Thursday, August 13, 2015

Chiến tranh tiền tệ Hoa Kỳ-Trung Quốc: Kẻ thắng và người thua

Bài viết "The US-China “Currency War”: Winners and Losers" Geoffrey McDonald cho rằng trong cuộc chiến tranh tiền tệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, giai cấp công nhân sẽ luôn là người thua khi đứng về phía chủ nghĩa quốc gia. 

Chiến tranh tiền tệ Hoa Kỳ - Trung Quốc: Kẻ thắng và người thua

Chính khách Hoa Kỳ không hoan nghênh Đảng Cộng Sản ở Bắc Kinh về thành công trong việc theo đuổi câu thành ngữ tư bản “tự làm giàu”, mà kêu gào chơi bẩn: Trung Quốc làm sai lệch tỷ giá hối đoái của đồng nhân dân tệ để có thể kiếm nhiều tiền hơn từ Hoa Kỳ, hơn là ngược lại. Cáo buộc được tất cả mọi người từ Donald Trump cho tới Bernie Sanders đưa ra là chính sách của Trung Quốc đang giết chết các công việc được trả lương cao của Hoa Kỳ - và rất nhiều thứ khác nữa. Điều tồi tệ đối với Hoa Kỳ không phải do Hoa Kỳ gây ra mà là do sự bịp bợm của Trung Quốc. 

Quyền thành công của Hoa Kỳ

Giải pháp cho vấn đề cũng rõ ràng như lời cáo buộc: Trung Quốc phải áp dụng các quy định đã được Hoa Kỳ chấp thuận trong thương mại và trao đổi quốc tế. Nếu Trung Quốc thả nổi đồng tiền của họ, sau đó giá trị của đồng nhân dân tệ sẽ được điều chỉnh, xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ sẽ trở nên đắt hơn, Trung Quốc và phần còn lại của thế giới sẽ mua nhiều sản phẩm của Hoa Kỳ hơn và công ăn việc làm sẽ quay trở lại Hoa Kỳ. 

Giả định là những nhà buôn tiền toàn cầu, theo sự thông thái vĩnh cửu của họ, sẽ tìm ra tỷ giá hối đoái “chính xác” giữa đồng nhân dân tệ và dollar khi họ được tự do tiếp cận cung và cầu đồng nhân dân tệ. Tỷ giá hối đoái chính xác là thế nào? Đó là tỷ giá đảm bảo cho thắng lợi của doanh nghiệp Hoa Kỳ. 

Trước khi có động thái đáp lại sự suy thoái tuần này, Trung Quốc đã tiến tới thị trường chuyển đổi đồng nhân dân tệ tự do. Từ năm 2005, họ đã để cho đồng tiền tăng giá 30% so với đồng dollar, trong khi cố gắng kiểm soát sự gia tăng. Mặc dù vậy kết quả cán cân thương mại với Hoa Kỳ vẫn không thay đổi. Suy luận là gì? Trung Quốc vẫn làm chưa đủ. Làm sao chúng ta biết họ đã làm đủ? Khi Hoa Kỳ là người thắng cuộc.

Đối với Hoa Kỳ, khi họ thiết lập hệ thống thị trường thế giới, thị trường này phải phục vụ cho lợi ích của nhà sản xuất Hoa Kỳ, thế nên khi họ không thành công như họ muốn thì đó không phải là thị trường mà là những người chơi khác có vấn đề.

Cộng và trừ 

Việc Hoa Kỳ lên án lợi thế thương mại của Trung Quốc đã bỏ qua sự kiện này: nhiều sản phẩm đang “tràn ngập” thị trường Hoa Kỳ được các công ty Hoa Kỳ sản xuất ở Trung Quốc. Đây là lợi ích của đồng dollar giá trị cao. Nhà đầu tư Hoa Kỳ đang kiếm được lợi nhuận khổng lồ ở Trung Quốc. Trái với điều này, tất cả “chúng ta” đều được coi ở cùng một phe và bị Trung Quốc đe dọa. 

Chính khách Hoa Kỳ đang gây chiến về việc thao túng tiền tệ đã không kêu gọi hạn chế các nhà đầu tư Hoa Kỳ kinh doanh ở Trung Quốc – thứ có thể tàn phá công ăn việc làm “Hoa Kỳ”. Tại sao? Hoa Kỳ thấy lợi nhuận nhờ chi phí sản xuất thấp ở Trung Quốc gấp nhiều lần so với thiệt hại công ăn việc làm và thuế khóa ở nội địa. Các tay chơi toàn cầu của Hoa Kỳ phải lợi dụng mọi cơ hội để trở nên cạnh tranh hơn hàng sa số các tay chơi từ các quốc gia khác, vốn cũng thuê ngoài ở Trung Quốc. 

Chính khách Hoa Kỳ luôn luôn nói với công nhân Hoa Kỳ: “chúng ta” là một phần của kinh tế toàn cầu, thế nên “chúng ta” phải đảm bảo rằng doanh nghiệp “của chúng ta” phải cạnh tranh hơn, “chúng ta” phải làm việc chăm chỉ hơn và cắt giảm lương. Khi chính khách nói: “Người Mỹ là công nhân năng suất nhất thế giới,” điều đó không phải là tâng bốc mà là yêu cầu: anh phải rẻ hơn và chăm chỉ hơn. Đây là quy luật, bất kể hàng hóa Trung Quốc có cướp thị trường hay không.

Trong nhiều năm, Hoa Kỳ giữ một cán cân thương mại âm, đủ để phá hủy bất cứ quốc gia nào khác. Hoa Kỳ có đặc quyền này bởi vì đồng dollar là đồng tiền thế giới, được sử dụng cho các giao dịch kinh doanh khắp thế giới. Nhưng sau vụ sụp đổ tài chính năm 2007 và khoản nợ đầu cơ lớn mà họ phải gánh để quản lý khủng hoảng, tình hình mới đã xuất hiện: Hoa Kỳ phải lo ngại về độ tin cậy của họ. Nó vẫn chưa bị hoài nghi, nhưng không còn không thể bị hoài nghi. Ở Washington có cảm giác rằng cần phải làm điều gì đó để chứng minh độ tin cậy của đồng dollar trong vai trò tiền tệ thế giới. Họ phải cải thiện cán cân thương mại để chứng tỏ quan hệ giữa khoản nợ và năng lực tài chính của họ.

Trung Quốc đã tài trợ cho nợ của Hoa Kỳ hàng nghìn tỷ. Dịch vụ này đã được Washington thừa nhận, nhưng nó cũng cho thấy nguy cơ tiềm tàng. Nếu Trung Quốc ngừng mua trái phiếu ngân khố hoặc chuyển sang sắp xếp đồng tiền cạnh tranh, đó sẽ là sự suy tàn không thể đảo ngược của quyền lực tài chính Hoa Kỳ. Trung Quốc đang tiến những bước thăm dò theo hướng này, cùng với việc cảnh báo Hoa Kỳ rằng họ phải quản lý đồng tiền theo các nguyên tắc thị trường tốt; ví dụ như cắt bớt phúc lợi nhà nước.

Tại sao Trung Quốc không làm điều chúng ta muốn? 

Thực tế là Trung Quốc điều tiết tỷ giá hối đoái để kích thích xuất khẩu. Đây không phải là chiến thuật xa lạ khi nhà nước cố gắng khẳng định vị thế của mình. Đức, cựu vô địch xuất khẩu, đã làm điều đó trong thời kỳ hậu chiến; Nhật Bản và Hàn Quốc cũng vậy. Nhưng không ai cáo buộc những quốc gia này về việc thao túng đồng tiền bởi vì sự phát triển kinh tế của họ không thách thức sự thống trị toàn cầu của Hoa Kỳ giống như Trung Quốc.

Đồng nhân dân tệ giá thấp không phải là điều rõ ràng đối với Trung Quốc. Theo quan điểm đảm bảo sự cạnh tranh về giá của xuất khẩu thì cần phải duy trì tỷ giá hối đoái không cao; nhưng theo quan điểm xuất khẩu tư bản, sự thật ngược lại: tỷ giá hối đoái cao cho phép các nhà đầu tư Trung Quốc có sức mua lớn hơn tại các quốc gia khác. Nếu như đồng tiền tăng giá, nhập khẩu dầu và nguyên liệu thô sẽ rẻ hơn; nếu đồng tiền mất giá, điều này sẽ làm yếu khả năng đầu tư của đồng nhân dân tệ ở Hoa Kỳ. Công nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu theo đuổi các chính sách xung đột. Nhà nước Trung Quốc thể hiện rõ rằng họ đang cố gắng xây dựng một chính sách thúc đẩy sức mạnh kinh tế của Trung Quốc trên thế giới.

Lý do khác khiến Trung Quốc không thể mở cửa hoàn toàn thị trường tư bản: họ không muốn người Mỹ và người Nhật chiếm lấy các công ty Trung Quốc. Họ muốn kiểm soát dòng tư bản vào và ra. Trung Quốc đang tiến một cách thận trọng tới việc chuyển giao quyền ra quyết định tài chính cho thị trường. Phải mất tới 20 năm để chuyển giao quyết định công nghiệp cho thị trường nội địa. Giao phó sự tăng trưởng của một quốc gia cho các lợi ích tư nhân là sự chuyển tiếp nguy hiểm đối với mọi quyền lực nhà nước. Kết quả của điều đó cũng rất rõ ràng; đối với phần lớn các quốc gia trên thế giới, nó dẫn đến sự phá hủy tài sản quốc gia, như đã được thấy ở “thế giới thứ ba”. Thế nên Trung Quốc thận trọng. Ý đồ của họ - như họ đã nói và thể hiện – là giám sát sự tự do hóa nền kinh tế theo cách của họ, với tốc độ của họ và khi họ đánh giá nó theo lợi ích của bản thân.

Với vị thế của Hoa Kỳ thì mọi thứ ở Trung Quốc đều có lợi cho Hoa Kỳ - thị trường nội địa, cơ sở hạ tầng, hệ thống tài chính của họ. Hoa Kỳ muốn tiếp cận lao động Trung Quốc mà không cần thông qua đối tác Trung Quốc, đầu tư hoặc là trực tiếp thông qua các công cụ tài chính hoặc xây dựng các chi nhánh kinh doanh ở Trung Quốc. Họ muốn đến và đi mà không cần thông qua kinh tế địa phương. Hoa Kỳ đòi hỏi rằng kinh tế Trung Quốc phải làm cho Hoa Kỳ thành công. 

Công ăn việc làm: tất cả và kết thúc tất cả 

Chính khách Hoa Kỳ nói rằng khi họ chống lại việc Trung Quốc “thao túng đồng tiền” thì họ đấu tranh vì công ăn việc làm cho công nhân Mỹ. Đây là lời nói dối. Họ đấu tranh cho các công việc sinh lợi nhuận, là sự phục vụ cho kinh doanh. Điều này có nghĩa là thiết lập các điều kiện tối ưu – thuế thấp, các quy định môi trường hạn chế, ít luật về sức khỏe và an toàn – để làm cho đầu tư ở Hoa Kỳ hấp dẫn trở lại. Đối với công nhân Mỹ, điều này có nghĩa là đáp ứng hoặc vượt qua các tiêu chuẩn sinh lợi đã được tư bản thiết lập trên toàn cầu, trong đó có Trung Quốc. Họ không phải là những người được hưởng lợi, nhưng nguồn nhân lực cho sự thành công của Hoa Kỳ thì có.

Chính khách nói với công nhân rằng mục tiêu của kinh doanh là tạo ra nhiều công việc với chi phí thấp nhất là lợi ích tối cao của họ. Họ đe dọa công nhân với thực tế là công nhân không có nguồn thu nhập nào khác ngoài việc bán sức lao động, thế nên phải mong muốn công ty thành công và đảm bảo điều đó. Những trách nhiệm công cao cả này ngăn chặn bất cứ câu hỏi không trung thành nào như: Tôi nhận được gì từ công việc? Tôi được gì khi dành cả đời để làm việc? Công nhân phải bỏ qua lý do đầu tiên khiến họ phải đi làm – để có tiền và thời gian tự do – vì lợi ích của bản thân công việc. 

Một công việc được coi là điều tốt nhất mà công nhân muốn ở hệ thống này. Nhưng thật ra: công việc tốt ở điểm nào? Không phải nó cho thấy công việc với thu nhập ít ỏi ra sao khi nó có thể chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác vào thời điểm xác định bởi vì lao động rẻ hơn và điều kiện làm việc ít đắt đỏ hơn ở đây? Công việc không rời khỏi Hoa Kỳ hay được kéo trở lại đây – chúng có sự khác nhau nào không? Họ tồn tại khi và chỉ khi họ làm giàu cho công ty, điều có nghĩa là: thu nhập thấp và công việc nặng nhọc. 

Nhiều công nhân cùng phe với quốc gia hay công ty “của họ” với hy vọng rằng điều này có thể tạo ra công việc ổn định hoặc ngăn chặn thu nhập mất đi. Sự phụ thuộc của họ vào thứ họ buộc phải làm khiến cho kinh doanh dễ dàng đe dọa họ và thúc đẩy họ chống lại những công nhân cùng cảnh ngộ khác. Điều này khiến cho lương và điều kiện làm việc bị hạ thấp ở mọi nơi. Về mặt kinh tế, chủ nghĩa quốc gia luôn đánh chặn giai cấp lao động. Đó là sự thật ở Hoa Kỳ cũng như ở Trung Quốc.

Geoffrey McDonald is an editor at Ruthless Criticism
He can be reached at: ruthless_criticism@yahoo.com

3 comments:

  1. Có phải đây mà một trong những công cuộc mở đường cho một cuộc tổng chiến sẽ xảy ra trong tương lai không. Nhìn lại lịch sử thì cả hai cuộc chiến tranh thế giới đều vì tiền mà diễn ra

    ReplyDelete
  2. Có lẽ tới hôm nay Mỹ vẫn thắng rồi. Mấy hôm nay đô lên giá quá. Tính lương cho các bạn mà cũng xót quá đi thôi. Đô cứ lên giá bảo sao mà nhân viên Mỹ toàn đòi thanh toán dola

    ReplyDelete
  3. Ở đây có cái đồ thị ko post lên đây được, chỉ copy
    https://www.facebook.com/groups/427147074160288#
    == copy
    -
    cái gì của chính trị Mỹ chẳng là thủ dâm. Vào lúc này, thì kinh tế Mỹ không còn cái gì bàn ngoài thủ dâm. NGòi cái đo thị dưới đây, thì mình chỉ nói thêm ba ý này

    -1- khủng hoảng kép là không có lối thoát. Khủng hoảng kép sinh ra do người ta khắc phục khủng hoảng ban đầu bằng chính căn nguyên khủng hoảng. 1929..1933 có căn nguyên là thừa hàng hóa kỹ thuật kém mà lại thiếu kỹ thuật cao, do sự thống trị của các tập đoàn kinh tế (consortium) đã ngăn cản sự phát triển. Người ta khắc phục bằng cách đóng cửa cac shệ thống đế quốc-thuộc địa, bản hộ hàng lạc hậu, ngăn hàng kỹ thuật cao của "rợ giéc manh". Hậu quả là hệ thống thuộc địa của các đế quỗ tan vỡ

    -2- Người ta đã khắc phục hậu quả năm 2008 bừng phát triên tchính căn nguyên của nó, là các bong bóng được máy in tiền thổi lên. Như các bạn đã biết, từ cuối 2014, cả thế giới đã theo tay Nga hạ giá tiền xả các bong bóng. Chỉ còn Mỹ-Nhật và một vài chư hầu giữ cái bóng này, và dồn hứng toàn bộ thế giới. Tạo ra tài khoản cho vay "lãi suát tháp kỷ lục", vay tiền mua chứng khoán giá cao, thổi giá chứng khoán hút tiền đầu cơ của giun sán giò bọ thế giới vào Mỹ..., tức là vay sau trả lãi trước. Và chỉ còn một cách, là tung tiền mặt ra giải ngân trả nợ. USD sập đổ. Và ngoai USD thì Mỹ còn có cái mịe j nữa.


    -3- Sự sập đổ lần này của Mỹ, nói trên, không đơn giản là một cuộc khủng hoảng - rồi lại hồi. Mà nó là sự kết thúc của văn minh Tây Lợn. Thật ra, cũng như Mông Cổ, Tây Lợn là cái bướu thừa của châu Á văn minh, chỉ ngoi lên khi trung ương suy đồi, rồi tàn lụi vĩnh viễn.

    ------------

    đồ thị, bóng bơm không căng được nữa từ 1 năm qua, và rạn nứt chờ nổ
    https://www.google.com/finance?q=INDEXNASDAQ%3A.IXIC&ei=960nWJjpBIuP0ASotY7IDQ

    ReplyDelete