Tuesday, September 29, 2015

"Mỹ Tân": Sự ngu dốt ở Washington

Việt Tân, rận chủ Bờ Hồ, cuồng Mỹ luôn ca ngợi sức mạnh, giá trị và văn minh Mỹ hết lời, nhưng không khi nào họ dám trích dẫn "Mỹ Tân" chưa nói là phân tích hay mổ xẻ bất cứ điều gì. Trong thời đại Internet, chúng ta rất dễ dàng tìm thấy "Mỹ Tân", một cựu quan chức chính quyền Mỹ và giờ là nhà báo nổi tiếng Paul Craig Roberts phê phán nước Mỹ từ quan điểm dân túy cánh hữu trong bài báo "Brainless in Washington", tất nhiên là cũng đầy đủ các khía cạnh như sự ngu dốt của chính quyền Mỹ, sự bất bình đẳng thu nhập khủng khiếp, sự tuyệt vọng của dân chúng bị bần cùng, kinh tế sụp đổ, thậm chí giờ còn tồi tệ hơn cả Việt Nam .... Tất nhiên, sự khác biệt không phải ở chỗ người ta phê phán cái gì, mà là ở chỗ người ta phê phán từ quan điểm nào. Cho dù là phê phán nước Mỹ tư bản chủ nghĩa, phê phán kinh tế học tân tự do, nhưng vẫn sử dụng quan điểm của nhà tư bản cá biệt, của chính kinh tế học tân tự do thì sẽ không bao giờ có thể thoát khỏi cái hệ thống đó, kết cục chỉ có thể là thỏa hiệp hoặc buông xuôi tuyệt vọng.

Sự ngu dốt ở Washington

Hình minh họa: Obama và Tập Cận Bình
Chỉ số IQ của Washington đã đi theo lãi suất của Fed – nó âm. Washington là lỗ đen hút cạn tư duy lành mạnh của chính quyền.

Sự thất bại của Washington là rõ ràng ở mọi nơi. Chúng ta có thể thấy thất bại trong những cuộc chiến của Washington và trong cách Washington tiếp cận Trung Quốc và Nga. 

Chuyến viếng thăm của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, được xếp lịch vào cuối tuần sau chuyến viếng thăm Washington của giáo hoàng. Liệu có phải là Washington hạ cấp Trung Quốc bằng cách bắt chủ tịch nước của họ đóng vai trò thứ cấp sau giáo hoàng? Chủ tịch Trung Quốc ở đây để cho truyền thông đưa tin vào cuối tuần? Tại sao Obama không nói với ông ấy là cút xuống địa ngục đi?

Sự kém cỏi về không gian mạng của Washington cũng như sự bất lực trong việc đảm bảo an ninh mạng của họ được dùng để đổ lỗi cho Trung Quốc. Vào ngày trước khi Tập Cận Bình đến Washington, thư ký báo chí của Nhà Trắng khởi động chuyến thăm của chủ tịch Tập Cận Bình bằng cách thông báo rằng Obama có thể đe dọa Trung Quốc với các biện pháp trừng phạt tài chính. 

Và không để lỡ cơ hội nào để đe dọa hay làm hạ nhục chủ tịch của Trung Quốc, bộ trưởng bộ thương mại Hoa Kỳ đã gửi cho chủ tịch Trung Quốc một cảnh báo rằng chính quyền Obama rất không hài lòng với thực tiễn kinh doanh của Trung Quốc để hy vọng một cuộc gặp trôi chảy ở Washington. 

Trái lại, khi Obama viếng thăm Trung Quốc, chính quyền Trung Quốc đã đối xử với ông ta lịch sự và tôn trọng.

Trung Quốc là chủ nợ lớn thứ hai của Hoa Kỳ, sau Fed. Nếu như chính quyền Trung Quốc tức giận, Trung Quốc có thể gây ra cho Washington nhiều vấn đề nghiêm trọng về kinh tế, tài chính và quân sự. Mặc dù vậy, Trung Quốc vẫn theo đuổi hòa bình trong khi Washington thường xuyên đe dọa.

Cũng giống như Trung Quốc, Nga có một chính sách đối ngoại độc lập với Washington và sự độc lập trong chính sách đối ngoại của họ đã đưa Trung Quốc và Nga thoát khỏi Washington.

Washington coi các quốc gia có chính sách đối ngoại độc lập là mối đe dọa. Lybia, Iraq và Syria đều có chính sách đối ngoại độc lập. Washington đã tàn phá hai trong số ba quốc gia đó và đang tiếp tục với quốc gia còn lại. Iran, Nga và Trung Quốc cũng có chính sách đối ngoại độc lập. Hệ quả là Washington coi những quốc gia này là mối đe dọa và tô vẽ họ như là mối đe đối với người dân Mỹ.

Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp Obama vào tuần tới tại cuộc họp của Liên Hiệp Quốc ở New York. Đó là cuộc họp có vẻ như sẽ chẳng đi tới đâu. Putin muốn cung cấp cho Obama sự giúp đỡ của Nga để đánh bại ISIS, nhưng Obama muốn sử dụng ISIS để lật đổ tổng thống Assad của Syria, thiết lập chính quyền tay sai và đá đít Nga khỏi cảng duy nhất trên biển Địa Trung Hải ở Tartus, Syria. Obama muốn ép Putin phải giao Crimea của Nga và đoạn tuyệt với những nước cộng hòa không chịu thần phục chính quyền bài Nga mà Washington đã thiết lập ở Kiev.

Bất chấp sự thù địch của Washington, Tập Cận Bình và Putin tiếp tục hợp tác với Washington, ngay cả khi có nguy cơ bị hạ nhục trước mặt người dân nước họ. Putin và Tập Cận Bình có thể chấp nhận bao nhiêu sự coi thường, lên án và những cái tên (như “Hitler mới”) trước khi mất mặt ở quê nhà? Họ làm sao có thể lãnh đạo khi dân chúng cảm thấy nỗi xấu hổ mà Washington gán cho lãnh đạo của họ. 

Tập Cận Bình và Putin rõ ràng là những người ôn hòa. Họ không phải đang làm mọi cách để cứu thế giới khỏi cuộc chiến cuối cùng đó sao?

Người ta có thể giả định rằng Putin và Tập Cận Bình biết về học tuyết Wolfowitz, cơ sở của chính sách đối ngoại và quân sự Hoa Kỳ, nhưng dĩ nhiên họ không thể tin rằng những thứ ngu xuẩn trơ trẽn như vậy lại có thể có thật. Nói ngắn gọn, học thuyết Wolfowitz tuyên bố rằng nguyên tắc khách quan của Washington là ngăn chặn các quốc gia phát triển đến mức có đủ sức mạnh để chống lại sự thống trị của Hoa Kỳ. Do đó, Washington tấn công Nga thông qua Ukraina và Washington tái quân sự hóa Nhật Bản để làm phương tiện chống lại Trung Quốc, bất chấp sự phản đối của 80 dân chúng Nhật Bản. 

“Dân chủ ư?” “Sự thống trị của Washington không cần đến thứ dân chủ thối tha,” nhà cầm quyền Nhật Bản và là tay sai của Washington tuyên bố, là kẻ đầy tớ tin cậy của Washington, ông ta chà đạp lên đại đa số người dân Nhật Bản.

Trong khi đó, cơ sở thật sự của quyền lực Hoa Kỳ - nền kinh tế của nó - tiếp tục vỡ nát. Hàng triệu công ăn việc làm của tầng lớp trung lưu đã biến mất. Cơ sở hạ tầng của Hoa Kỳ đang sụp đổ. Các cô gái Mỹ, chết ngập trong các khoản nợ tiền học, tiền nhà, tiền đi lại và chẳng có gì ngoài công việc bán thời gian lương thấp, đăng lên các trang Internet lời khẩn cầu xin được làm tình nhân cho những người đàn ông có đủ khả năng giúp họ trả nợ. Đây là hình ảnh của một nước thuộc thế giới thứ ba.

Vào năm 2004, tôi đã dự đoán trong một hội thảo được truyền hình quốc gia ở Washington, DC, rằng Hoa Kỳ sẽ trở thành nước thế giới thứ ba trong 20 năm. Noam Chomsky nói rằng chúng ta đã như vậy vào năm 2015. Đây là đoạn trích dẫn gần đây của Noam Chomsky:

“Hãy nhìn quanh đất nước. Đất nước này đang sụp đổ dần. Ngay cả khi anh trở về Hoa Kỳ từ Argentina thi cũng giống như thấy một nước thế giới thứ ba, khi anh trở về từ Châu Âu thì điều đó càng rõ hơn. Cơ sở hạ tầng đang sụp đổ. Không có gì hoạt động hết. Hệ thống giao thông không hoạt động. Hệ thống y tế hoàn toàn là nhục nhã – chi phí trên đầu người cao gấp đôi các quốc gia khác và kết quả thì không tốt. Từ thứ này đến thứ khác. Trường học đang suy thoái ….”

Một chỉ số khác của nước thế giới thứ ba là sự bất bình đẳng lớn trong phân phối thu nhập và của cải. Theo CIA, Hoa Kỳ hiện giờ là nước có phân phối thu nhập tồi tệ nhất thế giới. Phân phối thu nhập ở Hoa Kỳ tồi tệ hơn Afghanistan, Albania, Armenia, Australia, Áo, Azerbaijan, Bangladesh, Belarus, Bỉ, Benin, Bosnia/Herzegovina, Burkina Faso, Burundi, Campuchia, Cameroon, Canada, Cote d’Ivoire, Croatia, Cyprus, Cộng hòa Czech, Đan Mạch, Ai Cập, Estonia, Ethiopia, Phần Lan, Pháp, Đức, Ghana, Hy Lạp, Guinea, Guyana, Hungary, Iceland, Ấn Độ, Indonesia, Iran, Ireland, Israel, Italy, Nhật Bản, Jordan, Kazakhstan, Kenya, Hàn Quốc, Kyrgyzstan, Lào, Latvia, Liberia, Lithuania, Luxembourg, Macedonia, Malawi, Mali, Malta, Mauritania, Mauritius, Moldova, Mongolia, Montenegro, Morocco, Nepal, Hà Lan, New Zealand, Nicaragua, Niger, Nigeria, Na uy, Pakistan, Philippines, Poland, Portugal, Romania, Nga, Senegal, Serbia, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Đài Loan, Tajikistan, Tanzania, Timor-Leste, Tunisia, Thổ Nhĩ Kỳ, Turkmenistan, Uganda, Ukraine, Anh, Uzbekistan, Venezuela, Việt Nam và Yemen.

Sự tập trung của thu nhập và tài sản của Hoa Kỳ vào tay của những người rất giàu là sự tiến triển triển mới trong thời của tôi. Điều này có hai nguyên nhân. Thứ nhất là chuyển công ăn việc làm của Hoa Kỳ ra nước ngoài. Việc này đã chuyển các công việc năng suất cao, giá trị gia tăng cao của Hoa Kỳ sang các nước mà sự thừa thãi của nguồn cung lao động khiến cho tiền lương tụt xuống dưới mức đóng góp của người lao động vào giá trị đầu ra. Chí phí lao động thấp ở quốc tế đã chuyển hóa tiền lương và thu nhập cao của người Mỹ và do đó là thu nhập của hộ gia đình Mỹ thành lợi nhuận doanh nghiệp, phần thưởng cho người điều hành doanh nghiệp và thu nhập tư bản cho cổ đông, vô hiệu hóa con đường tiến bộ đã biến Hoa Kỳ thành “miền đất hứa”. 

Nguyên nhân còn lại gây ra sự bất bình đẳng kinh khủng đang ngự trị ở Hoa Kỳ là điều mà Michael Hudson trong cuốn sách Giết vật chủ gọi bằng cái tên tài chính hóa kinh tế, cho phép các ngân hàng chuyển hướng thu nhập khỏi nền kinh tế để thanh toán lãi suất cho các khoản nợ mà ngân hàng cung cấp.

Cả hai sự tiến triển này tối đa hóa thu nhập và tài sản của Một Phần Trăm với chi phí của dân chúng và kinh tế. 

Như Michael Hudson và tôi đã khám phá, kinh tế học tân tự do mù lòa trước hiện thực và biện minh cho sự phá hủy các triển vọng kinh tế của Thế Giới Phương Tây. Hãy nhìn xem liệu Nga và Trung Quốc có thể phát triển kinh tế học khác hay những siêu quyền lực mới nổi này sẽ trở thành nạn nhân của “kinh tế học rác rưởi” đã phá hủy phương Tây. Với nhiều nhà kinh tế học Trung Quốc và Nga được đào tạo theo truyền thống Mỹ, triển vọng của họ có thể không tốt hơn chúng ta.

Toàn bộ thế giới này có thể cùng rơi xuống hố.

Paul Craig Roberts is a former Assistant Secretary of the US Treasury and Associate Editor of the Wall Street Journal. Roberts’ How the Economy Was Lost is now available from CounterPunch in electronic format. His latest book is How America Was Lost.

2 comments:

  1. Mong bác đăng thêm nhiều bài về xã hội và cuộc sống của phương Tây. Rất thích đọc các bài viết trên trang của bác.

    ReplyDelete
  2. Hôm nọ có một bạn bình luận sự kiện Tập Cận Bình được đón tiếp như trên ở Hoa Kỳ là: Kiêu binh tất bại. Nghĩ mà đúng :)) Đã là khách thì gì thì gì cũng phải tiếp cho chu đáo.

    ReplyDelete