Thursday, September 24, 2015

Hội chứng Việt Nam của báo chí: Suy nghĩ về việc Brian Williams quay trở lại làm việc

Một cựu chiến binh trong chiến tranh Việt Nam, hiện giờ là giáo sư xã hội học ở Mỹ, phản đối huyền thoại về sự tự do của phóng viên chiến trường Mỹ trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Đó là nội dung của bài viết "Journalism’s Vietnam Syndrome: Thoughts Upon Brian Williams’s Return to Work". Qua đó chúng ta có thể thấy tự truyền thông Hoa Kỳ đã tạo ra huyền thoại về tự do báo chí ra sao, sự tự do ấy không chỉ đánh lừa công chúng về độ tin cậy của tin tức mà nó còn giúp cho các chủ hãng tin tức có lý do để đẩy phóng viên vào sự nguy hiểm của chiến tranh.

Hội chứng Việt Nam của báo chí: Suy nghĩ về việc Brian Williams quay trở lại làm việc

Một trong những người bạn tốt nhất của tôi ở Việt Nam là Ron Gawthrope. Vào năm 1969, cả hai chúng tôi được chỉ định vào khẩu đội chỉ huy của tập đoàn pháo binh số 41. Căn cứ của chúng tôi là trại Fidel, một tổ hợp nhỏ cách hàng rào phía nam của sân bay Phù Cát 800 m, gần Quy Nhơn và khoảng 300 dặm về phía đông bắc Sài Gòn.

Ron dường như chẳng có gì để làm. Anh ấy chạy loanh quanh trong doanh trại, tán gẫu suốt ngày, dễ chịu với cả sĩ quan và lính nghĩa vụ. Anh ấy hiếm khi rời khỏi doanh trại. Một lần tôi hỏi mỉa mai – Ron, anh làm gì ở đây? “Liên lạc báo chí” cho tập đoàn số 41, anh ấy trả lời. Anh giải thích rằng thường hay tường thuật về những thứ diễn ra ở khu vực chiến sự của tập đoàn số 41 tại Cao Nguyên Trung Phần; và anh nói thêm rằng công việc của anh là “ngăn chặn mọi phóng viên tin tức đi quá xa, cung cấp cho họ một câu chuyện và đẩy họ lên chuyến bay đầu tiên quay lại Sài Gòn.”

Đó là lời của Ron mà tôi nhớ tới khi được nghe những câu chuyện về tương phản giữa sự tự do đưa tin tức chiến sự mà các phóng viên ở Việt Nam được hưởng với những điều kiện khắt khe được áp đặt khi họ đưa tin chiến sự ở Trung Đông hiện nay. Một trong những điều tương phản được nhà văn Ward Just viết trong lời dẫn của cuốn sách vào năm 2000, Đưa tin Việt Nam: Báo chí Hoa Kỳ 1959-1973:

Việt Nam là cuộc chiến tranh cuối cùng mà nhà cầm quyền quân sự Hoa Kỳ sẵn sàng đưa các phóng viên tới chiến sự. Tất cả những gì anh cần phải làm là xuất hiện ở đường băng Tân Sơn Nhất, réo gọi một chiếc C-130 hay Caribou, sau đó trèo lên khoang. Khi anh tới sở chỉ huy, anh được tóm tắt, chỉ dẫn về nơi đọ súng và sau đó anh tự do làm công việc của mình. 

Giờ là tiếng cười thầm của Ron mà tôi đã được nghe. Một chiếc C-130 rời khỏi Tân Sơn Nhất gần Sài Gòn cần hơn nửa dặm đường băng để hạ cánh. Một số khu hạ cánh (LZ) lớn được tổ chức tốt như LZ Betty có khả năng đáp ứng điều đó vào cuối những năm 1960, nhưng phóng viên sẽ được thả xuống ở đâu đó, có thể là sân bay Phú Cát – nơi mà nhân viên Không Lực sẽ không thể biết về đọ súng nếu họ nghe thấy điều đó, ở hướng nào thì lại càng không. “Sở chỉ huy” quân đội gần nhất mà anh ta có thể tìm thấy đường đến, bên ngoài tường rào sân bay, là trại Fidel, nơi mà Ron sẽ cung cấp cho anh ta “một câu chuyện” và đưa anh ta quay trở lại sân bay.

Thực tế là kịch bản này được vẽ ra trong hồi ức của Ward Just – ông ấy đã đưa tin ở Việt Nam vào những năm đầu chiến tranh – hương vị của những ngày tháng cũ, phóng viên của trí tưởng tượng xa xưa, tính hợp lý của các chi tiết được kiểm tra bằng kinh nghiệm và những quy tắc quân sự mà tôi biết hồi đó. Phần lớn trách nhiệm của tôi với vai trò trợ lý tuyên úy trong tập đoàn số 41 và các đơn vị pháo binh khác là lái xe jeep cùng với cha tuyên úy tới các cứ điểm và LZ nằm dọc theo đường cao tốc số 1, 19 và 14, hoặc hộ tống ông ấy trên máy bay trực thăng tới các địa điểm xa hơn. Muốn đến cứ điểm Pony? Máy bay lên thẳng của chúng tôi đến LZ English và từ đó chúng tôi lái xe đến Pony – khá xa. Đó là điều chưa bao giờ diễn ra, hay tôi chưa bao giờ thấy một thường dân Hoa Kỳ nào hỏi hoặc đi theo cách này. Điều đó cũng không thể diễn ra bởi vì chúng tôi cần được cho phép để đưa bất kỳ người nào đi, ngay cả nhân viên quân sự. Chuyện đó không bao giờ xảy ra. 

Điều quan trọng đối với tôi là tôi chưa từng nghe thấy chuyện đó diễn ra. Liệu có phóng viên tin tức, bằng cách nào đó, đi một mình tới nơi như Pony, cái gã ở đó ngày hôm nay có thể nói về điều đó trong nhiều tuần sau – nhưng tôi chưa từng thấy bất cứ phóng viên nào ở những nơi đó.

Có nghĩa là sự thật của câu ngạn ngữ là có nhiều gã “Việt Nam” nhớ như thể là có ai đó đã từng ở đó. Một cuộc chiến tranh dài với chính sách và hoạt động quân sự của Hoa Kỳ đã thay đổi theo thời gian bởi địa điểm, các chi nhánh và đơn vị. Điều mà Ward Just nhớ có thể là thật ở Tân Sơn Nhất gần Sài Gon, vào lúc ông ấy có mặt ở đó, hơn là ở nơi khác sâu trong nội địa vào năm năm sau. Cũng như với các câu chuyện chiến tranh khác, huyền thoại về tường thuật không sợ hãi bắt nguồn từ hiện thực là rất khó đưa tin về Việt Nam, với công việc cũng như điều kiện sống khó khăn và đôi khi là nguy hiểm. Trong lịch sử đưa tin tức hàng tuần về chiến tranh, tờ Weekly War, nhà báo James Landers mô tả sức ép đối với phóng viên để tạo ra các câu chuyện “bi kịch chiến tranh” mà họ cho rằng độc giả mong muốn, cũng như những khó khăn và nguy hiểm mà phóng viên phải đối mặt để đáp ứng nhu cầu đó.

Nhưng Lander cũng ghi nhận rằng các phóng viên ít khi rời khỏi Sài Gòn và thậm chí là theo các chuyến đi được cấp phép đưa phóng viên tới các sở chỉ huy sư đoàn và tập đoàn – nơi mà họ sẽ được Ron đón tiếp.

Điều sẽ không thay đổi là sự miễn cưỡng của các sĩ quan chỉ huy khi phải đón tiếp một cá nhân vô ích ở cứ điểm, cũng như ít có phóng viên “được tự do làm công việc [của họ]”, như Mr. Just đã nói. Nhà sử học Milton Bates, trong cuốn sách The Wars We Took to Vietnam, mô tả “công việc chiến tranh” là “rất rõ ràng giống như công việc ở nhà máy hay xây dựng” với nguy cơ phụ thêm về những thanh niên kiệt sức và chỉ được huấn luyện tối thiểu để vận hành cỗ máy hạng nặng tinh vi trong nhưng điều kiện khắc nghiệt. Ở Việt Nam, công việc đó là nóng bức, nặng nhọc và bẩn thỉu với sự phân chia lao động chặt chẽ và không có chỗ cho sự sao lãng mà những khán giả - như các phóng viên – sẽ đem tới. Chính vì lý do này, cha tuyên úy và tôi thường xuyên được hộ tống đi khỏi các công sự pháo khi có lệnh khai hỏa; máy bay trực thăng của chúng tôi có lần phải lượn vòng vòng cho đến khi người bị thương được dọn sạch khỏi LZ bị bộ binh địch tấn công vào đêm trước đó. 

Kinh nghiệm về phóng viên ở Việt Nam đươc nhớ lại là quan trọng hơn những thành tích lịch sử mà nó tạo ra. Sự nhầm lẫn phổ biến về việc người Mỹ được đưa tin tốt hơn về chiến tranh ở Việt Nam so với những cuộc chiến tranh gần đây ở Trung Đông hầu hết dựa trên niềm tin rằng các phóng viên đã được tự do đi bất cứ đâu họ muốn và tường thuật những gì họ thấy – một quan điểm lý tưởng đáp ứng kỳ vọng của công chúng về cấp độ căn bản của việc đưa tin mà các hãng tin tức hiện nay không thể thực hiện được.

Trong khi đó, huyền thoại về các phóng viên Rambo hung hãn khắp vùng châu thổ sông Mekong trở thành chuẩn mực về khí phách nhà nghề mà các phóng viên hiện nay có – hoặc họ tưởng rằng họ có. Sức ép đáp ứng kỳ vọng có thể đưa họ vào nguy hiểm. Khi phóng viên Bob Woodruff bị thương ở Iraq vào năm 2006, anh ta chỉ trích chủ lao động, hãng ABC News, đã đặt anh vào tình thế nguy hiểm để thu được đánh giá cao hơn của độc giả, bản thân Woodruff là “gã ngốc”, tự gây nguy hiểm không cần thiết cho bản thân khi thò đầu ra khỏi cửa xe bọc thép mà anh ta đang đi. 

Vào tháng giêng năm 2015, phóng viên Brian Wiliams của hãng NBC khẳng định rằng anh đã ở trên chiếc trực thăng bị kẻ địch bắn ở Iraq vào năm 2003. Anh ta đã kể nhiều phiên bản của câu chuyện trong nhiều năm nhưng khi mà cựu chiến binh cùng tham gia nhiệm vụ với máy bay trực thăng đã nói rằng đội của anh ta chưa bao giờ gặp nguy hiểm – câu chuyện của Willams là không thật. Williams đã bị NBC sa thải, tạo nên một bóng tối bao phủ những di sản của anh ta và hoài nghi về tương lai của anh ta trong lĩnh vực báo chí. Giờ đây, khi NBC chuẩn bị đưa William quay trở lại thông quan chi nhánh liên kết nhỏ MSNBC, những người theo đuôi sẽ lặp lại những chi tiết trong câu chuyện ngụy tạo về chiến sự đã làm anh ta mất việc và NBC bị bất ngờ. 

Mặc dù vậy, bình luận về sự phục chức của William sẽ giống như chỉ dừng ở mức độ thất bại cá nhân. Những người có học hơn sẽ bắt đầu phân tích tâm lý, để kết luận rằng “nam tính bị tàn phá” của anh ta là nguyên nhân của việc không kiểm chứng sự thúc đẩy của nam tính đã xác thực thông qua một sự liên hệ nhầm lẫn với sự dũng cảm chiến trận. Nhưng hầu hết các bình luận sẽ không thừa nhận hình mẫu mà trường hợp của anh ta và Woodruff (cũng như những người khác) đã tạo ra, một hình mẫu cho thấy thứ văn hóa mà theo đó các phóng viên chiến trường phải đối mặt với những kỳ vọng phi thực tế của các ông chủ và công chúng tiêu thụ tin tức. Vẫn tiếp tục bị loại bỏ khỏi bình luận là di sản của việc đưa tin trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, theo đo những kỳ vọng phi thực tế vẫn tiếp tục tồn tại. Đó là huyền thoại về việc lợi ích của công chúng được binh đoàn những “gã phóng viên đúng đắn” tự do, mà trực thăng tha lôi từ nơi này qua nơi khác, những kẻ vẫn còn ám ảnh sự tôn kính nghề nghiệp của phóng viên chiến tranh hiện nay, phục vụ tốt hơn trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam

Sự thật là các cuộc chiến tranh hiện nay rất khác xưa, chiến trận –thậm chí là ngay cả với những cuộc chiến đang diễn ra – ít đặc trưng bằng nguy cơ thiệt hại tính mạng hay vật chất hơn trước kia; sự thật là ngay cả Việt Nam cũng khác với những năm tháng vinh quang tưởng tượng hiện nay mà một thế hệ phóng viên anh hùng được cho là đã tạo ra; sự thật là những tên cướp biển tự do mà Ward Just nhớ đến gần với Ernie Pyle, phóng viên chiến tranh huyền thoại của Thế Chiến Thứ II (không có trực thăng), hơn là các phóng viên đã gặp (hoặc không) anh bạn Ron của tôi ở Việt Nam.

Sự thật là nếu các hồi ức báo chí coi Ron là hình tượng trung tâm trong lịch sử báo chí của thời kỳ Việt Nam, Bob Woodruff có thể không bị nguy hiểm để thu thập vài “bi kịch chiến trường”, anh ta có thể giữ đầu an toàn trong khoang của APC và không bị thương cũng như Brian Williams vẫn có thể là phóng viên của hãng NBC. 

Jerry Lembcke is Associate Professor Emeritus of Sociology at College of the Holy Cross in Worcester, Mass. He is the author of The Spitting Image: Myth, Memory and the Legacy of Vietnam and Hanoi Jane: War, Sex, and Fantasies of Betrayal. His newest book is PTSD: Diagnosis or Identity in Post-empire America? He can be reached at jlembcke@holycross.edu.

No comments:

Post a Comment