Wednesday, July 8, 2015

TPP tụt hậu so với triển vọng phát triển của Trung Quốc

Trong bài viết Obama’s Pacific Trade Deal Trails Behind China’s Development Vision, tác giả Nile Bowie khẳng định rằng TPP không đem lại nhiều lợi ích về thương mại cho các quốc gia tham gia mà nhằm mục đích bao vây, làm giảm tầm ảnh hưởng của Trung Quốc và giúp các công ty đa quốc gia của Hoa Kỳ kiếm lợi. Song điều đó sẽ khó có thể thành công bởi vì Trung Quốc đang xây dựng những thể chế tích cực hơn để góp phần phát triển khu vực.


Hiệp định thương mại Thái Bình Dương của Obama tụt hậu so với triển vọng phát triển của Trung Quốc

Thường xuyên được chào hàng như là vấn đề chủ chốt trong việc tái can dự vào Châu Á của chính quyền Obama, một cuộc bỏ phiếu mới đây ở thượng viện Hoa Kỳ đã tạo ra bước tiến quan trọng để đưa Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) trở thành luật. Để đối mặt với sự phản đối đáng kể từ nội bộ đảng của mình, tổng thống Hoa Kỳ đã giành lấy ủy quyền đàm phán nhanh để giới hạn quyền hợp hiến của quốc hội trong việc điều chỉnh các nội dung của hiệp định thương mại.

Mặc dù quốc hội và công chúng Hoa Kỳ vẫn có cơ hội xem xét hiệp định trước khi nó được thông qua nhưng thủ tục theo dõi nhanh sẽ cắt giảm thời gian tranh luận và cấm bổ sung thêm vào dự luật, quốc hội chỉ có thể biểu quyết bằng việc bỏ phiếu chống hoặc thuận. Đàm phán sau những cánh cửa đóng kín và công việc dự thảo trong bí mật tuyệt đối suốt gần một thập kỷ, do vậy các đại biểu được lựa chọn cũng chỉ được tiếp cận giới hạn với bản dự thảo.

Các cuộc đàm phán nhằm mục đích thiết lập thỏa thuận thương mại đa phương và đầu tư nước ngoài có sự tham gia của Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam. Hiệp định thương mại chiếm tới 40% kinh tế thế giới cho thấy sự đáp lại của Hoa Kỳ đối với sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, nước này không tham gia hiệp định mặc dù là nền kinh tế lớn nhất khu vực và đối tác thương mại lớn nhất của các nước Châu Á – Thái Bình Dương.

Kết hợp một nhóm nhiều nước có sự khác biệt đa dạng về văn hóa và kinh tế, hiệp định hướng tới việc tạo dựng một khuôn khổ pháp lý chung để điều chỉnh các hàng rào thuế quan và tranh chấp thương mại, bản quyền và sở hữu trí tuệ, ngân hàng, đầu tư nước ngoài và nhiều thứ khác. Hiệp định được nhìn nhận một cách rộng rãi là sự đóng góp lâu dài của Washington vào khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

Tái tạo thương hiệu xoay trục Châu Á 

Được một nhà bỉnh bút nổi tiếng Hoa Kỳ mô tả là “hiệp định thương mại toàn diện có thể giúp chúng ta củng cố sự thống trị đối với Trung Quốc ở Châu Á”, trong khi đó thượng nghị sĩ Charles E. Schumer tuyên bố rằng mục tiêu rõ ràng của hiệp định là “lùa” các nước khác ra khỏi “phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc”. Nếu mục tiêu địa chính trị nấp sau hiệp định chưa đủ rõ ràng, tổng thống Obama đã tuyên bố, “Nếu chúng ta không viết ra luật lệ thì Trung Quốc sẽ viết ra luật lệ,” trong một cuộc phỏng vấn với tờ Wall Street Journal. Rõ ràng cần phải nói rằng TPP không phải là hiệp định thương mại thuần túy.

Sự bất đồng rõ ràng xuất hiện giữa đảng Dân Chủ và đảng Cộng Hòa về chính sách thương mại, mặc dù rất nhiều các nhà lập chính sách Hoa Kỳ đánh giá hiệp định theo các lợi ích chiến lược, củng cố một cấu trúc kinh tế khu vực mới ở Châu Á – Thái Bình Dương theo kiểu Mỹ. Các nhà kinh tế học chính thống như Paul Krugman và Joseph Stiglitz đã lập luận rằng hiệp định thực tế sẽ chỉ đem lại các lợi ích kinh tế nhỏ cho Hoa Kỳ, ngay cả khi các lợi ích doanh nghiệp và tài chính được hưởng lợi lớn nhất từ việc tự do hóa. 

Có vẻ như kết luận này giải thích lý do thị trường chứng khoán Hoa Kỳ hầu như không phản ứng với sự phủ quyết ban đầu về thủ tục theo dõi nhanh mặc dù điều này có thể làm tê liệt hiệp định. Đối với Hoa Kỳ, hiệp định này sẽ đảo ngược tiến trình suy thoái của sự thống trị của Hoa Kỳ và tái tạo danh hiệu Hoa Kỳ - quyền lực thị trường hàng đầu, trong mắt của các quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương, những nước đang bắt đầu hoài nghi về sức mạnh của Washington. 

Các điều lý do mà những người ủng hộ bảo vệ hiệp định đưa ra chủ yếu xoay quanh việc chống lại Trung Quốc và thiệt hại uy tín của Hoa Kỳ khi hiệp định không được thiết lập. Phải nói một cách trung thực rằng khái niệm một chính quyền nước ngoài có thể vẽ lại kinh tế thế giới thông qua các thể chế đa phương khác và thay thế vị trị thống trị kinh tế thế giới của Hoa Kỳ in dấu rất đậm trong tâm lý người Mỹ, những người hoàn toàn bị thuyết phục về sự không thể thay thế và chủ nghĩa ngoại lệ của Hoa Kỳ.

Không phải là một hiệp định thương mại thuần túy, TPP là thành phẩm của chính trị theo khối ở thế kỷ 21. Trong số những quốc gia tham gia đàm phán, các quốc gia Đông Nam Á – Brunei, Malaysia, Singapore và Việt Nam – là đáng chú ý nhất về mặt chiến lược. Các quốc gia nhỏ này tìm kiếm sự cân bằng trong mối quan hệ với Washington và Bắc Kinh thông qua hội nhập kinh tế mà không xung đột với bất cứ quyền lực nào.

Quan điểm từ ASEAN 

Bốn nước Đông Nam Á tham gia phản đối việc lựa chọn phe và họ có thể sẽ phải kiềm chế ảnh hưởng đối với các hoạt động khiêu khích quân sự trong khu vực. Nếu như TPP được coi là mang lại lợi ích cho những quốc gia này thì Hoa Kỳ sẽ có một đòn bẩy lớn hơn để thu hút làn sóng những nước tham gia đợt hai, mở rộng hợp tác thương mại với các nước khác trong khu vực, những nước sẽ phải tách ra khỏi nền kinh tế Trung Quốc. 

Hiệp định sẽ tạo ra tiếp cận ưu tiên đối với thị trường Hoa Kỳ cho các nước Đông Nam Á, điều này sẽ là giảm sức cạnh tranh xuất khẩu của Trung Quốc. Ví dụ Việt Nam tìm cách tham gia TPP để cân bằng lại thâm hụt thương mại lớn với Trung Quốc. Ngành công nghiệp dệt may của họ dựa trên các đầu vào từ Trung Quốc, nhưng để có thể tự do tiếp cận thị trường Hoa Kỳ, nguyên vật liệu phải có nguồn gốc trong phạm vi các nước TPP, điều này sẽ buộc các nhà xuất khẩu Việt Nam phải thay đổi chuỗi cung cấp để thay thế các sản phẩm của Trung Quốc. Cần phải thừa nhận rằng những biện pháp này tạo ra chi phí đối với nền kinh tế đang phát triển và có thể hủy hoại năng lực cạnh tranh của họ.

Đối với các doanh nghiệp đa quốc gia Hoa Kỳ, hiệp định mở ra cánh cửa cho sự thay thế giá rẻ ở nước ngoài để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Các nhà chế tạo Malaysia sẽ ở vị thế phải thế đối mặt với các quy định về nguồn gốc xuất xứ của hiệp định, mặc dù vậy các doanh nghiệp đa quốc gia của họ sẽ được tự do tiếp cận thị trường xuất khẩu mới cho các tài nguyên tự nhiên. Các nền kinh tế đang phát triển tham gia hiệp định kỳ vọng chủ yếu ở sự gia tăng của đầu tư nước ngoài, mặc dù sự cạnh tranh lớn hơn giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa với các doanh nghiệp đa quốc gia sẽ gia tăng sức ép lên tiền lương.

Các nước nhỏ với thâm dụng vốn đầu tư và thị trường nội địa nhỏ như Brunei và Singapore sẽ nhận được lợi ích lớn từ TPP, như những vận động hành lang dữ dội ủng hộ hiệp định sau này đã cho thấy. Cấu trúc thuế thân thiện với doanh nghiệp đa quốc gia của Singapore trung thành với việc bảo vệ sở hữu trí tuệ là sức hút đối với đầu tư, thúc đẩy sự gia tăng việc làm trong nước cũng như giúp các công ty Singapore có vị trí tốt hơn trong việc kinh doanh với các đối tác TPP để mang lại lợi ích cho các khu vực được nhà nước tài trợ, đóng tàu và hóa dầu.

Quan điểm của Bắc Kinh 

Đối mặt với sự suy giảm của giá hàng hóa và giá dầu, nhu cầu quốc tế và nội địa thấp hơn, suy thoái sản xuất công nghiệp và tỷ lệ tăng trưởng thấp nhất trong hơn hai thập kỷ, lãnh đạo của Trung Quốc đã lo ngại rằng TPP sẽ hủy hoại sức cạnh tranh xuất khẩu của họ. Mặc dù đất nước này đang tiến tới mô hình tăng trưởng nhờ tiêu dùng, nhưng chế tạo và thương mại vẫn đang là động lực của nền kinh tế Trung Quốc.

Kế hoạch chế tạo mới nhất của Bắc Kinh có đề cập tới hiệp định thương mại của Hoa Kỳ, khẳng định rằng hiệp định này “làm suy yếu lợi thế về giá cả của Trung Quốc trong xuất khẩu sản phẩm công nghiệp và tác động tới sự tăng trưởng của doanh nghiệp Trung Quốc”. Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của hơn 120 nước. Nếu TPP làm trầm trọng thêm sự suy yếu của kinh tế Trung Quốc, thị trường xuất khẩu thế giới sẽ bị tác động tiêu cực.

Sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc đã được ký hợp đồng 3 năm liên tiếp, trong khi sự suy giảm hiệu suất của lĩnh vực sản xuất và gia tăng nợ nần đã bắt đầu kích hoạt các hiện tượng bong bóng đầu cơ. Kết quả đáng chú ý nhất của những sự phát triển này đối với Hoa Kỳ sẽ là sự suy giảm phạm vi quốc tế hóa của đồng nhân dân tệ và các thể chế do Trung Quốc tài trợ, như Ngân Hàng Cơ Sở Hạ Tầng Châu Á (AIIB), vốn bị Hoa Kỳ và Nhật Bản xa lánh.

Câu hỏi là Trung Quốc sẽ tham gia TPP vào đợt thứ hai hay không hàm ý rằng họ sẽ chấp nhận phải điều chỉnh nền kinh tế theo các kết quả của việc đàm phán TPP mà họ đã không tham gia. Hiệp định thương mại sẽ buộc Trung Quốc phải từ bỏ phương pháp tiếp cận gia tăng truyền thống trong tiến hành cải cách tự do hóa và tổ chức nền kinh tế theo sự chỉ đạo của nhà nước.

Theo quan điểm thịnh hành của Trung Quốc về hiệp định, thứ vốn được coi là thể hiện chính sách bao vây và những xung đột tiếp diễn giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ về việc chiếm đóng đất đai ở Biển Nam Trung Hoa, thì sẽ rất ngạc nhiên nếu lãnh đạo Trung Quốc gia nhập TPP. Mối quan tâm hàng đầu của Bắc Kinh vẫn là phát triển một cấu trúc kinh tế khu vực song song và thay thế cho các thể chế tài chính quốc tế hiện tại như IMF, Ngân Hàng Thế Giới của Phương Tây và Ngân Hàng Phát Triển Châu Á của Nhật Bản.

Trung Quốc và Ngân Hàng Cơ Sở Hạ Tầng Châu Á 

Ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, sự tắc nghẽn đáng kể nhất trong thương mại khu vực bắt nguồn từ mạng lưới cơ sở hạ tầng không phù hợp chứ không phải là từ thuế quan cao hay các rào cản bảo hộ khác. Một nghiên cứu của Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới vào năm 2013 đã cho biết GDP của thế giới sẽ tăng lên 6 lần so với hiện tại nếu giảm bớt các rào cản của chuỗi cung cấp so với bãi bỏ hoàn toàn thuế quan nhập khẩu. Trong bối cảnh này thì sáng kiến AIIB của Trung Quốc mang lại một cách thức tiếp cận mà TPP không thể theo kịp cho hội nhập kinh tế khu vực.

AIIB của Trung Quốc được dự định sẽ vận hành vào năm 2016 với 100 tỷ dollar vốn điều lệ, thu hút đầu tư của một danh sách dài các quốc gia đã tham gia sáng lập AIIB. Bất chấp sức ép của Hoa Kỳ, một số đồng minh thân cận nhất của họ - Australia, France, Germany, Saudi Arabia, Hàn Quốc và Anh Quốc – đều tham gia vào ngân hàng phát triển đa phương mới của Bắc Kinh, hướng tới việc thu hẹp khoảng cách khổng lồ trong cơ sở hạ tầng kinh tế thế giới.

Bắc Kinh đã thu được một chuỗi kỷ lục ấn tượng nhất thế giới về phát triển cơ sở hạ tầng trong hơn hai thập kỷ qua. Dựa trên kinh nghiệm đó, AIIB sẽ đóng vai trò chủ chốt trong sáng kiến “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc, sáng kiến này hướng tới việc hiện đại hóa hai tuyến thương mại cổ xưa – Vành đai Con Đường Tơ Lụa kết nối Trung Quốc với Châu Âu thông qua Trung Á và Con Đường Tơ Lụa trên biển của thế kỷ 21 kết nối Trung Quốc với Đông Nam Á – đóng vai trò như là hai gọng kìm trong việc thúc đẩy thương mại toàn cầu dưới sự bảo trợ của Trung Quốc.

Sự thành công của những sáng kiến này sẽ biến Trung Quốc, với dự trữ ngoại tệ khoảng 4 nghìn tỷ dollar của họ, thành người chơi chủ chốt trong môi trường phát triển toàn cầu. Trong tình hình hiện tại, khi mà các quyền lực khu vực đang cạnh tranh để đạt được những kết quả chiến lược, thì câu hỏi phải đặt ra là con đường hội nhập khu vực thông qua TPP của Hoa Kỳ có tương đương với triển vọng đang được lãnh đạo Trung Quốc thúc đẩy không.

Đánh giá TPP

Một bài báo được Trung Tâm Đông Tây công bố đã ước tính rằng TPP sẽ chỉ mang lại cho các quốc gia tham gia thêm 0,5% thu nhập. Hiệp định tập trung vào việc xóa bỏ “các hàng rào phi thuế quan” đối với kinh doanh, như các biện pháp bảo vệ lao động, người tiêu dùng và môi trường. Các quốc gia tham gia sẽ buộc phải áp dụng các quy định mới được xây dựng để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp đa quốc gia, của các doanh nghiệp Hoa Kỳ - họ sẽ nhận được đa số lợi ích từ việc gia tăng bảo hộ bản quyền và quyền sao chép – có rất lợi thế tuyệt đối.

Các nhà chế tạo Hoa Kỳ, đa số là các doanh nghiệp ở thung lũng Silicon, công ty điện ảnh của Hollywood và ngành dược phẩm là tiếng nói ủng hộ lớn nhất đối với ra soát điều khoản sở hữu trí tuệ trong TPP, điều này sẽ có tác động tiêu cực đối với các quốc gia đang phát triển. Một nghiên cứu của Đại Học Quốc Gia Australia cho thấy sự gia tăng bảo hộ đối với các doanh nghiệp dược phẩm sẽ hạn chế tiếp cận các thuốc chống tái tạo tế bào virus của khoảng 45.000 bệnh nhân HIV ở Việt Nam, những người này từ lâu đã không còn khả năng thanh toán chi phí thuốc men.

Một nhóm các chuyên gia của Liên Hiệp Quốc mới đây đã phản đối các tác động tiêu cực của TPP, khẳng định rằng các điều khoản của hiệp định ưu tiên cho lợi ích của các doanh nghiệp dược phẩm độc quyền. Phần tuyệt vời nhất của hiệp định thương mại là cơ chế Giải Quyết Tranh Chấp Nhà Đầu Tư (ISDS) – Nhà Nước, điều khoản này cho phép doanh nghiệp kiện chính quyền ở tòa án hòa giải quốc tế về việc các quy định của chính quyền làm suy giảm lợi nhuận tiềm năng của họ. 

Điều khoản này đã được công ty thuốc lá khổng lồ Phillip Moris sử dụng để đòi quốc gia Nam Mỹ Uruguay 25 triệu USD khi quốc gia này ban hành luật cảnh báo sức khỏe trên thuốc lá và luật ngăn chặn trẻ em và phụ nữ hút thuốc. Mục tiêu của ISDS là sự tham gia của các quốc gia phát triển vào các vụ kiện đắt đỏ sẽ ngăn cản các quốc gia này ban hành các luật lệ bảo vệ lao động, môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Không ai có nghĩa vụ phân tích xem chính sách này cản trở lợi ích công cộng ra sao. Bằng việc đảm bảo cho các doanh nghiệp đa quốc gia quyền lực mới, quyền lực cho phép luật pháp quốc gia bị phản đối ở các tòa án hòa giải quốc tế, sự diễn giải mới về chủ quyền đã tiến thêm một bước: người ta có thể quay lưng lại với chính quyền quốc gia để hướng tới chủ quyền doanh nghiệp – quốc tế. Những người ủng hộ và hưởng lợi từ TPP phải tự hỏi xem hiệp định này có thực sự phục vụ cho người dân của khu vực không.

Nile Bowie is a columnist with Russia Today (RT) and a research assistant with the International Movement for a Just World (JUST), an NGO based in Kuala Lumpur, Malaysia. 


1 comment:

  1. Triển vọng phát triển với thành tựu đạt được đôi khi sẽ không cùng chung chỉ số. Với một triển vọng để đạt chỉ số cao như vậy nhưng yếu tố quốc gia còn bị chi phối bởi quan hệ quốc tế

    ReplyDelete