phạt được dùng để tạo doanh thu. Một phân tích của NPR cho biết có 41 bang buộc người dân phải trả tiền cho “phòng và giường” khi họ bị giam giữ, 43 bang tính phí sử dụng luật sư công cho người dân, 44 bang tính phí quản thúc, 49 bang tính phí sử dụng vòng theo dõi. Kể từ năm 2010, tất cả các bang, ngoại trừ Alaska và Bắc Dakota đã tăng các khoản phí này để tăng thêm doanh thu. Trong một tuyên bố về vụ kiện chống lại Biloxi, luật sư Nusrat Choudhury của ACLU đã tóm tắt tình hình, “Đây thực sự là tống tiền bằng nhà tù. Các thành phố trên khắp đất nước, giống như Biloxi, đều đang tranh nhau gia tăng doanh thu và họ làm điều đó trên lưng của những người nghèo.”

Do giai cấp và chủng tộc có liên hệ gần gũi với nhau ở Hoa Kỳ nên sự tập trung bóp nặn người nghèo có nghĩa là nhằm vào người da màu và da nâu. Khi xem xét dữ liệu do Bộ Tư Pháp cung cấp, tờ New York Times đã phát ra ở Ferguson, nơi có 67% dân số là da màu, 83% vụ chặn xe và 93% vụ bắt giữ là nhằm vào người da màu. Một báo cáo năm 2011 của Hội Nghị Lãnh Đạo về Dân Quyền và Nhân Quyền đề cập đến sự gia tăng chủng tộc đã tiết lộ thêm về vấn đề phổ biến này. Một nghiên cứu năm 2007 ở Arizona cho thấy số người da màu, Latino, và Mỹ bản địa bị chặn xe vì “vi phạm giao thông” cao hơn rất nhiều so với lái xe da trắng. Ở Tây Virginia, một nghiên cứu năm 2009 cho thấy lái xe da màu bị chặn xe gấp 1,64 lần so với lái xe da trắng. Những nghiên cứu tương tự ở Illinois, Minesota và Texas cũng thu được kết quả tương tự. Thậm chí khi các nhà nghiên cứu tập trung hơn vào các hạt cụ thể - như những nghiên cứu ở hạt Sacramento, bang California và hạt DuPage, bang Illinois – họ cũng thấy rằng người da màu lái xe là nguyên nhân bị chặn xe. 

Đây cũng không phải là hiện tượng mới. Một điều tra của tờ Orlando Sentinel vào năm 1992 cho biết sở cảnh sát của hạt Volusia nhằm vào lái xe da màu và da nâu dọc theo đường I-95 để tống tiền dọc đường, tại đó cảnh sát sử dụng luật tịch thu tài sản dân sự - luật này cho phép cảnh sát tước đoạt tài sản cá nhân – để chiếm đoạt tiền và tài sản. Phân tích của tờ Sentinel với camera theo dõi của cảnh sát cho thấy “gần 70% vụ chặn xe là đối với người da màu hoặc Hispanic, một con số thật sự khác thường bởi vì đại đa số lái xe trên đường liên bang là da trắng.” Sở cảnh sát đã tịch thu gần 8 triệu dollar với sự bất lương đó.

Mới đây, một loạt phóng sự của tờ Washington Post cho thấy từ năm 2001 “có 61.998 vụ tước đoạt tiền mặt trên đường cao tốc và ở những nơi khác mà không có lệnh khám xét hay cáo trạng… tổng cộng là hơn 2,5 tỷ dollar.” Viết dưới bút danh Illinois, phó thống đốc Ron Hain giải thích mục đích của việc cướp bóc đúng theo nghĩa đen trên đường cao tốc là “Tất cả các thành phố quê hương của chúng ta đều đang nằm trên mỏ vàng miễn thuế.” Đàm thoại nội bộ do tờ Post thu thập đã cho thấy rằng cảnh sát và chính quyền thành phố ở Washington DC đã lên kế hoạch gia tăng doanh thu bằng cách tịch thu tài sản dân sự trong các đề án về ngân sách tương lai. 

Để tìm hiểu cách thức tịch thu diễn ra chúng ta có thể xem xét vụ việc của Ron Henderson và Jennifer Boatright, những người bản địa Texas, lái xe cùng với hai con nhỏ của Boatright từ Houston đến Linden. Sau khi dừng tại một cửa hàng tiện lợi ở thị trấn Tenaha, họ bị cảnh sát theo đuôi vài dặm trên con đường cho đến khi họ bị cảnh sát vẫy vào. Viên cảnh sát tuyên bố rằng Henderson, người Latino, đã chạy xe trên làn trái quá lâu, một kiểu biện minh hời hợt cho việc chặn xe phổ biến mang tính phân biệt chủng tộc. Sau khi khám xét xe, viên cảnh sát tịch thu 6.037 dollar, toàn bộ tiền tiết kiệm của cặp vợ chồng, họ phải đưa cho thành phố tiền nếu không họ có thể bị bắt giữ vì tội rửa tiền và gây nguy hiểm cho trẻ em. Nữ cảnh sát tuyên bố rằng sau khi họ bị kết án thì con của Boatright sẽ bị đưa vào trại nuôi dưỡng trẻ em. Trong nước mắt, Boatright đã mua lại tự do cho con của cô từ thị trấn Tehana chỉ với hơn 6.000 dollar.

Đề án tân tự do đòi hỏi tiền phải được tái phân phối từ giai cấp công nhân cho giai cấp tư sản – một trường hợp đảo ngược của Robin Hood. Một cách để làm điều này là chuyển gánh nặng của việc tài trợ cho chính quyền từ người giàu sang người nghèo. Sử dụng nhà nước cảnh sát cảnh sát quy mô lớn được phát triển trong chiến tranh chống ma túy, các chính quyền địa phương đã tìm ra phương thức sáng tạo mới để “đánh thuế” người nghèo bằng các nỗ lực hành pháp có chủ định. Do giai cấp và chủng tộc liên hệ chặt chẽ với nhau ở Hoa Kỳ nên điều này đã ngày càng khiến người da màu và da nâu rơi vào tầm ngắm của cảnh sát. Khi tổ chức cảnh sát là một thể chế bạo lực và phân biệt chủng tộc thì điều đó lại càng tạo cho cảnh sát nhiều cơ hội hơn để giết hại người da màu và da nâu. 

Đây là bi kịch cuối cùng của câu chuyện. Ở Nam Carolina, Walter Scott được vẫy vào vì là lái xe da màu và sau đó bị cảnh sát giết hại. Ở Cincinnati, Samuel Dubose bị vẫy vào vì cái mà công tố viên hạt gọi là một “chicken crap stop” [chặn xe với lý do vớ vẩn] và khi DuBose từ chối ra khỏi xe, viên cảnh sát đã bắn thẳng vào đầu ông ở cự ly gần khiến ông chết ngay lập tức. Sandra Bland bị vẫy vào ở hạt Waller, bang Texas vì tội có quá nhiều melanin trên da, khi cô phản đối sự bất hợp pháp của vụ chặn xe, viên cảnh sát kéo cô ra khỏi xe, đập đầu cô xuống đất và bắt giữ cô. Ba ngày sau cô chết ở trong nhà giam, bị những thủ phạm vô danh hành hình theo kiểu lynch – đáng ngờ nhất là cảnh sát hạt Waller. Hàng sa số các nạn nhân ít được biết đến, ở Portland, Keaton Otis bị cảnh sát vẫy vào bởi vì, theo lời viên cảnh sát bắt giữ, “người này… có bề ngoài giống như một gã côn đồ.” Otis chỉ có một lỗi vi phạm giao thông nhỏ trong hồ sơ khi viên cảnh sát bắn anh ta 23 phát đạn và giết chết anh ta.

Cảnh sát đại diện cho độc quyền bạo lực của nhà nước. Nếu chúng ta chấp nhận rằng dưới chủ nghĩa tư bản, mọi dạng nhà nước, như Marx đã nói, đều là sự chuyên chế của giai cấp tư sản đối với giai cấp công nhân thì cảnh sát là bạo lực có tổ chức của giai cấp tư sản. Chỉ bằng cách nhìn này thì việc hệ thống cảnh sát và tòa án bóp nặn một cách có tổ chức giai cấp công nhân cùng với những hệ quả tất yếu của nó mới có thể được thấu hiểu. Nếu chúng ta chấp nhận tiên đề này thì việc xóa bỏ cảnh sát trở thành một yêu cầu cách mạng. Xóa bỏ cảnh sát đối với chúng ta là một nhiệm vụ lịch sử cũng giống như xóa bỏ chế độ nô lệ đối với công nhân Mỹ vào giữa thế kỷ 19. Cảnh sát không thể cải tổ được, chúng chỉ có thể bị xóa bỏ. 

Brian Platt is an aerospace machinist who lives in Seattle.

2 comments:

  1. Với ai thì đó là thiên đường nhưng với tôi Mỹ là một nơi mà tôi sẽ không lựa chọn để sống. Có thể vào một ngày nào đó tôi sẽ qua đó những chỉ để du lịch và thăm thú cùng văn hóa. Đó là nơi không thực sự đáng sống với tôi

    ReplyDelete
  2. THiên đường của tự do và nhân quyền lại là nơi mà súng đạn được sử dụng như một trò chơi. Tính mạng con người có thể bị cướp trong một nốt nhạc. Thật là mặt trái

    ReplyDelete